- Thủ tục cấp thị thực và xét duyệt xuất nhập cảnh, hải quan cần được đổi mới,
cải thiện. Thực hiện việc cấp thị thực tại cửa khẩu. Tăng cường đầu tư, hiện đại hoá
trang thiết bị kiểm tra hành lý và hành khách như máy soi hành lý, dây truyền hành lý
v.v. Có kế hoạch đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên xuất nhập cảnh,
hải quan. Thực hiện giảm thiểu các thủ tục giấy phép đối với việc cấp thị thực cũng
như thủ tục đối với khách du lịch khi tham gia các loại hình du lịch mới và mạo hiểm ở
Việt Nam như loại hình du lịch ô tô, mô tô, xe đạp do khách tự lái, leo núi, lặn biển v.v
- Đề nghị về phía Nhà nước có ý kiến chỉ đạo đối với Bộ Quốc phòng trong việc
tiếp tục đổi mới, hiện đại hoá trang thiết bị và nâng cao trình độ, thái độ phục vụ của bộ
đội biên phòng cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết thủ tục cho
khách du lịch nhập, xuất cảnh qua các cửa khẩu đường bộ, đường biển, phối hợp chặt
chẽ với ngành du lịch trong định hướng phát triển du lịch ở những khu vực có gắn với
quốc phòng, an ninh như biên giới, hải đảo, để vừa đảm bảo phát triển kinh tế, du
lịch, vừa giữ vững quốc phòng, an ninh cho đất nước.
90 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2686 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực cạnh tranh lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu (76/3.83), ở vị trí thứ (8/8) trong khu vực; quốc gia đứng ngay trên Việt Nam là
Campuchia (74/3.84) và Philippines (70/3.86), một khoảng cách không quá xa. Quốc
gia được đánh giá cao nhất trong khu vực là Trung Quốc (12/5.01), thứ hai là Malaysia
(14/4.86), thứ ba là Thái Lan (19/4.74).
Chỉ số “Nguồn nhân lực”, đứng ở vị trí áp chót bảng xếp hạng (82/4.91), chỉ trên
mỗi Campuchia (108/4.37), có khoảng cách rất xa so với quốc gia được đánh gía cao
nhất trong khu vực là Singapore (1/6.29). Ngay như quốc gia xếp gần trên Việt nam
nhất là Philippines (69/5.05) cũng có khoảng cách khá xa so với Việt Nam. Điều này
64
cho thấy việc cần phải chú trọng nhiều hơn nữa cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
là công việc rất cần thiết và cấp bách. Xem bảng 2.14:
Bảng 2.14: Xếp hạng TTCI 2009 của Việt Nam và một số nƣớc trong khu vực
CHỈ SỐ NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN, VĂN HOÁ VÀ NHÂN LỰC
Nguồn lực tự
nhiên, văn hoá
và nhân lực
Các chỉ số đơn
Nguồn
nhân lực
Nhận thức du
lịch quốc gia
Nguồn lực
tự nhiên
Nguồn lực
văn hoá
Quốc gia Thứ
hạng
Điểm
số
Thứ
hạng
Điểm
số
Thứ
hạng
Điểm
số
Thứ
hạng
Điểm
số
Thứ
hạng
Điểm
số
Việt Nam 76 3,83 82 4,91 81 4,61 52 3,60 68 2,19
Singapore 23 4.69 1 6.29 10 5.66 94 2.72 29 4.07
Malaysia 14 4.86 30 5.50 21 5.48 21 4.62 32 3.89
Thái Lan 19 4.74 57 5.16 22 5.41 24 4.54 33 3.84
Indonesia 40 4.36 42 5.26 78 4.63 28 4.43 37 3.12
Philippines 70 3.86 69 5.05 53 4.87 65 3.14 63 2.38
Campuchia 74 3.84 108 4.37 15 5.52 58 3.45 77 2.00
Trung Quốc 12 5.01 43 5.25 127 4.00 7 5.26 15 5.51
(Nguồn: TTCI Report, WEF, 2009)
“Nhận thức du lịch quốc gia”: đứng ở vị trí áp chót bảng xếp hạng (81/4.61),
đứng trên Trung Quốc (127/4.00), có khoảng khá xa so với quốc gia được đánh gía cao
nhất trong khu vực là Singapore (10/5.66). Quốc gia xếp gần ngay trên Việt nam là
Indonesia (78/4.63), Philippines (53/4.87). Các quốc gia còn lại có ví trí khá cao:
Campuchia(15), Malaysia (21), Thái Lan (22). Điều này cho thấy các quốc gia trong
khu vực cũng chú trọng nhiều trong vấn đề này.
“Nguồn lực tự nhiên”: đứng ở vị trí thứ (6/8) quốc gia trong khu vực (52/3.60),
xếp trên Singapore (94/2.72), Philippines (65/3.14). Quốc gia đứng đầu trong khu vực là
Trung Quốc (7/5.26), tiếp đó là Malaysia (21/4.62); các quốc gia còn lại cũng có vị trí
khá cao: Thái Lan (24), Indonesia (28), Campuchia (58). Như vậy, nhìn chung trong khu
vực chúng ta nguồn lực tự nhiên được Thế giới đánh giá khá tốt.
“Nguồn lực văn hoá”: đứng ở vị trí thứ (7/8) quốc gia trong khu vực (68/2.19),
xếp trên mỗi Campuchia (77/2.00). Quốc gia được đánh giá cao nhất trong chỉ số này là
65
Trung Quốc (15/5.51), tiếp đó Singapore (29/4.07). Các quốc gia khác được đánh giá ở
mức trung bình: Malaysia (32), Thái lan (33), Indonesia (37), Philippinnes (63).
Từ những đánh giá của WEF năm 2009 và những tổng hợp, phân tích về tình hình
thực trạng của các nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng mạnh mẽ trong lữ hành du lịch quốc tế
chúng tôi xin được tổng hợp đánh giá Năng lực cạnh tranh lữ hành du lịch quốc tế của
Việt Nam như sau:
2.3.1. Ưu điểm
- Việt Nam đang nổi lên là điểm đến an toàn, hấp dẫn, được dự báo là một trong
mười nước có tốc độ phát triển du lịch hàng đầu Thế giới giai đoạn 2006-2014.
- Môi trường kinh doanh lữ hành du lịch quốc tế đang ngày càng được cải thiện.
- An toàn và an ninh cho khách du lịch.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đa dạng, hấp dẫn ở cả ba vùng du
lịch là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành khai thác, xây dựng
các loại hình du lịch khác nhau để thu hút khách du lịch.
Vùng du lịch Bắc Bộ: Thế mạnh du lịch văn hoá, lịch sử, sinh thái, mạo hiểm.
Các điểm du lịch nổi bật: Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Hà Nội, Tam Cốc - Bích Động, Sapa,
Mù căng chải, cao nguyên văn hoá Đồng Văn, các rừng quốc gia, bản sắc văn hoá độc
đáo của các dân tộc, các làng nghề truyền thống v.v.
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Thế mạnh du lịch biển, du lịch văn hoá. Các điểm
du lịch nổi trội: 3 di sản Thế giới: Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố Đô Huế và Nhã nhạc cung
đình Huế, Vườn quốc gia Pù Mát, Bạch Mã, Bà Nà, các bãi biển đẹp: Đà Nẵng, Lăng
Cô, Thiên Cầm, Cửa Lò v.v...
