Luận văn Một số ý kiến về phát triển công nghiệp hóa dược ở Việt Nam từ nay đến năm 2010

Trước hết phải nhận thức và xác định rõ ràng rằng muốn phát triển công nghiệp Hóa dược Việt Nam thì phải nhanh chóng chuyển ngành này từ sự quản lý của Bộ Y tế sang Bộ Công nghiệp vì chỉ có khi sang Bộ Công nghiệp thì ngành Công nghiệp Hóa dược mới có cơ hội phát triển để hòa nhập và song song tiến lên với các ngành hóa chất, dầu khí, cơ khí v.v. Từ nhiều năm nay vì ngành Dược thuộc sự quản lý của Bộ Y tế, là một Bộ hành chính sự nghiệp nên ngành Dược ít được đầu tư phát triển. Cũng cần nhắc lại rằng ở hầu hết các nước tiên tiến phát triển ngành công nghiệp Dược không chịu sự quản lý hành chính hay phụ thuộc vào Bộ Y tế mà BộY tế chỉ là khách hàng của ngành công nghiệp Dược mà thôi.

pdf47 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2857 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số ý kiến về phát triển công nghiệp hóa dược ở Việt Nam từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC Ở VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 Chủ biên TS. PHAN QUỐC KINH MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................. 3 1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ DƯỢC PHẨM TRÊN THẾ GIỚI........................................................................................... 4 2. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM.................................................................................................. 15 3. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT HÓA DƯỢC TỪ 2003 - 2010 Ở VIỆT NAM ........................................................................ 28 4. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC, ĐẦU TƯ VÀ NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HÓA DƯỢC TỪ NAY ĐẾN 2010 . 45 MỞ ĐẦU Công nghiệp dược là ngành công nghiệp sản xuất thuốc hay còn gọi là công nghiệp sản xuất dược phẩm. Ngành công nghiệp Dược có hai lĩnh vực sản xuất công nghiệp chính là: "Công nghiệp Hóa dược" và "Công nghiệp bào chế". "Công nghiệp Hóa dược" sản xuất ra tất cả các loại nguyên liệu hóa học để làm thuốc như: các hóa dược (các chất có tác dụng phòng và điều trị bệnh), các tá dược. Tất cả các loại nguyên liệu hóa dược đều phải là những hóa chất tinh khiết, phải là những hợp chất có cấu trúc hóa học xác định đạt tiêu chuẩn quy định của Dược điển Quốc gia hay Quốc tế mới có thể được sử dụng để bào chế sản xuất thuốc thành phẩm. Các chất hóa dược này thường được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu khác nhau: từ các khoáng chất vô cơ, từ cây cỏ, từ các phủ tạng, cơ thể động vật, từ các chất hữu cơ (than đá, dầu mỏ, khí); từ các hóa chất khác, bằng con đường chiết xuất, phân lập, bằng tổng hợp hóa học (tổng hợp toàn phần, bán tổng hợp), bằng con đường công nghệ sinh học bao gồm: sinh học công nghệ lên men và công nghệ gen. Công nghiệp bào chế là công nghệ sản xuất các loại thuốc thành phẩm dưới dạng thuốc viên, thuốc tiêm, thuốc xịt, thuốc mỡ v.v... từ các hóa dược. Ngành công nghệ bào chế có lợi nhuận rất cao mà đầu tư lại tương đối đơn giản. Điều đáng chú ý là: ở những nước có nền kinh tế phát triển, có ngành Công nghiệp Dược phát triển cân đối, có chính sách an ninh quốc gia về thuốc thì hai lĩnh vực nêu trên của Công nghiệp Dược luôn luôn gắn bó với nhau thành một khối thống nhất không tách rời nhau vì Công nghiệp Hóa dược là xương sống đảm bảo cho sự ổn định phát triển và uy tín của một công ty, an ninh thuốc cho một quốc gia, còn Công nghiệp Bào chế thì góp phần vào nhiệm vụ cung cấp thuốc, kinh doanh lưu thông, đóng góp tài chính. Hóa Dược có tốc độ phát triển rất nhanh từ sau phát minh ra mocphin và sau khi tổng hợp được aspirin. Người ta ước tính hiện nay có khoảng 10.000 loại hóa chất được dùng trong y học hiện đại. Ngành công nghiệp Hóa dược có bước phát triển rất mạnh từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai mà chủ yếu là sản xuất các chất kháng sinh và các chất corticosturid và các steroid chống thụ thai. Nhiều kháng sinh đạt mức tiêu thụ hàng chục ngàn tấn/ năm. Ngành công nghiệp dược phẩm là một trong những ngành công nghiệp chủ đạo của Thế giới. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC Ở VIỆT NAM TỪ NAY TỚI NĂM 2010 1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ DƯỢC PHẨM TRÊN THẾ GIỚI Ngành công nghiệp dược là một ngành kinh tế mũi nhọn của thế giới. Ngành này được xếp hạng thứ tư chỉ đứng sau các ngành: - Máy tính - Ngân hàng - Thông tin Trong 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới thì có tới 30 tập đoàn dược phẩm (xem bảng 1). Bảng 1: Các tập đoàn dược phẩm trong số 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới (tính theo triệu USD Mỹ) Xếp thứ tự Xếp thứ tự 2000 1999 Tập đoàn Vốn 2000 1999 Tập đoàn Vốn 4 13 19 24 26 37 20 - 34 47 Pfizer Marck & Co GSK JBJ Novartis 263,996 195,743 160,406 135,008 123,429 93 125 134 147 188 149 213 