Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hiện tại, nguồn nhân lực ở nước ta, cũng như Vùng ĐNB bên cạnh những ưu thế về số lượng, con người Việt Nam cần cù, chịu khó, thông minh và sáng tạo thì những hạn chế không phải nhỏ, nhất là về trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng lao động, thể lực và văn hoá lao động công nghiệp; thêm vào đó, việc khai thác và sử dụng số lao động đã qua đào tạo, có trình độ lại bất hợp lý và kém hiệu quả. Vì vậy, việc khai thác và phát triển nguồn lực con người hợp lý, có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang là nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa sống còn đối với quá trình CNH, HĐH Vùng ĐNB.

pdf180 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mô hình làm việc năng động, các địa phương như: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương hay Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện thực hiện được nội dung này. Thứ tư, cải thiện điều kiện sống ở các KCN, KCX như: giao thông, môi trường, nhà ở cho công nhân, nước sinh hoạt,…đặc biệt là đời sống tinh thần của lực lượng công nhân đang làm việc tại các KCN, KCX vì đây là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, có đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ bản này thì người lao động mới yên tâm với công việc. Đó thực sự là động lực mạnh mẽ kích thích tính tích cực và năng lực sáng tạo của con người, năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng nhằm mục đích nâng cao năng lực đó của con người trong tiến trình CNH, HĐH đất nước. 3.2.2. Nhóm giải pháp củng cố, phát huy các cấu thành của chất lượng nguồn nhân lực 3.2.2.1. Về giáo dục - đào tạo và dạy nghề Để khắc phục điểm yếu về khả năng liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, đồng thời phát huy thế mạnh của hệ thống cơ sở nghiên cứu, đào tạo, hệ thống doanh nghiệp Vùng ĐNB, cũng như thế mạnh về đội ngũ cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật và doanh nhân. Giải pháp cụ thể cần thực hiện lúc này để khai thác lợi thế là đào tạo nguồn nhân lực, đây là bước đi căn bản, đặt nền tảng cho việc giải quyết việc làm ổn định, bền vững đáp ứng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại. Trong đó, chất lượng đào tạo, cơ cấu đào tạo và gắn nó với yêu cầu phát triển KT - XH (tức là phân bổ nguồn nhân lực) cần quan tâm đặc biệt, cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau: Thay đổi nhận thức trong đào tạo Yêu cầu về nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay đã có nhiều thay đổi lớn lao so với trước. Trước đây các tiêu chuẩn thường được đưa ra là: tính tốt, cần cù, trung thành, có trách nhiệm.... Nhưng ngày nay những tiêu chuẩn này đã thay đổi thành: có tính sáng tạo, có khả năng xử lý vấn đề, có khả năng phân tích, có tinh thần đồng đội, có khả năng ăn nói diễn đạt v.v.... Nói chung nguồn nhân lực phải được huấn luyện tốt. Để thích nghi với sự phát triển chung của giáo dục thế giới, ngành giáo dục Việt Nam thiết tưởng phải được tiếp tục cải cách nhiều hơn nữa và cần phải tôn trọng 4 nguyên lý được đề xuất trong Hội nghị quốc tế về giáo dục cho thế kỷ 21 do UNESCO tổ chức tại Paris vào năm 1998. Bốn nguyên lý này còn được gọi là 4 trụ cột của nền giáo dục: - Học để biết (Learning to Know); - Học để làm (Learning to Do); - Học để sống chung với mọi người (Learning to Live together); - Học để tồn tại (Learning to Be) Quy hoạch và kế hoạch hóa nguồn nhân lực Vùng ĐNB cần phải tiến hành hai giải pháp cụ thể là quy hoạch và kế hoạch hóa nguồn nhân lực, đây là công cụ cơ bản thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nguồn nhân lực, là nội dung quan trọng trong quá trình phát triển KT - XH nói chung, qua đó các chính quyền địa phương trong vùng tập trung về những vấn đề trọng yếu nhưng không hạn chế quyền chủ động, sáng tạo, năng động của người lao động và sử dụng lao động. Để phát triển nhanh chất lượng nguồn nhân lực, các địa phương trong vùng cần có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành ở Trung ương để có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và coi đó là cái gốc của chất lượng nguồn nhân lực. Để đạt được mục tiêu đề ra, việc đầu tiên phải làm tốt khâu dự báo và quy hoạch, các thông tin cơ bản về thị trường lao động thường bao gồm: thông tin về nguồn lao động, dân số hoạt động kinh tế, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, mức tiền lương và thu nhập… những thông tin này là công cụ quan trọng để nắm được động thái của thị trường lao động và đó là cơ sở cho việc quản lý vĩ mô; phải căn cứ vào đặc điểm của Vùng ĐNB - một trung tâm lớn, có “sức hút” rất mạnh đối với nguồn lực lao động, đồng thời Vùng ĐNB lại là nơi tập trung năng lực đào tạo nguồn nhân lực rất lớn, đủ mọi quy mô và trình độ; trên cơ sở đó căn cứ vào nhu cầu phát triển và nhu cầu của thị trường lao động để xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực; cần đổi mới tư duy và cách tiếp cận mới, cần đổi mới cả nội dung, phương thức và phương pháp đào tạo; xác lập các yêu cầu mới về chuẩn tri thức, kỹ năng và hành vi của giáo dục phổ thông và đào tạo nghề nghiệp; đào tạo kỹ năng, kỹ thuật, công nghệ, đào tạo các nhà quản lý phải theo nhu cầu của xã hội và nhu cầu của thị trường. Muốn việc đào tạo nguồn nhân lực thực sự có hiệu quả, điều quan trọng hơn là chúng ta có chính sách đào tạo. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu CNH, HĐH. Trong các chương trình và chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải bảo đảm: - Bảo đảm nguồn nhân lực từ trình độ thấp chuyển sang nguồn nhân lực có học vấn, có kỹ năng và có chuyên môn kỹ thuật cao. Nhà nước cần có chương trình đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho các ngành đang chịu sự tác động lớn của sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; tích cực đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ doanh nhân Việt Nam. - Nguồn nhân lực làm công tác giáo dục, đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân phải được đặc biệt quan tâm và phát triển, đây là yếu tố quyết định tới chất lượng của nguồn nhân lực nói chung. Nguồn nhân lực làm chức năng quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý văn hóa - xã hội phải được đào tạo cơ bản, toàn diện, đòi hỏi phải có kiến thức sâu, rộng, có phẩm chất đạo đức trong sáng để hoàn thành tốt chức năng và trách nhiệm của