Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các biểu đồ
Tóm tắt luận văn
Lời nói đầu 1
Chương 1: tổng quan về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay 3
1.1.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án 3
1.1.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án 4
1.1.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án 6
1.1.3.1 Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ . 6
1.1.3.2 Thẩm định các bảng dự trù tài chính . 9
1.1.3.3 Thẩm định dòng tiền dự án . 10
1.1.3.4 Thẩm định lãi suất chiết khấu dòng tiền . 14
1.1.3.5 Thẩm định chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án . 15
1.1.3.6 Thẩm định rủi ro tài chính dự án 18
1.2 Chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay 22
1.2.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án 22
1.2.2 Các tiêu chí phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án 23
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án 24
Chương 2: thực trạng chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương HảI Phòng 29
2.1 Khái quát về chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 29
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 29
2.1.2 Tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2007 30
2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 33
2.2.1 Tổ chức thẩm định tài chính dự án 33
2.2.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án 35
2.3 Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay 44
2.3.1 Những kết quả đạt được 45
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 50
2.3.2.1 Những hạn chế 50
2.3.2.2 Nguyên nhân 54
Chương 3: giảI pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hảI phòng 59
3.1 Định hướng hoạt động cho vay theo dự án của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng 59
3.1.1 Định hướng phát triển - đầu tư của Hải Phòng 59
3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay theo dự án 61
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 65
3.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án 66
3.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin 66
3.2.3 Phân loại chủ đầu tư và có chính sách khách hàng phù hợp 69
3.2.4 Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ thẩm định 70
3.2.5 Tăng lương, thưởng và có cơ chế khuyến khích cán bộ giỏi gắn bó lâu dài với chi nhánh 71
3.2.6 Trang bị đầy đủ máy tính, thiết bị phục vụ công tác thẩm định 72
3.2.7 Hoàn thiện phương pháp phân tích, đánh giá tài chính dự án 73
3.3 Kiến nghị 76
3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng cấp trên, ban ngành thành phố 76
3.3.2 Kiến nghị với khách hàng 77
Kết luận 79
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Mục lục các bảng biểu
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 32
Bảng 2.2. Dự kiến nhu cầu vốn lưu động 41
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả tính toán hiệu quả tài chính 43
Bảng 2.4. Báo cáo kết quả hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 47
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu hoạt động giai đoạn 2008 - 2010 64
Mục lục các biểu đồ
Biểu đồ 1.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án 5
Biểu đồ 2.1. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 32
Biểu đồ 2.2. Huy động vốn của chi nhánh 33
Biểu đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức thẩm định tại chi nhánh 34
Biểu đồ 2.4. Giá thép năm 2006 - 2007 42
Biểu đồ 2.5. Tăng trưởng dư nợ 48
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn
121 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2598 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao của công việc.
Do cán bộ thẩm định chủ yếu là dân kinh tế do vậy kiến thức chuyên môn kỹ thuật về xây dựng, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất còn yếu. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc đánh giá dự án, thẩm định mức vốn đầu tư.
Thứ ba, thông tin phục vụ công tác thẩm định chưa tin cậy và đầy đủ.
Hiện nay, nguồn thông tin ngân hàng thu thập chủ yếu vẫn dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp và nguồn thông tin này thường thiếu tính chính xác và đầy đủ. Khách hàng thường đưa ra những thông tin có lợi cho họ, thông tin bất lợi được họ giấu hoặc thay đổi tính chất của thông tin. Thông thường cán bộ tín dụng thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài ( như báo chí, internet, tài liệu tham khảo chuyên ngành từ các Bộ, ngành, tổng công ty ..) - những nguồn thông tin này chất lượng không cao và còn mang tính chắp vá.
Thông tin thị trường thiếu tính hệ thống và khả năng dự báo trong dài hạn. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO song thông tin từ thị trường thế giới còn chậm và thiếu. Chúng ta chưa có những kênh thông tin chính thống cập nhật với những diễn biến thị trường thế giới và có độ tin cậy cao phục vụ công tác thẩm định. Việt Nam chưa có những tổ chức hoặc công ty kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp thông tin thị trường, thông tin chưa thật sự trở thành hàng hóa. Mặt khác, tính chính xác và đầy đủ của thông tin không gắn với trách nhiệm pháp lý của người hay tổ chức cung cấp thông tin. Những điều này gây ra không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm, thu thập thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.
Việc cập nhật và sử dụng thông tin trong nội bộ ngân hàng mặc dù đã được chú trọng đầu tư song hiệu quả thông tin và trao đổi thông tin trong nội bộ ngân hàng còn kém.
Nhóm nguyên nhân thứ h ai thuộc về phía khách quan, bao gồm:
Thứ nhất, năng lực và uy tín của chủ đầu tư chưa cao.
Nhiều dự án đầu tư được lập với chất lượng thấp, nội dung sơ sài, thiếu căn cứ khoa học nên cán bộ thẩm định gặp khó khăn khi xác định tính chính xác và hiệu quả của dự án.
Tư cách và đạo đức của nhiều chủ đầu tư chưa tốt, nhiều dự án được lập với những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính cao song trên thực tế không đúng. Các báo cáo tài chính, báo cáo dòng tiền mang nặng tính hình thức không phản ánh chân thực hoạt động của doanh nghiệp. Việc chấp hành các chuẩn mức kế toán, chế độ báo cáo thống kê còn chưa nghiêm. Thậm chí có chủ đầu tư còn sử dụng giấy tờ giả mạo để xin vay vốn ngân hàng gây ra nhiều thiệt hại cho ngân hàng.
Thứ hai, chính sách về tín dụng hay minh bạch hóa thông tin trong giao dịch ít được quan tâm
Các văn bản pháp lý về chế độ, chính sách trong hoạt động nghiệp vụ, về thống kê kế toán, đầu tư, xây dựng, đấu thầu... mặc dù có nhiều đổi mới song nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Các chính sách chậm so với sự thay đổi của thực tiễn, tính bao quát của các chính sách chưa đến hết các tình huống cụ thể trong thực tiễn.
Thông tin do khách hàng cung cấp có ý nghĩa rất lớn trong công tác thẩm định nhưng tính minh bạch, chính xác của nó không được pháp luật bảo đảm. Nhiều chủ đầu tư cung cấp thông tin sai cho ngân hàng nhưng không bị xử phạt.
Nhìn chung, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng thời gian qua có nhiều thành tựu đóng góp tích cực vào sự nghiệp đầu tư phát triển của thành phố. Tuy vậy, hoạt động này cũng bộc lộ những thiết sót và nhược điểm cần khắc phục để nâng cao chất lượng và đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của chi nhánh và thành phố.
Chương 3: giảI pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hảI phòng
3.1 Định hướng hoạt động cho vay theo dự án của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng.
