Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập kế hoạch (5 năm) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà

Công nhân kỹ thuật 46 người: trong đó công nhân xây dựng 3, công nhân cơ giới 17, công nhân cơ khí 5, công nhân khảo sát 3, công nhân kỹ thuật 18 . Công ty cần quan tâm hơn tới vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ, đặc biệt là các cán bộ lập kế hoạch, trong đó tập trung chú ý tới lớp trẻ năng động và có tương lai lâu dài, đi học các lớp sau đại học ở trong và ngoài nước . Xem xét những ai có khả năng đào tạo và những ai cần đào tạo. Tổ chức các lớp tập huấn, hoặc gửi đi đào tạo ở các trung tâm khác.

pdf99 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập kế hoạch (5 năm) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế kế hoạch sẽ lập thành một bản kế hoạch gửi Công ty (Tổng giám đốc), Tổng giám đốc Công ty duyệt và trình Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị xem xét và duyệt sau đó phòng Kinh tế kê hoạch sẽ gửi các kế hoạch cho các đơn vị. Hàng tháng, quý, năm Công ty(Tổng giám đốc) kiểm tra đánh giá. đây là cơ sở để đánh giá chất lượng công tác lập kế hoạch, để từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Kế hoạch sau khi điều chỉnh là kế hoạch chính thức và là cơ sở pháp lý để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty theo các kế hoạch đã lập. Với cách tổ chức như vậy giúp cho kế hoạch được thống nhất về nội dung và hình thức, thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm tra, điều chỉnh kế hoạch. Quan trọng hơn cả là việc xác định và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản về tình hình đầu tư kinh doanh đã được sự chỉ đạo theo định hướng từ cơ quan cấp trên xuống cấp dưới (Công ty – các phòng ban – các đơn vị) giúp cho Công ty phát triển đúng hướng và thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 3. Các căn cứ để xây dựng công tác lập kế hoạch của Công ty 3.1. Căn cứ vào các nhân tố bên trong cảu Công ty 3.1.1. Căn cứ vào năng lực hiện có của Công ty Bất kỳ một tổ chức nào khi xây dựng kế hoạch cho đơn vị mình đều phải căn cứ vào khả năng hiện có của tổ chức mình. Phải xác định được tổ chức hiện có những gì? đang đứng ở vị thế nào? năng lực sản xuất kinh doanh như thế nào? trang thiết bị ra sao ? tình hình tài chính ? đội ngũ nguồn nhân lưc? ……. Để trả lời những vấn đề trên Công ty phải xem xét đánh giá năng lực chủ yếu ở các mặt sau: Trang thiết bị Công ty, nguồn lao động, vốn, nhu cầu thị trường … Hiện nay với số vốn điều lệ là 50.000.000.000 đ và nguồn vốn huy động khác theo dự kiến năm 2005 lên đến 764.000.000.000đ Công ty có khả năng lập các kế hoạch chiến lược dài hạn có quy mô lớn. Không những thế Công ty đang sở hưu một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ năng động có trình độ và tay nghề cao được đào tạo bài bản. tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2004 Công ty có 06 cán bộ trên đại học, 199 người có trình độ đại học. 3.1.2. Căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước Khi xây dựng kế hoạch cho những năm tới, ngoài việc căn cứ cào các nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch năm và chỉ tiêu của HĐQT giao Công ty. Công ty còn phải căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và giai đoan trước. Đánh giá những mặt làm được và những mặt chưa làm được và khả năng thực hiện được là bao nhiêu%. Để từ đó làm căn cứ cho việc lập và hoàn hiện kế hoạch trong thời gian tới. Trong quá trình xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm của mình Công ty thường dựa vào kết quả của các kế hoạch tháng, quý, năm trước đó để làm căn cứ. Ví dụ như kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dời và đền bù ở khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì (Hà Nội) gặp phải khó khăn do sự phản kháng từ một số hộ dân. Từ vấn đề này Công ty đã rút ra được kinh nghiệm, và đưa ra các giải pháp khắc phục từ đó đã hoàn thành tốt việc giải phóng mặt bằng, di dời và đền bù ở các khu đô thị khác. 3.1.3. Căn cứ vào các mối quan hệ giữa các nhà lập kế hoạch và các phòng ban khác Việc lập kế hoạch do phòng kế hoạch đảm nhiệm. Và mối quan hệ giữa phòng với các phòng ban khác được thể hiện ở các mối quan hệ sau: - Quan hệ với phòng Kỹ thuật: Trong việc Xây dựng kế hoạch SXKD cũng như công tác kinh tế định kỳ tuần, tháng, quý, năm phòng Kỹ thuật phải đản bảo cung cấp và xác nhận khối lượng, tiến độ mục tiêu, công trình đúng thời gian quy định. Phối hợp giải quyết các phát sinh kỹ thuật trong quá trình đầu tư xây lắp. - Quan hệ với phòng Kinh doanh: Phòng kế hoạch có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ kinh tếđể phục vụ trong việc kinh doanh nhà ở và hạ tầng. Phối hợp xây dựng phương hướng klinh doanh trong Công ty Phối hợp xem xét hiệu quả việc kinh doanh trong Công ty - Quan hệ với phòng Tài chính Kế toán: Phối hợp với phòng Tài chính Kế toán trong quá trình thương thảo hợp đồng. Phối hợp giải quyết những vướng mắcphát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng và trong quá trình phê duyệt các nguồn vốn Đầu tư, xây lắp. - Quan hệ với phòng Tỏ chức Hành chính: Phòng Tổ chức Hành chính phải đảm bảo cung cấp các số liệu về nhân sự để phục vụ xây dựng kế hoach sản xuất kinh doanh cũng như công tác kinh tế đúng thời gian quy định. Kiểm tra định kỳ về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCNV trong toàn Công ty. - Quan hệ với các Đơn vị trực thuộc: Phòng KTKH được quyền yêu cầu Giám đốc các đơn vị trực thuộc cung cấp những tài liệu, số liệu cần thiết, các kế hoạch thuộc lĩnh vực các phòng chức năng quản lý để phục vụ cho công tác báo cáo. Chỉ đạo ngành dọc đối với các ban Kinh tế – Kế hoạch của các đơn vị trực thuộc để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của phòng. Phối hợp với các đơn vị trực thuộc trong việc lập các dự án đàu tư, lựa chọn tổ chức tư vấn. Phối hợp với các đơn vị trực thuộc trong việc lập tổng dự toán, dự toán chi tiết thi công. Phối hợp chặt chẽ với các đơm vị trực thuộc trong công tác thu hồi vốn, thanh quyết toán, công tác báo cáo thống kê. 3.2. Căn cứ vào các nhân tố bên ngoài 3.2.1. Căn cứ cào chỉ tiêu do HĐQT giao Công ty Hàng năm Công ty sẽ nhân được các báo cáo kế hoạch do HĐQT giao cho Công ty như: doanh thu, các khoản nộp ngân sách, giá trị sản xuất kinh doanh. Cụ thể như sau :  Đối với các ban điều hành - Mục tiêu tiến độ - Tổng giá trị xây lắp công trình - Tổng tiền về tài khoản  Đối với các ban quản lý dự án - Mục tiêu tiến độ - Tổng giá trị đầu tư dự án - Kế hoạch giải ngân  Đối với các đơn vị SXKD - Tổng giá trị sản xuất kinh doanh - Tổng doanh thu - Tổng tiền về tài khoản - Tổng số nộp ngân sách - Tổng chi phí sản xuất - Lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng vốn kinh doanh - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu - Khấu hao TSCĐ: nguyên tắc đảm bảo mức trung bình theo quy định của Bộ Tài chính (riêng dự án vay vốn tín dụng khấu hao tính theo hợp đồng tind dụng) - Thu nhập bình quân 1 CBCNV/ tháng Trong đó: Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận là chỉ tiêu mang tính pháp lệnh đối với đơn vị. Để đạt được chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu hướng dẫn trên, phong Kinh tế Kế hoạch phải phối hợp với các phòng ban và các đơn vị có liên quan cùng với sự tham mưa của ban giám đốc Công ty để quyết nội dung kế hoạch đầu tư kinh doanh trong thời gian tới. 3.2.2. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường Kinh tế thị trường là nơi quyết định sản xuất ra cái gi? Sản xuất như thế nào ? và sản xuất cho ai ? vì lẽ đó mà bất kỳ daonh nghiệp nào cũng phải nghiên cứu thị trường trước khi lập kế hoạch cho đơn vị mình. Vì nó là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. ở đây việc nghiên cứu thị trường do Phòng Kinh doanh đảm nhiệm, mà chủ yếu là xác định các thị trường đầu tư kinh doanh nhà đất, các dự án đầu tư khả thi. Sau đó báo cáo phối hợp với Phòng Kế hoạch trong công tác xây dựng các định hướng kế hoạch. 4. Nội dung công tác lập kế hoạch của Công ty 4.1. Nội dung kế hoạch 5 năm Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và thị trường SXKD, công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức quản lý mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh kỳ trước (cần làm rõ những mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân ảnh hưởng, các bài học kinh nghiệm). Xác định mục tiêu, nhịêm vụ chủ yếu kỳ kế hoạch; tốc độ phát triển giá trị SXKD; cơ cấu ngành nghề, trong đó cần xác định ngành nghề mũi nhọn để phát triển doanh nghiệp; dự báo các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu và xây dựng các biện pháp chính để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Các loại kế hoạch bao gồm: - Kế hoạch Marketing - Kế hoạch SXKD (dự kiến phân ra các năm) - Kế hoạch đầu tư (dự kiến phân ra các năm) - Kế hoạch nhân sự - Kế hoạch tài chính - tín dụng 4.2. Nội dung kế hoạch năm Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm trước về: Thị trường SXKD, thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu tiến độ, các mặt quản lý vè chỉ đạo điều hành SX, đổi mới doanh nghiệp, quản lý kỹ thuật, kinh tế, tài chính, đào tạo đầu tư ….cần làm rõ những mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân ảnh hưởng, các bài học kinh nghiệm: Xác định nhiệm vụ mục tiêu, tiến độ khối lượng kế hoạch, tính toán các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu và xây dựng các biện pháp về tổ chức quản lý, điều hành sản xuất, tổ chức đổi mới doanh nghiệp, kỹ thuật, kinh tế, tài chính đào tạo, đầu tư….. để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra. Kế hoạch tổng hợp: được chia ra các quý bao gồm: - Kế hoạch Marketng; - Kế hoạch SXKD, bao gồm : + Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu + Kế hoạch kinh doanh xây lắp + Kế hoạch kinh doanh SX và tiêu thụ SPCN + Kế hoạch kinh doanh nhà và hạ tầng + Kế hoạch kinh doanh tư vấn xây dựng + Kế hoạch kinh doanh sản phẩm và bán sản phẩm phục vụ xây dựng + Kế hoạch kinh doanh khác + Kế hoạch vật tư, phụ tùng + Các bảng cân đối: Cân đối xe máy thiết bị Cân đối nhân lực - Kế hoạch đầu tư - Kế hoạch nhân sự - Kế hoạch tài chính – tín dụng + Kế hoạch tài chính tổng hợp + Kế hoạch tạo lập và sử dụng quỹ doanh nghiệp + Kế hoạch vốn lưu động + Kế hoạch tín dụng trung và dài hạn + Kế hoạch chi phí sản xuất, giá thành và lợi nhuận Nội dung của bản kế hoach được thể hiện thông qua bảng sau: Từ bản kế hoạch trên Công ty sẽ chia thành các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn khác nhau sao cho phù hợp với quá trình phát triển. Bảng 7: Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm.... Ghi chú I. Chỉ tiêu pháp lệnh Tổng hợp ngân sách Trong đó bao gồm: - Thuế GTGT phải nộp + Thuế GTGT đầu ra + Thuế GTGT đầu vào đợc khấu trừ - Thuế thu nhập doanh nghiệp Triệu đồng - - - - II. Chỉ tiêu hớng dẫn 1. Giá trị sản xuất kinh doanh 2. Giá trị nhập khẩu 3. Doanh thu 4. Tổng trích Trong đó: - Thuế doanh thu - Thuế lợi tức - Khấu hao cơ bản - Trích khác 5. sản xuất sản phẩm - sản xuất sản phẩm truyền thống - sản xuất sản phẩm mới Triệu đồng Triệu đồng - - - - - - sản phẩm - - 5. Các phương pháp lập kế hoạch của Công ty Phương pháp xây dựng từng loại kế hoạch và tính toán một số chỉ tiêu của Công ty.  Dựa vào cơ cấu ngành nghề để xác định.  Xác định giá trị kinh doanh xây lắp: - Xác định điểm hoà vốn: Tính trên cơ sở năng lực sản xuất thực tế của đơn vị (TSCĐ, nhân lực, tiền vốn, tài chính....) (Giá trị TSCĐ: bao gồm tài sản hiện có và tài sản đầu tư mới sẽ huy động trong kỳ kế hoạch). - Trên cơ sở giá cả công trình (đối với dự án, công trình chưa có đơn giá chính thức được tính theo đơn giá địa phương, đơn giá công trình tương tự ) và tiến độ, khối lượng trong kỳ kế hoạch để xác định giá trị SXKD: nếu: + Giá trị SXKD nhỏ hơn giá trị giá trị điểm hoà vốn, đơn vị phải tìm kiếm điểm hoà vốn và tìm kiếm công việc đảm bảo đủ giá trị hoà vốn. + Giá trị SXKD lớn hơn giá trị điểm hoà vốn, đơn vị phải tính toán nhu cầu thiết bị, xe máy đáp ứng cho sản xuất (cân đối với thiết bị hiện có tính toán đầu tư mới hoặc huy động thêm từ nguồn lực bên ngoài và đảm bảo thực hiện nhiệm vụ).  Xác định giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng trên cơ sở: - Căn cứ vào mục tiêu, tiến độ của dự án . - Nhu cầu thị trường và tiến độ cung cấp cho khách hàng. - Giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng: Là toàn bộ giá trị đầu tư cho các dự án trong kỳ kế hoạch và giá trị dịch vụ nhà cao tầng, khách sạn.  Xác định giá trị kinh doanh tư vấn xây dựng, gồm giá trị: Khảo sát, thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, lập hồ sơ đấu thầu, thí nghiệm ...được thực hiện trong kỳ kế hoạch  Xác định giá trị kinh doanh dịch vụ khác, gồm:kinh doanh vật tư thiết bị, khách sạn, kinh doanh tài chính (tiền tệ)..căn cứ vào năng lực, công nghệ để xác định giá trị.  