Chẳng giống với các ngôi đền nào khác, ngoài hình tượng rồng,
phượng, con người làm chủ đạo thì họ lại đưa vào đây những con vật rất đỗi
quê mùa và tầm thường, chẳng phù hợp với lối kiến trúc cung đình ấy. Cứ
ngỡ rằng chúng chẳng liên quan, ăn khớp gì với nhau nhưng đó là dụng ý để
các nghệ nhân kể lại những câu chuyện xưa. Ngoài sự đặc biệt về cách đưa
hình tượng các con vật thì nội dung chạm khắc tai dây còn đặc biệt nổi bật
nhờ tính phồn thực. Tính phồn thực ở đây không phải sự dung tục tầm
thường mà nó thể hiện ước vọng sinh sôi nảy nở qua hình ảnh các cặp đôi
động vật, hay các ổ rồng, ngay cả hình ảnh tia chớp cắm xuống nước cũng
được coi là phồn thực.
132 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong cây cỏ, nhờ cây cỏ. Chết, hoá thân trong cây cỏ. Cho nên từ
xa xưa đã có tín ngưỡng thờ cây cỏ. Trong ý nghĩa sâu xa về tâm linh, cây được
coi như trung gian nối trời với đất. Chủ đề cây cỏ được quán xuyến trong chạm
khắc thế kỷ XVI cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Biểu tượng của từng
loại cây cỏ được người nghệ sĩ dân gian sử dụng nhiều trong điêu khắc đá đền
Đinh Tiên Hoàng.
Hoa sen: là một hoạ tiết trang trí được thể hiện rất nhiều tại đền vua
Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Họa tiết hoa sen được lặp lại nhiều lần
trên các chân cột cả ở phía trong và phía ngoài bậc thềm của đền Đinh. Hoa
sen là loại cây cao quý, gắn với Phật giáo, là biểu tượng của sự cao quý,
trong sạch của tâm hồn. Do mọc ở bùn nhơ, ngâm mình trong nước, vươn
lên trời cao nên hoa sen còn là biểu tượng cho sự chân tu, thoát khỏi những
hệ lụy của cuộc đời mà có phẩm hạnh. Trong nghệ thuật tạo hình Phật giáo
chúng ta thường bắt gặp hình ảnh đức Phật toạ thiền hoặc đứng thuyết giảng
trên toà sen. Và một trong nhiều ý nghĩa được nghĩ tới của hoa sen là nơi để
sinh ra, đó là một ý nghĩa bắt nguồn từ thời nguyên thuỷ. Từ ý kiến đó có thể
rút ra: hoa sen mang yếu tố âm vì thế trong kiến trúc người ta thấy đá chân
tảng chạm đài sen làm chỗ kê của một chiếc cột như một sự kết hợp hài hoà
của âm dương trong sự cầu mong vững bền và sinh sôi nảy nở. Hoa den
được làm mô típ trang trí chủ đạo trong đền thờ, chùa. Tại các chân cột đá,
ngạch cửa đá và các mặt Long sàng đền Đinh- Lê ta cũng rất dễ dàng bắt gặp
hình ảnh hoa sen lặp lại nhiều lần, đây cũng là sự thể hiện mong muốn
hướng tới những điều tốt đẹp của nhân dân. Những người nghệ nhân đã kéo
69
léo chạm những họa tiết hoa sen cách điệu càng làm tăng thêm phần uy
nghiêm, cao quý cho ngôi đền.
2.2.3. Chạm khắc trên bia đá tại đền vua Đinh, vua Lê
Không giống như các bia đá tôi từng thấy, bia đá tại đền thờ Vua Đinh,
vua Lê cho tôi những cảm xúc rất lạ về nghệ thuật chạm khắc thế kỉ XVII. Ở đây
có 5 tấm bia đá, với 3 niên đại khác nhau, bia đầu tiên trong nhà bia ghi chép
việc trùng tu, tôn tạo đền vua Đinh năm Hoằng Định thứ 9 (1608), bia có hai
mặt, có rùa đội, cao 150cm, trán bia khắc hình ảnh lưỡng long chầu nhật, họa tiết
trang trí hoa sen, hoa cúc quanh diềm của tấm bia. Bia trong cùng là bia Thiệu
Trị thứ 3 (1843), bia không khắc hình, không rùa đội thân bia. Tấm bia ở giữa
được làm năm Chính Hòa 17 (1696) ca tụng công tiền nhân thống nhất giang sơn
về một mối. Bia cao 161cm, rộng 93cm, dày 18cm kê trên một đế hình chữ nhật.
Bia đá niên hiệu Chính Hòa XVII
Đây là tấm bia đá mang đậm chất dân gian bởi các hình ảnh được chạm
khắc trên bia là những sản vật rất gần gũi và thấy nhiều trong sinh hoạt, đời
sống của vùng đồng bằng bắc bộ. Chán bia là hình ảnh đôi chim phượng, cũng
có thể là đôi ngỗng đang chầu mặt trời, được bố cục trong khuôn hình bán
nguyệt nên tôi thấy đôi chim phượng này có thể động hơn, chân co chân duỗi
như đang bước về phía trước hướng về mặt trời. Toàn thể lối trang trí trên tấm
bia này lấy hình thức đăng đối giả làm chủ đạo nên tương đối phóng khoáng về
nội dung trang trí, mang lại cảm giác vừa tôn nghiêm, vừa gần gũi, vừa có
nghiêm luật khắt khe, vừa như tự do sáng tạo. Diềm bia là câu chuyện sinh
động nhất, là sự kết hợp hài hòa giữa đồng bằng lửa nước với chốn sơn lâm tiên
cảnh.Có các mô típ hoa sen, hoa cúc, có tôm cá tung tăng bơi lội như trong một
quần thể sinh thái vô cùng trù phú, màu mỡ. Có cá chồng lên, cá bới xuôi, bơi
ngược chen trúc để rồi vượt ngũ môn hóa rông. Có khỉ đực, khỉ cái âu yếm,
tình tứ, có khỉ mẹ cõng khỉ con leo cây truyền cành... Có câu chuyện về đôi
chuột đang tranh nhau con cua, lộ rõ dáng vẻ hai con chuột đồng béo núc đang
70
chuẩn bị lao vào xơi tái chú cua (mỗi lần tôi đi nghiên tham quan đền vua Đinh,
vua Lê khi đi qua nhà bia tôi hay trêu đùa với các bạn đi cùng tôi là ở nghệ
thuật chạm khắc chúng ta có hình ảnh lương long chầu nguyệt nhưng tại đền
thờ quê mình có thêm cả hình ảnh lưỡng chuột chầu cua). Chính những hình
ảnh phong phú, đa dạng của các loài vật khá phổ biến ở các vùng núi, sông,
đồng ruộng mà lối khắc họa cũng tương đối tự do, phóng khoáng trong cách
đục chạm quanh diềm bia, chán bia, chân bia về mặt tỉ lệ, kích thươc. Nghệ
thuật trang trí vốn dĩ đã bao hàm khái niệm ước lệ tượng trưng dựa trên cái
thực mà người đục, chạm có thể cách điệu, biến tấu sao cho có cảm xúc, có hồn
và tư tưởng. Phía khuất sau mặt trái của tấm bia cũng trong phần chân đế có
một con rồng đang nằm dài thượt, ẩn mình trong bóng tối buồn bã. Những con
chuột con cua đá đen bóng két bùn đất thật đến nỗi làm ta lầm tưởng như vừa
lội lên từ bùn. [H68, tr127]
Bia đá niên hiệu Hoằng Định thứ XII
Bia niên hiệu Hoằng Định 12 chỉ có tại đền thờ vua Đinh: Bia tạo tác
thánh tượng tiền triều Lê Đại Hành hoàng đế bi ký tịnh minh, bia cao 176cm,
mặt bia cao 108cm, rộng 53cm, dày 44,5cm. Bia với vố số các mô típ chạm
khắc rất đa dạng, đặc biệt có mô típ hai con rồng phủ nhau, với các chân rồng
đã bị loại bỏ, trong tất cả các hình tượng rồng tại hai đền thờ đây là cặp rồng
duy nhất không có chân, có thể do các nghệ nhân xưa khi tạc đến mô típ này đã
đưa yếu tố phồn thực vào nên đã loại bỏ phần chân của rồng để rồng được trần
trịu hơn thuận lợi cho cảnh mây mưa. Dạng mô típ này rất ít xuất hiện ở chạm
khắc cố Việt Nam. Rồng phủ nhau là tư thế giao hợp của rồng, đồ án thường
xuất hiện trong các hầm mộ trung Hoa thể hiện sự bất tử, trường tồn của vũ trụ,
cặp rồng xuất hiện ở đây trở thành biểu tượng phồn thực mà trên nội dung của
các mảng chạm khắc tại hai đền thờ xuất hiện với mật độ dày đặc. [H70, tr.128]
Điểm đặc biệt nữa trong chạm khắc rồng tại bia đá đó là hình ảnh rồng
được chạm ở tư thế chính diện, rồng không có sừng, mắt mở to, miệng rộng,
71
râu xoăn tít. Điểm đặc sắc ở các bia đá tai đây là các mô típ rồng được thể hiện
trong dạng thức bố cục diềm chạy dài của bia, diềm vốn là chỗ chật hẹp chỉ phù
hợp cho các họa tiết trang trí thế mà ở đây hình anh rồng được đưa vào một
cách rất tài tình, với chỗ chật hẹp như thế đưa hình rồng vào đã khó, mà vẽ
rồng với hình dáng uyển chuyển mềm mại, thể hiện được cái thần khí của rồng
còn khó hơn. Với độ chật hẹp của diềm bia các nghệ nhân có 3 cách giải quyết
đó là: (1,cho hai con rồng xếp lần lượt xếp từ dưới lên trên) (2, tuy chỉ vẽ một
con rồng nhưng cho thân rồng uốn lượn uyển chuyển ra khỏi mép bia) (3, đặt
rồng xen kẽ với các mô típ hoa lá) cách làm này đòi hỏi phải xử lý thật chi tiết
các bộ phận của hoa văn vì kích thước rồng không đủ lớn.