3.1.1 Định hướng phát triển - đầu tư của thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là trung tâm kinh tế xã hội của vùng duyên hải Bắc Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng, cửa ngõ hướng ra biển của miền Bắc. Hải Phòng là đầu mối giao thông , là trung tâm công nghiệp, vận tải của khu vực. Hải Phòng có vị trí chiến lược trong giao thương hàng hóa với miền Nam Trung Quốc và khu vực Đông Á. Sáng kiến xây dựng “ hai hành lang, một vành đai” được đưa ra vào tháng 5/2004 trong chuyến thăm Trung Quốc của thủ tướng Phan Văn Khải, đó là hai hành lang kinh tế “ Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”, hành lang “ Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng” và một vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng trở thành giao điểm kinh tế, địa lý của hai hành lang và một vành đai kinh tế, đây là điều kiện và thời cơ lớn cho Hải Phòng trên con đường phát triển không chỉ trong vùng duyên hải Bắc Bộ mà còn ở tầm khu vực. Trong tương lai không xa Hải Phòng sẽ trở thành nơi trung chuyển hàng hóa quan trọng từ Trung Quốc lục địa ra quốc tế.
Tuy có nhiều điều kiện phát triển như vậy song Hải Phòng cũng đứng trước nhiều thách thức đòi hỏi Đảng bộ và chính quyền thành phố giải quyết. Đó là thể chế hành chính thiếu hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và đặc biệt là cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém. Hiện nay, các cảng của Hải Phòng đã hoạt động hết công suất, chỉ tiếp nhận được tàu có trọng tải cỡ nhỏ và vừa, đường 5 Hà Nội - Hải Phòng quá tải về lưu lượng lưu thông…
Định hướng phát triển của thành phố trong thời gian tới là hướng vào phát triển cơ sở hạ tầng ( xây dựng cảng biển nước sâu Lạch Huyện, cảng Đồ Sơn, quy hoạch và nâng cấp sân bay Cát Bi thành sân bay quốc tế, xây dựng đường 5 mới và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng). Bên cạnh đó để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trong nước, Hải Phòng đang triển khai và đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu công nghiệp:
Cụm công nghiệp Vật Cách - Quán Toan với khu công nghiệp Nomura, khu công nghiệp luyện kim, cơ khí và các khu công nghiệp dọc theo quốc lộ 5
Cụm công nghiệp Bắc Thủy Nguyên, phát triển nhà máy xi măng, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp phá dỡ tầu cũ, luyện thép, sản xuât thép hình, thép tấm, các dự án về công nghiệp hóa chất và dầu khí.
Xây dựng và phát triển khu kinh tế tổng hợp Đình Vũ
Phát triển cụm công nghiệp dọc đường 353 ( Đồ Sơn - Hải Phòng), trong đó có khu chế xuất Hải Phòng.
Định hướng thu hút đầu tư của Hải Phòng thời gian tới sẽ là:
Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng ( bao gồm cảng biển, đường xá, sân bay…)
Ưu tiên phát triển các khu công nghiệp
Phát triển mạnh các ngành có lợi thế: xi măng, thép, đóng tàu, khai thác cảng biển, vận tải thủy ...
Phát triển các khu nhà ở, khu đô thị, khu vui chơi giải trí
Phát triển các nhóm ngành dịch vụ cao cấp như: giáo dục, y tế, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm hàng hải, dịch vụ hàng hải...
Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 11%-13% mỗi năm từ nay đến năm 2010, mỗi năm thành phố cần khoảng từ 20.000 tỷ đồng đến 25.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển. Để có được lượng vốn đầu tư này thì Hải Phòng tăng cường thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài( cả vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp), từ các tổng công ty, tập đoàn kinh tế mạnh (như Vinashin, tập đoàn dầu khí, tập đoàn điện lực, tập đoàn xi măng khoán sản) cũng như nguồn vốn tín dụng thương mại từ hệ thống các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố.
3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay theo dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng.
Mục tiêu chiến lược phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đến năm 2010 là phấn đấu trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, hoạt động đa năng kết hợp bán buôn với bán lẻ, mở rộng các dịch vụ ngân hàng, phục vụ phát triển kinh tế trong nước và trở thành một ngân hàng quốc tế khu vực. Ngân hàng Ngoại thương đã tiến hành cổ phần hóa thành công, tạo thêm sức mạnh và uy tín cho ngân hàng trên con đường hội nhập và phát triển.
Là chi nhánh lớn của ngân hàng ngoại thương Việt Nam, chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đứng trước những thách thức hội nhập và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường. Trong thời gian gần đây, hàng loạt chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần mở chi nhánh và đi vào hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng ( như chi nhánh ngân hàng: Techcombank, Sacombank, Sai Gon Bank….). Các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần với lợi thế nhạy bén với thị trường, linh hoạt trong hoạt động và phục vụ khách hàng đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Để tồn tại và phát triển trong điểu kiện cạnh tranh và hội nhập đòi hỏi hỏi chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng xây dựng định hướng cho hoạt động kinh doanh của mình trong giai đoạn tới:
Thứ nhất, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ của Thành uỷ, bám sát mục tiêu định hướng của thành phố, kết hợp với tư tưởng, chiến lược và chỉ đạo của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Bởi một trong những yếu tố dẫn đến kết quả thành công của Chi nhánh thời gian qua là đã biết bám sát đường lối, chủ trương, định hướng, chỉ đạo của thành phố và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, lấy đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh của mình.
Thứ hai, tiếp tục mở rộng mạng lưới và phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển mạng lưới để mở rộng kênh phân phối. Hầu hết, các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn thời gian qua đã phát huy tối đa lợi thế này, song đối với chi nhánh thì lợi thế này mới chỉ phát triển trong 3 năm gần đây và vẫn còn rất hạn chế. Nhiệm vụ thời gian tới, ngân hàng ngoại thương Hải Phòng sẽ còn phải tiếp tục phát huy mạng lưới phân phối các sản phẩm hiện đại, nhiều tiện ích hơn nữa; đồng thời, chú trọng đào nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ kế cận trong tương lai nhằm tìm những cán bộ có đủ trình độ, phẩm chất đạo đức có thể đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, hội nhập.
Thứ ba, thường xuyên đổi mới công nghệ, gia tăng các sản phẩm dịch vụ
Dịch vụ ngân hàng luôn là một trong những lợi thế mạnh của các ngân hàng nước ngoài, song lại chưa được quan tâm đúng mức tại các ngân hàng Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh thời gian qua, mới chỉ là các sản phẩm truyền thống; vì vậy, trong thời giai tới, Chi nhánh phấn đấu sẽ tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ mới và việc tăng cường các sản phẩm dịch vụ mới không chỉ theo "trào lưu" mà phải được thực hiện thường xuyên, có chiến lược, đặc biệt là các dịch vụ ATM. Bên cạnh đó, để việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có hiệu quả, chi nhánh còn cần phải tăng cường công tác tuyên truyền và quảng bá tới quảng đại quần chúng để khách hàng có thể biết, hiểu và nhanh chóng sử dụng các sản phẩm dịch vụ này.
Thứ tư, phát triển công tác khách hàng, đổi mới phong cách làm việc
Phát triển công tác khách hàng phải chuyển biến từ thế thụ động sang thế chủ động, tức là không chờ khách hàng tìm đến ngân hàng mà ngân hàng phải tìm kiếm khách hàng. Thực hiện chính sách đa dạng hoá khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, giữ khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới bằng cạnh tranh lành mạnh; phấn đấu cung cấp các dịch vụ tốt nhất với thái độ phục vụ tận tình, hoà nhã và trí tuệ. Đổi mới về phong cách làm việc, cũng là nhân tố thúc đẩy phát triển công tác khác hàng. Đổi mới phong cách làm việc là thực hiện kết hợp nhiều biện pháp làm thay đổi cả trong nhận thức và tác phong giao dịch của cán bộ nhân viên, tạo cho cán bộ nhân viên tác phong làm việc chuyên nghiệp, thích ứng xu hướng hội nhập.
