Cụ thể xin kiến nghị một số điểm sau :
1.Nhà nước cần có chính sách bắt buộc các doanh nghiệp đóng góp kinh
phí cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho họ, đồng thời phải phối hợp với các
trường để nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu sử dụng của họ.
2.Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với GV giỏi trong các trường
THCN nói riêng và các trường nói chung, tránh để tình trạng hiện nay, người
giỏi không muốn vào, không muốn ở lại trong ngành giáo dục, nhất là giáo dục chuyên nghiệp.
3.Nhà nước nên nhanh chóng sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách
mới về chế độ chính sách đối với GV THCN như công tác định mức lao động,
tiền lương, phụ cấp, tuyển dụng, sử dụng và đề bạt. cho phù hợp với chế độ
làm việc 40 giờ/tuần như hiện nay.
4.Nên tổ chức liên kết các trường THCN trực thuộc Sở Giáo dục và Đào
tạo TP.HỒ Chí Minh để có thể học tập bổ sung kinh nghiệm cho nhau và nhất
là phối hợp với nhau về đào tạo.
5.Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HỒ Chí Minh và Trường THKTLTT nên cóbiện pháp thích hợp động viên GV đi học sau đại học nhiều hơn.
133 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m vững chương trình, không được tùy
tiện thay đổi nội dung chương trình dạy học.
Hiệu trưởng điều khiển hoạt động dạy và học phải dựa vào nội dung
chương trình theo yêu cầu và hướng dẫn của chương trình, về lý thuyết, hiệu
trưởng nắm chương trình càng chắc, càng sâu, càng rộng càng tốt. Tuy nhiên
trong thực tế điều này khó. Do đó chỉ yêu cầu hiệu trưởng nắm vững chương
trình ở mức độ giới hạn cần thiết.
Cụ thể là nắm vững những vấn đề sau đây:
+ Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của cấp học.
+ Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học môn học, nội dung
phạm vi kiến thức của từng môn học.
+ Phương pháp dạy học đặc trưng của từng môn học.
+ Kế hoạch dạy học từng môn học.
Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của GV là quản lý việc dạy
đúng và đủ chương trình qui định. Thực hiện yêu cầu này, người hiệu trưởng
làm một số việc sau đây:
+ Yêu cầu GV lập kế hoạch dạy học môn học. Đây là kế hoạch chủ yêu
của GV và cần phải được trao đổi trong tổ chuyên môn.
+ Bảo đảm thời gian quy định cho chương trình. Nghiêm cấm việc cắt xén
chương trinh để dành thời gian cho những hoạt động khác.
+ Hiệu trưởng phải theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuẫn, hàng
tháng của GV.
+ Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc theo dõi: biểu bảng, sổ sách,
phiếu báo giảng giảng bài, sổ dự giờ, lịch kiểm tra học tập, sổ ghi đầu bài... b.
Soạn bài, chuẩn bị lên lớp:
Cần hướng dẫn GV lập kế hoạch soạn bài.
Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức trao đổi phương pháp giảng dạy.
Cố gắng xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp cho từng loại bài học
đối với từng môn học. Đây là công trình chung của tập thể sư phạm nhà trường,
nhất là tổ chuyên môn.
Có tiêu chuẩn cụ thể để vừa giúp cho việc đánh giá giờ học, vừa giúp cho
việc nâng cao tay nghề của giáo viên. Đương nhiên tiêu chuẩn giờ lên lớp chỉ là
những qui định tối thiểu, cơ bản nhưng rất cần thiết.
Để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, hiệu trưởng
cần chỉ đạo việc tổ chức các chuyên đề về giờ lên lớp. Thực tiễn cho thấy đây
là cách tự bồi dưỡng có hiệu quả, thiết thực nhất đối với giáo viên.
Việc tổ chức và hướng dẫn HS cũng nằm trong công tác chỉ đạo của hiệu
trưởng. Thực chất đây là nhiệm vụ của GV bộ môn, song cần có sự quan tâm
chỉ đạo của hiệu trưởng để đảm bảo có sự hiệp đồng thống nhất trong các giáo
viên. về việc này hiệu trưởng cần kết hợp với Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ
Chí Minh nhằm tạo nên phong trào quần chúng rộng rãi trong nhà trường. c.
Kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Hiệu trưởng cần nắm được tình hình của GV thực hiện sự kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của HS với những nội dung như sau:
+ Có lịch kiểm tra hàng tháng và cả học kỳ.
+ Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm như qui định của Bộ.
+ Chấm trả bài đúng thời hạn.
+ Báo cáo tình hình kiểm tra theo qui định của nhà trường. Trong trường
hợp cần thiết hiệu trưởng kiểm tra kết quả học tập của HS (ra bài kiểm tra viết,
xem sách vở, sổ sách...).
3.2.3.2- Kiểm tra đánh giá chuyên môn.
Cần tập trung vào các nội dung như sau:
a. Kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên:
+ Đi dự các giờ dạy có lựa chọn nhằm xác định rõ người GV đã chuẩn bị
bài giảng như thế nào, lớp học hoạt động ra sao. Nói khác đi, nó cho phép tìm
hiểu sự hoạt động của GV và HS trong hoàn cảnh bình thường.
+ Dự các giờ lên lớp theo đề tài: nhằm mục đích nghiên cứu toàn diện hệ
thống làm việc của giáo viên. Việc kiểm tra đó cho phép xác định mặt mạnh,
mặt yếu của người GV, nêu lên những lời khuyên đối với nhà giáo về mặt hoàn
thiện nghề sư phạm. Việc kiểm tra theo đề tài là cần thiết khi muốn tìm hiểu
công tác của một GV mới và cũng nhằm mục đích nghiên cứu kinh nghiệm
giảng dạy tiên tiến.
+ Dự các giờ lên lớp song song: có thể dự các giờ lên lớp của hai GV ở
các lớp song song về cùng một đê tài. Khi dự lớp thì nên có mặt cả người GV
dạy lớp song song. Nhờ phương pháp so sánh có thê phát hiện được những đặc
điểm thuộc về bán lĩnh của mỗi GV.
+ Nghiên cứu phức hợp một số lớp:sẽ rút ra được những kết luận cụ thể
về các vấn đề như tại sao với GV này thì HS học tập chăm chỉ, nhưng với
GV khác thì lại chểnh mãng
+ Dự giờ lên lớp có mục tiêu và có mời chuyên gia cùng dự khi xuất hiện
một sự hoài nghi hoặc muốn nghiên cứu sâu hơn công tác của một GV nào đó,
hiệu trưởng đề nghị một GV khác cùng dự giờ lên lớp của đồng nghiệp. Việc
dự lớp như vậy có thể tiến hành cùng với một nhóm hoặc là có thể thực hiện
riêng biệt cùng với những người lãnh đạo nhà trường.
+ Kiểm tra và xem xét các tài liệu khác nhau: Các sổ sách, các kế hoạch
cá nhân của GV (giáo án, kế hoạch chương...) việc nghiên cứu này có thể đi sâu
vào hoạt động sáng tạo của GV.
+ Đàm thoại với giáo viên về vấn đề thực hiện chương trình, phương
pháp, sự tiến bộ, sự chuyên cần của HS ....
b. Kiếm tra chất lượng kiến thức và kỹ năng của học sinh:
+ Kiểm tra bằng việc hỏi HS do cá nhân GV thực hiện theo các câu hỏi đã
đề ra từ trước, vào cuối giờ giảng có thể ra một vài câu hỏi để kiểm tra xem HS
lĩnh hội bài giảng như thế nào, đã chuẩn bị như thế nào, có đọc các tài liệu bổ
sung không,...
+ Ra các bài làm kiểm tra viết ở một số lớp hoặc ở các lớp song song,
hoặc ở tất cả các lớp về một số môn nhất định. Các bài làm sẽ do một hội đồng
được hiệu trưởng chỉ định châm .
+ Nghiên cứu vở học sinh, các bài ghi, bài làm, các bản tóm tắt, các đề tài
báo cáo, bản vẽ, sơ đồ. Việc này giúp xác định tính hệ thống trong công việc
của học sinh, mức độ nắm vững tài liệu học tập, kĩ năng tự lực nắm vững kiến
thức.