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Du lịch biển, sông nước miệt vườn, du
lịch văn hoá. Điểm du lịch nổi trội: 3 di sản Thế giới: Di tích Mỹ sơn, Đô thị cổ Hội
An, Cồng chiêng Tây Nguyên; các bãi biển đẹp nổi tiếng: Nha Trang, Mũi Né, Cửa
Đại, Phú Quốc, Vũng Tàu; cao nguyên Đà Lạt; các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc
gia; miệt vườn sông nước Cửu Long v.v...
66
- Năng lực cạnh tranh giá trong lữ hành và du lịch của Việt Nam khá cao. Đây là
một lợi thế không nhỏ cho lữ hành du lịch quóc tế Việt Nam phát huy khai thác.
- Sự thân thiện và hiếu khách của người Việt Nam.
- Ẩm thực đa dạng, đặc sắc ở cả ba vùng du lịch là một ưu thê nổi trội.
2.3.2. Hạn chế
- Năng lực cạnh tranh điểm đến và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp lữ hành còn
thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
- Cảnh quan thiên nhiên vẫn là tiềm năng chưa được đánh thức. Sản phẩm lữ hành
còn đơn điệu, thiếu đa dạng. Chất lượng dịch vụ lữ hành còn thấp.
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa phát triển. Quá ít sân bay, đội ngũ máy bay
còn thiếu, chưa có cảng biển riêng cho khách du lịch. Kết cấu hạ tầng du lịch còn nhiều
hạn chế. Cung cơ sở lưu trú cao cấp thiếu nghiêm trọng tại Hà Nội, Quảng Ninh, Đà
Nẵng, Nha Trang, TP HCM v.v...
- Hàng không còn thiếu đường bay trực tiếp tới các thị trường trọng điểm và tiềm
năng. Công suất/ tần xuất bay quốc tế còn thấp.
- Can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh còn nhiều.
- Hoạt động xúc tiến du lịch còn yếu. Thương hiệu của du lịch Việt Nam chưa
được khắc hoạ rõ nét. Chưa có nhiều chiến lược marketing du lịch quốc gia và văn
phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài.
- Nhiều doanh nghiệp lữ hành chưa có chiến lược marketing, ít nghiên cứu thị
trường nước ngoài cũng như chi cho nghiên cứu triển khai và ứng dụng còn thấp. Hơn
nữa, khả năng hội nhập của doanh nghiệp lữ hành quốc tế cũng còn nhiều hạn chế
- Tổng cục Du lịch chưa có chiến lược toàn diện quan hệ với các hãng lữ hành
nước ngoài cũng như vấn đề hợp tác có hiệu quả với đối tác quốc tế.
- Tổ chức, quản lý điều hành hoạt động lữ hành du lịch còn nhiều hạn chế. Hành
lang luật pháp về lữ hành và du lịch chưa đồng bộ. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục du
lịch chưa ổn định. Thiếu sự phối hợp liên ngành.
67
- Chất lượng đội ngũ nhân lực lữ hành du lịch quốc tế còn yếu về chuyên môn
nghiệp vụ, thiếu về số lượng. Thiếu tiêu chuẩn nghề, trang thiết bị giảng dạy thực tiễn
lữ hành du lịch quốc tế trong công tác đào tạo.
- Cơ sở kỹ thuật vật chất bổ trợ và dịch vụ phục vụ khách du lịch có chất lượng
thấp, thiếu đồng bộ. Thiếu các khu vui chơi giải trí và dịch vụ bổ trợ cho khách du lịch.
Doanh nghiệp thiếu vốn, quy mô kinh doanh nhỏ.
2.3.3. Cơ hội
- Môi trường chính trị ổn định. Đường lối chính sách đổi mới, là thành viên WTO
với cam kết mở cửa dịch vụ lữ hành tạo vận hội mới cho hoạt động lữ hành du lịch
quốc tế phát triển.
- Xuất hiện hàng không giá rẻ.
- Việt Nam là điểm đến mới, đa dạng, doanh nghiệp lữ hành có thể tổ chức nhiều
loại hình du lịch hấp dẫn. Hơn nữa, Việt Nam có vị trí thuận lợi trong khu vực.
- Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Chính phủ, các ngành, địa
phương, doanh nghiệp quan tâm phát triển du lịch, môi trường kinh doanh đang được
cải thiện nhanh là điệu kiện thuận lợi cho hoạt động lữ hành phát triển.
- Việt Nam mới bước chân vào ngành “công nghiệp không khói” chưa lâu. Do đó,
cơ hội lớn trong việc học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý lữ hành
của các nước phát triển du lịch.
- Việt Nam nằm trong khu vực Châu á – Thái Bình Dương đang có xu hường
phát triển du lịch mạnh mẽ. Hơn nữa, chúng ta đã và đang tham gia nhiều hơn vào các
tổ chức, diễn đàn quốc tế. Xu hướng hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành
các nước trong khu vực tăng cao.
- Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nên có thể phát triển nhanh
trong vòng 10-15 năm tới, trong khi du lịch Thái Lan, Singapore, Malaysia đang trải
qua giai đoạn trưởng thành từ nay tới năm 2020, sản phẩm du lịch của họ sẽ bão hoà.
Khu vực Châu á – Thái Bình Dương có xu hường phát triển du lịch mạnh mẽ.
68
2.3.4. Thách thức
- Khả năng tụt hậu so với các hãng lữ hành du lịch quốc tế đối thủ cạnh tranh
chính là Thái Lan, Singapore và Malaysia. Nhất là khi các hãng lữ hành Du lịch quốc
tế của Việt Nam có xuất phát điểm thấp so với nhiều nước trong khu vực. Hoạt động
du lịch chủ yếu dựa trên khai thác tài nguyên sẵn có, chưa đầu tư nhiều vào tôn tạo,
phát triển và đa dạng hoá sản phẩm, loại hình du lịch
- Những năm gần đây các vấn đề có liên quan tới: Bất ổn chính trị, thiên tai, dịch
bệnh, chiến tranh cục bộ; xung đột sắc tộc, tôn giáo; chạy đua vũ trang; khủng bố v.v...
ảnh hưởng tới thu hút khách quốc tế của các hãng lữ hành.
- Nhiều doanh nghiệp lữ hành thiếu vốn, đầu tư lại dàn trải, phân tán, thiếu đồng
bộ, kém hiệu quả. Hơn nữa, vấn đề thiếu nhân lực có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ
năng và năng lực quản lý, kinh doanh lữ hành cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều.
- Hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến lữ hành chưa hoàn thiện.
- Giá dầu tăng cao, ảnh hưởng tới nhu cầu du lịch.
- Tài nguyên du lịch và môi trường đang bị suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu
hợp lý. Du lịch phát triển nhanh nhưng thiếu kiểm soát có thể ảnh hưởng xấu tới môi
trường, đe doạ đa dạng sinh thái và làm xuống cấp các nguồn lực du lịch quan trọng.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa phát triển, hạn chế khả năng tiếp cận, khai thác
và hình thành các tuyến điểm du lịch đa dạng ở các vùng núi, vùng xa, hải đảo.
69
CHƢƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
LĨNH VỰC LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
3.1. Định hƣớng và mục tiêu nâng cao NLCT trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế.
