Luận văn Nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí tại Công ty MECANIMEX

Để phát huy thế mạnh và khắc phục những tồn tại này, chuyên đề mong muốn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thiết bị cơ khí trang thiết bị của MECANIMEX. Đó cũng chính là nội dung của Chươnng 3 trong chuyên đề. Trong giai đoạn 2010- 2020 sắp tới, MECANIMEX lựa chọn chiến lược phát triển đại lý độc quyền nhập và phân phối các loại hàng hóa có triển vọng và đặc biệt làm đại lý máy công cụ với Mỹ và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng đẩy mạnh hợp tác liên doanh với tập đoàn, công ty lớn có thương hiệu, nhằm nâng cao uy tín và năng lực của mình trên thị trường.

pdf84 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí tại Công ty MECANIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27.268.514 2005 8 28.863.125 2006 9 42.854.374 2007 10 45.397.948 2008 11 46.663.273 2009 12 51.731.524 Ứng dụng Excel, ta có đồ thị biểu diễn hàm hồi quy của biến kim ngạch nhập khẩu(Y) qua biến thời gian( X)- xem đồ thị 3.2 Đồ thị 3.2 Hàm hồi quy biểu diễn kim ngạch xuất khẩu theo chuỗi thời gian 0 10000000 20000000 30000000 40000000 50000000 60000000 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Nguồn: Excel Suy ra hàm dự báo có dạng sau: 121091356892 2  EtEtx t 6664.02 R => Hệ số này chứng tỏ 66.64 % sự biến động của biến kim ngạch nhập khẩu phụ thuộc vào chuỗi thời gian T. Dựa vào hàm hồi quy trên, kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị của MECANIMEX đến năm 2020 được dự báo như sau Bảng 3.3 Kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị dự báo đến năm 2020 Năm t Kim ngạch nhập khẩu 2010 13 53.458.125 2011 14 55.125.000 2012 15 58.648.105 2013 16 62.403.124 2014 17 64.128.795 2015 18 70.320.187 2016 19 73.489.362 2017 20 78.124.770 2018 21 83.178.963 2019 22 85.177.158 2020 23 92.125.480 Như vậy, mức kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thiết bị cơ khí thiết bị của Công ty MECANIMEX đến năm 2020 được dự báo là 92.125.480 USD. Mức tăng so với năm 2010 là 72.332 %. Đây là mức dự báo sơ bộ dựa trên phương pháp ngoại suy trong hàm excel. 3.1.2. Lựa chọn chiến lược Nhu cầu nhập khẩu đối với các loại thiết bị cơ khí thiết bị ứng dụng công nghệ cao của nước ngoài là tương đối lớn. Do đó, trong thời gian tới, MECANIMEX hướng đến chiến lược nhập khẩu thiết bị cơ khí, thiết bị phục vụ sản xuất nông- công nghiệp từ những nước có trình độ phát triển công nghệ cao trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm nhập khẩu của công ty, MECANIMEX hướng đến thành lập một mạng lưới phân phối rộng khắp, hỗ trợ và đào tạo các chuyên gia, kĩ thuật viên nhằm đảm bảo vận hành thiết bị cơ khí hoàn thiện tới người tiêu dùng trong nước. Với chiến lược trên, MECANIMEX luôn giữ vững và phát triển ngành hàng chuyên môn là cơ khí và kim loại, từng bước mở rộng các ngành hàng khác phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên trước hết là xây dựng và phục vụ đời sống của cán bộ trong công ty. Thứ hai, MECANIMEX hướng tới lựa chọn và phát triển đại lý độc quyền nhập và phân phối các loại hàng hoá có triển vọng như đại lý máy Goldstart, gạch lát nền.. và đặc biệt làm đại lý máy công cụ với Mỹ và Hàn Quốc. Thứ ba, công tác chuẩn bị và hoàn thiện nguồn hàng là chiến lược phát triển hướng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của MECANIMEX trên thị trường phân phối và nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị đầy tính cạnh tranh và áp lực. Việc đảm bảo đủ số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hoá đáp ứng yêu cầu về thiết bị cơ khí, thiết bị cho các công ty trong, ngoài nước và nhu cầu của toàn xã hội. Thứ tư, tăng cường quản lý vốn, nâng cao tỷ suất doanh lợi nhập khẩu, huy động nguồn vốn kịp thời cho kinh doanh, giảm chi phí lưu thông và thực hành tiết kiệm. Đẩy mạnh việc hợp tác liên doanh với những tập đoàn, công ty lớn có thương hiệu và tầm ảnh hưởng trên thế giới. Điều này là chiến lược lâu dài nhằm tăng cường không những cơ hội giao thương, mà quan trọng hơn là uy tín của MECANIMEX trên thị trường nhập khẩu và phân phối thiết bị cơ khí thiết bị tại Việt Nam. 3.1.3. Kế hoạch phát triển giai đoạn 2010- 2020 của công ty Trong giai đoạn hình thành và phát triển của mình, MECANIMEX đã trải qua bước thăng trầm, với nhiều biến động trong tình hình kinh tế- chính trị- xã hội. Giai đoạn 2010- 2020 sắp tới là giai đoạn quan trọng để Công ty khẳng định vị thế là đơn vị hàng đầu về phân phối và nhập khẩu các thiết bị cơ khí thiết bị phục vụ công- nông nghiệp của Tổng Công ty máy và thiết bị điện MIE. Để đạt được mục tiêu đó, MECANIMEX đề ra một số chỉ tiêu quan trọng trong giai đoạn 2010- 2020 như sau:  Về kim ngạch nhập khẩu: Công ty dự tính từ nay đến năm 2020 kim ngạch sẽ tăng khoảng 15%  Về doanh thu nhập khẩu: tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 1,1%.  Về thị trường nhập khẩu, Công ty mở rộng thị trường cho nhu cầu nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị, hướng đến những nhà cung cấp thiết bị cơ khí nước ngoài có uy tín quốc tế. Đó là các thị trường tiềm năng như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản…  Về mặt hàng nhập khẩu: Công ty vẫn duy trì những mặt hàng nhập khẩu truyền thống như thiết bị cơ khí thiết bị cho ngành công nghiệp, nông nghiệp( máy kéo, máy ép, máy trộn bê tông, máy rải nhựa…) Bên cạnh đó, việc nhập khẩu thiết bị dụng cụ phục vụ ngành y tế cũng là hướng đi mới được Công ty xem xét và triển khai trong thời gian tới. Để đảm bảo cho sự phát triển của mình và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu thì mục tiêu an toàn hiện nay cũng được MECANIMEX coi trọng. Bên cạnh đó, lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất của bất kỳ công ty nào trên thị trường hiện nay. Với thực trạng hiện nay của công ty, nâng cao lợi nhuận là mục tiêu chiến lược có tính lâu dài. Từ nay đến năm 2020, công ty MECANIMEX phấn đấu đạt mức tăng trung bình mỗi năm khoảng từ 25- 30%/ năm. Với kế hoạch cơ bản như trên, Công ty luôn cố gắng phát huy tối đa các nguồn lực hiện có cũng như nắm bắt và khai thác có hiệu quả các cơ hội mà môi trường kinh doanh mang lại và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí trang thiết bị tại MECANIMEX Hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí trang thiết bị được phản ánh qua nhiều chỉ tiêu như đã trình bày ở mục 2.3 Tuy nhiên, có thể phân ra 2 nhóm giải pháp: giải pháp tăng doanh thu và giảm chi phí. 3.2.1. Nhóm giải pháp tăng doanh thu nhập khẩu 3.2.1.