Luận văn Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Khu vực DNN&V chiếm đa số (hơn 90%) trong tổng số doanh nghiệp ở hầu hết các nước với các đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và ổn định kinh tế xã hội. Đặc biệt ở các nước đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam, khu vực doanh nghiệp này còn được khẳng định với vai trò quan trọng trong xoá đói giảm nghèo và đảm bảo công bằng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày một lớn mạnh, bao trùm hầu hết các nền kinh tế và đang đồng thời tạo ra những cơ hội và áp lực to lớn đe doạ khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế quan trọng này. Vấn đề đặt ra ở hầu hết các nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam đó là làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh để các DNN&V hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế thế giới với những bất lợi thấp nhất. Kinh nghiệm cho thấy, để thực hiện thành công hội nhập không chỉ đòi hỏi nỗ lực của một chủ thể đơn lẻ. Quá trình hội nhập đòi hỏi tổng hợp nỗ lực của Nhà nước, của doanh nghiệp và bản thân dân chúng. Nhà nước mở cửa cho quá trình hội nhập với các chủ trương, cam kết và chiến lược hội nhập quốc gia. Tương tự như vậy, doanh nghiệp là chủ thể thực hiện các chính sách, cam kết đó thông qua chiến lược hội nhập của doanh nghiệp. Để đảm bảo hội nhập hiệu quả đòi hỏi Chính phủ phải có chủ trương đúng đắn hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập và bản thân doanh nghiệp phải chủ động nâng cao khả năng hội nhập của mình ngay từ việc xây dựng chiến lược hội nhập cho doanh nghiệp. Chiến lược này sẽ cần bao gồm các giải pháp ngắn hạn và trung hạn nhằm cải thiện các yếu kém liên quan đến các nhóm năng lực là yếu tố cơ bản cấu thành năng lực hội nhập bao gồm: năng lực vốn -công nghệ, nhóm năng lực quản lý - nguồn nhân lực và năng lực tên tuổi thương hiệu - tiếp cận thị trường

pdf113 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g không giải ngân được trong khi các DNN&V vẫn trong tình trạng thiếu vốn. 3.2.1.2. Nhóm giải pháp về công nghệ Sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu và thành công của nó trong cạnh tranh quốc tế sẽ tuỳ thuộc ngày càng nhiều vào sự kết hợp hữu hiệu giữa giáo dục, khoa học công nghệ và đổi mới và vào những dạng kỹ năng, khả năng và năng lực mới. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước và vào những sản phẩm dựa trên chi phí lao động thấp. Để chuyển dịch lên phía trên trong chuỗi giá trị và tránh cái bẫy chi phí lao động thấp phải có chính sách mới để xây dựng một nền kinh tế dựa trên cơ sở tri thức, nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đảm bảo liên tục nâng cao năng suất chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ. Tạo áp lực phải đổi mới công nghệ Nhà nước cần tạo ra áp lực với mức độ cần thiết để buộc các doanh nghiệp sớm thay đổi công nghệ, tạo thế chủ động trong quan hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với hàng hóa của khối ASEAN và các nước khác vì tiến trình hội nhập WTO - 80 - cũng sắp đến gần. Công cụ tạo áp lực trực tiếp là những văn bản quy định của Nhà nước:  Quy định về thời gian, thời hạn đình chỉ hoạt động đối với DNN&V sử dụng công nghệ cần thay thế, loại bỏ bao gồm: công nghệ các ngành thuộc nhóm sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm khối ASEAN và công nghệ tạo mức độ ảnh hưởng lớn về môi trường, môi sinh.  Quy chế hỗ trợ tài chính cho DNN&V thực hiện thay đổi công nghệ theo danh mục ưu tiên.  Quy chế đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật cho các ngành nghề mới. Tạo ra môi trường cho đổi mới công nghệ Cần mở rộng thị trường công nghệ bằng việc Nhà nước khuyến khích các hoạt động giao lưu thương mại về công nghệ, các trung tâm thông tin, tư vấn công nghệ, gắn các cơ sở nghiên cứu với các cơ sở sản xuất. Về lâu dài, Nhà nước cần có chiến lược công nghệ, ban hành các định chế liên quan đến công nghệ, sở hữu công nghệ, sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện cho các DNN&V tìm hiểu thị trường công nghệ mới, tổ chức triển lãm thường xuyên tại các trung tâm hỗ trợ công nghiệp để giới thiệu với khách hàng về sản phẩm mới. Cần tổ chức lồng ghép vào các chương trình dự án trong đó có đổi mới công nghệ và tổ chức hệ thống tư vấn hỗ trợ công nghệ. Nhiệm vụ của các tổ chức tư vấn là giúp các DNN&V xác định nhu cầu, nội dung thay đổi công nghệ, cung cấp thông tin, tìm nguồn, hướng dẫn lựa chọn công nghệ mới. Nhà nước cần có chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thị trường công nghệ để tăng khả năng tiếp cận thông tin và kỹ thuật công nghệ cho DNN&V. Sự hỗ trợ của nhà nước đối với việc thay đổi công nghệ trong điều kiện hiện nay được coi như giải pháp hỗ trợ tích cực với nội dung: - 81 - - Hình thành thị trường thiết bị và công nghệ trên cơ sở khuyến khích hoạt động các đơn vị kinh doanh thiết bị công nghệ và hình thành khu vực thương mại công nghiệp tập trung như các khu vực điện, điện tử, vật liệu, xây dựng... - Hình thành thị trường dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ. - Hình thành các đơn vị kiểm định công nghệ trực thuộc các Sở khoa học- công nghệ- môi trường có chức năng kiểm định, đánh giá trình độ thiết bị công nghệ theo nhu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu xác định giá trị thiết bị, công nghệ của các DNN&V. - Tăng cường hoạt động thông tin công nghệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động đào tạo và đào tạo lại lao động kỹ thuật theo yêu cầu của quá trình đổi mới công nghệ của DNN&V. Nhà nước cần chú ý hình thành khu vực hàng hóa miễn thuế đối với máy móc thiết bị công nghệ. Việc hình thành khu vực sản xuất hàng hóa được hưởng chế độ ưu đãi về thuế trên cơ sở thiết lập danh mục sản phẩm mới, sản phẩm công nghệ tiêu chuẩn được hưởng chế độ ưu đãi có kỳ hạn về thuế. Các khu vực ưu đãi này sẽ là trọng tâm để tập trung hướng đầu tư và thu hút vốn đầu tư của DNN&V vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm với công nghệ cao, công nghệ sạch trong thời gian ngắn. Cho phép khấu hao nhanh máy móc thiết bị và khấu trừ khi xác định thuế lợi tức. Kinh nghiệm của một số nền kinh tế phát triển cho thấy đây là một trong những biện pháp ưu đãi thuế thành công được sử dụng để khuyến khích các DNN&V đầu tư thiết bị và máy móc. Nhằm khuyến khích DNN&V đầu tư máy móc thiết bị mới, nên cho phép tính khấu hao nhanh máy móc thiết bị mới. Theo phương pháp khấu hao bình thường