CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. SƠ LƯỢC VỀ TIỂU SỬ VÀ CON ĐƯỜNG SÁNG TÁC CỦA PUSKIN:
1.1.1. Thời Thơ Ấu
A.x.PUSKIN sinh ngày 6-6-1799 tại Moscow trong một gia đình dòng dõi quý tộc lâu đời và có truyền thống văn chương. Gia đình Puskin thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút. Cha ông là một người say mê văn học, thích sân kháu; ông đã từng làm thơ bẳng tiếng Pháp. Chú của Puskin cúng là một nhà thơ tên tuổi lúc bấy giờ. Các nhà thơ, nhà văn lớn lúc bấy giờ như Karamdin, Đơ-mi-tơ-ri-ép, Giu-cốp-xki thường đến thảo luận các vấn đề văn học tại nhà bố mẹ Puskin. Thi sĩ đã sớm được tiếp xúc với không khí văn học. Mới 10 tuổi đầu, Puskin đã đọc nhiều tác phẩm văn học Nga, văn học các nước Tây Âu, thuộc hàng loạt thơ Pháp và làm quen với văn học dân gian Nga phong phú qua A-ri-na Rô-đi-ô-nôp-na và người nô bộc Ni-ki-tin Cô-dơ-lôp.
1.1.2. Thời kì học ở trường Li-xê (1811- 1817)
Năm 1811, Puskin vào học ở trường Li-xê. Ở đây, thi sĩ được tiếp xúc với những thầy giáo,bạn bè có tư tưởng tự do. Do đó tư tưởng tự do đã bắt rễ ngay vào tâm hồn nhạy cảm của Puskin. Hơn thế nữa, năm 1812, cuộc chiến tranh chống đế quốc Na-pô-lê-ông thắng lợi đã làm cho Puskin thêm tự hào về sức mạnh của nhân dân Nga. Thế giới quan của Puskin hình thành gắn liền với tư tưởng tự do của thời đại,với tinh thần yêu nước và niềm tự hào của nhân dân Nga chiến thắng.
Thời kì này Puskin bắt đầu sáng tác liên tục. Bài thơ xưa nhất của Puskin còn lại đến nay là “ Gửi Nátasa” (1813).Năm 1814, tờ “ Người truyền tin Châu Âu ” đăng bài Gửi bạn thơ của Puskin. Đây là bài thơ của Puskin được đăng báo, thơ trữ tình của Puskin thời kì này thường ngợi ca ngợi tình bạn, tình yêu, nỗi hân hoan trong cuộc sống. Trong các bài thơ trữ tình, Puskin cũng đã thể hiện chủ đề văn hóa nghệ thuật Gửi Giu-cốp-xki, Thị trấn, . Ngay trong thời kì này, Puskin đã có khuynh hướng vượt ra ngoài phạm vi nhà trường, đề cập đến những đề tài có ý nghĩa xã hội. Do đó trong hàng loạt bài thơ, chủ đề “ Tổ quốc ”, “ Tự do ” xuất hiện. Bài thơ Hồi ức hoàng thôn là một chứng cớ để chúng ta thấy rõ tinh thần yêu nước của Puskin. Nhiệt tình tự do, chống chế độ độc tài thể hiện nổi bật nhất trong bài Gửi Li-xi-nhi.
Ngoài thơ trữ tình, Puskin còn chú ý đến các thể loại khác như trường ca Tu sĩ (1813),Bôva (1814), kịch Bước vào xã hội thượng lưu như thế, Nhà hiền triết
Nhìn chung, nội dung sáng tác của Puskin thời kì học Li-xê tương đối phong phú. Về mặt nghệ thuật thì trình độ còn non, chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lớp đàn anh. Tuy nhiên có nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng Puskin sẽ còn vươn cao hơn, đi xa hơn các bậc nghệ sĩ tiền bối của mình.
1.1.3. Thời kì Pê-téc-bua (1817- 1820)
Năm 1817, Puskin tốt nghiệp trường Li-xê. Sau đó thi sĩ được bổ nhiệm vào cơ quan ngoại giao. Thi sĩ bắt đầu sống cuộc sống của một thanh niên quý tộc thực thụ; nhưng càng ngày thi sĩ càng chán xã hội thượng lưu, nơi mà theo thi sĩ thì “ khôn tức là im lặng một cách nô lệ ” [5; tr42], nơi có “ những con tim lạnh lùng ” và “ tất cả đều ngu ngốc một giuộc ” [5; tr42].
Thời kì này chính phủ Nga hoàng tỏ ra phản động hơn trước. Bên trong, nó đàn áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa nông dân, bên ngoài cấu kết với bọn phản động quốc tế dìm các cuộc cách mạng vào bể máu. Tuy nhiên phong trào cách mạng ở các nước phương Tây vẫn lên mạnh ( Tây Ban Nha ). Ở Nga các tổ chức như “ Liên minh cứu quốc ”(1816), “ Liên minh hạnh Phúc ”(1818) ra đời và phát triển. Giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng giải phóng ở Nga do những người quý tộc tiến bộ lãnh đạo thực sự bắt đầu.
Do liên hệ mật thiết với những nhà hoạt động cách mạng, làm bạn với những thanh niên có tư tưỏng tự do, lập trường chính trị và văn học của Puskin được xác định. Đó là lập trường của những chiến sĩ đấu tranh cho một nền văn học nghệ thuật Nga tiến bộ chống lại các nhà văn phản động, bảo thủ.
Giờ đây, sáng tác của Puskin đã đề cập đến những chủ đề xã hội lớn lao. Thi sĩ đã viết hàng loạt bài thơ nói lên tư tưởng, tình cảm của tầng lớp tiến bộ nhất của nước Nga lúc bấy giờ như Tự do(1817), Gửi Sa-đa-ép(1818), Nôen(1818), Làng quê (1819)
Năm 1820, tác phẩm lớn đầu tiên của Puskin ra đời, đó là bản trường ca Ru-xlan và Li-út-mi-la. Trường ca bắt đầu viết từ 1817, lúc thi sĩ sắp ra trường. Bản trường ca nạy đã nâng địa vị Puskin lên ngang hàng với các nhà thơ có tên tuổi bấy giờ. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Giu-cốp-xki, nhà thơ bậc thầy thời đó, sau khi đọc bản trường ca, đã đề vào bức ảnh của mình gửi Puskin “ thầy chiến bại tặng trò chiến thắng ’’[5; tr.43].
62 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10213 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngành ngữ văn: thơ tình Puskin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảm. Như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ- mà bằng cả âm thanh nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhất trí xem tính có nhịp điệu là nét đặc thù rất cơ bản của tác phẩm trữ tình. Âm thanh nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết được…Vì vậy ngôn ngữ trong thơ còn là ngôn ngữ giàu nhạc tính. Ngôn ngữ trong thơ Puskin chính là như thế- giàu nhạc điệu và du dương như một bản Xônat làm say đắm lòng người.
Nhạc điệu trong thơ là một đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ. Ngày nay do sự phát triển của nghề in, của kĩ thuật ghi âm, nhu cầu của thơ có đổi khác. Một số người có khuynh hướng bỏ vấn đè gò bó, phiền hà cho thơ. Nhưng nếu không có một nhạc điệu nội tại nào đó như sự đối xứng song song giữa hai dòng thơ, hai đoạn thơ-thì không còn là ngôn ngữ thơ nữa. Đó có thể là văn xuôi trữ tình như một số tác phẩm của Tuốcghênhép chẳng hạn.
Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính: nhịp điệu bao gồm cách phối hợp âm thanh, cách ngắt nhịp và vần. Tất cả những điều đó cốt để ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Nhạc tính trong thơ còn thể hiện ở sự trầm bổng, độ ngân vang của ngôn ngữ thơ. Đó là sự thay đổi những âm thanh cao thấp khác nhau giữa thanh bằng và thanh trắc:
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai,
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
(Tôi yêu em)
Với 8 dòng thơ, 66 từ trong đó đã có 46 từ mang thanh bằng và chỉ có 20 từ mang thanh trắc. Đặc biệt ở một số dòng thơ tỉ lệ thanh gần như chiếm tỉ lệ tuyệt đối, gợi tả điệu nhạc du dương, đưa tâm hồn phiêu du, bay bổng.
B B B T B B T B
T T B B T T B B
B B T B T B B T
B B B T T T B B
B B B B B B B T
T T B B T T B B
B B B B B B B T
B B T B B B B T B B
Hệ thống thanh điệu trong bài thơ Tôi yêu em
Nói đến cái đẹp trầm bổng của âm thanh là phải nói đến nhịp cắt:
Hết rồi/ - tình đã/ vỡ tan
Anh hôn/ lần chót/ đôi bàn/ chân em
Những lời/ chua xót/ thốt lên –
Anh nghe/ lời đáp/ của em:/ - Hết rồi
(Hết rồi tình đã vỡ tan) [12; tr.48]
Nhịp thơ 2/2/2 và 2/2/2/2 diễn tả một nỗi buồn, cảm xúc như dai dẳng và miên man, như diễn tả một sự đau buồn và tuyệt vọng pha lẫn sự nghẹn ngào.
