Huy động tối đa nguồn vốn từ Trung ương, địa phương và các nguồn vốn
khác để đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu vốn của các hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác.
Nâng cao năng lực quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH với các tổ
chức hội nhận dịch vụ ủy thác trong việc kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng.
Tuyên truyền, động viên hộ nghèo, đối tượng chính sách tại các Tổ tiết kiệm
và vay vốn tích lũy, gửi tiết kiệm vào NHCSXH để tăng nguồn vốn hoạt động cũng
như tạo thói quen chi tiêu tiết kiệm tăng tích lũy vật chất cho các hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác.
Áp dụng nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ cho các đối tượng
chính sách. Kiên trì, kiên quyết thiết lập kỷ cương nhằm duy trì và không ngừng
nâng cao chất lượng giao dịch tại cá điểm giao dịch xã.
Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động nghiệp vụ tại điểm
giao dịch xã. Hiện đã đưa hoạt động nghiệp vụ tại điểm giao dịch xã đạt chuẩn như
giao dịch tại trụ sở NHCSXH. Đây là bước tiến lớn, thể hiện chất lượng phục vụ
của NHCSXH đối với người dân ngày một hoàn thiệb
144 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Triệu phong, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có chế tài, qui trách nhiệm cá nhân đối
với lãnh đạo UBND xã, phường trong xác nhận danh sách hộ nghèo vay vốn, đảm bảo
vốn vay đến được đúng đối tượng, tránh tình trạng lạm dụng nguồn vốn rẻ.
Thứ hai, thực hiện nghiêm túc việc trả nợ phân kỳ đến hạn. Hiện nay,
NHCSXH phân kỳ hạn cho vay hộ nghèo là hình thức, trường hợp người vay không
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
92
trả được nợ không cần làm thủ tục gia hạn nợ, không chuyển nợ quá hạn, khoản nợ
đó tự được chuyển sang kỳ hạn tiếp theo. Việc không thực hiện nghiêm túc việc trả
nợ này sẽ làm giảm ý thức trả nợ của hộ vay, tăng gánh nặng trả nợ khi đến cuối kỳ.
Để thực hiện nghiêm túc được qui định trả nợ này đòi hỏi NHCSXH phải có qui
định cụ thể về kỳ hạn trả nợ đối với từng đối tượng vay vốn, phải phù hợp với chu
kỳ SXKD để hộ vay có khả năng trả nợ.
Thứ ba, có cơ chế thu, chi rõ ràng đối với tài chính của Tổ TK&VV.
Theo quyết định 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị
NHCSXH về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV thì tổ
được NHCSXH chi trả hoa hồng cho các hoạt động nghiệp vụ về quản lý Tổ, quản
lý nợ vay, thực hiện ủy nhiệm cho NHCSXH trên cơ sở quy định của Nhà nước
từng thời kỳ và gắn với kết quả thực hiện công việc ủy nhiệm và chất lượng tín
dụng của Tổ.
Trong quy định, hộ nghèo và các ĐTCS vay vốn không phải trả bất kỳ một
khoản phí nào (được miễn phí làm hồ sơ, thủ tục), chỉ phải trả lãi suất tiền vay.
Nhưng Ban quản lý tổ, lãnh đạo Hội, đoàn thể có thể lợi dụng, họ có thể thu phí của
hộ vay dưới hình thức biến tướng là thu quỹ tổ. Việc chi tiêu của quỹ tổ cũng chưa
có qui định về giám sát và quyết toán quỹ tổ.
Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giao dịch xã (phường).
Việc giao dịch với khách hàng của NHCSXH thông qua tổ giao dịch xã
(phường) tại điểm giao dịch của NHCSXH tại trụ sở UBND xã (phường). Nhiệm vụ
của tổ giao dịch lưu động nhận hồ sơ xin vay, giải ngân, thu nợ,... với mục tiêu là hộ
vay không phải đến giao dịch tại trụ sở ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ
vay về phương tiện, chi phí đi lại. Để nâng cao chất lượng cho vay, phục vụ hộ
nghèo và các ĐTCS tốt nhất thì phải ngày càng nâng cao chất lượng tổ giao dịch xã
(phường) và điểm giao dịch xã (phường).
3.2.5. Giải pháp từ kết quả khảo sát
Đánh giá chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Triệu Phong chịu ảnh
hưởng bởi 5 nhân tố. Trong đó, nhân tố sự bảo đảm là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất
đến sự chất lượng tín dụng với hệ số Beta chuẩn hóa là 0,365, tiếp theo là nhân tố
độ tin cậy (hệ số Beta chuẩn hóa là 0,264); Sự cảm thông (hệ số Beta chuẩn hóa là
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
93
0,189); Hiệu quả phục vụ (hệ số Beta chuẩn hóa 0,178) và cuối cùng là nhân tố cơ
sở vật chất hữu hình (hệ số Beta chuẩn hóa là 0,147). Vì vậy, các giải pháp được
đưa ra theo thứ tự ưu tiên từ mức độ tác động lớn nhất đến bé nhất.
3.2.5.1. Đối với nhân tố sự bảo đảm
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố sự bảo đảm là nhân tố tác động mạnh
nhất đến đánh giá của khách hàng về chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Triệu
Phong (Beta = 0,365). Vì vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng, NHCSXH huyện
Triệu Phong cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:
Sau khi nguồn vốn vay đến tay hộ nghèo và các ĐTCS, vấn đề đặt ra là
nguồn vốn đó được sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất, bên cạnh
quyết tâm làm kinh tế để vươn lên thoát nghèo, cần có sự trợ giúp từ nhiều phía để
đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững cụ thể:
Xác định đúng đối tượng cho vay, cho vay đúng nhu cầu cần vốn thật sự của
đối tượng, vay đúng mục đích phù hợp với chu kỳ kinh doanh.
Đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo một cách kịp thời, đúng thời vụ, chu
kỳ kinh doanh. Việc phát tiền vay chậm trễ hoặc không đúng thời vụ thường dẫn
đến đối tượng vay vốn mất cơ hội SXKD, là một trong ngững nguyên nhân dẫn đến
việc sử dụng vốn sai mục đích.
Đẩy mạnh lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến công, trợ giúp
kiến thức khoa học, kỹ thuật, xây dựng kế hoạch và phương án SXKD, thông tin thị
trường, giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm cho các hộ vay.
Tuyên truyền cho người lao động, hộ vay biết rõ việc nâng cao trình độ, kiến
thức là mang lại lợi ích cho họ. Vốn tín dụng chỉ thực sự có hiệu quả đối với người
lao động khi họ biết kết hợp với nâng cao trình độ dân trí và chuyển giao kiến thức
làm ăn, tiến bộ kỹ thuật.
3.2.5.2. Đối với nhân tố độ tin cậy
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố độ tin cậy là nhân tố tác động thứ hai
đến đánh giá của khách hàng về chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Triệu
Phong (Beta = 0,264). Vì vậy, NHCSXH huyện Triệu Phong cần quan tâm:
Hiện nay công tác cho vay vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện Triệu
Phong chủ yếu được thực hiện thông qua uỷ thác cho các tổ chức Chính trị xã hội
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
94
trên địa bàn. Do vậy nếu công tác kiểm tra, giám sát vốn vay không chặt chẽ thì rất
dễ dẫn đến tình trạng vốn vay không được sử dụng đúng mục đích, thậm chí có
nguy cơ vốn ưu đãi bị lợi dụng bất hợp pháp, mất lòng tin của đối tượng chính sách.
Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo và
các ĐTCS quả là rất khó khăn bởi các hộ nghèo đa phần phân tán rải rác ở các vùng
nông thôn là chủ yếu, mục đích vay vốn cũng rất đa dạng nên công tác này sẽ khá
phức tạp và tốn nhiều thời gian. Xét trong điều kiện định biên tại đơn vị quá mỏng
như hiện nay thì điều này lại càng khó khăn. Tuy nhiên, việc tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát là rất cần thiết bởi các lý do: (1) Đây là biện pháp có tác động
nhắc nhở các hộ nghèo luôn phải chú ý sử dụng vốn vay ưu đãi đúng mục đích,
đúng đối tượng; (2) Kịp thời phát hiện những trường hợp lợi dụng vay vốn ưu đãi
về lãi suất để kiếm lời bất chính; (3) Tìm ra những bất hợp lý trong cơ chế cho vay
ưu đãi. Từ đó tìm biện pháp từng bước hoàn thiện cơ chế cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách, bảo đảm vốn đến đúng đối tượng với chi phí rẻ nhất, nâng cao
chất lượng vốn tín dụng ưu đãi.
Trong điều kiện biên chế thiếu như hiện nay, công tác kiểm tra, giám sát nên
được thực hiện đột xuất, không thông báo trước, chỉ do cán bộ tín dụng của đơn vị
thực hiện. Nếu cứ thành lập các Đoàn kiểm tra thì sẽ rất mất thời gian mà hiệu quả
của công tác kiểm tra sẽ rất thấp, rất dễ tạo ra sự đối phó của các hộ nghèo. Việc
kiểm tra đột xuất như vậy cũng là điều kiện để kiểm chứng hoạt động của các Hội,
đoàn thể trong công tác giải ngân vốn và kiểm tra giám sát sử dụng vốn.
Để thực hiện được điều này, bản thân các cán bộ tín dụng phải tự nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình thì công tác kiểm tra, giám sát mới đem
lại hiệu quả đích thực.
3.2.5.3. Đối với nhân tố sự cảm thông
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố sự cảm thông là nhân tố tác động thứ
ba đến đánh giá của khách hàng về chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Triệu
Phong (Beta = 0,189). Vì vậy, NHCSXH huyện Triệu Phong cần quan tâm:
Việc tạo điều kiện cho hộ nghèo phát huy tối đa hiệu quả đồng vốn vay, là tiền
đề để ngân hàng thu hồi được gốc và lãi, còn các hộ vay sau khi trả được nợ, bù đắp
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
95
các khoản chi phí và thu được lợi nhuận, sẽ nâng cao thu nhập, từng bước ổn định cuộc
sống và có cơ hội để thoát nghèo và vươn lên phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Có cơ chế xử lý rủi ro kịp thời cho hộ vay vốn khi gặp rủi ro bất khả kháng.
Điều đó có nghĩa là khi hộ vay vốn gặp phải thiên tai nặng nề, ốm đau kéo dài, thiệt
hại về người... nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng đó tiếp tục vươn lên.
Nhân rộng các mô hình, điển hình, kinh nghiệm giảm nghèo có hiệu quả.
Phối hợp với các tổ chức Đoàn, Hội theo dõi kiểm tra giám sát thường xuyên
quá trình sử dụng vốn của các hộ nghèo.
Cán bộ tín dụng có vai trò quyết định đến chất lượng tín dụng ở chỗ họ có
chức năng kiểm tra giám sát tốt khoản vay, giúp cho việc sử dụng vốn của khách
hàng đạt hiệu quả cao. Vì vậy cán bộ tín dụng phải giỏi về nghiệp vụ tín dụng, hiểu
biết kiến thức về thị trường và pháp luật, có đạo đức nghề nghiệp (trung thực, tự
giác, trách nhiệm...) có tác phong giao dịch tốt... trên cơ sở đó có thể hiểu biết về
khách hàng, quyết định đối tượng đầu tư cho vay đúng hướng, khách quan, có khả
năng thu hồi vốn cao. Do vậy cần phải tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ
ngân hàng nói chung và đội ngũ cán bộ tín dụng nói riêng một cách toàn diện.
NHCSXH huyện Triệu Phong tăng cường đào tạo, tập huấn các kỹ năng cho
đội ngũ cán bộ của các tổ vay vốn đảm bảo hàng năm CBTD đều phải được tham
gia đào tạo để kịp thời cập nhật kiến thức và nắm vững quy trình tín dụng.
Để tăng cường nâng cao trình độ cán bộ, ngay từ khâu tuyển dụng, bố trí, đề
bạt cán bộ cần phải đổi mới, tuân thủ đúng quy trình, quy chế thi tuyển công khai,
nghiêm túc. Kiên quyết đưa ra khỏi dây chuyền những cán bộ không đủ tiêu chuẩn
chuyên môn hoặc đạo đức tác phong yếu kém. Đặc biệt đối với cán bộ tín dụng có
biểu hiện tiêu cực
3.2.5.4. Đối với nhân tố hiệu quả phục vụ
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố hiệu quả phục vụ là nhân tố tác động
thứ tư đến đánh giá của khách hàng về chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện
Triệu Phong (Beta = 0,178). Vì vậy, NHCSXH huyện Triệu Phong cần quan tâm:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Trong lĩnh vực ngân hàng nói chung,
NHCSXH nói riêng, vấn đề con người là vấn đề quan trọng, quyết định sự thành bại
của mọi nhiệm vụ. Do vậy, NHCSXH cần phải quan tâm đến chất lượng nguồn
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
96
nhân lực. Tham gia vào qui trình cho vay hộ nghèo hiện nay, ngoài cán bộ
NHCSXH còn có cán bộ Hội, đoàn thể, Tổ TK&VV. Đối với từng nguồn nhân lực,
NHCSXH có cách thức đào tạo để phù hợp với nhiệm vụ được giao. Cụ thể:
- Đối với cán bộ ngân hàng: Bên cạnh đào tạo nâng cao nghiệp vụ ngân hàng
còn phải đào tạo các kiến thức kinh tế tổng hợp khác để hướng dẫn hộ vay biết cách
làm ăn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả. Ngoài ra, còn phải đào tạo được
đội ngũ cán bộ tâm huyết với người nghèo, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo về
thủ tục vay vốn và cách làm ăn do trình độ hộ nghèo thường hạn chế.
- Đối với cán bộ Tổ TK&VV: Là người sống liền kề với các thành viên trong
tổ, họ cũng có thể là hộ nghèo vay vốn, có trình độ nhận thức cao hơn các hộ khác
trong tổ. Đối với cán bộ này tập trung đào tạo về nghiệp vụ sơ cấp về cho vay để
hướng dẫn các thành viên trong tổ lập hồ sơ nhanh, đầy đủ, chính xác, đúng qui
trình, giúp hộ vay nhận được tiền sớm nhất, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn.
- Đối với lãnh đạo Hội, đoàn thể: Đào tạo, tập huấn các kiến thức về nghiệp
vụ cho vay vốn để hướng dẫn, chỉ đạo Tổ TK&VV thực hiện tốt các qui trình trong
vay vốn. Đào tạo, tập huấn cán bộ Hội về các phương thức phát triển kinh tế, cải tiến
kỹ thuật để Hội lồng ghép với các chương trình hoạt động khác, kết hợp hướng dẫn
hộ vay cách làm ăn.