Thứ năm, tiếp tục thực hiện tăng trưởng các mặt hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Tăng trưởng các mặt hoạt động kinh doanh, giữ vững thị phần trong xu thế ngày càng gia tăng các tổ chức tín dụng luôn là mục tiêu phấn đấu của các ngân hàng thương mại nói chung và cũng là của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng nói riêng. Với chi nhánh, việc tăng trưởng còn là cái đích để giữ vững vị trí là một trong những ngân hàng dẫn đầu và tiên phong trên địa bàn thành phố, xứng với tiềm năng và vị thế của Ngân hàng Ngoại thương. Tuy nhiên, hai mục tiêu tăng trưởng và an toàn phải luôn đi liền với nhau và để đạt được điều này, đòi hỏi có sự kết hợp khéo léo, phù hợp với các điều kiện phát triển trong từng giai đoạn.
Đối với hoạt động cho vay theo dự án, chi nhánh xác định đây là hoạt động mang lại lợi nhuận cao song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để hoạt động cho vay đạt hiệu quả chi nhánh ngân hàng cần chú trọng vào một số nội dung sau:
- Hoàn thiện cơ chế và thủ tục cho vay tại chi nhánh theo hướng đơn giản hoá cho khách hàng, đảm bảo tính chặt chẽ và khoa học trong quy trình cho vay.
- Xây dựng chiến lược cho vay trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng thế mạnh của thành phố, định hướng đầu tư - phát triển của thành phố trong tương lai. Hải Phòng là thành phố Cảng, công nghiệp có thế mạnh trong những ngành sản xuất như: sản xuất thép - phôi thép, đóng tàu, vận tải đường biển, xi măng, dịch vụ hàng hải, du lịch…
- Tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống. Một khách hàng truyền thống có uy tín với ngân hàng thì bằng nhiều khách hàng mới.
- Tăng cường hoạt động quản lý tín dụng từ khâu thẩm định dự án, quyết định cho vay đến rải ngân và thu hồi vốn.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu hoạt động giai đoạn 2008 - 2010
STT
Chỉ tiêu
Tốc độ
1
Tăng trưởng huy động vốn
20%
2
Tăng trưởng dư nợ
30%
3
Tăng trưởng thanh toán quốc tế
20%
4
Tăng trưởng thẻ ATM
50%
5
Tỷ lệ nợ quá hạn
<1%
( Nguồn: Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng)
Với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao cùng sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên, chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng tin tưởng rằng trong giai đoạn tới hoạt động của chi nhánh sẽ đạt được kết quả cao trên tất cả lĩnh vực, luôn giữ vững là một ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cảng tiềm năng.
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng.
Trong cơ cấu tổng tài sản của các ngân hàng thương mại hiện nay tỷ trọng các khoản vay chiếm bình quân 70%, với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tỷ trọng này khoảng 45% - 50%, và có xu hướng tăng lên. Vì vậy, chất lượng các khoản vay có ý nghĩa quyết định tới chất lượng tài sản và cơ cấu tài sản của các ngân hàng. Chất lượng khoản vay được quyết định từ nhiều khâu trong quy trình kiểm soát và quản lý, đầu tiên từ khâu thẩm định dự án và đánh giá khách hàng, quản lý rải ngân và quản lý sau cho vay cho đến khi thu hồi vốn. Kiểm soát chất lượng khoản vay tín dụng phải xuyên suốt quá trình vay vốn của khách hàng trong đó thẩm định dự án là khâu đầu tiên và đóng vai trò hết sức quan trọng.
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây đều ở mức hai con số. Một trong số các nguyên nhân gây ra lạm phát là tăng trưởng tín dụng nóng, trong đó có tín dụng trung dài hạn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại giảm mức cho vay. Vấn đề đặt ra là trong điều kiện mức cho vay giảm sút song phảI đảm bảo sự phát triển lành mạnh của hệ thống ngân hàng thì yêu cầu đạt ra là phảI tăng cường chất lượng thẩm định dự án trong đó có thẩm định tài chính dự án nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các khoản cho vay.
Để thực hiện mục tiêu và định hướng phát triển thì chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng phải thực hiện một loạt các biện pháp đồng bộ trong đó việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định. Từ việc phân tích thực trạng thẩm định tài chính dự án, qua tìm hiểu và tham khảo hoạt động từ các chi nhánh ngân hàng thương mại khác, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay như sau:
3.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Nhận thức đóng vai trò quan trọng nhất trong sự thành công của ngân hàng, nâng cao chất lượng thẩm định tài chính các dự án trước hết phải nâng cao nhận thức từ lãnh đạo cho đến nhân viên. Định hướng rõ ràng về hoạt động thẩm định trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng, phù hợp với định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng trong từng thời kỳ.
Công tác thẩm định phải quán triệt cả về nội dung và quy trình nghiệp vụ. Tính khả thi và hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án được đánh giá trên nhiều khía cạnh, xuất phát từ nhiều quan điểm như: chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, các nhà tài trợ … Với ngân hàng đứng trên quan điểm của nhà tài trợ để xem xét tính khả thi, khả năng sinh lời của dự án.
Thẩm định tài chính dự án đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu có hiệu quả cho các cấp lãnh đạo trong việc ra quyết định cuối cùng đối với các khoản vay. Khoản vay được chấp nhận trên cơ sở kết quả thẩm định kỹ lưỡng, có cơ sở khoa học sẽ hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.
3.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin trong công tác thẩm định
Thông tin là yếu tố quan trọng giúp cho cán bộ thẩm định có cơ sở để xem xét, đối chiếu đánh giá chính xác tính khả thi, hiệu quả các dự án cho vay. Thông tin được xem là tốt nếu đáp ứng các yêu cầu như sau:
Thông tin phải đầy đủ về nội dung
Thông tin phải cập nhật, phản ánh kịp thời đối tượng cần phản ánh
Thông tin phải tin cậy, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng.
Nâng cao chất lượng thông tin phải xuất phát từ việc nâng cao chất lượng các nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định.
Nguồn thông tin từ ngân hàng:
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu từ Hội trở chính cho đến các Phòng, ban, chi nhánh ngân hàng, các phòng giao dịch trên toàn quốc. Tại chi nhánh cũng có trung tâm thông tin có chức năng thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin cho hệ thống và các bộ phận, phục vụ công tác quản lý và chuyên môn của ngân hàng. Tất cả các bộ phận trong chi nhánh phải có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, thường xuyên cho hệ thống thông tin nội bộ. Đặc biệt, cần quy định thống nhất về loại thông tin phải cung cấp mang tính bắt buộc và những lại thông tin có tính chất tham khảo về khách hàng, ngành nghề, lĩnh vực hoặc theo tính chất của thông tin( thông tin về tài chính, thị trường, về tình hình kinh tế - xã hội, về các dự án đã thẩm định…).
Nguồn thông tin từ phía khách hàng
Để có thể vay vốn của ngân hàng thì chủ đầu tư phải chứng minh được khả năng tài chính, điều hành và thực hiện dự án đầu tư. Tuy nhiên, chủ đầu tư thường cung cấp những thông tin có lợi cho mình, những thông tin không có lợi có thể không cung cấp đầy đủ hoặc che giấu những thông tin này. Cá biệt có trường hợp chủ đầu tư còn đưa thông tin không chính xác.