Hay trong khổ thơ cuối bài thơ Gửi:
Trái tim lại/ rộn ràng/ náo nức
Vì trái tim/ sống dậy/ đủ điều:
Cả tiên thần,/ cả nguồn cảm xúc
Cả đời,/ cả lệ,/ cả tình yêu
(Gửi Em) [12; tr.54]
Cách ngắt nhịp thể hiện sự vui tươi, dồn dập , gấp gáp thể hiện sự háo hức, niềm vui như trải rộng.
Nhạc tính đó còn do sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ thể hiện ở sử dùng vần, điệp câu, điệp ngữ. Tất cả tạo nên câu thơ trơn tru và mềm mại hơn:
Chẳng ai hiểu vì đâu
Đường đời chia hai ngả
Chẳng ai có lỗi cả
Chỉ vô tình mà thôi
Vô tình suốt cuộc đời
Anh buồn đau mải miết
Vô tình em không biết
Hay vô tình quên đi...
(Vô tình) [12; tr._]
Hay trong bài thơ Trên đồi Gruzi đêm xuống:
Trên đồi Gruzi đêm xuống
Aragva dòng cuộn dưới chân
Lòng tôi trong trẻo vô ngần
Nỗi buồn tràn ngập trăm lần tình em
Chỉ có em! Không có gì lay động
Nõi buồn tôi mơ mộng bao nhiêu
Tim tôi lửa cháy như khêu
Vì không có thể không yêu người nào
(Trên đồi Gruzi đêm xuống) [12; tr.80]
Nhạc sĩ thiên tài Glinca đã phổ nhạc nhiều tác phẩm của Puskin trong đó có những bản tình ca. Gửi là một bản như vậy. Mở đầu bằng câu Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu đi nữa.Thế mà những nhạc sỉ của nước Nga đã chọn biết bao tác phẩm của Puskin. Những công trình có hai phần lời và nhạc với hai đông tác giả: Glinca- Puskin, Puskin- Tsaicốpxki, Puskin- Muxorxki …vẫn còn vang vọng. Cùng với thơ văn, âm nhạc làm nên sự bất tử của Puskin.
Ngôn từ là chất liệu chính trong văn học, và việc sử dụng thành công nó sẽ mang lại sự thành công tuyệt đối cho tác phẩm. Với Puskin, ông đã làm được điều này. Như đại thi hào L.Tônxtôi đã từng nhận xét về ngôn ngữ thơ ông: “Chúng ta đã được đọc những dòng thơ rất mực lưu loát, giản dị của Puskin và chúng ta tưởng rằng những dòng thơ của ông sẽ dể dàng tuôn chảy ra với hình thức như vậy. Nhưng chúng ta lại không biết ông đã dung biết bao công sức để viết được giản dị và lưu loát đến thế”.
Theo Tuốcghênhép: “Chắc chắn rằng Puskin đã tạo ra ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ văn học của chúng ta và là con cháu, chúng ta chỉ việc đi theo con đường mà thiên tài ông đã dựng” [2; tr.148]
Lịch sử Nga sẽ mãi mãi ghi công người sáng tạo nên ngôn ngữ Nga văn học hiện đại, một thứ ngôn ngữ thoát khỏi sự vay mượn, những hình thức khoa trương, trống rỗng, một ngôn ngữ trong sáng, giản dị, sinh động, thuần khiết hơi thở Nga, tâm hồn Nga. Puskin sớm nhận thấy tính giả tạo, không tự nhiên của ngôn ngữ xa-lông quý tộc thượng lưu pha tạp Nga - Pháp đầy bay bướm, cầu kỳ, kiểu cách, xa lạ với tiếng nói của nhân dân. Viện sĩ Vinôgrađốp nhận định: “Quan điểm của Puskin trong cuộc đấu tranh giữa tiếng Pháp và tiếng Nga-Xlavơ là một quan điểm thiên tài. Đồng thời với việc tác động củng cố các hình thái tư duy kiểu châu Âu, Puskin đã vượt qua sự hạn chế trong ngôn từ của tầng lớp quý phái và làm cho ngôn ngữ văn học gắn bó với văn phong sinh hoạt dân tộc”. [2; tr.149]
Theo lời Bielinxki, thơ ca Nga trước thời kỳ Puskin sáng tác là "một thứ cây được bứng từ nơi khác, chứ không phải là giống cây bản địa", thứ cây chỉ có cành lá mà không có gốc rễ và tư tưởng. Puskin đã đem đến cho nó cội rễ và tư tưởng, tinh thần và khí chất Nga, biến nó thành thứ cây bản địa. Trước Puskin, nhiều ý kiến cho rằng thi ca Nga chỉ có thể viết bằng loại ngôn ngữ Xlavian (ngôn ngữ dùng để dịch Kinh Thánh). Puskin chứng minh khác hẳn: Thơ ca Nga có thể và cần phải dệt bằng ngôn ngữ nói thường ngày hết sức sống động, giản dị, trong sáng và hàm súc của nhân dân. Tiếp thu những tinh hoa văn học truyền thống, Puskin nhìn thấy tương lai sáng sủa của việc kết hợp tiếng Nga văn học với từ ngữ bình dân: “Trước Puskin, người ta tự hỏi có thể làm thơ bằng tiếng Nga không, và cả một trường phái những nhà phê bình có uy tín đã “bằng những lí lẽ sôi nổi” bảo vệ ý kiến khi cho rằng phải làm thơ bằng tiếng Xlavơ tức là thứ ngôn ngữ để dịch kinh thánh. Có thể nói rằng Puskin đã đi để chứng minh sự vận động. Từ Puskin trở về sau, người ta chỉ làm thơ bằng tiếng nói hàng ngày”- P.Mêrimê [2; tr.150]
Ông đã hoà quyện tuyệt vời hai dòng văn học vốn tồn tại tách bạch hàng bao thế kỉ nay ở Nga là văn học dân gian và văn chương bác học, xóa đi khoảng cách giữa "ngôn ngữ cao quý" và "ngôn ngữ thấp kém" như cách người ta phân chia lúc ấy. Ông nhận ra cái đẹp ở ngay trong những cái bình thường, cái "cao quý" ngay trong cái vẫn bị coi là "thấp kém". Trong thơ ông có bông hoa ép bị lãng quên, có tiếng hót của con chim sơn tước, có bầu trời "thoang thoảng hơi thu", có "con đường mùa đông" tuyết phủ trắng một nỗi buồn da diết khắc khoải, lại có cả những gì rất đỗi bình dị thân thương như túp lều tranh, đống rạ, tấm lưới dân chài…
Theo Bielinxki: “Sự phong phú của âm thanh, giai điệu và sự hài hòa của ngôn ngữ Nga lần đầu tiên xuất hiện rực rỡ trong thơ Puskin”. [2; tr.146]
Theo L.Tônxtôi: “Chúng ta đọc thấy ở Puskin câu thơ tơn tru quá, giản dị quá và cứ tưởng rằng tự nhiên thơ ông nó tuôn ra trong hình thức như thế. Vậy mà ta không biết rằng ông đã bỏ biết bao công sức để cho câu thơ giản dị và trơn tru”.[2; tr.147]
Phùng Trọng Toản nhận xét về Puskin như sau: “Thiên tài của Puskin thể hiện ở chổ ông đã nắm được sự tự phát, sự tự do phát triển của ngôn ngữ hiện hành và từ đó chọn lọc ra những nhân tố sinh động nhất để rồi kết hợp chúng vào một khối thống nhất, gắn bó với nhau một cách hữu cơ”. [2; tr.154]
Theo Đỗ Hồng Chung: “Puskin đã làm cho văn học Nga thực sự thành một trong những nền văn học kì diệu của nhân loại, đã làm cho ngôn ngữ Nga giàu đẹp, trong sáng, đủ khai phá những con đường mới mẻ. Puskin đã hướng dẫn cho các nhà văn, nhà thơ các thế hệ sau này đi vào thế giới Nga, đi vào tâm hồn Nga”. [2; tr.154]
Theo Gô gôn: “Ở ông, giống như cuốn từ điển, chứa đựng toàn bộ sự giàu có, sức mạnh và sự uyển chuyển của ngôn ngữ chúng ta. Hơn bất cứ ai, ông đã mở rộng thế giới của ngôn từ, đã chỉ ra không gian bao la của nó. Trong ông, thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga, ngôn ngữ Nga, tính cách Nga được phản ánh thuần khiết đẹp tới mức giống như cảnh vật được soi trên mặt phóng đại”.-Đôi lời về Puskin [7; tr.38]
Nhà phê bình Bielinxki cho rằng: “Đó là sự uyển chuyển cổ điển cùng với sự giản di nghiêm túc kết hợp với sự quyến rũ của nhịp điệu lãng mạn;tất cả sự giàu có về âm thanh, tất cả sức mạnh ngôn ngữ Nga thể hiện trong nó một cách đầy đủ nhất,thơ ông dịu dàng ngọt ngào và mềm mại giống giọng thì thầm của song, đàn hồi, đậm đặc như nhựa cây, sáng chói như ánh chớp, trong trẻo và thanh khiết như pha lê, thơm tho như mùa xuân về mặt ngữ điệu…”- _sáng tác của A.X.Puskin [7; tr.41]
Puskin là nhà cải cách vĩ đãi của ngôn ngữ văn học Nga. Ông đã khắc phục được sự ngăn cách giữa tư tưởng tiên tiến của thời đại với ngôn ngữ của dân tộc, khi mà thứ ngôn ngữ này chưa trở thành phương tiện tương ứng để phản ánh những tu tưởng của thời đại. Mọi con người của các dân tộc có thể tìm đến tư tưởng chung. Nhưng tư tưởng chung chỉ có thể trở thành tài sản tinh thần của dân tộc mình khi nó được thể hiện bằng một ngôn ngữ riêng tương ứng. Puskin đã có công lao lớn đối với nền văn học và khoa học Nga.
