Chính quyền cấp xã có một vị trí rất quan trọng, là cầu nối trực tiếp giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân, là nơi triển khai, tổ chức và hiện thực hóa trong đời
sống nhân dân mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước. Phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã là yếu tố cốt lõi làm nên sức mạnh của bộ máy chính quyền cấp xã. Vì thế,
nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở là một yêu cầu
bức thiết trong giai đoạn hiện nay.
Để góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên
địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, hiêu
lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã phục vụ cho sự nghiệp đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà, luận văn “Năng lực thực thi công vụ của
công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre” đã tập trung hệ
thống hóa cơ sở lý luận, phân tích đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ
của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre trong mối quan
hệ so sánh với yêu cầu công việc. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nâng cao
năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre,
tỉnh Bến Tre nhằm xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có đủ phẩm chất và năng
lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của thành phố Bến Tre, tỉnh
Bến Tre.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn và phức tạp, nên việc xây dựng hệ thống
giải pháp với những lập luận, lý giải đảm bảo tính khoa học, có giá trị thực tiễn là
một việc làm không đơn giản. Chắc chắn để hoàn thiện vấn đề này, cần có những
nghiên cứu tiếp theo./.
147 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng cường thanh tra thường xuyên và đột xuất hoạt động thực thi công vụ của
công chức cấp xã. Công tác thanh tra phải đảm bảo khách quan, trung thực, dân
chủ, đúng pháp luật và đảm bảo không cản trở hoạt động bình thường của công
chức cấp xã, tránh tình trạng làm công chức bị ức chế, hoang mang ảnh hưởng đến
chất lượng thực thi công vụ. Mục đích của thanh tra là để phòng ngừa và xử lý vi
103
phạm nếu có, vì vậy trong công tác thanh tra công vụ cần chú ý đến việc phát huy
nhân tố tích cực và thực hiện nhắc nhỏ, phê bình các trường hợp vi phạm kỷ luật,
kỷ cương hành chính, trường hợp tái diễn hoặc vi phạm nặng thì phải xử lý thích
đáng, không thỏa hiệp, nể nang vói chính quyền cấp dưới.
- Hai, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ đối với công chức cấp xã: Kiểm
tra nội bộ đối với hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã do lãnh đạo
UBND cấp xã thực hiện, trực tiếp là do Chủ tịch UBND cấp xã. Hoạt động kiểm
tra này phải được tiến hành thường xuyên, có thể diễn ra theo định kỳ hoặc đột
xuất, có thể kiểm tra tổng hợp hoặc một số nội dung nhiệm vụ cụ thể của công
chúc cấp xã. Thông qua hoạt động này, lãnh đạo UBND cấp xã nắm bắt được
những mặt mạnh, mặt yếu về năng lực, phẩm chất đạo đức, có cách thức, biện
pháp tác động kịp thời, đồng thời công chức cấp xã cũng cảm thấy luôn nhận được
sự quan tâm, giám sát của lãnh đạo, nên trong công vụ sẽ nỗ lực, cố gắng làm việc
tốt hơn.
Để cho việc kiểm tra nội bộ đạt hiệu quả cao cần thiết thực hiện việc mô tả
công việc, xác định tiêu chuẩn đầu ra của nhiệm vụ, công việc của từng vị trí chức
danh, từng cá nhân công chức cấp xã. Đây là cơ sở, căn cứ để kiểm tra, đối chiếu
mà không phụ thuộc vào ý kiến đánh giá chủ quan của người kiểm tra. Thực hiện
kiểm tra nội bộ công chúc cấp xã vừa là để phòng ngừa, chấn chỉnh các sai phạm
vừa là để động viên, khuyến khích nên trong kiểm tra không nên tạo áp lực, cản trở
hoạt động bình thường của công chức cấp xã. Quan trọng nhất trong kiểm tra là
Chủ tịch UBND cấp xã, phải có kết luận kiểm tra và chỉ ra được các sai phạm và
nguyên nhân, kiến nghị các biện pháp, xử lý để công chức cấp xã biết, điều chỉnh,
khắc phục những hạn chế, sai phạm hoặc phát huy các mặt tích cực trong công
việc để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ được giao.
- Ba, tạo cơ chế để thực hiện giám sát hiệu quả hoạt động công vụ của công
chức cấp xã: Việc giám sát hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã do
nhiều chủ thể thực hiện theo những phương thức khác nhau đó là giám sát của đại
biểu Hội đồng nhân dân xã, giám sát của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể
104
của xã; giám sát của thanh tra nhân dân; quan trọng nhất đó chính là sự giám sát
của quần chúng nhân dân. Để hoạt động này thực hiện có hiệu quả, lãnh đạo
UBND cấp xã, công chức cấp xã cần nhận thức đúng về hoạt động giám sát, phải
hiểu rằng giám sát là để làm cho hoạt động công vụ tốt hơn, hiệu quả hơn chứ
không phải giám sát là tạo áp lực để xử lý, kiểm điểm, phê bình. Vì vậy, bản thân
lãnh đạo của UBND cấp xã, cũng như công chức cấp xã phải thật sự hợp tác với
các chủ thể giám sát, tạo điều kiện thuận lợi để việc giám sát có chất lượng, hiệu
quả, khách quan, đúng quy định pháp luật. Để các chủ thể giám sát thực hiện hoạt
động giám sát trách nhiệm, vô tư, khách quan và hiệu quả, cần phải ban hành quy
chế hoạt động giám sát của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, và
nhân dân đối với hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn thành phố Bến
Tre. Quy chế giám sát cần phải xác định cụ thể cách thức để các chủ thể thực hiện
giám sát, các nội dung cần giám sát và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán
bộ, công chức trong việc tạo điều kiện để các chủ thể thực hiện tốt hoạt động giám
sát.
