Luận văn Nghệ thuật phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 - 2015

Như vậy phù điêu hoành tráng giai đoạn này vẫn còn một số hạn chế về cơ chế tổ chức thực hiện phù điêu hoành tráng, điều kiện về kinh tế, nguồn chi phí thực hiện còn ít, sự phối hợp đồng bộ giữa các nhà điêu khắc, kiến trúc sư quy hoạch với đơn vị trực tiếp thi công còn kém, trình độ những người thợ thi công chất liệu còn hạn chế, sự giám sát của tác giả với tiến độ công trình còn hời hợt, chất lượng chuyên môn của Hội đồng nghệ thuật chưa khách quan trong kiểm duyệt chưa đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các nhà điêu khắc, kiến trúc sư quy hoạch với đơn vị trực tiếp thi công để nâng cao chất lượng nghệ thuật cho những công trình phù điêu hoành tráng, phải có quy định cho những phương thức tổ chức thực hiện công trình một cách khoa học, công khai để cải thiện những công trình trong tương lai

pdf105 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oảng cách giữa nền và hình, không có lớp trước lớp sau nên khả năng truyền tải sự kiện của phù điêu kém. Bên cạnh đó những phù điêu giai đoạn này đã mang tới hiệu quả về không gian qua lớp hình rất đẹp như phù điêu nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp (H.18, tr.81). Phù điêu Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 (H.20, tr.86), phù điêu hình ảnh lực lượng vũ trang Đầm Dơi (H.25, tr.91) của Lê Công Uẩn, phù điêu sau tượng đài Bồ Tát Thích Quảng Đức(H.17, tr.80), phù điêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ Đội Việt nam Tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo (H.21, tr.86)... Không gian trong phù điêu được diễn tả qua những khoảng thủng, tạo ra những khoảng sâu hun hút tối tăm tạo điểm nhấn cho phù điêu tưởng niệm nghĩa trang Hàng Dương (H.12, tr.73-74). Phù điêu hài hòa với môi trường xung quanh, tổng thể phù điêu đặt trong một không gian rộng lớn, tầm nhìn phía trước rất rộng, phù điêu không quá nổi bật và chiếm lĩnh không gian như phù điêu Phù điêu Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 (H.20, tr.86), phù điêu Đại tướng Võ 37 Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ Đội Việt nam Tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo (H.21, tr.86). Không gian giữa phù điêu và tượng hoành tráng thường là 5 mét đến 10 mét, do đó tầm nhìn của người xem bị hạn chế khi lùi ra xa ngắm tổng thể thì bị tượng che khuất. Phù điêu hoành tráng được đặt ở không gian ngoài trời, đông người qua lại, mang tính quảng đại quần chủng, vì thế hình thức thể hiện phải đạt đến trình độ thẩm mĩ cao, phù hợp với môi trường không gian tồn tại và phát huy được hiệu quả, làm tôn lên nội dung, tư tưởng của phù điêu, dễ hiểu và nâng tầm nhận thức thẩm mĩ của cộng đồng, hình thức, ngôn ngữ thể hiện, phải hiện đại chế ngự không gian với kiến trúc, môi trường mang tính đặc trưng khái quát. Dù là phù điêu độc lập hay phù điêu bổ trợ cho tượng hoành tráng hay công trình kiến trúc thì cũng cần không gian phù hợp, vì đây là loại hình nghệ thuật hoành tráng mang tính cộng đồng cao, những phù điêu đi kèm cho tượng hoành tráng thường bị không gian của tượng chi phối do đó phù điêu trở thành yếu tố phụ và bị xem nhẹ. Một số phù điêu do không gian đặt quá sát với tượng khiến công chúng không có điểm nhìn đẹp, hoặc phù điêu được đặt quá thấp nhìn gần thì vướng tượng đài mà phù điêu quá dài và bị tượng che khuất đi một phần khiến công chúng không thể ngắm một cách tổng thể như phù điêu sau tượng đài Thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc (H.15, tr.78-79) của Lê Đình Quỳ, phù điêu sau tượng đài Nguyên Phi Ỷ Lan (H.5, tr.67) tại Gia Lâm, phù điêu sau tượng đài Bàc Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (H.32, tr.98) của Lê Lạng Lương. Một số phù điêu thì khi bị động đặt vào giữa không gian quá lớn, bị không gian chi phối như phù điêu Bác Hồ nói chuyện với Đại Đoàn Quân Tiên Phong ngày 19/9/1954 (H.21, tr.86), cụm phù điêu nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn (H.7, tr.69), cụm phù điêu Tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng tại Nhà tù Lao Bảo (H.9, tr.71). 38 2.2.5. Phong cách sáng tác của các tác giả phù điêu hoành tráng Phù điêu hoành tráng giai đoạn này vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của quan niệm về điêu khắc là phải giống thât, hình khối phải tròn trịa, cùng với sự tiếp thu những nền điêu khắc phát triển trên thế giới. Nên phong cách sáng tác chủ đạo của giai đoạn này vẫn là lối tả thực có giản lược, cường điệu khối kết hợp với hình khối kiến trúc thiên nhiên. Vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại. Những phù điêu vừa tả thực vừa cách điệu có thế thấy như phù điêu Hà Nội mùa đông 1946 [10, tr.72], phù điêu sau tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức (H.17, tr.80), phù điêu hai bê tượng đài Chiến thắng Đồng Xoài (H.22, tr.87)... 2.2.6. Các thể loại phù điêu Trong hình thức thể hiện của phù điêu hoành tráng giai đoạn này thường có 2 loại nổi bật là phù điêu đắp nổi và phù điêu khoét lõm. Dù là thể loại nào thì phù điêu cũng tạo được nét đặc trưng của nghệ thuật hoành tráng. 2.2.6.1. Phù điêu đắp nổi Trong giai đoạn 1985 đến 2015 phù điêu hoành tráng Việt Nam được thể hiện bằng hình thức đắp nổi, đây là hình thức phổ biến nhất của các phù điêu hoành tráng giai đoạn này. Các hình nổi cao lên so với mặt nền như phù điêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với 34 chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân [21, tr.84]. Hay phù điêu Hà Nội mùa đông 1946 (H.10, tr.71). phù điêu nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp (H.18, tr.81). Phù điêu Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 (H.20,tr.86), phù điêu hình ảnh lực lượng vũ trang Đầm Dơi (H.25, tr.88) của Lê Công Uẩn, phù điêu sau tượng đài Bồ Tát Thích Quảng Đức (H.17, tr.80),những mảng hình được đắp nổi lên so với nền ít nhất 5centimet, với nhiều lớp nhân vật khác nhau, tạo hiệu quả về hình khối rõ ràng hơn, cảm giác những nhân vật trong hình bị bật ra khỏi phù điêu. Một số phù điêu nổi thấp khi đặt ở không gian ngoài trời lại không thể hiện được rõ hình khối khi tương tác với 39 ánh sáng như phù điêu sau tượng đài Nguyên Phi Ỷ Lan (H.5, tr.67) tại Gia Lâm, phù điêu hai bên tượng đài Bắc Thủ Đức, độ cao từ nền so với hình của phù điêu quá thấp để tạo nên hiệu quả về hình. 2.2.6.2. Phù điêu khoét lõm Phù điêu khoét lõm như cụm phù điêu Bất khuất trong khu tưởng niệm Nghĩa