181 175 187 Takeda S-Synthélabo Genentech Bayer BASF 53,462 42,703 38,848 35,467 27,785 27 42 48 52 58 63 65 72 73 86 38 69 46 63 93 103 - 99 84 124 BMS Lilly Roche AstraZeneca S-Plough AHP Pharmacia Abbott Labs Amgen Aventis 123,311 91,450 87,013 82,736 76,340 73,497 72,896 66,117 65,292 57,147 214 241 355 359 369 376 427 477 496 500 321 378 479 384 386 - - - - - Baxter Intl Immunex Yamanouchi Japan Tobacco Akzo Nobel Elan Millennium Novo Nordisk Medimmune Sankyo 24,064 22,031 15,031 14,941 14,467 13,994 12,327 10,957 10,443 10,416 Trong 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất của Mỹ thì có 28 tập đoàn Dược phẩm (xem bảng 2). Bảng 2. Các tập đoàn Dược phẩm Mỹ trong 500 tập đoàn kinh tế hàng đầu của Mỹ Xếp thứ tự Tập đoàn Vốn Xếp thứ tự Tập đoàn Vốn 2000 1999 2000 1999 4 10 17 18 27 37 39 41 45 46 72 115 122 210 23 13 21 24 37 50 56 - 53 46 85 146 172 421 Pfizer Merck & Co JBJ BMS Lilly S-Plough AHP Pharmacia Abbott Labs Amgen Genentech Baxter Intl Immunex 263,996 195,743 135,008 123,311 91,450 76,340 73,497 71,896 66,117 65,292 38,848 24,064 22,031 12,327 224 238 247 273 284 285 295 306 310 322 387 397 438 483 362 268 450 - 228 335 - - - - - - - - Allergan Medimmune Forest Labs Alza Biogen Chiron HGS King Pharma Idec Pharma Genzyme Gen Sepracor vax LabCorp 11,269 10,443 10,046 8,698 8,336 8,307 8,057 7,755 7,502 7,212 5,686 5,463 4,833 4,187 Millennium Andrx Trong 500 tập đoàn kinh tế hàng đầu của châu âu có 24 tập đoàn Dược (xem bảng 3). Bảng 3 Xếp thứ tự Xếp thứ tự 2000 1999 Tập đoàn Vốn 2000 1999 Tập đoàn Vốn 5 7 12 15 30 45 52 - 12 11 19 41 66 56 GSK Novartis Roche AstraZeneca Aventis S- Synthélabo 160,406 123,429 87,013 82,736 57,147 42,703 35,467 165 218 270 274 277 284 290 280 305 483 499 275 274 360 Serono Merck KGaA Altana Lundbeck UCB Degussa- 9,836 7,319 5,436 5,353 5,263 5,116 4,985 62 110 113 146 159 60 120 230 206 226 Bayer BASF Alzo Nobel Elan Novo Nordisk Schering AG 27,785 14,467 13,994 10,957 10,244 325 337 443 444 488 - 451 476 428 - Huls Nyc. Amersham Celltech Shire Gahe Gambro Givaudan 4,255 3,960 2,514 2,506 2,214 Trong 500 tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhật Bản có 24 tập đoàn Dược phẩm (xem bảng 4). Bảng 4 Xếp thứ tự Xếp thứ tự 2000 1999 Tập đoàn Vốn 2000 1999 Tập đoàn Vốn 6 40 21 76 Takeda Yamanouchi 53,462 15,031 206 253 - 217 Dainippon Welfide 2,790 2,193 41 64 65 68 78 88 99 114 138 151 62 96 101 155 89 219 183 188 227 255 Japan Tobacco Sankyo Fujisawa Eisal Taisho Daiichi Shionogi Banyu Ono Chugai 14,941 10,416 10,391 9,992 8,930 8,280 7,276 5,952 4,744 4,253 259 260 270 281 309 395 413 415 445 472 288 373 301 365 - - - - - - Suzuken Tanabe Seiyaku Kyorin Santen Hisamitsu Kissei Kuraya Sanseido Nippon Kayaku SSP Mochida 2,115 2,109 2,048 1,054 1,665 1,157 1,093 1,088 983 896 Trong năm 1991, thị phần dược phẩm của 10 thị trường lớn nhất thế giới là: Bảng 5 Thứ tự Nước Thị phần (tỷ USD) Phần trăm thị phần quốc tế 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Mỹ Nhật Đức Pháp Ý Anh Tây Ban Nha Braxin Trung Quốc Canađa 130,1 53,5 18,5 17,8 11,3 11,0 6,6 6,3 6,2 5,5 39 16 5 5 3 3 2 2 2 2 Tổng cộng 266,8 79 Còn lại là của tất cả các nước khác 21% thị phần. Do xu hướng tập trung hóa các tập đoàn dược phẩm siêu quốc gia để chiếm thị trường nên càng ngày càng có nhiều tập đoàn lớn hợp nhất cùng nhau để trở thành các tập đoàn khổng lồ như Pfizer, Merek (Mỹ) GSK (Anh). Các nhóm thuốc được tiêu thụ mạnh nhất trên thế giới hiện tại gồm có (bảng 6). Bảng 6 Thứ tự Nhóm thuốc Doanh thu 1999 (tỷ USD) 1 2 3 4 5 6 Các thuốc chống loét Các thuốc hạ cholesterol và triglycerid Chống trầm uất Kháng canxi Chống viêm không có cấu trúc steroid 15,8 13,4 11,7 9,9 7,7 7,4 7 8 9 10 Các chất ức chế ACE Các Cephalosporin Các thuốc giảm đau không gây nghiện Chống động kinh Chống đái tháo 7,3 6,2 5,1 4,8 Trong đó có 10 loại thuốc được sản xuất độc quyền có doanh số lớn nhất trong năm 1999 (bảng 7). Bảng 7 Sản phẩm Doanh số (tỷ USD) 1. Losec 2. Zocor 3. Lipitor 4. Norvasc 5. Prozac 5.7 3.9 3.8 3.0 2.9 6. Ogastro 7. Seroxat 8. Zolot 9. Claritin 10. Zyprexa 2.3 2.1 2.0 2.0 1.9 Để phát triển sản xuất các loại thuốc mới, các tập đoàn dược phẩm thường để lại 5% tổng số lợi nhuận đầu tư vào nghiên cứu phát triển. Chi phí cho nghiên cứu phát minh để sản xuất một loại thuốc mới thường có con số một vài trăm triệu USD Mỹ. Các thuốc tân dược trên thế giới được sản xuất bằng các con đường khác nhau như sau: Tổng hợp toàn phần như: Aspirin, Paracetanol. Bán tổng hợp như các thuốc chống thụ thai, các Corticosteroit. Bằng công nghệ sinh học như: Penicillin G,Insulin, Hoocmon tăng trưởng. Chiết suất từ cây cỏ, động vật như: Quinin, Morphin, Vitamin A, Vitamin D3. Các chất vô cơ Tổng hợp gen. Nhưng hiện nay nhiều loại thuốc quan trọng lại đang được sản xuất bằng cả công nghệ sinh học, chiết suất thiên nhiên kết hợp với bán tổng hợp hóa học thông thường, đây là các nhóm thuốc có vai trò quan trọng hàng đầu như các kháng sinh Betalactam (nhất là các Cephaloporin) và các thuốc chống thụ thai, các thuốc Corticosteroid. Hiện nay có hàng nghìn hóa dược được sử dụng trong y học và việc sản xuất chúng rất đa dạng và phức tạp nên chưa có một quốc gia nào lại tự sản xuất được đủ hết các loại thuốc, nên tạo nên việc sản xuất độc quyền từng nhóm thuốc của từng nước để sau đó buôn bán trao đổi cho nhau. 2. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM Năm 2002, cả nước tiêu thụ hơn 500 triệu USD tiền thuốc, tính bình quân đầu người là 6,7 USD/năm (trong khi đó cũng thời điểm này ở Thái Lan bình quân hơn 17 USD và ở Philippin cũng tương tự, còn ở Nhật và ở Mỹ là hơn 400 USD/người/năm). Cũng trong năm này, các Xí nghiệp Công ty trong nước (bao gồm các Xí nghiệp nhà nước, các xí nghiệp cổ phẩn, các xí nghiệp tư nhân và các xí nghiệp nước ngoài ở Việt Nam) sản xuất và kinh doanh được hơn 3.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% tổng số thuốc tiêu dùng trong nước với hơn 6000 mặt hàng chứa 384 hoạt chất hóa dưọc kháng sinh và các sản phẩm từ cây cỏ, động vật. Hầu hết 384 hoạt chất này đang phải nhập khẩu, chiếm tới 70-80% giá thành các loại thuốc. Mặc dù lượng tiêu thụ thuốc tính theo đầu người ở Việt Nam tăng dần nhưng vẫn còn ở mức khá thấp. Lượng thuốc tiêu thụ của người Việt Nam tính theo đầu người được trình bày ở hình 1 dưới đây. Dự báo: - 2005: Tiền thuốc bình quân đầu người/ năm là: 8 - 10 USD - 2010: Tiền thuốc bình quân đầu người/ năm là: 12 - 15 USD Có thể thấy cho đến năm 2010 lượng thuốc tiêu thụ ở Việt Nam cũng chưa bằng mức trung bình của thế giới vào giai đoạn hiện nay. Tiền thuốc sử dụng năm 2002 của cả nước là hơn 500 triệu USD, trong đó gần 40% các loại thuốc được sản xuất bào chế trong nước mà phần lớn là bằng các nguyên liệu nhập khẩu (tính ra giá trị thuốc thì nguyên liệu nhập khẩu chiếm 70 - 80% giá trị) phần còn lại 60% phải nhập khẩu hoàn toàn từ các thị trường nước ngoài. Hầu hết số thuốc nhập khẩu được sử dụng ở các đô thị và các vùng nông thôn có mức sống cao, còn đa số người nghèo ở miền núi, vùng xa, vùng sâu thì chưa đủ tiền để mua các loại thuốc đắt tiền. Các loại thuốc được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam gồm có các thuốc kháng sinh, thuốc trị cảm cúm, các Vitamin, các thuốc phòng và điều trị các bệnh dịch và các bệnh xã hội. 2.1. Nhu cầu về thuốc kháng sinh: Nước ta là một nước có khí hậu khắc nghiệt, mức sống còn thấp nên có nhiều bệnh nhiễm trùng phải sử dụng các loại kháng sinh. Hơn nữa dân ta lại tự động sử dụng kháng sinh không cần có đơn thuốc của thầy thuốc nên hiện đã xảy ra tình trạng lạm dụng kháng sinh rất phổ biến. Theo thống kê, lượng thuốc kháng sinh sử dụng ở nước ta hiện chiếm hơn 35% tổng lượng thuốc và như vậy trong năm 2002, nước ta sử dụng lượng kháng sinh trị giá khoảng 175 triệu USD. Trong các loại kháng sinh, thì các kháng sinh nhóm Betalactam được sử dụng nhiều nhất. Nhóm kháng sinh này gồm các loại penixilin bán tổng hợp như Ampixilin, Amoxixilin... và các Cephalosponin bán tổng hợp như Cefalexin, Cefadroxil, Cefotaxim, Cefuroxim... các nhóm thuốc này chiếm hơn 60% các loại thuốc kháng sinh. Tất cả kháng sinh này hiện đang phải nhập khẩu, chỉ trong vài năm gần đây, Công ty Cổ phần Hóa dược Mecophar Thành phố Hồ Chí Minh mới nhập được 6-APA (chất trung gian) để sản xuất Ampixilin, Amoxixilin với năng suất 170 tấn/ năm. Tuy nhiều công ty xí nghiệp dược Việt Nam đã có các dây chuyền bào chế thuốc uống, thuốc tiêm, các kháng sinh Betalactam đạt tiêu chuẩn GMP Asian nhưng hiện tại giá thuốc của Việt Nam mới chỉ bằng 1/5 - 1/10 giá các loại thuốc cùng loại nhập khẩu từ âu, Mỹ, Nhật. Có thể nói, các kháng sinh là nhóm thuốc quan trọng nhất và được dùng nhiều nhất ở Việt Nam. Trong tương lai (vài chục năm nữa) các thuốc này sẽ vẫn giữ vị trí đầu bảng ở nước ta. 2.2. Nhu cầu về các Vitamin: Là loại thuốc được dùng rộng rãi trong y tế và cả trong chăn nuôi thú y. Các Vitamin C, E lại còn được dùng nhiều trong thực phẩm, mỹ phẩm. Vì vậy nhu cầu sử dụng về Vitamin ở nước ta rất lớn. Các Vitamin B1, Vitamin C là những loại được sử dụng rộng rãi nhất và nhiều nhất, Vitamin A đang được dùng cho tất cả trẻ em nhỏ tuổi (2 lần năm). Vitamin D dùng phòng và điều trị còi xương. Vitamin K dùng để cầm máu nhất là cầm máu sau khi sinh nở, sau phẫu thuật, sau các chấn thương. Tất cả các loại này đều phải nhập khẩu, nước ta chưa sản xuất được bất kỳ loại Vitamin nào. 2.3. Nhu cầu về các Sunfamit: Bao gồm các Sulfamit kháng khuẩn mà vị trí hàng đầu là Sunfamethoxazol và Trimethoprim và một số Sunfamit chống đái tháo được dùng nhiều ở nước ta. Tất cả các loại thuốc này cũng đang phải nhập khẩu 2.4. Nhu cầu về các thuốc hạ nhiệt, giảm đau: Là loại thuốc thông thường được dùng rộng rãi và phổ biến nhất để giảm sốt, giảm đau, để điều trị hắt hơi, sổ mũi, cảm lạnh, cảm nóng do thời tiết khắc nghiệt và phức tạp ở nước ta. Paracetamol hiện có mặt trong