mình; đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài đi đôi với nâng cao vai trò quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo. Hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về lao động. - Nguồn nhân lực làm công tác nghiên cứu khoa học (cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội), đây là bộ phận có trình độ cao, được coi là “vốn” quý giá nhất trong nguồn nhân lực của sự phát triển, họ cần có môi trường và điều kiện thuận lợi để làm việc, nên đây là đối tượng được đặc biệt quan tâm. Tổ chức lại hệ thống các cơ sở đào tạo Sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo (cao đẳng, đại học và dạy nghề) theo hướng tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực mũi nhọn; chú trọng đào tạo các ngành kinh tế, kỹ thuật phục vụ sự phát triển của các ngành dịch vụ hiện đại, dựa trên công nghệ cao. Đầu tư nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo của các cơ sở này, có tính đến nhu cầu phát triển khu vực phía Nam. Phát triển các hình thức đào tạo nghề theo hướng liên kết với các cơ sở liên doanh. Đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường, cung cấp đội ngũ công nhân tay nghề tinh thông, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. Sự gắn kết giữa đào tạo - nghiên cứu- sản xuất, kinh doanh; thiết lập quan hệ hợp tác giữa các tổ chức KH&CN trong vùng theo mô hình 3 nhà “Nhà nước, nhà trường và nhà đầu tư” sẽ góp phần khắc phục điểm yếu hiện nay là đào tạo không có địa chỉ cũng như khó khăn về kinh phí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu mới của nhà đầu tư. Xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao và trung tâm dạy nghề, có phương án liên doanh với nước ngoài. Nghiên cứu xây dựng trung tâm khoa học và chuyển giao công nghệ có tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế. Củng cố và mở rộng, chuẩn hóa hệ thống trường, lớp đào tạo, đặc biệt là đầu tư và nâng cấp các trường và trung tâm dạy nghề kỹ thuật thực hành thuộc trọng điểm quốc gia và đạt chuẩn khu vực; Phát hiện và đào tạo nhân tài Vùng ĐNB là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo nên lượng sinh viên học tập trên địa bàn là rất lớn, tập trung chủ yếu ở TP.HCM, đồng thời Vùng này có nhiều cơ hội làm việc, do đó sinh viên sau khi tốt nghiệp, họ có nguyện vọng làm việc tại một địa phương có nền kinh tế phát triển như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, nên cần thực hiện cơ chế phát hiện nhân tài ngay khi còn là sinh viên trong các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu. Song song với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nước, việc chú trọng thúc đẩy quá trình đào tạo ngoài nước, đưa các sinh viên xuất sắc, giáo viên, cán bộ quản lý học tập, tu nghiệp ở các trường đại học, viện nghiên cứu quốc tế có uy tín sẽ góp phần tích cực trong việc xây dựng nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ đất nước trong tương lai. Chẳng hạn, chương trình đào tạo 300 tiến sĩ và thạc sĩ ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước, cũng như chương trình đào tạo 300 tiến sĩ và thạc sĩ ở nước ngoài bằng ngân sách của TP.HCM chứng tỏ đây là những quyết sách đúng đắn cần được phát triển và mở rộng thêm. - Đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học từ nội dung đến phương pháp, để sản phẩm đào tạo ra có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Phải gắn dạy chữ, dạy nghề với “dạy người”. Điều chỉnh hợp lý cơ cấu đào tạo trong các bậc học, theo cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo. Tiếp tục tăng cường đào tạo giáo dục đại học, ưu tiên các ngành khoa học và công nghệ (bao gồm cả nông nghiệp). Giáo dục trung học tập trung vào việc tăng cường chất lượng và hướng nghiệp hơn là việc đơn thuần dành nhiều chỗ cho những học sinh đã tốt nghiệp tiểu học. Giáo dục tiểu học cần được nâng cao chất lượng và mở rộng để đạt yêu cầu phổ cập giáo dục. - Thực hiện giáo dục và đào tạo trên những nguyên tắc mới: xã hội hóa, dân chủ hóa và nhân văn hóa. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa giáo dục và thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, khắc phục cách thị trường hoá nhà trường và dạy học kiếm lợi nhuận. Hình thành thị trường đào tạo nhân lực gắn với thị trường lao động - việc làm. Xây dựng hệ thống các chuẩn đào tạo trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp. Bảo đảm sự thích ứng giữa đào tạo và sử dụng. - Thực hiện xã hội hoá giáo dục. Tăng cường đầu tư cho giáo dục từ nhiều nguồn: Nhà nước, xã hội, doanh nghiệp, hỗ trợ quốc tế v.v… Tính đủ chi phí đào tạo các loại hình để bảo đảm chất lượng. Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển các loại hình giáo dục ngoài công lập. Tăng cường sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong sự nghiệp phát triển giáo dục, đặc biệt là trong công tác hướng nghiệp, đào tạo và bồi dưỡng nghề nghiệp. Khuyến khích phát triển lao động kỹ thuật - Tập trung đầu tư phát triển hệ thống đào tạo nghề (bán lành nghề, lành nghề, trình độ cao), bậc đào tạo từ sơ cấp đến trung học, cao đẳng và đại học nghề, củng cố, sắp xếp hệ thống đào tạo nghề hiện có của Vùng ĐNB, trong đó TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương cần phải đi tiên phong trong việc liên kết và tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật gắn với nhu cầu sử dụng của các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. - Thực hiện tốt đào tạo liên thông trong hệ thống đào tạo nghề và liên thông với các bậc đào tạo khác, để tạo điều kiện cho công nhân hiện có ở các khu công nghiệp, khu chế xuất nâng cao trình độ cũng như khả năng tiếp cận với kỹ thuật ngày càng hiện đại của các dây chuyền công nghệ. 3.2.2.2. Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế Thứ nhất, tiếp tục củng cố mạng lưới y tế cơ sở đặc biệt là tuyến xã và thôn, bản. Từng bước phấn đấu để 100% thôn, bản có nhân viên y tế được đào tạo về chuyên môn. Tăng cường thực hiện chính sách đưa bác sĩ về xã; phấn đấu 100% số xã có bác sĩ vào năm 2015; 100% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi vào năm 2015. Xây dựng và nâng cấp các trạm y tế xã để khắc phục tình hình lũ lụt ở các địa phương. Kết hợp quân dân y trong các hoạt động phòng chống bệnh tật và khắc phục phục hậu quả thiên tai. Tăng cường đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất cho các TTYT huyện và TYT xã để các CBYT ở tuyến huyện và xã có điều kiện hành nghề chuyên môn với chất lượng cao, từng bước thực hiện các tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật cho mỗi tuyến của Bộ Y tế… Tăng cường đào tạo nâng cấp, đào tạo bổ túc NVYT phục vụ cho công tác được đảm đương và tiếp cận với các tiến bộ KHKT y học hiện đại. Mặt khác, tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực y tế có hiệu quả, bố trí phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc, hạn chế những tác động tiêu cực của xã hội vào hoạt động của các cơ sở y tế công lập. Có chế độ chính sách thỏa đáng về tiền lương, chế độ làm việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các nguồn lợi khác cho NVYT làm việc trong MLYTCS, hạn chế bớt những qui định bất bình đẳng đối với nhân viên y tế làm việc ở tuyến huyện, xã như chế độ trực, tiền phẫu thuật .v.v… Hoàn thiện các chế độ chính sách đối với người là NVYT thôn, bản lâu năm, được cộng đồng tín nhiệm, khuyến khích NVYT thôn bản hoạt động bằng những lợi ích tinh thần, vật chất. Xây dựng qui hoạch đào tạo MLYT cho hệ thống y tế cơ sở trong 3 năm, 5 năm, 10 năm của mỗi địa phương để đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ y tế về BV huyện, TYT xã… Phát triển hình thức đội y tế lưu động chuyên khoa để CSSK chuyên khoa thiết yếu ở cộng đồng. Đổi mới chương trình đào tạo và phương thức đào tạo NVYT cho MLYTCS ở các trường đại học và trung học y tế theo hướng tăng thực hành, bớt lý thuyết, kết hợp hài hoà các môn khoa học xã hội, tâm lý, hành vi, môi trường với các môn khoa học y học. Hình mẫu bác sĩ gia đình cần được ứng dụng vào đạo tạo bác sĩ sẽ làm việc ở y tế cơ sở. Thực hiện việc đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng của người sử dụng NVYT cho những mục đích khác nhau; y tế thôn xã, y tế cơ quan, y tế doanh nghiệp sản xuất, y tế trường học, nhân lực y tế xuất khẩu…. Thứ hai, tiếp tục triển khai công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu có chất lượng cao với các chương trình y tế quốc gia có mục tiêu tại nông thôn như tiêm chủng mở rộng, sốt rét, bướu cổ, lao, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản… Đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, chương trình nước sạch nông thôn. Thứ ba, đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thông, tuyên truyền để nâng cao nhận thức và hành động của người dân nông thôn, nâng cao trách nhiệm của các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và tự giác tham gia công tác chăm sóc sức khỏe, xây dựng nếp sống vệ sinh, bài trừ các thói quen có hại đến sức khỏe, chủ động nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, thực hiện quyền bình đẳng giới trong CSSK. Thứ tư, mở rộng bảo hiểm y tế ở nông thôn với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, đồng thời hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế cho nông dân nghèo. Vận động các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội nhân đạo trong và ngoài nước chăm sóc sức khỏe người nghèo, người tàn tật với nhiều hình thức phong phú như: Cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế, tổ chức các phòng khám và phát thuốc từ thiện, nhân đạo… Thứ năm, hoàn chỉnh chính sách, tổ chức, cơ chế hoạt động của y tế tư nhân (cả y và dược) ở nông thôn để đảm bảo cho y tế tư nhân phát triển với vai trò chủ đạo của hệ thống y tế Nhà nước tại cơ sở, điều chỉnh lại tổ chức và quản lý y tế tư nhân. Đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với y tế tư nhân. Thứ sáu, chuyển hướng đầu tư tài chính công của Nhà nước với tỷ lệ cao hơn cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng, y tế dự phòng và y tếnông thôn (huyện, xã và thôn bản) và các tỉnh có nguồn tài chính yếu, tiếp tục trợ giá vận chuyển thuốc, muối Iod và cấp thuốc cho nhân dân các dân tộc vùng núi, vùng kinh tế khó khăn, thiên tai lũ lụt. Thứ bảy, xây dựng và hoàn thiện các chính sách đối với cán bộ y tế cơ sở (xã, phường và thôn bản) như BHXH, BHYT và các phụ cấp khác, đặc biệt là ở những vùng nông thôn khó khăn để đảm bảo cho cán bộ y tế cơ sở có điều kiện yên tâm và mang hết năng lực của mình phục vụ sức khỏe nhân dân lâu dài tại cơ sở. Thứ tám, có kế hoạch và xây dựng chế độ đào tạo để bổ sung về số lượng và nâng cao chất lượng chuyên môn, chính trị cho cán bộ y tế cơ sở đảm bảo cập nhật kiến thức về y tế công cộng, giúp cán bộ y tế cơ sở đủ trình độ để đáp ứng nhiệm vụ với chất lượng ngày càng cao. Thứ chín, đẩy mạnh việc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe nông dân theo đặc điểm sinh thái, KT - XH và bệnh tật. Nâng cao hiệu quả xã hội hóa công tác y tế, đưa các chính sách của Đảng, Chính phủ và của ngành vào cuộc sống nhân dân ở nông thôn một cách thiết thực. Thứ mười, nâng cao hiệu quả và công bằng trong khám, chữa bệnh cho người nghèo, cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể sau đây : Tiếp tục mở rộng và thực hiện có hiệu quả các chương trình xoá đói, giảm nghèo của Nhà nước Chính phủ với những điều kiện thuận lợi và ưu đãi hơn cho người nghèo để họ tự vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo. Thực hiện xã hội hoá hơn nữa công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo với những chính sách cụ thể, thiết thực của Nhà nước như: điều chỉnh ngân sách Nhà nước tăng cho vùng nghèo với số lớn hơn hiện nay (từ 1,7 lên 2,5 đến 3 lần tuỳ theo vùng), điều chỉnh mức cung cấp thuốc chữa bệnh cho phù hợp vật giá (hiện nay ở mức 20.000 đồng/ người) cho nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa và giao cho bản, trạm y tế xã và bệnh viện thuộc trung tâm y tế huyện quản lý và cấp cho người nghèo đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực và bệnh viện thuộc Trung tâm y tế huyện, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh cho người nghèo một cách thiết thực hơn. Mở rộng bảo hiểm y tế cho người nghèo như: Thành lập quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo bằng sự đóng góp của ngân sách Nhà nước, các tổ chức kinh tế, cũng như các tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi trong và ngoài nước. Bổ sung tiêu chuẩn để xét hộ nghèo cần dựa vào: Phân loại thu nhập hàng năm của Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng cục Thống kê về thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình và tình hình cuộc sống thực tế tại thôn, xã của hộ đó. Xây dựng cơ chế và quy trình xác định đối tượng người nghèo