Tuy vậy, thông tin từ chủ đầu tư dù đúng hoặc chưa đúng thì cũng là một nguồn thông tin quan trọng cho hoạt động thẩm định. Đây là căn cứ để cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá tính khả thi của dự án cũng như tư cách của chủ đầu tư.
Để nâng cao chất lượng nguồn thông tin này thì ngân hàng nên xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng, công khai những thông tin mà ngân hàng cần có từ phía khách hàng. Ngân hàng cũng cần xây dựng cơ chế đánh giá độ tin cậy phía khách hàng thông qua chất lượng cũng như tính minh bạch, chính xác của thông tin mà chủ đầu tư cung cấp.
Nguồn thông tin từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp.
Ngoài nguồn thông tin từ phía ngân hàng, từ phía khách hàng thì thông tin từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp cũng là nguồn thông tin quan trọng có thể khai thác phục vụ công tác thẩm định.
Hiện nay có mạng thông tín tín dụng ( WWW.creditinfo.org.vn) của Ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin tương đối đầy đủ về tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng và các ngân hàng thương mại. Đây là cổng thông tin quan trọng đưa thông tin về chính sách tín dụng tới từng ngân hàng, chi nhánh ngân hàng. Để nâng cao chất lượng thông tin từ trang thông tin điện tử này thì các ngân hàng thương mại phải cung cấp đầy đủ và kịp thời tất cả thông tin về khách hàng và hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp với các cơ quan thuộc ngân hàng Nhà nước như Vụ chiến lược phát triển, vụ chính sách tiền tệ, vụ tín dụng… trong việc cung cấp thông tin. Trang thông tin về tín dụng phải là trang thông tin chính thống, là nguồn bổ sung thông tin quan trọng cho các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng trong quá trình thẩm định dự án cho vay.
Bên cạnh đó, thông tin từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp khác cũng giữ vai trò quan trọng. Thông tin từ các Bộ, ngành chủ quản ( Bộ quản lý ngành, cơ quan thống kê, kiểm toán…) cũng cần được khai thác tích cực. Đối với cơ quan chính quyền địa phương cần thiết phải công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công khai quy hoạch sử dụng đất cũng như những ưu tiên trong chính sách phát triển - đây là nguồn thông tin quý báu cho cán bộ thẩm định khi tiến hành phân tích và đánh giá các dự án cho vay.
Hỗ trợ những công ty trong lĩnh vực đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp (đánh giá tín nhiệm về tín dụng) phát triển. Trên thế giới có rất nhiều công ty uy tín trong việc đánh giá tín nhiệm khách hàng như: Standard&Poor, Moody… cần phải có chính sách thu hút họ đầu tư vào Việt Nam để có thêm một kênh thông tin quan trọng cho ngân hàng khi thẩm định các dự án cho vay.
3.2.3 Phân loại chủ đầu tư và có chính sách khách hàng phù hợp.
Có những chủ đầu tư làm ăn uy tín với bạn hàng và với ngân hàng. Uy tín này thể hiện ở sự rõ ràng trong thực hiện hồ sơ xin vay vốn, các nội dung mà chủ đầu tư đề cập tới trong dự án. Mặt khác, trong quá trình vay vốn chủ đầu tư có ý thức trả nợ cả gốc và lãi đúng thời hạn, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án chủ đầu tư luôn tìm cách chủ động giải quyết và báo cáo với lãnh đạo ngân hàng. Những chủ đầu tư này là những khách hàng tốt, họ luôn được ngân hàng hoan nghênh và tạo điều kiện trong quá trình cung ứng vốn đầu tư thực hiện dự án. Đối với chủ đầu tư này, cán bộ thẩm định hoàn toàn có thể yên tâm, dựa trên bộ dữ liệu về quá khứ với khách hàng để có thể bỏ đi một số khâu không cần thiết trong quá trình xin vay vốn nhằm giảm bớt thời gian thẩm định và những giao dịch không cần thiết cho khách hàng.
Ngược lại, với chủ đầu tư thiếu minh bạch rõ ràng trong quá trình xét xin vay vốn thể hiện ở hồ sơ thiếu đầy đủ và chính xác, phải bổ sung và sửa đổi nhiều lần trong quá trình xin vay vốn, nội dung thông tin trong hồ sơ thiếu độ minh bạch cần thiết. Đối với những chủ đầu tư này, cán bộ thẩm định cần phải thận trọng xem xét từ khâu thẩm định hồ sơ, thẩm định các biến số như lợi nhuận, chi phí, khấu hao, tính toán dòng tiền lựa chọn tỷ suất chiết khấu cho đến tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính hay phân tích rủi ro của chủ đầu tư. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định tìm kiếm nhiều nguồn thông tin trung gian từ khách hàng, các cơ quan chức năng để biết thêm thông tin về chủ đầu tư.
Như vậy, tùy loại chủ đầu tư cụ thể mà cán bộ thẩm định sẽ có chính sách cụ thể khi tiến hành thẩm định tài chính dự án xin vay vốn. Tuy nhiên, những nội dung căn bản trong phân tích tài chính cần thiết phải được tuân thủ nghiêm túc nhằm đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ.
3.2.4 Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ thẩm định tài chính Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng vì cán bộ thẩm định là người trực tiếp tiếp xúc với chủ đầu tư, trực tiếp thẩm định dự án và tham mưu cho ban giám đốc chi nhánh trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Tính khách quan, chính xác trong các báo cáo thẩm định phụ thuộc vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức của cán bộ thẩm định.
Để nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng, chi nhánh cần thường xuyên tổ chức những khóa học ngắn hạn, trao đổi nghiệp vụ để cán bộ thẩm định cập nhật những những thông tin mới về chính sách tín dụng, tài chính của nhà nước cũng như quy trình nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp. Nguồn giảng viên phục vụ các khóa học này phải là những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực thẩm định tài chính đến từ Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước, các trường đại học lớn có uy tín trong đào tạo chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính ( đại học Kinh tế quốc dân, học viện Tài chính, học viện Ngân hàng …). Bên cạnh đó, khuyến khích cán bộ tham gia những khóa học dài hạn hoặc sau đại học để nâng cao trình độ.
Do đặc thù công tác thẩm định tài chính dự án là có liên quan tới kỹ thuật, do vậy nắm vững kiến thức về kỹ thuật xây dựng, công nghệ, thiết bị sản xuất là một thế mạnh của cán bộ thẩm định. Hầu hết cán bộ thẩm định thường chỉ có kiến thức chuyên môn về kinh tế, tài chính nên việc bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật cũng rất cần thiết cho công việc. Cán bộ thẩm định nên tham gia những khóa học về kỹ thuật ( có thể là ngắn hạn, bằng hai…), tự tìm hiểu các chuyên gia trong ngành kỹ thuật có liên quan tới dự án để có kiến thức kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định.