thì bút toán khấu hao một năm sẽ bằng tổng giá trị/tuổi thọ tính theo năm. Nhưng nếu theo phương pháp khấu hao nhanh thì doanh nghiệp có thể bút toán và khấu hao nhiều hơn giá trị đó, thậm chí là gấp đôi. Lúc đó giảm số lợi tức tính thuế của mỗi năm và làm giảm số thuế phải nộp = % lợi tức tính - 82 - thuế. Đây được xem là 1 trong những biện pháp ưu đãi thuế quan thành công nhất để khuyến khích các DNN&V đầu tư đổi mới trang thiết bị. Cần có các văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thuê mua tài chính, bán trả góp để các DNN&V thiếu vốn có thể nâng cấp máy móc thiết bị tốt hơn. Một lần nữa, vấn đề cho thuê tài chính lại phát huy hiệu quả của nó, lần này là giúp cho các DNN&V đổi mới công nghệ. Cho thuê tài chính cho phép các DNN&V tiếp cận được công nghệ hiện đại chỉ với một hợp đồng cho thuê tài chính thay vì phải bỏ ra một khoản tài chính khổng lồ. Sau khi ký hợp đồng, cả bên đi thuê (các DNN&V) và bên cho thuê (các công ty có máy móc công nghệ) cùng nhau tiến hành những thủ tục cần thiết, DNN&V sẽ lựa chọn cho mình những công nghệ hợp lý nhất và tiến hành thuê theo từng kỳ. Trong giai đoạn này DNN&V sẽ nhận được những lời khuyên về việc áp dụng công nghệ nào là phù hợp từ các công ty cho thuê có nhiều kinh nghiệm lựa chọn thiết bị, đánh giá tình hình. Như vậy DNN&V vẫn có cơ hội áp dụng những công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh trong điều kiện eo hẹp về vốn. Cho thuê tài chính cũng giúp cho các DNN&V tránh được tình trạng “mắc kẹt” trong công nghệ. Nếu như các DNN&V bỏ ra một khoản tài chính không nhỏ đầu tư vào công nghệ thì khi có những biến động nào đó họ sẽ không có cơ hội thay đổi, điều này đặc biệt hay xảy ra trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay, công nghệ rất nhanh chóng bị lão hoá, vòng đời công nghệ ngày càng bị rút ngắn, một công nghệ được coi là hiện đại trong giai đoạn này thì chỉ trong một thời gian ngắn sau lại có công nghệ hiện đại hơn thay thế. Nếu các doanh nghiệp dùng một khoản tài chính lớn đầu tư vào công nghệ và với tình hình quản lí của các DNN&V hiện nay thì họ sẽ có nguy cơ nhanh chóng bị lạc hậu về công nghệ, kết quả là sản phẩm làm ra không có sức cạnh tranh, không còn khả năng chiếm lĩnh thị trường. Trong khi đó máy móc thiết bị vẫn chưa khấu hao hết và họ rơi vào tình trạng “mắc kẹt” trong công nghệ. - 83 - Kinh nghiệm của một số nước trong vấn đề này là họ mở cửa thị trường cho máy móc thiết bị cũ nhằm thu hút kỹ thuật từ nước ngoài, nhưng họ chỉ chấp nhận miễn thuế cho những thiết bị phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế được xác định cho từng thời kỳ. Vì vậy, chúng ta cần xem xét việc nới lỏng các quy định nghiêm ngặt hiện hành có liên quan đến việc hạn chế nhập khẩu máy móc thiết bị cũ để cho phép nhập khẩu thiết bị cũ, nhưng còn sử dụng tốt phù hợp với khả năng tài chính của các DNN&V. Điều đó cho phép các doanh nghiệp này nâng cao năng lực sản xuất của mình một cách tiết kiệm hơn mà vẫn không biến đất nước thành một "bãi rác công nghệ". Ngoài ra, Nhà nước cần đẩy mạnh việc hỗ trợ về công nghệ cho các DNN&V như thông tin về thị trường công nghệ, các thông tin trợ giúp về mặt kỹ thuật, đào tạo... để các DNN&V chọn lựa được công nghệ thích hợp. Bên cạnh đó cũng cần giảm bớt các chi phí liên lạc viễn thông quốc tế và phí truy cập Internet để khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm hiểu thông tin về công nghệ trên thế giới (hiện nay cước điện thoại và cước dịch vụ Internet ở Việt nam là một trong những nơi cao nhất thế giới). Nâng cao chất lượng các dự án đầu tư đổi mới công nghệ Hiện nay, ở nước ta phần lớn các DNN&V bị hạn chế khả năng lập dự án đầu tư đổi mới công nghệ. Do đó mặc dù đã tiến hành đầu tư nhưng giá thành, chất lượng sản phẩm chưa được cải thiện, hoặc đầu tư quá lớn không sử dụng hết công suất, vượt quá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Để năng cao chất lượng các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, cần phải tiến hành một số vấn đề sau đây: Một là, phải làm tốt khâu nghiên cứu thị trường, từ đó xác định nhu cầu đổi mới công nghệ. Phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng để biết được điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh, dự đoán phát triển công nghệ mới đi đôi với các sản phẩm thay thế tiềm ẩn. - 84 - Hai là, phân tích thực trạng công nghệ của doanh nghiệp. Việc đánh giá năng lực công nghệ cần xem xét trên các yếu tố hợp thành: kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật kinh nghiệm, tính sáng tạo, các dữ kiện, thiết kế, chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật, tổ chức quản lý công nghệ. Ba là, xác định rõ mục tiêu cụ thể của dự án đầu tư đổi mới công nghệ để có giải pháp phù hợp. Bốn là, nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án đầu tư đổi mới công nghệ. Một mặt cần hoàn thiện môi trường pháp lý buộc các chủ đầu tư phải chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án, mặt khác cần nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư đổi mới công nghệ, đặc biệt là thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án, thẩm định về mặt tư cách pháp nhân và tài chính của chủ dự án, hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án.... Thay đổi phương thức hỗ trợ vốn phát triển công nghệ Trước đây, các DNN&V thường chỉ sử dụng phương thức vay tín dụng với các điều kiện thế chấp, tín chấp. Phương thức vay này vừa hạn chế khả năng huy động vốn tín dụng ngân hàng của các DNN&V lại vừa tạo ra kẽ hở. Do đó, phải đa dạng hóa các phương thức hỗ trợ để giải quyết ách tắc trong khâu chuyển giao vốn đầu tư tín dụng nhà nước tới DNN&V. Các phương thức này bao gồm: - Hình thành Qũy nghiên cứu triển khai, chuyển giao thiết bị công nghệ trên cơ sở sử dụng một bộ phận chi ngân sách cho nghiên cứu khoa học - công nghệ doanh nghiệp (trong điều kiện cho phép, cần thành lập ngân hàng tín dụng nghiên cứu khoa học công nghệ). Nguồn vốn từ Qũy này sẽ hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, tổ chức nghiên cứu khoa học- công nghệ cho DNN&V. - ứng dụng, phát triển mô hình Nhà nước tổ chức hoạt động thu, đổi thiết bị công nghệ cũ, bán trả góp thiết bị công nghệ mới cho DNN&V. Theo phương thức - 85 - này, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ tài trợ vốn trả góp cho các đơn vị thương mại thiết bị công nghệ và các đơn vị thương mại giao dịch trực tiếp với các DNN&V với hai nội dung: thu mua thiết bị cũ và bán trả góp thiết bị mới. Đổi mới công nghệ trong các DNN&V là vấn đề cấp bách nhưng vô cùng khó khăn. Trên đây là một số giải pháp góp phần vào việc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải tự nhận thức được rằng đổi mới công nghệ là việc làm tất yếu theo xu hướng phát triển của thời đại mới. Thêm vào đó, các tổ chức tư vấn, các cơ quan hỗ trợ, các hiệp hội nghề nghiệp phải thực sự là những người bạn gần gũi đối với DNN&V, nhất là giai đoạn khởi sự vì áp lực của cuộc cạnh tranh buộc các DNN&V phải vươn lên nhưng nếu thiếu định hướng chỉ dẫn sẽ không tránh khỏi lúng túng, tự phát, kém hiệu quả. 3.