hơn 300 loại thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam. Hàng năm nước ta tiêu thụ tới hàng trăm tấn Paracetamol dưới dạng hàng nhập khẩu. Aspirin là loại thuốc cảm thứ hai được dùng phổ biến ở nước ta. Tuy công thức của nó đơn giản nhưng chúng ta cũng đang phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu. 2.5. Nhu cầu về các hocmon steroit: Đây là các loại thuốc cao cấp vì chỉ cần sử dụng dưới dạng vi lượng và số lượng nguyên liệu chỉ tính hàng kg. Ví dụ 1kg Ethirylestradiol có thể sản xuất 1 triệu 200 ngàn viên thuốc (0,75mg) và 33 triệu viên loại 0,03mg để chống thụ thai, hay các Corticosteroit thế hệ mới như Betnesol cũng chỉ cần 0,1 - 0,2mg là cắt được các cơn hen nguy kịch và 1kg Dexamethason cũng sản xuất được 10 triệu viên thuốc chống viêm, dị ứng. Nói chung các loại thuốc này có tác dụng đề phòng và điều trị các bệnh về sinh sản, các bệnh viêm, dị ứng, mẫn cảm đặc biệt là các thuốc tránh thụ thai dưới dạng viên uống, dạng tiêm hiện đang được hàng triệu phụ nữ nước ta sử dụng. Các loại thuốc này sẽ ngày càng được sử dụng nhiều hơn, rộng rãi hơn. 2.6. Nhu cầu về các hợp chất thiên nhiên dùng làm thuốc: Là một thế mạnh của công nghệ hóa dược Việt Nam vì nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta rất phong phú và đa dạng. Từ mấy chục năm nay, ngành Dược Việt Nam đã khai thác được một số tài nguyên này. Ví dụ: Sản xuất để tiêu dùng và xuất khẩu quy mô lớn Menthol (từ bạc hà) Becberin (từ Hoàng liên, Vàng đắng) Artemisinin và các dẫn chất (từ thanh hao hoa vàng) Rutin (từ hoa hòe) Tetrahydrofalmatin (từ củ Bình vôi). Trong tương lai, ngành Hóa dược cần mở rộng phát triển sản xuất các hợp chất thiên nhiên quý giá ở nước ta như: Vinblastin từ dừa cạn Taxol từ thông đỏ Betacaroten, lycopen từ quả gấc Asiaticosid từ rau má Curcumin từ nghệ... để đáp ứng tiêu dùng trong nước và để xuất khẩu. 2.7. Nhu cầu về các thuốc cai nghiện: Nghiện ma túy là vấn đề xã hội nhức nhối hàng chục năm nay ở nước ta. Hiện có hàng trăm ngàn người nghiện. Một thời rộ lên các thuốc hỗ trợ cai nghiện từ cây cỏ nhưng đến nay Bộ Y tế đã ban hành chỉ cho phép sử dụng 2 loại thuốc có tác dụng cắt cơn nghiền (không phải là thuốc cai nghiện). Từ nhiều năm nay, một số cơ sở y tế Trung ương ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã bước đầu nhập khẩu và cho sử dụng các loại thuốc: Methadon - liệu pháp thay thế Naltrexon - liệu pháp đối kháng để cai nghiện nhằm điều trị cho các con nghiện Morphin, Heroin và các chất cùng loại. Kết quả thu được là khả quan tương tự như các kết quả mà hầu hết các nước trên thế giới đã sử dụng thành công từ nhiều năm nay. Vì vậy việc nghiên cứu sản xuất Methadon và Naltrexon ở nước ta là một nhu cầu cấp bách cần thiết. Hầu hết các loại thuốc khác (ngoài những loại đã nêu trên) Việt Nam cũng đang phải nhập khẩu hoàn toàn nguyên liệu ban đầu và chỉ gia công bào chế đóng gói khâu cuối, cho nên rất phụ thuộc vào các tập đoàn dược phẩm bên ngoài. Thực tế giá thuốc trong thời gian qua xáo trộn là do Hãng Zurich đã tăng giá hơn 300 mặt hàng trong tổng số hơn 500 mặt hàng thuốc do họ đặc quyền kinh doanh. Đây là một bài học thấm thía mà chúng ta rút ra được và trên cơ sở đó phải tìm cách tháo gỡ dần mà biện pháp hàng đầu là phải sản xuất tự túc một phần nguyên liệu dược phẩm trong nước. Dưới đây là một số sản phẩm hóa dược đã được nghiên cứu và tổng hợp trong nước, việc chia thành các nhóm sản phẩm mang ý nghĩa tương đối: Các sản phẩm chiết xuất Thứ tự Sản phẩm Nguồn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Artemisinin Solasodin Ajmalicin Vindolin Catharathin Vinblastin Vincristin Steviosit Papain Thanh hao Cà úc Dừa cạn Dừa cạn Dừa cạn Dừa cạn Dừa cạn Cỏ ngọt Đu đủ 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Menthol, campho, cineol,... Diosgenin Berberin Phytin Rutin Palmatin Codein Narcotin Morphin Beta caroten Strychnin Củ Dioscorea sp Vàng đắng Cám Hoa hòe Hoàng đằng Thuốc phiện Thuốc phiện Thuốc phiện Gấc Mã tiền Các sản phẩm kháng sinh tổng hợp (nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm) Thứ tự Sản phẩm Nguồn 1 2 3 Vitamin B12 Tetracyclin Beta Caroten Vi sinh vật Vi sinh vật Vi tảo Các sản phẩm tổng hợp hữu cơ (nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (A) và sản xuất ở quy mô nhỏ (B)) Thứ tự Sản phẩm Nguồn 1 2 3 4 5 Axit salixylic Rimifon Canxi glycero photphat Chloroform Axit benzoic A A B B B 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Camphorn Izobocnyl acetat Paracetamol 16 - DPA Canxi gluconat Diethylphthalat Ete ethylic Tecpin hydrat Phtalyl sunfathiazol Codein Methyl salixylat Aspirin Artexunat Phenitoin Sunfagnanidin Sunfadimidin B B A B B B B B B B B A B A A A 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 Tolbutamit Clopropamit Mebendazol Niclosamit Methyl testosteron Methylandrogtendiol Proges teron DHEA Prognenolon 17 hydroxy progesteron Medroxy progesteron acetat Megestrol A A A A B B B B B A A A Các sản phẩm vô cơ, tá dược 1. Amoni clorua 2. Cloral hyđrat 3. Silicagen 4. Bismuth subnitrat 5. Natri hyđro cacbonat 6. Bột talk 7. Bột bó 8. Tricanxi photphat 9. Vôi sô đa 10. Axit clohyđric (tinh khiết) 11. Axit campho sunphonic 12. Natri sunfat khan 13. Tinh bột 14. Kaolin 15. Canxi clorua tiêm 16. Magiê sunfat tiêm, uống 17. Magiê cacbonat 18. Magiê stearat 19. Magiê trisilicat 20. Natri clorua tiêm, tinh khiết 21. Kali clorua tiêm, uống 22. Sắt II oxalat 23. Canxi sunfat 24. Sắt II sunfat khan 25. Natri citrat 26. Bari sunfat 27. Canxi cacbonat v.v... 3. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT HÓA DƯỢC TỪ 2003 - 2010 Ở VIỆT NAM 3.1. Các thuốc kháng sinh nhóm Betalactam Tổng Công ty Dược Việt Nam đã trình Chính phủ đề án xây dựng nhà máy kháng sinh Betalactam, mỗi năm sản xuất: 1000 tấn penicilin G 300 tấn 6.APA 200 tấn 7.ADCA 300 tấn Cephalosporin bán tổng hợp thế hệ 1 và thế hệ 3. Về nguyên tắc, Chính phủ đã đồng ý cần sớm súc tiến xây dựng nhà máy sản xuất kháng sinh ở Việt Nam. Theo ý kiến của chúng tôi thì Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam nên tập trung vào sản xuất các thuốc hóa dược có nhu cầu lớn như: Vitamin B1 Vitamin C Các thuốc hạ nhiệt Paracetamol Aspirin Các Sunfamit Các Hocmon steroit Các thuốc cai nghiện ma túy như: Methador Naltrexon Sau đây là một số đề xuất về khả năng sản xuất các chất hóa dược ở nước ta. 3.2. Các Vitamin Sau kháng sinh và các thuốc trị cảm cúm, hạ nhiệt thì các Vitamin là nhóm thuốc được sử dụng rất rộng rãi ở nước ta cả trong dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và chăn nuôi thú y. Các Vitamin cần thiết nhất gồm: Vitamin A: Hàng năm phải nhập một lượng lớn để phòng chống mù lòa cho trẻ em và phụ nữ. Vitamin A được bán tổng hợp từ Citral. Nước ta lại là nước có nhiều cây có chứa Citral để bán tổng hợp Vitamin A. Chúng ta cũng có khả năng sản xuất quy mô lớn betacaroten (tiền chất của Vitamin A) từ quả gấc và vi tảo. Trên thế giới cả hai chất này đang được dùng rất rộng rãi trong các sản phẩm Antioxidant để chống lão hóa và nâng cao sức khỏe con người. Vitamin D2: Là một chất chống còi xương, suy dinh dưỡng có thể sản xuất dễ dàng bằng cách bán tổng hợp (quang hóa) từ Ergosterol, chất này có nhiều trong men bia, một nguyên liệu có sẵn ở nước ta hiện nay. Vitamin K: Là thuốc cầm máu rất cần cho sản phụ sau khi đẻ, cầm máu các vết thương, vết mổ mà việc tổng hợp lại tương đối dễ dàng và nhu cầu hàng năm cho cả nước cũng chỉ ở số lượng hàng trăm kilogam. Nhưng quan trọng nhất trong nhóm vitamin là các Vitamin B1 và Vitamin C. Vitamin B1 được sản xuất bằng tổng hợp hóa học từ các nguyên liệu dẫn chất Pyrimidin và Thiazol. Nhu cầu hàng năm khoảng vài tấn. Vitamin C: Là một vitamin được sử dụng nhiều nhất trong ngành dược và ngành thực phẩm. Vitamin C được sản xuất từ glucose. Hiện nay nước ta đã có nhà máy sản xuất glucose do Trung Quốc xây dựng. Nhà máy này là cơ sở cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất vitamin C ở nước ta. Nhu cầu toàn thế giới vì Vitamin C hàng năm là 80 nghìn tấn. Theo chúng tôi nhu cầu hàng năm về Vitamin C của Việt Nam là 500 tấn. Như vậy, việc xây dựng một nhà máy sản xuất các vitamin với sản lượng hàng năm như sau: Vitamin C 500 tấn Vitamin B1 20 tấn Vitamin A 100 kg Vitamin D2 100 kg Vitamin K 200 kg Kèm theo cả dây chuyền bào chế thuốc uống và thuốc tiêm từ các vitamin nói trên là điều cần thiết. 3.3. Các sunfamit: Nhu cầu chính về sulfamit ở nước ta hiện nay là các Sunfamit thế hệ mới, bao gồm: Sunfamethoxazol 5 tấn năm Trimethoprim 1,2 tấn năm Đây là những loại sunfamit có tác dụng kháng sinh mạnh lại ít độc và là các Sunfamit có tác dụng nhất hiện đang được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới. 3.4. Các thuốc hạ nhiệt, giảm đau Paracetamol: Là thuốc được dùng rất rộng rãi hiện nay ở nước ta. Có khoảng hơn 300 loại thuốc được sử dụng ở nước ta có chứa paracetamol. Cấu tạo hóa học của chất này rất đơn giản và dễ tổng hợp. Nhu cầu hàng năm của nước ta khoảng vài trăm tấn. Aspirin là thuốc cổ điển nhưng vẫn được sản xuất rất phổ biến và sử dụng rộng rãi nhất là dưới dạng aspirin trung tính. Nó được sản xuất từ axit salixylic - một nguyên liệu có khả năng sản xuất lớn ở nước ta. Nhu cầu hàng năm của nước ta khoảng 50 tấn. Theo các chuyên gia ngành dược phẩm thì nên xây dựng một nhà máy sản xuất hóa dược với các sản phẩm hàng năm là: Paracetamol 100 tấn Aspirin 50 tấn Sunfamethoxazol 5 tấn Trimethoprin 1,2 tấn Với dây chuyền bào chế sản xuất các thuốc thành phẩm từ các nguyên liệu này là điều cần thiết. 