Công tác thẩm định tài chính trực tiếp liên quan tới lợi ích của khách hàng trong việc tài trợ vốn thực hiện các dự án đầu tư. Nhiều chủ đầu tư muốn dự án được chấp nhận và có quyết định rải ngân nhanh, vì vậy dùng lợi ích kinh tế để mua chuộc cán bộ tín dụng để được chấp nhận đầu tư. Điều này gây thiệt hại cho ngân hàng vì nhiều dự án không khả thi được ngân hàng cho vay. Bên cạnh yếu tố trình độ, kinh nghiệp thì đạo đức, tư cách và bản lĩnh của cán bộ tín dụng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng của công tác thẩm định. Giáo dục đạo đức, bản lĩnh cho cán bộ thẩm định phải được ban giám đốc chi nhánh xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Thông qua tìm hiểu đồng nghiệp, tìm hiểu bằng thực tế công việc, lãnh đạo ngân hàng có thể nắm bắt được tính cách, tư cách của cán bộ, từ đó có biện pháp giáo dục, thuyết phục từ nhận thức đến hành vi và việc làm cụ thể.
3.2.5 Tăng lương, thưởng và có cơ chế khuyến khích cán bộ giỏi gắn bó lâu dài với chi nhánh.
Giáo dục về tư cách, bản lĩnh trong công việc phải đi đôi với nâng cao về cơ chế đãi ngộ. Do đặc thù nghiệp vụ tín dụng phức tạp và có độ rủi ro cao nên Chi nhánh cần có chính sách tiền lương, thưởng hợp lý để kích thích cán bộ thẩm định hoàn thành tốt nghiệp vụ được giao. Mức lương, thưởng cần căn cứ vào hiệu quả công việc xét cả về chất lượng và số lượng dự án được thẩm định. Cán bộ thẩm định đánh giá là tốt nếu như hoàn thành đúng thời gian thẩm định, nội dung cũng như trình tự công việc với từng dự án. Chất lượng của công tác thẩm định được thể hiện thông qua chất lượng các khoản nợ mà cán bộ thẩm định đã thẩm định và quyết định cho vay. Bên cạnh những ưu đãi về lương, thưởng thì điều kiện làm việc của cán bộ thẩm định cũng cần quan tâm. Do đặc thù công việc thẩm định là phải tìm hiểu thông tin thực tế của chủ đầu tư nên việc đi lại tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu thông tin từ các cơ quan, ban ngành… được tiến hành thường xuyên. Địa bàn thành phố Hải Phòng có đặc điểm là các doanh nghiệp phân bố rộng, chi nhánh cần xem xét trang bị cho cán bộ thẩm định phương tiện đi lại, thông tin liên lạc cũng như các khoản phụ phí trong quá trình tác nghiệp.
3.2.6 Trang bị đầy đủ máy tính, thiết bị phục vụ công tác thẩm định tài chính
Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng thương mại cổ phần đi tiên phong trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng để có thể phát huy hơn nữa vai trò hàng đầu của mình cũng như tiến tới hoà nhập với thị trường ngân hàng - tài chính - tiền tệ khu vực và thế giới, ngân hàng cũng như hệ thống chi nhánh tiếp tục chương trình đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu.
Hệ thống trang thiết bị thông tin cần được tiếp tục hoàn thiện, thực hiện nối mạng nội bộ, đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, tạo điều kiện cung cấp thông tin toàn diện, cập nhật thường xuyên, đa chiều giúp cho công tác quản lý được nhanh chóng, thông suốt.
Những chương trình phầm mềm xây dựng cho thẩm định tài chính dự án cần thiết nghiên cứu và xây dựng một cách khoa học tạo điều kiện để cán bộ tín dụng thao tác nghiệp vụ một cách chính xác và đơn giản.
Đi đôi với việc trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, chi nhánh ngân hàng cần thiết đào tạo cán bộ, nhân viên nâng cao trình độ, tăng khả năng thích ứng với thiết bị và công nghệ mới.
3.2.7 Hoàn thiện phương pháp phân tích, đánh giá tài chính dự án cho vay.
Công tác thẩm định tài chính dự án tốt phải dựa trên phương pháp phân tích hợp lý, khoa học. Một số nội dung thẩm định tài chính dự án cần phải thay đổi sao cho phù hợp và đảm bảo tính khoa học:
- Tính toán nhu cầu vốn lưu động phải cụ thể theo từng năm của dự án, trên cơ sở định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, mức dự trữ tồn kho, chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp, công suất sản xuất thực tế và đặc biệt chú ý tới sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào theo từng năm. Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm hay giảm đi hàng năm sẽ tác động tới dòng tiền hàng năm của dự án.
Nhu cầu vốn lưu động thuần hàng năm được tính là:
Trong đó:
: nhu cầu vốn lưu động thuần
WCRi: nhu cầu vốn lưu động năm thứ i
WCRi-1: nhu cầu vốn lưu động năm thứ i-1
- Việc tính tỷ suất chiết khấu của dự án phải trên cơ sở tính toán chi phí sử dụng từng nguồn vốn và tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng cơ cấu vốn. Nguồn vốn trong dự án xin vay vốn thường gồm có hai dạng: nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và nguồn vốn vay ngân hàng. Chi phí vốn của nguồn vốn vay ngân hàng chính bằng lãi suất cho vay, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp vì chỉ khi phân tích toàn bộ mức độ rủi ro của dự án thì cán bộ thẩm định mới xác định được mức lãi suất mà chủ đầu tư chịu khi vay vốn. Đối với nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thì chi phí vốn là chi phí vốn bình quân có trọng số - WACC. Phương pháp tính toán WACC như sau:
Trong đó:
D: vốn vay và nợ dài hạnE: vốn tự có
i: lãi suất vay dài hạn
t: tỷ suất thuế lợi nhuận doanh nghiệp
k: mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu, k cũng có thể tính dựa trên khả năng sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán.
Trong đó:
rf: là lãi suất phi rủi ro
rm: là lãi suất kỳ vọng của danh mục đầu tư thị trường
: hệ số rủi ro của cổ phiếu công ty muốn vay vốn tại ngân hàng.
- Những năm gần đây tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức hai con số. Vấn đề này đã và đang tác động rất lớn tới các dự án lớn đang thi công xây lắp. Nhiều dự án đang xây dựng buộc phải dừng thi công do giá nguyên vật liệu đầu vào lên quá cao dẫn tới làm tăng tổng mức vốn đầu tư lên đến 50% thậm chí 70% dự toán trước đó. Chính điều này gây ra khó khăn cho chủ đầu tư và chi nhánh ngân hàng tài trợ. Nếu chủ đầu tư không vay bổ xung thì khó thực hiện dự án và không thể trả nợ cho ngân hàng còn nếu ngân hàng chấp nhận cho vay bổ xung thì sẽ làm cho ngân hàng khó kiểm soát nguồn vốn cho vay và thu nợ sau này. Để khắc phục nhược điểm này, chi nhánh ngân hàng cần thiết tăng tỷ lệ dự phòng trong tổng mức vốn đầu tư của dự án lên mức 10% - 20%, đồng thời phải tính toán tới yếu tố lạm phát khi xây dựng dòng tiền ( nên để mức lạm phát khoảng 10%).
- Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới - WTO, do vậy sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới tác động rất mạnh mẽ tới giá cả hàng hóa tại thị trường trong nước. Khi phân tích dự án cần phải xem xét tới giá cả thế giới đặt biệt là những dự báo dài hạn, đây là những thông tin quan trọng giúp cán bộ thẩm định tính toán mức doanh thu cũng như mức chi phí hàng năm của cả đời dự án.