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý và nguồn nhân lực * Về nguồn nhân lực quản lý (chủ doanh nghiệp) (1) Thiết lập hệ thống giáo dục đào tạo và nâng cao kỹ năng cho các giám đốc và nhà quản lý DNN&V. Số lượng giám đốc doanh nghiệp đang ngày một tăng lên cùng với sự gia tăng của các doanh nghiệp trên cả nước (khoảng 130.000 doanh nghiệp tính đến thời điểm hiện nay). Họ tham gia kinh doanh ở các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khác nhau. Hơn nữa, đào tạo quản lý là một quá trình tiếp diễn và liên tục. Môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi do vậy nhu cầu đào tạo quản lý cũng nảy sinh khác nhau ở mỗi thời điểm của quá trình kinh doanh. Vì vậy, cần có một hệ thống các trường/ trung tâm đào tạo chuyên nghiệp để có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu và mục tiêu của từng đối tượng nhà quản lý. Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp này có thể bao gồm: (i) Hệ thống các trường đào tạo quản lý cấp trung ương với các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu như: tiến hành các nghiên cứu liên quan đến các vấn đề của DNN&V - 86 - phát triển các chương trình đào tạo cho giảng viên và nhà cung cấp dịch vụ đào tạo; nghiên cứu và soạn thảo chương trình đào tạo cho các khoá học, nhóm đối tượng, doanh nghiệp khác nhau và kế hoạch cải thiện chương trình đào tạo; nghiên cứu phổ biến phương pháp đào tạo hiệu quả cho DNN&V; tổ chức các khoá đào tạo, đào tạo lại cho các giám đốc quản lý DNN&V nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu của Nhà nước về CNH, HĐH và yêu cầu về hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. (ii) Hệ thống các trung tâm đào tạo và đào tạo lại ở các tỉnh và thành phố tiến hành cung cấp các chương trình đào tạo và nâng cao kỹ năng cho giám đốc DNN&V trong những lĩnh vực mà các trung tâm ở cấp trung ương chưa cung cấp; tổ chức các khoá đào tạo cho các cán bộ mới bước vào kinh doanh ở các tỉnh, thành phố; cung cấp hỗ trợ về đào tạo quản lý và đào tạo nghề cho DNN&V ở địa phương đó. Để thực hiện được hệ thống này, trong ngắn hạn, cần tạo cơ sở vật chất và giao Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNN&V và Hợp tác xã (NEDCEN) và trường quản trị kinh doanh tư nhân trực thuộc VECOPSME đảm nhiệm việc cung cấp khoá đào tạo ở cấp trung ương, phối hợp với Trung tâm hỗ trợ DNN&V của Phòng TMCN, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung tâm DNN&V thuộc STAMEQ... để hình thành nên mạng lưới các tổ chức đào tạo và tăng cường năng lực quản lý cấp trung ương. Ở cấp địa phương, việc thực hiện các khoá đào tạo sẽ được giao cho các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp sẵn có thuộc các hiệp hội đoàn thể cấp xã, cấp tỉnh. Nhà nước và các Hiệp hội doanh nghiệp sẽ đảm nhận vai trò giám sát chung và củng cố, cải thiện hoạt động của hệ thống này nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đề ra. - 87 - (2) Nội dung của các chương trình đào tạo Nội dung chương trình đào tạo quản lý có thể chia thành 3 nhóm như sau: (i) Nhóm 1: Nội dung nhóm này hướng vào trang bị các kiến thức cơ bản để chủ doanh nghiệp có hiểu biết một cách khái quát và hệ thống, chuyển từ cách nghĩ cũ sang tư duy mới, hiểu biết hơn trong điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi, hỗ trợ họ phát triển chiến lược và kế hoạch kinh doanh, có những lựa chọn và ứng xử phù hợp trong các quyết định quản lý; (ii) Nhóm 2: Giúp giám đốc doanh nghiệp thực hành các kỹ năng quản lý, tăng cường khả năng tổ chức kinh doanh của họ; (iii) Nhóm 3: hỗ trợ giám đốc doanh nghiệp tiếp cận phương pháp quản lý hiện đại nhằm cải thiện khả năng quản lý và tăng năng suất lao động. (3) Phương pháp đào tạo quản lý cho DNN&V Hầu hết các phương pháp đào tạo quản lý do các tổ chức cung cấp cho doanh nghiệp đến nay đều sử dụng phương pháp đào tạo cũ, mang tính thụ động và cần phải thay thế bởi hệ thống phương pháp mới tập trung vào phát huy tính năng động và sáng tạo của học viên. Những phương pháp này bao gồm đào tạo thông qua các ví dụ/ vụ việc cụ thể (case study); vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết một vấn đề phức tạp; chò trơi kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận nhóm... để các học viên có thể học hỏi lẫn nhau. Những phương pháp đào tạo tiên tiến này sẽ giúp các nhà quản lý nâng cao kỹ năng lý thuyết và cả kỹ năng thực tiễn về cách nghĩ và cách giải quyết công việc phù hợp với điều kiện thực tế. (4) Phát triển đội ngũ giảng viên, người đi đào tạo quản lý cho DNN&V Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn cao là một nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống đào tạo vì nó sẽ quyết định chất lượng đào tạo và đào tạo lại của hệ thống. Đội ngũ giáo viên và người đi đào tạo có thể được chia thành 2 nhóm: - 88 - (i) những người làm việc toàn thời gian cho một tổ chức đào tạo và (ii) cán bộ làm việc bán thời gian. Với nhóm thứ nhất thường hạn chế về số lượng và hạn chế trong tiếp cận với các tổ chức hoạch định chính sách cũng như các kinh nghiệm thực tế. Kết quả là, các bài giảng của họ thường nghèo nàn về nội dung và do đó ít hấp dẫn và thú vị đối với các chủ doanh nghiệp. Nhóm thứ hai thường bao gồm các chủ doanh nghiệp thành đạt và có nhiều kinh nghiệm, cán bộ của các viện nghiên cứu quản lý, chuyên gia, chuyên viên của các tổ chức hoạch định chính sách... Các bài giảng của họ thường thành công hơn trong khía cạnh khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn. Phương pháp tiếp cận phối hợp hai nhóm trên sẽ là phù hợp để đảm bảo bổ sung hiệu quả cho nhau. Một số đề xuất nhằm tạo dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ đào tạo nguồn chuyên nghiệp bao gồm: (i) đưa ra các ưu đãi vật chất để thu hút giảng viên làm việc bán thời gian; (ii) có các biện pháp khuyến khích nhằm thu hút các cán bộ có năng lực tham gia hệ thống đào tạo giám