trang Hàng Dương của nhóm tác giả Phan Gia Hương, Đào Châu Hải và Lưu Danh Thanh (H.12, tr.73-43), độ lõm của phù điêu tạo ra những khoảng tối, sâu, các nhân vật được khắc chìm vào những khối đá dày, chỉ gợi ra những chi tiết của các bộ phận tay, để tạo cảm giác gò bó, bí bách, ngột ngạt của không gian xung quanh, những buồng giam tối đen tạo cảm giác các nhân vật bị thu lại, yếu đuối. Phù điêu trong nhóm tượng đài tưởng niệm nghĩa trang Hàng Dương của Lưu Danh Thanh (H.11, tr.72), phù điêu Bất khuất [H.13, tr.73] của Lê Liên là những phù điêu tạo hình lõm vào so với mặt phẳng nền, tác giả cho ẩn hiện những đường viền xung quanh nhân vật để định hình những động tác, những cử rõ ràng, tạo ra không gian từng buông giam, độ khoét lõm vào thấy được hình thể nhân vật bị tra tấn dã man, cấu trúc cơ thể người lộ rõ nững mảng xương sườn, tỉ lệ giữa khoét xuống và nổi lên trong phù điêu gần bằng nhau gợi về tình trạng nửa sống nửa chết khi vào nhà tù thực dân Pháp. 2.2.7. Chất liệu của phù điêu hoành tráng Chất liệu bền vững là một trong các yếu tố quan trọng trong điêu khắc hoành tráng. Trong mỗi chất liệu đều có những giá trị tự thân của nó, mỗi chất liệu sẽ có những ngôn ngữ tạo hình khác nhau. Mỗi chất liệu một cảm xúc riêng.. Chất liệu đá với đặc tính là cứng rắn, sẽ phù hợp khi thể hiện những hình khối khỏe khoắn, độ nổi khối cao. Trong giai đoạn này, kinh tế bắt đầu phát triển, tạo ra những cơ hội đổi mới về chất liệu tạo hình của thể loại phù điêu hoành tráng.. Như đá, đồng, đất nung không như trước đây chỉ có bê tông. Ở mỗi chất liệu đều có những màu sắc riêng, như đá xanh thanh Hoá 40 thì có màu ghi xanh, còn đồng có hai loại là đồng đỏ và đồng vàng, còn gốm có nhiều màu, đỏ hay vàng tuỳ theo chất đất. Sự đa dạng về chất liệu của phù điêu hoành tráng giai đoạn này phải kể đến, chất liệu gốm đỏ của phù điêu trong quần thể công trình tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (H.1, tr.61), những mảnh gốm tạo cho phù điêu một ấn tượng trong quần thể tượng đài, thu hút công chúng nhiều hơn. Hay gốm trắng của phù điêu sau tượng đài chiến thắng Bình Giã (H.24, tr.89-90) bằng phương pháp tạo mẫu trực tiếp trên đất sét và cắt từng miếng nung. Phù điêu bằng chất liệu đá như phù điêu sau lưng tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ (H.3, tr.64) phù điêu hai bên tượng đài chiến thắng Đồng Xoài (H.22, tr.87) làm bằng đá trắng tạo cho phù điêu một cảm giác nhẹ nhàng, phù điêu bất khuất trong nhóm tượng của đài tưởng niệm nghĩa trang Hàng Dương (H.12, tr.73) chất liệu đá xanh làm cho phù điêu trở nên lạnh hơn ... Một số phù điêu thay đổi màu sắc của chất liệu cho hiệu quả thẩm mỹ hơn, vẫn làm bằng bê tông như, phù điêu sau tượng đài chiến thắng Tầm Vu [26,tr.90] với chất liệu bê tông mạ đồng, nền màu đỏ, hình màu vàng vô cùng bắt mắt. Phù điêu sau tượng đài Chiến thắng Nghĩa Lộ (H.32, tr.95) chất liệu bê tông mạ đồng, phù điêu trang trí nhà máy thuỷ điện Sơn La (H.34, tr.99) chất liệu bê tông mạ vàng..tạo ấn tượng cho không gian cảnh quan xung quanh công trình . Đây là giai đoạn đã có sự đầu tư về chất liệu so với những năm kháng chiến. Phù điêu hai bên tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm làm bằng chất liệu đồng đỏ tạo sự uy nghi, những đường nét khi thể hiện trên chất liệu đồng thường bị lu đi, những chi tiết rất dễ bị mờ, do đó trên bức phù điêu thể hiện những nhân vật khối bị vo tròn. 41 Tiểu kết chương 2 Nội dung của phù điêu hoành tráng giai đoạn này thể hiện các đề tài như tôn vinh những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, kỉ niệm những sự kiện lịch sử, tôn vinh chiến thắng dân tộc, những thành tựu trong lao động sản xuất, văn hóa, kinh tế. ithể hiện tình yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sự hy sinh kiên cường, bất khuất, ca ngợi những công lao to lớn của những anh hùng dân tộc, những danh nhân văn hóa đối với đất nước. Phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn này chịu ảnh hưởng của điêu khắc truyền thống mang tính ước lệ tượng trưng, ảnh hưởng của điêu khắc Pháp cùng với quan niệm tả thực của Liên Xô (cũ) song cũng mang hơi thở của thời đại thể hiện những đặc trưng trong ngôn ngữ tạo hình .Hình thức của phù điêu hoành tráng trong giai đoạn hội nhập đổi mới từ 1986 đến nay những công trình phù điêu hoành tráng đã có những tiếp thu luồng tư tưởng mới thể hiện qua những bố cục đa dạng và sáng tạo. Khái quát về hình khối, mạch lạc trong đường nét tạo ra không gian nhiều lớp, xa gần rõ ràng. Sự khúc chiết trong ngôn ngữ thể hiện ở các thể loại phù điêu. Dù là phù điêu đắp nổi hay khoét lõm cũng tạo ra được những ấn tượng bằng phương pháp cường điệu hóa những hình tượng trong phù điêu. Do đã ảnh hưởng đến phong cách tạo hình của các tác giả giai đoạn này, với lối tạo hình tả thực, tả thực nửa cách điệu được sử dụng chủ yếu nhưng có một số tác giả có lối tạo hình cách điệu, cường điệu hóa. Chất liệu bền vững đươc sử dụng trong phù điêu hoành tráng giai đoạn 1985 – 2015, đa số là đá, một số ít là chất liệu đồng vào đất nung, bê tông. Do phù điêu hoành tráng thường đi kèm cùng tượng đài nên chất liệu đôi khi cũng phụ thuộc vào tổng thể công trình để đạt hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất. 42 CHƯƠNG 3 NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 – 2015. Phù điêu hoành tráng là công trình nghệ thuật biểu hiện nội dung tư tưởng và tinh thần của thời đại, mang hình thái xã hội đương thời, là bộ phận cấu thành của không gian kiến trúc đô thị và cảnh quan thiên nhiên, có quy mô và hình thức nghệ thuật hoành tráng, tác động đến nhận thức của xã hội. Trong giai đoạn 1985 đến 2015phù điêu hoàng tráng đã phát triển rất nhanh về nội dung chủ đề cũng như hình thức thể hiện. Nhưng sự bùng nổ một cách ồ ạt của những công trình phù điêu hoành tráng, mặc dù số lượng nhiều đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội nhưng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. 