Luận văn Mục tiêu và phương hướng tiếp tục đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước

Bỏ quy định hạn chế mức mua cổ phần lần đầu và mức mua cổ phần ưu đãi của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp không quá mức bình quân của các cổ đông trong và ngoài doanh nghiệp để khuyến khích việc huy động vốn và vai trò tích cực của giám đốc doanh nghiệp, làm cho mọi người quan tâm hưởng ứng chủ trương này.

pdf46 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mục tiêu và phương hướng tiếp tục đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty như điện lực ,Dầu khí ,xi măng ,giao thông ,…cần hàng chục triệu USD,mà theo luật các tổ chức tín dụng thì không được cho phép một khách hàng vay quá 15% vốn tự có. +DNNN chưa thực sự được cơ cấu lạI để tập trung hơn vào những nghành lĩnh vực ,lĩnh vực then chốt ,nhất là những nghành công nghiệp cơ bản ,vẫn còn dàn trải trong các nghành và lĩnh vực kể cả mhững hoạt động sản xuất ,kinh doanh nên để cho nhân dân đầu tư. +Tốc độ phát triển của khu vực DNNN gần đây có chiều hướng chậm lạI ,cụ thể 1996 tăng 11,3%, 1997 9,7%,1998 5,6%,1999 4,3%(trong khi tốc độ phát triển của kinh tế tư nhân là 6,2%,của kinh tế vốn đầu tư nước ngoàI là 13,4%.Bình quân 10 năm 1991-2000,tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực DNNN là 11%;của doanh nghịêp ngoàI quốc doanh là 14% /năm ;của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI là trên 20%/năm. +Thời gian gần đây uy tín của nhiều DNNN bị giảm sút do tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại ,lãng phí và tham nhũng ,có nhiều vụ nghiêm trọng và tai tiếng lớn . Tóm lại ,mặc dầu DNNN vẫn đang có vai trò hêt sức quan trọng trong tổng thể nền kinh tế quốc dân ,nhưng hiệu quả hoạt động của cac DNNN còn thấp ,,một số mặt có phần giảm sút ;DNNN đang có nhiều thách thức gay gắt trong giai đoạn hội nhập sắp tới. C - NHữNG TồN TạI TRONG Đổi mới cơ chế ,chính sách đối với DNNN. Đối chiếu với chủ trueơng đổi mới của đảng ,theo yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế có hỉệu quả ,việc đổi mới DNNN còn chậm ,cơ chế quản lý và chính sách chưa đổi mới đồng bộ hoặc phù hợp ,DNNN còn co nhiều khó khăb ,trở ngạI trong hoạt động. 1-DNNN chưa thực sự hach toán kinh doanh trong cơ chế thị trường . +Nhà nước vẫn giao vốn cho doanh nghiệp theo phương thức hành chính ,xin- cho,chưa chặt chẽ trong yêu cầu phảI kinh doanh có lãI;giao vốn chưa đI liền với giao quyền hạn và nghĩa vụ và quyền lợi tương xứng ,chưa thực hiện được yêu cầu của nhà nước khi giao vốn cho doanh nghiệp thì đạI diện chủ sơ hữu trưc tiếp tai doanh nghiệp là hội đồng quản trị (theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4 khoá VIII) và quyền kinh doanh của doanh nghiệp ,doanh nghiệp phải được tự chủ kinh doanh ,có lãI ,có tích luỹ để phát triển và tự chịu trách nhiệm trên thương trường và phạm vi vốn được giao.Trên thực tế cho đến nay ,Nhà nước với tư cách chủ sở hữu ,vẫn chưa quản lý doanh nghiệp theo phương thức của chủ đầu tư ,vẫn chủ yêu là quản hiện vật nhà máy ,qui định rằng buộc cụ thể rất nhiều khoản chi tiêu của doanh nghiệp ;Nhà nước không thu lãI mà chịu lỗ theo kinh doanh tại doanh nghiệp ,mà chỉ thu thuế như đối với các thành phần kinh tế khác ,ngoài ra còn thu trên vốn nhà nước theo một tỷ lệ nhất định(như cho vay lấy lãi ,nhưng lạI không đươc tính vào giá thành ,mà lấy vào phần lợi nhuận để lạI của doanh nghiệp ) +Rất ít DNNN có nkhả năng tự tích luỹ để đầu tư phát triển ;hầu hết các DNNN đều thiếu vốn lớn ,không đủ lực để kinh doanh bình thường ,kể cả vốn cố định và vốn lưu động ,phải đi vay và phải trả tiên lãi suất lớn (lãi suất cao thời hạn vay ngắn ,nhiều khi phải vay thương mại để đầu tư ),góp phần làm tăng chi phí sản xuất .Tình trạng thiếu vốn lưu động có tính phổ biến và nghiêm trọng ;nói chung Nhà nước đã không cấp đủ 30% vốn cho các DNNN như đã qui định trước đây ,lạ bị chiếm dụng nên phải vay nhiều.Vấn đề này đang là trở ngại lớn ,Nhiều trường hợp đang là trở ngại chính trong kinh doanh .Việc huy động nội để đầu tư phát triển còn rất yếu ớt. Vốn của nhà nước khi giao cho các DNNN bao gồm cả nợ khó đòi ,sản phẩm vật tư ứ đọng không có khả năng tiêu thụ ,giá trị máy ,móc không phảI là giá trị thực ,nhiều thiết bị không thể sản xuất ra sản phẩm được thị trường chấp nhận ,có thiết bị để năm nhiều năm vẫn không được xử lý được và vẫn tính vào giá thành sản phẩm .(Đáng lý ra trước khi giao vốn phải xử lý các tồn tại về tài chính doanh nghiệp ,nhưng lại chưa làm ). Số nợ phảI trả của các DNNN thường cao hơn vốn nhà nước 13-14% .Nhiêu doanh nghiệp có số nợ lớn như tổng công ty điện lực (14000 tỷ ),Tổng công ty Bưu chính –Viễn thông (hơn 11000 tỷ),Tổng công ty rượu - bia (hơn 4500 tỷ ),nhiều doanh nghiệp có số nợ lớn gấp nhiêu lần số vốn nhà nước tạI hoanh nghiệp như Tổng công ty mía đường I(gần 6 lần), Tổng công ty gốm sứ thuỷ tinh (gần 3,5 lần ),Tổng công ty dệt may (gần 2,5 lần ),Tổng công ty than (gần 2 lần ).Nhiều doanh nghiệp khả năng trả nợ kém ,thậm chí không có khả nămg trả nợ như Tông công ty Dâu tơ tằm ,74% nhà máy đường địa phương ,50%nhà máy xi măng lò đứng của địa phương mới trả được 10-20% khoản nợ ,khoảng 40% dự án vốn vay ODA với tổng vốn vay 350 triêu USD gặp khó khăn trong trả nợ .Số nợ phải thu của doanh nghiệp lớn hơn số vốn của doanh nghiệp có tại DNNN làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh và làm trầm trọng thêm tình hình thiếu vốn của DNNN.Hiện nay tổng số nợ tồn đọng của các DNNN là 21.165 tỷ đồng ,trong đó nợ tồn đọng tại ngân hàng là 7,260 tỷ ;DNNN chiếm 49%dư nợ cho vay nền kinh tế của ngân hàng ,tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi là 11% tổng dư nợ tín dụng cho DNNN vay .Nhà nước đã phảI can thiệp để giải quyết nợ tồn đọng đối với ngân hàng quốc doanh của một số DNNN như khoanh nợ ,giãn nợ,xoá nợ ,chuyển vốn vay thành vốn cấp. +Tình trạng phổ biến là DNNN chưa hạch toán đúng kêt quả kinh doanh ,nên bức tranh chi phí lỗ lãI không chuẩn xác ,các số liệu báo cáo có tính áng trừng và cách nhau rất xa (số DNNN kinh doanh có lãI năm 1998,có lúc báo cáo là 21%,có lúc là 40%).Nhiều DNNN khi có vân đề ,Thanh tra Nhà nước xem xét thì doanh nghọp báo cáo lãI nhiều nhưnh thực ra lãI ít,hoặc lỗ . Giá thành sản phẩm của DNNN một mặt chưa phán ánh đấy đủ chi phí thực tế như :giá trị quyền sử đất chưa được tính