Luận văn Nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai nghệ sỹ willy verginer và bruno walpoth

Thành công của hai ông là việc tạo nên hình tượng và tiếng nói riêng của mình trong thể hiện tác phẩm. Thành công bởi việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình trong nghệ thuật điêu khắc kết hợp với nội dung truyền tải mang lại cho người xem những giá trị thị giác. Qua đó tác động đến nhận thức của người xem về những giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nội dung mà tác giả thể hiện. Chính điều đó đã làm cho các sáng tác của Verginer và Bruno không chỉ thành công về măt nghệ thuật mà còn đem lại những thành công về mặt xã hội. Bên cạnh những thành công thì vẫn luôn có sự hạn chế. Tuy nhiên, cái hạn chế trong tác phẩm của hai nghệ sĩ là không đáng kể. Những điều đó tùy thuộc vào nội dung và vị trí không gian trưng bày tác phẩm. Giá trị nghệ thuật đến từ hình thức và nội dung. Giá trị nghệ thuật thể hiện trong hình thức như một sự tương quan giữa các ngôn ngữ nghệ thuật. Từ hình khối cho đến đường nét, màu sắc đều tạo nên giá trị thị giác thông qua nghệ thuật tạo hình của hai ông. Các sáng tác của hai nghệ sĩ đã góp phần không nhỏ vào nền nghệ thuật điêu khắc thế giới. Bởi sự độc đáo trong việc định hình phong cách và hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Qua đó nói lên những ảnh hưởng của nghệ thuật đối với đời sống văn hóa – xã hội

pdf83 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai nghệ sỹ willy verginer và bruno walpoth, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo cho tác phẩm đưa đến cái nhìn trước sau cho người xem. Bruno đã tạo hình thành công cô gái trong không gian ba chiều bằng chất liệu gỗ và những nhát khắc thô mộc của mình. Đối với những tác phẩm tượng trong nhà hay tượng trưng bày triển lãm thì không gian bên ngoài tác phẩm thường ít có yếu tố tác động. Bên cạnh không gian tự thân tác phẩm, không gian trong tác phẩm điêu khắc còn thể hiện được cái khung cảnh của cuộc sống. Như một hệ quy chiếu thu nhỏ của cuộc sống. Điều này được thể hiện khá rõ trong tác phẩm của nghệ sĩ Willy Verginer. Tác phẩm Untitled 11 (H.24, tr.66) của ông thể hiện hình ảnh một chú bò với đôi mắt đỏ tươi, phần phía dưới là màu đen của dầu khí. Bốn chân của chú đều bị đặt trong những vòng lốp cao su lớn đặt trên một chiếc bục hình chữ nhật màu trắng nằm ngang. Không gian ba chiều được thể hiện trên hình khối của chú bò và những chiếc lốp xe tạo cho người xem cảm giác về một vật thể thực. Không những vậy, màu sắc mà nghệ sĩ sử dụng cho tác phẩm điêu khắc của mình vừa tạo chiều sâu cho tác phẩm vừa đem lại cảm giác về một sự thực cuộc sống. Phía dưới của chú bò cho đến các thùng dầu đều được sơn đen như tạo thêm một không gian thứ tư cho tác phẩm đó là không gian cuộc sống. Hình ảnh đó như tạo cho người xem cảm giác chú bò đang phải đeo vào chân mình những chiếc lốp xe và lội qua những phần nhơ bẩn, độc hại của cuộc sống. 29 Hay trong tác phẩm Schatten im wasser (H.6, tr.56) được tác giả Verginer sáng tác năm 2016 bằng chất liệu gỗ. Tác phẩm đã thể hiện một cậu bé cùng những vật dụng như chai, lọ, cốc dùng một lần, đang nổi lên trên bề mặt nước. Hình ảnh cậu bé cùng những vật liệu được điêu khắc tài tình trong không gian ba chiều. Thế nhưng điều đó chưa đủ để diễn tả không gian cho tác phẩm này. Tác phẩm là một sự thành công lớn qua việc sử dụng màu sắc một cách linh hoạt và có sự tính toán. Tác phẩm như thể hiện không gian của một dòng sông với những hình ảnh cậu bé đang mím chặt môi lại và sải cánh tay trên mặt nước trong tư thế giữ thăng bằng của một người đang ở dưới nước. Ngoài ra, hình ảnh đó còn cho người xem thấy một không gian rộng mở và chiều sâu của tác phẩm mà ông thể hiện. Tác phẩm như là một sự phản ánh lại cuộc sống, rác thải của cuộc sống đang dần nhấn chìm cuộc sống của chúng ta. Hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth đã khắc họa thành công các nhân vật và câu chuyện của mình. Thành công đó nhờ sự góp mặt không nhỏ của yếu tố không gian. Thông qua không gian ba chiều trong các phẩm điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ, người xem có thế nhìn ngắm tác phẩm từ nhiều hướng khác nhau, thấy được nhiều mặt của tác phẩm cũng như nhiều điều ẩn dụ mà tác giả gửi gắm vào trong đó. Bên cạnh đó, người xem có thể cảm nhận và đi sâu vào từng tác phẩm để quan sát và chiêm ngưỡng. 2.2.3. Chất cảm trong các tác phẩm điêu khắc gỗ của hai nghệ sỹ Nghệ thuật là một hình thức để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ. Người nghệ sĩ thông qua tác phẩm nghệ thuật của mình truyền đạt tới người xem một thông điệp nào đó, có thể là niềm vui hay nỗi buồn. Cảm xúc có thể nói là yếu tố quyết định sự thành công của một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, khi nói đến nghệ thuật điêu khắc, ta không thể không nói đến chất cảm. Theo Từ điển Thuật ngữ mĩ thuật phổ thông, “chất cảm” được định nghĩa như sau: “Cảm xúc được tạo nên thông qua các phương tiện tạo hình (hay ngôn ngữ nghệ thuật) hoặc cấu tạo vật 30 chất của một bức tranh, tượng Chất cảm của phương tiện tạo hình đã tác động trực tiếp lên mắt (cơ quan của thị giác) Người ta nhận biết một vật thể không chỉ ở kích thước, tỉ lệ, màu sắc mà còn ở cảm nhận cấu tạo vật chất của nó nữa. Từ cấu tạo vật chất ấy mà nghệ thuật cần truyền đạt được đến người xem cái cảm xúc về chất hay còn gọi là chất cảm.”[11, tr. 40] Chất cảm trong nghệ thuật điêu khắc được tạo nên từ hình khối và đặc biệt là từ cách xử lý và kết hợp chất liệu. Mỗi chất liệu sẽ mang lại cho người xem những cảm nhận khác nhau qua thị giác và xúc giác. Ví dụ như chất liệu kim loại với màu bạc trắng khi nhìn vào sẽ mang lại cảm giác lạnh lẽo. Trong khi đó, chất liệu gỗ với màu nâu sẽ mang lại cho người xem cảm giác ấm áp hơn. Màu sắc của chất liệu hoặc màu được tạo nên bởi việc phủ sơn lên chất liệu sẽ góp phần tạo nên hiệu quả thị giác và tác động đến cảm xúc của người thưởng ngoạn. Chất liệu gỗ được hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth sử dụng trong các tác phẩm của mình nhằm đem đến cho người xem cảm giác gần gũi và thân thuộc. Không những vậy, gỗ là sản phẩm của tự nhiên, nó giống như một minh chứng quan trọng trong chứng kiến những việc làm của con người đối với tự nhiên. Những tác phẩm sử dụng gỗ làm chất liệu sáng tác và màu sắc tự thân của chất liệu gỗ đem lại cho người xem một cảm giác khác biệt với việc sử dụng chất