Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một nước nông nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm trên 70% lao động xã hội. Diện tích đất tự nhiên của Việt Nam trên 33 triệu ha thì đất nông nghiệp chỉ chiếm 28,4% và bình quân đầu người có xu hướng thấp dần do dân số còn tăng và đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp lại rất hạn chế, chủ yếu thuộc các vùng đồng bằng. Hơn thế nữa, Việt Nam có gần 25 triệu ha đất dốc ( 76% diện tích đất tự nhiên).Vì vậy, đất đai rất dễ bị xói mòn, suy thoái, tài nguyên ngày càng kiệt quệ. Nếu không biết sử dụng đất đai một cách khoa học thì không thể phát triển một nền kinh tế bền vững, thu nhập của nông dân ngày càng thấp đi. Để phát triển sản xuất nông nghiệp trên vùng đất đai địa hình như vậy, thì cần phải có một chế độ canh tác bền vững trong hệ thống nông nghiệp. Bởi nông nghiệp không chỉ đảm bảo đời sống và xã hội, ổn định tình hình chính trị mà còn tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết để mở mang phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế xã hội khác. Nông nghiệp là ngành sử dụng chủ yếu hai nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng bậc nhất đối với sự tồn vong của loài người đó là đất và nước. Khi dân số gia tăng mạnh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cuộc sống của con người càng tăng lên, do vậy nông nghiệp có những tác động ngày càng to lớn đối với môi trường. Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp, đặc biệt phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững đang là vấn đề hết sức quan trọng đặt ra cho các nhà nghiên cứu kinh tế nông nghiệp. Huyện Đồng Hỷ thuộc tỉnh Thái Nguyên có tỷ lệ đất dốc tương đối cao, chiếm khoảng 3/ 4 diện tích đất của huyện. Những người dân ở đây, họ đang phải đối mặt với biết bao khó khăn trở ngại, điều này làm hạn chế phát huy hết tiềm năng về sản xuất nông lâm nghiệp. Hơn thế nữa, trong nông nghiệp, việc lạm dụng quá nhiều phân hoá học, sử dụng nhiều loại thuốc bảo về thực vật độc hại đã gây ô nhiễm nguồn nước, suy thoái đất như đất bị chua, bị rửa trôi, bạc màu nghèo kiệt chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, nguy cơ mất rừng tự nhiên và suy giảm đa dạng sinh học do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khả năng bảo vệ rừng tự nhiên và phát triển rừng chưa tốt, làm cho rừng bị khai thác ngày càng cạn kiệt. Số diện tích rừng trở thành nương rẫy hoặc đồi trọc có nguy cơ tăng cao và nhiều laòi sinh vật đang có nguy cơ bị diệt chủng. Do đó, phát triển nông nghiệp bền vững là vấn đề đặt ra cần giải quyết. Để phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững phải đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp khoa học phù hợp. Xuất phát từ thực tế khách quan đó tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên” là yêu cầu đặt ra mang tính cấp thiết. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan . i Lời cảm ơn . ii MỤC LỤC . iii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt . v Danh mục các bảng biểu vi Danh mục đồ thị . vii Danh mục sơ đồ vii Mở đầu . 1 1. Tính cấp thiết của đề tài . 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3. Phạm vi và thời gian nghiên cứu . 2 4. Đóng góp mới của đề tài 3 Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp 1.1.1 Cơ sở lý luận . 4 1.1.2 Cơ sở thực tiễn 10 1.2 Phương pháp nghiên cứu . 18 1.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu . 18 1.2.2. Phương pháp thống kê . 18 1.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn nhanh (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) 1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích . 20 Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trong hệ thống nông nghiệp huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên 2.1. Đặc điểm của huyện Đồng hỷ – tỉnh thái nguyên . 24 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên . 24 2.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội . 31 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ . 2.2.Thực trạng phát triển kinh tế trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ . 2.2.1 Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 2.2.2 Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 2.2.3. Một số hệ thống trong hệ thống nông nghiệp . 48 2.2.4. Khảo sát một số hệ thống nông nghiệp chính ở huyện 53 2.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong từng hệ thống 59 2.2.6.Tính bền vững trong từng hệ thống 64 2.3. Những trở ngại chủ yếu trong phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp . Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp huyện đồng hỷ tỉnh Thái Nguyên 3.1 Quan điểm - phương hướng - mục tiêu 68 3.1.1 Quan điểm phát triển kinh tế bền vững . 68 3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững 70 3.1.3 Phương hướng phát triển kinh tế bền vững 73 3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên . 3.3.1 Những giải pháp chung cho các hệ thống 73 3.3.2. Những giải pháp riêng cho từng hệ thống 77 Kết luận và kiến nghị . Danh mục Tài liệu tham khảo . Phiếu điều tra .

pdf98 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2873 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân chuồng Đạm, lân, kali Vật chất hữu cơ Vật tư khác cây,con giống ĐẦU VÀO ĐẦU RA Trâu, bò, Trong lành không khí Trả lại dinh dưỡng cho đất Phân chuồng Xói mòn, rửa trôi, phân huỷ lợn, gà Gỗ, Củi Ngô Sắn Chè, cây ăn quả Ánh sáng Không khí Lúa, Rau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 56 - thống. Ở sơ đồ 2.3 cho thấy những yếu tố gì đã lấy đi từ đất đai( đầu ra của hệ thống) và những yếu tố nào cung cấp cho đất đai(đầu vào của hệ thống) và nếu dinh dưỡng đầu ra và đầu vào cân bằng thì hệ thống tồn tại được lâu bền. Dinh dưỡng đầu vào lớn hơn đầu ra thì hệ thống có sức sản xuất ngày một tăng, ngược lại dinh dưỡng đầu vào nhỏ hơn đầu ra thì hệ thống kém bền vững và báo động về nguy cơ mất sức sản xuất của hệ thống. Ở đề tài này, vấn đề dòng dinh dưỡng giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống, chỉ nêu lên một cách khái quát, từ đó đề ra những giải pháp cho tính bền vững thông qua các số liệu điều tra. Tuy nhiên qua dòng dinh dưỡng có thể nhận xét một số yếu tố về hệ thống nông lâm kết hợp ở huyện Đồng Hỷ như sau: So với các hệ thống khác thì hệ nông lâm kết hợp có tính bền vững cao hơn rất nhiều, nó biểu hiện ở yếu tố đầu vào được cấp ở yếu tố đầu ra như vật chất hữu cơ, phân chuồng, ngoài ra nó còn làm giảm yếu tố đầu ra như xói mòn rửa trôi, phân huỷ vì địa bàn có sản xuất rừng. Vì vậy, nếu canh tác hợp lí hệ 1 sẽ có tính bền vững cao hơn. Điều tra phỏng vấn cho thấy trên 90% số hộ nông dân cho rằng nếu lấy phân chuồng bón cho cây trồng thì cây trồng cũng như đất đai ngày càng tốt lên. Qua đó thấy phần nào sức sản xuất và tính bền