đầy đủ vào giá thành ;phương pháp tính giá còn tuỳ tiện trong việc vận dụng ‘’treo lạI một số chi phí ,chuyển sang năm sau để có lãI trong năm báo cáo ;nhiều doanh nghiệp giá trị tàI sản để tính khấu hao thấp thực tế (nói chung DNNN khi cổ phần hoá ,giá trị DNNN được tính để cổ phần hoá thường cao hơn giá trị sổ sách,ở TP Hồ Chí Minh bình quân cao hơn 50%);nhiều DNNN gặp khó khăn được xét giảm thuế ,giảm khấu hao ,khoanh nợ ,nên có thể đang lỗ chuyển thành lãI . Tình trạng phổ biến là DNNN phải gánh chịu nhiều chi phí không phảI là lao động xã hội cần thiết :máy móc ,vật tư không cần dùng rất nhiều năm tồn đọng lạI,có loại từ thời bao cấp chuyển qua ,không được bán hạ giá so với sổ sách;lao động dư thừa làm cho giá thành của doanh nghiệp phảI tăng cao;Nhà nước không cấp đủ 30% vốn lưu động nên phảI trả lãI tiền vay lớn ;vay ngọai tệ thì mỗi lần thì mỗi lần điều chỉnh giá ,giá của đồng Việt Nam giảm làm cho số nợ qui ra tiền Việt Nam lạI tăng lên ;máy hết khấu hao ,đã cũ kỹ vẫn tính khấu hao lạI nên chi phí khấu hao không tương xứng với năng suất ;các doanh nghiệp thương mạI dịch vụ phải chịu giá cao về điện ,nước ,điện thoạI ;nhiều trường hợp áp đụng thuế sai làm tăng chi phí nguyên vật liệu trong sẩn phẩm ;doang nghiệp hoạt động ở các vùng sâu ,xa,nhà trẻ ;làm chiphí của giá thành cao lên;doanh nghiệp cũng góp nhiều vào hoạt động nhân đạo từ thiện,đền ơn đáp nghĩa ,đóng góp cho xã phường,thực tế phảI tính một phần vào giá thành sản xuât .Chưa kể các khoản lót tay,lễ tết,đãI đằng quan chức bên trên xuống xí nghiệp,khoản tiêu xàI ,chia chác,hằ lạm của các cán bộ lãnh đạo tạI một số doanh nghiệp. 2-DNNN còn bị nhiều trói buộc,chưa thực sự được tự chủ trong kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường như doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Các cơ quan quản lý can thiệp quá sâu vào quyền kinh doanh của doanh nghiệp ,nhưng lại không chịu tránh nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doamh của doanh nghiệp.Doanh nghiệp chưa được tự chủ quyết đnh dự án đầu tư ứ đọng ,quyết định trích khấu hao ,chi phí quảng cáo ,giao dịch ,qui định về trả lương thương …. Một số dẫn chứng cụ thể: +Phân cấp đầu tư cho DNNN thực chất còn là hình thức ,doanh nghiệp phảI trải qua rất nhiếu cửa để tiến hành mồt dụ án đầu tư ;việc xét duyệt dự án và đấu thâu phải trải qua rất nhiều bước và kéo dài;thủ tục bằng vốn vay còn rất phiền hà và phức tạp,qua nhiều cửa,trong khi văn bản hướng đẫn của nhà nước chưa đầy đủ và rõ ràng. +Qui định về đơn giá lương phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc địa phương phê duyệt;quy định điều kiện để có thể thực hiện đơn giá lương ;mức lương tối đa ;qui định tương quan giữa lương giám đốc và lương bình quân của doanh nghiệp;qui định từ cấp bậc lương nào phải do cấp trên duyệt. +Nhiều cơ chế chính sách không còn phù hợp với cơ chế thị trường, nhưng chậm được sửa đổi như ;xử lý lỗ ,nợ khó đòi ,rủi ro trong kinh doanh ;xử lý vật tư ứ đọng,chậm luân chuyển hoặc tài sản thanh lý ,lạc hậu kĩ thuật không cần dùng;qui dịnh nguồn quỹ dự phòng rủi ro,thất nghiệp,qui qui định về thu sử dụng vốn ... +Nhà nước có quá nhiều văn bản (hơn 400 văn bản về xây dựng cơ bản ,230 văn bản về thuế ,hơn 400 văn bản về đất đai ,..),nhưng không ăn khớp nhau ,có những qui định thiếu tính khả thi và gậy ách tắc,làm chậm chễ quá nhiều trong hoạt động của doanh nghiệp,và là cơ hội cho một số cán bộ ở các cơ quan quản lý nhà nước gây nhũng nhiễu ,tiêu cực kéo dài bấy lâu nay. Nhưng so với cơ chế cũ thì quyền của DNNN có được nới rộng hơn ;nhưng so với yêu cầu tự chủ kinh doanh ,trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần,mở cửa ,cạnh tranh ngày càng gay gắt ngay tại thị trường trong nước cũng như nước ngoài ,thì DNNN chưa thể vận động theo cơ chế chung cho tất cả các thành phần kinh tế,còn nhiều hạn chế trên cả 4 mặt :về nhân sự,hội đồng quản trị không có thực quyền ;về đầu tư ,nhà nước còn chi phối chặt chẽ việc đầu tư vốn của doanh nghiệp,doanh nghiệp mới được tự quyết những đầu tư nhỏ,nhưng thủ tục ràng buộc và rất phiền hà,cơ chế và thẩm quyền quyết định đầu tư chưa tạo điều kiện cho DNNN phát huy quyền tự chủ cũng như chưâ xác định trách nhiệm của người quyết định đầu tư khi phương án đầu tư không có hiệu quả trong kinh doanh ;DNNN chưa được tự ta quyết định với câc yếu tố chi phí;vê phân phối kết quả làm ra,DNNN còn bị khống chế,chưa tự quyết định lương ,thưởng ,sử dụng số lợi nhuận để lại. 3-Cơ chế ,chính sách tiền lương và phân phối lợi nhuận để lạI DNNN chưa thực sự tạo được động lực cả với cong nhân và người quản lý. +Qui định về tiền lương đối với DNNN hiện nay chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường và còn nhiều bất hợp lý,chưa tạo được động lực cả với công nhân và cán bộ quản lý.Một số vấn đề cụ thể là: Lương của giám đốc DNNN quy định dựa trên phân loại DNNN có 2 bậc và lương thực tế không được cao quá 3 lần lương công nhân. Lương cán bộ quản lý ,đặc biệt là chuyên viên nghiệp vụ tạI DNNN có nhiều bậc khoản cách bậc ngắn,hệ số thấp so với một số chức danh như thủ kho hay bảo vệ …Hệ số phụ cấp chức vụ khá thấp. Một số thang bảng lương cho sản xuất lám căn cứ để tính toán tiền lương không còn phù hợp hoặc chưa đầy đủ . +Về phần lợi nhuận để lại doanh nghiệp ,theo nghị định 27/CP(20/4/1999),lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.doanh nghịêp còn phảI bù khoản lỗ của các năm trước đối với các khoản lỗ không được trừ vào lợi nhụân trước thuế,nộp tiền sử dụng vốn cho ngân sách nhà nước ,trừ vào các khoản vi phạm pháp luật.Sau khi trừ các khoản này,được trích 10% vào quĩ dự phòng tài chính,50% vào quĩ đầu tư phát triển,5% ở quĩ dự phòng mất việc làm ;số lợi nghuận còn lạI được trích lập 2 quĩ lhen thưởng và phúc lợi,nếu tỷ suất lợi nhuậnh năm nauy không thấp hơn năm trước thì dược trích tối đa 3 tháng lương ,nếu thấp hơn 2 năm trước thì được trích 2 tháng lương.Như vậy phần trích thực tế vào 2 quĩ phúc lợi và khen thưởng rất thấp chưa tạo được động lực đối với người lao động . 