liệu gỗ nhưng sơn màu. Chẳng hạn trong tác phẩm Untitled 10 (H.23, tr.65) được nghệ sĩ Willy Verginer sử dụng kết hợp nhiều chất liệu khác nhau như các thùng dầu đen được làm từ sắt, hình người được làm bằng chất liệu gỗ sơn màu acrylic. Chất liệu khác nhau tạo cho người xem những hiệu ứng khác nhau. Với chất liệu sắt tạo cảm giác lạnh lẽo, hơn thế nữa lại được sơn màu đen càng làm tăng gấp bội cảm giác lạnh lẽo, vô cảm. Còn chất liệu gỗ bản thân nó đã tạo cho người xem một cảm giác ấm cúng và tin tưởng, trong tác phẩm nghệ sĩ Verginer lại sử dụng màu vàng óng cho nó càng làm tôn lên sự ấm cúng và gần gũi, tạo cảm giác dễ gần. 31 Trong tác phẩm của nghệ sĩ Bruno, Cammi nando Solo (H.35, tr.71) được thể hiện bằng chất liệu gỗ sơn màu. Một phần trong thành công của tác phẩm chính là chất liệu. Ở đây, ta thấy được một sự đối lập nhẹ giữa chất liệu và hình tượng. Một chất liệu tạo liên tưởng về một sự gần gũi, cứng cáp nhưng hình tượng trong tác phẩm lại cho người xem cảm giác về một sự xa lạ, vô cảm. Thế nhưng, nó lại tạo nên thành công bởi việc sử dụng màu sắc của tác giả, ông sử dụng màu tự thân của chất liệu trong việc mô tả chất da thịt của nhân vật. Còn màu nâu đỏ được nghệ sĩ sử dụng cho phần tóc tạo nên không gian ba chiều, những mảng sáng mảng tối, mảng gần mảng xa. Nhờ sự ấm áp của chất liệu mà tác phẩm chân dung bán thân của người đàn ông đó trở nên có hồn hơn. Chính nó đã đem lại cho người xem cảm giác về một con người bằng da bằng thịt đang đứng sống động trước mặt. Chất cảm trong từng chất liệu lại khác nhau, trong một tác phẩm sự kết hợp giữa các loại chất liệu khác nhau tạo lên các hiệu ứng khác nhau. Trong tác phẩm Tra idillio e realtá (H.28, tr.68) của nghệ sĩ Willy Verginer đã sử dụng kết hợp giữa hai chất liệu là sắt, gỗ và màu acrylic. Tác phẩm thể hiện hình ảnh một chú nai cõng trên lưng một góc nhỏ thảm cỏ xanh cùng cây cối, dưới chân chú là những thùng dầu đen. Phần đầu như thể chú đang uống dầu trong thùng đó dẫn đến phần đầu đang chuyển dần sang màu đen. Trở lại với câu chuyện về chất liệu, các thùng dầu được làm bằng sắt và sơn màu đen đã tạo nên cho người xem những cảm nhận về một sự vô cảm, lạnh lẽo. Hơn thế nữa, hình ảnh phần đầu chú nai là màu đen như một phần của cơ thể đó không còn là nó nữa. Nó như nói lên một sự biến đổi nhanh chóng cuộc sống. Chất liệu gỗ được dùng để tạo lên chú nai nhưng với những mảng màu khác nhau lại mang đến những cảm giác khác nhau. Tuy rằng gỗ có màu tự thân là vàng hay trắng ngà tạo cảm giác ấm cúng nhưng khi được sơn màu đen, xám nó lại là cảm giác lạnh lẽo, rùng rợn (đầu chú nai). Trong cùng một tác phẩm và cùng một chất liệu lại có sự đối lập với nhau. Ở đây, chúng ta thấy sự đối lập 32 giữa hai phần của chú nai. Phần đầu với màu đen, phần thân màu trắng và phần lưng màu xanh. Giữa hai phần đầu và lưng lại cho người xem cảm giác đối lập về hai gam màu mang hai cảm nhận của hai thế giới. Tác phẩm như một bức tranh phong cảnh với phần dưới là cái diệt vong còn phần trên là hy vọng là sự sống nhỏ nhoi. Tác phẩm hội họa trong không gian ba chiều tạo nên sự đối thoại giữa người xem và tác phẩm. Không những vậy, nó như một lời cảnh tỉnh đến lối sống của con người và gửi thông điệp đến toàn thế giới. Một tác phẩm khác của nghệ sĩ Bruno Walpoth nói lên sự kết hợp của chất liệu, hình khối và màu sắc tạo nên cảm giác thân thuộc hơn, gần gũi hơn. Tác phẩm Fiorella (H.45, tr.76) với cách sử dụng màu sắc đã tạo cho người xem một cách nhìn nhận khác về khả năng biểu đạt của chất liệu gỗ. Cùng sự hỗ trợ của màu sắc, Bruno đã dùng màu lên tác phẩm trước công đoạn hình thành một lượt rồi bắt đầu lấy bỏ những phần thừa tạo lên cảm giác như bức tượng được mặc một chiếc áo mỏng với các hoa văn sợi (phần màu còn dính lại). Màu sắc đã tạo cho tác phẩm của Bruno thêm có hồn hơn. Với những đường nét tinh tế kết hợp với màu sắc đã tạo lên tác phẩm nghệ thuật Fiorella một phong thái hoàn toàn mới. Màu sắc cơ thể , hình khối cơ thể được nghệ sĩ Bruno thể hiện xuất sắc khiến cho tác phẩm trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn. Không những vậy, tạo hình đôi mắt của “Fiorella” cũng cho người xem một cảm nhận chiều sâu đi xoáy vào nội tâm nhân vật. Ở đây là đôi mắt đối thoại, đôi mắt cầu thị và giao tiếp với người xem. Thông qua những tác phẩm nghệ thuật này, Bruno như phần nào đưa ra cái tâm trạng và tinh thần của chính ông. Như vậy, qua những yếu tố màu sắc, không gian, chất liệu đã tạo nên chiều sâu những cảm nhận, những hướng đi mới cho tác phẩm của hai nghệ sĩ. Thông qua các tác phẩm về môi trường về cuộc sống, Willy đã tạo cho người thưởng thức nghệ thuật không ít suy nghĩ về việc mình đã làm, đã đối xử với thiên nhiên. Còn tác phẩm của Bruno thì đem lại cho người xem nhiều 33 ấn tượng sâu sắc về mối quan hệ giữa con người với con người qua các hình tượng và đường nét, cách sử dụng màu trong tác phẩm. Hai nghệ sĩ đã đem tới cảm giác về mối quan hệ nhân quả về hệ lụy của cuộc sống công nghiệp hóa cho người thưởng thức. 2.3. Những điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth Điểm tương đồng Tác phẩm của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth đều là sự thể hiện quan điểm của mình trong đó. Tuy nhiên, hai con người cùng chọn phong cách hiện thực để thể hiện ý tưởng của mình nhưng mỗi người lại có con đường và ý kiến riêng nên những điểm tương đồng giữa họ cũng như tác phẩm của họ không nhiều. Đầu tiên là phải nói đến chất liệu mà hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth sử dụng. Đó là gỗ. Chất liệu đem lại biểu cảm trong tác phẩm của họ. Thứ hai, tác phẩm của hai nghệ sĩ đều là sự thể hiện tinh tế những cảm nhận của họ về thế giới quan trong tác phẩm. Cùng lợi dụng màu tự thân của chất liệu gỗ và màu acrylic để tạo hiệu ứng theo mong muốn của mình. Chẳng hạn như hai tác phẩm Fiorella của Bruno và Untitled 4 của Willy, cùng sử dụng chất liệu gỗ màu sắc tự nhiên của chất liệu kết hợp với màu sắc nhân tạo acrylic để làm lên biểu cảm trong nhân vật cũng như những ẩn ý trong đó. Điểm khác biệt Hai con người cùng phong cách sáng tác nhưng dù có như thế nào thì vẫn là hai cá thể tách biệt. Mỗi người sẽ có những ý tưởng sáng tạo riêng, những quan niệm nghệ thuật riêng. Đồng thời trong sáng tác của mình nghệ sỹ cũng sử dụng những hình tượng riêng của mình để tạo lên cái riêng và nói lên con người họ. 34 Hình tượng trong tác phẩm của hai nghệ sĩ cũng khác biệt. Đối với nhân vật trong