Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt-Chi nhánh Quảng Bình

Chi nhánh cần có chế độ thưởng phạt phân minh, gắn lợi ích với hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng tín dụng cũng như giảm nợ quá hạn, nợ khó đòi. + Bố trí sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng phải phù hợp với vị trí yêu cầu của từng công việc. Phân rõ trách nhiệm pháp lý của từng vị trí công tác đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm. + Phân loại cán bộ tín dụng để từ đó giao phụ trách từng nhóm khách hàng cho phù hợp trình độ quản lý của cán bộ tín dụng nhằm hiệu quả cao và quản lý chặt chẽ khách hàng. + Tổ chức những buổi trao đổi về nghiệp vụ thường xuyên hơn để cán bộ tín dụng học tập lẫn nhau, giao cho cán bộ cũ kèm cặp cán bộ mới và chấn chỉnh lại nơi làm việc cho gọn gàng, sạch đẹp. + Tiếp tục nâng cao phong cách phục vụ văn minh lịch sự, tận tình với khách hàng, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ kinh doanh. + Đào tạo cán bộ có chuyên môn môn nghiệp vụ và sử dụng vi tính tốt nhằm đáp ứng được yêu cầu của công nghệ mới

pdf117 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt-Chi nhánh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tâm, xuyên suốt trong việc mở rộng quy mô, tăng trưởng thị phần của chi nhánh, do đó tập trung tối đa mọi nguồn lực mở rộng phát triển khách hàng, đặc biệt là các khách hàng tiềm năng có lợi thế phát triển trên địa bàn như: Du lịch, dịch vụ; sản xuất kinh doanh điện, khai thác khoáng sản, kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh mặt hàng gỗ nguyên liệu và thương mại hàng tiêu dùng. + Chú trọng thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và hiệu quả, theo đó tập trung huy động vốn các nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, đảm bảo tính ổn định về quy mô. Tìm mọi biện pháp tiếp cận chăm sóc thu hút thị phần nguồn tiền gửi giá rẻ từ các khách hàng là các TCKT đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh. + Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức kinh doanh đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khách hàng theo hướng: Có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm quản lý, có mối quan hệ xã hội, kĩ năng tốt và phẩm chất đạo đức trong sáng. Trường Đại học Kinh ế Huế 76 + Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng cho vay, thanh toán với chất lượng cao nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích Ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, ưu tiên phát triển tín dụng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tư nhân có đủ điều kiện tín dụng và hoạt động hiệu quả, tăng thu phí dịch vụ, phục vụ tốt mọi thành phần kinh tế + Đẩy mạnh phát triển công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro, đồng thời tạo mạng lưới hoạt động rộng lớn cho Ngân hàng. + Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị Ngân hàng hiện đại; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ. + Tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện giao dịch, đáp ứng nhu cầu kinh doanh. 3.1.2. Mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng cho vay của Chi nhánh Nhằm đạt được những mục tiêu phát triển của chi nhánh, Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt-CN Quảng Bình đặt ra những mục tiêu trong hoạt động tín dụng cho vay trong thời gian tới như sau: + Từng bước nâng cao chất lượng tín dụng cho vay, tăng trưởng quy mô hợp lý gắn với an toàn, chất lượng, hiệu quả. Khống chế tỷ lệ nợ xấu ngang mức trung bình của hệ thống. Xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng gắn liền với việc lành mạnh hóa tài chính nói chung và tăng vốn tự có nói riêng để nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng. + Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng cho vay theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng; đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng cho vay. + Dư nợ cho vay tăng lũy kế qua các tháng và tổng dư nợ tính đến hàng năm tăng hơn năm trước. Trong đó, dư nợ trung, dài hạn phấn đấu giữ mức tăng trưởng như các năm qua. + Nâng cao thị phần tín dụng cho vay, phấn đấu đứng thứ 01 hoặc thứ 02 trên tổng số Ngân hàng ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trườ g Đại học Kinh tế Huế 77 + Nâng cao hiệu quả kinh doanh đạt lợi nhuận từ 10-15 tỷ đồng/ năm. Duy trì và phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống, phát triển và mở rộng các dịch vụ mới. Phát triển các dịch vụ bảo lãnh, chuyển tiền quốc tế và đặc biệt là phải phát triển các dịch vụ về thẻ. + Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các dịch vụ Ngân hàng 3.2. Giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình Chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình những năm gần đây đều khá tốt, tỉ lệ nợ quá hạn luôn luôn ở mức kiểm soát. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục. Do vậy, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển vững chắc của Ngân hàng TMCP TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình thì việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay như sau: 3.2.1. Hoàn thiện công tác quản trị nội bộ trong Ngân hàng Như đã đề cập ở trên, tuy chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đó chi nhánh cần: Tập trung tổng kết công tác đạt được năm 2017, đánh giá những mặt được và chưa được, đề ra công việc cụ thể phải làm trong năm 2018 và tầm nhìn đến 2025. Từng bộ phận phải phối hợp làm việc với nhau nhịp nhàng, tránh chồng chéo. Phòng kế toán ngân quỹ phải luôn tìm hiểu thị trường tiền tệ trong, ngoài nước và điều kiện cụ thể của mình để đề ra các giải pháp, phương hướng hoạt động của đơn vị mình thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh được giao trong năm 2017 và các năm tới. 3.2.2. Hoàn thiện công tác tín dụng cho vay a. Chính sách tín dụng cho vay Ngân hàng phải hoạch định một chính sách tín dụng cho vay thích hợp cho Ngân hàng để từ đó xác định phương hướng sử dụng các nguồn vốn hiện có, quy mô vay vốn, giới hạn vay vốn, các loại hình cho vay và đặc biệt là xác định được lĩnh vực tài trợ mũi nhọn của Ngân hàng để có các quyết định tín dụng cho vay hợp lý. Trường Đại h ̣c Kinh tế Huế 78 Hơn nữa hoạt động tín dụng cho vay của Ngân hàng lại