A - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1941, trên báo Thanh Nghị , Đinh Gia Trinh đã kết thúc bài tiểu luận bàn về tính cách văn chương thời kì Âu hoá như sau:
"Văn chương Việt Nam xưa biểu hiện cho một tinh thần của một Á Đông chưa đem đời sống của nó hoà nhịp với đời sống của Tây Phương và của hoàn cầu. Trong khoảng non một thế kỉ này , trong sự sống chung với người Pháp , chúng ta đã hưởng thụ nhiều cái mới lạ của văn minh Âu Châu. Những thói cũ ở văn nghệ , ở triết học đối với chúng ta không có một giá trị tu yệt đối như xưa nữa. Chúng ta đã ra khỏi căn nhà nhỏ của ta để ý nhìn những miền trời xa rộng và do những điều trông thấy, cảm thấy , chúng ta đã đổi một ít phương châm xét đoán của giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nước nhà . "Sự cách mệnh tinh thần ấy đã làm nảy nở ra một nền văn chương mới ở đầu thế kỉ thứ XX này [43, 32-33].
Những nhận xét trên phần nào nói lên được một thực tế, đó là quá trình hiện đại hoá của Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Với quá trình ấy, thời trung đại đi dần tới chung cục và ánh s áng của một thời đại mới - thời hiện đại - lan toả dần vào văn học dân tộc; văn học Việt Nam bước ra khỏi quỹ đạo vùng Đông Á để ra nhập quỹ đạo toàn thế giới và không bị lạc lõng trong quỹ đạo ấy.
Quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam đã diễn ra một cách đặc biệt, mau lẹ và phức tạp trên tất cả các phương diện, các tiêu chí định tính nền văn học, trong đó có tiêu chí thể loại. Trên con đường hiện đại hoá, hệ thống văn học thể loại truyền thống từng bị phá vỡ để dần dần hình thành nên một cấu trúc thể loại của văn học hiện đại. Trong cấu trúc ấy "Tiểu thuyết xuất hiện và được hiện đại hoá dưới ảnh hưởng của tiểu thuyết Phương Tây" [21, 50], quan sát những bước đi của thể loại ấy ta sẽ ít nhiều thấy được hành trình của cả nền văn học.
Mặt khác, ngay trong quá trình sáng tác ủca một tác giả nhiều khi cũng thể hiện phần nào đó sự vận động của nền văn học. Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam (1906-1963) là một tác gi ả như vậy . Ông bắt đầu sáng tác từ những năm
20, thành công hơn cả những năm 30 và kết thúc sự nghiệp cầm bút của mình vào đầu những năm 60 của thế kỉ XX. Trong quá trình đó, các tác phẩm của ông - chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết "biến đổi rất mau" (Vũ Ngọc Phan) về nội dung tư tưởng cũng như về hình thức nghệ thuật.
Đã có nhiêu bài viết, công trình nghiên cứu về những thành tựu nghệ thuật của Nhất Linh. Nhưng dường như ít đi sâu vào mặt nghệ thuật xây dựng nhân vật trong những tác phẩm cụ thể, đặc biệt là hai tiểu thuyết "Đôi Bạn" và "Bướm trắng".
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài "Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh qua "Đôi bạn" và "Bướm trắng" làm đối tượng nghiên cứu, với mong muốn có thể góp một tiếng nói, một ý kiến trong sự nghiên cứu chung và tìm hiểu rõ hơn nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sự vận động của một thể loại ở quá trình sáng tác của một tác giả. Từ "Đôi bạn" đến "Bướm trắng" là hai tác phẩm tiêu biểu của Nhất Linh, là mốc chính cho sự quan sát quá trình vận động thể loại tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lý, một bước tiến dài, là một thành tựu mới trong sự nghiệp văn chương của Nhất Linh, một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự đổi mới trong tư tưởng cũng như về mặt nghệ thuật tiểu thuyết của ông. Nói như Phạm Thế Ngũ: đến "Bướm trắng có thể coi như giai đoạn thành tựu của một văn tài đã chín" [ 30, 151]
123 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6072 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh qua "Đôi bạn" và "Bướm trắng", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết, ông đã có sự chuyển hướng từ tư tưởng, cảm
hứng nghệ thuật, đề tài đến lối viết. Qua cuốn Viết và đọc tiểu thuyết Nhất Linh
đã đưa ra quan niệm viết tiểu thuyết của mình tuy không thật sắc sảo, càng
không uyên bác. Song những ý kiến mà Nhất Linh viết ra trong cuốn Viết và đọc
tiểu thuyết là sự chân thành.
Hai kiểu tiểu thuyết: Tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lý của Nhất
Linh mỗi kiểu tiểu thuyết có một chức năng riêng, do đó có cách xây dựng nhân
vật khác nhau. Ở tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh miêu tả tâm lý nhân vật đều
có liên quan trực tiếp đến các vấn đề xã hội, tác giả không sử dụng những biện
pháp nghệ thuật đặc thù, chỉ sử dụng những thành tựu mà tiểu thuyết hiện đại
Việt Nam đã đạt được cho tới thời điểm đó. Đến tiểu thuyết tâm lý, ông yêu cầu
đi sâu khám phá tâm lý con người chú trọng miêu tả cảm giác của nhân vật,
những hoạt động bên ngoài không còn được giữ vai trò quan trọng như trước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
đây nữa, nhân vật được quan tâm trong mối quan hệ với đời sống nội tâm. Thay
cho động cơ tâm lý nhất quán một chiều là những biểu hiện đa dạng hơn, có cả
phần mơ hồ của tiềm thức, vô thức, nhiều khi nhân vật hành động mà không tự
biết mình. Đây là nét khác nhau cơ bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở
tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lý của Nhất Linh.
Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Nhất Linh được
xây dựng theo mô hình con người cá nhân. Với tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm
trắng, vấn đề cá nhân đã được ý thức ở cấp độ mới hẳn .Nó đã trở thành một
phương tiện hữu hiệu bênh vực quyền tự do cá nhân , truyền bá cho một nền văn
hoá mới tạo nên một sự chuyển biến rõ rệt trong nếp cảm, nếp nghĩ cũng như
trình độ thưởng thức văn học của độc giả Việt Nam .
Tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng cho chúng ta thấy sự cách tân văn
học của Nhất Linh không chỉ dừng lại ở một cuộc cách mạng về tư tưởng, văn
hóa mà sâu xa hơn, nó đã tác động đến phần nhạy cảm nhất trong mỗi nhà văn:
nghệ thuật viết tiểu thuyết. Với khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý, nhà văn Nhất
Linh đã có tham vọng tìm hiểu khám phá đời sống tâm hồn tình cảm của con
người theo một con đường riêng, bằng một số yếu tố nghệ thuật đã phần nào đạt
tới giá trị hiện đại, giải toả một số bế tắc bất cập của tính chất ước lệ, công thức,
cũng như tính chất “nhất phiến ” trong việc thể hiện con người của văn học
truyền thống.
