Luận văn Năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang có những bước phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh, nguy cơ xảy ra cháy, nổ và thiệt hại gây ra ngày càng lớn, do đó công tác bảo đảm an toàn về PCCC, trong đó có công tác kiểm tra an toàn về PCCC cần được chú trọng và tăng cường trong thời gian tới. Việc nghiên cứu nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC thuộc lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh là cần thiết và phù hợp, đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu, nhiệm vụ công tác PCCC trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của thành phố nhằm kiềm chế được sự gia tăng các vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề mang tính lý luận chung về năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC gồm: Đưa ra các khái niệm, tiêu chí cơ bản để nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC trong Chương 1. Đánh giá, phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội và có liên quan đến công tác kiểm tra an toàn về PCCC và thực trạng năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC thuộc lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh trong Chương 2. Để nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể có tính khả thi cao trong Chương 3 của luận văn. Trong quá trình nghiên cứu, do phạm vi nghiên cứu rộng, nhiều nội dung còn phức tạp, do vậy đề tài không tránh khỏi những hạn chế, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, cán bộ thực tiễn để luận văn được hoàn thiện hơn./.

pdf142 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an toàn PCCC để đánh giá lại hiệu quả của các mặt công tác; về chỉ tiêu, tiến độ triển khai các nội dung kiểm tra chuyên đề; về những khúc mắc trong thủ tục hành chính; những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, trong công tác quản lý. Từ đó rút ra kinh nghiệm để khắc phục, chấn chỉnh và có hướng chỉ đạo thống nhất thực hiện trong toàn lực lượng. Năm là, quan tâm thực hiện và tăng cường công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành nhằm phát hiện sai sót trong khi thực hiện nhiệm vụ cán bộ kiểm tra PCCC. Trong công tác kiểm tra, thanh tra phải tiến hành một cách công khai, dân chủ, khách quan, tránh việc “bỏ nặng, tìm nhẹ”, thực hiện qua loa, hình thức. Điều này sẽ tạo nên tâm lý chủ quan, ỉ lại của cán bộ, chiến sỹ, dẫn đến tiêu cực phát sinh ngày càng nặng nề, nghiêm trọng hơn. 95 3.2.6. Xây dựng, cải thiện môi trƣờng làm việc Những năm qua, việc đầu tư hiện đại hóa về cơ sở hạ tầng, trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cán bộ kiểm tra PCCC còn rất hạn chế. Đó cũng là đánh giá của 57,7% cán bộ kiểm tra PCCC khi được hỏi về điều kiện vật chất trang thiết bị của cơ quan cho rằng chỉ đáp ứng cơ bản hoặc thiếu, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu làm việc. Do đó, thời gian tới cần đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng, vật chất cho các đơn vị Cảnh sát PC&CC quận, huyện, theo các giải pháp cụ thể: - Trước hết, cần tiến hành việc kiểm tra, khảo sát, đánh giá thực trạng về điều kiện hạ tầng, phương tiện làm việc của từng đơn vị. Trên cơ sở đánh giá sẽ biết nơi nào cần nâng cấp, sửa chữa, nơi nào cần xây dựng mới, nơi nào cần bổ sung các phương tiện, trang thiết bị làm việc. Đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm hàng năm và dài hạn, đề xuất cấp trên cấp kinh phí đầu tư phù hợp nhằm cải thiện điều kiện và môi trường làm việc cho các đơn vị phòng Cảnh sát PC&CC quận, huyện. - Thứ hai, Cảnh sát PC&CC Thành phố cần chủ động đề xuất UBND thành phố, Bộ Công an cấp nguồn kinh phí và các dự án viện trợ của nước ngoài nhằm đẩy mạnh việc xây dựng hoàn thiện, xây dựng mới, hiện đại hóa trụ sở làm việc của các phòng Cảnh sát PC&CC quận, huyện; trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ công tác kiểm tra an toàn về PCCC; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và giải quyết công việc hành chính nhanh chóng, kịp thời và giám sát hoạt động thực thi công vụ của cán bộ để tăng hiệu quả công việc và khả năng phục vụ nhân dân, cụ thể: + Phấn đấu đến năm 2020, tất cả các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đều có một Phòng Cảnh sát PC&CC cấp quận, huyện trực thuộc. Các đơn vị đều được nâng cấp, sửa chữa hoặc được xây dựng mới, đảm bảo khang trang, kiên cố, sạch đẹp. Mỗi đơn vị đều có phòng họp, phòng làm 96 việc riêng cho từng bộ phận, nơi tiếp dân rộng rãi, thoáng mát, có chỗ sắp xếp lưu trữ và bảo quản các hồ sơ giấy tờ một cách thuận tiện, an toàn. + Trang bị đầy đủ về máy móc, phương tiện, trang thiết bị làm việc văn phòng như điện thoại, máy in, máy photocopy, máy vi tính được kết nối mạng internet. + Trang bị cho mỗi Đội kiểm tra an toàn PCCC thuộc các Phòng Cảnh sát PC&CC quận, huyện những trang thiết bị tối thiểu để tiến hành hoạt động kiểm tra như: thiết bị thử đầu báo cháy, thiết bị đo áp suất dư của buồng thang chống tụ khói, thiết bị đo lưu lượng, áp lực nước chữa cháy, thiết bị đo áp suất đầu lăng, nhiệt kế, vôn kế, ampe kế, bút thử điện, dây đo + Nghiên cứu xây dựng phần mềm hỗ trợ trong công tác kiểm tra an toàn về PCCC là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và cải cách thủ tục hành chính. Việc xây dựng phần mềm hỗ trợ trong công tác kiểm tra an toàn về PCCC cần đảm bảo yêu cầu sau: theo dõi, quản lý hồ sơ kiểm tra an toàn về PCCC; khai thác các dữ liệu thông tin về cơ sở để phục vụ cho công tác thống kê và điều tra cơ bản; theo dõi được quá trình kiểm tra an toàn về PCCC đối với cơ sở theo thời gian và các nội dung kiến nghị cơ sở thực hiện; giúp cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện, giúp lãnh đạo, chỉ huy theo dõi được tiến độ thực hiện thủ tục hành chính và công tác tiếp dân của của cán bộ kiểm tra PCCC. Bên cạnh đó, cần chú ý cải thiện môi trường làm việc của cán bộ kiểm tra PCCC. Bởi môi trường làm việc có tác động rất lớn đến năng suất và hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC. Môi trường làm việc thân thiện sẽ giảm áp lực công việc cho cán bộ, tạo cho cán bộ tâm lý hứng khởi, thoải mái. Do đó, trước hết lãnh đạo, chỉ huy đơn vị cần thực hiện tốt công tác bố trí, sử dụng cán bộ, đảm bảo các hoạt động đánh giá, đề bạt, khen thưởng và xử lý kỷ luật được thực hiện khách quan, công bằng. Lãnh đạo cần 97 quan tâm đến đội ngũ cán bộ, thường xuyên động viên, thăm hỏi, khích lệ trong công việc. Xây dựng đơn vị văn hóa, kiểu mẫu theo hướng dân chủ tiến bộ, hiện đại, có nền nếp; kiến tạo tinh thần phối hợp, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong đơn vị; phát hiện hạn chế và xử lý hài hòa, công tâm những mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ nhằm xây dựng khối đoàn kết, gắn bó trong cơ quan; xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, cởi mở thân thiện để khuyến khích tinh thần làm việc, tạo động lực phấn đấu, cống hiến của cán bộ kiểm tra PCCC. 