Luận văn Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tạI Tổng công ty dệt may Việt Nam

Nền kinh tế nước ta và các nước trong khu vực đang hồi phục nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu á. Tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm đầu thế kỉ 21 sẽ tăng cao, tính cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt. Điều này buộc các doanh nghiệp phải năng động trong việc đổi mới, cải tiến dây truyền công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân, cải tiến mẫu mã sản phẩm cũng như tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.

pdf53 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tạI Tổng công ty dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mỹ 3 1.29 10.750 0.55 Các nước khác 15 6.44 43.916 2.26 Tổng 233 100 1946.653 Bảng trên cho thấy các nước Đông Âu bao gồm Nhật Bản và các nước NICS là những đối tác đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực dệt may ở Việt Nam. Do ngành dệt may Việt Nam thuộc lĩnh vực công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trên, nên họ đã tích cực đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam và trở thành những nhà đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Về nhịp độ đầu tư: Kể từ khi thành lập cho đến nay tình hình quan hệ đầu tư với nước ngoàI đang trở nên rộng hơn, các đối tác đầu tư có xu hướng tham gia nhiều hơn.Với lợi thế là một quốc gia có nền chính trị ổn định, nền văn hoá phong phú, bên cạnh ngành dệt may đã có lịch sử từ lâu đời nên các đối tác nước ngoàI có xu hướng đầu tư vào ngành dệt may. Tình hình này được biểu hiện qua bảng sau: Biểu 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may Việt nam giai đoạn 1992-2002 Năm Số dự án Tổng số vốn(triệu USD) Bình quân 1 dự án(triệu USD) 23 1992 13 76.377 5.875 1993 24 587.842 24.493 1994 36 183.944 5.11 1995 39 388.577 8.68 1996 38 263.154 6.925 1997 29 328.502 11.328 1998 11 53.147 4.832 1999 13 18.193 1.4 2000 23 105.571 4.59 2001 17 97.265 5.721 2002 26 145.132 5.582 Tổng 269 2247.704 Bảng trên cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may có xu hướng tăng nhanh từ năm 1992-1997 cả về số dự án cũng như vốn đăng ký. Đây là thời kỳ mà số dự án lên đỉnh đIểm. Nhưng năm đỉnh cao về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàI lạI là năm 1993 với 24 dự án có tổng vốn đăng ký lên đến 587.842 triệu USD và quy mô vốn bình quân của một dự án lên đến 24.493 triệu USD trên một dự án. Kể từ năm 1997 đến năm1999 nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may có xu hướng giảm. Năm 1998 số dự án đầu tư chỉ bằng 37.9% so với năm 1997 trong khi đó tổng vốn đầu tư giảm mạnh xuống còn 53.147 triệu USD chỉ gần bằng 1/6 tổng vốn đăng ký năm 1997. Năm 1999 tình trạng giảm sút còn tồi tệ hơn, tổng vốn đăng ký giảm tới mức rất thấp chỉ còn 18.193 triệu USD bằng 34.2% so với năm 1998, quy mô bình quân một dự án chỉ còn 1.4 trỉệu USD. Nhưng tình hình đã được cảI thiện kể từ năm 2000 trở lạI đây. Nguồn vốn đầu tư nước ngoàI vào ngành dệt may đã tăng dần lên. Năm 2002 có 26 dự án tăng 52.94% về số dự án, với tổng vốn đầu tư là 145.132 triệu USD tăng 49.21% so với năm 2001.  Về loạI hình đầu tư : 24 Cho đến nay trong số các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoàI theo luật định thì loạI hình xí nghiệp 100% vốn nước ngoàI là hình thức phổ biến nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may Việt nam. Tính đến hết năm 2002 xí nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoàI chiếm 71.75% số dự án và 91.47% tổng vốn đầu tư. Xí nghiệp liên doanh chiếm 22.68% số dự án và 8.36% tổng vốn đầu tư. Hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 5.57% số dự án và 0.17% vốn đầu tư. Biểu 6: Các loạI hình đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may Việt nam. Stt LoạI hình Số dự án Tỷ trọng% Tổng vốn (tr.USD) Tỷ trọng% 1 XN 100% vốn NN 193 71.75 2055.975 91.47 2 XN liên doanh 61 22.68 187.908 8.36 3 HĐHTKD 15 5.57 3.821 0.17 Tổng số 269 100 2247.704 100 Tóm lạI ngành dệt may nước ta đã và đang được thế giới quan tâm, Mối quan hệ làm ăn với các nước trên thế giới đã đóng một vai trò rất quan trọng chiến lược phát triển toàn ngành dệt may nói chung và tổng công ty dệt may nói riêng. 3.Tình hình sử dụng vốn của Tổng công ty Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của tổng công ty, tổng công ty đã huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau.Trong các hình thức huy động thì có các hình thức sau: + Vốn ngân sách là vốn được nhà nước giao tạI thời đIúm thành lập Tổng công ty và một phần vốn Nhà nước bổ sung cho tổng công ty. + Vốn tín dụng Nhà nước. + Khấu hao cơ bản đay là một trong những nguồn vốn cơ bản của tổng công ty. + Vay nước ngoàI. 25 + Tín dụng thương mại đây là một nguồn vốn của các tổ chức tàI chính quốc tế. Nguồn vốn này là nguồn có lãI suất khá cao. Biểu 7: Vốn đầu tư của tổng công ty dệt may giai đoạn 1997-2001 Stt Nguồn vốn Vốn đầu tư(tỷ.đ) Tỷ lệ % 1 Ngân sách 24.08 0.59 2 Tín dụng nhà nước 621.25 15.12 3 Khấu hao cơ bản 482.71 11.79 4 Vay nước ngoàI 490.87 11.98 5 Tín dụng thương mạI 2474.95 60.43 Tổng 4093.86 100 Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn ngân sách chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn của tổng công ty, nguồn vốn này chỉ chiếm 0.59% đây là một trong những mặt tiêu cực của ta, lượng vốn này chủ yếu hỗ trợ cho hoạt dộng xuất khẩu, xúc tiến thương mạI, tìm kiếm thị trường,..Trong khi đó nguồn vốn tín dụng thương mạI lạI chiếm một tỷ trọng khá lớn. Trong giai đoạn 1997-2001 nguồn vốn này lên đến 2474.95 tỷ đồng chiếm 60.43% tổng cơ cấu vốn của tổng công ty. Trong khi đó nguồn vốn này có mức lãI suất tín dụng khá cao, có lúc lên tới 1.1%/tháng. Bên cạnh mức lãI suất cao như vậy nó còn không ổn định nó còn phụ thuộc vào biến động chính trị của các nước trên thế giới, kinh tế xã hội của các nước trên thế giới,…Nguồn vốn khầu hao cơ bản là nguồn cơ bản của tổng công ty thì chiếm một tỷ lệ tương đối, chiếm 11.79% đây là con số còn khiêm tốn thể hiện tổng công ty dệt may còn nhiều mặt yếu kém. Tình hình thực hiện vốn đầu tư qua các năm cũng đã ngày càng có nhiều tiến bộ. Tình hình này được biểu hiện qua bảng sau Biểu 8:Tình hình vốn đầu tư theo các năm của tổng công ty dệt may giai đoạn 1997-2001 Stt Chỉ tiêu Đơn 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng 26 vị 1 Kế hoạch Tỷ đ 370 433.8 506 638 1079.6 2724.4 2 Thực hiện Tỷ đ 523 450 441.2 979.7 1700 4093.9 3 TH/KH % 141.3 103.7 87.2 153.6 157.5 Tình hình trên cho thấy khả năng thực hiện vốn của tổng công ty có triển vọng tốt đẹp. Năm 2001 tỷ lệ thực hiện /kế hoạch là 157.5% biểu hiện tình hình thực hiện vốn đầu tư gần như tăng gấp đội so với kế hoạch đề ra. Nhưng khi đI vào từng năm cụ thể ta thấy tình hình thực hiện vốn đầu tư có sự giảm sút từ năm 1997 đến năm 1999, đặc biệt vào năm 1999 tình hình thực hiện vốn đầu tư chỉ có 87.2%. Tình hình này là do cuộc khủng hoảng tàI chính tiền tệ khu vực gây ra. Nhưng cho đến nay tình này đã có sự chuyển đổi đáng khích lệ và đang ngày càng có xu hương tốt đẹp. 4.Tình hình đầu tư 4.1 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Theo tổng cục thống kê thì tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 1998 vào ngành dệt may là 447.8 tỷ đồng trong đó vốn xây lắp là 92.5 chiếm 20.6%, vốn thiết bị là 300.9 tỷ đồng chiếm 67.2% và vốn xây dựng cơ bản khác là 54.4 tỷ đồng chiếm 12.2%. Như vậy tổng lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm khoảng 11/4 trong tổng vốn đầu tư. Mặc dù vậy, nhình chung cơ sở hạ tầng của ngành dệt may nước ta đã xuống cấp nghiêm trọng do chúng được xây dựng từ rất lâu và vấn đề về vốn đầu tư phát triển đang trở nên rất bức xúc đối với mỗi doanh nghiệp thuộc ngành dệt may. 4.2 Đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị. * Công nghệ kéo sợi: Công nghệ kéo sợi ở Việt Nam cho đến cuối thập kỷ 80 vẫn ở tình trạng lạc hậu, không đồng bộ với các máy móc cũ kỹ thế hệ 1 và một số ít thuộc thế hệ II. Trình độ tự động còn rất thấp, sản phẩm sản xuất ra chỉ đạt chất lượng thấp so với trình độ của thế giới hầu hết ở đường 75% cuả thống kê uster thế giới trở xuống. Công nghệ kéo sợi chảI 27 tho chiếm phần lớn, sản xuất các loạI sợi chỉ số thấp. Sợi chảI kỹ chỉ có 3% sản lượng, công nghệ kéo sợi pha PE không vượt quá 16% sản lượng trong suốt thập kỷ 80. Bước sang nền kinh tế thị trường những năm gần đây đã có một số dây chuyền mới, sử dụng công nghệ bông chảI tự động liên hợp cao, sử dụng các máy ghép tự động khống chế chất lượng, ứng dụng rộng rãI các kỹ thuật tiến bộ do Tây Âu và Nhật về vi mạch đIửn tử vào hệ thống đIều khiển tự động và khống chế chất lượng sợi, nhờ vậy đã có sản phẩm sợi đạt chất lượng cao cấp ở mức lương 25% của thống kê uster. Cho đến năm 1999 ngành có 800124 suốt kéo sợi và 3520 rô tơ kéo sợi. Trong số đó có 90600 là suốt mới mua ( chiếm 11.32%), với 55900 suốt mua cũ của các nước Tây Âu, 107000 suốt được cảI tiến ( chiếm 13.4%).Công suất kéo sợi hàng năm tăng lên 79200 tấn, với chỉ số Nm là 61.22. Năm 2000 toàn ngành có khoảng 1050000 cọc sợi, trong đó đầu tư mới khoảng 10 vạn cọc sợi, sản xuất được 84100 tấn sợi/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng các sản phẩm đó vẫn còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cũng như xuất khẩu. * Công nghệ dệt thoi: Trong nhiều năm qua hầu hết các xí nghiệp, công ty đã sử dụng nguồn vốn tự có, vốn vay trung hạn, dàI hạn để mua sắm thiết bị, góp phần nâng cao chất lượng công nghệ đa dạng hoá sản phẩm. Hàng ngàn máy dệt không thoi, có thoi khổ rộng đã được nhập về, nhiều bộ hồ mắc mới hiện đạI đã được trang bị thay thế cho nhũng thiết bị quá cũ và lạc hậu. Trong toàn ngành công nghiệp dệt quốc doanh, trung ương và địa phương, máy dệt mới đạt khoảng 15%, số lượng có khả năng cảI tạo được mới đạt khoảng 45%, số còn lạI phảI thanh lý hoặc chuyển cho hợp tác xã hoặc tư nhân. - Khâu chuẩn bị dệt thiết bị hồ mắc trang bị mới cũng chỉ đảm nhiệm đuợc 30-40% công suất. Do vậy công suất vảI mộc của quốc doanh trung ương và đạI phương giảm rõ rệt, nhiều công ty, xí nghiệp chỉ còn duy trì được 40-50% công suất thiết kế. - Khâu đầu tư thiết bị mới, do nguồn vốn hạn hẹp nên việc này phảI phân chia thành nhiều giai đoạn. 28 * Công nghệ dệt kim: công nghệ dệt kim của ngành khá hiện đạI so với các công nghệ khác. Phần lớn các máy dệt kim nhập của Trung Quốc, Tiệp và đông Đức từ trước năm 1988 đều được thanh lý và chuyển nhượng cho địa phương. Hiện nay các doanh nghiệp dệt lớn của Nhà nước đều sử dụng máy dệt kim nhập của các nước như Nhật, Hàn Quốc, đàI Loan và Đức từ sau năm 1999, 30% số máy này thuộc thế hệ mới, một số máy đã được vi tính hoá. * Công nghệ nhuộm, in và hoàn tất: Tất cả các thiết bị in, nhuộm hoàn tất là nhập từ nước ngoàI. Hiện nay 35% thiết bị in và nhuộm trong ngành nhập từ năm 1999 trở lạI đây( khoảng 300 máy). Tất cả các loạI máy này đều thuộc thế hệ A2, A3 và vẫn hoạt động tốt. Số còn lạI nhập từ những năm 1988. Năm 2000 công suất sử dụng máy móc, thiết bị của ngành là 85%.Từ năm 1995 đến năm 2001 tổng số tiền đầu tư cho thiết bị nhuộm ởgiai đoạn này là 52660619 USD và 6876642 Rúp. * Công nghệ may: trước năm 1993 các dây chuyền may của các nhà máy phần lớn là máy may của các nước cộng hoà dân chủ Đức, bổ sung thêm một số máy của Nhật, cộng liên bang Đức.Từ những năm 1993 đến nay ngành may liên tục tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị để đáp ứng yêu cầu chất lượng thị trường thế giới, cụ thể là: + công đoạn chuẩn bị sản xuất: các cơ sở công nghiệp may vẫn giác sơ đồ thủ công, mới thí đIểm sử dụng máy vi tính giác sơ đồ ở một số nơI, thiết ké mặt hàng đều làm hoàn toàn thủ công. + công đoạn cắt: ngành may Việt nam còn trảI vảI thủ công chưa có thiết bị trảI vảI để giảm bớt lao động nặng nhọc, sử dụng dao cắt đầu tbàn để tiết kiệm nguyên liệu. + công đoạn may: các máy may được sử dụng phần lớn hiện nay là hiện đạI, có tốc đọ cao 4000- 5000 vòng /phút, có bơm tự động, đảm bảop vệ sinh công nghiệp. Máy may hiện nay là của nhiều hãng, nhiều nước, tuy vậy các công ty may phần lớn tín nhiệm máy Juki (Nhật). Bước đầu một số doanh nghiệp đã dùng loạI máy trang bị đIửn tử lạI mũi, cắt chỉ tự động. 29 + công đoạn hoàn tất sản phẩm: hầu hết các doanh nghiệp may dùng hệ thống là hơI, tối thiểu cũng dùng loạI là treo phun nứơcđể đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị nhăn chân chim, một số dùng hệ thống là hơi . Trong những năm qua ngành đã tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, đã một mặt nào đó cảI thiện được chất lượng sản phẩm tạo uy tín trên thị trường, tăng năng suất lao động, song nhìn chung toàn ngành công nghệ trang thiết bị vẫn ở trong tình trạng lạc hậu so với