Để khám phá “con người bên trong”, tác giả Nhất Linh đã miêu tả tâm lý
nhân vật ở các mức độ biểu hiện khác nhau. Tâm lý nhân vật tự bộc lộ ra bên
ngoài qua những biểu hiện nhỏ nhặt, qua ngôn ngữ, hành động, cử chỉ có tính
bột phát bất chấp sự kiểm soát của lý trí và ý thức. Mặt khác, tâm lý nhân vật
được miêu tả thể hiện trực tiếp hoặc cũng có thể được nhận thức qua quá trình
phân tích của chính bản thân nhân vật. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất
Linh qua Đôi bạn và Bướm trắng đạt tới sự nhuần nhuyễn trong việc sủ dụng
các thủ pháp: Đối thoại tâm lý (đối thoại mang tính chất ám chỉ; đối thoại qua
hành vi, cử chỉ), độc thoại nội tâm; sự thể hiện tâm lý nhân vật qua tả cảnh thiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
nhiên và mô tả hình thức bên ngoài của nhân vật trong mối quan hệ với thế giới
nội tâm sâu kín.
Trong các cuộc đối thoại mang tính chất ám chỉ, ở Đôi bạn các nhân vật
nhằm khám phá những dự cảm về nhau. Họ mang trong mình những tâm hồn
tinh tế, nhạy cảm, luôn khao khát tìm kiếm những điệu hồn đồng điệu. Ở Bướm
trắng, Nhất Linh sử dụng biện pháp đối thoại ám chỉ để thể hiện những thăm dò
tình cảm lẫn nhau giữa các nhân vật. Các nhân vật trong Đôi bạn và Bướm
trắng, ngoài hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ, họ còn giao tiếp với nhau bằng
hành vi phi ngôn ngữ. Đó là những tín hiệu thẩm mỹ gợi ra các cuộc đối thoại và
biểu đạt trạng thái tâm lý nhân vật rất sâu sắc. Tình yêu của các nhân vật trong
Đôi bạn và Bướm trắng nhiều khi không cần được thể hiện bằng lời nói mà quan
trọng là các nhân vật cảm nhận về nhau và cùng cảm nhận về thế giới. Chính
quá trình khám phá ấy là một nét mới Nhất Linh đem đến cho nghệ thuật và
nhân vật trong tiểu thuyết của mình.
Bằng hình thức độc thoại nội tâm, Nhất Linh đã chạm đến những vận
động nằm ở trong tiềm thức của tâm hồn nhân vật, khiến nó trở thành thế giới
khép kín. Tuy tham gia vào cuộc giao tiếp, nhưng dường như các nhân vật trong
Đôi bạn và Bướm trắng chỉ quan tâm đến những biến chuyển trong tâm trạng.
Ngoài ra, trong các thủ pháp xây dựng nhân vật Nhất Linh còn thể hiện tâm lý
nhân vật qua tả cảnh thiên nhiên. Thiên nhiên không chỉ tạo nên không gian bối
cảnh cho nhân vật xuất hiện mà còn làm tôn thêm vẻ đẹp cho nhân vật, gắn liền
với biểu hiện rõ hơn các trạng thái tâm lý của họ. Có thể nói, đến tiểu thuyết của
Nhất Linh con người có ý thức công khai về sắc đẹp tự thân là một yếu tố của
giá trị cá nhân. Những đặc điểm cơ bản trong cách thể hiện ngoại hình nhân vật
trong tiểu thuyết của Nhất Linh qua Đôi bạn và Bướm trắng: Đó là vẻ đẹp ngoại
hình của nhân vật luôn phụ thuộc và thế giới tình cảm của người đang cảm nhận
với chúng. Vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật được Nhất Linh miêu tả nêu ra dần
dần với những nét ấn tượng, gợi cảm giác thưởng thức. Có thể nói, đây là một
tiến bộ trong bút pháp nghệ thuật miêu tả nhân vật so với văn học cổ điển. Tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
giả Nhất Linh tập trung miêu tả những chi tiết đường nét ngoại hình có liên quan
đến việc bộc lộ thế giới tình cảm ở bên trong. Chính vì thế, hình ảnh đôi mắt
trong hai tác phẩm Đôi bạn và Bướm trắng được tác giả miêu tả nhiều nhất. Là
vẻ đẹp của các nhân vật thường được đặt trong một trường liên tưởng so sánh và
gắn với phẩm chất khác của nhân vật. Như vậy, việc xây dựng ngoại hình nhân
vật trong Đôi bạn và Bướm trắng đã có những bước tiến bộ trong văn học truyền
thống nó không còn tĩnh tại, giản đơn, bất biến nữa mà có mối quan hệ mật thiết
hữu cơ với mọi mặt của con người.
Tuy nhiên, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh
không tránh khỏi những hạn chế. Một số nhân vật của ông không có sức sống
lâu bền, do tính cách chưa sắc cạnh, tâm lý nhân vật còn đơn giản và ít biến cố.
Khi đi vào tâm lý nhân vật của Nhất Linh trở nên cô đơn trong cõi riêng của
mình, rơi vào trạng thái phi logic, đối lập với thực tại. Đôi khi thế giới nội tâm
nhân vật, ngôn ngữ mô tả còn có sự trùng lặp…
Với đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh
qua Đôi bạn và Bướm trắng. Chúng tôi xin góp một ý kiến nhỏ bé vào việc ghi
nhận những gì mà Nhất Linh đã đóng góp cho công cuộc hiện đại hoá văn học
Việt Nam. Trong luận văn này còn nhiều thiếu sót mà chúng tôi sẽ cố gắng hoàn
thiện dần trên con đường học tập và nghiên cứu của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
Tài liệu tham khảo
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học , NXB ĐHQG - Hà Nội.
2. Bùi Xuân Bào (1972), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
3. M.Bakhtin (1992) Lý luận và thi pháp tiểu thuyết ,Trường viết văn Nguyễn
Du - Hà Nội
4. M.Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Đoxtoiepxki, NXB Giáo dục – Hà Nội.
5. A.Brecht (1965), Sân khấu . Tập 5, phần II.
6. Trương Chính (1939), Dưới mắt tôi, NXB Thuỵ kí - Hà Nội.
7. Ngô Văn Chương (1974), Văn-Sử Việt Nam cận đại 1862-1945, Đại Học văn
khoa - Huế.