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Với Bộ Công an Một là, tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, các quy chuẩn, tiêu chuẩn đồng bộ để thực hiện Luật và các Nghị định về PCCC, tránh tình trạng Luật, Nghị định ban hành nhưng chậm có văn bản hướng dẫn thực hiện, nên có sự chồng chéo, bất cập với các văn bản quy phạm pháp luật khác về PCCC. Hai là, cần quan tâm hơn nữa việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh; đẩy mạnh chương trình hợp tác quốc tế về lĩnh vực PCCC; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực thông qua tập huấn, đào tạo ở nước ngoài về PCCC hoặc liên kết đào tạo trong nước. Ba là, xem xét về việc tăng biên chế cho lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh hoặc cho thí điểm mô hình xây dựng lực lượng PCCC chuyên nghiệp tình nguyện, làm việc theo hình thức hợp đồng để giảm áp lực về nhân sự nhằm đáp ứng được yêu cầu đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ công tác PCCC trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. Bốn là, tạo cơ chế cho lực lượng Cảnh sát PC&CC Thành phố thí điểm thực hiện xã hội hóa công tác PCCC như: kêu gọi đầu tư, mua sắm trang 98 thiết bị PCCC hiện đại; chuyển giao công nghệ PCCC tiên tiến, các giáo trình, tài liệu chuyên môn về PCCC với các đối tác nước ngoài. Năm là, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, chú ý đến kỹ năng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC. Ngoài những kỹ năng chung, đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC cần phải được trang bị các kỹ năng quan trọng như: kỹ năng tham mưu, xây dựng văn bản hành chính, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân chấp hành tốt Pháp luật và các quy định về an toàn PCCC. Sáu là, xây dựng tiêu chuẩn về đạo đức công vụ: Đây là tiêu chuẩn rất quan trọng đối với cán bộ, chiến sỹ CAND nói chung, đặc biệt là các bộ phận phải thường xuyên làm việc, tiếp xúc với nhân dân để giải quyết các thủ tục hành chính, trong đó có cán bộ kiểm tra PCCC. Đạo đức, lối sống của đội ngũ này quyết định tới niềm tin của nhân dân đối với lực lượng CAND. Do đó, cần chú trọng đến việc xây dựng, nâng cao tiêu chuẩn về đạo đức công vụ trong gian tới bằng các chỉ tiêu rõ nét, cụ thể. Bảy là, chỉ đạo đối với Đại học PCCC trong việc xây dựng, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho lực lượng Cảnh sát PC&CC. Hiện nay, nội dung chương trình, đào tạo, bồi dưỡng dành cho cán bộ kiểm tra PCCC nhìn chung còn rất nhiều bất cập, thể hiện ở chỗ: Nội dung chương trình còn dàn trải, chưa chú trọng các kỹ năng thực hành, còn mang nặng tính lý thuyết, hàng lâm; nhiều nội dung, thông tin không còn phù hợp với các quy định của Pháp luật hiện hành và thực tiễn xã hội Do đó, muốn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ kiểm tra PCCC đòi hỏi phải xây dựng được chương trình phù hợp, sát thực, để học viên có điều kiện nghiên cứu lý luận một cách vững chắc và vận dụng được những kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn hiệu quả. Theo đó, Đại học PCCC cần tiến hành rà soát, biên soạn, 99 xây dựng lại nội dung cho phù hợp, đảm bảo cập nhật kịp thời các kiến thức mới, tổ chức cho học viên đến các địa phương để thực tập, thực hành làm quen với các tình huống thực tế, bổ sung kiến thức chuyên môn. Đồng thời, mở thêm mã ngành đào tạo chuyên sâu cho các đối tượng đã tốt nghiệp đại học với các hình thức ngắn hạn để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn sâu như thanh tra, kiểm tra chuyên ngành phòng cháy trong từng lĩnh vực như xây dựng, điện, xăng dầu khí, cung cấp nước, công nghệ sản xuất v.v... 3.3.2. Với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Một là, tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp tăng cường công tác PCCC&CNCH trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đối với công tác PCCC, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố. Hai là, chỉ đạo các sở - ngành, quận - huyện nhanh chóng bố trí đất xây dựng các đơn vị Cảnh sát PC&CC tại tất cả các quận, huyện. Định hướng đến năm 2020 mỗi quận, huyện phải có Phòng Cảnh sát PC&CC trực thuộc để đảm bảo bán kính chữa cháy và tránh sự khó khăn, chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước về công tác PCCC theo ranh giới địa bàn quận, huyện. Ba là, triển khai thực hiện Dự án quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh đến năm 2025. Đây chính là cơ sở cho việc định hướng, quy hoạch và định mức đầu tư cho các hạng mục PCCC, công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát PC&CC Thành phố ngày càng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại”. Trong đó sẽ xác định đầu tư xây dựng đủ 24 Phòng Cảnh sát PC&CC trên 24 Quận, huyện, xây dựng 20/67 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực; quy hoạch hệ thống tổ chức của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH; quy hoạch xây dựng, đào tạo và huấn 100 luyện lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH; quy hoạch phát triển mạng lưới cấp nước phục vụ công tác PCCC. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 Từ thực trạng của đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC, cũng như xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh đó là tăng cường công tác PCCC, kìm hãm số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, nâng cao hiệu quả hoạt quản lý Nhà nước trong lĩnh vực PCCC ở cơ sở, góp phần đảm bảo tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố. Qua phân tích thực trạng, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC thuộc lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh, kết hợp với việc nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của chính quyền địa phương về xây dựng lực lượng Cảnh sát PC&CC trong thời gian tới, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC thuộc lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh hiện nay. Hệ thống các giải pháp này trong mối quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng thúc đẩy việc nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC thuộc lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh trong thời gian tới nhanh chóng và hiệu quả. Các giải pháp này cần phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ và có cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục. 101 KẾT LUẬN Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang có những bước phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh, nguy cơ xảy ra cháy, nổ và thiệt hại gây ra ngày càng lớn, do đó công tác bảo đảm an toàn về PCCC, trong đó có công tác kiểm tra an toàn về PCCC cần được chú trọng và tăng cường trong thời gian tới. Việc nghiên cứu nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC thuộc lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh là cần thiết và phù hợp, đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu, nhiệm vụ công tác PCCC trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của thành phố nhằm kiềm chế được sự gia tăng các vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề mang tính lý luận chung về năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC gồm: Đưa ra các khái niệm, tiêu chí cơ bản để nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC trong Chương 1. Đánh giá, phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội và có liên quan đến công tác kiểm tra an toàn về PCCC và thực trạng năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC thuộc lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh trong Chương 2. Để nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể có tính khả thi cao trong Chương 3 của luận văn. Trong quá trình nghiên cứu, do phạm vi nghiên cứu rộng, nhiều nội dung còn phức tạp, do vậy đề tài không tránh khỏi những hạn chế, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, cán bộ thực tiễn để luận văn được hoàn thiện hơn./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công an (2013), Thông tư số 63/2013/TT-BCA ngày 21/11/2013 của Bộ Công an quy định về Điều lệnh kiểm tra; 2. Bộ Công an (2014), Thông tư số 11/VBHN-BCA ngày 7/4/2014 về việc Quy định tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân 3. Bộ Nội vụ, Học viện Hành chính quốc gia, Viện nghiên cứu hành chính (2002), Thuật ngữ hành chính, Nxb.Văn hóa thông tin, Hà Nội; 4. Bộ Nội vụ, đề tài khoa học: Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam, mã số ĐTDL-2004/25, Hà Nội; 5. Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh (2009), Quyết định số 1285/QĐ- CSPCCC Tp ngày 05/11/2009 về việc ban hành Quy định tạm thời về chức năng, nhiệm vụ và lề lối làm việc của cán bộ kiểm tra; 6. Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh (2012), Quyết định số 681/QĐ- PCCC-P9 ngày 25/6/2012 về Quy định chuẩn mực đạo đức của lực lượng Cảnh sát PC&CC Thành phố. 7. Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh (2012), Quy định số 353- QĐ/ĐU(BTG) ngày 13/9/2012 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 8. Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết năm 2010, 2011, 2012, 2013,2014,2015; 9. Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Cảnh sát PC&CC Thành phố, lần thứ III (2015-2020); 10. Chính phủ (2012), Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17/8/2012 phê duyệt Đề án “Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. 11. Chính phủ (2014), Nghị định số 79/2013/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; 12. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thư gửi cho đồng chí Giám đốc Công an Khu 12, ngày 11/3/1948; 13. Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (2012), Đề án Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 14. Đào Hữu Dân (2012), Giáo trình Quản lý Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy, NXB giao thông vận tải, Hà Nội, 2012; 15. Nguyễn Trọng Điều (2002), Giao tiếp ứng xử trong hành chính, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội; 16. Nguyễn Văn Thủ (2004), “Các tiêu chí đánh giá năng lực cá nhân và đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước”, Tạp chí quản lý nhà nước, số 8/2004; 17. Học viện Hành chính quốc gia (2002), Thuật ngữ Hành chính, Nxb.Khoa học kỹ thuật, Hà Nội; 18. Học viện Hành chính quốc gia (2006), Hành chính công, Nxb.Khoa học kỹ thuật, Hà Nội; 19. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển bách khoa Việt Nam. NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội; 20. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội; 21. Luật cán bộ, công chức (2008), NxbThống kê, Hà Nội 22. Th.S Nguyễn Thế Từ - Th.S Nguyễn Hữu Tấn (2006), Giáo trình kiểm tra, thanh tra về PCCC, Trường Đại học PCCC, Nxb.Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội -2006; 23. Tô Tử Hạ (2003), Từ điển Hành chính, Nxb. Lao động – xã hội 24. Quốc Hội (2001, 2013), Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2011; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013; 25. Quốc Hội (2014), Luật Công an nhân dân ngày 27/11/2014; 26. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 14/01/2013 về việc phê duyệt Đề cương chi tiết Dự án quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh đến năm 2025; 27. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Quyết định số 6630/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh ngang tầm các nước trong khu vực; 28. Viện ngôn ngữ học (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng; PHỤ LỤC 1 Mô hình tổ chức của Cảnh sát PC&CC Tp. Hồ Chí Minh B BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG CẢNH SÁT PCCC QUẬN 1 PHÒNG CẢNH SÁT PCCC QUẬN 2 PHÒNG CẢNH SÁT PCCC QUẬN 3 PHÒNG CẢNH SÁT PCCC QUẬN 4 PHÒNG CẢNH SÁT PCCC QUẬN 6 PHÒNG CẢNH SÁT PCCC QUẬN 8 PHÒNG CẢNH SÁT PCCC QUẬN 11 PHÒNG CẢNH SÁT PCCC QUẬN 12 PHÒNG CẢNH SÁT PCCC QUẬN BÌNH THẠNH PHÒNG THAM MƯU PHÒNG HƯỚNG DẪN CHỈ ĐẠO VỀ PHÒNG CHÁY PHÒNG HƯỚNG DẪN CHỈ ĐẠO VỀ CHỮA CHÁY THANH TRA PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG HẬU CẦN TRANG BỊ KỸ THUẬT PHÒNG CỨU NẠN VÀ CỨU HỘ PHÒNG PHÁP CHẾ ĐIỀU TRA VÀ XỬ LÝ CHÁY NỔ PHÒNG CÔNG TÁC ĐẢNG VÀ CÔNG TÁC QUẦN CHÚNG TRUNG TÂM THIẾT BỊ PCCC 4/10 PHÒNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN PCCC & CNCH PHÒNG CẢNH SÁT PCCC QUẬN GÒ VẤP PHÒNG CẢNH SÁT PCCC QUẬN BÌNH TÂN PHÒNG CẢNH SÁT PCCC HUYỆN CẦN GIỜ PHÒNG CẢNH SÁT PCCC HUYỆN NHÀ BÈ PHÒNG CẢNH SÁT PCCC HUYỆN CỦ CHI PHÒNG CẢNH SÁT PCCC & CNCH TRÊN SÔNG PHÒNG CẢNH SÁT PCCC QUẬN 9 PHÒNG CẢNH SÁT PCCC QUẬN TÂN PHÚ Đ ĐỘI TỔNG HỢP (17 đội) ĐỘI HƯỚNG DẪN KIỂM TRA (17 đội) ĐỘI CHỮA CHÁY CHUYÊN NGHIỆP (20 đội) ĐỘI TỔNG HỢP ĐỘI CS PCCC VÀ CNCH KV CẢNG BIỂN, TRÊN CÁC TUYẾN SÔNG PHÒNG CẢNH SÁT PCCC HUYỆN BÌNH CHÁNH PHÒNG CẢNH SÁT PCCC QUẬN 7 PHỤC LỤC 2 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT I. Kết quả khảo sát tình hình cán bộ kiểm tra PCCC (Đối với cán bộ kiểm tra PCCC) Số đơn vị khảo sát: 18 đơn vị Số phiếu phát ra: 267 phiếu Số phiếu thu về: 251 phiếu Số phiếu hợp lệ: 251 phiếu 1. Độ tuổi của cán bộ kiểm tra PCCC Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Từ 20 tuổi – 30 tuổi 88 35,06% Từ 31 tuổi – 40 tuổi 144 57,37% Từ 41 tuổi – 50 tuổi 10 3,98% Trên 50 tuổi 9 3,59% Tổng 251 100% 2. Về kiến thức chuyên môn Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Ngoài ngành 12 4,78% Trung cấp 197 78,49% Cao đẳng 4 1,59% Đại học và Thạc sỹ 38 15,14% Tổng 251 100% 3. Kiến thức về lý luận chính trị Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Chưa qua đào tạo 40 15,94% Sơ cấp 149 59,36% Trung cấp 54 21,51% Cao cấp 8 3,19% Tổng 251 100% 4. Về trình độ ứng dụng tin học Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Chứng chỉ A 77 30,68% Chứng chỉ B 81 32,27% Khác 6 2,39% Không có 87 34,66% Tổng 251 100% 5. Về bằng cấp ngoại ngữ Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Chứng chỉ A 72 28,69% Chứng chỉ B 93 37,05% Chứng chỉ C 6 2,39% Không có 80 31,87% Tổng 251 100% 6. Thời gian làm công tác kiểm tra an toàn PCCC Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Dưới 5 năm 198 78,88% Từ trên 5 năm đến dưới 10 năm 44 17,53% Trên 10 năm 9 3,59% Tổng 251 100% 7. Về tinh thần phối hợp trong giải quyết công việc Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Phối hợp rất tốt, thân ái giúp đỡ nhau hoàn thành công việc 171 68,13% Phối hợp tốt, thường xuyên 77 30,68% Thỉnh thoảng có phối hợp 3 1,20% Rất ít khi có phối hợp 0 0,00% Chưa có sự phối hợp 0 0,00% Tổng 251 100% 8. Về xây dựng kế hoạch làm việc Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Chưa xây dựng kế hoạch 169 67,33% Có xây dựng kế hoạch đều đặn để thực hiện theo quy định của cấp trên 80 31,87% Thỉnh thoảng có xây dựng kế hoạch khi trong các đợt cao điểm hoặc khi bị kiểm tra, nhắc nhở 2 0,80% Rất ít khi xây dựng kế hoạch để thực hiện 0 0,00% Chưa xây dựng kế hoạch 0 0,00% Tổng 251 100% 9. Về khối lƣợng công việc do các chỉ tiêu công tác đề ra Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Khối lượng công việc quá lớn 2 0,80% Khối lượng công việc lớn 120 47,81% Khối lượng công việc hợp lý 128 51,00% Khối lượng công việc ít 0 0,00% Khối lượng công việc quá ít 1 0,40% Tổng 251 100% 10. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Trang bị đầy đủ 29 11,55% Đã trang bị tương đối 77 30,68% Đã trang bị cơ bản 75 29,88% Có trang bị nhưng thiếu 55 21,91% Trang bị hạn chế 15 5,98% Tổng 251 100% 11. Về mức độ cập nhật thông tin, kiến thức về pháp luật, tiêu chuẩn có liên quan đến công tác an toàn PCCC Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Thường xuyên chủ động tìm hiểu, liên tục cập nhật 201 80,08% Có theo dõi các sự kiện, tin tức để cập nhật thông tin, kiến thức 43 17,13% Thỉnh thoảng cập nhật khi có các văn bản hướng dẫn của cấp trên 7 2,79% Hiếm khi cập nhật 0 0,00% Không quan tâm 0 0,00% Tổng 251 100% 12. Về khả năng soạn thảo văn bản hành chính Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Soạn văn bản thường xuyên, rất thành thạo, nắm rõ kỹ thuật soạn thảo của từng loại văn bản 34 13,55% Thỉnh thoảng soạn thảo văn bản, nắm rõ kỹ thuật soạn thảo của một số loại văn bản 193 76,89% Ít soạn thảo văn bản và chưa nắm rõ kỹ thuật soạn thảo văn bản 24 9,56% Tổng 251 100% 13. Về khả năng tuyên truyền về pháp luật, các quy định về công tác PCCC Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Có khả năng làm giáo án, giáo trình, trình chiếu minh họa và phát biểu, nói chuyện trước đám đông để tuyên truyền về pháp luật đạt hiệu quả cao 65 25,90% Có khả năng, phát biểu, nói chuyện trước đám đông để tuyên truyền pháp luật nhưng chưa thực sự lôi cuốn, hấp dẫn 149 59,36% Thỉnh thoảng tham gia tuyên truyền nhưng chưa tự tin, còn lúng túng khi phát biểu, nói chuyện trước đám đông 29 11,55% Không tự tin, rất hiếm khi phát biểu, nói chuyện trước đám đông để tuyên truyền về pháp luật. 6 2,39% Chưa từng phát biểu, nói chuyện trước đám đông để tuyên truyền về pháp luật. 2 0,80% Tổng 251 100% 14. Về khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Có thể tham gia dịch thuật, nghiên cứu được các kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành về công tác PCCC trên các kênh thông tin nước ngoài. 