3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã
Tuyển dụng công chức cấp xã là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng hình
thành nên đội ngũ công chức cấp xã và quyết định đến năng lực của công chức cấp
xã. Hiện nay, công tác tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre còn
tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, là nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực thực thi
công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Nâng
cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến
Tre, tỉnh Bến Tre cần tập trung vào những nội dung sau:
Một, hoàn thiện quy tình tuyển dụng và thực hiện công khai kế hoạch tuyển
dụng, thông báo tuyển dụng công chức cấp xã
Để tổ chức thực hiện tuyển dụng công chức cấp xã có chất lượng, đúng quy
định điều cần thiết đầu tiên là phải quan tâm xây dựng kế hoạch tuyển dụng công
chức cấp xã cụ thể, rõ ràng, trong đó phải xác định đúng số lượng chỉ tiêu cần
105
tuyển bao nhiêu người, bố trí cho những chức danh nào và đơn vị tuyển dụng là
UBND cấp xã nào; các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển là gì; phương thức
tuyển dụng là thi tuyển hay xét tuyển; lệ phí tuyển dụng bao nhiêu; hồ sơ đăng ký
dự tuyển như thế nào; nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển ở đâu; tài liệu ôn tập gồm
những nội dung gì; thời gian, địa điểm tổ chức tuyển dụng; nhiệm vụ cụ thể của
từng cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện việc tuyển dụng... Kế hoạch tuyển dụng
cần thực hiện tốt, cần thảo luận, bàn bạc thống nhất nội dung, chương trình, trách
nhiệm cụ thể từng đơn vị, cá nhân thực hiện và phải do bộ phận làm chuyên môn
có kinh nghiệm làm công tác tuyển dụng tham mưu, xây dựng. Hiện nay, Nghị
định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Ủy ban nhân cấp xã có trách
nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã hàng năm theo từng chức
danh, báo cáo UBND cấp huyện để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định
tại Nghị định này” [2, tr.2]. Thực hiện Quy định này, hằng năm khi có nhu cầu
tuyển dụng công chức cấp xã, UBND cấp xã phải có văn bản đăng ký nhu cầu
tuyển dụng nêu rõ số lượng chức danh cần tuyển dụng và những yêu cầu theo từng
chức danh trình UBND cấp huyện xem xét, quyết định. UBND thành phố Bến Tre
xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã chung cho toàn thành phố trên cơ
sơ tổng hợp nhu cầu đề nghị của UBND cấp xã. Kế hoạch tuyển dụng công chức
cấp xã của UBND thành phố Bến Tre phải thể hiện đầy đủ, rõ rãng những nội dung
thực hiện tuyển dụng công chức cấp xã.
Để thu hút đông đảo những người đủ điều kiện tham gia ứng tuyển, tăng
chất lượng nguồn tuyển thì phải thực hiện thông báo công khai, minh bạch kế
hoạch tuyển dụng và thông báo tuyển dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền
thông đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở UBND thành phố Bến Tre, UBND
cấp xã theo đúng quy định.
Hai, xây dựng bộ tiêu chí tuyển dụng cho từng chức danh công chức cấp xã
Muốn tuyển dụng công chức cấp xã chất lượng, hiệu quả, cần xây dựng bộ
tiêu chí tuyển dụng cho từng chức danh công chức cấp xã rõ ràng. Xây dựng bộ
tiêu chí tuyển dụng đối với từng chức danh công chức cấp xã giúp cho việc tuyển
106
dụng đáp ứng được mục đính, yêu cầu, bố trí đúng người, đúng người dự tuyển
biết được vị trí, chức danh công tác, những công việc mình phải làm, đồng thời
việc đánh giá công chức cấp xã hàng năm cũng trở nên khách quan, khoa học và dễ
dàng hơn.
Cách thức tuyển dụng công chức cấp xã hiện nay các địa phương chưa đánh
giá được mức độ phù hợp của ứng viên vào chức danh, vị trí công việc cụ thể. Các
điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng xác định chung chung nên cách thức tổ chức
tuyển dụng không đạt yêu cầu, không tuyển chọn đúng người có năng lực, phù hợp
với vị trí công tác. Vì vậy, cần thiết phân tích công việc, nhiệm vụ cụ thể có bản
tiêu chuẩn tuyển dụng cho từng chức danh công chức cấp xã. Để thực hiện tốt yêu
cầu này, trước khi thực hiện công tác tuyển dụng, UBND cấp xã phải căn cứ chức
trách, nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã theo quy định; đặc điểm,
tính chất hoạt động, nhiệm vụ của UBND cấp xã để xây dựng tiêu chuẩn tuyển
dụng cho từng chức danh công chức cấp xã; trong đó phải xác định cụ thể yêu cầu,
nhiêm vụ công việc chuyên môn phải thực hiện; yêu cầu trình độ học vấn, chuyên
môn đáp ứng công việc; những kỹ năng nào cần phải có và mức độ thành thạo ra
sao; thái độ công tác như thế nào; quy trình thực hiện công việc; các điều kiện làm
việc cụ thể; các chế độ, chính sách được hưởng và các yêu cầu, điều kiện khác phù
hợp với đặc điểm của UBND cấp xã. Các tiêu chí tuyển dụng cho từng chức danh
công chức sau khi xây dựng phải tổng hợp báo cáo UBND thành phố xem xét, cho
ý kiến cụ thể, chỉnh sửa hoàn chỉnh và trình UBND tỉnh Bến Tre xem xét, thẩm
định và quyết định phê duyệt bộ tiêu chí tuyển dụng công chức cấp xã, để việc
tuyển dụng công chức cấp xã thực chất, đảm bảo tuyển dụng đúng người đáp ứng
yêu cầu, vị trí chức danh công tác, là tiền đề quan trọng góp phần nâng cao năng
lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh
Bến Tre.
Ba, xây dựng ngân hàng đề thi tuyển công chức cấp xã sử dụng thống nhất
trên địa bàn tỉnh
107
Trong công tác tuyển dụng công chức cấp xã, việc xây dựng đề thi tuyển
chất lượng có vai trò rất quan trọng, là cơ sở đánh giá chất lượng, hiệu quả tuyển
dụng, là cơ sở để tuyển dụng đúng người đáp ứng yêu cầu chức danh, vị trí công
tác.
Hiện nay, công tác tuyển dụng công chức cấp xã ở các địa phương trên địa
bàn tỉnh Bến Tre thực hiện chưa đồng bộ, thống nhất, mặc dù UBND tỉnh Bến Tre
đã ban hành quy định cụ thể, rõ ràng về nội quy, quy chế tuyển dụng công chức
cấp xã để thực hiện thống nhất nhưng mỗi địa phương làm một kiểu, chất lượng,
hiệu quả công tác tuyển dụng chưa cao, việc tuyển dụng chưa thực sự đánh giá
đúng trình độ, năng lực của người dự tuyển.
Để thống nhất về chất lượng nội dung đề thi tuyển công chức cấp xã ở cấp
huyện, cần xây dựng ngân hàng đề thi công chức cấp xã dùng chung cho toàn tỉnh.
Để thực hiện nhiệm vụ này, UBND tỉnh Bến Tre giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp
với trường Chính trị tỉnh và các sở, ngành tỉnh có liên quan nghiên cứu, xây dựng
và tổ chức đánh giá chất lượng đề thi, cập nhật đề thi để đưa vào ngân hàng đề thi
công chức cấp xã để sử dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh. Khi các huyện, thành
phố có nhu cầu tuyển dụng công chức cấp xã thì liên hệ Sở Nội vụ để cung cấp,
giao nhận đề thi theo đúng quy định về chế độ bảo mật đề thi.