Dưới ngòi bút của Puskin, thơ ca Nga đạt tới tính uyển chuyển và mềm mại chưa từng thấy, tính truyền cảm cao và tính cân đối kỳ diệu: cân đối giữa tình cảm tha thiết và tí tuệ anh minh, giữa tình yêu nồng nàn và lòng căm thù sâu sắc, giữa tình cảm nồng thắm và nụ cười châm biếm.
3.2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG THƠ PUSKIN:
“Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thời gian nghệ thuật là thời gian của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn. Không gian ấy có thể là rất mênh mông hoặc có thể là rất eo hẹp. Không gian ấy có viễn cảnh, giá trị tình cảm. Tình cảm có thể làm cho không gian bao la thêm hay gò bó, chật chội them” [8; tr.142]
Giữa cô quạnh âm u tù hãm
Dòng đời trôi quằn quại hắt hiu,
Chẳng tiên thần, chẳng nguồn cảm xúc,
Chẳng đời, chẳng lệ, chẳng tình yêu.
(Gửi Em) [12; tr.54]
Không gian trong thơ Puskin “âm u”, “tù hãm”. Đó là một không gian buồn bã và tù túng. Thi sĩ như bị lạc lỏng giữa cõi đời, bị nhốt trong một không gian chật hẹp. Nó gợi lên những ngày tháng mà Puskin bị lưu đày ở phương Bắc, tại làng Mikhailô- xkôie, những ngày tháng bị giam lỏng, sống trong sự kiểm soát và bị cô lập. Xung quanh nhà thơ chỉ là bốn bức tường lạnh lẽo. Chính điều này đã làm nguồn cảm xúc trong sáng tác của Puskin bị hạn chế, nhà thơ không thể yên tâm sáng tác. Không tình yêu với Puskin như nhát dao giết chết tâm hồn nhà thơ, khiến ông không thể viết lên những thiên tình sử một cách xuất sắc được.
“Không gian trong văn chương có thể rất hẹp, cũng có thể rất rộng: một sự vật, một con người, một căn phòng…Đó là không gian không bị hạn chế. Không gian trọng văn chương được di chuyển rất dễ dàng. Đang ở không gian này người đọc có thể được đưa sang không gian khác một cách dễ dàng và bất kì ở đâu. Sự thay đổi không gian trong văn chương không bị hạn chế. Khả năng bao quát của không gian văn chương là vô cùng. Không một bức tranh nào cảu hội họa sánh nổi khả năng này của văn chương”.[1; tr.138]
Puskin đã tạo nên những không gian hết sức chân thực và sống động từng chi tiết. Từng đường nét, cảnh vật hiện ra dưới ngòi bút của ông hoàng thơ tình một cách chi tiết, sinh động và chân thực nhất. Đọc những bài thơ của Puskin, người đọc có cảm giác như đang ở không gian thực tại. Qua đó, cho thấy sức cảm nhận tinh tế, lối quan sát tỉ mỉ cùng với vốn kiến thức về cuộc sống đã giúp nhà thơ tạo nên những đường nét thẩm mĩ cho không gian trong thơ ông.
Mặc dù không phải là một nhà thơ thiên nhiên như Êxênhin nhưng trong thơ Puskin vẫn thấy hình ảnh thiên nhiên nước Nga được tác giả thể hiện một cách chân thực, sống động và gần gũi.
Có thể nói, những bức tranh không gian thiên nhiên nước Nga được Puskin phốihợp hết sức hài hòa và tinh xảo. Tất cả là nhờ vào sự kết hợp độc đáo, cái nhìn tinh tế của nhà thơ trong việc phối hợp các màu sắc, chi tiết. Vì vậy, những hình ảnh Puskin mang lại hết sức dễ nhớ và run rẩy như thiên nhiên thật ngoài đời.Không gian trong thơ puskin luôn sinh động và chân thực. Phải bằng tất cả giác quan mới có thể cảm nhậ được một bức tranh giàu sắc màu và âm thanh.
Sắc màu không gian trước hết là màu sắc của bầu trời. Khi mặt trời mọc lên tượng tưng một ngày mới bắt đầu, vạn vật cũng thức dậy sau một đêm dài tĩnh mịch. Thiên nhiên cũng trở nên xinhh tươi, tràn đầy sức sống và sự sưởi ấm của ánh ban mai.
Nắng sớm rọi tuyết bừng, rực rỡ
Trãi mênh mông những tấm thảm tuyệt vời
Hay :
Băng giá và mặt trời, ngày tuyệt đẹp.
Còn ngủ ư, ơi người bạn diễm kiều?
Dậy đi em, hỡi người đẹp thương yêu
Mở đôi mắt còn say nồng mệt mỏi;
Hãy hiện ra như ngôi sao chói lọi
Miền Bắc phương chào buổi sáng Bắc phương?
(Buổi sáng mùa đông) [12; tr.81]
Không gian trong thơ puskin được xây dựng từ những góc độ, từ gần đến xa, từ dưới lên trên, theo lối đối xứng. Có thể thấy trong bài thơ Em từ giã dãi bờ đất khách nhà thơ đã miêu tả hình ảnh của bài thơ từ những góc độ, màu sắc khác nhau.
Không gian, phương tiện nói đến tình yêu thật là phong phú: Từ đất liền cỏ,cây, hoa, lá, đến biển cả, lên bầu trời đầy sao, …
Đầu tiên puskin từ góc rộng của cái nhìn toàn cảnh, từ cái nhìn trên không trung xuống mặt đất. Trước mặt tác giả là một không gian ngập tràn sắc xanh, sắc xanh của thiên nhiên, sắc xanh của những cây oliu được ánh mặt trời chiếu rọi và dưới những tán cây là những bóng mát được che phủ bởi những đám cây oliu sum xuê. Vì ở không gian ấy sẽ là nơi mà trữ tình gặp lai người yêu. Trao cho nhau những nụ hôn tình yêu nồng cháy:
Dưới bầu trời muôn thuở ngát xanh
Dưới bóng cây ô liu mát rượi
Ta sẽ hôn nhau hỡi anh
(Em từ giã dãi bờ đất khách) [12; tr.98]
Đến đây, nhà thơ lại chuyển sang cái nhìn từ góc độ ngược lại. Một khoảng không bao la hiện lên trước mặt tác giả. Không còn là một bầu trời ngát xanh của những vòm cây Ôliu nữa, mà giờ đây trên không trung là một vòm trời cao thăm thẳm, một không gian bao la, vô tận. Giờ đây trên vòm trời ấy là một màu xanh biếc, màu xanh của biển, bầu trời thoáng đãng, không có những chòm mây trắng trôi lơ lững.
Là một bậc thầy về ngôn ngữ. Puskin đã vẻ nên một bầu trời với những đường nét, màu sắc khác nhau. Không gian trong thơ ông đối xứng chứ không đối lập, chúng hài hòa với nhau một cách chi tiết. Bức tranh thiên nhiên của Puskin được khắc họa rất tự nhiên, bình dị chứ không tầm thường. Nét độ đáo của khung cảnh là tác giả không hề sử dụng tính từ chỉ màu sắc nào nhưng vẫn vẻ nên toàn cảnh của bầu trời thiên nhiên.
Màu xanh ở đay là màu xanh của thiên nhiên, từ những tán cây Ôliu hiện lên và từ sắc chói trên vòm trời xanh thăm thẳm.
Nhưng chao ôi, nơi đầy nắng chói
Vòm trời cao thăm thẳm biếc xanh
(Em từ giã dãi bờ đất khách)
Không gian trong thơ Puskin không chỉ có hình ảnh của bầu trời ngát xanh, xanh biếc mà còn có những hình ảnh khác không kém phần đặc sắc. Đó là hình ảnh của biển khơi và ánh trăng trên bầu trời đem tối. Chỉ bằng hai gam màu chủ đạo vàng- trắng khung cảnh của đại dương mênh mông trong đêm được Puskin gợi tả một cách sống động đến kì lạ. Từng đường nét, chi tiết được tác giả sử dụng càng làm tăng thêm vẻ đẹp thanh khiết và huyền diệu của mặt biển giữa lòng đại dương bao la kia.
Nơi biển ngày đêm sóng dạt dào
Bọt tung trắng xoá trùm bờ cao
Vằng vặc trăng ngân soi ấm áp
Màn đêm yên ả ru ngọt ngào
(Lá bùa hộ mệnh) [12; tr.373]
Hình ảnh biển được Puskin gợi tả thật sinh động, với những cơn sóng dạt dào, nhấp nhô tạo nên những đợt bọt nước trắng xóa lên cao. Không gian trong thơ Puskin không bao giờ tĩnh lặng mà luôn luôn chuyển động, mọi sự vật đều luôn vận động không bao giờ ngơi nghỉ.
