Trên phương diện đồ thờ, tượng thờ Quán Âm là loại xuất hiện nhiều
trong Phật Giáo. Pho tượng của chùa Bối Khê có nét khác biệt so với tượng
thờ Quán Âm của Trung Quốc, mặc dù thời kì này ảnh hưởng của Trung Hoa
về mặt nghệ thuật tới các nước trong khu vực rất lớn. Cơ sở khẳng định điều
này có nhiều, ở cả các mặt văn hóa, tôn giáo và lịch sử nghệ thuật. Từ thế kỉ
thứ 2 SCN Phật giáo đã có mặt ở nước Việt, ảnh hưởng nhất trong thời kì đó
là Mật Tông. Những dòng chú chữ Phạn “Phật đại quán đỉnh đà la ni tâm
chú” được tìm thấy trên các di chỉ cột đá thời Đinh, Lý. Việt Nam lại có dòng
thiền Tì ni đa lưu chi dòng Mật Tông, thờ Quán Âm, lưu truyền từ Tây tạng
sang. Ở thời điểm Chùa Bối Khê được xây dựng (thời điểm cuối Lý, đầu
Trần) ảnh hưởng của Mật Tông ở Việt Nam rất lớn. Hơn nữa, về sau này,
khoảng thời Lê Sơ, thời Mạc thì Phật giáo Trung Hoa mới có nhiều ảnh
hưởng. Pho tượng Quán Âm chùa Bối Khê là một tổng hòa của nghệ thuật
điêu khắc, trang trí, kiến trúc, văn hóa tín ngưỡng.
103 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc và đồ thờ chùa Bối Khê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oa quả quí, hoa dây, hoa
chanh), nhóm thiên nhiên-vũ trụ (mặt trời, mặt trăng, mây). Các hình tượng
trang trí được bố cục trên kết cấu khung gỗ, bờ nóc mái. Đặc trưng ngôn ngữ
47
tạo hình của nghệ thuật chạm khắc, phù điêu: Hình khối, chất liệu, đường nét,
ánh sáng và không gian.
2.4. Hình thức trang trí, đặc trưng ngôn ngữ tạo hình trên hệ thống đồ
thờ chùa Bối Khê
2.4.1. Đồ thờ nhân cách
Đồ thờ nhân cách là những tượng được thờ cúng, gán cho chức năng
tâm linh , mang hình tượng và đặc điểm của con người. Đồ thờ nhân cách ở
chùa chủ yếu là tượng tròn. Các loại hình của nghệ thuật điêu khắc gồm tượng
tròn, phù điêu, chạm khắc đều góp mặt trong tạo hình và trang trí đồ thờ. Hệ
thống tượng thờ ở chùa Bối Khê có tổng cộng 92 pho, niên đại sớm nhất là
tượng gỗ Quán Âm tạo tác vào thế kỉ thứ 16, muộn nhất là những pho tượng
đất La Hán tạo tác vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Có nhiều tượng bị mất, đã
được thay vào chỗ cũ. Những pho tượng có giá trị gồm Quán Âm, bà Hậu
được tạo tác vào thời Mạc ( thế kỉ 16), tượng Thích Ca Sơ Sinh ( Cửu Long)
có tòa Cửu Long độc đáo ít thấy, và tượng Đức Thánh Bối. Những tượng tiêu
biểu, có giá trị độc đáo là tượng Quán Âm, tượng Cửu Long và tượng đức
Thánh Bối. Ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật trang trí và điêu khắc thể hiện
rõ nét ở một số tượng thờ tiêu biểu.
- Tượng Quán Âm
Tượng Quán Âm được đặt ở trung tâm của Phật điện chùa Bối Khê.
Điều này thể hiện rằng chùa Bối Khê trước đây thờ Phật là chính. Tượng thờ
quyết định chức năng tôn giáo của kiến trúc.
+ Tượng Quán Âm làm bằng gỗ, cao 1,35m, cao cả bệ 2,28, ngang vai
rộng 50cm, rộng ngang gối 90cm. Toàn bộ tượng và bệ được đặt trên một ban
thờ bằng đá hoa sen thời Trần. Tượng ở tư thế ngồi bán kiết già, hai chân xếp
bằng, để lộ bàn chân phải trên đùi trái.Tượng có bảy đôi tay lớn được xếp cân
48
xứng từng đôi một, tất cả để trần, cổ tay tròn lẳn và đeo vòng, các ngón thon
thả. Mặt biểu hiện rõ nét nữ phúc hậu, mắt nhìn xuống chúng sinh, mũi dọc
dừa thanh cao. Miệng khẽ mỉm cười, tai dài và đeo hoa. Đầu đội mũ, tóc cuộn
trong búi tròn bè ở đỉnh nhưng lại có hai dải buông xuống vai rồi chia ba
nhánh phủ xuống áo trên bắp tay, cổ có một ngấn chia hai khấc. Toàn bộ thân
tượng được sơn son đỏ, duy chỉ có mặt từ phần ngấn cổ trở lên được thếp
vàng.
+ Mũ có vành cao tạc dáng thành năm cánh hoa sen xếp liền, lòng mỗi
cánh sen chạm hình một khuôn mặt Phật trong các ô tròn. Mặt trước và hai
bên mũ có chạm hình Tam Thế Phật ngồi thiền định trên tòa sen. Có hình
diềm hoa sen dưới Tam Thế Phật ở mặt trước. Mặt sau mũ có các đường gờ
tạc viền xoắn ở hai bên. Dưới thân mũ có nhiều nếp vòng cung rồi từ đó có
hai dải mũ rủ dài xuống lưng.
+ Tượng mặc áo cà sa không tay, gấp nhiều nếp, các ảy dếp phía sau
như phủ lá sen, các nếp phía trước từ vai chảy xuống lòng đùi che hết cổ
chân, trùm lên cả mặt bệ tượng hoa sen.Lưng áo có dải thắt nhiều múi được
tạc dáng như hoa sen nở tỏa đều về hai tướng trên dưới. Ngực có yếm che tạc
dáng hoa văn như ý.
+ Bệ tượng được tạc riêng, là loại bệ lục giác – hoa sen, gồm có nhiều
tầng lớp khác nhau, được trang trí phong phú, trên cùng là tòa sen (mặt bệ),
có ba lớp cánh sen ngửa, một lớp cánh úp.Lớp thứ nhất có 17 cánh sen mập,
diềm cánh có hai gờ đầu mũi xoắn tròn, lòng cánh sen có chạm hoa cúc cánh
tròn. Lớp thứ hai kích thước bé hơn, lớp thứ ba lòng cánh chỉ có một đường
gờ bao quanh, lớp thứ tư cũng tương tự lớp thứ 3 nhưng cánh úp xuống.
+ Đội tòa sen là một đầu quỷ, nhô lên mặt sóng để lộ từ cằm đến đầu.
Mắt tròn lồi, mũi lớn, miệng bạnh, tai dài đeo khuyên, má gồ, dáng vẻ gân
guốc dữ tợn. Hai tay quỷ nhô lên khỏi mặt sóng từ khuỷu tay, bàn tay cũng
49
trong tư thế đỡ tòa sen, cổ tay đeo vòng. Xen giữa tai và tay quỷ là một đôi
rồng vờn trên sóng nước xoáy hình sóng bạc đầu. Thân rồng lẳn, phủ vảy đơn,
ẩn hiện khúc chìm khúc nổi.
+ Phần đế bệ tượng hình lục giác tạc thành dáng ba lớp giật cấp.
+ Cấp thứ nhất cao 15 cm, có sáu tai nhỏ ở sáu góc được viền một
đường xoắn. Mặt trước cấp này chia ba ô, ô ở giữa chạm rồng thân lượn dài
kiểu yên ngựa, khúc uốn doãng, hai bên có cánh nhỏ, đầu ngoảnh về sau. Hai
ô bên chạm đầu rồng hổ phù, trán có chữ Vương. Hai mặt bên cũng trang trí
tương tự. Mặt sau ba ô chạm hình hoa sen và lá cách điệu. Hai mặt góc phía
sau chạm hoa sen, kết thúc cấp là một lớp sen ngửa cánh tỉa nhỏ.
+ Cấp thứ hai cao 11cm, thụt vào so với cấp thứ nhất.Có sáu cột góc
kiểu con tiện. Cá sáu mặt cấp đều chạm hình lá đề. Trong lá đề ở mặt trước
chạm một hình rồng lượn, lưỡi vươn dài đỡ viên ngọc tròn. Năm lá đề còn lại
có hình sừng tê nhọn bắt chéo kiểu chữ X có xen kẽ sáu ụ tròn. Mỗi ụ tròn có
hai vạch cong. Trên ụ tròn và sừng tê có hình cây lá cách điệu, trên cùng là
hoa văn như ý.
+ Cấp thứ ba cao 10,5cm, mở rộng ra từ tầng cánh sen úp. Mỗi mặt của
cấp chia hai ô. Hai ô mặt trước chạm long mã có cánh đang phi nước kiệu. Ở
giữa có nốn chữ Hán viết bằng sơn đen Giáp Thìn Trùng Tu. Năm mặt còn lại
chạm hoa nở và các móc hoa sen nở
+ Cấp dưới cùng cao 13,5m để trơn hoàn toàn.