8. Vũ Thị Khánh Dần (1997), Tiểu thuyết của Nhất Linh trước CM Tháng8,
Luận án PTS,Viện văn học - Hà Nội
9. Nhóm Lê Quý Đôn (1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, Tập 3 ,NXB
Xây dựng - Hà nội.
10. Đỗ Hồng Đức (1994), Bước đầu tìm hiểu về tiểu thuyết tâm lý qua Tố Tâm
(Hoàng Ngọc Phách) và Bướm trắng (Nhất linh), Luận án thạc sỹ , ĐH Sư phạm
Hà Nội.
11. Phan Cự Đệ (2000), Tự lực văn đoàn , con người và văn chương , Tuyển tập
Phan Cự Đệ , Tập 1 ,NXB Văn học - Hà Nội.
12. Phan Cự Đệ ( 2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX , NXB Giáo dục - Hà Nội.
13. Lê Bá Hán (chủ biên) (2000), Từ điển thuật ngữ văn học , NXB - ĐHQG -
Hà Nội.
14. Đỗ Đức Hiểu (1996), Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh, Tạp trí văn học số
10.
15. Trần Thanh Hiệp (1965), Nhân vật trong tiểu thuyết , NXB Sáng tạo - Sài
Gòn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
16. Dương Thị Hương (2001), Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn , Luận án TS, ĐH Sư phạm - Hà Nội.
17. Mai Hương (tuyển chọn) (2000), Nhất Linh cây bút trụ cột , NXB Văn hoá
thông tin - Hà Nội.
18. Nguyễn Hoành Khung (1989), Văn xuôi lãng mạn Việt Nam(1930 -1945),
Tập 1, NXB Khoa học xã hội - Hà Nội.
19. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam , quyển hạ, NXB Trình
bày - Sài Gòn.
20. Thạch Lam (1941), Theo giòng, NXB Đời nay - Hà Nội.
21. Mã Giang Lân (chủ biên) (2000), Quá trình hiện đại hoá văn họcViệt Nam
1900-1945, NXB Văn hóa thông tin - Hà Nội.
22. Phương Lựu (2002), Lý luận văn học , NXB Giáo dục - Hà Nội.
23. Nhất Linh (2001), Đoạn tuyệt ,Văn chương Tự lực văn đoàn, Tập 1, NXB
Giáo dục - Hà Nội.
24. Nhất Linh (2001), Lạnh lùng, Văn chương Tự lực văn đoàn, Tập 1, NXB
Giáo dục - Hà Nội.
25. Nhất Linh (2001), Nắng thu, Văn chương Tự lực văn đoàn, Tập 1 , NXB
Giáo dục - Hà Nội.
26. Nhất Linh (2001), Đôi bạn , Văn chương Tự lực văn đoàn, Tập 1, NXB
Giáo dục - Hà Nội.
27. Nhất Linh (2001), Bướm trắng, Văn chương Tự lực văn đoàn , Tập 1 , NXB
Giáo dục - Hà Nội.
28. Nhất Linh (1972), Viết và đọc tiểu thuyết , NXB Đời nay - Sài Gòn.
29. Lê Hữu Mục (1960), Khảo luận về Đoạn Tuyệt (tức luận đề về Nhất linh),
Tập 1, NXB Khai trí - Sài Gòn.
30. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Tập 3, Quốc
học tùng thư xuất bản - Sài Gòn.
31. Vương Trí Nhàn (1966), khảo về tiểu thuyết, Tập 2, NXB Hội nhà văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
32. Vương Trí Nhàn (sưu tầm) (2000), Những lời bàn về tiểu thuyết trong văn
học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, NXB Hội nhà văn.
33. Nhiều tác giả (1984), Từ điển văn học, Tập 2, NXB khoa học xã hội.
34. G-N Pospelov (chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học ,Tập 2, NXB
Giáo dục - Hà Nội.
35. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại , Tập 1, NXB văn học - Hội nghiên
cứu giảng dạy văn học TP - HCM.
36. Võ Phiến (1969), Tạp bút, Thời mới xuất bản.
37. Phạm Quỳnh, Khảo về tiểu thuyết In Nam Phong - Sài Gòn.
38. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu , NXB Tác phẩm mới - Hội nhà
văn Việt Nam - Hà Nội.
39. Trần Đình Sử (1993), Thi pháp học hiện đại , NXB Giáo dục đào tạo - Hà
Nội.
40. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, NXB Giáo dục
đào tạo.
41. Bạch Năng Thi - Phan Cự Đệ( 1961), Văn học Việt Nam (1930 – 1945) Tập
1, 2. NXB Giáo dục - Hà Nội.
42. Nguyễn Đình Thi (1965), Công việc của người viết tiểu thuyết , NXBVăn
học - Hà Nội.
43. Đinh Gia Trinh (1995), Hoài vọng của lý trí, NXB Văn học - Hà Nội.
44. Nguyễn Văn Trung, 1965, Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, NXB Nam Sơn
Hà Nội.
45. Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn, NXB Khoa học xã hội- Hà Nội.
46. Lê Tuyên (1961), Hiện hữu của tiểu thuyết, NXB Đại học.
47. Nguyễn Văn Xung (1985), Bình giảng về Tự lực văn đoàn, NXB Tân Việt -
Sài Gòn.
48. Trần Đăng Xuyền (1991), Chủ nghĩa tâm lý trong sáng tác của Nam Cao,
Tạp chí diễn đàn văn nghệ Việt Nam, Tập 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
®¹i häc th¸i nguyªn
Trêng ®¹i häc s ph¹m
----------------------
NguyÔn ThÞ Mai H¬ng
NghÖ thuËt x©y dùng nh©n vËt trong tiÓu thuyÕt
Cña nhÊt linh qua '®«i b¹n" vµ "bím tr¾ng"
Chuyªn ngµnh: V¨n häc ViÖt Nam
M· sè: 60.22.34
Tãm t¾t LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc ng÷ v¨n
Th¸i Nguyªn. 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
A - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam (1906-1963) bắt đầu sáng tác từ những năm 20, thành
công hơn cả những năm 30 và kết thúc sự nghiệp cầm bút c ủa mình vào đầu những năm 60
của thế kỉ XX. Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về những thành tựu nghệ thuật của
Nhất Linh. Nhưng dường như ít đi sâu vào mặt nghệ thuật xây dựng nhân vật trong những tác
phẩm cụ thể, đặc biệt là hai tiểu thuyết “Đôi Bạn” và “ Bướm trắng”.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
tiểu thuyết của Nhất Linh qua “Đôi bạn ” và “Bướm trắng” làm đối tượng nghiên cứu, với
mong muốn có thể góp một tiếng nói, một ý kiến trong sự nghiên cứu chung và tìm hiểu rõ
hơn nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sự vận động của một thể loại ở quá trình sáng tác của
Nhất Linh.