Nếu như những cơn sóng biển đã tạo nên những đợt bọt trắng tinh khiết, làm cho không gian sống động hơn thì ánh trăng mà Puskin đem vào lại làm cho không gian đen tối lạnh lẽo của mặt biển trở nên ấm áp hơn, tô điểm thêm nét huyền ảo của đại dương trong đêm. Có thể không thấy được tài năng của Puskin trong việc kết hợp một cách hài hòa các yêu tố tự nhiên. Tạo nên một bức tranh phong phú âm thanh và mùa sắc.
Nếu tả thiên nhiên nhiều mà chủ đề tả thiên nhiên thôi thì dù có tài hoa đến mấy cũng chỉ là tài hạng hai. Thiên nhiên trong thơ Puskin là thiên nhiên của lòng người hòa nhập. Nói cách khác, thiên nhiên đã thở bằng hơi thở của Puskin, sống bằng sức sống của Puskin và nghĩ bằng trái tim của thi sĩ. Puskin luôn miêu tả thiên nhiên nước Nga bằng một niềm tự hào về quê hương, đất nước với những hàng bạch dương, những đồng cỏ, thảo nguyên xanh ngát và những cánh đồng tuyết trắng của màu đông trên xứ sở phía Bắc này.
Trong bài thơ “ Buổi sáng mùa đông” hình ảnh thiên nhiên, cảnh sắc nước Nga hiện lên chân thực và chi tiết . Tất cả được nhà thơ miêu tả như một sự tự hào về miền quê hương yêu dấu của mình. Từ lâu nước Nga được biết đến vốn là một nơi lạnh giá, quanh năm luôn có băng tiết phủ đầy. Dưới ngòi bút của Puskin băng tuyết không chỉ là sự đơn thuần của hiện tượng tự nhiên mà nó còn là hiện tượng nghệ thuật. Dưới cái rọi của ánh mặt trời buổi sớm những làn băng tuyết trở nên đẹp lạ thường “ tưng bừng” “rực rở” tạo nên những tấm thảm mênh mông, tuyệt đẹp, làm tăng thêm nét quyến rủ và thanh khiết của xứ sở băng giá này.
Nắng sớm rọi tuyết tưng bừng rực rỡ
Trải mênh mông những tấm thảm tuyệt vời.
Dưới trong xanh thăm thẳm của vòm trời,
Rừng quang quạnh riêng mình in vệt thẳm,
Tùng xanh lá hiện qua làn nhũ mỏng,
Sông nhỏ trôi lấp lánh dưới lần băng.
(Buổi sáng mùa đông)
Thiên nhiên, cảnh vật trong thơ Puskin không chỉ có sự chói rọi của băng tuyết mà còn phủ đầy sắc xinh tươi, xanh thẵm của những hàng cây, những khu rừng vốn đã trở thành niềm tự hào và tượng tưng cho sức sống, tâm hồn con người Nga. Dưới bầu trời xanh thẵm là những rừng cây, hàng tùng xanh lá ẩn hiện qua những làn nhủ mỏng. Gợi tả một sắc xanh tươi trẻ và sức sống mạnh mẽ của người dân Nga. Bên cạnh những hàng cây xanh thẳm, tràn đầy sức sống thiên nhiên Nga còn được biết đến với những dòng sông lấp lánh dưới những làn băng dày đặc. Mặt nước của dòng sông trở nên đẹp hơn, lung linh hơn dưới ánh trăng của buổi sớm mùa đông.
Có thể thấy Puskin là người rất yêu thiên nhiên cảnh vật nước Nga. Thiên nhiên Nga luôn gần gũi với ông dưới tâm khảm của Puskin thiên nhiên Nga luc nào cũng đẹp và rực rỡ như vậy. Tất cả xuất phát từ sự hòa nhập tâm hồn với thiên nhiên cùng với sức cảm nhận tinh tế và một trí tuệ siêu việt đã tạo nên những bức tranh thiên nhiên bình dị mà tuyệt đẹp. Không gian trong thơ Puskin không chỉ sinh động, xanh tươi mà còn gần gũi, ấm áp.
Đó là hình ảnh của căn phòng tràn ngập hạnh phúc, bên trong có bếp lò rực đang phừng phừng ngọn lửa làm ấm áp lòng người trong mùa đông lạnh giá, bên cạnh đó là tiếng nổ lách tách của những thanh cũi đang cháy rực. Nó phá vỡ đi không gian lạnh lẽo và tĩnh lặng của mùa đông buốt giá. Đây là những hình ảnh hết sức quen thuộc, gần gũi và thân thiết trong đời sống sinh hoạt của người dân nước Nga.
Khắp căn phòng ánh hổ phách tràn lan,
Bếp lò sưởi củi phừng phừng đượm lửa,
Tiếng lách tách nổ nghe vui giòn giã.
(Buổi sáng mùa đông)
Không gian trong tác phẩm nghệ thuật vừa là sự phản ánh không gian hiện thực, vừa mang ý nghĩa khái quát. Nhưng đồng thời không gian trong văn chương nhiều khi mang ý nghĩa tượng trưng [llvh1-tr139]
Không gian trong văn học được biểu hiện bằng các không gian điểm mang tính ước lệ, tượng trưng. Chính cách thức này thể hiện sự sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của nhà thơ. Trong thơ Puskin ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng như “dãi bờ đất khách”, “miền đất khác” trong bài thơ Em từ giã dãi bờ đát khách hay hình ảnh “mặt trăng kỉ niệm” trong bài Một chút tên tôi đối với nàng. Trước hết là hình ảnh “dãi bờ đất khách”, nơi ghi nhận những kỉ niệm tình yêu, những buổi hẹn hò, những phút vui buồn trong tình yêu. Đó là không gian của thực tại. Nhưng giờ đây nhân vật “em” đã từ bỏ chốn kỉ niệm, đến với một “miền đất khác” , để lại đây nỗi đau, niềm xót xa của nhân vật “anh” vì đã mất người yêu mãi mãi. Miền đất khác cho thế giới bên kia, ngăn cách với thế giới thực tại, đó là cõi tâm linh phân chia ranh giới trần gian và âm cảnh.
Em từ giã dải bờ đất khách
Để trở về chốn cũ xa xôi
Trong giây phút buồn đau nhớ mãi
Đứng trước em anh mặc lệ rơi
Hai tay anh cứng đờ lạnh giá
Níu giữ không đành để em đi
Anh thổn thức: em đừng vội vã
Cắt phút giây đau đớn biệt ly!
Nhưng làn môi đắng em vội rứt
Bỏ cái hôn đau khổ xót xa
Em gọi anh về miền đất khác
Bỏ quê hương đầy ải mịt mờ
Em thủ thỉ: ngày mai gặp lại
Dưới bầu trời muôn thuở ngát xanh
Dưới bóng cây ô liu mát rượi
Ta sẽ hôn nhau lại, hỡi anh!
(Em từ giã dải bờ đất khách)
Bên cạnh việc sử dụng không gian tượng trưng thực tại- hư ảo, Puskin còn lấy hình ảnh “Mặt trăng” để làm nơi ghi lại những kỉ niệm của tình yêu, là nơi khắc dấu những buồn vui trong tình yêu của thi sĩ. Giờ đây trên mặt đất chỉ còn lại những nét ngoằn ngoèo, những dấu vết nhạt nhòa như tình cảm của em. Mặt trăng thể hiện nỗi buồn của nhân vật trữ tình, một nỗi buồn lai láng. Vì tất cả từ lâu đã bị lãng quên, chìm vào quá khứ trước mối tình em đang yêu.
Là một hiện tượng nghệ thuật, không gian trong nghệ thuật là một hiện tượng ước lệ, mang ý nghĩa cảm xúc. Không gian trong văn học được biểu hiện bằng các không gian điểm mang tính ước lệ, tượng trưng
Ngày nào đó trên mặt trăng kỷ niệm
Nó chỉ còn là dấu vết không hồn
Giống như hình phác trên mộ chí
Nét ngoằn ngoèo một thứ tiếng xa xăm.
(Một chút tên tôi đối với nàng) [12; tr.88]
Tình yêu được ví như một bông hoa nhỏ bí ẩn, và tình yêu là vậy đấy vô tình đến rồi cũng vô tình đi, khi đến tình yêu mang theo bao nhiêu là niềm vui và hạnh phúc, đó là những ánh sáng chói lọi của ngôi sao, rồi đến những giây phút giận hờn, ghen trách được ví như sóng to, gió lớn, đến một ngày kia bông hoa nhỏ tàn rũ có nghĩa là tình yêu không được trọn vẹn. Những tình cảm rất bình thường của con người khi được thể hiện qua thơ Puskin thật là đa dạng, nhiều màu sắc.