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường a. Tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường Mặt hàng thiết bị cơ khí trang thiết bị cơ khí có đặc điểm là xuất hiện chi phí khấu hao trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Do đó, để nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu mặt hàng này, công ty MECANIMEX cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, xu hướng đổi mới về công nghệ, giá thành hợp lý… để từ đó tối đa hóa lợi nhuận nhập khẩu của công ty. Việc nghiên cứu thị trường là công tác đòi hỏi sự chú trọng của bất ky công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và MECANIMEX nói riêng. Trước đây, trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, MECANIMEX thực hiện xuất nhập khẩu theo Nghị định thư của Chính phủ. Chuyển sang chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, Công ty phải tự tìm đối tác để giao dịch, cho nên việc nắm bắt chính xác thông tin của đối tác có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Nghiên cứu thị trường bao gồm thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. b. Thị trường trong nước Hiện nay Công ty MECANIMEX có các công ty, đại lý tiêu thụ hàng nhập khẩu là  Công ty TNHH Phú Thái Hà Nội  Công ty TNHH Tân Cương Hà Đông- Hà Nội  Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà Hà Nội  Các đại lý cơ sở ở Tràng Thi, Tràng Tiền, Hai Bà Trưng  Các cửa hàng siêu thị Thái Hà, Kim Liên, Láng Hạ…. Đây là các đại lý mua hàng nhập khẩu của Công ty song số lượng còn rất ít vì vậy MECANIMEX cần mở rộng đại lý tiêu thụ hàng ra các siêu thị, công ty TNHH cả nội và ngoại thành. Có như thế mới mở rộng quy mô tiêu thụ hàng nhập khẩu. Đồng thời, với hệ thống đại lý ở các nơi, Công ty sẽ thu thập được các thông tin cần thiết về giá cả, thị trường… c. Thị trường nước ngoài Công ty MECANIMEX đa phần nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị từ các nước có công nghệ tiên tiến hàng đầu như Đức, Pháp, Nhật, Đài Loan…. Với sự phát triển về công nghệ khoa học kỹ thuật ở các nước này thì lựa chọn thị trường nhập khẩu cho Công ty là hoàn toàn chính xác, vì các sản phẩm thiết bị cơ khí thiết bị do các quốc gia này sản xuất có chất lượng cao, ngày càng hoàn thiện các tính năng đáp ứng tốt nhu cầu sản phẩm của người tiêu dùng, do vậy sẽ giúp cho Công ty tăng cường hoạt động kinh doanh nhập khẩu, xây dựng hình ảnh đẹp về Công ty đối với khách hàng. Để hoạt động kinh doanh nhập khẩu diễn ra trong điều kiện thuận lợi ngoài việc nghiên cứu kĩ thị trường trong nước thì việc bảo đảm nguồn hàng cũng là biện pháp không thể bỏ qua để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Vấn đề mở rộng quan hệ với bạn hàng hay nói cách khác là mở rộng thị trường nhập khẩu chính là để tăng tính chủ động trong việc đảm bảo nguồn hàng có thương hiệu và chất lượng cao của Công ty. 3.2.1.2. Đa dạng hoá hình thức nhập khẩu hàng hoá Trong cơ chế thị trường, việc đa dạng hoá hình thức nhập khẩu là một yếu tố quan trọng. Các hình thức nhập khẩu mới ngày càng đòi hỏi sự đứng vững trên khả năng, trình độ nghiệp vụ của các bên kinh doanh, đồng thời cũng đòi hỏi sự tạo lập một hệ thống bạn hàng kinh doanh lâu dài. Khi tạo lập được các mối quan hệ đó doanh nghiệp không những đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu trực tiếp mà còn có thể đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu uỷ thác. - Nhập khẩu trực tiếp: là hình thức trong đó bên xuất khẩu trực tiếp xuất hàng hoá dịch vụ cho bên nhập khẩu. Thông qua trung gian môi giới cũng như các trung tâm thương mại, các công ty môi giới thương mại. - Nhập khẩu uỷ thác: là hoạt động kinh doanh hình thành giữa một doanh nghiệp trong đó có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu cần nhập khẩu một số loại hàng hoá( là những hàng hoá thuộc Quota nhập khẩu hoặc những mặt hàng mà Nhà nước không cấm) nhưng không có quyền tham gia hoặc không có điều kiện xuất nhập khẩu trực tiếp uỷ thác nhập khẩu nhập khẩu hàng hoá đó cho doanh nghiệp có chức năng tham gia giao dịch xuất khẩu với nước ngoài, thông qua hoạt động nhập khẩu uỷ thác. Bên nhận uỷ thác được nhận chi phí uỷ thác nhập khẩu. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và nắm vững tính chủ động trong kinh doanh của mình bằng cách sử dụng thêm một số loại hình nhập khẩu như nhập khẩu liên doanh liên kết và tạm nhập tái xuất Liên doanh liên kết là hình thức nhập khẩu trên cơ sở tự nguyện giữa các bên tham gia liên doanh nhằm phối hợp để cùng giao dịch và hỗ trợ trong việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu trên nguyên tắc cùng có lợi và chia sẻ rủi ro. Hình thức nhập khẩu liên kết có ưu điểm lớn vì những hợp đồng nhập khẩu thường có giá trị và phức tạp, hai bên cùng giải quyết khó khăn và rủi ro nếu có. Thực hiện hình thức nhập khẩu này khả năng thành công được nâng cao tuy nhiên có nhược điểm là lợi nhuận bị san sẻ, cơ hội kinh doanh và bạn hàng bị phân tán. Do vậy, hình thức này không phù hợp với những hợp đồng có giá trị vừa và nhỏ. Tạm nhập tái xuất là hàng hoá nhập khẩu trong trường hợp này không phải vì mục đích tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch giá. Với hình thức nhập khẩu này Công ty vừa đóng vai trò là người xuất khẩu cùng một đối tượng hàng hoá. Do vậy, để thực hiện tốt hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đem lại hiệu quả đòi hỏi Công ty phải có các chuyên viên có nghiệp vụ ngoại thương giỏi và sắc bén. Thực hiện tốt hình thức này công ty sẽ đạt được kết quả sau:  Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu  Tạo tính chủ động linh hoạt cho việc thực hiện quá trình kinh doanh tức là hiệu quả hoạt động nhập khẩu bền vững.  Tăng kim ngạch nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nói chung. 