Luận văn Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách Nhà Nước trên địa bàn thị xã Sơn Tây

Vớ i vai trò quan troṇ g trong viêc̣ phát triển kinh tế - xã hôị thì hoaṭ đôṇ g đầu tư đã và đang đươc̣ Đảng và Nhà nướ c hết sứ c quan tâm. Cho đến nay chúng ta đã đaṭ đươc̣ nhiều thành tưụ trong đầu tư XDCB, như taọ ra các TSCĐ mớ i và các năng lưc̣ sản xuất mớ i cho nền kinh tế quốc dân, từ đó taọ đà cho những bướ c nhảy voṭ về kinh tế. Tuy nhiên, trong hoaṭ đôṇ g đầu tư XDCB từ trướ c cho tớ i nay vâñ còn xảy ra nhiều tình traṇ g tiêu cưc̣ , thất thoát, gây ảnh hưở ng đến hiêụ quả sử duṇ g và quản lý vốn đầu tư, đồng thờ i gây tác đôṇ g xấu đến tăng trưở ng. Do đó viêc̣ đánh giá thực trạng chất lượng quản lý đầu tư XDCB và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý có vai trò quan troṇ g nhằm đáp ứ ng yêu cầu cấp bách để phát triển nền kinh tế trong thờ i gian tớ i. Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của mỗi địa phương, nó góp phần tạo lập hạ tầng KTXH, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển KTXH, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của các chủ đầu tư, nhà thầu và sự tham gia của cả cộng đồng dân cư trong tất cả các khâu, các bước của hoạt động đầu tư. Thực hiện tốt được việc này, tôi tin chắc chắn rằng công tác đầu tư XDCB của Thị xã Sơn Tây từ nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ thành công. Nôị dung của luâṇ văn là vấn đề lớ n, chất lượng quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Sơn Tây là vấn đề rất rộng khi tiếp cận nó ở góc độ khoa học kinh tế chính trị. Luận văn đã đưa ra những nội dung có tính chất thời sự, góp phần tăng cường chất lượng quản lý đầu tư XDCB nhằm chống thất thoát, lãng phí, thúc đẩy tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội, góp phần vào sự thay đổi bộ mặt của một vùng vệ tinh thủ đô Hà Nội

pdf129 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách Nhà Nước trên địa bàn thị xã Sơn Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c bãi rác Xuân Sơn để đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp. - Huy động nguồn lực trong đầu tư XDCB theo quan điểm phát huy nội lực, động viên, sự tham gia đóng góp của nhân dân với nhiều hình thức đa dạng, như đóng góp bằng tiền, bằng công sức, vật liệu và hiến đất cho xây dựng các công trình (mở rộng đường) làm kênh mương, làm trường học, trạm Thang Long University Libraty 95 xá kêu gọi sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, sự đóng góp xây dựng quê hương của con em trong xã công tác ở các vùng trong cả nước Đồng thời, sự hỗ trợ ban đầu của ngân sách tạo đà cho việc thực hiện chương trình. 3.1.3. Dự báo nhu cầu về vốn đầu tư XDCB của Thị xã giai đoạn 2016 đến 2020 Để thực hiện được mục tiêu kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ cần phải huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung cũng như có cơ chế chính sách phù hợp nhằm huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, quản lý chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phí. Trong giai đoạn 2016 đến 2020, nhu cầu vốn đầu tư XDCB là 2.863,866 tỷ đồng, trong đó: - Cứng hóa nốt 159 km còn lại và nâng cấp, cải tạo các tuyến đường đã xuống cấp với tổng nhu cầu vốn đầu tư là 790,913 tỷ đồng (chưa kể vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới). - Đầu tư cho 31 trường học với tổng vốn đầu tư là 636,932 tỷ đồng, trong đó: 13 trường THCS (284,853 tỷ đồng), 07 trường tiểu học (175,929 tỷ đồng) và 11 trường mầm non (176,150 tỷ đồng). - Đầu tư cho 10 di tích đã được xếp hạng và xuống cấp với tổng tiền là 119,717 tỷ đồng, trong đó: 08 di tích xếp hạng cấp bộ (107,144 tỷ đồng) và 02 di tích được xếp hạng cấp tỉnh (12,573 tỷ đồng). - Đầu tư cho các di tích trong Làng cổ ở Đường Lâm nhưng chưa được xếp hạng và đình Ngải Sơn với tổng tiền là 89,966 tỷ đồng. - Tiếp tục đầu tư cho trung tâm văn hóa thể thao thị xã với số tiền là 86,217 tỷ đồng. - Đầu tư cho 08 trụ sở xã với tổng tiền là 127,9 tỷ đồng. 96 - Đầu tư cho xây dựng nông thôn mới với tổng số tiền là 374 tỷ đồng. 3.1.4 Quan điểm trong quản lý đầu tư XDCB trong những năm tới 3.1.4.1 Hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả KT-XH của vốn Về mặt nguyên lý, mọi dự án và nguồn vốn đầu tư đều hướng tới mục tiêu đầu tư nhất định. Mục tiêu đầu tư của Doanh nghiệp là lợi nhuận về kinh tế còn đầu tư của Nhà nước thì mục tiêu không phải dừng lại ở kinh tế thuần tuý mà gắn với hiệu quả xã hội. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, đẩy nhanh tiến độ công cuộc xóa đói - giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, kiểm soát và duy trì sự phân tầng của xã hội trong điều kiện cho phép nhưng không làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn định xã hội, đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái; VĐT XDCB của NSNN là tiềm lực kinh tế của Nhà nước, giữ vai trò chủ đạo đối với toàn bộ nền kinh tế. Với vai trò chủ đạo, NSNN tiên phong trong đầu tư vào những dự án sản xuất hàng hóa công cộng vừa có quy mô vốn lớn vừa không có khả năng thu hồi vốn, hoặc thu hồi vốn chậm mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không đầu tư. Xuất phát từ quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta; xuất phát từ vị trí, vai trò VĐT phát triển của NSNN đối với nền KT-XH. Do đó quan điểm cơ bản định hướng quản lý VĐT XDCB của NSNN chủ yếu là để nâng cao hiệu quả KT-XH của vốn. Sơn Tây là một thị xã còn nghèo, có xuất phát điểm về kinh tế thấp, nguồn VĐT XDCB của NSNN chủ yếu là nguỗn hỗ trợ của TW; hầu hết hạ tầng KT-XH phải đầu tư khôi phục và có nhiều vấn đề liên quan chính sách xã hội cần xử lý. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả KT-XH của VĐT nói chung lại càng hết sức cấp bách và cần thiết. Quản lý vốn phải Thang Long University Libraty 97 đảm bảo nâng cao hiệu quả KT-XH của VĐT. 3.1.4.2 Quản lý phải đáp ứng thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trên cơ sở đặc điểm tình hình của từng thời kỳ lịch sử kết hợp các yếu tố nguồn lực trong và ngoài nước, Đảng ta đề ra mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế. Mục tiêu, chiến lược kinh tế của các thời kỳ được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật của Nhà nước để tổ chức thực hiện. Quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường là sự định hướng phân bổ các nguồn lực sản xuất thông qua hệ thống quy hoạch, kế hoạch cùng với các chính sách chế độ và chuẩn mực pháp lý. VĐT XDCB của NSNN là nguồn lực kinh tế cơ bản của Nhà nước dùng để đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời nó là công cụ điều tiết vĩ mô, tác động, kích thích đầu tư đối với tất cả các nguồn vốn khác của xã hội cho phát triển kinh tế theo mục tiêu đã hoạch định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đích vận động của tất cả các nước xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường từ một nền kinh tế kém phát triển. Thị xã Sơn Tây nói riêng và cả nước nói chung đi lên kinh tế thị trường từ một nền kinh tế thuần nông là chủ yếu. Một nền kinh tế có trên 80% lao động và đất đai ở khu vực nông nghiệp nông thôn thì công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng sản xuất hàng hóa là đòi hỏi hết sức cấp thiết. Mặt khác, trong điều kiện phân công lao động quốc tế ngày càng mở rộng đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như đầy rẫy những thách thức đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. Với vai trò tạo lập hạ tầng kinh tế kỹ thuật KT-XH và đầu tư phát triển kinh tế mũi nhọn, VĐT XDCB của NSNN đã và đang trở thành công cụ quan trọng của Nhà nước trong quá trình đường hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Từ những luận điểm 98 trên, hoàn thiện cơ chế quản lý VĐT XDCB của NSNN để nhằm thực hiện mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 3.1.4.3 Quản lý đầu tư XDCB phải đáp ứng nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của bộ máy Nhà nước Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước thực hiện quản lý toàn xã hội bằng pháp luật và hệ thống các mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển KT-XH và phát triển ngành theo vùng, lãnh thổ. VĐT XDCB của NSNN là một trong những công cụ cơ bản của Nhà nước để thực hiện các mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch KT-XH đã định của Nhà nước: Thông qua đầu tư phát triển các hạ tầng kỹ thuật KT-XH cho các vùng, miền và lĩnh vực, trên cơ sở đó để thu hút đầu tư, điều chỉnh và tạo nên cân đối phát triển tổng thể nền kinh tế gắn với chiến lược đảm bảo an ninh quốc phòng cho các vùng miền và cả quốc gia; Thông qua đầu tư phát triển kinh tế mũi nhọn, tận dụng nhanh các thành tựu của các nước phát triển, nhằm xây dựng nhanh cơ sở vật chất cho XHCN và tạo lập nên cân đối mới cho nền kinh tế, thực hiện các lợi thế cạnh tranh quốc gia, từng bước tạo lập tính chủ động của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; Trên cơ sở tạo lập hạ tầng KT-XH và đầu tư phát triển kinh tế cho các ngành, các lĩnh vực được ưu tiên, từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh, thực hiện nhanh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước; Bằng việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cho xoá đói, giảm nghèo gắn với tăng cường hạ tầng cho vùng sâu, vùng xa và các chính sách ưu đãi, nhằm thu hút đầu tư giải quyết việc làm cho người lao động, trên cơ sở đó, rút ngắn Thang Long University Libraty 99 khoảng cách phân hoá, thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Từ những tác động của VĐT vào tất cả các lĩnh vực từ phát triển KT-XH đến ANQP và cân bằng sinh thái tự nhiên, xã hội làm cho nó trở thành công cụ quản lý và điều hành vĩ mô quan trọng của Nhà nước. Dưới giác độ đó, hoàn thiện cơ chế quản lý VĐT XDCB của NSNN là nhằm nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của bộ máy Nhà nước. 3.1.3.4 Quản lý đầu tư XDCB phải bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể quản lý, vận hành vốn theo nguyên tắc: Tự chủ, công bằng và minh bạch Sản phẩm XDCB được tạo lập thông qua nhiều khâu: Chủ trương đầu tư; chọn nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư; lập và phê duyệt dự án đầu tư; chọn nhà thầu khảo sát, thiết kế cong trình; khảo sát, thiết kế, dự toán và phê duyệt thiết kế, kỹ thuật, dự toán công trình; chọn nhà thầu thi công và tư vấn giám sát; tổ chức thi công và giám sát thi công; quyết toán và phê duyệt quyết toán công trình. Tương ứng các khâu của quá trình đầu tư là chi phí và vận hành tác nghiệp của hệ thống các chủ thể: Chủ quản đầu tư, chủ đầu tư, đại diện của chủ đầu tư (Ban quản lý dự án hoặc tư vấn quản lý dự án), hệ thống các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, cung ứng máy móc trang thiết bị và tư vấn giám sát. Hiệu quả của VĐT và chất lượng của sản phẩm XDCB phụ thuộc vào trách nhiệm và chất lượng tác nghiệp của các chủ thể tham gia vận hành vốn. Theo cơ chế quản lý VĐT XDCB của NSNN, hệ thống các chủ thể trên được phân thành hai nhóm, bên mua (bên A) bao gồm các chủ thể đại diện cho Nhà nước và bên bán (bên B) bao gồm hệ thống các nhà thầu tư vấn, xây lắp; bên mua cũng phân thành ba nhóm tổ chức, chủ quản đầu tư, chủ đầu tư và đại diện chủ đầu tư. Thông thường, lợi ích giữa bên mua và bên bán là không thống nhất với nhau; trách nhiệm của Ban quản lý dự án, hoặc tư vấn 100 quản lý dự án trước chủ đầu tư và trách nhiệm của chủ đầu tư với chủ quản đầu tư tuy đã được phân định, song không phải luôn luôn được tuân thủ một cách tự giác. Do vậy, để tạo điều kiện cho VĐT XDCB của NSNN đầu tư đúng mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo hiệu quả và không thất thoát, yêu cầu: Cơ chế quản lý phải đáp ứng tính đồng bộ phối hợp giữa các chủ thể theo nguyên tắc tự chủ, công bằng và minh bạch. 3.1.4.5 Lành mạnh hoá được các quan hệ kinh tế trong đấu thầu Trong hoạt động đấu thầu có hai mối quan hệ kinh tế cơ bản đó là mối quan hệ giữa chủ đầu tư với nhà thầu và mối quan hệ giữa hệ thống các nhà thầu với nhau. Để cho chủ đầu tư tìm kiếm được đối tác thực hiện đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu của mình đưa ra trong điều kiện có thể lựa chọn được từ khâu tư vấn lập dự án đầu tư đến khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công và mua sắm trang thiết bị, đòi hỏi mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán và cung ứng dịch vụ tuân thủ các nguyên tắc thương mại của nền kinh tế thị trường; đảm bảo kết hợp nhuần nhuyễn giữa quy luật giá trị với giá cả thị trường và chống mọi biểu hiện về độc quyền bán hoặc độc