+ Kiểm tra các kĩ năng, kĩ xảo của HS trong việc thực hiện các bài làm
thực hành và thí nghiệm ở nhà, ở lớp, các kĩ năng lao động thuộc lĩnh vực
giảng dạy kĩ thuật sản xuất. Những người lãnh đạo nhà trường kiểm tra trực
tiếp trong phòng thí nghiệm hay trong xưởng trường kĩ năng tự lực tiến hành
thí nghiệm, kĩ năng thực hiện các thao tác đã được xác định trong chương trình.
Các biện pháp và phương pháp đa dạng để kiểm tra hoạt động của các GV
và sự lĩnh hội tri thức của HS đòi hỏi một kế hoạch rõ rệt. c. Kiểm tra quá
trình giáo dục HS trong các giờ dạy:
Việc kiểm tra công tác giáo dục được thực hiện trước hết là trong quá
trình giảng dạy. Khi đi dự giờ các GV người lãnh đạo trường học có nhận xét
về các biện pháp làm cho HS hiểu biết về chính sách của Đảng và Nhà nước,
về khả năng khai thác nội dung của các đề tài giảng dạy để xây dựng ở HS thế
giới quan khoa học, tình cảm yêu nước, lòng yêu lao động, những lý tưởng đạo
đức cao đẹp. Để kiểm tra và xác định trình độ của HS về mặt chính trị, về sự có
văn hóa, có nhận thức vững vàng, có hứng thú nghệ thuật, có quan điểm đạo
đức, người lãnh đạo nhà trường cần phân tích các câu trả lời của HS trong các
giờ lên lớp, các bài làm văn, các bài phát biểu, các báo cáo của HS trong khi
học tập cũng như trong các ngoại khoa của bộ môn, trong các đợt thi tuyển, thi
ứng xử...
3.2.3.3- Vận dụng vào kiểm tra chuyên môn tại Trường THKTLTT
trong thời gian sắp tới :
Các Ban chuyên môn tăng cường công tác tổ chức dự giờ, góp ý rút kinh
nghiệm, để giúp GV nâng cao chất lượng bài giảng và khả năng vận dụng
những kiến thức học được. Một năm nhà trường tô chức dự giờ ít nhất 2 lần
đê3 đánh giá, xếp loại giáo viên.
Phòng Đào tạo kết hợp với các Ban chuyên môn kiểm tra thường xuyên
việc thực hiện nhiệm vụ GV về các mặt:
Tiến độ và kế hoạch giảng dạy Nội dung giảng dạy theo chương trình Đề
cương giáo án lên lớp Các bước lên lớp theo giáo án trong giờ giảng Qui định
sổ sách giáo viên Qui định kiểm tra, thi cử... Thường xuyên phôi hợp với các
đơn vị khác tổ chức hội giảng cho giáo viên, tổ chức thi HS giỏi nghề để
khuyến khích động viên dạy tốt, học tốt trong GV và HS.
3.2.4- Bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho ĐNGV của
nhà trường:
Đội ngũ CBQL chuyên môn đóng vai trò then chốt trong hoạt động đào
tạo của nhà trường nói chung và của các bộ phận chuyên môn nói riêng. Hiện
nay đội ngũ CBQL chuyên môn của nhà trường gồm: 8 Trưởng Ban, trong đó
có 2 nữ 16 Tổ trưởng Bộ môn, trong đó có 7 nữ Trong tổng số CBQL của nhà
trường là 35 người thì CBQL chuyên môn là 24 người, chiếm tỷ lệ tới 68,6%.
Cụ thể: 8 trưởng ban (2 nữ) và 16 tổ trưởng bộ môn (7 nữ).
Để tăng cường công tác đào tạo nhất thiết phải phát triển đội ngũ CBQL
chuyên môn, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý và quản lý chuyên môn của
họ. Từ thực trạng đội ngũ CBQL chuyên môn cho thấy trong thời gian tới nhà
trường cần phải có giải pháp phát triển đội ngũ CBQL chuyên môn để đáp ứng
kịp thời yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của sự phát triển nhà trường theo
định hướng phát triển đến 2005.
Cụ thể như sau:
3.2.4.1- Bổ sung CBQL chuyên môn cho các Ban chuyên môn, qui
định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi cho các cá
nhân phụ trách :
Sau khi quy hoạch sắp xếp lại theo Điều lệ trường THON thì tất cả các
Ban sẽ thành Khoa, nhà trường sẽ bố trí Ì trưởng khoa và Ì phó trưởng khoa
trên cơ sở lựa chọn trong ĐNGV có độ tuổi từ 30 đến 45, có phẩm chất đạo đức
tốt, có kinh nghiệm trong hoạt động đoàn thể, đã làm tốt công tác GVCN, có
năng lực chuyên môn, có trình độ đại học trở lên và được sự tín nhiệm của GV
trong Khoa căn cứ theo phiếu thăm dò.
Nhà trường ban hành các văn bản quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ và
mối quan hệ của các tổ chức trong trường, của các cá nhân phụ trách.
Nhà trường qui định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi cho
từng nhiệm vụ cụ thể để kích thích sự năng động, sáng tạo và tinh thần trách
nhiệm trong công việc. Tránh chủ nghĩa bình quân để mọi người hoàn thành
nhiệm vụ một cách tốt nhất.
3.2.4.2 Từng bước nâng cao chất lượng CBQL chuyên môn:
Bằng các biện pháp trước mắt cũng như lâu dài:
a. Cử CBQL chuyên môn đi học các lớp bồi dưỡng.
CBQL chuyên môn cần được bồi dưỡng để hiểu rõ mục tiêu đào tạo của
từng ngành nghề và thực hiện quá trình đào tạo đảm bảo đúng mục tiêu đào tạo
của trường.
Từ những tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, của Bộ đối với CBQL
chuyên môn của nhà trường cần đưa 100% CBQL chuyên môn đi học các lớp
bồi dường ngắn hạn về chính trị, QLGD, tin học...
Nhà trường đã tổ chức cho CBQL chuyên môn từ Khoa, Tổ trực thuộc
học tập Luật Giáo dục, về Điều lệ trường THCN và các chủ trương, chính sách
về GD&ĐT của Đảng và Nhà nước.
b. Tạo điều kiện cho CBQL chuyên môn tự bồi dưỡng
Từ những tiêu chuẩn qui định để mỗi CBQL chuyên môn tự đánh giá bản
thân mình và tự lựa chọn những nội dung cần bồi dường cho phù hợp, nhà
trường tạo điều kiện để CBQL chuyên môn tự nâng cao năng lực quản lý, năng
lực chuyên môn bằng nhiều hình thức tự chọn khác nhau, chủ động đăng ký với
nhà trường nguyện vọng tự bồi dưỡng ban đêm, sắp xếp thời gian đi bồi dưỡng
ban ngày, bồi dưỡng thường xuyên....
c. Tổ chức hội thảo chuyên đề:
Quản lý hành chánh Quản lý nhân sự Quản lý nhà nước Quản lý giáo viên
Quản lý chuyên môn nghiệp vụ
d. Tổ chức giao ban hàng tuần:
Theo qui định của nhà trường thì vào sáng thứ hai hàng tuần tổ chức giao
ban với các trưởng, phó đơn vị để nắm bắt tình hình chung về những thuận lợi,
khó khăn, những việc đã làm được và chưa làm được trong việc thực hiện kế
hoạch nhiệm vụ. Trên cơ sở đó hiệu trưởng chỉ đạo tiếp những công việc ưu
tiên cần làm ngay đế phục vụ cho công tác đào tạo được tốt.
e. Tổ chức tham quan các cơ sở đào tạo
Nhà trường thường xuyên tổ chức cho các CBQL chuyên môn đi tham
quan các trường bạn để học tập kinh nghiệm về quản lý chuyên môn để có thể
áp dụng vào công tác của mình. Sau khi đến thăm các trường bạn, những vấn
đề cần quan tâm mà CBQL chuyên môn tìm hiểu, rút ra những mặt mạnh yếu
để so sánh từ đó đúc kết thành những kinh nghiệm cần thiết để áp dụng trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhờ đó khả năng của đội ngũ CBQL
chuyên môn của nhà trường đã được nâng lên rõ rệt. Ngoài ra nhà trường còn
tổ chức cho một số CBQL đi tham quan các cơ sở đào tạo ở các tỉnh phía Bắc,
ở nước ngoài để học tập kinh nghiệm phục vụ công tác do mình phụ trách được
tốt hơn.