3.5. Các hocmon steroit: Bao gồm các hocmon sinh dục nam, nữ, các thuốc chống thụ thai và các thuốc chống viêm Corticosteroit. Các thuốc này được bán tổng hợp từ Diosgenin (có trong một số củ mài) và sterol của đậu tương. Các nguyên liệu đầu vào này có khả năng sản xuất trên quy mô lớn của nước ta. Dưới đây là sơ đồ sản xuất các hocmon steroit ở nước ta, bao gồm các nguyên liệu thành phần như sau: Pregnenolon, DHEA: các sản phẩm chống lão hóa Ethinlestradiol: thuốc chống thụ thai khẩn cấp (nhu cầu rất lớn) Testosteron, Methyl Tetosteron: hocmon sinh dục nam Nerobol: thuốc tăng dưỡng Progesteron: thuốc bảo vệ thai nghén và cầm máu cho phụ nữ Medroxy progesteron acetat, Megestrol: thuốc chống thụ thai và thuốc điều trị ung thư cơ quan sinh dục nữ. Riêng các loại thuốc Corticosteroit nên đặt kế hoạch sản xuất sau năm 2010. Tại Việt Nam, các quy trình này đã được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm và có khả năng sẽ sớm đưa ra sản xuất (đã có 4 chất được sản xuất thử là DHEA, Pregnenolon, Methyl testosteron và Progesteron). Để sản xuất nhóm các chất Hocmon steroit thì nước ta có cái lợi thế là: Nguyên liệu Diosgenin, sterol dồi dào, dễ khai thác trong nhiều loại thực vật ở Việt Nam. Sử dụng với liều vi lượng (như Ethinyl estradiol chỉ dùng với liều lượng 0,03mg - 0,1mg) trong khi lãi suất lại rất cao. Ví dụ 1 kg Ethinylestradiol có thể dập được 33.000.000 viên 0,03mg (ba mươi ba triệu viên). Ý kiến của chúng tôi là việc sản xuất các thuốc Hocmon steroit rất có triển vọng ở Việt Nam vì các nguyên nhân sau: - Ta có sẵn nguồn nguyên liệu Diosgenin trong các loại củ mài và các sterol có trong đậu tương, một loại cây trồng rất phổ biến ở Việt Nam. - Liều lượng sử dụng cho viên thuốc rất nhỏ. - Giá thành sản phẩm thuốc lại rất cao. - Làm ra các thuốc thiết yếu cho y học hiện đại. - Các thiết bị sản xuất tương đối đơn giản, nhỏ nhẹ. Trong giai đoạn từ 2002 - 2010 nước ta chỉ nên sản xuất các chất trên. Đến giai đoạn 2011 - 2020, nên bắt tay vào sản xuất hydrocortison, Prednisolon, Dexamethason là những thuốc thiết yếu dùng trong y học hiện đại, với liều dùng nhỏ, giá thành rất cao. Các chất này cũng được bán tổng hợp từ diosgenin và các sterol của đậu tương. Ngoài ra còn có thể sản xuất các Phytoestrogen - các estrogen thực vật từ đậu tương, sắn dây (đó là Genistein, Daidzein và các glycosit của chúng) để làm thuốc chống lão hóa cho nữ giới. Các chất này chỉ cần chiết xuất, tinh chế và là một mặt hàng chống lão hóa đang được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi ở châu âu, Mỹ và Nhật. Nguồn nguyên liệu để sản xuất các chất này là hạt đậu tương đã nảy mầm và sắn dây - đó là những nguyên liệu có sẵn ở nước ta. Các Saponin steroid của cây Tật Lê (Tribulus terrestris L.) mọc hoang ở bờ biển Nam Trung bộ là thuốc chống lão hóa, tăng thể lực đang được dùng rộng rãi ở Bắc Mỹ, châu âu. Loại thuốc này dùng được cho cả nam và nữ vận động viên nhằm tăng thành tích thi đấu. Đối với người cao tuổi (cả nam và nữ) đều có tác dụng kéo dài tuổi thanh xuân. Sản phẩm Tribelus này có nguồn nguyên liệu phong phú ở bờ biển Ninh Thuận, Bình Thuận và có thể trồng đại trà ở vùng bờ biển cát Nam Trung bộ, sản phẩm này đang được sử dụng rất thịnh hành ở Bắc Mỹ, châu âu. Thực tế hiện nay ở Việt Nam đã sản xuất được loại thuốc Tribelus từ cây Tật lê mọc hoang ở Ninh Thuận, Bình Thuận và có khả năng phát triển trồng trọt ở quy mô lớn ở ven biển Nam Trung bộ. 3.6. Sản xuất các hợp chất thiên nhiên dùng làm thuốc Do nguồn tài nguyên thực vật và động vật ở nước ta rất đa dạng và phong phú nên chúng ta có thể sản xuất nhiều loại thuốc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và một số sản phẩm có thể xuất khẩu. Nhóm dược liệu được phát triển từ lâu là Menthol từ tinh dầu bạc hà, Engenol từ cây hương nhu, Campho từ cây long não, Tecpin từ tinh dầu thông. Nước ta có nhiều cây cỏ có chứa các nguyên liệu này và nếu tổ chức sản xuất tốt thì không những đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn. Nhóm quan trọng thứ hai là các alcaloit: - Quinin và Quinidin từ cây Canhkina đã được trồng ở Đà Lạt, Ba Vì. Quinin là thuốc trị sốt rét rất có hiệu quả, còn Quinidin là thuốc điều trị bệnh loạn nhịp rung tim. - Vinblastin và Vincristin là 2 alcaloit điều trị ung thư máu được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Nước ta hiện xuất khẩu lá Dừa cạn (Catharanthus roseus) trồng ở Phú Yên cho Pháp để họ sản xuất 2 thuốc trên. Chúng ta có khả năng để tự sản xuất Vinblastin và Vincristin từ lá Dừa cạn và cả bán tổng hợp chúng đi từ Vindolin và Catharanthin là 2 Alcaloit monoindol có nhiều trong lá Dừa cạn. Từ rễ dừa cạn có thể sản xuất được thuốc hạ huyết áp Ajmalixin. Việt Nam có khả năng lớn sản xuất Berberin từ cây vàng đắng, hoàng liên chân gà, hoàng liên gai; vàng đắng để làm thuốc phòng chống dịch lỵ; làm thuốc chống viêm gan, ỉa chảy. Từ Berberin có thể sản xuất thuốc an thần gây ngủ Tetrahydrobecberin (Canadin). Củ Bình vôi - Stephania glabra là nguyên liệu rất dồi dào ở Việt Nam để sản xuất thuốc an thần gây ngủ l.tetrahydropalmatin. Đồng phân raxemic của chất này còn có thể sản xuất ở quy mô lớn bằng cách hydrogen hóa Palmatin - một alcaloit isoquinolin có trong cây Hoàng đằng. Codein là alcaloit bán tổng hợp từ morphin có ở trong nhựa thuốc phiện cũng là thế mạnh