3.1.1. Định hướng nâng cao NLCT lữ hành du lịch quốc tế.
a. Nhà nước và ngành Du lịch cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh
nghiệp lữ hành cạnh tranh và phát triển. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách về
du lịch và lữ hành và các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động lữ hành theo
hướng xoá bỏ các rào cản về thể chế, hành chính, thủ tục. Xây dựng chính sách và ban
hành các quy định quản lý hoạt động lữ hành phải trên cơ sở thực tiễn nhằm tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp LHQT của Việt Nam hoạt động kinh doanh, tăng
cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
b. Tổ chức, quản lý hoạt động lữ hành du lịch quốc tế theo hướng tách bạch
hoàn toàn chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh,
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy tối đa mọi nguồn lực, năng lực sáng
tạo và tính chủ động của mọi thành phần kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh lữ hành
lành mạnh và bình đẳng cho các doanh nghiệp lữ hành du lịch quốc tế.
c. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển du lịch & lữ hành quốc tế. Đây là
vấn đề lớn đòi hỏi phải có sự phối hợp thực hiện tốt giữa các cơ quan ban ngành từ
trung ương tới địa phương nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch nói chung và
lữ hành du lịch quốc tế nói riêng.
d. Hoạch định chiến lược phát triển và chương trình hành động quốc gia về du
lịch nói chung và lữ hành du lịch quốc tế nói riêng. Phát triển du lịch đòi hỏi phải có một
chiến lược lâu dài. Đi đôi với các chiến lược này là các chương trình hành động quốc gia
về du lịch. Có thế thì nghành du lịch mới phát triển đúng hướng và có hiệu quả được. Ở
Việt Nam hiện mới chỉ thông qua chiến lược phát triển du lịch từ 2001 – 2010 và có 3
70
chương trình hành động du lịch 2000-2005, 2006 – 2010, 2007-2012 trong đó chương
trình thứ nhất đã có tổng kết và được đánh giá khá cao; chương trình 2 vẫn chưa có tổng
kết còn chương trình 2007-2012 được phát động sau khi chúng ta gia nhập WTO. Nhìn
chung việc có kế hoạch nghiêm túc và triển khai hiệu quả sẽ mang lại lợi thế lớn cho Việt
Nam trong việc nâng cao cạnh tranh.
e. Tăng cường hợp tác liên ngành. Du lịch là một ngành kinh tế có mối liên hệ
tổng hợp. Hiện tại Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ VHTT & Du Lịch, nó có quan hệ
khá gần gũi với lĩnh vực như: Giao thông vận tải, Cục Hàng Không trong vận chuyển
hành khách; Tài nguyên môi trường trong môi trường tự nhiên du lịch; Công an, cảnh
sát trong việc giữ gìn an ninh trật tự và xuất nhập cảnh; Kế hoạch & đầu tư trong việc
cấp phép xây dựng khu du lịch, vui chơi giải trí; Báo chí & truyền thông cho việc tuyên
truyền, quảng bá du lịch v.v... Tất cả đó đều có thể gây ảnh hưởng cho sự phát triển du
lịch. Chính do vậy việc phối hợp hoạt động là đòi hỏi bắt buộc.
f. Hợp tác phát triển du lịch quốc tế. Nghiên cứu, đề xuất cụ thể hoá các hiệp định
về hợp tác du lịch, lữ hành du lịch quốc tế song phương và đa phương giữa Việt Nam
với các nước, các tổ chức quốc tế là nhiệm vụ rất quan trọng mà chúng ta cần làm
ngay. Việc hợp tác để cùng nhau phát triển là xu hướng không thể tránh khỏi trong nền
kinh tế thị trường hiện nay.
g. Hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế. Nhà
nước, ngành Du lịch có chủ trương và biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp
lữ hành du lịch quốc tế trong việc tiếp cận thị trường, quảng bá tuyên truyền hình ảnh
đất nước con người Việt Nam cũng như việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Định hướng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh lữ hành
vào bốn lĩnh vực: Đào tạo các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp lữ hành, đội ngũ tư
vấn bán tại các đại lý và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên.
3.1.2. Mục tiêu nâng cao NLCT lữ hành du lịch quốc tế.
71
Thực trạng của lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam như trên đã đặt ra cho các
Du lịch Việt Nam nói chung, doanh nghiệp lữ hành quốc tế nói riêng một loạt những
vấn đề cần giải đáp cho sự tồn tại và phát triển của chính bản thân mình. Điều này cũng
đòi hỏi các cấp quản lý phải có những giải pháp vĩ mô nhằm đưa hoạt động lữ hành du
lịch quốc tế vào nề nếp, tạo ra một hệ thóng lữ hành Việt Nam mạnh, đủ sức thu hút
đông đảo khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, có khả năng cạnh tranh mạn mẽ trên
trường quốc tế.
Du lịch Việt Nam cũng cần đề ra mục tiêu phát triển cho xứng đáng với tiềm
năng của mình. Đây là chủ trương đã được Đảng và Nhà nươớc ta xác định từ đầu
những năm 90 của Thế kỷ XX. Với tiềm năng về thiên nhiên, truyền thống văn hoá,
lịch sử cũng như tinh thần cầu thị vì sự phát triển, du lịch Việt Nam xứng đáng được
coi là ngành kinh tế mũi nhọn cần được tập trung đầu tư và phát triển. Trong báo cáo
chiến lược của mình, ngành du lịch đã xác định mục tiêu tổng quát của mình là “ từng
bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu đến
năm 2020đưa du lịch Việt Nam vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu
trong khu vực.”
Về mục tiêu đón khách du lịch quốc tế: cố gắng phấn đấu đến năm 2015, Du
lịch Việt Nam sẽ đón được khoảng 6,5 - 8,5 triệu lượt khách quốc tế với nhịp độ tăng
trưởng trung bình đạt 13,0%.
- Về thu nhập du lịch: phấn đấu năm 2015, doanh thu du lịch đạt 6,0 - 8,5 tỷ
USD, đưa tổng sản phẩm du lịch (GDP) năm 2015 đạt 5,3% tổng GDP của cả nước với
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12,0 – 13,5%/năm.
- Về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: điều tra, lập quy hoạch và đầu tư
xây dựng và hoàn thiện 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia và 16 khu du lịch chuyên đề
quốc gia; nâng cấp các tuyến điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý
nghĩa vùng và địa phương; đầu tư xây mới và nâng cấp hệ thống khách sạn, phấn đấu
đến năm 2015 có trên 275.000 phòng khách sạn, đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách.
72
3.2. Giải pháp nâng cao Năng lực cạnh tranh lữ hành du lịch quốc tế.
3.2.1. Giải pháp vĩ mô
a. Cải thiện môi trường kinh doanh du lịch và lữ hành du lịch quốc tế.
- Tạo môi trường vĩ mô ổn định, ban hành các cơ chế, chính sách, luật pháp về du
lịch và liên quan đến du lịch phù hợp với tiến trình đổi mới và hội hội nhập quốc tế,
tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp lữ hành du lịch thuộc mọi thành phần kinh
tế kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, không phân biệt đối xử.
- Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trong
việc nghiên cứu, hoạch định chính sách về du lịch và lữ hành du lịch quốc tế phù hợp
với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn nhằm
thúc đẩy hoạt động du lịch nói chung và lữ hành du lịch quốc tế nói riêng phát triển
nhanh và bền vững theo đúng định hướng chiến lược phát triển du lịch của đất nước.
- Hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh; xoá bỏ hoàn toàn bao cấp, giảm
dần hàng rào bảo hộ, vừa hỗ trợ vừa tạo sức ép buộc các doanh nghiệp lữ hành nhà
nước bỏ thói quen thụ động, ỷ lại vào Nhà nước; đổi mới công nghệ và quản lý; nâng
cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
- Giảm chi phí đầu vào đối với các hàng hoá dịch vụ có liên quan tới giá thành
sản phẩm du lịch mà Nhà nước vẫn còn quản lý giá như điện, nước v.v....
- Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Chuyển
dịch mạnh mẽ từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm. Khuyến khích các doanh nghiệp tìm
tòi, nghiên cứu đưa ra các sản phảm dịch mới, có tính đặc thù, đa dạng.
- Tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch và lữ hành, tích cực triển
khai Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch. Bằng chiến lược,
kế hoạch, công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế, kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất và
thông qua định hướng phát triển du lịch, ngành Du lịch hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm du lịch và của doanh nghiệp lữ hành du lịch quốc tế.
73
- Giảm bớt dần các yêu cầu có liên quan tới visa cho khách du lịch, tiến tới xác
định những thị trường khách được miễn thị thực hoàn toàn.
- Cần có biện pháp tăng cường phối hợp liên ngành trong du lịch, tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tổ chức phục vụ khách du lịch.
- Xoá bỏ độc quyền hàng không và đường sắt, khuyến khích các tổ chức tư nhân
cùng đầu tư vào lĩnh vực này, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và tăng khả năng
cung ứng.
- Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực lữ hành, tinh gọn hơn
nữa trong việc làm thủ tục đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh lữ hành du
lịch quốc tế; phân cấp và đơn giản hoá thủ tục liên quan đến lữ hành. Nâng cao hiệu
lực quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát kinh doanh lữ hành.
Kiên quyết xử lý nghiêm các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trái phép, trốn lậu thuế.
b. Xây dựng chương trình marketing, quảng bá tuyên truyền du lịch.
- Nên có định hướng thị trường mục tiêu, tổ chức xúc tiến quảng bá điểm đến
Việt Nam hiệu quả ở những thị trường quốc tế trọng điểm và tiềm năng. Hình thành bộ
phận nghiên cứu thị trường nhằm định hướng thị trường cho các doanh nghiệp. Tăng
cường hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch như các liên
hoan, hội chợ du lịch, triển lãm du lịch quốc tế. Xây dựng các chiến lược xúc tiến du
lịch trên các kênh truyền thông nước ngoài. Cung cấp cơ sở dữ liệu nghiên cứu thị
trường cập nhật, đúng mục tiêu cho doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing du lịch quốc gia. Xác định xúc tiến,
quảng bá như một công cụ cơ bản để tạo lập hình ảnh Việt Nam như một điểm đến chất
lượng và khắc hoạ hình ảnh quốc gia tại các thị trường du lịch trọng điểm. Vì vậy,
chiến lược và kế hoạch marketing du lịch quốc gia cần sớm được xây dựng. Đầu tư
ngân sách tương xứng cho thực hiện chiến lược và kế hoạch marketing du lịch quốc
gia. Tổ chức nghiên cứu hình thành Quỹ xúc tiến du lịch quốc gia.
74
- Tăng cường tổ chức quảng bá và xúc tiến du lịch ở nước ngoài. Tổ chức các
hoạt động xúc tiến du lịch thường xuyên và liên tục ở các thị trường trọng điểm và tiềm
năng. Chú trọng áp dụng marketing hỗn hợp trong quảng bá thu hút khách du lịch.
Tăng cường tổ chức các FAMTRIP cho các hãng lữ hành và nhà báo. Đẩy nhanh việc
thiết lập văn phòng đại diện của Du lịch Việt Nam ở những thị trường du lịch quốc tế
trọng điểm và tiềm năng. Sớm thiết lập một số văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở
một số thị trường gửi khách chính như Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Anh, Thuỵ Điển,
Úc và Mỹ. Tăng cường sự hiện diện của Du lịch Việt Nam tại các hội nghị, hội thảo du
lịch quốc tế. Tổng cục Du lịch cần lập kế hoạch 5 năm và hàng năm về việc tham gia
các hội chợ du lịch quốc tế. Tăng cường phối hợp với hàng không Việt Nam xây dựng
và tổ chức thực hiện chiến dịch xúc tiến du lịch.
- Tiếp tục chọn lọc và sản xuất những ấn phẩm du lịch chất lượng, sử dụng đa
dạng các phương tiện xúc tiến, thiết lập các trung tâm thông tin du lịch và hệ thống đặt
chỗ. Cần phát huy vai trò của Trung tâm thông tin Du lịch trực thuộc TCDL trong việc
sản xuất và truyền bá những ấn phẩm có giá trị về nội dung cũng như thuận lợi cho
việc tuyên truyền tới thị trường khách du lịch. Từ đó, làm thí điểm nhân rộng thêm một
số trung tâm thông tin khác ở một số trung tâm du lịch lớn như: Hà Nội, TP HCM, Huế
- Tăng cường phối hợp với các phương tiện truyền thông đại chúng tuyên truyền
về tiềm năng, thế mạnh và lợi ích của việc phát triển du lịch: Điều này có thể nâng cao
nhận thức của xã hội về du lịch nói chung và lĩnh vực lữ hành quốc tế nói riêng. Đặc
biệt, trong những chương trình truyền hình phục vụ cộng đồng người Việt nam ở nước
ngoài Chính phủ nên có ý kiến chỉ đạo Đài truyền hình Việt nam hỗ trợ ngành du lịch
trong việc sản xuất các chương trình tìm hiểu văn hoá, khám phá Việt Nam ... có liên
quan chặt chẽ tới du lịch để qua đó có tính chất gợi mở nhu cầu du lịch thăm quê
hương của đông đảo bà con Việt Kiều cũng như cộng đồng quốc tế.
c. Đầu tư vào cơ sở vật chất phục vụ du lịch và lữ hànhd du lịch quốc tế.
75
- Kết cấu hạ tầng du lịch cần sớm được tăng cường đầu tư, tạo lập một hạ tầng du
lịch đầy đủ đáp ứng được nhu cầu của du khách. Nhà nước nên giành phần nhiều ngân
sách cho đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch theo hướng đầu tư tập trung, có trọng điểm, có
điểm nhấn để tạo ra các khu du lịch có quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có khả
năng cạnh tranh cao. Cụ thể:
- Tập trung cải tạo, nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện có và xây dựng mới các cơ sở
lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó cũng cần có chính sách khuyến khích đầu
tư, tạo động lực thu hút đầu tư vào du lịch, các cơ sở lưu trú, khu du lịch, khu vui chơi
giải trí có quy mô lớn, chất lượng cao, đẹp và hấp dẫn ở những trung tâm du lịch lớn
như Hà Nội, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Tp.HCM, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ v.v...