2. Lịch sử vấn đề
Số lượng bài viết và các công trình nghiên cứu về tác giả Nhất Linh khá phong phú, đề
cập đến nhiều phương diện về con người và văn nghiệp. Trong khuôn khổ vấn đề nghiên cứu,
chúng tôi chủ yếu dừng lại khảo sát các ý kiến trực tiếp liên quan tới nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh nói chung và hai tiểu thuyết “Đôi bạn” và “Bướm
trắng” nói riêng, sắp xếp chúng theo trình tự thời gian nhằm tái hiện một cách khách quan
những quan điểm đánh giá ấy.
2.1. Các ý kiến đánh giá về nghệ thuật tiểu thuyết và xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
của Nhất Linh
Trước năm 1945, tiểu thuyết của Nhất Linh đã thu hút được sự chú ý của bạn đọc và giới
nghiên cứu, phê bình. Tiêu biểu là các tác giả như: Trương Tửu; Trương Chính; Dương
Quảng Hàm; Vũ Ngọc Phan…Nhìn chung, các ý kiến đánh giá về nghệ thuật tiểu thuyết của
Nhất Linh thời kì này chưa thật sự phong phú. Có ý kiến thì đề cao, có ý kiến thì nghiêm khắc
nhìn nhận, nhưng nhìn một cách bao quát, tất cả các nhà nghiên cứu đều thừa nhận phương
diện đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh.
Các nhà nghiên cứu hầu như không lưu tâm tới những tác phẩm của Nhất Linh, phải tới
sau những năm 1954, chúng mới được nghiên cứu trở lại. Nhưng do tình hình chính trị của
đất nước mà việc nghiên cứu về Nhất Linh cũng được chia thành hai bộ phận theo hai miền
Nam - Bắc. Vì thế mà nảy sinh một hiện tượng: Trên phương diện tư tưởng, tiểu thuyết của
Nhất Linh được đề cao ở miền Nam, bị phê phán ở miền Bắc, nhưng trên phương diện nghệ
thuật có điểm gặp gỡ giữa các nhà nghiên cứu hai miền.
Các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu cả hai miền Nam - Bắc phần lớn rơi vào phán
xét tiểu thuyết của Nhất Linh theo quan điểm đạo đức xã hội. Nhưng một số ý kiến đã đề cập
đến sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Nhất Linh, trong đó có nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Bước vào giai đoạn sau Đại hội Đảng VI (1986); trong xu thế đổi mới, một số hiện tượng
văn học quá khứ được nhìn nhận, đánh giá lại và được đánh giá toàn diện hơn, trong đó nổi bật
lên là những tác phẩm của Nhất Linh. Các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Phan Cự
Đệ, Hà Minh Đức, Trương Chính, Nguyễn Hoành Khung, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác - Đái
Xuân Linh, Lê Thị Đức Hạnh, Vu Gia, Lê Thị Dục Tú, Trịnh Hồ Khoa, Vũ Thị Khánh Dần,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
Dương Thị Hương… đã thể hiện một sự đánh giá phong phú một cách nhìn toàn diện, đúng đắn
và đa chiều về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng như tiểu thuyết Nhất Linh.
2.2. Các ý kiến đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Đôi bạn”
(1938) và “Bướm trắng” ( 1939) của Nhất Linh
Trước thời kỳ đổi mới các bài viết đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Đôi bạn
và Bướm trắng. Có thể kể đến một số bài viết của Đặng Tiến trong Hạnh phúc trong tác phẩm
của Nhất Linh (1965), Nguyễn Hoành Khung trong cuốn Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930-
1945), Phan Cự Đệ - Lời giới thiệu tiểu thuyết Đôi bạn (1988)...Hay ở trong các luận văn của
Vũ Thị Khánh Dần và Đỗ Đức Tiểu cũng có những nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong tiểu thuyết của Nhất Linh. Với tiểu thuyết Bướm Trắng vì ra đời sau trong sự nghiệp sáng
tác nên chưa thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu đương thời. Ở Miền Nam có các bài
viết của Bùi Xuân Đào trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn
sử giản ước tân biên...ở Miền Bắc có các bài viết của Phan Cự Đệ trong Lời giới thiệu cuốn
Đoạn tuyệt có nhận xét : “ Xét về một phương diện nào đó thì nghệ thuật của Đôi bạn và Bướm
Trắng già dặn hơn, những nhận xét về tâm lý nhân vật sâu sắc và tinh vi hơn”, Đỗ Đức Hiểu
cho rằng: “ Bướm Trắng là một tiểu thuyết hiện đại”. Nhìn chung các ý kiến đánh giá khá phong
phú và đa dạng. C ác nhà nghiên cứu đứng trên quan điểm lịch sử để đánh giá nhận định, cố
gắng tìm tòi những khám phá đóng góp của Nhất Linh đối với tiến trình văn học, nhưng nghệ
thuật tiểu thuyết chưa đi sâu.
3. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát thế giới hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng,
đi sâu vào các thủ pháp xây dựng nhân vật của tiểu thuyết, đặc biệt chú trọng đến các yếu tố
thể hiện tâm lý. Tiểu thuyết là một đơn vị tổ chức nghệ thuật phức tạp nhiều khía cạnh, nhiều
tầng bậc. Nhân vật cũng chỉ ra là một phương diện của tổ chức nghệ thuật mà thôi. Do đó việc
phân tích nhân vật không tách rời nghiên cứu các yếu tố khác của tiểu thuyết như cốt truyện,
kết cấu, tả cảnh...đặc biệt là cốt truyện. Và tiểu thuyết phần nào cả thực chất là hành trình của
số phận nhân vật trong thời gian - trước là cốt truyện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi đã kết hợp một vài phương pháp nghiên cứu phù hợp với
mục đích nghiên cứu của mình. Đó là do vận dụng tổng hợp các phương pháp mà các thao tác
chính là:
Phương pháp thống kê phân loại, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh
đối chiếu, phương pháp lịch sử:
5. Đóng góp của luận văn
Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng , chúng
tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu, nghiên cứu thế giới nghệ thuật của hai
tiểu thuyết nêu trên, xem nó như một thành phần quan trọng của toàn bộ hệ thống tác phẩm
của nhà văn Nhất Linh. Mục đích của luận văn là chỉ ra:
- Những thủ pháp xây dựng nhân vật, những đóng góp và những hạn chế của nghệ thuật
tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
109
- Những đóng góp của Nhất Linh đối với tiến trình hiện đại hoá nghệ thuật tiểu thuyết
Việt Nam ở giai đoạn đương thời; đồng thời cũng chỉ ra sự vận động, chuyển hướng trên cả
hai phương diện nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật trong tiểu thuyết Nhất Linh.