3.2.5.5. Đối với nhân tố cơ sở vật chất hữu hình
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố Cơ sở vật chất hữu hình là nhân tố tác
động thứ năm đến đánh giá của khách hàng về chất lượng tín dụng tại NHCSXH
huyện Triệu Phong (Beta = 0,147). Vì vậy, NHCSXH huyện Triệu Phong cần tập
trung giải quyết:
Hiện nay, NHCSXH huyện Triệu Phong đã có điểm giao dịch rộng khắp từ
huyện đến các xã. Để đáp ứng nhu cầu hoạt động trong giai đoạn mới, trụ sở làm
việc, phương tiện vận tải, hệ thống máy vi tính phải được đầu tư mới hoặc nâng cấp,
mua sắm để phục vụ tốt nhu cầu về vốn ngày càng lớn hơn cho sự xóa đói giảm
nghèo. Thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại, vừa tạo lòng tin cho khách
hàng thực hiện các hoạt động tín dụng với NHCSXH huyện Triệu Phong.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
97
Trong chương này, trên cơ sở định hướng tín dụng chính sách và nâng cao
chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Triệu Phong. Luận văn đã đề xuất hệ thống
các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Triệu Phong, bao
gồm: (1) Giải pháp xây dựng, tạo lập nguồn vốn phù hợp; (2) Giải pháp tăng mức
bình quân cho vay; (3) Giải pháp đảm bảo hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn tránh
phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn; (4) Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho vay và (5) Giải
pháp từ kết quả khảo sát.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
98
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong những năm qua, với sự quan tâm của Chính phủ, cấp ủy, chính quyền
đại phương, các cơ quan ban ngành và sự nỗ lực phấn đấu của NHCSXH huyện
Triệu Phong đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đã
góp phần tích cực vào Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và
nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư ở địa phương. Từ kết quả nghiên cứu của đề
tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Triệu
Phong, tỉnh Quảng Trị” có thể kết luận.
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn về tín dụng chính sách; chất lượng tín dụng chính sách; vai trò của
nó trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm
bảo an sinh xã hội và phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng
Chính sách xã hội. Từ đó vấn đề tất yếu cần đặt ra phải nâng cao chất lượng tín
dụng chính sách.
Thứ hai, Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016. Kết
quả phân tích cho thấy, hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH huyện Triệu
Phong đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị xã một cách có hiệu quả.
Qua 3 năm 2014-2016, số lượt hộ nghèo được vay vốn của NHCSXH tăng gần
2.000 lượt, góp phần quan trọng vào giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện bình quân
hàng năm từ 2-2,5%, năm 2016 giảm 1.834 hộ so với năm 2014. Duy trì tỷ lệ nợ
quá hạn không quá 1,5% (cho phép không quá 2%). Thông qua vay vốn tín dụng
chính sách, các hộ nghèo và đối tượng tín dụng chính sách được nâng cao về năng
lực sản xuất và quản lý kinh tế hộ gia đình; nâng cao nhận thức, giúp họ tự chủ hơn
trong việc lập kế hoạch sản xuất của mình. Để có cơ sở đề xuất các giải pháp mang
tính khách quan, toàn diện. Tác giả tiến hành điều tra khảo sát 167 hộ nghèo và các
đối tượng chính sách vay vốn ở 3 xã, trên địa bàn huyện theo nội dung các câu hỏi
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
99
soạn sẵn. Kết quả khảo sát cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá về chất
lượng tín dụng, trong đó tác động mạnh nhất là yếu tố sự bảo đảm. Bên cạnh đó, các
hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn đánh giá cao về tín dụng chính sách và
chất lượng tín dụng chính sách. Bên cạnh đó, còn các ý kiến chưa hài lòng trên một
số mặt như: nguồn vốn vay chưa đáp ứng nhu cầu của hộ vay; khó khăn trong việc sử
dụng vốn vay vì hạn mức vay còn thấp; thời hạn vay vốn cần dài hơn; mong muốn
được điều chỉnh lãi suất cho vay theo hướng tốt hơnNhững yếu tố này làm ảnh
hưởng đến chất lượng tín dụng chính sách trong quá trình thực hiện.
Thứ ba, từ những phân tích trên, luận văn đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Triệu Phong. Cụ thể: (1) Giải
pháp xây dựng, tạo lập nguồn vốn phù hợp; (2) Giải pháp tăng mức bình quân cho
vay; (3) Giải pháp đảm bảo hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn tránh phát sinh nợ
xấu, nợ quá hạn; (4) Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho vay và (5) Giải pháp từ kết
quả khảo sát.. Đây là những nhóm giải pháp mang tính khả thi cao, phù hợp với
thực tiễn hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của
NHCSXH huyện Triệu Phong trong thời gian đến.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Chính phủ
Hiện nay, nhiều hộ nghèo và các ĐTCS quan tâm đến việc tiếp cận vay vốn
tại thời điểm, mức vay và số lần vay hơn là lãi suất ưu đãi trong khi đó các NHTM
ít quan tâm đến vấn đề này. Vì vậy chính phủ quan tâm cho phép NHCSXH cho vay
lãi suất theo hướng thị trường hóa.
Tăng cường nguồn vốn ưu đãi cho xóa đói giảm nghèo.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để huy động và sử dụng có hiệu quả hỗ trợ về kỹ
thuật, kinh nghiệm và các nguồn lực cho thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Chỉ đạo, giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo sự chính xác trong việc điều tra tỉ
lệ nghèo ở các vùng, các địa phương.
Có chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp nông thôn như: chính sách khuyến
nông, khuyến lâm, hỗ trợ về giá nông sản của hộ nghèo và các ĐTCS vay vốn.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
100
Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ vùng nghèo, địa phương
nghèo, hộ nghèo. Ban hành và điều chỉnh chuẩn nghèo kịp thời để đánh giá chính
xác hộ nghèo, hộ thoát nghèo.
2.2. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
NHCSXH Việt Nam cần quan tâm tăng cường nguồn vốn hoạt động cũng
như hoàn thiện cơ chế hoạt động nghiệp vụ, cụ thể:
Đề xuất với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan tập trung nguồn vốn từ
Kho Bạc Nhà nước, từ Bảo hiểm Xã hội về NHCSXH để tăng nguồn vốn hoạt động
của NHCSXH phục vụ nhu cầu cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Cho phép NHCSXH từng bước thị trường hóa các khoản cho vay hộ nghèo
và các ĐTCS trên cơ sở phần vốn mà ngân hàng chủ động huy động trên thị trường.
Nghiên cứu chỉnh sửa cơ chế cho vay hộ nghèo và các ĐTCS theo hướng
giảm bớt chi phí trung gian vì hiện nay chi phí uỷ thác cho các tổ chức chính trị xã
hội là quá lớn. Điều này đã làm giảm hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và
các ĐTCS. Cơ chế giải ngân vốn cho vay hộ nghèo và các ĐTCS phải theo hướng
tăng tính trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã (phường), coi trách nhiệm xóa đói
giảm nghèo là nhiệm vụ của các cấp chính quyền địa phương, chứ không phó thác
toàn bộ cho NHCSXH. NHCSXH chỉ là tổ chức nắm giữ vốn để trợ giúp cho các
cấp chính quyền địa phương nguồn lực chống đói nghèo.