đốc cho DNN&V; (iii) phát triển chương trình đào tạo quản lý trong nước và nước ngoài và tổ chức tham quan các doanh nghiệp. (5) Hỗ trợ tài chính cho đào tạo và đào tạo lại giám đốc DNN&V Nguyên tắc chung là chi phí cho các khoá đào tạo quản lý sẽ bù đắp bằng tiền phí thu từ các học viên, giám đốc doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thiết lập càng sớm càng tốt hệ thống đào tạo và đào tạo lại các nhà quản lý DNN&V nhằm đáp ứng một phần nhu cầu cấp bách trong hiện tại và tương lai, hỗ trợ tài chính của Nhà nước là cần thiết và quan trọng. Các hỗ trợ tài chính này sẽ được sử dụng vào các yếu tố quan trọng khác nhau của khoá đào tạo, cụ thể: - Trung tâm đào tạo cấp trung ương: Hỗ trợ của nhà nước sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đào tạo, 50% nhân viên cần thiết (bao gồm nhân viên quản lý và giáo viên) làm việc toàn thời gian và do Nhà nước trả lương, 50% còn lại làm việc bán thời gian và được trả lương theo giờ; - 89 - chi phí tổ chức các khoá đào tạo sẽ được Nhà nước hỗ trợ trong 5 năm đầu và có thể giảm xuống 20% trong các năm tiếp theo. - Ở cấp địa phương: các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tạo điều kiện về văn phòng, cơ sở vật chất cần thiết cho đào tạo, cung cấp các cán bộ có kinh nghiệm về đào tạo quản lý cho DNN&V, các chi phí tổ chức khoá đào tạo có thể trích từ ngân sách cho giáo dục đào tạo của tỉnh và thu phí một phần từ học viên. (6) Tăng cường năng lực và mở rộng hoạt động của các trung tâm đào tạo quản lý DNN&V theo hướng liên kết với các trung tâm hỗ trợ và tư vấn kinh doanh. Các doanh nghiệp thường đối mặt với những khó khăn trong việc phát triển kế hoạch và chiến lược kinh doanh hiệu qủa, tìm kiếm cơ hội tiếp cận nguồn vốn, thông tin, thị trường. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, những khó khăn này có thể được giải quyết thông qua chương trình đào tạo không giới hạn bao gồm: đào tạo kết hợp với tư vấn kinh doanh. Để thực hiện điều này, các trung tâm đào tạo cần thực hiện theo hướng: (i) Cán bộ giảng dạy và đi đào tạo cần được đào tạo để nâng cao kiến thức về tư vấn và thực tế đã từng cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp; (ii) Đặc biệt chú trọng thiết lập mạng thông tin về hệ thống đào tạo cho DNN&V và kết nối với Trung tâm thông tin quốc gia và trung tâm thông tin của các Bộ, ngành và các tổ chức liên quan cung cấp các dịch tư vấn; (iii) Phát triển đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, tài chính, ngân hàng, tiêu chuẩn chất lượng... những người có khả năng tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh cho DNN&V * Về nguồn nhân lực (lao động) cho DNN&V Cho đến nay chúng ta chưa có một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho các DNN&V, do đó việc đào tạo nguồn nhân lực của khu vực doanh nghiệp này chủ yếu hình thành một cách tự phát, chưa có ai quản lý và chưa có một thị trường rõ - 90 - ràng cho đào tạo nghề nghiệp. Về lâu dài cần có một chiến lược nguồn nhân lực chủ động cho các DNN&V trên cơ sở cơ cấu ngành nghề hiện có. Cụ thể cần có các biện pháp sau: Hoàn thiện hệ thống dạy nghề hợp lý phù hợp với điều kiện nước ta Hệ thống dạy nghề cần được tổ chức phân cấp, theo cơ cấu ngành gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ và phát huy tính xã hội hóa trong công tác đào tạo dạy nghề. Cơ quan trung ương quản lý chung về công tác dạy nghề chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành, các địa phương nghiên cứu hoạch định qui hoạch, kế hoạch trình chính phủ về công tác dạy nghề cho các giai đoạn và những bước tiếp theo. Nội dung không chỉ hoạch định về quy mô, chất lượng, ngành nghề đào tạo mà cần chỉ rõ phương án bố trí hệ thống các trường nghề: Trung ương (do Tổng cục dạy nghề trực tiếp quản lý) gồm các trường nào, cấp đào tạo nào còn các ngành sản xuất, các địa phương nắm những trường nào. Không nhất thiết mỗi tỉnh đều có các trường dạy nghề giống nhau, mà có thể bố trí theo vùng, trên cơ sở liên doanh, liên kết, hợp tác. Chỉ khi có quy hoạch, kế hoạch dạy nghề đúng đắn, hợp lý thì các biện pháp đầu tư nguồn lực, tăng cường quản lý mới khả thi và hiệu quả. Bên cạnh đó cũng cần có chính sách tăng cường đầu tư cho công tác dạy nghề. Ngoài vốn ngân sách dành cho công tác dạy nghề, cần phải huy động vốn từ các nguồn vốn khác như: (i) Huy động đóng góp của người học, của người sử dụng lao động; (ii) lồng ghép công tác dạy nghề với các chương trình kinh tế- xã hội khác như chương trình quốc gia giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo; (iii) sử dụng nguồn vốn vay, hoặc tài trợ của các tổ chức quốc tế cho công tác dạy nghề. Khuyến khích hoạt động hỗ trợ nhân lực của các trung tâm hỗ trợ DNN&V. Nhu cầu hỗ trợ về nhân lực của các DNN&V rất lớn mà khả năng cũng như tiềm lực của Nhà nước thì có hạn. Do đó, để đáp ứng các nhu cầu chính đáng của - 91 - các doanh nghiệp này, cần thiết phải huy động lực lượng hỗ trợ của toàn xã hội. Do đó, cần khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ các DNN&V về nhân lực. Hiện nay công tác hỗ trợ DNN&V về nhân lực cũng nhận được sự quan tâm đáng kể. Các cuộc hội thảo bàn về vai trò cũng như các biện pháp hỗ trợ nhân lực DNN&V được Phòng TMCN Việt Nam cùng các đơn vị tài trợ liên tục tổ chức. Ngày càng có nhiều tổ chức hỗ trợ và kết quả cho thấy số lượng DNN&V nhận được sự hỗ trợ từ phía các trung tâm lớn hơn rất nhiều so với những năm trước. Hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các khóa đào tạo là hoạt động mà đa số các trung tâm hỗ trợ tham gia. Có lẽ đây là hình thức hỗ trợ mà các trung tâm dễ thực hiện nhất đồng thời cũng phù hợp với nhu cầu về tăng cường kiến thức kinh doanh và khả năng quản lý của các doanh nghiệp. Trung tâm dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp (BPSC) đã tổ chức được hàng chục lớp học, trong đó bao gồm cả một số lớp học đào tạo giảng viên và các hội thảo sau mỗi khóa học. Hiện nay, BPSC đã mở rộng mục tiêu đào tạo sang các hộ gia đình. Đây là một hướng đi mới cần được nhân rộng vì theo như ước tính thì nước ta có khoảng 1.880.000 hộ kinh doanh gia đình, nếu như loại doanh nghiệp này phát triển tốt sẽ thu hút được một khối lượng lớn lao động, đặc biệt là lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Để DNN&V có những bước tiến hơn nữa thì bên cạnh sự hỗ trợ về các chính sách đào tạo nhân lực của chính phủ, các trung tâm cũng cần được hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là trong việc hình thành một mạng lưới liên kết hợp tác cùng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và Nhà nước cần khuyến khích những trung tâm hỗ trợ này phát triển ở mức cao hơn. 3.2.3. Nhóm giải pháp về tên tuổi thương hiệu và tiếp cận thị trường * Giải pháp từ phía Chính phủ Tổ chức các kênh thông tin thương mại hiệu quả đến doanh nghiệp và tổ chức tuyên truyền về thương hiệu. - 92 - Tìm kiếm và xử lý thị trường để nắm bắt các cơ hội kinh doanh là khâu yếu kém nhất của các DNN&V Việt Nam hiện nay. Như phần trên đã đề cập, việc cung cấp thông tin từ phía các cơ quan chức năng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các thông tin chung chung mà chưa có những thông tin chuyên sâu, cụ thể để giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh của mình. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc tổ chức dịch vụ nghiên cứu thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng cần xem xét, điều chỉnh, tăng cường hoạt động của các kênh thông tin thương mại để chúng hoạt động thật sự hiệu quả, đem đến cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết, kịp thời. Chúng ta cũng có thể thành lập những sàn giao dịch điện tử để các doanh nghiệp có cơ hội trưng bày, giới thiệu sản phẩm trên mạng Internet. Đây sẽ là đầu mối cung cấp thông tin về thị trường, đối tác, sản phẩm và là nơi hỗ trợ giao dịch trực tuyến cho phép các doanh nghiệp tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng, thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử . Khi tham gia sàn giao dịch trực tuyến, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ tiếp cận thị trường rộng lớn và với số lượng nhiều nhất người tiêu dùng, sử dụng công nghệ giao dịch hiệu quả, với những thông tin chi tiết, sinh động, mà không bị giới hạn về không gian, thời gian trong quá trình kinh doanh đồng thời lại giảm được chi phí quảng cáo, giao dịch, bán hàng. Tuy nhiên, để ra đời các sàn giao dịch này, bước đầu tiên phải lựa chọn các thành viên, sản phẩm có đủ năng lực để xuất khẩu, các thành viên khi tham gia cũng phải cam kết khả năng cung cấp hàng, chất lượng, thời gian giao hàng. Đặc biệt các thành viên phải cung cấp đầy đủ các thông tin thị trường, gía cả, chính sách pháp luật và được miễn phí thành viên trong hai năm đầu. Để sàn giao dịch điện tử hoạt động hiệu quả, các cơ quan chức năng cần tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về sàn giao dịch này trên hệ thống xúc tiến thương mại quốc tế. Hàng năm, Cục Sở hữu công nghiệp nên có thông báo tương tự như niên giám để công bố tất cả những nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã đã đăng ký trong năm đó. Hiện nay “Công báo sở công nghiệp” ra ngày 25 hàng tháng chỉ được cung cấp - 93 - trực tiếp từ Cục SHCN cho 4 cơ quan : toà án nhân dân cấp tỉnh, các Sở KHCN&MT, các cơ quan quản lý thị trường các địa phương, cơ quan hải quan các địa phương... Niên giám này cần được công khai rộng rãi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận, cập nhật thông tin. Bởi vì hiện nay có một thực trạng là nhiều khi doanh nghiệp muốn biết về các nhãn hiệu đã đăng ký trước khi đăng ký nhãn hiệu của mình để tránh trùng lặp cũng không biết lấy thông tin ở đâu. Một vấn đề cấp thiết nữa là Nhà nước bỏ tiền và mời chuyên gia tổ chức ngay những đợt tập huấn rộng rãi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về pháp luật SHCN, về xây dựng và bảo vệ thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Hỗ trợ DNN&V trong việc xây dựng, quảng bá thương hiệu ở nước ngoài. Xúc tiến thương mại là hoạt động rất thiết thực của các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu. Để thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, các cơ quan chức năng cần :  Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức xúc tiến thương mại cho DNN&V như : (i) Tổ chức các đoàn doanh nghiệp ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát thị trường (ii) Tìm kiếm bạn hàng và cơ hội kinh doanh (iii) Tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm thương mại ở trong nước và nước ngoài. (iv) Quảng cáo hàng hoá. (v) Phát triển thông tin thương mại.  Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài (i) Tăng cường cử cán bộ để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, trước mắt là ở các thị trường trọng điểm, các trung tâm thương mại lớn trên thế giới; - 94 - (ii) Khuyến khích các doanh nghiệp đặt cơ sở ở nước ngoài dưới các hình thức thích hợp như đại diện thường trú, văn phòng liên lạc, đại diện uỷ thác, công ty liên doanh để phát triển xuất khẩu.  Thành lập quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại.  Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động xúc tiến thương mại.  Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động xúc tiến thương mại. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ ngày càng cao về buôn bán quốc tế và về xúc tiến thương mại thông qua các hình thức đào tạo và bồi dưỡng thích hợp với sự nỗ lực của mỗi doanh nghiệp, trợ giúp của Nhà nước và tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế.  Tổ chức cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở của kết quả điều tra dự báo.  Mở rộng hợp tác quốc tế về xúc tiến thương mại song biên và đa biên.  Xây dựng mối quan hệ và tổ chức thường xuyên việc đối thoại giữa các cơ quan Chính phủ với các doanh nghiệp.  Tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân nước ngoài vào Việt Nam. * Giải pháp từ phía các doanh nghiệp Nâng cao nhận thức về thương hiệu. Qua phần thực trạng của đề tài, có thể thấy rõ mấu chốt của vấn đề nằm ở các doanh nghiệp. Họ chưa thực sự nhận thức được vai trò, sự cấp thiết phải xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Vậy để giải quyết tình trạng bức xúc hiện nay về vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu, trước hết phải đi từ việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề này. Mỗi thành viên trong doanh nghiệp phải được trang bị những - 95 - kiến thức cơ bản về thương hiệu, vai trò, vị trí không thể thiếu của thương hiệu, những kỹ năng thực hành cơ bản về xây dựng và quảng bá thương hiệu... Cần đặt kế hoạch nâng cao nhận thức về thương hiệu cho các nhân viên trong kế hoạch chung về đào tạo nhân lực của doanh nghiệp. Việc đào tạo phải được lập kế hoạch lâu dài, bài bản chứ không như thực tế thường thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là sử dụng việc đào tạo như một phương thuốc giải quyết những vướng mắc tạm thời của doanh nghiệp. Mục