3.1. Thành công của nghệ thuật phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 - 2015 Nhiều tác phẩm phù điêu hoành tráng đã phản ánh được cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nói lên truyền thống đấu tranh cách mạng, kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Các tác phẩm đã có sự đầu tư về chất liệu bền vững như đá, đồng. Không như trước đây chỉ có bê tông, compozit hay thạch cao. Dù là phù điêu độc lập hay phù điêu gắn với những công trình kiến trúc, điêu khắc thì mối tác phẩm đều có những dấu ấn riêng của mỗi tác giả. Có thể kể đến một số nhà điêu khắc tên tuổi làm nên sự phát triển của phù điêu hoành tráng Việt Nam như: Phạm Văn Hạng, Tạ Quang Bạo, Lê Đình Quỳ, Mai Văn Kế, Lâm Quang Nới, Lưu Danh Thanh, Vũ Đại Bình, Phạm Gia Hương, Nguyễn Kim Xuân, Nguyễn Khắc Nghi, Lê Liên, Nguyễn Phú Cường, Phạm Sinh, Lê Lạng Lương Rất nhiều tác giả tự khẳng định mình trong giai đoạn này bằng những tác phẩm có giá trị nghệ thuật đáng ghi nhận, những công trình mang tầm vóc quốc gia. 43 Phù điêu hoành tráng giai đoạn này mang nhiều phong cách của những nhà điêu khắc hiện đại, mang đến tác phẩm một sự giản lược, cách điệu trong tạo hình tao nên sự khái quát trong mỗi tác phẩm, thoát ra khỏi những tư tưởng quan niệm tả chân thời Liên Xô(cũ) và điêu khắc phương Tây. Tiêu biểu có phù điêu trong khu tưởng niệm nghĩa trang Hàng Dương,(H.12, tr.73). của nhóm tác giả Phan Gia Hương, Đào Châu Hải và Lưu Danh Thanh. Nghệ thuật phù điêu hoành tráng Việt Nam được sinh ra và phát triển trong xã hội mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đề tài chủ yếu phục vụ cho lợi ích chung của cách mạng của nhân dân vì sự phồn vinh của dân tộc. Chính những đề tài ấy được thể hiện bằng phương pháp tạo hình nghệ thuật ở nơi công cộng góp phần tôn vinh cái hùng vĩ, từ không gian hình tượng đến nội dung tác phẩm gây cảm xúc mạnh đến người xem, khuyến khích mọi người học tập noi gương các anh hùng dân tộc, gây lòng căm thù trước tội ác của kẻ thù xâm lược mà nảy sinh, phát huy lòng yêu nước thương nòi, hăng say trong lao động, bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước. Mỗi công trình đều là những dấu ấn của lịch sử, khẳng định sự hùng cường và trường tồn của quốc gia, dân tộc, đồng thời mang tính giáo dục tư tưởng đạo đức, tính lịch sử truyền thống, văn hoá cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau. Mặc dù các công trình phù điêu hoành tráng ngoài trời Việt Nam giai đoạn này được thi công trong điều kiện hoà bình mới lập lại, nền kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng nhiều công trình đã là những tác phẩm nghệ thuật tốt, mang đầy đủ yếu tố nội dung thẩm mỹ, góp phần không nhỏ trong hoạt động chung của ngành điêu khắc hiện đại Việt Nam, tạo ra những điểm nhấn đẹp ở những nơi công cộng, truyền tải nội dung cách mạng, lòng biết ơn, hào khí chiến thắng đến mỗi người dân và cộng đồng bạn bè thế giới, đồng thời cũng giới thiệu cho công chúng làm quen với loại hình nghệ thuật điêu khắc ngoài trời. 44 Phù điêu hoành tráng phát triển không chỉ phong phú về nội dung đề tài mà còn về quy mô, số lượng tác phẩm cũng như chất liệu được đổi mới hơn. Có thể kể đến những phù điêu có quy mô lớn như Phù điêu chiến thắng Điên Biên Phủ (H.20, tr.101). Đây là bức phù điêu đại cảnh lớn nhất Đông Nam Á, có diện tích hơn 430m2, được ghép bằng 217 tấm đá xanh Thanh Hoá với tổng trọng lượng hơn 300 tấn, phù điêu trong quần thể công trình tượng đài Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn (H.1, tr.61) cao 2,5m dài 45m, phù điêu sau đài tưởng niệm Truông Bồn, (H.8, tr.70), dài 58,5m cao 6,5m, phù điêu trang trí nhà máy thủy điện Sơn La (H.33, tr.98), cao 5,4m dài 135m. Về phong cách tạo hình đa dạng như phong cách theo lối tả thực, cách điệu và vừa tả thực vừa cách điệu. Tập trung làm khai thác những đặc trưng về hình của sự vật và cường điệu hóa những chi tiết đó lên. Có thể nhận ra ngôn ngữ tạo hình rất cô đọng, cách điệu hình thể cấu trúc cơ thể nhân vật vô cùng mạnh, cùng với khoảng đọng tối rất sâu gây cảm xúc mạnh cho người xem ở phù điêu trong khu tưởng niệm nghĩa trang Hàng Dương,(H.12, tr.73). Các công trình phù điêu hoành tráng ngoài trời giai đoạn này đã tạo ra được nhiều không gian văn hóa công cộng có tính thực dụng thẩm mĩ, từng bước nâng cao giá trị văn hóa, hài hòa với không gian kiến trúc, tự nhiên tạo nên những điểm vui chơi, cảnh quan đẹp cho một số địa phương trên đất nước, là nơi tập trung của đông đảo người dân trong các dịp lễ của địa phương, của đất nước. Phù điêu Bất khuất (H.13, tr.73). của Lê Liên tại nhà tù Hỏa Lò tạo cho không gian tưởng niệm một di tích lịch sử quốc gia, hình thức khắc vào bức tường tạo ra không gian lớn cho khoảng sân đặt đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, đây là nơi cho những người dân vào thắp hương tưởng niệm, là địa điểm du lịch tham quan của những du khách nước ngoài muốn tìm hiểu về lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Phù điêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với 34 chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo, (H.21, tr.86), Cao 45 Bằng, đây là địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử, thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, là địa bàn hoạt động cách mạng tiêu biểu do đó diễn ra những hoạt động về lại chiến trường xưa thường niên của những người cựu chiến binh, là nơi tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh, là nơi ôn lại những chiến công của quân đội ta, đồng thời cũng là địa điểm tham quan của du khách trong và ngoài nước. Phù điêu sau đài tưởng niệm Truông Bồn, (H.8, tr.70) tạo ra không gian văn hóa cho cộng đồng, hằng năm đến ngày lễ kỉ niệm đây là điểm đến của các học sinh, sinh viên để dâng hương những liệt sĩ thanh niên xung phong đã ngã xuống. Tạo ra không gian văn hóa, văn nghệ của những ngày lễ lớn như tết cổ truyền, ngày thương binh liệt sĩ Phù điêu hoành tráng phát triển trong xã hội chủ nghĩa nên đề tài chủ yếu của giai đoạn này là những sự kiện lịch sử vĩ đại, những chiến công vang dội của dân tộc, tôn vinh những anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, sự hy sinh của những anh hùng liệt sĩ, những vị lãnh tụ, danh nhân văn hoá và ca ngợi những thành tựu về kinh tế chính trị, văn hoá xã hội,... những đề tài ấy được thể hiện bằng những phương pháp sáng tạo hình khối nghệ thuật điêu khắc chạm nổi, đã tôn vinh cái đẹp, cái hùng vĩ từ không gian đến nội dung tư tưởng của các công trình phù điêu hoành tráng, gây cảm xúc mạnh đến những người xem có tác dụng giáo dục truyền thống lịch sử của cha ông đã hy sinh, cống hiến hết sức mình cho độc lập tự do, và hòa bình đất nước, mang những giá trị văn hoá, thẩm mỹ đậm đà bản sắc dân tộc cho các thế hệ trẻ tương lai Việt Nam tiếp nối và phát huy. 3.2. Hạn chế của phù điêu hoành tráng Việt nam giai đoạn 1985 - 2015 Một số tác phẩm phù điêu hoành tráng chưa nói hết được nội dung cầm truyền tải do hình thức rườm rà, các đường nét, bố cục