mang tính chất thời kỳ. Vì vậy, việc xây dựng chính sách tín dụng cho vay cho Ngân hàng một cách phù hợp cho từng thời kỳ là rất cần thiết. Từ việc xây dựng chính sách tín dụng cho vay Ngân hàng cho từng thời kỳ, Ngân hàng có được quyết định thực hiện chính sách mở rộng hay thu hẹp tín dụng cho vay đối với từng đối tượng khách hàng trong từng thời kỳ cụ thể. Việc xây dựng chính sách tín dụng cho vay cho từng thời kỳ cần dựa vào những yếu tố sau: + Sự tác động của các chính sách kinh tế của nhà nước đến hoạt động cho vay và hoạt động của các ngành kinh tế trong từng thời kỳ, chính sách này sẽ giúp trách các rủi ro có thể xảy ra đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng đặc biệt là các rủi ro do thay đổi chính sách. + Từ nghiên cứu, phân tích nhu cầu thị trường để có cái nhìn tổng quát về nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của các ngành sản xuất, kinh doanh trong thời điểm hiện tại và tương lai. Từ đó Ngân hàng nắm bắt được khả năng mở rộng hay thu hẹp của các ngành nghề để đưa ra nhưng quyết định mở rộng của môi trường kinh doanh, hạn chế và ngăn ngừa nợ quá hạn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng cần xây dựng những chính sách tín dụng cụ thể theo khu vực lĩnh vực hoạt động như chính sách sản phẩm dịch vụ tín dụng, chính sách ưu đãi tín dụng đối với vùng kinh tế trọng điểm như: Khu công nghiệp, dịch vụ khu chế xuất - chế biến nông sản là điều rất quan trọng. b. Chính sách ưu đãi về lãi suất - Đối với khách hàng tiềm năng, ngân hàng nên xem xét và áp dụng một lãi suất cho vay ưu đãi nhằm giữ chân và tạo quan hệ lâu dài. Khuyến khích những khách hàng này sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. - Đối với những khách hàng mới, cần một lượng lớn thì các cán bộ tín dụng nên đánh giá khách quan mức độ rủi ro của phương án, nhằm khuyến khích khách hàng thì ngân hàng có thẻ hạ lãi suất cho vay nhưng đồng thời tăng biên độ lãi suất có điều chỉnh 3 tháng, 6 tháng để tránh rủi ro có thể xảy ra. Trường Đại h ̣c Kin tế Huế 79 c. Mở rộng quy mô tín dụng cho vay đối với các khách hàng có chất lượng Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt và nhiều rủi ro như hiện nay, Ngân hàng TMCP TMCP Bưu Điện Liên Việt - chi nhánh Quảng Bình cần tập trung mở rộng và thu hút khách hàng có chất lượng. Những khách hàng chất lượng bao gồm những khách hàng mang tính chiến lược, có uy tín tốt và khả năng tài chính tốt, có mối quan hệ lâu năm với Ngân hàng, và các khách hàng đang trong giai đoạn phát triển có nhiều tiềm năng trong tương lai. Ngân hàng cần mở rộng quy mô tín dụng đối với các khách hàng này thông qua một số biện pháp sau: d. Đa dạng hóa đối tượng khách hàng - Đối với nhóm khách hàng có uy tín và hoạt động hiệu quả và các khách hàng truyền thống, Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ chặt chẽ thông qua các chính sách ưu đãi về lãi suất, phí suất, mua bán ngoại tệ, các dịch vụ tư vấn, thời gian thực hiện thủ tục hành chính và thực hiện giao dịch được rút ngắn - Đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Ngân hàng cần mở rộng và chú trọng đầu tư cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, công ty TNHH tư nhân có thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo đủ điều kiện vay vốn, mở rộng cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên của các cơ quan làm ăn có hiệu quả, thu nhập ổn định, phấn đấu, tăng trưởng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh, Công ty cổ phần đạt trên 60% tổng dư nợ để từ đó tăng lãi suất đầu ra, đảm bảo an toàn vốn. - Ngân hàng nên tăng cường tập trung vốn vào các doanh nghiệp sản xuất điện, nước, khí đốt, các ngành công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu. - Đối với khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là đối tượng khách hàng có tính chiến lược, có lợi thế về trình độ quản lý hiện đại, công nghệ tiên tiến, tình hình tài chính và thông tin về hoạt động kinh doanh khá là minh bạch, thuận lợi cho quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng. Để mở rộng đối tượng khách hàng này, Ngân hàng cần đẩy mạnh góp vốn cho vay đồng tài trợ cũng với các NHTM liên doanh trên địa bàn. Trườ Đại học K nh tế Huế 80 - Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng về các sản phẩm tín dụng và nhu cầu phát sinh nhằm hoàn thiện quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ và chế độ chăm sóc khách hàng tốt hơn. e. Có chính sách chăm sóc đối với từng đối tượng khách hàng Hàng quý tiến hành phân loại khách hàng theo những tiêu thức cụ thể của Ngân hàng LienvietPost bank, phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá khách hàng đúng thực chất để từ đó có những chính sách tín dụng cho vay đối với từng nhóm khách hàng. - Khách hàng tiềm năng: Đối với nhóm khách hàng chưa vay vốn tại Ngân hàng mà đang vay vốn tại Ngân hàng khác hoặc chưa từng vay vốn của Ngân hàng nào. Ngân hàng căn cứ vào đặc điểm, nhu cầu của khách hàng kết hợp với khảo sát thị trường và đánh giá kết quả đó, từ đó Ngân hàng xây dựng thị trường mục tiêu, lên kế hoạch chương trình tuyên truyền và quảng bá sản phẩm cho vay phù hợp. Các phương thức tuyên truyền có thể thông qua các phương tiện truyền thông, biển quảng cáo tại các điểm giao dịch của Ngân hàng, tiếp thị và tư vấn trực tiếp qua điện thoại, tài liệu, tổ chức hội nghị Đối với khách hàng ngừng vay vốn tại Ngân hàng: Ngân hàng theo dõi biến động trong hoạt động của khách hàng, tìm hiểu nguyên nhân khách hàng ngừng giao dịch với Ngân hàng, sau đó thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng, thuyết phục khách hàng tiếp tục qua lại vay vốn tại Ngân hàng. - Khách hàng chủ yếu: Ngân hàng thường xuyên quan tâm và chăm sóc khách hàng hiện tại, nhằm tạo mối quan hệ tốt, lâu bền để kích thích gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng thông qua các hoạt động như: Cập nhật và phân tích các thông tin của khách hàng về số lượng và đối tượng khách hàng, về doanh số và số dư của từng loại sản phẩm, dịch vụ. Tổ chức điều tra, khảo sát lấy ý kiến của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng. - Khách hàng mục tiêu: Đây là nhóm khách hàng có tầm quan trọng lớn tới Ngân hàng trong sự duy trì tính ổn định về nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Ngân