sản xuất thuốc trị ho, an thần ở nước ta. Cafein từ phế phẩm sản xuất chè là một nguyên liệu dùng nhiều trong thực phẩm và dược phẩm. Một nhóm các hợp chất tự nhiên quan trọng khác là Artemisinin và các dẫn chất trị sốt rét bán tổng hợp từ chất này có trong cây Thanh Hao hoa vàng -Artemisin annua. Hiện nay các dẫn suất Artenisinin đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới để điều trị bệnh sốt rét nhất là sốt rét nhiệt đới ác tính. Chúng ta có khả năng cung cấp đủ nhu cầu loại thuốc này cho việc sử dụng trong nước và còn có khả năng xuất khẩu với số lượng lớn. Nước ta có cây Thông đỏ mọc hoang ở Đà Lạt cũng là nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc điều trị ung thư là Taxol và Taxođifel. Rutin là sản phẩm chống oxy hóa, chống tác hại của tia tử ngoại có thể sản xuất với số lượng lớn ở nước ta để phục vụ tiêu dùng trong nưóc và để xuất khẩu từ nguyên liệu có sẵn là Hoa hòe. Từ Rutin, có thể thủy phân để tạo thành Querxetin - một chất chống oxy hóa đang được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ và Tây âu. Silymorin - là hoạt chất của cây cúc gai - một dược liệu được di thực vào nước ta là thuốc điều trị các bệnh về gan mật được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ cũng có khả năng sản xuất được ở nước ta. Ramasol hoạt chất từ rau má, cureumin hoạt chất từ củ nghệ cũng là những thuốc điều trị các bệnh gan, mật, làm lành vết thương và cũng là những chất có sẵn nguồn nguyên liệu tự nhiên ở nước ta. Betacaroten - một chất chống oxy hóa hàng đầu có nhiều trong quả Gấc, quả Mướp đắng chín vàng và Lycopen - có tác dụng phòng và điều trị một số bệnh ung thư có nhiều trong quả Cà chua và quả Gấc - cũng là những hợp chất thiên nhiên có thể sản xuất ở nước ta. Từ nguyên liệu thu được từ lông, móng vuốt súc vật và tóc của người có thể sản xuất thuốc long đờm Acetyl Cystein và thuốc bảo vệ da Cystin. Hiện nay các chế phẩm này chúng ta vẫn phải nhập khẩu trong khi đó nguyên liệu để sản xuất chúng lại có rất dồi dào ở trong nước. Sản lượng một số hợp chất thiên nhiên có thể sản xuất ở nước ta TT Tên thuốc Sản lượng năm (tấn) 1 2 Menthol Eugenol 50 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Campho Terpin Quinin Quinidin Viblastin Vineristin Vindolin Catharanthin Ajmalixin Becberin Tetrahydro becberin Tetrahydropalmatin Codein Cafein Artemisinin và các dẫn chất Rutin 2 10 1 0,3 0,01 0,002 0,1 0,1 0,05 5 0,2 5 0,5 10 5 10 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Quesxetin Silymorin Ramasol Curcumin Betacaroten Lycopen Acetyl cystein Cystin Đios genin 0,1 0,1 0,1 1,0 0,5 0,1 0,2 0,2 2,0 3.7. Các thuốc cai nghiện ma túy Cai nghiện là một việc làm rất phức tạp và tốn kém nhưng có ý nghĩa xã hội rất to lớn trong hoàn cảnh hiện nay của nước ta. Xu hướng cai nghiệp trên thế giới chủ yếu tập trung vào sử dụng 2 chất sau: 3.7.1. Methadon: Liệu pháp thay thế bằng một thuốc có hiệu lực gây nghiện, giảm đau yếu hơn, ít nguy hiểm hơn (vì dùng uống, tránh được nguy cơ lây nhiễm HIV). Biện pháp này đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. 3.7.2. Naltrexon: Thuốc đối kháng với Heroin Morphin, nó tranh chấp mạnh thụ thể opioid trong cơ thể. Đây là thuốc cai nghiện theo đúng nghĩa của nó. Vì vậy để góp phần tích cực vào công tác phòng chống ma túy và việc cai nghiện ở nước ta thì nên ưu tiên cho sản xuất cả 2 loại này với sản lượng Methadon: 1 tấn năm; Naltrexon: 100kg năm để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng rất cấp thiết ở trong nước ta. Cũng cần chú ý sản xuất một số thuốc điều trị các bệnh tim mạch và các thuốc chống viêm phisteroid vì các thuốc này đang được sử dụng nhiều ở nước ta. 3.8. Công nghiệp bào chế Nếu chỉ sản xuất các nguyên liệu hóa dược đạt tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế rồi bán cho các công ty, xí nghiệp khác thì lãi suất sẽ rất ít, việc sản xuất hóa dược phải luôn luôn được tiếp nối bằng các phân xưởng bào chế thuốc viên, thuốc nang, thuốc mỡ, thuốc tiêm... thì mới mang lại lợi nhuận cao và từ nguồn lợi to lớn này lại trích được một số tiền đáng giá để đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Do vậy ngành công nghiệp hóa dược cần xây dựng các dây chuyền bào chế song song với các xí nghiệp sản xuất hóa dược. Tóm lại, ngành Công nghiệp Dược nên đầu tư sản xuất vào các khâu sau: 1- Nhà máy sản xuất nguyên liệu Vitamin và các thành phẩm bào chế. 2- Nhà máy sản xuất thuốc hạ nhiệt giảm đau và các Sunfamit cùng các thành phẩm bào chế. 3- Nhà máy sản xuất các Hocmon steroid và các thành phẩm bào chế. 4- Nhà máy sản xuất các hợp chất thiên nhiên và các thành phẩm bào chế. 5- Nhà máy sản xuất các thuốc cai nghiện ma túy và các thành phẩm bào chế. Nên thành lập hai tập đoàn Dược phẩm (công ty mẹ và các công ty con) thuộc hệ công nghiệp (chứ không phải ở Bộ Y tế, thuộc khối khoa giáo) để phát triển công nghiệp hóa dược và công nghiệp bào chế ở nước ta (một ở Hà Nội và một ở TP Hồ Chí