còn chưa hợp lí như phù điêu sau tượng đài Ngã Ba Đồng Lộc (H15,tr.78-79) phù điêu sau tượng đài chiến thắng Nghĩa Lộ (H.32, tr. 97), là hai phù điêu có lối tạo hình giống 46 nhau đều khắc lõm vào mặt phẳng, tạo độ nổi khối bằng những nét lớn, song nhìn vào bố cục của phù điêu không có mảng hở, các chi tiết đan xen nhau trong cùng một độ cao, không có nét to nét nhỏ, lớp hình trước lớp hình sau không có chính phụ do đó không gian trong phù điêu bị bí, rất rườm rà bởi những chi tiết khói lửa, mây. Các chi tiết đưa vào phù điêu đôi khi còn chư được chắt lọc kĩ, có nhiều hình nhân vật bị sai cấu trúc, sai tỉ lệ. Phù điêu sau tượng đài Ngã Ba Đồng Lộc (H.15, tr.78-79) những hình tượng đưa vào phù điêu rất nhiều nhưng kích thước quá bé nên không đủ không gian để diễn tả rõ nội dung của tượng đài, bố cục của phù điêu bị bó hẹp ở hai đầu, quá bé trong khi hình lại quá to gây cảm giác bị hình bị kích. Cùng với đó phù điêu bố cục dàn trải quá dài, khoảng cách giữa phù điêu với tượng đài quá ngắn nên tầm nhìn bị hạn chế. Phù điêu sau tượng đài chiến thắng Bắc Thủ Đức (H.17, tr.80), và phù điêu sau tượng đài chiến thắng Tầm Bó (H.27, tr.93), các lớp nhân vật trong phù điêu chưa rõ ràng, lớp trước lớp sau chưa rõ ý, không gian trong phù điêu chưa diễn tả được, những mảng hình chính có độ cao hơi thấp hơn mảng hình phụ khiến cho bố cục bị rối. thêm vào đó là lối tạo hình còn chưa khái quát, tỉ lệ còn chưa đẹp Một số tác phẩm diễn khối mỏng không bắt được ánh sáng, khi nhìn xa thì phù điêu bị mờ không rõ nét như phù điêu sau tượng đài Nguyên Phi Ỷ Lan. Phù điêu hoành tráng thường đi kèm với tượng đài nhưng nhiều phù điêu không phù hợp với không gian của tượng đài. Do bị áp đặt vào không gian tượng đài nên phù điêu bị mất đi điểm nhìn. Phù điêu hoành tráng giai đoạn từ 1985 đến năm 2015 phát triển là do nhu cầu phát triển các không gian văn hóa công cộng tuy nhiên một số công trình không đáp ứng được những nhu cầu của công chúng do hạn chế về không gian, kỹ thuật chất liệu cũng như thiếu sáng tạo trong tạo hình. 47 Việt Nam được biết đến là đất nước chiến tranh, từng bị các cường quốc trên thế giới xâm chiếm do đó không có điều kiện phát triển điêu khắc hoành tráng sớm. Phù điêu hoành tráng được hình thành muộn và chịu ảnh hưởng của lối tạo hình cổ điển Pháp cùng với cách thức thực hiện của Liên Xô (cũ) theo lối tả thực. Việt Nam tuy không có truyền thống xây dựng những công trình lớn nhưng có những công trình lớn về nội dung và độc đáo trong tạo hình song chưa có một cơ sở nào đào tạo chuyên sâu về ngành điêu khắc hoành tráng nói chung và phù điêu hoành tráng nói riêng. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa điêu khắc và kiến trúc, xây dựng quy hoạch cảnh quan môi trường, nên trong quá trình xây dựng công trình làm cho không gian giữa phù điêu với người xem bị gò bó, không có điểm nhìn phù hợp, nhiều công trình phù điêu bị gượng ép đặt vào vị trí đã định sẵn để bổ trợ cho tượng đài như phù điêu sau tượng đài Thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc (H.15, tr.78-79), hay Phù điêu sau tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (H.32, tr.98), phù điêu sau tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ [H.3, tr.65]... Nhiều phù điêu hoành tráng bổ trợ cho tượng đài, do đó nó là một hạng mục trong tổng thể tượng đài, là thành phần phụ nên không được coi trọng về mặt kiến tạo không gian cho người xem nhìn tổng thể phù điêu. Phù điêu sau tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ, (H.3, tr.64), bị đặt gượng ép vào sau tượng đài do đó khoảng cách quá sát tượng khiến tầm nhìn để thấy toàn bộ phù điêu bị hạn chế mạnh. Sự hạn chế về phương thức tổ chức thực hiện công trình phù điêu hoành tráng giai đoạn này cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến giá trị thẩm mĩ của công trình. Các công trình xây dựng ồ ạt, gấp rút theo những ngày lễ kỉ niệm, với lối làm vội làm cho xong. Những nhà thầu được mời xây dựng công trình không được chọn lọc nên những người có chuyên môn cao 48 thì không được mời còn những nhà thầu không có chuyện môn hay chuyên môn thấp lại đứng ra nhận thầu. Là công trình mang tính cộng đồng và xã hội cao nên việc xây dựng phù điêu hoành tráng luôn phải qua kiểm duyệt của Hội đồng nghệ thuật, vì vậy quyết định về giá trị thẩm mỹ của tác phẩm một phần không nhỏ là do Hội đồng nghệ thuật. Cùng với quy chế chấm phác thảo dự thầu theo lối bỏ phiếu kín, không có sự tương tác công khai trong khi chọn phác thảo dự thi. Mặt khác do kinh phí cho công trình phù điêu hoành tráng còn hạn hẹp, buộc tác giả không thể thực hiện bằng các chất liệu bền vững một cách ưng ý nhất. Khi kêu gọi dự thầu một công trình phù điêu hoành tráng thì lãnh đạo nơi đặt phù điêu đã có kinh phí cho công trình, do đó việc khinh phí cao thì có thể xây dựng một tác phẩm to lớn còn kinh phí ít thì chỉ có thể làm được một công trình nhỏ. Cùng với kinh phí đó khi mời được nhà thầu ưng ý dù là nhà điêu khắc hay một cá nhân nào đó đứng ra nhận thầu thì cũng muốn thi công với mức chi tiết kiệm nhất để lấy phần chênh lệch trong gói thầu. Như vậy vô hình chung tác phẩm điêu khắc trở thành một món hàng và việc làm nên một tác phẩm nghệ thuật trở thành việc làm kinh tế chạy theo lợi nhuận. Để có lợi nhuận thì phần thi công phải nhanh, làm gấp, vội theo những ngày lễ kỉ niệm mà đôi khi bỏ qua những khâu kiểm duyệt của Hội đồng nghệ thuật. bên cạnh đó vì gần ngày khánh thành đã định sẵn cho nên Hội đồng nghệ thuật dù duyệt thì cũng ậm ừ cho qua. Chưa có sự đầu tư đào tạo cho những người thợ chuyển chất liệu bền vững như đá, đồng làm cho chất lượng công trình bị giảm sút nhanh chóng trong thời gian ngắn.Những hạn chế về kỹ thuật chất liệu của tác phẩm. Tác giả không phải là người trực tiếp làm trên chất liệu thật do đó không thể kiểm soát được hết những sai sót khi chuyển chất liệu, phó thác hết cho những người thợ của các làng nghề không qua đào tạo chính quy về mỹ thuật làm cho tư duy khoa học trong mỹ thuật bị hạn chế. Nhiều phác thảo của những 49 công trình phù điêu đạt được giá trị thẩm mĩ nhưng sau khi phóng ra chất liệu thật, kích thước thật thì chất lượng về tạo hình kém đi rất nhiều, do phương pháp kỹ thuật làm còn thủ công đơn giản theo tư tưởng bỏ 9 làm 10 nên có những sai số rất lớn khi lắp ghép tác phẩm. Với những chất liệu bền vững như đá khi thi công nếu người thợ hơi quá tay cũng sẽ tạo ra những vết mà sau này nước mưa thấm vào sẽ trở thành loang lố trên phù điêu. Các