Tượng Quán Âm thờ ở chùa Bối Khê có nhiều chi tiết ổn định, tương
đồng với phong cách nghệ thuật giai đoạn chuyển từ thế kỉ 16 sang 17. So
sánh với các tượng thờ Quán Âm ở các chùa khác, gồm cả Quán Âm Tọa Sơn
và Quán Âm Thiên Thử Thiên Nhãn, tượng thờ của chùa Bối Khê rất tương
đồng về phong cách, đặc biệt là gần gũi với pho Quan Âm ở chùa Động Ngọ
(Hải Dương). Tượng Quán Âm ở Bối Khê có niên đại chính xác là năm 1582
50
( căn cứ vào chữ sơn đen trên bệ tượng). Các hoa văn trang trí trên bệ tượng
đều mang đặc trưng nổi bật của nghệ thuật Mạc. Tiêu biểu là các dạng rồng
có cánh chỉ xuất hiện trong trang trí gốm có men thời Mạc khoảng cuối thế kỉ
16. Tượng thờ Quán Âm là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc có phong cách
mỹ thuật truyền thống thời Mạc.
Về ngôn ngữ tạo hình, tượng thờ Quán Âm thuộc thể loại tượng tròn
của nghệ thuật điêu khắc. Phần bệ tượng được trang trí bằng nghệ thuật chạm
khắc gỗ.
+ Hình khối và chất liệu : Tượng gỗ, có kích thước lớn, toàn thể tượng
gồm phần bàn thờ đá đỡ bệ, bệ, tượng. Tượng đạt yêu cầu về 32 tướng tốt của
Phật, tỉ lệ hợp lý theo khổ người Việt.
+ Không gian và Ánh Sáng: Tượng đặt trong không gian khá hẹp, kích
thước tượng lớn nên gây cảm giác choáng ngợp khi đứng gần. Nguồn sáng tận
dụng ánh sáng tự nhiên, gian thờ ít cửa sổ, nên ánh sáng chỉ mờ ảo, thể hiện
được tinh thần của tượng thờ cúng tâm linh. Vị trí đặt tượng đạt mục đích gây
hiệu quả thị giác choán chỗ, khối cao lớn và nặng, lại nằm ở trung tâm nên
gây chú ý của thị giác.
- Tượng Cửu Long ( Thích Ca sơ sinh)
Có bốn pho tượng Thích Ca Sơ Sinh tại nhà Thiêu Hương. Tất cả làm bằng
gỗ. Ba pho đặt trên một nhang án gỗ, một pho đứng trước nhang án. Pho
tượng đặt trước nhang án là làm lại, thay cho tượng cũ bị mất. Pho ở giữa
trong ba tượng đặt trên nhang án có tòa Cửu Long và bệ hoa sen trang trí khá
đẹp và lạ.Tòa Cửu Long được thể hiện thành một cụm mây cuộn lớn bốc lên
nhiều lớp vươn cao che trên đầu tượng. Từ trong mỗi cụm mây nhô một đầu
rồng, gồm có 9 đầu tất cả. Đầu rồng có sừng hai nhánh, tai thú, trán to khỏe.
Trên tòa Cửu Long, ngoài 9 con rồng đuôi xoắn còn có tượng chư Phật, chư
51
Thiên nhỏ rải rác xen kẽ từ trên cao xuống dưới bệ gỗ.Phía trước Cửu Long là
tượng Phật Thích Ca sơ sinh được thể hiện dưới dạng một chú bé bụ bẫm
mình trần. Mặc quần là vải quấn ngắn, nhiều nếp. Tượng đứng trên tòa sen
nhiều lớp, cánh sen thon dài. Một tay chỉ xuống đất, một tay chỉ lên trời. Cả
bốn pho tượng Thích Ca sơ sinh đều có niên đại thế kỉ 19. Tượng thờ Thích
Ca nói trên thuộc thể loại tượng tròn của nghệ thuật điêu khắc. Chất liệu gỗ.
Bệ hoa sen ứng dụng nghệ thuật chạm khắc trang trí. Tòa Cửu Long là một
dạng phù điêu, tức chạm khắc nổi. Kĩ thuật thể hiện theo lối mô tả. Đề tài,
hình thức trang trí lấy cảm hứng từ Kinh Phật.
- Tượng đức Thánh Bối
Tượng Đức Thánh Bối là một loại đồ thờ nhân cách đặc biệt, khác với
tượng thờ Quán Âm. Tượng Ngài xác định chức năng tâm linh của của kiến
trúc chùa tiền Phật, hâu Thánh. Tất cả những trang trí kiến trúc, bài trí sắp xếp
không gian, hệ thống đồ thờ liên quan, các hình thức trang trí ở khu vực
Cung Thánh đều tập trung quanh nơi đặt tượng Ngài.
+ Tượng đức Thánh Bối đặt trong một khám thờ có ghép ván và cửa
bức bàn khép kín. Quanh đường diềm, các tai khám đều có chạm hình rồng
chầu mặt nguyệt, dạng rồng đuôi xoắn thời Nguyễn, và có trang trí hoa lá kiểu
thời Nguyễn. Khám được đặt trên một nhang án gỗ. Tượng đức Thánh Bối đặt
chính giữa khám. Tượng được thể hiện ở tư thế đang ngồi khoanh chân xếp
bằng trên một hòn giả sơn. Tượng cao gần 50 cm, ngang vai rộng 20cm,
ngang gối rộng 30cm. Tượng mang nét nữ, khuôn mặt phúc hậu, mắt dài, mũi
thẳng, miệng mím. Thân hình đầy đặn, hai tay đặt ngay ngắn trước lòng và ẩn
kín dưới tay áo. Áo choàng lượn những nếp lớn, mềm mại phủ từ trên đầu
xuống trùm kín thân, cổ áo liền từ trên đầu xuống lượn tròn ở trước bụng để
52
lộ vành mũ. Vành mũ bên trong có trang trí hoa cúc tròn. Một phần áo và thắt
lưng buông rủ mềm mại.
+ Bệ tượng tạo dáng núi, gồ ghề, khối dạng thắt hợp lý. Toàn bộ bệ làm
thành một khối dáng thon, cao khoảng 28 cm. Mặt bệ hình ô-van. Xung quanh
mặt bệ có các đường diềm gần như hình ngọn lửa rủ xuống mềm mại.
+ Về ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật trang trí, điêu khắc: Tượng đức
Thánh Bối được bố trí ở hậu cung cùng với 13 pho khác, ở vị trí trung tâm
của Hậu Cung. Tượng là tác phẩm điêu khắc gỗ, thể loại tượng tròn. Tượng
có phong cách ước lệ. Gần như không có trang trí trên mặt tượng. Đường nét
tạc đơn giản nhưng gây cảm giác khối khá nặng. Phần mặt có dạng khối đơn
giản, không tả thực cầu kì. Các chi tiết phụ dưới thân cũng ít, song được trau
chuốt cẩn thận. Tương làm bằng gỗ, được sơn son thếp vàng cẩn thận. Tượng
đặt trong không gian Hậu Cung, thiếu sáng, cửa chính lại ít khi mở. Khi đứng
trước tượng, người ta có cảm giác vừa nể sợ vừa gần gũi. Nể sợ là do không
gian, gần gũi là do nét tượng tương đối hiền hòa. Xét về những tiêu chí của
nghệ thuật điêu khắc, tượng thờ Thánh Bối thỏa mãn yêu cầu. So sánh với hệ
thống tượng thờ trong chính Cung Thánh, ngoài chùa Phật,thấy sự tương đồng
về phong cách nghệ thuật thời kì Nguyễn muộn, vào khoảng giữa thế kỉ 19,
đầu thế kỉ 20. Khám thờ đặt tượng cũng có phong cách trang trí Nguyễn điển
hình.
2.4.2. Đồ thờ phi nhân cách
Đồ thờ phi nhân cách ở chùa Bối Khê có số lượng lớn, hầu hết có niên
đại vào thời Nguyễn. Phong cách trang trí đồ thờ thời Nguyễn có thể dễ dàng
tìm thấy ở hầu hết những ngôi chùa Nguyễn điền hình. Những đồ thờ có giá
trị nghệ thuật cổ có số lượng ít, nhưng tiêu biểu, đủ để qua đó thấy được đặc
điểm mỹ thuật tại các giai đoạn lịch sử. Đồ thờ tiêu biểu có giá trị nghệ thuật
53
ở chùa Bối Khê gồm có : bàn thờ đá hoa sen thời Trần, bia đá thời Mạc và Lê
trung hưng, chân đèn và bát hương gốm có ghi minh văn thời Mạc, hai cây
hương đá thời Nguyễn. Có điều đáng tiếc là sau nhiều đợt trùng tu, bảo tồn thì
đã bị thất lạc bộ bát hương và chân đèn gốm thời Mạc, nghiên cứu phải qua
tài liệu lưu trữ.