Về phân tích rủi ro của dự án:
Thực chất của việc phân tích rủi ro dự án là phân tích dự án trong trạng thái động, gắn liền với những rủi ro có thể có của thị trường từ đó giúp ngân hàng lường trước các rủi ro và có biện pháp phòng tránh thích hợp.
Phân tích rủi ro bao gồm phân tích độ nhạy và phân tích kịch bản.
Sự không xác định trong phân tích dự án chính là xuất hiện những biến cố trong tương lai nằm ngoài mong đợi của chủ đầu tư. Do vậy, khi nào nhà đầu tư đưa ra dòng tiền dự báo thì họ cố gắng xác định cái gì sẽ xảy ra và tác động của sự kiện này. Tác động của sự kiện không mong muốn có thể tác động tới một thành phần trong dòng tiền dự án và cũng có thể là nhiều thành phần trong dự án ( ví dụ: tăng giá nguyên liệu có thể tác động tới chi phí song lạm phát có thể tác động tới doanh thu, chi phí, vốn lưu động tăng thêm). Điều quan trọng với cán bộ thẩm định là khả năng dự báo những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai, trên cơ sở những dự báo đó tiến hành phân tích sự biến động của dòng tiền cũng như chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.
Trong thời gian gần đây, lạm phát của nước ta luôn ở mức hai con số và khó dự báo. Quá trình thẩm định dự án chịu ảnh hưởng lớn từ lạm phát, các dòng tiền và chỉ tiêu hiệu quả tài chính bị biến động mạnh. Do vậy, trong quá trình thẩm định định cán bộ thẩm định cần đưa sự biến động giá do lạm phát khi tính toán các dòng tiền dự án, cụ thể tính mức trượt giá hàng năm khoảng 12% - 15% , nâng tỷ lệ dự phòng tài chính trong tổng mức dự toán ở mức từ 5% - 10%. Để hạn chế rủi ro do lạm phát thì chủ đầu tư cần ký kết các hợp đồng cung cấp trong dài hạn với mức giá xác định, có thể ký kết hợp đồng cung cấp cho cả quá trình thực hiện dự án.
Phân tích kịch bản đòi hỏi cán bộ thẩm định khả năng nhạy bén, tiên đoán trước những ảnh hưởng có thể xảy ra khi có một sự kiện tác động tới dự án diễn ra. Để dự báo tốt những vấn đề, sự kiện có thể xảy ra trong tương lai tác động tới dòng tiền dự án, cán bộ thẩm định cần có nền tảng kiến thức về kinh tế, thị trường, tài chính - tiền tệ chắc chắn, có tư duy linh hoạt để có thể dự báo tương đối chính xác những biến động trong tương lai gây ảnh hưởng tới chỉ tiêu hiệu quả tài chính.
3.3 Kiến nghị
Để hoạt động cho vay theo dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đạt kết quả tốt, trong thời gian tới chi nhánh cần nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện từ phía ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ủy ban nhân dân cũng như các cơ quan ban ngành của thành phố Hải Phòng cũng như sự ủng hộ của các chủ đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng cấp trên, các cơ quan ban ngành thành phố.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần nghiên cứu và bổ sung “ Hướng dẫn quy trình, nội dung thẩm định dự án đầu tư” theo hướng tăng cường tính khoa học, chi tiết và cụ thể. Hướng dẫn chi tiết từng nội dung trong quá trình thẩm định: thẩm định hiệu quả kinh tế - tài chính, thẩm định độ rủi ro, thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm định tính kỹ thuật - công nghệ của dự án đầu tư.
Xác định Hải Phòng là trung tâm kinh tế - công nghiệp của vùng duyên hải Bắc Bộ, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần có chính sách cụ thể với chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng về mặt tín dụng theo hướng: tăng định mức cho vay, tăng tỷ trọng dư nợ cho chi nhánh Hải Phòng. ủy ban nhân dân thành phố, các sở ngành liên quan tới lĩnh vực đầu tư phải là những nhà tư vấn, định hướng cho chi nhánh trong việc tiếp cận với các chủ đầu tư. Thủ tục giải ngân các dự án mà chi nhánh quyết định cho vay phải nhanh chóng, thông thoáng ( thủ tục về cấp đất, cấp phép đầu tư, thủ tục về cấp phép xây dựng…). Đối với những chủ đầu tư không minh bạch, có hành vi gian lận trong quá trình vay vốn đầu tư, các cơ quan địa phương cùng với chi nhánh kiên quyết xử lý thu hồi vốn vay để đảm bảo lợi ích cho ngân hàng.
Các cơ quan, sở ngành có liên quan tới lĩnh vực đầu tư cần phải cung cấp thông tin về quy hoạch sử dụng đất, các lĩnh vực đầu tư mà thành phố kêu gọi và có chính sách ưu đãi với các dự án đầu tư lớn của thành phố. Đây chính là những định hướng, cơ sở cho cán bộ thẩm định khi tiến hành phân tích hiệu quả và ra quyết định cho vay. Bên cạnh đó, các cơ quan công quyền địa phương cũng cần hết sức tôn trọng quyết định cho vay của chi nhánh ngân hàng, không tham gia hay chỉ định cho chi nhánh trong các quyết định cho vay. Điều này nhằm đảm bảo tính khách quan, hiệu quả của chi nhánh trong quyết định tài trợ dự án.
3.3.2 Kiến nghị với khách hàng
Các doanh nghiệp - chủ đầu tư cần tuân thủ nghiêm túc pháp luật nhà nước về chế độ và chuẩn mực kế toán, kiểm toán, thống kê đồng thời chủ động cung cấp thông tin cho ngân hàng làm cơ sở cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp và tài chính dự án đầu tư.
Chủ đầu tư cần nâng cao năng lực lập và phân tích dự án đầu tư. Các dự án được lập và phân tích càng chi tiết thì tính chính xác của dự án càng cao và giúp cán bộ thẩm định giảm nhiều khâu, nội dung trong quá trình thẩm định. Chủ đầu tư cần chấp hành nghiêm túc các quy định của Chính phủ, bộ ngành trong lĩnh vực đầu tư xây dựng như: luật đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, luật xây dựng, luật đầu thầu… Việc chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực đầu tư, tín dụng giúp chủ đầu tư thực hiện nhanh dự án đảm bảo tiến độ cam kết với cơ quan nhà nước, ngân hàng tài trợ. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện dự án nếu cần thiết phải có sự điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng cho phù hợp với quá trình thực hiện và vận hành dự án chủ đầu tư cần hỏi và xin tư vấn từ phía ngân hàng. Nếu đề nghị của chủ đầu tư là hợp lý và cần thiết thì ngân hàng nên tạo điều kiện điều chỉnh hợp đồng tín dụng và những ràng buộc với khách hàng để giúp chủ đầu tư thực hiện dự án một cách thuận lợi.
Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng các nội dung liên quan tới dự án như: điều kiện kinh tế, điều kiện thị trường liên quan tới dự án, chủ đầu tư tiến hành tính toán tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn tài trợ, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro dự án, các dòng tiền, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cũng như phân tích các yếu tố rủi ro có thể tác động tới dự án.