vững của hệ nông lâm kết hợp. 2.2.4.2. Hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá Ở Đồng Hỷ thì hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá chiếm tỷ trọng(12,8%), lớn thứ hai sau hệ nông lâm kết hợp. Qua điều tra cho thấy hệ được tạo bởi 3 công thức sau: - Chuyên chè - Chuyên rau - Chuyên lúa Với quy mô và cơ cấu được thể hiện ở bảng sau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 57 - Bảng 2.9: Quy mô và cơ cấu các công thức canh tác trong hệ nông nghiệp chuyên môn hoá Cây trồng Số hộ Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) - Lúa - Rau - Chè 6 14 17 16,3 37,8 45,9 2,77 11,9 14,49 9,5 40,8 49,7 Tổng 37 100 29,16 100 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng 2.9 cho thấy số hộ sử dụng công thức chè và rau chiếm tỷ trọng cao kể cả số hộ và diện tích.Trong 31 hộ thì có 6 hộ sử dụng 2 công thức chiếm 19,4% và 25 hộ sử dụng 1 công thức chiếm 80,6%, không có hộ nào sử dụng cả 3 công thức. Qua sơ đồ ta thấy tính bền vững của hệ khá cao vì đa số yếu tố đầu vào được tạo bởi từ đầu ra như thức ăn, cỏ lá, phân xanh vật chất hữu cơ.Qua kết quả điều tra: 10% số hộ nông dân được phỏng vấn cho rằng với mức đầu tư như nhau thì năm 2006 so với năm 2005 và năm 2007 so với năm 2006 năng suất cây trồng tăng; 82% cho rằng để đạt năng suất như các năm trước thì phải đầu tư như những năm trước; 8% còn lại cho rằng nếu đầu tư như những năm qua thì năng suất sẽ giảm. Như vậy, những ý kiến của chính những người canh tác trực tiếp đo cũng phần nào phản ánh về sức sản xuất của hệ thống và tính bền vững của nó. Sơ đồ dinh dưỡng của hệ nông nghiệp chuyên môn hoá như sau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 58 - Sơ đồ 2.4: Đầu vào và đầu ra của hệ nông nghiệp chuyên môn hoá Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Không khí Ánh sáng Lúa Dinh dưỡng sẵn có của đất HỆ 1:HỆ NÔNG NGHIỆP CMH Mưa Tưới Phân chuồng Đạm, lân, kali Vật chất hữu cơ Vật tư khác cây giống ĐẦU VÀO ĐẦU RA Không khí trong lành Trả lại dinh dưỡng cho đất Xói mòn, rửa trôi, phân huỷ Rau đậu các loại Ngô Sắn Chè Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 59 - 2.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong từng hệ thống 2.2.5.1. Hệ nông lâm kết hợp Hiệu quả tính trên 1 ha mỗi công thức trong một năm thể hiện ở biểu sau: Ký hiệu: NL 1: Lúa - Màu - Chăn nuôi- Rừng NL 2: Lúa - Chè - Cây ăn quả - Chăn nuôi- Rừng NL 3: Chè - Lúa - Màu - Chăn nuôi- Rừng NL 4: Lúa xuân - Mùa sớm - Cây vụ đông - Chăn nuôi- Rừng NL 5: Chăn nuôi - Rau - Màu - Lúa- Rừng Qua bảng 2.10 cho thấy tổng giá trị sản xuất của công thức NL 3 (Chè - lúa- màu - chăn nuôi- rừng) cho giá trị lớn nhất là: 44.601.000 đồng. Thứ hai là công thức NL1 (lúa - màu - chăn nuôi - rừng): 34.036.000đồng; tiếp đến là lúa - chè - cây ăn quả - chăn nuôi - rừng và chăn nuôi - rau - màu - lúa - rừng. Công thức lúa xuân- mùa sớm - cây vụ đông - chăn nuôi- rừng tuy có giá trị sản lượng thấp nhất nhưng chi phí cũng rất thấp ở mức 5.082.000 đồng. Thu nhập thô phản ánh phần giá trị thu được sau khi đã trừ đi chi phí trực tiếp bỏ ra để sản xuất các công thức đó. Với chỉ tiêu hiệu quả này, công thức NL3( lúa - chè - cây ăn quả - chăn nuôi - rừng) cho hiệu quả lớn nhất 38.343.000 đồng / ha. NL1: 28.824.000 đồng/ ha. NL2: 26.328.000 đồng/ ha. NL5: 16.731.000 đồng/ ha. và NL4 cho thu nhập thô chỉ ở con số là: 15.855.000 đồng/ ha. Thu nhập thuần là chỉ tiêu hiệu quả tính bằng thu nhập thô trừ chi phí cố định. Với chỉ tiêu thu nhập thuần, công thức NL3 và công thức NL1 cho hiệu quả lớn nhất ở các mức 38.137.000 đồng/ ha và 28.564.000 đồng/ ha. Trong khi các công thức khác chênh lệch khá lớn NL2: 25.879.000 đồng/ ha; NL5: 16.399.000 đồng/ ha, và NL4 chỉ có 15.693.000 đồng/ ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 60 - Bảng 2.10: Hiệu quả kinh tế của các công thức canh tác hệ NLKH ĐVT: 1.000 đồng Công thức Chỉ tiêu NL 1 NL 2 NL 3 NL 4 NL 5 1. Giá trị sản xuất (GO) 2. Tổng CPSX (TC) - CP biến đổi (VC) - CP cố định (FC) 3. Thu nhập thô (GM) 4. Thu nhập thuần (NFI) 5. Giá trị sản xuất/ CPSX 6. Thu nhập thô / CPBĐ 7. Thu nhập thuần / CPSX 34.036 5.472 5.212 260 28.824 28.564 6,22 5,26 5,22 31.215 5.336 4.887 449 26.328 25.879 5,85 4,93 4,85 44.601 6.464 6.258 206 38.343 38.137 6,89 6,12 5,9 20.775 5.082 4.920 162 15.855 15.693 4,08 3,22 3,08 20.749 4.350 4.018 322 16.731 16.399 4,77 3,85 3,77 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng 2.10 còn cho thấy, cứ đầu tư 1 đồng CPSX công thức NL3 sẽ thu được 6,89 đồng NL1 được: 6,22 đồng NL2 được: 5,85 đồng NL5 được: 4,77 đồng NL4 được: 4,08 đồng Nếu tính thu nhập thô / CPBĐ, thì cứ 1 đồng CPBĐ bỏ ra thì công thức NL3 cho cao nhất là 6,12 đồng sau đó đến NL1: 5,26 đồng, NL4 là 3,22 đồng. Như vậy, nó biểu hiện NL3 cho sản phẩm cao nhưng cùng phải đầu tư chi phí trực tiếp cao. Chỉ tiêu thu nhập thuần/CPSX cho thấy công thức có hiệu quả cao nhất là NL3: Cứ 1 đồng chi phí thu được 5,9 đồng thu nhập thuần sau đó đến NL1 là 5,22 đồng, NL2 4,85 đồng; NL5: 3,77 đồng và NL4: 3,08 đồng Qua phân tích bảng 2.10 tôi có một số kết luận sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 61 - - Tất cả các công thức trong hệ nông lâm kết hợp đều cho lãi ròng dương, điều này cho thấy các phương thức sản xuất trồng trọt kết hợp chăn nuôi và lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong 5 công thức của hệ nông lâm kết hợp cho thấy có 2 công thức NL3: chè - lúa - màu - chăn nuôi - rừng và NL1: lúa - màu - chăn nuôi - rừng cho hiệu quả canh tác trên đơn vị diện tích cao. - Công thức chè - lúa - màu - chăn nuôi- rừng cho thu nhập của nông hộ (thu nhập thô / 1 ngày công lao động) cao nhất sau đó là công thức NL1 (lúa- màu - chăn - nuôi - rừng) - Xét về khía cạnh thu nhập của nông dân / CPSX thì công thức NL3 chè - lúa - màu - chăn nuôi - rừng đạt hiệu qủa cao nhất, sau đó đến công thức NL1 và cuối cùng là NL4. Như vậy, đánh giá chung về hiệu quả hệ nông lâm kết hợp cho thấy sản xuất của hệ đạt kết quả tương đối cao, nông dân tham gia hệ thống này ổn định đời sống và có tích luỹ. Tuy nhiên, trong hệ còn chứa đựng tiềm năng về hiệu quả trong từng công thức và tỷ lệ quy mô của các công thức trong hệ thống. * Những tiềm năng và nguyên nhân trở ngại: Khi phân tích hiệu quả kinh tế hệ nông lâm kết hợp ta thấy: Tỷ lệ về cơ cấu diện tích các công thức có sự chênh lệch quá lớn. Trong khi có những công thức đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, vốn đầu tư thấp hơn, giá trị ngày công lớn hơn song tỷ lệ diện tích lại thấp hơn so với công thức khác. Sở dĩ công thức chè - lúa - màu - chăn nuôi - rừng được trồng phổ biến vì: Thứ nhất, chè là cây trồng cho sản phẩm hàng hoá được nông dân huyện Đồng Hỷ có tập quán và kinh nghiệm trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai, Chè là cây trồng lâu năm nên không