Sau khi xác định các tổng giá trị SXKD cần so sánh với giá trị sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn quy định của các loại hình doanh nghiệp.  Các mục tiêu trong quản lý Tài chính là: + Tỷ lệ lợi nhuận/Doanh thu + Lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu + Lợi nhuận/ Tổng vốn kinh doanh  Các kế hoạch chi tiết xây dựng: + Nhu cầu sử dụng vốn căn cứ vào: Quyết định đầu tư vốn dài hạn Nhu cầu vốn lưu động Kế hoạch trả nợ Phân chia lợi nhuận  Các nguồn vốn: được huy động từ khả năng tài chính nội bộ hoặc từ bên ngoài gồm: + Khả năng tự có Khấu hao Lợi nhuận Các nguồn khác + Các nguồn bên ngoài Phát hành trái phiếu Vay dài hạn ngân hàng Các nguồn khác + Kế hoạch nguồn vốn: Sau khi xác định được các nhu cầu sử dụng vốn và nguồn vốn có thể huy động; tính toán nhu cân đối nhu cầu sử dụng cốn nhằm đảm bảo các mục tiêu tài chính và quyết định phương án đầu tư.  Doanh thu, tiền về tài khoản. + Doanh thu xây lắp: Căn cứ vào hợp đồngđể xác định giá trị doanh số và doanh thu xây lắp. Đối với các công trình chưa có hợp đông được xác định như sau: Doanh số bán hàng =K*( tổng giá trị SXKD trong kỳ + giá trị dở dang đầu kỳ), với K min = 80% Doanh thu = Doanh số bán hàng - thuế VAT. Đối với các công trình hoàn thành bàn giao kế hoạch (kết thúc xây dựng) trong kỳ kế hoạch thì chỉ tiêu Doanh số và Doanh thu được tính bằng 100% (giá trị sản xuất kinh doanh trong kỳ + giá trị khối lượng dở dang đầu kỳ). + Doanh thu sản xuất tiêu thụ sản phẩm công nghiệp: Giá trị doanh số SXCN là (toàn bộ giá trị khối lượng của công tác sản xuất công nghiệp thực hiện trong kỳ kế hoạch + giá trị tồn kho đầu kỳ)* K, với Kmin95%. + Doanh thu nhà và hạ tầng: là toàn bộ giá trị và khối lượng thực hiện được nghiệm thu theo giai đoạn kỹ thuật trong kỳ đã thu được tiền của khách hàng+ giá trị dịch vụ nhà cao tầng, khách sạn + thu phí giao thông. + Danh thu tư vấn xây dựng : căn cứ vào điều kiện của hợp đồng đẻ xác định giá trị doanh số và doanh thu. Đối với các công trình được xác đinh như sau: (giá trị thiết kế + giá trị tư vấn lập dự án đầu tư, lập hồ sơ đấu thầu, thí nghiệm…thực hiện trong kỳ kế hoạch + giá trị dở dang đầu kỳ)* K với Kmin= 85%. + Doanh thu kinh doanh dịch vụ khác bao gồm: ( kinh doanh vật tư thiết bị, SX phục vụ xây lắp, xuất nhập khẩu, khạh sạn, kinh doanh tài chính (“tiền tệ”)*K với Kmin= 90%.  Giá thành - lợi nhuận: tính toán trên cơ sở kế hoạch SXKD, ké hoạch giữ trữ sản phẩm, định mức đơn giá nội bộ. + Đối với công tác xây lắp: Xây dựng dự toán giao khoánvà xác định kế hoạch lợi nhuận theo đúng Quyết định 1044 TCT/HĐQT ngày 09/12/2003 của Hội đồng quản trị Tổng công ty về việc thực hiện hoạch toán kinh doanh trong hoạt động xây lắp của các đơn vị thành viên Tổng công ty. + Đối với công tác sản xuất công nghiệp – trên cơ sở định mức nội bộ lập: Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu năng lượng Chi phí nhân công Chi phí sản xuất chung Chi phí quản lý bán hàng IV. Đánh giá khái quát thực trạng công tác lập kế hoạch của công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 1. Những kết quả đạt được. Công tác tổ chức, phối hợp phân công nhiệm vụ lập kế hoạch của Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà là rất rõ ràng và hợp lý. Công việc kế hoạch do phòng kế hoạch đảm nhiệm. Với một đội ngũ cán bộ trẻ năng động và có trình độ chuyên môn cao. Công việc được phòng phân công một cách rất cụ thể: bao gồm 2 bộ phận: Bộ phận KH- hợp đồng Bộ phận kinh tế Trong công tác lập kế hoạch được sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban quản lý trong Công ty. Hàng tuần, tháng, quý, năm các phòng chức năng cùng các ban quản lý ở các tỉnh đều có các báo cáo, các bảng tổng kết đánh giá gửi phòng kinh tế kế hoạch. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ phòng kế hoạch nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Để đảm bảo kế hoạch đề ra của Công ty. Bảng kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính sau sẽ thể hiện được kết quả trong công tác lập kế hoạch của Công ty.(trang bên) Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính qua từng năm như sau: Bảng 8 : TT Tên địa chỉ Đơn vị TH2002 TH2003 ƯTH2004 A HOạT Động đầu tư 106đ 92.198 106.960 431.260 Tốc độ tăng trưởng % 100% 116% 403% 1 Xây lắp 106đ 21.263 42.904 278.752 2 Thiết bị 106đ 2.593 5.534 7.661 3 Chi phí khác 106đ 68.342 58.522 144.846 B Hoạt động sx kinh doanh 59.804 304.776 391.852 I Tổng giá trị sản xuất kinh doanh 106đ 59.804 304.776 391.852 Tốc độ tăng trưởng % 100% 515% 128% 1 Giá trị kinh doanh xây lắp 10.423 15.988 2 Giá trị kinh doanh tư vấn xây dựng 106đ 2.003 6.170 6.916 3 Thu nhập TC và BT 106đ 108 642 11.564 4 Giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng 106đ 47.270 280.295 370.686 5 Giá trị kinh doanh dịch vụ 106đ 1.681 2.686 II Lao động và thu nhập 1 Tổng số CBCNV bình quân SD Người 154 291 309 2 Thu nhập bình quân 1 CBCNV/tháng 103đ 1.473 1.854 2.052 III Tổng doanh thu 106đ 44.437 125.997 378.255 IV Các khoản nộp Nhà nước 106đ 5.255 4.873 35.348 V Lợi nhuận 106đ 3.743 71.369 36.750 Kế hoạch được lập đã lấy nhu cầu thị trường và tiềm năng của Công ty làm căn cứ hàng đầu. Kế haọch được lập theo phương thức hách toán kinh doanh với nguyên tắc lấy thu bù chi, kinh doanh có lãi. Kế hoạch được lập đáp ứng cơ bản các nhu cầu mà kế hoạch kinh doanh mà Công ty đề ra trên cơ sở căn cứ vào các chỉ tiêu khác. 2. Những mặt còn tồn tại Phòng kinh tế kế hoạch mới được tách ra từ phòng Kế hoạch - Đầu tư nên không tránh khỏi những chồng chéo trong việc sắp xếp các công việc. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường còn yếu kém do Công ty chưa có phòng đảm nhiệm công tác này như phòng Marketing, hiện tại công việc này do phòng Kinh doanh đảm nhiệm. Do đó việc thiếu các thông tin và xử lý các thông tin không tránh khỏi những thiếu sót. Công tác nghiên cứu thị trường chủ yếu được thông qua các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết, kết quả là phòng kinh tế kế hoạch không có đầy đủ các thông tin, hoặc các thông tin thiếu độ chính xác,và không kịp thời làm cho công tác lập kế hoạch không đảm bảo với yêu cầu đề ra, hoặc không sát thực với yêu cầu của thị trường, dẫn đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường là rất thấp. Đội ngũ làm công tác kế hoạch của Công ty và các phòng ban khác đa số còn trẻ, do đó chưa có kinh nghiệm và tầm nhìn xa. Mặc khác họ cũng ít nhiều bị phân tán trong công việc do một số lý do về bản thân. Bên cạnh đó Công ty còn là một Công ty trẻ, do mới thành lập nên còn gặp nhiều khó khăn khi bước vào nền kinh tế thị trường đầy biến động và mức độ cạnh tranh khá gay gắt. Mặc khác Công ty cũng chưa có một kế hoạch dài hạn. Kế hoạch của Công ty chỉ dừng lại kế hoạch 5 năm (2006-2010) điều này làm cho công tác lập kế hoạch gặp nhiều khó khăn do không có các căn cứ trước đó để lập kế hoạch kinh doanh. Các ban quản lý các dự án của Công ty nằm rải rác ở các tỉnh nên rất khó khăn trong công tác kiểm tra. Việc lập kế hoạch của Công ty còn phụ thuộc vào chỉ tiêu của HĐQT giao cho Công ty, làm giảm tính năng động trong công tác lập kế hoạch. 