nhà điêu khắc hầu như chỉ làm phác thảo phù điêu hoành tráng lên trên đất sét tỉ lệ 1:1 nhằm đưa ra một mô hình của tác phẩm thật khi ra ngoài không gian để Hội đồng nghệ thuật kiểm duyệt. khi trên đất sét thì phù điêu rất dễ sửa và chủ động được kỉ thuật tạo hình. Khi chuyển sang chất liệu đá thật thì việc tạo hình của tác phẩm phụ thuộc vào tay những người thợ đục đá ở các làng nghề chuyên đục đá. Trong khi những người thợ đó không qua một trường lớp đào tạo nào về mỹ thuật mà chỉ là những người thợ khéo tay, làm những đồ mỹ nghệ dưới con mắt nhìn dân gian. Không hiểu rõ về hình khối cấu trúc cơ thể người thì dù có đưa cho phác thảo tỉ lệ 1:1 họ vẫn không thể nào chép đúng như bản chính được. cùng với quan niệm ăn sâu trong tâm thức của họ về lối tạo hình dân gian mọi thứ đều tròn trịa, đầy đặn. Trong khi những tác phẩm phù điêu hoành tráng ngôn ngữ thể hiện thường mảng khối rất mạnh đường nét sắc sảo, xúc tích. Nên những người thợ chuyển chất liệu đôi khi không để ý đến những mảng diện của khối và đường nét khúc chiết trong hình. Vì vậy khi thi công sẽ có những sai sót nhất định về hình, cấu trúc tỉ lệ của nhân vật bị biến dạng trong phù điêu. Có thể thấy qua phù điêu sau tượng đài thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc, (15, tr.78-79) Phù điêu sau tượng đài Bác Hồ và các dân tộc Tây Nguyên,(H.31, tr.98), phù điêu sau tượng đài chiến thắng Nghĩa Lộ, (H.32, tr.97). Với chất liệu đồng, các nhà điêu khắc tạo hình trên đất sét sau đó đổ khuôn và đúc ra bản thạch cao mang về những cơ sở làng nghề đúc đồng truyền thống. khi đúc ra sản phẩm chất liệu đồng sẽ làm mất đi những góc 50 cạnh sắc và những diện khối bị lu đi, cùng mới con mắt của những người thợ thủ công mỹ nghệ là sản phấm phải nhẵn nhụi điều đó độ khi làm mất hết đi chất cảm của khối khi thể hiện trên bản phác thảo của tác giả song vẫn được công chúng đón nhận vì bắt mắt của chất liệu. Trong bút pháp tạo hình giai đoạn này tuy phong phú nhưng không phải lối tạo hình nào cũng mang lại hiệu quả nghệ thuật cao. Trong điêu khắc hình là thế mạnh của phù điêu, khối trong phù điêu thực chất là để lãm rõ hình trên nền phù điêu, gây ấn tượng về thị giác cho người xem. Với tính chất của ngôn ngữ phù điêu hoành tráng luôn khái quát, cường điệu, mạch lạc lô gic phù hợp với thẩm mỹ thời đại. nếu phù điêu quá nhiều hình, đường nét đều nhau mà không tạo được không gian gần xa trong phù điêu thì bố cục của phù điêu sẽ bị rối và khó truyền đạt nội dung cần thể hiện như phù điêu sau tượng đài Thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc (H15, tr.79), phù điêu sau đài chiến thắng Nghĩa Lộ (H32, tr.97). Tiểu kết chương 3 Thành công của phù điêu hoành tráng giai đoạn 1985 - 2015 về nội dung có nhiều tác phẩm đã phản ánh được những hy sinh mất mát trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nói lên truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Nhiều công trình đã tạo ra những không gian văn hoá, nghệ thuật đẹp ở những nơi công cộng, tuyên truyền, giáo dục cho thé hệ trẻ về truyền thống, bề dày lịch sử trong đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông. Là không gian văn hóa cho tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội. Về hình thức, phù điêu hoành tráng giai đoạn này mang nhiều phong cách của những nhà điêu khắc hiện đại. Trong bố cục có sự cách điệu, hình 51 khối giản lược mảng miếng lớn, đường nét mạch lạc rõ ràng, khái quát và được chắt lọc, cô đọng. Phù điêu hoành tráng giai đoạn 1985 – 2015 bên cạnh những thành công cũng có những hạn chế nhất định. Một số phù điêu hoành tráng đi kèm với tượng đài khi đặt vào không gian không phù hợp nên bị mất đi điểm nhìn. Một số phù điêu có hình thức rườm rà, đường nét hình khối còn chưa chắt lọc, chưa thể hiện được đầy đủ nội dung của sự kiện, một số phù điêu còn có nhiều hạn chế về kỹ thuật thể hiện, chưa có sự kết hợp với môi trường và không gian kiến trúc xung quanh tác phẩm cũng như chưa đồng nhất về phong cách tạo hình. Ngoài ra kinh phí cho những công trình phù điêu hoành tráng còn ít, cách thức tổ chức thực hiện chưa đồng bộ. Chất lượng nghệ thuật còn phụ thuộc nhiều vào Hội đồng nghệ thuật, sự phối hợp đồng bộ giữa các nhà điêu khắc, kiến trúc sư quy hoạch với đơn vị trực tiếp thi công còn kém do đó một số tác phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của công chúng. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các nhà điêu khắc, kiến trúc sư quy hoạch với đơn vị trực tiếp thi công để nâng cao chất lượng nghệ thuật cho những công trình phù điêu hoành tráng, phải có quy định cho những phương thức tổ chức thực hiện công trình một cách khoa học, công khai để cải thiện những công trình trong tương lai. Đưa ra những chương trình đào tạo chuyên sâu về ngành điêu khắc hoành tráng nói chung và phù điêu hoành tráng nói riêng ở các trường mỹ thuật. Tạo điều kiện cho các nhà điêu khắc cơ hội giao lưu học tập với các nước trên thế giới có truyền thống về điêu khắc hoành tráng. Nâng cao kiến thức, đào tạo bài bản cho những người thợ thi công, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào việc chuyển chất liệu bền vững trong xây dựng phù điêu hoành tráng. 52 KẾT LUẬN Phù điêu là một loại hình của nghệ thuật điêu khắc, được tạo hình trên mặt phẳng, sử dụng các phương pháp đục, khoét, chạm, trổ, gò trên các chất liệu như gỗ, đá, kim loạiđể tạo ra đắp nổi hoặc khoét lõm với chiều dài và rộng là thật còn phần nổi mang tính ước lệ về khối. Nghệ thuật hoành tráng là một khái niệm biểu đạt những công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa hay hợp thể kiến trúc - điêu khắc - hội họa, thể hiện cái cao cả, linh thiêng, mang tính văn hóa nghệ thuật cao, hàm chứa nội dung tư tưởng lớn, tinh thần thời đại, có tầm ảnh hưởng xã hội rộng lớn. Đặc trưng ngôn ngữ thể loại của nghệ thuật hoành tráng thể hiện ở tính vượt không gian, vượt thời gian. Nó là bộ phận cấu thành của không gian kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và được thể hiện bằng chất liệu bền vững. Phù điêu hoành tráng là một thể loại của điêu khắc tạo hình, được tạo hình trên mặt phẳng bằng những lớp hình nổi lên hoặc khoét lõm xuống so với mặt phẳng nền, độ nổi lên hoặc lõm xuống tùy thuộc vào lớp hình mà phù điêu muốn diễn tả và không gian đặt. Phù điêu hoành tráng là một loại hình của điêu khắc hoành tráng, trong đó nội dung đề tài mà nó thể hiện mang tính vượt không gian, vĩ đại, to lớn như là tưởng niệm, ca ngợi, tôn vinh, nỗi đau mất mát... và mang tính vĩnh cửu đó là sử dụng chất liệu bền vững và thường được thể hiện bằng kích thước, quy mô đồ sộ. Phù điêu hoành tráng có chức năng làm đẹp cho cảnh quan đô thị, tưởng niệm, kỉ niệm những sự kiện lịch sử lớn của dân tộc, ca ngợi những anh hùng liệt sĩ, anh hùng dân tộc, những người có công trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, tình đoàn kết, tương thân tương ái, yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước. Phù điêu hoành tráng Việt Nam được du nhập từ Châu Âu sang do đó chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các nước Liên Xô(cũ), Pháp, Tiệp khắc. Từ năm 1966 đến năm 1984 các công trình điêu khắc hoành tráng về đề tài lịch sử 53 cách mạng của dân tộc đầu tiên được xây dựng, hình thành nên một loại hình nghệ thuật mới cho điêu khắc Việt Nam. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2015, phù điêu hoành tráng Việt Nam phát triển mạnh về số lượng tác phẩm, thể hiện nhiều đề tài, nhiều phong cách, chất liệu khác nhau cùng với ngôn ngữ thể hiện đa dạng. Nội dung của phù điêu hoành tráng giai đoạn này thể hiện các đề tài như tôn vinh những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, kỉ niệm những sự kiện lịch sử, tôn vinh chiến thắng dân tộc, những thành tựu trong lao động sản xuất, văn hóa, kinh tế. Phù điêu tái hiện lại những trận đánh giặc ngoại xâm, cuộc đời sự nghiệp của các danh nhân, sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, thanh niên xung phong, những chiến sĩ cảm tử, những sự kiện lớn của dân tộc, hay những hoạt động chính trị xã hội Hình thức của phù điêu hoành tráng giai đoạn này đã đạt được sự đa dạng về bố cục, khái quát về đường nét, hình khối. Sự khúc chiết trong thể hiện các thể loại phù điêu. Phù điêu hoành tráng giai đoạn này mang nhiều phong cách của những nhà điêu khắc hiện đại, mang đến tác phẩm một sự giản lược, cách điệu trong tạo hình tạo nên sự khái quát trong mỗi tác phẩm. Trong phù điêu hoành tráng giai đoạn 1985 – 2015, đã có sự đầu tư trong chất liệu như đá, đồng, đất nung, bê tông Phù điêu hoành tráng thường đi kèm với tượng đài nhưng nhiều phù điêu không phù hợp với không gian của tượng đài, phù điêu bị mất đi điểm nhìn. Một số phù điêu có hình thức rườm rà, đường nét hình khối còn chưa chắt lọc chưa thể hiện được đầy đủ nội dung của sự kiện, còn có nhiều hạn chế về kỹ thuật thể hiện, chưa có sự kết hợp với môi trường và không gian kiến trúc xung quanh tác phẩm cũng như chưa đồng nhất về phong cách tạo hình. 54 Như vậy phù điêu hoành tráng giai đoạn này vẫn còn một số hạn chế về cơ chế tổ chức thực hiện phù điêu hoành tráng, điều kiện về kinh tế, nguồn chi phí thực hiện còn ít, sự phối hợp đồng bộ giữa các nhà điêu khắc, kiến trúc sư quy hoạch với đơn vị trực tiếp thi công còn kém, trình độ những người thợ thi công chất liệu còn hạn chế, sự giám sát của tác giả với tiến độ công trình còn hời hợt, chất lượng chuyên môn của Hội đồng nghệ thuật chưa khách quan trong kiểm duyệt chưa đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các nhà điêu khắc, kiến trúc sư quy hoạch với đơn vị trực tiếp thi công để nâng cao chất lượng nghệ thuật cho những công trình phù điêu hoành tráng, phải có quy định cho những phương thức tổ chức thực hiện công trình một cách khoa học, công khai để cải thiện những công trình trong tương lai. Xây dựng những chương trình đào tạo chuyên sâu về ngành điêu khắc hoành tráng nói chung và phù điêu hoành tráng nói riêng ở các trường mỹ thuật. Tạo điều kiện cho các nhà điêu khắc cơ hội giao lưu học tập với các nước trên thế giới có truyền thống về điêu khắc hoành tráng. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 2. Ban Thường Vụ Hội Mỹ Thuật Việt Nam (2009), Những vấn đề Mỹ thuật Việt Nam hiện đại ( kỷ yếu hội thảo), Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội. 3. Lê Quốc Bảo (2009), Tranh tượng về đề tài lực lượng vũ trang –chiến tranh cách mạng: nhìn lại và đối thoại Tạp chí Mỹ thuật - Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, ngày 12/11/2009. 4. Lê Quốc Bảo (2006), Điêu khắc ngoài trời Việt Nam còn đó một ẩn số,Tạp chí nghiên cứu mỹ thuật số 4 tháng 12 năm 2006, Hà Nội. 5. Trần Thị Biển (2004), Một số vấn đề về điêu khắc hiện đại Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu Mĩ Thuật số 2/7/2004, Hà Nội. 6. Bộ văn hóa thể thao và du lịch (2010), Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam (2010), Nxb Bộ Thông Tin và Truyền Thông. 7. Bộ Văn Hóa – Thông Tin, (1975), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 8. Bộ Văn Hóa – Thông Tin (2003), Tuyển tập Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX, Nxb.Văn Hóa – Thông Tin, Hà Nội 9. Bộ Văn Hóa – Thông Tin, Vụ Mĩ Thuật (2003), Quy chế quán lý xây dựng tượng đài tranh hoành tráng, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 10. Bộ Văn hóa - Thông Tin (2005), Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điên bách khoa, Hà Nội. 11. Nguyễn Hữu Cảnh, (2005), Chất liệu đá với điêu khắc ngoài trời, luận văn thạc sĩ mỹ thuật, trường Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam, Hà Nội. 12. Lý Trực Dũng, (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học điê khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Hiên, (2007), Điêu khắc, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 56 14. Nguyễn Như Ý chủ biên, Đại từ điển Tiếng Việt (1999), Nxb. Văn hóa – thông tin, thành phố Hồ Chí Minh. 15. Lưu Thị Thanh Lan, Điêu khắc ngoài trời Việt Nam với không gian kiến trúc hiện đại, luận văn thạc sĩ, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. 16. Đặng Phong Lan, Điêu khắc ngoài trời Việt Nam: suy nghĩ và gợi mở, Tạp chí nghiên cứu mỹ thuật số 4 tháng 12 năm 2006, Hà Nội. 17. Nguyễn Quân, (1981), Đặc trưng thẩm mỹ và chức năng xã hội của nghệ thuật hoành tráng, Nghệ thuật hoành tráng, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 18. Phạm Công Thành, (1981), Phối cảnh hoành tráng, Nghệ thuật hoành tráng, NxbVăn hóa, Hà Nội. 19. Đào Mai Trang, Về sự tồn tại của các bức phù điêu và tranh tượng quanh Hà Nội, Tạp chí nghiên cứu mỹ thuật số 4 tháng 12 năm 2010. 20. Nguyễn Trân, (1981), Từ một số tượng đài nổi tiếng ở Liên Xô đến nghệ thuật hoành tráng Việt Nam sau chiến tranh, Nghệ thuật hoành tráng, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 21. Nguyễn Xuân Tiên (2007), Điêu khắc Việt Nam và những vấn đề hiện nay,Thông báo khoa học Viện Văn hóa- Thông tin, số 22-11/2007, tr 151-162. 