Bia đá niên hiệu Hoằng Định thứ IX
Bia đá niên hiệu hoằng Định 9 ở hai đền vua Đinh, vua Lê với số lượng
nhiều nhất với 6 bia 3 tại đền vua Đinh, 3 tại đền vua Lê. Tất cả 6 bia niên hiệu
Hoằng Đinh 9 có những đặc điểm giống với những chiếc bia đá Chính Hòa 17,
nhưng các mô típ trang trí đa dạng hơn. Trán bia chạm hình lưỡng long chầu
nhật xung quanh có diềm trang trí hình hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,
Mô típ rồng chầu bảo tướng hoa là mô típ trang trí của phật giáo, hình
thức thường gặp nhất của bảo tướng hoa là dạng tổ hợp của hoa sen, hoa cúc và
hoa mẫu đơn. Hoa cơ bản giống hoa sen nhưng cánh lại có sự pha trộn giữa hoa
cúc hoặc hoa mẫu đơn. Lá và cành lại giống hoa cúc hoặc hoa mẫu đơn, các mô
típ này được trang trí hết sức khéo léo và tinh diệu. [H71, tr.129]
Tiểu kết chương 2
Là phần nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ vua
Đinh, vua Lê ta thấy một hệ thống chạm khắc được kết hợp hài hòa trên một bố
cục tổng thể chặt chẽ. Lối dùng màu sắc thể hiện trên các mảng chạm khắc đậm
chất dân gian, tuy thời gian có làm phai nhòa đi độ đậm nhạt trong màu sắc
nhưng vẫn giữ được những giá trị nghệ thuật to lớn trong việc đưa màu sắc vào
nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam.
72
Tại khuôn viên kiến trúc khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư các mảng hình
chạm khắc trang trí kiến trúc đền vua Đinh, vua Lê được sắp xếp với bố cục rất
đa dạng: tam giác, hình chữ nhật hình vuông và diềm chạy dài tùy thuộc vào
từng vị trí và việc áp dụng nó vào mỗi hạng mục kiến trúc. Các kỹ thuật chạm
khắc từ đơn giản đến phức tạp đều được thể hiện trên phần trang trí kiến trúc.
Hai ngôi đền đều có sự tu sửa qua mỗi đợt trùng tu tuy nhiên hệ thống kiến trúc
và điêu khắc vẫn gắn kết hài hòa với nét tương đồng trong chất liệu gỗ và đá
cũng như lối thể hiện xuyên xuốt trong cả một quá trình trùng tu qua các giai
đoạn.
Như vậy, qua quá trình nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ
vua Đinh, vua Lê chúng ta đã thấy được những giá trị nghệ thuật vô cùng to
lớn. Đặc biệt các mảng chạm khắc gỗ được bảo lưu gần như toàn vẹn với kết
cấu tập trung, các mô típ hoa văn dày đặc, trọn vẹn đến từng chi tiết trong
khuân viên hai đền thờ. Quý giá hơn nữa là phần lớn các mảng chạm khắc
mang giá trị của nghệ thuật thế kỉ XVII, đỉnh cao nhất trong ba thế kỉ vàng của
nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam. Bên cạnh những khuân phép của lễ
giáo phong kiến nghệ thuật chạm khắc gỗ tại hai đền thờ còn có những sáng tạo
rất riêng đầy ngẫu hứng dân gian mang đậm sắc thái của vùng đồng bằng bắc
bộ.
73
Chương 3
GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ
VUA ĐINH, VUA LÊ
3.1. Giá trị của nghệ thuật chạm khắc đền thờ vua Đinh, vua Lê.
3.1.1 Giá trị nghệ thuật
Đền vua Đinh, vua Lê là hai ngôi đền lớn nhất nước ta hiện nay. Đền vua
Đinh, vua Lê là một chỉnh thể quy mô hoàn chỉnh nhất, với kiến trúc chung cho
hai ngôi đền là nghi môn ngoại, nghi môn nội, tòa tả vu, hữu vu, nhà bia, sân
chầu, tòa bái đường, tòa ống muống, tòa hậu cung.
Ở Việt Nam đền là nơi thờ tự các vị vua, quan, những vị anh hùng dân
tộc, và đền được xây dựng ở khắp các miền của tổ quốc. Phần lớn các ngôi đền
đã được tu sửa lại cho đẹp hơn, nguy nga và tráng lệ hơn, chính vì thế mà làm
mất đi những giá trị nghệ thuật mà những mảng chạm khắc cổ mang lại, làm
ngày càng mai một đi những di tích cổ trong nền chạm khắc cổ nước nhà.
May mắn thay trải qua rất nhiều đợt trùng tu lại nhưng những giá trị
nghệ thuật trong các mảng chạm khắc tại đền vua Đinh, vua Lê vẫn con giữ
nguyên nét đẹp vốn có của nó. Đặc biệt trong các mảng chạm khắc gỗ và đá tại
hai đền thờ gần như còn nguyên vẹn. Với kết cấu tập trung, các dạng thức, mô
típ, hình tượng, màu sắc trọn vẹn đến từng chi tiết.
Nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê là một trong những kho
tàng hiếm hoi về nghệ thuật chạm khắc dân gian còn sót lại đến ngày nay. Nó
không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa xã hội mà còn có những giá trị to
lớn về mặt nghệ thuật.
Với mục đích chính là tạo dựng không gian tín ngưỡng trang nghiêm,
thành kính. Dù trên chất liệu đá hay gỗ, nghệ thuật trang trí ở hai ngôi đền này
đều có những mảng chạm khắc hiếm có cần được bảo tồn. Cũng trên chất liệu
gỗ, nếu như nghệ thuật trang trí kiến trúc ở đây hết sức bay bổng và phóng
74
khoáng thì trên các đồ tế khí như hương án, ngai thờ, bài vị, sập đá, bia đá lại
hết mực tinh xảo, công phu. Cấu trúc đồ án đối xứng, đa dạng, lớp lang nông
sâu, phô diễn các kỹ thuật chạm chìm, chạm nổi, bong kênh, chạm lộng.
Nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ vua Đinh, vua Lê rất đa dạng và
phong phú về đề tài từ chạm khắc trang trí kiến trúc đến chạm khắc trên đồ
thờ. Bởi vậy mật độ phân bố các mảng chạm khắc, các họa tiết trang trí rất
đa dạng với nhiều chủ để như tứ linh, tứ quý, đến các mảng chạm khắc con
thú, cây cỏ hoa lá, rất tinh xảo, các nghệ nhân đã lựa chọn các mảng trang trí
để sắp xếp vào một bố cục rất phù hợp, hài hòa. Bố cục hình khối chuyển
động nhịp nhàng, mềm mại. Sự cầu kỳ, phức tạp của các dạng đồ án lại thêm
sơn son, thếp vàng khiến cho các đồ tự khí càng thêm phần linh thiêng. Quý
giá hơn là phần lớn các mảng chạm khắc mang giá trị đặc biệt của nghệ
thuật chạm khắc thế kỉ XVII, là đỉnh cao trong ba thế kỉ vàng của nghệ thuật
chạm khắc gỗ Việt Nam. Sự kết hợp những yếu tố dân gian vào trong các
chủ đề chạm khắc cũng làm nên điểm khác biệt cho nghệ thuật chạm khắc
hai ngôi đền. Các họa tiết tứ linh mà ta thường thấy tại kiến trúc đền, chùa,
đình... Nhưng việc kết hợp giữa hình tượng tứ linh với các con vật rất đỗi
bình thường trong tự nhiên là đặc điểm khá đặc biệt tại đền thờ vua Đinh,
vua Lê. Việc cường điệu hóa những con vật tự nhiên ấy theo thể thức như
của những linh vật (lương long chầu nguyệt-lưỡng chuột chầu cua) người
nghệ nhân thời ấy không còn bị gò bó vào những luật lệ cứng nhắc của xã
hội nữa mà thả mình vào trong các đề tài để nói lên ước vọng sống của con
người thời bấy giờ.
Những mảng chạm khắc trên ván gió trước bái đường, rồi đến những
mảng chạm khắc trên vách ngăn tòa Thiêu hương đều lộng lấy vàng son của
hoành phi, câu đối, nhứng bức chạm tinh xảo dày đặc buông từ trên trần
xuống ngăn bái đườngvới hậu cung. Đèn nến, hương khói cùng sắc vàng son
75
của hương án, bài vị, ngai thờ... Tất thảy làm nên một không gian tâm linh
trầm lắng, thiêng liêng.
Nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê là nơi bảo tồn và lưu giữ
nhũng nét văn hóa độc đáo mang tính bản địa sâu sắc, từ phong tục tập quán
đến đời sống văn hóa của người dân đất cố đô Hoa Lư xưa. Nét văn hóa ấy
được đúc kết, phô diễn trên các bức chạm khắc với các đề tài như quần long
tụ hội, rồng ổ, tiên cưỡi rồng...
Phong cách chạm khắc tại hai đền thờ vừa mang âm hưởng của nghệ
thuật cung đình, vừa đậm nét dân gian đó là nét chạm khắc điển hình trong
nghệ thuật thời Lê Trung Hưng đỉnh cao của nghệ thuật chạm gỗ Việt Nam
thời phong kiến. Các hình tượng, mô típ rất nhiều kiểu loại nhưng rất hệ
thống, tạo ra vô số hình tượng từ hiện thực đến cách điệu, từ thuần túy đến
có nội dung triết lý.
Đền vua Đinh, vua Lê là một di tích nổi tiếng cả về nghệ thuật chạm
khắc và những giá trị văn hóa lễ hội. Ngoài những giá trị về mặt nghệ thuật
tại đền thờ còn có những giá trị về mặt tôn giáo, tín ngưỡng thể hiện qua
phần lễ hội diễn ra vào đầu tháng 3 âm lịch hàng năm.
3.1.2 Giá trị văn hóa, truyền thống
Cùng với sự phát triển của xã hội đền vua Đinh, vua Lê là một trong
số những ngôi đền của vùng đồng bằng bắc bộ còn lại nguyên bản về kiến
trúc, chạm khắc, mang đậm phong cách nghệ thuật của thế kỉ XVII. Chính vì
thế đền vua Đinh, vua Lê, có một giá trị lịch sử vô cùng to lớn trong nghệ
thuật chạm khắc cổ Việt Nam. Thông qua nó mà ngày nay chúng ta còn có
thể chiêm ngưỡng những bức chạm khắc đỉnh cao về giá trị thẩm mỹ, tinh
thần qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Ngoài ra, chúng ta còn tìm hiểu
được về phong tục, tập quán, văn hóa và điều quan trọng là tìm về được cội
nguồn lich sử.
76
Đối với mỗi một quốc gia thì nghệ thuật điêu khắc truyền thống chính
là cốt lõi, là nền tảng để xây dựng và phát triển nghệ thuật điêu khắc của
nước nhà. Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam đã để lại sự ảnh hưởng không
nhỏ đến phong cách thể hiện, cũng như tư duy sáng tạo của các nghệ sĩ. Trải
qua thời gian với sự phát triển không ngừng của mỹ thuật, đã cho thấy sức
sáng tạo tuyệt vời của các nghệ sĩ, trong đó có những nghệ nhân dân gian
với nghệ thuật chạm khăc đền vua Đinh, via Lê vẫn luôn là bài học sáng giá
đối với nền mỹ thuật hiện đại.
Nền văn hóa truyền thống của Viêt Nam nói riêng, trong đó có kho
tàng chạm khắc gỗ dân gian là một đóng góp quan trọng. Nó phản ánh giá trị
nghệ thuật đối với kho tàng tinh hoa điêu khắc thế giới, nó đã đem lại những
mặt tích cực cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu, hội nhập văn hóa,
tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới, thúc đẩy và hình thành
nền kinh tế tri thức, góp phần hình thành lối sống văn minh, hiện đại. Vấn đề
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc biệt là giá trị nghệ thuật kiến
trúc và điêu khắc trong đền vua Đinh, vua Lê được đặt ra bức thiết hơn bao
giờ hết đối với nước ta. Bởi lẽ, dấu ấn của kiến trúc và điêu khắc đền vua
Đinh, vua Lê trong tâm hồn,tư tưởng, lối sống, chuẩn mực đạo đức truyền
thống của cha ông được gửi gắm thông qua các mảng chạm khắc. Không dựa
trên nền tảng của giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống thì không thể tiếp
thu có hiệu quả những thành tựu hiện đại và sự phát triển bền vững mang
bản sắc riêng của dân tộc. Như vậy kế thừa giá trị nghệ thuật truyền thống,
đặc biệt là di sản kiến trúc và điêu khắc trong đền vua Đinh, vua Lê là hết
sức quan trọng. Kế thừa các giá trị của nghệ thuật điêu khắc truyền thống
phải mang tính chọn lọc sao cho phù hợp với thời đại, phát huy các giá trị
nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đền vua Đinh, vua Lê gắn kết với mở rộng
giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa điêu
khắc thế giới.
77
Bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống
Đất nước đang trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, hội nhập và
phát triển theo xu hướng toàn cầu. Việc hội nhâp đó để phát triển đổi mới nền
kinh tế nước nhà. Nhưng trái lại nhũng vấn đề về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật
lại không được quan tâm để bảo tồn cà gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền
thống. Trải qua hàng trăm năm song hành với dòng chảy lịch sử, đã làm hao
mòn đi những giá trị văn hóa, nghệ thuật mà nhũng di tích lịch sử đang mang
lại đến ngày nay. Qua vấn đề đó đòi hỏi mọi người phải cùng cố gắng, đó là
việc làm lâu dài và gặp nhiều khó khăn, nhất là trong quá trình quản lý nhũng
di sản văn hóa nghệ thuật của đất nước.
Ngày nay chúng ta sẽ bị thay đổi phong tục tập quán, nếu chúng ta
không giữ lại nhũng di sản văn hóa lịch sử để làm nhũng minh chứng sống
cho những thế hệ sau thi con cháu chúng ta sẽ không biết về những nguồn
gốc, cội nguồn của dân tộc mình. Việc bảo tồn di sản văn hóa, nghệ thuật
không chỉ là những đường lối lý luận hay là quyết định chính sách của nhà
nước, mà quan trong hơn hết là ý thức của mỗi con người trong xã hội phải
biết quý trọng và giữ gìn những giá trị lịch sử mà chúng ta đang có. Chúng
ta không thể áp đặt mình vào mỗi con người trong xã hội nhưng chúng ta có
quyền nói lên tiếng nói của mình để tuyên truyền, vận động mọi người cùng
hưởng ứng cùng chung tay góp sức bảo vệ những giá trị văn hóa, nghệ thuật
mà ông cha ta đã để lại. Đồng thời bảo tồn và lưu giữ những giá trị nghệ
thuật đặc sắc trong kho tàng mỹ thuật cổ việt nam.