các nước trong khu vực. 4.3 Đầu tư nguồn nhân lực. Ngành dệt may là ngành đòi hỏi một khối lượng lao động khá nhiều. Tính đến thời đIểm này lao động trong ngành dệt may và sản xuất trang phục trong các doanh nghiệp là 289967 người chiếm 59.62%, cá thể là 196418 người chiếm 40.38%.Trong thời gian tới sẽ có sự chuyển dịch lao động từ khu vực doanh nghiệp quốc doanh sang khu vực tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoàI. Trong lĩnh vực sản xuất trang phục lực lượng lao động nhiều hơn trong lĩnh vực dệt. Bởi vì trong lĩnh vực sản xuất trang phục chủ yếu là lao động thủ công cần nhiều lao động, năng suất lao động tháp, lao động nữ chiếm 80%. Về trình độ lao động thì nhân lực khoa học công nghệ của ngành dệt may khoảng 700000 người gồm công nhân kỹ thuật, trung cấp kỹ thuật, cao đẳng, kỹ sư và một số cán bộ có trình độ trên đạI học( thạc sỹ, tiến sỹ, phó tiến sỹ). Hiện nay tổng số lực lượng lao động trong ngành dệt may lên đến 1.6 triệu người. Do toàn ngành dệt may đã có những phương pháp về đạo tạo, quản lý nguồn nhân lực nên trình độ của người lao động đã được cảI thiện và ngày càng được nâng cao.Đội ngũ nhân lực của ngành dệt may có khả năng tiếp thu, nắm bắt nhanh các quy trình sản xuất và công nghệ mới, nhanh chóng làm chủ được sản xuất, có khả năng làm ra các sản phẩm đạt chất lượng cao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Khi được tổ chức làm việc, đãI ngộ và bồi dưỡng tốt đội ngũ nhân lực dệt may có thể lao động đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt không thua kém đồng nghiệp ở nhiều nước trên thế giơí. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã tổ chức những lớp đào tạo để nâng cao tay nghề cho công nhân, một phần nào đó đã cảI thiện được chất lượng lao động. 30 4.4 Thực trạng đầu tư mở rộng thị trường. *Thị trường trong nước: trên thị trường trong nươc, các nhà sản xuất của ngành dệt may phảI cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn trong khu vực. Là thành viên của ASEAN và đang tham gia thực hiện AFTA thị trường Việt Nam là sân chơI của các nước trong khu vực. Do vậy chiếm lĩnh thị trường nội địa là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất dệt may Việt Nam. Theo thống kê của VINATEX trong những năm vừa qua tỷ trọng tiêu thụ nội địa trong tổng số hành dệt may sản xuất trong nước chỉ chiếm khoảng 55%. ĐIều này chứng tỏ hàng dệt may Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước cả về chất lượng và số lượng. *Thị trường nước ngoàI: từ khi Việt Nam thực hiện quá trình đổi mới thị trường của ngành dệt may đã chuyển từ thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu sang thị trường Phương Tây và Châu á. Tóm lạI từ nhiều năm nay ngành dệt may Việt Nam đã cố gắng phấn đấu thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu vươn lên xuất khẩu. 5.Tình hình thẩm định dự án tạI tổng công ty dệt may. Để đảm bảo tính khả thi, tính hợp lý, tính hiệu quả của các dự án đầu tư tổng công ty đã tiến hành thẩm định dự án đầu tư. Bên cạnh đó việc thẩm định dự án còn giúp tổng công ty lựa chọn dược phương án tối ưu,xem xét mục tiêu của dự án phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, đánh giá tính hợp pháp của các tàI sản tàI chính hình thành nên vốn đầu tư. *Nội dung thẩm định dự án đầu tư của tổng công ty như sau: - Đối với các dự án có xây dựng thuộc vốn nhà nước thì thẩm định những vấn đề sau: thẩm định các đIều kiện pháp lý, về đIều kiện cần thiết phảI đầu tư, về phương diện thị trường, về phương diện kỹ thuật, về phương diện tổ chức, về mặt tàI chính của dự án, về các chỉ tiêu kinh tế xã hội của dự án. - Đối với các dự án mua sắm thiết bị hàng hóa thuộc vốn nhà nước thì việc thẩm định chủ yếu đI vào xem xét về đIều kiện pháp lý, phân tích 31 kết luận về quy mô công suất của trang thiết bị, phân tích kết luận về lựa chọn công nghệ, thiết bị, đánh giá về tàI chính và hiệu quả của dự án. - Đối với các dự án không sử dụng vốn của nhà nước: việc thẩm định tập trung xem xét và kết luận về các vấn đề sau: Các vấn đề về pháp lý, sự phù hợp về quy hoạch ngành lãnh thổ, chế độ khai thác và sử dụng tàI nguyên quốc gia, tính chắc chắn về những lợi ích kinh tế xã hội mà dự án đầu tư tạo ra, các ưu đãI hỗ trợ của nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung, những vấn đề xã hội nảy sinh, các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thưch hiện ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư. *Về phương thức thẩm định tổng công ty thực hiện như sau: - tổ chức thẩm định: cấp có quyền thẩm định tổ chức ra hội đồng thẩm định, hội đồng thẩm định này chủ trì phối hợp với các cơ quan có chức năng có liên quan, hữu quan có liên quan thẩm định và tổng hợp ýkiến trình báo cáo thẩm định lên tổng giám đốc xem xét và quyết định. - hội đồng thẩm định chủ trì sử dụng cơ quan chức năng thẩm định dự án từng phần để xem xét tổng hợp ý kiến và ra quyết định. -hội đồng với các tổ chức tư vấn về đầu tư để thẩm định về quyết định *Về phương pháp thẩm định tổng công ty đã dùng một trong các phương pháp sau: - Phương pháp thẩm định theo trình tự: theo phương pháp này thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. - Phương pháp so sánh các chỉ tiêu: theo phương pháp này thì sử dụng các chỉ tiêu phân tích tàI chính, phân tích xã hội để đưa ra phương án tối ưu. - Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án: phương pháp này xem xét đến các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoàI khi tác động đến dự án thì dự án sẽ thay đổi theo hướng như thế nào. Sự tác động của các yếu tố này sẽ tạo ra nhũng khó khăn và thuận lợi như thế nào đối với đời sống của xã hội. 32 - Phương pháp dự báo: phương pháp này dùng số liệu đã thu thập được thông qua điiêù tra thống kê để xem xét dự án này có an toàn không. - Phương pháp triệt tiêu rủi ro: phương pháp này cũng dựa vào khả năng phân tích các yếu tố bất lợi đến dự án sau đó làm phép trừ dần các yếu tố ruỉ ro ảnh hưởng đến kết quả của dự án. Trong quá trình đầu tư các dự án sử dụng các nguồn vốn khác nhau, tính chất phức tạp cũng khác nhau nên tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể tổng công ty sử dụng một trong các phương pháp trên hoặc có thể sử dụng đồng bộ các phương pháp đó. 6.Tình hình quản lý dự án đầu tư. Bên cạnh công tácc thẩm định dự án đầu tư thì công tác quản lý dự án đầu tư là công tác không thể thiếu của tổng công ty dệt may Việt nam. Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch tổng thể, đIều phối và kiểm soát một dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đạt được những mục tiêu về thời gian, chi phí, kỹ thuật và chất lượng. Công tác quản lý dự án tạo đIều kiện thuận lợi cho việc liên hệ giữa nhóm quản lý với khách hàng của dự án. Bên cạnh đó công tác quản lý dự án còn giúp tổng công ty phát hiện sớm và giảI quyết nhanh chóng những khó khăn vướng mắc nảy sinh, tạo đIũu kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa những người có liên quan đến dự án để giảI quyết những bất đồng. Công tác quản lý dự án tăng cường sự điêù phối và hợp tác giữa các bộ phận quản lý dự án, và tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn. Tổng công ty dệt may Việt Nam đã thực hiện quy trình thực hiện quản lý dự án như sau: Xác định nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ 33 Các lĩnh vực mà tổng công ty quản lý như quản lý phạm vi, quản lý thời gian, quản lý chi phí, quản lý chất lượng, quản lý nhân lực, quản lý thông tin, quản lý rủi ro, quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán. Kể từ thành lập cho đến nay tổng công ty đã thực hiện tốt công tác lập kế hoạch đầu tư và đã có nhiều kế hoạch đầu tư được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm. Công tác quản lý dự án đã được tổng công ty theo dõi, giám sát một cách chặt chẽ. III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY Xác định mục tiêu và tầm can trọng của dự án Chọn lựa tiêu chuẩn đo lượng hoạt động Xây dựng kế hoạch Dự toán ngân sách Phát triển công nghệ Tang hợp kế hoạch dự án Thực hiện dự án Kiểm soát và đIều phối da Đánh giá thành công da 34 1.Những kết quả đạt được Tổng công ty dệt may Việt nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 91( có Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc) là một hình tháI tổ chức hoàn toàn mới so với nước ta. Kể từ ngày thành lập cho đến nay tổng công ty đã đạt được những kết quả và hiệu quả thật đáng khích lệ. Biểu hiện ở chỗ: Tổng tàI sản cố định của toàn tổng công ty tính đến năm 2000 là 5888 tỷ đồng trong đó vốn ngân sachs Nhà nước là 1813 tỷ đồng, chỉ chiếm 30,8% và năm 1996 là 29.8%. Theo báo cáo tổng kết của tổng công ty thì hiệu quả sử dụng tàI sản cố định năm 2000 là một đồng tàI sản cố định đưa vào sản xuất kinh donh làm ra 1,28 đồng doanh thu( năm 1999 là 1,2 đồng), số liệu tương ứng của doanh nghiệp dệt là 1.14 đồng và các doanh nghiệp may là 2,03 đồng. Với hiệu quả sử dụng tàI sản cố định được tính theo công thức H=TR/TSCĐ Trong đó: H: hiệu qủ sử dụng tàI sản cố định TR: tổng doanh thu TSCĐ: tổng giá trị tàI sản bình quân trong kỳ Việc sử dụng vốn lưu động đã có hiệu quả hơn chủ yếu do các doanh nghiệp đẩy mạnh bán hàng tăng doanh thu. Vòng quay vốn trong năm dự kiến đạt 3.1 vòng tăng 1.2 vòng so với năm 1999. SV= TR/ V Trong đó: SV: số vòng quay của vốn lưu động trong năm V: vốn lưu động bình quân năm. Qua kết quả trên cho thấy tình hình hoạt động của ttổng công ty tuy chưa thực sự tăng trưởng mạnh để vươn lên vị trí là ngành công nghiệp số một của ngành công nghiệp Việt Nam nhưng với những gì ngành dệt may đã đạt được cũng đủ khẳng định vị trí của ngành dệt may trên thị trường. Cho đến nay cùng các ngành công nghiệp khác ngành dệt may đõ góp phần không nhỏ vào mức tăng trưởng GDP và góp phần quan trọng trong việc xây dựng đất nước thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đạI hoá. Cho đến nay toàn ngành có: 35 - 187 doanh nghiệp dệt may nhà nước, trong đó có 70 doanh nghiệp dệt( 32 doanh nghiệp nhà nước và 38 doanh nghiệp địa phương), 117 doanh nghiệp may. - Gần 800 công ty TNHH, cổ phần, tư nhân ( trong đó có 600 đơn vị may và 200 tổ hợp dệt). - Có 500 dự án đầu tư liên doanh và 100% vốn nước ngoàI hoạt động trên các lĩnh vực: sợi, dệt nhuộm, đan len, may mặc, phụ tùng máy may với số vốn đăng ký 2600 triệu USD ( ĐàI Loan là nước có nhiều dự án nhất: 144 dự án với tổng vốn đăng ký 1100 triệu USD, vốn thực hiện 420 triệu USD). - Thu hút khoảng 1.6 triệu lao động (kể cả 700000 lao động trồng bông, nuôI tằm chiếm 25% lực lượng lao động công nghiệp). - Chiếm 8.58% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. - Thiết bị hiện có: 1050000 cọc sợi, 14000 máy dệt các loạI, 450 máy dệt kim, 190000 máy may. - Năng lực hiện đạt: 90000 tấn các loạI sợi/ năm trong đó 22% sợi chảI kỹ, còn lạI là sợi thô các loạI, 380 triệu mét/năm (khổ 80), đáp ứng được 30% làm hàng xuất khẩu, 22000 tấn/nămvảI dệt kim, 25000 tấn/năm khăn bông các loạI và 400 triệu sản phẩm. - Xuất khẩu: tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành năm 2001 đạt 15100 triệu USD, trong đó ngành dệt may đạt 2000 triệu USD chiếm tỷ trọng 13%. - Theo chương trình đầu tư phát triển ngành dệt may Việt nam đến năm 2010, Tổng Công ty Dệt May Việt nam đã xây dựng chương trình đầu tư sau đây: + Cụm công nghiệp dệt Phố Nối B (tỉnh Hưng yên) + Cụm công nghiệp dệt Hoà Khánh (Khu CN Hoà khánh-Đà nẵng) + Cụm công nghiệp dệt Bình An tại tỉnh Bình dương TP Hồ Chí Minh + Cụm công nghiệp dệt Nhơn trạch tỉnh Cần thơ ….. 36 2. Những vấn đề còn tồn tạI Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ, toàn tổng công ty dệt may nước ta vẫn còn nhiều tồn tạI gây ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành: - Giá trị nội địa trên sản phẩm may xuất khẩu còn quá thấp ( khoảng 25%) do lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu quá lớn ( bông, xơ, sợi, hoá chất, thuốc nhuộm, phụ liệu may). - Cơ cấu ngành dệt bất hợp lý( tổ chức cồn kềnh, chuyên môn hoá thấp, sản xuất và đầu tư còn chồng chéo, chất lượng kém,…) - Trình độ lao động trong toàn tổng công ty dệt may có trình độ văn hóa vừa thấp vừa không đồng đều, tỷ lệ lao động lao động có văn hoá cấp 1: 21%, cấp 2: 61%, cấp 3: 14%. Về chuyên môn, từ chuyền trưởng trở lên có bằng trung cấp: 10.5%, cao đẳng 8.2% , đạI học: 6.5% và không có bằng cấp chính quy chiếm đến 74.8%. Vè hình thức đạo tạo từ chuyền trưởng trở lên chỉ có 12.5% được đào tạo chính quy trước khi nhận việc, 12.7% được đào tạo tạI chức, 14.5% được đào tạo ngắn hạn, trong khi có tới 60.3% chưa hề được đào tạo bên ngoài. Những con số này đã khẳng định trình độ lao động trong toàn ngành dệt may khá thấp. Việc này đã dẫn tới không ít trường hợp phản ứng dây chuyền không đáng có trong quan hệ giữa người