hàng cần thực hiện các Trườ g Đại học Kinh tế Huế 81 hình thức khuyến mãi đặc biệt, tặng quà nhân dịp các sự kiện lớn, ưu tiên giải quyết các yêu cầu và ý kiến của khách hàng. Đồng thời chủ động trong việc tìm hiểu sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng f. Nâng cao công tác xếp hạng tín dụng Mô hình nhận biết, đo lường, rủi ro cũng như chính sách khách hàng, phân loại tài sản, của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình hiện nay dựa trên trụ cột là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống này có những ưu việt của nó, tuy nhiên cũng còn có một số điểm cần cải thiện như: - Còn có tính chất cảm tính trong các các tiêu chí xếp hạng, chi nhánh cần chuẩn hoá các tiêu chí để khi chấm điểm khách hàng khách quan hơn và chuẩn xác hơn. - Xây dựng lại quy trình khởi tạo, phê duyệt xếp hạng rủi ro tín dụng, tránh tình trạng bộ phận khởi tạo vừa là bộ phận phê duyệt cũng lại chính là bộ phận “hưởng lợi” từ kết quả xếp hạng đó. - Xây dựng hệ thống Ngân hàng cốt lõi, kho dữ liệu cần được thường xuyên cập nhật, tính chính xác của số liệu, thông tin cần chính xác hơn. h. Tăng cường công tác quản lý tín dụng cho vay *Xử lý hiệu quả các khoản nợ - Cơ cấu lại các khoản nợ: Phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ đã được xử lý rủi ro để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi thông qua phân tích nợ có tài sản đảm bảo, không có tài sản đảm bảo, thực trạng tài sản thế chấp có thể xử lý thu hồi nợ, phương án xử lý và vận dụng các giải pháp, chính sách của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng để xử lý. - Xử lý kiên quyết những trường hợp khách hàng chây ỳ không chịu trả nợ như xiết nợ tài sản hoặc khởi kiện. - Giao khoán triệt để thu hồi nợ rủi ro cho cán bộ tín dụng thu nợ rủi ro nhằm tận thu cả gốc và lãi tăng thu nhập cho Ngân hàng. - Quan hệ chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng có liên quan trong việc cho vay, thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. * Tăng cường quản lý các món vay Trường Đại học Kinh tế Huế 82 - Giám sát quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro đạo đức. Việc Ngân hàng giám sát các khoản vay sau giải ngân giúp kiểm soát được hàng vi của người vay vốn, đảm bảo đồng vốn đước sử dụng đúng hiệu quả, mục đích. Nếu việc giám sát không được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, nhiều khả năng khách hàng sẽ sử dụng tiền vay vào các mục đích khác dẫn đến rủi ro tín dụng. - Cán bộ tín dụng phải nắm rõ các nguồn thu của khách hàng và yêu cầu khách hàng phải thực hiện việc thanh toán cho đơn vị Ngân hàng. Thường xuyên kiểm tra các tài khoản của khách hàng là một phương thức để đánh giá tình trạng tài chính của khách hàng có lành mạnh không. Nếu trong giai đoạn thực thi của dự án gặp khó khăn, không thực hiện được theo đúng kế hoạch có thể gây rủi ro cho Ngân hàng, cán bộ tín dụng phải cùng với chủ dự án tìm cách giải quyết, yêu cầu điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phải có biện pháp để thu nợ về. * Tăng cường công tác thẩm định tài chính dự án - Công tác thẩm định dự án của Ngân hàng đối với khách hàng là không thể thiếu được khi thực hiện một khoản vay. - Đối với việc cho vay trung và dài hạn thì công tác thẩm định rất là phức tạp và khó khăn, công việc đó đòi hỏi khả năng phân tích, đánh giá và dự báo một cánh chính xác của cán bộ thẩm định tín dụng về các dự án của khách hàng. - Cán bộ tín dụng không chỉ đóng vai trò là người phân tích đánh giá mà còn là người tư vấn dầy dạn kinh nghiệm để có thể đưa ra các lời khuyên hữu ích cho các dự án của khách hàng. Điều đó vừa đem lại lợi ích cho khách hàng vừa đảm bảo an toàn cho đồng vốn tín dụng Ngân hàng. Do vậy, trong quy trình cho vay thì việc làm tốt công tác thẩm định tín dụng góp phần rất quan trọng tới hiệu quả khoản tín dụng. - Ngoài ra, việc thu hồi nợ nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào sự phù hợp giữa thời hạn cho vay và chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sự phù hợp đó thể hiện ở chỗ khi nào thì doanh nghiệp phát sinh doanh thu và đó chính là nguồn trả nợ vay cho Ngân hàng. Trườ g Đại họ Kin tế Huế 83 Như vậy, vấn đề đặt ra là phải chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, nhân viên tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên tín dụng nhằm tạo nên sự đồng bộ trong hoạt động kinh doanh tín dụng cho vay của Ngân hàng đồng thời có các hình thức khen thưởng vật chất xứng đáng với kết quả mà cán bộ tín dụng đem lại cho Ngân hàng, áp dụng việc xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ tín dụng không có tinh thần trách nhiệm với công việc để phát sinh thêm nhiều nợ quá hạn. * Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát - Nâng cao chất lượng cho vay hạn chế nợ quá hạn phát sinh mới, bằng các biện pháp như: Hạn chế và loại dần việc đầu tư các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thẩm định chắc chắn các món vay phát sinh, thường xuyên kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Một món vay phải định kỳ kiểm soát sau cho vay để nắm tình hình biến động và có hướng thu nợ, xử lý kịp thời khi có chiều hướng xấu. - Nâng dần tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản trong tổng dư nợ như quản lý lô hàng, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, đối với các đơn vị. - Hàng quý tổ chức phân tích chất lượng tín dụng cho vay từ đó đánh giá và phân loại nợ để có biện pháp xử lý đối với từng loại nợ. - Xếp loại doanh nghiệp để đánh giá đầy đủ các mặt của doanh nghiệp để đầu tư. - Thực hiện đầy đủ các quy trình cho vay theo đúng văn bản chế độ vay vốn của ngành cũng như hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. - Nâng cao chất lượng thẩm định cho cán bộ tín dụng. - Thay đổi cơ cấu đầu tư, tăng tỷ trọng đầu trung dài hạn cân đối giữa đầu tư các thành phần kinh tế. - Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra theo chuyên đề nhằm đảm bảo thực hiện đúng qui trình thủ tục, chế độ quy định, đảm bảo hiệu quả và an toàn vốn. * Hoàn thiện chính sách về tài sản đảm bảo - Ngân hàng TMCP TMCP Bưu Điện Liên Việt – chi nhánh Quảng Bình nên phân công cán bộ chuyên định giá tài sản đảm bảo: Công tác định giá có ý nghĩa to lớn trong quyết định cho vay của Ngân