- Cây hương đá: Có hai cây hương đá, một ở Thượng Điện, một ở sân
trước nhà Đại Bái.
+ Cây hương ở Thượng điện: Cao cả bệ 2,80m, nơi rộng nhất ở hai
cánh sừng là 1,02m. Cây hương được chia làm hai phần. Phần trên hình cánh
cung cân, hai đầu chạm đầu rồng, hai mặt chạm đôi chim phượng đang múa
trong mây, mặt dưới chạm hoa sen. Chính giữa phần này đặt bát hương đá
dáng đài sen có chạm hình hổ phù. Phần dưới là cột vuông, đầu cột trang trí
hoa lá, thân cột chỉ có ba mặt trang trí. Mặt trước trang trí hình mặt trời, và có
đề chữ ghi thời gian tạo tác. Hai mặt bên chạm mâm ngũ quả, bình hoa sen,
tùng trúc cúc mai...
+ Cây hương ở sân trong( trước nhà Đại Bái) : có cùng phong cách
trang trí với cây ở Thượng Điện, chỉ khác ở chỗ không có sừng cong.
- Bia đá thời Mạc và Lê trung hưng:
+ Có hai bia thời Mạc, một cái niên hiệu Minh Đức, năm 1529, cao
80cm rộng 50cm, khắc chữ hai mặt, trán bia trang trí hình mặt trời, diềm bia
chạm hoa dây. Bia thứ 2 niên hiệu Sùng Khang, năm 1575, cao 130 cm, rộng
50cm. Trán bia trang trí hình mặt trời, diềm bia chạm dây leo, cánh sen.
+ Có 1 bia thời Lê trung hưng, niên hiệu Hoàng Định, 1603, cao 88cm,
rộng 45 cm. Trán bia trang trí rồng chầu mặt trời, diềm bia chạm hoa lá.
54
- Bàn thờ đá hoa sen. Bàn thờ đá hoa sen đặt ở vị trí gần trong cùng của
Thượng Điện. Tượng Quán Âm đặt trên bệ này. Bàn thờ đã bị tháo lắp lại nên
không còn giữ được kích thước ban đầu. Bàn thờ hình khối hộp chữ Nhật, cao
118cm, mặt bàn thờ dài 253cm, rộng 116cm.
+ Phần mặt bệ: Tạo dáng hình hoa sen nở ba lớp, hai lớp ngửa một lớp
úp. Dáng cánh sen mập, giữa cánh sen là nhiều vòng tròn nhỏ xếp thành hình
hoa, có nhà nghiên cứu gọi đó là loại hoa “mặt nhẫn”. Phía trong rìa cánh sen
có đường gờ nổi gãy khúc và xoắn lại ở đầu cánh.
+ Phần thân bệ: Phần đường diềm chạm hoa dây hình sin. Bốn góc
chạm bốn chim thần Garuda. Các chim thần đều ở tư thế quỳ,hai chân gập gối
xoạc ra hai bên,hai tay khuỳnh ngang đưa lên đầu trong tư thế nâng đỡ tòa
sen. Mỏ chim quặp, to khỏe, hai cánh dang rộng, các móng vuốt chân tay sắc
nhọn. Mình trần ngực nở,bụng căng tròn, chân tay mập tròn. Đầu chim đội
mũ có chữ Vương, tai đeo khuyên tròn, xiêm áo rộng có những nếp gấp mềm.
Lòng bàn tay, chân có cầm viên ngọc tròn.
+ Mặt trước thân bệ chia thành ba ô chạm rồng. Ở giữa là một cặp rồng
chầu trong khung hình lá đề. Dáng rồng thon khỏe, thân uốn khúc hình sin,
thân trơn không phủ vảy. Đầu rồng có mào hình ngọn lửa thon dài, sừng hai
nhánh, má dài, mang xoáy, vây lưng thưa, bờm trải dài về sau, chân bốn
móng,sau các khuỷu chân có túm lông lượn dài. Đan xen quanh hình rồng
chạm các cụm mây hình khánh. Xen giữa ba ô có chạm hình hươu ngậm cành
lá. Hươu được chạm tả thực, thân thon, bốn chân cao. Ở ô dưới có chạm một
dãy đường diềm hoa bốn cánh. Dưới diềm hoa là một lớp cánh sen úp xếp
nghiên. Mặt sau thân bệ chạm chữ Hán, xác định năm tạo tác bàn thờ là 1382.
Chân ban thờ chạm kiểu chân quỳ dạ cá.
55
+ Móng đế bàn thờ là các phiến đá xếp đơn giản. Ở góc phải phía ngoài
có phiến đá lộ lên một phần có chạm hoa và một phần thân rồng. Hình chạm ở
đây khác hẳn với phần chạm ở những khu vực khác của bàn thờ, rất mềm mại
và thanh nhẹ, tỉ mỉ trau chuốt. Mảng đá này có trang trí, song do một phần
liền khối với ban thờ, một phần bị lấp nên không xem toàn bộ được, chỉ có thể
xem ở góc. Một phần có mô-típ hình dây lá cuốn lượn hình sóng, dạng chữ S
đan vào nhau. Các chữ S liền mạch, ở giữa mỗi chỗ lõm ( điểm cong) có
chạm hoa cúc. Đường nét chạm nhẹ, tinh tế. Dải hoa dây kéo dài. Có sót hình
chạm một phần đầu rồng nằm trong một vòng trang trí kiểu hình lá đề.
- Bên cạnh những đồ thờ phi nhân cách còn lại trên, chùa còn có lưu lại
hình ảnh của một số chân đèn gốm có minh văn thời Mạc. Hoa văn trang trí
miệng bình là hàng cánh sen màu chàm ( hoặc làm bằng đất mỏng dán lên
được phủ men trắng mỏng hoặc mộc-không men). Bụng bình có một con rồng
đắp nổi dán vào để mộc. ( hoặc phủ men trắng mờ), thân rồng rất dài,phủ vẩy
đơn, dáng ẻo lả, uốn khúc yên ngựa. Chùa còn có một loại đồ thờ hiếm thấy ở
các chùa, đó là đôi “cây mệnh”. Có hai chậu cây, mỗi chậu 2 cây uốn thế phụ
tử, nhiều cành,không lá. Hai chậu cây bằng gỗ, sơn son thếp vàng và trang trí
đơn giản. Dân địa phương coi đây là loại cây thiêng, hút linh khí đất trời,
tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ của trời đất, của con người.
- Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của trang trí trên hệ thống đồ thờ phi nhân
cách:
Hình thức trang trí đồ thờ phi nhân cách chủ yếu là chạm khắc gỗ, đá.
Ngôn ngữ tạo hình đặc trưng của phù điêu. Ngoài ra, sự bài trí đồ thờ phi
nhân cách cũng góp phần xác định chức năng tôn giáo của kiến trúc, trang trí
cảnh quan, không gian kiến trúc. Các đặc điểm ngôn ngữ tạo hình của trang
trí thể hiện ở các mô típ trang trí, bố cục các mảng trang trí dựa theo chức
56
năng của đồ thờ. Trang trí nhằm mục đích tăng giá trị thẩm mỹ cũng như giá
trị tượng trưng cho lòng thành kính với “thiêng liêng”.Đồ thờ phi nhân cách
chùa Bối Khê cũng là những tác phẩm của điêu khắc được tạo hình, bài trí, sử
dụng nhằm tăng tính thẩm mỹ, giá trị tâm linh cho kiến trúc tôn giáo. Những
đặc trưng của trang trí gồm những mô típ trang trí mang tính biểu tượng,
những hoa văn trang trí cách điệu, mảng hình đường nét sắp xếp theo bố cục
nhất định. Ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật trang trí hệ thống đồ thờ chùa
Bối Khê là ngôn ngữ tổng hợp của điêu khắc-kiến trúc và một phần nhỏ của
hội họa.
Tiểu kết
Kiến trúc Phật giáo gồm có hai loại hình chính là Chùa và Tháp. Kể từ
khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo không ngừng biến đổi để hòa nhập cùng
văn hóa tín ngưỡng bản địa. Ở thời kì đầu xuất hiện, chùa Việt chỉ là một kiến
trúc tôn giáo thờ một vị thần bản địa được Phật hóa. Loại hình này hiện có đại
diện là các chùa Tứ Pháp ở vùng Luy Lâu ( Thuận Thành, Bắc Ninh). Thời Lý
Trần có xây dựng rất nhiều chùa, tháp. Từ thời Lê Sơ trở về sau có nhiều loại
hình chùa hơn, song độc đáo nhất là loại “tiền Phật hậu Thánh” có quy mô to
lớn, quy củ và hoàn chỉnh. Kiến trúc chùa kiểu tiền Phật hậu Thánh này bắt
đầu ở thế kỉ 17, định hình ở thế kỉ 18. Kiến trúc tôn giáo tiền Phật hậu Thánh
rất có giá trị khai thác vì phù hợp với tâm lý dân tộc Việt – hệ thống Thánh
luôn được bổ sung. Sự phổ biến của kiểu chùa Tiền Phật hậu Thánh thể hiện
đặc điểm “bản địa hóa” đạo Phật, là biểu hiện của kiến trúc Phật giáo Việt
Nam. Giá trị của kiến trúc chùa tiền Phật hậu Thánh được làm rõ khi nghiên
cứu đối tượng điển hình là chùa Bối Khê.