quản lý và người lao động như đình công, lãn côn, ứng xử thiếu văn minh do bị kích động hoặc ngộ nhận bị bóc lột,… - Thiêú vốn nghiêm trọng cho đầu tư đổi mới công nghệ, Bởi vì tỷ lệ lợi nhuận của ngành thấp, phần lợi nhuận dành cho đầu tư đổi mới công nghệ không đáng kể, vốn ngân sách hạn chế, thị trường sản phẩm mà ngành dệt có thể đáp ứng được không lớn, nên các doanh nghiệp không muốn vay vốn để đổi mới công nghệ. Thứ hai, quy trình đổi mới còn chậm chưa đồng bộ , chưa căn bản. Thứ ba, hiệu quả đầu tư chưa cao thể hiện ở hệ số sử dụng công suất còn thấp, một đồng vốn tạo ra lợi nhuận chưa cao. - Việc tiếp nhận và sư dụng viện trợ song phương của các chính phủ tuy có lãI suất ưu đãI so với lãI suất thông thường nhưng buộc phảI theo các đIều kiện cho vay của nước cho vay hoặc bị chỉ định nhà cung cấp thiết bị. Bên cạnh đó thủ tục xét duyệt cho vay ODA phảI qua nhiều cấp, kéo dàI 37 tiến độ công trình đầu tư, làm mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp dẫn tới dự án vay giảm hiệu quả và hạn chế khả năng trả nợ. - Cơ chế tàI chính trong nước còn chưa phù hợp ảnh hưởng trực tiếp tới việc chuẩn bị vốn đối ứng khi được chính phủ cho vay và sử dụng vốn để mua sắm thiết bị cho một dự án đầu tư. - Các doanh nghiệp không có đơn đặt hàng, không có tên tuổi và uy tín trên thị trường. Với nhiều mặt hàng xuất khẩu trực tiếp tạI Việt Nam nhưng lạI mang nhãn hiệu của ca nươc khác như: Pierre Cardin, Polo, Hangsin,… - Vốn của toàn Tổng công ty chưa được bổ sung tương xứng với quy mô sản xuất kinh doanh ngày một tăng trưởng. Nguyên nhân là do cơ chế giao nhận và quản lý vốn theo luật doanh nghiệp hiện còn nhiều bất cập và chậm được sửa đổi để có thể phát huy đúng mức vai trò và trách nhiệm của Tổng công ty. - - Bộ máy quản trị điều hành và lực lượng cán bộ Tổng công ty còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu cao theo hoạt động của một tập đoàn kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện nay. Nguyên nhân là do cơ cấu tổ chức cồng kềnh, nhiều phòng ban chức năng còn “ lấn sân” của nhau đồng thời trình độ của cán bộ, nhân viên phần lớn chưa đáp ứng được với yêu cầu mới do bị ảnh hưởng bởi cơ chế cũ. 38 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT MAY VIỆT NAM I. Định hướng phát triển ngành dệt may 1. Định hướng của ngành dệt may Việt Nam. Thời kỳ 1996-1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á năm 1997 nên ngành dệt may của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoạch định định hướng và xác định mục tiêu phát triển. Do đó cần phảI có một chiến lược phát triển tăng tốc cho ngành vì những lý do sau: - Việt Nam đối mặt với sức ép của toàn cầu hoá thế giới và khu vực: Đối với khu vực ASEAN, đến năm 2006 hoàn toàn xóa bỏ các mức thuế; Đến năm 2004: hạn ngạch dệt may đối với các thành viên của WTO hoàn toàn bị xoá bỏ. Đối với Mỹ : Hạn ngạch dệt may đang được đàm phán tiến tới xác định cụ thể. -Mục tiêu phát triển tăng tốc ngành dệt may nhằm nâng cao hàm lượng nội địa trong sản phẩm từ 25% lên 50% năm 2005, và 75% vào năm 2010 để nâng giá trị xuất khẩu, đồng thời giảI quyết công ăn việc làm cho người lao động. Bảng so sánh dưới đây cho thấy ngành dệt may nước ta còn quá nhỏ bé so với các nước trong khu vực: TT Nước Sản lượng (nghìn tấn) SL vảI lụa (triệu m ) Sp may (triệu SP) KNXK (triệu USD) 1 Trung Quốc 5300 21000 10000 50000 2 Ân Độ 2100 23000 - 12500 3 Banlađet 200 1800 - 4000 4 Thai Lan 1000 4200 2500 6500 39 5 Inđônexia 1800 4400 3000 8000 6 Việt Nam 85 304 400 2000 Trong định hướng phát triển “tăng tốc” ngành dệt may được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lạI tạI Quyết định số:55/2001/QĐ-TTg ngày 23/4/2001 đã nêu rõ: Mục tiêu thành một trong những ngành công nghiệp trọng đIểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước ; tạo nhiều việc làm cho người lao động; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế và khu vực và thế giới. Nội dung của chiến lược cụ thể như sau: a. Đối với ngành dệt bao gồm: sản xuất nguyên liệu dệt, sợi, dệt, in nhuộm, hoàn tất: -Kinh tế nhà nước làm nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo; khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư trực tiếp của nước ngoàI cùng tham gia vào phát triển lĩnh vực này. -Đầu tư phát triển phảI gắn với bảo vệ môI trường ; quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất ở xa các trung tâm đô thị lớn. -Tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đạI, công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, trình độ chuyên môn hoá cao. Chú trọng công tác thiết kế các sản phẩm dệt mới, nhằm từng bước củng cố vững chắc uy tín nhãn mác hàng dệt Việt Nam trên thị trường quốc tế. -Tổ chức lạI hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo bước nhảy vọt về chất lượng các sản phẩm dệt, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. b. Đối với ngành may: -Đẩy mạnh cổ phần hoá những doanh nghiệp may nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành may, nhất là ở vùng đông dân cư, nhiều lao động. -Đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu thời trang, kiểu dáng sản phẩm may. Tập trung đầu tư, cảI tiến hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng 40 nhằm tăng nhanh năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm may Việt Nam trên thị trường quốc tế. c. Đẩy mạnh đầu tư phát triển các vùng trồng bông, dâu tằm, các loạI cây có xơ, tơ nhân tạo, các loạI nguyên liệu, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm cung cấp cho ngành dệt may nhằm tiến tới tự túc phần lớn nguyên liệu thay thế nhập khẩu. d. Khuyến khích mọi hình thức đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoàI,để phát triển cơ khí dệt may, tiến tới cung cấp phụ tùng, lắp ráp và chế tạo thiết bị dệt may trong nước. 2.Các chi tiêu đặt ra: a.Sản xuất: -Đến năm 2005, sản phẩm chủ yếu đạt: Bông xơ 30.000 tấn; xơ sợi tổng hợp 60.000 tấn; sợi các loạI 150.000 tấn; vảI lụa thành phẩm 800 triệu () ; 300 triệu sản phẩm dệt kim; 780 triệu sản phẩm may mặc. -Đến năm 2010 : sản phẩm chủ yếu đạt: bông xơ 80000 tấn, xơ sợi tổng hợp 120000 tấn, sợi các loạI 300000 tấn, vảI lụa thành phẩm 1400 triệu m2, 500 triệu sản phẩm dệt kim, 1500 triệu sản phẩm may mặc. b. Kim ngạch xuất khẩu - Đến năm 2005: 4000 đến 5000 triệu USD - Đến năm 2010: 8000 đến 9000 triệu USD c. Sử dụng lao động - Đến năm 