LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề lao động, việc làm, thất nghiệp luôn là vấn đê quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia nói chung và mọi địa phương nói riêng trong tất cả các giai đoạn phát triển của thời đại, bởi vậy để thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời để phù hợp với thời kì hội nhập kinh tế quôc tế hiện nay, Bắc Ninh cũng như các địa phương khác trong cả nước đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt cho vấn đề lao động ,việc làm ở địa phương. Để giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, Bắc Ninh đã đề ra không ít các giải pháp như: phát triển các làng nghề thủ công, xây dựng và mở rộng khu công nghiệp, . và một trong những biện pháp hữu hiệu đã và đang được Bắc Ninh đẩy mạnh đó là xuất khẩu lao động.
Đất nước bước vào thời kỳ mới thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mà dấu mốc cho thời kỳ mới này là sự kiện Việt Nam tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC ( 11/2006) và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong hoàn cảnh đó đặt ra không ít những khó khăn và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam đặc biệt cho lực lượng lao động Việt Nam. Lao động dồi dào là một trong những điểm mạnh mà cũng là điểm yếu của chúng ta. Mở cửa hội nhập là cơ hội tốt để tìm việc làm tốt hơn cho những lao động trẻ có trình độ nhưng cũng là thách thức lớn khi số lượng lao động không lành nghề, lao động thủ công vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong số người thuộc độ tuổi lao động. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết việc làm cho số lao động này và câu trả lời là: xuất khẩu lao động.
Tuy nhiên, xuất khẩu lao động không chỉ đơn giản là đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài rồi bỏ phóng họ mà phải là cả một quá trình quản lý đòi hỏi phải được quan tâm và có những biện pháp hữu hiệu để công tác xuất khẩu lao động đạt hiệu quả. Chính từ thực tế đó kết hợp với những kết quả thu được trong thời gian thực tập nghiên cứu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh, người viết quyết định chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động ở Bắc Ninh” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu đề tài:
Tìm hiểu, nghiên cứu từ đó hệ thống được những vấn đề lý luận về công tác xuất khẩu lao động và quản lý công tác xuất khẩu lao động.
Đánh giá được thực trạng chung của công tác xuất khẩu lao động và quản lý công tác này trong những năm gần đây của nước ta.
Từ thực trạng của tỉnh Bắc Ninh rút ra được những thế mạnh cần phải phát huy và những thực tế bất cập trong công tác xuất khẩu và quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh cũng từ đó tìm hiểu, phân tích được nguyên nhân của những bất cập để đề ra được những biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động của địa phương nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh.
Hoàn thiện công tác quản lý của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và từ bản thân người lao động để công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh ngày càng hiệu quả và thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế địa phương nói riêng và của nước ta nói chung.
Sử dụng phương pháp đánh giá kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp cộng với việc vận dụng những cơ sở lý luận đã được trang bị trong nhà trường để tìm nguyên nhân, bản chất của vấn đề nghiên cứu từ đó đề ra những giải pháp phù hợp với thực tế của tỉnh Bắc Ninh.
Ngoài ra trong quá trình thực tập và nghiên cứu tìm tòi, người viết cũng có nhiệm vụ nữa là rút ra được những kinh nghiệm thực tế cho bản thân không chỉ trong quá trình nghiên cứu khoa học mà còn cả trong quá trình làm việc cọ sát với thực tế để hoàn thiện cũng như nâng cao kiến thức cho bản thân.
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về vấn đề xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ năm 2001 đến nay và những phương hướng nhiệm vụ của năm 2007 cũng như trong thời gian tới.Và để đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ chủ yếu của đề tài thì luận văn tốt nghiệp này cần có những nội dung chính sau:
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chương I: Lý luận chung về XKLĐ và Quản lý XKLĐ 3
I - Xuất khẩu lao động 3
1.1. Khái niệm. 3
1.2. Vai trò của xuất khẩu lao động. 4
1.3. Đặc điểm. 5
1.4. Phân loại các hoạt động xuất khẩu lao động. 9
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động. 10
1.6. Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam. 12
1.6.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam. 12
1.6.2. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động XKLĐ ở Việt Nam. 13
1.6.3. Một số quy định của Nhà nước về hoạt động XKLĐ. 14
II- Quản lý xuất khẩu lao động 14
2.1. Khái niệm. 14
2.2. Sự cần thiết của quản lý xuất khẩu lao động. 15
2.3. Những nội dung của quản lý xuất khẩu lao động. 17
2.3.1. Lập kế hoạch xuất khẩu lao động. 17
2.3.2. Tuyển mộ, tuyển chọn lao động. 19
2.3.3. Đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động. 21
2.3.4. Quản lý lao động đã xuất khẩu. 21
Chương II: Phân tích thực trạng quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh 24
I- Một số đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động và công tác quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh 24
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 24
1.2. Đặc điểm tự nhiên. 27
1.3. Đặc điểm của lao động trong tỉnh. 28
1.4. Tình trạng thất nghiệp và công tác giải quyết việc làm trong những năm gần đây. 38
II- Phân tích thực trạng 44
2.1. Thực trạng xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh. 44
2.1.1. Về số lượng. 44
2.1.2. Về chất lượng. 51
2.2. Các yếu tố tác động chủ yếu đến hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Bắc Ninh. 52
2.2.1. Về phía Nhà nước. 52
2.2.2. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh. 53
2.2.3. Về phía người lao động. 57
2.3. Phân tích đánh giá thực trạng quản lý XKLĐ 58
2.3.1. Những thành tựu trhu được và những bất cập. 58
2.3.2. Nguyên nhân. 60
2.3.3. Nhận định chung về thực trạng hiện nay. 63
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh 64
I- Phương hướng, mục tiêu đặt ra cho công tác xuất khẩu lao động và quản lý XKLĐ của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới 64
1.1. Mục tiêu của công tác xuất khẩu lao động trong các năm tới. 64
1.2. Một số triển vọng cho công tác xuất khẩu lao động. 64
II- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh 65
2.1. Giải pháp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác xuất khẩu lao động 65
2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu lao động. 67
2.3. Giải pháp đối với người lao động. 70
PHẦN KẾT LUẬN 73
PHẦN PHỤ LỤC 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
97 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2621 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động ở Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ cho lao động để nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường thế giới,…
Một số triển vọng cho công tác xuất khẩu lao động.
Đối với các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia trong thời gian tới vẫn có nhu cầu tương đối lớn về lao động, ngoại trừ Malaysia các thị trường còn lại đều được dự báo sẽ tăng lượng xuất khẩu lao động trong năm 2007 và vài năm tới.