3.2.5- Bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lý giáo dục HS cho
ĐNGV của nhà trường:
Trong những năm qua công tác QLGD HS là một công tác khá vất vả: từ
khi HS bắt đầu vào trường làm quen với môi trường mới cho đến kỳ thi tốt
nghiệp cuối khóa. Đặc điểm HS vào học tại Trường THKTLTT có độ tuổi rất
chênh lệch: từ 15 đến 26 tuổi trong đó HS nữ chiếm khoảng 10%, HS có hộ
khẩu thường trú tại TP chiếm khoảng 90%. Do đó có thể nói HS của Trường
hết sức đa dạng, hầu hết là sắp đến tuổi trưởng thành có trình độ nhận thức
khác nhau. Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi và tâm lý thay đổi môi trường học tập
nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Điều đó đặt ra những vấn đề cần phải
quan tâm trong công tác QL và GD HS của nhà trường.
Hiện nay tổ GV QLGD HS chỉ có 6 người, không có GV nữ. Do vậy để
đáp ứng yêu cầu của qui mô đào tạo ngày càng cao cần tăng thêm 4 giáo viên,
trong đó cần có 2 GV nữ. về chuyên môn nên tuyển vào từ các sinh viên tốt
nghiệp Đại Học Sư Phạm - Khoa Tâm lý giáo dục. sắp tới nên đưa đi bồi
dưỡng về Tâm lý giáo dục cho ĐNGV quản lý và giáo dục HS hiện có.
3.2.5.1 Một số nội dung quản lý giáo dục HS tại trường:
a. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng:
+ Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, uống nước nhớ nguồn, giáo dục
truyền thông giai cấp công nhân, thông qua những ngày kỉ niệm thành lập
Đảng, các ngày lễ lớn...
+ Tổ chức học chính trị đầu năm.
+ Tổ chức học tập truyền thống của nhà trường.
b. Tăng cường giáo dục quân sự, thê chất đối với HS:
+ Học quân sự đầu năm học cho các khoa học.
+ Rèn luyện sức khoe để học tập tốt.
+ Dạy đúng chương trình giáo dục quân sự, thể chất theo quy định của
Bộ.
+ Chuẩn bị dụng cụ thể dục thế thao bảo đảm cho học tập.
c. Tăng cường QLGD nề nếp học tập, sinh hoạt và tác phong công
nghiệp :
+ Thực hiện nề nếp trong học tập.
+ Xây dựng kế hoạch cho từng cá nhân trong học tập.
+ Thực hiện đầy đủ việc học chính trị đầu khỏa.
+ Thực hiện việc phổ biến các nội quy, quy chế cần thiết.
d. Xây dựng nếp sống mới trong sinh hoạt:
+ Tạo nếp sống văn minh: kỉ cương, tình thương, trách nhiệm
+ Tất cả cho dạy tốt học tốt, đạo đức tốt.
+ Đưa khẩu hiệu "tiên học lễ hậu học văn". Được cụ thể hóa thành các
công tác thường xuyên như sau: Duy trì sinh hoạt chào cờ đầu tuần.
Duy trì quan hệ giữa nhà trường và gia đình bằng sổ liên lạc. Rèn luyện
tác phong công nghiệp. Giáo dục ý thức mình vì mọi người.
Thành lập nhóm học tập, vượt khó.
Tuyên dương khen thưởng kịp thời.
Tạo không khí vui tươi phấn khởi trong nhà trường.
Kiểm tra nhà xưởng, lớp học đảm bảo sạch đẹp.
e. Giáo dục tác phong công nghiệp trong thực tập, lao động sản xuất:
+ Ăn mặc đúng quy định khi thực tập sản xuất.
+ Vào thực tập phải đúng tác phong công nghiệp.
+ Nâng cao hiệu quả thực tập và lao động sản xuất. Được cụ thể hóa
thành các công tác thường xuyên như sau:
Giáo dục tính khẩn trương trong thực tập lao động sản xuất.
Giáo dục về an toàn lao động.
Khi thực tập tuân thủ đúng quy trình công nghệ và các nội quy, quy định
của xưởng. Sắp xếp dụng cụ khoa học Chấp hành nghiêm ngặt giờ giấc trong
lao động. Tự kiểm tra đánh giá sản phẩm. Giáo dục ý thức tập thể trong sản
xuất. 3.2.5.2 Yêu cầu ĐNGV quản lý giáo dục học sinh: Cần tập trung vào các
mặt công tác cụ thể sau đây: Bố trí, hướng dẫn HS mới nhập học. Duy trì kỉ
luật học sinh. Tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc HS. Duy trì sinh hoạt đầu
tuần. Phối hợp với gia đình để quản lý. Xử lý các trường hợp vi phạm nội quy
kỉ luật. Tổ chức làm thẻ cho HS.
Kết hợp với bộ phận y tế để khám sức khỏe cho HS mới vào trường,
khám sức khoe định kỳ cho HS trong thời gian học tại trường. Tổ chức học tập
quân sự, chính trị đầu khoa học.
Phố biên các chê độ chính sách của nhà nước đôi với HS như.học phí, trật
tự trị an, nghĩa vụ công dân, các quy định đối với HS... Tổ chức đôn đốc việc
học tập của HS. Tổ chức thi HS giỏi, xét cấp học bổng.
Phối hợp với Đoàn để tham gia các hoạt động xã hội, phong trào thi đua
và các loại hình vui chơi giải trí khác. Đặc biệt nhà trường nên cử ra 2 GV
QLGD HS chuyên lo về việc quan hệ với trên 100 công ty, xí nghiệp để đưa
HS của Trường đến thực tập, cổ như vậy việc đưa HS của trường đi thực tập tốt
nghiệp mới bảo đảm phát triển hầu góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
đào tạo của nhà trường.
3.2.6- Bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lý lớp cho ĐNGV của
nhà trường.
Nhằm giúp GV làm tốt vai trò GVCN lớp, vì thực tế cho thấy GVCN là
người gần gũi nhất đối với HS, chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt
động của HS lớp mình phụ trách, giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, giáo dục
và rèn luyện học sinh, tổ chức chỉ đạo hướng dẫn các hoạt động của HS do
mình phụ trách, phối hợp với các GV bộ môn của lớp trong việc quản lý và
giáo dục HS.
Từ đó cho thấy những vấn đề cơ bản của người GVCN là nắm vững từng
HS bằng các biện pháp:
Trực tiếp theo dõi, tâm sự với HS. Thông qua báo cáo, ý kiến của các HS
khác. Thông qua ý kiến của các GV bộ môn. Thông qua lý lịch.
Thực tế cho thấy muốn nắm được đối tượng HS của Trường, GVCN phải
phối hợp với GV bộ môn, GV QLGD HS, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh trong các hoạt động chung và hoạt động riêng về học tập và sinh hoạt của
ỉớp mình phụ trách để giải quyết tốt các vấn đề tư tưởng, các quan hệ nẩy sinh
trong HS và khuyến khích động viên các em tham gia tích cực, tự giác các
phong trào học tập, sinh hoạt của nhà trường và xã hội. Từ đó có điều kiện
kiểm ưa đánh giá thường xuyên các cá nhân để giúp đỡ, ngăn chặn những hoạt
động không lành mạnh ương HS.
Muốn vậy GVCN phải là tấm gương sáng, phải mẫu mực trong sinh hoạt,
có năng lực chuyên môn, có năng lực về quản lý, có quan hệ gần gũi với HS.
Do đó việc lựa chọn GVCN là việc làm rất cần thiết, giúp nhà trường quản lý
tốt HS.
