Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây

Trong giai đoạn hiện nay, để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh ngoài vốn tự có công ty cần huy động nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt là vốn từ ngân hàng, tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, lãi suất cho vay cao, thủ tục cho vay rườm rà gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thì ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể áp dụng một số biện pháp sau tạo thuận lợi cho doanh nghiệp: - Ngân hàng Nhà nước cần có các quy định chặt chẽ về mức lãi suất trần huy động, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng nhằm giảm áp lực cho doanh nghiệp. - Bổ sung vốn điều lệ, ưu tiên nguồn tái cấp vốn, lãi suất áp dụng cho các doanh nghiệp cấp nước nhằm đảm bảo mục tiêu xã hội hóa nước sạch các địa bàn trên cả nước. - Ngành Ngân hàng cần có cơ chế cho vay đặc thù phù hợp với đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực cấp nước để tạo điều kiện cho các hộ dân và hộ sản xuất được sử dụng nước sạch một cách thuận lợi, hiệu quả. - Để vay được vốn tại các tổ chức tín dụng công ty phải tiếp cận rất khó khăn từ nguồn vốn đến thủ tục, các yếu tố về thế chấp, đặc biệt công tác thẩm định tín dụng còn rất chặt chẽ và mất nhiều thời gian vv do vậy các ngân hàng cần tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình giải quyết thủ tục, hồ sơ cho vay để công ty có thể chủ động nắm bắt cơ hội, nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. - Trong giai đoạn kinh tế hội nhập, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng để tăng khả năng cạnh tranh. Khi có sự ủng hộ của Nhà nước, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, công ty sẽ có điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, nâng cao vị thế trên thị trường.

pdf101 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, mặt hàng nước đóng bình đang cạnh tranh rất khốc liệt về giá và hệ thống phân phối trên thị trường. Bên cạnh đó, các đơn vị còn sử dụng các chính sách bán hàng linh hoạt như chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu thương mại. Những hoạt động này đã góp phần thu hút khách hàng mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận. Để nâng cao khả năng cạnh tranh công ty đã có những biện pháp khuyến khích tài chính đối với khách hàng, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản. Thang Long University Libraty 67 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CP CẤP NƯỚC SƠN TÂY 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với công ty Cơ hội Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng nước sạch phục vụ sinh hoạt ở các hộ dân trên địa bàn thị xã Sơn Tây ngày một gia tăng. Sự gia tăng không chỉ ở sản lượng tiêu thụ ở mỗi hộ dân mà còn gia tăng cả về số lượng khách hàng. Với nhu cầu sử dụng ngày một cao và lợi thế phân phối độc quyền của Công ty CP cấp nước Sơn Tây thì hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị gần như không chịu rủi ro lớn. Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của ngành khoa học công nghệ đã tác động không nhỏ tới quá trình hoạt động của Công ty CP cấp nước Sơn Tây. Với việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình lọc nước vừa giúp sản phẩm đầu ra đạt chất lượng cao, vừa giúp tiết kiệm nhân công cũng như thời gian vận hành máy của đơn vị. Việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đưa nước sạch phủ khắp địa bàn thị xã Sơn Tây được sự quan tâm hỗ trợ rất lớn từ phía thị xã Sơn Tây cũng như thành phố Hà Nội. Đặc biệt đối với các khoản vay đầu tư xây dựng cơ bản nhằm nâng cao năng lực cung cấp nước cũng như nâng cao chất lượng nước sach đang được Nhà nước ưu ái khoản vay ODA từ chính phủ Nhật Bản với lãi suất thấp giúp giảm thiểu chi phí trong quá trình hoạt động của đơn vị. Thách thức Hiện nay, công ty đang ngày một mở rộng địa bàn cung cấp nước sạch. Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống đường ống được phân bổ ngày càng 68 rộng trên địa bàn thị xã khiến cho công tác sửa chữa, duy tu và bảo trì đường ống ngày một khó khăn. Bên cạnh đó đường ống nước của Công ty CP cấp nước Sơn Tây thường đi cùng với hệ thống đường giao thông trong khi đường giao thông thường xuyên chậm tiến độ thi công gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công đường ống nước. Ngoài ra, với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thì vấn đề bức thiết là phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khiến cho các con đường luôn có xu hướng mở rộng, sửa chữa khiến cho đường ống nước phải di rời. Điều này gây phát sinh nhiều chi phí di rời đường ống và làm gián đoạn thời gian cung cấp nước cho các hộ dân. Khoản vay dài hạn của công ty là khoản vay vốn ODA từ phía Nhật Bản. Bên cạnh lợi thế về mặt lãi suất thì những năm gần đây công ty gặp phải một vấn đề khó khăn là khoản vay bằng ngoại tệ. Trong khi ngoại tệ lại luôn có xu hướng tăng thì việc chênh lệch tỷ giá hối đối từng năm là một thiệt hại lớn về chi phí tài chính cho đơn vị. Với khoản vay càng lớn thì ảnh hưởng càng nhiều nên trong những năm gần đây kết quả kinh doanh của đơn vị chịu ảnh hưởng rất lớn từ khoản vay này. Hệ thống máy móc trang thiết bị của công ty hiện nay được coi là đủ công suất để cung ứng cho nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, trong tương lai gần thì hệ thống này đã cũ kĩ với chi phí bảo trì, bảo dưỡng ngày một tăng. Bên cạnh đó, chất lượng nước đầu vào thì ngày một đi xuống do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nên hệ thống máy móc thiết bị đòi hỏi ngày càng hiện đại ngoài việc đáp ứng được sản lượng còn phải đáp ứng được chất lượng nước đầu ra để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, trong tương lai công ty bức thiết phải thay thế hệ thống trang thiết bị hiện đại với mức độ tự động hóa cao để đáp ứng được yêu cầu ngày một cao của xã hội. Ngoài mặt hàng nước sạch tiêu dùng thì mảng kinh doanh nước đóng bình được công ty rất quan tâm đầu tư và phát triển. Do nhu cầu Thang Long University Libraty 69 nước đóng bình ngày càng cao đặc biệt ở khối công sở và các cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, nhu cầu cao lại khiến cho nhiều công ty đầu tư vào kinh doanh lĩnh vực này. Khiến cho Công ty CP cấp nước Sơn Tây vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ trong khi chi phí bán hàng như vận chuyển, nhân công thì ngày một tăng nhưng giá bán thì lại phải hạ để đảm bảo sức cạnh tranh. Điều này khiến cho lợi nhuận từ mảng kinh doanh này của công ty đang ngày một đi xuống. 