Đối với các thị trường mới như các nước Qatar, Saudi Arabia, các tiểu vương quốc Ả Rập,… trong năm 2007 có thể thu hút hàng chục nghìn lao động, với thu nhập bình quân trừ chi phí ăn, ở là 5 đến 6 triệu đồng/tháng cộng với chi phí khi đi xuất khẩu lao động thấp, trật tự và an ninh tương đối ổn định, các chế độ về tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, …được chủ sử dụng thực hiện rất nghiêm túc thì thị trường Trung Đông đang là thị trường có triển vọng nhất của nước ta và Bắc Ninh trong thời gian tới.
Hiện nay, Việt Nam cũng đang nghiên cứu và thí điểm đưa lao động tới một số thị trường mới như Mỹ, Macau, Canada, EU,…Những thị trường này rất có triển vọng vì mức thu nhập rất cao (ở Mỹ mức lương tối thiểu là từ 8 – 10 USD/giờ, tại Australia lương tối thiểu là trên 30.000/năm,…) song yêu cầu và đòi hỏi về trình độ kỹ thuật cũng như tay nghề của các thị trường này thường rất cao, họ chủ yếu có nhu cầu về các ngành nghề như kỹ sư công nghệ thông tin, y tá,… do vậy trong thời gian tới chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo trong nước để đáp ứng được và kịp thời yêu cầu của thị trường lao động thế giới đặc biệt là những thị trường khó tính nhưng có thu nhập cao.
MỘT SỐ GIẢi PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH.
2.1. Giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác xuất khẩu lao động.
Thứ nhất là phải hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động như: các quy định về thủ tục, quy trình đăng ký hợp đồng, các chính sách như chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, chính sách cho vay vốn,…nhằm đảm bảo tính đồng bộ và chặt chẽ của các văn bản, chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động.
Nhà nước cần tạo lập một hệ thống các chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý và răn đe những trường hợp vi phạm pháp luật và quy định về xuất khẩu lao động. Nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng pháp luật của các nước tiếp nhận lao động của ta để có những văn bản hướng dẫn sao cho phù hợp.
Thứ hai, các cấp uỷ Đảng và các cấp, các ban ngành ở địa phương cần có những biện pháp thông tin tuyên truyền một cách sâu rộng những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề xuất khẩu lao động tới từng người dân để họ nắm vững được pháp luật và hiểu rõ hơn về hoạt động này, tránh những vi phạm do thiếu hiểu biết gây ra.
Nhà nước cũng cần phải có một hệ thống các kế hoạch và chủ chương cụ thể và đúng đắn cho công tác xuất khẩu lao động của nước ta trong thời gian tới. Riêng đối với Bắc Ninh việc xây dựng một kế hoạch cụ thể cho công tác xuát khẩu lao động của mình bao gồm: số lượng lao động xuất khẩu trong năm là bao nhiêu? Trong đó, số lao động đã qua đào tạo là bao nhiêu người? chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số? Nguồn lao động chủ yếu tâph trung ở địa phương nào?…Thông qua kê hoạch này tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch cụ thể của từng tháng, từng quý, và từng năm để từ đó có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Nhà nước cũng cần xây dựng những chính sách giải quyết việc làm cho người lao động khi họ trở về nước để ổn định cuộc sống của bản thân họ và gia đình. Những đối tượng còn có nhu cầu tiếp tục đi xuất khẩu lao động thì cũng phải có những chính sách hỗ trợ cho họ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ có thể tiếp tục đi xuất khẩu lao động.
Những chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, đối tượng nghèo, bộ đội xuất ngũ,…cũng phải được hoàn thiện hơn nữa đồng thời có những biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn, quỹ hỗ trợ đó sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Nhà nước cũng phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ và chỉ đạo đúng đắn cho công tác đào tạo nghề, đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài sao cho chất lượng lao động của ta ngày càng được nâng cao hơn nữa. Quy định các mức phí cần thiết để vừa đảm bảo lợi nhuận cho các cơ sở đào tạo vừa giảm thiểu chi phí một cách tối đa cho người lao động.
Tăng cường hiệu quả hoạt động cho các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường hơn nữa các công tác kiểm tra, thanh tra cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành trong công tác này nhằm hạn chế những tiêu cực và nâng cao hiệu quả thực sự. Song song với đó, sẽ xây dựng một lộ trình sắp xếp phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển, tăng cường năng lực cũng như trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác xuất khẩu lao động.
Riêng đối với các ban ngành cụ thể như sau:
Đầu tiên là đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý đối với hoạt động xuất khẩu lao động thì phải thực hiện tốt các kế hoạch chỉ đạo của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh từ đó xây dựng những kế hoạch trình tỉnh uỷ, chỉ đạo các cơ quan phụ trách chuyên môn các phòng chuyên trách cấp huyện thực hiện tốt kế hoạch đề ra; Sở cũng có trách nhiệm trực tiếp theo dõi tình hình biến động trên thị trường xuất khẩu lao động để có những biện pháp chỉ đạo mới thích hợp, chỉ đạo hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở sao cho đảm bảo nguồn lao động tuyển dụng cho công tác xuất khẩu lao động, quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh để đảm bảo tính hợp pháp của công tác xuất khẩu lao động, …
Các Sở, ban, ngành có liên quan khác như các cơ quan Công An, Ngân Hàng, Sở Tài chính,… phải phối hợp hoạt động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh nhằm quản lý tốt các khâu, các bước trong quá trình quản lý hoạt động xuất khẩu lao động. Các tổ chức chính trị xã hội trong địa bàn tỉnh như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,…cũng cần phải phối hợp cùng với các cơ quan nhà nước một mặt nâng cao nhận thức và hiểu biết cho người lao động, một mặt nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động.
Nâng cao và hoàn thiện các điều kiện cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động nhằm nâng cao tính pháp lý của họ và hạn chế tình trạng lừa đảo, lợi dụng người lao động. Qua hoạt động cũng cần thiết phải có những biện pháp khuyến khích, biểu dương đối với những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, co biện pháp mạnh đối với những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả để đảm bảo lợi ích cho cả Nhà nước và cả người lao động.
Chấn chỉnh, sắp xếp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng và tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa nước ta với các nước bạn để tìm kiếm những thị trường mới nhiều tiềm năng.
Cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những tranh chấp về lao động trong nước và đặc biệt là ở nước ngoài sao cho phù hợp với luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế đảm bảo tối thiểu thiệt hại cho người lao động của ta. Tăng cường hoạt động và tầm ảnh hưởng của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài như các Đại Sứ quán Việt Nam tại các nước,…và những cơ quan đại diện quản lý người lao động ở trong nước như Cục quản lý lao động ngoài nước,…
Ngoài ra, còn nhiều biện pháp khác nữa như sắp xếp lại đội ngũ doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh, đầu tư nhiều hơn nữa cho ngành giáo dục & đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cho lao động,…
2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp trước mắt là nâng cao số lượng và chất lượng cho lao động xuất khẩu, cụ thể:
Tăng cường các hoạt động marketing để tìm kiếm và mở rộng thị trường. Doanh nghiệp phải xác định được những thị trường nào đang có nhu cầu cao về lao động những thị trường nào đã bão hoà, những thị trưòng nào có tiềm năng,… để từ đó có những biện pháp thúc đẩy hoặc hạn chế xuất khẩu lao động sang từng thị trường. Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nguồn lao động của doanh nghiệp từ đó có những biện pháp thu hút ngưòi lao động tham gi vào quá trình tuyển mộ, tuyển chọn, nắm rõ những đặc điểm của lao động ở từng địa phương để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp, …Đặc biệt là các doanh nghiệp cần phải nắm rõ được những đối thủ cạnh tranh của mình pở trong nước cũng như ngoài nước để xem đối thủ nào mạnh, đối thủ nào yếu, đối thủ nào ngang sức để đối phó kịp thời.
Doanh nghiệp cần phải xây dựng một kế hoạch xuất khẩu lao động theo đúng yêu cầu của thực tế và của bản thân doanh nghiệp. Bản kế hoạch này phải chỉ ra được rằng trong năm này, quý này, tháng này doanh nghiệp sẽ phải đưa được bao nhiêu lao động đi làm việc có thời hạn tại từng nước cụ thể? Bản kế hoạch này cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp cần phải tập trung phát triển những thị trường nào? Yêu cầu của các thị trường ấy ra sao từ đó đề ra các phương hướng tuyển chọn, đào tạo lao động một cách phù hợp nhất. Bản kế haọch của doanh nghiệp cũng phải chỉ ra nguồn cung lao động chủ yếu chủa doang nghiệp tập trung tại đâu? Yêu cầu đối với lao động trên thị trường đó như thế nào?.v.v…
Để nâng cao chất lượng lao động doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp sau:
Hoàn thiện quy trình tuyển chọn, đào tạo – giáo dục định hướng cho lao động trước khi đưa họ đi xuất khẩu đồng thời gắn kết trách nhiệm đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động của các cơ sở đào tạo với chính quyền địa phương cơ sở nơi lao động cư trú thông qua các hình thức tuyên truyền đường lối, chính sách và những điều lao động cần biết như: quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động.
Nâng cao chất lượng đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động bằng cách sửa đổi, bổ sung thêm những nội dung thiết thực vào trong giáo trình đào tạo, có cơ chế ưu tiên đối với những lao động có tay nghề cao, đã qua dào tạo như cộng thêm điểm khi tuyển chọn,… Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như hiểu biết cho đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như cán bộ làm công tác tuyển mộ, tuyển chọn.
Các doanh nghiệp cũng phải có những biện pháp nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động đặc biệt là các cán bộ quản lý trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ này không những phải giỏi về trình độ học vấn, trình độ quản lý, ngoại ngữ mà còn cần có những hiểu biết nhất định về pháp luật của nước ta cũng như các nứơc tiếp nhận lao động của doanh nghiệp và luật pháp quốc tế cũng như về mặt phẩm chất đạo đức, nhân cách.
Doanh nghiệp cũng phải đầu tư vốn cho việc xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp mình để đảm bảo hiệu quả cho công tác tuyển chọn, tuyển mộ, đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động.
Triển khai tốt hơn nữa mô hình liên kết trách nhiêm giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhằm giảm thiểu cho người lao động những chi phí không cần thiết như chi phí đi lại, môi giới,… đồng thời đảm bảo nguồn lao động có chất lượng cao cho doanh nghiệp.
Công khai hoạt động tài chính của doanh nghiệp đặc bịêt là các khoản đóng góp của người lao động nhằm minh bạch hoá chế độ tài chính của doanh nghiệp, tránh hiện tượng lừa đảo, gian lận tài chính,…cũng là để Nhà nước và người lao động tin tưởng vào năng lực thực sự của doanh nghiệp.
Do lao động xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là nữ giới và với những công việc như giúp việc gia đình, trông trẻ, chăm sóc người bệnh nên các doanh nghiệp có lao động đưa đi làm trong các lĩnh vực này cần có các biện pháp đào tạo nghiệp vụ cho lao động như mở các lớp dạy nấu ăn, nữ công gia chánh, những lớp đào tạo sơ bộ về y tế để chăm sóc người già, người bệnh,… đồng thời có các biện pháp hỗ trợ giúp đỡ gia đình của các chị em trong thời gian vắng nhà để họ yên tâm hơn trong công việc của mình.
Phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm trong việc tuyển chọn và đào tạo giáo dục lao động. Kết hợp với các cơ sở y tê, bệnh viện để tiến hành kiểm tra sức khoẻ cho người lao động. Doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn tuyển chọn lao động dựa trên các tiêu chí như:
Về độ tuổi (điều kiện này có thể theo yêu cầu của bên nước ngoài);
Về học vấn (nhằm đảm bảo khả năng nhận thức cũng như sự hiểu biết tối thiểu của người lao động)
Về sức khoẻ (để đảm bảo cho người lao động có đầy đủ sức khoẻ để có thể làm việc theo yêu cầu của bên nước ngoài dồng thời đảm bảo cho người lao động không bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y,…)
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật (đảm bảo tay nghề và trình độ cho người lao động có thể thực hiện được công việc của mình ở bên nước ngoài);
Về phẩm chất đạo đức, nhân cách, lối sống,…( đảm bảo ý thức chấp hành kỷ luật, tác phong công nghiệp, nội quy, …của nước sở tại);
Về trình độ ngoại ngữ, khả năng nhận thức,..v..v.
Tuỳ theo yêu cầu của từng thị trường mà dựa theo các tiêu chí đó doanh nghiệp xây dựng một bản tiêu chuẩn cụ thể và chi tiết hơn.
Doanh nghiệp cũng phải thường xuyên báo cáo định kỳ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước hữu quan như Cục quản lý lao động ngoài nước, Sở Lao đông – Thương binh và Xã hội tỉnh,… để cùng quản lý chặt chẽ hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động tránh tối đa những hiện tượng tiêu cực.