hàng. Bộ phận này gồm những cán bộ tín Trườ g Đại học K nh tế Huế 84 dụng có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn, thường xuyên được bổ sung nguồn kiến thức về mọi vấn đề có liên quan tới việc định giá các tài sản đảm bảo có cấu trúc phức tạp như công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng - Ngân hàng nên xây dựng hệ thống kho đủ tiêu chuẩn để quản lý vật tư, hàng hóa, tài sản được cầm cố: Nếu Ngân hàng có kho bãi đầy đủ và đạt tiêu chuẩn thì có thể chấp nhận các tài sản hình thành từ vốn vay để làm hàng hóa, vật tư đảm bảo việc giải chấp trên cơ sở thanh toán của người vay * Đa dạng hóa các hình thức cho vay Với phương châm “không nên cho trứng vào cùng 1 giỏ”, chi nhánh không nên tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, thành phần kinh tế, thời hạn cho vay và đa dạng danh mục khách hàng. Chi nhánh cần xác định mục tiêu tại từng thời điểm, nghiên cứu kỹ thị trường để đưa ra chính sách phù hợp sao cho lợi nhuận thu được là lớn nhất. Để đạt được những điều nói trên thì chi nhánh cần nghiên cứu kỹ xu hướng của thị trường, nắm vững nhu cầu của từng khách hàng để từ đó tư vấn cho khách hàng lựa chọn được hình thức vay vốn phù hợp. Bên cạnh đó chi nhánh cần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ của mình để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Như vậy việc đa dạng hóa trong việc cho vay giúp chi nhánh giảm thiểu tối đa các rủi ro, đồng thời thu hút thêm khách hàng mới, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. * Đơn giản hoá những thủ tục cho vay Hoạt động kinh doanh cho vay của Ngân hàng là hoạt động kinh doanh rủi ro vì vậy vấn đề an toàn vốn luôn được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế khi cho vay Ngân hàng thường đưa ra những điều kiện vay vốn hết sức chặt chẽ nhằm an toàn đồng vốn và đảm bảo có lãi. Song khách hàng vay vốn bao giờ cũng ngại các thủ tục xét duyệt rườm rà, phiền hà cho khách hàng đến giao dịch, đây là một rào cản rất lớn thường gây tâm lý e ngại cho khách hàng. Chính vì vậy mà Ngân hàng cần đơn giản hoá hồ sơ vay, thống nhất các mẫu biểu và thực hiện nhanh chóng các thủ tục này. Một số thủ tục Ngân hàng có thể làm thay khách hàng vì Ngân hàng sẽ thực hiện nhanh hơn, đỡ tốn kém thời gian và có thể giành nhiều thời gian vào công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát thực tế. Trường Đại học Kin tế Huế 85 3.2.3. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt nói chung và Ngân hàng TMCP TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình nói riêng mặc dù công nghệ đã được chú trọng và nâng cao so với các Ngân hàng khác nhưng công nghệ thông tin phục vụ công tác cho vay vẫn còn lạc hậu, việc tra cứu thông tin rất khó khăn. Do đó chi nhánh cần nâng cấp hơn nữa công nghệ thông tin phục vụ hoạt động tín dụng của Chi nhánh, cần đẩy mạnh tiến độ hiện đại hóa các mặt dịch vụ, cập nhật kịp thời các ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến thủ tục nhằm giúp khách hàng tiếp cận dễ dàng với đồng vốn. 3.2.4. Thực hiện chiến lược marketing hiệu quả Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì vai trò của marketing rất quan trọng trong việc quảng bá và giới thiệu hình ảnh Ngân hàng mình trong con mắt người tiêu dùng. Không ai có thể phủ nhận vai trò của marketing trong quá trình phát triển của doanh nghiệp nói chung và của Ngân hàng nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Chính marketing đã giúp khách hàng hiểu hơn về Ngân hàng và các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp, nó là cầu nối giúp Ngân hàng đến gần với khách hàng hơn. Do đó xây dựng một chiến lược Marketing đúng đắn là một trong những biện pháp giúp Ngân hàng quảng bá được hình ảnh của mình trên thị trường và tư vấn cho khách hàng những điều thực sự cần thiết trong quá trình vay vốn và sử dụng nguồn vốn đã vay. Chi nhánh nên mở rộng quan hệ, dùng nhiều biện pháp Marketing để các doanh nghiệp biết về chi nhánh và chất lượng phục vụ của mình nhằm thu hút lượng khách hàng có uy tín. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng nên thực hiện chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp có quan hệ vay vốn lâu dài với chi nhánh mình. Ngoài ra, chi nhánh nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra và tổ chức khen thưởng đối với cán bộ làm việc tốt, mở rộng quan hệ với khách hàng, nhiệt tình giúp đỡ khách hàng. Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt trong xu thế nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển và có nhiều Ngân hàng cạnh tranh như Sacombank, ACB, VP Bank. Nếu không chú trọng công tác này thì không những Ngân hàng không thu hút được lực lượng khách hàng mới mà còn khó có thể giữ được khách hàng cũ. Trường Đại học Kinh tế Huế 86 3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Con người là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cung cấp dịch vụ của Ngân hàng. Muốn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cần thiết phải củng cố, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ quản lý điều hành trực tiếp hoạt động tín dụng nói riêng cần phải có: + Lập trường tư tưởng vững vàng với mục tiêu phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mỗi cán bộ công nhân viên phải là một tấm gương về tinh thần đạo đức cách mạng, ý thức kỷ luật cao vì Ngân hàng huy động tiền gửi để cho vay, mọi thất thoát rủi ro đều gây nên thiệt hại tài sản của nhà nước, của nhân dân và ảnh hưởng đến nền kinh tế-chính trị của đất nước. + Có kiến thức chuyên môn giỏi, nắm bắt nhanh nhạy các chính sách của NHNN Việt Nam cũng như của Đảng, nhà nước. Biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt cho từng vị trí công tác được giao. + Ngoài tiêu chuẩn mà mỗi cán bộ làm công tác tín dụng phải có như trên, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ yêu cầu của từng vị trí công tác trong hoạt động tín dụng mà có tiêu chuẩn riêng cho phù hợp. Để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp sau: + Tổ chức thi tuyển một cách công bằng, nghiêm túc, khách quan, tuyển chọn những người có năng lực, tâm huyết với nghề, ưu tiên người có kinh nghiệm. + Tiếp tục nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại để cán bộ tín dụng có đủ chuyên môn cũng như kiến thức về kinh tế thị