3. Nguyên nhân Công tác lập kế hoạch của Công ty còn nhiều hạn chế do những nguyên nhân sau: - Việc lập kế hoạch của Công ty còn phụ thuộc vào cấp trên (Tổng công ty), làm cho thụ động và kém linh hoạt, hạn chế sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ lập kế hoạch - Việc thu thập và xử lý thông tin của Công ty còn hạn chế nên làm cho công tác kế hoạch không đảm bảo do không có những yếu cầu đáp ứng. - Đội ngũ cán bộ lập kế hoạch có tuổi đời còn rất trẻ nên còn hạn chế về mặt kinh nghiệm. - Do sự cạnh tranh gay gắt từ các đơn vị cùng ngành cung với sự biến động của thị trường nên việc lập kế hoạch cũng gặp nhiều khó khăn. - Cũng có thể kế hoạch của Công ty còn có mặt hạn chế nên chưa khai thác hết được các nguồn lực hiện có của Công ty. - Mặc khác ban quản lý của Công ty không tập trung mà rải rác ở các tỉnh dẫn đến khả năng phối hợp kém và việc kiểm tra thường xuyên cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chương III. MộT Số GIảI PHáP NHằM HOàN THIệN quá trình LậP Kế HOạCH ở CÔNG TY CPĐTPT ĐÔ THị Và KHU CÔNG NGHIệP I. Phương pháp hoàn thiện lập kế hoạch Bước vào nền kinh tế thị trường, với cơ chế quản lý mới, công tác lập kế hoạch cũng từng bước đổi mới để bắt kịp với xu thế của thị trường. Kế hoạch đã đổi mới về cả nội dung lẫn hình thức, phương pháp, trình tự tiến hành theo hướng tăng quyển chủ động cho các doanh nghiệp. Mặc dù đã có nhiều đổi mới song công tác lập kế hoạch còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế, do đó cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện trên các phương diên sau: - Triển khai đồng bộ và liên tục các kế hoạch, từ kế hoạch dài hạn, trung hạn đến hàng năm, từ kế hoạch sản xuất, tài chính đến các kế hoạch hộ trợ. Các kế hoạch trong khi xây dựng và thực hiện được xem xét trong mối quan hệ ràng buộc qua lại lẫn nhau cả về mặt phạm vi, quy mô thời gian. - Tiếp tục xây dựng công tác kế hoạch theo phương thức hạch toán kinh doanh theo hướng xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch phải xây dựng lấy thị trường làm căn cứ, thước đo, cần chú ý cả mặt hiện vật lẫn giá trị, xoá bỏ triệt để bao cấp và sự phụ thuộc ở cấp trên. đảm bảo sản xuất kinh doanh bù đắp được chi phí và có lợi nhuận dương. - Đổi mới quan hệ giữa kế hoạch quốc dân với kế hoạch doanh nghiệp. Kế hoạch nền kinh tế quốc dân chỉ đóng vai trò định hướng, tham khảo cho các doanh nghiệp lập kế hoạch, giảm tối thiểu các chỉ tiêu pháp lệnh. Quá trình giao xét duyệt kế hoạch nhanh gọn giản đơn và khách quan, có căn cứ khoa học bảo đảm tính khả thi. - Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng và cân đối kế hoạch ở các cấp cơ sở. Các bước lập kế hoạch của doanh nghiệp phải đảm bảo tính khả thi. Linh hoạt ở khâu cân đối, điểu chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với diễn biến của thị trường - Làm tốt trách nhiệm công tác tư tưởng, để cho mọi cán bộ công nhân viên nhận thấy trách nhiệm, ý nghĩa của công việc mình đang đảm nhiệm. - Tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo, sắp xếp các phòng quản lý sự nghiệp nhằm sắp xếp các công việc phù hợp với trình độ năng lực của mỗi người. Tuyển chọn những nhân viên trẻ được đào tạo bài bản và năng động, khuyến khích và có chính sách cho những người cao tuổi về hưu. Đổi mới cơ cấu , giảm bớt số lượng không cần thiết, nâng cao chất lượng. - Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát - Tổ chức hội thảo để đúc kết kinh nghiệm. - Tiến hành xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh thực sự có hiệu quả. + Đảm bảo tính định hướng củ chiến lược để Công ty phát triển một cách liên tục và vững chắc trong môi trường luôn biến động + Tập trung các quyết định chiến lược lược quan trọng ở cấp lãnh đạo doanh nghiệp. Điều đó đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn (sản phẩm, đầu tư, đào tạo), sự bí mật thông tin cạnh tranh trên thị trường. Muốn có một chiến lược phát triển, doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng theo một tiến trình và khoa học. Thực chất tiến trình chiến lược của doanh nghiệp là lựa chọn những lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo các nguồn lực nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Theo kế hoạch của mình trong giai đoạn tới Công ty sẽ mở rộng ra các ngành nghề kinh doanh như: sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất; kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị….Mở rộng các thị trường đặc biệt là các thị trường có tiềm năng như: Quảng Ninh,. Hà Tây, hay thị trường ở Miền Nam, và mở rộng ra thị trường quốc tế. Tạo được uy tín cũng như thương hiệu của mình, nhằm thu được nhiều lợi nhuận, khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy hết năng lực củ mình thông qua chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý . Cố gắng nắm chắc nhu cầu khách hàng Bảng kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính trong thời gian qua sau đây sẽ minh chứng cho công tác lập kế hoạch của Công ty: Bảng 9: TT Tên địa chỉ Đơn vị TH2002 TH2003 ƯTH2004 A Hoạt Động đầu tư 106đ 92.198 106.960 431.260 Tốc độ tăng trưởng % 100% 116% 403% 1 Xây lắp 106đ 21.263 42.904 278.752 2 Thiết bị 106đ 2.593 5.534 7.661 3 Chi phí khác 106đ 68.342 58.522 144.846 B Hoạt động sx kinh doanh 59.804 304.776 391.852 I Tổng giá trị sản xuất kinh doanh 106đ 59.804 304.776 391.852 Tốc độ tăng trưởng % 100% 515% 128% 1 Giá trị kinh doanh xây lắp 10.423 15.988 2 Giá trị kinh doanh tư vấn xây dựng 106đ 2.003 6.170 6.916 3 Thu nhập TC và BT 106đ 108 642 11.564 4 Giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng 106đ 47.270 280.295 370.686 5 Giá trị kinh doanh dịch vụ 106đ 1.681 2.686 II Lao động và thu nhập 1 Tổng số CBCNV bình quân SD Người 154 291 309 2 Thu nhập bình quân 1 CBCNV/tháng 103đ 1.473 1.854 2.052 III Tổng doanh thu 106đ 44.437 125.997 378.255 IV Các khoản nộp Nhà nước 106đ 5.255 4.873 35.348 V Lợi nhuận 106đ 3.743 71.369 36.750 Nguồn : theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 5 năm 2006-2010 II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập kế hoạch ở Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 1. Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc nhằm xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ phân trong quá trình lập kế hoạch Bất kỳ một tổ chức nào trước khi đi vào hoạt động cũng phải thực hiện quy chế này, nhưng không phải tổ chức nào cũng thành công. Công ty phải phân công các nhiệm vụ một cách cụ thể rõ ràng. Giao cho phòng kinh tế kế hoạch là nơi tiếp nhận thông tin khai thác thông tin và tiến hành xử lý. Đồng thời Tổng giám đốc hoặc các phó phải thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời các sai lệch. Mỗi nhân viên trong phòng kinh tế kế hoạch cũng nên phân chia trách nhiệm và công việc một cách cụ thể, tránh trường hợp nhiều khi sai sót thì trách nhiệm không biết thuôc về ai. Trưởng phòng KTKH là người phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác kinh tế theo chức năng nhiệm vụ của phòng, bao quát đánh giá toàn bộ công việc , xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở tông hợp các thông tin và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty về tất cả các công việc thuôc chức năng nhiệm vụ của phòng. Phó phòng có trách nhiệm nắm chắc các con số về các nguồn lực của Công ty ở các thời điểm khác nhau dựa trên sự phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong Công ty. Phó phòng chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và lãnh đạo cấp Công ty về công việc được phân công, phụ trách công tác kế hoạch hợp đồng, báo cáo kết quả thực hiện trước trưởng phòng. Các nhân viên trong phòng sẽ là những người trực tiếp theo dõi, tổng hợp số liệu về khách hàng, về thị trường để hộ trợ cho trưởng phòng trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng được chia ra lam 2 bộ phận: bộ phận KH- hợp đồng - bộ phận kinh tế. Với việc chia nhỏ thế này giúp cho phòng phân định được các công việc, không bị chồng chéo. Thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 7: Cơ cấu tổ chức phòng kế hoạch Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh , phòng tiến hành phân tích đánh giá lại chất lượng phần công việc của mỗi người để có các hình thức xử lý cũng như khen thưởng kịp thời, làm động lực cho mọi người trong công việc sắp tới. Trưởng phòng Phó phòng Bộ phận KH-hợp đồng Bộ phận kinh tế Ngoài ra chức năng của phòng kế hoạch ra Công y nên sử dụng các cán bộ khac có năng lực thu thập thông tin thị trường, có khả năng giao tiếp, kết hợp với những cán bộ có kinh nghiệm với lực lượng cán bộ trẻ năng động và nhanh nhẹn trong phán đoán. Vận dụng các phương pháp phân tích để ra các quyết định chính xác, kịp thời giúp Tổng giám đốc xác định kế hoạch sản xuất kinh doanh tối ưu nhất (kế hoạch 5 năm). 2. Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu và dự báo thị trường Tầm quan trọng của thị trường đã được chung ta đề cập ở phần (3.2.2- 3- III- Thực trang công tác lập kế hoạch). 2.1. Nghiên cứu và dự báo các yếu tố thị trường tác động đến quá trình lập kế hoạch Công tác nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên cần xem xét để thiết lập các chỉ tiêu kế hoạch. Trong những năm qua Công ty đã nghiên cứu thị trường trước khi xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhưng cũng chỉ dưng lại ở một mức độ sơ lược do Công ty chưa tổ chức phòng Marketing mà công việc này do phòng kinhdoanh kiêm đảm nhiệm nên có một số kế hoạch chưa đạt được chỉ tiêu do sự biến động thường xuyên của thị trường. Do đó khi tiến hành nghiên cứu thị trường cần nghiên cứu các bước sau: - Tổ chức thu thập đầy đủ thông tin chính xác về nhu cầu sản phẩm của Côngt ty như: các hợp đồng, đơn đặt hàng, nắm chắc thông tin các dự án đầu tư. Các chính sách có liên quan đến phát triển đô thị và khu công nghiệp. - Sau khi nghiên cứu thu thập thông tin. Các chuyên viên nghiên cứu thị trường phải phân tích xử lý một cách khoa học các loại thông tin này và lựa chọn thông tin cơ bản nhất liên quan đến nhu cầu sản phẩm của Công ty. - Xác định nhu cầu thị trường sản phẩm mà Công tycó khả năng đáp ứng được so với khả năng sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty. Để từ đó đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm gì là chính ? với số lượng bao nhiêu ? Để nghiên cứu tốt thị trường Công ty phải làm một số việc sau: + Tăng cường đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu thị trường. + Đội ngũ nghiên cứu thị trường phải có trình độ và năng lực, linh hoạt trong xử lý các tình huống và các phán đoán về thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh. - Cần phải nghiên cứu và triển khai một cáchthường xuyên để có cơ sở xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Các căn cứ dự báo không được mơ hồ, phải có độ tin cậy, không qua phức tạp và chặt chẽ. Dự báo xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai để giúp Công ty và những nhà lập kế hoạch có các phương án giải quyết, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Công ty phải lựa chọn các phương pháp dự báo thích hợp để nâng cao chất lượng và độ chính xác của công tác nghiên cứu. Với điều kiện của nước ta hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng các phương pháp sau: + Phương pháp ngoại suy + Phương pháp hệ số + Phương pháp chuyên gia + Phương pháp mô hình hoá 2.2. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh Do nhu cầu nhà ở của các tầng lớp dân cư tại các thành phố lớn nên các doanh nghiệp thi nhau đầu tư vào lĩnh vực này tạo ra môi trường cạnh tranh rất gay gắt. Để có thể đứng vững trên thị trường và tiếp tục phát triển Công ty phải xem xét khả năng của, tiềm lực cũng như các mặt mạnh yếu của các đối thủ để từ đó có các phương án ứng phó. Các mặt nghiên cứu có thể là : tài chính - nhân sự - công nghệ - cơ cấu tổ chức - môi trường văn hoá và các chính sách khác. Sơ đồ 8: Sơ đồ về môi trường cạnh tranh của Công ty Đối thủ cạnh tranh Công ty Nhà Khách Trong đó phân tích đối thủ cạnh tranh bao gồm: - Phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành - Phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp 2.3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu, có các phương pháp đã nói ở phần trên: - Phương pháp ngoại suy - Phương pháp hệ số - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp mô hình hoá + Phương pháp mô hình hoá: Phương pháp mô hình hoá có thể tiến hành trên cơ sở thừa kế và sử dụng các yếu tố của phương pháp ngoại suyvà phương pháp chuyên gia. Phương pháp mô hình hoá phản ánh có chọn lọc những thuộc tính của ngành xây dựng được nghiên cứu. Việc xây dựng mô hình được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và tìm ra những đặc trưng của nó, phân tích mô hình thực nghiệm bằng lý luận hoặc có thể bằng so sánh khảo sát số liệu và tư liệu trong lĩnh vực xây dựng. Phương pháp mô hình hoá không những có tác dụng trong việc mô tả về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, của ngành mà còn là mô hình dự báo tương lai phát triển của ngành. Trên cơ sở đó xây dựng nhiều phương án khác nhau cho việc hình thành các quyết định. Phương pháp mô hình hoá là hình tượng đã được đơn giản hoá. Do vậy trong quá trình xử lý nghiên cứu mô hình cần phải làm giảm bớt sai số so với thực tế. + Phương pháp hệ số: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng kế hoạch và dự báo cơ cấu, mối quan hệ giữa các bộ phẩntong một hệ thống và giữa các bô phận trong doanh nghiệp. Theo phương pháp này người ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng dự báo để xác định mối quan hệ giữa đối tượng dự báo và các nhân tố ảnh hưởng. Gọi đối tượng dự báo la: Yi Các nhân tố tác động lên đối tượng dự báo tương ứng : Xi Xij Yij Kij  Trong đó: i : Biểu thị sự tác động của nhân tố thứ i đến đối tượng dự báo j: là tần số quan sát Dựa vào công thức trên ta có thể tính được hệ số Kij, từ đó phân tích và xác định tính quy luật phát triển của hệ số Kij Nhìn vào quy luật ta thấy có thể xảy ra theo một trong 3 trường hợp: + Quy luật Kij giao động ổn định và xoay quanh một giá trị trung bình nào đó trong suốt thời kỳ nghiên cứu: khi đó. n Yij Kij   Giá trị dự báo được xác định theo công thức: Yi(t) = Kij * Xi(t) : Trong đó :Xi(t) là gí trị nhân tố Xi ở thời kỳ dự báo (t) Kij Sơ đồ 9: t + Quy luật các hệ số Kij có xu hướng tăng đều hoặc nhảy vọt. Khi đó Kij cần phải xác định tương ứng với từng trường hợp để đảm bảo tính quy luật của kế hoạch dự báo Sơ đồ 10: Kij Ki t t Quy luật tăng dần và nhảy vọt  Quy luật hệ số Kij có xu hướng giảm dần hoặc đột biến Sơ đồ 11: Kij Kij t t Đây là phương pháp tương đối đơn giản, dễ làm, điều quan trọng nhất ở đây là phân tích thận trọng mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến đối tượng dự báo. 3. Cấp có thẩm quyền thường xuyên phải kiểm tra chặt chẽ trong quá trình lập kế hoạch Trong quá trình lập kế hoạch chắc chắn không thể trách khỏi những sai sót, có thể do ý thức chủ quan của người lập kế hoạch hoặc do sai sót do khách quan mang lại. Nếu các cấp có thẩm quyền quá tin tưởng hoặc ỷ lại cho những người lập kế hoạch trong suốt quá trình soan thảo kế hoạch và đem vào áp dụng, và hậu quả đem lại là không thể lường được mặc khác nó còn làm cho các nhà lập kế hoạch thiếu đi trách nhiệm của mình, tự do quyết định một số vấn đề trong quá trình lập. Kiểm tra chặt chẽ sẽ làm cho các nhà lập kế hoạch có trách nhiệm với công việc, tạo cho họ động lực làm việc vì họ cảm thấy được quan tâm hơn. Không những thế công tác kiểm tra còn kịp thợi phát hiện ra những sai sót và sữa chữa đúng lúc. ứng phó một cách nhanh chóng với những thay đổi của môi trường. 4. Hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch Phương pháp lập kế hoạch là yếu tố cơ bản nhất làm nên bản kế hoạch chính xác và dễ hiểu. Đây là vấn đề mà Công ty đang gặp phải, để giải quyết vấn đề này Công ty cần khắc phục những mặt sau: Duy trì và nâng cao chất lượng của phương pháp cân đối để lập kế hoạch. Hiện nay các doanh nghiệp đều theo cách này vì nó rất phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và sự thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô thường xuyên. nâng cao được công tác này nó sẽ giúp kế hoạch được điều chỉnh kịp thời đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Để làm tôt công tác này Công ty cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Xác định nhu cầu các yếu tố sản xuất: vốn, trang thiết bị, nhân lực cơ sở để xác định nhu cầu các yếu tố sản xuất là kết quả dự báo về sản lượn, doanh thu. Và dự kiến về các khoản như: lợi nhuận, chi phí, tiền lương cán bộ công nhân viên.. từ đó dựa vào các chỉ tiêu tính toán sẽ có được những con số cụ thể về nhu cầu từng yếu tố. Bước 2: Xác định các khả năng đang và sẽ có của Công ty về các yếu tố, những con số này được thể hiện ở các bảng tổng kết cũng như kế hoạch hàng năm của Công ty. Bước3: Lập bảng so sánh giữa nhu cầu và khả năng của các yếu tố sản xuất đầu tư, nếu bằng nhau hoặc chênh lệch ít thì càng tốt. Còn có sự chêng lệch nhiều thì phải có phương pháp sữa chữa. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng mà Công ty có các biện pháp thích hợp. Để phương pháp cân đối được thực hiện tốt thì bản thân phòng kinh tế kê hoạch phải phối hợp cùng với các phòng ban, các bộ phận trong và ngoài Công ty. Bao gồm các vấn đề về lao động, nguồn vốn, trang thiết bị ... 5. Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lập kế hoạch Kế hoạch có đạt được độ chính xác cao hay chất lượng hya không là phụ thuộc vào đội ngũ của đội ngũ lập kế hoạch. Một kế hoạch tốt sẽ tối ưu hoá được các nguồn lực như: Nhân lực, nguyên vật liệu, tài chính.... Lao động quản lý chất xám mà lợi ích của nó đem lại cao hơn rất nhiều so với lao động bình thường. Công ty có khoảng 242 cán bộ quản lý, kỹ thuật trong đó : trên đại học là 6 người , 199 người đại học, chỉ có 13 người cao đẳng, 24 người trung cấp và lao động phổ thông là 38 người. Công nhân kỹ thuật 46 người: trong đó công nhân xây dựng 3, công nhân cơ giới 17, công nhân cơ khí 5, công nhân khảo sát 3, công nhân kỹ thuật 18 ... Công ty cần quan tâm hơn tới vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ, đặc biệt là các cán bộ lập kế hoạch, trong đó tập trung chú ý tới lớp trẻ năng động và có tương lai lâu dài, đi học các lớp sau đại học ở trong và ngoài nước . Xem xét những ai có khả năng đào tạo và những ai cần đào tạo. Tổ chức các lớp tập huấn, hoặc gửi đi đào tạo ở các trung tâm khác. Kết luận Quá trình lập kế hoạch là một quá trình phức tạp và khó khăn, đòi hỏi giải quyết nhiều mối quan hệ của nhiều cấp, ngành và của bản thân công ty và các đơn vị trực thuộc mà em đã nêu ra ở trên. Trong quá trình trình bày em chỉ nêu ra được một số vấn đề cập nhật mà em tìm hiểu được trong suốt thời gian học tập cũng như trong suốt thời gian thực tập ở Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà. Tài liệu tham khảo 1. Trường đại học kinh tế quốc dân - Khoa khoa học quản lý - Giáo trình:Khoa học quản lý tập I - TS.