Vì vậy việc tôn tạo và bảo tồn các di tích lịch sử nói chung và di tích
cố đô Hoa Lư nói riêng là hoạt động quan trọng, thiết yếu nhằm bảo đảm
cho di tích này được tồn tại lâu dài và giữ được những giá trị lịch sử, giá trị
nghệ thuật, văn hóa của mình.
78
3.2. So sánh nghệ thuật chạm khắc đền thờ vua Đinh, vua Lê với một số
ngôi đền, đình khác thế kỉ 17
3.2.1. So sánh nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê với đền
Gióng
Thế kỷ XVII là giai đoạn phát triển nở rộ của nghệ thuật dân gian
cùng cùng các công trình kiến trúc làng xã như đền, chùa, đình. Nghệ thuật
chạm khắc trên gỗ còn để lại nhiều dấu ấn cùng hiện vật trên các di tích cùng
thời. Các đền chùa xây dựng vào thế kỷ XVII có rất nhiều điểm tương đồng
qua đây tôi chỉ lấy một vài di tích gần nhau về niên đại lẫn phong cách chạm
khắc thế kỷ XVII để so sánh như nghệ thuật chạm khắc tại vua Đinh, vua Lê
với nghệ thuật chạm khắc đền Gióng ở Sóc Sơn.
So sánh các họa tiết chạm khắc trang trí cùng niên đại thời Lê Trung
Hưng đền vua Đinh, vua Lê với đền Gióng sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng thể
hơn về giá trị nghệ thuật giai đoạn này. Ở đây tôi so sánh và nêu ra những điểm
tương đồng dưới góc độ mỹ thuật và các họa tiết trang trí giữa hai ngôi đền.
Các họa tiết trang trí về linh vật đền vua Đinh, vua Lê tuân theo quy tắc
chính thống nhất định bởi những âm hưởng của nghệ thuật cung đình nhưng
vẫn có nhũng điểm bứt phá hòa quyện với dân gian. Ở đền Gióng họa tiết linh
vật có sự bứt phá hơn nhưng vẫn dựa trên nền tảng của những di vật đã có.
Họa tiết gia đình rồng (rồng ổ) của đền vua Đinh, vua Lê, đền Gióng
đều có điểm tương đồng là xuất hiện yếu tố ngẫu hứng, bố cục bay bổng,
không theo nhưng quy luật nhất định của nghệ thuật. Hình rồng chạm cùng
họa tiết mây đao, các con vật đi cùng, kỹ thuật chạm bong-kênh thường được
dùng nhiều nhất trong các đề tài rồng ổ tại đền vua Đinh, vua Lê và đền
Gióng. Đầu rồng chiếm vị trí trung tâm thường chạm nổi nhô hẳn ra và các
hình mây đao lửa thay đổi kích cỡ to nhỏ, dài ngắn nhô ra hoặc ẩn vào trong.
Nếu như tại đền vua Đinh vua lê các họa tết trang trí được phủ lớp sơn son
thếp vàng, hoặc sơn trộn phù sa thì ở đền Gióng các họa tiết trang trí để mộc.
79
Các đề tài rồng đôi đăng đối và rồng đơn của cả 2 ngôi đền đều xuất
hiện ở kết cấu trang trí kiến trúc. Các đề tài rồng đôi đăng đối đều có mặt
trên phần chạm khắc của hai khu di tích. Nếu như rồng đôi đăng đối tại đền
thờ vua Đinh, vua Lê rất đa dạng và phong phú về kiểu dáng bố cục với các
đề tài như rồng chầu lá đề, rồng chầu nguyệt, đến những đề tài rồng đối đầu
hoặc rồng đối đuôi. Thì ở đền Gióng thường là những đề tài rồng chầu nhật,
hay rồng đối đầu và các yếu tố phụ trợ được giản lược bớt làm cho bức chạm
đơn giản hơn ko cầu kì về các họa tiết phụ trợ mây đao như đền vua Đinh,
vua Lê. Cũng có thể do hai vị thế thờ tự khác nhau nên đền Gióng những
yếu tố phụ trợ được giản lược đi để hợp với bối cảnh lịch sử của đền thờ.
Đề tài rồng đơn, tại đền thờ vua Đinh, vua Lê thường nằm trong các
dạng thức bố cục nhất định như hình chữ nhật đứng hay không bị gò bó vào
khuân hình nào như bố cục rồng đơn theo trục đứng, nó đứng độc lập mà
không nằm trong một khuân khổ nào, như thể các nghệ nhân tạc với phong
cách tạc tượng tròn. Thì ở đền Gióng rồng đơn lại thỏa sức thể hiện các dáng
vẻ cùng kiểu thức biểu hiện rất đa dạng, có lúc chỉ là một khúc thân, đuôi,
đầu, hay cả con, sự đa dạng này khiến cho các đề tài rồng đơn tại đền gióng
đi cùng được với nhiều họa tiết hoa văn khác. Chúng ta thường thấy một
điểm là các chạm khắc rồng của thế kỉ XVII thường đi với các mây đao, đao
lửa truyền thống, thì chạm khắc rồng tại đền Gióng lại có một nét phá các về
cách sắp xếp các họa tiết hoa văn vào trong bố cục rồng. Đây cũng là điểm
nổi bật cho chạm khắc rồng đơn tại đền Gióng.
Đề tài lân tuy lân xuất hiện không nhiều trong các mảng chạm khắc
đền thờ vua Đinh, vua lê nhưng đề tài lân mang nhiều nét tương đồng với đề
tài lân đền gióng mà theo tôi chúng có cùng niên đại xuất hiện. Lân ở đền
vua Đinh, vua Lê rất đa dạng và phong phú về bố cục như đôi lân đăng đối
trong khuân hình chũ nhật, lân vờn rồng lân đơn xuất hiện trên bộ vi kèo
rường chồng của đền vua Đinh, vua Lê thật sự là những tác phẩm kiệt tác về
80
hình tượng lân. Lân xuất hiện với dáng vẻ uy phong bốn chân tạo bốn thế
đạp vững trãi, các khối cơ chạy gồng lên quanh bắp đùi tạo thế dũng mãnh
cho lân, ở hình tượng lân các đao lửa cũng xuất hiện ít dần, chủ yếu khoe
các khối cơ chắc khỏe của lân. Còn ở đền gióng lân thường hay đi cùng với
rồng, phượng hay các con vật tứ linh khác, Trên đầu dư tầng hai mái thủy
đình có hình lân đang bị rồng túm chân với thế dáng thoải mái, hình khối
căng tròn phần mình lân để trơn tạo điều kiện cho các khối cơ nổi ra rõ nét
hơn. Điều khác biệt giữa lân tại đền Gióng và lân tại đền vua Đinh, vua Lê
có lẽ chỉ là ở bộ vẩy. Lân ở đền vua Đinh, vua Lê có lớp vẩy xếp như vẩy
rồng phải chăng đó là ảnh hưởng của sự hóa thân, ảnh hưởng của sức mạnh
vương quyền? Lân của đền vua Đinh, vua Lê là sự kết hơp giữa thần thái của
rồng, và ngoại hình dáng vẻ của sư tử, là kết hợp của vị đế quân của con
người với một mãnh chúa của thiên nhiên tạo sự kết nối giữa nhân duyên
trười đất tạo sự gần gũi giữa con người với thiên nhiên. Rồng và lân đề là
những linh vật thiêng liêng giữa trời và đất chúng là những biểu tượng là
khát vọng của con người. Vì là những con vật linh thiêng nên chúng thường
giữ dáng vẻ uy nghiêm, quy chuẩn nhưng ở đền Gióng đã có sự phá cách
làm thay đổi quan niệm truyền thống, và đan xen cả phong cách nghệ thuật
dân gian. Nếu như họa tiết đi kèm thường xuất hiện trong chạm khắc dân
gian thế kỉ XVII là mây đao lửa, biểu thị cho sức mạnh tự nhiên, Lân đền
gióng lại không chạm họa tiết mây đao lửa mà thích phô trương sức mạnh
bản thân qua các khối tròn đầy ở mình và cơ bắp, đó là điểm khác biệt giữa
lân đền Gióng và đền vua Đinh, vua Lê.