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty Những năm gần đây mức độ đô thị hóa của thị xã phát triển rất nhanh, nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên san sát, các khu công nghiệp phát triển cùng với tăng nhanh của dân số nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng. Nhận thức được điều đó, Công ty CP cấp nước Sơn Tây luôn chú trọng đến công tác đầu tư các dự án phát triển về nguồn và mạng lưới cấp nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của thị xã. Kế hoạch phát triển giai đoạn 2015-2020, đầu tư phát triển hệ thống cấp nước của thị xã theo đúng định hướng, chiến lược của thành phố, nhằm tiếp tục nâng cao mức độ dịch vụ cấp nước, mở rộng phạm vi cấp nước gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững với 100% dân số đô thị và 26,6% dân số trên địa bàn được cấp nước. Xây dựng kế hoạch sử dụng và huy động vốn đầu tư cho các dự án phát triển hệ thống cấp nước và thống nhất các nguyên tắc huy động vốn và xác định các nhà đầu tư của Công ty. Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy hoạch hệ thống cấp nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của thị xã trên cơ sở cấp nước vùng vệ tinh của thủ đô góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội. 70 - Dự kiến tăng trưởng: Phần nguồn 40.000 m3/ngđ, tỉ lệ nước thu tiền tăng khoảng 4%; phát triển khách hàng tăng 15%; doanh thu tăng trên 9%. - Chỉ tiêu cấp nước sạch đô thị: 121 lít/người/ngđ - Dân số dự kiến cung cấp nước sạch tăng thêm: 30.000 người - Lượng nước cấp vào bình quân: 584 m3/ngđ, tháng cao điểm 600.000 m3/ngđ Để đảm bảo định hướng trên được thực hiện thì công ty luôn thực hiện cam kết chính sách chất lượng của công ty như sau: 1. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phát triển bền vững Công ty. 2. Đảm bảo chất lượng nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước sinh hoạt với dịch vụ tốt nhất tới người tiêu thụ. 3. Xây dựng và mở rộng phạm vi cấp nước của thị xã , khu dân cư tập trung, khu công nghiệp và các đô thị, nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch. 4. Luôn đổi mới công nghệ và cải tiến công tác quản lý, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích sáng kiến cải tiến hợp lý sản xuất tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 5. Đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. 6. Xây dựng môi trường văn hoá công ty lành mạnh để mọi người trong công ty phấn khởi thi đua lao động, sáng tạo, phát triển thể chất và tăng cường mối quan hệ cộng đồng, khuyến khích các thành phần kinh tế và toàn xã hội vào việc bảo vệ nguồn nước, phát triển hệ thống cấp nước. 7. Xây dựng, duy trì hiệu lực và không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008. Thang Long University Libraty 71 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CP CẤP NƯỚC SƠN TÂY Trên cơ sở đánh giá về ưu nhược điểm của hoạt động quản lý và sử dụng tài sản tại Công ty, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty CP cấp nước Sơn Tây: 3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 3.2.1.1 Xây dựng kế hoạch ngân quỹ hiệu quả Để đảm bảo được khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của Công ty, hoạt động quản lý tiền hay còn gọi là quản lý ngân quỹ luôn được các nhà quản lý Công ty chú trọng. Trước tình hình tỷ trọng tiền trên tổng tài sản còn chiếm khá cao, Công ty cần đưa ra được hướng giải quyết hợp lý, một trong những giải pháp cần thiết nhất là phải xây dựng được kế hoạch ngân quỹ hiệu quả. Muốn vậy, Công ty phải đảm bảo xây dựng được kế hoạch ngân quỹ thoả mãn những nguyên tắc sau: Thứ nhất, là đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm được chi phí. Kế hoạch được xây dựng phải đảm bảo được tính chủ động của Công ty trong mọi hoạt động thanh toán, không để xảy ra rủi ro gây mất uy tín của Công ty trước khách hàng hoặc Công ty phải tìm kiếm nguồn tài trợ cho hoạt động thanh toán trong thời gian rất ngắn. Thứ hai, là dự trữ tiền ở mức tối thiểu cần thiết, dựa trên cơ sở tối thiểu hoá lượng tiền nhàn rỗi, tiền tồn đọng. Tiền để không nhàn rỗi, không sinh lời có thể coi là lãng phí nguồn lực, dù gửi ở Ngân hàng thì suất sinh lời vẫn kém và chịu nhiều rủi ro như biến động lãi suất thị trường. Giảm lượng tiền tồn đọng nghĩa là đẩy nhanh tốc độ quay vòng tiền, sẽ khiến cho hiệu quả sử dụng vốn tăng, hiệu quả sử dụng tài sản theo đó cũng tăng lên. Thứ ba, là đảm bảo được tính chính xác, không được sai sót, như thiếu các khoản thu, chi... Để xây dựng được một kế hoạch ngân quỹ chính xác cần 72 dựa trên sự nghiên cứu trên tầm vĩ mô, xem xét các khoản phải thu, phải trả của Công ty trong kì trước, để có thể dự báo cho kì tiếp theo. Thứ tư, là kế hoạch ngân quỹ được xây dựng phải hạn chế được rủi ro. Nhà quản lý phải quan tâm đến những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thanh toán, hoạt động kinh doanh... để có mức dự phòng phù hợp. Nội dung của kế hoạch ngân quỹ bao gồm phần thu, phần chi và phần cân đối thu chi. Trong đó, hai nội dung đầu là quan trọng nhất. Để xây dựng được kế hoạch ngân quỹ hiệu quả, ngoài đạt được những yêu cầu kể trên, Công ty còn cần phải phân công chuyên trách, hướng dẫn cụ thể, chi tiết tới từng bộ phận, từng đơn vị. Mặt khác, việc xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch có liên quan trực tiếp, như kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch nhập nguyên nhiên vật liệu... cũng là giải pháp hết sức quan trọng để Công ty xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch ngân quỹ. 3.2.1.2. Tăng cuờng quản lý các khoản phải thu Thực hiện việc thu đúng, thu đủ, không để sót khách hàng trong hệ thống quản lý của Công ty. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện công tác ghi thu tiền nước: + Lên kế hoạch và đặt ra mục tiêu tỉ lệ nước thu được tiền. + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên đến các khu vực một cách có hệ thống và dễ quản lý + Công ty có thể đưa hình thức thưởng phạt để tăng phần trách nhiệm đối với đội ngũ công tác ghi thu tiền nước. Vấn đề chống thất thoát nước cần được chú trọng. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm doanh thu. Trước hết phải xác định được tại sao lại thất thoát nước, nơi nào xẩy ra hiện tượng đó và biện pháp xử lý như thế nào. + Nguyên nhân có thể do: Hệ thống đường ống bị rò rỉ xuống cấp, Thang Long University Libraty 73 người dân sử dụng nước chưa hợp lý, lãng phí, nhiều người còn vi phạm đục phá hệ thống dẫn nước trái phép. + Phải tăng cường lắp đặt đồng hồ tổng, xác định xem tỷ lệ thất thoát nước là bao nhiêu %, chia nhỏ tỷ lệ này để xác định khu vực có hiện tượng thất thoát nước, từ đó đầu tư hợp lý vào việc cải tạo, xử lý đường ống. + Ban thanh tra cần có các biện pháp kiểm tra và đề ra các chế tài để xử lý những cá nhân, tập thể vi phạm. + Tuyên truyền đến người dân về ý thức sử dụng và bảo vệ hệ thống nước. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các khoản phải thu phát sinh như là một tất yếu khách quan. Một trong các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản phải thu thì chính sách tín dụng thương mại có tác động lớn nhất, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đế quy mô của các khoản phải thu mà còn làm tăng doanh thu, giảm chi phí hàng tồn kho. Tín dụng thương mại đem đến cho công ty nhiều lợi thế nhưng cũng gặp không ít rủi ro do bán chịu hàng hoá. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu, công ty nên: - Thực hiện phân tích và cho điểm tín dụng đối với từng khách hàng, từ đó đưa ra chính sách bán hàng phù hợp như: thời hạn nợ, mức dư nợ, chính sách giá để nhằm rút ngắn tối đa tuổi nợ của các khoản phải thu. Cụ thể: thời hạn thu nợ không được quá 15 ngày kể từ ngày chốt số nước; mức dư nợ không được vượt quá 2% doanh thu, chính sách giá có thể được thiết kế riêng cho từng vùng có chế độ ưu tiên hỗ trợ giá cho vùng sâu, vùng xa trên địa bàn thị xã. - Tổ chức quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, phân công trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp trong việc đưa ra quyết định bán chịu, đồng thời có chế độ báo cáo giám sát để tránh rủi ro trong quá trình theo dõi và quản lý thu hồi. Việc chậm thu hồi tiền phải có chế tài xử phạt đối với tổ thu tiền nhằm giảm thiểu các khoản nợ. 74 - Trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, và yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm một cách đầy đủ và nghiêm túc các điều khoản đã quy định trong hợp đồng. Ví dụ : nếu thanh toán chậm so với thời gian quy định sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng. Công ty có thể từ chối ký hợp đồng với các khách hàng nợ nần dây dưa hoặc không có khả năng thanh toán. - Đôn đốc các nhân viên tổ thu tiền tiến hành thu nợ kịp thời không để tình trạng dây dưa trong thanh toán. - Xây dựng hạn mức bán chịu tối ưu cho toàn công ty và cho từng đối tượng khách hàng. Đưa ra chính sách kiểm soát nợ để nắm bắt kịp thời các thông tin về con nợ, chính sách thu hồi nợ, phạt tiền, đưa ra toà án nếu như khách hàng cố tình không trả nợ. - Công ty nên có chính sách chiết khấu thương mại thích hợp đối với mặt hàng nước đóng bình để kích thích khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc thanh toán đúng hạn khi mua hàng nhằm thu hồi vốn nhanh và góp phần làm tăng doanh thu, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hàng hoá được tiêu thụ nhiều hơn. - Công ty nên sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi nợ để theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, đồng thời phải xác định số dư các khoản phải thu theo đối tượng khách hàng để xem khách hàng đó có số dư vượt quá mức dư nợ cho phép thì thu hồi ngay. - Thường xuyên cử cán bộ độc lập với kế toán công nợ xác minh đối chiếu nợ nhằm cảnh giác trường hợp cán bộ thu nợ thông đồng với khách hàng để kéo dài thời gian trả nợ hoặc chiếm dụng các khoản nợ đã thu tiền rồi. - Trường hợp phát sinh nợ quá hạn xảy ra công ty nên áp dụng các biện pháp mềm dẻo để yêu cầu khách hàng trả nợ như: cử cán bộ đến trực tiếp làm việc, điện thoại, fax hay gửi thư điện tử yêu cầu trả nợ với nội dung tế nhị và thân thiện. Thang Long University Libraty 75 - Khi có các khoản nợ khó đòi xảy ra công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau: + Ngừng ngay việc bán hàng, chủ động cử cán bộ thu nợ đến trực tiếp làm việc hoặc gửi thư yêu cầu trả nợ, yêu cầu khách hàng xác nhận thời hạn thanh toán và số tiền có thể thanh toán từng lần để làm cơ sở pháp lý sau này. + Nếu các biện pháp trên được áp dụng vài lần mà khách hàng không thanh toán nợ thì công ty nên đơn nhờ toà án can thiệp căn cứ vào điều kiện quy định trong hợp đồng. - Về việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi Thực tế hiện nay công ty có nhiều khách hàng thường sử dụng hình thức thanh toán nợ hoặc chấp nhận thanh toán, nhiều khách hàng có thể có lý do nào đó mà chậm hoặc không có khả năng thanh toán. Tác giả nhận thấy Công ty vẫn chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi mà chỉ khi nào các khoản đó phát sinh thì mới trích lập. Để tôn trọng nguyên tắc “thận trọng” trong kinh doanh, công ty nên lập dự phòng cho từng khoản nợ có khả năng khó đòi.  Căn cứ để ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi - Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được; - Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.  Phương pháp lập dự phòng - Trên cơ sở những đối tượng và điều kiện lập dự phòng về nợ phải thu khó đòi như đã trình bày ở trên, công ty phải lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi. 76 - Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, công ty tổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết làm căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. - Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa không quá 20% tổng số dư nợ phải thu của công ty tại thời điểm 31/12 hàng năm và đảm bảo công ty không bị lỗ.  Quá trình hạch toán như sau Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là nợ phải thu khó đòi, kế toán tính xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập. 3.2.1.3 Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục, việc dự trữ nguyên vật liệu để phục vụ công tác lắp đặt, sửa chữa đường ống là hết sức cần thiết. Hiện tại, công ty chưa áp dụng một mô hình hay phương pháp quản lý việc cung cấp hay dự trữ nguyên vật liệu cụ thể nào mà chỉ quản lý theo kinh nghiệm, việc đặt hàng khối lượng như thế nào, lượng dự trữ trong kho bao nhiêu chưa được quản lý một cách khoa học và bài bản. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu, lựa chọn phương pháp quản lý nguyên vật liệu một cách phù hợp. - Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu Công ty cần xây dựng định mức tiêu hao từng nguyên vật liệu theo đường ống nước căn cứ vào các số liệu của những năm trước mà bộ phận lắp đặt đã thực hiện ghi chép. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần được thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh phù hợp với thực tế đảm bảo vừa tiết kiệm mà vẫn cung cấp cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ. - Xác định mức tồn kho nguyên vật liệu Đây là việc xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và không gây tồn đọng vốn cho công ty. Thang Long University Libraty 77 Công ty cần xác định rõ danh mục các loại nguyên vật liệu cần dự trữ, nhu cầu số lượng, thời gian cung cấp căn cứ vào triển khai dự án mới, dự án sửa chữa, nâng cấp. Đối với dự án sữa chữa, nâng cấp định kỳ bộ phận kế hoạch cần xây dựng định mức dựa trên thời hạn và số lượng đường ống cần duy tu bảo dưỡng. Đối với dự án mới cần phải xây dựng kế hoạch chi tiết căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật. - Công tác mua sắm nguyên vật liệu Trên cơ sở kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu, phòng vật tư sẽ nghiên cứu, lựa chọn cung cấp, đàm phán, ký kết hợp đồng, quản lý việc cung cấp và kiểm tra chất lượng. Yêu cầu trong quá trình mua sắm nguyên vật liệu này là phải tăng cường quản lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực. Với nguồn cung ứng ngày càng đa dạng, công ty cần luôn cập nhật thông tin về thị trường để lựa chọn được nguồn cung cấp với chi phí thấp, chất lượng cao đảm bảo hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. - Kiểm kê, phân loại nguyên vật liệu Để nâng cao hiệu quả công việc trong quản lý nguyên vật liệu, hoạt động kiểm kê, phân loại nguyên vật liệu là hết sức cần thiết. Công ty cần quan tâm hơn trong hoạt động này đồng thời theo dõi tình hình nguyên vật liệu tồn kho không sử dụng, nguyên vật liệu kém chất lượng, từ đó đưa ra quyết định xử lý vật tư một cách phù hợp nhằm thu hồi vốn và tăng hiệu quả sử dụng tài sản. 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 3.2.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSCĐ, phân cấp quản lý TSCĐ Tài sản cố định luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi công ty, đặc biệt trong doanh nghiệp sản xuất, vai trò đó thể hiện qua tỷ trọng tài sản cố định trong tổng giá trị tài sản. Tại Công ty CP cấp nước Sơn Tây tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản 78 dài hạn, quyết định năng lực sản xuất của công ty. Do đó, việc xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSCĐ góp phần quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Công tác quản lý tài sản cố định bao gồm việc thiết lập thẻ tài sản, lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý, chế độ bảo dưỡng, kiểm kê tài sản, công tác quản lý người sử dụng tài sản và một số công việc khác. Để đảm bảo về mặt số lượng tài sản cố định, khi mua về phòng kế toán cần xây dựng thẻ tài sản cho máy móc, thiết bị đó. Thẻ tài sản cần ghi đầy đủ nội dung như ngày mua, giá trị, xuất xứ, công suất, bộ phận sử dụng tài sản để thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra. Công tác tiếp theo là lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản, phương pháp khấu hao phải phù hợp với điều kiện của công ty, đảm bảo đúng chế độ, chính sách do nhà nước quy đinh. Phương pháp khấu hao hợp lý đảm bảo khi năng lực sản xuất của máy móc giảm mạnh thì giá trị khấu hao vừa hết, không để tình trạng giá trị khấu hao chưa đủ, máy móc đã không còn khả năng sản xuất. Phương pháp khấu hao phải tính đến hao mòn vô hình do sự lỗi thời của tài sản, từ đó tận dụng tối đa thời gian sử dụng hiệu quả của tài sản, giảm thiểu hao mòn vô hình. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng tài sản, công ty cần xây dựng chế độ bảo dưỡng, kiểm kê định kỳ. Định kỳ 6 tháng, cán bộ tài chính cần kết hợp với nhân viên phòng ban đi kiểm kê tài sản để đánh giá tình trạng tài sản. Để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty cần giáo dục ý thức, trách nhiệm của người sử dụng, có ý thức tự bảo quản công cụ lao động của mình. Thực hiện tốt công tác quản lý tài sản cố định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới tài sản, nâng cao năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị, giảm thiểu được chi phí, thiệt hại về mặt kinh tế do máy móc gây ra. 3.2.2.2 Đổi mới và nâng cấp tài sản cố định Trong hoạt động quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp, đổi mới và nâng cấp tài sản là một trong những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu. Do vậy, Thang Long University Libraty 79 Công ty muốn đạt được hiệu quả sử dụng tài sản thì cần có các giải pháp tăng cường đổi mới và nâng cấp tài sản cố định. Đổi mới và nâng cấp không chỉ gồm hoạt động mua sắm, đầu tư mới tài sản cố định định kì, như mua sắm máy móc, thiết bị, công cụ dùng cho sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ... mà còn bao gồm cả hoạt động sửa chữa, nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng tài sản cố định. Quá trình này nhằm đảm bảo cho tài sản cố định luôn được vận hành tốt và càng tốt hơn nữa, nhằm khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao hiệu suất công tác của máy móc, thiết bị. Nếu như việc đầu tư mới, mua sắm mới chỉ nhằm mục tiêu đổi mới, hiện đại hoá tài sản cố định, bổ sung các tài sản đã hết khấu hao, cần thanh lý. Ngoài ra, đổi mới, nâng cấp tài sản cố định còn đề cập đến việc phải xử lý dứt điểm những tài sản không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý bằng cách nhượng bán, thanh lý hoặc sửa chữa để đưa vào vận hành; nhằm thu hồi vốn cố định chưa sử dụng vào luân chuyển, bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc tái đầu tư tài sản cố định. Có như vậy thì chất lượng tài sản cố định của Công ty sẽ được nâng cao, không còn những tài sản kém chất lượng, không đạt hiệu quả, nhàn rỗi, từ đó tiết kiệm được vốn. Muốn thực hiện được giải pháp trên, trước hết Công ty cần có biện pháp kiểm kê, phân loại tài sản định kì hàng tháng, quí, năm. Cụ thể, hiện nay công ty còn tồn tại nhiều khu vực đường ống đã cũ và chịu tác động lớn do hoạt động duy tu, cải tạo đường giao thông và quá trình xây dựng của các hộ dân. Điều này khiến cho đường dẫn nước bị hư hại gây thất thoái nước. Vì vậy, công ty cần thiết phải rà soát đường ống thường xuyên nhằm sửa chữa kịp thời tránh tình trạng hao phí nước trong quá trình truyền dẫn. Mặt khác, khi có nhu cầu về đổi mới tài sản cố định thì công ty cần phải lập ra một hội đồng thẩm định