đích phải đạt được là mỗi nhân viên phải ý thức rõ rằng trên thương trường, thương hiệu đối với hàng hoá hay dịch vụ của mình cũng mật thiết “như môi với răng”, cần phải được lưu tâm đầu tư và bảo vệ như nhau. Cũng cần nhận thức đúng giá trị to lớn của loại tài sản vô hình này và áp dụng những phương pháp để xác định giá trị đó. Từ đó đặt giá trị thương hiệu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Nếu xác định được giá trị, thương hiệu có thể trở thành tài sản thế chấp để vay vốn đầu tư phát triển kinh doanh. Việc vốn hoá thương hiệu có tác động tích cực đến tỷ lệ nợ/vốn của doanh nghiệp, nâng cao khả năng thanh toán nợ. Bên cạnh đó, xác định giá trị thương hiệu còn giúp phân bổ ngân sách marketing một cách hợp lý cho từng thương hiệu cụ thể. Xác định giá trị thương hiệu cũng làm cho việc điều tra về tính độc quyền được rõ ràng. Doanh nghiệp có thể dựa vào những cơ sở chính sau để định giá thương hiệu: chi phí, thị trường, yếu tố kinh doanh và thiết lập công thức lý thuyết. Những cơ sở này có quan hệ mật thiết với nhau và cần xem xét đồng bộ thì giá trị thương hiệu mới được xác định chính xác. Khi doanh nghiệp nhận thức rõ gía trị của thương hiệu thì trong chiến lược kinh doanh sẽ có quyết sách đúng đắn xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm cũng như nỗ lực bảo vệ nó. Tích cực xây dựng và thực hiện chiến lược xây dựng, bảo vệ thương hiệu. Từ nhận thức đúng đắn về vấn đề thương hiệu, các doanh nghiệp cần đầu tư nhân lực, tài chính, thời gian...một cách xứng đáng cho việc xây dựng một thương hiệu riêng cho mình. - 96 - Từ thành công ban đầu của một số thương hiệu mới, nhiều doanh nghiệp có xu hướng gắn việc xây dựng thương hiệu với sự thành công của một quảng cáo, hoặc nghĩ rằng cứ làm cho mọi người biết đến tên của công ty mình là đạt được mục tiêu. Nhưng mọi việc không đơn giản như thế, bởi thương hiệu là một khái niệm khá phức tạp mà hệ thống lý luận hiện nay vẫn phải được cập nhật bằng những thực tiễn diễn ra ở thị trường. Xây dựng một thương hiệu mạnh không chỉ có quảng cáo cho sản phẩm hoặc cái tên của công ty mà cần xây dựng một chiến lược tổng thể, dài hơi với một tầm nhìn xa. Việc tham khảo các chiến lược nhãn hiệu toàn cầu rất cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam, các nhóm công ty hay hiệp hội ngành nghề khi hoạch định các chiến lược nhãn hiệu quốc tế của mình. Cần hoạch định chiến lược nhãn hiệu ở quy mô quốc tế ngay từ khi phác thảo những bước đi đầu tiên: Từ việc đặt tên nhãn hiệu, định nghĩa sản phẩm (product concept), các lợi ích (product benifits), giá trị (brand values), chiến lược phân phối hay xuất khẩu, thị trường mục tiêu và tổ hợp phân khúc - định vị ở quy mô quốc tế. Để xây dựng tốt chiến lược thương hiệu, các doanh nghiệp cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng sau đây: Trước hết doanh nghiệp cần xem xét vấn đề xây dựng một hoặc nhiều thương hiệu. Vấn đề này cũng đang được các chuyên gia Việt Nam bàn luận sôi nổi và mỗi bên đều đưa ra những lập luận, căn cứ của mình nhưng theo ý kiến của riêng tôi thì việc phát triển nhiều thương hiệu con cho từng dòng sản phẩm hay chỉ cần xây dựng một thương hiệu chung cho tất cả mọi sản phẩm của doanh nghiệp là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, mục tiêu, chiến lược cụ thể của từng doanh nghiệp. Mỗi cách đều có những ưu điểm riêng. Việc phát triển nhiều thương hiệu con cho từng dòng sản phẩm giúp doanh nghiệp nêu bật đặc điểm của từng sản phẩm mới, gắn thương hiệu với những tiện ích mà sản phẩm đem lại. Doanh nghiệp cũng rất cần chú trọng đến việc đặt tên cho doanh nghiệp, cho sản phẩm. Doanh nghiệp phải đầu tư đúng mức nghiên cứu tìm tòi sáng tạo tránh - 97 - tình trạng đặt tên một cách tuỳ tiện như các doanh nghiệp Việt Nam từng làm, phải nghĩ đến chiến lược kinh doanh lâu dài để tìm ra những tên phù hợp hoặc doanh nghiệp cũng có thể thuê các công ty tư vấn chuyên về lĩnh vực này. Hãy bắt đầu chống lại những người bắt chước ngay từ lúc tạo ra thương hiệu và cách sử dụng chúng trên sản phẩm, dịch vụ. Không nên sử dụng những từ thông dụng, khả năng phân biệt và nhận biết yếu để làm thương hiệu vì khả năng bị sao chép, bắt chước bao giờ cũng lớn hơn khi sử dụng một dấu hiệu đặc trưng hay một từ đặc biệt. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các nguồn lực bên ngoài trong việc hình thành và thực hiện chiến lược thương hiệu. Các doanh nghiệp có thể tài trợ cho các chương trình đào tạo, cho các đề tài về vấn đề thương hiệu như công ty Quang Nông đã tài trợ cho đề tài “quảng bá thương hiệu cho phân bón lá Arrow” để có được những chiến lược tốt từ đó doanh nghiệp triển khai hiệu quả. Các doanh nghiệp cũng có thể tổ chức các cuộc thi rộng rãi về việc đặt tên cho doanh nghiệp, cho sản phẩm, sáng tạo biểu tượng (logo) ... Đây vừa là hình thức quảng bá cho doanh nghiệp, vừa lựa chọn được những tên, biểu tượng độc đáo, ưu việt nhất. Vấn đề cũng rất quan trọng là doanh nghiệp phải xây dựng được các phương pháp quảng bá nhãn hiệu hiệu quả. Dù đã muộn, nhưng ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam nên đầu tư cho việc quảng bá nhãn hiệu, xây dựng một chỗ đứng trong lòng tin của người tiêu dùng. Đăng ký thương hiệu ở trong nước và nước ngoài. Để được pháp luật bảo hộ tránh những rủi ro bị xâm phạm thương hiệu như trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam phải đăng ký thương hiệu ở trong nước và đặc biệt ở nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, đăng ký thương hiệu tại thị trường nước ngoài mang ý nghĩa sống còn. Việc đăng ký không vì lợi ích trước mắt cho các doanh nghiệp: có thể bán hàng trực tiếp cho doanh nghiệp nước ngoài không cần tốn kém chi phí trung gian, không bị các công ty nước ngoài lấy nhãn mác của họ đặt tên cho sản phẩm của mình, không bị dìm giá trên thị - 98 - trường vì sản phẩm không có nhãn mác,...mà còn là lợi ích về lâu dài: tạo nên một thương hiệu uy tín, chất lượng. Doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu cho hợp lý và có lợi nhất, không đăng ký bừa bãi ở các thị trường mình không thể vươn tới, vì như thế cũng sẽ rất tốn kém, lãng phí... Trước khi đăng ký thương hiệu, doanh nghiệp cần xác định thị trường của mình để tìm hiểu luật sở hữu của nước đó. Doanh nghiệp cần tìm hiểu quốc gia cần đăng ký thương hiệu nằm trong hệ thống sở hữu trí tuệ nào để doanh nghiệp có thể tham gia đăng ký theo hệ thống đó. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua việc đăng ký tên miền trên Internet. Internet đang trở thành thế mạnh trong giao thương quốc tế, trong đó có việc tiếp thị. Một địa chỉ tên miền ngắn gọn, thông dụng dễ truy cập là điểm thuận lợi để doanh nghiệp đưa hình ảnh, thông tin của mình đến với người tiêu dùng, vì thế đây là việc cần làm ngay từ bây giờ. Một hình thức mới là thị trường điện tử (e- market). Các doanh nghiệp nên đăng ký vào e - market để trình bày về mình, về sản phẩm của mình. Lợi thế của nó là thu hút được sự quan tâm của người truy cập vào đúng trang web cần tìm thay vì phải chọn lựa giưã muôn vàn website cùng ngành hàng khi họ tìm kiếm. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần quan tâm đến tính chuyên nghiệp của mình. Khi người mua mất công tìm đến trang web của doanh nghiệp thì họ kỳ vọng doanh nghiệp cần trả lời trong 24 - 28 giờ. Thay vì mở văn phòng đại diện ở nước ngoài để quảng bá thương hiệu (chi phí khá cao), các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở một văn phòng vệ tinh (trade show) cung cấp các thông tin về sản phẩm, hình ảnh, thông tin về doanh nghiệp và là đại diện tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới cho doanh nghiệp. - 99 - KẾT LUẬN Khu vực DNN&V chiếm đa số (hơn 90%) trong tổng số doanh nghiệp ở hầu hết các nước với các đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và ổn định kinh tế xã hội. Đặc biệt ở các nước đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam, khu vực doanh nghiệp này còn được khẳng định với vai trò quan trọng trong xoá đói giảm nghèo và đảm bảo công bằng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày một lớn mạnh, bao trùm hầu hết các nền kinh tế và đang đồng thời tạo ra những cơ hội và áp lực to lớn đe doạ khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế quan trọng này. Vấn đề đặt ra ở hầu hết các nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam đó là làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh để các DNN&V hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế thế giới với những bất lợi thấp nhất. Kinh nghiệm cho thấy, để thực hiện thành công hội nhập không chỉ đòi hỏi nỗ lực của một chủ thể đơn lẻ. Quá trình hội nhập đòi hỏi tổng hợp nỗ lực của Nhà nước, của doanh nghiệp và bản thân dân chúng. Nhà nước mở cửa cho quá trình hội nhập với các chủ trương, cam kết và chiến lược hội nhập quốc gia. Tương tự như vậy, doanh nghiệp là chủ thể thực hiện các chính sách, cam kết đó thông qua chiến lược hội nhập của doanh nghiệp. Để đảm bảo hội nhập hiệu quả đòi hỏi Chính phủ phải có chủ trương đúng đắn hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập và bản thân doanh nghiệp phải chủ động nâng cao khả năng hội nhập của mình ngay từ việc xây dựng chiến lược hội nhập cho doanh nghiệp. Chiến lược này sẽ cần bao gồm các giải pháp ngắn hạn và trung hạn nhằm cải thiện các yếu kém liên quan đến các nhóm năng lực là yếu tố cơ bản cấu thành năng lực hội nhập bao gồm: năng lực vốn - công nghệ, nhóm năng lực quản lý - nguồn nhân lực và năng lực tên tuổi thương hiệu - tiếp cận thị trường. Trên cơ sở phân tích thực trạng DNN&V Việt Nam thời gian qua, Luận văn đã đánh giá một cách khách quan những thành tựu và hạn chế chủ yếu của khu vực - 100 - DNN&V và khuyến nghị một số giải pháp nhằm tạo dựng và nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho khu vực doanh nghiệp này. Tuy nhiên, một điều cần khẳng định là hội nhập là con đường phát triển tất yếu nhưng không dễ dàng bằng phẳng. Để hội nhập thành công, các doanh nghiệp, đặc biệt là DNN&V cần phải chuẩn bị tốt về mọi mặt, cả kiến thức, lòng dũng cảm, nhận thức và cả lòng quyết tâm thực hiện chiến lược đã đề ra. Bên cạnh đó, những cố gắng của doanh nghiệp chỉ mang lại kết quả mong muốn khi môi trường kinh doanh được cải thiện, khi Nhà nước có các chính sách hỗ trợ hữu hiệu cho các DNN&V trên cơ sở một lộ trình hội nhập hoàn chỉnh và toàn diện cho DNN&V. Mặc dù còn rất nhiều thử thách nhưng nếu biết tận dụng thời cơ, biết tận dụng các lợi thế so sánh của đất nước, của những đặc trưng khu vực thì DNN&V Việt nam sẽ phát triển mạnh mẽ và sẽ là nhân tố quyết định sự thành công của chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ KH&ĐT (2000), Hội thảo “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội, thách thức và giải pháp”. 2. Cục Phát triển DNN&V, Bộ KH&ĐT (1999), Dự án US/VIE/95/004 (1999), Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và đổi mới thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của DNN&V Việt Nam. 3. Nguyễn Cúc (1996), Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Hà nội. 4. Đỗ Văn Hải (1998), Nghiên cứu định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 5. Phạm Thị Thu Hằng, Tạo việc làm tốt bằng chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 6. Trần Thị Vân Hoa (2003), Tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ đến sự phát triển của Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. 7. Cao Bá Khoát (2003), Tên doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu Khoa học, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà nội. 8. IFC - MPI (2003), Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ năm 2003. 9. MPDF (1999), Chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân số 10, Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trên đường tiến đến phồn vinh. 10. MPDF (1999), Chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân số 8, Động lực tăng trưởng chưa đủ lớn của Việt Nam, Kết quả điều tra 95 doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn ở Việt Nam. 11. MPDF (1999), Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam, Chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân số 5. 12. Ngân hàng phát triển châu Á (2004), Báo cáo dự án TA 4031-VIE “Lộ trình phát triển DNN&V” chuẩn bị Khoản vay chương trình phát triển DNN&V. 13. Phòng TMCN Việt Nam - Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa kỳ (USAID) (2002), Thuyết trình xây dựng năng lực cạnh tranh. 14. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (2002), Phân tích nhu cầu đào tạo trong các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, Hà Nội. 15. Tô Đình Thái (2004), Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở để xây dựng chiến lược hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam từ nay đến năm 2010, Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 16. Ngô Đức Thắng (2000), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Ngoại giao, “Tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế”. 17. Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp (2004), Báo cáo đánh giá 4 năm thi hành Luật doanh nghiệp, Hà Nội. 18. Uỷ Ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2003), Đề án quốc gia “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam. 19. UNDP - MPI, Việt Nam hướng tới 2010 (2001), Tuyển tập báo cáo phối hợp nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 21. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) (2003) - Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA), Hội nhập kinh tế, áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối sách của một số nước, NXB giao thông vận tải. Tiếng Anh 22. Asian Development Bank (2002), Sector Study Paper on The small and Medium sized enterprise sector. 23. Le Dang Doanh, Tran Kim Hao (2000), Central Institute for Economic Management (CIEM), Evaluation of Impacts of Macroeconomic Policies and Administrative Formalities on Promotion of Smalll and Medium Scale enterprises in Viet Nam, UNDP Project. 24. GTZ - VCCI (2002), Business Development Services in Viet Nam. 25. Le Thanh Ha (1999), Survey on situation and Development of Small and Medium Enterprises of Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh. 26. Japan Bank for International Cooperation (JBIC) (2002), Business Environment for Vietnam Private Enterprises. 27. JBIC Reseach Paper No 8-1 (2001), Issues of Sustainable Development in Asian Countries: Focus on SMIs in Thailand. 28. JBIC Reseach Paper No 8-2, Issues of Sustainable Development in Asian Countries: Focus on SMIs in Malaysia. 29. OECD Small and Medium Enterprise Outlook, 2000 Edition. 30. Office for Small and Medium Enterprises Promotion, Thailand, Annual Report 2003. 31. Profile of SMEs and SME Issues in APEC 1990 – 2000 32. VICOOPSME (1998), Education and Training of Human resources for SMEs. Bảng phụ lục 1.1: Căn cứ xác định DNN&V ở một số nước và khu vực trên thế giới Nước Phân loại Số lao động Số vốn Doanh thu A. Các nước phát triển 1. Mỹ Tất cả các ngành 0-500 Không quan trọng Không quan trọng 2. Nhật Bản Chế tác 1-300 300 triệu Yên Bán buôn 1-100 0-100 triệu Yên Bán lẻ 1-50 0-50 ttriẹu Yên Dịch vụ 1-100 1-100 triệu Yên 3. EU DN cực nhỏ <10 Không quan trọng DN nhỏ <50 7 triệu Euro DN vừa <250 27 triệu Euro 4. Australia Chế tác nhỏ <100 Không quan trọng Không quan trọng Chế tác vừa 100-199 Dịch vụ nhỏ <20 Dịch vụ vừa 20-199 5. Canada Chế tác nhỏ <100 Chế tác vừa 100-500 Không quan trọng < 5triệu CND$ Dịch vụ nhỏ 100-500 5-20 Dịch vụ vừa <50 < 5 triệu CND$ 50-500 5-20 6. New Zealand Các ngành 0-50 7. Hàn Quốc Chế tác 0-300 20 -80 tỉ won Khai mỏ và vận tải 0-300 Không quan trọng Không quan trọng Xây dựng 0-200 TM và DV 0-20 8. Đài Loan Chế tác 0-200 80 triệu NT$ Không quan trọng Nông lâm ngư và DV 0-50 Không 100 triệu NT$ B. Các nước đang phát triển 1. Thái Lan Sản xuất nhỏ Không quan trọng 0-50 triệu Bath Không quan trọng Sản xuất vừa 50-200 Bán buôn nhỏ 0-50 Bán buôn vừa 50 – 100 Bán lẻ nhỏ 0 – 30 Bán lẻ vừa 30 – 60 2. Malaysia Chế tác 0 – 150 Không quan trọng 0 – 25 RM 3. Mêxico Dn cực nhỏ 0 – 15 Không quan trọng Không quan trọng Doanh nghiệp nhỏ 16 – 100 Doanh nghiệp vừa 101 – 250 4. Pê - ru Các ngành Không quan trọng Không quan trọng < 17 triệu USD 5. Philipin Doanh nghiệp nhỏ 10 – 99 1,5 –15 triệu Pêxo Không quan trọng Doanh nghiệp vừa 100 – 199 15 – 60 triệu 6. Indonêsia Doanh nghiệp nhỏ Không quan trọng 0 – 20.000 USD 0 – 100.000 USD Doanh nghiệp vừa 20.000 – 100.000 USD 100.000 – 500.000 USD 7. Brunêi Tất cả các ngành 1 – 100 Không quan trọng Không quan trọng C. Các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi 1. Nga Doanh nghiệp nhỏ 1 – 249 Không quan trọng Không quan trọng Doanh nghiệp vừa 249 – 999 2.Trung Quốc Doanh nghiệp nhỏ 50 – 100 Doanh nghiệp vừa 101 – 500 3. Hunggary DN cực nhỏ 1 -10 DN nhỏ 10 - 50 DN vừa 50 – 250 4. Ba Lan Doanh nghiệp nhỏ < 50 Doanh nghiệp vừa 51 – 200 5. Slovakia Doanh nghiệp nhỏ 1 -24 Doanh nghiệp vừa 25 – 100 6. Rumani Doanh nghiệp nhỏ 1 – 20 7. Bungary Doanh nghiệp nhỏ < 50 20 triệu BGL 8. Uzbekistan Doanh nghiệp nhỏ < 300 Doanh nghiệp vừa 300 - 1000 9. Acmenia Doanh nghiệp cực nhỏ < 5 Doanh nghiệp nhỏ 6 – 50 Doanh nghiệp vừa 51 - 100 Nguồn: (1) Hồ sơ các DNNVV cảu APEC, 1998; (2) Định nghĩa DNNVV của các nước đang chuyển đổi UN_EC, 1999; Tổng quan các DNNVV của OECD, 2000. Phụ lục 1.2: Vai trò của DNN&V ở một số nước Nước % trong số DN % trong tổng số lao động % trong tổng giá trị gia tăng của khu vực tư nhân % trong xuất khẩu Các nền kinh tế phát triển Mỹ (2001) 99,7 52 51 31 Nhật (2001) 99,7 72,7 55,6 13,5 Anh (2000) 99,8 55,4 51 Pháp (2000) 99 47 - 26 Australia (1999) 99,8 50,2 51 New Zealand (2000) 96 42 33 Hàn Quốc (2001) 99,1 77,4 46,3 43 Đài Loan (1999) 97,7 76,39 47,58 47 Singapore (2000) 91,5 51,8 34,7 16 Các nền kinh tế đang phát triển Thái Lan (1998) 97,9 70 50,4 50 Inđônêxia (1999) 98 88,3 38,9 18,4 Philippine (2000) 99,48 66,21 68,2 60 Malaysia (1999) 84 12,7 19,13 15 Các nền kinh tế chuyển đổi Trung Quốc (1999) 99 84,3 64,99 40-60 Hungary (1999) 99,8 70,2 54,8 - Ba lan (1998) 99 60,6 40 - Slovakia (1998) 99 59,4 58 - Nguồn: (1) Khái quát DNN&V APEC 1990-2000; (2) Phát triển DNN&V của các nước đang chuyển đổi, UN-ECE, 1999; (3) Tổng quan các DNN&V của OECD, 2000 Phụ lục 2.1: Cơ cấu lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (đến 1/7/2002) Không có CMKT Có CMKT Trong đó chia ra theo trình độ Sơ cấp/ chứng chỉ CNKT không bằng CNKT có bằng Trung học chuyên nghiệp CĐ, ĐH trở lên Cả nước : số lao động (người) 32.710.127 7.984.233 265.875 307.393 352.903 307.393 332.144 Chiếm tỷ lệ (%) 80,38 19,62 3,33 3,85 4,42 3,85 4,16 I. Theo giới tính Nữ (người) 16.917.831 3.143.631 81.106 78.276 79.220 132.661 121.344 Tỷ lệ (%) 84,33 15,67 2,58 2,49 2,52 4,22 3,86 II. Theo vùng lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng (%) 75,21 24,67 4,10 5,40 3,86 4,91 6,51 Đông Bắc (%) 84,76 15,24 2,42 1,63 2,70 5,20 3,28 Tây Bắc (%) 90,18 9,82 1,23 0,89 1,63 3,83 2,25 Bẳc Trung Bộ (%) 81,11 18,89 6,24 3,36 2,25 4,17 2,87 Duyên hải Nam trung bộ (%) 81,18 18,82 1,74 6,39 2,72 3,46 4,52 Tây nguyên (%) 86,26 13,74 1,26 3,19 1,84 4,28 3,19 Đông Nam Bộ 68,19 31,81 4,14 3,90 14,41 3,33 6,04 Đồng Bằng SCL (%) 88,46 11,54 2,27 3,20 1,79 2,24 1,96 Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm, Bộ LĐ-TB-XH, 1/7/2002

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3010_1146.pdf
Luận văn liên quan