2005: thu hút 2.5 đến 3.0 triệu lao động - Đến năm 2010: thu hút 4 đến 4.5 triệu lao động d. Tỷ lệ giá trị sử dụng nguyên phụ liệu nội địa trên sản phẩm dệt may xuất khẩu. e. Vốn đầu tư phát triển. - tổng vốn đầu tư phát triển ngành dệt may giai đoạn 2005: 35000 tỷ đồng. - tổng vốn đầu tư phát triển ngành dệt may giai đoạn 2010: 30000 tỷ đồng. 41 - tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu đến năm 2010: 1500 tỷ đồng. II. Các giải pháp và kiến nghị 1. Một số giảI pháp tăng cường đầu tư phát triển tạI Tổng công ty dệt may Việt nam 1.1 Giải pháp về tài chính và vốn - Theo quyết định 55/ 2001/ QĐ- TTg, để triển khai chiến dịch tăng tốc của ngành dệt may cần khoảng 35000 tỷ đồng tiền vốn cho đến năm 2005 và 30000 tỷ đồng cho giai đoạn 2006- 2010. Các giải pháp chính về vốn như sau: + Huy động mọi nguồn lực tự có như khấu hao cơ bản, vốn có được bằng bán, khoán, cho thuê các tài sản không dùng đến giải phóng hàng tồn kho, huy động từ CBCNV,... + Các doanh nghiệp cần nghiên cứu cổ phần hoá, phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu nhằm huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và kêu gọi đầu tư nước ngoài, đầu tư từ các thành phần kinh tế khác trong nước nhằm huy động mọi nguồn vốn của mọi thành phần. + Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, các đơn vị có liên quan để sử dụng tốt nguồn vốn ngân sách cho các chương trình quy hoạch phát triển đã được phê duyệt như quy hoạch các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp dệt may. + Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, các đơn vị có liên quan để sử dụng tốt nguồn vốn ngân sách cho các trường đào tạo, viện nghiên cứu chuyên ngành để có thể chuẩn bị tốt nguồn lực cho quy hoạch phát triển. + Khai thác, sử dụng tốt nguồn vốn ODA hoặc đặc biệt ưu đãi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các nhà máy xử lý chất thải, hoặc hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp dệt may khó khăn về tài chính, phải di dời, vv. 42 + Đề nghị Chính phủ có chính sách bảo lãnh cụ thể cho các doanh nghiệp dệt may vay tín dụng từ nhà nước cung cấp, từ các tổ chức tài chính ngân hàng, thuê tài chính, vay thương mại, vv 1.2.Giải pháp nguồn nhân lực Tổng công ty dệt may Việt Nam cần phảI thực hiện nhều biện pháp để tăng khả năng sản xuất, trong số đó chính sách phát triển nguồn nhân lực cần được chú trọng đầu tư và phảI là yếu tố mang tính quyết định để khẳng định hơn nữa vai trò của mình trong công cuộc phát triển Ngành Dệt May Việt Nam. Trong thời gian tới Tổng công ty cần thực hiện một số biện pháp : - Tăng cường đầu tư vào việc đào tạo và đào tạo lạI nguồn nhân lực. Cần có chính sách thu hút người học và cần quan tâm hơn tới công tác nghiên cứu khoa học công nghệ dệt may. - Để có thể tiếp nhận các công nghệ phù hợp, nhập các loạI thiết bị thích hợp thì việc củng cố các Viện nghiên cứu và sử dụng các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành là rất cần thiết, kể cả việc thuê các chuyên gia nước ngoàI nhằm đảm bảocho các dự án đầu tư được triển khai thực hiện có hiệu quả. - Huy động nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả để bổ sung cho các doanh nghiệp gặp khó khăn, hoặc thực hiện các dự án đầu tư mới sau khi đã qua khoá đào tạo ngắn hạn về quản lý hoặc kỹ thuật. - Củng cố các trường đào tạo, trung tâm đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo(kể cả việc thuê các chuyên gia đào tạo nước ngoàI ) để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong thời gian tới. - Xây dựng cơ chế ứng xử mới cả về tinh thần và vật chất ( Thực chất là nền văn hoá doanh nghiệp ) nhằm thu hút mọi nguồn chất xám cho phát triển Tổng Công ty Dệt May. - Kết hợp với Bộ giáo dục -Đào tạo và các tổ chức khác nhằm thu hút học sinh vào học ngành may, công nghệ may ở các trường đạI học , cao đẳng, các trường dạy nghề từ đó có thể làm cơ sở cho việc phát triển lực lượng và lao động trí tuệ của Tổng công ty. 43 - Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu bằng cách trao đổi giảng viên, cán bộ nghiên cứu, trao đổi sinh viên, hợp tác đào tạo sinh viên năm cuối. 1.3. GiảI pháp về nguồn nguyên liệu. Các doanh nghiệp may của tổng công ty dệt may Việt Nam hiện nay còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập ngoạI. Trong thời gian tới các doanh nghiệp may xuất khẩu cần phảI gắn chặt với các doanh nghiệp dệt, sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước, có như vậy mới nâng cao khả năng tự chủ trong sản xuất, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm. - Tổng công ty cần sớm triển khai thực hiện việc quy hoạch các vùng phát triển nguyên liệu, định vị các cụm công nghiệp của công nghiệp các tỉnh, đồng thời cùng với các tỉnh đưa ra quy hoạch phát triển các nhà máy may đến các địa phương của tỉnh. - Sản phẩm của các doanh nghiệp dệt phảI đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp may xuất khẩu tạo lập mối quan hệ mật thiết giữa các doanh nghiệp may xuất khẩu này. thành lập bộ phận chuyên trách nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp may, đặt hàng cho các doanh nghiệp dệt để các doanh nghiệp này có hướng đầu tư và tổ chức sản xuất hợp lý. - Tập trung đầu tư vào dệt, nhuộm dưới ba hình thức: đầu tư đổi mới toàn bộ thiết bị cũ, đầu tư mở rộng lấp đầy các diện tích mặt bằng hiện có, đầu tư ba cụm công nghiệp dệt với số dự kiến từ nay đến năm 2005 là 11000 tỷ đồng. Nâng cao vai trò hệ thống của Tổng công ty trong hoạt động xuất khẩu, sử dụng vảI sản xuất trong nước để tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm may xuất khẩu, đủ đIũu kiện dể được cấp giấy chứng nhận xuất sứ (CO). Quỹ thưởng xuất khẩu 5% dành cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước một biện pháp tốt cho vấn dề này. 1.4. Giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ 44 Ngành Dệt May nước ta đã xây dựng quy hoạch phát triển ngành đến năm 2010, chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020 và lộ trình công nghệ đến năm 2005. Theo đó, Ngành Dệt May nước ta sẽ hoàn thành việc công nghiệp hoá, hiện đạI hoá vào năm 2020 ( đúng với Nghị quyết ĐạI hội Đảng lần thứ VII) Nhân việc kí kết Hiệp định thương mạI Việt- Mỹ tháng 7/2000, ông Mai Hoàng Ân – Tổng Giám Đốc Tổng công ty Dệt May Việt Nam- đã trả lời Tạp chí Đối ngoạI như sau : “ ĐIểm yếu cơ bản của các doanh nghiệp thành viên là thiết bị