Đoàn Thị Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - Hà Nội - 2001. 2. Trường đại học kinh tế quốc dân - Khoa khoa học quản lý - Giáo trình: Quản lý học kinh tế quốc dân tập I - GS.TS Đỗ Hoàng Toàn - PGS.TS. Mai Văn Bưu - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - HN - 2001. 3. Trường đại học kinh tế quốc dân - Giáo trình: Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp - PGS.PTS. Nguyễn Thành Độ - CN .Nguyễn Ngọc Huyền - Nhà xuất bản giáo dục. 4. Trường đaih học kinh tế quốc dân - Giáo trình: Quản trị doanh nghiệp... 5. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2004 và kế hoạch năm 2005 của Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà. 6. Báo cáo tình hình sản xuất kế hoạchkinh doanh 5 năm 2006 –2010 của Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà. 7. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà. 8. Quy định xây dựng, báo cáo thực hiện và quản lý kế hoạch của Tổng công ty Sông Đà. (QĐ số 38 TCT/ HĐQT ngày 14/02/2005). 9. Báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm 2006 - 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 của Tổng công ty Sông Đà. 10. Harold koonzt - Cyril O’donnell - Heinz Weihrich. Những vấn đề cốt yếu của quản lý tập I - Nhà xuất bản KH-KT – HN-1992. 11. Philippe Lasserre - Jose Putti. Chiến lược quản trị và kinh doanh - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - HN - 1996. MụC LụC Phần I: Lời mở đầu 7 Phần II: Nội Dung 8 ................................................................................................... Chương I: Một số lý luận cơ bản về công tác kế hoạch của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ................................ 8 ................................................................................... I. Tổng quan về kế hoạch ............................................................................................ 8 1. Một số khái niệm về kế hoạch trong doanh nghiệp ............................................... 8 2. Các loại kế hoạch trong doanh nghiệp ................................................................... 9 3. Vai trò của kế hoạch trong doanh nghiệp .............................................................. 13 3.1. ứng phó với những sự bất định và thay đổi ............................................................. 13 3.2. Tập trung sự chú ý vào các mục tiêu....................................................................... 14 3.3. Tạo khả năng tác nghiệp kinh tế ............................................................................. 14 II. Công tác lập lập kế hoạch 5 năm trong doanh nghiệp ......................................... 15 1. Khái niệm công tac lập kế hoạch ........................................................................... 15 2. Vai trò của công tác lập kế hoạch ........................................................................... 15 2.1. Giúp cho việc lựa chọn các phương thức hành động trong qua trình ra quyết định . 15 2.2. Tạo cơ sở phân bổ và sử dụng tốt nhất các nguồn lực hiện có ................................. 15 2.3. Là một công cụ hữu hiệu để đạt tới các mục tiêu .................................................... 16 3. Quá trình lập kế hoạch ........................................................................................... 16 3.1. Nghiên cứu và dự báo ............................................................................................ 16 3.2. Thiết lập các mục tiêu ............................................................................................ 16 3.3. Phát triển các tiền đề .............................................................................................. 17 3.4. Xây dựng các phương án ........................................................................................ 17 3.5. Đánh giá các phương án ......................................................................................... 17 3.6. Lựa chọn các phương án và ra quyết định............................................................... 17 4. Nội dung lập kế hoạch ............................................................................................. 18 4.1. Thiết lập các hệ thống mục tiêu .............................................................................. 18 4.2. Đề xuất đánh giá và lựa chọn các giải pháp tối ưu .................................................. 19 5 .Tổ chức quá trình lập kế hoạch .............................................................................. 21 6. Các căn cứ lập kế hoạch .......................................................................................... 22 6.1. Căn cứ bên trong .................................................................................................... 22 6.2. Căn cứ bên ngoài .................................................................................................... 24 7. Các phương pháp lập kế hoạch .............................................................................. 25 7.1. Phương pháp cân đối .............................................................................................. 25 7.2. Phương pháp tỷ lệ cố định ..................................................................................... 26 7.3. Phương pháp phân tích chu kỳ sống của sản phẩm ................................................. 26 7.4. Phương pháp đường cong kinh nghiệm .................................................................. 26 7.5. Phương pháp mô hình PIMS .................................................................................. 26 Chương II: Thực tiễn quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà .................................................................................... 28 I. Giới thiệu chung về Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà ......... 28 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ................................................... 