Minh). Theo ý kiến các chuyên gia dược phẩm đến năm 2010, dân số nước ta sẽ có gần 100 triệu người thì Việt Nam cần nên có 3 - 4 tập đoàn dược phẩm mạnh do chính người Việt Nam điều hành (không kể các tập đoàn dược phẩm nước ngoài) ở 3 miền Trung, Nam, Bắc thì mới có khả năng cung cấp được phần lớn thuốc men cho nhu cầu sử dụng trong nước và 2 tập đoàn dược phẩm khối công nghiệp nói trên sẽ nên phấn đấu trở thành những tập đoàn mạnh hoạt động trong cả phạm vi sản xuất hóa dược và bào chế, phân phối. 3.9. Kế hoạch nghiên cứu sản xuất hóa dược từ nay tới năm 2010 nên được ưu tiên xếp theo thứ tự như sau: - Nhà máy sản xuất kháng sinh Penixillin, 6 APA, 7.ADCA. - Nhà máy sản xuất các Cephalosporin thế hệ 1 và 3. - Nhà máy chiết suất và bán tổng hợp các hợp chất thiên nhiên bao gồm: chiết suất và bán tổng hợp menthol, Artemisinin, Diosgenin, Berberin, Rutin, Tetrahyđropalmatin v.v... - Các nhà máy sản xuất hóa dược bao gồm các thuốc hạ sốt, giảm đau, các vitamin, các sunfamit, các chất steroid và chú ý đến các thuốc điều trị các bệnh tim mạch và các thuốc chống viêm phisteroid. Tóm lại từ nay đến năm 2010 (theo chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2002) thì ngành Dược Việt Nam phải sản xuất tự túc được 60% tổng số thuốc tiêu dùng trong nước. Ý nghĩa là sản xuất ở đây là bào chế sản xuất các thành phẩm từ các nguyên liệu trong nước và các nguyên liệu hóa dược nhập khẩu trong đó ngành công nghiệp hóa dược Việt Nam phải nỗ lực sản xuất được một số nguyên liệu hóa dược chủ yếu như một số kháng sinh, các thuốc hạ nhiệt, cảm cúm, các vitamin v.v... và nếu phấn đấu thực hiện được những đề xuất ở trên thì đế năm 2010, nước ta cũng chỉ có thể tự sản xuất được từ 30 - 35% nguyên liệu hóa dược sử dụng trong nước. Đó cũng là một chỉ tiêu đáng phấn khởi, nhưng để thực hiện được chỉ tiêu đó thì cần phải nỗ lực huy động mọi tiềm năng của các ngành, công nghiệp hóa dược, hóa chất, dầu khí, cơ khí... của cả nước ta cùng phấn đấu thực hiện. 4. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC, ĐẦU TƯ VÀ NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HÓA DƯỢC TỪ NAY ĐẾN 2010 Trước hết phải nhận thức và xác định rõ ràng rằng muốn phát triển công nghiệp Hóa dược Việt Nam thì phải nhanh chóng chuyển ngành này từ sự quản lý của Bộ Y tế sang Bộ Công nghiệp vì chỉ có khi sang Bộ Công nghiệp thì ngành Công nghiệp Hóa dược mới có cơ hội phát triển để hòa nhập và song song tiến lên với các ngành hóa chất, dầu khí, cơ khí v.v... Từ nhiều năm nay vì ngành Dược thuộc sự quản lý của Bộ Y tế, là một Bộ hành chính sự nghiệp nên ngành Dược ít được đầu tư phát triển. Cũng cần nhắc lại rằng ở hầu hết các nước tiên tiến phát triển ngành công nghiệp Dược không chịu sự quản lý hành chính hay phụ thuộc vào Bộ Y tế mà Bộ Y tế chỉ là khách hàng của ngành công nghiệp Dược mà thôi. Để phát triển Hóa dược thì phải xây dựng đồng thời các dây chuyền bào chế hiện đại tương ứng vì như vậy mới có thể thu được lợi nhuận tối ưu. Phần lợi nhuận này chủ yếu thu được từ các dây chuyền bào chế. Theo ý kiến riêng của chúng tôi, khi đã được chuyển về khối công nghiệp thì nên tổ chức 2 Tổng Công ty Dược do Nhà nước quản lý theo mô hình công ty mẹ, công ty con, 1 đặt ở Hà Nội, 1 đặt ở Thành phố Hồ Chí Minh và doanh số sản xuất thuốc của 2 Tổng Công ty này phải đạt được hơn 40% tổng số thuốc sản xuất trong nước (còn 60% là do các xí nghiệp cổ phần, tư nhân, liên doanh và 100% vốn nước ngoài sản xuất). Hai Tổng Công ty này sẽ chọn cho mình những thế mạnh riêng trong sản xuất và Nhà nước sẽ hỗ trợ vốn đầu tư ưu đãi cho việc xây dựng các nhà máy Hóa Dược lớn. Cần nhanh chóng hoàn thiện tổ chức một trung tâm nghiên cứu Hóa dược có trụ sở chính ở Hà Nội và có 1 chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm này chịu trách nhiệm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu pilot một số mặt hàng thuốc chủ yếu thuộc danh mục các thuốc định sản xuất theo kế hoạch trên. Xin Nhà nước một đề tài trọng điểm quốc gia về nghiên cứu sản xuất thuốc hóa dược. Xây dựng và phát triển một phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về kháng sinh và đặt tại Hà Nội. Phòng thí nghiệm này sẽ nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất các kháng sinh và một số vấn đề cơ bản về công nghệ sinh học phục vụ cho ngành Dược. Tiếp tục xin tiếp một đề tài nghiên cứu Nhà nước trong nhiệm kỳ tới về sản xuất kháng sinh. Về cán bộ khoa học cần xin Nhà nước chỉ tiêu đào tạo để đến năm 2010 có thêm 5 tiến sĩ hay tương đương về tổng hợp hóa dược tinh vi, 2 tiến sĩ hay tương đương về chế tạo cơ khí công nghệ hóa dược. 4 tiến sĩ hay tương đương về công nghệ kháng sinh; 2 tiến sĩ hay tương đương về công nghệ sinh học, ưu tiên công nghệ gen. Nên đào tạo các cán bộ này ở Anh, Pháp, Mỹ hoặc Đức là những nước có nền công nghiệp Hóa Dược tiên tiến nhất. Chủ biên TS. PHAN QUỐC KINH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_7__8324.pdf
Luận văn liên quan