với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành có trách nhiệm tìm hiểu, đánh giá các tài sản đó nhằm tìm ra tài sản 80 phù hợp nhất cho hoạt động của công ty tại thời điểm đang xét. Sự đánh giá này cần dựa trên các tiêu chuẩn như: thời gian sử dụng, nguyên giá, công suất, chế độ bảo hành... Việc đổi mới và nâng cấp tài sản cố định cần được tiến hành định kì ở Công ty. Xen kẽ hoạt động này sẽ là quá trình quản lý và sử dụng tài sản cố định, quá trình này đòi hỏi cần có hiệu quả. Muốn vậy, Công ty cần bố trí trang thiết bị hợp lý, nhằm khai thác tối đa công suất máy móc, thiết bị nhằm đạt năng suất cao trong sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty phải có kế hoạch quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật, không để mất mát hoặc hư hỏng tài sản cố định trước thời hạn khấu hao. Hàng năm phải lập kế hoạch khấu hao theo tỷ lệ do Nhà nước qui định và điều chỉnh kịp thời giá trị tài sản cố định khi có trượt giá để tính đúng, tính đủ khấu hao vào giá thành sản phẩm, nhằm bảo toàn vốn cố định. 3.2.3. Nhóm giải pháp chung 3.2.3.1 Bổ sung, điều chỉnh quy định, chính sách quản lý tài sản Hiện nay, Công ty đang còn thiếu là chưa có chính sách quản lý TS chính thống. Chính vì vậy, việc xây dựng và ban hành văn bản quy định về chính sách quản lý tài sản là cần thiết. Giải pháp này nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài sản, phục vụ yêu cầu công tác quản lý tài sản đi vào nề nếp, phát huy hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí. Một là, ban hành quy chế quản lý tài sản và sử dụng tài sản trong Công ty. Căn cứ trên cơ sở Luật kế toán, các Thông tư, Nghị định, văn bản của Bộ tài chính, bộ phận kế toán phải nghiên cứu để tư vấn, tham mưu cho ban giám đốc xây dựng một bản quy chế quản lý và sử dụng tài sản. Hai là, triển khai cho tất cả các đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán, hướng dẫn thực hiện các bước theo quy trình, trình tự mua sắm, thanh lý, ghi tăng TSCĐ Tất cả cán bộ, nhân viên phải thực hiện đúng các quy Thang Long University Libraty 81 định, quy chế đã ban hành, tránh tình trạng ban hành quy chế để đối phó hoặc ban ra mà không áp dụng. (Ví dụ như việc sử dụng điện. Hết giờ làm việc phải đảm bảo đã ngắt hết điện sáng và các thiết bị không sử dụng, nếu gây lãng phí sẽ bị khiển trách hoặc phạt hành chính). Ba là, tiến hành kiểm kê, kê khai tài sản để nắm được tình hình sử dụng thực tế, xem còn hay mất, hiện trạng sử dụng ra sao Công tác này phải được tiến hành thường xuyên tránh lãng phí và thất thoát. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Bốn là, thực hiện đúng các trình tự mua sắm, thanh lý tài sản, ghi tăng giảm tài sản, Tổ chức tốt việc xây dựng và thực hiện đúng định hướng đổi mới cơ chế quản lý tài sản là nhằm vừa thực hiện quản lý chặt chẽ, vừa thực hiện khai thác cao nhất hiệu quả sử dụng tài sản hiện có tại Công ty. 3.2.3.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo thị trường Một thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị chịu ảnh hưởng rất lớn từ công tác nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường. Trên địa bàn thị xã nhu cầu nước sạch là nhiều nhưng việc phân bổ nhu cầu mỗi nơi lại khác nhau nên nếu đầu tư hệ thống đường ống cho nơi có nhu cầu ít trước thì thiệt hại về chi phí và cơ hội là rất lớn. Tài sản đầu tư thì có giá trị cao, thời gian đầu tư thì dài và vòng quay của dự án đầu tư cũng dài nên đơn vị cần xây dựng hệ thống dự báo đảm bảo tính khả thi của dự án tránh tình trạng đầu tư xong rất lâu sau mới thu hồi được vốn dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đi xuống không kịp thu hồi vốn để chuyển hướng đầu tư. Trước thực tế đó, Công ty nên có một bộ phận có chuyên môn trong việc nghiên cứu, dự báo thị trường để từ đó có các chiến lược kinh doanh hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. 82 3.2.3.3. Giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn Trước tiên, công ty cần xác định cơ cấu tài trợ hợp lý nhằm phát huy tối đa sức sản xuất của tài sản, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, tăng lợi nhuận góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn ở cả 3 năm có xu hướng giảm nhưng đều cao hơn 50%. Duy trì tỷ lệ nợ cao sẽ khiến cho khả năng thanh toán của công ty gặp khó khăn nếu trên thị trường có biến động. Cụ thể, khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp là khoản vay bằng ngoại tệ được hưởng lợi về mặt lãi suất nhưng chịu rất nhiều rủi ro từ tỷ giá. Đặc biệt tỷ giá luôn có xu hướng tăng khiến cho hàng năm ngoài việc phải chịu khoản chi phí lãi vay công ty còn phải chịu một khoản chênh lệch tỷ giá nên chi phí tài chính của đơn vị thường cao. Do vậy, để có được cơ cấu vốn hợp lý công ty cần sớm tất toán khoản nợ bằng ngoại tệ bằng việc chi trả gốc hoặc tìm nguồn vay khác bằng nội tệ nhằm hạn chế rủi ro từ tỷ giá. Điều chỉnh tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn phải đồng thời lựa chọn các hình thức huy động vốn phù hợp để củng cố năng lực tài chính, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn và tăng tỷ lệ nợ dài hạn trong tổng nợ. Ngoài vốn góp ban đầu, công ty tích lũy lợi nhuận sau thuế để tăng vốn chủ. Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh của đơn vị những năm gần đây kém hiệu quả nên khả năng tăng vốn chủ từ lợi nhuận giữ lại gặp khó khăn. Do đó, cần phải tiến hành bổ sung vốn bằng cách phát hành cổ phiểu để huy động thêm vốn chủ. Đồng thời tiếp tục sử dụng tín dụng thương mại nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng vốn của đơn vị. Để làm được điều này công ty cần phải giữ mối quan hệ mật thiết với nhà cung cấp. 3.2.3.4 Phấn đấu tiết kiệm chi phí Chi phí sản xuất luôn là một yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả kinh doanh trong kì của các công ty nói chung và công ty CP cấp nước Sơn Thang Long University Libraty 83 Tây nói riêng. Hiện tại chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị vẫn đạt ở mức cao là nguyên nhân chính dẫn đến năm 2012 và năm 2013 công ty không có lãi. Để quản lý chi phí một cách tiết kiệm, hiệu quả thì công ty cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: - Đối với hoạt động mua Đặc thù của công ty là các trang thiết bị mua về chủ yếu là từ nhà cung cấp trong nước, chỉ có hệ thống máy lọc là được nhập trực tiếp từ Nhật Bản. Để giảm chi phí, công ty cần tạo ra mối quan hệ thân thiết với nhà cung ứng nhưng cũng phải thường xuyên tìm kiếm các nhà cung ứng khác để đánh