‘Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của tác giả nghệ thuật. Nếu như thế giới thực tại chỉ tồn tại trong không gian và thời gian, thì cũng như thế, thời gian nghệ thuật chỉ tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật. Thời gian và không gian nghệ thuật không tách rời nhau, vì người ta có thể xem xét một cách tổng hợp qua phạm trù không gian- thời gian. Nhưng có thể xét riêng vì chúng phương thức, phương tiên của chúng có những nét riêng”.[ 1; tr.62]
“Thời gian nghệ thuật như là cái thời gian được cảm nhận bằng tâm lý, qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mĩ xảy ra trong thời gian nghệ thuật. Là thời gian được cảm nhận bằng tâm lý và mang ý nghĩa thẩm mĩ, nên thời gian nghệ thuật khác với thời gian khách quan được đo bằng lịch và đồng hồ, nó có thể đảo ngược từ hiện tại “hồi tượng quá khứ”, có thể cảm thấy chốc lát dài dằng dặc như hàng nghìn năm, có thể thấy tháng năm như chốc lát “vó câu qua cửa sổ”, lại có thể cảm thấy thời gian như ngừng trôi khi đắm say. Những cảm xúc thời gian ấy được nghệ thuật sử dụng để khắc phục thời gian nhằm sáng tạo ra thời gian nghệ thuật cớ thể trường tồn trong thời gian”.[1; tr.63]
Thời gian nghệ thuật cũng có tính liên tục, nhưng đó là liên tục của những đổi thay có ý nghĩa, thời gian hiện thực cũng có hiện tại, quá khứ, tương lai, đồng thời, đồng hiện, có độ dài…nhưng đó là những khoảng thời gian có ý nghĩa. Thời gian nghệ thuật là cho việc tư duy và phát hiện chân lý, giúp con người cảm nhận thời gian một cách toàn vẹn, khắc phục khả năng cảm nhận thời gian hạn hẹp, hữu hạn của con người. Bản thân thời gian là một đối tượng của sự cảm nhận, một chử đề, đề tài của văn học. Người ta có thể miêu tả một đời, một thế hệ hoặc một ngày, một phút giây trong đời hoặc tái hiện lại những năm tháng không thể nào quên.
Thời gian trong thơ Puskin không phải là thời gian lý tính được đo bằng đồng hồ vật lý, mà nó là thời gian tâm lý, thời gian ước lệ, tượng trưng. Đọc thơ Puskin ta thấy thời gian trong thơ ông như ngưng đọng lại, trôi qua một cách chậm rãi, dần dần. Thời gian như được dồn nén một cách tối đa . Và nó được miêu tả bằng những trạng từ chỉ thời gian mang tính ước lệ, tượng trưng như “phút giây”, “tháng ngày”, “giây phút”, “phút đắm say”… Có thể thấy rõ thời gian tâm lý trong bài thơ Gửi Em. Bài thơ ghi nhận cuộc gặp gỡ của Puskin với người thiếu phụ trẻ tuổi, xinh đẹp Kern- một phụ nữ quý tộc đã có chồng.
Cuộc gặp gỡ và sắc đẹp của Kern không chỉ gây ấn tượng mãnh liệt, huyền diệu mà còn làm sống dậy cả một chuỗi dài kí ức gắn với dòng đời của nhà thơ. Dấu ấn của thờ gian tiểu sử có thể dể dàng nhận thấy qua mội khổ thơ.
Những phút giây huyền diệu ở khổ thơ đầu gợi lần thứ nhất cuộc gặp gỡ Kern. Những “ồn ào”, “xáo động”, “buồn lo” ở khổ hai gắn với những ngày tháng ở kinh thành Pêtecbua hoa lệ. Thời gian trong khổ thơ được Puskin dồn nén một cách cô đọng nhất chỉ với từ “phút giây” mà hàng loạt các sự kiện diễn ra một cách đầy đủ và chi tiết. Trước hết là hình ảnh Kern thoáng ẩn hiện trong tâm tưởng nhà thơ, tuy không rõ ràng nhưng cũng đủ để cảm nhận được một sắc đẹp “tinh khôi” của người thiếu phụ trẻ trung, xinh đẹp:
Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu:
Trước mắt anh em bỗng hiện lên,
Như hư ảnh mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
(Gửi Em) [12; tr.54]
Trong “phút giây huyền diệu” ngắn ngủi ấy chuỗi diển biến tâm lý của nhân vật anh cũng được Puskin nêu bật một cách chi tiết và đầy đủ nhất:
Giữa ray rứt sầu đau tuyệt vọng
Giữa ồn ào xáo động buồn lo
Tiếng em nói bên tai anh văng vẳng
Bóng dáng em anh gặp lại trong mơ.
(Gửi Em)
Hết “ray rứt”, “sầu đau, tuyệt vọng”, rồi lại “xáo động”, “buồn lo” không những vậy tác giả còn kịp thời gặp lại người yêu trong giấc mơ của mình. Thời gian trong thơ Puskin trôi thật chậm rãi, chỉ trong “giây phút” mà nhiều sự kiện cũng nư diễn biến tâm lý diễn ra một cách nhanh chóng và chi tiết:
Tháng ngày qua những cơn gió bụi,
Đã xua tan mộng đẹp tuổi thơ,
Lãng quên rồi giọng em hiền dịu,
Nhòa tan rồi bóng dáng nguy nga
(Gửi Em)
“Tháng ngày qua những cơn gió bụi” chính là gió bụi của phương Nam và những ngày tháng nhà thơ bị lưu đày ở vùng Mikhailôpxkôiê. Nếu như ở khổ thơ đàu tiên Puskin dồn nén thời gian của mình bằng “phút giây huyền diệu” thì ở khổ thơ thứ ba này thời gian lại được thay thế bởi cụm từ “tháng ngày”. “Phút giây” chỉ là thời gian ngắn ngủi nhưng cũng đã chứa đựng trong Puskin biết bao sự kiện, diễn biến tâm trạng. Cho thấy những ngày tháng Puskin bị lưu đày để làm cho tâm hồn nhà thơ bị tổn thương, những cơn gió bụi của miền đát phương Nam đã làm tầm hồn mơ mộng của nhà thơ trở nên chay sạn đi, không còn nhớ đến giọng nói, hình dáng của người em năm nào. Có thể thấy thời gian càng lúc càng được Puskin dồn nén hơn đến mức cùng cực nhất.
Thời gian trong thơ Puskin như tĩnh lặng, ngừng quay hẳn hay trôi đi một cách chậm chạp. Dòng thời gian biến đổi với muôn vàn đổi thay nhưng sắc đẹp của Kern vẫn diểm kiều như ngày nào, nguyên khôi và trắng trong:
Cả hồn anh bỗng dưng tĩnh giấc:
Trước mắt anh em lại hiện lên,
Như hư ảnh mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
(Gửi Em)
Thời gian được Puskin dờn nén lại không chỉ để ghi nhận những “phút giây” đầu gặp gỡ của tình yêu hay những “tháng ngày” bị lưu đày ở miền Nam xa xôi, mà còn để ghi lại những phút giây huyền diệu, thiêng liêng hơn nữa, đó là giây phút mất đi người yêu vĩnh viễn. Trong phút giây ấy, mọi thứ như ngưng đọng và ngừng quay. Đó sẽ là khoảng thời gian không thể nào quên được trong tâm hồn người ở lại.
Đó là giây phút bịn rịn, lưu luyến trước giờ vĩnh biệt người yêu. Sự ra đi ấy sẽ là mãi mãi, không bao giờ trở lại.Puskin muốn níu giữ chút thời gian ngắn ngủi, trước khi người yêu đi về “miền đất khác” và không bao giờ trở lại nữa:
Em từ giã dải bờ đất khách
Để trở về chốn cũ xa xôi
Trong giây phút buồn đau nhớ mãi
Đứng trước em anh mặc lệ rơi
Hai tay anh cứng đờ lạnh giá
Níu giữ không đành để em đi
Anh thổn thức: em đừng vộivã
Cắt phút giây đau đớn biệt ly!
(Em từ giã dãi bờ đất khách) [12; tr.98]
Qua việc phân tích cho ta thấy Puskin là một nhà thơ biết quý trọng thòi gian. Ông luôn hiểu rằng thời gian trôi qua rất nhanh, nó không đợi chờ con người và tuổi xuân con người cũng phai đi theo dòng thời gian nghiệt ngã ấy. Đó là quy luật tuần hoàn của cuộc sống, nó là một sự bất biến không thể thay đổi được. vì vậy Puskin luôn trân trọng từng phút giây trong cuộc sống. thời gian trong thơ Puskin luôn trôi đi một cách chậm rãi, chúng được dồn nén để chứa đựng những tình cảm, cảm xúc, kỉ niệm của tình yêu. Có thể nói, Puskin không chỉ là một người có tâm hồn yêu thiên nhiên, lãng mạn, nhiệt huyết với tình yêu, mà còn là người luôn quan niệm tích cực về thời gian để sống mãi với những tình yêu bất diệt.
3.3. CÁCH XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRONG THƠ TÌNH PUSKIN:
Thơ tình Puskin không những độc đáo trong việc sử dụng ngôn từ, tỉ mỉ và chi tiết trong việc miêu tả không gian và thời gian, mà còn thành công trong nghệ thuật xây dựng tình huống, kết cấu. Kết cấu hay cấu tứ thơ là yếu tố chính để Puskin tạo nên sự độc đáo trong cách xây dựng tình huống thơ tình của ông.