Doanh nghiệp cũng phải có những chính sách hỗ trợ chi phí cho người lao động thuộc diện khó khăn, ưu tiên đối với các đối tượng thuộc diện chính sách, diện nghèo,…theo đúng quy định của pháp luật.
Khi lao động làm việc ở nước ngoài doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, giám sát, quản lý việc thực hiện hợp đồng của lao động bằng nhiều cách khác nhau. Có thể liên hệ với bên chủ sử dụng lao động và trực tiếp với người lao động theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý đối với những thị trường có ít lao động. Với những thị trường có nhiều lao động, doanh nghiệp phải mở văn phòng đại diện và cử cán bộ có đủ năng lực sang nước đó để trực tiếp quản lý lao động. Trong trường hợp có tranh chấp hoặc biến cố xảy ra thì cán bộ phụ trách quản lý đó phải có trách nhiệm giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên chủ dử dụng và đặc biệt là lao động. Nếu tranh chấp hoặc sự cố xảy ra cán bộ quản lý phải báo cáo ngay với cơ quan chủ quản, Cục quản lý lao động ngoài nước và cơ quan đại diện phía Việt Nam ở nước sở tại để cùng phối hợp giải quyết,..
Doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thông những biện pháp trừng phạt đối với những người lao động vi phạm hợp đồng như đơn phương chấm dứt hợp đồng, tự động trở về nước, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp bên nước bạn,…như yêu cầu đặt tiền đặt cọc, quản lý chặt chẽ chế độ tiền lương cũng như việc chu chuyển tiền về nước của lao động,… để dăn đe và ngăn chăn, hạn chế tối thiểu những thiệt hại do người lao động gây ra cho bản thân doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động nước ngoài.
Doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm hơn nữa với lao động khi lao động trở về nước trong việc hoàn tất thủ tục cho người lao động cũng như thủ tục cho họ gia hạn hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng mới nếu họ có nhu cầu.
Các doanh nghiệp cũng phải không ngừng đổi mới mình, đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Tạo lập uy tín và xây dựng cho mình một “thương hiệu” mạnh là một trong những mục tiêu phấn đấu hàng đầu của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện nay bởi đó là cách thức tốt nhất để họ nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ trong và ngoài nước.
Trên đây là một số biện pháp chủ yếu của doanh nghiệp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của mình.
2.3. Giải pháp đối với người lao động.
Điểm yếu nhất của lực lượng lao động tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của cả nước nói chung đó là chất lượng lao động bởi vậy để nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động và hoàn thiện công tác quản lý hoạt động này biện pháp chủ yếu của người lao động là nâng cao chất lượng của bản thân mình.
Biện pháp thứ nhất là phải nâng cao trình độ học vấn thông qua việc tích cực học tập rèn luyện trong các nhà trường. Hệ thống giáo dục là nơi không chỉ rèn luyện và trau dồi học vấn, kiến thức cho người lao động mà còn là nơi nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cũng như nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho người lao động do đó không chỉ Nhà nước cần quan tâm chú ý tới công tác này mà bản thân người lao động cũng cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến việc học tập rèn luyện của bản thân mình.
Thứ hai là nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề thông qua việc tham gia vào các lớp đào tạo nghề. Việc này không phải là chờ các doanh nghiệp tới tuyển dụng hay Nhà nước ra chính sách thì người lao động mới bắt đầu đi học mà người lao động cần phải chủ động tham gia vào các khoá đào tạo nghề này để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân mình, chuẩn bị cho việc đăng ký tuyển mộ, tuyển chọn đi lao động xuất khẩu.
Thư ba nữa là nâng cao trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp thông qua các lớp học tiếng nước ngoài và các chương trình đào tạo – giáo dục định hướng của các đơn vị xuất khẩu lao động tổ chức.
Thứ tư là cần phải nhận thức một cách đúng đắn về hoạt động xuất khẩu lao động, tìm hiểu và nắm rõ những quy định của nhà nước về hoạt động này để xác định rõ ràng rằng mình đi lao động chứ không phải là đi du lịch từ đó có ý thức lao động và tuân thủ kỷ luật lao động. Nhận thức rõ hơn nữa những hậu quả mình sẽ phải trả giá nếu vi phạm hợp đồng hoặc pháp luật của Việt Nam và nước sở tại.
Thứ năm là thường xuyên liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại và cơ quan đại diện hoặc người quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu lao động của mình để khi cần thiết có thể giúp mình giải quyết những tranh chấp hoặc sự cố xảy ra.
Khi ở nước ngoài, người lao động phải luôn luôn có ý thức làm việc và chấp hành quy định của chủ sử dụng lao động,
Ngoài ra, người lao động phải luôn luôn chấp hành tốt pháp luật và quy định của nước sở tại về người lao động nước ngoài cũng như các công ước quốc tế, …
Tìm hiểu kỹ về những thủ tục cần thiết để chuẩn bị tốt tránh tự gây ra cho mình những phiền phức không đáng có và để đảm bảo tính hợp pháp cho việc đi xuất khẩu lao động của mình.
Khi trở về nước, người lao động phải thực hiện tốt những nghĩa vụ khai báo, làm thủ tục cần thiết với cơ quan Nhà nước để nhập cảnh trở về quê hương. Về với gia đình, người lao động cần phải tích cực tìm kiếm việc làm cho bản thân và sử dụng hợp lý khoản thu nhập mà bản thân dành dụm được trong thời gian lao động ở nước ngoài. Tích cực tìm kiếm việc làm để ổn định cuộc sống chứ không được có tư tưởng có tiền rồi không phải làm gì.
Và còn rất nhiều giải pháp khác nữa.
PHẦN KẾT LUẬN
Luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:
Thứ nhất, trình bày và tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan đến các vấn đề xuất khẩu lao động và quản lý xuất khẩu lao động.
Thứ hai, nêu, phân tích và đánh giá được thực trạng xuất khẩu lao động và việc quản lý công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh từ đó tìm ra những nguyên nhân của những thành tựu cũng như những bất cập còn tồn tại trong việc quản lý công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh.
Thứ ba, nêu được phương hướng, mục tiêu và triển vọng của công tác xuất khẩu lao động của nước ta và của Bắc Ninh trong các năm tới.
Cuối cùng là đưa ra được những biện pháp hữu hiệu để tăng cường công tác quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh nhằm khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhà để công tác này thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.