3.2.6. Hoàn thiện công tác đánh giá công chức cấp xã
Công tác đánh giá thực thi công vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực thực
thi công vụ của công chức cấp xã. Đánh giá thực thi công vụ của công chức cấp xã
là quá trình xác định thực trạng năng lực của công chức cấp xã, trong quá tình thực
thi công vụ công chức có những điểm mạnh hay điểm yếu nào về kiến thức, kỹ
năng và thái độ? Những ưu điểm nào cần phát huy, những hạn chế, tồn tại nào cần
khắc phục. Qua đó, có biện pháp tác động, hỗ trợ để năng lực thực thi công vụ của
công chức cấp xã ngày càng được tốt hơn. Đánh giá đúng năng lực của công chức
cấp xã là cơ sở quan trọng cho việc quản lý, sử dụng, thực hiện chính sách đối với
công chức cấp xã.
108
Hiện nay, công tác đánh giá thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa
bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre vẫn còn những hạn chế, bất cập; trong đó
chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá cụ thể cho công chức cấp xã, phương pháp
đánh giá chưa khách quan, khoa học và kết quả đánh giá cũng chưa được sử dụng
vào mục đích nâng cao năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã.
Để hoàn thiện công tác đánh giá thực thi công vụ của công chức cấp xã, cần
tập trung vào những nội dung sau:
Một, xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng chức danh công chức
cấp xã
Để đánh giá đúng năng lực của công chức cấp xã cần phải xây dựng tiêu chí
đánh giá cụ thể, phù hợp vơí tính chất và nội dung công chức cấp xã. Hiện nay,
việc đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre thực
hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức (năm 2008), Nghị định số
112/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Những quy định trên đều đưa ra các tiêu chí
đánh giá mang tính định tính, chưa định lượng, chưa chi tiết đánh giá năng lực
thực thi công vụ của công chức cấp xã, các tiêu chí đánh giá nghiêng về yếu tố
phẩm chất, đạo đức, chưa quan tâm nhiều đến trình độ chuyên môn, mức độ thành
thạo kỹ năng thực thi công vụ của công chức cấp xã.
Xây dựng tiêu chí đánh giá công chức cấp xã cần theo các chuẩn mực, tiêu
chuẩn về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã gồm: tiêu chuẩn về kiến
thức; tiêu chuẩn về kỹ năng thực thi công cụ; tiêu chuẩn về thái độ thực thi công
vụ; tiêu chuẩn kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Về tiêu chuẩn kiến thức: Các tiêu chí đánh giá công chức cấp xã cần thể
hiện rõ các yêu cầu về trình độ học vấn, chuyên môn, chính trị, quản lý nhà nước
và trình độ tin học của công chức cấp xã phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn của công
chức cấp xã;
- Về tiêu chuẩn kỹ năng thực thi công vụ: Các tiêu chí đánh giá cần thể hiện
mức độ thành thạo các kỹ năng thực thi công vụ của công chức cấp xã;
109
- Về tiêu chuẩn thái độ thực thi công cụ: Các tiêu chí đánh giá cần xác định
cụ thể thái độ của công chức đối với nhân dân, đối với công vụ được giao theo yêu
cầu, nhiệm vụ công việc;
- Về tiêu chuẩn kết quả thực hiện nhiệm vụ: Các tiêu chí đánh giá cần xác
định các nội dung cụ thể về mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao, tiến độ thực
hiện, chất lượng, hiệu quả tham mưu, đề xuất, sáng kiến, giải pháp cải tiến hiệu
quả công việc, giá trị do hiệu quả công việc mang lại. Từng nội dung này cần định
lượng rõ ràng, cụ thể trên cơ sở xác định kết quả đầu ra của công việc phù hợp với
yêu cầu, tính chất của từng chức danh công chức cấp xã gắn với nhiệm vụ chuyên
môn do Chủ tịch UBND cấp xã giao cho từng công chức cấp xã.
Hai, hoàn thiện phương pháp đánh giá thực thi công vụ của công chức cấp
xã
Để công tác đánh giá công chức cấp xã được chính xác, đảm bảo kết quả tin
cậy và sử dụng hiệu quả, cần hoàn thiện phương pháp đánh giá thực thi công vụ
của công chức cấp xã như sau:
- Mở rộng hình thức dân chủ trong đánh giá bằng cách mở rộng đối tượng
tham gia đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã. Bên cạnh các
đối tượng bắt buộc tham gia quá trình đánh giá như: bản thân công chức cấp xã,
tập thể công chức thuộc UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã; cần phải mở rộng
thêm đối tượng tiến hành đánh giá là người dân thực hiện các giao dịch hành chính
tại UBND xã; tham khảo ý kiến đánh giá của các đoàn thể ở xã như: Đảng bộ, chi
bộ; Công đoàn cơ sở, Đoàn thanh niên (đối với công chức tham gia sinh hoạt
Đoàn).
- Việc đánh giá cần thực hiện thường xuyên theo tuần, tháng, quý, năm.
Định kỳ cuối tuần, cuối tháng, Chủ tịch UBND cấp xã kết luận, thông báo kết quả
đánh giá với công chức cấp xã vào các cuộc họp giao ban cơ quan để công chức
cấp xã biết. Thực hiện việc đánh giá thường xuyên giúp công chức cấp xã phát huy
những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hạn chế để tự điều chỉnh, hoàn thiện để
thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Cuối năm, căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ được
110
giao, kết hợp với kết quả đánh giá của công chức cấp xã từng tháng, tuần quý, việc
đánh giá thực thi công vụ đối với công chức cấp xã sẽ có hiệu quả, đáng tin cậy
hơn.
Ba, sử dụng kết quả đánh giá thực thi công vụ đối với công chức cấp xã
Qua thực tiễn tại thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre cho thấy, kết quả đánh giá
năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã chủ yếu được sử dụng để làm căn
cứ thực hiện xét nâng bậc lương, chia tiết kiệm chi ngân sách và khen thưởng cho
công chức cấp xã. Nhiều mục đích quan trọng đã không được sử dụng, đặc biệt là
việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để phát triển năng lực thực thi công vụ
cho công chức cấp xã hầu như không được thực hiện.