Hiện nay điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính của hệ thống NHCSXH đang bất
cập, rất cần được sự quan tâm của Chính phủ để nâng cấp, đáp ứng cho việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị đặt ra cho ngân hàng; đồng thời trang bị thêm phương tiện,
công cụ làm việc cho ngân hàng phục vụ công việc của các Tổ giao dịch.
2.3. Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
Tiếp tục quan tâm cân đối nguồn ngân sách địa phương để chuyển sang
NHCSXH cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo tinh
thần Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương và Quyết định 401 của Thủ tướng Chính
phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trên địa bàn.
Đưa vào Nghị quyết HĐND huyện hàng năm cân đối, bổ sung một phần
ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng CSXH huyện để cho vay người
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
101
nghèo và các đối tượng chính sách góp phần phát triển kinh tế, giải quyết an sinh xã
hội trên địa bàn theo lộ trình đề án đã được UBND huyện đã phê duyệt.
UBND xã niêm yết các hộ vay có nợ quá hạn, lãi đọng nhiều để có sự can
thiệp vào bằng các biện pháp hành chính khi đến thực hiện quyền lợi ký các giấy tờ
liên quan như công chứng, chuyển giao quyền sử dụng rừng, đất.
Thường xuyên rà soát kịp thời bình xét hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn mới
định kỳ thường xuyên để bổ sung kịp thời vào danh sách hộ nghèo của xã và danh
sách các đối tượng chính sách khác.
Trực tiếp tham gia công tác họp giao ban định kỳ hàng tháng để kịp thời chỉ
đạo Hội đoàn thể, Tổ trưởng Tổ TK&VV cùng phối hợp Ngân hàng giải quyết các
nội dung tồn tại cũng như đề xuất kiến nghị với Ngân hàng những nội dung làm
được và chưa được.
Đối với Ban Giảm nghèo các xã: Ra quyết định kiện toàn các tổ thu hồi nợ
xấu và chỉ đạo các Tổ thu hồi nợ phải phối hợp chặt chẽ với các thành viên ban đại
diện HĐQT và cán bộ tín dụng địa bàn để nhất quán trong kế hoạch và giải pháp
thực hiện nhằm thu hồi vốn sớm để cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác
được vay vốn, giảm tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn xuống hàng năm.
UBND, Ban Giảm nghèo các xã cần phổ biến, quan tâm và có biện pháp thu
hồi nợ đối với các hộ vay vốn đi XKLĐ cần có ý thức trả nợ cho Ngân hàng để thu
hồi vốn lại cho Nhà nước.
2.4. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị
Tận dụng và phát huy tối đa nguồn lực sẵn có của đội ngũ cán bộ ngân hàng,
mỗi cán bộ ngân hàng là mắc xích quan trọng và không thể thiếu trong việc chuyển
tải các kiến thức nghiệp vụ quản lý vốn và các chủ trương chính sách mới đến lãnh
đạo Ban giảm nghèo các xã/phường, các tổ chức hội đoàn thể, các tổ TK&VV và
khách hàng vay vốn.
Duy trì hoạt động thường xuyên 2 tổ chỉ đạo thu hồi nợ xấu với thành phần
là ban giám đốc, cán bộ tín dụng địa bàn và cán bộ tổ KT-NQ; giao chỉ tiêu công tác
cho từng tổ với từng địa bàn cụ thể, từng thành viên phải có trách nhiệm bám sát kế
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
102
hoạch xử lý nợ tại địa bàn phụ trách, phối hợp chặt chẽ với thành viên ban đại diện
được phân công, với tổ thu nợ của xã, nhằm đạt hiệu quả tối đa.
Các tổ chỉ đạo thu hồi nợ xấu của Ngân hàng CSXH huyện (do Giám đốc
PGD ra quyết định thành lập) phải chịu trách nhiệm thường xuyên rà soát các địa
bàn, cung cấp danh sách, số liệu chi tiết về nợ xấu (cụ thể từng hộ) của các địa bàn
có NQH cao cho các đoàn công tác của BĐD và các tổ thu hồi NQH của các
xã/phường để có cơ sở lên kế hoạch chi tiết đi xử lý trực tiếp tại nhà hộ vay.
Ngân hàng CSXH phải là đơn vị nghiệp vụ chuyên môn, chịu trách nhiệm
phối hợp với các đoàn thể ủy thác tại cơ sở để tiến hành phân loại một cách đầy đủ
và chính xác nợ xấu thành 03 loại để áp dụng từng giải pháp xử lý tương ứng (bao
gồm nhóm nợ có thể thu hồi, nhóm nợ khó thu hồi và nhóm nợ không thể thu hồi đủ
điều kiện xử lý rủi ro theo chế độ hiện hành).
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huyện Ủy Triệu Phong (2015), Văn kiện đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XIX
nhiệm kỳ 2015-2019, Triệu Phong.
2. Lưu Thị Hương (2003), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Phan Thị Thu Hà (2002), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Ngân hàng Chính sách xã hội (2003), Quyết định số 562/QĐ-HĐQT ngày
10/05/2003 về việc thành lập Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Triệu Phong, Hà Nội.
5. Ngân hàng Chính sách xã hội (2003), Văn bản 316/NHCS-KH về việc hướng
dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo, Hà Nội.
6. Ngân hàng Chính sách xã hội (2007), Văn bản số 676/NHCS-TD ngày
22/4/2007 về việc sửa đổi một số điểm văn bản 316/NHCS-KH, Hà Nội.
7. Ngân hàng Chính sách xã hội (2007), Văn bản 2162A/NHCS-TD ngày
02/10/2007 về hướng dẫn cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, Hà Nội.
8. Ngân hàng Chính sách xã hội, Văn bản 677/NHCS-TD ngày 22/4/2007 về việc
hướng dẫn thực hiện cho vay theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg, Hà Nội.
9. Ngân hàng Chính sách xã hội (2004), Văn bản 1411/NHCS-KHNV ngày
03/8/2004 về việc hướng dẫn cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn, Hà Nội.
10. Ngân hàng Chính sách xã hội (2008), Văn bản 1034/NHCS-TD ngày 21/4/2008
về hướng dẫn cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở
nước ngoài, Hà Nội.
11. Ngân hàng Chính sách xã hội (2009), Văn bản 234/NHCS-TD ngày 12/02/2009
về hướng dẫn cho vay hộ nghèo về nhà ở, Hà Nội.
12. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2014), Kỷ yếu tổng kết 10 năm 2013-
2013,Hà Nội.
13. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị (2016), Các báo cáo sơ tổng kết
giai đoạn 2005 đến 2015, Quảng Trị.
14. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong (2014), Báo cáo tổng kết hoạt
động năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014, Triệu Phong.
Đại học Kinh tế Huế
Đại ọc kinh tế Huế
104
15. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong (2015), Báo cáo tổng kết hoạt
động năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015, Triệu Phong.
16. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong (2016), Báo cáo tổng kết hoạt
động năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Triệu Phong.
17. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong (2014), Báo cáo kết quả hoạt
động của Ban đại diện HĐQT năm 2014, Triệu Phong.
18. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong (2015), Báo cáo kết quả hoạt
động của Ban đại diện HĐQT năm 2015, Triệu Phong.
19. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong (2016), Báo cáo kết quả hoạt
động của Ban đại diện HĐQT năm 2016, Triệu Phong.
20. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong (2014), Báo cáo kết quả kiểm tra
toàn diện phòng giao dịch huyện năm 2014, Triệu Phong.
21. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong (2016), Báo cáo kết quả kiểm tra
toàn diện phòng giao dịch huyện năm 2015, Triệu Phong.
22. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong (2016), Báo cáo kết quả kiểm tra
toàn diện phòng giao dịch huyện năm 2016, Triệu Phong.
23. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại,NXB Tài chính: Hà Nội.
24. Thủ tướng Chính phủ (2002), Nghị định 78/2002/NĐ ngày 04/10/2002 về tín
dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, Hà Nội.
25. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về
tín dụng đối với HSSV, Hà Nội.
26. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 về cơ
chế quản lý, điều hành vốn cho vay các Quỹ quốc gia về việc làm, Hà Nội.
27. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 71/2005/QĐ-TTg, Hà Nội.
28. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007
về tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, Hà Nội.
29. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2007 về
tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thông, Hà Nội.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
105
30. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008
về Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, Hà Nội.
31. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 67/2010/QĐ-TTg ngày 29/10/2010 về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 167/2008/QĐ-TTg, Hà Nội.
32. Lương Khắc Trung (2012), Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
33. Trung tâm đào tạo Ngân hàng Chính sách xã hội (2013), Tài liệu tập huận cán
bộ tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác, Ban quản lý tổ TK&VV, Hà Nội.
34. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh, NXB Lao động - Xã hội: Hà Nội.
35. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, NXB Hồng Đức: TP.HCM.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
106
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG
Bảng CH số:
Kính chào Quý Ông/Bà,
Tôi tên là Lê Ngọc Hải, học viên cao học ngành Quản lý Kinh tế của Trường
Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Hiện tại, tôi đang thực hiện luận văn thạc sỹ với đề
tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Triệu
Phong, tỉnh Quảng Trị”. Để đánh giá chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện
Triệu Phong một cách sát thực, tôi rất cảm ơn và mong muốn Ông/Bà dành một
chút thời gian để đọc và điền vào bảng câu hỏi này. Tất cả kết quả của cuộc điều tra
này sẽ được hoàn toàn giữ kín.
Trân trọng cảm ơn và rất mong quý Ông/Bà hợp tác để tôi có thể hoàn thành
luận văn của mình.
---------------------------------------
Phần 1. Tổng quan
Xin Ông/Bà vui lòng đánh dấu cho các nội dung dưới đây:
Câu 1. Ông/Bà cho biết chương trình tín dụng mà mình đã và đang dùng.
Hộ nghèo
Giải quyết việc làm
Học sinh, sinh viên
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Khác (ghi rõ)..........................................
Câu 2. Ông/Bà cho biết thời gian sử dụng tín dụng chính sách
Dưới 1 năm Từ 1 - 2 năm Trên 2 năm
Câu 3. Hạn mức tín dụng
Dưới 10 triệu Từ 10 đến dưới 20 triệu
Từ 20 đến dưới 30 triệu Từ 30 triệu trở lên
Câu 4. Mục đích sử dụng vốn vay từ tín dụng chính sách;
Mở rộng kinh doanh Phục vụ học tập
Mua sắm cá nhân Mục đích khác
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
107
Câu 5. Mức độ đáp ứng vốn vay của Ngân hàng so với nhu cầu vay.
Rất đáp ứng
Đáp ứng
Không có ý kiến
Không đáp ứng
Rất không đáp ứng
Câu 6. Những khó khăn khi sử dụng vốn vay từ tín dụng chính sách
Hạn mức vay thấp
Thời hạn món vay ngắn
Khó đầu tư
Khó khăn khác (ghi rõ)
Câu 7. Nhận thức của Ông/Bà về lợi ích của việc sử dụng vốn vay
Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
Dễ dàng đầu tư về công - nông nghiệp
Góp phần xóa đói giảm nghèo
Góp phần nâng cao dân trí
Phần 2. Nội dung nghiên cứu
Dưới đây là những phát biểu liên quan đến chất lượng tín dụng tại NHCSXH
huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Xin Ông/Bà trả lời bằng cách khoanh tròn hoặc
đánh con số ở từng phát biểu. Những con số này thể hiện mức độ Ông/Bà đồng ý
hay không đồng ý đối với các phát biểu theo quy ước như sau:
Hoàn toàn
không đồng ý
Không
đồng ý
Bình thường/
Trung lập
Đồng
ý
Hoàn toàn
đồng ý
1 2 3 4 5
STT Quan điểm Mức đánh giá
I Độ tin cậy
1 Ngân hàng luôn phục vụ khách hàng như đã hứa 1 2 3 4 5
2 Ngân hàng thực hiện giao dịch chính xác ngay từ đầu 1 2 3 4 5
3 Ngân hàng thực hiện theo thời gian đã cam kết 1 2 3 4 5
4
Ngân hàng không để xảy ra bất cứ sai sót nào trong quá trình
giao dịch
1 2 3 4 5
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
108
5
Khi gặp trục trặc trong giao dịch, ngân hàng luôn quan tâm
giải quyết nhanh sự cố đó
1 2 3 4 5
6 Ngân hàng gửi bảng sao kê đều đặn và kịp thời. 1 2 3 4 5
7 Ngân hàng bảo mật thông tin của khách hàng 1 2 3 4 5
II Sự bảo đảm
8
Nhân viên ngân hàng, cán bộ tổ vay vốn phục vụ khách hàng
lịch thiệp, nhã nhặn
1 2 3 4 5
9 Chứng từ giao dịch rõ ràng và dễ hiểu 1 2 3 4 5
10
Nhân viên ngân hàng luôn cung cấp các thông tin dịch vụ cần
thiết cho khách hàng
1 2 3 4 5
11
Nhân viên ngân hàng trả lời chính xác và rõ ràng các thắc mắc
của khách hàng
1 2 3 4 5
12 Nhân viên ngân hàng trang phục lịch sự 1 2 3 4 5
III Hiệu quả phục vụ
13 Nhân viên ngân hàng sẵn sàng giúp đỡ khách hàng 1 2 3 4 5
14 Nhân viên ngân hàng cung cấp dịch vụ nhanh chóng, kịp thời 1 2 3 4 5
15
Nhân viên ngân hàng phúc đáp tích cực các yêu cầu của khách
hàng
1 2 3 4 5
16
Nhân viên ngân hàng luôn cố gắng giải quyết khó khăn cho
khách hàng
1 2 3 4 5
IV Sự cảm thông
17 Nhân viên ngân hàng chú ý đến nhu cầu của từng khách hàng 1 2 3 4 5
18 Nhân viên ngân hàng luôn đối xử ân cần với khách hàng 1 2 3 4 5
19 Ngân hàng lấy lợi ích của khách hàng điều tâm niệm 1 2 3 4 5
20 Khách hàng không phải xếp hàng lâu để được phục vụ 1 2 3 4 5
V Cơ sở vật chất hữu hình
21 Cơ sở vật chất của Phòng giao dịch rất tiện nghi 1 2 3 4 5
22
Vị trí các điểm giao dịch được tổ chức ở xã rất thuận lợi cho
khách hàng
1 2 3 4 5
23
Ngân hàng sắp xếp các quầy giao dịch, các bảng biểu và kệ tài
liệu rất khoa học và tiện lợi cho khách hàng
1 2 3 4 5
VI Đánh giá chung về chất lượng tín dụng
1
Chất lượng của các chương trình tín dụng chính sách tại
NHCSXH huyện Triệu Phong là tốt
1 2 3 4 5
2 Khách hàng hài lòng với dịch vụ tín dụng của ngân hàng 1 2 3 4 5
3 Khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng 1 2 3 4 5
4
Khách hàng sẵn sàng giới thiệu dịch vụ tín dụng của Ngân
hàng cho người khác
1 2 3 4 5
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
109
Phần 3. Thông tin cá nhân
Xin Ông/Bà vui lòng cho biết đôi điều về bản thân:
Câu 1. Giới tính
Nam Nữ
Câu 2. Độ tuổi
Dưới 30 tuổi Từ 30-40 tuổi
Từ 41-50 tuổi Trên 50 tuổi
Câu 3. Trình độ
Cấp 1, cấp 2 Cấp 3
Trung cấp/Cao đẳng Đại học và sau đại học
Câu 4. Nghề nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp Chăn nuôi
Làm nông Dịch vụ, khác
Câu 5. Tổng số thành viên trong hộ gia đình:..(người)
Câu 6. Thu nhập
Dưới 4 triệu 4 - 7 Triệu
8 - 15 Triệu Trên 15 triệu
------------------------------------------------------------
Trân trọng cảm ơn những ý kiến đánh giá của Ông/Bà.
