Tuy nhiên, vấn đề sử dụng đất lâm nghiệp đặc biệt ở huyện còn gặp nhiều
khó khăn do nhiều nguyên nhân khác quan và chủ quan. Do ảnh hưởng của điều
kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu đặc biệt là điều kiện địa hình đã gây ảnh hưởng
không nhỏ đến tình hình sản xuất lâm nghiệp của vùng. Hiện tượng xói mòn đất
đã và đang xảy ra phổ biến hầu như khắp nơi. Đất đai ngày càng cằn cỗi, bạc màu,
năng suất cây trồng thấp.
- Thị trường chưa phát triển, việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh tỉnh Quảng Trị nói chung cũng như huyện Cam Lộ nói riêng gần với nước
bạn Lào nên sản phẩm gỗ thường bị cạnh tranh nhiều.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn yếu kém. Trình độ học vấn của người dân
trong vùng còn rất thấp, cùng với những kỹ thuật lạc hậu và tư tưởng trông chờ ỷ lại
vào Nhà nước còn tồn tại nhiều ở trong nông dân. Bên cạnh đó người dân gặp nhiều
khó khăn với vốn đầu tư sản xuất như đầu tư giống, vật tư, phân bón Do giá cả phân
bón tăng nên các hộ gia đình nghèo không có điều kiện bón phân đầy đủ và đúng với
tiêu chuẩn kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế vì thế cũng giảm đi rõ rệt. Vì vậy, vấn đề rất
quan trọng là phải tạo sự chuyển biến nhận thức cho người dân trong việc chuyển đổi
các loại cây lâm nghiệp cho phù hợp với từng vùng sinh thái, từng chân đất để đem lại
hiệu quả cao
116 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Cam lộ, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự báo chưa kịp thời. Thị
trường gỗ rừng trồng, gỗ nhập khẩu còn bấp bênh, thiếu sự chủ động trong sản xuất
kinh doanh.
- Rừng tự nhiên còn lại rất ít về diện tích và chất lượng. Một số loài cây gỗ quý
hiếm hầu như không còn. Tình trạng chặt phá rừng lấn chiếm đất rừng vẫn chưa được
ngăn chặn triệt để.
- Công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở các xã, thị trấn còn nhiều thiếu sót,
Bộ máy khuyến lâm quá mỏng, lực lượng cán bộ chuyên trách theo dõi về lâm nghiệp
cấp xã chưa có, năng lực cán bộ phụ trách chưa cao, cần nâng cao hơn về kiến thức,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Người trồng rừng đang còn gặp nhiều rủi ro do thiên tai và biến đổi khí hậu gây
nên. Giữa hộ này và hộ khác vẫn còn đơn phương, chưa có sự liên kết mang tính cộng
77
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
đồng trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng nhằm giảm thiệt hại và nâng
cao giá trị của rừng hơn.
2.4.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Tư tưởng trông chờ ỉ lại kể cả cán bộ và nhân dân, cần thay đổi tập quán nâng
cao nhận thức.
- Ngân sách của địa phương còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn cho công tác hỗ
trợ người dân phát triển kinh tế về rừng.
- Sự gia tăng về dân số, áp lực nhu cầu về đất đai luôn là nguy cơ lớn đến việc
bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng.
- Nhu cầu đòi hỏi về lâm sản, gỗ xây dựng cơ bản, gỗ dân dụng ngày càng cao, do vậy
áp lực đối với rừng và đất rừng ngày càng gia tăng, nguy cơ xâm hại tài nguồn tài nguyên
rừng vẫn còn là vấn đề cần phải tập trung giải quyết của toàn xã hội.
- Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch rừng sản xuất giao cho hộ gia đình, cá nhân
quản lý sử dụng còn thấp ngược lại các tổ chức, đơn vị còn rất lớn; mặt khác những
năm gần đây do nguồn vốn còn khó khăn nên việc hỗ trợ đầu tư phát triển rừng hàng
năm chưa đáp ứng nhu cầu.
- Đánh giá và nhận thức chung của xã hội đối với người làm nghề rừng, về lâm
nghiệp còn có nhiều điểm hạn chế, bất cập. Đánh giá về rừng mới chỉ nhìn nhận về
góc độ kinh tế, các giá trị về môi sinh, môi trường chưa được đánh giá đúng mức do
vậy trong đầu tư, trong nhận thức về phát triển rừng chưa được chú trọng đúng mức.
- Nguy cơ cháy rừng vẫn luôn là nguy cơ tiềm ẩn, đặc biệt trong điều kiện thời
tiết khá khắc nghiệt, mùa khô nóng và gió Tây Nam kéo dài, rừng lại nằm gần với các
khu dân cư và tàn dư bom đạn trong chiến tranh vẫn còn sót lại ...
78
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
Ở HUYỆN CAM LỘ, QUẢNG TRỊ
3.1. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT VÀ NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN
3.1.1. Phân tích Mô hình SWOT
Bảng 3.1: Bảng phân tích (SWOT) đối với công tác Quản lý SDĐ huyện Cam Lộ
Những điểm mạnh (Strengths)
- Là một huyện có vị trí địa lý, giao thông tương đối
thuận lợi trong vùng.
- Đất đai tài nguyên trên địa bàn huyện lớn.
- Các mô hình sử dụng đất bền vững đang được
người dân quan tâm chú ý.
- Nguồn lao động dồi dào, kiến thức bản địa phong
phú.
- Có chủ trương, chính sách về đất đai rõ ràng.
- Trên địa bàn huyện đã xây dựng được một số mô
hình sử dụng đất bước đầu đã đem lại hiệu quả.
Điểm yếu (Weakness)
- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình
phức tạp nên ảnh hưởng không nhỏ đến công
tác quản lý, sử dụng đất.
- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất
lâm - nông nghiệp còn hạn chế.
- Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương
và các ban ngành còn chưa cao, chưa chặt
chẽ và thường xuyên.
- Sự tham gia của người dân chưa được đông
đảo và thường xuyên.
Những cơ hội (Opportunities)
- Diện tích đất lâm nghiệp lớn, dễ dàng cho phát triển
sản xuất lâm - nông nghiệp.
- Được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, các Ban
ngành trong tỉnh.
- Người dân được hưởng những chính sách ưu tiên,
hỗ trợ.
- Cơ sở hạ tầng, tốc độ phát triển kinh tế của huyện
từng bước nâng cao tạo điều kiện tăng hiệu quả sử
dụng đất.
- Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
Những thách thức (Threats)
- Đời sống người dân còn nghèo, sống dựa vào
rừng gây sức ép lớn đối với đất đai.
- Mức tăng dân số cao, đất canh tác nông nghiệp
ít, an ninh lương thực không đảm bảo.
- Thị trường nông lâm sản không ổn định,
giả cả biến động mạnh.
- Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn
huyện còn thấp, chậm tiếp thu những tiến bộ
mới.