Vì vậy, hoạt động đánh giá công chức cấp xã ngoài các mục đích đã sử dụng
trên, cần sử dụng kết quả đánh giá thực thi công vụ đối với công chức cấp xã vào
các mục đích sau:
- Sử dụng kết quả đánh giá công chức để thực hiện công tác quy hoạch, bố
trí, sử dụng công chức cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và vị trí công tác.
- Sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và cử
công chức cấp xã tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để phát triển năng
lực cá nhân.
- Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh, phân công, giao nhiệm vụ cho
từng chức danh công chức cấp xã cho phù hợp với năng lực, trình độ và sở trường
của công chức.
111
Tiểu kết chương 3
Cấp xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở, là nơi thể hiện trực tiếp và cụ thể các
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, nâng cao năng
lực thực thi công vụ đối với công chức cấp cấp xã là một nhiệm vụ quan trọng, có
ý nghĩa, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở.
Trong chương 3, đề ra 6 giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ đối
với công chức cấp cấp xã; bao gồm: bản thân công chức cấp xã phải không ngừng
học tập, rèn luyện; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp
xã; tạo môi trường làm việc tốt cho công chức cấp xã; tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã; nâng cao
chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã; hoàn thiện công tác đánh giá
công chức cấp xã.
Hy vọng các giải pháp góp phần thiết thực nâng cao năng lực thực thi công
vụ của công chức cấp xã tỉnh Bến Tre nói chung, công chức cấp xã trên địa bàn
thành phố Bến Tre nói riêng.
112
KẾT LUẬN
Chính quyền cấp xã có một vị trí rất quan trọng, là cầu nối trực tiếp giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân, là nơi triển khai, tổ chức và hiện thực hóa trong đời
sống nhân dân mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước. Phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã là yếu tố cốt lõi làm nên sức mạnh của bộ máy chính quyền cấp xã. Vì thế,
nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở là một yêu cầu
bức thiết trong giai đoạn hiện nay.
Để góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên
địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, hiêu
lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã phục vụ cho sự nghiệp đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà, luận văn “Năng lực thực thi công vụ của
công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre” đã tập trung hệ
thống hóa cơ sở lý luận, phân tích đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ
của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre trong mối quan
hệ so sánh với yêu cầu công việc. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nâng cao
năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre,
tỉnh Bến Tre nhằm xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có đủ phẩm chất và năng
lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của thành phố Bến Tre, tỉnh
Bến Tre.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn và phức tạp, nên việc xây dựng hệ thống
giải pháp với những lập luận, lý giải đảm bảo tính khoa học, có giá trị thực tiễn là
một việc làm không đơn giản. Chắc chắn để hoàn thiện vấn đề này, cần có những
nghiên cứu tiếp theo./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Huy Khiên, Nguyễn Thị Vân Hương (2013), Quản lý công, Nxb.
Chính trị, Hà Nội.
2. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về
chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,
phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
3. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về
công chức xã, phường, thị trấn.
4. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011về chương
trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020.
5. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày
19 đến 22-4-2001: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
6. Đỗ Duy Linh (2016), “Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Tây Ninh”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý
hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Thành phố Hồ Chí
Minh).
7. Học viện Hành chính – Viện Nghiên cứu khoa học hành chính (2002),
Thuật ngữ hành chính, Hà Nội.
8. Hồ Thị Tuyết Minh (2015), “Năng lực của công chức quản lý các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre”, Luận văn Thạc sĩ
Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Thành phố Hồ
Chí Minh).
9. Luật Cán bộ, Công chức (năm 2008).
10. Nghị Quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
ngày 18 tháng 6 năm 1997 về chiến lược cán bộ thời kì đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
11. Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương (khoá IX) về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư
tưởng, lý luận trong tình hình mới.
12. Ngô Quốc Dũng (2013), “Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công
chức các cơ quan hành chính nhà nước huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng”,
Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia (cơ
sở Thành phố Hồ Chí Minh).
13. Nguyễn Duy Hùng (2008), Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Nguyễn Minh Sản (2009), Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền
cấp xã ở Việt Nam hiện nay – những vần đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị-
Hành chính, Hà Nội.
15. Nguyễn Phương Đông (2002), Vấn đề giáo dục tư tưởng chính trị, đạo
đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, Tạp chí Kiểm tra.
16. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (2003), “Luận cứ khoa học cho
việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, NXB Chính trị Quốc gia.
17. Nguyễn Trọng Điều (chủ biên - 2007), Về chế độ công vụ Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia.
18. Nguyễn Thị Tươi (2013), Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công
chức cấp xã ở tỉnh Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học
viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh).
19. Nguyễn Thanh Thuyên (2005), “Nâng cao năng lực thực thi hoạt động
quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện tại tỉnh Bình
Phước”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc
gia (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh).
20. Nguyễn Thanh Cường (2010), “Nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của
công chức cấp huyện nhằm đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây
Ninh từ nay đến hết năm 2020”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công,
Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh).
21. Phạm Tấn Linh (2005), Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức
xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành
chính công, Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh).
22. Phạm Văn Màu (2009), “Giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ công
chức ngành tổ chức nhà nước tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến năm 2020”, Luận
văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở
Thành phố Hồ Chí Minh).
23. Pháp lệnh số 11/2003/PL-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ngày 29/4/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Cán bộ, công chức (năm
1998)
24. Tô Thị Kim Hoa (2006), Những giải pháp nâng cao năng lực quản lý của
đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ
Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Thành phố Hồ
Chí Minh).
25. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2004), Xây dựng đội ngũ
CBCC đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, NXB Chính trị quốc gia
26. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền (2004), “Hệ
thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới”, NXB Chính
trị Quốc gia.
27. Tỉnh ủy Bến Tre (2013), Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 14 tháng 10 năm
2013 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 28 tháng 5 năm 2013
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Một số vấn đề về
tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”.
28. Từ điển Tiếng Việt (1996), NXB giáo dục.
29. Từ điển Tiếng Việt (1997), Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng.
30. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội (1994).
31. Trần Minh Lý (2010), Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức
cấp xã ở tỉnh Đồng Tháp, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện
Hành chính Quốc gia (cơ sởThành phố Hồ Chí Minh).
32. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2015), Đề án Kiện toàn, nâng chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn từ nay đến năm 2020.
33. Võ Thị Thu Thủy (2009), Nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ,
công chức cấp xã ở thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính
công, Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh).
34.
35.
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CÔNG CHỨC CẤP XÃ
(Dùng cho công chức cấp xã)
Thưa Ông/ Bà,
Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài “Năng lực thực thi công vụ của công chức
cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre”. Để có cơ sở nhận xét một
cách khách quan về đội ngũ công chức cấp xã, xin ông/ bà vui lòng điền giúp một số
thông tin vào phiếu khảo sát (theo mẫu). Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và
quý báu của ông/ bà!