đa phần lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh yếu. Do vậy, để nâng cao sức cạnh tranh , năng lực sản xuất của các doanh nghiệp thì cần phảI thực hiện những biện pháp đồng bộ, nhưng biện pháp đầu tư đổi mới công nghệ vừa là nhiệm vụ trọng tâm vừa là cơ bản vừa cấp bách. Sau khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 (4/9/1998), Tổng công ty đã chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên xây dựng và thực hiện nhiều dự án nhằm đẩy mạnh việc cảI tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm hiện có và tạo thêm nhiều sản phẩm theo yêu cầu của thị trường”, 5 năm qua Tổng công ty và các doanh nghiệp may thành viên đã thực hiện 84 dự án chiếm 44,6% tổng số vốn đầu tư . Sáu tháng đầu năm 2000, Tổng công ty đã phê duyệt 8 dự án đầu tư cho các doanh nghiệp may. Các dự án trọng đIểm đang được triển khai thuộc công ty May Hưng Yên, May 10, May Chiến Thắng và năng lực sản xuất sản phẩm may mặc của Tổng công ty đã tăng lên nhanh chóng. Thực tế hiện nay nguyên phụ liệu cho ngành may là một vấn đề cơ bản của ngành may Việt Nam. Không thể kéo dàI mãI tình trạng phụ thuộc nguồn nguyên liệu nước ngoàI của chúng ta. Vì vậy, ngoàI việc tập trung đầu tư cho phát triển trồng bông, trồng dâu, nuôI tằm, phảI sớm có nhà máy sản xuất xơ sợi hoá học. Những việc này đòi hỏi vốn đầu tư lớn và giảI quyết toàn bộ ở cấp Nhà nước. Với những công trình sản xuất xơ sợi hoá học, có thể có quy mô nhỏ để thử sức nhưng đã làm lớn cần phảI chọn kỹ thuật hiện đại. 45 Cần đầu tư cho các doanh nghiệp may theo hướng : Chú trọng đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa nhanh các dự án vào sản xuất, tránh đầu tư mở rộng tràn lan. Chỉ có như vậy các doanh nghiệp mới có thể hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thêm thị trường, thêm khách hàng mới. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp chưa có mặt hàng chủ lực do chưa có đầu tư chiều sâu. 1.5. Giải pháp về thị trường Phối hợp tốt giữa các Sở, Ban, Ngành, các đơn vị có liên quan để có thể xây dựng hệ thống mạng xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm như EU, Nhật Bản, Mỹ,... tìm kiếm, thăm dò các thị trường mới như Châu Phi, Trung Đông, vv Về thị trường nội địa cần xác định các mặt hàng trọng điểm, mũi nhọn cần chiếm lĩnh. Các doanh nghiệp dệt may cần tăng cường các thông tin về thời trang, hướng dẫn thị hiếu xã hội vào sản phẩm của ngành dệt may trong nước, kích thích sự phát triển của ngành. Định hướng thời trang Việt Nam là kết hợp hài hoà bản sắc dân tộc Việt Nam và xu hướng thời trang thế giới. Các doanh nghiệp dệt may cần coi trọng việc thiết ké mặt hàng với mẫu mốt phù hợp, sưu tập các bộ mẫu theo từng mùa như phương pháp kinh doanh của các tập đoàn phân phối dệt may trên thế giới. Đặc biệt phải chú trọng thương hiệu gắn liền với phong cách, văn hoá và truyền thống của công ty không chỉ ở thị trường nội địa mà còn tại các thị trường xuất khẩu. Khai thác tốt các phần mềm tin học, các phương tiện thông tin hiện đại trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh đặc biệt là phương pháp kinh doanh trên mạng. 2. Một số kiến nghị . 2.1 Về chính sách tài chính và thuế Cho phép sử dụng vốn ngân sách cho các dự án quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch cụm công nghiệp dệt, cho xây dựng cơ sở hạ tầng 46 đối với các cụm công nghiệp mới, cho đào tạo và tất cả mọi hoạt động của các viện và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành. Cho phép sử dụng vốn ODA không thêm điều kiện vay lại và một phần vốn đối ứng đặc biệt ưu đãi( vay 12-15 năm, 2-3 năm ân hạn, lãi suất 0-1% năm) cho các chương trình phát triển cây bông, trồng dâu nuôi tằm XLNT và giải quyết vốn đối ứng xây dựng hạ tầng cho các cụm công nghiệp dệt mới. Đề nghị chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước được mua trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc các tổ chức tài chính nước ngoài. Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh phát triển cần được cấp vốn lưu động phù hợp với tốc độ phát triển. Đối với các dự án mới được cấp 30% vốn từ ngân sách nhà nước và cấp đủ vốn lưu động theo quy định. Doanh nghiệp dệt may sử dụng lợi tức để đầu rư thì được miễn thuế lợi tức tương ứng với phần đầu tư. Đối với tổng công ty dệt may Việt Nam đề nghị chính phủ cho để lại phần thu sử dụng vốn và thuế thu nhập(thuế lợi tức) doanh nghiệp trong 10 năm từ 2001-2010 để đầu tư coi như vốn ngân sách cấp( khoảng 1000 tỷ đồng). áp dụng thuế suất VAT 5% cho các sản phẩm sợi và vải trong vòng 5 năm( 2001-2005). Miễn thuế VAT đối nguyên phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm. 2.2 Về chính sách đối với người lao động Đề nghị chính phủ có chính sách phù hợp để các doanh nghiệp nhà nước ngành dệt may giải quyết lao động đã đủ thời gian công tác đối với nam 55 tuổi trên 30 năm công tác, với nữ 50 tuổi với 25 năm công tác có thể giải quyết nghỉ chế độ hoặc nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi có thể giải quyết nghỉ sớm với phần đền bù về lương. áp dụng nghị định 23/ CP cho các doanh nghiệp có nhiều lao động nữ. Vì ngành dệt may sử dụng nhiều lao động nhưng lợi nhuận lại thấp nên đóng kinh phí công đoàn 2% trên lương thực trả là quá cao, đề nghị cho đóng 2% lương cấp bậc. 2.3 Về ưu đãi đầu tư 47 Đối với 10 cụm công nghiệp dệt may mới: Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành phố cấp đất( không thu phí ) để xây dựng các cụm công nghiệp dệt may nói trên.Các tỉnh thành phố phối hợp với tổng công ty dệt may Việt Nam xây dựng hạ tầng và quy hoạch sản xuất ở các cụm này. Đối với doanh mới thành lập trong các cụm này được hưởng chính sách ưu đãi cụ thể là: giảm 50% phí hạ tầng trong 5 năm đầu, miễn thuế thu nhập( thuế lợi tức) trong 5 năm đầu và được giảm 50% trong 5 năm tiếp theo. Kêu gọi rộng rãi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Riêng đối với ngành may xuất khẩu cần ưu tiên trong việc thành lập các liên doanh may xuất khẩu vào thị trường Mỹ và cam kết Quata vào Mỹ( nếu có) tương ứng với số thực xuất trong các năm được hưởng chế độ phi Quata. Đề nghị chính phủ nên tham khảo ý kiến của Hiệp hội dệt may Việt Nam về chính sách đối với đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may. Đối với các dự án của VINATEX, đề nghị chính phủ uỷ quyền cho Hội đồng quản trị tổng công ty dệt may Việt Nam được xem xét