3.2.1.3. Tăng cường xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu Hiện nay MECANIMEX đang thực hiện cả hai hoạt động kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời. Một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là tăng cường xuất khẩu để tạo nguồn vốn cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá. Một khi hoạt động kinh doanh phát triển thì Công ty có thể sử dụng nguồn ngoại tệ thu được phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu, Công ty không phải trả mức chi phí phát sinh do chênh lệch về mặt tỷ giá hối đoái. Ngoài ra Công ty còn có sẵn nguồn ngoại tệ phục vụ cho quá trình nhập khẩu hàng hoá. Điều này đã đóng góp tích cực trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. 3.2.1.4. Hoàn thiện khâu tổ chức cán bộ trong công ty Con người là chủ thể của mọi hoạt động, đặc biệt là trong điều kiện ngày nay, việc đầu tư phát triển con người lại càng trở nên quan trọng và then chốt hơn bao giờ hết. Vì con người là chìa khoá của thành công. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu, Công ty cần có chính sách trong đầu tư và phát triển con người về mọi mặt đặc biệt phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, nghiệp vụ xuất nhập khẩu là nghiệp vụ quan trọng, xuất hiện phần lớn trong công việc của các cán bộ phòng xuất nhập khẩu của công ty MECANIMEX. Do đó, việc đảm bảo trình độ nghiệp vụ trong hoạt động nhập khẩu là vô cùng cần thiết, bắt đầu từ khâu kiểm tra đơn hàng, hợp đồng thương mại, mở L/C và thực hiện nghiệp vụ thanh toán phù hợp… Trong những năm qua đội ngũ cán bộ kinh doanh của Công ty còn chưa hoà nhập với cách kinh doanh mới nên vẫn còn thiếu sót khi muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài ngành. Là công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty cần phải có đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ, ngoại ngữ. Vì vậy, công tác đào tạo và bồi dưỡng lại, tuyển những nhân viên có kinh nghiệm thực tế và trình độ cao, có đức tính trung thực, tỉ mỉ, không biểu hiện chủ quan khi thực hiện kinh doanh, đáp ứng hoạt động kinh doanh của Công ty. Cùng với việc đào tạo lại và khuyến khích đối với công nhân viên, Công ty nên có chế độ ưu đãi đối với những nhân viên đã có những cống hiến lâu năm, nhưng đặc biệt quan tâm đến lực lượng cán bộ trẻ, vì đây chính là lực lượng có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Thực tế trong những năm qua, Công ty đã giải quyết tốt mối quan hệ nội bộ gần gũi hiểu biết lẫn nhau trong toàn thể Công ty và sự dung hoà giữa các thế hệ. Tất cả những điều này đã đưa Công ty tiến lên, đạt nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. 3.2.1.5 Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu Sản phẩm và thị trường là hai yếu tố gắn liền với nhau. Qúa trình kinh doanh nhập khẩu hàng hoá chỉ được hoàn thành khi sản phẩm nhập khẩu được tiêu thụ trên thị trường. Như vậy bán hàng là khâu cuối cùng có ý nghĩa quyết định đến doanh thu và lợi nhụân của Công ty. Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì công ty phải thực hiện tốt khâu bán hàng để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá, thu hồi vốn nhanh và tăng vòng quay của vốn Ngoài ra, một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ như  Xác định giá bán hợp lý: giá bán có tác động lớn đến hàng hoá bán ra, đặc biệt đối với mặt hàng quan trọng có tính chiến lược. Chỉ một sự thay đổi nhỏ về giá là có thể dẫn đến sự thay đổi lớn về số lượng bán ra. Hiện nay trong ngành có quá nhiều công ty xuất nhập khẩu. Do đó giá cả được hình thành tự do trên thị trường. Công ty không được phép tự nâng giá để thu lợi nhuận cho mình. Do vậy, khi xác định giá bán MECANIMEX cần phải căn cứ vào giá cả thị trường, chiến lược kinh doanh để đưa ra mức giá phù hợp.  Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng: hiện nay mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng, thị phần của Công ty có dấu hiệu suy giảm. Để có thể củng cố vị trí, uy tín và hình ảnh của Công ty, ngoài việc tác động vào mức giá Công ty nên sử dụng các hình thức xúc tiến để đem lại hiệu quả cao trong bán hàng, các hình thức nên sử dụng gồm  Quảng cáo Thông qua quảng cáo nhằm xây dựng hình ảnh của Công ty với khách hàng, song phải lựa chọn hình thức quảng cáo thích hợp nhất vì nếu không có trọng điểm sẽ đem lại hiệu quả thấp vì chi phí quảng cáo thường rất lớn. Công ty nên sử dụng hình thức quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành, tạp chí thương mại và hình thức quảng cáo trực tuyến với giá thành hợp lý mà hiệu quả lan truyền lại khá lớn.  Khuyến mại Đây là một trong những hình thức kích thích tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng không coi trọng hình thức khuyến mại, bởi vì khi mua hàng hoá họ quan tâm đến chất lượng hàng hóa và lợi ích khi mua hàng. Các hình thức khuyến mại Công ty có thể áp dụng để gia tăng thêm độ hấp dẫn khi mua sản phẩm như tặng quà hay giảm giá chiết khấu...  Triển lãm Đây là hình thức giới thiệu sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng, quảng bá hữu hiệu hình ảnh và thương hiệu của Công ty. Do đó, Công ty nên thường xuyên tham gia các cuộc hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu mặt hàng mới của Công ty và hình ảnh của Công ty, đồng thời thông qua các cuộc triển lãm có thể kí kết được các hợp đồng bán hàng hoá với số lượng lớn. Một số hội chợ triển lãm MECANIMEX đã tổ chức như: Từ ngày 4-7/07/2006, tại Trung tâm triển lãm và Hội nghị Quốc tế số 446 Hoàng Văn Thụ, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Triển lãm Quốc tế về Điện lạnh RAT '2006 do Công ty MECANIMEX - chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Công ty TOPREPUTE Hongkong tổ chức. Tham gia Triển lãm là các công ty điện lạnh của Việt nam, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản...Tại Triển lãm sẽ trung bày, giới thiệu các thiết bị điện lạnh tiên tiến nhất sử dụng cả cho các ngành công nghiệp và gia dụng. Hơn 150 doanh nghiệp đến từ 15 quốc gia đã tham gia triển lãm quốc tế Máy và thiết bị công nghiệp, diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và hội nghị quốc tế (Hoàng Văn Thụ, TP.HCM). Đây là triển lãm thiết bị công nghiệp chuyên ngành nhựa, in ấn bao bì, đóng gói thực phẩm, máy công cụ và gia công kim loại được tổ chức hằng năm, qui mô tổ chức năm sau luôn lớn hơn năm trước. Triển lãm do Mecanimex, Công ty tổ chức triển lãm Top Repute (Hong Kong) và Packsimex tổ chức kéo dài đến hết ngày 11-5 – 2007. Ngoài những hình thức trên, Công ty cần mở rộng bằng cách thí điểm mở các đại lý bán hàng tại các nơi trước đây Công ty chưa có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại đó. Tăng cường hệ thống mạng lưới bán hàng, khuyến mại vật chất đối với nhân viên bán hàng giỏi chính là những giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hoạt động nhập khẩu tại Công ty. 3.2.2. Nhóm giải pháp giảm chi phí nhập khẩu 3.2.2.1. Sử dụng tiết kiệm các chi phí phục vụ nhập khẩu Chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty MECANIMEX còn khá cao do đó khoản lợi nhuận thu về của Công ty còn thấp với tốc độ tăng chưa tương xứng với tiềm năng của Công ty. Do vậy, tiết kiệm chi phí, cắt bỏ những chi phí không cần thiết là việc làm tất yếu đối với công ty MECANIMEX khi tham gia kinh doanh nhập khẩu hàng hoá. Thông qua đó để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Trong quá trình kinh doanh, MECANIMEX luôn tìm cách giảm tối đa các chi phí có thể, giảm chi phí đến từng khâu của hoạt động kinh doanh nhập khẩu, phải xem xét chi phí khâu nào là chưa hợp lý qua đó tìm nguyên nhân gia tăng chi phí để có giải pháp kịp thời. Trong kinh doanh nhập khẩu, ngoài vốn trong giá thành của hàng hoá còn có chi phí lưu thông, chi phí quản lý, chi phí vốn, chi phí bán hàng... mỗi loại chi phí có đặc điểm riêng cho nên biện pháp tốt nhất để giảm chi phí là ở từng khâu phát sinh. Một số biện pháp giảm chi phí phát sinh  Bố trí và tổ chức tốt khâu vận chuyển, bảo quản hàng hoá một cách khoa học chặt chẽ, tránh chi phí vận chuyển và tổn thất không đáng có đối với hàng hoá.  Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi và an toàn. Với vai trò là bên nhập khẩu, để tránh tình trạng thiếu vốn mà nhu cầu nhập khẩu thiết bị cơ khí trang thiết bị đang tăng lên, công ty cần xây dựng kế hoạch sử dụng và phân bổ nguồn vốn phù hợp. Bên cạnh đó, công ty cũng cần chủ động xây dựng mối quan hệ tín dụng với ngân hàng có uy tín, để tận dụng chính sách tài trợ nhập khẩu của ngân hàng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.  Tính toán lượng hàng hoá nhập khẩu tối ưu phù hợp với mức chi phí hợp lý, tránh hiện tượng nhập thừa gây ứ đọng vốn, hàng xuống cấp làm tăng chi phí bảo quản.  Xây dựng hệ thống kho tàng, cửa hàng thuận tiện cho quá trình vận chuyển cũng như tiêu thụ hàng hoá tránh vận chuyển nhiều lần làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.  Tổ chức khâu mua, tạo nguồn hàng, hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hoá để tăng mức lưu chuyển hàng hoá thông qua đó làm giảm tỷ suất chi phí lưu thông nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.  Đẩy mạnh xuất khẩu để tăng nguồn vốn lưu động và tăng ngoại tệ phục vụ nhập khẩu nhằm không mất khoản tiền trong việc chuyển đổi ngoại tệ.  Thực hiện khoán từng khâu công việc đến từng người đồng thời tiến tới cắt bỏ chi phí không hợp lý mang tính phô trương trong quá trình kinh doanh nhập khẩu. 3.2.2.2 Tăng cường công tác huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào, dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì nguồn vốn là vấn đề hết sức quan trọng. Đây có thể được coi là yếu tố quyết định đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, mặt hàng thiết bị cơ khí với đặc điểm nổi trội là đòi hỏi vốn kinh doanh tương đối lớn, giá trị khấu hao lại cao. Do đó, vấn đề đảm bảo nguồn vốn luôn được đặt ra cho mỗi doanh nghiệp. Nếu có nguồn vốn ổn định, dồi dào… doanh nghiệp sẽ gia tăng cơ hội giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, đặc biệt là trong quá trình thanh toán thông qua hình thức L/C thông dụng hiện nay. Đây là phương thức thanh toán đôi khi đặt bên nhập khẩu vào những rủi ro thanh toán, khi hàng không đảm bảo chất lượng, gây ứ đọng vốn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Do đó, các biện pháp huy động vốn cần được sử dụng trong quá trình kinh doanh nhập khẩu của Công ty như sau:  Nguồn vốn vay Ngân hàng: đây là phương thức huy động vốn thường thấy đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra, với tư cách là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu duy nhất trong MIE, MECANIMEX có thể tận dụng ưu thế này để huy động vốn từ nguồn tài trợ tín dụng từ các Ngân hàng.  Bên cạnh đó, Công ty có thể vay vốn từ bản thân các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đây là hình thức huy động có hiệu quả tương đối cao, bởi nó gắn trách nhiệm của người cho vay với hiệu quả làm việc trực tiếp tại Công ty.  Nguồn vốn từ liên doanh, liên kết sẽ cho phép Công ty mở rộng quy mô hoạt động nói chung của mình. Đây là nguồn huy động vốn cho phép Công ty nhanh chóng hoà nhập vào thị trường thế giới, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Song song với nguồn vốn lớn có thể huy động, Công ty còn có thể tận dụng nguồn công nghệ, kinh nghiệm quản lý và các máy móc thiết bị, đáng kể là hình ảnh của chính doanh nghiệp mình trong mắt đối tác, từ đó mở ra các cơ hội mở rộng thị trường nhập khẩu sau này. Về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để giảm thiểu chi phí khắc phục rủi ro trong nhập khẩu, đây được đánh giá là yếu tố quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Giải pháp này chủ yếu tập trung vào việc rút ngắn thời gian lưu thông một vòng quay của vốn, hay tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động cho Công ty. Để đạt được điều này, bên cạnh công tác nghiên cứu thị trường để xác định đúng đắn nhu cầu, tránh ứ đọng vốn trong quá trình nhập khẩu và phân phối thiết bị cơ khí, Công ty cũng cần xác định chính xác kế hoạch sử dụng và số vốn lưu động cần thiết cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Điều này sẽ tránh tình trạng vốn bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh nói chung và nhập khẩu nói riêng. 3.2.2.3 Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử vào kinh doanh nhập khẩu Thương mại điện tử ngày nay là giải pháp tối ưu trong bối cảnh hội nhập WTO và toàn cầu hóa, khi mà khoảng cách địa lý giữa các quốc gia ngày một thu hẹp và thương mại điện tử trở thành một khái niệm đặc trưng cho sự phát triển của từng doanh nghiệp. Bên cạnh ý nghĩa tích cực nhằm làm giảm bớt chi phí đi lại, thời gian và công sức của các bên liên quan để tiến hành tìm kiếm, xúc tiến và đàm phán một hợp đồng kinh doanh nhập khẩu, thương mại điện tử còn lạ phương thức để các doanh nghiệp quảng bá cho năng lực của bản thân, từ đó mở rộng mối quan hệ với các đối tác tiềm năng trong và ngoài nước. Hiện nay, MECANIMEX đang hoàn thiện xây dựng website www. mecanimex. com.vn. Đây là website chính thức và trở thành nguồn cập nhật thông tin chính của Công ty. Tuy nhiên, yếu điểm của website này chính là sự sơ sài, không hấp dẫn trong bố cục và nội dung. Do đó, để đa dạng hoá nguồn khách hàng thông qua thương mại điện tử, Công ty cần chú trọng hơn vào việc xây dựng trang thông tin của doanh nghiệp, cũng như đầu tư kinh phí, nhân lực để hỗ trợ quảng bá cho hình ảnh của MECANIMEX trong mắt đối tác trong và ngoài nước. 3.2.2.4. Hoàn thiện dịch vụ logistic cho hoạt động nhập khẩu thiết bị cơ khí Theo Luật Thương mại Việt Nam, logistics là một hoạt động thương mại do các thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan và các loại giấy tờ, tư vấn khách hàng, đóng gói, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa để hưởng phí thù lao. Thực tế thì logistics được vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, quân sự và trong từng lĩnh vực đó mục tiêu, phạm vi hoạt động cũng như tiêu chí đánh giá là hết sức khác nhau. Nhìn từ góc độ vĩ mô, có thể hiểu logistics theo hai cấp độ cơ bản: cấp độ vi mô (trong lĩnh vực quản trị sản xuất của doanh nghiệp) và cấp độ vĩ mô như một ngành kinh tế. Trên tầm vĩ mô thì điều quan tâm là xây dựng một mạng lưới logistics đa dạng, uyển chuyển cho phép chuyển tối ưu bộ phận sang tối ưu toàn bộ nhằm mục đích tối ưu hiệu quả của vòng quay tăng trưởng, vòng quay thu mua hàng hoá, sản xuất, phân phối bán hàng, vận tải, tái chế và sử dụng lại các nguồn nguyên vật liệu từ các công ty đơn lẻ đến toàn bộ ngành công nghiệp thông qua sự hợp tác. Như vậy, hoạt động logistics đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, lưu thông, phân phối của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Để làm được điều này chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng logistics và một hệ thống các văn bản luật – kinh tế phù hợp điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến logistics và dịch vụ logistics, tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự hoạt động và phát triển logistics cũng như dịch vụ logistics. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam đều yếu kém trong khâu vận tải và hệ thống cơ sở hạ tầng cho bến bãi, lưu kho còn sơ sài, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung. Đối với mặt hàng thiết bị cơ khí, lượng hàng nhập khẩu mỗi đợt tương đối lớn, khối lượng cồng kềnh đòi hỏi container và kho chứa hàng đủ lớn, đảm bảo an toàn khi vận chuyển. Do đó, MECANIMEX cần lưu ý tầm quan trọng của hoạt động logistic trong việc nhập khẩu thiết bị cơ khí. Chi phí cho hoạt động này khá đáng kể cho doanh nghiệp, nhưng là cần thiết nếu nguồn lực và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp chưa đủ mạnh, còn yếu kém và lạc hậu. Là một doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị cơ khí lâu năm, từ trước đến nay MECANIMEX luôn chủ động trong các hoạt động logistic phục vụ nhập khẩu thiết bị cơ khí nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao lợi nhuận thu được. Tuy nhiên, với điều kiện cơ sở kho tàng, bến bãi còn khá nghèo nàn, để tăng cường lợi nhuận nhập khẩu, việc lựa chọn dịch vụ logistic hiệu quả, hợp lý là điều nên làm. Do đó, việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu, giảm thiểu chi phí nhập khẩu phải bắt nguồn từ việc lựa chọn đúng đắn bên cung cấp dịch vụ logistic hoàn thiện. Điều này đòi hỏi các chuyên gia, nhân viên xuất nhập khẩu với chuyên môn vững vàng và có kinh nghiệm để quản lý hoạt động này, phối kết hợp với nhà cung cấp dịch vụ logistic chuyên nghiệp, từ đó từng bước tự xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu nói chung cho doanh nghiệp mình. Đây là hoạt động mang tầm chiến lược lâu dài của MECANIMEX trên con đường tiến ra thị trường thế giới, với mục tiêu tối đa hoá hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí- mặt hàng chủ chốt hiện nay của Công ty. Tóm lại, Chương 3 đã trình bày chiến lược phát triển và mục tiêu của Công ty MECANIMEX giai đoạn 2010 -2020 sắp tới. Đây được coi là giai đoạn bản lề với tầm ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của đất nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Do đó, để thực hiện được những mục tiêu này, trong chương 3 tác giả cũng đưa ra hai nhóm giải pháp chính, tập trung vào việc tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí trong quá trình kinh doanh nhập khẩu thiết bị cơ khí của Công ty. Với điều kiện hội nhập và xu thế toàn cầu hoá đang bùng nổ hiện nay, để hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, MECANIMEX cần chủ động hơn nữa trong việc mở rộng thị trường, đơn giản hoá và tinh chế bộ máy hành chính, từ đó góp phần giải quyết những tồn đọng hạn chế và tăng cường những ưu thế của doanh nghiệp mình trong hoạt động nhập khẩu thiết bị cơ khí hiện nay. KẾT LUẬN Trong những năm trở lại đây, xu hướng đổi mới công nghệ và trang bị thiết bị cơ khí cho những ngành kinh tế chủ chốt như nông - công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng mạnh mẽ. Đây là xu thế nhằm cơ giới hóa nhằm phát triển đất nước, cũng là phù hợp với định hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước. Được thành lập vào năm 1985 theo chỉ đạo của Bộ Công nghiệp Việt Nam, công ty TNHHNN một thành viên xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí MECANIMEX luôn là một trong những đơn vị đóng góp tích cực vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty máy và thiết bị MIE. Từ khi thành lập đến nay, với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, MECANIMEX vẫn giữ vững được thế đứng trong thị trường phân phối các sản phẩm cơ khí, trang thiết bị cho các ngành kinh tế chủ đạo. Trong quá trình phát triển đến nay, hoạt động liên doanh của MECANIMEX đã thu được nhiều thành tựu, với sự ra đời của liên doanh LG- MECA vào năm 1998 và được ghi nhận bằng Huân chương Lao động hạng ba trao tặng vào ngày 8 tháng 6 năm 2004 cho những nỗ lực và hiệu quả trong hoạt động liên doanh sản xuất các sản phẩm thiết bị điện tử và điện lạnh trên thị trường nội địa. Bên cạnh thành tựu này, trong quá trình hoạt động, nhập khẩu các thiết bị cơ khí trang thiết bị cơ khí là một mặt mạnh của công ty. Chương 2 trình bày hiệu quả nhập khẩu của công ty. Hiệu quả này được phản ánh qua các chỉ tiêu