Luận văn Ngành Quản lí đất đai

PHẦN I: MỞ ĐẦU I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai ngoài việc xác định lãnh thổ còn là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Nên việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai quyết định sự tồn tại và phát triển của chính quốc gia đó. Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập với thị trường thế giới, tiến dần tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu về đất đai để phục vụ cho sản xuất là một yêu cầu rất lớn. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số cũng làm cho nhu cầu sử dụng đất của người dân và các thành phần kinh tế khác ngày một tăng cao dẫn đến tình hình biến động đất đai ngày một diễn ra thường xuyên và phức tạp hơn. Hòa chung xu thế cả nước, trong những năm gần đây tỉnh Lâm Đồng nói chung và huyện Đạ Tẻh nói riêng có bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, thương mại-dịch vụ nên đã dần thay đổi về diện mạo của huyện. Những thay đổi này dẫn đến việc biến động đất đai trên địa bàn huyện ngày càng phức tạp và đa dạng. Mặc khác, trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, công tác chỉnh lý biến động đất đai là việc hết sức quan trọng và cấp bách, đòi hỏi phải cập nhật liên tục, chỉnh lý thường xuyên biến động đất đai trên hồ sơ địa chính để đánh giá, phản ánh kịp thời biến động đất đai. Từ đó nhà nước điều chỉnh biến động và đề ra những phương án để quản lý tốt nguồn tài nguyên đất, đảm bảo đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất, lợi ích cao nhất. Bên cạnh đó, huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng là một huyện nông lâm nghiệp thuộc vùng kinh tế mới của vùng Tây Nguyên, trong giai đoạn đô thị hóa huyện đang ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành quả nhất định. Cùng với xu thế đó, đất đai biến động thường xuyên, liên tục do nhu cầu của người sử dụng đất ngày càng tăng cao. chính vì thế, tình hình biến động đất đai đang diễn ra ngày càng phức tạp, làm cho quỹ đất chưa được bảo vệ và phát huy hết tiềm năng. Vì vậy, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện là công tác rất cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ yêu cầu thực tế và được sự phân công của khoa Quản Lý Đất Đai Và Bất Động Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Đạ Tẻh -tỉnh Lâm Đồng từ năm 2004 đến nay”. I.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU I.2.1 Mục đích: - Đánh giá tình hình lập và quản lý hồ sơ địa chính. - Thông qua chỉnh lý biến động nhằm nắm chắc quỹ đất, phân bổ và quản lý thống nhất, có hiệu quả. - Thống kê lại toàn bộ quỹ đất đang sử dụng và chưa sử dụng từ đó giúp cho công tác quản lý Nhà nước được thực hiện tốt hơn, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất, làm cơ sở cho định hướng quy hoạch và phân bổ hợp lý đất đai trên địa bàn huyện ĐạTẻh. - Nắm bắt được tình hình sử dụng đất tại địa phương, xác định nguyên nhân tăng giảm của từng loại đất, giúp các nhà quản lý nắm bắt được cơ cấu diện tích, vị trí các loại đất cụ thể tạo cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện. - Đảm bảo hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng với hiện trạng sử dụng đất. Nhà nước thường xuyên nắm chắc quỹ đất tạo cơ sở hoạch định quản lý thống nhất, có hiệu quả cao. Đặc biệt tránh tình trạng cấp trùng thửa trên nhiều GCNQSDĐ. I.2.2 Yêu cầu: - Các thông tin cập nhật phải đầy đủ, chính xác, phản ánh trung thực tình hình khách quan, không thêm bớt thửa, không tùy ý thêm chỉ tiêu loại đất, đối tượng sử dụng đất, phải đúng với hướng dẫn quy định. - Giữa bản đồ và hệ thống sổ bộ phải đảm bảo sự đồng bộ về thông tin và nội dung. - Số liệu chỉnh lý phải phản ánh đúng thực tế và sửa chữa kịp thời những sai xót trước đây. - Đảm bảo tính khoa học, đúng quy trình kỹ thuật, giữ nguyên được thông tin cũ, cập nhật được thông tin mới. - Chỉnh lý biến động đất đai chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép biến động và cấp GCNQSDĐ hoặc chỉnh lý GCNQSDĐ đồng thời phải thực hiện đúng với quy định và hướng dẫn. - Khi thực hiện chỉnh lý biến động, phải thực hiện đồng bộ trên toàn bộ hồ sơ địa chính, đồng thời phối hợp đồng bộ giữa ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. I.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Quy trình chỉnh lý, cập nhập biến động đất đai trên địa bàn huyện ĐạTẻh-tỉnh Lâm Đồng. Hồ sơ địa chính.Số lượng hồ sơ cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai qua các năm 2005, 2006, 2007 đến nay.Các quy định quy phạm pháp luật liên quan, trang thiết bị phục vụ công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai.Các loại hình biến động đất đai. I.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong 4 tháng, từ ngày 05 tháng 04 năm 2010 đến ngày 05 tháng 08 năm 2010.Phạm vi không gian: Nghiên cứu biến động đất đai trên địa bàn huyện ĐạTẻh-tỉnh Lâm Đồng từ năm 2004 đến tháng 06 năm 2010 để chỉnh lý biến động. I.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN Việc thực hiện đánh giá tình hình chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện ĐạTẻh sẽ đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai chính xác hơn và đề xuất những phương hướng khắc phục nhược điểm trong công tác chỉnh lý biến động và hoàn chỉnh hồ sơ địa chính.

doc1 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Ngành Quản lí đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật đất đai 2003. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ. Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên − Môi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên − Môi trường về hướng dẫn lập chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của UBND huyện Đạ Tẻh. Báo cáo tổng kết hàng năm của Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Đạ Tẻh. Kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, 2010 của huyện Đạ Tẻh. Kết quả thống kê đất đai hàng năm của huyện Đạ Tẻh. Bài giảng “Đăng ký và thống kê đất đai” Ths. Ngô Minh Thụy, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Bài giảng “Quản lý hành chính Nhà nước về đất đai” Th.S.Lê Mộng Triết, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctai lieu tham khao.doc
  • docDAT VAN DE.doc
Luận văn liên quan