Đây là công trình chuyên biệt đầu tiên tập trung nghiên cứu nhân vật của tiểu thuyết Đôi
bạn và Bướm trắng. Có thể nói với luận văn này, hai tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng được
nghiên cứu một cách tỉ mỉ và cụ thể về nghệ thuật nhân vật . Từ đó, luận văn bước đầu đưa ra
nhận định về những đóng góp của Nhất Linh với tiến trình hiện đại hoá nghệ thuật tiểu thuyết
ở giai đoạn sau trong sự nghiệp sáng tác của ông.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Quan niệm tiểu thuyết, nhân vật tiểu thuyết, hai kiểu tiểu thuyết của Nhất
Linh.
Chương 2: Nhân v ật và kết cấu cốt truyện trong Đôi bạn và Bướm trắng.
Chương 3: Các thủ pháp xây dựng nhân vật trong Đôi bạn và Bướm trắng.
B - NỘI DUNG
CHƯƠNG I
QUAN NIỆM VỀ TIỂU THUYẾT, NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT
HAI KIỂU TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH
1.1. Quan niệm tiểu thuyết và nhân vật tiểu thuyết
1.1.1. Quan niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một trong những thể loại quan trọng nhất của văn chương, nghệ thuật
hiện đại. Theo M. Bakhtin cho rằng “Tiểu thuyết không đơn thuần chỉ là một thể loại trong
nhiều thể loại. Đó là thể loại duy nhất nảy sinh và được nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch
sử thế giới và vì thế mà thân thuộc sâu sắc với thời đại ấy ”.Việc đưa ra một khái niệm về thể
loại tiểu thuyết một cách hoàn chỉnh không phải là dễ. Bởi vì đã có khá nhiều quan niệm khác
nhau về tiểu thuyết. Ở nước ta, trước năm 1945 khi viết tiểu thuyết đã trở thành nhưu cầu bức
thiết của nhà văn Việt Nam đầu thế kỷ XX thì lý luận về tiểu thuyết càng trở nên bức thiết.
Trước năm 1945 có các quan niệm về tiểu thuyết được đưa ra của các tác giả: Phạm Quỳnh,
Thạch Lam, Vũ Bằng, Thiếu Sơn, Vũ Ngọc Phan ...Sau năm 1945, việc nghiên cứu thể loại
tiểu thuyết được trải rộng ra cả ở hai miền Bắc - Nam. Khi sự phân định về mặt thể loại càng
cụ thể hơn, thì quan niệm về tiểu thuyết sát với đặc trưng thể loại hơn, có thể đưa ra một định
nghĩa khái quát của Phương Lựu trong cuốn Lý luận như sau: “Tiểu thuyết là một hình thức tự
sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong
hình thức trần thuật tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh
phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội,
miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp tái hiện nhiều tính đa dạng”.
1.1.2. Quan niệm nhân vật tiểu thuyết
Nhân vật là linh hồn, là yếu tố không thể thiếu trong tiểu thuyết, ở nhân vật có thể là
chiếc cầu nối giữa “cuộc đời thực” và “cuộc đời có vẻ thực” trong tiểu thuyết. Qua thế giới
nhân vật, người đọc sẽ tìm thấy những vấn đề nhân sinh mà tác giả muốn gửi gắm, muốn chia
sẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110
Khi sáng tác, mỗi nhà văn thường chọn cho mình một thế giới nhân vật phù hợp với sở
thích, cá tính của mình để miêu tả, thể hiện. Nguyễn Đình Thi đã viết : “Vấn đề trung tâm của
nghệ thuật tiểu thuyết theo tôi, là miêu tả những con người và đường đi của họ trong xã hội.
Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua các nhân vật, xuất phát từ nhân vật
hơn là từ sự việc”. Một đặc điểm rất quan trọng trong tiểu thuyết hiện đại là nhân vật dường như
mang tính tự thân. Nhiều lúc nó vượt ra khỏi sự kiểm soát, sự định hướng ban đầu của nhà văn
để đi theo qui luật của cuộc đời, số phận.
Nhà văn chỉ có thể xây dựng nhân vật tiểu thuyết bằng chính vốn sống và sự hiểu biết về
nhân vật. Và như thế, một vấn đề đặt ra trong phương thức xây dựng nhân vật tiểu thuyết, là
giải quyết như thế nào mối quan hệ giữa nhân vật và tác giả. Có ý kiến cho rằng nhân vật
trong tác phẩm là hình ảnh của tác giả, nhưng cũng có ý kiến ngược lại.
1.2. Quan niệm của Nhất Linh về tiểu thuyết
Trước năm 1932, Nhất Linh theo quan điểm của các nhà Nho. Tiểu thuyết Nho phong
(1926) và tập truyện ngắn Người quay tơ (1927) thể hiện khá rõ những quan niệm trên.
Sau khi du học ở Pháp về, Nhất Linh đã thay đổi quan niệm văn chương.. Số phận con
người cá nhân, quyền sống, quyền tự do dân chủ, quyền được hưởng hạnh phúc, lòng khao
khát lý tưởng được nhà văn quan tâm thể hiện trong hàng loạt tiểu thuyết : Đoạn tuyệt, Lạnh
lùng, Đôi bạn, Bướm trắng và hai tiểu thuyết viết chung với Khái Hưng: Gánh hang hoa,
Đời mưa gió. Trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết Nhất Linh, đã nói rõ về quan niệm viết tiểu
thuyết của mình. Ông cho rằng một cuốn tiểu thuyết hay là “tả đúng sự thực cả bề trong lẫn
bề ngoài. Diễn tả linh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời...”, “việc diễn tả tâm hồn và
những uổn khúc của tâm hồn, những ý nghĩ thầm kín của các nhân vật là việc làm khó nhất”.
Theo Nhất Linh hình dáng nhân vật “không nên tả ngay một lúc”.Với tư cách một người sau
lưng có nhiều tiểu thuyết đã xuất bản ông chân thành kể ra những quan niệm non nớt của
mình hồi đang viết nhiều viết khoẻ. Trong “Tự lực văn đoàn”, nghệ thuật của Nhất Linh có
thể nói là vững vàng nhất.