I. Một số thông tin chung
Ông/ Bà vui lòng trả lời một số thông tin cá nhân sau:
- Năm sinh: ...................
- Hiện đang công tác tại xã/ phường: .......................... thời gian công tác: ...........
- Trình độ học vấn: 12/12 Chưa tốt nghiệp 12
- Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp Trung cấp Cao cấp
- Trình độ chuyên môn: Trung cấp
Chuyên ngành đào tạo: ..........................
Cao đẳng
Chuyên ngành đào tạo: ..........................
ĐH Văn bằng 1
Tên trường đào tạo: ...............................
ĐH Văn bằng 2
Tên trường đào tạo: ...............................
- Những công việc đã kinh qua: .............................................................................
...................................................................................................................................
- Công việc hiện tại đang đảm nhiệm: ...................................................................
....................................................................................................................................
- Chức vụ hiện nay: ................................................................................................
II. Một số câu hỏi khảo sát
1. Ông/ Bà đã giữ chức vụ hiện tại được:
Dưới 1 năm Từ 1 năm đến dưới 3 năm
Từ 3 năm đến dưới 5 năm Trên 5 năm
2. * Ông/ Bà có được tham dự các khóa bồi dưỡng cho chức danh mà mình đang
đảm nhận không?
Có Không
- Nếu không, ông/ bà vui lòng cho biết lý do chưa được cử đi dự các lớp bồi
dưỡng: .....................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
- Nếu có, ông/ bà vui lòng cho biết thời gian tham dự các lớp bồi dưỡng: .............
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Trong quá trình công tác tại xã/ phường, ông/ bà đã được tập huấn các kĩ năng:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
* Được tham gia các lớp đào tạo về:
Trung cấp lí luận chính trị Trung cấp hành chính
Trung cấp kế toán Cử nhân hành chính
Cử nhân luật Khác: .........................................
* Các lớp được cử đi đào tạo:
Phù hợp với công việc đang đảm nhiệm Giúp cho việc xử lý công việc tốt hơn
Không đúng với công việc đang đảm nhiệm Nội dung chương trình chưa thiết thực
Ý kiến khác: ..................................................................................................................
*Ở xã/ phường nơi ông/ bà công tác đã xây dựng Bản mô tả công việc cho từng chức
danh chưa?
Có
Chưa có
- Nếu đã có thì Bản mô tả đó có: thiết thực chỉ là hình thức
3. Theo ông/ bà công việc hiện nay của mình đang phụ trách là:
Dưới khả năng của mình Vừa sức
Hơi nhiều nhưng vẫn chấp nhận được Quá nhiều
4. Khi gặp khó khăn trong quá trình làm việc, ông/ bà có nhận được sự hỗ trợ từ:
Đồng nghiệp Lãnh đạo trực tiếp Lãnh đạo cấp trên
5. Để giải quyết công việc hiệu quả hơn, theo ông/ bà cần trang bị thêm:
- Kiến thức: Chuyên môn Pháp luật
Khác: ........................................................................................................................
- Các kĩ năng cần có:
................................................................................................................................ .........
- Các phương tiện, thiết bị:
....................................................................................... ....................... .......................
- Cải thiện chế độ đãi ngộ:
........................................................................................ ..............................................
- Cải thiện môi trường làm việc:
............................................................................... ....................... ....................... .......
6. Theo Ông/ Bà, đánh giá thực thi công vụ của công chức cấp xã chủ yếu nên dựa
vào:
- Ý thức tuân thủ pháp luật trong thi hành công vụ
- Kỹ năng nghề nghiệp
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong thi hành công vụ
- Ý thức trách nhiệm khi xử lí công việc
- Kết quả giải quyết công việc cho dân hợp lý
- Kỹ năng sử dụng trang thiết bị văn phòng để xử lý công việc
- Tinh thần phối hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao
- Khác:
7. Ông/ Bà vui lòng cho biết một số nhận xét liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ
của mình:
-Về nhiệm vụ, quyền hạn được giao:
Chưa hiểu rõ Chỉ hiểu phần nào
Hiểu Hiểu rõ
- Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật liên quan đến công việc:
Cập nhật liên tục Rất ít cập nhật
Thường xuyên Chưa thường xuyên
- Về tuân thủ pháp luật trong thi hành công vụ:
Chưa tốt lắm Bình thường
Tốt Rất tốt
- Về yêu cầu cải cách hành chính:
Chưa hiểu rõ Chỉ hiểu phần nào Hiểu Hiểu rõ
- Sử dụng được các kỹ năng, chuyên môn để giải quyết công việc:
Không sử dụng Chỉ sử dụng được một ít
Sử dụng được Sử dụng tốt
- Vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ được giao:
Không cần cố gắng Bình thường
Cố gắng Rất cố gắng
- Hứng thú, phấn khởi khi làm việc:
Không hứng thú Bình thường
Hứng thú Rất hứng thú
- Luôn tìm tòi giải pháp cải tiến công việc:
Không cần cố gắng Bình thường
Cố gắng Rất cố gắng
- Giải quyết công việc đúng thời hạn:
Chưa đúng hạn Đôi lúc chưa đúng hạn
Đúng hạn Hoàn thành trước thời hạn
- Ý thức trách nhiệm khi xử lý công việc:
Đôi lúc chưa tốt Bình thường
Tốt Rất tốt
- Biết sử dụng tin học trong giải quyết công việc:
Chưa sử dụng được Sử dụng thông thường
Trình độ A Trình độ B
- Tinh thần phối hợp trong giải quyết công việc:
Tự giải quyết công việc Phối hợp khi cần
Phối hợp tốt Phối hợp rất tốt
8. Theo ông/ bà, để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã thì
cần phải:
- Được bồi dưỡng các kỹ năng giao tiếp, tin học, ngoại ngữ
- Được học tập nâng cao trình độ chuyên môn
- Được tập huấn các kiến thức pháp luật
- Được học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tế với các xã/ phường khác
- Ý kiến khác: .........................................................................................................
....................................................................................................................................
9. Theo ông/ bà, mức lương đối với công chức hiện nay:
-
Phù hợp
Có ảnh hưởng tích cực đối với việc giải quyết công việc
-
Thấp Cóảnh hưởng tiêu cực đối với việc giải quyết công việc
10. Theo ông/ bà, các công chức xã/ phường hiện nay:
- Yên tâm công tác
- Chưa hoàn toàn yên tâm
- Một số muốn chuyển công tác
- Đề xuất biện pháp để giữ người có năng lực ở lại: ..............................................