Nghệ thuật trang trí và kiến trúc là một mối quan hệ hữu cơ. Kiến trúc
mang lại cho trang trí không gian thể hiện, trang trí làm đẹp, tăng giá trị thẩm
mỹ của kiến trúc.Nghệ thuật chạm khắc trang trí kiến trúc ở chùa Bối Khê đa
57
dạng và độc đáo, thể hiện được những đặc điểm chính của mỹ thuật truyền
thống là giàu tính trang trí ứng dụng, tính cách điệu cao, đơn giản và ít lệ
thực. Mỹ thuật truyền thống tồn tại ở các di sản văn hóa, các kiến trúc tôn
giáo thông qua các tác phẩm điêu khắc ở cả hai thể loại tượng tròn và phù
điêu. Những mảng chạm khắc trang trí kết cấu kiến trúc ở chùa Bối Khê rất có
giá trị , cả về nghệ thuật tạo hình lẫn lịch sử, mĩ thuật.
Đồ thờ truyền thống của người Việt là kết tụ về tinh hoa từ bàn tay khối
óc của tổ tiên. Đồ thờ là một trong những chứng cứ cụ thể để nói lên diễn
trình phát triển của nghệ thuật tạo hình Việt. Đồ thờ lại gắn liền với lịch sử
văn hóa, những biến động xã hội. Lịch sử nghệ thuật tạo hình không nằm
ngoài lịch sử văn hóa dân tộc, mỗi thời kì có đặc điểm riêng về mỹ thuật. Mối
liên hệ giữa đồ thờ và nghệ thuật tạo hình là mối quan hệ gián tiếp. Đồ thờ
gồm có hai loại hình chính là đồ thờ nhân cách và phi nhân cách. Hai loại
hình đồ thờ này có mặt ở kiến trúc tôn giáo Bối Khê, mang tới sự định danh
cho kiến trúc và không gian thể hiện cho nghệ thuật chạm khắc, trang trí.
Chùa Bối Khê vốn là một chùa làng, không có sư tăng ở tu tập mà chỉ
có các thầy cúng, ông từ giữ chùa lo việc thờ cúng. Hệ thống đồ thờ được bài
trí theo mặt bằng kiến trúc “tiền Phật hậu Thánh” phổ biến. Hệ thống đồ thờ ở
chùa Bối Khê là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc và trang trí đẹp, có giá
trị về lịch sử, mỹ thuật, đồng thời cũng có vai trò “kho lưu trữ” những giá trị
nghệ thuật tạo hình truyền thống của dân tộc. Có thể tìm thấy đặc điểm nghệ
thuật của các thời kì trên hệ thống đồ thờ của chùa Bối Khê. Đó là phong cách
nghệ thuật điêu khắc gỗ thời Mạc, nghệ thuật trang trí chạm khắc gỗ thời
Nguyễn. Quần thể kiến trúc tôn giáo Bối Khê xứng đáng là một ngôi chùa
Việt điển hình, từ kiến trúc, trang trí kiến trúc cho đến hệ thống đồ thờ tự.
58
Chương 3
GIÁ TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN
TRÚC CHÙA BỐI KHÊ
3.1. Giá trị và vai trò của trang trí trên kiến trúc chùa Bối Khê
- “Nghệ thuật tạo hình” là từ chỉ loại hình nghệ thuật có quan hệ đến sự
thụ cảm bằng mắt và sự tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới vật chất bên
ngoài để đưa lên mặt phẳng hai chiều hoặc một không gian ba chiều”. Đó là
khái niệm chung nhất về nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật trang trí kiến trúc, hệ
thống đồ thờ cũng có mục đích tăng giá trị thẩm mỹ, cả về hình thức lẫn nội
dung của đối tượng được trang trí. Có thể nói, trang trí làm tăng giá trị nghệ
thuật, giá trị thẩm mỹ, giá trị về mặt công năng sử dụng cho công trình kiến
trúc tôn giáo.
- Có thể thấy mối quan hệ giữa các thể loại của nghệ thuật tạo hình thể
hiện qua “phương tiện truyền tải” là nghệ thuật trang trí trên kiến trúc và đồ
thờ. Chùa Bối Khê có nguồn gốc từ thời Trần, tồn tại qua các thời Lê sơ, Mạc,
Lê Trung Hưng và Nguyễn. Một loạt hệ thống chùa từ thế kỉ 16 trở đi đã lấy
phong cách kiến trúc, phong cách trang trí của Bối Khê làm cơ sở để xây
dựng và phát triển. Có thể thấy tính điển hình của chùa Việt ở Bối Khê.
- Đặc điểm của mỹ thuật truyền thống Việt nam là sự hòa trộn của văn
hóa với nghệ thuật, tồn tại ở những kiến trúc tôn giáo. Ngôn ngữ tạo hình
của mỹ thuật truyền thống thể hiện trên trang trí chi tiết, kết cấu kiến trúc. Có
thể thấy, trang trí kiến trúc chùa là một thành phần quan trọng đối với Mỹ
thuật cổ Việt Nam. Tại kiến trúc chùa, nghệ thuật chạm khắc được ứng dụng
vào trang trí, tham gia vào các kết cấu kiến trúc, nghệ thuật tạc tượng cung
cấp những pho tượng thờ vừa có chức năng tâm linh, vừa có giá trị nghệ
thuật. Nghiên cứu trang trí trên kiến kiến trúc, ta có thể bóc tách được đặc
59
điểm nghệ thuật của từng giai đoạn. Giá trị của nghệ thuật trang trí kiến trúc
Bối Khê cũng là giá trị của những phong cách mỹ thuật cổ Việt Nam. Có thể
thấy đặc trưng của các giai đoạn của mỹ thuật cổ qua các thời kì: thời Lý –
Trần, thời Mạc – Lê trung hưng và thời Nguyễn.
- Thời Lý- Trần: Vết tích duy nhất của thời Lý còn lại ở mạng chạm đá
trên phiến đá làm móng bàn thờ đá hoa sen. Phong cách nghệ thuật chạm khắc
Lý được kế thừa và phát triển ở thời Trần rất rõ nét. Mỹ thuật Lý – Trần là
một sự tổng hòa của kế thừa và phát triển. Phong cách nghệ Thuật thời Trần
có ở chùa Bối Khê, dấu vết không nhiều song khá đặc trưng. Dấu tích nghệ
thuật Trần được thể hiện khá rõ ở các đầu bẩy hiên chạm rồng, góc đao chạm
hình chim thần Garuda và các chân tảng chạm hoa sen ở Thượng Điện.
+ Hình tượng trang trí Rồng được ứng dụng thành đầu rồng đỡ các đầu
bẩy, đầu dư ở hiên nhà Thượng Điện. Rồng ở trên các bẩy hiên mang đậm đặc
tính của rồng thời Trần, thể hiện ở bộ mào có diềm hình ngọn lửa sắc. Ở
những hình chạm còn nguyên ven nhất có thể thấy hình rồng còn giữ được
chữ S ở gần gốc mào. Phần nanh rồng dài vắt ngược ra ngoài mép, phần mang
má được xoáy, tỉa rất kỹ. Đây có lẽ là rồng Trần thế kỉ 13, sao chép gần như
nguyên vẹn rồng Lý, rõ nhất là ở môi trên kéo dài thành mào, vẫn còn chữ S
tượng trưng cho mây mưa sấm chớp- đặc trưng cho tín ngưỡng thờ Tứ Pháp
của văn minh lúa nước thế kỉ 10. Tuy nhiên vẫn thấy được sự khác biệt của
Rồng Trần là thân ngắn mập, uốn doãng thân chữ U chứ không lượn tròn
khúc hình sóng như rồng Lý; và đáng kể nhất là ứng dụng trang trí kết hợp
kiến trúc khi đầu rồng há miệng ngậm đầu bẩy. So sánh về phong cách tạo
hình, đầu rồng tư thế ngửa mặt há miệng ngậm đầu bẩy này giống với đầu
rồng ở tháp Chương Sơn (thời Lý). Đây là biểu hiện tiếp thu truyền thống
nghệ thuật Lý của nghệ thuật Trần.