tác phẩm của Willy Verginer thì đó đều là những nhân vật vô danh. Và ông chỉ sử dụng hình tượng đó cho mục đích biểu đạt hiệu quả cái ẩn dụ trong tác phẩm. Còn trong các sáng tác của Bruno Walpoth thì nhân vật trong tác phẩm ông lại là những con người định danh rõ ràng. Điều này được thể hiện ngay trên tiêu đề tác phẩm như Fiorella, Julia, Điểm độc đáo trong tác phẩm của Willy Verginer là ông đã kết hợp thành công giữa điêu khắc và hội họa. Mỗi tác phẩm của ông không chỉ là những hình khối, mảng miếng, của điêu khắc mà còn là sự kết hợp màu sắc, đường nét trang trí họa tiết, hoa văn của hội họa. Tác phẩm của ông như một bức tranh về cuộc sống thể hiện trong không gian ba chiều. Chẳng hạn như tác phẩm Flower of every month (H.5, tr.55) không chỉ là tác phẩm điêu khắc một người con gái nude bán thân mà còn là một tác phẩm hội họa. Với các đường nét nhẹ nhàng, uyển chuyển, khuôn mặt được kết hợp bỏi các đường nét nhẹ nhàng, mềm mại tạo cảm giác sâu lắng trong tâm hồn của nhân vật. Bên cạnh đó, hội họa được nói đến chính là sự chỉnh hợp màu sắc. Màu xanh coban được sử dụng kết hợp với các họa tiết trang trí tạo thành một hiệu ứng màu sắc vô cùng đặc biệt. Hơn thế, tính hội họa trong tác phẩm còn được thể hiện ở việc nhắc lại chính màu của gỗ ở các họa tiết làm cho tác phẩm trở lên xuyên suốt, có nghệ thuật hơn. Tạo cho tác phẩm sự đối thoại tự thân và đối thoại với chính người xem, đem lại cho người xem cảm giác thích thú mà không nhàm chán. Tác phẩm Ivy Flower (H.8, tr.57) thể hiện chân dung toàn thân của một người thanh nữ trẻ. Đây là một tác phẩm điêu khắc kết hợp nhuần nhị với hội họa một cách điêu luyện và tinh xảo. Điêu khắc tạo ra những hình khối và chân dung nhân vật trong không gian ba chiều. Hội họa tô điểm cho tác phẩm thêm đặc sắc và có tiếng nói hơn. Cô gái được làm bằng chất liệu gỗ với kích thước của người thực. Yếu tố hội họa được nhà nghệ sĩ kết hợp tinh tế ở màu sắc và chiếc áo hoa nửa người mà cô gái quấn trên mình. Với màu sắc tím và 35 màu tự thân của chất liệu gỗ là chủ đạo. Sự tinh tế được thấy ở phần chuyển mình giữa hai chất liệu. Điểm chuyển giao đó chính ở chiếc áo họa tiết hoa đó. Với màu nền tím trang trí nổi là những bông hoa lớn mang màu gỗ tự nhiên. Việc kết hợp của hai màu sắc đó tạo nên sự hòa hợp giữa các màu trong tổng thể tác phẩm. Không những vậy, chi tiết bông hoa không chỉ dừng lại ở chiếc áo mà còn lặp lại trên tay của nhân vật. Các đường nét uyển chuyển như một những nét vẽ không còn thấy cảm giác thô mộc của chất liệu gỗ. Đó là việc xử lý chất liệu một cách điêu luyện của tác giả. Như vậy, trong tác phẩm nghệ sĩ Verginer đã đem đến cho người xem không chỉ một tác phẩm hai trong một, vừa điêu khắc vừa hội họa trên một chất liệu gỗ gần gũi, giản dị. Mặt khác, các tác phẩm của Bruno Walpoth lại cho người xem thấy cái thần thái và tinh thần của nhân vật thông qua màu sắc, chất liệu và kĩ thuật của mình. Tác phẩm And I think of you (H.46, tr.77) được nghệ sĩ Bruno sáng tác năm 2009 bằng chất liệu gỗ. Ông tập trung thể hiện thần thái của khuôn mặt nên phần dưới từ ức trở xuống hầu như ông không thể hiện hình khối gì. Phần khuôn mặt tập trung đặc tả từ các chi tiết. Đôi lông mày hơi nhíu tạo cảm giác nỗi nhớ đang ùa về trong tâm trí nhân vật. Không những vậy, ánh mắt đăm đăm nhìn xuống càng làm tăng thêm chiều sâu nội tâm của nhân vật. Thông qua các kĩ thuật tạo hình và chất liệu gỗ được phủ một lớp màu acrylic trắng đã tạo cho người xem một nhân vật buồn và tâm trạng không được định thần. Cái tài trong thể hiện nội tâm nhân vật thông qua tạo hình nhân vật trong tác phẩm của Bruno Walpoth đã làm lên tên tuổi của ông. Tác phẩm Sehnsucht được ông sáng tác bằng chất liệu gỗ năm 2000. Tác phẩm thể hiện một nhân vật đang trong tư thế nằm cuộn mình, hai tay ôm lấy cơ thể, cô độc mà không ít những khát khao. Bruno đã thành công trong việc tạo hình vật theo phong cách hiện thực. Những cử chỉ, tư thế của nhân vật đã nói lên tâm 36 trạng và ham muốn của nhân vật. Tác phẩm được thể hiện khá kĩ về cả hình khối, chi tiết lẫn không gian. Đó là đặc trưng trong tác phẩm của nghệ sĩ Bruno Walpoth. Mỗi nghệ sĩ lại hướng tác phẩm mình đến một nội dung riêng. Đối với Willy Verginer khai thác tiếng nói của môi trường, tác động của con người đến môi trường trong bối cảnh ô nhiễm môi trường sống trên diện rộng. Bruno Walpoth lại mang lại cho người xem một nội dung vô cùng tế nhị. Đó là mối quan hệ giữa người với người, mối quan hệ xã hội, nhân sinh quan, thế giới quan. Tóm lại, với những điểm tương đồng và khác biệt đã nêu ở trên giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như ngôn ngữ nghệ thuật mà hai nhà điêu khắc đã dùng. Qua đó, chúng ta có thể phân biệt được giữa phong cách và ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình của hai nghệ sĩ. Tiểu kết Chương hai đã phân tích về nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ thông qua ngôn ngữ nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. Với nghệ sĩ Willy Verginer, các tác phẩm của ông lại mang đến cho người xem những cảm xúc về những gì mà con người tác động đến thiên nhiên, môi trường sống. Còn Bruno Walpoth lại đưa người xem về mối quan hệ giữa con người với con người thông qua các nhân vật và ngôn ngữ tạo hình của mình. Không những vậy, qua nghiên cứu về ngôn ngữ tạo hình trong các tác phẩm điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ đã góp phần cho công chúng hiểu thêm về giá trị nghệ thuật mà mỗi tác phẩm đem lại. Từ những ngôn ngữ tạo hình đó thấy được những điểm tương đồng và khác biệt trong ngôn ngữ nghệ thuật của hai nghệ sĩ. Nói tóm lại, qua chương hai, chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc hơn nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ. Thông qua việc tìm hiểu đầy đủ từ nội dung, hình khối, không gian và chất cảm trong tác phẩm của hai nhà nghệ sĩ. 37 CHƯƠNG 3 THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC GỖ CỦA 2 NGHỆ SỸ WILLY VERGINER VÀ BRUNO WALPOTH 3.1. Thành công trong nghệ thuật tạo hình của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth Sự phát triển không ngừng của nghệ thuật điêu khắc trong đó nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth cũng tạo nên những thành công nhất định về mặt nghệ thuật và tạo nên những hiệu quả xã hội tích cực. Về mặt nghệ thuật, hai nghệ sĩ đem lại sự phong phú trong ngôn ngữ tạo hình. Mỗi tác phẩm cho người xem thấy lối diễn tả, hình thức nghệ thuật và cách biểu hiện khác nhau. Tác phẩm Schatten im Wasser (H.6, tr.56) do nghệ sĩ Willy Verginer sáng tác có phong cách tả thực với các khối tròn được xử lý rất tốt và tuân theo đúng tỷ lệ giải phẫu cơ thể của một em bé. Cùng lối tả thực đó, tác phẩm Camminando Solo của nghệ sĩ Bruno Walpoth lại mang đến cho người xem một nhân vật nam trưởng thành. Nhân vật được thể hiện bằng các khối tròn, khối lồi, khối lõm cùng các chi tiết trên khuôn mặt theo tỷ lệ giải phẫu của một người nam trưởng thành với cách diễn tả bằng những đường nét trơn nhẵn. Một tác phẩm khác của nghệ sĩ Willy Verginer, Untitled 19 (H.18, tr.63) lại cho người xem thấy cách xử lý khối hình có phần dứt khoát hơn. Các khối tròn, các diện lớn được tạo rõ nét hơn tạo nên sự mềm mại cho thân hình của người con gái trong tác phẩm. Các công trình, tác phẩm điêu khắc của hai nghệ sĩ tuy không có kích thước lớn nhưng vẫn tạo nên sự thu hút và hấp dẫn người xem. Tác phẩm vẫn tạo nên tính nhân văn qua ngôn ngữ điêu khắc. Tác phẩm A way to live together (H.31, tr.69) của Verginer có phong cách tạo hình độc đáo đã tạo nên 38 không gian kích hoạt trí tưởng tượng của người xem. Tuy kích thước tác phẩm không lớn nhưng đã giải quyết không gian cùng với việc sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng cao đã mang lại sự thiêng liêng cho người xem về môi trường, về cuộc sống vốn gắn liền với thiên nhiên. Trong tác phẩm And I think of you (H.46, tr.77) của nghệ sĩ Bruno với phong cách hiện thực đã tạo nên một hình ảnh đầy tính nhân văn trong cả tinh thần và hình thức của tác phẩm. Đó chính là một trong những thành công về mặt nghệ thuật trong các sáng tác của hai nghệ sĩ điêu khắc gỗ Willy và Bruno. Bên cạnh đó, tác phẩm nghệ thuật điêu khắc của hai ông đã góp phần làm tăng thêm tính thẩm mỹ của người xem. Các tác phẩm được đặt trong không gian của phòng trưng bày triển lãm với khoảng không gian vừa đủ để cho người xem thưởng thức tác phẩm. Hơn nữa, những tác phẩm đều có kích thước vừa phải không quá to, quá nhỏ khiến cho người xem có thể nhìn ngắm từ nhiều góc độ khác nhau từ trên xuống, từ dưới lên, từ trái sang, từ phải sang, từ trước và sau. Điều này đã tạo cho người xem một cảm giác gần gũi, không hề xa vời hay quá xa vời. Từ đó, người xem có thể hiểu hết được giá trị tác phẩm cũng như ngụ ý mà tác giả muốn đưa ra. Tác phẩm The dark side of the bull (H.34, tr.71) do Verginer sáng tác với kích thước không quá lớn tạo điều kiện cho tác phẩm có thể đối thoại trực tiếp với người xem như một người bạn. Hiệu quả của chất liệu cùng màu sắc mà ông sử dụng cũng tạo nên một phần trong sự thành công của tác phẩm. Người xem có thể đi xung quanh và hòa mình vào nhịp thở của tác phẩm để hiểu hết giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nhân văn mà tác phẩm đem lại thông qua các ngôn ngữ nghệ thuật. Các khối hình liên kết với nhau khá hay tạo sự liên tưởng về không gian đời sống thực. Hình tượng nhân vật con bò và người được giải quyết theo đúng tỉ lệ giải phẫu đặc thù. Màu sắc như một phần tạo điểm nhấn mạnh trong tác phẩm để kéo người xem phải quan tâm đến chi tiết đó, phải đi xung quanh giải quyết vấn đề mà nghệ sĩ đặt ra. Nó 39 như một bài toán về hình khối và màu sắc, một bài toán về sự kết hợp xuất sắc giữa nghệ thuật điêu khắc và hội họa. Tác phẩm Sehnsucht (H.38, tr.73) do nghệ sĩ Bruno sáng tác với tạo hình mang tính cá nhân nhưng nội dung của tác phẩm lại hướng về số đông công chúng thưởng thức tác phẩm. Nó là một lối thể hiện tả thực từ tư thế cho đến khuôn mặt của nhân vật. Tạo cho người xem như hòa lẫn và cùng tinh thần của nhân vật. Mặt khác, tác phẩm với kích thước vừa phải có tỉ lệ 1:1 với cơ thể con người càng khiến cho người xem có cảm giác như mình đang cùng nhân vật trong cơn đau đớn đó. Nói chung, việc sử dụng kĩ thuật tạo hình và màu sắc tự thân chất liệu gỗ đã tạo cho tác phẩm của ông một thành công vượt trội, nói lên tất cả hàm ý mà ông muốn thể hiện. Về mặt xã hội, các sáng tác của hai nghệ sĩ có tác động không nhỏ đến đời sống và tư duy của con người. Bên cạnh đó, mỗi tác phẩm lại là một dấu tích cho sự gia tăng biểu đạt của ngôn ngữ tạo hình về số lượng cũng như chất lượng nghệ thuật điêu khắc. Tác phẩm của nghệ sĩ Willy Verginer đem đến cho người xem khả năng tạo hình và sự kết hợp các chất liệu. Chính sự biểu đạt của các chất liệu đó đã góp phần tạo nên tiếng nói riêng trong tác phẩm của ông. Hình tượng trong tác phẩm của Verginer cũng là sản phẩm của tự nhiên như các loài động vật nai, bò, thỏ, vẹt,và đặc biệt chất liệu ông lựa chọn để sáng tác cũng là sản phẩm của tự nhiên. Không những vậy, nội dung trong các tác phẩm của ông gắn liền với vấn đề cấp thiết toàn cầu hiện nay. Một vấn đề mà không chỉ một quốc gia mà toàn thế giới đều phải quan tâm. Đó là sự biến đổi khí hậu, vấn đề ô nhiễm, vấn đề lạm dụng những ngành công nghiệp năng lượng (công nghiệp dầu khí) đã làm cho cuộc sống của con người thay đổi. Tác phẩm A way to live together của nghệ sĩ Verginer với hình ảnh của một cậu bé đang nằm giơ chân của mình lên cho cây mọc từ bàn chân. Tác phẩm không chỉ dừng lại ở hình tượng mà còn ở nội dung mà tác giả muốn 40 đưa ra là sự biến đôi khí hậu, con người đang tàn phá tự nhiên và đang khiến con người đến những bờ vực thẳm của sự sống. Cậu bé với khuôn mặt thanh tú khác trên mình chiếc áo choàng màu đen và màu đen này đã ba trùm hết đến mắt cá chân. Hình ảnh đáng quan tâm là hai cây mọc lên từ chân cậu bé. Cây không hề có sự sống, một màu xám bạc lạnh lùng bao phủ lên toàn bộ phần cây và bàn chân của cậu bé. Nó như một sự cảnh tỉnh về một thiên nhiên đang không còn sự sống thì con người là gì trong thế giới này. Như vậy, thông qua các hình tượng và việc kết hợp giữa điêu khắc và màu sắc giúp cho tác phẩm của Verginer làm lên tiếng nói của ông cho những điều mà ông nhận ra trong cuộc sống thường nhật. Điều này đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của những người thưởng thức. Từ đó, góp phần tạo lên một hiệu ứng như một lời cảnh báo đến mỗi người trong chúng ta. Trong tác phẩm của Brnuno Walpoth lại mang đến cho người xem nhiều suy nghĩ và tư duy về tinh thần. Sự đối thoại và giao tiếp giữa người với người trong xã hội. Đó là vấn đề mà ông quan tâm. Nhưng qua vấn đề đó, ông đã tái hiện thành công thực tế xã hội ngày nay. Con người không còn nhiều sợi dây liên kết với nhau. Mỗi người là một cá thể độc lập trong cộng đồng và mỗi cá thể phải liên kết với nhau thì xã hội mới mạnh. Như vậy, giữa các cá thể vẫn có những mối liên quan nào đó với nhau. Nhưng thực tế, mối quan hệ giữa người với người trong xã hội không còn là điều mà nhiều người quan tâm. Đứng trước thực tế xã hội như vậy, ông đã tìm tòi và nghiên cứu trong việc sử dụng chất liệu và hình tượng thể hiện. Các nhân vật trong tác phẩm của ông đều là những người mà ông biết, ông đã tái hiện lại họ với cái tinh thần mà ông đã thấy và quan sát từ họ. Điều đặc biệt là các nhân vật đó trong tác phẩm của ông lại thường rất khó khăn trong việc đối diện mọi người xung quanh. Họ sống khép mình, ít giao tiếp và không quan tâm đến xã hội bên ngoài ra sao. Qua những tác phẩm của mình, Bruno đã phần nào lên tiếng đánh thức một xã hội thiếu mối dây liên kết giữa con người với con người. 