- Nâng cao chất lượng phương tiện phục vụ và tiếp đón hành khách. Đề nghị
Chính phủ chỉ đạo ngành Giao thông vận tải sớm có kế hoạch đẩy nhanh cạnh tranh
trong lĩnh vực Hàng không. Để khắc phục tình trạng thiếu các chuyến bay trong nước,
Chính phủ nên cho phép mở rộng cho các thành phần kinh tế tham gia lập hãng hàng
không trong nước một cách độc lập, bình đẳng với nhau trong kinh doanh, thực hiện
chính sách mở cửa bầu trời, tạo điều kiện cho nhiều hãng hàng không nước ngoài bay
đến Việt Nam, đặc biệt là các chuyến bay thuê bao. Làm được điều này sẽ phá bỏ tình
trạng độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh, hạ giá vé, nâng cao được chất lượng dịch vụ,
tăng cường và mở rộng tần suất các chuyến bay trong nước để thúc đẩy giao lưu đi lại
bằng đường hàng không, mang lại quyền lợi cho người tiêu dùng và khách du lịch, tạo
đòn bẩy thúc đẩy phát triển du lịch nói chung và lữ hành du lịch quốc tế nói riêng.
- Nâng cao chất lượng, hiện đại hoá các tuyến đường từ sân bay tới các trung tâm
thành phố và các khu du lịch; Đầu tư xây dựng mạng lưới đường bộ thuận tiện và có
chất lượng phù hợp; Xây dựng đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao
thông và du lịch; Cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông tại các cửa khẩu;
Nâng cấp, mở rộng các tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và
nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường tới các trung tâm du lịch lớn.
76
- Đầu tư hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại. Tổ chức các chiến dịch bán
hàng giảm giá vào mùa thấp điểm. Có kế hoạch xây dựng các trung tâm shopping, cửa
hàng miễn thuế, giành cho khách du lịch tại các trung tâm du lịch lớn, cho phép áp
dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch, tạo điều kiện thúc đẩy
công nghệ mua sắm ở Việt Nam từng bước cạnh tranh với các nước trong khu vực.
- Có quy hoạch tổng thể về hệ thống điểm dừng chân dọc các tuyến quốc lộ, liên
kết đầu tư hoặc giao khoán có quản lý cho các tổ chức cá nhân xây dựng và điều hành
kinh doanh tại các tụ điểm này. Thực hiện xếp hạng điểm dừng chân hàng năm.
- Có cơ chế khuyến khích, thúc đẩy xã hội hoá đầu tư cho du lịch, khuyến khích
đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, các khu du lịch, tuyến - điểm du lịch có quy mô lớn và
chất lượng cao.
d. Đổi mới chính sách Xuất nhập cảnh, hải quan kết hợp tăng cường công tác an
ninh, an toàn cho du khách.
- Thủ tục cấp thị thực và xét duyệt xuất nhập cảnh, hải quan cần được đổi mới,
cải thiện. Thực hiện việc cấp thị thực tại cửa khẩu. Tăng cường đầu tư, hiện đại hoá
trang thiết bị kiểm tra hành lý và hành khách như máy soi hành lý, dây truyền hành lý
v.v... Có kế hoạch đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên xuất nhập cảnh,
hải quan. Thực hiện giảm thiểu các thủ tục giấy phép đối với việc cấp thị thực cũng
như thủ tục đối với khách du lịch khi tham gia các loại hình du lịch mới và mạo hiểm ở
Việt Nam như loại hình du lịch ô tô, mô tô, xe đạp do khách tự lái, leo núi, lặn biển v.v
- Đề nghị về phía Nhà nước có ý kiến chỉ đạo đối với Bộ Quốc phòng trong việc
tiếp tục đổi mới, hiện đại hoá trang thiết bị và nâng cao trình độ, thái độ phục vụ của bộ
đội biên phòng cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết thủ tục cho
khách du lịch nhập, xuất cảnh qua các cửa khẩu đường bộ, đường biển, phối hợp chặt
chẽ với ngành du lịch trong định hướng phát triển du lịch ở những khu vực có gắn với
quốc phòng, an ninh như biên giới, hải đảo,…để vừa đảm bảo phát triển kinh tế, du
lịch, vừa giữ vững quốc phòng, an ninh cho đất nước.
77
- Đối với Bộ Công an cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cải tiến
thủ tục XNC, bố trí lực lượng, phương tiện và địa điểm để thực hiện việc cấp thị thực
tại cửa khẩu thuận lợi hơn. Tổ chức các khoá bồi dưỡng nâng cao trình độ và thái độ
phục vụ khách du lịch của cảnh sát giao thông theo hướng văn minh, hiện đại trên cơ
sở tăng cường vai trò hướng dẫn giao thông, chỉ đường, hỗ trợ khách du lịch các thông
tin cần thiết về luật lệ giao thông, đường xá ở Việt Nam, hướng dẫn, bảo vệ và bảo
đảm an toàn cho khách du lịch nhằm xây dựng hình ảnh đẹp về người cảnh sát giao
thông Việt Nam trong con mắt của khách du lịch.
e. Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch, cường tăng cường liên kết trong hoạt
động du lịch và lữ hành du lịch quốc tế.
- Tổng cục Du lịch cần tập trung nhiều hơn vào việc định hướng và hỗ trợ đầu tư,
phát triển và đa dạng hoá sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của
khách du lịch. Thường xuyên tổ chức các đoàn khảo sát các tuyến điểm du lịch cho các
doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Tạo khác biệt khi thực hiện marketing và xúc tiến cho
các điểm đến mới, các sản phẩm du lịch mới. Tập trung marketing và xúc tiến trọng
tâm cho sản phẩm du lịch chính của điểm đến Việt Nam. Hỗ trợ phát triển các loại hình
du lịch đang được ưa thích. Tập trung nghiên cứu, thâm nhập nhanh thị trường du lịch
MICE, du lịch văn hoá, Ecotourism v.v... Phối hợp với các Sở ban ngành liên quan đẩy
mạnh quảng bá tiềm năng, sản phẩm du lịch của các địa phương.
- Nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp
lữ hành du lịch quốc tế tổ chức các loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái tại các
địa phương có điều kiện thích hợp và thế mạnh về thiên nhiên.
- Cơ quan quản lý Nhà Nước đứng đầu liên kết các doanh nghiệp lữ hành quốc tế
với các hãng hàng không, nhà hàng, khách sạn, trung tâm shopping, cơ sở phục vụ du
lịch v.v...với nhau tạo nên xâu chuỗi phục vụ du khách liên hoàn, hợp lý tạo hiệu quả
cao trong kinh doanh.
f. Tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế .
78
- Đẩy nhanh rà soát quy định, chính sách phù hợp với nội dung cam kết lữ hành
trong WTO. Tập trung triển khai chương trình hành động của ngành Du lịch thời kỳ
hội nhập WTO. Tổng kết, đánh giá thực hiện các hiệp định hợp tác du lịch. Tham gia
tích cực hơn trong các khuôn khổ quốc tế về du lịch.
- Xây dựng đề xuất cụ thể, đề nghị các tổ chức quốc tế xem xét hỗ trợ Du lịch
Việt Nam hình thành, triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân lực lữ hành.
Tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp lữ hành du lịch quốc tế thực hiện các cam
kết quốc tế trong lữ hành.
- Chủ động đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế tại Việt Nam, tạo điều kiện cho
các hãng lữ hành du lịch quốc tế cung cấp dịch vụ cho các sự kiện này. Tổ chức thường
xuyên các sự kiện có liên quan tới loại hình Famtrip, Presstrip v.v...cho các nhà đầu tư
nước ngoài.