79
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
3.1.2. Đánh giá những yếu tố thuận lợi và khó khăn
3.1.2.1 Thuận lợi
- Diện tích đất quy hoạch lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa; đất đai chủ yếu là
nhóm đất đỏ vàng trên đá sa phiến thạch rất thích hợp cho phát triển sản xuất đa dạng
các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp chất lượng cao, có khối lượng lớn hình thành
vùng nguyên liệu hàng hóa và các loài cây lâm sản ngoài gỗ như mây, cây chè vằng, ...
có tiềm năng hình thành các gia trại, trang trại sản xuất nông, lâm kết hợp,
- Rừng và đất lâm nghiệp đã từng bước được quy chủ, cấp chứng nhận quyền sử
dụng đất tạo điều kiện cho các chủ rừng yên tâm đầu tư phát triển rừng
- Một số mô hình quản lý kinh doanh lâm nghiệp bền vững trên địa bàn huyện
bước đầu có hiệu quả như mô hình trồng rừng gắn liền với cấp chứng chỉ rừng (FSC);
mô hình trồng rừng gỗ lớn, mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ dăm sang kinh doanh
gỗ lớn, mô hình liên doanh liên kết với các Công ty Cổ phần Thương mại tỉnh Quảng
Trị ... góp phần tạo điều kiện thuận lợi đầu ra cho các sản phẩm gỗ xuất khẩu, đáp ứng
với mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững trong thời gian tới.
- Nhiều nhà máy, cơ sở chế biến gỗ nguyên liệu và đồ mộc dân dụng trên địa bàn
đang phát triển mạnh tạo điều kiện đầu ra ổn đinh.
- Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển lưu thông sản phẩm; nguồn
lao động dồi dào, có kinh nghiệm và phù hợp với sản xuất lâm nghiệp
- Nhu cầu thị trường lâm sản trong nước và quốc tế tăng mạnh trong những
năm vừa qua, sẽ tạo nhiều cơ hội cho việc phát triển lâm nghiệp
3.1.2.2 Khó khăn, hạn chế
- Công tác quản lý quy hoạch, phát triển rừng chưa tốt, công tác giao đất, khoán
rừng, cho thuê đất vẫn còn chậm so với yêu cầu, việc quy chủ đất của các lâm trường
giao lại còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi ý thức của người dân về bảo vệ và phát
triển rừng, phòng chóng cháy rừng còn hạn chế làm cho nạn lấn chiếm, tranh chấp đất
rừng vẫn còn xảy ra.
- Tiềm năng đất đai lớn, nguồn nhân lực dồi dào nhưng giá trị lĩnh vực lâm
nghiệp thấp chiếm khoảng 8,7% (giai đoạn 2010 – 2015) trong tỷ trọng cơ cấu ngành.
80
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
- Phát triển lâm nghiệp đòi hỏi vừa ngày càng nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa
đảm bảo lợi ích bảo vệ môi trường trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng rỏ nét
(Lượng mưa không đều, hệ thống sông suối ngắn, dốc; nắng hạn khốc liệt kéo dài; bão
lũ thất thường)
- Nhu cầu chế biến trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng về sản lượng, chủng
loại rừng gổ lớn có nguồn gốc (Chứng chỉ FSC) chu kỳ sản xuất dài đáp ứng tỷ lệ che
phủ bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế, trong khi người dân đang sản xuất chủ yếu
rừng Keo lai chu kỳ ngắn sản lượng thấp để chế biến gổ dăm và tỷ lệ che phủ rừng
thiếu bền vững.
- Công tác tổ chức sản xuất, khai thác chưa liên kết các hộ hình thành nhóm, tổ
hợp tác, HTX gắn doanh nghiệp, cơ sở chế biến trong tiêu thụ, tạm ứng vốn để nâng
cao chất lượng, sản lượng gổ.
- Rừng tự nhiên còn lại rất ít về diện tích và chất lượng. Một số loài cây gỗ quý
hiếm hầu như không còn. Tình trạng chặt phá rừng lấn chiếm, tranh chấp đất rừng vẫn
chưa được ngăn chặn triệt để.
- Công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở các xã, thị trấn còn nhiều thiếu sót,
Bộ máy khuyến lâm quá mỏng, lực lượng cán bộ chuyên trách theo dõi về lâm nghiệp
cấp xã chưa có, năng lực cán bộ phụ trách chưa cao, cần nâng cao hơn về kiến thức,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sự phối hợp của các cơ quan chưa đồng bộ.
- Hệ thống đường lâm nghiệp còn thiếu, hàng năm bị mưa lũ xói mòn xuống cấp
nghiêm trọng, chưa đảm bảo trong quá khai thác và vận chuyển lâm sản cũng như
trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
- Phần lớn người dân trồng rừng theo lối quãng canh, chạy theo diện tích. Nhiều
hộ gia đình có tư tưởng trồng cây để lấn chiếm đất nên trồng và khai thác theo kiểu
cuốn chiếu, chưa chú trọng đầu tư thâm canh đặc biệt là giống, kỹ thuật chăm sóc dẫn
đến năng suất thấp.
- Tư duy sản xuất của một số chủ rừng vẫn chưa thay đổi, chưa có sự đầu tư thâm
canh đúng mức, thiếu sự liên kết mặc dù Nhà nước đã ban hành ra rất nhiều chính sách
khuyến khích các chủ rừng phát triển theo định hướng nâng cao năng suất, chất lượng
rừng trồng và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến, xuất khẩu.
81
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
- Qua thảo luận với cán bộ và người dân địa phương, họ đều cho rằng tiềm năng
đất chưa sử dụng của huyện còn lớn, đây là hướng cần khai thác mở rộng diện tích
canh tác trong tương lai. Đất chưa sử dụng phần lớn là đất không có gỗ tái sinh ( Ia,
Ib), loại đất này chuyển lớp đột ngột, thành phần cơ giới nhẹ, giữ nước và phân kém.
Vì vậy, nếu không có biện pháp cải tạo đất hoặc thay đổi loài cây trồng thì khó có thể
nâng cao được hiệu quả SDĐ. Họ cho rằng những biện pháp để nâng cao hiệu quả
SDĐ lâm nghiệp là thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp, đồng thời trồng xen với
các loại cây ngắn ngày trong giai đoạn đầu là hiệu quả.
Như vậy, tổng diện tích đất đồi núi chưa sử dụng chủ yếu dành cho mục đích sản
xuất lâm nghiệp là chính. Đây là diện tích đất có khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất
lâm nông nghiệp và mở rộng thêm diện tích đất lâm nghiệp. Về chất lượng đất bao
gồm cả diện tích đang canh tác và diện tích đất chưa sử dụng đều có khả năng đáp ứng
được nhu cầu trồng cây lâm nông nghiệp và sẽ cho năng suất chất lượng cao nếu được
đầu tư thỏa đáng
3.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QỦA SỬ DỤNG ĐẤT
LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ
3.2.1. Định hướng
* Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có về đất lâm nghiệp
- Cần phải phát triển lâm nghiệp một cách đồng bộ từ công tác quản lý, bảo vệ,
phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên, từ khâu cải tạo rừng đến khai thác chế biến
lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái,...
- Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm
nghiệp. Rừng phải được quản lý chặt chẽ và có chủ cụ thể; chỉ khi nào các chủ rừng (tổ
chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cộng đồng dân cư,...) có lợi ích, quyền hạn và trách
nhiệm rõ ràng thì khi đó tài nguyên rừng mới được bảo vệ và phát triển bền vững.
- Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương
xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.
Tiếp tục thực hiện và làm sâu sắc hơn việc xã hội hoá nghề rừng. Thực hiện đa
thành phần trong sử dụng tài nguyên rừng; đa sở hữu trong quản lý, sử dụng rừng sản
82
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
xuất và các cơ sở chế biến lâm sản. Từng bước áp dụng rộng rãi hình thức cổ phần hoá
các cơ sở sản xuất lâm nghiệp, chế biến gắn với vùng nguyên liệu.
Đa dạng hoá các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp, tăng cường thu hút vốn
của khu vực tư nhân, vốn ODA, FDI và các nguồn thu từ dịch vụ môi trường,... cho
bảo vệ và phát triển rừng.
Hướng sử dụng đất dựa trên cơ sở tiềm năng đất đai, các điều kiện tự nhiên và
phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhằm kết hợp ý đồ phát triển
của các ngành để định hướng sử dụng đất cho các mục đích và các tổ chức sử dụng theo
quan điểm sử dụng đất đã đề ra. Để khai thác triệt để có hiệu quả quỹ đất đai của huyện,
đặc biệt đối với đất chưa sử dụng cần khai thác sử dụng, tiến hành quy hoạch phần diện
tích này phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp trong thời gian tới.
Cần có các biện pháp giữ vững diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi tu bổ làm
giàu rừng, tiếp tục trồng mới diện tích rừng trên những vùng đất không có khả năng
sản xuất nông nghiệp. Bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới rừng sản xuất và rừng phòng
hộ..., tranh thủ các dự án để trồng mới rừng, đưa diện tích rừng đến năm 2020 đạt trên
20.000 ha, độ che phủ trên 51%.
Phương hướng của ngành lâm nghiệp Cam Lộ đến năm 2020 là bảo vệ và làm giàu
vốn rừng hiện có. Đẩy mạnh khoanh nuôi và tái sinh rừng, trồng mới rừng theo Dự án
Việt - Đức và kế hoạch thực hiện Dự án 5 triệu ha rừng của Chính phủ. Tiếp tục trồng
rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giảm dần và đi đến chấm dứt nạn đốt phá, khai thác
rừng bừa bãi, trái phép.
* Bố trí các loại cây trồng trên đất lâm nghiệp hiện có theo hướng hợp lý, ổn
định và hiệu quả
Ổn định diện tích rừng sản xuất và rừng phòng hộ, khai thác có hiệu quả đất lâm
nghiệp đặc biệt là tập đoàn cây trồng bằng giống bản địa đã được chú trọng, nhiều loài
cây đã được khảo nghiệm và được nhân rộng rãi.
Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn và khai thác tối
đa thế mạnh về đất lâm nghiệp ở vùng gò đồi, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích,
những năm gần đây, huyện Cam Lộ đã chuyển một số diện tích đất lâm nghiệp sang
trồng cao su tiểu điền. Diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu tập trung ở
83
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
các xã Cam Thủy, Cam chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền và thị trấn Cam Lộ. Phấn đấu
toàn huyện Cam Lộ đạt ngưỡng diện tích cao su tiểu điền khoảng 3000 ha, đảm bảo
nguyên liệu cho việc xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn.
Tập trung chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và sử dụng các loại giống cây
lâm nghiệp có giá trị cao vào sản xuất. Cạnh đó cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù
hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của từng địa phương để tăng hiệu quả kinh tế
trên một đơn vị diện tích.
Đối với một số cây trồng rừng sản xuất có trữ lượng, giá trị kinh tế thấp cần sớm
chuyển đổi để thay thế bằng những giống cây khác có suất tăng trưởng nhanh, cho trữ,
sản lượng cao nhất như: Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn Uro,... để làm nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến.
Tập trung đầu tư thâm canh chiều sâu, khai thác tiềm năng của giống và áp dụng
tiến bộ KHKT. Ngoài diện tích trồng thuần nói trên cần phát triển trồng xen cây bản
địa có giá trị đối với những diện tích rừng trồng nhưng mật độ cây trồng không đủ.
Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, khai thác hợp lý đất lâm nghiệp vùng gò đồi
để bố trí sản xuất.
* Tạo điều kiện cho quá trình phát triển quỹ đất lâm nghiệp để thúc đẩy sản
xuất đa dạng sản phẩm hàng hoá
- Khuyến khích tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh,
mở rộng thị trường. Củng cố và phát triển thương mại miền núi đảm bảo các mặt hàng
thiết yếu phục vụ đồng bào vùng cao. Tổ chức tốt thị trường ở các chợ miền núi, tạo điều
thuận lợi cho sản xuất và tiêu thu sản phẩm hàng hoá. Nhanh chóng xây dựng nền nông
nghiệp toàn diện theo hướng sinh thái bền vững, kết hợp nông-lâm nghiệp với công
nghiệp chế biến ưu tiên và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế
biến lâm sản,...để tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- Quy hoạch hình thành thị trấn vùng núi, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như
điện, đường, trường, trạm. Nâng cấp đường đây thông tin liên lạc, phát triển dịch vụ,
giáo dụ, y tế, văn hoá, thể dục thể thao..nhằm thu hút lao động vùng đồng bằng lên
miền núi lập nghiệp.
84
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ và
phát triển rừng, bảo vệ và giữ gìn nguồn nước, tăng độ phì của đất, bảo vệ và phát triển
đa dạng sinh học.
3.2.2. Mục tiêu
* Mục tiêu chung
- Chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp của người dân từ quãng canh sang
đầu tư thâm canh và trồng những loại cây có giá trị kinh tế, môi trường.
- Xây dựng nền lâm nghiệp hiệu quả và phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động. Trong đó, chú trọng:
+ Tận dụng tối đa tiềm năng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện; tập trung nâng
cao hiệu quả kinh tế rừng cho các hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại, gia trại tổng
hợp nâng cao giá trị của rừng trên một đơn vị diện tích.
+ Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân, coi việc
trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng là một nghề qua đó góp phần xây dựng nông
thôn mới;
+ Bảo vệ, phát triển và nâng cao chất lượng vốn rừng trồng sản xuất, rừng tự
nhiên hiện có; nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái;
* Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đưa độ che phủ của rừng đến năm 2020 vượt bình quân chung toàn
tỉnh về độ che phủ rừng là trên 51 %.
- Tổ chức đo đạc quy chủ diện tích đất lâm nghiệp của các tổ chức bàn giao lại.
Bên cạnh đó thắt chặt quản lý diện tích đất đã bán, chuyển nhượng cho người dân ở
nơi khác nhằm bảo đảm nguồn thu khi khái thác và trong quản lý.