....................................................................................................................................
11. Ông/ Bà vui lòng cho biết kết quả xếp loại công chức của ông/ bà năm vừa rồi:
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành nhiệm vụ Chưa hoàn thành
12. Theo ông/ bà, những tiêu chí đánh giá, xếp loại công chức xã/ phường hiện nay:
- Phù hợp
- Chưa phù hợp
- Cần tập trung vào các tiêu chí: .............................................................................
....................................................................................................................................
13. Theo ông/ bà,
* Việc khen thưởng công chức xã/ phường nơi ông/ bà công tác:
- Khen thưởng kịp thời, công bằng
- Còn mang tính hình thức
- Việc khen thưởng có tác dụng tốt – kích thích lòng nhiệt tình của công chức
- Đôi khi phản tác dụng – không kích thích được lòng nhiệt tình của công chức
- Ý kiến khác: ...........................................................................................................
..................................................................................................................................
* Việc kỷ luật công chức xã/ phường nơi ông/ bà công tác:
- Nghiêm minh - có tác dụng răng đe
- Chưa nghiêm – chưa có tác dụng răng đe
- Ý kiến khác: ...........................................................................................................
14. Ông/ bà đã thực hiện các kỹ năng dưới đây như thế nào trong quá trình thực thi
công vụ?
Stt Kỹ năng thực thi công vụ Thành thạo
Chưa thành Không thể
thạo thực hiện
1 Kỹ năng tư duy
2 Kỹ năng giao tiếp
3 Kỹ năng lập kế hoạch
4 Kỹ năng tham mưu, đề xuất
5 Kỹ năng soạn thảo văn bản
6 Kỹ năng phối hợp
7 Kỹ năng xử lý và giải quyết tình huống
Xin chân thành cám ơn Ông/ Bà!
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CÔNG CHỨC CẤP XÃ
(Dùng cho người dân)
Thưa Ông/Bà
Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài “Năng lực thực thi công vụ của công chức
cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre”. Để có cơ sở nhận xét một cách
khách quan về đội ngũ công chức cấp xã, xin ông bà điền giúp một số thông tin vào
phiếu khảo sát (theo mẫu). Trân trọng cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của
ông/bà !
Hướng dẫn
Ông/Bà hãy đánh dấu X vào ô vuông cho phần mình chọn. Một số câu hỏi có thể có
nhiều hơn một đáp án, Ông/Bà có thể chọn tất cả những đáp án phù hợp với mình. Đối
với những câu hỏi mà phần trả lời để trống (.) Ông/Bà vui lòng điền vào.
Công chức cấp xã bao gồm các chức danh sau:
- Công chức Tài chính – Kế toán
- Công chức Văn phòng – Thống kê, Thi đua khen thưởng, Tôn giáo
- Công chức địa chính – Xây dựng – Đô thị và Môi trường (đối với phường, thị
trấn) hoặc Công chức Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường (đối
với xã)
- Công chức Tư pháp – Hộ tịch
- Công chức Văn hóa – Xã hội
I. Thông tin về bản thân
-
-
Năm sinh ....................................... Nghề nghiệp .....................................................
Nơi ở hiện nay: ............................. . .........................................................................
II. Các câu hỏi
1. Nhìn chung, các công chức cấp xã/ phường có vui vẻ, ân cần trong giải quyết
công việc cho người dân:
Ân cần Chưa ân cần
2. Ông/ Bà có hài lòng về cách giao tiếp, ứng xử của công chức xã/ phường nên
ông bà đang sống:
Rất hài lòng Hài lòng
Bình thường Không hài lòng
3. Khi giải quyết công việc cho người dân, các công chức có giải quyết đúng thời
gian hay chưa?
Đúng hẹn Thỉnh thoảng chưa đúng hẹn
Thường xuyên không đúng hẹn Có xin lỗi Không xin lỗi
- Nếu chưa đúng hẹn, ông/ bà vui lòng cho biết lý do: .............................................
..................................................................................................................................
4. Việc chấp hành giờ giấc làm việc của công chức:
Đúng giờ Thường đến cơ quan trễ
Thường về sớm Trong giờ làm việc hay nói chuyện riêng
- Ông/ Bà có hài lòng về kết quả giải quyết công việc của công chức cấp xã/
phường nơi ông/ bà đang sinh sống:
Rất hài lòng Hài lòng
Bình thường Không hài lòng
5. Về tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc của công chức xã/ phường:
Tận tụy, nhiệt tình Thờ ơ
Trách nhiệm cao Thiếu trách nhiệm
- Theo ông/ bà, công chức xã có liêm khiết trong giải quyết công việc:
Đa số liêm khiết Có biểu hiện tham nhũng Vụ lợi cá nhân
6. Ông/ Bà có đồng ý (hoặc không đồng ý) với các tiêu chí đánh giá về năng lực
thực thi công vụ của công chức cấp xã/phường :
Có Không
- Ý thức tuân thủ pháp luật trong thi hành công vụ
- Kỹ năng nghề nghiệp
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử trong thi hành công vụ
- Ý thức trách nhiệm khi xử lý công việc
- Kết quả giải quyết công việc cho dân hợp lý
- Kỹ năng sử dụng trang thiết bị văn phòng để xử lý công việc -
Tinh thần phối hợp để thực hiện các nhiệm vụ được giao
- Ý kiến khác: ................................................................................................................
............................................................................................................................................
7. Ông/ Bà nhận xét gì về trang phục công chức cấp xã/ phường:
Đẹp Gọn gàng, nghiêm túc
Cầu kỳ, lòe loẹt Thiếu nghiêm túc
8. Theo ông/ bà công chức cấp xã cần phải hoàn thiện thêm:
Về kỹ năng giao tiếp, ứng xử Về chuyên môn nghiệp vụ
Về kiến thức pháp luật Về ý thức kỷ luật
Ý kiến khác: ....................................................................................................................
........................................................................................................................................
Xin chân thành cám ơn Ông/ Bà!
Phụ lục: Nội dung phỏng vấn công chức cấp xã
1. Anh/ chị đã đảm nhận nhiệm vụ công chức này bao nhiêu năm? Có những
thuận lợi và khó khăn gì trong công việc?
2. Lương và các chế độ của anh/ chị hiện nay ra sao?
3. Anh/ chị nhận định như thế nào về tình hình đội ngũ công chức xã/ phường của
chúng ta? (Về trình độ/ năng lực/ thái độ.)
4. Việc nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ công chức cấp xã hiện nay
được khá nhiều người quan tâm. Theo anh/ chị thì việc này có thực sự cần thiết
không? Vì sao?