dễ gì mà phá đi thay loại cây khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 62 - Thứ ba, Sản phẩm của chè là sản phẩm khô, không quá nặng, dễ vận chuyển trong điều kiện giao thông khó khăn, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thứ tư, Về mặt hiệu quả chè cho hiệu quả tương đối cao, đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ. Chè là cây dễ bảo về sản phẩm ngoài vườn đồi. Bên cạnh đó, công thức NL 2 có hiệu quả kinh tế tương đối cao song nông dân vẫn chưa tập trung phát triển đúng mức do: Thứ nhất, nhận thức của nông dân chưa đồng bộ nên mới có một số người nhanh nhạy phát triển loại cây có hiệu quả này. Thứ hai, về vốn và kỹ thuật đây là nguyên nhân chủ yếu. Nhiều nông hộ có đất phù hợp song do ít vốn nên chỉ mua ít giống về trồng vì không đúng quy trình nên cây hay bị chết hoặc kém phát triển. Thứ ba, Cơ sở hạ tầng như đường xá giao thông còn nhiều khó khăn, nhiều khu vực ở sâu nên việc tiêu thụ sản phẩm hoa quả còn có những hạn chế. Thứ tư, Điều kiện trật tự trị an một số nơi còn có nạn nghiện hút, trộm cắp nên việc bảo vệ sản phẩm cây ăn quả cũng có những khó khăn nhất định. 2.2.5.2. Hệ nông nghiệp chuyên môn hoá Hiệu quả các cây trồng tính trên 1 ha mỗi công thức trong một năm thể hiện ở biểu 2.11: Qua số liệu bảng 2.11 cho thấy tổng giá trị sản xuất của công thức chuyên rau cao nhất đạt 38.674.000 đồng/ ha, và cuối cùng là công thức chuyên lúa đạt 32.311.000 đồng/ ha. Đánh giá hiệu quả ở chỉ tiêu thu nhập thô thì công thức chuyên chè cao nhất đạt 23.621.000 đồng/ ha. Công thức chuyên lúa: 21.136.000 đồng/ ha. Và chuyên rau thấp nhất: 20.315.000 đồng/ ha; thu nhập thuần ở công thức chuyên chè đạt 15.415.000 đồng/ ha, công thức chuyên rau: 12.244.000 đồng/ ha, còn công thức chuyên lúa thấp nhất chỉ có 10.635.000 đồng/ ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 63 - Bảng 2.11: Hiệu quả kinh tế của các công thức canh tác hệ nông nghiệp chuyên môn hoá ( ĐVT: 1.000 đồng) Cây trồng Chỉ tiêu Lúa Rau Chè 1.Giá trị sản xuất (GO) 2. Tổng CPSX(TC) - Cp biến đổi (VC) - Cp cố định (FC) 3. Thu nhập thô (GM) 4. Thu nhập thuần (NFI) 5. GTrị sản xuất/CPSX 6. Thu nhập thô/CPBĐ 7. Thu nhập thuần / CPSX 32.311 21.676 11.175 10.501 21.136 10.635 1,49 1,89 0,49 38.674 26.430 18.359 8.071 20.315 12.244 1,46 1,42 0,46 40.319 24.904 16.698 8.206 23.621 15.415 1,62 1,40 0,62 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra Phân tích hiệu quả về vốn đầu tư theo GTSX / CPSX ta có: Cứ bỏ ra 1 đồng CPSX ở công thức chuyên chè sẽ thu được 1,62 đồng sản phẩm, ở công thức chuyên lúa thu được là 1,49 đồng và ở công thức chuyên rau chỉ thu được 1,46 đồng. Nhưng nếu tính trên 1 đồng CPBĐ thì cứ bỏ ra 1 đồng sẽ thu được 1,40 đồng thu nhập thô ở công thức chuyên chè và thu được 1,12 đồng ở công thức chuyên rau; thu được cao nhất 1,89 đồng ở công thức chuyên lúa. Phân tích hiệu quả thu nhập thuần/ CPSX thì cứ 1 đồng chi phí ở công thức chuyên chè cho thu nhập thuần 0,62 đồng; chuyên rau cho 0,467 đồng và chuyên lúa cho 0,49 đồng thu nhập thuần. Trong hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá các công thức đều cho lãi dương, điều đó chứng tỏ sản xuất theo phương thức này đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 64 - Công thức chuyên chè cho hiệu quả kinh tế cao nhất.Công thức chè tiết kiệm vốn đầu tư trực tiếp (CPBĐ) và số công lao động ít nhất Công thức chuyên rau cho tổng giá trị sản xuất lớn nhất. Với số liệu các chỉ tiêu trên cho thấy hệ thống có hiệu quả kinh tế khá cao tuy vậy xét trên cả hệ thống vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. 2.2.6.Tính bền vững trong các hệ thống nông nghiệp của huyện 2.2.6.1. Hệ nông lâm kết hợp Như đã trình bày trong phần giới thiếu hệ thống, muốn hệ thống bền vững phải có dòng dinh dưỡng đầu vào lớn hơn hoặc bằng đầu ra. Tính bền vững được đánh giá bởi sinh thái và sức sản xuất của hệ thống - Sinh thái được đánh giá bằng mức độ mang lại lợi ích cho tương lai về môi trường sống. Về vấn đề này, để đánh giá đầy đủ phải có các chuyên gia về môi trường. Trong đề tài này, chúng tôi chú trọng đánh giá sức sản xuất của hệ thống và xem là yếu tố cơ bản của tính bền vững. - Sức sản xuất đo lường bằng năng suất sản lượng / đơn vị diện tích với đầu vào không đổi. Muốn đánh giá sức sản xuất chính xác phải bố trí các lô thí nghiệm trên từng công thức có mức đầu tư không đổi, nhưng đối với hộ nông dân mức đầu tư thay đổi thất thường, đa số đầu tư chi phí biến đổi khác nhau giữa các năm dẫn đến năng suất khác nhau. Vì vậy, để đánh giá sức sản xuất tôi tiến hành điều tra với những câu hỏi ví dụ như: Với mức đầu tư năm trước và năm sau như nhau thì sản lượng tăng, không đổi hay giảm ? Thường các câu trả lời là: - Nếu đầu tư như năm nay như năm trước thì năng suất, sản lượng cao hơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 65 - - Để có năng suất như năm ngoái thì năm nay chỉ cần đầu tư ít hơn .... Tổng hợp kết quả của 203 ý kiến trong 181 hộ có các công thức trong hệ nông lâm kết hợp được kết quả như sau: Bảng 2.12: Kết quả điều tra về sức sản xuất của đất đai trong hệ nông lâm kết hợp qua 3 năm (ĐVT: %) Năm 05/04 06/05 07/06 Tỷ lệ ý kiến Công thức Tăng Không đổi Giảm Tăng Không đổi Giảm Tăng Không đổi Giảm NL 1 NL 2 NL 3 NL 4 NL 5 4 10 2 - 10 83 84 95 96 90 13 6 3 4 10 - 8 2 - - 81 82 95 90 85 19 10 3 10 15 - 10 3 2 5 85 82 95 95 85 15 8 2 3 10 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng 2.12 ta thấy trên 80% ý kiến cho rằng các công thức trong hệ nông lâm kết hợp qua 3 năm đều có tính ổn định cao. Trong đó, công thức NL 3 có tính ổn định rất cao: 95% ý kiến công nhận trong khi công thức NL 1 có đến 13 - 19% ý kiến cho rằng năng suất năm sau giảm hơn nhiều so với năm trước. 2.2.6.2. Hệ nông nghiệp chuyên môn hoá Cũng như hệ nông lâm kết hợp, tính bền vững của hệ này được điều tra bởi các ý kiến nông dân thực sự tham giá các công thức trong hệ thống. Kết quả điều tra thể hiện trong bảng 2.13 Trong hệ này trên 90% số ý kiến đều cho rằng năng suất vật cây trồng của năm sau so với năm trước không đổi. Tuy vậy, xét trên toàn diện hệ nông nghiệp chuyên môn hoá có tính bền vững cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 66 - Bảng 2.13: Kết quả điều tra về sức sản xuất của đất đai trong hệ nông nghiệp chuyên môn hoá qua các năm 2005-2007 (ĐVT: %) Năm 05/04 06/05 07/06 Tỷ lệ ý kiến Cây trồng Tăng Không đổi Giảm Tăng Không đổi Giảm Tăng Không đổi Giảm Lúa Rau Chè - 4 5 92 96 93 8 - 3 2 2 2 91 95 92 7 3 6 - 3 4 92 93 95 8 4 1 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra 2.2.6.3. Chỉ tiêu xã hội và môi trường các hệ nông nghiệp huyện Đồng Hỷ Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu về xã hội và môi trƣờng năm 2006 - 2007 Chỉ tiêu 2006 2007 1. Tỷ lệ sinh thô 2. Tỷ lệ hộ nghèo 3. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 4. tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng 5. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị 6. Tỷ lệ thất nghiệp nông thôn 7. Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch 8. Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch 9. Tỷ lệ lao động được đào tạo 9. Tỷ lệ người biết chữ 10. Tỷ lệ che phủ rừng 11.Tỷ lệ hộ đói nghèo 0,25 24,55 25 87 5,32 79 65 80 40 80 50,5 23,66 0,21 20,7 22,5 90 5,1 75 68 81 45 85 51,5 21,16 Nguồn: Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ Qua bảng 2.14 ta thấy tỷ lệ sinh thô, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ thất nghiệp thành thị và tỷ lệ thất nghiệp nông thôn đều có xu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 67 - hướng giảm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao, kết quả xoá đói giảm nghèo đạt được đáng kể nhưng chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn lớn. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt về sinh tăng từ 65% lên 68%, tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch tăng từ 80% lên 81% và đặc biệt tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 23,66% xuống 21,16% tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. 2.3. NHỮNG TRỞ NGẠI CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TRONG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐỒNG HỶ Qua điều tra một số hệ thống nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ tôi thấy còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, một số công thức cho hiệu quả kinh tế cao, điều kiện thuận lợi nhưng tỷ lệ về quy mô trong cơ cấu các công thức còn thấp, một số công thức còn nhiều tiềm năng mở rộng nhưng chưa được khai thác. Và theo ý kiến điều tra thì nguyên nhân là do các yếu tố trở ngại sau: Bảng 2.15: Những yếu tố trở ngại chủ yếu trong phát triển hệ thống NN Yếu tố trở ngại Hệ NLKH Hệ NN CMH Ý kiến Tỷ lệ % Ý kiến Tỷ lệ % - Khó khăn về vốn - KK về kỹ thuật - KK về bảo vệ sản phẩm - Chính sách đất đai - Điều kiện cơ sở hạ tầng - Khó khăn về tiêu thụ SP 159 130 108 86 63 40 27,13 22,18 18,43 14,67 10,75 6,84 35 31 18 25 14 12 25,93 22,96 13,33 18,51 10,37 8,90 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra Qua bảng ta thấy Yếu tố 1: khó khăn về vốn Yếu tố 2: khó khăn về kỹ thuật Đây là hai yếu tố cơ bản cản trở sự phát triển của các hệ thống nông nghiệp và cần có biện pháp để khai thông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 68 - Chƣơng 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TRONG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG 3.1.1 Quan điểm phát triển kinh tế bền vững * Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững phải dựa trên quan điểm phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững: Tăng trưởng bền vững gắn với phát triển sản xuất toàn diện với tốc độ cao nhưng đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, khắc phục tình trạng chạy theo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trên cơ sở khai thác kiệt quệ tài nguyên môi trường, nhất là môi trường đất, nước, rừng, biển; gắn tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội nông thôn. * Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững phải phát triển toàn diện cả chăn nuôi, trồng trọt với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững nhất thiết phải dựa trên cơ sở kinh tế hàng hoá gắn với thị trường: Phát triển toàn diện với tốc độ cao và gắn với thị trường mới khắc phục được xu hướng tự phát tự cung, tự cấp, phân tán nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp. Quan điểm sản xuất hàng hoá đặt ra yêu cầu sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu chất lượng và chủng loại ra sao phải do thị trường quyết định, không phải do khả năng đất đai, lao động, khí hậu, kinh nghiệm của người sản xuất quyết định. * Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tất yếu phải đạt hiệu quả kinh tế và xã hội cao và lâu dài: Sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường chỉ tồn tại được khi sản phẩm có tính cạnh tranh cao và khi đó tất yếu sẽ đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 69 - *Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững phải phù hợp với xu hướng hội nhập và mở cửa với thế giới và khu vực: Với nền kinh kinh tế hội nhập và mở của như hiện nay thì bên cạnh việc phát triển phải phù hợp với xu hướng còn phải hướng tới sự phát triển bền vững để đảm bảo sự phát triển kinh tế hôm nay không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau. * Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững một mặt phải kế thừa những kinh nghiệm truyền thống, một mặt phải tiếp cận với xu thế hiện đại: Trong phát triển kinh tế, một mặt phải kế thừa những kinh nghiệm truyền thống, một mặt phải tiếp cận với xu thế hiện đại của thế giới và khu vực, thực hiện phương châm “ Đi tắt, đón đầu”, nhanh chóng ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiến tiến vào phát triển nông nghiệp nhằm hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. * Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững đảm bảo sự hài hoà trong quá trình phát triển: Phát triển kinh tế phải đảm bảo sự hài hoà trong quá trình phát triển cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vần đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái * Phát triển nông nghiệp bền vững phải nhằm nâng cao thu nhập của nông dân địa phương. Với quan điểm này, hệ thống mới được áp dụng phải có hiệu quả cao hơn hệ thống hiện tại, muốn có hiệu quả cao hơn ngoài việc áp dụng các biện pháp tiến bộ nâng cao năng suất cần phải nhân rộng các công thức có hiệu quả cao và thu hẹp các công thức có hiệu quả thấp nhưng vẫn phải phù hợp với điều kiện thực tế của nông dân có như vậy mới được nông dân chấp nhận. * Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững phải được coi là một chiến lược phát triển lâu dài. Trên quan điểm này người nông dân có thể bố trí cây trồng hợp lý trên đất được giao lâu dài, có thể gồm những cây ngắn ngày, và cây dài ngày, cây công nghiệp, cây ăn quả… được quy hoạch hợp lý mang lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 70 - hiệu quả kinh tế cao và ổn định môi trường sinh thái trên quan điểm nông nghiệp bền vững. - Phát triển nông nghiệp bền vững theo quan điểm dựa vào nông dân và được nông dân chấp nhận. - Phát triển kinh tế bền vững phải thực hiện đồng bộ các yếu tố kinh tế, sinh thái, sử dụng đất, chế biến và tiếp thị. [17] 3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững * Mục tiêu về kinh tế: - Đạt tốc độ phát triển cao và ổn định: Để đạt mục tiêu này chúng ta phải tạo ra được một sản lượng cao, dựa trên nâng cao năng suất. Phương châm đạt mục tiêu là “ Thực hiện đa dạng hoá hệ thống bởi theo quy luật sinh thái thì hệ thống càng đa dạng thì tính ổn định càng cao”. - Tốc độ phát triển kinh tế của huyện Đồng Hỷ bình quân thời kỳ 2005 - 2010 là 14 - 15 %/ năm. GDP bình quân đầu người 12 triệu đồng/ người / năm. - Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả có năng lực khai thác những tiềm năng và lợi thế của huyện về vị trí, đất đai, nguồn nhân lực. Xây dựng nền kinh tế với cơ cấu các ngành phù hợp, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp - dịch vụ có chất lượng cao. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp lên 40 % và dịch vụ 45 %. - Có nhiều nông sản hàng hoá nhất là nông sản hàng hoá để xuất khẩu. Để có nhiều nông sản hàng hoá thì trước hết phải nâng cao mức dư thừa nông sản đồng thời phải có chính sách đẩy mạnh chế biến và mở rộng thị trường, đẩy mạnh quan hệ buôn bán với các nước, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. - Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, giải quyết được mâu thuẫn vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng của con người trong thời kỳ công nghiệp hoá với khối lượng sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 71 - phẩm nhiều, chất lượng sản phẩm sạch, an toàn vừa phải bảo về được môi trường sinh thái. * Mục tiêu về xã hội - Giải quyết việc làm cho nông dân, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo là 50% năm 2010 và khoảng 55-60% vào năm 2015,đến năm 2010 tỷ lệ người có việc làm tăng 20 %, duy trì và nâng cao thu nhập cũng như mức sống của nông dân, xoá đói giảm nghèo cho nông dân, vì chính nông dân là lực lượng chủ lực, chủ tài nguyên, người chủ thực hiện kinh tế nông nghiệp bền vững, đến năm 2010 đảm bảo thu nhập tăng 1,4 - 1,6 lần so với năm 2007. Trong thời kỳ 5 năm 2006-2010 giảm được 2/3 số hộ nghèo để đến năm 2010 tỷ lệ nghèo vào khoảng 3,5 - 4,5% (theo chuẩn nghèo mới). Hàng năm giải quyết việc làm cho 1800 - 2000 lao động đến độ tuổi và đưa từ khoảng 300 - 400 người đi làm việc ở nước ngoài để góp phần làm giảm tệ nạn xã hội. . Để đạt mục tiêu này cần đẩy mạnh chăn nuôi và chế biến nông sản, mở rộng và phát triển ngành nghề ở nông thôn, nhất là những ngành nghề cần ít đầu tư, nhiều lao động. - Giáo dục đào tạo: Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho nguồn nhân lực của huyện, đặc biệt là cho lực lượng thanh niên và ở vùng sâu, vùng xa. Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 19 % vào năm 2010. - Y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Tạo bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng trong sự nghiệp phát triển y tế. Đồng bộ hoá cơ sở thiết bị cho bệnh viện huyện. Cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất. trang thiết bị và cơ cấu thuốc cho các trạm y tế xã, 100% trạm y tế xã có bác sỹ và cơ cấu cán bộ y tế theo tiêu chuẩn của Bộ y tế, 100% số hộ nông dân được sử dụng nước sạch an toàn, hợp vệ sinh. - Văn hoá - thể thao: Phấn đấu đến năm 2010 có 100% số thôn đạt tiêu chuẩn “Thôn văn hoá”, 95% số hộ gia định đạt tiêu chuẩn “Gia định văn hoá”, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 72 - xây dựng đời sống văn minh, giữ gìn phát huy những bản sắc văn hoá truyền thống địa phương. * Về môi trường sinh thái: Để đảm bảo mục tiêu bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, các hoạt động sản xuất nông nghiệp phải được kiểm soát sao cho các tác động đến môi trường sinh thái không bị xấu đi, hạn chế sử dụng các chất độc hại, xử lý tốt chất thải nông nghiệp. Cụ thể - Chống thoái hoá và sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất : Đất nông nghiệp tăng cường chủ động hệ thống tưới tiêu đến năm 2010 đạt 35% đến năm 2020 đạt 40% diện tích đất canh tác. Cải tạo đất bị suy thoái do khai khoáng, đất bị bạc màu, phấn đấu đến năm 2010 giảm 50%, đến năm 2020 cơ bản cải tạo nâng cao chất lượng của đất bị bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng. - Bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học : Bảo vệ và phát triển rừng để điều hoà được dòng chảy, giữ nguồn nước ổn định, chống xói mòn và cải tạo đất bảo đảm đến năm 2020 độ che phủ đạt 59%. 3.1.3 Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế bền vững - Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường: Điều chỉnh cơ cấu vật nuôi cây trồng, bảo tồn phát triển các yếu tố sinh học bền vững, hạn chế sử dụng các hoá chất và thuốc BVTVđộc hại. Khuyến khích sản xuất và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. - Giữ nguyên các công thức canh tác cũ nhưng thay đổi cơ cấu diện tích hợp lý. - Bổ sung thêm một số công thức canh tác có hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện sản xuất tương tự đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. - Đối với ngành trồng trọt cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi để thực sự chủ động trong tưới tiêu cho quỹ đất hiện có, chuyển đổi cơ cấu giống, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đất 1 vụ thành đất 2 vụ và đất 2 vụ có thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 73 - trồng được 3 vụ trong năm, tập trung vào việc tăng cơ cấu cây lúa lai, ngô cao sản vào thâm canh sản xuất. - Đối với lâm nghiệp cần hạn chế mức thấp nhất việc chặt phá rừng, bảo vệ triệt để diện tích rừng hiện có, đặc biệt là diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn. Tổ chức giao đất giao rừng cho cho người dân bảo vệ và trồng mới nhằm tăng độ che phủ cho đất rừng. - Nâng cao chất lượng hàng hoá bằng việc cải tạo giống chè, giống cây ăn quả, đầu tư chế biến sản phẩm đáp ứng thị trường tiêu thụ nông sản 3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TRONG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN 3.2.1 Những giải pháp chung cho các hệ thống 3.2.1.1. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng: Để phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cần có những giải pháp về cơ sở hạ tầng như sau - Về giao thông: Hầu hết ở các xã đường đất đi lại khó khăn vì vậy những nơi xa thị trấn có nhiều tiềm năng trồng cây ăn quả có giá trị cao chưa dám đầu tư vì lo ngại về vấn đề tiêu thụ sản phẩm. - Về điện và thông tin: Các nơi xa thị trấn hầu hết chưa có điện và điện thoại, nhiều người dân có đầu óc làm kinh tế giỏi có xu hướng ra thành phố hoặc thị trấn. Cần phát triển mạng lưới điện và thông tin nông thôn nhằm phát triển đời sống kinh tế - văn hoá ở những vùng sâu, vùng xa. - Về thuỷ lợi và cơ giới hóa: ở điều kiện phát triển hệ thống nôngnghiệp cần có giải pháp thuỷ lợi nhỏ kết hợp cơ giới hoá bằng máy tưới cho chè trái vụ, tưới cây ăn quả trên đồi. Giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân và vật nuôi ở những vùng dân cư nghèo. 