tại cộng đồng được chính xác, kịp thời hàng năm, bằng cách giao cho Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và chính quyền tại thôn (bản), xã hội với sự hướng dẫn của ngành thương binh - xã hội. Mở rộng và nâng cao chất lượng hơn nữa mạng lưới y tế cơ sở đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa bằng cách tăng nhân viên y tế thôn (bản) theo cụm dân cư, nâng cao chất lượng phòng khám khu vực và bệnh viện thuộc trung tâm y tế huyện... để đảm bảo cho người nghèo có cơ hội thuận lợi được khám chữa bệnh tại cơ sở y tế địa phương phù hợp với điều kiện kinh tế của người nghèo hiện tại. Cần huy động y tế tư nhân (cả y và dược) hỗ trợ công tác khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn của cơ sở đó đang hành nghề. Đảng và chính quyền các cấp cần tăng cường giám sát và đánh giá kết quả công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo để có những cải tiến công tác này nhiều hơn nữa. 3.2.2.3. Tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động Phấn đấu có đủ việc làm cho người lao động, nhất là lao động trí tuệ, là vấn đề lớn và quan trọng đối với mọi địa phương trong vùng. Vấn đề này càng trở lên cấp thiết không chỉ đối với Vùng ĐNB mà còn đối với nước ta, một nước có nền sản xuất còn lạc hậu, tổng sản phẩm vào loại rất thấp, lực lượng lao động thường trực ngày càng đông đảo, lại bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, chính sách lao động và việc làm phải hướng vào việc khai thác triệt để, hợp lý, có hiệu quả để khai thác những lợi thế của nguồn nhân lực Vùng ĐNB với quan điểm là bảo đảm và tạo điều kiện cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm. Điều này đòi hỏi phải xã hội hoá việc làm, đồng thời Nhà nước phải tạo môi trường, điều kiện thuận lợi về pháp lý, kinh tế, xã hội để người lao động bình đẳng trong cơ hội tìm kiếm việc làm; bảo vệ quyền tự do lao động của họ. Trước hết, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần là điều kiện tiên quyết để giải quyết việc làm Đây là chính sách giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy sức mạnh toàn dân, điều này đã được minh chứng rõ từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới. Trong những năm qua, hoạt động của khu vực ngoài nhà nước không chỉ góp phần to lớn vào tăng trưởng kinh tế của đất nước mà trong thực tế còn tạo ra hầu hết việc làm cho xã hội, trung bình mỗi năm tiếp nhận gần 1 triệu lao động mới. Hiện tại số lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh chiếm tới 4/5 tổng số lao động. Do vậy, cần tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Đặc biệt quan tâm tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Tuy Vùng ĐNB chuyển dịch mạnh mẽ sang khu vực kinh tế hiện đại nhưng số lao động nông nghiệp, nông thôn còn không nhỏ, đất canh tác lại quá thấp nên tình trạng phổ biến của lao động nông thôn là thiếu việc làm, tỷ suất sử dụng sức lao động thấp. Vì vậy, vấn đề lao động, việc làm, sử dụng có hiệu quả bộ phận lao động xã hội này trở nên cấp bách, nó không chỉ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế khu vực nông nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, mà còn có ý nghĩa lớn lao về phương diện chính trị, xã hội của Vùng. Trong thời gian qua, cùng với cả nước, Vùng ĐNB đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khơi dậy tiềm năng lao động, đất đai, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp, nông thôn song đây vẫn còn đang là một bài toán khó. Để góp phần giải bài toán này, phải thực hiện các công việc sau đây: Một là, công tác quy hoạch và kế hoạch hóa dài hạn về lao động, việc làm trong nông nghiệp, nông thôn cần tiếp tục đặt ra một cách nghiêm túc và thiết thực, có sự điều tra, đánh giá chuẩn xác thực trạng thị trường lao động nông thôn. Các chương trình việc làm và trợ giúp việc làm quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phải được cụ thể hoá phù hợp với điều kiện KT - XH của các địa phương trong Vùng để từ đó lựa chọn các biện pháp tạo ra việc làm có tính khả thi cao; tránh tình trạng hình thức hoặc thả nổi, cho rằng đó là công việc tự thân của nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Hai là, cần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển công nghiệp nông thôn, khôi phục và mở mang các nghề truyền thống với tinh thần " mỗi làng một nghề", từ đó làm biến đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm dần số hộ thuần nông, tăng tỷ lệ hộ phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế hộ gia đình vẫn là đơn vị kinh tế cơ bản tổ chức sản xuất kinh doanh, thu hút lao động, do đó cần có chính sách phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình. Khuyến khích các hình thức tổ chức sản xuất quy mô lớn theo kiểu trang trại và tạo lập môi trường kinh tế, xã hội và luật pháp thuận lợi cho nó phát triển. Ba là, chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế, kỹ thuật và xã hội ở nông thôn, đó là tiền đề tất yếu để phát triển sản xuất, nhờ đó tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho nông dân. Tóm lại, muốn tạo ra nhiều việc làm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, tất yếu phải phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề. Để làm được điều này, ngoài việc phát huy tối đa nội lực của nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Nhà nước phải hỗ trợ đắc lực về vốn và các dịch vụ " đầu vào, đầu ra" cho sản xuất, nâng cao dân trí và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Mặt khác, vấn đề giải quyết việc làm phải đặt trong điều kiện nền kinh tế thị trường, do đó sự hoạt động của thị trường lao động là tất yếu và khách quan. Điều quan trọng là Nhà nước phải tổ chức quản lý, hướng dẫn tốt việc thuê mướn và sử dụng lao động; kiểm tra việc trả công lao động, việc thực hiện các quy định về giờ làm việc trong ngày, về điều kiện lao động, về bảo hộ, an toàn lao động …, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng người lao động. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động được tự do làm ăn, tự do làm giàu chính đáng, tự do hợp tác và thuê mướn lao động theo pháp luật và theo sự hướng dẫn của Nhà nước. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động với nhiều hình thức, trên cơ sở bảo vệ lợi ích người lao động, đặt trong chiến lược phát triển KT - XH chung của Vùng ĐNB. Xuất khẩu lao động không chỉ là giải pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho cá nhân và đất nước, mà nó còn là con đường để đào tạo nguồn nhân lực. Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết hợp cùng các bộ ngành liên quan và chính quyền địa phương trong vùng cần tổ chức quy hoạch lại hệ thống mạng lưới các trường trong vùng theo hướng Nhà nước chỉ quản lý trực tiếp đối với các cơ sở đào tạo lớn, còn lại giao cho địa phương quản lý. Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp lý về giáo dục, nhằm khuyến khích các đoàn thể xã hội và tư nhân đầu tư mở các trường, trung tâm dạy nghề. Như vậy, đào tạo nghề sẽ bám sát với tình hình sản xuất của địa phương cũng như hoạt động của các KCN, KCX và KCNC. Nhà nước cần điều chỉnh cơ cấu đào tạo hợp lý theo hướng tỷ lệ Cao đẳng, Đại học - Trung học chuyên nghiệp - Công nhân kỹ thuật là 1:4:10, thông qua việc giao chỉ tiêu tuyển sinh, thực hiện yêu cầu phân luồng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm một cách có hệ thống, để góp phần hoàn thiện thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho người dân địa phương, đồng thời hỗ trợ tài chính từ ngân sách của trung ương và địa phương hoặc tạo nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho các cơ sở đào tạo nghề. Tuyên truyền và vận động người dân nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về đào tạo, qua đó giúp họ nhận thấy rằng, để thành đạt thì có thể bằng nhiều con đường khác nhau. Người dân có thể học đại học, cao đẳng hoặc cũng có thể học nghề và trở thành một người công nhân có tay nghề cao. Có chính sách đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của vùng. Chủ động trong việc xác định đúng mục tiêu đào tạo, thông qua việc tìm hiểu, dự báo thị trường lao động và nhu cầu của các doanh nghiệp trong các KCN, KCX. Cần đầu tư và đẩy mạnh công tác cải tiến nội dung, chương trình đào tạo. Bổ sung, sửa đổi lại giáo trình, giáo án của các cơ sở dạy nghề theo những yêu cầu của mục tiêu đào tạo đề ra, đổi mới phương pháp đào tạo và tăng cường trang bị những phương tiện giảng dạy hiện đại, hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực hành và cơ sở thực tập. Phải đặt người học vào vị trí trung tâm, tăng cường trao đổi giữa giáo viên với người học, giữa người học với nhau, để hình thành nên mối quan hệ nhiều chiều, tạo tính chủ động, sáng tạo, tự tin và khả năng quyết tâm rèn luyện của người học. Qua đó, vừa phát triển được khả năng tư duy, kiến thức và năng lực tự học, tự sáng tạo cũng như tác phong nghề nghiệp cho người học. Tăng cường đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng thông qua việc mời những chuyên gia, nhà kỹ thuật của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN, KCX, KCNC làm giảng viên hoặc đề nghị cơ quan nhà nước cấp thêm biên chế, quỹ lương để tuyển dụng thêm giáo viên có chuyên môn tốt. Mặt khác, phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên thông qua cộng tác với các doanh nghiệp để đưa giáo viên và học sinh xuống thực tập, hoặc tìm kiếm các đề tài nghiên cứu khoa học để giáo viên nghiên cứu và thực hiện; khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu và tự đi học thông qua việc cơ sở sẽ tạo điều kiện về mặt thời gian, thậm chí cả kinh phí. Chính quyền các địa phương trong Vùng, các cơ sở đào tạo cần phải tăng cường công tác đánh giá chất lượng học sinh một cách nghiêm túc, đặc biệt là các cơ sở đào tạo dân lập, bởi chất lượng học sinh chính là yếu tố quan trọng để tạo ra, nâng cao và duy trì uy tín, thương hiệu của cơ sở đào tạo trên thị trường lao động. Đối với Ban quản lý và các doanh nghiệp trong các KCN, KCX của vùng. Cần nhanh chóng kết hợp với các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương để mở thêm các trường, trung tâm đào tạo nghề tại KCN, KCX nhằm đào tạo trực tiếp công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp sản xuất trong KCN, KCX. Mặt khác, xúc tiến việc hình thành các trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Ban quản lý KCN, KCX nhằm trợ giúp các doanh nghiệp trong hoạt động tuyển dụng lao động. Các doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận với các cơ sở đào tạo nghề, với Ban quản lý KCN, KCX để kết hợp mở các khóa đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp. Đối với lao động chưa đáp ứng tốt về chuyên môn, doanh nghiệp nên phân công xuống các tổ sản xuất để bố trí việc làm cụ thể. Qua đó, họ có thể vừa làm và vừa học nghề hoặc doanh nghiệp có thể mở các khoá đào tạo tại trụ sở với việc thuê giáo viên hoặc các chuyên gia kỹ thuật trong và ngoài doanh nghiệp giảng dạy, sau đó yêu cầu người lao động thực hành ngay tại vị trí làm việc của mình. Các doanh nghiệp nên chủ động tiếp cận với Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để có thể vay được khoản vốn với lãi suất ưu đãi, nhằm đầu tư để nâng cao chất lượng công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các KCN, KCX của Vùng ĐNB đã và đang là nhu cầu cấp bách, là nhân tố then chốt đối với sự hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng và hiệu quả hoạt động của các KCN, KCX nói chung trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đang phụ hồi mạnh mẽ. Để đáp ứng tốt nhu cầu này, không những cần sự cố gắng, nỗ lực của các cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, KCX mà còn cần có sự ủng hộ của người dân trong vùng, cũng như cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. PHẦN KẾT LUẬN Vùng ĐNB là khu vực kinh tế năng động của nước ta, có tiềm năng phát triển các ngành kinh tế hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Vùng này chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng, chủ yếu là gia tăng đầu tư và sản xuất gia công lắp ráp, phụ thuộc rất lớn vào thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chủ yếu là các ngành công nghiệp thâm dụng lao động. Các ngành công nghiệp được xem là ngành mũi nhọn phát triển chậm, một số ngành công nghiệp khác còn chưa định hình hay còn rất manh mún và nhỏ bé. Trong quá trình phát triển và hội nhập, Vùng ĐNB luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển KT - XH ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược CNH, HĐH. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình CNH, HĐH ở Vùng ĐNB. Đồng thời, khai thác được lợi thế trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng cao của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo chiều sâu và nâng cao năng lực cạnh tranh của cả vùng. Công nghiệp hoá ở nước ta gắn liền với hiện đại hoá; công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay chuyển từ việc chủ yếu khai thác nguồn lực tự nhiên sang khai thác nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn tiềm năng trí tuệ. Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải có các nguồn lực như nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên… Các nguồn lực này đều cần thiết và có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó nguồn lực con người vai trò quyết định. Hơn nữa, chính con người là đối tượng mà công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải hướng vào phục vụ, đầu tư, phát triển. Bởi thế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn chất lượng tăng trưởng kinh tế với đáp ứng phúc lợi của nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội, với phát triển bền vững. Mỗi thành quả của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải tạo ra những điều kiện, phương tiện mới để nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, phát triển nguồn nhân lực. Hiện tại, nguồn nhân lực ở nước ta, cũng như Vùng ĐNB bên cạnh những ưu thế về số lượng, con người Việt Nam cần cù, chịu khó, thông minh và sáng tạo… thì những hạn chế không phải nhỏ, nhất là về trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng lao động, thể lực và văn hoá lao động công nghiệp; thêm vào đó, việc khai thác và sử dụng số lao động đã qua đào tạo, có trình độ lại bất hợp lý và kém hiệu quả. Vì vậy, việc khai thác và phát triển nguồn lực con người hợp lý, có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang là nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa sống còn đối với quá trình CNH, HĐH Vùng ĐNB. Để giải quyết nhiệm vụ này, cần nhanh chóng thực hiện đồng bộ hàng loạt giải pháp về giáo dục và đào tạo, về chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống, về tạo việc làm, về tổ chức khai thác lực lượng lao động, về hệ thống các động lực kích thích tính tích cực của con người… Nhận thức đúng vị trí và đặc điểm của nguồn lực con người trong thời đại ngày nay, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội; thấy được nguồn lực con người là nguồn vốn lớn nhất, quý nhất, quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực hiện có để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Đặng Nguyên Anh (2003), “Di dân ở Việt Nam tìm kiếm lời giải cho phát triển nông thôn”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 5. 2. Báo Người lao động, ngày 10/07/2007 3. Báo Người lao động, ngày 01/08/2007 4. Nguyễn Thị Cành (2004), Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế - lý thuyết và thực nghiệm, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM 5. Trần Thị Chung Chiến và cộng sự (2003), Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển, Nhà xuất bản Y học. 6. Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm: 2000, 2001,2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008. 7. Nguyễn Sinh Cúc (1999), “Giải pháp tạo việc làm ở nông thôn thời kỳ CNH, HĐH”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 7. 8. Dự thảo báo cáo tổng hợp đề án: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Vùng ĐNB và VKTTĐPN đến năm 2020 9. Dự thảo định hương quy hoạch kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 10. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh: Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1997), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB CTQG, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội. 14. Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002, 2004, 2006, 2008. 15. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, HN. 16. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 17. Lý Hà (2007), “Thành phố Hồ Chí Minh-Thị trường lao động đang chuyển dịch”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 5. 18. Nguyễn Thị Lan Hương (2002), Thị trường lao động Việt Nam định hướng và phát triển, Nxb Lao động, Hà Nội. 19. Dũng Hiếu (2007), “Loay hoay LĐ KCN-KCX”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 5. 20. Đặng Hữu (2005), “ Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên trí thức ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 4. 21. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Ngân hàng thế giới và Ngân hàng châu Á (2003), Đánh giá nghèo khu vực 2003. Khái niên để thảo luận cuộc họp PTF Hà Nội, ngày 09/6/2003. 23. Nguyễn Thiện Nhân (2002), Khủng hoảng kinh tế tài chính ở châu á 1997-1999, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,TP.HCM. 24. Nolwen Henafs - Yves Martin (2001), Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới, Nxb thế giới, Hà Nội. 25. Đỗ Thị Xuân Phương (2000), Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm, luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 26. Nguyễn Thị Sâm (2003), Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Nxb Khoa học, HN. 27. Nguyễn Thị Thơm (2003), “Hiệu quả sử dụng lao động ở nước ta và giải pháp nâng cao”, Lý luận chính trị, số 3. 28. Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, HN. 29. Nguyễn Hoàng Thụy (2002), “Phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện mới”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 11. 30. Phùng Thế Trường (2005), “Phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động Việt Nam: Lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 3. 31. Lê Hanh Thông (1997), Di dân tự do trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ, đề tài khoa học cấp bộ 32. Nguyễn Văn Tài (1998), Di dân tự do nông thôn - thành thị ở thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1998. 33. Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 34. Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 15/08/2007. 35. Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 20/08/2009. 36. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2007), Kinh tế 2006-2007: Việt Nam & Thế giới, Hà Nội. 37. www.hochiminhcity.gov.vn - UBND TP. Hồ Chí Minh 38. www.mpi.gov.vn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 39. www.mofa.gov.vn - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh 40. www.dongnai.gov.vn/cong-dan/tin_khoahoc-congnghe/KHCN_08_01 41. www.nghiepvubinhduong.edu.vn, 21/08/2009 42. www.khucongnghiep.com.vn, ngày 19/11/2009 43. Thuvienbinhduong.com.vn, ngày 25/11/2009 Phụ lục 1 Dự báo dân số Vùng ĐNB và VKTTĐPN đến năm 2020 Đơn vị tính: 1.000 người Chỉ tiêu 2010 2015 2020 Nhịp độ tăng trưởng (%) 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 I. Dân số trung bình 15890,0 16850,0 17800,0 1,3 1,2 1,1 1- Thành thị 8400,0 9800,0 10750,0 3,1 3,1 1,9 % so tổng số 52,9 58,2 60,4 2- Nông thôn 7490,0 7050,0 7050,0 -0,45 -1,20 0,00 % so tổng số 47,1 41,8 39,6 - Nhân khẩu nông nghiệp 3745,0 3172,5 2679,0 -1,80 -3,26 -3,32 % so dân số nông thôn 50,00 45,00 38,00 II. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động 8739,5 9267,5 9790,0 2,10 1,18 1,10 % so dân số 55,00 55,00 55,00 - Lao động cần bố trí việc làm 8040,3 8619 9203 2,55 1,40 1,32 % so nhân khẩu trong độ tuổi lao động 92,00 93,00 94,00 Nguồn: Dự thảo báo cáo tổng hợp đề án: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Vùng ĐNB và VKTTĐPN đến năm 2020 Phụ lục 2 Dự báo sử dụng lao động Vùng ĐNB và VKTTĐPN đến năm 2020 Đơn vị tính: 1.000 người Chỉ tiêu 2010 2015 2020 Nhịp độ tăng trưởng (%) 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 I. Lao động 8040,3 8618,8 9203 2,55 1,40 1,32 1- Lao động có việc làm 7641,0 8188,0 8760,0 2,66 1,39 1,36 1.1- Công nghiệp - xây dựng 2597,9 2865,8 3109,8 3,22 1,98 1,65 % so tổng số 34,0 35,0 35,5 1.2- Nông nghiệp 1910,3 1801,4 1752,0 0,08 -1,17 -0,55 % so tổng số 25,0 22,0 20,0 1.3- Dịch vụ 3132,8 3520,8 3898,2 3,96 2,36 2,06 % so tổng số 41,0 43,0 44,5 2. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị 399,3 430,8 442,6 % so tổng số 5,0 5,0 4,8 II. Năng suất lao động Chung toàn bộ nền kinh tế 35216 51905 76794 5,5 8,1 8,1 1- Công nghiệp 55241 80651 119697 4,6 7,9 8,2 2- Nông nghiệp 11232 14147 17275 4,9 4,7 4,1 3- Dịch vụ 33235 47826 69318 5,4 7,6 7,7 Nguồn: Dự thảo báo cáo tổng hợp đề án: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Vùng ĐNB và VKTTĐPN đến năm 2020 Phụ lục 3 Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu Vùng ĐNB và VKTTĐPN đến năm 2020 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2015 2020 Nhịp độ tăng trưởng (%) 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 1- GDP (giá cố định 1994) 269087 425000 673000 8,32 9,6 9,6 - Công nghiệp 143513 231129 372235 8,0 10,0 10,0 - Nông nghiệp 21456 25483 30266 5,0 3,5 3,5 - Dịch vụ 104118 168388 270498 9,6 10,1 9,9 2- GDP (giá hiện hành) 484356 722500 1076800 - Công nghiệp 290614 426275 613776 - Nông nghiệp 24217,8 25287,5 32304 - Dịch vụ 169524,8 270937,5 430720 3- Cơ cấu GDP (giá hiện hành) 100 100 100 - Công nghiệp 60,0 59,0 57,0 - Nông nghiệp 5,0 3,5 3,0 - Dịch vụ 35,0 37,5 40,0 4- GDP/BQ đầu người, Giá hh - VNĐ 30482 42878 60494 Theo USD (giá hiện hành) 1905,1 2679,9 3780,9 5- GDP Vùng/cả nước (%, hh) 31,4 32,5 38,4 6- GDP Vùng/cả nước (%, ss) 46,6 48,9 51,6 7- GDP/người vùng/so cả nước (%, hh) 174 180 211 8- GDP/người vùng/so cả nước (%, USD) 173 179 210 9- Tăng trưởng 2011- 2020 (%) 92 Nguồn: Dự thảo báo cáo tổng hợp đề án: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Vùng ĐNB và VKTTĐPN đến năm 2020 Phụ lục 4 Dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ chia theo giới tính, thành thị nông thôn, vùng, 5 nhóm thu nhập và nhóm tuổi Đơn vị tính:% Vùng 2002 2004 2006 2008 Đồng bằng sông Hồng 95,8 96,2 96,4 96,7 Đông Bắc 90,8 93,1 92,9 92,4 Tây Bắc 79,9 80,0 81,4 80,3 Bắc Trung Bộ 94,2 94,1 94,1 94,4 Duyên hải Nam Trung bộ 93,1 93,4 94,0 93,5 Tây Nguyên 86,0 87,7 88,6 88,7 Đông Nam Bộ 94,0 94,5 94,5 94,6 ĐBSCL 89,2 90,6 90,8 90,8 Nguồn: Số liệu khảo sát mức sống hộ gia điều năm 2008 MỤC LỤC Phần mở đầu ................................................................................................................... 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1. Lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ............................. 10 1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực .......................................................................... 10 1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH ................................... 22 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực ....................................................... 26 1.2.1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quy mô nguồn nhân lực .................................... 26 1.2.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực ................................ 28 1.3. Lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, đào tạo và dạy nghề ........ 35 1.3.1. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh ......................................................................... 35 1.3.2. Lợi tức từ đầu tư vào giáo dục ......................................................................... 36 1.3.3. Lợi tức phi tiền tệ từ đầu tư vào giáo dục ......................................................... 37 1.3.4. Giáo dục và vấn đề ngoại ứng .......................................................................... 38 1.4. Yêu cầu khách quan nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Miền Đông Nam bộ trong quá trình CNH, HĐH 38 1.5. Kinh nghiệm các nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............................. 41 Chương 2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ...................................................................... 46 2.1. Đặc điểm tự nhiên, KT - XH có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực vùng ĐNB Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên ....................................................................................... 46 2.1.2. Về đặc điểm KT - XH ...................................................................................... 48 2.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực trong CNH, HĐH của Vùng ĐNB .... 53 2.2.1. Khả năng đáp ứng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................... 53 2.2.2. Khả năng cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao .............................................. 61 2.3. Nhận dạng lợi thế nguồn nhân lực của Vùng ĐNB .................................................. 62 2.3.1. Về đội ngũ khoa học - kỹ thuật ........................................................................ 62 2.3.2. Đội ngũ doanh nhân ......................................................................................... 