- Lập phương án cân đối diện tích đất đất rừng sản xuất (rừng giao khoán), giao
đất đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật.
- Xây dựng một 2-3 vườn ươm nhằm cung cấp giống đảm bảo chất lượng và số
lượng tại chổ.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng vào các khu rừng tập trung, quy hoạch xây dựng đường
ranh cản lửa.
85
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
- Xây dựng vùng rừng trồng sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
cao: Chú trọng việc trồng mới rừng và trồng lại rừng sản xuất, giai đoạn 2015 - 2020
mỗi năm trồng mới 600 - 800 ha rừng trồng thâm canh chất lượng cao, có khoảng
4.000 ha rừng trồng mới đến năm 2020 và giai đoạn 2020 - 2025 mỗi năm trồng mới
800 - 1.000 ha rừng trồng thâm canh chất lượng cao, khoảng 4.500 ha.
- Mỗi năm xây dựng 1 mô hình trình diễn với diện tích 3-5 ha về trồng rừng thâm
canh, thử nghiệm giống Keo nuôi cấy mô, phát triển và mở rộng quy mô các cơ sở
gây nuôi động vật hoang dã.
- Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng trên 70% và sau 2025 có 90% diện tích rừng
trồng sản xuất được thâm canh, chất lượng cao.
- Đưa giá trị rừng thâm canh bình quân đạt trên 60-70 triệu đồng/ chu kỳ và rừng
FSC từ 100-120 triệu đồng/chu kỳ.
- Khai thác sử dụng rừng: Liên kết chặt chẽ giữa vùng trồng nguyên liệu với các
nhà máy tiêu thụ: Hàng năm khai thác từ 600 - 800 ha rừng trồng với sản lượng gỗ vào
khoảng 70.000 - 100.000 m3.
- Xin chuyển đổi khoảng 2000ha từ rừng quy hoạch phòng hộ sang rừng SX
- Hỗ trợ cấp Chứng chỉ rừng bền vững - FSC cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
đến 2020 có khoảng 800 – 1.000ha và 2025: 1.500-2.000 ha được cấp chứng chỉ FSC.
- Thực hiện đầy đủ việc chi trả phí dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện.
- Giải quyết việc làm, giảm nghèo cho người dân sống ở vùng rừng: Thông qua
việc giao rừng, vận động nhân dân tham gia trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ
rừng, tổ chức trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên
địa bàn tỉnh và trong khu vực. Dự kiến lượng lao động thu hút hàng năm từ khoảng
1.500 - 2.000 người. Qua đó thu nhập của người lao động sẽ được gia tăng thêm bình
quân hàng năm từ khoảng 7 - 10 triệu đồng. Đây sẽ là nguồn thu nhập đáng kể góp
phần thực hiện chiến lược giảm nghèo hiện nay của huyện.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ có ý nghĩa
rất lớn đối với việc phát triển kinh tế của toàn huyện.Trên cơ sở những căn cứ về
86
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện những năm tới; quan
điểm, định hướng và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sử dụng đất lâm
nghiệp, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau:
3.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý
- Kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ trong xã, thôn thông
qua các lớp tập huấn, khoá học ngắn ngày, tập huấn, tham quan học hỏi các kỹ thuật
sản xuất để áp dụng cho địa phương.
- Phát huy tối đa vai trò của quần chúng ở địa phương (hội phụ nữ, đoàn thanh
niên, hội cựu chiến binh) để các tổ chức này khai thác tốt nguồn lực của mình trong
phát triển sản xuất.
- Tổ chức các hình thức khuyến nông, khuyến lâm tự nguyện thành lập các nhóm
có cùng sở thích nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao hiểu biết về mặt kỹ
thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp.
- Tập trung phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, khôi phục ngành
nghề truyền thống.
- Giảm tỷ lệ tăng dân số cơ học, thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.
3.3.2. Giải pháp về chính sách
Chính sách đất đai có vị trí ảnh hưởng rất lớn trong công tác quản lý sử dụng bền
vững đất đai, tài nguyên rừng. Việc thực hiện chính sách đất đai đúng đắn, phù hợp
với thực tiễn và điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội,
nguyện vọng của người dân trên địa bàn sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, một
chính sách đất đai không phù hợp sẽ là một tác động rất lớn phá vỡ di những giá trị
trên là cho đất đai bị thoái hoá, tài nguyên rừng bị suy kiệt...
- Xác định rõ quyền lợi hợp pháp, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ đất và
người được giao đất trên cơ sở luật đất đai và các chính sách khác liên quan đến tài
nguyên đất, tài nguyên rừng.
- Tiếp tục hoàn thiện công tác giao đất giao rừng.
- Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ khác như chính sách về đào tạo phát
triển nguồn nhân lực, các chính sách ưu đãi về thuế, trợ giá cho vùng 135.
87
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
- Thực hiện tốt Quyết định số 178/2001/TTg, ngày 12 tháng 11 năm 2001 và
Thông tư liên tịch giữa Bộ NN & PTNT với Bộ Tài chính số 80/2003/TTLT/BNN-
BTC ngày 3/9/2003 về việc hướng dẫn thực hiện QĐ 178/2001/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao,
nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Cần có những quy định về quyền lợi cụ thể nhằm tạo điều kiện cho người dân,
các tổ chức tập thể trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng.
- Có chính sách ưu đãi về vốn vay để phát triển sản xuất cây lâu năm như cây
lâm nghiệp, cây ăn quả và một số loài cây công nghiệp.
- Hỗ trợ nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước như chương
trình 135 về xoá đói giảm nghèo, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và dự án phát triển
lâm nghiệp cộng đồng giai đoạn 2010 - 2015 của UBND tỉnh Quảng Trị,... để đầu tư
phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, ổn định kinh tế xã hội vùng cao và phát triển cơ
sở hạ tầng nông thôn.
- Thông tư liên tịch giữa Bộ NN & PTNT với Bộ Tài chính số
80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 3/9/2003 về việc hướng dẫn thực hiện QĐ
178/2001/QĐ-TTg- Mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng,
khuyến khích tập trung đất đai hình thành các trang trại trồng rừng nguyên liệu, mở
rộng và củng cố quyền của người được giao đất, cho thuê đất cũng như làm rõ và đơn
giản hoá thủ tục để người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Mở rộng và củng cố quyền của người được giao đất, thuê đất cũng như làm rõ
và đơn giản hóa thủ tục để người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình. Nghiêm
cấm chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là đối với rừng tự nhiên.
- Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và áp dụng các mô hình canh tác nông
lâm kết hợp tiến bộ, vừa phát triển lâm sản hàng hóa, vừa đảm bảo lương thực, nâng
cao thu nhập và ổn định cuộc sống nhân dân trong xã.
- Khuyến khích các hộ nông dân phát triển các mô hình vườn rừng, trại rừng theo
hình thức trang trại mẫu RVAC. Thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm rộng
rãi tới người nông dân.