2 0,80% Có thể trao đổi thông tin tốt với đối tác nước ngoài về chuyên ngành PCCC. 2 0,80% Có thể trao đổi thông tin, đáp ứng được yêu cầu công tác kiểm tra. 62 24,70% Biết nhưng không thể giao tiếp để phục vụ công tác kiểm tra. 168 66,93% Không biết ngoại ngữ. 17 6,77% Tổng 251 100% 15. Về khả năng ứng dụng tin học trong thực tế Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Có thể lập trình hoặc chủ động khai thác các ứng dụng, phần mềm có liên quan để phục vụ công tác và sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng để phục vụ công tác thống kê, báo cáo. 12 4,78% Có thể sử dụng các ứng dụng, phần mềm có liên quan để phục vụ công tác và sử dụng các ứng dụng văn phòng để phục vụ công tác thống kê, báo cáo. 124 49,40% Chỉ có thể sử dụng các ứng dụng văn phòng cơ bản để phục vụ công tác thống kê, báo cáo. 112 44,62% Không thể sử dụng các ứng dụng văn phòng để thống kê, báo cáo, nhưng có tiếp cận với máy tính để lấy thông tin hoặc giải trí. 1 0,40% Không biết sử dụng máy vi tính. 2 0,80% Tổng 251 100% 16. Việc cập nhật, bổ sung các thông tin của cơ sở vào hồ sơ quản lý cơ sở Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Thường xuyên cập nhật, bổ sung đầy đủ ngay sau khi kiểm tra 158 62,95% Có tiến hành cập nhật, bổ sung sau mỗi kỳ kiểm tra hoặc hàng tháng, quý 92 36,65% Thỉnh thoảng cập nhật, bổ sung khi có cấp trên kiểm tra, nhắc nhở 1 0,40% Rất ít khi cập nhật, bổ sung hồ sơ 0 0,00% Không cập nhật, bổ sung hồ sơ 0 0,00% Tổng 251 100% 17. Khả năng giải quyết công việc sau khi đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Cải thiện rất tốt, phục vụ đắc lực cho công tác 62 24,70% Cải thiện tốt, phục vụ được yêu cầu của công tác 186 74,10% Có cải thiện, nhưng không thể hiện hiệu quả rõ ràng 3 1,20% Cải thiện ít, không phục vụ gì nhiều cho công tác 0 0,00% Không được cải thiện 0 0,00% Tổng 251 100% 18. Về chính sách, chế độ đãi ngộ đối với công tác kiểm tra PCCC Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Chế độ đãi ngộ rất tốt 20 7,97% Chế độ đãi ngộ hợp lý 105 41,83% Chế độ đãi ngộ bình thường 104 41,43% Chế độ đãi ngộ thấp 11 4,38% Chưa có chế độ đãi ngộ 11 4,38% Tổng 251 100% 19. Về hoạt động kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với công tác kiểm tra PCCC Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục và có tiến hành đột xuất 198 78,88% Kiểm tra, giám sát theo định kỳ 51 20,32% Thỉnh thoảng kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện khi có dấu hiệu sai phạm 2 0,80% Hiếm khi kiểm tra, giám sát 0 0,00% Không có kiểm tra, giám sát 0 0,00% Tổng 251 100% 20. Về công tác tạo nguồn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Công khai, minh bạch, đúng quy định 247 98,41% Thiếu công khai, minh bạch 4 1,59% Tổng 251 100% 21. Về công tác đánh giá cán bộ Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Thật sự công bằng 193 76,89% Đa số đều công bằng 40 15,94% Khá công bằng 14 5,58% Có thực hiện 2 0,80% Chỉ thực hiện có hình thức 2 0,80% Tổng 251 100% 22. Về việc khen thƣởng, xử lý kỷ luật cán bộ Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Đúng quy trình, kịp thời 251 100% Không đúng quy trình, không nghiêm túc 0 0,00% Khen thưởng, xử lý chậm trễ 0 0,00% Tổng 251 100% 23. Về mức độ hoàn thành công việc của bản thân Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 15 5,98% Hoàn thành tốt nhiệm vụ 225 89,64% Hoàn thành nhiệm vụ 11 4,38% Chưa hoàn thành nhiệm vụ 0 0,00% Tổng 251 100% 24. Các nhu cầu về đào tạo, bồi dƣỡng Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ 154 61,35% Bồi dưỡng, đào tạo về lý luận chính trị 96 38,25% Bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ 34 13,55% Bồi dưỡng, đào tạo về quản lý nhà nước 26 10,36% Bồi dưỡng, đào tạo về đạo đức công vụ 5 1,99% Bồi dưỡng, đào tạo về kỹ năng nói chuyện trước đám đông 30 11,95% Bồi dưỡng, đào tạo về kỹ năng khác 4 1,59% Đi tham quan thực tế 33 13,15% II. Kết quả khảo sát tình hình cán bộ kiểm tra PCCC (Dành cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của cán bộ kiểm tra PCCC) Số đơn vị khảo sát: 18 đơn vị Số phiếu phát ra: 75 phiếu Số phiếu thu về: 73 phiếu Số phiếu hợp lệ: 73 phiếu 1. Về tinh thần trách nhiệm của cán bộ kiểm tra PCCC Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Tích cực, trách nhiệm 29 39,73% Bình thường 38 52,05% Hời hợt, thiếu trách nhiệm 6 8,22% Tổng 73 100% 2. Về việc chấp hành giờ giấc của cán bộ kiểm tra PCCC Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Chấp hành nghiêm chỉnh 58 79,45% Thỉnh thoảng đi trễ, về sớm 12 16,44% Thường xuyên đi trễ, về sớm 3 4,11% Tổng 73 100% 3. Về tinh thần phối hợp của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Phối hợp tốt 64 87,67% Chỉ phối hợp khi có chỉ đạo 8 10,96% Chưa có sự phối hợp 1 1,37% Tổng 73 100% 4. Công tác kiểm tra giám sát Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Thực hiện thường xuyên 70 95,89% Thực hiện theo định kỳ 3 4,11% Thỉnh thoảng 0 0,00% Tổng 73 100% 5. Ngƣời dân phản ánh về cán bộ kiểm tra PCCC tiêu cực Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Thường xuyên 0 0,00% Thỉnh thoảng 4 5,48% Chưa xảy ra 69 94,52% Tổng 73 100% 6. Công tác tạo nguồn, bố trí, sử dụng và đánh giá cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Tốt, chủ động, hợp lí, khách quan 72 98,63% Chưa tốt, còn bị động, chưa hợp lí, thiếu khách quan 1 1,37% Tổng 73 100% 7. Anh chị đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 6,85% Hoàn thành tốt nhiệm vụ 65 89,04% Hoàn thành nhiệm vụ 3 4,11% Chưa hoàn thành nhiệm vụ 0 0,00% Tổng 73 100% III. Kết quả khảo sát tình hình cán bộ kiểm tra PCCC (Dành cho chủ cơ sở, doanh nghiệp) Số phiếu phát ra: 180 phiếu Số phiếu thu về: 143 phiếu Số phiếu hợp lệ: 143 phiếu 1. Đánh giá tinh thần trách nhiệm của cán bộ kiểm tra PCCC Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Tích cực, trách nhiệm 91 63,64% Bình thường 39 27,27% Hời hợt, thiếu trách nhiệm 13 9,09% Tổng 143 100% 2. Đánh giá thái độ của cán bộ kiểm tra PCCC trong hoạt động giao tiếp Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Thân thiện, tôn trọng 121 84,62% Bình thường 18 12,59% Quan liêu, kiểu cách, hách dịch 4 2,80% Tổng 143 100% 3. Đánh giá tác phong, hình thức của cán bộ kiểm tra PCCC Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Lịch sự, chuẩn mực 103 72,03% Bình thường 36 25,17% Chưa nghiêm túc, thiếu lịch sự 4 2,80% Tổng 143 100% 4. Việc cán bộ kiểm tra PCCC hỗ trợ để giải quyết công