60
+ Hình tượng chim thần Garuda đã có từ thời Lý, xuất hiện ở chùa Bối
Khê ở vị trí góc nền Thượng Điện, góc bàn thờ hoa sen dưới dạng chạm khắc
đá. Đặc biệt hơn cả là Garuda ở góc đao chùa Bối Khê là chạm trên gỗ. Hình
tượng chim thần Garuda có mặt khá phổ biến trong các chùa tháp Phật giáo
Lý - Trần. Gốc của Garuda là vật cưỡi của thần Visnu trong Ấn Độ giáo, là
mô típ trang trí trong các đền đài Ấn Độ, du nhập vào Việt Nam, biến thể
thành hình tượng trang trí của Phật giáo. Chim thần Garuda thường được
chạm bằng đá, chỉ có duy nhất (được tìm thấy cho tới nay) ở góc đao Thượng
Điện Bối Khê là chạm gỗ. Chim thần Garuda gỗ này khá thống nhất với chim
thần đá về tư thế khuỳnh chân xòe cánh, ưỡn ngực nâng đỡ các góc mái. Phân
biệt được so với chim thần thời Lý ở dáng mập, tư thế nâng đỡ rất mạnh mẽ
hơn. ( đối chiếu với chim thần chùa Phật Tích, tháp Chương Sơn).
+ Những cấu kiện bằng gỗ trong các kiến trúc thời Trần còn sót lại cho
đến nay rất hiếm. Những cấu kiện có trang trí thì lại càng quí, chỉ còn bốn di
tích giữ được cấu kiện gỗ: Chùa Phổ Minh (Nam Định) giữ được bộ cánh cửa
gỗ chạm rồng rất đẹp; Đồng Bói (Nam Định) có mấy thanh xà gỗ chạm tiên
nữ múa dâng hoa sen; chùa Dâu (Bắc Ninh) giữ được bộ khung giá chiêng có
lá đề chạm rồng và một số cột chạm tiên nữ dâng hoa sen; chùa Thái Lạc
(Hưng Yên) giữ được bộ khung giá chiêng vì nóc, cột trốn, các ván gió chạm
tiên nữ dâng hoa, nhạc công và rồng. Những cấu kiện kiến trúc trang trí chạm
khắc gỗ (rồng,chim thần Garuda) ở chùa Bối Khê có giá trị hiếm, quí cả về số
lượng và phong cách đối với nghệ thuật điêu khắc cổ nói riêng, mỹ thuật cổ
nói chung. Thông qua sự xuất hiện của hai hình tượng trang trí nổi bật trên có
thể thấy được phần nào màu sắc mỹ thuật Lý - Trần.
- Thời Mạc: Đặc điểm nghệ thuật thời Mạc có thể tìm thấy ở trang trí
hai bộ vì nóc Thượng Điện và một số thành phần khác như xà nách, thanh
chống. Đặc trưng nhất là ở các cấu kiện kiến trúc to mập của hai bộ vì nóc,
61
trang trí dàn kín bộ giá chiêng. Lối trang trí, cách thể hiện các cấu kiện kiến
trúc và các đề tài trang trí vì nóc Thượng Điện chùa Bối Khê rất gần với đặc
điểm kiến trúc và trang trí vì nóc chùa Thái Lạc (Hưng Yên), chùa Dâu (Bắc
Ninh) - những ngôi chùa có đặc điểm mỹ thuật thời Mạc. Những viên gạch
trang trí bó thềm Tiền Đường chùa Bối Khê là loại gạch thời Mạc, đã từng
tìm thấy ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên), chùa Lạng (Hưng Yên), chùa Hộ (Hà
Tây cũ). Trang trí hình rồng, hình sư tử, phượng giống với trang trí di vật gốm
thời Mạc. Các hình chim phượng gần gũi với phượng trên các chân đèn thời
Mạc. Hình rồng trên lá đề có bố cục giống thời Trần nhưng khác về dáng,
khúc uốn, các chi tiết đầu rồng đơn giản không sắc sảo và linh hoạt như thời
Trần, (so với rồng Trần ở chùa Dâu, so với đầu rồng Trần trên đầu bẩy ở Bối
Khê).
+ So sánh bộ vì nóc Thượng Điện Bối Khê với những chi tiết kiến trúc
gỗ thời Mạc khác tìm thấy ở chùa Cói (Vĩnh Phúc), chùa Dương Liễu ( Hà
Tây cũ), bộ vì nóc của các ngôi đình thế kỉ 16 ở Ba Vì ( đình Thụy Phiêu, Tây
Đằng) thấy được sự thống nhất về mô típ trang trí, kĩ thuật thể hiện. Bộ vì
nóc chùa Bối Khê tương tự bộ vì nóc chùa Cói và chùa Dương Liễu ở khung
giá chiêng khỏe. mập đặt trên câu đầu, bịt kín khung bằng một cốn lá đề. Sự
khác biệt là ở trang trí cốn lá đề. Các trụ trốn và giá chiêng chùa Bối Khê
trang trí rồng, hoa cúc, hoa mẫu đơn. Ở chùa Cói là một con rồng cuộn choán
kín diện tích lá đề, chùa Dương Liễu là hình cá hóa long. Chạm khắc trang trí
đầu dư chạm rồng, cá hóa long trên thanh chống ở chùa Bối Khê tương tự
trang trí bộ phận cùng loại tại chùa Cói. Có thể thấy đặc trưng vì kèo chùa
Mạc rất gần với đặc trưng vì kèo đình Mạc. Các chi tiết kiến trúc này đều
được chạm khắc chung mô- típ trang trí, chỉ khác ở hình tượng trang trí. Kết
cấu các công trình kiến trúc Phật giáo thời Mạc về cơ bản giống với kiến trúc
Phật giáo thời Trần. Sự chuyển giao và thay thế giữa hai triều đại chỉ vòng
62
hơn 120 năm nên hầu như Mỹ thuật Mạc thừa hưởng nguyên vẹn tinh hoa của
mỹ thuật Trần.
- Thời Lê trung hưng: Đặc điểm mỹ thuật thời Lê trung hưng được thể
hiện ở trang trí kết cấu kiến trúc khung gỗ cung Thánh chùa Bối Khê. Mặc dù
còn rất ít hiện vật, nhưng vẫn thấy được sự tương đồng về phong cách nghệ
thuật trang trí với các kết cấu kiến trúc tương tự ở các chùa khác cùng niên
đại. So sánh cung Thánh chùa Bối với gác chuông chùa Keo về hình thức
trang trí, thấy tương tự về hình tượng trang trí ( cá hóa long, mây lửa, mây
đao mác) và kỹ thuật chạm khắc ( chạm lộng, chạm bong kênh). Chùa Keo
dưới ( Thái Bình) là nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn đặc điểm mỹ thuật thời
Lê trung hưng, vậy có cơ sở để xác định đặc điểm mỹ thuật Lê trung hưng ở
chùa Bối Khê.
- Thời Nguyễn: Dấu ấn nghệ thuật Nguyễn có mặt dày đặc khắp nơi
trong chùa Bối Khê. Điều này dễ hiểu, bởi chùa Bối Khê là một chùa cổ, tính
trung bình từ thời Trần đến thời Nguyễn cứ 60 năm lại có một đợt trùng tu
chùa Phật ( căn cứ vào các văn bia lưu lại ở chùa). Phong cách trang trí kiến
trúc Nguyễn ở Bối Khê rất quen thuộc, có thể thấy ở mọi ngôi chùa Nguyễn
điển hình. Mô-típ trang trí cũng quen thuộc: Trang trí khung rất ít, toàn bộ
chỉ bào trơn, không chạm khắc. Chỉ tập trung vào cốn mê, ván gió với đề tài
là Tứ Linh, Tứ Quí. Tuy vậy, vẫn có phần trang trí giá trị, độc đáo của mỹ
thuật Nguyễn tại Bối Khê. Đó là trang trí ở hiên nhà Tiền Đường. Mật độ
trang trí ở đây xuất hiện đậm đặc. Trang trí cốn hiên với các đề tài phong
cảnh, sinh hoạt, tích chuyện Tây du kí, tứ linh xen thêm lân, rùa con, rồng
con, tứ quí hóa tứ linh. Trang trí có cả ở các cột hiên đá xanh ( trang trí hoa lá
tỉ mỉ, khắc câu đối).
63
3.2. Giá trị và vai trò của trang trí trên hệ thống đồ thờ
Các công trình kiến trúc tôn giáo cần xác định chức năng bởi hệ thống
đồ thờ. Hệ thống đồ thờ chùa Bối Khê có giá trị cao về nghệ thuật tạo hình,
văn hóa tín ngưỡng. Giá trị nghệ thuật, giá trị tâm linh của hệ thống đồ thờ có
sự đóng góp không nhỏ của nghệ thuật điêu khắc. Đồ thờ nhân cách thì là
những tác phẩm nghệ thuật tượng tròn. Đồ thờ phi nhân cách là những tác
phẩm của chạm khắc.
Giá trị thể hiện trên đồ thờ nhân cách: Có thể thấy các tượng thờ tiêu
biểu ở phần chùa Phật và cung Thánh là những tác phẩm đẹp của nghệ thuật
tạo hình truyền thống Việt Nam. Trong số các tượng thờ ở khu chùa Phật,
đáng lưu ý nhất là các pho: Quán Âm thời Mạc, tượng bà Hậu thời Mạc, tòa
Cửu Long thế kỉ 19, bộ tượng Di Đà Tam Tôn bằng gỗ thời Nguyễn.