88
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
- Đẩy mạnh công tác giao đất, khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn bản, các tổ
chức đoàn thể và hộ gia đình, lưu ý cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, thiếu
vốn đầu tư sản xuất. Giải quyết dứt điểm các tranh chấp về đất lâm nghiệp.
3.3.3. Giải pháp về vốn đầu tư
Trong những năm vừa qua đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến chính sách
đầu tư tín dụng cho các hoạt động sản xuất trên nhiều lĩnh vực trong đó có ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất
cập. Để chính sách đầu tư tín dụng thực sự trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát
triển cần thực hiện tốt những biện pháp sau:
- Mở rộng mức tín dụng, tăng vốn vây trung hạn và dài hạn để đáp ứng yêu cầu
vốn cho phát triển sản xuất
- Cần xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn và phù hợp với đặc điểm sản xuất lâm
nghiệp. Dự án 661 quy định dùng vốn ngân sách để trả công khoán bảo vệ rừng không
quá 5 năm, sau 5 năm người nhận khoán được hưởng lợi từ rừng theo Quyết định số
178/2001/QĐ-TTg nhưng cho đến nay người dân vẫn chưa tiếp cận được chính sách này.
- Chính sách tín dụng quy định thời hạn vay vốn trồng rừng tuỳ theo chu kỳ kinh
doanh của từng loài cây trồng, nghĩa là người vay vốn trồng rừng chỉ trả tiền lãi và tiền
vay khi rừng có sản phẩm khai thác chính, nhưng trên thực tế người vay sau 3 năm đã
phải trả hết tiền vay và lãi trong khi chu kỳ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp dài đã gây
khó khăn, không khuyến khích các tổ chức, cá nhân vay vốn trồng rừng.
- Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn đối với những hộ nông dân vay vốn đầu tư
cho sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời kéo dài thời gian hoàn vốn để đảm bảo cho
người dân có điều kiện sản xuất kinh doanh.
- Mở rộng hợp tác liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
để thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đồng thời khai thác triệt để
các nguồn vốn tự có, vốn nhàn rỗi trong nhân dân để phát triển sản xuất.
- Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư hỗ trợ cho thực hiện các công việc sau:
+ Xây dựng các công trình thủy lợi đầu mối.
+ Hỗ trợ một phần cho việc làm đường giao thông cấp xã, thôn.
+ Xây dựng các cơ sở y tế, giáo dục và đào tạo.
89
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
+ Hỗ trợ vốn và giống cây con cho nhân dân, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị lực
lượng vũ trang ở cơ sở để trồng rừng và trồng cây phân tán.
+ Định canh, định cư, ổn định dân biên giới và di dân tự do.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đặc biệt các nguồn vốn ngân sách, vốn
huy động từ nhân dân và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
- Thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng như giảm lãi suất cho vay trồng rừng
nguyên liệu từ 0 -5% mức lãi suất chu kỳ đầu, đồng thời tăng mức cho vay và thời
gian cho vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh từng loại cây trồng.
- Đối với diện tích rừng phòng hộ, UBND huyện cùng các ban ngành có liên
quan cần có chính sách đầu tư thích hợp để bà con bảo vệ rừng được tốt hơn
3.3.4. Giải pháp về khoa học công nghệ
Trong nền kinh tế thị trường, việc đầu tư hàm lượng khoa học, áp dụng các thành
tựu mới vào sản xuất kinh doanh đóng vai trò quyết định đến sản lượng và chất lượng
hàng hoá trong xã hội. Để chính sách khoa học công nghệ thực sự đi vào cuộc sống thì
cần làm một số công việc sau:
- Khuyến khích người dân tham gia nghiên cứu nhằm khai thác triệt để kiến thức
bản địa vào sản xuất nông lâm nghiệp, nhất là áp dụng các mô hình công nghệ sinh học
hiện đại, ưu tiên cho đầu tư sử dụng các loại giống mới nhằm tạo ra sự đột phá về năng
suất và chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.
- Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp để xây
dựng các mô hình canh tác trên đất dốc, các mô hình nông lâm kết hợp nhằm phát huy
tốt chức năng phòng hộ của rừng đồng thời khai thác tiềm năng đất đai trên quan điểm
sử dụng bền vững, lâu dài.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá tập trung, khuyến khích đưa các giống mới, năng suất cao vào sản xuất.
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển sản xuất hàng nông lâm sản với các sản phẩm
ngoài gỗ nhằm đáp ứng cho sản xuất chế biến và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
- Áp dụng công nghệ sinh học như nuôi cấy mô, giâm hom...để tạo ra những
giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với hoàn cảnh lập địa, khả
năng chống chịu lại thời tiết, sâu bệnh hại.
90
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
3.3.5. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm
Trong giai đoạn hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu cao về dăm giấy, sản
phẩm gỗ chế biến. Để khuyến khích đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả
kinh tế cao thì giải pháp về thị trường là hết sức quan trọng, đặc biệt là thị trường đầu
ra của sản phẩm rừng trồng. Để thực hiện tốt vấn đề này Nhà nước cần hỗ trợ công tác
nghiên cứu thị trường, tiếp thị và xúc tiến thương mại; tìm kiếm đối tác xuất khẩu trực
tiếp thay cho xuất khẩu ủy thác như hiện nay.
Qua nghiên cứu thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng trên địa bàn huyện,
tỉnh và các vùng lân cận khu vực Bắc Miền Trung chúng tôi thấy rằng: Hiện tại
thị trường gỗ rừng trồng trên địa bàn còn mang tính tự phát, thiếu ổn định do
tranh mua tranh bán. Vì vậy, cần có sự can thiệp bằng chính sách của Nhà nước
để người trồng rừng yên tâm sản xuất. Trong thời điểm hiện tại, giá cả thị trường
gỗ rừng trồng đang cao (tháng 10/2017 giá 1 tấn gỗ nguyên liệu Keo da động từ
900.000 đến 920.000 đồng), thuận lợi cho người sản xuất rừng trồng; Tuy nhiên
đặc điểm của trồng rừng là chu kỳ sản xuất dài nên chịu ảnh hưởng của biến động
thị trường là rất lớn, có thể vào thời điểm thu hoạch (5-7 năm sau) giá sản phẩm
rừng trồng giảm sẽ gây bất lợi cho người trồng rừng. Vì vậy công tác tìm hiểu
nghiên cứu thị trường phải đi trước một bước; nhà nước cần có nghiên cứu và
định hướng thị trường dài hạn cho dân để dân chủ động sản xuất các loại sản
phẩm gỗ đáp ứng nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, từng thời điểm nhằm
đạt được hiệu quả về giá thu lại lợi nhuận tối đa cho người trồng rừng; đồng thời
vận động xúc tiến thành lập quỹ phòng chống rủi ro.