28 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của Công ty .................................. 29 2.1. Chức năng và nhiệm vụ .......................................................................................... 29 2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ ........................................................................................... 29 3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty ..................................................................... 31 4. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty ....................................................................... 31 II. Những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch của Công ty ..... 33 1. Cơ cấu tổ chức của Công ty .................................................................................... 33 2. Đặc điểm thiết bị, dây chuyền công nghệ ............................................................... 36 3. Đặc điểm về nhân sự ............................................................................................... 36 4. Đặc điểm về tài chính ............................................................................................ 39 5. Năng lực sản xuất .................................................................................................... 40 III. Thực trạng quá trình lập kế hoạch của Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà............................................................................................................ 41 1. Các loại kế hoạch hiện nay của Công ty ................................................................. 41 2. Quá trình lập kế hoạch của Công ty ....................................................................... 48 2.1. Quy trình lập kế hoạch của Công ty ........................................................................ 48 2.2. Trình tự tổ chức công tác lập kế hoạch ................................................................... 49 3. Các căn cứ để xây dựng quá trình lập kế hoạch của Công ty ............................... 51 3.1. Căn cứ vào các nhân tố bên trong Công ty .............................................................. 51 3.1.1. Căn cứ vào năng lực hiện có của Công ty ............................................................ 51 3.1.2. Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trước ............................................ 51 3.1.3. Căn cứ vào các mối quan hệ giữa những nhà lập kế hoạch và các phòng ban khác .......... 52 3.2. Căn cứ vào các nhân tố bên ngoài........................................................................... 53 3.2.1. Căn cứ vào chỉ tiêu do HĐQT giao Công ty ........................................................ 53 3.2.2. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường ........................................................... 54 4. Nội dung công tác lập kế hoạch của Công ty ......................................................... 54 4.1. Nội dung kế hoạch 5 năm ....................................................................................... 54 4.2. Nội dung kế hoạch năm .......................................................................................... 54 5. Các phương pháp lập kế hoạch của Công ty ......................................................... 57 IV. Đánh giá khái quát thực trạng công tác lập kế hoạch của Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà....................................................................................... 59 1. Những kết quả đạt được ........................................................................................ 59 2. Những mặt còn tồn tại ............................................................................................ 62 3. Nguyên nhân ............................................................................................................ 62 Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập kế hoạch ở Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà ............................................................................... 64 I. Phương hướng hoàn thiện lập kế hoạch ................................................................. 64 II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập kế hoạch ở Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà ................................................................................. 67 1. Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc nhằm xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ phận trong quá trình lập kế hoạch ........................................................... 67 2. Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu và dự báo thị trường ................ 68 2.1. Nghiên cứu và dự báo các yếu tố thị trường tác động đến công tác lập kế hoạch .... 68 2.2. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh.......................................................................... 69 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 70 3. Cấp có thẩm quyền thường xuyên kiểm tra chặt chẽ quá trình lập kế hoạch ...... ....... 72 4. Hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch .................................................................. 73 5. Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lập kế hoạch ............................... 74 Phần III: Kết luận ...................................................................................................... 75 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 76 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ............................................................................. 77 Nhận xét của đơn vị thực tập ...................................................................................... 78 Bảng kê chữ viết tắt SXKD : Sản xuất kinh doanh HĐQT : Hội đồng quản trị KTKH : Kinh tế – Kế hoạch BQL : Ban quản lý CBCNV : Cán bộ công nhân viên TSCĐ : Tài sản cố định BCNCKT : Báo cáo nghiên cứu khả thi SUDICO : Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà. CPĐTPT : C ổ phần đầu tư phát triển KH : Kế hoạch SX : Sản xuất QLKD : Quản lý kinh doanh XN : Xí nghiệp TCT : Tổng công ty KS : Kỹ sư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập kế hoạch (5 năm) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà.pdf
Luận văn liên quan