Kính chúc Ông/Bà sức khỏe và thành công!
Sau khi điền đầy đủ thông tin ở phiếu khảo sát, xin vui lòng gửi về theo địa chỉ:
Người nhận: Lê Ngọc Hải
NHCSXH huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị;
Email: hainhcstrieuphong@gmail.com
Điện thoại liên hệ: 0914001469
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
110
Phụ lục 2. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Đặc điểm mẫu khảo sát
Gioi tinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Nam 52 31,1 31,1 31,1
Nu 115 68,9 68,9 100,0
Total 167 100,0 100,0
Do tuoi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Duoi 30 tuoi 27 16,2 16,2 16,2
Tu 30 den 40 tuoi 70 41,9 41,9 58,1
Tu 41 den 50 tuoi 47 28,1 28,1 86,2
Tren 50 tuoi 23 13,8 13,8 100,0
Total 167 100,0 100,0
Trinh do
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Cap 1, cap 2 75 44,9 44,9 44,9
Cap 3 48 28,7 28,7 73,7
Trung cap/cao dang 25 15,0 15,0 88,6
Dai hoc va Sau dai hoc 19 11,4 11,4 100,0
Total 167 100,0 100,0
Nghe nghiep
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Tieu thu cong nghiep 15 9,0 9,0 9,0
Chan nuoi 66 39,5 39,5 48,5
Lam nong 74 44,3 44,3 92,8
Dich vu khac 12 7,2 7,2 100,0
Total 167 100,0 100,0
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
111
Thu nhap
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
<4 50 29,9 29,9 29,9
4-7 64 38,3 38,3 68,3
8-15 36 21,6 21,6 89,8
>15 17 10,2 10,2 100,0
Total 167 100,0 100,0
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
112
Cau1
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Ho ngheo 42 25,1 25,1 25,1
Giai quyet viec lam 78 46,7 46,7 71,9
Hoc sinh sinh vien 25 15,0 15,0 86,8
Nuoc sach va ve sinh moi truong 22 13,2 13,2 100,0
Total 167 100,0 100,0
Cau2
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Duoi 1 nam 29 17,4 17,4 17,4
Tu 1 - 2 nam 57 34,1 34,1 51,5
Tren 2 nam 81 48,5 48,5 100,0
Total 167 100,0 100,0
Cau3
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Duoi 10 trieu 9 5,4 5,4 5,4
Tu 10 den duoi 20 trieu 22 13,2 13,2 18,6
Tu 20 den duoi 30 trieu 93 55,7 55,7 74,3
Tu 30 trieu tro len 43 25,7 25,7 100,0
Total 167 100,0 100,0
Cau4
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Mo rong kinh doanh 78 46,7 46,7 46,7
Phuc vu hoc tap 34 20,4 20,4 67,1
Mua sam ca nhan 43 25,7 25,7 92,8
Khac 12 7,2 7,2 100,0
Total 167 100,0 100,0
Đại học Kinh tế Huế
Đ ̣i học kinh tế Huế
113
Cau5
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Rat dap ung 82 49,1 49,1 49,1
Dap ung 38 22,8 22,8 71,9
Khong co y kien 28 16,8 16,8 88,6
Khong dap ung 14 8,4 8,4 97,0
Rat khong dap ung 5 3,0 3,0 100,0
Total 167 100,0 100,0
Cau6
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Han muc vay thap 101 60,5 60,5 60,5
Thoi han mon vay ngan 41 24,6 24,6 85,0
Kho dau tu 18 10,8 10,8 95,8
Khac 7 4,2 4,2 100,0
Total 167 100,0 100,0
Cau7
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid
Gop phan nang cao thu nhap cho
nguoi dan
98 58,7 58,7 58,7
De dang dau tu ve cong nong
nghiep
49 29,3 29,3 88,0
Gop phan xoa doi giam ngheo 14 8,4 8,4 96,4
Gop phan nang cao dan tri 6 3,6 3,6 100,0
Total 167 100,0 100,0
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
114
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,887 23
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
TC01 78,41 60,424 ,460 ,883
TC02 78,64 58,906 ,570 ,879
TC03 78,50 59,709 ,506 ,881
TC04 78,75 59,632 ,530 ,881
TC05 79,07 60,706 ,406 ,885
TC06 78,71 58,977 ,597 ,879
TC07 77,99 61,458 ,452 ,883
DB01 78,62 61,226 ,476 ,882
DB02 79,18 60,172 ,522 ,881
DB03 78,66 60,576 ,538 ,881
DB04 79,25 62,057 ,356 ,885
DB05 78,83 60,707 ,461 ,883
HQ01 77,86 59,774 ,499 ,882
HQ02 77,69 60,948 ,494 ,882
HQ03 77,54 62,177 ,469 ,883
HQ04 77,87 60,978 ,509 ,881
CT01 78,84 62,871 ,456 ,883
CT02 78,34 62,574 ,445 ,883
CT03 78,14 61,630 ,489 ,882
CT04 78,68 61,844 ,521 ,882
HH01 77,87 61,219 ,452 ,883
HH02 77,67 62,572 ,377 ,885
HH03 77,68 62,338 ,391 ,884
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
115
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,884 7
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
TC01 20,01 12,163 ,657 ,869
TC02 20,24 11,569 ,750 ,857
TC03 20,10 11,670 ,738 ,858
TC04 20,35 11,989 ,693 ,864
TC05 20,67 12,403 ,561 ,881
TC06 20,31 11,987 ,704 ,863
TC07 19,59 12,967 ,613 ,874
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,889 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
DB01 11,86 5,216 ,792 ,852
DB02 12,43 5,077 ,741 ,863
DB03 11,90 5,159 ,805 ,849
DB04 12,50 5,324 ,674 ,878
DB05 12,08 5,253 ,656 ,883
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,855 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
HQ01 12,72 2,454 ,681 ,835
HQ02 12,56 2,729 ,729 ,802
HQ03 12,41 3,268 ,609 ,852
HQ04 12,74 2,650 ,816 ,766
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
116
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,862 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
CT01 10,68 1,907 ,692 ,834
CT02 10,17 1,807 ,682 ,835
CT03 9,98 1,560 ,761 ,804
CT04 10,52 1,733 ,717 ,821
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,893 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
HH01 8,54 1,214 ,770 ,871
HH02 8,34 1,357 ,811 ,832
HH03 8,35 1,336 ,797 ,842
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
,871 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
DG01 10,23 2,273 ,809 ,804
DG02 10,24 2,292 ,694 ,848
DG03 10,24 2,304 ,704 ,843
DG04 10,25 2,262 ,700 ,846
Đại học Kinh tế Huế
Đại học ki h tế Huế
117