41 Qua đó, ông cũng nói lên thực tế xã hội và môi trường sống của con người trong nhân sinh quan và thế giới quan. Các tác phẩm của hai nghệ sĩ không chỉ tạo nên sự thành công về mặt nghệ thuật mà còn đem lại những hiệu ứng, những thành công về mặt xã hội. Thông qua các hình tượng trong tác phẩm mà hai ông sử dụng đã đem lại cho người xem nhiều cảm nhận khác nhau về cuộc sống quanh ta. 3.2. Hạn chế trong nghệ thuật tạo hình của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth Bên cạnh những thành công đạt được trong nghệ thuật tạo hình của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth, thì các tác phẩm của hai ông vẫn còn những hạn chế nhất định. Đầu tiên, đó là việc sử dụng chất liệu gỗ không đem lại giá trị bền vững cho tác phẩm. Chúng ta đã biết, chất liệu gỗ không có tuổi thọ cao nên các tác phẩm của hai ông sẽ bị hạn chế về thời gian lưu giữ. Hơn thế nữa, chất liệu gỗ thì không thể trưng bày ở ngoài trời bởi các yếu tố môi trường tác động càng làm giảm tuổi thọ của tác phẩm. Với những tác phẩm mang tính cộng đồng thì nên được trưng bày ở nơi công cộng nhiều người qua lại như một tiếng nói nghệ thuật về vấn đề xã hội. Nhưng tác phẩm chỉ được trưng bày trong phong nên sự tương tác và đối thoại với người xem không nhiều, sẽ đạt hiệu quả không cao như mong đợi. Mặt khác, với các tác phẩm nghệ thuật đặc thù như thế này thì người xem cũng đâu phải nhiều và đối tượng hiểu được lại càng được kén chọn. Thứ hai là hạn chế về mặt không gian. Như đã nói ở trên, một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc thì không gian trưng bày và đặt để phải rộng và có nhiều khoảng không có người thưởng thức cũng như sức thở của tác phẩm. Nhưng các tác phẩm nói về vấn đề xã hội lại để trong phòng triển lãm hay trưng bày trong không gian của bảo tàng thường đem lại hiệu quả không cao về mặt thị giác cũng như cảm nhận của người xem. 42 Thứ ba là ánh sáng đóng một vai trò quan trọng để thể hiện rõ tác phẩm điêu khắc. Nhưng với vị trí và không gian đặt để tượng ở những nơi thiếu ánh sáng như trong phòng và ánh sáng không phải là ánh sáng thực cũng làm giảm đi phần nào sự thành công trong tác phẩm. Ánh sáng thiếu thì không thể nào hiểu được chọn vẹn tác phẩm điêu khắc bởi bản thân tác phẩm được tạo lên trong không gian ba chiều. Mỗi chiều, mỗi góc độ khác nhau lại cho người xem những cảm nhận khác và hiệu quả thị giác khác. 3.3. Giá trị nghệ thuật trong những tác phẩm điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth “Dường như nghệ thuật đã và sẽ luôn quan trọng với con người. Và những điều nghệ sĩ làm có lẽ sẽ vừa thách đố vừa mang lại cho chúng ta sự thấu thị và niềm vui” [5. Tr.45].Nghệ thuật điêu khắc của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth tuy đẹp và giàu ý nghĩa nhân, tính cấp thiết xã hội nhưng vẫn còn những điểm hạn chế. Một tác phẩm tuy đẹp về hình khối nhưng đặt trong không gian cảnh quan không phù hợp thì không thể thể hiện được trọn vẹn vẻ đẹp của tác phẩm. Một không gian đẹp mà tác phẩm chưa hoàn thiện về mặt tạo hình thì tính thẩm mĩ của không gian sẽ bị giảm đi. Mặc dù vậy, nhưng tác phẩm điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth vẫn mang lại giá trị nghệ thuật nhất định đối với ngành điêu khắc nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung. Đối với điêu khác, các tác phẩm của hai nghệ sĩ Willy và Bruno đã đem lại những giá trị nghệ thuật không nhỏ qua ngôn ngữ tạo hình. Tạo hình nhân vật độc đáo, hấp dẫn đem lại cho người xem những liên tưởng mới. Chẳng hạn như tác phẩm Untitled 11( H.23, tr.65) của Verginer đã mang lại cho người xem một hiệu quả thị giác bất ngờ. Chất liệu gỗ nhưng lại thể hiện đường nét rất mềm mại, uyển chuyển. Các chi tiết trau chuốt, tỉ mỉ đã làm cho tác phẩm không còn phần thô cứng của gỗ. Kết hợp với các vân và thớ gỗ làm tăng thêm phần không gian và hiệu ứng thị giác tốt đối với người xem. 43 Việc lựa chọn hình tượng cũng tạo nên giá trị nghệ thuật không nhỏ trong tác phẩm của hai nghệ sĩ. Từ tư thế lớn đã tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Chẳng hạn tác phẩm Sehnsucht ( H.38, tr.73) của Bruno, tư thế của nhân vật đã phần nào nói lên được giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Một tư thế nằm cách điệu từ tư thế cuộn mình như một quả trứng thành một con người đang khao khát một điều gì đó trong tâm hồn. Hình tượng ấy đã đem lại cho người xem giá trị về mặt thị giác và mang lại cảm giác về mặt tinh thần của tác phẩm. Hình ảnh nhân vật “nude” cuộn tròn tạo cảm giác về một sự chuyển động trong tác phẩm. Cái chuyển động đó không chỉ ở bố cục mà còn được tác giả thể hiện ở các đường nét trên khuôn mặt nhân vật. Trong sáng tác nghệ thuật điêu khắc ngoài trời, ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt nội dung và hình khối của tác phẩm. Sự tương phản sáng tối làm nổi bật đường nét, hình khối của tác phẩm, tăng chiều sâu cho không gian và giúp biểu đạt cảm xúc của tác phẩm. Với các tác phẩm của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth yếu tố ánh sáng dễ nắm bắt hơn do hướng sáng và cường độ chiếu sáng thay đổi theo thời gian và không gian trong nhà. Người nghệ sĩ cần lựa chọn không gian sao cho vị trí đặt tượng phải nhận được lượng ánh sáng cần thiết để tác phẩm không bị chìm vào cảnh quan xung quanh. Đồng thời, hướng chính của tác phẩm cần điều chỉnh để nhận được tối đa thời gian chiếu sáng trong ngày. Đặc biệt, với các tác phẩm sử dụng chất liệu gỗ sơn màu tối ánh sáng giúp tác phẩm trở nên rõ ràng hơn và làm nổi bật các chi tiết. Có thể thấy, ánh sáng nếu được tận dụng hiệu quả sẽ làm tăng giá trị và hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm của hai nghệ sĩ. Các tác phẩm nghệ thuật nói chung và các công trình điêu khắc gỗ nói riêng của hai nghệ sĩ đều phản ánh hiện thực trong cuộc sống: đời sống xã hội, môi trường và tương giao giữa mọi người. Nội dung tác phẩm, cách thể hiện hình khối và cả sự trải nghiệm những chất liệu gỗ mang tính mới mẻ của những hình khối và đường nét hiện đại 44 3.4. Ảnh hưởng nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ đối với điêu khắc thế giới Nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth đã tạo nên những chuyển biến rõ rệt về mặt tạo hình cũng như về ngôn ngữ điêu khắc. Mỗi nghệ sĩ lại mang đến một thông điệp khác nhau trong tác phẩm của mình. Sự hài hòa giữa nội dung và hình thức đã tạo nên sự thành công trong tác phẩm của hai nghệ sĩ. Các sáng tác của hai nghệ sĩ góp phần không nhỏ vào sự hình thành phong cách và là bài học của thế hệ sau đi tìm hình tượng cho nội dung mà mình muốn biểu đạt. Bên cạnh đó, mỗi tác phẩm lại góp phần làm phong phú thêm cho nghệ thuật điêu khắc nước nhà nói riêng và nghệ thuật điêu khắc thế giới nói chung. Với việc sử dụng chất liệu gỗ, hai nghệ sĩ đã tạo nên một diện mạo cho chất liệu này về khả năng biểu đạt hình tượng cũng như khả năng thể hiện thần thái nhân vật. Những tác phẩm nghệ thuật thị giác, gỗ đóng vai trò không nhỏ trong định hướng giá trị cũng như biểu cảm của tác phẩm. Bên cạnh đó, nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ người Italia đã giúp người xem định hình lại nghệ thuật điêu khắc hiện nay, và đem lại cho nghệ thuật thế giới một cái nhìn nhận mới về chất liệu cũng như nghệ thuật này. Với khả năng biểu thị chất cảm và ngôn ngữ tạo hình một cách tối đa, các sáng tác của hai nghệ sĩ đã mang lại hiệu quả thị giác không ngờ tới cho người xem. Không những vậy, nó cũng thể hiện tối đa nội dung mà nghệ sĩ muốn thể hiện. Như vậy, nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ đã góp phần làm đa dạng và phong phú thêm về chất liệu cũng như phong cách sáng tác cho nghệ thuật điêu khắc thế giới. Thông qua các sáng tác của mình, hai ông đã tạo ra một phong cách nghệ thuật của riêng mình. 45 Liên hệ với điêu khắc gỗ ở Việt nam Có thể nói rằng nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai nghệ sỹ Willy Verginer và Bruno Walpoth đã đạt đến đỉnh cảo của nghệ thuật tạo hình trên chất liệu gỗ, những tác phẩm của hai nghệ sĩ không những mang lại cho người xem những cảm xúc, rung động khi đứng trước những bức tượng tưởng chừng đó là những người thật. Từ vẻ mặt ngây thơ của những đứa trẻ cho đến nỗi buồn của các con người đang đối mặt trước ô nhiễm môi trường. Những tác phẩm của hai nghệ sĩ là một nỗi niềm khác nhau, một quá trình sáng tạo và tư tưởng mang nhiều triết lý nội hàm bên trong mỗi tác phẩm, đã đánh dấu sự thành công tuyệt đối về mặt tạo hình con người trong nghệ thuật nước Ý nói riêng và nghệ thuật thế giới nói chung. Cũng nằm trong dòng chảy đó, ở Việt Nam nghệ thuật tạo hình phát triển khá sớm, năm 1925 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập, chịu ảnh hưởng của giáo trình mỹ thuật phương Tây, “anatomy” được chú trọng, yếu tố tạo hình được đặt lên hàng đầu trong việc đào tạo các nghệ sĩ tương lai, các chất liệu sử dụng trong điêu khắc khá phổ biến. Bên cạnh đó hình tượng con người trong điêu khắc gỗ đã được chú trọng và đem lại nhiều tín hiệu như: Nhà điêu khắc Đinh Rú, Lê Bá Đảngiai đoạn này các tác phẩm trên gỗ được tạo hình tương đối mạch lạc, ngôn ngữ thể hiện chân thực, diễn tả nhân vật đầy tính biểu cảm và gần gủi với văn hóa dân tộc việt nam. Đầu thế kỷ XX với sự hội nhập của các nền mỹ thuật đương đại, điêu khắc Việt Nam cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật và phải chuyển mình để bắt kịp hơi thở mới, những trào lưu mới. Trong những năm trở lại đây, có rất nhiều những cuộc triển lãm cá nhân, triển lãm mỹ thuật toàn quốc thường kỳ, đây là những sân chơi, giao lưu nghệ thuật trong nước và quốc tế. Hình tượng con người Việt Nam trong nghệ thuật tạo hình có những thay đổi về mặt nhận thức, ngôn ngữ thể hiện, phong cách tác giả. Nhưng bên 46 cạnh đó nghệ thuật tạo hình con người trên chất liệu gỗ chưa đạt đến tính thẩm mỹ, chưa lột tả được ý muốn của tác giả và sự tương tác giữa tác phẩm và người xem. Một số tác giả đã định hình cho mình phong cách tả thật, nhưng chưa đạt đến giá trị thẩm mỹ nghệ thuật tạo hình như của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth. Hầu như ảnh hưởng phong cách nghệ thuật hiện thực như hai nhà nghệ sĩ thì các nghệ sĩ Việt Nam chưa đạt đến do nhiều lý do khác nhau. Một phần do điều kiện về đặc thù điều kiện, chất liệu, các nghệ sĩ Việt Nam luôn đi tìm cái mới và chạy theo phong trào trong sáng tác, sáng tác theo ngẫu hứng, thời vụ, chưa thật sự đầu tư nhiều vào nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc hiện thực. Nói tóm lại nghệ thuật Việt Nam đang tiếp cận nhiều nền mỹ thuật khác nhau, nhiều thể loại, nhưng qua đó nghệ thuật Việt Nam cũng như các nghệ sĩ phải tìm và định hướng phong cách của mình và mang lại giá trị tư tưởng, đậm bản sắc Á Đông cũng như giá trị nhân văn sâu sắc trong thế kỷ XXI. Tiểu kết Thành công của hai ông là việc tạo nên hình tượng và tiếng nói riêng của mình trong thể hiện tác phẩm. Cùng là phong cách hiện thực nhưng mỗi người lại chọn cho mình những lối đi riêng làm lên tên tuổi của họ. Họ thành công bởi việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình trong nghệ thuật điêu khắc kết hợp với nội dung truyền tải mang lại cho người xem những giá trị trị giác. Qua đó tác động đến nhận thức của người xem về những giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nội dung mà tác giả thể hiện. Chính điều đó đã làm cho các sáng tác của Verginer và Bruno không chỉ thành công về mặt nghệ thuật mà còn đem lại những thành công về mặt xã hội. Bên cạnh những thành công thì vẫn luôn có sự hạn chế. Tuy nhiên, cái hạn chế trong tác phẩm của hai nghệ sĩ không 47 đáng kể. Những điều đó tùy thuộc vào nội dung và vị trí không gian đặt, để tác phẩm. Từ những thành công và hạn chế trong các sáng tác của mình mà hai nghệ sĩ đã đem đến cho người xem những giá trị nghệ thuật mới. Giá trị nghệ thuật đến từ hình thức và nội dung. Giá trị nghệ thuật thể hiện trong hình thức như một sự tương quan giữa các ngôn ngữ nghệ thuật. Từ hình khối cho đến đường nét, màu sắc đều tạo nên giá trị thị giác thông qua nghệ thuật tạo hình của ông. Mặt khác, các sáng tác của