việc Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Thường xuyên liên hệ và được hỗ trợ, hướng dẫn tận tình 98 68,53% Lúc gặp, lúc không, thỉnh thoảng được hỗ trợ, hướng dẫn 37 25,87% Hiếm khi gặp, chưa được hướng dẫn hỗ trợ trong công việc 8 5,59% Tổng 143 100% 5. Việc giải quyết thủ tục, hồ sơ của cán bộ kiểm tra PCCC Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Thường xuyên đúng hẹn 113 79,02% Thỉnh thoảng sai hẹn 22 15,38% Thường xuyên sai hẹn 8 5,59% Tổng 143 100% 6. Nhận xét về thủ tục hành chính trong công tác PCCC Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Nhanh chóng, gọn nhẹ 24 16,78% Bình thường 70 48,95% Rườm rà, phức tạp 49 34,27% Tổng 143 100% 7. Việc hay vòi vĩnh, hạch sách, nhũng nhiễu của cán bộ kiểm tra PCCC Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Thường xuyên 0 0,00% Thỉnh thoảng 7 4,90% Chưa xảy ra 136 95,10% Tổng 143 100% 8. Nhận xét việc hƣớng dẫn và kiểm tra về công tác an toàn PCCC của cán bộ kiểm tra PCCC Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu, sẽ tích cực phối hợp thực hiện các kiến nghị về PCCC 75 52,45% Hướng dẫn rõ ràng, nhưng cần tìm hiểu thêm trước khi thực hiện các kiến nghị về PCCC 47 32,87% Có hướng dẫn, nhưng chưa thuyết phục, chưa tạo được sự đồng thuận cao để thực hiện các kiến nghị về PCCC 19 13,29% Hướng dẫn không rõ ràng, gây khó khăn khi thực hiện các kiến nghị về PCCC 2 1,40% Không được hướng dẫn nhưng bị thúc ép phải thực hiện các kiến nghị về PCCC 0 0,00% Tổng 143 100% 9. Việc tuyên truyền về công tác PCCC Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Tuyên truyền thường xuyên 83 58,04% Thỉnh thoảng thực hiện 44 30,77% Chưa từng được tổ chức tuyên truyền về công tác PCCC 16 11,19% Tổng 143 100% 10. Về vấn đề mà cán bộ kiểm tra PCCC cần hoàn thiện thêm Nội dung Số phiếu Tỷ lệ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 26 18,18% Về giao tiếp, ứng xử 6 4,20% Về đạo đức công vụ 8 5,59% Về trình bày văn bản hành chính, biên bản kiểm tra PCCC 34 23,78% Về kỹ năng tuyên truyền 46 32,17% Vấn đề khác 6 4,20% PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CÁN BỘ KIỂM TRA PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY (Dành cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của cán bộ kiểm tra phòng cháy, chữa cháy) Xin chào các Anh chị! Để hỗ trợ chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, đề nghị các anh chị dành chút thời gian cung cấp một số thông tin trong phiếu này, rất mong nhận được ý kiến phản hồi chính xác của các anh chị về các câu hỏi dưới đây. (Nội dung trả lời của các anh chị được sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học, không dùng để đánh giá, nhận xét đối với cá nhân tham gia khảo sát) Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các anh chị! I. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG: 1. Họ và tên: .................................................................................................. 2. Năm sinh ................................................................................................... 3. Cấp bậc, chức vụ: ...................................................................................... 4. Đơn vị công tác: ........................................................................................ II. NỘI DUNG KHẢO SÁT: Câu 1. Anh chị đánh giá nhƣ thế nào về tinh thần trách nhiệm của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy đối với công việc Tích cực, trách nhiệm Bình thường Hời hợt, thiếu trách nhiệm Câu 2. Anh chị đánh giá nhƣ thế nào về việc chấp hành giờ giấc của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy? Chấp hành nghiêm chỉnh Thỉnh thoảng đi trễ, về sớm Thường xuyên đi trễ, về sớm Câu 3. Anh chị đánh giá nhƣ thế nào về tinh thần phối hợp của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong cơ quan? Phối hợp tốt Chỉ phối hợp khi có chỉ đạo Chưa có sự phối hợp Câu 4. Công tác kiểm tra giám sát ở cơ quan anh chị đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Thực hiện thường xuyên Thực hiện theo định kỳ Thỉnh thoảng Câu 5. Ngƣời dân có gặp anh chị để phản ánh về cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy tiêu cực hay không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa xảy ra Câu 6. Công tác tạo nguồn, bố trí, sử dụng và đánh giá cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy ở cơ quan anh chị? Tốt, chủ động, hợp lí, khách quan Chưa tốt, còn bị động, chưa hợp lí, thiếu khách quan Câu 7. Anh chị đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong cơ quan? Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Chưa hoàn thành nhiệm vụ Câu 8. Theo anh chị, để nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh hiện nay, cần phải làm gì? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hợp tác của anh chị! PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CÁN BỘ KIỂM TRA PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY (Đối với Cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy) Xin chào các Anh chị! Để hỗ trợ chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, đề nghị các anh chị dành chút thời gian cung cấp một số thông tin trong phiếu này, rất mong nhận được ý kiến phản hồi chính xác của các anh chị về các câu hỏi dưới đây. (Nội dung trả lời của các anh chị được sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học, không dùng để đánh giá, nhận xét đối với cá nhân tham gia khảo sát). (Đánh dấu X vào các nội dung mà anh, chị lựa chọn) Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các anh chị! I. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG: 1. Họ và tên: .................................................................................................. 2. Năm sinh: ................................................................................................. 3. Cấp bậc, chức vụ: ..................................................................................... 4. Đơn vị công tác: ....................................................................................... 5. Độ tuổi của anh chị: Từ 20 tuổi – 30 tuổi Từ 31 tuổi – 40 tuổi Từ 41 tuổi – 50 tuổi Trên 50 tuổi 6. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: + Trình độ cao nhất hiện tại: Chuyên ngành:................................................ Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Còn lại ( Chính quy Tại chức) + Trình độ đang theo học: Chuyên ngành: ................................................... Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Còn lại ( Chính quy Tại chức) 7. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp và tương đương Trung cấp và tương đương Sơ cấp và tương đương Khác 8. Trình độ ngoại ngữ: Ngôn ngữ Không có Chứng chỉ A Chứng chỉ B Chứng chỉ C Khác:. 9. Trình độ tin học: Không có Chứng chỉ A Chứng chỉ B Chứng chỉ C Khác:. II. NỘI DUNG MỘT SỐ CÂU HỎI KHẢO SÁT 1. Anh chị đã làm công tác kiểm tra PCCC bao nhiêu năm: Dưới 5 năm Từ trên 5 năm đến dưới 10 năm Trên 10 năm 2. Anh chị đánh giá về tinh thần phối hợp trong công việc ở cơ quan hiện nay Phối hợp rất tốt, thân ái giúp đỡ nhau hoàn thành công việc Phối hợp tốt, thường xuyên Thỉnh thoảng có phối hợp Rất ít khi có phối hợp Chưa có sự phối hợp 3. Về việc xây dựng kế hoạch công tác tuần, quý, năm Thường xuyên chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể để thực hiện Có xây dựng kế hoạch đều đặn để thực hiện theo quy định của cấp trên Thỉnh thoảng có xây dựng kế hoạch khi trong các đợt cao điểm hoặc khi bị kiểm tra, nhắc nhở Rất ít khi xây dựng kế hoạch để thực hiện Chưa xây dựng kế hoạch 4. Anh chị nhận xét thế nào về khối lƣợng công việc do các chỉ tiêu công tác đề ra hằng năm? Khối lượng công việc quá lớn, chắc chắn không thể hoàn thành Khối lượng công việc lớn, nhưng tận dụng thêm thời gian ngoài giờ hành chính có thể hoàn thành Khối lượng công việc hợp lý, đảm bảo tận dụng quỹ thời gian hành chính có thể hoàn thành Khối lượng công việc ít, tận dụng 3/4 quỹ thời gian hành chính thì có thể hoàn thành Khối lượng công việc quá ít, tận dụng 1/2 quỹ thời gian hành chính thì vẫn có thể hoàn thành 5. Anh chị nhận thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan đã đáp ứng nhu cầu hoạt động công tác chƣa? Trang bị đầy đủ, góp phần tạo hiệu quả cao trong công tác Đã trang bị tương đối, đáp ứng nhu cầu công tác Đã trang bị cơ bản, đảm bảo đảm bảo nhu cầu công tác bình thường Có trang bị nhưng thiếu, chỉ đảm bảo nhu cầu tối thiểu Trang bị hạn chế, chưa đáp ứng được bảo nhu cầu tối thiểu 6. Anh chị thƣờng cập nhật thông tin, kiến thức về pháp luật, tiêu chuẩn có liên quan đến công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy không? Thường xuyên chủ động tìm hiểu, liên tục cập nhật Có theo dõi các sự kiện, tin tức để cập nhật thông tin, kiến thức Thỉnh thoảng cập nhật khi có các văn bản hướng dẫn của cấp trên Hiếm khi cập nhật Không quan tâm 7. Khả năng soạn thảo văn bản hành chính của anh chị Soạn văn bản thường xuyên, rất thành thạo, nắm rõ kỹ thuật soạn thảo của từng loại văn bản Thỉnh thoảng soạn thảo văn bản, nắm rõ kỹ thuật soạn thảo của một số loại văn bản Ít soạn thảo văn bản và chưa nắm rõ kỹ thuật soạn thảo văn bản 8. Khả năng tuyên truyền về pháp luật, các quy định về công tác PCCC của anh chị trƣớc đám đông (từ 20 ngƣời trở lên)? Có khả năng phát biểu, tuyên truyền trước đám đông, kết hợp làm giáo án, giáo trình, trình chiếu minh họa để đạt sự lôi cuốn, hấp dẫn Có khả năng phát biểu, tuyên truyền trước đám đông nhưng chưa thực sự lôi cuốn, hấp dẫn Thỉnh thoảng tham gia tuyên truyền nhưng chưa tự tin, còn lúng túng khi phát biểu, nói chuyện trước đám đông Rất hiếm khi phát biểu, nói chuyện trước đám đông để tuyên truyền do không tự tin Chưa từng phát biểu, nói chuyện trước đám đông để tuyên truyền 9. Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của anh chị: Có thể tham gia dịch thuật, nghiên cứu được các kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành về công tác PCCC trên các kênh thông tin nước ngoài. Có thể trao đổi thông tin tốt với đối tác nước ngoài về chuyên ngành PCCC. Có thể trao đổi thông tin, đáp ứng được yêu cầu công tác kiểm tra. Biết nhưng không thể giao tiếp để phục vụ công tác kiểm tra. Không biết ngoại ngữ. 10. Khả năng ứng dụng tin học trong thực tế của anh chị: Có thể lập trình hoặc chủ động khai thác các ứng dụng, phần mềm có liên quan để phục vụ công tác và sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng để phục vụ công tác thống kê, báo cáo. Có thể sử dụng các ứng dụng, phần mềm có liên quan để phục vụ công tác và sử dụng các ứng dụng văn phòng để phục vụ công tác thống kê, báo cáo. Chỉ có thể sử dụng các ứng dụng văn phòng cơ bản để phục vụ công tác thống kê, báo cáo. Không thể sử dụng các ứng dụng văn phòng để thống kê, báo cáo, nhưng có tiếp cận với máy tính để lấy thông tin hoặc giải trí. Không biết sử dụng máy vi tính. 11. Việc cập nhật, bổ sung các thông tin của cơ sở vào hồ sơ quản lý cơ sở: Thường xuyên cập nhật, bổ sung đầy đủ ngay sau khi kiểm tra Có tiến hành cập nhật, bổ sung sau mỗi kỳ kiểm tra hoặc hàng tháng, quý Thỉnh thoảng cập nhật, bổ sung khi có cấp trên kiểm tra, nhắc nhở Rất ít khi cập nhật, bổ sung hồ sơ Không cập nhật, bổ sung hồ sơ 12. Khả năng giải quyết công việc của anh chị sau khi đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng có đƣợc cải thiện không? Cải thiện rất tốt, phục vụ đắc lực cho công tác Cải thiện tốt, phục vụ được yêu cầu của công tác Có cải thiện, nhưng không thể hiện hiệu quả rõ ràng Cải thiện ít, không phục vụ gì nhiều cho công tác Không được cải thiện 13. Anh chị nhận thấy chính sách, chế độ đãi ngộ đối với công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy hiện nay nhƣ thế nào? Chế độ đãi ngộ rất tốt Chế độ đãi ngộ hợp lý Chế độ đãi ngộ bình thường Chế độ đãi ngộ thấp Chưa có chế độ đãi ngộ 14. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy hiện nay ở đơn vị anh chị nhƣ thế nào? Kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục và có tiến hành đột xuất Kiểm tra, giám sát theo định kỳ Thỉnh thoảng kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện khi có dấu hiệu sai phạm Hiếm khi kiểm tra, giám sát Không có kiểm tra, giám sát 15. Công tác tạo nguồn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ tại cơ quan anh chị nhƣ thế nào? Công khai, minh bạch, đúng quy định Thiếu công khai, minh bạch Ý kiến khác: ............................................................................................. 