Phân tích nhân tố (EFA)
Phân tích nhân tố biến độc lập
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy, ,818
Bartlett's Test of Sphericity
Approx, Chi-Square 2359,208
df 253
Sig, ,000
Communalities
Initial Extraction
TC01 1,000 ,599
TC02 1,000 ,690
TC03 1,000 ,694
TC04 1,000 ,624
TC05 1,000 ,450
TC06 1,000 ,657
TC07 1,000 ,539
DB01 1,000 ,779
DB02 1,000 ,706
DB03 1,000 ,794
DB04 1,000 ,673
DB05 1,000 ,623
HQ01 1,000 ,729
HQ02 1,000 ,727
HQ03 1,000 ,580
HQ04 1,000 ,837
CT01 1,000 ,709
CT02 1,000 ,642
CT03 1,000 ,753
CT04 1,000 ,736
HH01 1,000 ,821
HH02 1,000 ,865
HH03 1,000 ,824
Extraction Method: Principal Component
Analysis,
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
118
Total Variance Explained
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 6,775 29,457 29,457 6,775 29,457 29,457 4,199 18,256 18,256
2 3,192 13,879 43,335 3,192 13,879 43,335 3,538 15,383 33,639
3 2,896 12,589 55,924 2,896 12,589 55,924 2,991 13,005 46,644
4 2,028 8,818 64,742 2,028 8,818 64,742 2,798 12,166 58,809
5 1,159 5,039 69,782 1,159 5,039 69,782 2,524 10,972 69,782
6 ,887 3,856 73,638
7 ,713 3,101 76,739
8 ,597 2,595 79,334
9 ,554 2,408 81,742
10 ,527 2,291 84,033
11 ,511 2,220 86,253
12 ,427 1,857 88,110
13 ,409 1,777 89,888
14 ,385 1,672 91,559
15 ,337 1,466 93,025
16 ,275 1,196 94,221
17 ,257 1,119 95,341
18 ,254 1,104 96,445
19 ,228 ,990 97,435
20 ,209 ,911 98,346
21 ,157 ,684 99,029
22 ,122 ,531 99,560
23 ,101 ,440 100,000
Extraction Method: Principal Component Analysis,
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
119
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5
TC03 ,822
TC02 ,810
TC04 ,771
TC06 ,757
TC01 ,756
TC07 ,705
TC05 ,662
DB01 ,864
DB03 ,851
DB04 ,807
DB02 ,806
DB05 ,748
CT01 ,813
CT03 ,810
CT04 ,784
CT02 ,724
HQ04 ,856
HQ01 ,812
HQ02 ,771
HQ03 ,648
HH02 ,902
HH03 ,886
HH01 ,860
a, Rotation converged in 5 iterations,
Component Transformation Matrix
Component 1 2 3 4 5
1 ,543 ,451 ,465 ,447 ,292
2 ,779 -,123 -,429 -,433 ,086
3 -,271 ,783 -,372 -,279 ,312
4 -,159 -,402 ,068 -,060 ,897
5 ,013 -,083 -,676 ,729 ,065
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
120
Phân tích nhân tố biến phụ thuộc
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy, ,818
Bartlett's Test of Sphericity
Approx, Chi-Square 333,151
df 6
Sig, ,000
Communalities
Initial Extraction
DG01 1,000 ,815
DG02 1,000 ,687
DG03 1,000 ,699
DG04 1,000 ,697
Extraction Method: Principal Component
Analysis,
Total Variance Explained
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 2,899 72,473 72,473 2,899 72,473 72,473
2 ,451 11,281 83,754
3 ,399 9,981 93,734
4 ,251 6,266 100,000
Extraction Method: Principal Component Analysis,
Component Matrixa
Component
1
DG01 ,903
DG03 ,836
DG04 ,835
DG02 ,829
a, 1 components extracted,
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
121
Phân tích tương quan
Correlations
TC DB HQ CT HH DG
TC
Pearson Correlation 1 ,224** ,250** ,256** ,244** ,474**
Sig, (2-tailed) ,004 ,001 ,001 ,001 ,000
N 167 167 167 167 167 167
DB
Pearson Correlation ,224** 1 ,289** ,233** ,279** ,560**
Sig, (2-tailed) ,004 ,000 ,002 ,000 ,000
N 167 167 167 167 167 167
HQ
Pearson Correlation ,250** ,289** 1 ,607** ,190* ,492**
Sig, (2-tailed) ,001 ,000 ,000 ,014 ,000
N 167 167 167 167 167 167
CT
Pearson Correlation ,256** ,233** ,607** 1 ,214** ,481**
Sig, (2-tailed) ,001 ,002 ,000 ,006 ,000
N 167 167 167 167 167 167
HH
Pearson Correlation ,244** ,279** ,190* ,214** 1 ,387**
Sig, (2-tailed) ,001 ,000 ,014 ,006 ,000
N 167 167 167 167 167 167
DG
Pearson Correlation ,474** ,560** ,492** ,481** ,387** 1
Sig, (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 167 167 167 167 167 167
**, Correlation is significant at the 0,01 level (2-tailed),
*, Correlation is significant at the 0,05 level (2-tailed),
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
122
Phân tích hồi quy
Descriptive Statistics
Mean Std, Deviation N
DG 3,4132 ,49312 167
TC 3,3636 ,57437 167
DB 3,0383 ,56267 167
HQ 4,2036 ,54235 167
CT 3,4461 ,43137 167
HH 4,2036 ,55591 167
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Removed Method
1
HH, HQ, TC, DB,
CTb
, Enter
a, Dependent Variable: DG
b, All requested variables entered,
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Square Std, Error of the
Estimate
Durbin-Watson
1 ,751a ,565 ,551 ,33039 2,028
a, Predictors: (Constant), HH, HQ, TC, DB, CT
b, Dependent Variable: DG
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig,
1
Regression 22,791 5 4,558 41,758 ,000b
Residual 17,575 161 ,109
Total 40,366 166
a, Dependent Variable: DG
b, Predictors: (Constant), HH, HQ, TC, DB, CT
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
123
Coefficientsa
Model Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig, Collinearity Statistics
B Std, Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) -,291 ,280 -1,041 ,300
TC ,227 ,048 ,264 4,752 ,000 ,874 1,144
DB ,320 ,049 ,365 6,468 ,000 ,851 1,176
HQ ,162 ,061 ,178 2,654 ,009 ,603 1,659
CT ,216 ,076 ,189 2,839 ,005 ,613 1,632
HH ,130 ,049 ,147 2,641 ,009 ,874 1,144
a, Dependent Variable: DG
Residuals Statisticsa
Minimum Maximum Mean Std, Deviation N
Predicted Value 2,5424 4,2493 3,4132 ,37054 167
Residual -,88992 ,88581 ,00000 ,32538 167
Std, Predicted Value -2,350 2,256 ,000 1,000 167
Std, Residual -2,694 2,681 ,000 ,985 167
a, Dependent Variable: DG
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
124
Charts
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
125
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