Thơ là hình thức dùng từ, dung ngữ làm chất liệu và việc chọn lọc từ cũng như tổ hợp các từ lại với nhau được sắp xếp dưới một hình thức logic nhất định để tạo nên hình ảnh cuốn hút, gợi cảm giác, tạo âm thanh có tính thẩm mĩ cho người nghe.Thơ Puskin không ngoại lệ, ta có thể thấy những vần thơ có cấu tứ thơ mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ.
Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm. Trên một mức độ lớn có thể nói sáng tác là kết cấu. Bởi vì khi xây dựng tác phẩm, xây dựng cấu tứ trong thơ…thì người ta đã xem tác phẩm như một công trình kiến trúc. Bản thân thuật ngữ kết cấu cũng mượn từ kiến trúc hội họa. Từ những vật liệu khác nhau, trên một không gian nhất định người ta có thể xây dựng nên những công trình kiến trúc hợp mục đích và hợp lý tối đa. Kết cấu trong tác phẩm cũng vậy. Nó nhằm xây dựng một công trình hợp mục đích tối đa phản ánh đời sống, biểu hiện sự cảm nhận trước đời sống và thức tỉnh những thái độ, tình cảm nhất định đối với thực tại. Cụ thể là những quan niệm về con người, không gian, thời gian, sắp xếp chi tiết để tạo thành bức tranh sống động, tạo khả năng cảm thụ cuộc sống ấy sao cho có thể rút ra được những ý nghĩa nhân sinh, những phản ứng tình cảm như tác giả mong đợi.
Cùng với việc tổ chức nhân vật, sự kiện, chi tiết. Kết cấu nghệ thuật còn có nhiệm vụ tổ chức cái nhìn xác lập hệ thống điểm nhìn. Nhà văn không thể miêu tả nghệ thuật mà không có điểm nhìn cho mình. Đó có thể là điểm nhìn từ thời hiện tại, hay từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ, nhìn xa hay gần, trên cao xuống hay từ dưới lên. Xác định được điểm nhìn tâm lý thì văn bản sẽ kể qua kí ức, qua nỗi niềm, ngôn từ ấy sẽ mang nặng sắc thái biểu cảm…
Là một nhà thơ đầy chất trí tuệ, Puskin đã tạo nên những đường nét độc đáo riêng cho thơ tình của mình mà có lẽ không có nhà thơ nào khác trên thế giới có thể làm được như ông. Bằng trí tuệ siêu việt của mình kết hợp với sự lao động nghệ thuật một cách say mê, Puskin đã cho ra đời những vần thơ tình độc đáo, xuất sắc mang đậm dấu ấn cá nhân. Nét độc đáo trong thơ ông là ở việc xây dựng những tình huống bất ngờ, thú vị dựa trên những mâu thuẩn nghệ thuật trong kết cấu.
Tình yêu là dòng chảy vĩnh cửu của lịch sử văn học nhân loại- là một đề tài lớn trong sáng tác của Puskin. Đọc thơ Puskin ta thấy trải dài mỗi bài thơ của ông là những mạch cảm xúc khác nhau của tình yêu tư những cảm xúc của buổi đầu gặp gỡ, những ngày tháng nhớ nhung, những lúc hờn dỗi, ghen tuông hay gặp lại người yêu cũ, sự tan vỡ trong tình yêu. Bên cạnh đó, quan niệm tình yêu cũng được Puskin nêu bật nhằm hướng con người sống tốt hơn, nhân bản hơn, có văn hóa hơn trong tình yêu. Từ cảm xúc đến quan niệm được Puskin lồng vào từng trang viết, từng bài thơ của mình một cách chi tiết và chân thực. Tất cả được Puskin sắp xếp theo một trật tự logic, hài hòa, tinh tế, chính xác nhất.
Tình yêu là sự kỳ diệu mà thượng đế đã tạo ra và ban bố cho loài người. Bất kì ai trên đời cũng có những phút giây rung động, những cảm xúc dạt dào khó quên. Đó là cảm xúc của tình yêu. Nhưng dòng đời luôn chưa đựng nhiều sóng gió, trắc trở. Cảm xúc tình yêu có thể đến một cách dễ dàng, nhưng để đến được với tình yêu thì không phải ai cũng đến được. Dòng thời gian trôi đi một cách nhanh chóng, nó có thể xóa đi mọi thứ phía sau quá khứ. Tuy nhiên, với Puskin, những kỷ niệm của tình yêu sẽ luôn tồn tại dù thời gian có nghiệt ngã đến đâu vẫn không thể giết chết được một tâm hồn lãng mạn, mãnh liệt với tình yêu. Với Puskin, những kỷ niệm ngày nào của buổi đầu gặp gỡ, những cảm xúc của tình yêu vẫn mãi còn in đậm trong kí ức của thi sĩ và càng hiện rõ hơn trong lần đầu gặp lại người xưa. Điều này được thể hiện rõ qua bài thơ Gửi của Puskin.
Những kỷ niệm của thời quá khứ như đang hiện rõ trước mắt Puskin, hình ảnh thân quen ngày nào giờ đây đã trở lại. Bài thơ được Puskin gửi tặng cô Anna Pêtơrôpna Kern, được ông viết sau cuộc tái ngộ nàng vào cuối tháng 6 năm 1825 tại nhà nguời bà con họ hàng với cô ở Trigôn gần Mikhailôpxkôie. Lần thứ nhất nhà thơ gặp cô là vào năm 1919 tại Pêtecbua. Trong bài thơ này, những biểu hiện của khung cảnh gặp lại người yêu cũ được Puskin xây dựng thông qua những mạch cảm xúc, tâm trạng trái ngược nhau. Bài thơ được xây dựng theo cấu trúc mâu thuẫn nghệ thuật.
Ở khổ đầu bài thơ, Puskin không di vào miêu tả chi tiết mà nắm bắt, thể hiện cái ấn tượng huyền diệu mà sắc đẹp của Kern đã gợi lên và đọng lại trong ông. Đó là ấn tượng của một sắc đẹp thiên thần trắng trong và sáng láng. Ấn tượng thường chỉ bừng lên trong giây lát, khoảnh khắc rồi vụt biến, mau qua nhưng ấn tượng có thể đọng lại, lưu lại trong kí ức suốt cuộc đời con người. Đến những khổ thơ sau, sắc đẹp Kern vẫn được diễn tả bằng cách như vậy, ấn tượng về một giọng nói, dáng hình.
Cuộc gặp gỡ và sắc đẹp của Kern không chỉ gây ấn tượng mãnh liệt, diệu huyền mà còn làm sống dậy cả một chuỗi dài kí ức gắn với dòng đời của nhà thơ. Dấu ấn thời gian tiểu sử có thể dể dàng nhận thấy qua mỗi khổ thơ. Những “Phút giây huyền diệu” ở khổ đầu gợi lần thứ nhất Puskin gặp Kern. Những “ồn ào, xáo động, buồn lo” ở khổ hai gắn với những ngày tháng ở kinh thành Petecbua hoa lệ. Ở khổ thứ ba: “tháng ngày qua những cơn gió bụi” chính là gó bụi phương Nam và những ngày tháng bị lưu đày. Đến khổ thứ tư, câu thơ : “Giữa cô quạnh âm u tù hãm. Dòng đời trôi quằn quại hắt hiu” lại gợi những ngày tháng bị lưu đày ở phương Bắc, tại làng Mikhailopxkoie và ở khổ thứ năm: “Trước mắt anh em lại hiện lên”- thì đó là lần thứ hai, vừa mới xảy ra đây thôi, nhà thơ gặp lại nàng tiên giáng thế sau sáu năm kể từ cái lần đầu tiên ấy.
Theo dòng thời gian với muôn vàn biến đổi, hình ảnh Kern với sắc đẹp diễm kiều như chìm vào quên lãng, lùi sâu vào trong ký ức và ẩn hiện: lúc vụt lên như một vầng sáng rực rỡ “Như hư ảnh mong manh vụt biến”; lúc chập chờn “Tiếng nói em bên tai anh văng vẳng. Bóng dáng em anh gặp lại trong mơ”; lúc nhạt nhòa “ Lãng quên rồi giọng em hiền diệu. Nhòa tan rồi bong dáng nguy nga”; lúc tan biến “Chẳng tiên thần. Chẳng nguồn cảm xúc”.Tưởng như tất cả đã không còn gì nữa! Nhưng đến khổ thơ thứ năm, thật bất ngờ, tất cả vụt sống dậy. Ấn tượng vẫn như xưa:
Cả hồn anh bỗng dưng tĩnh giấc:
Trước mắt anh em lại hiện lên,
Như hư ảnh mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
(Gửi Em) [12; tr.54]
Dòng đời chảy trôi là tàn phai bao thứ. Thế mà sau sáu năm sắc đẹp của Kern vẫn gợi ấn tượng nguyên khôi. Sự lặp lại cảu hai câu thơ “ Như hư ảnh mong manh vụt biến, như thiên thần sắc đẹp trắng trong” đã diễn tả điều đó.