Yếu tố phóng khoáng kết hợp với dân gian vào hình trang trí ở đền
vua Đinh, vua Lê là sự có mặt của các con vật tự nhiên như cầy, cáo, chuột,
cua, khỉ, thằn lằn, hay nhũng mô típ hoa lá cách điệu và hiện thực đan xen
vào nhũng hình rông, lân, đao mây. Sự có mặt của những con vật rất đỗi
bình dị trên những công trình có quy mô lớn, nhũng công trình thờ vua chúa,
81
đã chứng tỏ sự gắn kết giữa bộ máy nhà nước với nhân dân, sự ảnh hưởng
của đời sống hàng ngày mà chính các nghệ nhân muốn truyền đạt lại cho con
cháu. Ở đền Gióng cũng thế các đề tài bình dị cung tư tưởng người dân cũng
đã được các nghệ nhân gửi gắm trong các bức chạm khắc tại đây.
3.2.2. So sánh nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê với các
ngôi Đình thế kỷ XVII
Nghệ thuật chạm khắc đình An Cố (Thái Bình)
Nghệ thuật chạm khắc đình An Cố rất đa dang và phong phú về các đề
tài, mà các kỹ thuật chạm khắc ở đây đã đạt đến độ tinh xảo và khéo léo. Các
mảng chạm khắc với các kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm bong-kênh
được kết hợp rất hài hòa trong tổng thể không gian kiến trúc. Chạm khắc
đình An Cố rất dày đặc ở mỗi vị trí, cấu kiện của kiến trúc lại có những sự
lựa chọn đề tài, kỹ thuật phù hợp.
Toàn bộ hệ thống cốn, rường, cửa võng, vi kèo được chạm hơn 100
con rồng với nhiều đề tài khác nhau như, rồng ổ, long phi, long hổ giao đấu,
long quần, long quấn thủy....
Trên đầu dư gian giữa đại đình có chạm đề tài rồng ổ, đây cũng là đề
tài khá đặc trưng của thế kỉ XVII, theo tôi đề tài rồng ổ cả đình An Cố, và
đền vua Đinh, vua Lê đều có sự tương đồng về bố cục, kỹ thuật. Cảnh rồng ổ
với một rồng lớn, mắt to, miệng rộng, mũi phổng to, xung quanh là bầy rồng
nhỏ với đầy đủ các dáng vẻ khác nhau, xen vào đó là nhũng con hổ, báo,
chồn, sóc đang vui chơi nhẩy múa cùng rồng nhỏ.
Trên bức cốn là cảnh long tranh hổ đấu rất đặc sắc Chín con rồng và
một bầy hổ, rồng uốn lượn, đao mác tua tủa như những thanh kiếm chém
ngang lưng hổ, hổ né mình chồm tới mắt trợn dữ tợn, giương vuốt như muốn
cấu xé rồng. Phía bên kia là sáu con hổ đang quần thảo bầy rồng, hai con hổ
luồn dưới bụng rồng, đạp chân vào xà nách, bốn con hổ còn lại đánh đu trên
bờm rồng. Bức cốn hồi trái là cảnh Lưỡng long chầu nguyệt. Quanh thân
82
rồng là những cụm mây ám, dưới thân rồng là hai con nghê, rồng - nghê
quấn quýt nhau nhìn rất sinh động. Bên cạnh đề tài rồng nghệ thuật chạm
khắc đình An Cố rất đa dạng về đề tài khác như hoa văn trang trí, đề tài tứ
linh, tứ quý đến nhũng diềm chạy dài.
Các mảng chạm khắc gỗ trên đình An Cố đã thể hiện sự tài hoa, khéo
léo của nghệ nhân đương thời. Đó là các mảng chạm thể hiện kỹ thuật rất
tinh vi theo phong cách nghệ thuật thế kỉ XVII.
Về kỹ thuật chạm khắc đình An Cố theo tôi cũng giống như kỹ thuật
chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê gồm 4 kỹ thuật, và các mảng chạm khắc
đều được phân bố vào các kết cấu kiến trúc như kỹ thuật chạm thủng ở hệ
thống cửa võng, mặt ván không dày các hình phẳng và nền bị đục thủng, chỉ
còn lại các hình trang trí. Kỹ thuật chạm bong-kênh tạo ra các hình rồng
trang trí nhiều lớp, kỹ thuật này tạo cảm giác như các hình mọc ra từ thớ gỗ.
Kỹ thuật chạm nông được thể hiện trên các thanh xà đỡ mái, giúp ta có cảm
giác như trọng lực của mái được giảm bớt. Kỹ thuật chạm lộng ở các đầu dư,
ở đây chủ yếu là hình đầu rồng, ở kỹ thuật này cho ta cảm giác như đầu rồng
bật hẳn ra ngoài tạo cảm giác như tượng tròn.
Nghệ thuật chạm khắc đình Bồng Lai (Thái Bình)
Đình Bồng lai có quy mô xây dựng lớn gồm 4 tòa kết cấu theo kiểu tiền
chũ nhất, hậu chữ công: đình được khởi công xây dựng vào thời Lê, và trùng tu
tôn tạo lại vào thời Nguyễn nhưng trên bộ khung kiến trúc của đình còn giữ
được nhiều mảng chạm gỗ mang phong cach nghệ thuật thời Lê (thế kỷ XVII).
Với tòa Tiền tế gồm 5 gian làm theo kiểu mái cong, đao guột, tường
bao xung quanh được xây bằng gạch. Mái đình được lợp ngói mũi, trên đỉnh
nóc chính giữa đắp hình mặt nhật, kìm nóc đắp rồng ngậm đại bờ, con sò
khúc khửu đắp hai con nghê thần, đầu đao được đắp lá lật, vân mây.
Bộ khung tòa tiền tế gồm 6 bộ vì kèo, 4 bộ vì kèo giữa, hai bộ vì kèo
trái. Toàn bộ hệ thống các chân cột được kê lên các tảng đá. Hai bộ vì gian
83
giữa làm theo kiểu thượng trụ báng, hạ kẻ chuyền, sòi chỉ chạm lá lật cách
điệu. Trong tòa tiền tế treo hai bức đại tự và hai câu đối bằng chữ Hán, tòa
này gian chính giữa phía trong đặt bàn thờ công đồng, phía ngoài đặt kiệu
bát cống và một bộ bát bửu. hai gian trái đặt long đình, ngựa thờ và khám
thờ.
Tòa trung tế nằm cách với tòa tiền tế 3.8m, tào trung tế có 4 bẩy hiên
tiền, các bẩy hiên đều chạm sòi chỉ, chạm vân mây, lá lật giống như bẩy hiên
tòa tiền tế. bộ khung gỗ tòa trung tế gồm 4 vì kèo với 4 chân hàng cột, hai
hàng cột cái hai hàng cột quân.
Tòa ống muống nằm nối giữa tòa trung tế và tòa hậu cung được ngăn
cách với tòa trung tế bằng hệ thống cửa 3 gian, phần cánh cửa được chạm
hoa văn lá đề cách điệu thành các đao lửa rất đẹp mắt ở ô cửa dưới còn ô cửa
trên chạm hình rông thăng với tư thế đầu ở giữa thân uốn lượn thành khúc
xếp ở dưới đuôi vút lên cao, tóc rồng, đuôi rồng chuốt thành các hàng đao
lửa.
Tòa hậu cung gồm 3 bộ vì kèo, mỗi bộ vì có 4 chân hàng cột, 2 hàng
cột cái, 2 hàng cột quân.
Nghệ thuật chạm khắc tại đình bồng lai chủ yếu xoay quanh đề tài tứ
linh. Tại tòa tiền tế là nơi tập trung nhiều đề tài tứ linh nhất. Sự chạm khắc
cầu kì, công phu nhất được tập trung và hệ thống các vì nách của hai gian
chái bồ câu. Các vì nách làm theo kiểu chắp mê gồm 4 thanh gỗ dày ghép
thành mảng cốn lớn, trên mỗi thanh gỗ chạm hoàn chỉnh một con rồng, thân
mình uấn lượn, chỗ ẩn chỗ hiên trong rừng đao lửa được cách điệu từ râu
tóc, đuôi rồng, trên một số thanh gỗ còn chạm hình chim phượng xòe cánh
múa, tất cả hợp lại tạo nên một bố cục long quần phượng vũ rất đẹp mắt.
Trong tòa tiền tế vẫn còn giữ được hai mảng chạm khắc rất đẹp khác.