quyền mua. Mặt khác, đối với các dự án sử dụng VĐT của NSNN, chủ đầu tư và đại diện của chủ đầu tư đều là những tổ chức và cá nhân được thừa ủy quyền của nhân dân định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân thông qua một hệ thống pháp luật có tính pháp chế khả thi cao; Đấu thầu là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau trong tham gia cung ứng sản phẩm XDCB và các dịch vụ liên quan cho chủ đầu tư. Để đảm bảo cho Nhà nước mua được những sản phẩm đạt yêu cầu và tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển, mối quan hệ kinh tế giữa nhà thầu với nhay phải đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo; thông tin đấu thầu phải trở thành một hàng hoá thực thụ; cơ chế đấu thầu phải ngăn ngừa được các hành vi hiệp thương tiêu cực của các nhà thầu với Thang Long University Libraty 101 nhau Sự lành mạnh các quan hệ kinh tế trong đấu thầu là điều kiện tiên quyết để hạn chế mọi tiêu cực về kinh tế dẫn tới thất thoát và đầu tư kém hiệu quả của mọi nguồn vốn nói chung và nguồn vốn NSNN nói riêng. 3.1.4.6 Cơ chế giám sát cộng đồng phải đơn giản, hiệu quả và đảm bảo quyền giám sát thực sự là của nhân dân Cộng đồng dân cư là nơi hưởng thụ một phần thành quả cũng là nơi chịu sự tác động cả về tích cực và tiêu cực của dự án đầu tư trên địa bàn đưa lại. Mặt khác, họ cũng là những người có điều kiện để thể hiện quyền giám sát của mình đối với tài sản sở hữu toàn dân qua kênh giám sát trực tiếp đối với quá trình thực thi sử dụng, định đoạt VĐT của các cá nhân và tổ chức được Nhà nước giao quyền; Sản phẩm XDCB là một sản phẩm được hình thành qua nhiều công đoạn, qua nhiều khâu sản xuất có quy trình quản lý theo các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và kinh tế tương đối phức tạp cùng với sự tham gia định đoạt và tác thành của nhiều chủ thể kinh tế. Điều đó nói lên tính phức tạp trong quản lý của loại hình tác nghiệp này. Để hoạt động giám sát có hiệu quả, nó đòi hỏi rất cao về dân trí, ý thức trách nhiệm và năng lực chuyên môn của cộng đồng, đây là một vấn đề không phải lúc nào cũng đáp ứng được. Vì vậy, để đảm bảo quyền về giám sát của mọi người dân và tạo điều kiện cho giám sát cộng đồng một cách hiệu quả thiết thực thì cơ chế giám sát cộng đồng phải được hoàn thiện theo hướng đơn giản và hiệu quả; thực hiện giải mã các số hiệu định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giản và cụ thể hoá các nội dung cần quản lý theo yêu cầu phổ thông hoá quản lý. 3.1.4.7 Chế độ bảo hành công trình phải ràng buộc được trách nhiệm kinh tế đối với chất lượng thi công của nhà thầu Bảo hành công trình là một hình thức nhằm ràng buộc trách nhiệm kinh tế của nhà thầu đối với chất lượng sản phẩm XDCB của nhà thầu, là phương 102 tiện của chủ đầu tư trong việc yêu cầu nhà thầu và huy động tài lực khắc phục kịp thời các sự cố công trình do chất lượng thi công không đảm bảo gây ra. Do tính đa dạng của sản phẩm xây dựng chi phối, nên sự xuống cấp của từng sản phẩm XDCB và chi tiết của từng sản phẩm cũng không giống nhau. Mặt khác, khi thực hiện bảo hành thì Nhà thầu phải dự phòng một khoản kinh phí cho việc bảo hành cho dù công trình có đảm bảo chất lượng, không có sự cố xảy ra, cơ chế này đã sinh ra sự bất bình đẳng đối với những nhà thầu có trách nhiệm - cung ứng sản phẩm đạt chất lượng. Do vậy, tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường phát triển, đảm bảo lợi thế cạnh tranh cho các Nhà thầu có thương hiệu về chất lượng và quyền lợi của chủ đầu tư, việc hoàn thiện cơ chế bảo hành bảo đảm ràng buộc trách nhiệm kinh tế của nhà thầu đối với chất lượng sản phẩm, công trình. 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY. 3.2.1 Nâng cao năng lực quản lý trong đầu tư XDCB Quản lý đầu tư và xây dưṇg là hoaṭ đôṇg liên quan đến nghiêp̣ vu ̣ chuyên môn kinh tế và ky ̃ thuâṭ phức tap̣ đan xen lâñ nhau. Cùng với tính phức tap̣ của chuyên môn quản lý là sư ̣biến đôṇg của điṇh chế quản lý trong quá trình bổ sung, sửa đổi hoàn thiêṇ. Để đảm bảo nâng cao chất lươṇg quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB cần phải tăng cường công tác đào taọ và câp̣ nhâṭ kiến thức chuyên môn cho đôị ngũ công chức Nhà nước có liên quan. Thẩm điṇh dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm tra quyết toán vốn NSNN cho đầu tư XDCB là khâu cuối trong quy trình quản lý Nhà nước về mặt này phòng tài chính- kế hoạch vừa là khâu đầu của dự án vừa là khâu cuối cùng để kết thúc dư ̣ án đầu tư đưa vào sử dụng. Do vâỵ, yêu cầu của nghiêp̣ vu ̣thẩm điṇh là rất cao, phải kết nối đươc̣ hồ sơ chi phí của tất cả các công đoaṇ của dư ̣án từ chuẩn bi ̣đầu tư, thưc̣ hiêṇ đầu tư đến quyết toán đầu Thang Long University Libraty 103 tư. Để chủ đôṇg đươc̣ nôị dung công viêc̣ thẩm điṇh, yêu cầu của bô ̣phâṇ chuyên môn thẩm điṇh phải thông thaọ cả về chuyên môn tài chính và chuyên môn kinh tế xây dưṇg. Theo cơ chế hiêṇ taị, công viêc̣ thẩm điṇh dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm tra quyết toán vốn NSNN cho đầu tư XDCB ở thị xã đươc̣ giao cho phòng Tài chính - kế hoạch theo phân cấp quản lý. Hiêṇ taị bô ̣ máy quản lý Nhà nước về tài chính - kế hoạch của các quận, huyện đươc̣ tuyển duṇg chủ yếu là chuyên môn tài chính và môṭ số ngành kinh tế khác. Do đó, công viêc̣ thẩm điṇh dự án, thẩm định thiết kế cơ sở và thẩm tra quyết toán vốn đầu tư găp̣ khó khăn khi giải quyết những vấn đề liên quan đến chuyên ngành xây dưṇg. Để xử lý đươc̣ những haṇ chế của công tác viêc̣ thẩm điṇh dự án, thẩm định thiết kế cơ sở và thẩm tra quyết toán vốn đầu tư, cần phải kiêṇ toàn tổ chức bô ̣máy các phòng tài chính - kế hoach theo hướng: công chức thẩm điṇh dự án, thẩm định thiết kế cơ sở và thẩm tra quyết toán phải đươc̣ đào taọ cả chuyên môn tài chính và chuyên môn kinh tế của chuyên ngành xây dưṇg, hoặc phân rõ chức năng theo hệ thống dây chuyền chuyên môn. Đồng thời để giải quyết đươc̣ những vấn đề đa daṇg của kỹ thuâṭ trong xây dưṇg có liên quan đến thẩm điṇh quyết toán vốn đầu tư, cần phải có cơ chế phối hơp̣ giữa ngành tài chính với xây dưṇg và xây dưṇg chuyên ngành theo thể thức: Tài chính - kế hoạch chủ trì, Phòng Quản lý đô thị tham gia phối hơp̣ trong việc thẩm định thiết kế - dự toán. 3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn trong đầu tư XDCB Trong thời gian tới công