Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại huyện Cam lộ, tỉnh Quảng Trị

Thực hiện khoán đất trồng rừng dài hạn cho hộ đối với chủ đất là lâm trường và hợp đồng với nhóm chủ hộ có đất theo cơ chế cùng đầu tư, cùng hưởng lợi với tỷ lệ ăn chia có phần ưu tiên hơn cho người trồng rừng để thu hút người dân địa phương tham gia. Xây dựng các khu công nghiệp chế biến lâm sản tập trung, chủ đạo của các tỉnh kết hợp với phát triển các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ, phân tán ở các huyện, xã nhằm giải quyết thị trường tiêu thụ gỗ cho các hộ trồng rừng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đầu tư các công nghệ mới, hiện đại, các dây chuyền sản xuất liên hoàn,. để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ. Nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương về sản xuất lâm nghiệp nói chung và trồng rừng sản xuất thâm canh, tập trung nói riêng chưa cao, vì vậy cần có giải pháp để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương, đặc biệt là các dân tộc ít người

pdf124 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại huyện Cam lộ, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông nghiệp huyện cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, trồng dặm rừng đối với từng loại cây cụ thể, hướng dẫn, khuyến cáo cho bà con nông dân tuân thủ quy trình trồng đảm bảo kỹ thuật, đặc biệt là công tác đào hố, bón phân phải đúng kỹ thuật tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt. Một số giải pháp kỹ thuật cần khuyến cáo trong trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Cam Lộ: 83 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Phát dọn thực bì: Đối với những vùng đất có độ dốc thấp bé hơn 150; các vùng manh mún nhỏ lẻ nằm xen kẻ với các loại rừng khác, đất sản xuất nông nghiệp nên xử lý thực bì toàn diện tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí công lao động trong công tác đào hố, vận chuyển cây con trồng rừng. Đối với các hiện trường trồng rừng còn lại có độ dốc cao trên 150 nên xử lý thực bì theo băng, hàng. Đào và lấp hố: Cần tuân thủ quy trình kỹ thuật theo khuyến cáo của ngành. Sau khi đào hố xong, tiến hành lấp hố kết hợp với bón phân trước khi trồng từ 10- 15 ngày để ủ cho đất xốp và giữ độ ẩm cho đất. Trồng cây: Để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao và sinh trưởng tốt, cần phải đảm bảo đúng các thao tác kỹ thuật trồng theo hướng dẫn: Xé bỏ túi bầu, đặt cây vào hố, ấn chặt đất tạo lổ nhỏ giữ nước, phủ phân xanh quanh cây và tưới nước. Để nâng cao hiệu quả kinh tế cần thiết phải đầu tư thêm phân bón theo quy trình kỹ thuật của từng loài cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt; sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc, bảo vệ rừng hạn chế cỏ dại và cây bụi chèn lấn cây trồng và hạn chế người và gia súc ra vào rừng tác động xấu đến cây trồng. Tiến hành chăm sóc 3 năm đầu bằng luổng phát thực bì (2 lần/năm); làm cỏ quanh gốc, xới gốc kết hợp trồng dặm bổ sung những cây bị chết, cây còi cọc phát triển kém. Trong thời kỳ rừng non chưa khép tán cần tăng cường công tác bảo vệ, cấm không cho gia súc vào dẫm đạp làm đổ gãy cây, trong quá trình chăm sóc bảo vệ cần theo dõi sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời và hiệu quả. d. Xác định mật độ trồng rừng Mật độ trồng rừng là số lượng cây trồng (mỗi hố trồng một cây) trên một đơn vị diện tích (ha). Mật độ trồng rừng sản xuất phổ biến hiện nay là 1.650 cây/ha. Mật độ trồng rừng có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng, đến giá thành rừng trồng. Điều kiện tự nhiên nơi trồng (khí hậu, đất đai), nói chung nơi khí hậu, đất tốt nên trồng mật độ thưa, ngược lại nên trồng mật độ dày. Mức độ thâm canh cao nói chung nên trồng mật độ thưa, ngược lại nên trồng dày. Trong mật độ trồng rừng việc xác định cự ly hàng và cự ly cây (khoảng cách từ hàng cây này đến hàng cây kia và từ cây này đến cây kia trong hàng) và phương thức phối trí các điểm gieo trồng có liên quan chặt chẽ với nhau. 84 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Các hộ trồng rừng sản xuất cần trồng rừng theo mật độ, cự ly hàng và cự ly cây theo đúng tiêu chuẩn để sản lượng, chất lượng rừng trồng sản xuất nâng lên đem lại hiệu quả về mặt tài chính cho các nông hộ. 3.2.1.2. Giải pháp về khoa học công nghệ Trồng rừng sản xuất là một tiến bộ mới trong phát triển lâm nghiệp trong vài thập niên trở lại đây. Hoạt động khoa học công nghệ được xem là lĩnh vực tạo bước đột phá thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất cần tạo điều kiện cho người trồng rừng tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng rừng trồng và thu nhập từ rừng để ổn định cuộc sống từ nghề trồng rừng. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giống cây trồng vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2020 Chính phủ đã phê duyệt, tăng cường mối liên kết hợp tác giữa các Trường đại học, Viện nghiên cứu với địa phương trong việc nghiên cứu tuyển chọn và chuyển giao quy trình sản xuất giống, đáp ứng nhu cầu giống có chất lượng tốt cho rừng trồng sản xuất của các chương trình, dự án trên địa bàn. Khuyến khích và ưu tiên trồng khảo nghiệm các tập đoàn giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ rừng trồng sản xuất; nghiên cứu xây dựng và chuyển giao quy trình trồng rừng thâm canh và biện pháp phòng trừ dịch sâu bệnh hại trên địa bàn huyện. Tạo mối liên kết kinh tế chặt chẽ giữa hộ nông dân - doanh nghiệp - nhà khoa học - các tổ chức tín dụng trong quá trình triển khai thực hiện rừng trồng sản xuất nhằm đảm bảo ổn định, chia sẽ quyền lợi và rủi ro. 3.2.2. Các giải pháp về chính sách và thể chế 3.2.2.1. Giải pháp tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch Phần lớn đất quy hoạch rừng trồng sản xuất tại huyện Cam Lộ là không tập trung, manh mún, phân bố rải rác xen kẻ với rừng phòng hộ, đất nông nghiệp và khu dân cư. Trong triển khai thực hiện qui hoạch đối với các diện tích nhỏ lẻ, nằm xen kẻ với các loại đất khác và khu dân cư nên giao cho dân để trồng rừng, đối với các vùng đất có khả năng trồng rừng tập trung thì nên có kế hoạch triển khai theo hình thức cuốn chiếu, trồng vùng nào xong vùng đó, tạo điều kiện thuận lợi trong việc 85 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ đầu tư thâm canh, xây