Số lượng GVCN lớp của Trường THKTLTT khá lớn như năm học 2001-
2002 có đến 93 lớp vì vậy cần thiết phải quản lý thống nhất hầu phát triển đội
ngũ GVCN lớp của nhà trường cho ngang tầm nhiệm vụ trong thời gian tới,
bằng cách thống nhất một số nội dung sau:
3.2.6.1 về chế độ công tác của GVCN lớp:
Thực hiện các công việc sau :
Hàng tuần có kế hoạch tiếp xúc với lớp tối thiểu là hai lần để nắm tình
hình học tập.
Có kế hoạch dự giờ các GV giảng ở lớp mình phụ trách để nắm tình hình
giảng dạy của giáo viên.
Hàng tháng báo cáo thường kỳ về tình hình giảng dạy và học tập cùng dự
kiến công tác của tháng tới cho phòng đào tạo.
Tùy theo nội dung sinh hoạt và sự phân công giữa GV QLGD HS, GVCN
có thể chủ trì các cuộc họp lớp thường xuyên cũng như đột xuất để nhận xét
tình hình công tác cũ và phổ biến kế hoạch công tác mới.
Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt nghiệp vụ về công tác GVCN do nhà
trường tổ chức.
Mỗi tuần GVCN được sử dụng 2 tiết tiêu chuẩn giảng dạy để làm công
tác chủ nhiệm lớp.
3.2.6.2- về tổ chức thực hiện công tác của GVCN lớp:
a. Công tác quản lý lớp chủ nhiệm: lập hai sổ câng tác của lớp chủ
nhiệm. Cụ thể:
Sổ công tác GVCN ghi danh sách HS theo từng tổ, cán sự tổ lớp, cán bộ
đoàn... phân loại HS theo dõi tình hình đặc điểm sự tiến bộ học tập, tư tưởng
của HS trong học kỳ, năm học. Phần sau ghi chép chương trình công tác và
những nhận xét. Sổ biên bản và phản ánh tình hình học tập của lớp. Hai quyển
sổ này được coi là hồ sơ của lớp, GVCN cần ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính
xác. sổ phải giữ sạch sẽ để GVCN cũ bàn giao cho GVCN kế nhiệm.
b. Tổ chức lớp chủ nhiệm GVCN chủ trì hướng dẫn lớp theo tổ chức
sau: Ban cán bộ lớp gồm: Lớp trưởng Lớp phó học tập Lớp phó phong trào Ban
cán bộ lớp sẽ do lớp bầu hàng năm dưới sự chỉ đạo của GVCN (chú ý đến các
đối tượng là bộ đội, thanh niên xung phong, đoàn viên) sau khi đã ổn định lớp
(đối với lớp mới tiến hành bình bầu khoảng giữa tháng thứ hai kể từ ngày nhập
học, thời gian đầu sẽ do nhà trường tạm thời chỉ định, đối với lớp cũ tạm thời
giữ quyền ban cán bộ lớp của năm học trước chuyển sang và bầu lại vào tuần
cuối của tháng đầu nhập học).
Kết quả bầu ban cán bộ lớp phải được ghi vào sổ biên bản lớp có chữ ký
của thư ký và GVCN đồng thời gởi phòng đào tạo để sau khi tổng hợp sẽ có
quyết định chung của hiệu trưởng nhà trường. Trường hợp cần thiết nếu thay
đổi hoặc bổ sung phải có biên bản và chữ ký của GVCN lớp để báo cáo.
Ngoài ra còn có cán sự các môn học để sinh hoạt các chuyên đề trong giờ
chủ nhiệm hoặc các hoạt động ngoại khoa khác.
Các tổ trưởng và tổ phó của mỗi tổ có khoảng 6 đến lo HS.
c. Sinh hoạt lớp chủ nhiệm:
* Sinh hoạt hàng tuần:
Phân công mỗi tổ phụ trách trực lớp, mồi tuần Ì tổ luân phiên nhau. Tô
trực có nhiệm vụ:
Công tác vệ sinh xưởng, lớp (có phân công tổ viên cụ thể). Ghi nhận mọi
sinh hoạt: học tập, tác phong đạo đức, trật tự vệ sinh của lớp trong tuần đế nêu
ra trong sinh hoạt lớp, động viên những trường hợp tích cực, nhắc nhở khắc
phục những hiện tượng tiêu cực.
Chủ trì sinh hoạt lớp trong tuần mời từng tổ báo cáo tình hình và mời các
tổ khác đóng góp ý kiến (có thư ký ghi biên bản). Ban cán bộ lớp đúc kết, đề ra
phương hướng tới và mời GVCN cho ý kiến chỉ đạo.
* Sinh hoạt trong tháng (phản ánh tình hình giảng dạy học tập)
Xoay quanh vấn đề học tập của lớp. GVCN có thể căn cứ vào đặc điểm
của lớp đã thực hiện Ì trong những nội dung của sinh hoạt tháng như sau: (mỗi
tháng tiến hành 1 lần và ghi biên bản phản ánh tình hình học tập của lớp theo
mẫu đính kèm và nộp cho phòng công tác HS ngay sau khi sinh hoạt xong).
Tổng kết tình hình diễn biến học tập của lớp ở tháng qua.
Xây dựng kế hoạch, nội dung và chỉ tiêu học tập trong tháng của lớp, bàn
kỹ các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ học tập đó.
Nghe báo cáo chuyên đề về khoa học kỹ thuật hay ngành nghề liên quan
đến học tập hoặc các báo cáo sinh hoạt ngoại khoa khác.
d. Sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm học tập.
GVCN chọn một số HS khá, giỏi của lớp để xây dựng báo cáo điển hình,
(chú ý không nhất thiết phải chọn HS giỏi toàn diện các môn). Bản báo cáo
điển hình cần nêu cụ thể cách làm, học tập, sinh hoạt của bản thân HS đã đạt
được xét qua. cần tránh cùng lúc đề xuất quá nhiều vấn đề mà không có trọng
tâm... sự thành công của các buổi sinh hoạt này được quyết định bởi nhận thức
đúng về sự chuẩn bị chu đáo của GVCN.
e. Chuẩn bị nội dung các báo cáo sinh hoạt lớp chủ nhiệm.
Trước hết GVCN tóm tắt tình hình trong tháng, nội dung tóm tắt tình hình
trong tháng do chính GVCN xây dựng và có ghi nhận ý kiến đóng góp của ban
cán bộ lớp.
Báo cáo được xây dựng theo các nội dung chính sau:
+ Nhận xét một cách cụ thể ưu khuyết điếm tình hình học tập.
+ Nêu được kết quả học tập của lớp: Kết quả từng môn học (tính %) Kết
quả chung cả tháng (tính%) Kết quả phân loại học tập của từng HS trong tháng.
Kết quả phân loại đạo đức của từng HS trong tháng.
+ Nguyên nhân đưa tới tình hình và kết quả học tập của lớp ở tháng quan
(chủ quan, khách quan).
+ Phương hướng và trọng tâm công tác tới.
+ Các biện pháp cụ thể thực hiện ở tháng tới.
f. Dự kiến mẩu biên bản sinh hoạt lớp chủ nhiệm để tạo sự thống nhất
quản lý hổ sơ GVCN lớp trong toàn nhà trường. (Xem phụ lục 4).
Để đáp ứng yêu câu đào tạo nguồn nhân lực có chát lượng cao cho sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước Trường THKTLTT đã được đầu tư để xây dựng
thành trung tâm đào tạo chất lượng cao và đang nỗ lực vươn lên Cao đẳng Kỹ
thuật trong năm học tới. Do vậy ĐNGV của Trường vừa THPT, vừa THON,
vừa Cao đẳng Đại học.
Trước yêu cầu ngày càng tăng về qui mô đào tạo nhà trường đã tăng
cường quản lý về nhiều mặt trong đó có việc tăng cường quản lý để phát triển
ĐNGV về số lượng cũng như về chất lượng. Với sáu giải pháp như sau :
Xây dựng tập thể sư phạm nhà trường vững mạnh.
Thực hiện các chính sách đối với ĐNGV.