kinh tế như tỷ suất lợi nhuận, doanh lợi nhập khẩu... qua các năm không ngừng tăng. Từ năm 1998-2007, trải qua giai đoạn 10 năm với nhiều thăng trầm, công ty đã tăng lợi nhuận nhập khẩu từ 2.381.217.000 VNĐ lên con số 60.015.00.000 VNĐ. Thị trường nhập khẩu của công ty cũng không ngừng được mở rộng. Việc giữ vững những thị trường truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, Đức…. và khai phá một số thị trường nhập khẩu tiềm năng có công nghệ nguồn như Mỹ, Nhật Bản. luôn nằm trong chiến lược kinh doanh nhập khẩu chung của toàn Công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình hoạt động, MECANIMEX vẫn tồn tại một số hạn chế như thiếu và yếu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật dành cho nhập khẩu thiết bị cơ khí, thông tin thị trường trong nước và quốc tế.... Đây là những hạn chế đã được trình bày và phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan cho những hạn chế này. Để phát huy thế mạnh và khắc phục những tồn tại này, chuyên đề mong muốn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thiết bị cơ khí trang thiết bị của MECANIMEX. Đó cũng chính là nội dung của Chươnng 3 trong chuyên đề. Trong giai đoạn 2010- 2020 sắp tới, MECANIMEX lựa chọn chiến lược phát triển đại lý độc quyền nhập và phân phối các loại hàng hóa có triển vọng và đặc biệt làm đại lý máy công cụ với Mỹ và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng đẩy mạnh hợp tác liên doanh với tập đoàn, công ty lớn có thương hiệu, nhằm nâng cao uy tín và năng lực của mình trên thị trường. Những giải pháp mà chuyên đề đưa ra để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thiết bị cơ khí trang thiết bị của MECANIMEX trong giai đoạn tới bao gồm: đẩy mạnh công tác thị trường, đa dạng hóa hình thức nhập khẩu hàng hoá, phát triển hệ thống cơ sở kho tàng bến bãi cho hoạt động nhập khẩu… Ngoài ra giải pháp hoàn thiện khâu tín dụng thanh toán và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tinh thông nghiệp vụ và ngoại ngữ, giàu về kinh nghiệm chuyên môn… cũng được đề câp đến. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Thoa, Trên đường phát triển- Triển lãm máy và thiết bị công nghiệp- iep-601726002-50397184.html 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty MECANIMEX. 3. Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu 2000-2005, 2006-2009 của Công ty MECANIMEX. 4. Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ, Mục tiêu và những giải pháp chủ yếu của kế hoạch xuất - nhập khẩu 5 năm 2006 – 2010 5. Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 chien-luoc-phat-trien-nganh-co-khi-viet-nam-den-nam-2010-tam-nhin-toi-nam-2020 6. Kế hoạch các chỉ tiêu chủ yếu 2006- 2010 của Công ty MECANIMEX 7. Hiendaihoa.com, Công nghiệp cơ khí có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội 8. Lệ Dung, Công ty LG- MECA đón nhận huân chương hạng 3 dong-hang-ba.htm 9. Lịch sử hai mươi năm hình thành và phát triển công ty MECANIMEX 10. Nguyễn Đăng Tú, Luận văn tốt nghiệp K47- Đề tài: Nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty AIRIMEX 11. Phạm Thế Vũ, Nghiên cứu về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2007 H.pdf 12. Phước Hà, Dịch vụ logistic- nguồn lợi đang bị bỏ rơi 13. Sài Gòn Giải phóng, Ngành cơ khí trong tiến trình hội nhập và phát triển 3 14. T.P, Thép cơ khí chế tạo nhập khẩu hưởng thuế suất 0% truong/Thep_co_khi_che_tao_nhap_khau_huong_thue_suat_0/ 15. Tuyết Ân, Công nghiệp điện tử Việt Nam- khó khăn và cơ hội- 16. Vinanet, Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng từ hầu hết các thị trường đều giảm nhap-khau-may-moc-thiet-bi-dung-cu-phu-tung-tu-hau-het-cac-thi-truong-deu- giam/78338.005219.html 17. Vietnamexpress, Bỏ ưu đãi nội địa hóa ngành cơ khí, điện, điện tử. tu/55064082/88/ 18. Vũ Hữu Tửu( 2002), Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Gíao dục 19. Website của công ty: mecanimex.com.vn 20. Website của Tổng công ty máy và thiết bị: vami.com.vn PHỤ LỤC 1. CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY MÁY VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP 1 Công ty TNHH 1 Thành viên Cơ khí Hà Nội 2 Công ty TNHH NN 1 Thành viên Cơ khí Quang Trung Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, chuyển giao công nghệ 3 Công ty Cổ phần Máy & Thiết bị Hóa Chất Thiết kế chế tạo các thiết bị phục vụ ngành hóa chất và chế biến thực phẩm 4 Công ty Cổ phần dụng cụ Số 1 Sản xuất dụng cụ cắt kim loại, dụng cụ đo kiểm, dụng cụ cầm tay bằng kim loại, phụ tùng cơ khí 5 Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị Công nghiệp Chuyên kinh doanh và sản xuất các loại thiết bị công nghiệp 6 Công ty Xây Lắp Công nghiệp Xây dựng và lắp đặt công trình công nghiệp, công trình, đường bộ và trạm điện… 7 Công ty XNK Các sản phẩm Cơ khí Kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa 8 Công ty Tư vấn Đầu tư và Dịch vụ Kỹ thuật Công nghiệp Công ty chuyên tư vấn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, kinh doanh thiết bị cơ khí thiết bị, dịch vụ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ . 9 Công ty Cổ phần Đá mài Chuyên sản xuất các loại hạt mài, các sản phẩm đá mài, đá cắt kim loại với nhiều chủng loại. 10 Công ty TNHH 1 Thành viên Cơ khí Duyên hải Sản xuất các sản phẩm cơ khí và sản phẩm luyện kim, cung cấp trang thiết bị cho các ngành sản xuất xi măng, giấy, mía, đường, khai thác mỏ, ngành giao thông vận tải và các ngành công nghiệp khác. 11 Công ty Cổ phần Cơ khí Chế tạo Hải Phòng Hoạt động trong lĩnh vực chế tạo máy công cụ, chi tiết cơ khí và phụ tùng xe máy 12 Công ty Cơ điện và Xây dựng Quảng Nam 13 Công ty Cổ phần A74 Sản xuất máy gặt đập liên hợp, lưỡi cày, cày liên hợp, máy chế nông phẩm 14 Công ty TNHH 1 Thành viên Caric Sản xuất các loại thiết bị công nghiệp và phuơng tiện vận tải thuỷ đảm bảo chất luợng, đuợc khách hàng trong và ngoài nuớc tin tuởng. 15 Công ty Cổ phần Cơ khí – Điện – Máy Cần Thơ Sản xuất máy nông nghiệp, vật liệu xây dựng, giấy bao bì carton, hơi Oxygen, Acetylen và Nitơ. Xây dựng lắp ghép nhà ở, nhà xưởng và cầu giao thông. 16 Công ty Cổ phần Cơ khí Cửu Long 17 Công ty Liên doanh Chế tạo bơm EBARA Hải Dương Chế tạo các loại bơm cỡ lớn dùng cho tưới tiêu, thuỷ lợi. 18 Công ty Liên doanh HANVICO Chuyên sản xuất chế tạo các loại: Bình áp lực. Kết cấu thép. Bình chứa . Các công việc về ống dẫn. Các công việc về chế tạo thép, các loại máy gia công, máy hàn .. Nguồn: vami.com.vn 2. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty giai đoạn 1998- 2009 Đơn vị: USD Mặt hàng Năm Thép các loại Thiết bị cơ khí thiết bị Hàng điện tiêu dùng Hàng hoá khác Tổng kim ngạch 1998 5.107.407 5.652.438 334.345 11.094.850 22.189.040 1999 2.784.606 3.609.499 2.067.520 24.287.494 32.749.119 2000 4.151.530 2.895.051 3.177.821 26.050.872 36.275.274 2001 3.462.450 4.731.045 3.771.864 24.241.659 36.207.018 2002 4.747.254 6.034.075 3.745.958 11.855.734 26.383.002 2003 5.125.000 7.569.000 3.125.000 7.125.010 22.944.010 2004 4.234.560 9.456.486 4.121.253 9.456.215 27.268.514 2005 4.550.000 10.123.125 3.629.000 10.561.000 28.863.125 2006 6.898.123 15.798.000 4.265.897 15.892.354 42.854.374 2007 5.125.000 17.569.154 2.156.897 20.546.897 45.397.948 2008 7.235.128 18.121.320 3.456.825 17.850.000 46.663.273 2009 6.484.000 22.124.020 5.123.454 18.000.050 51.731.524 Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất nhập khẩu năm 1998- 2009 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 MECANIMEX Mechanical products export- import company limited Công ty TNHH Xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí 3 MIE Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp 4 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng tổng hợp hoạt động kinh doanh giai đoạn 1990- 1999 ................... 16 Bảng 2.1 : Kim ngạch nhập khẩu của Công ty giai đoạn 1998- 2009 ..................... 32 Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị giai đoạn 1998- 2009 ....... 35 Bảng 2.5 Một số thị trường nhập khẩu chính thiết bị cơ khí thiết bị của MECANIMEX giai đoạn 1998 -2009 .................................................................... 38 Bảng 2.9 Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu .................................................................. 41 Bảng 2.10 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí ............................................. 42 Bảng 2.11 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu giai đoạn 1998- 2007 ....... 43 Bảng 2.13 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh Giai đoạn 1998- 200745 Bảng 2.14 Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu giai đoạn 1998- 2008 .................................. 46 Bảng 2.15 Thu nhập bình quân lao động tại MECANIMEX giai đoạn 1998 -2008 48 Bảng 2.16 Tốc độ quay vòng vốn của MECANIMEX ........................................... 49 Bảng 3.1 Kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị của MECANIMEX giai đoạn 1998-2009 ............................................................................................................. 55 Bảng 3.3 Kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị dự báo đến năm 2020......... 57 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY ...................................... 23 MÁY VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP( MIE) ........................................................ 23 Sơ đồ 1.3 Bộ máy quản lý của MECANIMEX ...................................................... 24 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của MECANIMEX giai đoạn 1998-2009 33 Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí ..................................... 36 tại MECANIMEX giai đoạn 1998- 2009 ................................................................ 36 Biểu đồ 2.6 Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2000 ............................................... 39 Biểu đồ 2.7 Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2005 ............................................... 39 Biểu đồ 2.8 Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2009 ............................................... 40 Biểu đồ 2.12 Sự biến động của tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo .......................... 44 doanh thu giai đoạn 1998- 2007 ............................................................................. 44 Đồ thị 3.2 Hàm hồi quy biểu diễn kim ngạch xuất khẩu theo chuỗi thời gian ......... 56 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính tất yếu ......................................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................3 3.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3 5. Kết cấu chuyên đề ............................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MECANIMEX ..............................5 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ..................................................5 1.1.1. Về tổ chức nhân sự .................................................................................6 1.1.2. Khả năng tài chính ..................................................................................7 1.1.3. Cơ sở vật chất .........................................................................................7 1.1.3.1. Trụ sở làm việc .................................................................................7 1.1.3.2. Trang thiết bị, đồ dùng làm việc .......................................................7 1.2. Công ty MECANIMEX ngày nay ..................................................................8 1.3. Các giai đoạn phát triển của MECANIMEX ..................................................8 1.3.1. Thời kì từ năm 1985- 1990 ......................................................................8 1.3.1.1. Hoàn cảnh chung .............................................................................8 1.3.1.2. Tình hình hoạt động của Công ty .....................................................9 1.3.2. Thời kì từ năm 1990 - 1995 .................................................................. 10 1.3.2.1. Hoàn cảnh chung ........................................................................... 10 1.3.2.2. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty ....................... 10 1.3.3. Giai đoạn 1995- 1999 ............................................................................ 12 1.3.3.1. Hoàn cảnh lịch sử .......................................................................... 12 1.3.3.2. Hoạt động xuất nhập khẩu ............................................................ 