dựng hạ tầng đường sá và thuận lợi cho việc thu hoạch khai thác vận chuyển sau này; đối với những vùng gần dân thì ưu tiên giao cho dân; đối với những vùng xa dân cư nên giao cho các tổ chức, các doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư thuê khoán lao động theo từng công đoạn. Để khắc phục tình trạng quy hoạch không thống nhất, nhỏ lẻ, manh mún, trong thời gian tới huyện cần tập trung các giải pháp cơ bản sau: Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án trên địa bàn về mặt tài chính, kỹ thuật để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể về giao đất giao rừng của huyện. Chỉ đạo UBND các xã lập kế hoạch giao đất giao rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm căn cứ triển khai. Để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan cần giao cho các đơn vị chức năng chuyên ngành giúp chính quyền địa phương thực hiện. Rà soát lại các khế ước và hạn mức đã giao, đánh giá lại thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng của các chủ thể được giao trên địa bàn có phương án đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý phù hợp. Việc giao đất, giao rừng phải đúng đối tượng, ưu tiên cho các hộ gia đình, cá nhân cư trú trên địa bàn; tránh trường hợp giao sai đối tượng và sai mục đích trong sở hữu đất. Tiếp tục rà soát chuyển giao các đối tượng đất quy hoạch trồng rừng sản xuất ở các Ban quản lý dự án rừng phòng hộ về cho địa phương quản lý để giao cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình trồng rừng sản xuất nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai trên địa bàn. Các đơn vị nhận đất phải có hồ sơ bản đồ, sơ đồ chi tiết và đóng mốc trên thực địa rõ ràng để quản lý tránh trường hợp tranh chấp đất đai có thể xảy ra. Quy hoạch chi tiết các vùng nguyên liệu tập trung. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện thay thế các diện tích rừng trồng sản xuất trước đây có năng suất thấp. Quan tâm công tác quy hoạch phát triển mạng lưới chế biến lâm sản quy mô nhỏ và các trang trại lâm nghiệp. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển trồng rừng sản xuất, công khai các quy hoạch phát triển lâm nghiệp. 86 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ 3.2.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý a. Về tổ chức quản lý ngành Thực hiện cải cách hành chính, tăng chất lượng, giảm số lượng cán bộ kiểm lâm và cán bộ quản lý phát triển lâm nghiệp ở cấp trên (tỉnh, huyện). Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở, đội ngũ cán bộ quản lý phát triển lâm nghiệp ở cấp xã, và thôn bản có rừng sản xuất để chỉ đạo công tác trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng nhằm phát huy hiệu quả. Khuyến khích thành lập hiệp hội trồng rừng sản xuất trên địa bàn để trao đổi kinh nghiệm và gắn kết giữa sản xuất với chế biến. Chính quyền địa phương có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp tạo liên kết chặt chẽ giữa người dân trồng rừng sản xuất, nhà máy chế biến nguyên liệu và thị trường đầu ra của sản phẩm sản xuất trên địa bàn. b. Về tổ chức quản lý thực hiện trồng rừng sản xuất Phát triển các hình thức liên doanh liên kết giữa các lâm trường, Ban quản lý dự án rừng phòng hộ, các doanh nghiệp tư nhân với hộ gia đình để trồng rừng và chế biến lâm sản; phát triển kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp. Chú trọng phát triển hình thức trồng rừng sản xuất theo qui mô hộ gia đình, trang trại và hợp tác xã trồng rừng. Chính quyền các cấp cần tập trung hoàn thành các thủ tục giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý phát triển lâm nghiệp cấp cơ sở để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển rừng theo hình thức xã hội hoá. Các tổ chức, cá nhân, trang trại, hộ gia đình tự chủ tài chính, thực hiện đầu tư trồng rừng sản xuất và hưởng thành quả theo qui định pháp luật. 3.2.2.3. Đổi mới và tăng cường chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất a. Về chính sách đất đai Nhà nước cần có nghiên cứu, xem xét lại vấn đề giao đất giao rừng lâu dài cho hộ gia đình và cá nhân. Xem xét lại hạn điền, giao đất cho hộ gia đình đảm bảo qui mô trồng rừng tối thiểu từ 2-3 ha/hộ/năm để tạo việc làm và thu nhập ổn định từ rừng đảm bảo cuộc sống và sinh hoạt gia đình. Trong điều kiện đất đai qui hoạch trồng rừng sản xuất có hạn, để đảm bảo phát huy hiệu quả kinh tế trồng rừng; thời hạn giao đất, cho thuê đất nên tính theo chu kỳ trồng rừng tránh tình trạng lãng phí như nhận đất rồi để đó chưa trồng hoặc bán lại đất dưới chiêu bài chuyển giao 87 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ quyền sử dụng; người có nhu cầu trồng rừng thì không được nhận đất, mà giao qua khâu trung gian dẫn đến tình trạng bất cập gây mâu thuẩn, bất hòa trong dân. Tập trung giải quyết đất đai cho trồng rừng nguyên liệu tập trung, liền vùng, liền khoảnh tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khai hoang, trồng mới, chăm sóc và vận chuyển khai thác sau này. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra và giám sát việc sử dụng đất theo mục đích quy hoạch và phương án sản xuất kinh doanh của các chủ thể nhận đất trồng rừng, kiên quyết xử lý và thu hồi các diện tích đã giao nhưng sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả hoặc không đưa vào sử dụng theo đúng thời hạn quy định. b. Về chính sách tài chính và tín dụng đầu tư Từ kết quả nghiên cứu cho thấy việc trồng rừng sản xuất ngoài mang lại hiệu quả kinh tế cao còn đưa lại hiệu quả môi trường, hiệu quả xã hội và tạo môi trường thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển một cách bền vững. Nhà nước cần có chính sách đầu tư thích đáng để thu hút các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng sản xuất. Cụ thể: Khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư trồng rừng sản xuất bằng cách miễn, giảm thuế sử dụng đất, thuế thu nhập cho các doanh nghiệp hộ gia đình, cá nhân trồng rừng sản xuất trong chu kỳ đầu; miễn giảm thuế cho doanh nghiệp chế biến lâm sản mới xây dựng hoặc đổi mới công nghệ. Vận dụng và lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn để hỗ trợ thực hiện trồng rừng sản xuất có hiệu quả hơn. Ưu tiên hỗ trợ nông dân vùng sâu, vùng xa bằng các hình thức hỗ trợ kỹ thuật, giống, cho vay không lãi hoặc bù lãi suất tạo điều kiện ban đầu để phát triển trồng rừng sản xuất. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kinh phí để thực hiện chuyển đổi diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng sản xuất nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các hộ nghèo, dân tộc ít người và phụ nữ trên địa bàn không có điều kiện trồng rừng sản xuất tham gia các hoạt động bảo vệ rừng, chế biến lâm sản quy mô nhỏ tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho họ. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ trồng rừng sản xuất, đặc biệt là đường giao thông và quy hoạch lại các vùng dân cư kinh tế mới; cung cấp các dịch vụ công như khuyến nông, hỗ trợ kỹ thuật, khuyến lâm. Đồng thời cho cơ chế áp dụng các 88 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ định mức chuyên ngành phù hợp với tình hình thực tế và giá cả thị trường theo từng thời điểm trong lập các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lâm sinh. Cần có sự liên kết kinh tế chặt chẽ giữa 5 nhà (nhà nước - nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học và ngân hàng) để thực hiện chiến lược phát triển trồng rừng sản xuất. Xây dựng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của địa phương từ các nguồn vốn khác nhau (vốn ngân sách, vốn ODA, các phí dịch vụ môi trường, tín dụng các-bon, du lịch sinh thái, khoản thu xử lý các vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các đóng góp để có cơ chế quản lý, sử dụng hợp lý quỹ này. 3.2.2.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình tham gia trồng rừng sản xuất. Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn về kỹ thuật, thị trường cho người dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ bằng các hình thức đào tạo tạo chổ, bắt tay chỉ việc để họ có đủ năng lực thực hiện quy trình kỹ thuật trồng rừng sản xuất. Coi trọng đào tạo liên thông cán bộ phát triển lâm nghiệp xã ở các vùng sâu, vùng xa. Từng bước nâng cao năng lực tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch trồng và phát triển rừng. Tăng cường năng lực cho Trạm khuyến nông - khuyến lâm cấp huyện; cấp xã và thôn bản để chỉ đạo công tác trồng rừng sản xuất đạt hiệu quả. Đối với các xã có diện tích trồng rừng sản xuất lớn cần bố trí cán bộ phát triển lâm nghiệp chuyên trách hoặc bán chuyên trách để chỉ đạo và thực hiện chuyển giao kỹ thuật; có chính sách khuyến khích về lương, phụ cấp đển họ yên tâm công tác. Xây dựng tổ chức khuyến lâm tự nguyện xã và thôn bản, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, nơi mà hệ thống khuyến nông của Nhà nước khó tiếp cận. Nhà nước cần có những hỗ trợ cần thiết cho các tổ chức khuyến lâm tự nguyện. 3.2.3. Các giải pháp về kinh tế - xã hội 3.2.3.1. Quy hoạch vùng trồng rừng sản xuất gắn với mạng lưới chế biến và thị trường cả trên thực địa Xây dựng quy hoạch và kế hoạch trồng rừng sản xuất, quy hoạch cả mạng lưới theo chuỗi hành trình của dòng nguyên liệu từ tạo vùng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ một cách khép kín không chỉ trên giấy tờ, bản đồ mà phải được thực 89 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ địa hóa trên cơ sở thống nhất liên ngành, thống nhất giữa Trung ương và địa phương tạo được một lâm phận rừng sản xuất ổn định có đầy đủ căn cứ pháp lý. Thực hiện khoán đất trồng rừng dài hạn cho hộ đối với chủ đất là lâm trường và hợp đồng với nhóm chủ hộ có đất theo cơ chế cùng đầu tư, cùng hưởng lợi với tỷ lệ ăn chia có phần ưu tiên hơn cho người trồng rừng để thu hút người dân địa phương tham gia. Xây dựng các khu công nghiệp chế biến lâm sản tập trung, chủ đạo của các tỉnh kết hợp với phát triển các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ, phân tán ở các huyện, xã nhằm giải quyết thị trường tiêu thụ gỗ cho các hộ trồng rừng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đầu tư các công nghệ mới, hiện đại, các dây chuyền sản xuất liên hoàn,... để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ. Nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương về sản xuất lâm nghiệp nói chung và trồng rừng sản xuất thâm canh, tập trung nói riêng chưa cao, vì vậy cần có giải pháp để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương, đặc biệt là các dân tộc ít người. 3.2.3.2. Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm Trong giai đoạn hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu cao về dăm giấy, sản phẩm gỗ chế biến. Để khuyến khích đầu tư phát triển rừng trồng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao thì giải pháp về thị trường là hết sức quan trọng, đặc biệt là thị trường đầu ra của sản phẩm rừng trồng. Để thực hiện tốt vấn đề này Nhà nước cần hỗ trợ công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị và xúc tiến thương mại; tìm kiếm đối tác xuất khẩu trực tiếp thay cho xuất khẩu ủy thác như hiện nay. Qua nghiên cứu thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng trên địa bàn huyện, tỉnh và của các vùng lân cận khu vực Bắc Miền Trung chúng tôi thấy rằng: Hiện tại thị trường gỗ rừng trồng trên địa bàn còn mang tính tự phát, thiếu ổn định do tranh mua tranh bán. Vì vậy, cần có sự can thiệp bằng chính sách của Nhà nước để người trồng rừng yên tâm sản xuất. Trong thời điểm hiện tại, giá cả thị trường gỗ rừng trồng đang cao, thuận lợi cho người sản xuất; Tuy nhiên đặc điểm của trồng rừng là chu kỳ sản xuất dài nên chịu ảnh hưởng của biến động thị trường là rất lớn, có thể vào 90 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ thời điểm thu hoạch (5-7 năm sau) giá sản phẩm rừng trồng giảm sẽ gây bất lợi cho người trồng rừng. Vì vậy công tác tìm hiểu nghiên cứu thị trường phải đi trước một bước; nhà nước cần có nghiên cứu và định hướng thị trường dài hạn cho dân để dân chủ động sản xuất các loại sản phẩm gỗ đáp ứng nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, từng thời điểm nhằm đạt được hiệu quả về giá thu lại lợi nhuận tối đa cho người trồng rừng; đồng thời vận động xúc tiến thành lập quỹ phòng chống rủi ro. Cần đơn giản hóa các thủ tục khai thác, lưu thông, vận chuyển gỗ rừng trồng trên thị trường. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng độc quyền mua bán trên thị trường. Các đơn vị kinh doanh lâm sản có thể ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm rừng trồng hộ gia đình trên địa bàn để bảo đảm ổn định thị trường dưới nhiều hình thức 3.2.3.3. Tổ chức thu mua nguyên liệu Nguồn nguyên liệu lâm sản cung cấp cho các nhà máy chủ yếu thông qua các thương lái và thu mua trực tiếp từ các tổ chức, hộ gia đình. Tuy nhiên, việc thu mua nguyên liệu thông qua các thương lái đã làm phát sinh nhiều hạn chế như tranh giành mua bán, ép giá, làm ảnh hưởng đến lợi ích của người dân. Mua bán qua thương lái cũng làm cho các nhà máy và người trồng rừng không tiếp cận được với nhau để thiết lập mối quan hệ lâu dài trong sản xuất và chế biến gỗ nguyên liệu. Trong điều kiện sản xuất lâm nghiệp qui mô hộ gia đình nhỏ lẻ, hệ thống giao thông chưa hoàn thiện thì các nhà máy sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu mua trực tiếp gỗ nguyên liệu đến từng hộ trồng rừng. Trước mắt, các nhà máy cần tiếp tục tổ chức thu mua gỗ nguyên liệu thông qua các thương lái, đồng thời có chính sách ưu đãi để khuyến khích các tổ chức và hộ gia đình đến bán nguyên liệu trực tiếp tại các nhà máy. Về lâu dài, các nhà máy cần mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, các hình thức giao dịch qua hợp đồng trong sản xuất và chế biến gỗ rừng trồng. Phối hợp cùng chính quyền địa phương để triển khai ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm rừng trồng, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ với đại diện các nhóm hộ để khắc phục quy mô sản xuất nhỏ lẻ của hộ gia đình, phát huy tính ưu việt của kinh tế hợp tác, đẩy mạnh phát triển rừng trồng kinh tế, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, đảm bảo ổn định thị trường gỗ nguyên liệu. 91 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Đồng thời, các nhà máy cần nghiên cứu phát triển một mạng lưới các đại lý để thu mua trực tiếp các sản phẩm gỗ rừng trồng của từng hộ dân, thu hẹp dần hoạt động của các thương lái, đảm bảo chủ động nguồn nguyên liệu, công tác tổ chức thu mua gỗ nguyên liệu đạt hiệu quả cao hơn. 3.2.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng Xây dựng hệ thống đường giao thông, đường lô, khoảnh là giải pháp quan trọng để khai hoang, mở rộng các vùng sản xuất, phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển vật tư phân bón, cây giống, tiêu thụ sản phẩm rừng trồng, cải thiện điều kiện lao động và giảm chi phí sản xuất. Mặt khác hệ thống đường lô, khoảnh còn có nhiệm vụ quan trọng là khi có cháy rừng xảy ra dễ chữa cháy và hạn chế cháy rừng lan rộng. Ở huyện Cam Lộ, do ảnh hưởng của điều kiện địa hình nhiều nơi bị chia cắt, hệ thống giao thông gặp nhiều khó khăn nhất là các vùng sâu vùng xa. Đồng thời, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh rừng của hộ. Theo đó, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ nhằm thúc đẩy kinh tế nông lâm nghiệp phát triển. Đặc biệt, trong thiết kế các dự án phát triển lâm nghiệp cần bố trí kinh phí để làm cầu cống, đường vận xuất, vận chuyển lâm sản cho các khu vực vùng sâu vùng xa. Trước mắt, cần tiếp tục nhân rộng mô hình nhà nước và nhân dân cùng tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Nhà nước hỗ trợ một phần, huy động các hộ gia đình đóng góp một phần để làm đường giao thông đến các vùng trồng rừng. Giao cho các hộ gia đình địa phương quản lý sử dụng các tuyến đường lâm sinh, thường xuyên duy tu bảo dưỡng để sử dụng lâu dài. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các tuyến đường liên thôn liên xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và sản xuất, đặc biệt trong mùa mưa bão. Về lâu dài, cần nghiên cứu để có chính sách khuyến khích các hộ gia đình đóng góp một phần kinh phí khi thu hoạch rừng trồng để trích lập quỹ duy tu bảo dưỡng đường ở địa phương. 3.2.4. Các giải pháp về thông tin, tuyên truyền và phổ cập Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết những người tham gia rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện là những hộ gia đình, cá nhân có trình độ nhận thức hạn chế; hiểu biết pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng còn thấp; nhận thức của hộ về hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất chưa cao. Vì vậy các cấp, ngành liên quan cần tăng 92 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ cường truyền giáo dục cộng đồng, tập huấn kỷ thuật lâm sinh cho bà con nhân dân. Nội dung này cần tập trung vào các vấn đề sau: Cần tuyên truyền, giới thiệu tác dụng của rừng trong việc cung cấp lâm sản cũng như chức năng bảo vệ môi trường sinh thái của rừng, công việc này đòi hỏi các cán bộ truyền thông phải có trình độ nhất định. Để thực hiện được cần phải có sự phối hợp của nhiều tổ chức, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đồng thời người dân cũng cần hiểu có thể phát triển kinh tế hộ gia đình từ việc trồng rừng sản xuất. Phổ biến chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của Nhà nước, nhất là chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng tới hộ gia đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng rừng và bảo vệ rừng. Thông tin cho người dân địa phương biết về thực trạng rừng trồng sản xuất của tỉnh Quảng Trị và huyện Cam Lộ và các chương trình/ dự án, quy hoạch vùng nguyên liệu trên địa bản tỉnh, huyện, các giống cây trồng có năng suất và chất lượng caođể mọi người có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, sản phẩm, giá cảcho người sản xuất. Phổ cập kỹ thuật, tổ chức cho người dân địa phương tham quan, học tập các mô hình điển hình trồng rừng, các mô hình trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững, qua đó phát động phong trào trồng rừng trong nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng. Để công tác tuyên truyền và phổ cập đạt được kết quả cao cần phải áp dụng nhiều hình thức giới thiệu và phổ cập như loa đài, truyền thanh, tài liệu, tờ rơi, áp phích, biển hiệu ở mọi nơi, mọi chỗ như trụ sở làm việc của xã, trường học, nhà văn hóa Nội dung các chương trình tuyên truyền phải phong phú, đa dạng; cần lồng ghép và phối hợp nhiều chương trình với nhau, gắn kết các thông tin sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là về các giống cây trồng và kỹ thuật mới, các hoạt động của các dự án bảo tồn, dự án lâm nghiệp xã hội,... cũng như các hoạt động văn hóa, xã hội của xã, thôn với việc tuyên truyền, khích lệ người dân tham gia rừng trồng sản xuất. Bên cạnh đó, cần chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên truyền, phổ cập viên cấp xã, thôn và tạo điều kiện cho họ làm việc cho họ làm việc; tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa các cấp chính quyền với các bộ phận làm công tác tuyên truyền, 93 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ phổ cập. Trong giải pháp này cần đặc biệt ưu tiên cho các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong huyện - nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển, nhận thức và mức sống của người dân còn nhiều hạn chế. Phát triển công tác khuyến nông khuyến lâm đến tận từng thôn, xã, mỗi xã cần phải có một cán bộ khuyến nông cơ sở, mỗi cán bộ này phải được đào tạo chuyên môn tốt, có kỹ năng tiếp cận với người dân, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật như: giống mới cho năng xuất cao, kỹ thuật mới, tư vấn vay vốnđến với người trồng rừng. 94 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất là vấn đề quan trọng có tính chiến lược thúc đẩy phát triển lâm nghiệp xã hội theo hướng bền vững. Trồng rừng sản xuất ngoài việc đưa lại hiệu quả đóng góp vào tăng trưởng giá trị sản xuất cho nền kinh tế, khai thác tiềm năng nguồn lực đất đai, lao động, còn giải quyết các mâu thuẫn xã hội về vấn đề việc làm, thu nhập, giảm nghèo bền vững, cải thiện môi trường sinh thái góp phần tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển trong tương lai. Kết quả phân tích cho thấy có nhiều nhân tố khác nhau tác động đến hiệu quả kinh tế, xã hội của hoạt động trồng rừng. Tuy nhiên, nhân tố diện tích đất đai, chi phí đầu tư, lao động và trang thiết bị sản xuất đều là những nhân tố có tác động đến hiệu quả trồng rừng; đồng thời, vai trò của các yếu tố là khác nhau và vai trò của các yếu tố lại phụ thuộc vào vùng và hộ. Hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng sản xuất các nông hộ ngoài việc đáp ứng nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp cho nhu cầu chế biến và xuất khẩu của địa phương, nâng cao tổng sản phẩm cho xã hội mà còn cải thiện thu nhập có được từ trồng rừng sản xuất cho một bộ phận dân cư nông thôn, góp phần ổn định cuộc sống vật chất tinh thần cho người dân. Về thị trường, nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy còn thiếu nên người dân rất dễ dàng trong việc bán sản phẩm và mức độ tiếp cận thị trường của các hộ dân là như nhau. Đối với các hộ trồng rừng có qui mô lớn, các trang trại, có qui mô khối lượng sản phẩm lớn thuận tiện cho việc thu gom vận chuyển nên có lúc bán được với giá cao hơn. Vì vậy, việc giao đất cho dân mở rộng qui mô trồng rừng là hết sức cần thiết. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất được đề xuất như: Tập trung thực hiện hoàn thành việc cắm mốc ranh giới 3 loại rừng trên thực địa; xúc tiến hoàn thành quy hoạch chi tiết các vùng nguyên liệu vùng quy hoạch rừng sản xuất làm cơ sở để giao đất, cho thuê đất trồng rừng sản xuất trên địa bàn và đầu tư xây dựng các tuyến đường phục vụ sản xuất. Chấn chỉnh công tác giao đất giao rừng đánh giá lại thực trạng quản lý và sử dụng đất của các chủ thể được giao, 95 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ có phương án đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý phù hợp, kể cả việc thu hồi và tái giao rừng và đât lâm nghiệp. Về tổ chức quản lý thực hiện: Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng, chính quyền các cấp, có chế tài xử phạt rõ ràng về trách nhiệm cụ thể của cá nhân, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng. Về khoa học kỹ thuật: Cần tập trung công tác giống, bố trí cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, vùng sinh thái và thị trường tiêu thụ sản phẩm; có kế hoạch để cải tạo các diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt, hiệu quả thấp; thanh lý để trồng lai rừng trên các diện tích đã trồng trước đây có năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp, xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, trồng dặm rừng đối với từng loại cây cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của huyện; hướng dẫn, khuyến cáo cho bà con nông dân tuân thủ quy, trình trồng đảm bảo kỹ thuật. Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật, thực hành bắt tay chỉ việc cho nông dân. Về cơ chế chính sách: cần tập trung chính sách hỗ trợ đầu tư, xây dựng cơ ở hạ tầng, chính sách tín dụng đầu tư; chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Về tăng cường nhân lực và tuyên truyền giáo dục: cần tập trung công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ cấp cơ sở. Quan tâm tập huấn về kỹ thuật trồng rừng cho người dân, phổ biến, giáo dục pháp luật. Giải pháp tuyên truyền giáo dục cần tập trung vào các vấn đề: Tuyên truyền, giới thiệu vai trò của rừng đối với sản xuất và đời sống; Công bố rộng rãi bản đồ quy hoạch vùng trồng rừng sản xuất cho người dân địa phương biết để triển khai thực hiện; Tổ chức cho người dân tham quan học tập các điển hình trồng rừng, các mô hình trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao bền vững ở trong và ngoài tỉnh. 2. Kiến nghị Từ kết quả nghiên cứu chúng ta thấy rằng trồng rừng sản xuất mang lại hiểu quả kinh tế, xã hội và môi trường rất lớn. Để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Cam Lộ, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề sau: 2.1. Đối với chính quyền địa phương Ủy ban nhân dân huyện Cam Lộ tích cực chỉ đạo thực hiện quy hoạch chi tiết, dành một phần ngân sách thích đáng để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ trồng rừng sản xuất, đặc biệt là đường vào các vùng quy hoạch trồng rừng tập trung. 96 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra chất lượng cây giống phải được đặt lên hàng đầu, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động trồng rừng. Do vậy, hàng năm cần thành lập đoàn kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả trồng rừng về diện tích, chất lượng cây trồng để tìm ra các giải pháp khắc phục và đề xuất giải quyết các vấn đề nảy sinh. Với điều kiện tự nhiên, mức độ đầu tư trồng cây keo tai tượng cho trồng rừng sản xuất trên địa bàn đã đưa lại hiệu quả khá tốt. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất trên địa bàn trong thời gian tới, ngoài việc duy trì mô hình này, chỉ đạo Trạm khuyến nông huyện cần tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo nhân rộng các mô hình khác phù hợp như trồng bằng giống giâm hom, cấy ghép mô, trồng rừng theo chứng chỉ FSC... Ủy ban nhân dân huyện cần xây dựng chính sách thu hút nhiều nhà đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ để tạo lập một thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, giá cả thu mua nguyên liệu cạnh tranh hơn. Đồng thời, đẩy mạnh tiến độ giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình. Đây chính là tiền đề quan trọng, có vai trò quyết định thúc đẩy sự phát triển rừng trồng sản xuất của huyện cả về quy mô diện tích cũng như năng suất chất lượng. Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn từ các dự án trong nước và từ các tổ chức quốc tế tạo điều kiện cho các hộ gia đình được hỗ trợ vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển rừng trồng sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, qua đó thúc đẩy nền kinh tế xã hội của huyện phát triển. Ủy ban nhân dân cấp xã cần sớm thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, Ban quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện để việc quản lý cũng như đề ra các biện pháp phát triển rừng có điều kiện được triển khai thực hiện tốt hơn; tăng cường, phối hợp thực hiện tốt công tác tổ chức tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư. 2.2. Đối vói các tổ chức tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cần hoàn thiện và đơn giản hóa các thủ tục vay vốn để người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn đầu tư trồng rừng sản xuất. 97 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ 2.3. Đối với nhà máy thu mua gỗ nguyên liệu Có chính sách khuyến khích, động viên các tổ chức cá nhân khai thác vận chuyển gỗ rừng trồng đến bán tại nhà máy với số lượng lớn. Nghiên cứu xây dựng chính sách giá cả cạnh tranh linh hoạt tùy thời điểm, đảm bảo thu nhập cho người trồng rừng sản xuất để xây dựng mối quan hệ lâu dài, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển trong quá trình sản xuất và chế biến nguyên liệu gỗ rừng trồng. Các nhà máy cần mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong TRSX, phát triển mạng lưới các đại lý triển khai ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm rừng trồng với đại diện các nhóm hộ để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, đảm bảo ổn định nguồn gỗ nguyên liệu. 2.4. Đối với hộ trồng rừng sản xuất Tích cực tham gia tập huấn kỹ thuật trồng rừng sản xuất, tuân thủ thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, cần tập trung huy động nguồn lực để đầu tư thâm canh (bón phân, thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc), lựa chọn cây giống có nguồn gốc rõ ràng, phù họp với điều kiện đất đai, lập địa và sinh thái để tăng năng suất trồng rừng làm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất./. 98 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ NN&PTNT (2008), Quyết định số 2159/QĐ-BNN-KL ngày 17/7/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2007. 2. Đặng Đình Bôi (2005), Một số ý kiến về tình hình chế biến lâm sản ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ. Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.TP. Hồ Chí Minh, tháng 3/2005, trang 167-173. 3. Cục thống kê tỉnh Quảng Trị (2016), Niên giám thống kê năm 2016, Quảng Trị. 4. Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Quảng Trị (2016), Báo cáo tổng hợp diện tích các loại rừng và độ che phủ rừng theo đơn vị hành chính cấp huyện năm 2016, Quảng Trị. 5. Dương Tiến Dũng (2014), Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế. 6. Phạm Thế Dũng (2004), Ảnh hưởng của bón lót phân đến sinh trưởng các dòng Keo lai tại Tân lập-Bình Phước. Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm Nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số 4/2004. 7. Phạm Xuân Giang (2007), Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 8. Lê Trọng Hùng (2014), Phát triển thị trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất ở nước ta, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn T02/2016. 9. Võ Đại Hải (2003), Một số kết quả đạt được trong nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (12/2003), Tr 1580-1582. 10. Nguyễn Đình Hải và các cộng sự (2003), Xây dựng mô hình trồng Thông caribê có năng suất cao bằng nguồn giống được chọn lọc, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội-2003. 11. Võ Đại Hải (2004), Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc và chính sách để phát triển”. Báo cáo trình bày tại hội thảo “Thị trường và 99 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ 12. Võ Nguyên Huân (1997), Đánh giá hiệu quả của việc giao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 1996 - 2000, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 13. Lê Quốc Huy, Nguyễn Minh Châu (2002): Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm rhizobium cho Keo lai và Keo tai tượng tại vườn ươm và rừng non nhằm nâng cao năng suất rừng trồng. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện KH Lâm Nghiệp Việt Nam, tháng 7/2002, 24 trang. 14. Lê Đình Khả (1999), Nghiên cứu sử dụng giống Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003), Phát triển các loài Keo acacia ở Việt nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 121 trang. 16. Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ ban hành quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích Lâm Nghiệp. 17. Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ ban hành quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước. 18. Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất cho thuê đất Lâm Nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích Lâm Nghiệp. 19. Phòng Thống kê huyện Cam lộ ( 2016), Niên giám thống kê 2016, Cam Lộ. 20. Phạm Xuân Phương (2003), Khái quát chính sách lâm nghiệp liên quan đến rừng nguyên liệu công nghiệp ở Việt Nam. Báo cáo trình bày tại hội thảo “Nâng cao năng lực và hiệu quả trồng rừng công nghiệp”, Hòa Bình. 21. Nguyễn Xuân Quát (2002), Lựa chọn cơ cấu cây trồng trong các chương trình trồng rừng ở Việt Nam. Báo cáo tại hội thảo: Xác định loài cây trồng và chọn loài ưu tiên, Hà Nội. 22. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 556/QĐ -TTg ngày 12/9/1995, điều chỉnh bổ sung chương trình trồng rừng 327. 23. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 245/QĐ - TTg, ngày 21/12/1998, về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm 100 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ nghiệp. 24. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 661/QĐ -TTg, ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Lâm Nghiệp giai đoạn 1996 - 2000, tr40-54. 25. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11/01/2001 số 08/2001/QĐ - TTg, về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên. 26. Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung (2003), Đánh giá hiệu quả trồng rừng công nghiệp Việt Nam. 27. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị (2014), Báo cáo quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, Quảng Trị. 28. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng trị (2007), Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2016. 29. Võ Văn Sơn (2010), Phân tích hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất của các nông hộ ở huyện Nam Đông, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Huế. 30. Đỗ Đình Sâm, Triệu Văn Hùng, Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, chương Nghiên cứu lâm nghiệp, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 31. Trần Đình Tùng, Lê Trọng Hùng, Vũ Văn Mễ. Hoàng Ngọc Tống (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương Kinh tế lâm nghiệp và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển năm 2006. 32. Nguyễn Văn Tuấn (2007), Nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Huế. 33. Ngô Nữ Quỳnh Trang (2008), Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Huế. 34. Ngô Văn Thứ (2002), Phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS- NXB Đại học kinh tế quốc dân. 35. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 36. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu 101 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ với SPSS, NXB Hồng Đức. 37. UBND tỉnh Quảng trị (2014), Đất Cam Lộ - Thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng, Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Quảng Trị. 38. UBND huyện Cam Lộ (2017), Báo cáo Thống kê đất đai giai đoạn 2014-2016, Cam Lộ. 39. UBND huyện Cam Lộ (2016), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cam lộ đến năm 2020, Cam Lộ. 40. UBND huyện Cam Lộ (2016), Báo cáo thuyết minh tổng hợp qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Cam lộ đến năm 2020, Cam Lộ. 41. UBND tỉnh Quảng Trị ( 2016), Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. 102 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ PHỤ LỤC Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA Xin chào Ông/bà ! Tôi là học viên Cao học của Trường Đại Học Kinh tế, Đại học Huế, tôi đang nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”. Mọi ý kiến trả lời của Ông/bà đều góp phần vào sự thành công của đề tài và có thể giúp tôi hoàn thành khóa học. Những câu hỏi này chỉ có mục đích tham khảo ý kiến của Ông/bà liên quan đến đề tài mà không có mục đích nào khác. Kính mong Ông/bà dành chút ít thời gian để trả lời các câu hỏi sau. Xin chân thành cảm ơn Ông/bà. ------------------------------------------ Phần 1. Thông tin về chủ hộ (Chủ hộ ở đây được hiểu là người chịu trách nhiệm, có vai trò quyết định chính trong hoạt động trồng rừng). Câu 1. Họ tên chủ hộ: . Câu 2. Địa chỉ: Thôn: .........xã:.......Điện thoại: Câu 3. Giới tính của chủ hộ:  Nam  Nữ Câu 4. Dân tộc của chủ hộ:  Kinh  Dân tộc ít người Câu 5. Năm sinh của chủ hộ?.................. Câu 6. Trình độ văn hóa của chủ hộ: Lớp... Câu 7. Số thành viên trong gia đình ông/bà hiện là bao nhiêu? Tổng nhân khẩu:................người; Phiếu số:.PV lúc:.giờ..ngày / /2017 103 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Phần 2. Nguồn lực cho sản xuất lâm nghiệp Câu 8. Số lao động tham gia sản xuất của ông/bà là bao nhiêu người (trong 12 tháng qua)? Chỉ tiêu Gia đình Thuê ngoài Tổng Trong độ tuổi Ngoài độ tuổi Thường xuyên Thời vụ 1. Tổng số lao động 2. Số lao động tham gia sản xuất lâm nghiệp - Lao động nam - Lao động nữ Câu 9. Gia đình ông/bà có vay các khoản tín dụng nào phục vụ cho mục đích sản xuất lâm nghiệp không?  Có  Chuyển sang câu 10  Không  Chuyển sang câu 11 Câu 10. Ông/bà cho biết một số thông tin về các khoản tín dụng được vay phục vụ cho mục đích sản xuất lâm nghiệp ? (Chỉ tính phần sử dụng cho mục đích sản xuất lâm nghiệp) Nguồn tín dụng Năm vay Số tiền vay (1000đ) Lãi suất/tháng (%) Thời hạn vay (tháng) Dư nợ hiện tại (1000đ) 1. Tổng 2. Ngân hàng CSXH 3. Ngân hàng NN&PTNT 4. Quỹ tín dụng 5. Người thân, bạn bè 6. Vay nóng 7. Nguồn khác 104 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Câu 11. Tư liệu phục vụ trồng rừng của hộ Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá trị ban đầu (1.000đ) Số năm có thể sử dụng Số năm sử dụng Giá trị còn lại (1.000đ) 1. Cưa máy 2. Xe tải 3. Khác Phần 3. Những thông tin về sản xuất lâm nghiệp Đối tượng ưu tiên phỏng vấn là các thửa rừng vừa mới khai thác. Tất cả các thông tin đều hỏi về chu kỳ đã khai thác (không phải chu kỳ đã có rừng) Câu 12. Tổng diện tích đất rừng của hộ: ..ha Câu 13. Số thửa rừng. - Tổng số thửa (lô) rừng? ....................................... thửa. - Tổng diện tích đã trồng rừng ................................ thửa. - Tổng diện tích của các thửa chưa trồng: ................. ha. - Nguyên nhân chưa trồng: ............................................. Câu 14. Ông/bà cho biết một số thông tin liên quan đến những thửa1 rừng trên? (Chỉ phỏng vấn những thửa rừng đã khai thác vào các năm 2015 và 2016) Loại Diện tích (ha) Năm khai thác 1 Năm trồng Nguồn gốc đất 2 Độ dốc 3 Loại đất 4 1. Keo lai hom 2. Keo tai tượng 3. Keo lai từ hạt Tổng cộng 105 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Chú thích: 1. Năm khai thác: Năm khai thác gần đây nhất. Tất cả các thông tin của thửa này (chi phí, sản lượng, doanh thu) đều theo chu kỳ vừa khai thác. 1 “Thửa” rừng trong trường hợp này được hiểu là một lô rừng có cùng tuổi và có cùng tỷ lệ số loài cây tham gia hình thành rừng, thời điểm và phương thức khai thác trên toàn thửa là như nhau. 2. Nguồn gốc đất (tình trạng quản lý):Đất giao có sổ đỏ=1; giao nhưng chưa có sổ đỏ=2; đất mua có sổ đỏ= 3; đất mua nhưng không có sổ đỏ=4; thuê nhà nước và các tổ chức khác= 5; Thuê tư nhân = 6; khai hoang = 7; khác = 8 (cụ thể). 