hai nghệ sĩ đã góp phần không nhỏ vào nghệ thuật điêu khắc thế giới. Bởi sự độc đáo trong việc định hình phong cách và hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Qua đó nói lên những ảnh hưởng của nghệ thuật đối với đời sống văn hóa – xã hội. Mỗi màu sắc trong tác phẩm là một sự lựa chọn kỹ càng và cũng như tỉ mỉ trong kỹ thuật chế tác sáng tác, đối với Willy Verginer, ông mang đến sự sống cho những thanh gỗ vô tri vô giác bằng kỹ thuật khắc gỗ và phối màu độc đáo. Những tác phẩm của ông phản ánh những hoạt động của cuộc sống hàng ngày, dựa trên sự nhấn mạnh về màu sắc và cấu trúc. Còn Bruno Walpoth cũng niềm đam mê với những thớ gỗ, bằng những công cụ chạm khắc tinh vi và nghệ thuật phủ sơn lên chất liệu gỗ, ông đã tạo nên nét riêng trong nghệ thuật của mình. Các tác phẩm của ông rất sống động, đặc tả con người ở nhiều cảm xúc, nhiều tư thế, trạng thái khác nhau và thổi hồn cho chúng thông qua những trạng thái tâm lý khác nhau, biểu hiện trên khuôn mặt, đôi mắt... 48 KẾT LUẬN Điêu khắc gỗ là một trong những yếu tố cấu thành nên thành công của nghệ thuật điêu khắc, cho người xem những cảm nhận thô mộc, gần gũi và những cảm xúc chân thực. Qua chương một, với những tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc bằng chất liệu gỗ, phần nào cung cấp cho người đọc hiểu được những biểu cảm và chất xúc cảm từ chất liệu gần gũi và quen thuộc này. Nó không những tạo nên thành công cho tác phẩm của các nghệ sĩ mà còn là chất xúc tác khơi gợi cảm hứng sáng tác nghệ thuật trong tâm hồn hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth. Hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth là những người sinh ra và lớn lên tại Italia. Cùng sử dụng chất liệu gỗ, cùng phong cách hiện thực và xen lẫn siêu thực trong các sáng tác của mình. Nhưng mỗi người lại để lại những ấn tượng riêng của mình trong tác phẩm. Với Willy thì tác phẩm của ông lại đem đến cho người xem những cảm nhận về một con người chân thực hơn cùng với cách dùng màu của mình dường như ông đưa những con người đó ở trong hai thế giới khác nhau trong cùng một thân thể. Còn Bruno thì sao? Bruno lại đưa cho người xem những hình ảnh, tư thế của một con người thật với tỉ lệ 1:1. Những con người như đóng băng trong tư thế và hành động của họ, như thể hiện một nỗi buồn, lo lắng thông qua ánh mắt nhân vật trong tác phẩm của ông. Với nghệ sĩ Willy Verginer, các tác phẩm của ông lại mang đến cho người xem những cảm xúc về những gì mà con người tác động đến thiên nhiên, môi trường sống. Còn Bruno Walpoth lại đưa người xem về mối quan hệ giữa con người với con người thông qua các nhân vật và ngôn ngữ tạo hình của mình. Không những vậy, qua nghiên cứu về ngôn ngữ tạo hình trong các tác phẩm điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ, đã góp phần cho công chúng hiểu thêm về giá trị nghệ thuật mà mỗi tác phẩm đem lại. Từ những ngôn ngữ tạo 49 hình đó thấy được những điểm tương đồng và khác biệt trong ngôn ngữ nghệ thuật của hai người nghệ sĩ. Thành công của hai ông là việc tạo nên hình tượng và tiếng nói riêng của mình trong thể hiện tác phẩm. Thành công bởi việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình trong nghệ thuật điêu khắc kết hợp với nội dung truyền tải mang lại cho người xem những giá trị thị giác. Qua đó tác động đến nhận thức của người xem về những giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nội dung mà tác giả thể hiện. Chính điều đó đã làm cho các sáng tác của Verginer và Bruno không chỉ thành công về măt nghệ thuật mà còn đem lại những thành công về mặt xã hội. Bên cạnh những thành công thì vẫn luôn có sự hạn chế. Tuy nhiên, cái hạn chế trong tác phẩm của hai nghệ sĩ là không đáng kể. Những điều đó tùy thuộc vào nội dung và vị trí không gian trưng bày tác phẩm. Giá trị nghệ thuật đến từ hình thức và nội dung. Giá trị nghệ thuật thể hiện trong hình thức như một sự tương quan giữa các ngôn ngữ nghệ thuật. Từ hình khối cho đến đường nét, màu sắc đều tạo nên giá trị thị giác thông qua nghệ thuật tạo hình của hai ông. Các sáng tác của hai nghệ sĩ đã góp phần không nhỏ vào nền nghệ thuật điêu khắc thế giới. Bởi sự độc đáo trong việc định hình phong cách và hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Qua đó nói lên những ảnh hưởng của nghệ thuật đối với đời sống văn hóa – xã hội Nói tóm lại, qua các giá trị mà tác phẩm của hai nghệ sĩ mang lại đã tạo cho nghệ thuật điêu khắc thêm nhiều hướng đi mới. Không những vậy, nó còn tạo tiền đề cho những đổi mới của nghệ thuật điêu khắc sau này. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: 1. Phạm Thị Chỉnh – Trần Tiểu Lâm (2008), Giáo trình Mỹ thuật học, Nxb.Đại học Sư Phạm. 2. Nguyễn Ngọc Dũng,Tìm hiểu về ngôn ngữ điêu khắc, Bài đăng trên tạp chí mỹ thuật-Nhiếp ảnh số (05-2013) 3. Đại học Mỹ thuật Việt Nam – Viện Mỹ thuật (2008),“nghệ thuật Việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí nghiên cứu, Nxb.Mỹ thuật. 4. Hội Khoa học – Xã hội – Nhân văn (2014), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa – Thông tin. 5. Nguyễn Như Huy (biên dịch) Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật, Nxb Tri Thức 2010 6. Nguyễn hoàng Huy (biên dịch), Mỹ học và phê bình nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật 7. Đỗ Văn Khang, Nghệ thuật học. Nxb Đại học Quốc gia 2001 8. Kandansky (sách dịch), Về cái tinh thần trong nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật 2014 9. Phạm Long (biên dịch), Đào Châu Hải (hiệu đính), Điêu khắc đương đại:Làm sao nói về ký ức. 10. Ocvirk – Stinsok – Wigg – Bone – Cayton, Lê Thành (dịch) (2006), Những nền tảng của Mỹ thuật, Nxb Mỹ Thuật. 11. Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông, Nxb.Giáo dục 12. Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên) (2012), Từ điển Mĩ thuật phổ thông, Nxb.Mĩ thuật 13. Nguyễn Văn Nguyên, Giáo trình mỹ học đại cương, Nxb.Chính trị Quốc gia 51 14. Nghiêm Thị Thanh Nhã Vài nét về hình tượng con người trong điêu khắc, tạp chí nghiên cứu văn hóa (số 6/2011), Trường Đại Học Văn Hóa 15. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa 16. Văn Tân (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Khoa học – Xã hội. 17. Trung tâm từ điển học (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 18. Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Khoa điêu khắc 1976 - 2008. 19. Phan Cẩm Thượng (1997), Điêu khắc cổ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật 20. Huỳnh Hữu Ủy (2008), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. 