Bồi dưỡng kỹ năng tự đánh giá và đánh giá chuyên môn của ĐNGV.
Bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn của ĐNGV.
Bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lý và giáo dục học sinh của ĐNGV.
Bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lý lớp của ĐNGV. Trong các giải pháp
nêu trên thì hai giải pháp đầu là nhằm tạo môi trường thuận lợi để ĐNGV có
điều kiện phát triển, hình thành bầu không khí tập thể tích cực, tạo nên động cơ
thúc đẩy GV phấn đấu vươn lên; bốn giải pháp sau nhằm đáp ứng yêu cầu
trước mắt cũng như lâu dài để khắc phục những tồn tại về từng mặt của ĐNGV
cụ thể như : GV kiêm nhiệm CBQL chuyên môn, GVCN lớp và GVQL&GD
HS hiện nay của nhà trường.
GD&ĐT là một bộ phận vô cùng quan trọng trong toàn bộ sự phát triển
kinh tế - xã hội, nhưng chỉ là một bộ phận mà thôi, nó không thể một mình tạo
nên sự phát triển được. ĐNGV của nhà trường cũng cần phải có sự quan tâm
giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, tạo sự phát triển đồng bộ về các mặt để toàn thể
CBGVCNV và HS của Trường phấn khởi thi đua dạy tốt và học tốt.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận :
Trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngày càng cao về số lượng cũng
như về chất lượng để phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ngành giáo
dục chuyên nghiệp của TPHCM nói chung và Trường THKTLTT nói riêng có
trách nhiệm rất nặng nề, nhất là Trường THKTLTT đã được TP chọn là trường
trọng điểm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao nên đã được đầu tư về
các mặt nhất là về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để mở rộng qui
mô đào tạo của nhà trường.
Trên cơ sở xác định ĐNGV là những người thực hiện mục tiêu đào tạo và
quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Họ là những người giúp HS
trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, rèn luyện nhân cách của người cán bộ kỹ
thuật tương lai phục vụ cho yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Thế mạnh của nhà
trường hiện nay là đã thu hút được một ĐNGV có đầy đủ phẩm chất và năng
lực chuyên môn. Họ là những người có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp
giáo dục đào tạo của nhà trường trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật để đào tạo
nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội TPHCM.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để không ngừng nâng cao chất lượng
giảng dạy giáo dục của ĐNGV của trường, cần phải có những giải pháp phù
hợp để thu hút nhân tài, phát huy mọi tiềm năng vốn có của họ để bảo đảm cho
sự phát triển lâu dài và liên tục của nhà trường, cho hiện tại và cho cả tương lai.
Đó chính là phát triển ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, ngành nghề
và từng bước nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường.
Với mục tiêu đã đặt ra, đề tài đã đạt được các kết quả sau:
1.Xác định được một số cơ sở lý luận cần thiết cho việc phát triển ĐNGV
của Trường, những yêu cầu nhiệm vụ và nội dung cần phải thực hiện để ĐNGV
đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhà trường
2.Đánh giá được thực trạng cả về số lượng cũng như về chất lượng của
ĐNGV và công tác quản lý ĐNGV của nhà trường, phân tích nguyên nhân của
thực trạng đó để làm cơ sở cho việc phát triển ĐNGV của nhà trường.
3.Trên cơ sở lý luận và thực trạng ĐNGV của nhà trường đã đề xuất sáu
giải pháp nhằm phát triển ĐNGV của Trường trước mắt cũng như lâu dài hầu
đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng và qui mô đào tạo của Trường
THKTLTT trong thời gian tới. Đó là các giải pháp :
Xây dựng tập thể sư phạm nhà trường vững mạnh. Thực hiện các chính
sách đối với ĐNGV.
Bồi dưỡng kỹ năng tự đánh giá và đánh giá chuyên môn của ĐNGV. Bồi
dưỡng năng lực quản lý chuyên môn của ĐNGV. Bồi dưỡng năng lực tổ chức
quản lý và giáo dục học sinh của ĐNGV. Bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lý
lớp của ĐNGV.
Kiến nghị:
Cụ thể xin kiến nghị một số điểm sau :
1.Nhà nước cần có chính sách bắt buộc các doanh nghiệp đóng góp kinh
phí cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho họ, đồng thời phải phối hợp với các
trường để nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu sử dụng của họ.
2.Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với GV giỏi trong các trường
THCN nói riêng và các trường nói chung, tránh để tình trạng hiện nay, người
giỏi không muốn vào, không muốn ở lại trong ngành giáo dục, nhất là giáo dục
chuyên nghiệp.
3.Nhà nước nên nhanh chóng sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách
mới về chế độ chính sách đối với GV THCN như công tác định mức lao động,
tiền lương, phụ cấp, tuyển dụng, sử dụng và đề bạt... cho phù hợp với chế độ
làm việc 40 giờ/tuần như hiện nay.
4.Nên tổ chức liên kết các trường THCN trực thuộc Sở Giáo dục và Đào
tạo TP.HỒ Chí Minh để có thể học tập bổ sung kinh nghiệm cho nhau và nhất
là phối hợp với nhau về đào tạo.
5.Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HỒ Chí Minh và Trường THKTLTT nên có
biện pháp thích hợp động viên GV đi học sau đại học nhiều hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết 15 năm xây dựng và trưởng thành Trường THKT Lý
Tự Trọng Tp. Hồ Chí Minh - 2001.
2.Đặng Quốc Bảo - Kinh tế học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Hà
Nội -1997.
3.Chiến lược phất triển giáo dục 2001 - 2010 - Đã được Thủ Tướng Chính
phủ phê duyệt theo quyết định số: 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001
4.Đỗ Kỳ Công - Một số giải pháp tăng cường quản lý đào tạo hệ THCN
tại Trường THKT Lý Tự Trọng Tp. Hổ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ KHGD -
Tp. Hồ Chí Minh 2001.
5.Vũ Đình Cự (Chủ biến) - Giáo dục hướng tới thế kỷ 21, NXB Chính Trị
Quốc gia, Hà Nội - 1998.
6.Dự án tăng cường trang thiết bị kỹ thuật dạy nghề của Trường THKT
Lý Tự Trọng Tp. Hồ Chí Minh - 2001.
7.Trần Thanh Đạm - Tâm sự đồng nghiệp : Sự học của Thầy, Báo Giáo
dục và Sáng tạo, số 127, 128 ra ngày 9, 16/01/2002.
8.Đảng Cộng Sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lằn thứ
IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2001.
9.Đảng Cộng Sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1996.
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam - Văn kiện hội nghị lần thứ tư, Ban chấp
hành Trung ương Khóa VIII (lưu hành nội bộ) - Tháng 2/1993.
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam - Văn kiện hội nghị lần thứ hai, Ban chấp
hành Trung ương Khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1997.
12.Nguyễn Thị Đoan - Đỗ Minh Cường - Phương Kỳ Sơn - Các học
thuyết quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1997.
13.Đề cương các bài giảng Nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứIX - Ban chỉ đạo các lớp nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ IX, Hà Nội-2001.
14.Điều lệ trường Trung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo -
Tháng 7/2002.
15.Giáo dục học đại cương 1 và II, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội -
1995.
16.Bùi Văn Huê - Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên đáp
ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Báo Giáo dục và Thời
đại số 45 ra ngày 11/11/2001.
17.Phạm Minh Hạc - Xã hội hóa công tác giáo dục, Hà Nội - 1997.
18.Phạm Minh Hạc (chủ biên) - Tâm lý học, NXB Giáo dục - 1982.
19.Phạm Minh Hạc - Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ 21,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1999.
20.Thu Hà - Giáo viên dạy nghề : tuyển mãi "không ra" người ĩ, Báo
Người Lao động số 2285 ra ngày 26/12/2001.
21.Nguyễn Xuân Hường - Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ
giáo viên Trường Trung học Phòng Không, Luận văn Thạc sĩ KHGD - Hà Nội,
2000.
22.I-va-nốp CA - Kinh tế dạy nghề, NXB Công nhân Kỹ thuật, Hà Nội -
1982.