16. Anh chị nhận xét công tác đánh giá cán bộ hằng năm ở cơ quan hiện nay? Thật sự công bằng, chính xác, khách quan Đa số đều công bằng, chính xác, khách quan Khá công bằng, chính xác, khách quan Có thực hiện nhưng còn nể nang, cào bằng nên chưa chính xác Chỉ thực hiện có hình thức, không có chất lượng 17. Việc khen thƣởng, xử lý kỷ luật cán bộ hằng năm ở cơ quan anh chị thực hiện nhƣ thế nào? Đúng quy trình, kịp thời, nghiêm túc Không đúng quy trình, không nghiêm túc Khen thưởng, xử lý chậm trễ 18. Anh chị đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của mình so với nhiệm vụ đƣợc giao hiện nay? Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Chưa hoàn thành nhiệm vụ 19. Anh chị có nhu cầu nào dƣới đây: Bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ Bồi dưỡng, đào tạo về lý luận chính trị Bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ Bồi dưỡng, đào tạo về quản lý nhà nước Bồi dưỡng, đào tạo về đạo đức công vụ Bồi dưỡng, đào tạo về kỹ năng nói chuyện trước đám đông Bồi dưỡng, đào tạo về kỹ năng khác Đi tham quan thực tế 20. Theo anh chị, để nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh hiện nay, cần phải làm gì? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hợp tác của anh chị! PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CÁN BỘ KIỂM TRA PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY (Đối với chủ cơ sở, doanh nghiệp) Xin chào các Anh chị! Để hỗ trợ chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, đề nghị các anh chị dành chút thời gian cung cấp một số thông tin trong phiếu này, rất mong nhận được ý kiến phản hồi chính xác của các anh chị về các câu hỏi dưới đây. (Nội dung trả lời của các anh chị được sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học, không dùng để đánh giá, nhận xét đối với cá nhân tham gia khảo sát) (Đánh dấu X vào các nội dung mà anh, chị lựa chọn) Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các anh, chị! I. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG: - Tên cơ sở, doanh nghiệp: .................................................................................. - Họ và tên: .......................................................................................................... - Chức vụ: ............................................................................................................ - Địa chỉ cơ sở, doanh nghiệp: ............................................................................ ............................................................................................................................. II. NỘI DUNG MỘT SỐ CÂU HỎI KHẢO SÁT 1. Anh chị đánh giá về tinh thần trách nhiệm của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy đối với công việc? Tích cực, trách nhiệm Bình thường Hời hợt, thiếu trách nhiệm 2. Anh chị đánh giá nhƣ thế nào về thái độ của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong hoạt động giao tiếp với ngƣời dân? Thân thiện, tôn trọng Bình thường Quan liêu, kiểu cách, hách dịch 3. Anh chị đánh giá nhƣ thế nào tác phong, hình thức của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy? Lịch sự, chuẩn mực Bình thường Chưa nghiêm túc, thiếu lịch sự 4. Khi có nhu cầu hoặc cần hƣớng dẫn về công tác PCCC, anh, chị có đƣợc cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy hỗ trợ để giải quyết công việc của mình không? Thường xuyên liên hệ và được hỗ trợ, hướng dẫn tận tình Lúc gặp, lúc không, thỉnh thoảng được hỗ trợ, hướng dẫn Hiếm khi gặp, chưa được hướng dẫn hỗ trợ trong công việc 5. Việc giải quyết thủ tục, hồ sơ của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy tại địa phƣơng có đúng hẹn không? Thường xuyên đúng hẹn Thỉnh thoảng sai hẹn Thường xuyên sai hẹn 6. Nhận xét của anh, chị về thủ tục hành chính trong công tác PCCC hiện nay? Nhanh chóng, gọn nhẹ Bình thường Rườm rà, phức tạp Ý kiến khác: ............................................................................................. 7. Tại nơi anh chị làm việc, cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy có hay vòi vĩnh, hạch sách, nhũng nhiễu không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa xảy ra 8. Anh chị nhận xét việc hƣớng dẫn và kiểm tra về công tác an toàn PCCC của cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy không? Hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu, sẽ tích cực phối hợp thực hiện các kiến nghị về PCCC Hướng dẫn rõ ràng, nhưng cần tìm hiểu thêm trước khi thực hiện các kiến nghị về PCCC Có hướng dẫn, nhưng chưa thuyết phục, chưa tạo được sự đồng thuận cao để thực hiện các kiến nghị về PCCC Hướng dẫn không rõ ràng, gây khó khăn khi thực hiện các kiến nghị về PCCC Không được hướng dẫn nhưng bị thúc ép phải thực hiện các kiến nghị về PCCC 9. Cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy có tiến hành tuyên truyền về công tác PCCC (Luật PCCC, các tiêu chuẩn, quy định có liên quan) tại nơi anh chị làm việc không? Tuyên truyền thường xuyên Thỉnh thoảng thực hiện Chưa từng được tổ chức tuyên truyền về công tác PCCC 10. Theo anh chị, cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy hiện nay cần hoàn thiện thêm về vấn đề gì? Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Về giao tiếp, ứng xử Về đạo đức công vụ Về trình bày văn bản hành chính, biên bản kiểm tra PCCC Về kỹ năng tuyên truyền Vấn đề khác: ............................................................................................ 11. Theo anh chị, để đạt đƣợc sự đồng thuận và phối hợp tốt hơn nữa trong công tác PCCC giữa cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh hiện nay, cần phải làm gì? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hợp tác của anh chị! NGƢỜI THAM GIA KHẢO SÁT (Ký tên và đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_luc_thuc_thi_cong_vu_cua_can_bo_kiem_tra_phong.pdf
Luận văn liên quan