126
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std, Deviation
TC01 167 2 5 3,54 ,750
TC02 167 2 5 3,31 ,782
TC03 167 2 5 3,44 ,773
TC04 167 2 5 3,19 ,752
TC05 167 1 5 3,07 ,793
TC06 167 2 5 3,23 ,744
TC07 167 2 5 3,96 ,634
DB01 167 2 5 3,33 ,635
DB02 167 1 5 3,77 ,702
DB03 167 2 5 3,29 ,641
DB04 167 1 5 3,69 ,683
DB05 167 1 5 3,11 ,715
HQ01 167 2 5 4,09 ,775
HQ02 167 3 5 4,25 ,647
HQ03 167 3 5 4,40 ,527
HQ04 167 3 5 4,07 ,626
CT01 167 2 4 3,11 ,453
CT02 167 2 4 3,61 ,501
CT03 167 2 5 3,80 ,573
CT04 167 2 4 3,26 ,517
HH01 167 2 5 4,07 ,664
HH02 167 2 5 4,28 ,577
HH03 167 2 5 4,26 ,593
Valid N (listwise) 167
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
127
TC01
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 14 8,4 8,4 8,4
Binh thuong 61 36,5 36,5 44,9
Dong y 80 47,9 47,9 92,8
Hoan toan dong y 12 7,2 7,2 100,0
Total 167 100,0 100,0
TC02
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 22 13,2 13,2 13,2
Binh thuong 83 49,7 49,7 62,9
Dong y 51 30,5 30,5 93,4
Hoan toan dong y 11 6,6 6,6 100,0
Total 167 100,0 100,0
TC03
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 18 10,8 10,8 10,8
Binh thuong 68 40,7 40,7 51,5
Dong y 70 41,9 41,9 93,4
Hoan toan dong y 11 6,6 6,6 100,0
Total 167 100,0 100,0
TC04
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 25 15,0 15,0 15,0
Binh thuong 94 56,3 56,3 71,3
Dong y 39 23,4 23,4 94,6
Hoan toan dong y 9 5,4 5,4 100,0
Total 167 100,0 100,0
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
128
TC05
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Hoan toan khong dong y 3 1,8 1,8 1,8
Khong dong y 45 26,9 26,9 28,7
Binh thuong 99 59,3 59,3 88,0
Dong y 10 6,0 6,0 94,0
Hoan toan dong y 10 6,0 6,0 100,0
Total 167 100,0 100,0
TC06
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 22 13,2 13,2 13,2
Binh thuong 93 55,7 55,7 68,9
Dong y 43 25,7 25,7 94,6
Hoan toan dong y 9 5,4 5,4 100,0
Total 167 100,0 100,0
TC07
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 1 ,6 ,6 ,6
Binh thuong 34 20,4 20,4 21,0
Dong y 103 61,7 61,7 82,6
Hoan toan dong y 29 17,4 17,4 100,0
Total 167 100,0 100,0
DB01
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 13 7,8 7,8 7,8
Binh thuong 88 52,7 52,7 60,5
Dong y 64 38,3 38,3 98,8
Hoan toan dong y 2 1,2 1,2 100,0
Total 167 100,0 100,0
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
129
DB02
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Hoan toan khong dong y 6 3,6 3,6 3,6
Khong dong y 45 26,9 26,9 30,5
Binh thuong 100 59,9 59,9 90,4
Dong y 14 8,4 8,4 98,8
Hoan toan dong y 2 1,2 1,2 100,0
Total 167 100,0 100,0
DB03
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 15 9,0 9,0 9,0
Binh thuong 91 54,5 54,5 63,5
Dong y 59 35,3 35,3 98,8
Hoan toan dong y 2 1,2 1,2 100,0
Total 167 100,0 100,0
DB04
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Hoan toan khong dong y 6 3,6 3,6 3,6
Khong dong y 52 31,1 31,1 34,7
Binh thuong 98 58,7 58,7 93,4
Dong y 9 5,4 5,4 98,8
Hoan toan dong y 2 1,2 1,2 100,0
Total 167 100,0 100,0
DB05
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Hoan toan khong dong y 1 ,6 ,6 ,6
Khong dong y 29 17,4 17,4 18,0
Binh thuong 89 53,3 53,3 71,3
Dong y 46 27,5 27,5 98,8
Hoan toan dong y 2 1,2 1,2 100,0
Total 167 100,0 100,0
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
130
HQ01
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 3 1,8 1,8 1,8
Binh thuong 34 20,4 20,4 22,2
Dong y 75 44,9 44,9 67,1
Hoan toan dong y 55 32,9 32,9 100,0
Total 167 100,0 100,0
HQ02
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Binh thuong 19 11,4 11,4 11,4
Dong y 87 52,1 52,1 63,5
Hoan toan dong y 61 36,5 36,5 100,0
Total 167 100,0 100,0
HQ03
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Binh thuong 3 1,8 1,8 1,8
Dong y 94 56,3 56,3 58,1
Hoan toan dong y 70 41,9 41,9 100,0
Total 167 100,0 100,0
HQ04
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Binh thuong 27 16,2 16,2 16,2
Dong y 101 60,5 60,5 76,6
Hoan toan dong y 39 23,4 23,4 100,0
Total 167 100,0 100,0
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
131
CT01
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 9 5,4 5,4 5,4
Binh thuong 131 78,4 78,4 83,8
Dong y 27 16,2 16,2 100,0
Total 167 100,0 100,0
CT02
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 1 ,6 ,6 ,6
Binh thuong 63 37,7 37,7 38,3
Dong y 103 61,7 61,7 100,0
Total 167 100,0 100,0
CT03
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 1 ,6 ,6 ,6
Binh thuong 44 26,3 26,3 26,9
Dong y 109 65,3 65,3 92,2
Hoan toan dong y 13 7,8 7,8 100,0
Total 167 100,0 100,0
CT04
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 6 3,6 3,6 3,6
Binh thuong 111 66,5 66,5 70,1
Dong y 50 29,9 29,9 100,0
Total 167 100,0 100,0
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
132
HH01
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 2 1,2 1,2 1,2
Binh thuong 25 15,0 15,0 16,2
Dong y 99 59,3 59,3 75,4
Hoan toan dong y 41 24,6 24,6 100,0
Total 167 100,0 100,0
HH02
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 1 ,6 ,6 ,6
Binh thuong 8 4,8 4,8 5,4
Dong y 102 61,1 61,1 66,5
Hoan toan dong y 56 33,5 33,5 100,0
Total 167 100,0 100,0
HH03
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Khong dong y 1 ,6 ,6 ,6
Binh thuong 10 6,0 6,0 6,6
Dong y 100 59,9 59,9 66,5
Hoan toan dong y 56 33,5 33,5 100,0
Total 167 100,0 100,0
Đại học Kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_tin_dung_tai_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_huyen_trieu_phong_tinh_quang_tri_8617_2.pdf