Kết luận
Trong điều kiện kinh tế đất nước tăng tưởng mạnh, tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng rất nhanh, điều đó đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng tín dụng và các khoản cho vay theo dự án. Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đang là yêu cầu bức thiết đặt ra đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng thương mại trong đó có chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận trong nghiên cứu, trong phạm vi của đề tài luận văn thạc sỹ, tác giả nghiên cứu và giải quyết được những nội dung sau:
Khái lược các nội dung về ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng và hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, quy trình thẩm định tài chính dự án, nội dung thẩm định tài chính dự án, phương pháp và chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án.
Nghiên cứu thực trạng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, đối chiếu với các lý thuyết, cũng như quy định của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong việc thực hiện công tác thẩm định dự án để từ đó rút ra những nhận xét về : hạn chế và nguyên nhân trong công tác thẩm định tài chính.
Đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng để khắc phục những hạn chế và kiến nghị với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, các cơ quan ban ngành thành phố Hải Phòng và với chủ đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thẩm định tài chinh dự án.
Thông qua những nghiên cứu và đề suất của tác giả hy vọng những giải pháp đưa ra có tác dụng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, là tài liệu tham khảo tốt cho lãnh đạo và cán bộ thẩm định chi nhánh.
phụ lục 1: dự toán vốn đầu t dự án thép ferro
Tổng dự toán:
9.892.695 USD
156.305 tr. VND
Trong đó:
Vốn cố định:
STT
Chỉ tiêu
Giá trị (USD)
Quy đổi ra VNĐ(triệu đồng)
1
Mua Thiết bị
1750000
27650
2
Đào tạo chuyển giao công nghệ
100000
1580
3
Xây dựng cơ bản
800000
12640
4
Chi phí khác và dự phòng chi
200000
3160
Tổng cộng:
2850000
45030
( Tỷ giá: USD/VND=15.800)
Vốn lu động:
Tổng nhu cầu vốn lu động
Năm 167% Công suất
Năm 2100% Công suất
USD
4763090
7042695
Tỷ giá quy đổi VND/USD
15800
15800
triệu VND
75257
111275
Nguồn tài trợ dự án:
156.305 tr. VND
Vốn tự có:
85.968 tr. VND
Chiếm tỷ lệ 55%
Vốn vay dài hạn ngân hàng:
70.337 tr. VND
Chiếm tỷ lệ 45%
phụ lục 2: bảng tính toán chi phí và giá thành sản phẩm - PHơng án cơ sỏ
1. Chi phí
1.1 Chi phí lơng
STT
Chỉ tiêu
Số ngời
Lơng tháng(USD)
Lơng năm (USD)
Tổng quy đổiVND
1
Lãnh đạo
3
300
10800
170640000
2
Cán bộ quản lý
10
250
30000
474000000
3
Lao động gián tiếp
18
180
38880
614304000
4
Lao động trực tiếp
69
150
124200
1962360000
Cộng
100
3221304000
1.2 Chi phí nguyên vật liệu phụ cho 1 tấn sản phẩm
STT
Chỉ tiêu
Đơn giá(VND)
Tiêu hao(1 tấn SP)
Thành tiền(VNĐ)
1
Than
3000000
0.449 tấn
1347000
2
Đá vôi
80000
0.543 tấn
43440
3
Điện
850
3.800 Kwh
3230000
4
Vật t khác
100000
Cộng
4720440
1.3 Chi phí nguyên vật liệu chính cho 1 tán sản phẩm
Chỉ tiêu
Đơn giá(VND/tấn)
Tiêu hao(/1 tấn sp)
Thành tiền (VND)
Quặng đã qua tuyển
1700000
2,52
4284000
Bảng tính toán chi phí cho cả năm:
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm thứ nhất
Năm thứ hai
1
Sản lợng sản phẩm
Tấn
8000
12000
2
Mức tiêu hao nguyên liệu chính
tấn
20160
30240
tr. VND
34272000
51408000
3
Mức tiêu hao nguyên liệu phụ
Tấn
Triệu đồng
37763520
56645280
4
Chi phí nhân công, lơng
tr. VND
3221304
3221304
Tổng cộng:
tr. VND
75256824
111274584
1.4 Khấu hao tài sản cố định:
STT
Hạng mục
Tỷ lệ K/h
Giá trị tài sản(tr. VND)
G.trị thanh lý( tr. VND)
Khấu hao năm (tr. VND)
1
Thiết bị sản xuất
10%
29230
0
2923
2
Nhà xởng
10%
15800
0
1580
Cộng:
4503
phụ lục 3: Doanh thu dự án thép Ferro
Dự kiến giá bán sản phẩm là:
950
USD/tấn
Doanh thu năm thứ nhất:
8000 x 15.010 đồng/tấn = 120.080.000.000 đồng
Doanh thu từ năm thứ hai:
12.000 tấn x 15.010 đồng/tấn = 180.120.000.000 đồng
Doanh thu còn phải kể đến tiền bán xỉ lò tạo ra trong quá trình luyện.
Giá bán tại Nhà máy:
300.000 đồng/tấn
Năm thứ nhất:
120.000 tán x 300.000 đồng/tấn = 3.600.000.000 đồng
Từ năm thứ hai:
22.000 tấn x 300.000 đồng/tấn = 6.600.000.000 đồng
Bảng tổng hợp doanh thu ( triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm thứ 1
Năm thứ 2
Năm thứ 3
Năm thứ 4
Sản phẩm Ferro
120080
180120
180120
180120
Xỉ lò
3600
6600
6600
6600
Tổng doanh thu
120080
180120
180120
180120
phụ lục 4: báo cáo thu nhập dự án xây dựng nhà máy sản xuất Ferro của công ty thép Việt Nhật - PHơng án cơ sở
đvt: triệu VND
STT
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10
1
Doanh thu
120080
180120
180120
180120
180120
180120
180120
180120
180120
180120
2
Chi phí vận hành
78058
115865
115865
115865
115865
115865
115865
115865
115865
115865
3
Thu nhập trớc khâu hao, thuế, lãi
42022
64255
64255
64255
64255
64255
64255
64255
64255
64255
4
Khấu hao
4819
4819
4819
4819
4819
4819
4819
4819
4819
4819
5
Thu nhập trớc thuế, lãi
37203
59436
59436
59436
59436
59436
59436
59436
59436
59436
6
Lãi vay
9430
9430
9430
9430
9430
9430
9430
9430
9430
9430
7
Thu nhập trớc thuế
27773
50006
50006
50006
50006
50006
50006
50006
50006
50006
8
Thuế
8887
16002
16002
16002
16002
16002
16002
16002
16002
16002
9
Lợi nhuận sau thuế
18886
34004
34004
34004
34004
34004
34004
34004
34004
34004
phụ lục5: bảng tổng hợp chi phí dự án thép Ferro
ĐVT: triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10
1
Chi phí lơng
3221
3221
3221
3221
3221
3221
3221
3221
3221
3221
2
BHXH, BHYT(17%)
547
547
547
547
547
547
547
547
547
547
3
Nguyên vật liệu phụ
37763
56645
56645
56645
56645
56645
56645
56645
56645
56645
4
Nguyên vật liệu chính
34272
51408
51408
51408
51408
51408
51408
51408
51408
51408
5
Tiếp thị (1% doanh thu)
12
1801
1801
1801
1801
1801
1801
1801
1801