3. Độ dốc (<150) = 1; Dốc trung bình và hơi mạnh (15 - 250) = 2; Dốc mạnh (25 - 350) = 3; Dốc rất mạnh (> 350) = 4. 4. Loại đất: Đất sét = 1; Đất thịt = 2 ; Đất sỏi đá = 3; Đất đá tảng = 4 Câu 15. Vị trí các thửa rừng Chỉ tiêu Keo lai hom Keo tai tượng Keo lai từ hạt 1. Khoảng cách tới đường ô tô (km) Câu 16. Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin liên quan đến kỹ thuật trồng rừng của chu kỳ vừa khai thác. Chỉ tiêu Keo lai hom Keo tai tượng Keo lai từ hạt 1. Mật độ cây trồng (cây/ha) 2. Kỹ thuật nhân giống Chú thích: Kỹ thuật nhân giống (loại giống): hạt = 1; giâm hom = 2 106 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Câu 17. Xin ông /bà vui lòng cho biết những thông tin liên quan đến chi phí của chu kỳ đã khai thác Chỉ tiêu ĐVT Keo lai hom Keo tai tượng Keo lai từ hạt Số lượng Thành tiền (1.000đ) Số lượng Thành tiền (1.000đ) Số lượng Thành tiền (1.000đ) Tự có Mua/ thuê ngoài Tự có Mua/ thuê ngoài Tự có Mua/ thuê ngoài Tự có Mua/ thuê ngoài Tự có Mua/ thuê ngoài Tự có Mua/ thuê ngoài Năm 1 1. Xử lý thực bì (phát đốt) Công 2. Chi phí đào hố (thủ công) Công 3. Cây giống Cây 4. Phân bón 1.000đ 4.1. NPK Kg 4.2. Khác Kg 5. Vận chuyển 1.000đ 6. Công trồng Công 7. Trồng dặm 1.000đ 8. Lãi tiền vay 1.000đ 9. Chi phí khác 1.000đ Năm 2 1. Chăm sóc Công 1.1. Công chăm sóc (làm cỏ, bón phân, tỉa cành) 1.2. Phân bón 1.2.1. NPK Kg 107 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ 1.2.2. Khác Kg 3. Lãi tiền vay 1.000đ 4. Chi phí khác 1.000đ Năm 3 1. Công chăm sóc Công 2. Lãi tiền vay 1.000đ 3. Chi phí khác 1.000đ Năm 4 1. Công chăm sóc Công 2. Lãi tiền vay 1.000đ 3. Chi phí khác 1.000đ Năm 5 1. Công chăm sóc Công 2. Lãi tiền vay 1.000đ 3. Chi phí khác 1.000đ Năm 6 1. Công chăm sóc Công 2. Lãi tiền vay 1.000đ 3. Chi phí khác 1.000đ Chi phí khai thác 1. Chuẩn bị cho khai thác 1.000đ 2. Chi phí làm đường, bãi tập kết sản phẩm 1.000đ 3. Công khai thác Công 4. Chi phí khác 1.000đ 108 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Phần 4. Thông tin về tiêu thụ sản phẩm Câu 18. Xin ông/bà vui lòng cho biết tình hình bán sản phẩm từ tỉa thưa rừng Chỉ tiêu ĐVT Keo lai hom Keo tai tượng Keo lai từ hạt 1. Phương thức bán * X 2. Sản lượng 3. Giá 1.000đ 4. Thành tiền 1.000đ Phương thức thanh toán ** (*) Phương thức bán Bán cáp/trụm cây đứng ............................................................................... =1 Chủ rừng khai thác bán tại rừng .................................................................. =2 Chủ rừng khai thác bán tại nhà máy ............................................................ =3 Bán khác ...................................................................................................... =4 (**) Cách thanh toán: Tiền liền = 1; Trả chậm (ghi thời gian) = 2; Ứng tiền khi trồng rừng = 3; Ứng tiền sau khi trổng rừng (ghi thời điểm ứng tiền) = 4; Phương thức khác=5 (cụ thể..) Câu 19. Các đánh giá về vấn đề liên kết giữa người sản xuất và người thu mua STT Các khó khăn về vấn đề liên kết Mức độ quan trọng * 1 Không có thông tin 2 Có biết nhưng không có ai đến làm việc trực tiếp 3 Trong làng /xã không hoặc có ít người tiến hành liên kết 4 Mức độ hỗ trợ ban đầu khi liên kết quá ít 5 Lo ngại các ràng buộc về giá bán sản phẩm gây bất lợi 6 Lo ngại các ràng buộc về phương thức bán SP gây bất lợi 7 Thiếu các đảm bảo khi thị trường thay đổi bất lợi 109 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ 8 Không quan tâm 9 Khác (ghi rõ) (*) 1 = Ảnh hưởng rất lớn; 2 = Ảnh hưởng vừa; 3 = Ảnh hưởng ít Câu 20. Các đề nghị về liên kết hỗ trợ sản xuất và thu mua sản phẩm:.................. ....................................................................................................................................... Phần 5. Các vấn đề khác Câu 21. Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin liên quan đến các khoản hỗ trợ? Chỉ tiêu ĐVT Có/không Thời gian tháng + năm Số lượng Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ) Đơn vị hỗ trợ 1. Tiền mặt 1000đ 2. Giống Cây 3. Phân bón kg 4. Hỗ trợ khác Câu 22. Ông/bà có thể vui lòng cho biết, lý do tại sao không được hưởng các khoản hỗ trợ liên quan đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp:  Không có chương trình hỗ trợ  Không biết thông tin  Biết thông tin chậm  Cách lựa chọn hỗ trợ không hợp lý  Không thuộc diện hỗ trợ của DA  Các ràng buộc gây bất lợi nên không tham gia  Khác (ghi rõ) Câu 23. Ông/bà có tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng không?  Có  Không 110 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Câu 24. Xin ông/bà cho biết những khó khăn đã và đang gặp phải trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp STT Khó khăn Không khó khăn Mức độ khó khăn Khó khăn ít Khó khăn vừa Rất khó khăn 1 Thiếu thông tin về đặc tính kỹ thuật của các loài cây 2 Chất lượng giống không tốt 3 Thiếu nguồn giống 4 Giá phân bón cao 5 Chất lượng phân bón thấp 6 Thiếu nguồn phân bón cần thiết 7 Thiếu kiến thức kỹ thuật về trồng rừng 8 Thiếu kiến thức kỹ thuật về chăm sóc rừng 9 Thiếu các dịch vụ trồng, chăm sóc rừng 10 Chất lượng các dịch vụ trồng, chăm sóc rừng thấp 11 Thủ tục cấp đất rườm rà (khó) 12 Hạn hán 13 Cháy rừng 14 Điều kiện vận chuyển khó khăn (đường sá) 15 Công tác bảo vệ rừng 16 Bão 17 Đánh giá sản lượng cây đứng không chính xác 18 Kiểm soát sản lượng bán không tốt 19 Bị ép giá 20 Thiếu vốn 21 Thiếu lao động 22 Quy mô sản xuất nhỏ 23 Thời gian giao đất ngắn 24 Thiếu quy hoạch làm cho công việc vận chuyển, phòng chống cháy rừng khó khăn 25 Đất xấu 111 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ Câu 25. Thu nhập (giá trị gia tăng) của hộ năm 2016 Chỉ tiêu Số lượng (1.000đ/năm) 1. Trồng trọt 2. Chăn nuôi 3. Nuôi trồng thủy sản 4. Sản xuất lâm nghiệp 5. Khác Trân trọng cảm ơn những ý kiến đánh giá của Ông/bà. Kính chúc Ông/bà sức khỏe và thành công! Sau khi điền đầy đủ thông tin ở phiếu khảo sát, xin vui lòng gửi về theo địa chỉ: Người nhận: Nguyễn Xuân Tùng Chi cục Kiểm Lâm Quảng Trị Di động: 0963313579 112 TR ƯỜ NG Đ ẠI H ỌC K IN H TẾ H UẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_kinh_te_rung_trong_san_xuat_tai_huyen_cam_lo_tinh_quang_tri_9587_2076151.pdf
Luận văn liên quan