3.2.1.2. Giải pháp chính cho môi trường - Phát triển sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón phân giải chậm phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 74 - - Phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu và các loại kháng sinh trong sản xuất chế biến nông sản nhằm cải tạo đất, không làm thoái hoá đất, hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững. - Tăng cường thực hiện các chương trình trồng rừng theo kế hoạch và và có biện phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng có hiệu quả nhằm mục đích chống xói mòn rửa trôi đất, bảo vệ đất cho thế hệ mai sau . - Nâng cao năng lực của Ban phòng chống lụt bão, có chương trình phòng chống lũ lụt, hạn hán giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây ra. - Tổ chức thực hiện đề án quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản của tỉnh trên địa bàn huyện. Quản lý và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; Quản lí sử dụng bền vững tài nguyên đất, tài nguyên nước; Khai thác hợp lí và sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, ngăn chặn việc khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép khoáng sản. Thực hiện tốt quyết định 1597 của UBND tỉnh về chuyển đổi bìa chữ T trên địa bàn huyện. - Phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường, 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng trên địa bàn huyện áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị xử lí chất thải, khí thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường ; Phấn đấu 100% cơ sở sản xuất phải có cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rác thải theo công nghệ CNN tại Hoá Trung. Thực hiện dự án xây dựng nghĩa trang nhân dân tại khu vực La Giang xã Quang Sơn. 3.2.1.3. Giải pháp về vốn Để phát triển kinh tế bền vững thì một trong những vấn đề quan trọng của sản xuất nông hộ là phải có vốn. Sản xuất kinh tế nông nghiệp luôn mang tính thời vụ, cây trồng nếu được đầu tư đúng mức và kịp thời thì sản xuất đêm lại hiệu quả cao và ngược lại. Hiện nay, số hộ ở huyện Đồng Hỷ thiếu vốn sản xuất chiếm tỷ lệ cao, vì vậy giải quyết được nguồn vốn phục vụ cho sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 75 - của nông hộ thì mới có thể hướng tới sự phát triển kinh tế một cách bền vững trong hệ thống nông nghiệp. Muốn làm được điều đó cần thực hiện tốt các vấn đề sau: - Đa dạng hoá các hình thức tín dụng ở nông thôn huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích phát triển quỹ tín dụng trong nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng cho vay nặng lãi. - Cải cách thủ tục cho vay đối với hộ nông dân, tạo thuận lợi cho người sản xuất đặc biệt là hộ nghèo bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi. Mở rộng khả năng cho vây đối với tín dụng không cần thế chấp mà thông qua tín chấp. - Thực hiện chính sách hỗ trợ về đầu tư và tín dụng cho các doanh nghiệp để mở rộng các hình thức bán trả góp vật tư, máy móc, dụng cụ nông nghiệp cho nông dân. - Chú trọng thu hút các nguồn vốn để phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã, phát triển các làng nghề truyền thống, từng bước đưa công nghiệp về nông thôn để thực hiện công nghiệp hoá nông thôn. - Huy động rộng rãi các nguồn vốn, các nguồn lực trong đó có các chương trình phối hợp phát triển kinh tế xã hội giữa huyện với các cơ quan, đơn vị quân đội, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, huy động các nguồn vốn từ dân cư để nâng cấp và xây dựng, nhằm phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Ngoài ra, Nhà nước cần có sự hỗ trợ về đầu tư và tín dụng, nhất là đầu tư trong việc thu mua nông sản vào vụ thu hoạch, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, đầu tư xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. 3.2.1.4. Những giải pháp về đất đai - Đẩy nhanh việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch vùng chuyên canh, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện. Tăng diện tích đất gieo trồng, đặc biệt là diện tích cây vụ đông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 76 - - Hoàn thành nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và thực hiện chuyển đổi ruộng đất sản xuất nông nghiệp. - Chuyển đổi cơ cấu diện tích đất rừng tạp sang trồng cây bạch đàn, thông; diện tích đất trồng sắn, vườn tạp có hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả như vải thiều, nhãn, hồng, na .... - Nhanh chóng hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung và đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại ở vùng gò đồi là một hướng đột phá trong việc thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện. 3.2.1.5. Giải pháp phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ - Về tưới tiêu: Hoàn thành phát triển thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu, áp dụng rộng rãi công nghệ tưới tiêu tiết kiệm như tưới phun, tưới nhỏ giọt, hạt giữ ẩm. - Về giống: Tiếp tục đầu tư nâng cấp các trung tâm sản xuất giống cây, con. Đưa nhanh giống mới có chất lượng cao vào sản xuất, đặc biệt là các giống lai, ứng dụng công nghệ cấy ghép, công nghệ lai tạo, công nghệ sinh học, nhập một số giống siêu nguyên chủng, giống gốc, giống bố mẹ để nhân ra diện rộng. Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng vật nuôi của địa phương. - Về thâm canh: Xây dựng các mô hình trình diễn về áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong việc chăm sóc, bón phân cân đối, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, để đẩy nhanh tăng năng suất và chất lượng đảm bảo thực phẩm an toàn, sạch, ưu tiên đầu tư cho các hộ làm kinh tế trang trại 3.2.1.6. Giải pháp về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân là vấn đề rất quan trọng để chuyển sang hướng sản xuất hàng hoá, hướng tới sự phát triển bền vững. Do đó, để mở mang được thị trường ổn định trong thời gian tới cần có các giải pháp sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 77 - - Mở rộng sản xuất và thị trường sản phẩm nông nghiệp sạch, chú trọng khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm tạo cho người tiêu dùng niềm tin vào mức độ về sinh an toàn thực phẩm. - Hình thành các tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, hình thành các trung tâm thương mại ở thị trấn, để từ đó tạo ra môi trường trao đổi tiêu thụ nông sản. - Tổ chức tốt các thông tin thị trường, dự báo về thị trường để giúp các hộ nông có những hướng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm. 3.2.2. Những giải pháp riêng cho từng hệ thống 3.2.2.1. Hệ thống nông lâm kết hợp - Nhà nước khuyến khích sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh, các phương thức canh tác không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học - Sản phẩm NLKH chủ yếu là sản phẩm hàng hoá. Tuy sản phẩm làm ra đã được tiêu thụ hết nhưng hầu hết được tiêu thụ trên thị trường cơ nông thôn nên giá cả chưa ổn định, sản phẩm chưa có chuẩn mực chất lượng và còn có hiện tượng tư thương ép giá. Do vậy cần dành một phần quỹ của chương trình khuyến nông để giúp nông dân có kênh tiêu