23.Trần Kiểm - Quản lý giáo dục và trường học, Viện Khoa học Giáo dục
Hà Nội - 1997.
24.Harold Koontz - Cyril 0'Donnell - Heinz Weihrich - Những vấn đề cốt
yếu của quản lý, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội - 1994.
25.Kỷ yếu hội thảo Lý luận và thực tiễn xây dựng chiến lược giáo dục và
đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội - 1997.
26.Kỷ yếu hội thảo về công tác dạy nghề, Ban Tư tưởng - Văn hóa Thành
ủy Tp. Hồ Chí Minh - Tháng 9/1999.
27.Kỷ yếu hội nghị giáo dục trung học chuyên nghiệp toàn quốc - Bộ
Giáo dục và Đào tạo - Tháng 5/2000
28.Nguyễn Văn Lê - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Trẻ -
1997.
29.Nguyễn Văn Lê - Chuyên đề quản lý ưườíig học (Tập 5), NXB Giáo
dục - 1995.
30.Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1999.
31.Nguyễn Xuân Mai - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo giáo viên dạy nghề, Tạp chí Giáo dục số 25 - Tháng 3/2002.
32.Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2000.
33.Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2000.
34.Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2000.
35.Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2000.
36.Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội -
2000.
37.Hồ Chí Minh toàn tập, tập II, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2000.
38.Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội -
2000.
39.Nghị quyết 90/CP của Chính phủ về Phương hướng và chủ trương xã
hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa (Ban hành ngày 21/08/1997).
40.Bùi Ngọc Oanh - Tâm lý học trong xã hội và quản lý, NXB Thống kê -
1995.
41.Pháp lệnh cho cán bộ - công chức, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội -
Tháng 12/1998.
42.Võ Quang Phúc - Giáo dục đổi mới được góc nhìn của khoa học giáo
dục, Trường CBQLGD và ĐT II, Tp. Hồ Chí Minh - 1998.
43.Võ Tấn Quang - Xã hội học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục, Hà
Nội - 1996.
44.Nguyễn Anh Quốc - Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Luận văn
Thạc sĩ Khoa học Triết học, Tp. Hồ Chí Minh - 2000.
45.Raja Roy Singh - Nền giáo dục cho thế kỷ hai mươi mốt: Những triền
vọng của Châu Á - Thái Bình Dương, APEID - ƯNESCO, Hà Nội - 1994.
46.Tạo bước đột phá cho sự phát triển giáo dục trung học chuyên nghiệp,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội - Tháng 5/2000.
47.Nguyễn Hữu Thân - Quản trị nhân sự, NXB Giáo dục - 1995.
48.Dương Thiệu Tống - Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh - 1995.
49.Mạc Văn Trang - Trần Thị Bạch Mai - Quản lý nhân sự trong giáo dục
-đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - 1998.
50.Trần Văn Tùng - Lê Ái Lâm - Phát triển nguồn nhân lực, Viện Kinh tê
Thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1996.
51.Thái Duy Tuyên - Lý luận dạy học, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội -
1996.
52.Từ điển tiếng Việt, Ủy ban Khoa học Xã hội, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội -1997.
53.Phạm Viết Vượng - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục,
NXB Giáo dục, Hà Nội - 1995.
54.Prọịect ôn augmeníing the technical equimení for the vocational
training of Ly Tu Trong technical high school of Ho Chi Minh City (in the
period of 1999- 2003)-June 1999.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. Hồ CHÍ MINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Của Cán bộ Quản lý và Giáo viên)
Quý Thầy (Cô) kính mến!
Để có những căn cứ khách quan, toàn diện về thực trạng ĐNGV, từ đó
xây dựng nên các giải pháp phát triển ĐNGV của nhà trường trong thời gian
tới, xin quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu vào ô
trống hoặc khoanh tròn số thích hợp về một số vấn đề dưới đây.
Xin chân thành cảm ơn.
1. Xin thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến về số lượng đội ngũ giáo viên
trong trường hiện nay.
a. Thừa □ b. Thiếu □ c. Đủ □
2. Xin thầy (Cô) cho ý kiến đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viên
trong trường hiện nay.
(Đề nghị khoanh tròn vào 1 trong 5 số bên phải, theo mức độ:
1: Rất yếu, 2: Yếu, 3 : Trung bình, 4: Mạnh, 5: Rất mạnh)
Khả năng và kỹ năng chuyên môn 1 2 3 4 5
Năng lực sự phạm 1 2 3 4 5
Đạo đức nghề nghiệp 1 2 3 4 5
Năng lực nghiên cứu khoa học (kể cả năng lực biên soạn chương trình và
tài liệu dạy học) 1 2 3 4 5
Năng lực nghiên cứu khoa học 1 2 3 4 5
Thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy đã được duyệt. 1 2 3 4 5
Tham gia các hoạt động chính trị xã hội 1 2 3 4 5
Đóng góp ý kiến có các cấp quản lý 1 2 3 4 5
3. Xin Thầy (Cô) cho biết các khóa đào tạo bồi dưỡng mà bản thân Thầy
(Cô) đã được tham gia dự từ khi về công tác tại trường và chất lượng, hiệu quả
các khóa đào tạo, bồi dưỡng đó.
(Đề nghị khoanh tròn vào 1 trong 5 số bên phải, theo mức độ: 1: Rất kém,
2: Kém, 3: Trung bình, 4: Tốt, 5: Rất tốt)
4. Xin Thầy (Cô) đánh giá mức độ thực hiện những công việc dưới đây
trong quản lý giáo viên.
(Đề nghị khoanh tròn vào 1 trong 5 số bên phải, theo mức độ: 1: Rất yếu,
2: Yếu, 3: Trung binh, 4: Tốt, 5: Rất tốt)
Đánh giá chung vê công tác tuyến giáo viên : 1 2 3 4 5
Trong đó:
Thực hiện những quy định về tuyển giáo viên : 1 2 3 4 5
Cơ chế tuyển giáo viên : 1 2 3 4 5
Chất lượng giáo viên được tuyển : 1 2 3 4 5
Sử dụng điều động giáo viên : 1 2 3 4 5
Đánh giá chung về quản lý lao động của giáo viên: 1 2 3 4 5
Trong đó: : 1 2 3 4 5
Dự giờ giảng của giáo viên : 1 2 3 4 5
Làm kế hoạch cho từng tuần, từng tháng : 1 2 3 4 5
Duy trì đều sinh hoạt tổ bộ môn : 1 2 3 4 5
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện giảng
dạy theo thời gian biếu : 1 2 3 4 5
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện giảng
dạy theo thời nội dung, chương trình chuyên môn : 1 2 3 4 5
Tìm hiểu dư luận học sinh về giáo viên : 1 2 3 4 5
Đánh giá giáo viên : 1 2 3 4 5
Phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý giáo viên : 1 2 3 4 5
Các hoạt động khác để nâng cao đời sống giáo viên
Trong đó:
Nâng cao thu nhập của giáo viên 1 2 3 4 5
Tổ chức việc hiếu, hỷ 1 2 3 4 5
Tổ chức hoạt động văn hóa cho GV 1 2 3 4 5
Tổ chức hoạt động thể thao cho GV 1 2 3 4 5
Tổ chức tham quan nghỉ mát cho GV Quan tâm giáo viên gặp khó khăn.
1 2 3 4 5
5.Xin Thầy (Cô) cho biết ý kiến về nhu cầu các nội dung cần đào tạo, bồi
dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên dưới đây.
(Đề nghị khoanh tròn vào 1 trong 5 số bên phải, theo mức độ: 1: Rất ít
cần thiết, 5: Rất cần thiết)
Đối với cán bộ quản lý Đối với giáo viên
Đào tạo nâng cao trình độ để chuẩn hóa CBQL, GV
Bồi dưỡng chuyên môn 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Bồi dưỡng về sư phạm 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Bồi dường về chính trị 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Bồi dưỡng phương pháp luận
nghiên cứu khoa học 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Bồi dưỡng về quản lý hành
chính nhà nước 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Bồi dưỡng ngoại ngữ 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Bồi dưỡng tin học 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Trong đó:
Về lập kế hoạch 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Về quản lý nhân sự 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Về quản lý tài chánh 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Về kiểm tra, đánh giá 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Về các nội dung khác 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
6.Xin Thầy (Cô) cho biết thực trạng tổ chức biên soạn chương trình và
các tài liệu dạy học hiện nay.