4-Chế thuế còn bất hợp lí cần được tiếp tục bổ sung và sửa đổi,ổn định trong một thời gían nhất định. Chính sách thuế đặc biệt là thuế VAT,thuế xuất nhập khẩu sửa đổi, bổ sung nhiều,tuy trước mắt đẵ giảI quyết được một số khó khăn thực tế trong kinh doanh ,nhưng nhiều khi là những xin cho cụ thể đối với từng doanh nghiệp,không tạo được chủ động cho doanh nghiệp,về lâu dàI không tạo được sự bình đẳng ,khuyến khích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Còn một số bất hợp lí cần tiếp tục sửa đổi như: +Cách tính chi phí hợp lí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp còn rất phức tạp,cũng khó kiểm tra, giám sát,dễ dẫn đến tuỳ tiện ,cửa quyền ,móc ngoặc…. +Việc hoàn thuế VAT đầu vào nói chung chậm ,kéo dài có khi 3-4 tháng ,doanh nghiệp đã thiếu vốn lạI phải đi vay nộp thuế,khó khăn nhất là đối với những doanh nghiệp sản xuất dùng nhiều loạI nguyên vật liệu nhập khẩu. +Trường hợp sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt,không áp dụng thuế VAT đầu ra,nhưng tất cả nguyên liệu,vật tư sản xuất đều phảI nộp thuế VAT. +Một số trường hợp thuế xuất nhập khẩu cho sản xuất bằng hoặc cao hơn thuế xuất nhập khẩu cùng loạI ,làm cho sản xuất trong nước không cạnh tranh được. +Nhiều trường hợp áp mã thuế sai lệch ,tuỳ thuộc chủ yếu vào cán bộ hảI quan ,nhiều khi tuỳ tiện ,gây thiệt hại cho doanh nghiệp. 5-Việc cổ phần hoá,đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong doanh nghiệp,với mô hình công ty cổ phần có vốn của nhà nước chi phối hoặc tham gia,còn nhiều vướng mắc và cơ chế tiến hành. Nhìn chung ,việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tiến hành rất chậm và không đều,ở một số Bộ ,Tổng công ty và địa phương số DNNN cổ phần hoá rất ít.Số 631 DNNN đã cổ phần hoá(tính đến gữa năm 2001)mới chỉ mang tính thí đIúm để rút kinh nghiệm;phần lớn các DNNN đã cổ phần hoá có qui mô nhỏ(90% có vốn nhà nước dưới 10tỷ đồng,trong đó 70% là dưới 5tỷ);tổng vốn vủa các DNNN dẫ cổ phần hoá chỉ chiếm gẩn 2% tổng số vốn hiện có của nhà nước nằm tạI các DNNN. Sự chậm trễ trong tiến hành cổ phần hoá có phần do đây là là một việc hoàn toàn mới ,phảI vừa làm vừa rút kinh nghiệm,hoàn thiện đần các văn bản pháp qui cần thiết,và cũng tư thực tế mà tạo lòng tin vào hiệu quả của chủ trương này. Tuy nhiên ,sự chậm trễ cũng còn có những nhận thức chưa đúng của nhiều cấp qủan lí .Phổ biến là vẫn chưa thấy đúng tầm của chủ trương nhằm cơ cấu lạI vốn đầu tư của nhà nước,huy động vốn đầu tư cho xã hội và đổỉ mới cơ chế để tạo động lực đối với doanh nghiệp mà nhà nước không cần giữ 100% vốn,còn coi đây như một giảI pháp sắp xếp,chỉ làm đối với những doanh nghiệp nhỏ ,đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh ,ít nhằm vào những doanh nghiệp có qui mô lớn hơn mà nhà nước không cần gĩư 100% vốn,đang có lãI ,phát triển tương đốivững chắc,có sức thu hút mạnh nguồn lực của cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và bên ngoàI để phát triển sản xuất . Chậm đổi mới thủ tục cổ phần hoá,tính hành chính con nặng ,khâu trở ngạI lớn nhất là việc xác định giá trị doạnh ngjhiệp ,chủ yếu vẫn bằng phương pháp hành chính,chưa tìm được lối ra thích hợp,chưa phù hợp với cơ chế thị trường,chưa công khai ,thẩm định giá phức tạp,tốn nhiều thời gian . Một số qui định trong nghị định số 44/1998/NĐ-CP,chưa đủ độ khuyến khích như:khống chế mua cổ phần lần đàu ,xử lí phần vốn tự bổ sung .Chưa xử lí dứt điểm các khoản nợ tồn đọng để nhiều doanh nghiệp có thể tiến hành cổ phần hoá. Chưa có hệ thống văn bản pháp qui đồng bộ dủ để tiến hàmh viêc giao ,bán và khoán kinh doanh ,cho thuê DNNN Có qui mô nhỏ. 6-Các tổng công ty (TCT) còn gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn ,hạn chế việc thực hiện chức năng nhiệm vụ. +Mối quan hệ giữa các thành viên troan TCT chủ yếu là qyan hệ ghép nối có tính cơ học,rất lỏng iẻo thiếu gắn kết đI nhiều TCT được thành lập chưa tuân theo nhu cẩu tích tụ ,tập trung vốn. +Vai trò đầu tư phát triển hoặc hỗ trợ vốn cho các công ty thành viên của TCT cũng hết sức hạn chế vì bản thân TCT không có vốn;việc điều hoà một phần vốn khấu hao ,vốn tích luỹ để tập trung đầu tư một số dự án hoăc hỗ trợ một số đơn vị gặp khó khăn cũng hoàn tính mang tính thương lương ,thoả thuận với các công ty thành viên.TCT được phân cấp quyết định một số đầu tư nhỏ nhưng nặng về hình thức,vì cơ chế xét duyệt nặng nề,nói chung cũng đều do cấp trên quyết định cả .Sau khi trở thành thành viên của TCT ,các công ty thành viên phảI đóng góp cho TCT bằng các hình thức :phí qủan lí ,tập trung một phần quĩ đầu tư phát triển ,quĩ khen thưởng ,quĩ phúc lợi;trong khi nhiều thành viên hoạt động có hiệu quả không nhận được sự hỗ trợ tương xứng với mức đóng góp ,thi nhưng công ty thành viên yếu kém lạI dựa dẫm vào TCT để tồn tại. Trên thực tế có nhiều đầu mối quản lí nhà nước đối với các TCT ,TCT PHảI gõ nhiều cửa ( Thủ tướng chính phủ,má trực tiếp là văn phòng chính phủ Bộ quản lý nghành ;….).Bản thân các công ty thanh viên không phảI chỉ qua TCT Là xong ,mà cũng phảI gõ nhiều cửa tương tự như TCT đI gõ ở các cấp .các cơ quan thanh tra kiểm tra ,bảo vêh pháp luật ,thanh tra cả với TCT và từng doanh nghiệp thành viên ,nên vai trì của TCT Bị lu mờ. +Hội đòng quản trị của TCT chưa có đủ thực quyền của đạI diện chủ sở hửutực tiếp của nhà nước tạI TCT ,nhiều vấn đề phảI trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quyết định.Chủ tịch hội đồng quản trị và tổng gián đốc cúng do một cấp vổ nhiệm,cùng kí nhận vốn ,cùng chịu trách nhiêmj trớc nhà nớc,cúng sử dụng bộ máy tham mưu,phân định quyền hạn ,tràch nhiệm không rõ ràng ,quan hệ vơI nhau chủ yếu trên cơ sở đoàn kết,’’đồng thuận’’. 7-Chưa có chính sách hữu hiệu để giảI quyết tình trạng nợ nần không có khả năng thanh toán ,tình tràng lao động dôI dư lớn và đổi mới công nghệ vốn đã quá cũ kĩ ,lạc hậu ở các DNNN. Việc sắp xếp DNNN chủ yếu mới là thu gọn đấu mối vế mặt số lượng ,tuy có tiến bộ một bước ,nhưng chưa tạo ra sự thay đổi về chất lượng ,hậu quả cũ vẫn còn tồn đọng nặng nề ,chưa tăng được sức sản xuất và năng lực cạnh tranh của DNNN . +Tuy có nhiều cố gắng giảI quyết nhưng tinh trạng nợ nần không có khả năng thanh toán của các DNNN là rất nặng nề . Những giảI pháp để xử lý tồn đọng cho các DNNN như miễn ,giảm thuế ,xoá nợ ,khoanh nợ ,giãn nợ….mới chỉ mang tính chất tình thế ,chưa giải quyết được một cách cơ bản vấn đề tồn đọng của các DNNN,gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh ,trong tiếp tục vay vốn ngân háng hoặc huy động vốn,trong thực hiện sắp xếp,cổ phần hoá ,giao, bán, và khoán kinh doanh ,cho chủ xí nghiệp. +Số lao đông tồn đọng không được bố trí việc làm hoặc dôI dư trong doanh nghiệp hịn nauy là rầt lớn ,hạn