1.3. Hai kiểu tiểu thuyết của Nhất Linh
1.3.1. Tiểu thuyết luận đề
Nói về loại tiểu thuyết này, Nhất Linh cũng đã đưa ra quan niệm: “Viết luận đề tiểu
thuyết nghĩa là viết tiểu thuyết để nêu lên một lý thuyết, để tán dương, tuyên truyền một cái gì
tác giả cho là tốt đẹp, để đả đảo một cái gì tác giả cho là xấu xa, viết tiểu thuyết để phụng sự,
để chứng tỏ một cái gì đó…”. Ở tiểu thuyết luận đề, Nhất Linh đã có sự can thiệp khá rõ tới
nhân vật. Để khẳng định và bảo vệ cho luận đề của mình, Nhất Linh luôn xây dựng nhân vật
chính diện mang tư tưởng luân đề, nhân vật phản diện thì chống lại. Mặt khác, nhân vật
thường được khai thác mặt có lợi cho luận đề. Kết thúc các tiểu thuyết luân đề thường là kết
thúc có hậu vì thế nó thường mang màu sắc duy lý, vì tất cả mọi biểu hiện đều bộ lộ tình cảm
và dục vọng của nhân vật.
1.3.2. Tiểu thuyết tâm lý
Ở tiểu thuyết tâm lý, ông đặt ra yêu cầu đi sâu khám phá tâm lý con người chú trọng miêu
tả cảm giác của nhân vật, đây cũng là nét khu biệt và là thành tựu nghệ thuật trong việc thể
hiện nội tâm của văn học lãng mạn. Những hoạt động bên ngoài không còn được giữ vai trò
quan trọng như trước đây nữa , nhân vật được quan tâm trong mối quan hệ với đời sống nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
tâm. Nhất Linh mở rộng diện quan tâm tới các nhân vật với nét tâm lý khác nhau trong quá
trình miêu tả. Thay cho động cơ tâm lý nhất quán một chiều là những biểu hiện đa dạng hơn,
có cả phần mơ hồ của tiềm thức, vô thức, nhiều khi cá nhân hành động mà không tự biết
mình. Đây là nét khác nhau cơ bản trong nét xây dựng tâm lý nhân vật ở tiểu thuyết luận đề
và tiểu thuyết tâm lý của Nhất Linh. Các quá trình tâm lý được quan tâm, thay cho các trạng
thái tâm lý trước đây, với những biểu hiện của sự vận động, qua những mâu thuẫn nội tại
phức tạp. Hành vi bên ngoài và suy nghĩ bên trong của nhân vật không thống nhất đơn giản
một chiều, nhân vật độc thoại nhiều hơn, hiện tượng người trần thuật nhập vào ý nghĩ của
nhân vật với cái nhìn từ bên trong xuất hiện nhiều hơn.
CHƯƠNG II
NHÂN VẬT VÀ KẾT CẤU CỐT TRUYỆN TRONG
ĐÔI BẠN VÀ BƯỚM TRẮNG
2.1. Quan niệm của Nhất Linh về con người
2.1.1. Quan niệm về con người trong văn học
Quan niệm con người cũng là một sản phẩm của lịch sử. Nó chịu sự chi phối của cá tính
sáng tạo của nhà văn, truyền thống văn hoá dân tộc và ảnh hưởng của mối quan hệ giao lưu văn
hoá quốc tế. Ở mỗi thời kỳ, mỗi nơi, mỗi con người khi đưa ra quan niệm nghệ thuật về con
người đều có sự khác nhau. Đối với các nhà nghiên cứu phương Tây thì cho rằng con người
chính là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Theo Brech
“các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con
người sống, mà là hình tượng được khắc hoạ phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”.
Đối với các nhà nghiên cứu phê bình ở Việt Nam quan niệm nghệ thuật là cơ sở chắc
chắn nhất để nghiên cứu tính độc đáo của các sáng tác nghệ thuật. Theo giáo sư Trần Đình Sử
thì vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là vấn đề “tính năng động của nghệ
thuật, là giới hạn, phạm vi chiếm lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật, là khả năng thâm
nhập của nó vào các miền khác nhau của cuộc đời”
Từ quan niệm nghệ thuật về con người dưới cách nhìn của các nhà nghiên cứu ta có thể
thấy rằng con người khi được đưa vào trong tác phẩm nó trở thành đối tượng nhận thức các
vấn đề của cuộc sống. Nhân vật được khắc hoạ qua cái nhìn của tác giả và được các nhà văn
thể hiện qua các hình thức nghệ thuật. Ở các nhà văn lớn, sự hình thành quan niệm nghệ thuật
của họ vừa có vai trò đặc biệt quyết định của cá tính sáng tạo của thế giới quan và tư tưởng
nghệ thuật của nhà văn.
2.1.2. Quan niệm về con người trong sáng tác của Nhất Linh
Trong tiểu thuyết như Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng… Ông đã thể hiện một
quan niệm về con người mới làm nền tảng cho việc xây dựng cốt truyện và miêu tả nhân vật
trong tác phẩm của mình. Trong tiểu thuyết của Nhất Linh, quan niệm nghệ thuật về con người
được xây dựng theo mô hình con người cá nhân. Với tiểu thuyết tâm lý thì con người có khát
vọng hành động tìm lối thoát li mọi quan hệ xã hội để thoả mãn tự do bản năng đây cũng là cấp
độ cao nhất của con người cá nhân ý thức hướng tới một cuộc đời mới với một quan niệm sống
mới, là ý thức thường trực trong con người ở tiểu thuyết Nhất Linh. Con người trong tiểu thuyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
luận đề là vậy, còn con người trong Đôi bạn, Bướm trắng thì lại đấu tranh để giải phóng bản
năng của mình.
Trong các tiểu thuyết : Đoạn tuyệt, Lạnh lùng , hay Đôi bạn Nhất Linh quan niệm về
nhân vật : Nhân vật đại diện cho chế độ và tập tục cũ như Bà Án (Bướm trắng) - là nhân vật
phản diện; đồng thời có những nhân vật chính diện mang lý tưởng, thể hiện quan điểm tư
tưởng, đạo đức của tác giả, của thời đại như: Loan (Đoạn tuyệt); Dũng (Đôi bạn), Trâm (Nắng
thu)… Riêng ở Bướm trắng Nhất Linh còn thể hiện một quan niệm nghệ thuật mới về con
người, nhân vật Trương không thể xếp vào hai loại nhân vật trên. Đó là nhân vật đại diện cho
chính nhân vật đó, cho cách sống và suy nghĩ của chính họ. Ở đây, phải chăng nhà văn Nhất
Linh đã xoá nhoà hai kiểu nhân vật, xoá nhoà ranh giới giữa thiện và ác, giữa tốt đẹp và xấu
xa để tạo nên một kiểu nhân vật phức hợp, hội tụ nhiều phẩm chất, nhiều con người trong một
chỉnh thể ?