tác quy hoạch trong đầu tư xây dựng cơ bản cần phải tiến hành hoàn chỉnh và đồng bộ, phù hợp với quy hoạch chung của cả nước, của ngành và khu vực. Khắc phục tình trạng quy hoạch có quá nhiều mục tiêu, cần tập trung cho những mục tiêu chính, hiệu quả và phát triển bền vững, loại bỏ các mục tiêu không cơ bản theo chiều rộng hoặc ở bước trung 104 gian. Tăng các mục tiêu quy hoạch có tính định lượng, giảm thiểu các mục tiêu chung chung, không thể định lượng được. Cần có sự bổ sung mục tiêu theo định hướng đổi mới cơ chế chính sách bảo đảm thực hiện các mục tiêu chiến lược đã được xác định; Cần rà soát lại một cách chặt chẽ quy hoạch nhằm khắc phục tình trạng chất lượng quy hoạch chưa cao, thiếu những luận cứ khoa học và còn chứa đựng những yếu tố chủ quan mang tính chất cục bộ theo kiểu khép kín dẫn đến chồng chéo và dàn trải trong đầu tư; Đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Rà soát, bổ sung cập nhật và hiệu chỉnh các dự án đã được phê duyệt. Kết hợp quy hoạch xây dựng với quy hoạch đất đai và quy hoạch kinh tế xã hội tránh tình trạng quy hoạch “treo”; Chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch. Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ lập, duyệt và quản lý quy hoạch. Tổ chức tốt việc thẩm định các dự án quy hoạch. Hàng năm, giành khối lượng kinh phí phù hợp với nhiệm vụ quy hoạch để đáp ứng tiến độ làm công tác quy hoạch tránh hiện tượng làm dự án vướng đến đâu mới làm công tác quy hoạch đến đó hoặc triển khai các dự án khi không có quy hoạch; Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, công tác quy hoạch ngành phải được thống nhất về nội dung, phương pháp, trình tự và phê duyệt, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc lập các dự án quy hoạch tránh tình trạng chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành và quy hoạch thị xã. Việc phân công, phân cấp để thực hiện quản lý nhà nước về công tác quy hoạch phải hợp lý; cần có chế tài cụ thể đối với các hoạt động có liên quan đến công tác quy hoạch. Kiện toàn và củng cố hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch từ thị xã đến các xã trên địa bàn; Cần đầu tư một lượng kinh phí thích hợp cho công tác điều tra cơ bản, Thang Long University Libraty 105 tăng cường hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu và xây dựng quy hoạch, tăng cường lực lượng nghiên cứu quy hoạch; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cộng đồng đối với công tác quy hoạch, nhất là đối với việc công khai thực hiện các dự án quy hoạch; thường xuyên thanh tra, kiểm tra đối với các dự án quy hoạch trên địa bàn; Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-2020, tầm nhìn 2030. 3.2.3 Nâng cao chất lượng trong công tác lập chủ trương đầu tư, công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư  Chủ trương đầu tư Chủ trương đầu tư được đánh giá là khâu dễ gây thất thoát và lãng phí lớn trong đầu tư và xây dựng. Nguyên nhân các sai lầm về chủ trương đầu tư ở các cấp ngành, địa phương do việc cân nhắc, tính toán hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường đầu tư còn hời hợt, thiếu cụ thể. Có không ít trường hợp khi quyết định chủ trương đầu tư còn nặng nề phong trào chạy theo thành tích, theo hình thức, nhiều dự án chưa tiến hành thực hiện đã phải điều chỉnh, bổ sung. Do vậy để xác định chủ trương đầu tư được đúng đắn cần phải tính toán kỹ các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường đầu tư, xác định chủ trương phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và trên cơ sở quy hoạch chung tránh hiện tượng đầu tư theo phong trào, chạy theo thành tích. Các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch của từng địa phương và phù hợp với quy hoạch của vùng và phải nằm trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn được phê duyệt; Thị xã cần tập trung đầu tư các công trình then chốt thuộc hạ tầng xã hội, các dự án quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, các dự án có tính khả thi cao về vốn, có lợi thế về tài nguyên. Kiên quyết đình hoãn, giãn tiến độ hoặc cắt giảm các dự án có quy mô lớn thiếu tính khả thi về vốn và hiệu quả 106 kinh tế, xã hội thấp để giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và cho toàn bộ nền kinh tế. Đối với các dự án nhóm B, nhóm C được xác định chủ trương đầu tư mới, cần yêu cầu chủ đầu tư lập hồ sơ, ý kiến Hội đồng nhân dân Thị xã, chỉ phê duyệt chủ trương và bố trí kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư khi được sự chấp thuận của Hội đồng nhân dân Thị xã theo quy đinh tại Điều 17 của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014. Thị xã cần tuân thủ chặt chẽ Luật đầu tư công, lấy đây là căn cứ thực hiện chủ trương đầu tư và là căn cứ quyết định tính đúng đắn, hiệu quả của chương trình, dự án theo đúng các mục tiêu, định hướng, kế hoạch, quy hoạch và chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước; ngăn ngừa sự tùy tiện, chủ quan, duy ý chí và đơn giản trong việc quyết định chủ trương đầu tư, nâng cao trách nhiệm của người ra quyết định chủ trương đầu tư. Đồng thời, góp phần khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư công.  Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư Hiện nay, việc lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư còn mang nhiều cảm tính, không có kế hoạch từ trước và phụ thuộc nhiều vào ý chủ quan của những người lãnh đạo, người đứng đầu có quyền lực. Tình trạng xin cho vẫn thường xảy ra mà không tuân theo các kế hoạch, nguyên tắc và các quy định của Nhà nước. Trên cơ sở đó bố trí thích đáng vốn đầu tư cho công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo cho công tác này đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư hàng năm. Tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư ở các cấp, các ngành và địa phương theo hướng đầu tư có hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Rà soát lại mục tiêu và cơ cấu của từng dự án, đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả; tránh dàn trải và phân tán vốn. Thang Long University Libraty 107 Để thực hiện tốt công tác giao kế hoạch vốn những cơ quan có trách nhiệm cần thông báo kế hoạch vốn đầu tư, phải cương quyết loại trừ những dự án không đủ điều kiện ghi kế hoạch ra khỏi kế hoạch năm. Phải bảo vệ bằng được tính