13 1.3.3.3. Kết quả cụ thế................................................................................ 15 1.3.3.4. Công tác liên doanh liên kết .......................................................... 15 1.3.4. Thời kỳ 1999 -2005 .............................................................................. 17 1.3.4.1. Vốn hoạt động và nguồn nhân lực ................................................. 17 1.3.4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................... 18 1.3.4.3 Công tác tài chính- giá ..................................................................... 19 1.3.4.4 Hoạt động liên doanh....................................................................... 20 1.3.5. Thời kỳ 2005- 2009 .............................................................................. 21 1.3.5.1. Đặc điểm chung ............................................................................. 21 1.3.5.2. Tình hình hoạt động của Công ty ................................................... 21 1.4. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 22 1.4.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp ............ 22 1.4.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty MECANIMEX ......................................... 24 1.4.2.1. Bộ phận quản lý( Ban giám đốc).................................................... 25 1.4.2.2. Các phòng ban chức năng .............................................................. 25 CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CƠ KHÍ CỦA CÔNG TY MECANIMEX ..................................................................................................... 28 2.1. Vài nét về mặt hàng thiết bị cơ khí ............................................................. 28 2.1.1. Đặc điểm của mặt hàng thiết bị cơ khí ................................................. 28 2.1.2. Chính sách khuyến khích nhập khẩu thiết bị cơ khí của Nhà nước ........ 29 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói chung của MECANIMEX giai đoạn 1998- 2009 ................................................................................................ 31 2.2.1. Tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 1998 -2009 ................................. 31 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu giai đoạn 1998- 2009 ............................... 33 2.3. Tình hình nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị giai đoạn 1998- 2009 ................ 34 2.3.1. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị cơ khí thiết bị ......................................... 34 2.3.2. Thị trường nhập khẩu ............................................................................ 37 2.4. Phân tích hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí của MECANIMEX ................. 41 2.4.1. Lợi nhuận nhập khẩu............................................................................ 41 2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí ............................................. 42 2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu ........................................ 43 2.4.4. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh ................................ 45 2.4.5. Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu ................................................................... 46 2.4.6. Thu nhập bình quân lao động ............................................................... 47 2.4.7. Tốc độ quay vòng vốn .......................................................................... 49 2.5. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của MEDICAMEX ...... 50 2.5.1. Thành tựu đạt được ............................................................................... 50 2.5.2. Hạn chế và tồn tại ................................................................................ 52 2.5.3. Nguyên nhân ........................................................................................ 53 2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan............................................................... 53 2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................. 53 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CƠ KHÍ TẠI MECANIMEX .............................................................................. 55 3.1. Chiến lược phát triển của Công ty đến năm 2020........................................ 55 3.1.1. Dự báo nhu cầu .................................................................................... 55 3.1.2. Lựa chọn chiến lược............................................................................. 57 3.1.3. Kế hoạch phát triển giai đoạn 2010- 2020 của công ty ......................... 58 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí trang thiết bị tại MECANIMEX ................................................................................................... 59 3.2.1. Nhóm giải pháp tăng doanh thu nhập khẩu ........................................... 59 3.2.1.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường ..................................... 59 3.2.1.2. Đa dạng hoá hình thức nhập khẩu hàng hoá ................................... 61 3.2.1.3. Tăng cường xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.................................................................................................... 62 3.2.1.4. Hoàn thiện khâu tổ chức cán bộ trong công ty ............................... 63 3.2.1.5 Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu .......................................... 63 3.2.2. Nhóm giải pháp giảm chi phí nhập khẩu .............................................. 65 3.2.2.1. Sử dụng tiết kiệm các chi phí phục vụ nhập khẩu .......................... 65 3.2.2.2 Tăng cường công tác huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ........................................................................................ 67 3.2.2.3 Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử vào kinh doanh nhập khẩu .. 68 3.2.2.4. Hoàn thiện dịch vụ logistic cho hoạt động nhập khẩu thiết bị cơ khí69 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 73 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 75

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị cơ khí tại Công ty MECANIMEX.pdf
Luận văn liên quan