Mảng chạm thứ nhất chính giữa chạm lá đề hai bên cạnh chạm hai con rồng
ẩn mình (hình tượng lưỡng long chầu là đề ở đình Bồng Lai mang rất nhiều
84
điểm tương đồng với hình tượng lưỡng long chầu lá đề tại đền vua Đinh, vua
Lê. Phải chăng hình ảnh lá đề được đưa vào trong bức chạm khắc là đặc
điểm rất riêng của nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỉ XVII). Hệ thống bẩy hiên
và các bộ vì trong tòa trung tế được chạm khắc hoa văn lá lật, soi chỉ, nét
chạm mềm mại, tinh tế, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Nếu như tòa tiền tế các mảng chạm khắc từ thời Lê được giữ lại găn
vào bộ khung kiến trúc để trang trí khi trùng tu lại đình thì các mảng chạm
trong toa trung tế cũng có cùng niên đại này đã được tính toán, thiết kế và
đặt cố định ở trong các vị trí còn tồn tại đến ngày nay.
Kỹ thuật chạm khắc ở đình Bồng lai chủ yếu là kỹ thuật chạm nông,
trang trí trên các mảng vì nách gian trung tâm. Kỹ thuật tỉnh xảo, hoạt điêu
luyện đến từng đường nét, chi tiết.
Như vậy ngoài những điểm tương đồng về phong cách nghệ thuật, kỹ
thuật chạm khắc, và hình tượng. Chúng ta còn thấy những điểm khác biệt
của nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê với nghệ thuật chạm khắc
đình An Cố và đình Bồng Lai được biểu hiện qua những khía cạnh sau.
Không gian chạm khắc có quy mô khác nhau ở đình An Cố, Bồng Lai
với kiến trúc xây theo kiểu đặc trưng của kiến trúc đình làng còn kiến trúc
đền vua Đinh, vua lê được xây dựng theo lối kiến trúc cung đình. Nên sự
phân bố những mảng chạm khắc tại đền vua Đinh, vua Lê và đình An Cố
không đồng đều. Nếu như ở đền vua Đinh, vua Lê là sự phân bố các mảng
chạm khắc rộng khắp tổng thể khu di tích thì sự phân bố các mảng chạm
khắc tại đình An Cố chỉ tập trung tại tòa Đại Đình.
Đề tài được diễn tả trong những mảng chạm khắc tại đình An Cố vẫn
mang những khuân mẫu của chế độ phong kiến, còn những mảng chạm khắc
tại đền vua Đinh, vua Lê phần nào đã thoát ra khỏi lễ giáo của chế độ phong
kiến, tạo nên sự bứt phá táo bạo trong suy nghĩ cũng như cách thể hiện các
mảng chạm khắc.
85
Đề tài chạm khăc tại đình Bồng lai đơn điệu chủ yếu tập trung vào
hình tượng rồng, còn nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê đa dạng
hơn về đề tài, về hình tượng, sự phân bố các mảng chạm khắc cũng đa dạng
hơn.
Tiểu kết chương 3.
Chương 3 đã đưa ra những giá trị nghệ thuật chạm khắc tại đền thờ
vua Đinh, vua Lê và có sự so sánh với các công trình kiến trúc cùng thời kỳ
nhằm đưa ra điểm nổi bật của ngôi đền mà tôi nghiên cứu.
Đền thờ vua Đinh, vua Lê là một ngôi đền rất đặc biệt tại tỉnh Ninh
Bình nói chung và so với các ngôi đèn ở vùng Bắc Bộ nói riêng. Nghệ thuật
chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê là một trong những kho tàng hiếm hoi về
nghệ thuật chạm khắc dân gian còn sót lại đến ngày nay. Nó không chỉ có
giá trị về mặt lịch sử, văn hóa xã hội mà còn có những giá trị to lớn về mặt
nghệ thuật.
Hai ngôi đền được làm ngay trên nền của cung đình cũ nên ngay từ
mặt bằng của đền đã khác với các ngôi đền khác. Chính vì mang lối kiến
trúc cung đình mà các mảng nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê
cũng trở nên rất đa dạng và phong phú về mặt tạo hình và mặt nội dung.
Chúng mang một tính chất bay bổng, trào lộng, thế tục và đặc biệt tính phồn
thực ở đây được thể hiện vô cùng mạnh mẽ. Nó tạo ra cho ngôi đền một
không gian tín ngưỡng vô cùng đặc biệt mà không ngôi đền nào có được.
Với những nội dung và kỹ thuật chạm khắc, nó đem đến cho người xem
những cung bậc cảm xúc, những suy ngẫm về lịch sử, khiến người xem cảm
thấy hứng thú và muốn tìm hiểu sâu hơn về ngôi đền.
Những mảng chạm khắc kết hợp với nhau tạo nên không gian tổng thế
thống nhất mang đến cho người xem những câu chuyện thể hiện khát vọng,
ước ao của con người. Với lối kể chuyện hết sức bình dị, gần gũi; sử dụng
những hình ảnh động, thực vật vô cùng gần gũi với con người để kể ra
86
những câu chuyện mang hàm ý sâu xa, bí hiểm nơi cung đình. Quả thật qua
các bức chạm ta thấy được những người nghệ nhân thật tài hoa biết bao
nhiêu. Họ đã để lại cho con cháu đời sau biết bao những giá trị nghệ thuật
chỉ bằng các bức chạm khắc ấy.
87
KẾT LUẬN
Nghệ thuật thế kỉ XVII là một trong những mốc son lớn của nền nghệ
thuật nước nhà. Tính làng xã lên cao, các công trình kiến trúc phục vụ cộng
đồng cũng được chú tâm nhiều hơn nên đình, đền xuất hiện nhiều vào thời
kỳ này và tạo nên phong cách riêng.
Nghệ thuật chạm khắc đền vua Đinh, vua Lê rất đáng tự hào. Càng đi
sâu nghiên cứu, ta càng thấy các mảng chạm khắc ấy đã kết tinh, hội tụ
những giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc. Chúng đã đạt đến trình độ sáng tạo
rất cao, độc đáo, đặc sắc có một giá trị nhân văn cao. Sở dĩ đạt được những
thành tựu ấy, là nhờ bàn tay, khối óc của người nghệ nhân lưu lại những
thông điệp mà họ muốn truyền đạt lại cho con cháu.
Bằng những kỹ thuật chạm khắc, cúng với đôi bàn tay khéo léo, các
nghệ nhân đã tạo ra các tác phẩm chạm khắc tuyệt vời. Từ nội dung, kỹ
thuật, các hình ảnh động, thực vật, con người được đưa vào các mảng chạm
một cách khéo léo. Chính thế mà các tác phẩm chạm khắc ở đây mang một
giá trị nghệ thuật cao cả về nội dung và kỹ thuật chạm khắc. Nội dung vô
cùng phong phú và đa dạng, thể hiện những khát vọng, ước ao cuộc sống
yên bình, mưa thuận gió hòa, ấm no hạnh phúc. Gắn liền với điều đó là ước
mong về sự sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống. Ngoài ra nội dung ở các
mảng chạm khắc còn nhắc nhở tới con cháu đời sau về sự lương thiện, hài
hòa với thiên nhiên và đặc biệt phải luôn nhớ về cội nguồn, bảo vệ các giá trị
văn hóa.
Cũng là các kỹ thuât chạm giống với một số ngôi đền cùng thời đó
như: chạm bong - kênh, chạm lộng, chạm nông, chạm thủng thì điều mang
laị sự khác biệt cho chạm khắc đề vua Đinh, vua Lê chính là màu sắc. Màu
sắc là yếu tố lạ, hiếm gặp trên các mảng chạm khắc gỗ, trang trí kiến trúc cổ
Việt Nam gồm hai kiểu: sơn son thếp vàng và sơn trộn phù sa. Màu sắc
chính là điển nhấn cực mạnh cho đền vua Đinh, vua Lê; nếu như các mảng
88
chạm khắc cũng để một màu gỗ đơn thuần như các ngôi đền khác thì chúng
chẳng thể nào có được những hiệu ứng khối nông, sâu mạnh đến thế. Chính
màu sắc đã khiến cho khối của các mảng chạm trở nên đầy đặn hơn, mạnh
mẽ hơn, nổi bật ra khỏi nền phía sau khiến chúng trở nên bắt mắt với người
nhìn.