- Trang bị kiến thức về hội nhập, ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ lữ hành, thị
trường, luật lệ quốc tế cho nguồn nhân lực hoạt động lữ hành du lịch quốc tế.
g. Tăng cường bảo vệ môi trường phục vụ cho phát triển bền vững du lịch và lữ
hành du lịch quốc tế.
- Phối hợp cùng Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành các chính sách quản lý tài
nguyên, môi trường phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của đất nước. Tăng
cường công tác quản lý, kiểm soát hệ thống xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường tại các
điểm du lịch, cảnh báo kịp thời những điểm du lịch có nguy cơ ô nhiễm và thực hiện
các biện pháp mạnh tay nhằm ngăn ngừa, đình chỉ ngay các dự án đầu tư có nguy cơ
huỷ hoại tài nguyên, môi trường du lịch cũng như các hoạt động gây ô nhiễm môi
trường tại các điểm du lịch. Tổ chức hướng dẫn, nâng cao nhận thức của người dân về
môi trường, đưa giáo dục môi trường vào trường phổ thông.
- Đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch và thẩm định các dự án đầu tư
du lịch. Đẩy mạnh triển khai Luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực lữ hành thông qua
tập huấn cho cán bộ nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành du lịch quốc tế.
79
- Thiết lập chiến lược và chính sách quốc gia và địa phương liên quan đến phát
triển lữ hành và khách sạn, trong đó tính đến ảnh hưởng môi trường của các dự án. Có
chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ làm sạch môi trường, giảm tiêu thụ năng
lượng, ... Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành xây dựng và
chào bán các tour du lịch thân thiện với môi trường, du lịch sinh thái,.. Tăng cường tổ
chức các hội thảo, các khoá bồi dưỡng về du lịch môi trường cho các doanh nghiệp lữ
hành, hướng dẫn viên. Cần lồng ghép nội dung bảo vệ tài nguyên và môi trường trong
các hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch.
- Khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. Xây dựng
chương trình giáo dục, tăng cường nhận thức của người dân địa phương về bảo vệ môi
trường, phổ cập nguyên tắc du lịch bền vững và bảo tồn thiên nhiên.
h. Phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch Việt nam, sớm thành lập Hiệp hội lữ
hành du lịch quốc tế.
- Hỗ trợ nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin, tổ chức hội chợ hội nghị, hội
thảo chuyên đề cho doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Hiệp hội phải trở thành một kênh
cung cấp thông tin về thị trường du lịch quốc tế cho các doanh nghiệp thành viên. Tổ
chức các hội chợ, hội nghị, hội thảo chuyên đề cho các doanh nghiệp LHQT tham gia.
Đẩy mạnh hợp tác với Hiệp hội du lịch các nước. Phát huy vai trò là đầu mối tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp LHQT của Việt Nam gặp gỡ, tiếp xúc trao đổi cơ hội đầu tư
với các doanh nghiệp, đối tác lữ hành nước ngoài.
- Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Lắng nghe ý kiến doanh
nghiệp, đề xuất cơ quan Chính phủ để đưa ra các quyết sách phát triển du lịch. Điều tiết
giá dịch vụ du lịch mua vào của hoạt động lữ hành du lịch quốc tế. Làm việc với các cơ
quan liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động lữ hành. Bảo vệ doanh
nghiệp lữ hành chống lại hoạt động kinh doanh không lành mạnh.
- Tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ lữ hành cho nguồn nhân lực
của các doanh nghiệp lữ hành. Hiệp hội Du lịch có thể thành lập một cơ sở đào tạo của
80
Hiệp hội. Phối hợp với các cơ quan chức năng để chuẩn hoá công tác đào tạo nhân lực
cho hoạt động lữ hành.
- Vận động sớm thành lập Hiệp hội Lữ hành du lịch quốc tế nhằm tăng cường
khối đại đoàn kết, tổng hợp sức mạnh, nâng cao nội lực, chia sẻ kinh nghiệm, giúp
nhau cùng phát triển của các thành viên trong hội.
2.3.2. Giải pháp vi mô
a. Vấn đề thị trường trong lữ hành du lịch quốc tế.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thâm nhập và mở rộng thị trường, coi đây là yếu
tố quan trọng tăng cường năng lực cạnh tranh. Cần phát huy hơn nữa trong việc khai
thác hiệu quả những thị trường truyền thống như Pháp, Nga v.v... Tiếp tục đẩy mạnh
việc thâm nhập những thị trường có khả năng chi trả cao như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài
Loan, Hàn Quốc, Thuỵ Điển v.v ... thêm vào đó phải mạnh dạn xúc tiến marketing
thâm nhập những thị trường tiềm năng chưa được khai thác.
- Cần có chính sách phân đoạn thị trường khách hàng. Phải coi trọng việc tiến
hành phân đoạn thị trường, tạo ra các tour trọn gói đặc biệt cho các phân khúc thị
trường như: chơi golf, các tour ẩm thực, làng nghề, tour tìm hiểu lịch sử, phong tục tập
quán dân tộc thiểu số, mạo hiểm, sinh thái v.v... Cũng cần phải ưu tiên chú trọng khách
hàng, cung cấp cho khách chính xác nhu cầu của họ, nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụ, biết đổi mới liên tục và làm tất cả những điều này tốt hơn đối thủ cạnh tranh sẽ
là yếu tố quyết định trong cạnh tranh.
- Thiết lập, hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường của
doanh nghiệp lữ hành với 4 hệ thống thành phần (hệ thống ghi chép nội bộ, thông tin
bên ngoài, thông tin từ kết quả nghiên cứu marketing và hệ thống kỹ thuật phân tích bổ
trợ). Thực hiện liên kết ngang, đại lý đặc quyền với các hãng lữ hành nổi tiếng thế giới.
Chú trọng tới hình thức kinh doanh trực tuyến và bán tour qua mạng internet, một trong
những xu thế đang nổi lên trong ngành du lịch hiện nay.
b. Hoạt động Marketing lữ hành du lịch quốc tế.
81
- Tăng cường hiểu biết khách hàng. Để thành công trong cạnh tranh, doanh
nghiệp lữ hành phải coi trọng tìm hiểu tâm lý, thị hiÕu, nhu cầu và đặc điểm khách du
lịch. Muốn vậy phải tìm hiểu kỹ các nền văn hoá, vùng miền văn hoá cũng như coi
trọng những giá trị văn hoá quốc tế.
- Công khai, minh bạch trong công tác marketing thu hút khách du lịch. Cung cấp
thông điệp rõ ràng và minh bạch về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, các thông
tin có liên quan cần trung thực, rõ ràng. Thực sự đây không chỉ là chính sách tốt nhất
mà là cách nhanh chóng thu lợi tốt nhất.
- Duy trì lượng khách ổn định thường xuyên, có ít những phản ứng tiêu cực nhất
sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp trong thời gian dài vì chi phí thu hút
một khách mới sẽ nhiều hơn là duy trì một khách cũ. Đây là vấn đề khó nhưng không
phải không làm được.
- Biết linh hoạt trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch, biết
lắng nghe ý kiến của khách du lịch, hiểu điều họ muốn và biến đổi sản phẩm và dịch vụ
phù hợp với thị hiếu của họ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ.