thụ nông sản, tránh bị hiện tượng ép giá gây thiệt thòi cho nông dân, nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. - Giải pháp về công tác khuyến nông và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Để phát triển kinh tế bền vững cần mở rộng phát triển NLKH tăng cường các công thức có hiệu quả định hướng theo cơ cấu đã đề xuất. Mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về kỹ thuật canh tác trên đất dốc, tập huấn các mô hình NLKH bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao.Tiếp thu và tổ chức truyền bá những thông tin mới nhất về các tiến bộ kỹ thuật, các thông tin về thị trườngvà quản lý nhằm định hướng cho nông dân xác định vật nuôi cây trồng có lợi ích kinh tế và môi trường sinh thái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 78 - - Giải pháp về giao đất giao rừng: Hiện nay ở Đồng Hỷ còn 8570,77 ha đất chưa sử dụng có khả năng nông lâm nghiệp. Vì vậy cần có chính sách giao đất giao rừng cho chủ hộ và khuyến khích phát triển rừng, thực hiện công thức chăn nuôi dưới tán rừng, vừa bảo về môi trường sinh thái vừa đem lại hiệu quả kinh tế. - Giải pháp về trật tự trị an: Một số xã có hiện tượng nghiện hút và trộm cắp các sản phẩm nông - lâm nghiệp. Do đó cần có giải pháp về trật tự an ninh điak phương để bà con nông dân yên tâm sản xuất tạo điều kiện phát triển NLKH và phát triển kinh tế bền vững. - Giải pháp về chính sách vĩ mô: Trong hệ NLKH chủ yếu là cây trồng vật nuôi lâu năm và trồng rừng. Những loại hình này có hiệu quả kinh tế cao nhưng vốn ban đầu lớn. Vì vậy nhiều hộ nông dân có đầu óc nhưng lại khó khăn về vốn nên Nhà nước cần có chính sách cho vay vốn phát triển NLKH với quy chế và phương pháp tổ chức phù hợp với điều kiện cụ thể như lãi suất, thời gian vay ... - Thay đổi tỷ lệ diện tích các công thức hợp lý sẽ làm cho hệ thống tăng thêm hiệu quả kinh tế. - Thay đổi cơ cấu và bổ sung một số công thức có hiệu quả sẽ làm cho hiệu quả kinh tế của hệ thống ( tính theo thu nhập thô) tăng thêm 3.2.2.2. Hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá - Xây dựng một cơ cấu giống chè, đưa các giống có năng suất, chất lượng cao vào trồng thay thế. - Áp dụng được một hệ đồng bộ, hợp lý công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến hợp với kỹ thuật truyền thống từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến bảo quản và bao bì đóng gói để nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và tạo sản phẩm an toàn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 79 - - Xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng sản phẩm. - Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại. - Tăng cường cơ sở hạ tầng ở một số vùng trọng điểm. - Thay đổi cơ cấu diện tích đất đai và các loại giống cây trồng năng suất cao một cách hợp lý sẽ làm cho hiệu quả kinh tế ( tính theo thu nhập thô) tăng thêm - Bổ sung thêm một số công thức canh tác có hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện sản xuất tương tự đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. - Chuyển đổi cơ cấu giống, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tập trung vào việc tăng cơ cấu cây lúa lai, ngô cao sản vào thâm canh sản xuất. - Nâng cao chất lượng hàng hoá bằng việc cải tạo giống chè, giống cây ăn quả, đầu tư chế biến sản phẩm đáp ứng thị trường tiêu thụ nông sản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 80 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu về một số hệ thống nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ, tôi rút ra những kết luận: 1.1. Ở huyện Đồng Hỷ có 5 hệ cơ bản được xếp theo quy mô từ lớn đến nhỏ là: + Hệ Nông-Lâm kết hợp chiếm 37,9% diện tích đất canh tác. + Hệ nông nghiệp chuyên môn hoá chiếm 34,4% diện tích đất canh tác. + Hệ VACR chiếm 16,4% diện tích đất canh tác. + Hệ trồng trọt chăn nuôi chiếm 8,2% diện tích đất canh tác. + Hệ VAC chiếm 3,1% diện tích đất canh tác. 1.2.Trong mỗi hệ thống có nhiều phương thức được cụ thể bằng các công thức sản xuất phù hợp. Đối với hai hệ có tính phổ biến nhất cho thấy: Thực trạng của phương thức sản xuất Nông- Lâm kết hợp đem lại tính bền vững khá cao và hiệu quả kinh tế tương đối cao: - Hệ Nông - Lâm đạt hiệu quả (tính theo thu nhập thô). - Hệ nông nghiệp chuyên môn hoá đạt hiệu quả (tính theo thu nhập thô). - Các sản phẩm chủ yếu trong các hệ thống hệ thống nông nghiệp là sản phẩm hàng hoá như chè, rau, cây ăn quả, gỗ, dê, trâu, bò... 1.3. Thực trạng diện tích đất đai trong huyện còn nhiều tiềm năng phát triển quy mô hệ thống nông lâm kết hợp, đặc biệt diện tích đất chưa sử dụng bỏ hoang hoá, phần lớn là đất dốc phù hợp với phát triển hệ thống nông lâm kết hợp. 1.4. Trong bản thân mỗi hệ thống cũng còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác như. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 81 - * Hệ Nông-Lâm kết hợp: - Thay đổi tỷ lệ diện tích các công thức hợp lý sẽ làm cho hệ thống tăng thêm hiệu quả kinh tế ( tính theo thu nhập thô). - Thay đổi cơ cấu và bổ sung một số công thức có hiệu quả sẽ làm cho hiệu quả kinh tế của hệ thống ( tính theo thu nhập thô) tăng thêm. * Hệ nông nghiệp chuyên môn hoá: - Thay đổi cơ cấu diện tích đất đai và đầu đàn các loại gia súc một cách hợp lý sẽ làm cho hiệu quả kinh tế ( tính theo thu nhập thô) tăng thêm. - Cần áp dụng một số biện pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp như: Giải pháp về thị trường tiêu thụ, giải pháp về cơ sở hạ tầng, về vốn , khoa học kỹ thuật công nghệ ... - Tính khả thi của các biện pháp thể hiện ở tính bền vững, về khả năng nông dân chấp nhận và về hiệu quả kinh tế. 2. Đề nghị 2.1.Đối với Nhà nước - Cần khuyến khích, mở rộng quy mô phát triển nông lâm kết hợp và nông nghiệp chuyên môn hoá vì nó đưa lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường sinh thái. - Có chính sách hỗ trợ, cho vay vốn đối với những hộ phát triển nông nghiệp. - Có chính sách giao đất chưa sử dụng cho nông dân đặc biệt đối với những hộ trồng rừng để các hộ quản lý và phát triển cân đối hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế của hệ thống lớn nhất. 2.2.Đối với hộ nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp. - Mạnh dạn áp dụng các phương thức có hiệu quả cao như Chè - lúa - màu - chăn nuôi hay lúa - chè - rừng - cây ăn quả ..... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 82 - - Mở rộng quy mô nông lâm kết hợp cũng như nông nghiệp chuyên môn hoá đến mức tối đa trong diện tích có hạn của các nông hộ. - Mạnh dạn đầu tư cây trồng vật nuôi tuy thời gian dài mới cho thu hoạch nhưng đạt hiệu quả kinh tế cao, nếu thiếu vốn nên đi vay bổ sung để phát triển có kết quả. - Học hỏi nâng cao kiến thức kỹ thuật và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất với các kỹ thuật canh tác trên đất dốc. 2.3.