64 2.3.3. Khả năng thu hút nguồn nhân lực..................................................................... 65 2.4. Đánh giá nguồn nhân lực ........................................................................................ 66 2.4.1. Về số lượng nguồn lao động ............................................................................ 66 2.4.2. Mô hình phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, đào tạo và dạy nghề Vùng ĐNB 70 2.4.3. Phân tích thực hiện chính sách cung cấp dịch vụ y tế trên địa bàn Đông Nam Bộ89 2.4.4. Giáo dục - đào tạo và trình độ chuyên môn nguồn nhân lực ........................... 100 2.4.5. Vấn đề nghèo đói và phát triển con người ...................................................... 102 2.5. Những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực ở Vùng Đông Nam bộ ......... 113 Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN NĂM 2020 ......................................................................................... 120 3.1. Những yêu cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực trong hội nhập ở Vùng ĐNB 120 3.1.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực............................................................. 120 3.1.2. Nội dung định hướng phát triển nguồn nhân lực ở Vùng ĐNB ....................... 123 3.1.3. Dự báo xu hướng biến đổi và nhu cầu sử dụng của nguồn nhân lực Vùng ĐNB126 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Vùng ĐNB trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập 134 3.2.1. Nhóm giải pháp tạo môi trường, điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực135 3.2.2. Nhóm giải pháp củng cố, phát huy các cấu thành của chất lượng nguồn nhân lực149 Phần kết luận ............................................................................................................... 151 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 153 DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ Bảng 2.1: Dân số chia theo vùng.................................................................................... 48 Bảng 2.2: Mật độ dân số Vùng ĐNB ............................................................................. 49 Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế Vùng ĐNB ............................................................................. 53 Bảng 2.4: Dân số từ 15 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo ngành Vùng ĐNB 54 Bảng 2.5: Tỷ lệ dân số thành thị phân theo vùng ............................................................ 57 Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của TP.HCM ....................................................................... 59 Bảng 2.7: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế ............................. 65 Bảng 2.9: Biến số và giải thích (mặt cầu giáo dục) ........................................................ 73 Bảng 2.10: Mô tả biến số của mô hình giáo dục ............................................................. 74 Bảng 2.11: Hệ số tương quan giữa giáo dục và bất bình đẳng đất đai ............................. 76 Bảng 2.12: Hệ số tương quan giữa giáo dục và bất bình đẳng đất đai ............................. 77 Bảng 2.13 Hệ số tương quan giữa giáo dục và bất bình đẳng đất đai .............................. 78 Bảng 2.14: Giáo dục và nghèo cả nước .......................................................................... 80 Bảng 2.15: Giáo dục và nghèo Đông Nam Bộ................................................................ 80 Bảng 2.16: Thống kê mô tả ............................................................................................ 81 Bảng 2.18: Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật theo khu vực (%) .......................... 101 Bảng 2.19: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo ngành chính của nhóm từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 12 tháng qua (%), 2008 102 Bảng 2.20: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo nghề chính của nhóm từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 12 tháng qua (%), 2008 103 Bảng 2.21: Trình hộ học vấn và nghèo đói, 2008 ......................................................... 104 Bảng 2.22: Trình độ học vấn cao nhất của thành viên năm 2008 .................................. 105 Bảng 2.23: Quy mô hộ trung bình năm 2008 .............................................................. 106 Bảng 2.24: Số con dưới 15 tuổi trung bình của một hộ gia đình, 2008 ......................... 107 Bảng 2.25: Nhà cửa của hộ theo vùng, 2008 ................................................................ 108 Bảng 2.26 Nhà cửa của hộ theo thành thị - nông thôn, dân tộc, 2008 ........................... 108 Bảng 2.27: Tài sản của hộ theo vùng năm 2008 ........................................................... 109 Bảng 2.28: Chỉ số phát triển con người HDI Vùng ĐNB ............................................. 110 Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng lao động và năng suất lao động vùng ĐNB ......................... 123 Đồ thị 3.1: Dự báo tỷ trọng các ngành nghề có nhu cầu thu hút lao động trong các doanh nghiệp tại Vùng ĐNB (Đơn vị tính: %) .................................................................................................................................... 131 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNKT: Công nhân kỹ thuật DN: Doanh nghiệp DNNN: Doanh nghiệp nhà nước FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài GTGT: Giá trị gia tăng GTSXCN: Giá trị sản xuất công nghiệp KCX, KCN: Khu chế xuất, Khu công nghiệp KHKT: Khoa học - kỹ thuật KT - XH kinh tế - xã hội NSLĐ: năng suất lao động THCN: Trung học chuyên nghiệp TNCs: Các công ty xuyên quốc gia TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh VKTTĐPN: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam CBYT Cán bộ y tế NVYT Nhân viên y tế TYT Trạm y tế XĐGN Xóa đói giảm nghèo CSBVSK Cơ sở bảo vệ sức khỏe CSSK Chăm sóc sức khỏe DVYT Dịch vụ y tế MLYTCS Mạng lưới y tế cơ sở CSYTCB Chăm sóc sức khỏe cơ bản CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu KCB Khám chữa bệnh TTYT Trung tâm y tế PB Phòng bệnh PKĐK Phòng khám đa khoa BVSKBMTE Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em DSKHHGĐ Dân số kế hoạch hóa gia đình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.pdf
Luận văn liên quan