- Biết thoả mãn nhu cầu của khách du lịch bởi điều đó làm cho họ trung thành và
sẵn sàng tiếp tục sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
- Vận dụng các chính sách phối thức tiếp thị (Marketing Mix), phối thức khuyến
mại (Promotion Mix) phù hợp với từng phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp đã lựa
chọn. Cũng cấn phải lưu ý rằng các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam không chú
trọng nhiều tới vấn đề lựa chọn thị trường mục tiêu cũng như có chiến lược tiếp cận thị
trường một cách có hiệu quả. Thiết nghĩ, đây là điều đáng tiếc, bởi lẽ xác định được
chính xác đối tượng thị trường và có các chiến lược tiếp cận, tiếp thị, quảng bá có hiệu
quả là mục tiêu tối thượng của người làm công tác kinh doanh lữ hành du lịch. Làm
được điều này, có lẽ cần phải có sự phối hợp, tương trợ nhiều của Chính phủ cũng như
ngành du lịch.
82
- Tuân thủ các nguyên tắc trong cạnh tranh. Để thành công trong cạnh tranh thu
hút khách du lịch, ba nguyên tắc trong cạnh tranh cần phải tuân thủ thực hiện là: Tác
động có ấn tượng tốt lên hình ảnh điểm đến; phối hợp chặt chẽ với lĩnh vực công và
kiểm soát chặt chẽ quy trình cung cấp dịch vụ cho khách du lịch.
c. Xây dựng sản phẩm và dịch vụ lữ hành du lịch quốc tế đạt chất lượng.
- Tạo sản phẩm lữ hành du lịch quốc tế độc đáo, khác biệt và có chất lượng tốt để
khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế của Việt Nam. Nếu sản phẩm mình
kinh doanh có nhiều nét độc đáo, khác lạ thì sẽ dễ dàng thu hút được sự quan tâm tiêu
dùng của du khách quốc tế tạo tiền đề cho các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao
hơn so với đối thủ cạnh tranh trong khu vực do thị trường sẵn sàng chấp nhận giá cao
đối với sản phẩm độc đáo, chất lượng.
- Cần đầu tư phát triển sản phẩm dựa trên sự dẫn dắt của cầu du lịch, đảm bảo sản
phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao. Hơn nữa, cần tập trung vào kinh doanh hiện tại
và chuẩn bị chiến lược lâu dài để tăng trưởng bền vững về dài hạn, tất cả hoạt động
kinh doanh dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững.
- Phát triển các loại hình du lịch như Việt Nam có lợi thế như: tour du lịch văn
hoá - lịch sử; tour miệt vườn – sông nước; du lịch sinh thái; du lịch mạo hiểm: đi bộ,
leo núi, vượt thác, đi bè trên suối ở miền núi ...; du lịch làng nghề; du lịch tàu biển...
cũng sẽ hấp dẫn và thu hút khách du lịch quốc tế. Tăng cường tổ chức tour theo chủ đề
như tour ngắm chim, khám phá hang động, lặn biển.
- Nâng cao trình độ và chất lượng dịch vụ lữ hành. Chú trọng phát triển các sản
phẩm, dịch vụ du lịch bổ sung để đảm bảo tăng chi tiêu của khách du lịch, xây dựng
sản phẩm du lịch liên quốc gia. ...
- Tăng cường các biện pháp giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm du lịch. Áp
dụng các tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng như tiêu chuẩn ISO đối với các dịch vụ du
lịch và lữ hành. Đây là cơ sở để khẳng định thương hiệu của sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp lữ hành.
83
- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm lữ hành du lịch quốc tế
mới theo xu hướng thay đổi trong tiêu dùng du lịch. Thực hiện đăng ký bản quyền các
sản phẩm này của doanh nghiệp để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực phát triển sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành du lịch quốc tế.
Ngoài vấn đề đào tạo lý thuyết, cần tăng cường cho những nhân viên này đi khảo sát
các tuyến điểm du lịch mới, tham gia các chương trình khảo sát tuyến điểm du lịch do
Tổng cục du lịch phối hợp cùng các địa phương tổ chức để có thể thiết kế những sản
phẩm du lịch thiết thực độc đáo. Tiến hành quảng bá sản phẩm & dịch vụ mới trên thị
trường hướng vào đúng đối tượng và vào đúng thời điểm để tăng tính hiệu quả.
d. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ lữ hành du lịch quốc tế.
- Quy hoạch, phát triển hệ thống trường đào tạo nghề, đại học, sau đại học về du
lịch & lữ hành du lịch tại các trung tâm du lịch lớn như: Hà Nội, Quảng Ninh, Đà
Nẵng, Huế, Đà Lạt, Nha Trang, TPHCM và Cần Thơ và những khu vực có tiềm năng
du lịch như Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên. Có biện pháp hỗ trợ, đẩy mạnh hợp tác
giữa các trường đại học, trường đào tạo nghề du lịch ở Việt Nam với các trường đại
học, trường đào tạo nghề du lịch nổi tiếng ở các nước phát triển du lịch như Thuỵ Sĩ,
Áo, Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Úc để đào tạo nhân lực du lịch và lữ hành cho Việt
Nam.
- Tăng cường đầu tư cho đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của doanh
nghiệp. Tập trung đầu tư nâng cao năng lực, trình độ cho nguồn nhân lực làm công tác
lữ hành từ quản lý, marketing, kinh doanh tour đến điều hành, hướng dẫn viên du lịch.
Trang bị cho họ một cách bài bản nhất những kiến thức về hội nhập quốc tế, giỏi về
ngoại ngữ, tin học văn phòng, nghiệp vụ du lịch, am hiểu thị trường, luật pháp quốc tế,
văn hoá ứng xử quốc tế... Điều đặc biệt quan trọng là phải có chiến lược phát triển
nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, xây dựng chế độ đãi ngộ, cơ chế và điều kiện làm
việc thoả đáng.
84
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp lữ hành. Mỗi doanh nghiệp lữ hành
cần có bộ phận tổ chức nhân sự đủ mạnh, tuyển chọn và sử dụng người lao động đúng
người, đúng việc, trung thành với doanh nghiệp.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phải gắn chặt với mục tiêu chiến lược kinh
doanh - cạnh tranh của doanh nghiệp theo nội dung chủ yếu sau: Xác định nhu cầu đào
tạo, lựa chọn nhân sự để đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo v.v... sao cho phù
hợp và có hiệu quả nhất định.
e. Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin vào hoạt động lữ hành du lịch quốc tế. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại điện tử
trong hoạt động lữ hành nhằm tiếp cận thông tin du lịch toàn cầu nhanh chóng và hiệu
quả. Ưu tiên đầu tư cho công nghệ đặt chỗ và dịch vụ lữ hành du lịch quốc tế qua mạng
Internet. Tận dụng tối đa lợi thế của mạng internet (trang web, email, blog...) trong việc
đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên xa lộ thông tin toàn cầu,
quảng cáo, chào bán tour cũng như thu thập thông tin.