Chẳng giống với các ngôi đền nào khác, ngoài hình tượng rồng,
phượng, con người làm chủ đạo thì họ lại đưa vào đây những con vật rất đỗi
quê mùa và tầm thường, chẳng phù hợp với lối kiến trúc cung đình ấy. Cứ
ngỡ rằng chúng chẳng liên quan, ăn khớp gì với nhau nhưng đó là dụng ý để
các nghệ nhân kể lại những câu chuyện xưa. Ngoài sự đặc biệt về cách đưa
hình tượng các con vật thì nội dung chạm khắc tai dây còn đặc biệt nổi bật
nhờ tính phồn thực. Tính phồn thực ở đây không phải sự dung tục tầm
thường mà nó thể hiện ước vọng sinh sôi nảy nở qua hình ảnh các cặp đôi
động vật, hay các ổ rồng, ngay cả hình ảnh tia chớp cắm xuống nước cũng
được coi là phồn thực.
Giữ gìn và bảo tồn di tích nghệ thuật kiến trúc đền thờ vua Đinh, vua
Lê là việc cần thiết và quan trọng. Bởi di tích gắn với tiến trình lịc sử nước
nhà và còn mang giá trị văn hóa tâm linh đối với cộng đồng người Việt. Đền
vua Đinh, vua Lê là nơi sinh hoạt cộng đồng, tạo thành không gian văn hóa
phi vật thể bằng chính lễ hội lớn diễn ra hằng năm. Không gian kiến trúc
của hai ngôi đền gắn liền với nhau, tạo điển nhấn cho quần thể di tích. Kiến
trúc và điêu khắc ở hai ngôi đền là sự tổng hợp các mảng chạm khắc trang trí
lớn nhỏ tạo nên bố cục không gian hoàn chỉnh.
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Dịch An, Giang Linh (dịch), Tổng hợp văn hóa rồng phượng, Nxb
Văn hóa thông tin, Hà nội.
2. Nguyễn Tú Anh (2006), Tâm thức người việt trong mỹ thuật dân gian
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ mỹ thuật chuyên ngành đồ họa, Đại học mỹ thuật
việt nam.
3. Lã Đăng Bật (1998), Cố Đô Hoa Lư Lịch Sử Và Danh Thắng, Nxb
Thanh Niên.
4. Lã Đăng Bật (2007), Chùa Ninh Bình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
5. Lã Đăng Bật, Ninh Bình- Một vùng sơn thủy hũu tình, Nxb Trẻ.
6. Trần Lâm Biền (1993), Hình tượng con người trong tạo hình truyền
thống của người việt, Nxb mỹ thuật, Hà Nội.
7. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của
người việt, Nxb Văn hóa dân tộc.
8. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
9. Trần Lâm Biền (2007), Tài liệu Giáo trình mỹ thuật cổ Việt Nam, Viện
văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội.
10. Trần Lâm Biền, Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà nội.
11. Nguyễn Đức Bình (2012), Hình ảnh con người trong trang trí kiến
trúc đình làng bắc bộ Việt Nam thế kỷ XVII, Luận văn thạc sỹ, Đại học mỹ
thuật Việt Nam.
12. Nguyễn Du Chi (1984), Di tích Thăng Long - Hà Nội thời Mạc, Lê Sơ,
Lê Trung Hưng, Viện mỹ thuật.
13. Nguyễn Du Chi, Hoa Văn Việt Nam. Nxb Mỹ thuật 2003.
14. Trần Lan Chi (2011) Trang trí kiến trúc truyền thống, Phật giáo và đời
sống.
90
15. Phan Huy Chú (1992), Lịch chiều hiến chương loại chí, tập1, Nxb,
Khoa học xã hội, hà Nội.
16. Nguyễn Đỗ Cung, Điêu khắc đình làng, Nxb Ngoại văn, hà nội.
17. Nguyễn Văn Cương (2002), Đình làng đông bằng bắc bộ- một di sản
văn hóa dân tộc đặc sắc, Luận án tiến sĩ lịch sử văn hóa nghệ thuật, Viện
nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, Hà nội.
18. Hồ Sơn Điệp, Nguyễn Văn Hiệp (2014), Đình-Chùa-Lăng-Miếu di
sản văn hóa vật thể của người việt tại TPHCM. Nxb Tổng Hợp.
19. Huỳnh Thị Được (2006), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, Nxb, Đà
Nẵng.
20. Trang Thanh Hiền (2009) Lịch sử mỹ thuật qua góc nhìn nghiên cứu,
Văn hóa- Giáo dục.
21. Hình chạm trổ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Mỹ thuật hà nội,
năm1963.
22. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội.
23. Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy (2004),
Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Ngô Đức Thọ dịch, Hà Văn Tấn hiệu đính theo mộc
bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội.
24. Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy (2004),
Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Hoàng Văn Lâu, Ngô Thế Long dịch, Hà Văn Tấn
hiệu đính theo mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Nxb Khoa học - Xã
hội, Hà Nội.
25. Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy (2004),
Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, Hoàng Văn Lâu, Ngô Thế Long dịch, Hà Văn Tấn
hiệu đính theo mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Nxb Khoa học - Xã
hội, Hà Nội.
91
26. Khoa học - Xã hội - Nhân văn (2014), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa
thông tin
27. GS. Phan Huy Lê, Đại Việt sử ký toàn thư 1998. Tập 1,Nxb Khoa học
- Xã hội.
28. Nguyễn Thăng Long (2012), Vai trò của điêu khắc trong không gian
chùa Việt, Luận văn thạc sĩ mỹ thuật chuyên ngành điêu khắc, Đại học mỹ
thuật Việt nam.
29. Bùi Thị Thanh Mai (2007), Biểu tượng Rồng trong mỹ thuật truyền
thống của người Việt, Luận án tiến sỹ, Lưu tại thư viện Viện văn hóa nghệ
thuật Việt Nam.
30. Đặng Công Nga, Kinh đô hoa lư thời Đinh- tiền lê, Sở Văn hóa - Thể
thao Ninh Bình 2002.
31. Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên), Từ điển mỹ thuật phổ thông, Nxb Mỹ
thuật, năm 2012.
32. Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam qua các bản rập, Viện nghệ thuật 1975.
33. Văn Quảng, Đình, Đền, Miếu, Phủ Hà Nội và những nghi lễ thờ cúng.
Nxb. Lao Động.
34. Văn Tân, Từ Điển tiếng Việt, Nxb Khoa học - Xã hội.
35. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự (2014), Đình Việt Nam, Nxb. Khoa học
- Xã hội.
36. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long(2010), Chùa Việt
Nam, Nxb Thế Giới
37. Lê Văn Thao, Nguyễn Đức Hòa, Trần Hậu Yên Thế (2012), Đồ án
trang trí mĩ thuật ở hai đền vua Đinh, vua Lê. Nxb Thế giới.
38. Trần Hậu Yên Thế, Dấu ấn mỹ thuật làng trong di tích đền vua Đinh,
Lê, Tạp trí mỹ thuật, Hội mỹ thuật Việt Nam.
39. Trần Hậu Yên Thế, Cảm nhận lịch sử từ điêu khắc đền Đinh, Lê, Tạp
trí mỹ thuật, Hội mỹ thuật Việt Nam.
92
40. Trần Hậu Yên Thế, Nghê - linh vật thân quen, Tạp trí mỹ thuật, Hội
mỹ thuật Việt Nam.
41. Phan Cẩm Thượng (1997) Điêu khắc cổ việt nam, Nxb giáo dục, Hà
nội.
42. Phan Cẩm Thượng, Tính phồn thực trong chạm khắc ở đền vua Đinh,
vua Lê, Thể thao - Văn hóa.
43. Bùi Trung Tín, Bùi Minh Trí, Thăng Long - Hà Nội, Lịch sử nghìn
năm từ lòng đất, Nxb Khoa học - Xã hội.
44. Nguyễn Đăng Trò, Cố đô hoa lư, Nxb Văn hóa dân tộc.
45. Chu Quang Trứ (1968), Phong cách và truyền thuyết đền vua Đinh,
Viện mỹ thuật.
46. Chu Quang Trứ (2002), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, Nxb mỹ
thuật, Hà nội.
47. Trương Đình Tưởng (2000), Truyền Thuyết Đinh – Lê, Nxb Văn hóa –
Dân tộc.
48. Trương Đình Tưởng, Địa chí văn hóa dân gian, Nxb Thế giới, Hà nội,
2004.
49. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Trung tâm từ điển học,
năm 2006.
50. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb Phương
đông, Hà Nội.