Trong quan niệm nghệ thuật về con người của mình, nhà văn Nhất Linh đặc biệt quan
tâm đến việc khám phá “con người bên trong”, khám phá những cảm xúc, cảm giác mong
manh tinh tế cũng như mãnh liệt trong tâm hồn con người nhưng không vì vậy tác giả coi nhẹ
việc khắc hoạ, đặc tả “con người bên ngoài”.
Quan điểm nghệ thuật của Nhất Linh về con người trong tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm
trắng cho thấy ông đã đổi mới hẳn quan niệm về con người và cách miêu tả con người, tạo
thành chất lượng mới trong tác phẩm.
2.2. Quan hệ giữa cốt truyện và sự thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Nhất Linh
2.2.1. Vấn đề cốt truyện của tiểu thuyết
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999,
đã định nghĩa: Cốt truyện “là hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng
và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động
của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch”.Cùng quan điểm như vậy, Lại Nguyên Ân
cũng quan niệm: Cốt truyện là “sự phát triển hành động; tiến trình các sự việc, các biến cố
trong tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình”.
Ở Việt Nam, các nhà tiểu thuyết giai đoạn đầu thế kỉ XX đã rất thành công trong việc từ
bỏ lối viết chương hồi, kết thúc có hậu. Thay vào đó là sự lắp ghép nhiều mẩu chuyện xung
quanh nhân vật chính, cốt truyện cô đọng, kết thúc bỏ ngỏ, tôn trọng sự thật. Người có công
đầu trong những cách tân nghệ thuật này phải nói tới Song An Hoàng Ngọc Phách và nhóm
Tự lực văn đoàn. Trong đó những đóng góp đáng ghi nhận nhất là nghệ thuật miêu tả tâm lý,
tính cách nhân vật.
Như vậy, mặc dù vấn đề khái niệm “cốt truyện” đang còn là một vấn đề phức tạp nhưng
trên cơ sở những khái niệm và những đặc điểm cơ bản vừa nêu trong luận văn này, chúng tôi
cũng xin mạnh dạn khẳng định: cốt truyện là hệ thống các sự kiện, biến cố cụ thể được trình
bày trong tác phẩm thuộc thể loại tự sự và kịch với ý đồ nghệ thuật của tác giả như một tiến
trình và thể hiện qua các phương tiện nghệ thuật.
2.2.2. Tiến trình cốt truyện trong tiểu thuyết luận đề xã hội và tiểu thuyết tâm lý
Sự nghiệp sáng tác của Nhất Linh ở thể loại tiểu thuyết ta thấy có những tác phẩm tiêu
biểu sau: Nho phong, Người quay tơ, Lạnh Lùng, Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Bướm trắng. Ở đây, có
sự vận động, chuyển hóa giữa tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
Tiến trình cốt truyện trong tiểu thuyết luận đề là hành trình số phận cuộc đấu tranh xã hội
của các nhân vật, đi sâu khai thác sự đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa những nhân vật
mang tính lý tuởng với xã hội phong kiến, giữa mới và cũ. Các tác phẩm này đấu trang cho
một cuộc sống mới, phê phán lễ giáo phong kiến kìm kẹp con người còn trong tiểu thuyết tâm
lý chính là hành trình của thế giới nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn cơ bản của x ã hội không
được đề cập đến hoàn cảnh xã hội hầu như không được phản ánh. Các sự kiện ít, mạch truyện
chậm, hồi tưởng của nhân vật trôi chảy, tự nhiên tạo nên sự phát triển tâm lý nhân vật.
2.3. Hành trình số phận và hành trình nội tâm trong Đôi bạn
2.3.1. Đôi bạn một tiểu thuyết luận đề xã hội với nhiều yếu tố tâm lý
Đôi bạn có kết cấu song tuyến, bao gồm hai mạch chuyện chính: “Bản tình ca không lời”
của “đôi bạn vẫn yêu nhau từ lâu” và hành khúc ra đi đầy trăn chở của “đôi bạn lên đường”. Đôi
bạn là tiểu thuyết có kết cấu tâm lý - lối kết cấu thường lấy quá trình vận động bên trong của
nhân vật, những phản ứng tâm lý của nhân vật đối với sự kiện và những diễn biến tâm trạng của
nhân vật trong mỗi quan hệt với các nhân vật khác làm cơ sở để tổ chức tác phẩm. Thời gian
của truyện không tuân theo trật tự tuyến tính của câu chuyện. Tác phẩm mở ra khi tất cả đã bắt
đầu: mối tình Loan - Dũng, sự chán nản về hiện tại và khát vọng thoát ly của Dũng…và kết
thúc khi tất cả đều chưa đi đến chung cục. Trong tác phẩm luôn có những sự ngưng kết: diễn
biễn của mạch truyện như ngừng lại để cho nhân vật suy tư, ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm, tưởng
tượng.
2.3.2. Con người hành động và suy tưởng ở Đôi bạn
Nếu ở Nho Phong các nhân vật được định giá trong các mối quan hệ luân thường, thông
qua việc thực hiện những bổn phận nghĩa vụ trong các mối quan hệ đó (con với cha, vợ với
chồng…) thì Đôi bạn là tiếng nói khẳng định giá trị của cái tôi cá nhân vượt ra ngoài những
khuôn phép truyền thống.
Những thanh niên ít nhiều chịu ảnh hưởng Tây học, mang tư tưởng tân tiến, như: Dũng,
Trúc, Thái, Cận, Tạo, hay Loan, Hà, Phương đều có ý thức sâu sắc về giá trị sống của mình và
họ luôn làm chủ sự sống ấy. Họ sống trong những mối quan hệ luân thường của xã hội, phong
kiến, họ luôn luôn trăn trở, thao thức để kiếm tìm một phương thức sống mới, một cuộc đời
mới, luôn băn khoăn tìm cách giải phóng mình khỏi hoàn cảnh đang sống. Dũng nói: “Tôi có
tự do của tôi, tôi muốn sống thế nào thì mặc xác tôi”. Bởi thế, Dũng luôn luôn trăn trở trong ý
định đoạn tuyệt với thực tại để ra đi, để hành động. Chàng luôn coi cảnh đời sau này khi đã bỏ
nhà đi - mới là cuộc sống đích thực của mình.
Qua số phận, hành động…của các nhân vật trên đã phản ánh “tâm trạng của một lớp
thanh niên đau đớn, chán chường sau kh i cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Lâm Thao thất bại”. Con
người trong Đôi bạn luôn có tâm trạng cô đơn, nỗi đau khổ, băn khoăn hoặc có hoàn cảnh éo
le”. Như vậy, Đôi bạn đã thể hiện những khát vọng hành động của một số thanh niên đang bị
nhấn chìm trong nỗi dằn vặt, đau nhói vì cuộc sống không có lý tưởng, không lối thoát.