Nói tóm lại, trong thời gian gần đây Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã và đang triển khai rất nhiều biện pháp hữu hiêu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xuất khẩu lao động của tỉnh nhà. Nhờ có vậy, Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh và đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo cho địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian này công tác xuất khẩu lao động cũng gặp phải những khó khăn, bất cập. Chính từ thực trạng đó, người viết đã tập trung nghiên cứu số liệu và tổng hợp lại để tìm ra những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh với hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả của công tác xuất khẩu lao động để công tác xuất khẩu lao động thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của quê hương Bắc Ninh nhằm thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 của tỉnh nhà.
Trong bài viết tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi gặp phải những sai sót mong quý thầy cô và bạn đọc thông cảm.
Tôi cũng xin cam đoan rằng bài viết này là hoàn toàn do tự bản thân người viết tự mình vận dụng kiến thức của bản thân và tham khảo sách, báo, tài liệu viết ra, không có sự sao chép nào trái quy định. Tôi xin chấp nhận mọi trách nhiệm nếu điều nêu trên là sai sự thật.
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Bộ Luật lao động nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trích)
Điều 134*
Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng lao động, tự nguyện và có đủ tiêu chuẩn, điều kiện khác của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và yêu cầu của bên nước ngoài thì được đi làm ở nước ngoài.
Điều 134a*
Các hình thức đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gồm có:
Cung ứng lao động theo các hợp đồng ký với bên nước ngoài;
Đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài;
Đưa lao động đi làm việc theo các dự án đầu tư ở nước ngoài;
Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Điều 135*
Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền.
Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động có những quyền và nghĩa vụ sau:
a) Phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền;
b) Khai thác thị trường, ký kết hợp đồng với bên nước ngoài;
c) Công bố công khai các tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động;
d) Trực tiếp tuyển chọn lao động và không được thu phí tuyển chọn của người lao động;
đ) Tổ chức việc đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
e) Ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với người lao động; tổ chức cho người lao động đi và về nước theo đúng hợp đồng đã ký và quy định của pháp luật;
g) Trực tiếp thu phí xuất khẩu lao động, đóng tiền vào quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động theo quy định của Chính phủ;
h) Quản lý và bảo vệ quyền lợi của người lao động trong thời gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại;
i) Bồi thường thiệt hại cho người lao động do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng gây ra;
k) Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do người lao động vi phạm hợp đồng gây ra;
l) Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện hợp đồng nhận thầu, khoán công trình và dự án đầu tư ở nước ngoài phải đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước về lao động có thẩm quyền và thực hiện quy định tại các điểm c, d, đ, e, h, i, k và l khoản 2 Điều này.
Chính phủ quy định cụ thể về việc người lao động có hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài không thông qua doanh nghiệp.
Điều 135*
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có những quyền và nghĩa vụ sau:
a) Được cung cấp các thông tin liên quan tới chính sách, pháp luật về lao động, điều kiện tuyển dụng, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động làm việc ở ngoài nước;
b) Được đào tạo, giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
c) Ký và thực hiện đúng hợp đồng;
d) Được đảm bảo các quyền lợi trong hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt nam, pháp luật nước sở tại;
đ) Tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và tôn trọng phong tục, tập quán nước sở tại;
e) Được bảo hộ về lãnh sự và tư pháp;
g) Nộp phí về xuất khẩu lao động;
h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam hoặc của nước sở tại về các vi phạm của danh nghiệp xuất khẩu lao động và của người sử dụng lao động nước ngoài;
i) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra;
k) Được bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng gây ra.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 135 có những quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.
Điều 135b*
Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo lao động xuất khẩu; tổ chức, quản lý và sủ dụng lao động ở nước ngoài và việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động.
Điều 135c*
Nghiêm cấm việc tuyển và đưa người lao động ra nước ngoài làm việc trái pháp luật.
Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lợi dụng xuất khẩu lao động để tuyển chọn, đào tạo, tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc trái pháp luật thì bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người lao động.
Người lao động lợi dụng việc đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện mục đích khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Phụ lục 2:
Trích Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ.
Quy định về thủ tục cấp phép hoạt động chuyên doanh và đăng ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại:
Điều 5
Doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện dưới đây được xem xét cấp phép hoạt động chuyên doanh đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:
Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đoàn thể thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội đồng Trung ương Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
Có vốn điều lệ từ một tỷ đồng trở lên;
Doanh nghiệp phải có ít nhất 50% cán bộ quản lý và điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trình độ đại học trở lên, có ngoại ngữ để trực tiếp làm việc với đối tác nước ngoài. Người lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý phải có lý lịch rõ ràng, chưa bị kết án hình sự;
Có tài liệu chứng minh khả năng ký kết hợp đồng và thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Hồ sơ xin phép hoạt động chuyên doanh gồm có:
Đơn đề nghị cấp phép hoạt động chuyên doanh;
Các văn bản chứng minh về vốn và tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm xin cấp phép, có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền;
Luận chứng kinh tế về khẳ năng hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, có ý kiến của Thủ trưởng cơ quan chủ quản của doang nghiệp (Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chủ quản của doanh nghiệp);
Quyết định thành lập doanh nghiệp chyên doanh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Đối với việc thành lập mới doanh nghiệp chuyên doanh hoặc bổ sung chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp đã thành lập thì Thủ trưởng Bộ, ngành, cơ quan Trung ương các đoàn thể hoặc chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thoả thuận với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bằng văn bản trước ra khi quyết định.
Hồ sơ xin phép hoạt động chuyên doanh gửi về Bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.Thời hạn xem xét cấp giấy phép không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này; lệ phí giấy phép hoạt động chuyên doanh là 10.000.000 (mười triệu đồng).
Điều 6.
Doanh nghiệp đăng ký hợp đồng tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy dịnh sau đây:
Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh phải đăng ký hợp đồng ít nhất ba ngày trước khi tổ chức tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động chuyên doanh quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này phải đăng ký hợp đồng ít nhất bảy ngày trước khi tổ chức tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp gồm có:
Bản sao hợp đồng đã ký với bên nước ngoài;
Đối với doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động chuyên doanh quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này phải có văn bản chứng minh khả năng tài chính của doanh nghiệp đảm bảo thực hiện hợp đồng tại thời điểm đăng ký hợp đồng, có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền.
Người lao động đi làm việc theo hợp đồng lao động cá nhân ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài phải đăng ký hợp đồng lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi người lao động thường trú. Hồ sơ xin đăng ký hợp đồng lao động cá nhân gòm có:
Đơn xin đi lao động ở nước ngoài, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn về nơi thường trú của người lao động. Đối với những người đang làm việc ở các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở sản xuất dịch vụ thì cần có thêm xác nhận của nơi người lao động làm việc;
Bản sao hợp đồng lao động hoặc bản sao văn bản tiếp nhận làm việc của bên nước ngoài.