51. Tạ Hữu Yên- Lữ Giang- Vũ Bảo, Hoa lư xưa và nay. Huyện hoa lư
xuất bản năm 1995.
93
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM
ĐỖ ĐỨC HOẠT
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TẠI ĐỀN THỜ
VUA ĐINH, VUA LÊ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ MỸ THUẬT
Chuyên ngành : Mỹ thuật tạo hình (Điêu khắc)
Mã số : 60210120
Khóa : 18 (2015 – 2017)
PHẦN PHỤ LỤC
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS : BÙI VĂN TIẾN
Hà Nội – 2017
94
MỤC LỤC
PHẦN PHỤ LỤC ẢNH
Một số hình ảnh về tổng quan.........................................................................95
Phụ lục 1: Bản đồ vị trí đền vua Đinh, vua Lê................................................97
Sơ đồ mặt bằng đền vua Đinh.........................................................................98
Sơ đồ mặt bằng đền vua Lê.............................................................................99
Phụ lục 2: Ảnh minh họa (minh họa chương 1).............................................100
Phụ lục 3: Ảnh minh họa (minh họa chương 2).............................................103
95
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔNG QUAN
Tam quan khu di tích Cố đô Hoa Lư
Nguồn: Tác giả
Tam quan khu di tích Cố đô Hoa Lư
Nguồn: Ảnh internet
96
Cổng vào đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
Hồ bán nguyệt
Nguồn: Tác giả
97
PHỤ LỤC 1
BẢN ĐỒ VỊ TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ
Nguồn: Ảnh Internet
98
H1: Sơ đồ mặt bằng đền vua Đinh
Nguồn: [30, tr.10]
99
H2: Sơ đồ mặt bằng đền vua Lê
Nguồn: [30, tr.11]
100
PHỤ LỤC 2: ẢNH MINH HỌA
(MINH HỌA CHƯƠNG 1)
H3: Cổng tam quan nội đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H4: Cổng tam quan ngoại đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
101
H5: Trụ biểu đền vua Đinh
Nguồn: Ảnh internet
H6: Long sàng đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H7: Ngưỡng cửa đá đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
102
H8: Cổng tam quan nội đền vua Lê
Nguồn: Ảnh internet
H9: Long sàng đền vua Lê
Nguồn: Tác giả
103
PHỤ LỤC 3: ẢNH MINH HỌA
(MINH HỌA CHƯƠNG 2)
H10: Chạm khắc gỗ đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H11: Chạm khắc gỗ đền vua Lê
Nguồn: Tác giả
104
H12: Chạm khắc đá đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H13:Chạm khắc trên ngưỡng cửa đá tòa bái đường đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H14:Chạm khắc trên ngưỡng cửa đá tòa bái đường đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
105
H15: Chạm khắc trên ngưỡng cửa đá tòa bái đường đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H16: Chạm lộng, chạm kênh-bong trên vì kèo, rường chồng, bưng góc ở vách ngăn tòa
thiêu hương với hậu cung
Nguồn: Tác giả
106
H17: Chạm lộng, kênh-bong trên xà ngang gian giữa vách ngăn tòa thiêu hương với hậu cung
Nguồn: Tác giả
H18: Chạm lộngtrên xà ngang gian giữa vách ngăn tòa thiêu hương với hậu cung
Nguồn: Tác giả
107
H19:Chạm khắc trên đầu bẩy tòa bái đường
Nguồn: Tác giả
H20: Chạm lộng, kênh-bong trên kiến trúc mái hiên đền vua Đinh (bên trái)
Nguồn: Tác giả
108
H21: Chạm lộng, kênh-bong trên kiến trúc mái hiên đền vua Đinh (bên phải)
Nguồn: Tác giả
H22:Ván chạm chủng tại nghi môn nội đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H23:Ván chạm chủng tại nghi môn nội đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
109
H24: Ván gió, cửa võng chạm thủng tại bái đường đền thờ vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H25: Ván gió, cửa võng, chạm thủng tại bái đường đền thờ vua Lê
Nguồn: Tác giả
H26:Hình tượng rồng sơn son thếp vàng tại nghi môn ngoại đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
110
H27:Hình tượng rồng sơn son thếp vàng tại nghi môn ngoại đền vua Lê
Nguồn: Tác giả
H28: Màu sắc (Sơn trộn phù xa) trên ván gió, cửa vong đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H29: Màu sắc (Sơn trộn phù xa) trên xà nách đền vua Lê
Nguồn: Tác giả
111
H30: Lưỡng chuột chầu cua
Nguồn: Tác giả
H31: Tính trào lộng trong bia đá cổ đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
112
)
H32: Tính phồn thược trong nội dung các bức chạm khắc
Nguồn: Ảnh internet
H33: Tính phồn thược trong nội dung các bức chạm khắc
Nguồn: Ảnh internet
113
H34: Hình tượng rồng với đề tài rồng ổ, chạm khắc trên tam quan nội đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H35: Hình tượng rồng với đề tài rồng ổ, chạm khắc trên tam quan nội đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H36: Hình tượng rồng với đề tài rồng ổ, chạm khắc trên tam quan nội đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
114
H37: Hình tượng rồng với đề tài rồng ổ, chạm khắc trên tam quan ngoại đền vua Lê
Nguồn: Tác giả
H38: Hình tượng rồng với đề tài rồng ổ, chạm khắc trên tam quan ngoại đền vua Lê
Nguồn: Tác giả
H39: Hình tượng rồng với đề tài rồng ổ, chạm khắc trên tam quan ngoại đền vua Lê
Nguồn: Tác giả
115
H40: Hình tượng rồng chạm khắc tòa bái đường đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H41: Hình tượng rồng chạm khắc tòa bái đường đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
116
H42: Hình tượng lưỡng long chầu lá đề
Nguồn: Tác giả
H43: Hình tượng rồng cuốn xà
Nguồn: Tác giả
H44: Hình tượng rồng cuốn xà
Nguồn: Tác giả
117
H45: Hình tượng chim phượng
Nguồn: Tác giả
H46: Hình tượng phượng đối xứng
Nguồn: Tác giả
H47: Hình tượng tiên cưỡi rồng chạm trên ván gió nghi môn nội đền vua Lê
Nguồn: Tác giả
H48: Hình tượng tiên múa trong vòng dây hoa
Nguồn: Tác giả
118
H49: Hình tượng tiên cưỡi rồng chạm trên ván gió nghi môn nội đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H50: Hình tượng tiên cưỡi rồng chạm trên thỉ môn tòa bái đường đền vua Lê
Nguồn: Tác giả
H51: Hình người đâm thú
Nguồn: Tác giả
119
H52: Mô típ cá hóa rồng
Nguồn: Tác giả
H53: Mô típ trúc hóa rồng
Nguồn: Tác giả
H54: Mô típ hoa Mây- Đao lửa
Nguồn: Tác giả
120
H55: Mô típ diềm chạy dài
Nguồn: Tác giả
H56: Mô típ diềm chạy dài
Nguồn: Tác giả
H57: Một số mô típ tiêu biểu
Nguồn: Tác giả
121
H58: Mặt trước Án thờ đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H59: mặt bên Án thờ đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
122
H60: Góc bên trái Án thờ đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H61: Cửa võng Án thờ đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
123
H62: Mặt bên Án thờ đền vua Lê
Nguồn: Tác giả
H63: Mặt trước Án thờ đền vua Lê
Nguồn: Tác giả
124
H64: Họa tiết chân Án thờ
Nguồn: Tác giả
H63: Sập đá đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
125
H64: Các góc sập đá đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H65: Hình tượng rồng với bàn tay phụ nữ đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
126
H66: Hình tượng rồng với bàn tay phụ nữ đền vua Đinh
Nguồn: Tác giả
H67: Sập đá đền vua Lê
Nguồn: Tác giả
127
H68: Bia đá Chính Hòa 17 (bia giữa)
Nguồn: Tác giả
H69: Bia đá Chính Hòa 17 (bia giữa)
Nguồn: Tác giả
128
H70: Bia đá Hoằng Định 12
Nguồn: Tác giả
H71: Bia Hoằng Định 12
Nguồn: Tác giả
129
H71: Nhà bia đền vua Lê
Nguồn: Tác giả
H71: Bia Hoằng Định 9
Nguồn: Tác giả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghe_thuat_cham_khac_tai_den_tho_vua_dinh_vua_le_9078_2075331.pdf