khoa học, khả thi trong khâu ghi kế hoạch vốn đầu tư, có như vậy mới đảm bảo cho việc triển khai dự án kịp trong năm kế hoạch và không dồn việc vào tháng cuối năm, làm trong sạch quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong việc xác định khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành trong tháng 12 của năm kế hoạch. Những dự án đã giao kế hoạch vốn nhưng xét thấy không thể thực hiện được hết toàn bộ hoặc một phần kế hoạch vốn đã giao thì cương quyết cắt hoặc giảm kế hoạch, để bổ sung vào những dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng chưa có vốn để thanh toán. Đối với kế hoạch đầu tư hàng năm, chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đã xác định chắn chắn khả năng nguồn vốn và theo nguyên tắc sau: - Chỉ ghi kế hoạch vốn cho các dự án có đủ điều kiện là: phải có dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt trước 31 tháng 10 năm trước; - Ưu tiên trả nợ các khoản vay đến hạn, các dự án đã được phê duyệt quyết toán, các dự án phòng cấp bách, các dự án có khối lượng hoàn thành và các án chuyển tiếp; - Đảm bảo ghi vốn cho dự án nhóm C không quá 2 năm và dự án nhóm B không quá 4 năm; - Đối với dự án quy hoạch, chuẩn bị đầu tư phải có khả thi cao và chủ đầu tư thống nhất về quy mô và nguồn vốn với cơ quan quản lý về kế hoạch đầu tư mới được ghi kế hoạch vốn; - Gắn kết kế hoạch vốn với quy hoạch xây dựng của thị xã trong việc chỉ đạo thông báo kế hoạch vốn hàng năm phải đúng quy trình, những dự án không nằm trong quy hoạch không bố trí vốn đầu tư. Thực hiện được vấn đề 108 này sẽ có tác dụng trong quá trình đầu tư dự án theo đúng mục tiêu phát triển chung của thị xã; tránh hiện tượng đầu tư theo ý đồ cá nhân của một số cán bộ có chức, có quyền, đồng thời còn có tác dụng củng cố, phát triển công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn; 3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư  Hoàn thiện quy trình thẩm định, phê duyệt dự án Giám sát chặt chẽ những đơn vị tư vấn thực hiện việc lập thẩm định dự án, những vấn đề về khối lươṇg phát sinh do lỗi của những tổ chức, đơn vi ̣vì không tính toán ky ̃lưỡng trong quá trình lâp̣, thẩm điṇh phải đươc̣ quy trách nhiêṃ và có những hình thức kỷ luâṭ rất cu ̣thể để nâng cao trách nhiêṃ đối với từng cá nhân, đơn vị tham gia. Đăc̣ biêṭ đối với những đơn vi ̣tư vấn do tính toán không đúng gây ra phát sinh ảnh hưởng đến viêc̣ quản lý dư ̣án cần có chế tài sử phaṭ bằng tiền. Đối với công tác thẩm tra thiết kế - dự toán thì đề nghị giao cho cơ quan quản lý nhà nước có chuyên môn về xây dựng thẩm định để đảm bảo hiệu quả dự án. Tăng cường công tác thẩm điṇh thiết kế, kết cấu công trình đăc̣ biêṭ là viêc̣ áp duṇg các tiêu chuẩn kỹ thuâṭ phù hơp̣ với từng loaị, từng cấp công trình, có như vâỵ mới tránh đươc̣ lãng phí vốn đầu tư XDCB trong khâu thiết kế.  Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư gắn với trách nhiệm Thẩm quyền quyết định đầu tư phải quy định đầy đủ, rõ ràng; quy định rõ việc phân công, phân cấp cho UBND cấp Huyện, Xã phê duyệt các dự án đầu tư thuộc ngân sách cấp mình, có kèm theo mức vốn đầu tư của dự án. Nâng cao và gắn trách nhiệm của người phê duyệt dự án, trách nhiệm của người phê duyệt dự án phải được thể hiện ở những tiêu chí bắt buộc như: - Trách nhiệm của người phê duyệt dự án, khi dự án được duyệt không nằm trong quy hoạch được duyệt, nhằm tránh được việc đầu tư manh mún, Thang Long University Libraty 109 kém hiệu quả trong đầu tư; - Trách nhiệm của người duyệt dự án đầu tư trong việc phê duyệt quy mô của dự án không phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng, đặc biệt là những dự án xây dựng các trụ sở của các ngành dọc, trên cơ sở đó rà soát lại định mức sử dụng của từng loại hình dự án; trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng dự án đầu tư phát huy hiệu quả thấp hoặc không phát huy hiệu quả; - Trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn đảm bảo cho việc thi công hoàn thành dự án, gây nên tình trạng nợ đọng ngân sách kéo dài; - Trách nhiệm của người quyết định đầu tư khi để tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư nhiều lần. - Trách nhiệm của người phê duyệt dự án trong việc bảo đảm thẩm quyền trên cơ sở tính đồng bộ các hạng mục công trình trong dự án đầu tư, tránh hiện tượng xé lẻ hạng mục ra để phê duyệt. Đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp Xã, thực trạng đội ngũ cán bộ tham mưu ở cấp Xã không có chuyên môn về lĩnh vực xây dựng, chính vì cần có quy định việc thuê các Công ty tư vấn có năng lực hoặc phòng ban có chuyên môn xây dựng để thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật. Công khai hóa danh sách dự án đầu tư trong tương lai: Dự án đầu tư được phê duyệt có tính khả thi trước hết các cấp, các ngành phải có danh sách những dự án sẽ được đầu tư trong tương lai, trong đó những dự án này phải nằm trong quy hoạch được duyệt và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan công sở, như vậy sẽ chống được việc chạy vốn của các chủ đầu tư, tránh được tình trạng mạnh ai người ấy làm. Cơ quan chuyên môn, cán bộ thẩm định phải có quy định trách nhiệm 110 rõ ràng, phải có đủ năng lực về các chuyên ngành, tránh được những hiện tượng lấy mức vốn tối đa để khống chế các chỉ tiêu cơ bản của dự án nhằm tránh vấn nạn khi triển khai dự án chi phí xây dựng thực tế vượt tổng mức đầu tư. Vấn đề về thời gian thẩm định dự án: Để các dự án đều được đối xử công bằng trong thời gian thẩm định cần quy định và áp dụng nghiêm ngặt giấy giao nhận hồ sơ thẩm định, việc giải trình làm rõ hồ sơ cần phải có biên bản qua đó tránh được tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ, cơ quan thẩm định, qua đó sẽ phát hiện được những dự án đã quá thời gian quy định của cấp có thẩm quyền. 3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu Luật đấu thầu cần có quy định cụ thể, rõ ràng việc phân chia dự án thành các gói thầu và các biện pháp đảm bảo thực hiện. Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải được xác định khi thiết kế được phê duyệt để vừa đảm bảo phân chia phù hợp yêu cầu, quy trình thi công phù hợp khả năng cấp vốn đồng thời đảm bảo việc thực hiện gói thầu có tính khả thi. Tránh tình trạng phân chia nhỏ gói thầu theo kế hoạch phân bổ vốn để được chỉ định thầu gây rất nhiều tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản lý. Công tác lập hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu cần phải được thực hiện bởi các tổ chức có tư cánh pháp nhân, có năng lực, có kinh nghiệm tham gia thực hiện công việc, tổ chức tư vấn làm việc độc lập và chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm tư vấn của mình. Muốn vậy, trước hết cần phải thực hiện nghiêm cơ chế lựa chọn nhà thầu tư vấn, đồng thời có các chế tài thưởng, phạt rõ ràng và phải thật nặng đối với các tổ chức tư vấn để vừa nâng cao trách nhiệm vừa có tác dụng răn đe, buộc các tổ chức tư vấn thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình một cách nghiêm minh, đúng trình tự và đảm bảo chất lượng. Thang Long University Libraty 111 Kết quả đấu thầu phụ thuộc nhiều vào năng lực con người như chủ đầu tư, bộ máy quản lý dự án, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, tổ chuyên gia xét thầu và người quyết định kết quả lựa chọn nhà thầu. Do đó, nhằm nâng cao tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả trong đấu thầu cần phải thực hiện nhiều giải pháp: - Chấp hành nghiêm túc Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu. Thực hiện việc đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu, hạn chế tối đa hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế. Hình thức đấu thầu rộng rãi sẽ hạn chế rất nhiều vấn đề thông thầu vì trường hợp một nhà thầu đã biết được thông tin của dự án cũng không thể có sức để thương thuyết với tất cả các nhà thầu muốn tham dự và mặt khác nếu sử dụng kinh phí để thương thuyết thì hiệu quả kinh doanh cũng không đáp ứng được chi phí tiêu cực phải bỏ ra; - Tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ về đấu thầu, đấu thầu nâng cao nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ làm công tác đấu thầu; đồng thời rà soát, đánh giá năng lực của các đơn vị tư vấn để có biện pháp chấn chỉnh về tổ chức, hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng công tác tư vấn. - Tăng cường công tác kiểm tra sau đăng ký kinh doanh, kiên quyết rút giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp đăng ký mang tính hình thức, hoạt động kém hiệu quả; kiểm tra, đánh giá năng lực của các ban quản lý dự án, trên cơ sở đó kiện toàn lại các ban quản lý dự án đảm bảo đủ năng lực để làm bên mời thầu. cần tổ chức rà soát, đánh giá năng lực của các chủ đầu tư, kiên quyết không để các cơ quan, đơn vị không đủ năng lực làm chủ đầu tư, có giải pháp nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án, xử lý nghiêm các chủ đầu tư vi phạm Luật Đấu thầu. Tại các địa phương, nên bố trí thêm biên chế, hoặc có một tổ chức đấu thầu để thực hiện nhiệm vụ tham mưu và kiểm tra công tác đấu thầu đạt hiệu quả cao hơn. 112 - Cần đẩy nhanh việc áp dụng đấu thầu qua mạng để đảm bảo việc đấu thầu được hiệu quả, công bằng và khách quan tránh việc đấu thầu chỉ mang tính hình thức. - Xây dựng quy chế đấu thầu công khai, minh bạch, kiến nghị áp dụng biện pháp đấu thầu theo phương pháp chỉ tiêu không đơn vị đo và ưu đãi đối với các đơn vị dự thầu có phương án tài chính hợp lý cho dự án. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đấu thầu. Xử lý nghgiêm các sai phạm trong quá trình đấu thầu của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Kiên quyết loại bỏ các nhà thầu không đủ năng lực triển khai dự án. 3.2.6 Nâng cao chất lượng khâu quyết toán vốn đầu tư Để đẩy nhanh tiến độ quyết toán các dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng, các chủ đầu tư, cơ quan quyết định đầu tư cần nêu cao trách nhiệm, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công việc, quy trình quyết toán, nhất là báo cáo quyết toán dự án của chủ đầu tư. Tăng cường, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thẩm tra, quyết toán, cải tiến quy trình, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu suất xử lý các khâu quyết toán. Công khai dự án, thời gian cụ thể chậm nộp báo cáo quyết toán, chậm thực hiện việc thẩm tra, quyết toán, những trách nhiệm liên quan, đề xuất biện pháp xử lý. Đặc biệt, cần công khai, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 27/CT - TTg, ngày 27-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước, trong đó nêu rõ, từ năm 2014 trở đi, không giao dự án đầu tư mới cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án có dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên; không bố trí kế hoạch vốn để thanh toán số vốn còn thiếu cho các dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 12 tháng trở lên; không cho phép Thang Long University Libraty 113 nhà thầu đang có hợp đồng vi phạm quy định về thời gian lập hồ sơ quyết toán hợp đồng được tham gia đấu thầu dự án mới. 3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với vốn đầu tư XDCB Một là, tăng cường hoạt động giám sát các dự án đầu tư XDCB Luật NSNN cũng như các văn bản pháp quy có liên quan đến đầu tư từ nguồn vốn NSNN đã quy định rất chặt chẽ quy trình, cơ chế quản lý đầu tư từ khâu lập kế hoạch, xét duyệt, thẩm định kế hoạch, dự án đến khâu cấp phát quản lý vốn và quyết toán. Nói chung quy trình thủ tục đại bộ phận các cơ quan đơn vị liên quan đều tuân thủ một cách nghiêm ngặt, nhưng nhiều khi còn mang tính chất hình thức, đầu tư còn dàn trải theo cảm tính, thất thoát còn lớn, hiện tượng tiêu cực, tham nhũng còn xẩy ra, nguồn vốn NSNN chưa được sử dụng có hiệu quả. Do đó, cần hoàn thiện cơ chế giám sát vốn đầu tư từ NSNN như sau: - Tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp theo hướng: có kế hoạch giám sát thường xuyên hàng năm theo nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân, kết hợp giám sát định kỳ với giám sát đột xuất đối với một số dự án trọng điểm của Huyện, giám sát hoạt động tại các dự án đầu tư XDCB trong những trường hợp cụ thể nhằm tạo ra yêu cầu, áp lực cao cho các cơ quan chức năng trong quá trình thực thi quản lý vốn đầu tư XDCB. - Tăng cường chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư gắn trách nhiệm của người có thẩm quyền với trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư tại các phòng, ngành. Quy định trách nhiệm cá nhân đối với người có thẩm quyền quyết định đầu tư, xử lý kỷ luật đồng thời xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư nếu không chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư. Việc thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư giúp các phòng, ngành phân tích đánh giá đúng tình hình đầu tư XDCB nhằm có phương án chỉ đạo điều hành một cách phù 114 hợp, để sửa đổi, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách quản lý đối với lĩnh vực này. Hai là, nâng cao chất lượng công tác thanh tra của các cơ quan thanh tra. - Nâng cao chất lượng thanh tra, tránh nể nang, khép kín, thiếu khách quan khi thực hiện thanh tra các dự án XDCB do chính nội bộ ngành thực hiện. Có chế tài xử lý nghiêm đối với trưởng đoàn thanh tra và thanh tra viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra nếu có hành vi dung túng cho các sai phạm. - Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thanh tra, từ đó nâng cao công tác thanh tra. Uỷ ban nhân dân huyện cần phải kiện toàn lực lượng thanh tra, kiểm tra công tác đầu tư xây dựng đủ mạnh, có chuyên môn nghiệp vụ và là những chuyên gia giỏi của các lĩnh vực đầu tư xây dựng cán bộ phải có phẩm chất đạo đức có uy tín và trung thực. Ba là, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng Ngoài ra thị xã cần có cơ chế khuyến khích, khen thưởng và bảo vệ, đề cao vai trò giám sát của cộng đồng (đại diện là Mặt trận Tổ quốc), các đoàn thể, hiệp hội, các cơ quan báo chí đối với hoạt động tại các dự án đầu tư XDCB, nhằm phát hiện, ngăn chặn, phòng, chống, tham nhũng, thất thoát, lãng phí ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB. 3.2.8 Đẩy mạnh công tác huy động vốn xã hội hóa Do nguồn vốn ngân sách Nhà nước còn khó khăn, mặt khác nhu cầu đầu tư lại rất lớn vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn xã hội hóa để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu, chương trình dự án đã đề ra. Xã hội hóa là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực của nhân Thang Long University Libraty 115 dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa phát triển nhanh hơn, cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Vì vậy cẩn thực hiện đẩy mạnh việc xã hội hóa các công trình xây dựng đường giao thông ngõ xóm, hệ thống rãnh thoát nước trong ngõ xóm, đường giao thông thủy lợi nội đồng, xây dựng chợ, nhà văn hóa, nghĩa trang... Xã hội hóa không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước, giảm bớt phần ngân sách nhà nước mà trải lại Nhà nước thường xuyên tìm thêm các nguồn thu để tăng tỷ lệ ngân sách chi cho các hoạt động này, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó. 3.3. KIẾN NGHỊ 3.3.1 Kiến nghị với Trung ương - Hoàn thiện môi trường pháp lý: Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB và quản lý hoạt động đầu tư, xây dựng trong điều kiện mới, hệ thống pháp lý phải thường xuyên được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, đồng bộ hoá các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật NSNN, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, các luật giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Một trong những khó khăn khiến Luật chậm đi vào đời sống KT-XH là các văn bản dưới Luật còn thiếu đồng bộ, thể hiện ở những điểm: Thời gian, quy định hướng dẫn còn chung chung Cùng với hệ thống luật pháp, cần có những chính sách, chế độ và những hướng dẫn thực hiện, tránh việc ban hành những văn bản dưới luật mâu thuẫn với luật, tạo điều kiện thực hiện luật nghiêm túc, kịp thời và có hiệu quả. Hệ thống các văn bản chính sách, chế độ và hướng dẫn cần đầy đủ, chặt chẽ nhưng phải tránh chồng chéo để hạn chế những thất thoát không đáng có cho ngân sách nhà nước. 116 Năm 2013-2014 Chính phủ ban hành một loạt luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản như Luật đầu tư công 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014, Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay các luật này đã có hiệu lực thi hành nhưng mới chỉ có Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu mà chưa có hướng dấn đầy đủ của luật đấu thầu. Đối với luật xây dựng và luật đầu tư công mới ban hành vẫn chưa có nghị định, Thông tư nào hướng dẫn. Điều này gây khó khăn trong việc thực hiện và áp dụng hai luật này. Chính vì vậy, Chính phủ cần sớm ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành luật nhằm hỗ trợ các đơn vị trong quá trình thực hiện tránh tình trạng áp dụng sai luật hoặc có sự chồng chéo giữa luật mới và cũ. Theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu tại “Điều 54. Hạn mức chỉ định thầu” Gói thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp được áp dụng chỉ định thầu. Giá trị 01 tỷ đồng là nhỏ không đáp ứng điều kiện thực tiễn của nền kinh tế. Chính phủ cần xem xét điều chỉnh tăng hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu xây lắp nhằm giảm tải thời gian và chi phí trong công tác đấu thầu. - Tăng cường các quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Đặc biệt lưu ý các chế định phạt tiền, quy định về hạ bậc lương, chuyển công tác, cách chức khi vi phạm ở các mức độ cụ thể. - Tăng cường tham khảo kinh nghiệm của các nước khác nếu thấy phù hợp có thể vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam. 3.3.2 Kiến nghị với Thành phố Hà Nội * Đề nghị sửa đổi Quyết định số 09/2012/QĐ- UBND ngày 21/5/2012 của UBND Thành phố quy định một số nội dung về quản lý đầu tư XDCB đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội, do: Quyết định số Thang Long University Libraty 117 09/2012/QĐ- UBND căn cứ vào các Văn bản đã hết hiệu lực, hiện nay Quốc Hội đã ban hành Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật đất đai mới, Chính phủ và các Bộ nghành đã ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn nhưng UBND Thành phố Hà Nội vẫn chưa sửa đổi Quyết định số 09/2012/QĐ- UBND. * Phân bổ kế hoạch vốn: Đối với các dự án đầu tư XDCB thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố, hoặc các dự án được Thành phố hỗ trợ có mục tiêu đề nghị UBND Thành phố xem xét cân đối bố trí đủ vốn theo thời gian quy định để dự án sớm được đưa vào khai thác sử dụng, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội. * Thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công – dự toán: Kiến nghị UBND Thành phố không để các đơn vị tư vấn thẩm định mà giao cho cơ quan quản lý nhà nước có chuyên môn về xây dựng thẩm định để đảm bảo hiệu quả dự án, tránh lãng phí. * Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật Năm 2015 toàn bộ các văn bản có liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của một dự án, từ các quy định về lập dự án, về quản lý thiết kế - dự toán, các quy định pháp luật về đất đai, đến các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thanh, quyết toán công trình, dự án...