giá, lựa chọn được nhà cung ứng có hiệu quả nhất. Ngoài ra, cần hạn chế đến mức thấp nhất những hao hụt, mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu. - Đối với hoạt động sản xuất + Giảm chi phí tiền lương, tiền công trong giá thành sản phẩm: Để giảm chi phí, Công ty cần tăng năng năng suất lao động, đảm bảo cho năng suất lao động tăng nhanh hơn lương bình quân, như vậy cần cải tiến tổ chức sản xuất, cải tiến tổ chức lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ, nâng cao trình độ cơ giới hóa, tự động hóa, hoàn thiện định mức lao động, tăng cường kỉ luật lao động, áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng và trách nhiệm vật chất để khích thích lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của người lao động. + Giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm: Muốn vậy, Công ty cần phấn đấu tăng nhanh sản lượng sản xuất ra. Tốc độ tăng và quy mô tăng sản lượng sẽ làm cho chí phí cố định trong giá thành sản phẩm giảm. Để tăng sản lượng sản xuất cần nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất, giảm các thiệt hại do ngừng sản xuất gây ra. 84 3.2.3.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ Tìm kiếm thị truờng tiêu thụ là vấn đề hết sức quan trọng đối với việc tồn tại và phát triển của Công ty. Hiện nay, Công ty đã thiết lập được thị trường tiêu thụ ở phần lớn trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng còn hạn chế do phụ thuộc vào mức thu nhập của các hộ dân trên địa bàn. Để hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào đời sống của người dân ảnh hưởng đến mức cung thì công ty cần đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích tiêu dùng. Về sản phẩm, cần phải đưa chất lượng nước lên hàng đầu do nước sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Luôn đầu tư các công nghệ mới nhằm ngày một cải thiện chất lượng nước Về chính sách bán hàng, cần phải áp dụng linh hoạt các chính sách khuyến mãi như trợ giá cho các vùng khó khăn, hỗ trợ lắp đặt đường ống, hỗ trợ công tơ. 3.2.3.6. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực Con người là yếu tố chủ chốt, quyết định thành công trong mọi hoạt động. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, không thể không quan tâm tới yếu tố con người trong Công ty, mà giải pháp hiệu quả có ý nghĩa lâu dài là nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực ở đây không chỉ có tăng cường công tác đào tạo, chuyên sâu, đa dạng hoá các phương pháp đào tạo dạy nghề, đa dạng hoá các lĩnh vực đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ban đầu cho người lao động; mà còn có ý nghĩa là Công ty luôn luôn phải chú trọng vào việc đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho người lao động. Điều đó có thể thực hiện bằng cách Công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, nhằm đảm bảo cho người lao động cập nhật được những kiến thức mới, những tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Có như vậy, chất lượng sản phẩm Công ty sẽ Thang Long University Libraty 85 luôn luôn được cải tiến, tăng sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường, thị phần được bảo đảm. Bên cạnh đó, Công ty có thể định kì cử họ đi học các lớp bồi dưỡng chuyên sâu ở trong nước và quốc tế để nâng cao tay nghề, kinh nghiệm cũng như chất lượng đào tạo. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực cũng không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, mà còn có ý nghĩa nâng cao trình độ của cả các cán bộ quản lý. Để từ đó, công tác quản lý của Công ty sẽ diễn ra có hiệu quả hơn, chuyên trách hơn đối với từng bộ phận. Chức năng quản lý được nâng cao thì chức năng hoạt động cũng được cải thiện. Các cán bộ quản lý cũng phải thường xuyên được đào tạo lại, nâng cấp về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời Công ty cần có kế hoạch ứng dụng những phần mềm quản lý, công nghệ quản lý mới, tiên tiến để có thể nâng cao được hiệu quả tổ chức quản lý trong Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng cần tuyển dụng thêm lao động có trình độ cao vào các vị trí còn yếu kém trong Công ty. 3.2.3.7. Nâng cao chất lượng công tác tài chính kế toán Công tác tài chính kế toán là hoạt động chuyên trách của phòng Tài chính- Kế toán, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quản lý tài sản của Công ty. Để công tác này được thực hiện tốt hơn nữa, công ty cần thực hiện một vài điểm sau: Một là, Công ty cần tổ chức phối hợp giữa các phòng ban một cách nhịp nhàng hơn như: + Phối hợp giữa phòng Kinh doanh với phòng Tài chính kế toán trong khâu cung cấp nguyên vật liệu, yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. + Phòng Tổ chức và phòng Tài chính kế toán trong việc tính lương cũng như các khoản phụ cấp cho người lao động,... 86 Hai là, Công ty cần mở các lớp đào tạo lại, nâng cao trình độ, nghiệp vụ kế toán, tài chính cho các cán bộ kế toán, cán bộ tài chính. Đầu năm 2012, Công ty đã mua mới và đưa vào sử dụng phần mềm kế toán mới, với nhiều tính năng, tiện ích và ưu điểm vượt trội. Nhưng cho đến nay, do trình độ còn hạn chế nên phòng Tài chính kế toán của Công ty mới chỉ chính thức sử dụng hoàn chỉnh và thường xuyên một phần của chương trình phần mềm đó. Như vậy, biện pháp cấp thiết hiện nay là nâng cao trình độ cho các cán bộ kế toán, cập nhật được cách sử dụng và khai thác hết được tính năng ưu việt của phần mềm trên. Ba là, xây dựng một đội ngũ cán bộ tài chính chuyên trách. Hiện nay, chức năng tài chính của phòng tài chính kế toán chưa được thể hiện rõ rệt, chủ yếu mới thực hiện được chức năng hạch toán kế toán. Như vậy, việc cần thiết và khá quan trọng là phải thiết lập một bộ phận tài chính riêng biệt, chuyên trách về vấn đề quản lý tài chính cho công ty. Nhiệm vụ của bộ phận này chủ yếu sẽ là: xây dựng các kế hoạch tài chính dài hạn, nắm bắt và xử lý các vấn đề tài chính ngắn hạn, báo cáo và chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về tình hình tài chính của công ty. Thực hiện được những biện pháp trên, Công ty sẽ có được số liệu kế toán hoàn chỉnh, chi tiết và sát với thực tế hơn, tránh được việc chậm các báo cáo tài chính. 