- Khu Chùa Phật: Giá trị cao nhất là pho tượng Quán Âm.
+ Nghệ thuật trang chạm khắc trang trí thể hiện nhiều ở phần bệ tượng.
Trên tượng thờ Quán Âm ít trang trí bằng chạm khắc, y phục đều được tạc
liền khối chứ không lắp ghép, chỉ có phần mặt chất liệu gỗ được xử lý sơn
tránh mối mọt. Pho tượng Quán Âm này còn có ghi minh văn, là cơ sở quý để
xác định phong cách nghệ thuật của tượng thờ. So sánh Quán Âm ở chùa Bối
Khê với tượng Quán Âm thiên thủ thiên nhãn ở các chùa Động Ngọ ( Hải
Dương, Đa Tốn ( Gia Lâm, Hà Nội), Hội Hạ ( Vĩnh Phúc), Phổ Minh ( Nam
Định); thấy tương đồng về phong cách nghệ thuật, chỉ khác ở hình thức thể
hiện bệ, chân dung và số lượng tay.
+ Trên phương diện mỹ thuật, pho tượng Quán Âm được đặt ở vị trí
trung tâm, cao và đắc địa nhất của gian Thượng Điện. Vốn là một tác phẩm
điêu khắc, pho tượng đã thỏa mãn những yếu tố chính là: hình, khối, ánh sáng
64
và không gian. Trang trí chạm khắc trên bệ tượng có phong cách nghệ thuật
Mạc, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử mỹ thuật.
+ Trên phương diện đồ thờ, tượng thờ Quán Âm là loại xuất hiện nhiều
trong Phật Giáo. Pho tượng của chùa Bối Khê có nét khác biệt so với tượng
thờ Quán Âm của Trung Quốc, mặc dù thời kì này ảnh hưởng của Trung Hoa
về mặt nghệ thuật tới các nước trong khu vực rất lớn. Cơ sở khẳng định điều
này có nhiều, ở cả các mặt văn hóa, tôn giáo và lịch sử nghệ thuật. Từ thế kỉ
thứ 2 SCN Phật giáo đã có mặt ở nước Việt, ảnh hưởng nhất trong thời kì đó
là Mật Tông. Những dòng chú chữ Phạn “Phật đại quán đỉnh đà la ni tâm
chú” được tìm thấy trên các di chỉ cột đá thời Đinh, Lý. Việt Nam lại có dòng
thiền Tì ni đa lưu chi dòng Mật Tông, thờ Quán Âm, lưu truyền từ Tây tạng
sang. Ở thời điểm Chùa Bối Khê được xây dựng (thời điểm cuối Lý, đầu
Trần) ảnh hưởng của Mật Tông ở Việt Nam rất lớn. Hơn nữa, về sau này,
khoảng thời Lê Sơ, thời Mạc thì Phật giáo Trung Hoa mới có nhiều ảnh
hưởng. Pho tượng Quán Âm chùa Bối Khê là một tổng hòa của nghệ thuật
điêu khắc, trang trí, kiến trúc, văn hóa tín ngưỡng.
+ Tượng thờ ở khu chùa Phật còn có hệ thống tượng thế kỷ 19-20.
Phong cách chung của các pho tượng này giống với tượng chùa Trăm Gian,
các ngôi chùa khác cùng thời. Kích thước tượng nhỏ, vừa phải. Trang trí
tượng nhiều với các hình tượng quen thuộc của thời Nguyễn như Tứ Quý, Tứ
Linh, Bát Bửu. Đặc biệt trong số tượng thờ thời Nguyễn, bộ di đà Tam Tôn và
Tam Thế là những tượng gỗ đẹp, được tạo tác trau chuốt rất hoàn chỉnh,
trang trí bệ công phu.
- Cung Thánh: Hệ thống tượng ở cung Thánh có phong cách Nghệ thuật
Nguyễn. Số lượng tượng ở đây nhiều nhất trong số các cung Thánh của loại
65
hình chùa cùng loại (tiền Phật hậu Thánh). Giá trị nhất là tượng đức Thánh
Bối và đức Thánh Mẫu ( mẹ Thánh Bối).
+ Về mặt mỹ thuật, tượng Thánh Bối là một tác phẩm nghệ thuật điêu
khắc đạt yêu cầu thẩm mỹ. Tượng có hình khối nhỏ, đường nét trau chuốt, gợi
chứ không tả kĩ. Tư thế và chân dung giống tượng Phật, ngồi trên tòa Giả sơn
dễ khiến người xem liên tưởng đến hình ảnh Quán Âm Tọa Sơn, đây là ý
tưởng ẩn rất đáng tìm hiểu. So sánh với ngay tượng cùng thờ Thánh Bối ở
chùa Trăm gian và các chùa khác cùng loại( chùa Thầy, chùa Keo dưới, chùa
Láng) tượng Thánh Bối chùa Bối Khê khác biệt rất nhiều ở sắc tướng nữ tính,
trái ngược với nét nam tính ở các chùa kia.
+ Về giá trị văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử mỹ thuật, bản thân là tượng
thờ, những pho xuất hiện trong cung Thánh xác định tính chất thờ cúng cho
kiến trúc chùa Bối Khê. Đây là nét riêng của nghệ thuật điêu khắc, trang trí
tượng thờ của mỹ thuật truyền thống Việt Nam.
- Giá trị thể hiện trên đồ thờ phi nhân cách: Hệ thống đồ thờ phi nhân cách
ở chùa Bối Khê có giá trị nghệ thuật ở tính chất lịch sử mỹ thuật. Những đồ
thờ tiêu biểu mang đặc trưng nghệ thuật chạm khắc truyền thống có bàn thờ
đá hoa sen thời Trần, mảng đá chạm trang trí phong cách thời Lý, những
mảng chạm khắc gỗ trang trí bệ tượng. Rất tiếc là chùa không còn giữ được
những bát hương và chân đèn gốm thờ thời Mạc, những thứ đồ thờ giá trị
khác bị thất lạc sau lần trùng tu lớn năm 1995.
3.3. Bài học rút ra sau khi nghiên cứu đề tài
- Bài học về kế thừa và phát huy truyền thống, di sản nghệ thuật
tạo hình của người xưa. Chùa Bối Khê là một chùa cổ, phát tích từ đầu thời
Trần, qua thời gian, những dấu tích của những nền Mỹ thuật cổ không hề bị
chìm lấp mà luôn có sự tiếp nối, kế thừa. Ví dụ như trường hợp hình tượng
66
con rồng Việt Nam ((theo Pgs, Ts Chu Quang Trứ, (1970), Con rồng trong
nghệ thuật Việt Nam qua các thời.) là mô típ trang trí, là hình tượng nghệ
thuật được kế thừa từ mỹ thuật Lý sang Mỹ thuật Trần, từ nghệ thuật Mạc cho
tới nghệ thuật Nguyễn. Con rồng biến đổi từ con rắn, ở thời Lý nó biến đổi về
hình, khúc thân uốn lượn hình sóng nước nhịp nhàng. Sang đến thời Trần, con
rồng được nhiều lần biến đổi, từ chỗ kế thừa nguyên dạng rồng Lý, tới chỗ
kéo dài môi trên thành chữ S, rồi mất dần thân, chỉ còn hình đầu. thân phủ
vảy, có sừng và móng chân... Hình tượng con Rồng qua thời Trần đến Mạc có
khác đi nhiều, lại được cách tân một lần theo quan niệm của nghệ sĩ tạo hình
thời Mạc. Con rồng Mạc vẫn giữ nét đầu, kế thừa cách bố cục hình rồng song
có biến đổi phần thân, uốn doãng dạng khác, và dài thân hơn. Tới thời
Nguyễn, hình Rồng gần như hoàn chỉnh với đuôi xoắn, nét đầu vẫn giữ những
đặc trưng điển hình của những nền mỹ thuật trước đó. Con rồng thời Nguyễn
và con rồng thời Lý, không thể nỏi rồng nào đẹp hơn. Đặt hai con rồng cạnh
nhau, ta có thể phân biệt được dựa vào các đặc điểm được ghi chép trong thư
tịch, so sánh bằng hiện vật. Song nhìn cả hai vẫn có nét truyền thống Việt
Nam, không giống với rồng Trung Hoa, rồng châu Âu. Bài học về sự kế thừa,
phát huy di sản tiền nhân lúc nào cũng có giá trị.
- Bài học về bảo tồn, gìn giữ di sản, di tích văn hóa nghệ thuật. Trong
công cuộc đổi mới về văn hóa xã hội, những tinh hoa văn hóa nghệ thuật,
những di sản của cha ông để lại là rất đáng quí. Đã có nhiều bài học về sự bảo
tồn, trùng tu di tích thô bạo, thiếu khoa học, làm cho những giá trị nghệ thuật,
văn hóa bị mai một. Những kiến trúc tôn giáo cổ, những di vật của lịch sử
nghệ thuật đã tồn tại qua nhiều thiên tai địch họa, cho tới nay lại đứng trước
nguy cơ bị xóa sổ bởi chính những người dân, những người làm công tác bảo
tồn không có tâm, có tầm. Có thể thấy vai trò quan trọng của những người
nghiên cứu mỹ thuật, đó là giữ gìn và phát huy ý thức về cái đẹp. Đồng thời,
67
giáo dục về mỹ thuật, thẩm mỹ cũng là điều cần quan tâm.