quyết định về việc mua may đã qua sử dụng. Uỷ quyền cho Hội đồng quản trị chỉ định thầu và duyệt giá đối với các thiết bị mua thẳng từ nhà chế tạo. 2.4 Về thương mại và hải quan Ưu tiên phân bổ quata cho các đơn hàng FBO sử dụng nguyên liệu nội địa. Hiệp hội dệt may Việt Nam được tham gia việc thảo luận xây dựng các quy chế phân bổ quata. Cho phép viện kinh tế kỹ thuật dệt may được phối hợp cùng cơ quan hải quan và cơ quan thuế để áp dụng mã thuế phù hợp đối với các loại nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu cho ngành dệt may. 2.5 Chương trình phát triển cây bông vải Đề nghị chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành, UBND các tỉnh sớm thực hiện quyết định số 168/ 1999/QĐ-TTg ngày 17/8/1999 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển cây bông và nghị quýêt số 09/ 2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ trương và 48 chính sách chuyển dịch xcơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trước mắt cần sớm thực hiện những vấn đề sau đây: + quy hoạch các vùng trồng bông trên cơ sở bố trí lạI cơ cấu cây trồng thích hợp để tăng nhanh diện tích trồng bông. + đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông cho các vùng bông để tăng nhanh diện tích trồng bông. + hỗ trợ vốn cho công ty bông Việt nam trong công tác quy hoạch vùng trồng bông, nghiên cứu khoa học, khuyến nông, sản xuất hạt giống, chế biến bông để đủ sức giữ vai trò chủ đạo của ngành sản xuất bông. KẾT LUẬN Nền kinh tế nước ta và các nước trong khu vực đang hồi phục nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu á. Tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm đầu thế kỉ 21 sẽ tăng cao, tính cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt. Điều này buộc các doanh nghiệp phải năng động trong việc đổi mới, cải tiến dây truyền công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân, cải tiến mẫu mã sản phẩm cũng như tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Để đáp ứng yêu cầu đó Tổng công ty Dệt- May Việt Nam phải tìm cách để từng bước tự hoàn thiện mình để xứng đáng với tầm vóc của mình trong nền kinh tế của đất nước từng bước chuyển mình thành tập đoàn kinh tế mạnh trong nước, ở khu vực và trên thế giới. 49 Một lần nữa em xin cảm ơn cô giáo - Tiến sĩ Nguyến Bạch Nguyệt cùng ban lãnh đạo và các cô chú ban kỹ thuật đầu tư của Tổng công ty Dệt - May Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. MỤC LỤC Lời mở đầu Trang Chương I: Tổng quan chung về tổng công ty dệt may Việt Nam I. Lịch sử hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy mô của tổng công ty dệt may ViệtNam……………………………………..1 1. Lịch sử hình thành và phát triển………………………………………….1 2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn………………………………………2 2.1. Chức năng của Tổng công ty quy định trong điều lệ của Tổng công ty…………………………………………………………………………….2 50 2.2. Nhiệm vụ của Tổng công ty trong cơ chế thị trường gồm…………….. 3 2.3. Quyền hạn của Tổng công ty…………………………………………..4 3. Đặc điểm hoạt động của Tổng công ty…………………………………...4 II. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty dệt mayViệt Nam…………………….5 1. Ban tổ chức hành chính…………………………………………………..6 1.1Chức năng………………………………………………………….…… 6 1.2Nhiệm vụ………………………………………………………………...6 1.3Mối quan hệ công tác với các phòng ban………………………………..7 2. Ban kế hoạch thị trường ………………………………………………….7 2.1 Chức năng………………………………………………………….. …..7 2.2 Nhiệm vụ………………………………………………………………..8 2.3 Mối quan hệ với các phòng ban………………………………………...8 3. Ban tàI chính kế toán……………………………………………….…….9 3.1 Chức năng……………………………………………………………… 9 3.2 Nhiệm vụ………………………………………………………………..9 3.3 Mối quan hệ với các phòng ban………………………………………...9 4. Ban kỹ thuật đầu tư……………………………………………………...10 4.1 Chức năng……………………………………………………………...10 4.2 Nhiệm vụ………………………………………………………………10 51 4.3 Mối quan hệ với các phòng ban…………………………………………….10 5. Trung tâm xúc tiến xuất khẩu…………………………………………..10 5.1 Chức năng……………………………………………………………………10 5.2 Nhiệm vụ ……………………………………………………………………...11 5.3 Mối quan hệ với các phòng ban……………………………………………11 6. Trung tâm đào tạo cán bộ quản trị doanh nghiệp……………………….11 6.1 Chức năng……………………………………………………………………..11 6.2 Nhiệm vụ………………………………………………………………………12 6.3 Mối quan hệ với các phòng ban…………………………………………….12 Chương II: Tình hình đầu tư tạI Tổng công ty dệt may Việt nam…………13 I.Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty……………………..13 II. Tình hình đầu tư và công tác quản lý dự án đầu tư của tổng công ty dệt may………………………………………………………………………...16 1.Tình hình kế hoạch hoá đầu tư của công ty……………………………...16 2.Quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài……………………………………...20 3.Tình hình sử dụng vốn của Tổng công ty………………………………..24 4.Tình hình đầu tư ………………………………………………………...25 1.1.Đầu tư đổi mới công nghệ …………………………………………. 25 1.2 Đầu tư nguồn nhân lực……………………………………………….26 2.3 Thực trạng đầu tư mở rộng thị trường……………………………..28 3.Tình hình thẩm định dự án tạI tổng công ty dệt may……………………29 5.Tình hình quản lý dự án đầu tư………………………………………….30 III. đánh giá tình hình hoạt động của tổng công ty………………………..32 52 1.Những kết quả đạt được…………………………………………………32 2. Những vấn đề còn tồn tạI……………………………………………….32 Chương III: Phương hướng và một số giảI pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổng công ty dệt may việt nam………………………………………35 I. Định hướng phát triển ngành dệt may…………………………..35 1.Định hướng của ngành dệt may Việt Nam…………………….…35 2.Các chi tiêu đặt ra:………………………………………………..37 II. Các giải pháp và kiến nghị………………………………………37 1. Một số giảI pháp tăng cường đầu tư phát triển tạI Tổng công ty dệt may Việt nam……………………………………………………………………..37 1.1 Giải pháp về tài chính và vốn………………………………………..37 1.2.Giải pháp nguồn nhân lực…………………………………………...38 1.3. GiảI pháp về nguồn nguyên liệu. …………………………………39 1.4. Giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ…………………………...40 1.5. Giải pháp về thị trường……………………………………………...41 2. Một số kiến nghị về cơ chế chính sách…………………………..42 2.1 Về chính sách tài chính và thuế…………………………………….42 2.2 Về chính sách đối với người lao động……………………………..43 2.3 Về ưu đãi đầu tư………………………………………………………43 2.4 Về thương mại và hải can……………………………………………44 2.5 Chương trình phát triển cây bông vải……………………………..44 53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tạI Tổng công ty dệt may Việt nam.pdf
Luận văn liên quan