Trong trường hợp xét thấy hợp đồng gửi đăng ký không đủ các điều kiện cần thiết do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định hoặc vi phạm các quy định của Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định việc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng với bên nước ngoài.
Nghị định cũng quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong việc đưa người lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài như sau:
Điều 18. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
Đàm phán, ký kết các Hiệp định Chính phủ về hợp tác sử dụng lao động với nước ngoài theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ;
Xác định chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và 5 năm về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương chỉ đạo thực hiện;
Nghiên cứu các chính sách, chế độ liên quan đến việc đưa lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ đó;
Nghiên cứu thị trường lao động ngoài nước và quy định các điều kiện làm việc, sinh hoạt cần thiết cho người lao động, quy định các danh mục các nghề cấm, các khu vực cấm đưa lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài;
Hướng dẫn công tác bồi dưỡng nghề, tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; quy định các chương trình đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Thành lập các trung tâm quốc gia đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật, tay nghề cao và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước;
Cấp, đình chỉ và thu hồi giấy phép hoạt động chuyên doanh, nhận đăng ký hợp đồng và thu lệ phí, phí quản lý theo quy định;
Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan và doanh nghiệp có liên quan đến việc thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 6 và khoản 3 Điều 24 của Nghị định này;
Định kỳ báo cáo với Thủ tướng về tình hình lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc quản lý người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài;
Phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ nghiên cứu tổ chức bộ phận quản lý lao động trong cơ quan đại diện Việt Nam ở những nước và khu vực có nhiều lao động Việt Nam làm việc hoặc có nhu cầu và khả năng nhận nhiều lao động Việt Nam với số lượng biên chế, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn phù hợp với Pháp lệnh về vơ quan đại diện nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 19.
Bộ tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc thu và sử dụng lệ phí, phí quản lý và phí dịch vụ; mức và thể thức giữ tiền đặt cọc của người lao động.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quản lý Nhà nước đối với lao động Việt Nam ở nước sở tại; thông qua Bộ Ngoại giao cung cấp kịp thời cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông tin về tình hình thị trường lao động nước ngoài và tình hình người lao động Việt Nam ở nước sở tại; liên hệ với các cơ quan chức năng của nước sở tại để giúp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thiết lập quan hệ hợp tác sử dụng lao động; phối hợp với các tổ chức, cơ quan hữu quan của nước sở tại và các tổ chức quốc tế để giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và doanh nghiệp Việt Nam.
Bộ Công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tạo điều kiện để người lao động được cấp hộ chiếu một cách thuận lợi theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu về thời gian thực hiện hợp đồng với bên nước ngoài.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nội dung hợp tác lao động với nước ngoài vào các kế hoạch phát triển kinh tế đối ngoại, các chương trình hợp tác quốc tế, cùng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xác định chỉ tiêu kế hoạch về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hàng năm, 5 năm.
Bộ Thương mại và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành kèm theo thẩm quyền các chính sách tạo điều kiện để người lao động và doanh nghiệp đưa lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thực hiện các quyền quy định tại khoản 3 Điều 8, khoản 1 Điều 10 và Điều 17 của Nghị định này.
Điều 20. Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương các đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
Thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định số lượng các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý được phép đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật;
Chỉ đạo, quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động của các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh;
Báo cáo tinh hình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; lập kế hoạch hàng năm, 5 năm về việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Điều 21. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quy định chi tiết việc người lao động thuộc các đối tượng chính sách có công với nước và người lao động nghèo được vay tín dụng để nộp tiền đặt cọc và lệ phí trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Điều 22. Trong trường hợp bất khả kháng phải khẩn cấp đưa người lao động Việt Nam về nước, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm chỉ đạo doanh nghiệp tổ chức đưa người lao động về nước; trường hợp vượt quá thẩm quyền và khả năng thì cơ quan chủ quản phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính lập phương án trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Phụ lục 3:
Trích Quy chế đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (ban hành kèm theo Quyết định số 1635/1999/QĐ-BLĐTB&XH ngày 13 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB & XH).
- Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được thực hiện ở các trường, trung tâm dạy nghề và đào tạo thuộc Bộ, ngành, địa phương có giấy phép hoạt động hợp pháp.
Chương trình đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động gồm những nội dung chính sau:
Dạy ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động (Theo hợp đồng).
Giáo dục định hướng những điều cần biết có liên quan:
Luật Lao động, Luật hình sự, Luật xuất - nhập cảnh và cư trú của Việt nam và của nước tiếp nhận lao động, nghĩa vụ chấp hành và tuân thủ pháp luật;
Phong tục, tập quán, tôn giáo, điều kiện làm việc và sinh hoạt, quan hệ cư xử giữa chủ và thợ của nước tiếp nhận lao động, kinh nghiệm giao tiếp.
Nội dung hợp đồng lao động mà doanh nghiệp đã ký với đối tác nước ngoài và nội dung sẽ ký với người lao động, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của người lao động trong việc thực hiện các điều cam kết đã ký trong hợp đồng.
Trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động; trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp; trách nhiệm của người lao động với Nhà nước.
Kỷ luật và tác phong công nghiệp.Những quy định, quy phạm về an toàn lao động trong xí nghiệp, công, nông trường và trên các phương tiện vận tải, tàu cá.
Dạy nghề, nâng cao trình độ tay nghề tuỳ theo yêu cầu của mõi nước tiếp nhận.
Chương trình đào tạo và giáo dục định hướng cho các chuyên gia, kỹ thuật viên và sỹ quan thuỷ thủ do từng Bộ chủ quản quy định.
Ngiêm cấm các lớp đào tạo lợi dụng việc dạy nghề, đào tạo giáo dục định hướng để tuyên truyền, quảng cáo lừa gạt người lao động.
Người lao động có nghĩa vụ sau:
Chấp nhận sự bố trí, tổ chức đào tạo của doanh nghiệp được phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Nghiêm túc thực hiện nội quy của cơ sở đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
Trực tiếp đóng góp phí đào tạo nghề (nếu có), phí đào tạo và giáo dục định hướng cho doanh nghiệp theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Người lao động có những quyền lợi sau:
Được học tập đày đủ các nội dung về đào tạo và giáo dục định hướng quy định tại Điều 4 Quy chế này.
Được cấp chứng chỉ sau khi đạt kết quả kiểm tra kết thúc khoá học nghề, khoá học đào tạo và giáo dục định hướng để đi làm việc ở nước ngoài.