chế năng suất lao động và sức cạnh tranh. Ngoài số lao đông không bố trí dược việc làm khoảng 10 vạn người do quá khứ để lại ;khi chuyển sang cơ chế mới, DNNN có quyền tự chủ trong tuyển dụng lao động ,lại đã tuyển nhiều hơn yêu cầu sản xuất,kinh doanh .Số lao động dôi dư này khó giải quýêt do nhiếu nguyên nhân, nhỉều doanh nghiệp do sản xuất ,kinh doanh gặp khó khăn không có nguồn vốn để giải quyết ,ngân sách nhà nước cũmg không có khả năng hỗ trợ;phần đông người lao động có thu nhập thấp vẫn không muốn rời doanh nghiệp,vì lương hưu thấp và không còn được hưởng bảo hiểm xã hội;DNNN không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với số hợp đống không xác định thời hạn đã kí kết trước đây;chậm ban hành chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện nên người lao đông không muốn chuyển ra khu vưc ngoài quốc doanh;các chế độ trợ cấp mất việc làm ,trợ cấp thôi việc ,trợ cấp đào tạo nghề…chưa khuyến khích người lao động tự tạo và tìm việc làm ở khu vực ngoài quốc doanh. +Tình trạngphần lớn các DNNN có công nghệ lạc hậu ,đổi mới công nghệ rất chậm do chưa có cơ chế, chính sách phù hợp .đang hạn chế lớn khả năng cạnh tranh ,là một thử thách lớn đối với DNNN trong giai đoạn hội nhập sắp tới.Một số doanh nghiệp chần chừ trong việc đầu tư thiết bị hiện đại vì sẽ làm tăng thêm số lao động dôi dư. 8-Nhiều chủ trương đổi mới của đảng đối với DNNN được thể chế hoá và đưa vào thực hiện chậm ,hoặc chưa được thể chế hoá. Nhiều chủ trương đổi mới của đảng đối DNNN được thể chế hoá và đưa vào thực hiện chậm ,thời gian từ khi ban hành luật đến khi có nghị định và có đủ các văn bản hướng dẫn kèm theo thường rất dài. Cho đến nay ,một số chủ trương nghị quyết trung ương 4 khoá VIII đối với DNNN chưa được thể chế hoá: chuyển các doanh nghiệp đang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần; đôí với doanh nghiệp có hội đồng quản trị ,hội đồng quản trị là các cơ quan nhà nước đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp ,chịu tránh nhiệm vế phát triển và bảo toàn tài sản và vốn nhà nước giao cho doanh nghiệp ;giám đốc do hội đồng quản trị lựa chọn và kí kết hợp đồng với sự chấp thuận của cơ quan hành chính có thẩm quyền ;tổng kết mô hình tổng công ty nhà nước,trên cơ sở đó có phương án xây dựng các TCT thực sự vững mạnh trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh ,có hiệu quả và sức cạnh tranh cao ,thực sự là xương sống của nền kinh tế ;nghiên cứu chuyểnt cơ chế quản lí vốn theo phương thức hành chính sang cơ chế công ty tài chính; có qui định kiểm soát các doanh nghiệp độc quyền và lợi nhuận do độc quyền đem lại; đổi mới chế độ phân phối ,ưu tiên giành lợi nhuận để trả vốn vay và tái đấu tư, gán lợi ích và trách nhiệm với hiệu quả kinh doanh;bổ sung và sửa đổi các chính sách đối với lao động dôi dư. D-Nguyên nhân chủ yếu của tình hình. Những chuyển biến tích cực của DNNN bắt nguồn từ tìm tòi,đổi mới trong thực tiễn của các DNNN Và sự tổng kết,đưa ra những chủ trương đổi mới đúng đắn của đảng ;những lỗ lực to lớn của đội ngũ giai cấp công nhân và cán bộ quản lí ở các DNNN .cũng như những cố gắng của các cơ quan quản lí nhà nước; sự chịu đựng và cùng san xẻ khó khăn của đội ngũ giai cấp công nhân với Đảng và nhà nước. Nhũng nguyên nhân chủ yếu của tồn tại ,yếu kém hiện nay là: 1-Về mặt khách quan: Chúng ta tiến hành đổi mới ,chuyển các DNNN sang hoạt theo cơ chế thị trường trên cơ sở tiếp nhận một hệ thống DNNN Với cơ cấu dàn trải ,công nghệ lạc hậu và cơ chế quản lí tập trung quan liêu ,bao cấp được hình thành từ nhiều năm trước đây để lại ;những khó khăn dồn tích lại nhiều và quá lớn,không thể khắc phục được trong thời gian ngắn;khả năng ngân sách lại rất hạn hẹp, nhiều năm bị bao vây cấm vận ngặt nghèo,gần đây lại gặp những khó khăn gay gắt do khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực,nhiều năm gần đây thiên tai liên tiếp ở diện rộng. 2-Về mặt chủ quan: +Chậm trễ trong xây dựng và phê duyệt Chiến lược phát triển của các nghành ,nhất là các nghành công nghiệp nặng ,nên thiếu cơ sở để cơ cấu lại sản xuất và tiến hànhh đầu tư ,hướng DNNN vào những nghành lĩnh vực then chốt .Trong chỉ đạo còn thiếu giải pháp toản cục ,có phần thiên về thu gọn sắp xếp đầu mối đối với những DNNN thua lỗ ,tháo gỡ những khó khăn cụ thể có tính tình thế,nhiều khi là xin-cho cụ thể đối với từng doanh nghiệp. +việc thể chế hoá các nghị quyết của đảng nhìn chung còn chậm và thiếu đồng bộ; nhiều chủ trương quan trọng của đảng đến nay vẫn chưa được triển khai. +Cải cách hành chính chậm chạm gây nhiều trở ngại cho doanh nghiệp .các văn bản pháp luật quá nhiều ,chồng chéo và gây ách tắc khó khăn cho DNNN .Sự thiếu ổn định của chính sách đã làm cho doanh nghiệp không xoay sở kịp .Chủ trương thì thông thoáng nhưng văn bản pháp qui lạI qui định quá nhiều thủ tục ,tạo ra nhiều phiền hà tiêu cực .Chưa quản lí được khâu thu thuế đối với tất cả các thành phần kinh tế dẫn đến đánh giá hiệu quả kinh tế sai lệch .Xu hướng chung coi các DNNN là nơi sử dụng tài sản nhà nước,là đối tượng của tiêu cực ,nên cơ quan quản lí nào cũng có quyền kiểm tra ,kiểm soát. +Viêc bồi dưỡng ,đào tạo tuyển chọn và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lí các doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu ;chưa chú ý đầy đủ đến mặt chất lượng chính trị,đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lí;cơ chế sử dụng ,miễn mhiệm ,đãi ngộ chưa phù hợp cơ chế thị trường. II- mục tiêu và phương hướng tiếp tục đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước A-mục tiêu tiếp tục đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. 1-Nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Từng bước khắc phục và nâng cao một cách cơ bản hiệu qủa kinh tế xã hội ,chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của DNNN trên thị trường trong và ngoài nướcđể thực hiện có kết quả tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Vai trò nêu gương dẫn dắt của DNNN được thể hiện ở hiệu quả kinh tế,tiến bộ công nghệ ,năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đầu đàn trong từng ngành trong qúa trình hội ngập .Chiến lược điều chỉnh kinh tế nhà nước phảI xuất phát từ vai trò quan trọng của DNNN liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế XHCN ,để xác lập những lĩnh vực cụ thể mà nhà nước cần duy trì độc quỷền ,duy trì vai trò chi phối và những lĩnh vực được phát triển theo quan hệ thị trường. 