3.2.3.8. Xây dựng cơ chế khen thưởng, khuyến khích hợp lý đối với người lao động Cơ chế khen thưởng trong mọi doanh nghiệp luôn là cơ chế khuyến khích đối với người lao động, khích lệ người lao động ổn định công việc và hăng hái làm việc, yên tâm đóng góp sức mình cho sự phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói đó là cơ chế tạo động lực, tạo niềm tin trong công việc cho người lao động. Thang Long University Libraty 87 Do vậy, Công ty cần tăng cường và hoàn thiện cơ chế khen thưởng theo hướng khuyến khích mọi người thi đua sản xuất, hoàn thành tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao, đồng thời có cơ chế thưởng phù hợp đối với những sáng kiến tốt, giúp tăng hiệu quả hoạt động của Công ty. Chẳng hạn lập ra các phong trào thi đua sản xuât giỏi, giải thưởng sáng tạo thiết kế sản phẩm của Công ty... Nhưng khi thực hiện chính sách này còn cần phải đảm bảo sự công bằng, không có sự ưu tiên, phân biệt. Nếu không sẽ dẫn đến mất hiệu quả của chính sách. 3.3. KIẾN NGHỊ 3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước Để có thể đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng thì bên cạnh nỗ lực của Công ty CP cấp nước Sơn Tây trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp trên còn rất cần sự hỗ trợ thông qua những chính sách của Nhà nước. Để các doanh nghiệp trong nước phát huy được vai trò và năng lực của mình, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh và tăng trưởng kinh tế, nhà nước cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và Công ty CP cấp nước Sơn Tây nói riêng một số nội dung sau:  Ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát Nhà nước cần có các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế như sử dụng chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tạo cho các doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh tốt, cạnh tranh lành mạnh góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng tài sản. Lạm phát được kiểm soát, tỷ giá hối đoái được ổn định thì các chi phí đầu vào của Công ty như chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê kho bãi, chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí đầu tư tài sản cố định cũng sẽ ổn định 88 theo giúp Công ty đạt được mục tiêu kinh doanh như đã định, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Một chính sách tiền tệ hợp lý còn giúp cho lãi suất tín dụng được ổn định, hợp lý tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây nói riêng đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động và ngày càng phát triển.  Bình ổn, phát triển thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là một bộ phận rất quan trọng của thị trường tài chính. Sự phát triển của thị trường chứng khoán là điều kiện tiên quyết để thị trường tài chính phát triển. Để các doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách dễ dàng và hiệu quả bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu chắc chắn phải có nền tảng hỗ trợ là một thị trường chứng khoán phát triển. Trong đó, tính thanh khoản của chứng khoán lưu hành trên thị trường là hết sức quan trọng. Nếu như các doanh nghiệp huy động vốn ban đầu trên thị trường sơ cấp thì trên thị trường thứ cấp, nơi các chứng khoán được mua bán lại, sẽ tạo ra tính thanh khoản của chứng khoán. Thị trường thứ cấp sôi động sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường sơ cấp. Do đó, các doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn. Thực tế trong thời gian qua, thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã có sự phát triển nhất định, trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Lượng chứng khoán niêm yết, giao dịch tăng mạnh, số lượng các nhà đầu tư cũng như các công ty chứng khoán ngày càng tăng. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp bởi thị trường này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro kinh doanh và rủi ro kinh tế. Các công ty chứng khoán chưa đóng vai trò nhà tạo lập thị trường quan trọng trên thị trường, các nhà đầu tư phần lớn là cá nhân nhìn chung chưa có tính Thang Long University Libraty 89 chuyên nghiệp, hành vi đầu tư thường mang tính ngắn hạn, gây biến động mạnh về giá và làm giảm độ tin cậy đối với thị trường, nhất là trong bối cảnh mức độ công khai, minh bạch của thị trường chưa cao như hiện nay. Ngoài ra, thị trường chứng khoán ở Việt Nam mới chủ yếu phát triển thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu chưa phát triển. Hiện nay còn thiếu nhiều điều kiện nền tảng để phát triển thị trường trái phiếu công ty. Hệ thống tư pháp, các chuẩn mực về công bố thông tin kế toán, hệ thống thanh toán cần được cải thiện nhiều. Do đó, để bình ổn và phát triển thị trường chứng khoán thực sự trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp. Nhà nước cần có các biện pháp nhằm tăng cường minh bạch hoá thông tin, hoàn thiện vấn đề quản trị điều hành, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải thiện điều kiện giao dịch, tránh các biện pháp giao dịch hành chính. Từ đó, các doanh nghiệp có thể tăng cường vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng Trong giai đoạn hiện nay, để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh ngoài vốn tự có công ty cần huy động nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt là vốn từ ngân hàng, tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, lãi suất cho vay cao, thủ tục cho vay rườm rà gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thì ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể áp dụng một số biện pháp sau tạo thuận lợi cho doanh nghiệp: - Ngân hàng Nhà nước cần có các quy định chặt chẽ về mức lãi suất trần huy động, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng nhằm giảm áp lực cho doanh nghiệp. 90 - Bổ sung vốn điều lệ, ưu tiên nguồn tái cấp vốn, lãi suất áp dụng cho các doanh nghiệp cấp nước nhằm đảm bảo mục tiêu xã hội hóa nước sạch các địa bàn trên cả nước. - Ngành Ngân hàng cần có cơ chế cho vay đặc thù phù hợp với đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực cấp nước để tạo điều kiện cho các hộ dân và hộ sản xuất được sử dụng nước sạch một cách thuận lợi, hiệu quả. - Để vay được vốn tại các tổ chức tín dụng công ty phải tiếp cận rất khó khăn từ nguồn vốn đến thủ tục, các yếu tố về thế chấp, đặc biệt công tác thẩm định tín dụng còn rất chặt chẽ và mất nhiều thời gian vv do vậy các ngân hàng cần tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình giải quyết thủ tục, hồ sơ cho vay để công ty có thể chủ động nắm bắt cơ hội, nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. - Trong giai đoạn kinh tế hội nhập, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng để tăng khả năng cạnh tranh. Khi có sự ủng hộ của Nhà nước, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, công