Phụ lục4
: Mẫu chứng chỉ ban hành kèm theo Quy chế đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, ngày 13/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘi
CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VỚi NƯỚC NGOÀI
CHỨNG CHỈ
ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG CHO LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI
CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VỚI NƯỚC NGOÀI
Ảnh
3x4
Chữ ký của người được cấp:
Vào sổ số:
Ngày….. tháng….năm….
Số hiệu: ĐT – QLLĐNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIÁM ĐỐC/HIỆU TRƯỞNG
…………………………………………………..
…………………………………………………..
Cấp cho:…………………………………………
Sinh ngày:…….tháng……..năm……..
Đã hoàn thành chương trình đào tạo và giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc có thời hạn ở nước
…………………………………………………..
Thời gian đào tạo:…./…./…. đến…./…./…..
……, ngày…..tháng…..năm…….
GIÁM ĐỐC/HIỆU TRƯỞNG
Phụ lục 5:
Mẫu hợp đồng lao động ban hành kèm theo Quy chế ngày 30 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG
ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
(Giữa người lao động và doanh nghiệp Việt Nam)
Hợp đồng đi làm việc có thời hạn tại nước……………………….
Hôm nay, ngày……. Tháng ….. năm 200
Chúng tôi gồm:
1.Tên doanh nghiệp Việt Nam:…………………………………………………
- Đại diện là Ông, Bà:…………………………………………………..……
- Chức vụ:……………………………………………………………………
- Địa chỉ cơ quan ( trụ sở chính):…………………………………………….
- Điện thoại:………………………………………………………………….
2. Họ và tên người lao động:………………………………………...………….
- Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………..
- Số chứng minh thư:…………….…..; ngày cấp:…………………...………
Cơ quan cấp:………………………..; nơi cấp:………………………….....
- Địa chỉ trước khi đi:…………………………...……………………………
- Nghề nghiệp trước khi đi:………………………………..…………………
- Khi cần báo tin cho:…………………….. địa chỉ:…………………………
……………………………………………………..………………………...
Hai bên thỏa thuận và cam kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây:
Điều 1. Thời gian và công việc của hợp đồng:
- Thời gian hợp đồng:………………………...……………………………...
- Thời gian thử việc:…………………...………. ……………………………
- Thời gian làm việc: (giờ/ngày, giờ/tuần, các ngày nghỉ v.v…..)
- Nước đến làm việc:…………..……………………………………………..
- Nơi làm việc của lao động:……………………. (nhà máy, công trường cơ quan tổ chức tiếp nhận) …………………….
- Loại công việc:………………..…………………………………………....
Điều 2. Quyền lợi và nghĩa vụ của lao động:
A - Quyền lợi:
Tiền lương theo hợp đồng mà doanh nghiệp Việt nam ký với tổ chức kinh tế nước ngoài:…………/tháng.
Tiền lương làm thêm giờ: ……..(ghi rõ mức được hưởng nếu có)……...
Tiền thưởng:……..(nếu có)
Tiền lương thực lĩnh hàng tháng (sau khi trừ các khoản phí dịch vụ, phí quản lý ở nước ngoài, bảo hiểm xã hội,…và các khoản phải nộp khác theo pháp luật Nhà nước Việt Nam và pháp luật của nước đến làm việc là:…../tháng.
Chi trả lương: (chi trả hàng tháng tại đâu, ai trả …ghi rõ vào hợp đồng).
Điều kiện ăn, ở: (ghi rõ chỗ ở miễn phí hay tự trả, điều kiện ở chống nóng, chống lạnh, đệm, giường, chăn gối, nhà tắm v.v…).
Được hưởng bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế theo quy định của ai?
Trong thời gian làm việc tại nước ngoài lao động ốm nặng ai chịu tiền viện phí (ghi rõ).
Được cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động (ghi rõ ai cung cấp).
Tiền cho phương tiện đi, về, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc v.v…
B – Nghĩa vụ của người lao động.
Người lao động phải qua kiểm tra sức khỏe và làm hồ sơ gồm: lý lịch có xác nhận của cấp phường, thị trấn, thủ tục cho xuất cảnh.
Thực hiện đầy đủ các điều khoản thuộc trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động trong các hợp đồng đã ký kết: giữa doanh nghiệp Việt nam với người lao động và tổ chức kinh tế nước ngoài.
Tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do người lao động gây ra trong thời gian làm việc tại …….;
Phải nộp cho doanh nghiệp Việt Nam trước khi đi một khoản tiền sau:
Tiền đặt cọc theo quy định là: ………………………………….……….
Tiền phí dịch vụ: …………………………………………..…………….
Tiền bảo hiểm xã hội: …………………………………….……………..
Phí quản lý ở nước ngoài (nếu có): ……………………………….……..
Tiền vé máy bay từ Việt Nam đến nước làm việc:………………………
……………………………………………………..………………………...
5. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nước đến làm việc, nội quy, quy chế, chế độ làm việc của cơ quan, ttổ chức hoặc doanh nghiệp tiếp nhận lao động.
6.Không được tham gia chính trị hoặc hội họp bất hợp pháp hoặc đình công trái pháp luật;
7. Thực hiện đúng thời gian làm việc ở cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp tiếp nhận được chỉ định cho đến khi hết hạn hợp đồng. Khi kết thúc hợp đồng nếu gia hạn phải được sự đồng ý của doanh nghiệpcử đi và tổ chức tiếp nhận, nếu không được gia hạn thì phải về nước không ở lại bất hợp pháp, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc vi phạm hợp đồng, phải bồi hoàn thiệt hại cho doanh nghiệp, mức độ bồi thường theo các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và nước đến làm việc.
Điều 3. Trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp Việt Nam:
A - Quyền hạn
Được thu các khoản tiền theo quy định tại mục B Điều 2 trên đây.
Giám đốc doanh nghiệp có quyền thi hành kỷ luật với các hình thức phê bình, cảnh cáo hoặc chấm dứt hợp đồng và đòi người lao động phải bồi thường mọi chi phí và thiệt hại do lỗi của người lao động gây ra (nếu có).
B – Trách nhiệm
Làm thủ tục xin cấp hộ chiếu, thủ tục với phía đối tác xin visa, mua vé máy bay, thực hiện chương trình tập huấn bắt buộc cho người lao động trước khi đi ra nước ngoài.
Thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động theo Điều 2 mục A hợp đồng này.