2-Đổi mới cơ cấu sử hữu và điều chỉnh hợp lí cơ cấu DNNN . Sắp xếp lạI,xây dựng cơ cấu hợp lí DNNN trong mối quan hệ với các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định vững chắc. Sự gắn kết các thành phần kinh tế không chỉ bằng cơ chế chính sách ,điều hành ,phối hợp tổ chức các hiệp hội kinh tế mà còn phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh quan hệ sở hữu thông qua phương thức mua bán, giao, khoán, cho thuê,cổ phần hoá,công ty hoá một bộ phận DNNN để tạo động lực quản lí,khắc phục tình trạng không có chủ DNNN. 3-Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Nhà nước thực hiện chính sách bảo hộ khuyến khích hoặc hạn chế theo từng lĩnh vực hoạt động,không phân biệt thành phần của doanh nghiệp , trừ những lĩnh vực độc quyền cần duy trì vai trò của nhà nước được áp dụng một số chính cách riêng.Hạn chế tình trạng độc quyền kinh doanh của những doanh nghuiệp lớn .Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh .tiến tới các doanh nghiệp đều hoạt động theo luật doanh nghiệp thống nhất. 4-Xác lập đại diện sở hữu tài sản nhà nước tại DNNN . Điều này dựa trên cơ sở phân biệt chủ sở hữu và quyền của tổ chức,cá nhân sử dụng tàI sản của nhà nước để sản xuất kinh doanh.Bãi bỏ quan hệ hành chính chủ quản đối với DNNN trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Quyền của chủ sở hữu được thể hiện cụ thể bẳng quyền và trách nhiệm đầu tư ban dầu ,quyền định hướng chiến lược kinh doanh ,quyền lựa chọn các chức danh cán bộ quan trọng .quyền thành lập và tổ chức lạI doanh nghiệp ,quyền chuyển đổi chủ sở hữu và giám sát phân phối kết quả thu nhập của doanh nghiệp. Quyền tổ chức ,cá nhân sử dụng tài sản của nhà nước được thể hiện cụ thể bằng quuyền chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh ,ký kết hợp đồng kinh tế phù hợp với yêu cấu thị trường,quyền lựa chọn các phương án đầu tư đổi mới công nghệvà mở rộng sản xuất ,thụ hưởng kết quả kinh doanh trên cơ slở trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước giao cho và nguyên tắc phân phối do chủ sở hữu qui định. B-Phương hướng tiếp tục đổi mới và phát triển DNNN. 1-Hoàn thiện cơ chế chính sách. Hoàn thiện cơ chế chính sách ,hệ thống tổ chức quản lý tạo điều kiện cho các DNNN hoạt động có hiệu quả, bình đẳng trong cơ chế thị trường và thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh .Đồng thời ,các cơ quan quản lí nhà nước thực hiện được chức năng quản lí theo luật định . Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng tăng cường quyền tự chủ về tài chính,đầu tư,quyết định nhân sự và phát huy nội lực của từng DNNN Đổi mới cơ chế đầu tư và thành lập DNNN sẽ chọn cho được phương án thành lập những DNNN thực sự có yêu cầu và có khả năng hoạt động hiệu qủa ,hội nhập thành công vào kinh tế khu vực và quốc tế. 2-Đổi mới cơ cấu của khu vực DNNN Bao gồm các nhóm doanh nghiệp như sau: +Nhóm doanh nghiệp cần duy trì 100% vốn nhà nước -Doanh nghiệp công ích trong các lĩnh vực : an ninh quốc phòng,xây dựng cơ sở hạ tầng,sản xuát và cung ứng các dịch vụ khác theo chính sách sách xã hội của nhà nước. -Doanh nghuiệp hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất,tinh thần đồng bào các dân tộc ở miền núi và vùng sâu vùng xa. -Doanh nghiệ p kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền nhà nước,vật liệu nổ ,hoá chất độc ,chất phóng xạ ,hệ thống truyền tải điện, mạng bưu chính viễn thông ,sân bay quốc gia ,in bạc và chứng chỉ có giá. -DNNN kinh doanh co vai trò dẫn dắt mở đường vế ứng dụng công nghệ mũi nhọn ,nghành kinh tế kỹ thuật then chốt và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. +Nhóm doanh nghiệp ,nhà cần nắm giữ cổ phần chi phối ,cổ phần đặc biệt khi tiến hành cổ phần hoá bao gồm:DNNN hoạt dộng công ích trên 10 tỷ đồng;các công ty khai thác khoáng sản,công ty giao thông,ngân hàng ..v..v +Nhóm DNNNcó vốn dưới 1tỷ mà nhà nước không cần phảI nắm giữ ,DNNN có vốn dới 5 tỷ thua lỗ kéo dàI trên 2 năm liên tục mà nhà nước khôg cần nắm giữ,nếu không cổ phần hoá thì tiến hành các hình thức giao ,bán ,cho thuê. +Nhóm DNNN yếu kém không cần thiết tồn tại độc lập nếu không thực hiện các hình thức chuyển đổi sở hữu nói trên thì sát nhập với các doanh nghiệp khác hoặc giải thể ,phá sản. 3-Phân loại và sắp xếp DNNN Căn cứ vào đề án tổng thể sắp xếp DNNN của các ngành ,địa phương và TCT 91 theo Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg thì : Số doanh nghiệp nhà nước cần duy trì 100% vốn chiếm 49,68% tổng số các doanh nghiệp.Số DN chuyển đổi cơ cấu sở hữu ,trong đó cò những DN cần duiy trì tỷ lệ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của nhà nước chiếm 42,10% các DN.Số DN bị thua lỗ kéo dài ,liên tục từ 2 năm trở lên chiếm 8,22%. Đến hết năm 2000 số DNNN còn lại là 4.066 DN ,bằng 68% các DN năm 1998, giảm 1.896 DN.Số chuuyển đổi sở hữu là 1.294 DN hoặc bộ phận DN,chiếm 27,1% ,trong đó cổ phần hoá 1.018 DN chiếm 17,6%.Số DN giải thể hoặc phá sản là 260 DN, chiếm 4,3%,trong đó phá sản 42 DN. C- Lộ trình đổi mới sắp xếp doanh nghiệp nhà nước Căn cứ kết quả phân loại doanh nghiệp nhà nước theo chỉ thị số 20/1998/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ của các Bộ, các địa phương, các tổng công ty 91 và đánh giá, phân loại doanh nghiệp nhà nước theo các tiêu chí tài chính như vốn sản xuất kinh doanh, vốn chủ sở hữu, tổng nợ, nợ ngân hàng, lãi, lỗ, hiệu quả sử dụng vốn, tính khả thi và trên cơ sở tiến hành sắp xếp, cổ phần hoá, sát nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua và những chủ trương sắp tới, lộ trình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước trong 3 năm 2000 - 2002 có tính tới năm 2005 như sau: 1- Mục tiêu và phương hướng đổi mới doanh nghiệp nhà nước dự kiến đến năm 2003 sẽ còn 3.000, đến năm 2005 sẽ còn 2.000 Tập trung vào các doanh nghiệp công ích, các tổng công ty và các doanh nghiệp độc lập có ý nghĩa quan trọng, giảm tương ứng là 43% và 62%. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước từ 1.681 nghìn người còn 1.260 nghìn người, giảm 25,5%. Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước từ 106.892 tỷ đồng còn 94.703 tỷ đồng, giảm 11,4%. Nợ của các doanh nghiệp nhà nước từ 113.965 tỷ đồng xuống còn 22.750 tỷ đồng, giảm 18,5%, trong đó có nợ ngân hàng từ 47.734 tỷ đồng còn 22.750 tỷ đồng, giảm 21%. Trong tổng số 2.280 doanh nghiệp nhà nước thuộc diện sắp xếp, các doanh nghiệp nhà nước có vốn nhà nước trên 10 tỷ đồng là 216, chiếm 9,5%, từ 1- 10 tỷ đồng là 1.233, chiếm 54% và dưới 1 tỷ đồng là 831, chiếm 36,%%. Các DNNN cấn sắp xếp theo quy mô từng doanh nghiệp qua các năm như sau : 2000 2001 2002 3 năm 2003-2005 Tổng số Trên 10 tỷ VND Từ 1- 10 tỷ VND Dưới 1 tỷ VND 798 54 452 292 733 68 415 250 749 94 366 289 2.280 216 1.233 831 1.000 100 900 Như vậy số doanh nghiệp cần sắp xếp năm 200 – 35%, 2001- 32% và 2002- 33% và 3 năm 2003 – 2005 bằng 43,85% của 3 năm 2000-2002. 2-Hình thức sắp xếp. Trong tổng số 2.280 doanh nghiệp có 1.489 doanh nghiệp áp dụng hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp, đa dạng hoá sở hữu, chiếm 65,3%; 380 doanh nghiệp áp dụng hình thức sát nhập, hợp nhất vào các doanh nghiệp khác , chiếm 16,7% và 368 doanh nghiệp thuộc diên giải thể, phá sản, chiếm 16%, 43 doanh nghiệp chuyển thành đơn vị sự nghiệp , chiếm 2%. Phân ra các năm như sau : Hình thức sắp xếp 2000 2001 2002 3 năm Tổng số 798 733 749 2.280 1. Sát nhập, hợp nhất 179 107 94 380 2.CPH, giao, bán, khoán, cho thuê 508 481 500 1489 -CPH -Giao, bán, khoán, cho thuê 337 171 345 136 374 126 1.056 433 3. Giải thể, phá sản 95 132 141 368 4. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp 16 13 14 43 Sau năm 2002, hình thức sắp xếp chủ yếu là cổ phần hoá. 3-Sắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp nhà nước. Số người ra khỏi DNNN năm 2000 là 120.887 người, năm 2001 là 133.758 người, năm 2002 là 132.688 người. Trong đó, đáng chú ý nhất là số lao động ở các doanh nghiệp giải thể, phá sản là 75.356 người. Cụ thể số lao động ở DNNN cần sắp xếp qua các năm 2000-2002 như sau : Đơn vị : người Hình thức 2000 2001 2002 3 năm Tổng số 137.550 147.746 143.799 429.095 1. Sát nhập, hợp nhất 16.215 13.112 10.773 40.100 2.CPH 87.245 90.122 93.183 270.550 3. Giao bán, khoán, cho thuê 15.654 14.978 10.795 41.427 4. Giải thể phá sản 17.988 28.658 28.710 75.356 5. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp 448 876 338 1662 4-Xử lý các khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước. Trong quá trình sắp xếp phải xử lý tổng số nợ là 21.165 tỷ đồng của 2.280 DNNN, trong đó nợ ngân hàng là 7.260 tỷ đồng, chiếm 34% chia ra các năm như sau : Đơn vị : Tỷ đồng Nợ 2000 2001 2002 3 năm Tổng số 6230 6907 8028 21165 Nợ ngân hàng 2048 2009 3202 7260 Tỷ lề ( %) 33 29 38 34 5-ý nghĩa của lộ trình. Kết quả thực hiện lộ trình đến năm 2003 sẽ làm tăng quy mô doanh nghiệp nhà nước từ vốn bình quân 18,425 tỷ đồng lên 27,117 tỷ đồng/ doanh nghiệp, giảm 18,5% tổng nợ, 21% nợ ngân hàng; hiệu quả hoatk đọng kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước cũng được nâng lên đáng kể, từ chỗ tỷ trong doanh nghiệp nhà nước thực sự có hiệu quả và có triển vọng đứng vững trong quá trình hoọi nhập chỉ đạt 21% hiện nay, theo dự báo và chiến lược phát triển của các Bộ, ngành, tổng công ty và địa phương, đến khi kết thúc vào đầu năm 2003 tỷ lệ này sẽ đạt trên 50%. III – Các giải pháp và chính sách chủ yếu m cho các cấp, các ngành, các doanh nghiệp nhà nước quán triệt sâu và có nhận thức đúng đắn về chủ trương, chính sách và giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước. Đa dạng hoá sở hữu là hình thức chủ yếu, quan trọng hàng đầu và có nội dung, mục đích, bản chất, cách làm khác hẳn, là hình thức xã hội hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước, nhiều người sở hữu doanh nghiệp theo tỷ lệ cổ phần của mình,...Trên cơ sở đó loại bỏ mọi sự mơ hồ, hoài nnghi đối với công cuộc đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước và có hành động thống nhất từ Trung ương đến địa phương, từ cơ quan hoạch định chính sách, chỉ đạo đến cơ sở thực hiện. Trên nền tổng thể của chương trình quốc gia, các Bộ, các ngành, địa phương, Tổng công ty 91 phải tổ chức thực hiện bằng được chương trình của mình về đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2-Các giải pháp cho vấn đề lao động, việc làm Các doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành rà soát định mức, định biên lao động để xác định số lượng lao động hợp lý theo nguyên tắc “ có việc – có người”, đảm bảo giờ công, ngày công, thu nhập theo luật định. Chấm dứt việc tiếp nhận lao động, thuê mướn nhân công thời vụ một cách tuỳ tiện làm cho năng suất lao động thấp, tỷ lệ thiếu việc, chờ việc cao. Tăng cường giám sát việc thực hiện quỹ tiền lương và tuyển dụng lao động của doanh nghiệp nhà nước. 3-Các giải pháp phù hợp để giải quyết các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước. Đối với nợ ngân hàng thì giao cho Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổng hợp và phối hợp với các ngành đề xuất các trường hợp xoá nợ, khoanh nợ, giãn nợ, tham gia vốn với các doanh nghiệp và khẩn trương tổ chức Công ty mua bán nợ để mua lại các khoanr nợ của doanh nghiệp. Đối với các khoản nợ ngân sách (nợ thuế, tiền bán hàng theo nghị định thư và các khoản nợ khác) từ năm 1995 trở về trước Bộ tài chính sớm kiểm tra và phân loại các khoản nợ để sử lý cụ thể cho từng doanh nghiệp. Đối với các khoản nợ Ngân sách mà doang nghiệp đã đầu tư vào tài sản thì tăng vốn cho doanh nghiệp; nếu doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài không có khả năng thanh toán thì xem xét xoá nợ cho doanh nghiệp nhưng phải có quy chế chặt chẽ, tránh gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước. Đối với các khoản nợ nước ngoài mà có bảo lãnh của các Bộ, ngành, địa phương thì cơ quan bảo lãnh chủ trì đàm phán với các chủ nợ để giảm số nợ đến mức thấp nhất và bố trí vào ngân sách để có nguồn trả, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả ngân sách. Đối với các khoản nợ khó đòi bao gồm : con nợ đã giải thể, phá sản, bỏ trốn, đang thi hành án, các con nợ là các doanh nghiệp đang trong tình trạng thua lỗ không có khả năng trả nợ và các khoản nợ khác đã quá hạn từ 3 năm trở lên thì tính vào kết quả kinh doanh đối với trường hợp doanh nghiệp có lãi hoặc giảm giá trị doanh nghiệp đối với doanh nghiệp không có lãi để chuyển đổi sở hữu. Ngoài ra doanh nghiệp được quyền bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ. Các khoản nợ đã được xử lý cho doanh nghiệp nói trên giao cho công ty mua bán nợ để theo dõi và thu hồi cho Nhà nước. Đối với các khoản nợ ngân sách mà doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản cố định thì được coi như vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển đổi sở hữu, nếu doanh nghiệp do thua lỗ không có khả năng trả nợ thì xoá nợ. Đối với nợ bảo hiểm xã hội của người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán dứt điểm trước khi chuyển đổi sở hữu; trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thanh toán thì được dùng tiền thu từ chuyển đổi sở hữu chi trả, nếu còn thiếu do Quỹ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước chi, ... 