(Đề nghị khoanh tròn vào 1 trong 5 số bến phải, theo mức độ: 1: Rất yếu,
2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Tốt, 5: Rất tốt)
Có quy định quy trình biên soạn chương trình và tài liệu dạy học
Mức độ hợp lý của quy trình 1 2 3 4 5
Thẩm định các chương rình và tài liệu dạy học1 2 3 4 5
Thực hiện quy trình biên soạn 1 2 3 4 5
7. Xin Thầy (Cô) cho biết thực trạng các chương trình và tài liệu dạy
học.
(Đề nghị khoanh tròn vào 1 trong 5 số bên phải, theo mức độ:
1: Rất yếu, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Tốt, 5: Rất tốt)
Mức độ đầy đủ của các quy trình đào tạo : 1 2 3 4 5
Chất lượng của các chương trình đào tạo : 1 2 3 4 5
Mức độ đầy đủ của các tài luệu dạy học : 1 2 3 4 5
Chất lượng của các tài liệu dạy học : 1 2 3 4 5
8. Xin Thầy (Cô) cho biết về quản lý thực hiện các chương trình
đào tạo.
(Đề nghị khoanh tròn vào 1 trong 5 số bên phải, theo mức độ: 1: Rất yếu,
2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Tốt, 5: Rất tốt) Quản lý chặt chẽ, thực hiện nghiêm
túc các
chương trình đào tạo : 1 2 3 4 5
Chất lượng thực hiện các chương trình đào tạo : 1 2 3 4 5
9. Xin Thầy (Cô) cho biết ý kiến đánh giá về thực trạng các phương
tiện dạy học.
(Theo mức độ từ 1 là không phù hợp đến 5 là phù hợp)
Số lượng phương tiện dạy học : 1 2 3 4 5
Chất lượng, tính hiện đại của phương tiện dạy học: 1 2 3 4 5
10.Xin Thầy (Cô) cho biết ý kiến đánh giá của mình về quản lý sử dụng
phương tiện dạy học.
(Đề nghị đánh dấu X vào ô có hoặc không, hoặc theo các mức độ từ 1 đến
5 với 1 là thấp nhất đến 5 là cao nhất)
Có đơn vị chuyên trách quản : Có □ Không □
lý phương tiện dạy học
Công suất sử dụng phương tiện dạy học : 1 2 3 4 5
Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học của
giáo viên : 1 2 3 4 5
Bảo dưỡng, bảo quản phương tiện dạy học : 1 2 3 4 5
Mức độ phù hợp của cơ chế quản lý sử dụng
phương tiện dạy học : 1 2 3 4 5
Giáo viên có ý thức tích cực trong việc sử
dụng phương tiện dạy học : 1 2 3 4 5
Giáo viên còn ngại trong việc sử dụng
phương tiện dạy học : 1 2 3 4 5
11. Xin Thầy (Cô) cho biết ý kiến đánh giá của mình về các hoạt động
quản lý của trường, bộ môn và giáo viên trong việc duy trì nền nếp học tập của
học sinh
(Đề nghị khoanh tròn vào 1 trong 5 số bên phải, theo mức độ
1: Rất yếu, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Tốt, 5: Rất tốt)
Quản lý sĩ số lớp : 1 2 3 4 5
Quản lý giờ giấc học tập Tổ chức sinh hoạt lớp hàng tuần Tổ chức hoạt
động văn nghệ Tổ chức hoạt động thể thao Bồi dưỡng học sinh giỏi, kém Tổ
chức tư hoe của học sinh
12. Xin Thầy (Cô) cho biết ý kiến đánh giá của mình về chất lượng các
hoạt động chuyên môn của học sinh trong trường.
(Đề nghị khoanh tròn vào 1 trong 5 số bên phải, theo mức độ
1: Rất yếu, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Tốt, 5: Rất tốt)
Học tập trên lớp : 1 2 3 4 5
Tự học bài, làm bài trong chương trình Học thêm Luyện tập thêm
Trao đổi kinh nghiệm chuyên môn
13. Xin Thầy (Cô) cho biết ý kiến đánh giá của mình về kết quả rèn
luyện của học sinh trong trường.
(Đề nghị khoanh tròn vào 1 trong 5 số bên phải, theo mức độ 1: Rất yếu,
2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Tốt, 5: Rất tốt) Lập kế hoạch hoạt động các nhân
hàng ngày Thực hiện theo kế hoạch các nhân Chấp hành quy định của Trường,
Ban Chấp hành quy định về chế độ sử dụng bảo quản thiết bị, dụng cụ, nhạc cụ
Đảm bảo quy định về thời gian học tập Sẩn sàng hợp tác với các đồng nghiệp
Thực hiện nền nếp văn minh trong sinh hoạt Tính khoa học, hiệu quả trong học
tập
14. Xin Thầy (Cô) cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ cần thiết
của mối quan hệ giữa trường ta với các cơ sở học sinh đến thực tập :
Rất cần thiết : □
Cần thiết : □
ít cần thiết : □
Không cần thiết : □
15. Xin Thầy (Cô) cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ thực
hiện mối quan hệ giữa trường ta với các doanh nghiệp trong những năm qua,
theo các nội dung sau.
(Đề nghị khoanh tròn vào 1 trong 5 số bên phải, theo mức độ 1: Rất yếu,
2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Tốt, 5: Rất tốt) Trường thực hiện các hợp đồng đào
tạo cho các doanh nghiệp : 1 2 3 4 5
Các doanh nghiệp hỗ trợ tài chính cho trường : 1 2 3 4 5
Các doanh nghiệp hỗ trợ cơ sở vật chất và
phương tiện dạy học cho trường : 1 2 3 4 5
Đưa học sinh đi thực tập tại các doanh nghiệp : 1 2 3 4 5
Các doanh nghiệp cử học viên tham gia các
khỏa bồi dưỡng chuyên môn tại trường : 1 2 3 4 5
Trao đổi kinh nghiệm, kế hoạch đào tạo, kế
hoạch tuyển dụng... : 1 2 3 4 5
Hợp tác trong xây dựng mục tiêu và chương
trình đào tạo : 1 2 3 4 5
Các doanh nghiệp cử chuyên gia tham gia
giảng dạy và hướng dẫn thực tập : 1 2 3 4 5
Doanh nghiệp cung cấp thông tin về nhu
cầu cho trường : 1 2 3 4 5
Nhà trường cung cấp thông tin đào tạo cho
các doanh nghiệp : 1 2 3 4 5
Xin chăn thành cảm ơn quý Thầy (Cô) đã đóng góp ý kiến cho đề tài.