21. Mai Thu Vân, Màu trong nghệ thuật điêu khắc, Luận văn thạc sĩ mỹ thuật chuyên ngành điêu khắc (2000 – 2003) 22. Lê Huy Văn và Trần Từ Thành( biên soạn), Cơ sở tạo hình, Nxb Mỹ Thuật. 23. Viện ngôn ngữ học (2016), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Trung tâm từ điển học Tài liệu nước ngoài: 24. Larie Schleider Adams (2006), Khám phá thế giới mỹ thuật, Nxb.Mỹ thuật - Hà Nội 25. Jon Allen (2000), Silver Centinal Modern Abstract Art Indoor/ Outdoor Metal Sculpture (Tóm tắt về điêu khắc trong nhà/ ngoài trời) Tài Liệu Internet: 26. https://www.google.com.vn/webhp?sourceid=chrome- instant&ion=1&espv=2&ie=UTF8#q=ngh%E1%BB%87+s%C4%A9+ Willy+Verginer 52 27. https://www.google.com.vn/webhp?sourceid=chrome- instant&ion=1&espv=2&ie=UTF8#q=ngh%E1%BB%87+s%C4%A9+ Bruno+Walpoth 28. 2929703p99c122.news BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM LƯƠNG MINH CÔN NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ CỦA HAI NGHỆ SỸ WILLY VERGINER VÀ BRUNO WALPOTH LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT Chuyên ngành: Mỹ thuật Tạo hình (Điêu khắc) Mã số: 60210102 Khóa: 18 (2016 – 2017) PHỤ LỤC ẢNH GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS ĐOÀN THỊ MỸ HƯƠNG Hà Nội - 2017 53 PHỤ LỤC 1 CÁC TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC CỦA NGHỆ SỸ WILLY VERGINER Hình 1:Willy Verginer, Tác phẩm On the Other Hand,(2011), chất liệu gỗ và màu acrylic, kích thước cao 151cm, nguồn ảnh: 54 Hình 2: Willy Verginer, Tác phẩm Hero,(2009), chất liệu: linden & acrylic, kích thước cao: 180 cm, nguồn ảnh: Hình 3: Willy Verginer, Tác phẩm Fiori di papagallo,( ) chất liệu: gỗ và chất liệu hỗn hợp, Nguồn ảnh: 55 Hình 4. Willy Verginer, Tác phẩm Troppa dolcezza mi asciuga / Too much sweetness dries me,chất liệu linden and acrylic, kích thước cao: 167 cm (2010), nguồn ảnh: Hình 5: Willy Verginer, Tác phẩm Fior d’ogni mese / Flower of every month,( ) chất liệu linden & acrylic, Nguồn ảnh: 56 Hình 6: Willy Verginer, Tác phẩm: , Schatten im wasser, (2016), chất liệu gỗ Nguồn ảnh: Hình 7: Willy Verginer, Tác phẩm Autumn Time ,(2009), chất liệu linden and acrylic, kích thước cao: 140 cm Nguồn ảnh: 57 Hình 8: Willy Verginer, Tác phẩm Fior d’edera / Ivy Flower, (2010), chất liệu: linden, acrylic & iron, kích thước cao: 172 cm Nguồn ảnh: Hình 9: : Willy Verginer ,Tác phẩm Eppure siamo lontani / part of Infiorescenze series (2010) Nguồn ảnh: 58 Hình 10: : Willy Verginer, Một phần của Tác phẩm Rete dello scongiuro , (2009)Nguồn ảnh: Hình 11: Willy Verginer, Một phần của Tác phẩm In hoc signo, nguồn ảnh: 59 - Hình 12: Willy Verginer ,Một phần của tác phẩm In hoc Signo, Nguồn ảnh: Hình 13: Willy Verginer, Một phần của tác phẩm Fioriranno i nevai/ part of Human, nguồn ảnh: 60 Hình 14: Willy Verginer, Tác phẩm Cecità Voluta , (2007) Nguyên liệu gỗ đoạn và chất acrylic, dài tổng 12m, nguồn ảnh: Hình 15: Willy Verginer, Tác phẩm Deliberate Blindness (2007), Nguyên liệu gỗ đoạn và chất acrylic, dài tổng 12m, nguồn ảnh: 61 Hình 15: Willy Verginer, Tác phẩm Why Dad Dad Because, chất liệu gỗ và acrylic,Nguồn ảnh: Hình 16: Willy Verginer, Tác phẩm Vis A Vis IV, chất liệu gỗ và màu acrylic Nguồn ảnh: 62 Hình 17: Willy Verginer, Tác phẩm Untitled 19, chất liệu gỗ và màu acrylic, nguồn ảnh: 63 Hình 18: Willy Verginer, Tác phẩm Untitled 14 nguồn ảnh: Hình 19: Willy Verginer, Tác phẩm Coming to light III, nguồn ảnh: 64 Hình 20: Willy Verginer, Tác phẩm Coming to light II, nguồn ảnh: Hình 21: Willy Verginer,tác phẩm By the Wind, nguồn ảnh: 65 Hình 22: Willy Verginer, Tác phẩm Untitled 10, nguồn ảnh: Hình 23: Willy Verginer, Tác phẩm Untitled 11, chất liệu gỗ và màu acrylic Nguồn ảnh: 66 Hình 24: Willy Verginer, Tác phẩm Memories of a Room, chất liệu gỗ và màu acrylic, Nguồn ảnh: Hình 25: Willy Verginer, Tác phẩm Untitled 7, chất liệu gỗ và màu acrylic, Nguồn ảnh: 67 Hình 26: Willy Verginer, Tác phẩm Untitled 4, chất liệu gỗ và màu acrylic Nguồn ảnh: Hình 27: Willy Verginer, Tác phẩm Tra idillico e realtá, chất liệu gỗ và màu acrylic, sắt (2015), nguồn ảnh: 68 Hình 28: Willy Verginer, Tác phẩm Ciuria de Foies, chất liệu gỗ và màu acrylic Nguồn ảnh: Hình 29: Willy Verginer, Tác phẩm Color, chất liệu gỗ và màu acrylic Nguồn ảnh: 69 Hình 30: Willy Verginer, Tác phẩm A Way to Live Together, chất liệu gỗ và màu acrylic, Nguồn ảnh: Hình 31: Willy Verginer, tác phẩm Bergluft I, chất liệu gỗ và màu acrylic Nguồn ảnh: 70 Hình 32: Willy Verginer, Tác phẩm Bergluft II, chất liệu gỗ và màu acrylic Nguồn ảnh: Hình 33: Willy Verginer, Tác phẩm The dark side of the bull, chất liệu gỗ và màu acrylic, kích thước: 60 x 74 x 21 cm, nguồn ảnh: 71 PHỤ LỤC 2 CÁC TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC CỦA NGHỆ SỸ BRUNO WALPOTH Hình 34: Bruno Walpoth, Camminando solo, chất liệu gỗ hạch, (2007), kích thước: 87x46x36cm, Nguồn ảnh: Hình 35: Bruno Walpoth ,Recordi d’infazian, chất liệu gỗ, kích thước 76x41x28cm, nguồn ảnh: 72 Hình 36: Bruno Walpoth, Tác phẩm Julia, chất liệu gỗ (2012), kích thước: 54x47x30cm, Nguồn ảnh: Hình 37: Bruno Walpoth, Tác phẩm Sehnsucht, chất liệu gỗ (2000), kích thước: 98x45cm, Nguồn ảnh: 73 Hình 38: Bruno Walpoth, Tác phẩm Speranze Lontane, chất liệu gỗ (2015), kích thước: 80x41x32cm, Nguồn ảnh: Hình 39: Bruno Walpoth, Tác phẩm From other side, chất liệu gỗ, kích thước 71x39x27cm, Nguồn ảnh: 74 Hình 40: Bruno Walpoth, Tác phẩm Bei Mir, chất liệu gỗ linden, kích thước 51x176x45cm, Nguồn ảnh: Hình 41: Bruno Walpoth, Tác phẩm Turia, Chất liệu gỗ, kích thước 114x60x31cm (2016), Nguồn ảnh: 75 Hình 42 – 43: Bruno Walpoth, Tác phẩm Ermafrodito, chất liệu gỗ, kích thước: 182x48x34cm (2008), nguồn ảnh: 76 Hình 44: Bruno Walpoth ,Tác phẩm Fiorella, chất liệu gỗ, kích thước 72x49x26 cm (2009), Nguồn ảnh: Hình 45: Bruno Walpoth ,Tác phẩm And I think of you, chất liệu gỗ, kích thước: 78x47x38 cm, (2009), nguồn ảnh: 77 Hình 46: Bruno Walpoth, Tác phẩm Silvia, chất liệu gỗ cây táo, kích thước: 73x48x28 cm (2010), Nguồn ảnh: Hình 47: Bruno Walpoth, Tác phẩm Rakutuka, chất liệu gỗ cây dẻ, kích thước: 70x39x26 cm (2016), Nguồn ảnh: 78 Hình 48: Bruno Walpoth, Tác phẩm Bei mir, chất liệu gỗ, kích thước: 176x51x38cm, (2012), nguồn ảnh:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghe_thuat_dieu_khac_go_cua_hai_nghe_sy_willy_verginer_va_bruno_walpoth_376_2075332.pdf
Luận văn liên quan