- Bài học về nghiên cứu mỹ thuật, nhất là mỹ thuật truyền thống thì cần
tìm hiểu đa dạng, đa ngành, và là công việc khó khăn. Bản thân mỹ thuật cổ
Việt Nam không còn nhiều tư liệu, cơ sở vì lí do khách quan là thiên tai địch
họa, những cơ sở lưu giữ giá trị mỹ thuật thường tồn tại chung với các ngành
khác của văn hóa. Nghiên cứu mỹ thuật truyền thống Việt phải nương theo
đặc điểm tính cách dân tộc, đi theo lối riêng không giống với Mỹ thuật
phương tây. Đây là một thách thức không nhỏ! Mỹ thuật Việt Nam, cả nhìn từ
góc độ văn hóa và ngược lại, là một cái đẹp tổng hòa, mang đậm đặc tính dân
tộc. [23]
68
Tiểu Kết
Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc, hệ thống đồ thờ chùa Bối Khê thể
hiện mối quan hệ sâu sắc giữa các thể loại của nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật
điêu khắc được ứng dụng vào trang trí kiến trúc. Nghệ thuật điêu khắc là cơ
sở xác định giá trị thẩm mỹ của hệ thống đồ thờ đặt trong kiến trúc tôn giáo.
Kiến trúc tôn giáo là nơi lưu giữ những thành quả của nghệ thuật trang trí,
điêu khắc. Đồng thời, những giai đoạn lịch sử của Mỹ thuật truyền thống
được thể hiện ở những kiến trúc tôn giáo cổ như chùa Bối Khê. Nghệ thuật
hòa trộn vào đời sống văn hóa thể hiện giá trị độc đáo của Mỹ thuật cổ Việt
Nam
Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc, hệ thống đồ thờ chùa Bối Khê mang
lại sự phức hợp về phong cách cho Mỹ thuật truyền thống. Có thể thấy đặc
điểm của mỹ thuật cổ qua nhiều thời kì lịch sử thể hiện ở nghệ thuật chạm
khắc trang trí. Chùa Bối Khê là nơi lưu giữ những giá trị nghệ thuật, làm cơ
sở cho việc tìm hiểu lịch sử mỹ thuật. Đặt trong bối cảnh thiếu thốn về tư liệu
nghiên cứu của mỹ thuật cổ, những di tích tôn giáo có kiến trúc điển hình như
chùa Bối Khê rất quý báu. Hệ thống đồ thờ góp phần định hình kiến trúc và
xác định giá trị tôn giáo, giá trị nghệ thuật của chùa Bối Khê.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài trang trí trên kiến trúc và hệ thống đồ
thờ chùa Bối Khê, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Kế thừa và phát
huy giá trị truyền thống, chuẩn mực của những nền nghệ thuật trước là bài
học của mỗi người nghệ sĩ. Công cuộc gìn giữ bảo tồn những giá trị thẩm mỹ,
cái đẹp là công cuộc khó khăn, có vai trò lớn của những người làm công tác
nghiên cứu mỹ thuật. Quan tâm, định hướng giáo dục mỹ thuật cũng là bài
học “cũ” mà không “mới”.
69
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã trình bày đặc điểm của nghệ thuật trang trí trên kiến trúc
và đồ thờ của chùa Bối Khê. Từ đặc điểm kiến trúc tiến hành nghiên cứu các
hình thức trang trí trên kết cấu, chi tiết kiến trúc của chùa Bối Khê. Để có cái
nhìn toàn diện hơn về đặc điểm mỹ thuật truyền thống qua các thời kì, tìm
hiểu thêm về lịch sử văn hóa, đặc điểm tôn giáo, phân loại và xác định hệ
thống đồ thờ, so sánh đối chiếu các hiện vật còn lại tại chùa Bối Khê. Từ đó
xác định chức năng tâm linh, các giá trị của nghệ thuật điêu khắc, chạm khắc
trang trí thể hiện trên kết cấu kiến trúc, hệ thống đồ thờ.
Cơ sở lý thuyết để nghiên cứu đề tài này là những khái niệm của nghệ
thuật tạo hình, nghệ thuật trang trí, mối quan hệ giữa kiến trúc và nghệ thuật
chạm khắc trang trí kiến trúc. Tìm hiểu những đặc điểm kiến trúc chùa Việt
qua các thời kì lịch sử. Khái quát về đồ thờ trong kiến trúc tôn giáo, phân loại
đồ thờ và xác định chức năng định danh kiến trúc tôn giáo của nó. Từ đó, giới
thiệu một kiến trúc tôn giáo truyền thống điển hình, có sự kết hợp tổng hòa
của các thể loại nghệ thuật tạo hình, có sự độc đáo về chức năng tín ngưỡng,
là chùa Bối Khê.
Tiến hành nghiên cứu những hình thức trang trí trên đặc điểm kiến trúc,
kết cấu chi tiết kiến trúc. Đặc điểm kiến trúc của chùa Bối Khê là kiểu phân
bố mặt bằng “tiền Phật hậu Thánh” trên cơ sở mặt nền “nội Công ngoại
Quốc” phổ biến của kiến trúc chùa Việt. Tìm hiểu các giá trị nghệ thuật tạo
hình, đặc điểm của mỹ thuật cổ Việt Nam qua các thời kì tiêu biểu. Tại chùa
Bối Khê có lưu giữ dấu tích và giá trị nghệ thuật của các thời kì : Lý, Trần, Lê
trung hưng, Mạc và Nguyễn. Có thể thấy sự điển hình của nghệ thuật trang trí
trên kiến trúc, hệ thống đồ thờ tại kiến trúc tôn giáo “tiền Phật hậu Thánh”
Bối Khê.
70
Có chức năng văn hóa tín ngưỡng độc đáo, hệ thống đồ thờ của chùa
Bối Khê đóng vai trò xác định chức năng tôn giáo, góp phần trang trí bên
trong kiến trúc, là không gian thể hiện của nghệ thuật điêu khắc trên cả hai thể
loại : tượng tròn và phù điêu, Phân loại hệ thống đồ thờ chùa Bối Khê theo
phương pháp của Gs. Trần Lâm Biền, chìa thành hai loại hình chính: Đồ thờ
nhân cách và phi nhân cách. Từ đó nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật, lựa chọn
những đồ thờ tiêu biểu về giá trị lịch sử, nghệ thuật tạo hình.
Qua việc nghiên cứu đề tài, rút ra được bài học về cách tiếp cận vấn đề,
phân tích, xử lý thông tin có liên quan, áp dụng kiến thức đa ngành. Bài học
về thừa hưởng nền tảng giá trị nghệ thuật truyền thống. Bài học kinh nghiệm
về bảo tồn, lưu giữ tác phẩm nghệ thuật. Luận văn được hoàn thành dựa trên
cơ sở tìm hiểu, phân tích, tổng hợp tài liệu của những nghiên cứu trước có
liên quan đến chùa Bối Khê về mặt văn hóa, khảo cổ và nghệ thuật điêu khắc
tượng cổ. Cùng với quá trình nghiên cứu của bản thân, sự định hướng, gợi ý,
giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn đóng vai trò quan trọng để hoàn thành
nghiên cứu này.
71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách
1. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Đồng Tháp (tái
bản), Đồng Tháp.
2. Trần Lâm Biền (1979), Chùa Bối Khê, sách tư liệu, Viện Mỹ Thuật, Hà
Nội.
3. Trần Lâm Biền, Chu Quang Trứ (1981), Chùa Bối Khê ( Đại Bi Tự-một
kiến trúc bắt đầu từ thời Trần), sách tư liệu, Viện Mỹ Thuật, Hà Nội.
4. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mĩ thuật truyền thống của người
Việt, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
5. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt, NXB Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
6. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Nguyễn Bá Vân, Chu Quang Trứ
(1993),Mỹ thuật thời Mạc, Viện Mỹ thuật, Hà Nội.
7. Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa đầu
thời kì phong kiến, Trường đại học mỹ thuật Việt Nam, Viện Mĩ thuật,
Hà Nội.
8. Phạm Thị Chỉnh (2007), Giáo trình mỹ thuật học,NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
9. Trần Nguyên Đán, Đặng Thế Minh, Nguyễn Xuân Tiệp ( Hội đồng biên
tập), Tác phẩm mỹ thuật, NXB Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam.
10. Nguyễn Phi Hoanh ( 1978), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
11. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
(2003), Từ điển bách khoa Việt Nam,NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
12. Hoàng Văn Khoán (chủ biên) (2000), Văn hóa Lý Trần, nghệ thuật kiến
trúc và điêu khắc chùa tháp, Viện văn hóa và NXB Văn hóa thông tin.