Cần đơn giản hóa các thủ tục khai thác, lưu thông, vận chuyển gỗ rừng trồng trên
thị trường. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường, tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng độc quyền mua bán trên thị trường. Các
đơn vị kinh doanh lâm sản có thể ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm rừng trồng hộ gia
đình trên địa bàn để bảo đảm ổn định thị trường dưới nhiều hình thức
Để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản cần thực hiện một số
công việc sau:
91
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
- Hoàn chỉnh chính sách thị trường tiêu thụ nông lâm sản thực hiện cơ chế lưu
thông hàng hoá thông thoáng, giảm bớt những thủ tục phiền hà...Thực hiện các biện
pháp mở rộng thị trường xuất khẩu như liên doanh, liên kết...tạo điều kiện cho các đơn
vị sản xuất kinh doanh đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm sản.
- Phát triển hệ thống thông tin dự báo trên thị trường, tích cực khai thông các
kênh tiêu thụ trong và ngoài nước. Thực hiện chế độ ưu đãi về thuế và tín dụng cho
các cá nhân, đơn vị sản xuất hàng lâm - nông sản xuất khẩu.
- Thành lập các dịch vụ tư vấn để cung cấp những kiến thức về thị trường, vốn
đầu tư cũng như về kỹ thuật giúp người nông dân, các doanh nghiệp lựa chọn cho
mình những loại hình kinh doanh, cơ cấu cây trồng, vật nuôi...
- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: Giao thông vận tải, thị
trấn, thị tứ, các chợ nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân buôn bán, trao
đổi hàng hóa và hệ thống thanh toán
- Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn liền với chế biến sản phẩm và
thị trường tiêu thụ.
3.3.6. Giải pháp về môi trường
Vấn đề môi trường đối với đời sống loài người và các tác động của con người đối
với môi trường là một vấn đề có tính thời sự đang được sự quan tâm của nhiều tổ chức
quốc tế, các quốc gia phát triển...
Việc phát triển sản xuất công nghiệp chế biến với lượng khí thải lớn vào môi
trường, khai thác lạm dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên ...làm cho khí hậu
trái đất ngày sàng nóng lên, các hiện tượng thiên tai như hạn hán, lũ lụt ngày càng xảy
ra trầm trọng, đa dạng sinh học ngày càng bị suy kiệt gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
sống của con người. Vì vậy, chính sách về môi trường cần được quan tâm một cách
triệt để và phải giải quyết được một số vấn đề sau:
- Tăng cường nghiên cứu những ảnh hưởng và tác động của môi trường đến quá
trình phát triển kinh tế xã hội, đưa ra những tiêu chí cụ thể về ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường đầu tư bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn tài nguyên rừng và các
hệ thống sinh thái để bảo vệ môi trường sống.
92
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
- Phải có chính sách thu thuế tài nguyên rừng thông qua hưởng lợi từ môi trường
của các ngành khác như công nghiệp chế biến, thuỷ lợi, nông nghiệp, du lịch sinh
thái...để bù đắp cho nguồn vốn xây dựng rừng hạn hẹp.
- Xây dựng, ban hành và hoàn thiện các chính sách về bảo vệ môi trường, chống
ô nhiễm nguồn nước, chống ô nhiễm không khí.
- Tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, làm thay đổi nhận
thức của con người đối với các vấn đề về môi trường.
93
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp là vấn đề quan trọng có tính chiến
lược thúc đẩy phát triển lâm nghiệp xã hội theo hướng bền vững. Hiệu quả sử dụng đất
lâm nghiệp tương đương với việc phát triển trồng rừng sản xuất ngoài việc đưa lại hiệu
quả đóng góp vào tăng trưởng giá trị sản xuất cho nền kinh tế, khai thác tiềm năng
nguồn lực đất đai, lao động, còn giải quyết các mâu thuẫn xã hội về vấn đề việc làm,
thu nhập, giảm nghèo bền vững, cải thiện môi trường sinh thái góp phần tạo nguồn lực
thúc đẩy phát triển sử dụng đất lâm nghiệp trong tương lai.
Huyện Cam Lộ với tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 22.492 ha, chiếm
hơn 60% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng sản
xuất hơn 17.000 ha, đây là tiềm năng, lợi thế to lớn cần được phát huy, khai thác có hiệu
quả. Qua tìm hiểu thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp và nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ, tác giả đưa ra
một số kết luận sau:
- Huyện Cam Lộ có nhiều lợi thế về đất đai, diện tích đất chưa sử dụng của
huyện chiếm 2,9% tổng diện tích tự nhiên. Điều kiện địa hình đất đai, thổ nhưỡng
rất thích hợp để phát triển các loại cây loại cây lâm nghiệp như Bạch Đàn, thông
nhựa,keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm... ngoài tác dụng làm nguyên liệu cho
ngành chế biến còn nhằm mục đích để cải tạo đất đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất
trống đồi núi trọc.
- Qua đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ,
tác giả nhận thấy để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp cần phải chú trọng đầu
tư lao động đây là nhân tốt có tính quyết định và ảnh hưởng lớn đến sản xuất lâm
nghiệp. Nhân tố chi phí trung gian và diện tích cũng có vai trò rất quan trọng nhằm
nâng cao hiệu quả.
Qua điều tra khảo sát thực tế tại 3 xã Cam Chính, Cam Hiếu và Cam Tuyền cho
thấy xã Cam Hiếu hiện đang có đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, các mô hình trồng cây
hiện đang được áp dụng có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là mô hình trồng keo lai kết
94
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
hợp với xen cây sắn trong năm đầu tiên. Kết quả cho thấy mô hình này ngoài đạt hiệu
quả về mặt kinh tế còn đạt hiệu quả về mặt xã hội thể hiện ở các chỉ tiêu về số công
lao động và hệ số phân bố công lao động.
- Tuy nhiên, vấn đề sử dụng đất lâm nghiệp đặc biệt ở huyện còn gặp nhiều
khó khăn do nhiều nguyên nhân khác quan và chủ quan. Do ảnh hưởng của điều
kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu đặc biệt là điều kiện địa hình đã gây ảnh hưởng
không nhỏ đến tình hình sản xuất lâm nghiệp của vùng. Hiện tượng xói mòn đất
đã và đang xảy ra phổ biến hầu như khắp nơi. Đất đai ngày càng cằn cỗi, bạc màu,
năng suất cây trồng thấp.
- Thị trường chưa phát triển, việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh tỉnh Quảng Trị nói chung cũng như huyện Cam Lộ nói riêng gần với nước
bạn Lào nên sản phẩm gỗ thường bị cạnh tranh nhiều.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn yếu kém. Trình độ học vấn của người dân
trong vùng còn rất thấp, cùng với những kỹ thuật lạc hậu và tư tưởng trông chờ ỷ lại
vào Nhà nước còn tồn tại nhiều ở trong nông dân. Bên cạnh đó người dân gặp nhiều
khó khăn với vốn đầu tư sản xuất như đầu tư giống, vật tư, phân bónDo giá cả phân
bón tăng nên các hộ gia đình nghèo không có điều kiện bón phân đầy đủ và đúng với
tiêu chuẩn kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế vì thế cũng giảm đi rõ rệt. Vì vậy, vấn đề rất
quan trọng là phải tạo sự chuyển biến nhận thức cho người dân trong việc chuyển đổi
các loại cây lâm nghiệp cho phù hợp với từng vùng sinh thái, từng chân đất để đem lại
hiệu quả cao.