Và rồi người phụ nữ ấy, sắc đẹp ấy lại làm lai động, lại làm náo nức, lại làm rộn ràng con tim nhà thơ:
Trái tim lại rộn ràng náo nức
Vì trái tim sống dậy đủ điều:
Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu
(Gửi Em)
Trong khổ thơ này có sự lặp lại của tập hợp từ “ tiên thần”, “cảm xúc”, “đời”, “lệ”, “tình yêu” ở khổ bốn. Nếu so sánh hai khổ thơ thứ tư và khổ cuối sẽ thấy sự đối lập tương ứng:
Khổ bốn:
Chẳng tiên thần, chẳng nguồn cảm xúc,
Chẳng đời, chẳng lệ, chẳng tình yêu
Khổ cuối:
Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu
(Gửi Em)
Sự tương ứng về mặt kết cấu giữa các câu thơ này đã góp phần làm nổi bật tính chất lý tưởng trong quan niệm của Puskin về sắc đẹp, phụ nữ, tình yêu, về cảm hứng thơ ca, cuộc sống. Tất cả diễn ra như một phản ứng nghệ thuật liên hoàn.
Gửi không đơn thuần là bài thơ ngợi ca về sắc đẹp phụ nữ. Nó là sự thể hiện thái độ thuần khiết đạo đức và sự tôn vinh chân thành của Puskin đối với phụ nữ. chính vì thế mà nó đạt đến vẻ đẹp rực rỡ của tinh thần nhân văn.
Về phép màu nhiệm của trong thơ ca của Puskin, Biêlinxki, nhà phê bình Nga vĩ đại thế kỷ XIX đã viết: “Trong nghệ thuật đa thần giáo, người Hy Lạp cổ không chỉ thần thánh hóa tri thức, lẽ phải, sức mạnh, trí tuệ…mà còn thần thánh hóa sắc đẹp, tình yêu [6; tr.117]. Theo trực quan tôn giáo, họ cho rằng nữ thần sắc đẹp, tình yêu Aprôđitơ có một chiếc thắt lưng bí ẩn:
Ở trong đó chứa bao điều bí ẩn
Là tình yêu, là khát vọng,là quen biết
và những sự thỉnh cầu
Là những lời tán dương từng nhiều lần đánh lừa
trí thông minh của những người con trí tuệ…
Để thể hiện tòn bộ cái sức mạnh thơ ca của Hômerơ đối với tâm hồn, trái tim con người, người Hy Lạp cổ nói rằng: “Ông đã đánh cắp được chiếc thắt lưng của nữ thần sắc đẹp tình yêu”[6; tr.118]. Puskin là một trong số những nhà thơ Nga đầu tiên đã đạt được “chiếc thắt lưng” của nữ thần Aprôđitơ kiều diễm.
Tình yêu - dòng chảy vĩnh cửu của lịch sử văn học nhân loại - là một chủ đề lớn trong thơ trữ tình của thiên tài Puskin. Cùng với bài Gửi K., Tôi yêu em đã góp vào thơ tình nhân loại một bài thơ tình hoàn hảo tiềm ẩn những giá trị nhân văn lớn lao.
Cấu trúc bài thơ dựng trên mâu thuẫn nghệ thuật giữa trật tự lôgic và mạch cảm xúc, giữa lý trí điềm tĩnh và xúc cảm dâng trào. Trên bề mặt kết cấu, trật tự lôgic và lý trí nói lên việc "rút lui", chối bỏ say mê, dập tắt ngọn lửa tình. Còn trong bề sâu mạch trần thuật trữ tình, xúc cảm không kìm nén được mà tuôn trào mãnh liệt, bất chấp logic và lý trí. Mâu thuẫn nghệ thuật này giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc tình yêu chân thành, đằm thắm mà thiết tha mãnh liệt, đam mê mà vị tha, độ lượng của nhà thơ.
Mở đầu bài thơ là điệp khúc tôi yêu em - cũng là giọng điệu chủ đạo của bài thơ:
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.
(Tôi yêu em) [12; tr.83]
Lời thơ thật giản dị, dùng vài từ mang tính phủ định, không ví von, bóng gió.
Nhịp thơ chậm rãi, điệu giọng trầm tĩnh. Ấy thế mà câu thơ bộc lộ thấu đạt những xúc cảm, trải nghiệm chân thành, sâu sắc trong trái tim yêu chân thực, chung thủy mà âm thầm kín đáo, da diết day dứt khôn nguôi, có pha chút dè dặt ngậm ngùi và dự cảm dang dở…
Mạch cảm xúc trong hai dòng thơ tiếp theo chuyển đột ngột nhưng vẫn một giọng điệu trầm tư, điềm tĩnh bởi lí trí chế ngự:
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
(Tôi yêu em)
Từ không nhấn mạnh ý định có vẻ dứt khoát "rút lui". Nhưng trong thẳm sâu tâm hồn dồn nén bao cảm xúc, nỗi niềm trăn trở, buồn đau của thân phận, không hề có chút gì thanh thản, khiến ta không tin rằng đây là mối tình "không hi vọng"…
Phần cuối bài thơ, xúc cảm lại trỗi lên sự dồn nén, chế ngự của lý trí điềm tĩnh:
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen.
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,…
(Tôi yêu em)
Nhịp thơ không chậm rãi như phần đầu mà nhanh hơn, mạnh hơn. Một loạt thủ pháp được sử dụng: điệp khúc tôi yêu em, lặp từ phủ định không và từ mang ý nghĩa thời gian...
Nhưng trên hết là sự chân thành đã làm tỏa sáng câu thơ. Nhân vật tôi không hề che giấu, ngần ngại mà rất trung thực, thành thật bộc bạch những cung bậc, sắc thái tình yêu trong thẳm sâu tâm hồn mình, một tình yêu thầm kín, da diết, mãnh liệt, với những trăn trở day dứt, những khổ đau tuyệt vọng, những nỗi buồn và sự ghen tuông đen tối giày vò, khiến trong đáy sâu tâm linh không một chút thanh thản, yên định. Tình yêu của nhân vật tôi cũng rất đỗi bình thường, cũng bị nỗi ghen tuông giày vò nhưng đã vượt lên thói ích kỉ để trở nên nhân ái, cao thượng:
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
(Tôi yêu em)
Giữa hai dòng thơ là một nghịch lí, mâu thuẫn mà khối óc sáng suốt khó có thể lí giải bằng lý lẽ của nó nhưng có thể cắt nghĩa bằng lý lẽ của con tim. Câu thơ cuối bài là một lời chúc có vẻ nghịch lý mà thiêng liêng, đầy vị tha:
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
(Tôi yêu em)
Câu thơ rất độc đáo, đột ngột về ý nghĩa, hàm chứa nhiều ý vị…
Tôi yêu em là một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệu buồn, nhưng hơn hết vẫn là một tình cảm chân thành, mãnh liệt mà vị tha, cao thượng, bộc lộ vẻ đẹp của tâm hồn và nhân cách con người nhân hậu, biết kính trọng vô hạn đối với phẩm giá con người với tư cách là con người. vì thế bài thơ chứa đựng những giá trị tinh thần nhân văn cao cả. Có lẽ cũng vì vậy mà bài thơ không ngừng gây xúc động bao thế hệ bạn đọc…
Tình yêu thủy chung là điều ai cũng mong muốn nhất là trong cuộc sống hôn nhân, nó như là thước đo khẳng định giá trị của tình yêu. Tuy nhiên, trong cuộc sống có đôi khi bạn không thể làm chủ được bản thân mình, không thể chế ngự được cảm xúc con tim, nên đôi khi bạn bị xáo động bởi những cám dỗ bên ngoài cuộc sống. và có lúc bạn bị rung động trước hình ảnh một người con gái khác, tuy nhiên bạn lại nhận ra rằng mình là một người đã có gia đình. Sự mâu thuẩn giữa lý trí và tình cảm sẽ xảy ra trong tâm hồn của bạn buộc bạn phải giải quyết một cách thỏa đáng và đúng mực. Tất cả thể hiện quan niệm về tình yêu, hôn nhân của mỗi cá nhân.
Puskin luôn là một nhà thơ của trí tuệ, trong thơ ông luôn chứa đựng sự độc đáo và tinh tế. Những bài thơ của ông luôn thể hiện sự sáng tạo trong việc xây dựng tình huống trong tình yêu một cách độc đáo. Chúng ta đã được thấy những cung bậc cảm xúc cũng như quan niệm về tình yêu của Puskin thông qua những bài Gửi, Tôi yêu em, ít nhiều đã thể hiện được những nét độc đáo của những tình yêu mà Puskin xây dựng. Không chỉ dừng lại ở đó, Puskin còn cho thấy sự độc đáo, tinh tế trong cách tổ chức kết cấu qua bài thơ Không, không , tôi không nên…
Mở đầu bài thơ, có thể thấy điệp từ “không” được lặp lại nhiều lần trong câu thơ thể hiện sự đấu trang trong tư tưởng, mâu thuẩn trong mạch cảm xúc hiệ lên trong câu thơ đầu một cách dồn dập. Sự giằng xé trong tâm hồn của tác giả trước sự quyến rũ của tình ái. Trước sự cám dổ của tình yêu, nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự chối từ đam mê ái tình một cách kiên quyết tôi không nên, tôi không dám, tôi không thể, mức độ cứ tăng tiến dần thể hiện sự phủ nhận đam mê ái tình. Trước hết nhân vật trữ tình xem sự si mê ái tình là một điều không nên làm đối với một người đàn ông đã có vợ rồi vì như vậy là đi ngược lại đạo lý, luân thường, tái với xã hội; không dám si mê ái tình, dường như đó là một điều tội lỗi mà người ta không nên hướng tới , nhân vật trữ tình cảm thấy sợ hãi trước điều mình làm; rồi không thể như vậy, vì nó sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình , có thể làm tan vỡ cả một cuộc hôn nhân và gây tổn hại đến nhiều người khác.