1801
6
Chi phí chung (20% lơng)
644
644
644
644
644
644
644
644
644
644
7
Bảo dỡng sửa chữa thiết bị 2,5%
809
809
809
809
809
809
809
809
809
809
8
Bảo dỡng sửa chữa NX 5%
790
790
790
790
790
790
790
790
790
790
Chi phí vận hành(tổng 1-8)
78058
115865
115865
115865
115865
115865
115865
115865
115865
115865
9
Khấu hao thiết bị
1580
1580
1580
1580
1580
1580
1580
1580
1580
1580
10
Khấu hao Nhà xởng
3239
3239
3239
3239
3239
3239
3239
3239
3239
3239
Tổng khấu hao(tổng 9+10)
4819
4819
4819
4819
4819
4819
4819
4819
4819
4819
11
Lãi vay TSCĐ
4915
4915
4915
4915
4915
4915
4915
4915
4915
4915
12
Lãi vay vốn lu động
4515
6676
6676
6676
6676
6676
6676
6676
6676
6676
Tổng lãi (tổng 11 + 12)
9430
11591
11591
11591
11591
11591
11591
11591
11591
11591
Tổng chi phí:
92307
132275
132275
132275
132275
132275
132275
132275
132275
132275
phụ lục 6: Kế hoạch trả nợ
ĐVT: triệu đồng
Kỳ trả nợ
D nợ cuối kỳ
Trả gốc
Lãi suất
Trả lãi
Tổng trả nợ( Gốc + Lãi)
2005
70337
14067.4
Q1/2006
66820
3517
4%
2813.48
6330
Q2/2006
63303
3517
4%
2672.8
6190
Q3/2006
59786
3517
4%
2532.12
6049
Q4/2006
56269
3517
4%
2391.44
5908
2006
56269.6
14067.4
Q1/2007
52753
3517
4.2%
2363.32
5880
Q2/2007
49236
3517
4.2%
2215.61
5733
Q3/2007
45719
3517
4.2%
2067.9
5585
Q4/2007
42202
3517
4.2%
1920.18
5437
2007
42202.2
14067.4
Q1/2008
38685
3517
4.2%
1772.49
5289
Q2/2008
35168
3517
4.2%
1624.78
5142
Q3/2008
31651
3517
4.2%
1477.06
4994
Q4/2008
28134
3517
4.2%
1329.35
4846
2008
28134.8
14067.4
Q1/2009
24618
3517
4.4%
1237.93
4755
Q2/2009
21101
3517
4.4%
1083.18
4600
Q3/2009
17584
3517
4.4%
928.435
4445
Q4/2009
14067
3517
4.4%
773.687
4291
2009
14067.4
14067.4
Q1/2010
10550
3517
4.4%
618.966
4136
Q2/2010
7033
3517
4.4%
464.218
3981
Q3/2010
3516
3517
4.4%
309.47
3826
Q4/2010
0
3517
4.4%
154.722
3672
12%
phụ lục 9: Tính toán hiệu quả tài chính - PHơng án doanh thu giảm 20%
ĐVT: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu/Năm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Vốn đầu t TSCĐ
-45030
2
Nhu cầu vốn lu động
0
75257
111275
111274.6
111274.6
111274.6
111274.6
111274.6
111274.6
111274.6
111274.6
3
Nhu cầu VLDD tăng thêm
-75256.8
-36017.8
0
0
0
0
0
0
0
0
111274.6
4
Doanh thu
96064
144096
144096
144096
144096
144096
144096
144096
144096
144096
5
Chi phí vận hành
78058
115865
115865
115865
115865
115865
115865
115865
115865
115865
6
Dòng tiền trớc thuế
-120287
-18011.8
28231
28231
28231
28231
28231
28231
28231
28231
139505.6
7
Thuế
8887
16002
16002
16002
16002
16002
16002
16002
16002
16002
8
Dòng tiền sau thuế
-120287
-26899
12229
12229
12229
12229
12229
12229
12229
12229
123504
9
Tỷ suất chiết khấu
12%
10
Chỉ tiêu NPV
-50298
11
Chỉ tiêu IRR
5%
12
Chỉ tiêu T
phụ lục 10: Tính toán hiệu quả tài chính - PHơng án chi phí vận hành tăng 20%
ĐVT: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu/Năm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Vốn đầu t TSCĐ
-45030
2
Nhu cầu vốn lu động
0
75257
111275
111274.58
111274.58
111274.58
111274.58
111274.58
111274.58
111274.58
111274.58
3
Nhu cầu VLD tăng thêm
-75256.82
-36017.76
0
0
0
0
0
0
0
0
111274.58
4
Doanh thu
120080
180120
180120
180120
180120
180120
180120
180120
180120
180120
5
Chi phí vận hành
93669.6
139038
139038
139038
139038
139038
139038
139038
139038
139038
6
Dòng tiền trớc thuế
-120286.8
-9607.359
41082
41082
41082
41082
41082
41082
41082
41082
152356.58
7
Thuế
8887
16002
16002
16002
16002
16002
16002
16002
16002
16002
8
Dòng tiền sau thuế
-120287
-18494
25080
25080
25080
25080
25080
25080
25080
25080
136355
9
Tỷ suất chiết khấu
12%
10
Chỉ tiêu NPV
18342.91
11
Chỉ tiêu IRR
14%
12
Chỉ tiêu T
9N10T
phụ lục11: Tính toán hiệu quả tài chính - PHơng án chi phí vận hành tăng 20%, doanh thu tăng 10%
ĐVT: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu/Năm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Vốn đầu t TSCĐ
-45030
2
Nhu cầu vốn lu động
0
75257
111275
111274.6
111274.6
111274.6
111274.6
111274.6
111274.6
111274.6
111274.6
3
Nhu cầu VLD tăng thêm
-75256.82
-36017.76
0
0
0
0
0
0
0
0
111274.6
4
Doanh thu
132088
198132
198132
198132
198132
198132
198132
198132
198132
198132
5
Chi phí vận hành
93669.6
139038
139038
139038
139038
139038
139038
139038
139038
139038
6
Dòng tiền trớc thuế
-120286.8
2400.641
59094
59094
59094
59094
59094
59094
59094
59094
170368.6
7
Thuế
8887
16002
16002
16002
16002
16002
16002
16002
16002
16002
8
Dòng tiền sau thuế
-120287
-6486
43092
43092
43092
43092
43092
43092
43092
43092
154367
9
Tỷ suất chiết khấu
12%
10
Chỉ tiêu NPV
114754
11
Chỉ tiêu IRR
26%
12
Chỉ tiêu T
5N5T
tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
PGS.TS Phan Thị Thu Hà, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà Nội.
PGS.TS Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, NXB Tài chính, Hà Nội.
PGS.TS Lưu Thị Hương (2005), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội
PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2006), Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.
TS. Đặng Minh Trang (2002), Tính toán dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.
TS Nguyên Xuân Thủy& Bùi Văn Đông (1995), Quyết định dự toán vốn đầu tư ( dịch từ nguyên bản của Harold - Bierman & Seymour S.Midt)
Vũ Kông Trứ ( 2007), Chặng đường 30 năm và những định hướng cho giai đoạn phát triển mới của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, Tạp chí Ngân hàng số 6/2007.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ/NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng với ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư năm 2005.
Tiếng Anh
Brealey & Myers & Marcus (2001), Fundamental of corporate finance, McGraw-Hill.
Shelagh Heffernan (2003), Modern Banking, John Wiley & Sons Ltd.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng.DOC