- Qua quá trình nghiên cứu, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp như tổ
chức quản lý, cơ chế chính sách, giải pháp về vốn đầu tư, khoa học công nghệ, thị
trường và sản phẩm tiêu thụ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất lâm
nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ nói riêng và địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung. Do
khả năng hiểu biết cũng như trình độ còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi
những sai sót, mong các bạn đọc cũng như các nhà khoa học đóng góp ý kiến để đề tài
của tác giả được hoàn thiện hơn.
95
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
2. KIẾN NGHỊ
2.1 Đối với nhà nước
- Cần quan tâm đầu tư vốn xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt
là những dự án phục vụ phát triển lâm nghiệp.
- Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến một phần giải quyết đầu ra cho nông
dân mặt khác tạo công ăn việc làm cho người dân.
- Có chính sách trợ giá cho nông dân đối với giống, phân bón để giảm thiểu chi
phí sản xuất cho người dân tạo điều kiện nâng cao hiệu kinh tế.
- Có những chính sách đồng bộ, hợp lý hơn.
2.2 Đối với địa phương
- Mở rộng xây dựng, nâng cấp các tuyến đường liên thôn liên xã tạo điều kiện
thực hiện cơ giới hoá trong nông nghiệp.
- Trung tâm giống cây trồng lâm nghiệp cần nghiên cứu những loại giống phù
hợp, có năng suất cao phù hợp với thị trường.
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho nông dân nhằm ổn định giá cả lâm sản, thị
trường cung ứng vật tư kỹ thuật, giống, phân bón.
- Có chính sách khuyến khích khai hoang cải tạo đất để đưa vào sử dụng có hiệu quả.
- Nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện và cấp xã.
- Hỗ trợ vốn cho người dân, tăng mức tín dụng cho hộ dân vay với lãi suất thấp
và thời gian dài.
- Tạo điều kiện nâng cao trình độ cho cán bộ khuyến lâm huyện, xã, cán bộ
phòng kinh-hạ tầng tế huyện. Thường xuyên tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm
sản xuất của những hộ làm ăn kinh tế giỏi.
2.3 Đối với người nông dân
Các hộ dân cần phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, từ bỏ thói quen canh tác lâu đời
lạc hậu bị động trong sản xuất. Nhiệt tình tham gia thường xuyên các lớp tập huấn của
tỉnh, huyện, học hỏi kinh nghiệm của các hộ làm ăn giỏi. Trong sản xuất cần tuân thủ
đúng theo quy trình kỹ thuật sản xuất và có ý thức bảo vệ môi trường.
96
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chương trình hỗ trợ ngành lâm
nghiệp
2
Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Quảng Trị (2016), Báo cáo tổng hợp diện tích các loại
rừng và độ che phủ rừng theo đơn vị hành chính cấp huyện năm 2016
3
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. TTg phê duyệt tại
Văn bản số: 2685/VPCP-QHQT ngày 21/5/2002
4 Cục thống kê tỉnh Quảng Trị ( 2016), Niên giám thống kê năm 2016.
5 Nguyễn Quang Đông (2005), Bài Giảng Kinh tế Lượng, NXB Thống kê.
6
Dự án CARD - VIE: 302/05, Phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế
cho rừng trồng keo tại Việt nam.
7
Phạm Xuân Giang (2007), Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ( Bảo
Trung-CMARD2).
8
Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn (2007), NXB Đại học
kinh tế quốc dân.
9
Phùng Thị Hồng Hà (2004), Bài giảng Quản trị Doanh nghiệp Nông nghiêp,
Trường Đại học Kinh tế Huế.
10 Hoàng Hữu Hòa (2001), Phân tích số liệu thống kê.
11 Hoàng Hữu Hòa (2010), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
12
Lê Trọng Hùng (2008), “Phát triển thị trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất
ở nước ta, thực trạng và giải pháp”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông
thôn tháng 02/2010.
13 Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực từ 1/7/2014.
14
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004;Nghị định43/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính Phủ về thi hành Luật Đất đai.
15 Phòng thống kê huyện Cam lộ ( 2016) Niên giám thống kê năm 2016.
16
Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số
điều Quyết định 661/QĐ-TTg.
17 Quyết định số: 147/2007/QĐ-TTg ngày 9/7/2007 của Chính phủ về một số
97
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015.
18
Quyết định số: 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng chính phủ về
phê duyệt chiến lược phát triển phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006-2020.
19
Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung ( 2003), Đánh giá hiệu quả trồng rừng công
nghiệp Việt Nam.
20
Đỗ Đình Sâm- Ngô Đình Quế-Vũ Tấn Phương (Viện khoa học lâm nghiệp Việt
Nam): Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam
21
Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng trị (1994), Đất cam lộ - Thuyết minh
bản đồ thổ nhưỡng.
22
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị ( 2010), Báo cáo quy hoạch phát
triển lâm nghiệp tỉnh Quảng trị đến năm 2020.
23
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng trị (2007), Báo cáo kết quả rà soát quy
hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2010. UBND huyện Cam lộ -
Tỉnh Quảng trị, Báo cáo thống kê đất đai năm 2010.
24 Bùi Dũng Thể (2005), Bài giảng Kinh tế tài nguyên và môi trường.
25
Thông tư số: 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về Hướng dẫn trình tự thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
26
UBND huyện Cam lộ - Tỉnh Quảng trị( 2010), Báo cáo quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội huyện Cam lộ đến năm 2015.
27
UBND huyện Cam lộ - Tỉnh Quảng trị (2010), Báo cáo thuyết minh tổng hợp
qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Cam lộ đến năm 2015.
28
UBND tỉnh Quảng Trị ( 2010), Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.
29
Văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số: 5981/BKH-CLPT ngày 20/8/2007 về
thông báo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.
98
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
30
UBND huyện Cam Lộ, Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2017-
2020 định hướng 2025
31 Bùi Minh Vũ ( 2001), Giáo trình kinh tế Lâm nghiệp, NXB Thống kê Hà Nội.
Website
32
33
34
35
36
37
38 http//www.vneconomy.com.vn
39 http//www.camlo.quangtri.gov.vn
40 http//www.quangtri.gov.vn
99
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH
(Ngày tháng năm 2017)
Tỉnh: Quảng Trị
Huyện: Cam Lộ
Xã:.
Thôn:.
HỌ TÊN CHỦ HỘ:.