22. Nguyễn Xuân Tiên ( 2007), Điêu khắc hoành tráng những vấn đề hiện tồn, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 11, tr 76-81. 23. Nguyễn Xuân Tiên, (2009), Điêu khắc hoành tráng Việt Nam thế kỉ XX thành tựu và vẫn đề, Nxb Mỹ thuật. 24. Nguyễn Xuân Tiên, (2006), Điêu khắc hoành tráng trong bối cảnh kiến trúc điêu khắc truyền thống, (IV.508), tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 8/2006, tr 50-54. 25. Nguyễn Xuân Tiên, (2006), Điêu khắc hoành tráng trong bối cảnh kiến trúc điêu khắc truyền thống, số 9, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. 57 26. Nguyễn Xuân Tiên, (2007), Xác định nội hàm hai khái niệm Nghệ thuật hoành tráng và Điêu khắc hoành tráng, Tham luận tại Hội nghị thông báo khoa học lần 5 của Viện Văn hóa – Thông tin, tháng 11năm 2007. 27. Nguyễn Xuân Tiên, (2015), Điêu khắc trong môi trường văn hóa đô thị ở Nam Bộ, Nxb Thông Tin và Truyền Thông. 28. Nguyễn Thắng Vu, (2006), Nghệ thuật Việt Nam, Nxb Kim Đồng thông báo khoa học lần 5 của Viện Văn Hóa – Thông tin, tháng 11 – 2007. 29. 30. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%C3%AAu_kh%E1%BA%AFc #Ph.C3.B9_.C4.91i.C3.AAu 58 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM PHẠM XUÂN KHÁNH NGHỆ THUẬT PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Điêu khắc) Mã số: 60210102 Khóa: 18 (2015 – 2017) PHẦN PHỤ LỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN VĂN DƯƠNG Hà Nội – 2017 59 MỤC LỤC PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:Một số phù điêu hoành tráng giai đoạn 1985- 2015 đề tài vinh danh những anh hùng dân tộc, vị tướng, danh nhân văn hóa ........................ 60 PHỤ LỤC 2:Một số phù điêu hoành tráng giai đoạn 1985 – 2015 đề tài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ................................................................................ 69 PHỤ LỤC 3:Một số hình ảnh phù điêu hoành tráng giai đoạn 1985 – 2015 đề tài sự kiện lịch sử, tôn vinh chiến thắng của dân tộc ...................................... 82 PHỤ LỤC 4:Một số phù điêu hoành tránh giai đoạn 1985 – 2015 đề tài những thành tựu trong lao động sản xuất, văn hóa, xã hội ............................. 98 60 PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG GIAI ĐOẠN 1985 – 2015, ĐỀ TÀI VINH DANH NHỮNG ANH HÙNG DÂN TỘC, VỊ TƯỚNG, DANH NHÂN VĂN HÓA. H1.1.Tổng thể Phù điêu trong quần thể công trình tượng đài Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn H1.1. trích đoạn đầu Phù điêu trong quần thể công trình tượng đài Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn 61 H1.2. trích đoạn giữa Phù điêu trong quần thể công trình tượng đài Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn H1. Phù điêu trong quần thể công trình tượng đài Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn, Khúc Quốc Ân, Vũ Ngọc Thành, Hoàng Nhân (1998), (45m x 2,5m), gốm. Nguồn: sách Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam. H2.1.Trích đoạn đầu . Phù điêu sau tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi 62 H2.2.Trích đoạn giữa . Phù điêu sau tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi H2. Phù điêu sau tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Duy Độ, Nguyễn Hoàng Nhân, (2004), đá. Nguồn: sách Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam. 63 H 3.1. Tổng thể Phù điêu sau tượng đài Quang Trung–Nguyễn Huệ H.3.2. Trích Phù điêu bên PHẢI sau tượng đài Quang Trung–Nguyễn Huệ 64 H3.3. Trích Phù điêu bên trái sau tượng đài Quang Trung–Nguyễn Huệ H3. Phù điêu sau tượng đài Quang Trung–Nguyễn Huệ, (1989), Trần Hùng, bê tông (4,5m x 30m; 4,5m x 17m) và được chuyển chất liệu đá năm 2015. Nguồn : Phạm Khánh. 65 H4.1. Trích đoạn đầu Phù điêu sau tượng đài Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng H4.2. Trích đoạn giữa Phù điêu sau tượng đài Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng H4. Phù điêu sau tượng đài Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng Mai Văn Kế - Vũ Đại Bình, (2005) đá. Nguồn: sách Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam 66 H.5.1. Tổng thể Phù điêu phía sau tượng Nguyên Phi Ỷ Lan H.5.2 Trích đoạn Phù điêu bên trái phía sau tượng Nguyên Phi Ỷ Lan H.5.3. Trích đoạn ở giữa Phù điêu phía sau tượng Nguyên Phi Ỷ Lan 67 H.5.4. Trích đoạn bên phải Phù điêu phía sau tượng Nguyên Phi Ỷ Lan H5. Phù điêu phía sau tượng Nguyên Phi Ỷ Lan, đá, (4,4m x 30m, đền thờ Ỷ Lan, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Nguồn: Phạm Khánh. 68 H6.1. Phù điêu bên phải tượng đài Nguyễn Bính Khiêm H 6.2. . Phù điêu bên trái tượng đài Nguyễn Bính Khiêm H6. Phù điêu 2 bên tượng đài Nguyễn Bính Khiêm, đồng, (5,1m x20,2m), Nguồn :https://www.flickr.com/photos/142536842@N07/2833270518 69 PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG GIAI ĐOẠN 1985 – 2015, ĐỀ TÀI TƯỞNG NIỆM CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ. H7. Cụm phù điêu Nghĩa Trang Liệt Sĩ Quốc Gia Trường Sơn, Dương Đăng Cẩn, đá, (2002). Nguồn: sách Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam. 70 H8.1. Bức phù điêu bên trái tại đài tưởng niệm Truông Bồn H8.2.Bức phù điêu bên phải đài tưởng niệm Truông Bồn, Phù Cường, đá, (58,5x6,5m). Nguồn: Truong-Bon.aspx 71 H9. H9.Cụm phù điêu Tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng tại Nhà Tù Lao Bảo, Phạm Văn Hạng, (2000), đá đỏ, (9m x 3m). Nguồn: sách Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam H10. Phù điêu Hà Nội mùa đông-1946, Nguyễn Chi Lăng, Nguyễn Thế Hội, (2004), đồng, ( 4,5m x 4,5m), dày 80-1m. Nguồn: Phạm Khánh. . 72 H11. Phù điêu trong nhóm tượng của đài tượng niệm nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Lưu Danh Thanh ,(2005), đá, Nguồn: sách Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam H12.1. Phù điêu 1 trong khu Tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương 73 H12. Phù điêu 2 trong khu Tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Phan Gia Hương, Đào Châu Hải, Lưu Danh Thanh, (2004), đá, ( 3,5m x 12,5m), Nguồn: sách Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam H13 . Phù điêu Bất Khuất, Lê Liên, (2000), đá, (6,5 x 28m), khu di tích Nhà Tù Hỏa Lò, Hoàn Kiểm, Hà Nội. Nguồn Phạm Khánh. 