5. Muốn thực thi công vụ tốt, theo anh/ chị cần phải làm gì?
6. Theo anh/chị, việc vẫn dụng pháp luật vào quá trình thực thi công vụ của công
chức cấp xã hiện nay như thế nào?
7. Anh/ chị có đánh giá như thế nào về các kỹ năng (chuyên môn, giao tiếp, sử
dụng các thiết bị văn phòng,) của công chức cấp xã hiện nay?
8. Anh/ chị có nhận xét như thế nào về sự phối hợp của công chức cấp xã trong
thực thi công vụ?
9. Ở một số địa phương, công chức cấp xã có xây dựng bản mô tả công việc. Theo
anh/ chị công chức cấp xã ở xã chúng ta có cần xây dựng bản mô tả công việc
không? Tại sao?
10. Anh/ chị có đề xuất gì (giải pháp) để việc nâng cao năng lực thực thi công vụ
của công chức cấp xã tại Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung để đạt được
hiệu quả cao?
Xin cảm ơn anh/ chị đã dành thời gian cho buổi trao đổi này
PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CÔNG CHỨC CẤP XÃ
(Dùng cho Chủ tịch UBND Xã)
Thưa Ông/ Bà,
Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài “Năng lực thực thi công vụ của công chức
cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre ”. Để có cơ sở nhận xét một
cách khách quan về đội ngũ công chức cấp xã, xin ông/ bà vui lòng điền giúp một số
thông tin vào phiếu khảo sát (theo mẫu). Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và
quý báu của ông/ bà!
Chủ tịch UBND xã:
1. Ông/ bà vui lòng cho biết công chức cấp xã đã thực hiện các kỹ năng dưới đây
như thế nào trong quá trình thực thi công vụ?
Stt Kỹ năng thực thi công vụ Thành thạo
Chưa thành Không thể
thạo thực hiện
1 Kỹ năng tư duy
2 Kỹ năng giao tiếp
3 Kỹ năng lập kế hoạch
4 Kỹ năng tham mưu, đề xuất
5 Kỹ năng soạn thảo văn bản
6 Kỹ năng phối hợp
7 Kỹ năng xử lý và giải quyết tình
huống
2. Ông/ bà đánh giá như thế nào về thái độ của công chức cấp xã đối với công vụ
được giao trong quá trình thực thi công vụ tại UBND xã?
Stt Thái độ đối với công vụ được giao
Thường Thỉnh Chưa
xuyên thoảng bao giờ
1 Phối hợp, thực hiện tốt nhiệm vụ
2 Tích cực nghiên cứu, tham mưu
3 Hoàn thành công việc đúng tiến độ
3. Ông/ bà đánh giá như thế nào về thái độ của công chức cấp xã đối với lãnh đạo
và đồng nghiệp trong quá trình thực thi công vụ tại UBND xã?
Stt Thái độ đối với công vụ được giao
Thường Thỉnh Chưa
xuyên thoảng bao giờ
1 Lắng nghe, góp ý, phê bình CBCC
2 Hỗ trợ, đông viên, chia sẻ trong công việc
3 Tuân thủ và phục tùng mệnh lệnh của lãnh
đạo
Xin chân thành cám ơn Ông/ Bà!
PHỤ LỤC: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT
I. Kết quả khảo sát tình hình công chức cấp xã dùng cho công chức cấp xã
Số đơn vị khảo sát: 13
Số phiếu phát ra: 100
Số phiếu thu về: 84
1. Về trình độ học vấn
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
12/12 79/84 94.04
Chưa tốt nghiệp 12 5/84 5.96
Không trả lời 0 0
Tổng số 84/84 100
2. Về trình độ chuyên môn
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Trung cấp 40/84 47.61
Cao đẳng 6/84 7.14
Văn bằng 1 24/84 28.57
Văn bằng 2 12/84 14.28
Không trả lời 3/84 3.57
Tổng số 84/84 100
3. Về trình độ lý luận chính trị
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Sơ cấp 40/84 47.62
Trung cấp 31/84 36.9
Cao cấp 1/84 1.20
Không trả lời 12/84 14.28
Tổng số 84/84 100
4. Về thời gian giữ chức vụ hiện tại
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Dưới 1 năm 25/84 29.76
Từ 1 năm đến dưới 3 năm 30/84 35.72
Từ 3 năm đến dưới 5 năm 10/84 11.9
Trên 5 năm 19/84 22.62
Không trả lời 0/84 0
Tổng số 84/84 100
5. Về tham gia các khóa học bồi dưỡng
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Có 80/84 95.23
Không 4/84 4.77
Không trả lời 0/84 0
Tổng số 84/84 100
6. Được tham gia các lớp đào tạo
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Trung cấp lý luận chính trị 35 41.67
Trung cấp hành chính 20 23.8
Cử nhân hành chính 11 13.09
Cử nhân luật 7 8.33
Trung cấp kế toán 6 7.15
Khác 2 2.38
Không trả lời 3 3.58
Tổng số 84 100
7. Các lớp được cử đi đào tạo
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Phù hợp với công việc đang đảm nhiệm 62/84 73.81
Giúp cho việc xử lý công việc tốt hơn 14/84 16.67
Không đúng với công việc đang đảm 4/84 4.76
nhiệm
Nội dung chương trình chưa thiết thực 4/84 4.76
Không trả lời 0/84 0
Tổng số 84/84 100
8. Về xây dựng bảng mô tả công việc
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Có 70/84 83.33
Không 8/84 9.52
Không trả lời 6/84 7.15
Tổng số 84/84 100
9. Khả năng thực hiện công việc đang phụ trách
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Dưới khả năng của mình 2/84 2.38
Vừa sức 68/84 80.96
Hơi nhiều nhưng vẫn chấp nhận được 5/84 5.95
Quá nhiều 4/84 4.76
Không trả lời 5/84 5.95
Tổng số 84/84 100
10. Sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình làm việc
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Đồng nghiệp 36/84 42.86
Lãnh đạo trực tiếp 44/84 52.38
Lãnh đạo cấp trên 4/84 4.76
Không trả lời 0/84 0
Tổng số 84/84 100
11. Lĩnh vực cần trang bị để giải quyết công việc hiệu quả
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Kiến thức chuyên môn 78/84 92.86
Kiến thức pháp luật 6/84 7.14
Khác 0/84 0
Tổng số 84/84 100
12. Tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ
Nội dung Số phiếu/ Tỉ lệ (%)
tổng số
Ý thức tuân thủ pháp luật trong thi hành công vụ 84/84 100
Kỹ năng nghề nghiệp 62/84 73.8
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong thi hành công vụ 74/84 88.09