Giám sát tổ chức tiếp nhận, sử dụng lao động về việc thực hiện các điều khoản đã ký bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Doanh nghiệp có trách nhiệm giữ khoản tiền đặt cọc, đảm bảo khi người lao động về nước nếu không gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải hoàn trả lại cho người lao động kể cả tièn lãi, trả sổ bảo hiểm, sổ lao động cho người lao động.
Quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài, trực tiếp giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh từ khi đưa đi đến khi thanh lý hợp đồng, chuyển trả về nơi trước khi đi.
Điều 4. Trách nhiệm thực hiện hợp đồng:
Hai bên thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng, trường hợp một trong hai bên vi phạm sẽ bị xử phạt theo Luật Lao động và các pháp luật có liên quan, quy trách nhiệm bồi thường vật chất theo mức độ thiệt hại do mỗi bên gây ra.
Điều 5. Gia hạn hợp đồng:
Trường hợp, hợp đồng giữa người lao động và tổ chức nhận được gia hạn thêm thì doanh nghiệp Việt Nam và người lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các khoản tại Điều 2, Điều 3 của hợp đồng này.
Điều 6. Hợp đồng này được làm thành hai bản, một bản do doanh nghiệp giữ, một bản do người lao động giữ để thực hiện, có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị trong thời hạn….. năm.
Hai bên đại diện doanh nghiệp và người lao động đã đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản trên nhất trí ký tên.
NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bổ xung năm 2002,2006.
Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Nghị định số 152/1999/NĐ – CP ngày 20/9/1999.
Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Nghị định số 81/2003/NĐ – CP.
Quy chế đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (ban hành kèm theo Quyết định số 1635/1999/QĐ-BLĐTB&XH ngày 13 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB & XH).
Quy chế ngày 30 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội.
Đỗ Hoàng Toàn + Mai Văn Bưu – Khoa Khoa Học Quản Lý – ĐH KTQD – Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân –HN, 2002.
Đoàn thị Thu Hà + Nguyễn thị Ngọc Huyền – Khoa Khoa Học Quản Lý –ĐH KTQD –Giáo trình Khoa Học Quản Lý–HN, 2004.
Khoa khoa học quản lý - Đại học Kinh tế quốc dân: Giáo trình Lý thuyết quản trị kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 2000.
Nguyễn Vân Điềm + Nguyễn Ngọc Quân – Khoa Kinh Tế Lao Động và Dân Số - ĐH KTQD – Giáo trình Quản trị nhân lực – HN,2004.
Nguyễn Quang Vinh – Giúp bạn lựa chọn tham gia lao động xuất khẩu.
Bản tin lao động thị trường số 6/2006 – Vài nét về xuất khẩu lao động ở Việt Nam –tr.1, GS.TS Đặng Đình Đào.
Bản tin thị trường lao động số 8/2006-Một số vấn đề về xuất khẩu lao động 2000-2005 – tr 9, CN. Nguyễn Văn Dư.
http:// www.thanhnienonline.com.vn – tác giả Ngọc Minh, ngày 27/4/2005.
http:// www.moi.gov.vn -ngày 04/04/2007.
http:// www.bacninh.gov.vn - Thứ 2, ngày 22/01/2007.
Kết quả điều tra lao động - việc làm tỉnh Bắc Ninh qua các năm 2001– 2006 - Phòng Quản lý lao động - tiền công - tiền lương - Sở Lao động – TB&XH tỉnh Bắc Ninh.
Báo cáo công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh năm 2001-2006 - Phòng Quản lý lao động - tiền công - tiền lương - Sở Lao động – TB&XH tỉnh Bắc Ninh.
Chương trình phát triển nguồn nhân lực - giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015 - Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh.
Số lượng lao động xuất khẩu giai đoạn 2000-2006 – Phòng quản lý lao động ngoài nước - Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTB & XH, năm 2007.
Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2005.
Số liệu thống kê - Cục Thống kê.
. Danh sách các đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - Phòng Quản lý lao động - tiền công - tiền lương - Sở Lao động – TB&XH tỉnh Bắc Ninh.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
1
TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chương I: Lý luận chung về XKLĐ và Quản lý XKLĐ
3
I - Xuất khẩu lao động
3
1.1. Khái niệm.
3
1.2. Vai trò của xuất khẩu lao động.
4
1.3. Đặc điểm.
5
1.4. Phân loại các hoạt động xuất khẩu lao động.
9
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động.
10
1.6. Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam.
12
1.6.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam.
12
1.6.2. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động XKLĐ ở Việt Nam.
13
1.6.3. Một số quy định của Nhà nước về hoạt động XKLĐ.
14
II- Quản lý xuất khẩu lao động
14
2.1. Khái niệm.
14
2.2. Sự cần thiết của quản lý xuất khẩu lao động.
15
2.3. Những nội dung của quản lý xuất khẩu lao động.
17
2.3.1. Lập kế hoạch xuất khẩu lao động.
17
2.3.2. Tuyển mộ, tuyển chọn lao động.
19
2.3.3. Đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động.
21
2.3.4. Quản lý lao động đã xuất khẩu.
21
Chương II: Phân tích thực trạng quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh
24
I- Một số đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động và công tác quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh
24
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
24
1.2. Đặc điểm tự nhiên.
27
1.3. Đặc điểm của lao động trong tỉnh.
28
1.4. Tình trạng thất nghiệp và công tác giải quyết việc làm trong những năm gần đây.
38
II- Phân tích thực trạng
44
2.1. Thực trạng xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh.
44
2.1.1. Về số lượng.
44
2.1.2. Về chất lượng.
51
2.2. Các yếu tố tác động chủ yếu đến hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Bắc Ninh.
52
2.2.1. Về phía Nhà nước.
52
2.2.2. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh.
53
2.2.3. Về phía người lao động.
57
2.3. Phân tích đánh giá thực trạng quản lý XKLĐ
58
2.3.1. Những thành tựu trhu được và những bất cập.
58
2.3.2. Nguyên nhân.
60
2.3.3. Nhận định chung về thực trạng hiện nay.
63
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh
64
I- Phương hướng, mục tiêu đặt ra cho công tác xuất khẩu lao động và quản lý XKLĐ của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
64
1.1. Mục tiêu của công tác xuất khẩu lao động trong các năm tới.
64
1.2. Một số triển vọng cho công tác xuất khẩu lao động.
64
II- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh
65
2.1. Giải pháp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác xuất khẩu lao động
65
2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu lao động.
67
2.3. Giải pháp đối với người lao động.
70
PHẦN KẾT LUẬN
73
PHẦN PHỤ LỤC
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
89
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động ở Bắc Ninh.docx