4-Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách Sửa đổi và ban hành mới cơ chế chính sách phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. 4.1.Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích. Về vốn Đối với doanh nghiệp đang hoạt động, Nhà nước cấp đủ vốn ( bao gồm cả vốn lưu động, vốn đầu tư mới, đầu tư mở rộng ) đảm bảo để doanh nghiệp hoạt động ổn định, thực hiện được nhiệm vụ công ích Nhà nước giao. Đối với doanh nghiệp thành lập mới nhất thiết phải theo quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của vùng, địa phương và ngành; được thẩm định chặt chẽ và do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt từng trường hợp cụ thể và được cấp đủ vốn điều lệ ( bao gồm cả vốn lưu động ) xuất phát từ mục tiêu thành lập doanh nghiệp. Về lao động tiêng lương Hàng năm Nhà nước duyệt chỉ tiêu lao động và quỹ tiền lương để doanh nghiệp có điều kiện duy trì đội ngũ lao động và hoạt động ổn định. Trên cơ sở đó doanh nghiệp xây dựng và thực hiện quy chế trả lương cho người lao động gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Về cán bộ quản lý Nhà nước lựa chọn những người có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng. Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí các chức danh quản lý khác trên cơ sở tiêu chuẩn của Nhà nước đảm boả để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, phục vụ tốt cho xã hội. Nếu 3 năm liền doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ công ích được giao thì giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng sẽ bị miễn nhiệm. Về kiểm tra, kiểm soát Nhà nước thông qua các cơ quan của mình thực hiện việc kiểm tra giám sát chặt chẽ doanh nghiệp hoạt động công ích theo đúng mục tiêu thành lập, đối tượng phục vụ, phạm vi hoạt động. Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động công ích trong lĩnh vực dịch vụ công cộng chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh doanh. Những doanh nghiệp kinh doanh làm các dịch vụ công ích sẽ được hưởng mọi ưu đãi giành cho hoạt động công ích. 4.2.Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Tạo mọi điều kiện cần thiết để cho các doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và tài sản được giao và tự bổ sung. Tạo cơ chế chính sách để doanh nghiệp tự hoàn thiện, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh theo pháp luật. Chuyển các doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần gồm các doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước. Về vốn Đối với doanh nghiệp đang hoạt động, Nhà nước có thể để từng bước cấp đủ vốn điều lệ cho doanh nghiệp, đảm bảo từ 40- 50% nhu cầu về vốn của doanh nghiệp tuỳ theo từng ngành nghề cụ thể. Đối với đầu tư mới, nhất thiết phải theo quy hoạch phát triển ngành kinh tế kỹ thuật, vùng và địa phương trên cơ sở tuân thủ chế độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản do Chính phủ ban hành. Chính phủ khẩn trương hoàn thiện cơ chế này theo hướng phân cấp mạnh, chủ đầu tư và người phê duyệt dự án đồng chịu trách nhiệm về hiệu quả của dự án. Đối với những tài sản do doanh nghiệp đầu tư hoàn toàn bằng vốn vay, sau khi đã trả hết nợ bằng nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận do chính tài sản đó làm ra nhưng vẫn tiếp tục sử dụng thì người lao động trong doanh nghiệp được hưởng 50% giá trị của tài sản đó. Doanh nghiệp chủ động xây dựng cơ chế phân phối lợi ích này công bằng, hợp lý theo hướng khuyến khích tiếp tục làm ra của cải vật chất cho xã hội. Chính phủ ban hành về tiêu chí chế độ bảo toàn, phát triển vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có xét đến đặc thù của ngành và địa phương. Về lao động, tiền lương Doanh nghiệp quyết định việc tuyển chọn lao động, bố trí việc làm căn cứ vào yêu cầu của sản xuất kinh doanh và chủ động áp dụng hình thức trả lương cho người lao động ( kể cả cán bộ quản lý ) một cách hợp lý, gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về cán bộ quản lý Nhà nước áp dụng hình thức tuyển chọn và hình thức trả lương đối với giám đốc; quy định tiêu chuẩn để giám đốc lựa chọn phó giám đốc, kế toán trưởng trình cơ quan có thẩm quyền quyết định. Nếu 3 năm liền doanh nghiệp thua lỗ thì giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng sẽ bị sa thải hoặc miễn nhiệm và phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của Nhà nước về nhưng thiệt hại chủ quan mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong thời gian thực hiện chức trách của mình. Về kiểm tra, kiểm soát Nhà nước thông qua các cơ quan của mình thực hiện việc kiểm tra giám sát trên cơ sở luật pháp và đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 5-Thẩm định, kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt việc thành lập mới doanh nghiệp của Nhà nước. Khi lập đề án thành lập mới doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh phải tính toán kỹ đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, vốn, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của vùng và chiến lược phát triển ngành kinh tế kỹ thuật để có quy mô thích hợp; chủ đầu đồng thời sẽ là người quản lý doanh nghiệp khi đi vào hoạt động, phải lựa chọn can bộ đủ năng lực quản lý. Người quyết định thành lập mới và người trực tiếp quản lý doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm về hiệu quả của doanh nghiệp. Nếu để thua lỗ 3 năm liền thì phải bồi hoàn thiện hại cho nhà nước và chịu trách nhiệm về xử lý hành chính. 6-Tiếp tục củng cố, sắp xếp và hoàn thiện tổng công ty Nhà nước 6.1.