PHỤ LỤC 2
TỔNG HỢP KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIÊN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ
GIÁO VIÊN VE THỰC TRẠNG ĐNGV CỦA TRƯỜNG THKT LÝ Tự
TRỌNG
1.Thực trạng đội ngũ giáo viên về số lượng:
Có 13 ý kiến cho rằng đội ngũ giáo viên hiện nay không đáp ứng nhu cầu
nhiệm vụ. (12,2%)
Có 67 ý kiến cho rằng hiện nay nhà trường còn thiếu giáo viên. (61,2%)
Có 29 ý kiến cho rằng không nên tuyển thêm giáo viên. số lượng giáo viên hiện
nay là vừa đủ. (26,6%)
2.Thực trạng đội ngũ giáo viên về chất lượng:
Khả năng và kỹ năng chuyên môn 3.9%
Năng lực sư phạm 3.8%
Đạo đức nghề nghiệp 4.1%
Năng lực nghiên cứu khoa học (kể cả năng lực biên soạn chương trình và
tài liệu dạy học) 3.6%
Năng lực nghiên cứu khoa học 3.3%
Thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy đã được duyệt 4.3%
Tham gia các hoạt động chính trị xã hội 3.9%
Đóng góp ý kiến cho các cấp quản lý 3.6%
3.Quản lý đào tạo, bồi dương đội ngũ Giáo viên
Qua phiếu trả lời cho thấy kết quả như sau:
4.Quản lý tuyển dụng Giáo viên:
Qua phiếu khảo sát cho thấy kết quả như sau: Đánh giá chung về công tác
tuyển giáo viên Trong đó:
Thực hiện những quy định vê tuyên giáo viên
* Cơ chế tuyển giáo viên
* Chất lượng giáo viên được tuyển
* Sử dụng điều động giáo viên
Quản lý hoạt động của Giáo viên:
Đánh giá chung về quản lý hoạt động của giáo viên Trong đó:
* Dự giờ giảng của giáo viên 4.3%
* Làm kế hoạch cho từng tuần, từng tháng 4.5%
* Duy trì đều sinh hoạt tổ bộ môn 3.9%
* Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện giảng dạy theo thời gian biểu
4.4%
* Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện giảng dạy theo nội dung, chương
trình chuyên môn 4.3 điểm
Tìm hiểu dư luận học sinh về giáo viên 3.3 điểm
Đánh giá giáo viên 3.9 điểm
Phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý giáo viên 4.0 điểm
Thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên 3.9 điểm
Các hoạt động khác để nâng cao đời sống giáo viên 3.8 điểm
Quản lý thực hiện chính sách đối vởi giáo viên
Nâng cao thu nhập của giáo viên 3.8 điểm
Tổ chức việc hiếu, hỷ 4.1 điểm
Tổ chức hoạt động văn hóa cho GV 3.7 điểm
Tổ chức hoạt động thể thao cho GV 3.8 điểm
Tổ chức tham quan nghỉ mát cho GV 3.2 điểm
Quan tâm giáo viên gặp khó khăn 3.4 điểm
Thực trạng nhu cầu đào tạo bồi dương :
Qua phiếu trả lời cho thấy kết quả như sau:
Đối với cán bộ quản lý Đố với giáo viên
Đào tạo nâng cao trình độ
để chuẩn hóa CBQL, GV : 4.6 điểm 44. điểm
Bồi dưỡng chuyên môn : 4.5 điểm 4.5 điểm
Bồi dưỡng về sư phạm : 4.3 điểm 4.3 điểm
Bồi dưỡng về chính trị : 4.3 điểm 4.1 điểm
Bồi dưỡng phương pháp luận nghiên cứu khoa học 4.2 điểm 4.1 điểm
Bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước 4.3 điểm 3.4 điểm
Bồi dưỡng ngoại ngữ Bồi dưỡng tin học 4.3 điểm 4.1 điểm
Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý 4.1 điểm 4.2 điểm
Trong đó:
về lập kế hoạch 4.5 điểm 3.8 điểm
về quản lý nhân sự 45 điểm 3.5 điểm
về quản lý tài chánh 4.4 điểm 3.5 điểm
về kiểm tra, đánh giá 4.3 điểm 40 điểm
về các nội dung khác 4.0 3.6 điểm
6.Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo
Qua phiếu trả lời cho thấy kết quả như sau:
Có quy định quy trình biên soạn chương trình và tài liệu dạy học 3.9
điểm
Mức độ hợp lý của quy trình 3.7 điểm
Thẩm định các chương trình và tài liệu dạy học 3.5 điểm
Thực hiện quy trình biên soạn 3.7 điểm
7.Thực trạng mục tiêu, nội dung đào tạo
Qua phiếu trả lời cho thấy kết quả như sau:
Mức độ đầy đủ của các chương trình đào tạo 3.6 điểm
Chất lượng của các chương trình đào tạo 3.6 điểm
Mức độ đầy đủ của các tài liệu dạy học 3.4 điểm
Chất lượng của các tài liệu dạy học 3.8 điểm
8.Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung đào tạo
Quản lý chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc các chương trình đào tạo : 4.1
điểm
Chất lượng thực hiện các chương trình đào tạo : 3.8 điểm
9.Thực trạng số lượng, chất lượng phương tiện dạy học
Số lượng phương tiện dạy học 3.3 điểm
Chất lượng, tính hiện đại của phương tiện dạy học : 3.8 điểm
10.Thực trạng số lượng, chất lượng phương tiện dạy học Các Thầy (Cô)
đều thống nhất nên có đơn vị chuyên phương tiện dạy học.
Sử dụng phương tiện dạy học
Công suất sử dụng phương tiện dạy học : 3.5 điểm
Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên: 3.7 điểm
Giáo viên có ý thức tích cực trong việc sử dụng phương tiện dạy học:3.9
điểm
Giáo viên còn ngại trong việc sử dụng phương tiện dạy học : 2.8 điểm
Tổ chức bảo quản phương tiện dạy học
Có đơn vị chuyên trách quản lý phương tiện dạy học: 1.4 điểm
Bảo dưỡng, bảo quản phương tiện dạy học : 3.5 điểm
Mức độ phù hợp của cơ chế quản lý sử dụng phương tiện dạy học : 3.4
điểm
11.Đánh giá về các hoạt động quản lý của Trường, bộ môn việc duy trì nề
nếp học tập của học sinh
Quản lý sĩ số lớp 4.4 điểm
Quản lý giờ giấc học tập 4.5 điểm
Tổ chức sinh hoạt lớp hàng tuần Tổ chức hoạt động văn nghệ 4.4 điểm
Tổ chức hoạt động thể thao 3.1 điểm
Bồi dưỡng học sinh giỏi, kém 3.3 điểm
Tổ chức tự học của học sinh 3.4 điểm
12.Chất lượng
Học tập trên lớp 3.5 điểm
Tự học bài, làm bài trong chương trình 2.9 điểm
Học thêm 2.6 điểm
Luyện tập thêm 2.6 điểm
Trao đổi kinh nghiệm chuyên môn 2.8 điểm
13.Kết quả rèn luyện của học sinh
Lập kế hoạch hoạt động cá nhân hàng ngày 2.7 điểm
Thực hiện theo kế hoạch cá nhân 2.8 điểm
Chấp hành quy định của Trường, Ban 3.9 điểm
Chấp hành quy định về chế độ sử dụng bảo quản thiết bị, dụng cụ, nhạc
cụ 3.6 điểm
Đảm bảo quy định về thời gian học, tập 4.0 điểm
Sẳn sàng hợp tác với các đồng nghiệp 3.7 điểm
Thực hiện nền nếp văn minh trong sinh hoạt 3.8 điểm
Tính khoa học, hiệu quả trong học tập 3.5 điểm
14.Về mức độ cần thiết của mối quan hệ giữa trường ta với các cơ sở học
sinh đến thực tập:
Các Thầy Cô đều cho ý kiến đánh giá là rất cần thiết của mối quan hệ
giữa nhà trường với các đơn vị sản xuất để học sinh đến thực tập.
15.Về mức độ thực hiện mối quan hệ giữa trường với các doanh nghiệp
Trường thực hiện các hợp đồng đào tạo cho các doanh nghiệp : 3.7 điểm
Các doanh nghiệp hỗ trợ tài chính cho trường 2.6 điểm
Các doanh nghiệp hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện dạy học cho
trường : 2.5 điểm
Đưa học sinh đi thực tập tại các doanh nghiệp : 4.1 điểm
Các doanh nghiệp cử học viên tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn
tại trường : 3.6 điểm
Trao đổi kinh nghiệm, kế hoạch đào tạo, kế hoạch tuyển dụng... : 3.1
điểm
Hợp tác trong xây dựng mục tiêu và chương trình đào tạo : 3.1 điểm
Các doanh nghiệp cử chuyên gia tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực
tập : 2.4 điểm
Doanh nghiệp cung cấp thông tin về nhu cầu cho trường : 3.0 điểm
Nhà trường cung cấp thông tin đào tạo cho các doanh nghiệp: 3.5 điểm
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_giai_phap_phat_trien_doi_ngu_giao_vien_truong_turng_hoc_ky_thuat_ly_tu_trong_thanh_pho_ho_chi.pdf