Kết quả giải quyết công việc cho dân hợp lý 78/84 95.85
Kỹ năng sử dụng trang thiết bị văn phòng để xử 53/84 63.09
lý công việc
Tinh thần phối hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ 35/84 41.67
được giao
Ý thức trách nhiệm khi xử lý công vi ệc 80/84 95.23
13. Nhận xét về nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Chưa hiểu rõ 0/84 0
Chưa hiểu phần nào 6/84 7.15
Hiểu 32/84 38.09
Hiểu rõ 46/84 54.76
Tổng số 84/84 100
14. Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật liên quan đến công việc
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Liên tục cập nhật 22/84 26.19
Thường xuyên cập nhật 46/84 54.78
Chưa thường xuyên cập nhật 10/84 11.9
Rất ít khi cập nhật 2/84 2.39
Không trả lời 4/84 4.74
Tổng số 84/84 100
15. Về tuân thủ pháp luật trong thi hành công vụ
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Rất tốt 29/84 34.52
Tốt 50/84 59.52
Bình thường 5/84 5.96
Chưa tốt lắm 0/84 0
Tổng số 84/84 100
16. Về yêu cầu cải cách hành chính ở đơn vị
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Chưa hiểu rõ 1/84 1.19
Chưa hiểu phần nào 8/84 9.52
Hiểu 67/84 79.77
Hiểu rõ 8/84 9.52
Tổng số 84/84 100
17. Sử dụng được các kỹ năng để giải quyết công việc
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Sử dụng tốt 20/84 23.81
Sử dụng khá 45/84 53.57
Sử dụng trung bình 15/84 17.86
Không sử dụng được 4/84 4.76
Tổng số 84/84 100
18. Vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ được giao
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Rất cố gắng 29/84 34.52
Cố gắng 50/84 59.52
Bình thường 5/84 5.96
Không cần cố gắng 0/84 0
Tổng số 84/84 100
19. Hứng thú, phấn khởi khi làm việc
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Không hứng thú 1/84 1.19
Bình thường 22/84 26.19
Hứng thú 48/84 57.14
Rất hứng thú 13/84 15.48
Tổng số 84/84 100
20. Luôn tìm tòi giải pháp cải tiến công việc
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Rất cố gắng 31/84 36.9
Cố gắng 40/84 47.62
Bình thường 9/84 10.71
Không cần cố gắng 4/84 4.76
Tổng số 84/84 100
21. Giải quyết công việc đúng thời hạn
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Đúng hẹn 44/84 52.38
Thỉnh thoảng chưa đúng hẹn 10/84 119
Thường xuyên không đúng hẹn 10/84 11.9
Có xin lỗi khi sai hẹn 16/84 2.3919.05
Không trả lời 4/84 4.76
Tổng số 84/84 100
22. Ý thức trách nhiệm khi xử lý công việc
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Đôi lúc chưa tốt 6/84 7.15
Bình thường 6/84 7.15
Tốt 52/84 61.9
Rất tốt 20/84 23.81
Tổng số 84/84 100
23. Biết sử dụng tin học trong giải quyết công việc
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Trình độ B 30/84 35.71
Trình độ A 33/84 39.29
Sử dụng thông thường 15/84 17.86
Chưa sử dụng được 6/84 7.14
Tổng số 84/84 100
24. Tinh thần phối hợp trong giải quyết công việc
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Tự giải quyết công việc 5/84 5.95
Phối hợp khi cần 15/84 17.86
Phối hợp tốt 45/84 53.57
Phối hợp rất tốt 19/84 22.62
Tổng số 84/84 100
25. Để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã thì cần
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Được bồi dưỡng các kỹ năng giao tiếp, tin 60/84 71.43
học, ngoại ngữ
Được học tập nâng cao trình độ chuyên 73/84 86.9
môn
Được tập huấn các kiến thức pháp luật 54/84 64.29
Được học tập, trao đổi kinh nghiệm th ực tế 64/84 76.19
26. Mức lương đối với công chức hiện nay
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Phù hợp 25/84 29.76
Thấp 50/84 59.53
Có ảnh hưởng tích cực đối với việc giải 8/84 9.53
quyết công việc
Có ảnh hưởng tiêu cực đối với việc giải 3/84 3.57
quyết công việc
Tổng số 84/84 100
27. Mức độ yên tâm công tác
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Yên tâm công tác 51/84 60.71
Chưa hoàn toàn yên tâm 15/84 17.86
Một số muốn chuyển công tác 14/84 16.67
Không trả lời 4/84 4.76
Tổng số 84/84 100
28. Kết quả xếp loại công chức năm vừa rồi
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Hoàn thành xuất sắc 10/84 11.9
nhiệm vụ
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 46/84 54.76
Hoàn thành nhiệm vụ 28/84 33.34
Không trả lời 0/84 0
Tổng số 84/84 100
29. Sự phù hợp về tiêu chí đánh giá, xếp loại công chức cấp xã hiện nay
Nội dung Số phiếu/ tổng số Tỉ lệ (%)
Phù hợp 56/84 66.66
Chưa phù hợp 14/84 16.67
Tiêu chí khác 14/84 16.67
Tổng số 84/84 100
30. Việc khen thưởng công chức
Nội dung Số phiếu/ tổng Tỉ lệ (%)
số
Khen thưởng kịp thời, công bắng 25/84 39.76
Còn mang tính hình thức 15/84 17.86
Việc khen thưởng có tác dụng tốt – kích 39/84 46.43
thích lòng nhiệt tình của công chức
Không kích thích được lòng nhiệt tình của 5/84 5.95
công chức
Tổng số 84/84 100
31. Việc kỷ luật công chức cấp xã nơi công tác
Nội dung Số phiếu/ tổng Tỉ lệ (%)
số
Nghiêm minh, có tác dụng răn đe 55/84 65.48
Chưa nghiêm, chưa có tác dụng răn đe 29/84 34.52
Trả lời khác 0/84 0
Tổng số 84/84 100
32. Kỹ năng cơ bản công chức tự đánh giá trong quá trình thực thi công vụ
Stt Kỹ năng thực thi công vụ Thành thạo Chưa Không thể
thành thạo thực hiện
1 Kỹ năng tư duy 76 8 0
2 Kỹ năng giao tiếp 65 19 0
3 Kỹ năng lập kế hoạch 56 20 8
4 Kỹ năng tham mưu, đề xuất 52 25 7
5 Kỹ năng soạn thảo văn bản 69 15 0
6 Kỹ năng phối hợp 74 8 2
7
Kỹ năng xử lý và giải quyết 71 13 0
tình huống
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_luc_thuc_thi_cong_vu_cua_cong_chuc_cap_xa_tren.pdf