Hà Nội.
72
13. Vũ Tam Lang (1998), Kiến trúc cổ Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội.
14. Đặng Bích Ngân (chủ biên) (2003), Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ
thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Hoàng Phê ( Chủ biên) (1988), Từ điển tiếng Việt,NXB Hồng Đức,
thành phố Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Quân – Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt,
NXb Mỹ thuật, Hà Nội.
17. Hà Văn Tấn, ảnh Nguyễn Văn Kự - Phạm Ngọc Long, dịch Hồ Hải
Thụy (1993), Chùa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Lê Mạnh Thát (1969), Sơ thảo lịch sử Phật giáo Việt Nam, Vạn Hạnh
xuất bản, Sài Gòn.
19. Tống Trung Tín (1997), Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời
Trần, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Tống Trung Tín cùng nhiều tác giả (2000), Văn hóa Lý -Trần, nghệ
thuật chùa tháp, Viện văn hóa, Hà Nội.
21. Chu Quang Trứ (2003), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam,
NXB Mỹ thuật , Hà Nội.
22. Chu Quang Trứ (2012), Mĩ thuật Lý –Trần : Mĩ thuật Phật giáo, NXB
Mỹ thuật, Hà Nội.
23. Chu Quang Trứ (2012), Sáng giá chùa xưa. Mỹ thuật Phật giáo, NXB
Mỹ thuật, Hà Nội.
24. Chu Quang Trứ (2016), Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc
dân tộc, NXB Mỹ thuật, Hà Nội.
25. Thích Thanh Từ (1992), Thiền sư Việt Nam, Thành hội Phật giáo Hồ
Chí Minh.
26. Trần Quốc Vượng ( 1994), Theo dòng lịch sử, NXB Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
73
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM
NGUYỄN TIẾN HIỆP
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN KIẾN
TRÚC VÀ ĐỒ THỜ CHÙA BỐI KHÊ
PHỤ LỤC ẢNH
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa)
Mã số: 60210102
Khóa: 18 (2015-2017)
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS BÙI THỊ THANH MAI
HÀ NỘI, 2017
74
MỤC LỤC
PHỤ LỤC ẢNH
Phụ lục 1 Cảnh quan kiến trúc chùa Bối Khê ............................................ 75
Phụ lục 2 Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc chùa Bối Khê .................... 80
Phụ lục 3 Nghệ thuật trang trí trên đồ thờ chùa Bối Khê ......................... 90
Phụ lục 4 Một số ảnh so sánh, đối chiếu của các nơi khác ........................ 98
75
Phụ lục 1
H 1.1. Ngũ không môn chùa Bối Khê. (Nguồn ảnh:
H 1.2. Mặt sau Ngũ Không Môn nhìn từ gác chuông.(Nguồn ảnh:
76
H 1.3.Tam Quan hai tầng tám mái chùa Bối Khê. (Nguồn ảnh:
H 1.4.Sân chùa Phật, đoạn giữa Tam Quan và Tiền Đường. (Nguồn ảnh:
https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=7EC001)
77
H 1.5. Nhà tiền đường góc nhìn từ nhà bia. (Nguồn ảnh:
H 1.6. Hiên nhà Tiền đường. .(Nguồn ảnh: www.phatam.com/chua-boi-khe-di-san-
ton-giao-vung-bac-bo_3a96a32be.html)
78
H 1.7. Mặt sau thượng điện, đoạn sân nối chùa Phật với Đại Bái cung Thánh.
(Nguồn ảnh:
79
H 1.8. Phần nóc cung Thánh chùa Bối Khê, nhìn từ mặt sau. (Nguồn ảnh:
www.phatam.com/chua-boi-khe-di-san-ton-giao-vung-bac-bo_3a96a32be.html)
H 1.9. Mặt sau cung Thánh chùa Bối Khê.(Nguồn ảnh: www.phatam.com/chua-boi-khe-di-
san-ton-giao-vung-bac-bo_3a96a32be.html)
80
Phụ lục 2
H 2.1. Trang trí phong cách nghệ thuật Nguyễn cốn gác chuông trên Tam Quan(Nguồn
ảnh:
81
H 2.2. Trang trí đắp vữa ở Ngũ Không Môn. (Nguồn ảnh: www.thiensulacviet.com/tho-
van/tap-van/chuyen-doi/tham-chua-bối-khe-3)
H 2.3. Góc hiên nhà Tiền Đường
(Nguồn ảnh:
82
H 2.4. Trang trí phong cách nghệ thuật Nguyễn trên cốn hiên Tiền Đường. (Nguồn ảnh:
H 2.5. Trang trí cốn hiên nhà Tiền Đường. (Nguồn ảnh:
83
H 2.6. Trang trí cốn hiên nhà tiền đường. (Nguồn ảnh:
H 2.7. Cốn hiên chạm khắc trang trí phong cách nghệ thuật Nguyễn.
(Nguồn ảnh:
84
H 2.8. Gạch bó thềm hiên Tiền Đường phong cách nghệ thuật Mạc.
(Nguồn ảnh:
H 2.9. Cận cảnh trang trí gạch rồng thời Mạc ở thềm hiên nhà Tiền Đường
(Nguồn ảnh:
85
H 2.10. Góc thềm hiên Tiền Đường xây bó gạch thời Mạc.(Nguồn ảnh:
H 2.11. Đầu rồng gỗ thời Trần ở đầu bẩy góc mái Thượng Điện. (Nguồn ảnh:
86
H 2.12. Chim thần Garuda chạm khắc đá góc nền Thượng Điện.
(Nguồn ảnh:
87
H 2.13. Chim thần Garuda gỗ thời Trần đỡ góc đao mái Thượng Điện.
(Nguồn ảnh:
88
H 2.14. Trang trí ván bịt mặt sau Hậu Cung ( Cung Thánh)
(Nguồn ảnh:
89
H 2.15. Mặt sau và trang trí đắp vữa phần nóc cung Thánh chùa Bối Khê.
(Nguồn ảnh:
H 2.16. Phần kết cẩu đấu củng, chồng rường cung Thánh chùa Bối Khê. ( Nguồn
ảnh:
90
Phụ lục 3
H 3.1. Tượng thờ Quán Âm chùa Bối Khê. (Nguồn ảnh:
91
H 3.2. Tượng Thích Ca Sơ Sinh và tòa Cửu Long thời Nguyễn.
(Nguồn ảnh: Sách ảnh Chùa Việt Nam, Thư viện Quốc gia, Hà Nội)
92
H 3.3. Tượng Quán Âm trên bệ đá hoa sen thời Trần trong không gian Phật điện. (nguồn:
93
H 3.4. Tượng Thánh Nguyễn Bình An ( Thánh Bối) tại Hậu Cung chùa Bối Khê
(Nguồn ảnh: Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc, NXB Mỹ thuật)
94
H 3.5. Bộ tượng tổ trước nhà Đại Bái ( trước cung Thánh) khu vực hành lang nối
tiếp chùa Phật và Cung Thánh. (Nguồn ảnh:
H 3.6. HÌnh rồng trang trí trên mặt bệ ban thờ đá hoa sen thời Trần chùa Bối Khê.
( Nguồn ảnh: Sách Mỹ thuật Trần, Viện Khảo cổ, Hà Nội.)
95
H 3.7. Góc ảnh mặt trước ban thờ đá hoa sen thời Trần tại gian Phật điện, chùa Bối
Khê(Nguồn ảnh:
H 3.9. Ảnh góc ban thờ đá hoa sen thời Trần đã được đặt ra một góc riêng.
(Nguồn ảnh:
96
H 3.8. Chim thần Garuda ở góc ban thờ đá hoa sen thời Trần.(Nguồn ảnh:
bi-boi-khe)
H 3.9. Sập đá thờ đặt kiệu, trước Tiền Đường. (Nguồn ảnh:
97
H 3.11. Cây Mệnh được thờ ở trong gian thờ Phật chùa Bối Khê. (Nguồn ảnh:
98
Phụ lục 4
H 4.1. Bộ ba tượng thánh Từ Đạo Hạnh, chùa Thầy, Hà Tây cũ.
( Nguồn ảnh:
H 4.2. Lối bài trí Thánh chung với Phật tại Phật Điện chùa Thầy.
( Nguồn ảnh:
99
H 4.3. Hình trang trí mặt đá rồng thời Lý ở tháp Chương Sơn. ( Nguồn: Sách Mỹ thuật
Trần, Viện Khảo cổ, Hà Nội)
H 4.4.. Hình rồng chạm khắc đá ở chùa Dâu, Bắc Ninh. (Nguồn: Sách Mỹ thuật Trần, Viện
Khảo cổ, Hà Nội)
100
H 4.5. Đầu rồng thời Lý. ( Nguồn ảnh:
101
H 4.6. Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.(Nguồn
ảnh: Sách Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc. NXB Mỹ thuật. )
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghe_thuat_trang_tri_tren_kien_truc_va_do_tho_chua_boi_khe_9875_2075334.pdf