- Chủ động xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và thanh
toán quốc tế để kinh doanh lữ hành trên mạng. Huy động những nguồn vốn đủ để hỗ
trợ tài chính cho nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ lữ hành du lịch quốc tế.
f. Tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp lữ hành du lịch quốc tế.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp lữ hành du lịch quốc tế
Nâng cao hiệu suất hoạt động điều hành, quản lý chất lượng, quản lý và chăm sóc
khách hàng v.v... Thường xuyên thực hiện định vị sản phẩm của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế lớn cần thiết lập các điều phối viên/văn
phòng điều hành dịch vụ ở cửa ngõ du lịch, một số thành phố, trung tâm du lịch chính
của Việt Nam ở các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia,...
- Tôn trọng pháp luật và giữ chữ tín trong kinh doanh. Tăng cường liên kết, phối
hợp chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh lữ hành du lịch quốc tế.
85
KẾT LUẬN
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế là đòi hỏi
khách quan và cần thiết trong bối cảnh Việt Nam tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế
giới, đặc biệt kể từ khi Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại thế giới tháng 11/2006. Trước yêu cầu bức thiết của ngành Du lịch và của
các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam, chúng tôi đã giành thời gian để tập
trung nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Đề tài đã tập trung giải quyết được những vấn đề được nêu ở phần Mở đầu, có
những đóng góp nhất định trong việc tìm tòi nghiên cứu, khái quát hoá những vấn đề lý
luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong ngành Du lịch và lữ hành,
phân tích, đánh giá khá toàn diện về thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ
hành du lịch quốc tế của Việt Nam và đề ra được định hướng và nhóm giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế của đất nước trong
điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Cụ thể là, về mặt lý luận, đề tài đã nghiên cứu, khái quát hoá một số quan điểm
lý luận của các trường phái kinh tế và các nhà kinh tế nổi tiếng về cạnh tranh, năng lực
cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh trong ngành lĩnh vực lữ hành nói riêng.
Đồng thời, về thực tiễn, đề tài cũng đã tập trung nghiên cứu tình hình du lịch trên thế
giới và khu vực, để có cái nhìn tổng quan về thực trạng và xu hướng phát triển du lịch
và lữ hành trên thế giới hiện nay. Trên cơ sở vận dụng những kết quả nghiên cứu về lý
luận và thực tiễn nêu trên, đề tài đã trình bày khái quát quá trình hình thành và phát
triển hoạt động lữ hành ở Việt Nam, nêu bật những cơ hội và thách thức của Việt Nam
trong việc phát triển lữ hành trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới. Chúng tôi cũng
đã tập trung phân tích, đánh giá khá kỹ, đưa ra một bức tranh tổng thể về thực trạng
năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam từ môi trường
kinh doanh và cạnh tranh; năng lực cạnh tranh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, sản
86
phẩm và dịch vụ, nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh giá trong lĩnh vực lữ hành quốc
tế trên cơ sở so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Đồng thời, thông qua
kết quả xếp hạng và đánh giá năng lực cạnh tranh Du lịch và lữ hành của Diễn đàn
Kinh tế thế giới, nhóm nghiên cứu đề tài đã đánh giá toàn diện thực trạng năng lực
cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam, nêu bật và làm rõ
được những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức trong lĩnh vực lữ hành du lịch
quốc tế của Việt Nam trong việc thu hút khách quốc tế vào Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở lý luận và từ bức tranh thực tiễn năng lực cạnh tranh lữ hành du lịch
quốc tế của Việt Nam nêu trên, chúng tôi đã đưa ra một số định hướng và tập trung đề
xuất hai nhóm giải pháp quan trọng là nhóm giải pháp vĩ mô liên quan đến chủ trương
chính sách và nhóm giải pháp của doanh nghiệp lữ hành để góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
Đây là đề tài có tính thời sự và thực tiễn rất cao đối với lĩnh vực lữ hành quốc
tế nói riêng và ngành du lịch nói chung. Tuy nhiên, vì thời gian nghiên cứu có hạn nên
chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Một số vấn đề nêu ra trong đề tài vẫn
có tính gợi mở, chưa được phân tích, đánh giá kỹ. Vì vậy, chúng tôi mong muốn đề
tài này tiếp tục được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu, tham gia để hoàn
thiện hơn, biến đề tài này thực sự trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà
hoạch định chính sách về du lịch và lữ hành, các nhà nghiên cứu, quản lý và đặc biệt là
cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế của nước ta.
Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ thực sự góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh
tranh trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam, thu hút ngày càng nhiều
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, khẳng định vị thế cạnh tranh của ngành Du lịch và
lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế trong kỷ nguyên
toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tếng Việt
1. MBA Nguyễn Văn Dung (2009), Marketing Du lịch, NXB GTVT, TP HCM.
2. GS.TS Hoàng Ngọc Hoà (2007), Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
3. Th.s Nguyễn Quốc Hưng (2008), “Đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm du lịch của
Việt Nam với sản phẩm du lịch của Trung Quốc”, Tuần Việt Nam, Hà Nội.
4. PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh, PGS. TS Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình Quản
trị Kinh doanh Lữ hành, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
5. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu
hóa, NXB Lao Động, Hà Nội.
6. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Luật Du Lịch, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2005.
8. Tạp chí Du lịch số các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009.
9. Tạp chí Heritage số các năm 2008, 2009.
10. Tạp chí Travelive số các năm 2007, 2008, 2009.
11. Tổng cục Du lịch, Dự thảo Chiến lược phát triển du lịch 2001 – 2010, Hà Nội.
12. Tổng cục Du lịch, Niên giám du lịch Việt Nam 2003-2005, Hà Nội.
13. Tổng cục Du lịch (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành
của ngành du lịch Việt Nam, Hà Nội.
14. Tổng cục Du lịch (2005), Báo cáo tổng kết chương trình hành động quốc gia về du lịch
2000 -2005, Hà Nội.
15. Tổng cục Du lịch (2007), Báo cáo tóm tắt đề tài:”Nghiên cứu thực trạng và giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh lữ hành quốc tế của Việt nam trong điều kiện hội nhập
quốc tế”, Hà Nội.
16. Tổng cục Du lịch (2008), Báo cáo tổng kết năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm
2009 của ngành du lịch, Hà Nội.
17. Tổng cục Du lịch (2009), Báo cáo công tác 7 tháng đầu năm, nhiệm vụ chủ yếu 5
tháng cuối năm 2009 của ngành du lịch, Hà Nội.
18. Tổng cục Du lịch (2009), Một số thành tựu trong quá trình phát triển của ngành Du
lịch Việt Nam, Hà Nội.
19. Tổng cục Du lịch (2007), Non nước Việt Nam, NXB Hà Nội.
20. Tổng cục Thống Kê (1995-2009), lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, Hà Nội.
21. Trung tâm Công Nghệ Thông Tin Du lịch (1998), Atlas Việt Nam - hiện trạng tài
nguyên và môi trường, Hà Nội.
22. Viện Nghiên cứu Du lịch (1995-2010), Báo cáo qui hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam, Hà Nội.
II. Tài Liệu Tiếng Anh
1. Auliana Poon (1993), Tourism, Technology and Competitive Strategies, United State.
2. Crouch G.I & Brent Ritchie J.R (2003), The competitive destination: a sustainable
tourism perspective, Canada.
3. Dwyer Larry & Chulwon Kim ( 2003), Destination Competitive: Determinants and
Indicators, United State.
4. World Economic forum (2007 – 2009), The Travel & Tourism Competitiveness Report,
Switzerland.
Website
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3301_1751.pdf