trường. Khuyến khích cán bộ học tập, đi nghiên cứu, nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước. + Phối hợp với trung tâm điều hành, các NHTM khác và các cơ quan chính phủ tổ chức các hội thảo về phương pháp đánh giá tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng, các thông số thẩm định kết quả tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp, vấn đề thông tin phòng chống rủi ro, tổ chức cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi nhằm Trườ g Đại học Kinh tế Huế 87 khuyến khích cán bộ tín dụng học hỏi kinh nghiệm từ các Ngân hàng bạn, đồng thời cập nhật những thông tin mới từ phía chính phủ. + Chi nhánh cần có chế độ thưởng phạt phân minh, gắn lợi ích với hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng tín dụng cũng như giảm nợ quá hạn, nợ khó đòi... + Bố trí sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng phải phù hợp với vị trí yêu cầu của từng công việc. Phân rõ trách nhiệm pháp lý của từng vị trí công tác đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm. + Phân loại cán bộ tín dụng để từ đó giao phụ trách từng nhóm khách hàng cho phù hợp trình độ quản lý của cán bộ tín dụng nhằm hiệu quả cao và quản lý chặt chẽ khách hàng. + Tổ chức những buổi trao đổi về nghiệp vụ thường xuyên hơn để cán bộ tín dụng học tập lẫn nhau, giao cho cán bộ cũ kèm cặp cán bộ mới và chấn chỉnh lại nơi làm việc cho gọn gàng, sạch đẹp. + Tiếp tục nâng cao phong cách phục vụ văn minh lịch sự, tận tình với khách hàng, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ kinh doanh. + Đào tạo cán bộ có chuyên môn môn nghiệp vụ và sử dụng vi tính tốt nhằm đáp ứng được yêu cầu của công nghệ mới. + Tiếp tục giao khoán triệt để đến từng cán bộ để nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong công tác tín dụng như tăng trưởng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, tăng trưởng khách hàng, thu lãi nợ quá hạn, nợ rủi ro, chú trọng mở rộng tín dụng với nâng cao chất lượng tín dụng. Gắn kết quả đạt được của cán bộ tín dụng để trả lương hàng tháng, căn cứ vào kết quả đạt được của từng cán bộ tín dụng để trả lương. + Hàng tháng lãnh đạo phòng căn cứ vào kết quả công việc từ đó có cơ sở phân loại đánh giá cán bộ. +Trong điều kiện hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, hoạt động ngành Ngân hàng phải thường xuyên đào tạo bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ, trang bị các kiến thức nội ngành và ngoài ngành cho đội ngũ cán bộ để họ thích hợp và nắm bắt kịp thời những yêu cầu của Ngân hàng hoạt động trong cơ chế thị trường. Trường Đại học Ki h tế Huế 88 3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đẩy mạnh phòng ngừa rủi ro Hoạt động chính của Ngân hàng là kinh doanh nghĩa là mỗi Ngân hàng phải tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình sao cho luôn đạt được mục đích cuối cùng là đảm bảo an toàn kinh doanh và khả năng sinh lời. Song để đảm bảo khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh trước hết Ngân hàng phải đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh, nhưng tránh được rủi ro là điều rất khó. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn ở trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển, hoặc sẽ rơi vào tình trạng bế tắc kéo dài hoặc phá sản. Các doanh nghiệp khi vay vốn chỉ cung cấp một lượng thông tin tối thiểu, không hoàn toàn chính xác, mang tính chủ quan vì họ không muốn công khai những hoạt động, bí mật kinh doanh của mình, gò ép những số liệu về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp để dễ dàng vay vốn Ngân hàng... Chính vì vậy để tránh rủi ro, chi nhánh cần yêu cầu các doanh nghiệp phải thường xuyên báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp, nếu hiệu quả kinh doanh biểu hiện không tốt thì phải nhờ đến sự tư vấn của Ngân hàng để có hướng đi khác không để xảy ra tình trạng xấu nhất. Rủi ro thanh toán là một trong những rủi ro lớn của Ngân hàng cho nên việc cho vay để đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp và thu hồi được vốn tạo lợi nhuận cho Ngân hàng là rất quan trọng, Ngân hàng không nên cho vay tràn lan dẫn đến không thu hồi được vốn. Chi nhánh phải xem xét thật kỹ trước khi xét duyệt cho vay đặc biệt là đối với các dự án cho vay trung- dài hạn. Việc làm này của chi nhánh sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình thường, đồng thời chi nhánh cũng tránh được các rủi ro có thể xảy ra và có thể thu được cả gốc lẫn lãi. 3.2.7. Tích cực huy động các nguồn vốn để đảm bảo nguyên tắc cân bằng về mặt tài chính Tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu để cho vay nhưng mỗi loại tiền gửi có đặc điểm và tính chất biến động khác nhau. Mức độ biến động của tiền gửi quyết định Trường Đại họ K n tế Huế 89 kết cấu tài sản dự trữ, tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung, dài hạn vì vậy trong hoạt động về vốn luôn chứa đựng hai loại rủi ro thanh toán và rủi ro lãi suất. Vì vậy trong nguyên tắc cân bằng về thời hạn giữa nguồn huy động và nguồn sử dụng, vốn ngắn hạn dùng để cho vay ngắn hạn, vốn trung, dài hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn và cấp tín dụng dưới hình thức thuê mua, nhưng theo quy định của nhà nước các Ngân hàng có thể sử dụng 1 phần vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn nhưng tỷ lệ này được NHNN quy định cụ thể, do đó, để nguồn vốn được sử dụng hiệu quả nhất chi nhánh nên tích cực huy động các nguồn vốn sao cho có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn ngắn hạn và trung, dài hạn. Ngoài ra, cần đẩy mạnh thu hút nguồn vốn nước ngoài, ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nguồn ngoại tệ cho khách hàng vay và thanh toán, đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh đối ngoại. Chi nhánh cần tổ chức tìm kiếm khách hàng mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế trong nước, nước ngoài, các công ty liên doanh, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân người nước ngoài, tăng cường khai thác nguồn vốn tài trợ uỷ thác của Chính phủ các nước. Thực hiện các chính sách ưu đãi về lãi suất, tỷ giá ưu đãi đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ. Đồng thời mở rộng các quan hệ đối ngoại, phát triển chiều sâu các quan hệ hợp tác quốc tế, không ngừng học tập kinh nghiệm và công nghệ Ngân hàng. Trườ g Đại học Kin tế Huế 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong hoạt động Ngân hàng, tín dụng cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất nhưng đồng thời nó cũng chính là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng không những ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng mà còn có thể ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng cho vay có ý nghĩa to lớn trong hoạt động của Ngân hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay nhằm hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn; tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn để có cơ hội phát triển. Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay không những góp phần vào sự ổn định nền kinh tế, điều tiết, cân bằng nguồn vốn lưu thông trên thị trường, thuận lợi trong việc giao thương, buôn bán, thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà còn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng giúp ngân hàng duy trì hoạt động và phát triển. Những năm qua, với sự nổ lực không ngừng trong công tác nâng cao tín dụng cho vay của tập thể cán bộ ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – CN Quảng Bình đã mang lại nhiều kết quả như: - Tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng đều qua các năm. - Tính an toàn trong các khoản vay của Ngân hàng từng bước được nâng cao, Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn giảm đã giảm đi một các đáng kể. - Từ mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng cho vay. Chi nhánh đã mở các lớp đào tạo, bồi dưởng cho cán bộ tín dụng, từ đó giúp các cán bộ tín dụng ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cho vay để cải thiện hơn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ đó làm việc có trách nhiệm và mang lại nhiều hiệu quả hơn. Bên cạnh những kết quả đạt được, ngân hàng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục, đó là: - Công tác đánh tài sản bảo đãm của khách hàng còn quá thấp so với thực tế, điều này khiến cho khách hàng không thể tiếp cận được nguồn vốn cần vay bởi tài sản của họ không được đánh giá theo đúng giá trị hiện tại trên thị trường. Trường Đại học Kinh tế Huế 91 - Quá trình thẩm định, hoàn thiện hồ sơ và tìm kiếm thông tin khách hàng mất khá nhiều thời gian, điều này dẫn đến hồ sơ luôn trong tình trạng quá tải và chậm giải ngân. - Công tác phê duyệt khoản vay còn qua quá nhiều khâu, nhiều thủ tục, nhiều phòng ban gây phiền hà cho khách hàng. Chính vì những tồn tại, hạn chế như trên, nên Chi nhánh cần phải đặt ra các giải pháp hoàn thiện như: - Giao trách nhiệm rà roát hồ sơ, thẩm định khách hàng cho cán bộ tín dụng và người quản lý trực tiếp. - Luôn mở các lớp đào tạo cho các cán bộ tín dụng nhằm nâng cao kiến thức, nhạy bén trong công tác thẩm định khách hàng. - Rút ngắn công tác phê duyệt giải ngân, lược bớt một số giấy tờ không cần thiết trong hồ sơ vay vốn của khách hàng. 2. Kiến nghị * Kiến nghị đối với Chính phủ - Hoàn thiện môi trường pháp lý và môi trường hoạt động cho các Ngân hàng và các DN. Bên cạnh Luật Ngân hàng, Nhà nước cần có những văn bản luật rõ ràng như: Luật đầu tư trong nước, Luật bảo hiểm...Việc ban hành các luật nói trên đảm bảo cho quan hệ vay vốn được dựa trên một nền tảng vững chắc, đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng. - Chấn chỉnh việc chấp hành chế độ kế toán và quản lý tài chính ở các doanh nghiệp nhằm đảm bảo số liệu chính xác, trung thực và kịp thời. Nhằm giúp cho các Ngân hàng có được các thông tin tài chính để phân tích tín dụng được chính xác. - Nhà nước cần xây dựng các chính sách kinh tế ổn định tránh gây ra những đột biến trong nền kinh tế gây ra những rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp và của Ngân hàng. - Nhà nước cần ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế. Các quy hoạch ngành, định hướng phát triển ngành, vùng cần được xây dựng cụ thể, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và ổn định. Trường Đại học Kinh tế Huế 92 * Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Hoàn thiện và tạo lập một môi trường pháp lý, hệ thống pháp luật cũng như các chính sách của Nhà nước để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng cho vay như: Quyền sở hữu tài sản, giải quyết tranh chấp tài sản... - Quy định hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng vay vốn để có cơ sở nhận định tình hình chất lượng cho vay của các TCTD. - NHNN cần có những chính sách tiền tệ phù hợp với tình hình biến động của nền kinh tế. Việc đầu tiên NHNN cần tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt để kiềm chế lạm phát đến mức thấp nhất. - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác dự báo, tiến hành phân tích diễn biến tiền tệ và tín dụng trên thị trường trong nước cũng như thế giới với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, lấy lợi ích Quốc gia làm trọng. - NHNN cần tiếp tục thực hiện chính sách lãi suất theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. - NHNN cần có các quy chế rõ ràng trong việc mua bán hạn mức tín dụng giữa các TCTD để các TCTD mua bán hạn mức tín dụng trong khuôn khổ cho phép để có thể cân đối cung cầu vốn tín dụng. * Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần TMCP Bưu Điện Liên Việt - Ngân hàng TMCP TMCP Bưu Điện Liên Việt cần thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, các lớp, khóa học phải xác định rõ ràng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là trang bị cho học viên trước hết là đạo đức nghề nghiệp, năng lực, kỹ năng cụ thể trong công việc thực tế, đáp ứng yêu cầu của vị trí công tác đang đảm nhận, hướng tới tính chuyên nghiệp. - Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt cần xây dựng hệ thống cập nhật thông tin một cách kịp thời, chính xác tình hình kinh tế, các chế độ chính sách của nhà nước, của Ngân hàng nhà nước từ đó kịp thời ban hành, có hướng dẫn chi tiết đối với toàn bộ các chi nhánh. - Ngân hàng cần nâng cấp hơn nữa trang thiết bị, công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng Ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. David Cox, Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia 2. Nguyễn Đăng Dờn, Quản trị Ngân hàng hiện đại, NXB Phương Đông, 2010 3. Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ). 4. Học viện Tài chính (2005) Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội 5. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” 6. Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh Quảng Bình, Báo cáo phân tích hoạt động, giám sát từ xa. 7. Ngân hàng nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng”. 8. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài”. 9. Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài”. 10. Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, báo cáo hoạt động kinh doanh – phòng Kế toán Ngân quỹ- Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình (2014, 2015, 2016, 2017), Trường Đại học Kinh tế Huế 94 11. Báo cáo tổng hợp số liệu: Dư nợ cho vay, huy động, tỷ lệ nợ quá hạn, nhóm nợ – phòng Giám sát hoạt động Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – CN Quảng Bình (31/12/2014;31/12/2015;31/12/2016; 31/12/2017) 12. Báo cáo thị phần hoạt động các Ngân hàng trên địa bàn tại thời điểm, 31/12/2014, 31/12/2015, 31/12/2016, 31/12/2017 - Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình (2014, 2015, 2016, 2017), 13. Luật các Tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 14. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước. 15. Quyết định số 20/VBHN-NHNN của Ngân hàng NN Việt Nam ngày 22/05/2014 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tính dụng đối với khách hàng. 16. Quyết định số 22/VBHN-NHNN của Ngân hàng NN Việt Nam ngày 04/06/2014 về việc Ban hành quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD. 17. Luật số 47/2010/QH12 :Luật các Tổ chức tín dụng. 18. Quyết định số 20/VBHN-NHNN của Ngân hàng NN Việt Nam ngày 22/05/2014 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tính dụng đối với khách hàng. Website 19. 20. www.sbv.gov.vn/ Trường Đại học Kinh tế Huế PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng khảo sát PHIẾU KHẢO SÁT Kính thưa ông/bà! Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình”. Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tôi rất cần sự giúp đỡ của quý ông/bà, thông qua trả lời những câu hỏi ở phiếu khảo sát này. Ý kiến của ông/bà sẽ đóng góp rất nhiều cho công việc nghiên cứu của tôi, cũng như góp phần cho ngân hàng hoàn chỉnh dịch vụ đến quý khách ngày một tốt hơn khi vay vốn và sử dụng các dịch vụ tín dụng. Tôi xin đảm bảo các số liệu được cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Xin chân thành cám ơn! Xin vui lòng đánh dấu chéo (x) vào các câu hỏi có ô vuông Thông tin cá nhân Câu 1: Độ tuổi □ Từ 20 đến 30 tuổi □ Từ 31 đến 40 tuổi □ Từ 41 đến 50 tuổi □ Trên 50 tuổi Câu 2: Giới tính □ Nam □ Nữ Câu 3: Trình độ học vấn □ Trung cấp □ Đại học □ Trên đại học □ Khác Câu 4: Loại hình □ Doanh nghiệp nhà nước □ Công ty TNHH □ DNTN □ Công ty CP □ Hộ tư nhân, cá thể □ Khác Câu 5: Mục đích vay tín dụng □ Đầu tư tài sản cố định □ Bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động SXKD □ Mục đích tiêu dùng □ Khác Câu 6: Hình thức đảm bảo khi vay □ Có tài sản đảm bảo □ Không có tài sản đảm bảo Câu 7: Xin vui lòng cho biết cho biết mức độ đồng ý của quý khách hàng với những nội dung trong bảng sau (Khoanh tròn vào ô thích hợp với ý kiến của ông/bà, vui lòng không để trống). 1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường 4. đồng ý 5. Rất không đồng ý TT Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 1 Đối tượng vay vốn đa dạng, Trường Đại học Kinh tế Huế phong phú 2 Điều kiện vay vốn đơn giản, thuận tiện 3 Thủ tục giải ngân nhanh gọn 4 Thiết lập mối quan hệ với NH dễ dàng 5 Nhân viên chăm sóc khách hàng tốt 6 Cơ sở vật chất, tiện nghi sang trọng 7 Vị trí các điểm giao dịch thuận lợi 8 Luôn giải quyết các thắc mắc nhanh chóng, hài lòng, đúng mực 9 Luôn thực hiện dịch vụ như đã hứa với khách hàng 10 Hướng dẫn hồ sơ đơn giản, dễ hiểu 11 Luôn hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn. 12 Tư vấn tốt về cơ hội kinh doanh 13 Tư vấn quản lý tài chính hiệu quả 14 Thông tin cung cấp cho khách hàng luôn chính xác 15 Cung cấp thông tin cho khách hàng đầy đủ Trường Đại học Kinh tế Huế 16 Nhân viên cung cấp thông tin kịp thời cho khách hàng 17 Bảo mật tốt thông tin khách hàng 18 Nhân viên NH thao tác chuyên nghiệp 19 Nhân viên hướng dẫn thủ tục cho khách hàng đầy đủ 20 Thái độ phục vụ lịch thiệp, thân thiên với khách hàng 21 Cán bộ ứng xử công bằng với mọi khách hàng 22 Sản phẩm cho say đa dạng, phong phú 23 Lãi suất vay cạnh tranh 24 Thời hạn vay vốn phù hợp với nhu cầu 25 Thời gian giải ngân vốn vay nhanh 26 Thời gian xét duyệt khoản vay nhanh 27 Đánh giá chung về chất lượng dịch vụ cho vay Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của quý Ông/bà! Trường Đại ọc Kinh tế Huế Phụ lục 2: Thống kê mô tả Độ tuổi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Từ 20 đến 30 tuổi 36 22.5 22.5 22.5 Từ 31 đến 40 tuổi 84 52.5 52.5 75.0 Từ 41 đến 50 tuổi 20 12.5 12.5 87.5 Trên 50 tuổi 20 12.5 12.5 100.0 Total 160 100.0 100.0 Trình độ học vấn Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Trung cấp 68 42.5 42.5 42.5 Đại học 76 47.5 47.5 90.0 Trên đại học 16 10.0 10.0 100.0 Total 160 100.0 100.0 Loại hình Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Doanh nghiệp nhà nước 4 2.5 2.5 2.5 Công ty TNHH 20 12.5 12.5 15.0 DNTN 16 10.0 10.0 25.0 Công ty CP 20 12.5 12.5 37.5 Hộ tư nhân, cá thể 92 57.5 57.5 95.0 Khác 8 5.0 5.0 100.0 Total 160 100.0 100.0 Hình thức đảm bảo khi vay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có tài sản đảm bảo 136 85.0 85.0 85.0 Trường Đại học Kinh tế Huế Không có tài sản đảm bảo 24 15.0 15.0 100.0 Total 160 100.0 100.0 Mục đích vay tín dụng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Đầu tư tài sản cố định 76 47.5 47.5 47.5 Bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động SXKD 32 20.0 20.0 67.5 Mục đích tiêu dùng 52 32.5 32.5 100.0 Total 160 100.0 100.0 Giới tính Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nam 96 60.0 60.0 60.0 Nữ 64 40.0 40.0 100.0 Total 160 100.0 100.0 Trường Đại học Kinh tế Huế Phụ lục 3: Cronbach’s Alpha Case Processing Summary N % Cases Valid 160 100.0 Excludeda 0 .0 Total 160 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .950 26 Trường Đại học Kinh tế Huế Phụ lục 4: EFA KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .783 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 7807.252 Df 325 Sig. .000 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulat ive % Total % of Variance Cumulativ e % Total % of Varianc e Cumulative % 1 12.532 48.199 48.199 12.532 48.199 48.199 6.758 25.993 25.993 2 4.814 18.514 66.713 4.814 18.514 66.713 4.825 18.558 44.551 3 2.984 11.479 78.191 2.984 11.479 78.191 4.572 17.584 62.135 4 1.701 6.543 84.734 1.701 6.543 84.734 3.767 14.487 76.622 5 1.403 5.398 90.131 1.403 5.398 90.131 3.513 13.510 90.131 6 .393 1.511 91.643 7 .314 1.209 92.852 8 .277 1.067 93.918 9 .244 .938 94.856 10 .227 .875 95.731 11 .175 .673 96.404 12 .155 .596 97.000 13 .134 .515 97.515 14 .131 .504 98.019 15 .114 .440 98.459 16 .102 .393 98.852 17 .083 .321 99.173 18 .062 .237 99.410 19 .042 .160 99.570 20 .033 .126 99.696 21 .029 .111 99.807 22 .021 .080 99.886 23 .013 .051 99.938 24 .010 .039 99.976 25 .004 .016 99.992 26 .002 .008 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 Đối tượng vay vốn đa dạng, phong phú .884 Điều kiện vay vốn đơn giản, thuận tiện .876 Thủ tục giải ngân nhanh gọn .799 Thiết lập mối quan hệ với NH dễ dàng .859 Trường Đại học Kinh tế Huế Nhân viên chăm sóc khách hàng tốt .793 Cơ sở vật chất, tiện nghi sang trọng .828 Vị trí các điểm giao dịch thuận lợi .836 Luôn giải quyết các thắc mắc nhanh chóng, hài lòng, đúng mực .780 Luôn thực hiện dịch vụ như đã hứa với khách hàng .693 Hướng dẫn hồ sơ đơn giản, dễ hiểu .898 Luôn hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn .867 Tư vấn tốt về cơ hội kinh doanh .869 Tư vấn quản lý tài chính hiệu quả .753 Thông tin cung cấp cho khách hàng luôn chính xác .665 -.641 Cung cấp thông tin cho khách hàng đầy đủ .719 -.536 Nhân viên cung cấp thông tin kịp thời cho khách hàng .794 Bảo mật tốt thông tin khách hàng .809 Nhân viên NH thao tác chuyên nghiệp .557 .675 Nhân viên hướng dẫn thủ tục cho khách hàng đầy đủ .505 .704 Thái độ phục vụ lịch thiệp, thân thiên với khách hàng .682 Cán bộ ứng xử công bằng với mọi khách hàng .500 .654 Sản phẩm cho say đa dạng, phong phú .877 Lãi suất vay cạnh tranh .857 Thời hạn vay vốn phù hợp với nhu cầu .855 Thời gian giải ngân vốn vay nhanh .877 Thời gian xét duyệt khoản vay nhanh .851 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 5 components extracted. Trường Đại học Kinh tế Huế Phụ lục 4: kiểm định giá trị trung binh One-Sample Test Test Value = 3 T df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Đối tượng vay vốn đa dạng, phong phú 9.196 159 .000 .625 .49 .76 Điều kiện vay vốn đơn giản, thuận tiện 8.645 159 .000 .675 .52 .83 Thủ tục giải ngân nhanh gọn 8.510 159 .000 .650 .50 .80 Thiết lập mối quan hệ với NH dễ dàng 7.247 159 .000 .600 .44 .76 Nhân viên chăm sóc khách hàng tốt 10.225 159 .000 .725 .58 .87 Cơ sở vật chất, tiện nghi sang trọng 7.896 159 .000 .650 .49 .81 Vị trí các điểm giao dịch thuận lợi 7.086 159 .000 .600 .43 .77 Trường Đại học Kinh tế Huế One-Sample Test Test Value = 3 t Df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Luôn giải quyết các thắc mắc nhanh chóng, hài lòng, đúng mực 8.701 159 .000 .575 .44 .71 Luôn thực hiện dịch vụ như đã hứa với khách hàng 9.850 159 .000 .600 .48 .72 Hướng dẫn hồ sơ đơn giản, dễ hiểu 5.515 159 .000 .425 .27 .58 Luôn hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn 8.701 159 .000 .575 .44 .71 Tư vấn tốt về cơ hội kinh doanh 7.404 159 .000 .525 .38 .67 Tư vấn quản lý tài chính hiệu quả 6.037 159 .000 .413 .28 .55 One-Sample Test Test Value = 3 t Df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Sản phẩm cho say đa dạng, phong phú 3.674 159 .000 .300 .14 .46 Lãi suất vay cạnh tranh 5.202 159 .000 .400 .25 .55 Thời hạn vay vốn phù hợp với nhu cầu 5.991 159 .000 .475 .32 .63 Thời gian giải ngân vốn vay nhanh 4.274 159 .000 .325 .17 .48 Thời gian xét duyệt khoản vay nhanh 3.873 159 .000 .325 .16 .49 Trường Đại học Kinh tế Huế One-Sample Test Test Value = 3 t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Nhân viên NH thao tác chuyên nghiệp 13.493 159 .000 .825 .70 .95 Nhân viên hướng dẫn thủ tục cho khách hàng đầy đủ 14.104 159 .000 .850 .73 .97 Thái độ phục vụ lịch thiệp, thân thiên với khách hàng 12.121 159 .000 .669 .56 .78 Cán bộ ứng xử công bằng với mọi khách hàng 12.245 159 .000 .681 .57 .79 One-Sample Test Test Value = 3 t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Thông tin cung cấp cho khách hàng luôn chính xác 5.069 159 .000 .400 .24 .56 Cung cấp thông tin cho khách hàng đầy đủ 4.892 159 .000 .375 .22 .53 Nhân viên cung cấp thông tin kịp thời cho khách hàng 6.164 159 .000 .450 .31 .59 Bảo mật tốt thông tin khách hàng 4.710 159 .000 .425 .25 .60 Trường Đại học Kinh tế Huế Phụ lục 5: Phân tích hồi quy Model Summaryf Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .779a .606 .604 .536 2 .850b .723 .719 .451 3 .915c .837 .834 .347 4 .925d .855 .852 .328 5 .934e .873 .869 .308 1.679 a. Predictors: (Constant), DU b. Predictors: (Constant), DU, TL c. Predictors: (Constant), DU, TL, TVHT d. Predictors: (Constant), DU, TL, TVHT, TC e. Predictors: (Constant), DU, TL, TVHT, TC, NLTD f. Dependent Variable: Đánh giá chung về chất lượng dịch vụ cho vay Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 1.281 .159 8.045 .000 DU .701 .045 .779 15.592 .000 1.000 1.000 2 (Constant) .485 .166 2.919 .004 DU .624 .039 .692 15.967 .000 .940 1.064 TL .315 .039 .352 8.117 .000 .940 1.064 3 (Constant) -.453 .156 -2.902 .004 DU .371 .039 .411 9.613 .000 .570 1.753 TL .369 .030 .411 12.165 .000 .914 1.095 TVHT .462 .044 .435 10.470 .000 .607 1.649 4 (Constant) -.513 .148 -3.468 .001 DU .320 .038 .355 8.393 .000 .520 1.923 TL .352 .029 .393 12.209 .000 .899 1.113 TVHT .348 .049 .327 7.111 .000 .440 2.272 TC .188 .042 .203 4.448 .000 .446 2.241 5 (Constant) -.919 .164 -5.593 .000 DU .301 .036 .334 8.328 .000 .513 1.950 TL .312 .028 .349 10.980 .000 .817 1.225 TVHT .276 .049 .259 5.684 .000 .395 2.531 TC .211 .040 .228 5.268 .000 .439 2.276 NLTD .209 .045 .156 4.639 .000 .726 1.378 a. Dependent Variable: Đánh giá chung về chất lượng dịch vụ cho vay Trường Đại học Kinh tế Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_tin_dung_cho_vay_tai_ngan_hang_tmcp_buu_dien_lien_viet_8359_2077265.pdf