Dường như tác giả đã đặt lên vấn đề đạo đức, luân lý đẻ làm vật cản cho những rung động, lầm lạc của mình, buộc mình phải từ bỏ những ham muốn, dục vọng tầm thường đó:
Không, không, tôi không nên, không dám, không thể
Lại si mê tình ái đắm say
(Không, tôi không nên, tôi không thể…) [12; tr.101]
Nếu ở hai câu thơ đầu cảm xúc như được dồn nén một cách mãnh liệt biểu hiện cho những xung đột nội tâm của nhân vật trữ tình, thì ở hai câu sau tâm trạng, tinh thàn của nhân vật trữ tình dường như đã lắng lại, những si mê tình ái giờ đây đã được gác lại. Cảm xúc dường như đã nhương chỗ cho lý trí, để giữ sự bình yên trong tâm hồn, không thể để cho trái tim bốc lửa một lần nữa để tránh sự lầm lạc, mắc vào cơn say tình ái.
Sự bình yên tôi nghiêm giữ từ nay
Quyết không cho trái tim này bốc lửa
(Không, tôi không nên, tôi không thể…)
Nhưng một lần nữa tâm hồn người con trai ấy lại bị xáo động trước sắc đẹp, dáng hình của người thiếu phụ. Dù đó chỉ là sự thoáng qua của những hình ảnh trong giây lát ngắn ngủi. Trước mặt thi sĩ giờ đây là hình ảnh của một bóng hồng xinh tươi, trinh bạch , đó là một người phụ nữ với sắc đẹp của sự thánh thiện, thanh khiết trong tâm hồn như nữ thần Aprôđite của Hy Lạp cổ xưa.
Hình ảnh người thiếu phụ thoáng qua rồi chợt biến mất càng làm tăng them sự quyến rũ, huyền diệu cảu một sắc đẹp tinh khôi, để lại đây một tâm hồn cô đơn với sự thẫn thờ nơi cõi lòng người ở lại.
Thôi đã đủ, tôi không yêu nữa...Nhưng cớ sao
Tôi không thể trong giây lát ước ao
Khi tha thướt tình cờ qua trước mặt
Một bóng hồng xinh tươi, trinh bạch
Thoáng qua rồi biến mất?...Sao không thể thẫn thờ
Ngắm nhìn trinh nữ, lòng khao khát vẩn vơ
(Không, tôi không nên, tôi không thể…)
Không gì hơn, ngoài việc cầu chúc cho giai nhân tươi trẻ sẽ tìm được một tình yêu chân thành, đằm thắm, cầu mong cho người tình kia có thể tận hưởng những lạc thú trên đời, không phải sầu muộn, khổ sở vì tình yêu. Tất cả xuất phát từ một tấm lòng cao thượng, một thái độ chân thành đối với tình yêu. Luôn hy vọng hạnh phúc, niềm vui sẽ đến với người thiếu phụ ấy như một sự chân thành, tâm niệm của nhà thơ.
Mắt dõi theo và cầu mong lặng lẽ
Hạnh phúc, niềm vui cho giai nhân tươi trẻ
Thầm chúc nàng mọi lạc thú trên đời
Tâm hồn vui tươi, nhàn hạ thảnh thơi
Cầu hạnh phúc cho cả người nàng sẽ chọn
Người may mắn được gọi nàng: "vợ tôi"
(Không, tôi không nên, tôi không thể…)
Tình yêu có thể đưa con người đến với hạnh phúc, đắm say nhưng có lúc lại là cho người ta phải khổ đau, buồn bã. Quy luật tồn tại của sự vật, hiện tượng chính là tính chất hai mặt của nó, tình yêu cũng như vậy. Trong tình yêu có những người yêu nhau, đến với nhau sống với nhau hạnh phúc nhưng cũng cũng có nhiều trường hợp sớm tan vỡ hạnh phúc. Tan vỡ trong tình yêu là điều không ai mong muốn, khi yêu người ta luôn nghĩ rằng tình yêu của mình sẽ trường tồn theo thời gian. Nhưng cuộc sống luôn ẩn hiện nhiều điều mà ta không thể ngờ được, không ai nghĩ đến sự tan vỡ vì nó chỉ đem lại những nỗi buồn, những vết đau trong tâm hồn mỗi người, đôi khi đó còn là những vết thương không thể lành được. Hãy nghe Puskin nói về sự tan vỡ tình yêu như thế nào trong bài thơ Hết rồi tình đã vỡ tan của ông, để thấy sự vỡ tan tình yêu trong thơ ông độc đáo như thế nào.
Nếu ở những bài thơ trước những cảm xúc khác nhau đượcu Puskin đưa vào nhằm làm nổi bật lên những mâu thuẫn trong mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, thì ở đây chỉ còn lại trong nhà thơ một nỗi niềm chua xót, tiếc nuối vì hạnh phúc tan vỡ và một sự tuyệt vọng, chán chường trong tâm hồn người đang yêu.
Có thể thấy trong khổ thơ đầu, điệp từ hết rồi xuất hiện hai lần ở hai vị trí đầu và cuối cảu khổ thơ đã thể hiên nỗi hụt hẫng trong tâm hồn của nhân vật anh khi mất đi hạnh phúc. Hết rồi lời nói như nghẹ ngào, vì nó chưa đựng trong đó bao tình cảm của nhân vật trữ tình- anh, một tình cảm chân thành, thiết tha, sâu sắc. Bên cạnh đó, thấp thoáng trong lời nói là cả một niềm hy vọng cho hạnh phúc tương lai. Điệp từ như thể hiện sự suy sụp tinh thần cảu nhân vật anh trước những lời nói chua xót mà em thốt ra, khiến cho tim anh nhói đau và chỉ đành thốt lên một tiếng nấc nghẹn ngào hết rồi, như để chứng nhân cho sự kết thúc của một cuộc tình:
Hết rồi - tình đã vỡ tan
Anh hôn lần chót đôi bàn chân em
Những lời chua xót thốt lên –
Anh nghe lời đáp của em: - Hết rồi
(Hết rồi tình đã vỡ tan) [12; tr.48]
Tình yêu giờ đây đã hết, chỉ còn lại trong anh một nỗi sầu dai dẵng. Không còn tự dối lòng mình, trong anh luôn tâm niệm sẽ chăm sóc cho em, theo chân em trên suốt đoạn đường đời nhưng giờ đây mọi cố gắng, hy vọng không còn nữa, vì em đã xa anh, tình yêu giờ đay chỉ còn là những kỷ niệm. Chỉ mong sao thời gian có thể chữa lành những vết thương tâm hồn, có thể nguôi ngoai đi, phải cố quên em, một tình yêu không thể đáp đền cho anh.
Anh không còn tự dối thôi
Nỗi sầu anh chẳng trọn đời dõi em
Chuyện tàn có thể anh quên
Tình yêu không thể đáp đền cho anh!
(Hết rồi tình đã vỡ tan)
Xuyên suốt những bài thơ cảu mình, hình ảnh những người phụ nữ được Puskin xây dựng một cách hoàn hảo, hội tụ những yếu tố chân- thiện- mĩ. Tất cả ở họ đều có những điểm chung nhất định, trẻ trung, xinh đẹp không chỉ ở ngoại hình mà còn hoàn thiện trong nhân cách và tâm hồn. Nét đẹp mà Puskin gửi gắm qua hình ảnh những người thiếu phụ là sự trong trắng như pha lê trong tâm hồn, nhân hậu trong tính cách. Sắc đẹp mà Puskin miêu tả không phải là sắc đẹp đơn thuần, bình thường mà như thiên thần vừa trắng trong lại vừa thuần khiết, đáng được tôn thờ và ngưỡng mộ như nữ thần Aprôđite.
Trẻ trung hồn lại đẹp xinh
Mai em được biết bao tình mến yêu
(Hết rồi tình đã vỡ tan)
Puskin đã xây dựng hình ảnh người phụ nữ với nét đẹp trắng trong, tinh khôi, thuần khiết. Nó thể hiện quan niệm của Puskin về sắc đẹp và phụ nữ- như nữ thần Hy lạp. bên cạnh đó là thái độ chân thành, cao thượng trong tình yêu cũng được tác giả đề cập đến như một sự nhìn nhận, thể hiện quan điểm của mình trong tình yêu. Nét độc đáo trong bài thơ này chính là cách Puskin những thiên tình sử của mình theo mạch logic đến kinh ngạc. Từ những cung bậc cảm xúc, sự đấu tranh trong tư tưởng, nội tâm đến sự thể hiện quan niệm về sắc đẹp, về người phụ nữ và sau cùng là thái đôh chân thành, cao thượng trong tình yêu. Tất cả đều được Puskin lồng vào một cách logic, chi tiết và đặc sắc nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTN ngành ngữ văn- thơ tình puskin.doc