74 H14.1. Trích đoạn Mặt phải của bức phù điêu LLVTND tỉnh Quảng Trị . H14.2. Trích đoạn Bức phù điêu của LLVTND tỉnh Thanh Hóa 75 H14.3. Trích đoạn Phù điêu LLVTND tỉnh Nghệ An H14.4. Trích đoạn Mặt phải của bức phù điêu LLVTND tỉnh Thừa Thiên Huế. 76 H314.5. Trích đoạn phù điêu Tỉnh Quảng Bình. H14.6. Trích đoạn Bức phù điêu LLVTND tỉnh Hà Tĩnh 77 H14.7.Mặt sau Cụm phù điêu Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân 6 Tỉnh Quân Khu 4 H14. Cụm phù điêu Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân 6 Tỉnh Quân Khu 4 Lê Lạng Lương , Đoàn Văn Bằng, (hai mặt, đá, (2,8 x 4,20m, dày0,80m. Nguồn: Phạm Khánh. 78 H15.1. Trích đoạn Phù điêu sau tượng đài Thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc 79 H15. Phù điêu sau tượng đài Thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc, Lê Đình Quỳ- Bùi Ngọc Quý,( 1997), đá, (43m x 2,7m), dày 0,44m. Nguồn Phạm Khánh. H16. Phù điêu dưới tượng đài Bất khuất những người tử tù 9 Hầm, Trần Lê Quang, (2001), đá. Nguồn: 80 H17.1. Tổng thể Phù điêu sau lưng tượng đài Bồ Tát Thích Quảng Đức , H17. Phù điêu sau lưng tượng đài Bồ Tát Thích Quảng Đức,Võ Công Thắng, (2007), đồng), (16m x 3m). Nguồn: tat-thich.html 81 H18.1. Tổng thể Phù điêu nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp H18.2. Trích đoạn giữa Phù điêu nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp H18.3.Trích đoạnPhù điêu nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp H17. Phù điêu nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp, đá, (2m x 14m), Nguồn: 82 PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG GIAI ĐOẠN 1985 – 2015 ĐỀ TÀI SỰ KIỆN LỊCH SỬ TÔN VINH CHIẾN THẮNG CỦA DÂN TỘC. H19. Phù điêu sau đài tưởng niệm Noong Nhai Tạ Quang Bạo, (1999), (2m-3,5m), bê tông. Nguồn : 83 H20.1. Trích đoạn đầu Phù điêu bên phải sân quảng trường Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ 84 H20.2. Trích đoạn giữa Phù điêu bên phải sân quảng trường Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ. 85 H20.3. Cuối Phù điêu bên phải sân quảng trường Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ H34. Phù điêu bên phải sân quảng trường Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, Tạ Quang Bạo, ( 2009), đá xanh ,(58,5m x 5,6m, dày 0,3m), Nguồn: 17185#.WSx97OvyiUk 86 H21. Phù điêu Bác Hồ nói chuyện với Đại Đoàn Quân Tiên Phong ngày 19/9/1954, Lê Đình Bảo, (2001), đá, kích thước (7m x12m ), Nguồn: Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam. H22. Phù điêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tại Khu rừng Trần Hưng Đạo, (2004), (4,3m- 7,9m), đá xanh. Nguồn: Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam 87 H23. Tổng thể Phù điêu 2 bên tượng đài chiến thắng Đồng Xoài H23. Trích đoạn Phù điêu 2 bên tượng đài chiến thắng Đồng Xoài H23. Phù điêu 2 bên tượng đài chiến thắng Đồng Xoài, cty Mĩ thuật trung ương, ( 2007), đá. Nguồn: dai-chien-thang-dong-xoai-637.html 88 H24.1. Tổng thể Phù điêu 2 bên tượng đài chiến thắng Bắc Thủ Đức H24.2. Phù điêu bên trái tượng đài chiến thắng Bắc Thủ Đức H24.3. Phù điêu bên phải tượng đài chiến thắng Bắc Thủ Đức H23. Phù điêu 2 bên tượng đài chiến thắng Bắc Thủ Đức Nguồn: 89 H25.1.Tổng thể Phù điêu sau tượng đài chiến thắng Bình Giã 90 H25.2. Phù điêu bên phải sau tượng đài chiến thắng Bình Giã H25.3. Phù điêu bên trái sau tượng đài chiến thắng Bình Giã H24. Phù điêu sau tượng đài chiến thắng Bình Giã, Lâm Quang Nới, (1997), gốm, 6m- 12m. Nguồn: https://9trippers.com/place/view/tuong-dai-chien- thang-binh-gia-321 91 H26.1. Phù điêu hình ảnh lực lượng vũ trang Đầm Dơ H26.2.Mặt sau Phù điêu hình ảnh lực lượng vũ trang Đầm Dơ H26. Phù điêu hình ảnh lực lượng vũ trang Đầm Dơi, Lê Công Uẩn, (2010), phù điêu 2 mặt, (12m x 7m), Nguồn: 92 H27.1. Tổng hợp Phù điêu sau tượng đài chiến thắng Tầm Vu H27.2. Trích đoạn Phù điêu sau tượng đài chiến thắng Tầm Vu H27. Phù điêu sau tượng đài chiến thắng Tầm Vu, Nguyễn Phước Sanh, (2,5m x 10m), bê tông mạ đồng. Nguồn: vien-xa-n 93 H28.1. Phù điêu phía sau tượng đài chiến thắng Tầm Bó H28.2. Phù điêu phía sau tượng đài chiến thắng Tầm Bó H28. Phù điêu phía sau tượng đài chiến thắng Tầm Bó, (2m x 20m), bê tông, Nguồn: 94 H29. Phù điêu sau đài tưởng niệm liệt sĩ cầu Cỏ May, 2007,đá. Nguồn: H30.1. Mặt trước Phù điêu Khởi nghĩa Bắc Sơn 95 H30.2.Mặt sau Phù điêu Khởi nghĩa Bắc Sơn H30.3.Trích đoạn Phù điêu Khởi nghĩa Bắc Sơn, H30.4 trích đoạn Phù điêu Khởi nghĩa Bắc Sơn H30. Phù điêu Khởi nghĩa Bắc Sơn, Phạm Sinh ,(2009), đá, kích thước, (2,5m x 18m), dày 40cm), Nguồn : Phạm Khánh. 96 H31. Phù điêu sau nhóm tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, Lê Lạng Lương, Nguyễn Hồng Phong, Phạm Bá Đua, (5- 2015), (20m x 42m), đá. Nguồn: g-dai-Bac-Ho-voi-nhan-dan-cac-dan-toc-Tuyen-Quang..html. H32.1. Phù sau tượng đài chiến thắng Nghĩa Lộ 97 H32.2. Trích đoạn Phù sau tượng đài chiến thắng Nghĩa Lộ, 1998.(2mx10m), bê tông. Nguồn: nam-20130523102956752.htm. 98 PHỤ LỤC 4 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH MỘT SỐ CÔNG TRÌNH PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG GIAI ĐOẠN 1985 – 2015, ĐỀ TÀI NHỮNG THÀNH TỰU TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT, VĂN HÓA, KINH TẾ. H33.1.Tổng thể Phù điêu sau Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên H33.2: Trích đoạn Phù điêu sau Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên H33: Phù điêu sau Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, Lê Lạng Lương,( 2012), (12m x 62m), đá granit, Nguồn: pho-nui-Pleiku.html. 99 H34.1. Tổng thể Phù điêu trang trí Nhà máy thủy điện Sơn la H34.2. Trích đoạn bờ trái Phù điêu trang trí Nhà máy thủy điện Sơn la 100 H34.3. Trích đoạn bờ trái Phù điêu trang trí Nhà máy thủy điện Sơn la H34.4. Trích đoạn bờ phải Phù điêu trang trí Nhà máy thủy điện Sơn la H34. Phù điêu trang trí Nhà máy thủy điện Sơn la, Phạm Sinh, (2012), bê tông mạ vàng, pd bờ phải ,(5,4m x 135m); pd bờ trái (3,5m x 37,8m). Nguồn: Phạm Khánh. 101 . H35. Phù điêu Giảng đường truyền thống trường đại học Giao Thông Vận Tải, (2015), (3m x 6m), đá, Nguồn: Phạm Khánh. . H36. Phù điêu trước tượng đài Không quân Việt Nam, Lê Đình Quỳ, (1996), bê tông, Nguồn: sách Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam. 102 H37.1. Trích đoạn Phù điêu sau tượng đài Công Nhân Cảng H37. Phù điêu sau tượng đài Công Nhân Cảng, Nguyễn Kim Xuân - Nguyễn Khắc Nghi, (2004), đá, (22mx 2m), (Nguồn: sách Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam. 103 H38. Phù điêu sau tượng đài phụ nữ Ba Đảm Đang, của nhóm tác giả Nguyễn Hồng Phong, Lưu Danh Thanh, (2009), Nguồn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghe_thuat_phu_dieu_hoanh_trang_viet_nam_giai_doan_1985_2015_0468_2075333.pdf
Luận văn liên quan