ty sẽ có điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, nâng cao vị thế trên thị trường. Thang Long University Libraty 91 KẾT LUẬN Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, xác lập vị thế trên thị trường đòi hỏi phải nỗ lực trong mọi hoạt động, đặc biệt trong quản lý và sử dụng tài sản. Hoạt động quản lý và sử dụng tài sản hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Vì vậy, để hoà nhập với xu thế phát triển kinh tế của đất nước, công tác quản lý và sử dụng tài sản không ngừng được đổi mới và hoàn thiện về phương pháp cũng như nội dung. Qua thời gian tìm hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty CP cấp nước Sơn Tây, tác giả đã hoàn thành luận văn với đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty CP cấp nước Sơn Tây”. Được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lưu Thị Hương và sự cố gắng nỗ lực bản thân, những nội dung và yêu cầu nghiên cứu đã được trình bày trong luận văn. - Tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty CP cấp nước Sơn Tây. - Trên cơ sở lý thuyết, phân tích thực tế về hiệu quả sử dụng tài sản và xu hướng phát triển của công ty trong thời gian tới, tác giả đã đề xuất các giải pháp và một số kiến nghị với Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2005), Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện 22 chuẩn mực kế toán, Nxb Tài chính, Hà Nội 2. Công ty CP cấp nước Sơn Tây, Bảng cáo bạch. 3. Công ty CP cấp nước Sơn Tây, Điều lệ tổ chức và hoạt động. 4. Công ty CP cấp nước Sơn Tây, Báo cáo tài chính, năm 2012, 2013, 2014. 5. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, Nxb Tài chính, Hà Nội. 6. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội. 7. Trần Đăng Khâm (2007), Thị trường chứng khoán – Phân tích cơ bản, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 8. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiền (2007), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 9. Nguyễn Tấn Bình (2007), Quản trị tài chính ngắn hạn, Nxb Thống kê, Hà Nội 10. Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội. 11. Josette Peyrard (2005), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tổng hợp, Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh, Nxb Tài chính, Hà Nội. 13. Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính công ty cổ phần, Nxb Tài chính, Hà Nội. 14. Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 15. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 16. Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống Kê, Hà Nội. Thang Long University Libraty 93 PHỤ LỤC 01 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC SƠN TÂY NĂM 2012 – 2014 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh 2012 2013 2014 [1] [2] [3] A. Tài sản ngắn hạn [(100)=110+120+130+140+150] 100 31,392 36,076 37,343 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 8,230 8,835 19,404 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 6,000 3,000 - 1. Đầu tư ngắn hạn 121 6,000 3,000 - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 8,392 15,108 9,757 1. Phải thu khách hàng 131 5,930 11,095 11,055 2. Trả trước cho người bán 132 1,858 3,656 110 3. Các khoản phải thu khác 135 V.03 604 357 532 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 - - (1,940) IV. Hàng tồn kho 140 8,707 8,449 6,894 1. Hàng tồn kho 141 V.04 8,707 8,449 6,894 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 63 684 1,288 1. Chi phi trả trước ngắn hạn 151 33 - - 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 - 103 769 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 V.05 - 155 519 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 30 426 - B. Tài sản dài hạn (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) 200 56,852 51,184 54,207 II. Tài sản cố định 220 56,852 50,913 53,986 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 56,661 49,811 45,816 - Nguyên giá 222 126,340 126,620 129,382 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (69,679) (76,809) (83,566) 2. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 - - - - Nguyên giá 228 40 - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 (40) - - 94 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 191 1,102 8,170 V. Tài sản dài hạn khác 260 - 271 221 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 - 271 221 Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200) 270 88,244 87,260 91,550 Nguồn vốn A. Nợ phải trả (300 = 310 + 330) 300 52,029 49,656 49,275 I. Nợ ngắn hạn 310 9,894 12,107 16,408 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 4,957 5,007 5,057 2. Phải trả người bán 312 407 348 3,374 3. Người mua trả tiền trước 313 - 431 431 4. Thuế & các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 370 468 1,358 5. Phải trả người lao động 315 10 1,491 1,986 6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 4,150 4,362 4,202 II. Nợ dài hạn 330 42,135 37,549 32,867 1. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 42,135 37,549 32,867 B. Vốn chủ sở hữu (400 = 410 + 430) 400 36,215 37,604 42,275 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 36,215 37,604 42,275 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 38,369 38,369 38,369 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 (2,544) (1,155) - 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 390 390 3,906 Tổng cộng nguồn vốn (430 = 300 + 400) 440 88,244 87,260 91,550 Thang Long University Libraty 95 PHỤ LỤC 02 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC SƠN TÂY NĂM 2012 – 2014 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 37,144 41,520 49,253 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 37,144 41,520 49,253 4. Giá vốn hàng bán 27,324 33,249 33,461 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9,820 8,271 15,792 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1,420 863 687 7. Chi phí tài chính 5,227 2,333 1,977 8. Chi phí bán hàng 2,736 3,143 3,503 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,272 3,650 6,502 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5 7 4,496 11. Thu nhập khác - 23 10 12. Chi phí khác 5 5 - 13. Lợi nhuận khác (5) 18 10 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - 25 4,506 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành - 25 991 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - - 3,515

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf39_0795_1094.pdf
Luận văn liên quan