đều được Trung ương ban hành mới vì vậy để cho người đọc có thể hình dung được khi thực hiện một dự án đầu tư cần phải làm những công việc gì, những việc gì pháp luật nghiêm cấm. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện truyền thông như báo chí, đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện hiện đại khác như internet. 118 3.3.3. Kiến nghị với UBND, HĐND Thị xã Sơn Tây, UBMT và các đoàn thể nhân dân - UBND Thị xã cần đảm bảo điều kiện vật chất, tinh thần để cho cán bộ, công chức yên tâm trong công tác. Tiền lương, thu nhập chính đáng của cán bộ, công chức nhà nước phải đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. - Đề nghị HĐND Thị xã, Uỷ ban MTTQ và đoàn thể nhân dân các cấp chủ động, tích cực tham gia và thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, trong đó có giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn. Qua giám sát sẽ giúp phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời các sai phạm, bất cập trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của các cấp, các chủ đầu tư. - Đề nghị Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân tích cực phản biện, thường xuyên thông báo ý kiến của cử tri về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã để UBND thị xã và các cơ quan tham mưu có thêm cơ sở trước khi đề xuất, quyết định các dự án, công trình đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN đảm bảo dự án được lập có hiệu quả kinh tế - xã hội, đồng thời cũng thuận lợi khi triển khai thực hiện nhận được sự đồng thuận của nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội... Thang Long University Libraty 119 KẾT LUẬN Với vai trò quan troṇg trong viêc̣ phát triển kinh tế - xa ̃ hôị thì hoaṭ đôṇg đầu tư đa ̃và đang đươc̣ Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Cho đến nay chúng ta đa ̃đaṭ đươc̣ nhiều thành tưụ trong đầu tư XDCB, như taọ ra các TSCĐ mới và các năng lưc̣ sản xuất mới cho nền kinh tế quốc dân, từ đó taọ đà cho những bước nhảy voṭ về kinh tế. Tuy nhiên, trong hoaṭ đôṇg đầu tư XDCB từ trước cho tới nay vâñ còn xảy ra nhiều tình traṇg tiêu cưc̣, thất thoát, gây ảnh hưởng đến hiêụ quả sử duṇg và quản lý vốn đầu tư, đồng thời gây tác đôṇg xấu đến tăng trưởng. Do đó viêc̣ đánh giá thực trạng chất lượng quản lý đầu tư XDCB và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý có vai trò quan troṇg nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách để phát triển nền kinh tế trong thời gian tới. Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của mỗi địa phương, nó góp phần tạo lập hạ tầng KTXH, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển KTXH, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của các chủ đầu tư, nhà thầu và sự tham gia của cả cộng đồng dân cư trong tất cả các khâu, các bước của hoạt động đầu tư. Thực hiện tốt được việc này, tôi tin chắc chắn rằng công tác đầu tư XDCB của Thị xã Sơn Tây từ nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ thành công. Nôị dung của luâṇ văn là vấn đề lớn, chất lượng quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Sơn Tây là vấn đề rất rộng khi tiếp cận nó ở góc độ khoa học kinh tế chính trị. Luận văn đã đưa ra những nội dung có tính chất thời sự, góp phần tăng cường chất lượng quản lý đầu tư XDCB nhằm chống thất thoát, lãng phí, thúc đẩy tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội, góp phần vào sự thay đổi bộ mặt của một vùng vệ tinh thủ đô Hà Nội. 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm, Hà Nội. 2. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 27/2009/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình đang xây dựng, Hà Nội. 3. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 04/2010/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội. 4. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội. 5. Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Hà Nội. 6. Chính phủ (2010), Nghị định số 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, Hà Nội. 7. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/12/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội. 8. Nguyễn Mạnh Hà (2012), Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư XD trong bộ tổng tham mưu Bộ Quốc phòng, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học và kỹ thuật Long Hoa, Hà Nội. 9. Nguyễn Huy Phúc (2014), Giải pháp tăng cường quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng cơ bản của Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội. 10. Quốc Hội (2002), Luật Ngân sách số 01/2002/QH11, Hà Nội. 11. Quốc Hội (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, Hà Nội. Thang Long University Libraty 121 12. Quốc Hội (2005), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, Hà Nội. 13. Lê Thị Thu Trang (2010), Hoàn thiện công tác quản lý XDCB trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 14. UBND Thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 về việc phân cấp quản lý nhà nước về một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2010, Hà Nội. 15. UBND Thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 09/4/2009 quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội, Hà Nội. 16. UBND Thành phố Hà Nội (2011), Quyết định số 11/2011/ QĐ-UBND ngày 2/3/2011 Ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015, Hà Nội. 17. UBND Thành phố Hà Nội(2012), Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 Ban hành quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Hà Nội. 18. UBND Thị xã Sơn Tây (2011-2014), Báo cáo phát triển KTXH của thị xã Sơn Tây, Hà Nội. 19. UBND Thị xã Sơn Tây (2011-2014), Báo cáo quyết toán ngân sách thị xã Sơn Tây, Hà Nội. 20. UBND Thị xã Sơn Tây (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 21. UBND Thị xã Sơn Tây (2014), Báo cáo xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_6669_2122.pdf
Luận văn liên quan