PHẦN 1: HỘ, NHÂN KHẨU, LAO ĐỘNG
1. Số Nhân khẩu
2. Gia đình có bao nhiêu người
3. Bao nhiêu người tham gia lao động
4. Số người tham gia trồng rừng
TT Quan hệ với chủ hộ
(chủ hộ ghi dòng đầu
tiên)
Chủ hộ=1
Vợ, chồng=2
Con=3
Bố, mẹ=4
Ông, bà =5
Cháu=6
Quan hệ khác=7
Giới tính
Nam=1
Nữ=2
Tuổi Trình độ văn
hoá
Cấp 1,2=1
Cấp 3=2
Sơ cấp=3
Trung cấp=4
Đại học= 5
Hoạt động chiếm
thời gian lao động
nhiều nhất
Trồng rừng=1
Chăn nuôi=2
khác=3
(5) (6) (7) (8) (9)
10. Dân tộc: Kinh=1, kinh và dân tộc thiểu số=2, Các dân tộc khác=3
11. Tuổi
Từ 20-30 Từ 40-50 Từ 60-70
Từ 30-40 Từ 50-60 Từ 70-80
Phiếu số:..............
100
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
PHẦN II. THÔNG TIN VỀ HỘ GIA ĐÌNH
I. Tình hình thu nhập của hộ
1. Bình quân thu nhập của hộ/năm:.đồng
Năm 2014:; Năm 2015, năm 2016
2. Các hoạt động tạo thu nhập chính của hộ gia đình
2.1 Trồng trọt..% thu nhập
2.2 Chăn nuôi% thu nhập
2.3 Sản xuất lâm nghiệp% thu nhập
2.4. Dịch vụ..% thu nhập
2.5. Các hoạt động khác% thu nhập
II. Tình hình vay vốn của hộ
1. Ông, bà có vay mượn vốn để sản xuất không?
Có Không
2. Nếu có, xin vui lòng trả lời câu hỏi sau
Nguồn tín dụng Số tiền (đồng) Lãi suất Thời
gian
Mục đích vay
1. Các ngân hàng thương mại
2. Quỹ tín dụng
3. Ngân hàng nông nghiệp
4. Khác
3. Ông, bà có khoản quá hạn nào không?
Có Không
4. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn
III. Tình hình sử dụng đất của hộ
Đơn vị tính: m2
Chỉ tiêu Diện tích Được giao Đấu giá Thuê đất Khai hoang
1.Đất ở và vườn
2. Đất nông nghiệp
3. Đất lâm nghiệp
4. Đất khác
Tổng diện tích
1. Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ có phù hợp với gia đình ông, bà không?
1.1 Có Vì sao?..................................................................................................
1.2 Không Vì sao?................................................................................................
2. Gia đình nghĩ thể nào về chủ trương giao đất, giao rừng ổn định lâu dài của Đảng
và Nhà nước
2.1 Tốt
2.2 Còn nhiều bất cập
Bất cập do:
101
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
PHẦN IIi : TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH
I. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG TRỒNG CÂY LÂM NGHIỆP CỦA HỘ
1.1 Ông, bà bắt đầu trồng rừng từ năm nào?.................................
1.2 Diện tích trồng rừng của các hộ qua các năm
Loại cây Diện tích Năm trồng
2013 2014 2015 2016
1.3 Hình thức trồng
- Nhận khoán thông qua lâm trường
+ Diện tíchha
- Hộ đứng ra xin đất, thuê đất của chính quyền
+ Diện tích.ha
- Hộ tự khai hoang để trồng
+ Diện tích.ha
- Hình thức khác
+ Diện tích.ha.
1.4 Các dịch vụ đầu vào cung ứng phục vụ trồng rừng
1.4.1. Nguồn cây giống: xin đánh dấu vào lựa chọn của anh chị?
Tự ươm Tự mua ngoài
Lâm trường, công ty Lâm nghiệp cung ứng Mua từ các tỉnh khác
- Ông (bà) có gặp khó khăn gì trong việc mua cây giống phục vụ sản xuất không?
1.4.2. Nguồn phân bón: Xin đánh dấu vào sự lựa chọn của ông(bà)
Mua qua cửa hàng vật tư Tự mua trên thị trường
- Ông (bà) có gặp khó khăn gì trong việc mua cây giống phục vụ sản xuất không?
- Ông, bà có được trợ giá phân bón không?
Có Không
102
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
1.4. Chi phí đầu vào tính cho 1 ha đất lâm nghiệp đối với từng loại cây trồng
Cây trồng Diện tích (ha)
Dịch vụ khuyến
nông
1=Có
2=Không
Lượng giống Phân bón
Thuế đất
1000đ
Khác
1000đ Cây Thành tiền
1000đ Kg
Thành tiền
1000đ
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8-thu hoạch
103
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Cây trồng Diện tích (ha)
Công lao động (số
công)/ha
Thuốc sâu
Kg Thành tiền
1000đ
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8-thu hoạch
104
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
II THÔNG TIN VỀ SẢN PHẦM THU HOẠCH, THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN
PHẨM QUA CÁC NĂM CỦA HỘ
2.1. Diện tích thu hoạch
Loại cây Tổng diện tích (ha)
Năm thu hoạch
2013 2014 2015 2016
2.2.Tổng thu về diện tích rừng đã thu hoạch qua các năm
Loại sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Gỗ xẻ M3
Gỗ nguyên liệu M3
M3
M3
Cây đứng Cây(ha)
Bán rừng non
2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
2.3.1 Hình thức bán
- Bán trực tiếp cho người sử dụng:..%
- Bán trực tiếp cho nhà máy..%
- Bán cho lâm trường.%
- Bán qua người thu gom:..%
2.3.2. Phương thức bán sản phẩm sau đây thuận lợi và đưa lại hiệu quả cao cho hộ gia
đình
- Bán cây đứng tại lô
- Bán sản phẩm sau khai thác
- Hình thức khác
III. TÌNH HÌNH TIẾP THU KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO TRỒNG RỪNG SẢN
XUẤT
1. Ông, bà Có nghe phổ biến về trồng rừng không?
Có Không
Nếu có thì bằng hình thức nào sau đây (Đánh dấu v vào hình thức mà ông bà lựa chọn)
1. Đài 2. Báo 3. Ti vi 4. Tờ rơi
2. Ông, bà có được tập huấn về các vấn đề liên quan đến trồng rừng không?
Có Không
Nếu có Đơn vị nào đứng ra tổ chức tập huấn
- Các trung tâm. trạm khuyến nông, khuyến lâm của tỉnh
- Các chương trình dự án trên địa bàn
- Các đơn vị liên quan đến lâm nghiệp
- Tổ chức khác
105
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
3. Các nội dung được tập huấn
- Kỹ thuật trồng rừng
- Quản lý bảo vệ rừng
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất
- Chăm sóc, phòng chóng cháy rừng
- Tính toán hiệu quả, thu nhập
- Khác
4. Gia đình ông, bà có áp dụng kiến thức tập huấn vào quá trình sản xuất
không:.Khoảng bao nhiêu ..%
5. Loại hình sử dụng đất nào được ông, bà áp dụng
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
..........................................................................................................
6. ông, bà có hài lòng với tình hình sử dụng đất hiện nay không?
Có Không
IV. NHẬN XÉT CHUNG
..
Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của ông bà !
106
TR
ƯỜ
NG
Đ
ẠI
H
ỌC
K
IN
H
TẾ
H
UẾ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_su_dung_dat_lam_nghiep_o_huyen_cam_lo_tinh_quang_tri_6435_2076248.pdf