Đẩy mạnh sắp xếp các tổng công ty Nhà nước Sắp xếp lại tổng công ty Nhà nước vơi tư cách là một doanh nghiệp, kết hợp sắp xếp theo ngành, theo vùng lãnh thổ. Căn cứ vào chiến lược kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển ngành kinh tế kỹ thuật, chiến lược hội nhập và tiêu chí tập đoàn kinh tế, tổng công ty mạnh mà xác định ngành nào, ở đâu cần có tổng công ty, ở đâu cần duy trì “độc quyền Nhà nước”, còn khu vực nào, ngành nào không đángduy trì hoặc không đủ điều kiện phát triển tổng công ty ( Nhất là sau khi đã thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản, chuyển giao các đơn vị thành viên ) thì thu gọn các tổng công ty loại này ( nhất là trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng,...) thực hiện chuyển đổi sở hữu, còn lại sát nhập các doanh nghiệp vào các tổng công ty cùng lĩnh vực hoạt động. Giải thể một số tổng công ty hoạt động không hiệu quả. Sát nhập, hợp nhất một số tổng công ty quy mô nhỏ theo ngành nghề và theo lãnh thổ. Hình thành pháp luật chống độc quyền và khuyến khích cạnh tranh trong nền kinh tế, nhằm phát triển sản xuất vừa bảo vệ lợi ích người tiêu dùng theo pháp lệnh đã ban hành. 6.2.Tạo lập cơ chế chính sách để hoàn thiện và phát triển mô hình tổng công ty Nhà nước với tư cách là doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt, là lực lượng chủ lực trong nền kinh tế. Phân cấp mạnh mẽ việc quản lý Nhà nước đối với các tổng công ty cho các Bộ quản lý ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tăng cường chức năng của Hội đồng quản trị tổng công ty 91 theo hướng Hội đồng quản trị thực sự là đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại tổng công ty; Chủ tịch Hội đồng quản trị là người nhận vốn và chịu trtách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn đó; Hội đồng quản trị được quyết định toàn bộ vấn đề nhân sự của các đơn vị thành viên; Tổng giám đốc do hội đồng quản trị tuyển chọn và ký kết hợp đồng với sự chấp thuận của cơ quan hành chính có thẩm quyền; phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành tổng công ty Nhà nước. Tăng cường trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của tổng công ty trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính, cán bộ. Tiếp tục thí điểm và sơ kết mô hình tổng công ty tham gia góp vốn đối với các đơn vị thành viên dưới dạng “ công ty mẹ – công ty con”. Quy định các doanh nghiệp thành viên đã cổ phần hoá mà tổng công ty giữ cổ phần chi phối vẫn tiếp tục là thành viên tổng công ty trên một số lĩnh vực. Sơ kết mô hình Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc là một người. 7-Thành lập công ty đầu tư tài chính của nhà nước. Công ty đầu tư tài chính Nhà nước có trách nhiệm nhận vốn của Nhà nước, làm nhiệm vụ chủ đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Hoạt động của các công ty đầu tư tài chính Nhà nước theo cơ chế kinh doanh. Trước mắt tổ chức thí điểm ở một vài tổng công ty nhà nước, một số thành phố lớn để rút kinh nghiệm trước khi triển khai ở diện rộng. 8-Bổ sung, hoàn thiện các chính sách đối với các hình thức chuyển đốỉ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước. Chính sách cổ phần hoá cần hoàn thiện theo hướng phù hợp với luật Doanh nghiệp. Bỏ quy định hạn chế mức mua cổ phần lần đầu và mức mua cổ phần ưu đãi của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp không quá mức bình quân của các cổ đông trong và ngoài doanh nghiệp để khuyến khích việc huy động vốn và vai trò tích cực của giám đốc doanh nghiệp, làm cho mọi người quan tâm hưởng ứng chủ trương này. Nâng tỷ lệ giá trị cổ phần được mua với giá ưu đãi ở những doanh nghiệp nhà nước có vốn nhà nước nhỏ để thu hẹp chênh lệch phần được mua ưu đãi giữa các doanh nghiệp có nhiều vốn nhà nước và doanh nghiệp có ít vốn nhà nước. Thay đổi phương pháp định giá doanh nghiệp theo “ hội đồng” theo kiểu “ hành chính” chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan hiện nay sang hình thức đấu giá thịnh hành trong nền kinh tế thị trường. Bổ sung, hoàn thiện các chính sách phù hợp đối với các hình thức giải thể, phá sản doanh nghiệp Nhà nước. 9-Bồi dưỡng, đào tạo đôị ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước. Thực tiễn đã chỉ rõ rằng cán bộ quản lý quyết định sự thành bại trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cán bộ không đáp ứng yêu cầu đổi mới là nguyên nhân quan trọng đối với các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Vậy phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để từng bước có được các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi đáp ứng yêu cầu quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Chăm lo bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp tiến tới hình thành đội ngũ của các nhà doanh nghiệp giỏi của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành kinh doanh của các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Rà soát, phân công hệ thống cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng nghiệp vụ giám đốc doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực quản lý của giám đốc trong cơ chế mới. Thực hiện chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm, gắn quyền lợi và nghĩa vụ của giám đốc doanh nghiệp với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảo đảm kết hợp chặt chẽ lợi ích với trách nhiệm, đãi ngộ xứng đáng về vật chất và tinh thần những nhà quản lý doanh nghiệp giỏi nhưng cũng xử lý nghiêm minh những người không hoàn thành nhiệm vụ hoặc tham ô xâm phạm tài sản côg. i kết luận Với tư cách là một sinh viên kinh tế và cũng là một ngườì quan tâm đến vấn đề đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thành phần kinh tế Nhà nước. Em nhận thấy đây là một đề tài bổ ích cho mỗi sinh viên có thể sử dụng kiến thức đã học của mình để áp dụng vào thực tiễn nhằm giúp ra những bài học hữu ích và những kinh nghiệm cho bản thân sau này. “ Thực trạng đổi mới doanh nghiệp nhà nước”. Đã giúp em hoàn thành đề tài này một cách tốt hơn. 1. Đổi mới tăng cường thành phần kinh tế nhà nước lý luận, chính sách và giải pháp - GS. TS Vũ Đình Bách. 2. Văn kiện đại hội VIII, IX Ban chấp hành trung ương Đảng ( khoá VIII, IX ). 3. Quản trị doanh nghiệp ttrong các nền kinh tế chuyển đổi, NXB khoa học kỹ thuật năm 1996. 4. Cải cách doanh nghiệp nhà nước, thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm thế giới, NXB chính trị quốc gia. 5. Tạp chí kinh tế phát triến các số :38, 40,41,42/2001. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 02/2001

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Mục tiêu và phương hướng tiếp tục đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước.pdf
Luận văn liên quan