Đối với cấp trên: Đề tài mới dừng lại ở mức khảo sát nghiên cứu hiện trạng, phát hiện tiềm năng đề nghị cho tiếp tục nghiên cứu toàn diện các hệ thống nông nghiệp, thử nghiệm các kết quả nghiên cứu toàn diện các hệ thống nông lâm kết hợp và hệ nông nghiệp chuyên môn hoá, thử nghiệm các kết quả nghiên cứu nhằm ứng dụng phát triển kinh tế xã hội huyện Đồng Hỷ, hướng tới sự phát triển bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 83 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê nin, NXB Chính trị quốc gia 2. Bill Mollison, Reny Mia Slay(1994), Đại cương về nông nghiệp bền vững, ( bản dịch của Hoàng Minh Đức), NXB nông nghiệp Hà Nội. 3. Trần Văn Cường, Nghiên cứu cải tiến hệ thống canh tác theo hướng bền vững ở huyện Quảng Xương- Tỉnh Thanh Hoá (2006) 4. Phạm Thị Mỹ Dung, Phân tích kinh tế nông nghiệp, NXB Hà Nội,(1996) 5. DAVID COLMAN&TREVOR YOUNG - Nguyên lý kinh tế nông nghiệp 6. Trần Đình Đằng, Đinh Văn Đán, Kinh tế hộ nông dân, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995 7. Phạm Vân Đình, TS Đỗ Kim Chung, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội,2002 8. FAO - Phát triển hệ thống canh tác, NXB Nông nghiệp 1995 9. Hội nghị khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Phạm Thị Hương(2004), Hệ thống nông nghiệp, Bài giảng cao học nông nghiệp. 11. Kinh tế và dự báo, Phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn (số 391 tháng 11/2005, Tr 33) 12. Đỗ Vũ Kiên, Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng thu nhập bền vững cho hộ nông dân huyện Vị Xuyên-Hà Giang, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Thái Nguyên 2005 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 84 - 13. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, những vấn đề môi trường và phát triển bền vững vùng Đông Bắc, Thái Nguyên 20 – 21 / 10 / 2007. 14. Hoàng Minh Ngọc, Đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững ở huyện Sóc Sơn Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, 2004 15. Phân tích hoạt động kinh tế - Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội 16. Nguyễn Văn Sở, Đăng Hải Phương và Nguyễn Anh Vinh, Nguyễn Chí Thành (1996), Quản lý tài nguyên vùng cao ở Đông Nam Á, Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 17. Đoàn Quang Thiệu, Khảo sát một số hệ thống nông lâm kết hợp trong huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên, luận án T.s khoa học, 2002. 18. Trần Danh Thìn, Nguyễn Huy Trí, Hệ thống trong phát triển nông nghiệp bền vững, NXB Nông nghiệp 2006. 19. Trần Doanh Thìn, Trần Đức Viên, Vấn đề phân tích hệ thống trong nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững - Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (1994). 20. Đào Thế Tuấn (1989), “ Hệ thống nông nghiệp”, Tạp chí cộng sản số 6/1989, Tr 4-9 21. Nguyễn Văn Tùng (2002), Bài giảng hệ thống nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 22. Bùi Quang Toản, (1992), Hội thảo nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác cho nông dân trồng lúa Châu á, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 23. UBND huyện Đồng Hỷ, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KTXH- Quốc phòng an ninh năm 2006- 2007 (Kỳ họp thứ 9, HĐND huyện khoá XVII nhiệm kỳ 2004- 2009) 24. UBND tỉnh Thái Nguyên, Dự thảo đề án phát triển chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006- 2010. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 85 - 25. Trần Đức Viên(1989), Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống nông nghiệp trong hệ sinh thái vùng trũng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, ĐH nông nghiệp I Hà Nội. 26. Viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Nghiên cứu phát triển bền vững số 3(16) 2007. 27. Đặng Kim Vui, Nguyễn Thế Đặng, Trần Ngọc Ngoạn, Lương Văn Hinh, Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Hữu Hồng, Nguyễn Thị Minh Thọ, Nguyễn Thị Thắc, Một số phương pháp tiếp cận và phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002. 28. 29. http//www.google……………. 30. http// www.Agroviet.Go.VN 31. Nguồn số liệu cung cấp từ - Phòng địa chính huyện Đồng Hỷ - Phòng NN & PTNT huyện Đồng Hỷ - Phòng tài nguyên môi trường huyện Đồng Hỷ - Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 86 - PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TRONG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ TRONG NĂM QUA HỌ TÊN CHỦ HỘ:............................. Tuổi Giới tính: Nam / Nữ Dân tộc: Trình độ văn hoá: A. Tình hình cơ bản của chủ hộ: 1. Tình hình nhân khẩu Số khẩu: Số lao động của hộ: Số lao động thuê 2.Tình hình sử dụng đất đai của hộ Loại đất Diện tích ( m 2 ) Đất giao lâu dài Đất thuê mƣợn 1. Đất thổ cư 2. Đất trồng cây hàng năm + Đất trồng lúa + Đất trồng màu 3. Đất trồng cây lâu năm + Cây chè + Cây ăn quả 4. Đất lâm nghiệp 5. Đất trồng cây khác Tổng diện tích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 87 - B. Chi phí và kết quả sản xuất của hộ 1. Chi phí Chi phí vật tƣ Lúa Rừng Chè CAQ Cây màu Cây rau Giống Đạm Lân Kali Phân chuồng Thuốc BVTV Thuê lao động Phun thuốc sâu Vận chuyển Thuỷ lợi Chi phí khác 2. Kết quả sản xuất Loại cây Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (kg) Sản lƣợng bán(kg) Giá bán (1000đ/kg) Thành tiền 1000 đ Lúa Chè (khô) Chè búp tươi CAQ Cây màu Cây khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 88 - C. Chi phí và kết quả sản xuất cho 1 ha chè 1. Chi phí Chi phí vật tƣ ĐVT Hộ kiêm Hộ chuyên Giống 1000đ Đạm kg Lân kg Kali kg Phân chuồng Tạ Thuốc BVTV 1000đ Thuê lao động Công Chi phí khác 1000đ Tổng số 2. Kết quả Chỉ tiêu Hộ kiêm Hộ chuyên Sản lượng khô (kg) Giá bán Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Đ. Chi phí cho 1 ha rau đậu các loại 1. Chi phí Chi phí vật tƣ ĐVT Số tiền Giống 1000đ Đạm kg Lân kg Kali kg Phân chuồng Tạ Thuốc BVTV 1000đ Thuê lao động Công Chi phí khác 1000đ Tổng số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 89 - 2.Kết quả Chỉ tiêu ĐVT Thành tiền Sản lượng (kg) Giá bán Doanh thu Chi phí Lợi nhuận E. Chi phí cho 1 ha lúa 1. Chi phí Chi phí vật tƣ ĐVT Số tiền Giống 1000đ Đạm kg Lân kg Kali kg Phân chuồng Tạ Thuốc BVTV 1000đ Thuê lao động Công Chi phí khác 1000đ Tổng số 2.Kết quả Chỉ tiêu ĐVT Thành tiền Sản lượng (kg) Giá bán Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 90 - H.Điều tra về sức sản xuất của đất đai trong hệ nông lâm kết hợp qua 3 năm(ĐVT: %) Năm 05/04 06/05 07/06 Tỷ lệ ý kiến Công thức Tăng Không đổi Giảm Tăng Không đổi Giảm Tăng Không đổi Giảm NL 1 NL 2 NL 3 NL 4 NL 5 I. Những yếu tố trở ngại chủ yếu trong phát triển một số hệ thống nông nghiệp Yếu tố trở ngại Hệ nông lâm Hệ NN CMH Ý kiến Tỷ lệ % Ý kiến Tỷ lệ% - Khó khăn về vốn - KK về kỹ thuật - KK về bảo vệ sản phẩm - Chính sách đất đai - Điều kiện cơ sở hạ tầng - Khó khăn về tiêu thụ SP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.pdf
Luận văn liên quan