2.4. Hành trình của nhân vật trong Bướm trắng
2.4.1. Bướm trắng một tiểu thuyết tâm lý
Bướm trắng đã có những hướng đi mới, thể hiện sự cách tân của tiểu thuyết. Việc sử
dụng hình thức kết cấu tâm lý đã làm phá vỡ kiểu kết cấu truyền thống. Các sự kiện, biến cố
không là mối quan tâm hàng đầu trong tác phẩm mà nhân vật trở thành yếu tố hàng đầu, câu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
chuyện không cần kết thúc có hậu, mạch truyện không cần phát triển theo trình tự thời gian tự
nhiên mà theo sự diễn biến của tâm lý.
2.4.2. Cốt truyện của tiểu thuyết Bướm trắng
Góp phần vào sự đa dạng và hiện đại hoá nghệ thuật tiểu thuyết, cốt truyện tâm lý của
Nhất Linh thuộc cốt truyện đồng tâm. Hệ thống sự kiện được tác giả kể lại đơn giản, gọn
gàng, tập trung thể hiện quá trình phát triển của tính cách trong một giai đoạn cuộc đời nhân
vật. Tiểu thuyết Bướm trắng chỉ xoay quanh thế giới tâm trạng của Trương - một sinh viên
trường Luật. “Bướm trắng, với cốt truyện đơn giản, là: “thế giới bên t rong” con người vô
cùng biến động đó là ý thức và tiềm thức, cái vô lý và cái phi lý, giấc mơ, mê sảng, linh
cảm…Đó là thế giới bên trong của Trương, một thanh niên trí thức ho lao, đi tìm tình yêu (cái
đẹp) vô vọng trong tuyệt vọng. Tình yêu, cái chết, màu trắng, máu, tự tử, vào tù, sám hối, truỵ
lạc, tình thương, đám ma, đời sống thôn dã…, đó là những “phiêu lưu” trong tâm hồn Trương
được Nhất Linh miêu tả, phân tích một cách tinh vi”.
2.4.3. Hành trình tâm lý nhân vật chính trong tiểu thuyết Bướm trắng
Hành trình tâm lý nhân vật Trương được thể hiện rõ nét nhất là từ khi chàng đi khám
bệnh để biết rõ số phận mình, cái chết không còn là một ám ảnh xa xôi nữa, nó hiện hình với
thời gian định sẵn, sau lời phán quyết của bác sỹ. Bắt đầu số phận đau khổ, tuyệt vọng.
Trương luôn luôn nghĩ đến cái chết. Trong 133 trang của tiểu thuyết Bướm trắng số lần nói
đến cái chết là 135 lần, nói đến cuộc sống là 105 lần. Trương không chỉ bị dày vò đau đớn về
cái chết, về cuộc sống, chàng còn đau đớn, khốn khổ vì tình yêu. Từ xét đoán mọi điều “vô
lí”, nhân vật Trương tự nhận ra mình, tự bộc lộ, tự khám phá mình. Chính nhà văn và độc giả
cũng đi vào hành trình khám phá đó. Nhà văn khẳng định cho Trương một tính cách rồi thể
hiện tính cách ấy bằng hành động, ngôn từ, tả cảnh, đối thoại…
CHƯƠNG III
CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
ĐÔI BẠN VÀ BƯỚM TRẮNG
3.1. Các thủ pháp thể hiện thế giới bên trong của nhân vật trong Đôi bạn và Bướm trắng
3.1.1. Đối thoại tâm lý
3.1.1.1. Đối thoại mang tính chất ám chỉ
Theo sự thống kê của chúng tôi, hình thức đối thoại mang tính chất ám chỉ sử dụng trong
Đôi bạn là : 9 lần [xem 26: 292, 315-316, 327, 332, 336-337, 344, 346, 369, 371] và ở Bướm
trắng có số lần ít hơn Đôi bạn: 8 lần [xem 27: 397, 398, 399 -400, 417, 421- 422, 501, 543,
558]. Một ví dụ tiêu biểu ở tiểu thuyết Đôi bạn: Cuộc trò chuyện giữa bà Hai, Loan và Dũng,
Dũng đã bóng gió bày tỏ tình cảm của mình cho Loan biết qua lập luận: Không lấy vợ - Dũng
sẽ lấy vợ nếu gặp người vừa ý - không lấy vì sợ người ấy khổ. Bà Hai cho rằng: “Anh nói có
giời hiểu”, nhưng Loan khẳng định: “Trời không hiểu nhưng người may hiểu chăng”. Lời nói
ấy phản ánh đúng sự đứt đoạn và sự nối tiếp trong mạch ngầm của lời đối thoại. Loan có thể
hiểu được vì sao Dũng không lấy vợ và có lấy vợ, nhất là thừa biết cái người vừa ý ấy là
mình, nhưng Loan không thể hiểu được tại sao lại sợ người ta khổ, bởi vì Loan không hình
dung và đoán định được hết mộng ước phiêu lưu trong con người Dũng, đặc biệt là quan
niệm: “việc yêu Loan và sự cưới xin, chàng phân tách ra làm hai việc không có liên lạc gì với
nhau cả ”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
3.1.1.2. Đối thoại qua hành vi và cử chỉ
Các nhân vật của Nhất Linh qua Đôi bạn và Bướm trắng, ngoài hình thức giao tiếp bằng
ngôn ngữ, họ còn giao tiếp với nhau bằng các hành vi phi ngôn ngữ. Ánh mắt, nụ cười, cử
chỉ…của họ đã tham gia vào cuộc đối thoại không đơn giản chỉ để bổ xung cho ngôn từ bên
ngoài mà là những tín hiệu thẩm mĩ gợi ra một cuộc đối thoại khác. Kiểu đối thoại này có ý
nghĩa biểu đạt trạng thái tâm lý nhân vật rất sâu sắc. Chúng tôi gọi đó là đối thoại không lời.
Loại đối thoại này chính là một phương tiện hữu ích để trao đổi tình cảm giữa các nhân vật
Dũng-Loan, Trương-Thu. Nó cũng là một môtíp phổ biến,” yêu trong tâm hồn, yêu trong ý
tưởng” của văn chương Tự lực văn đoàn.
Mối tình Loan-Dũng trong Đôi bạn không hề có một lời yêu thương nào, chỉ có ánh mắt
trao gửi như một lời tỏ tình, nếu có nói thì chỉ là những câu ý tứ - chỉ hai người ngầm hiểu với
nhau. Trương - Thu trong Bướm trắng cũng thường dùng ánh mắt để trao đổi tình cảm cho
nhau. Đoạn văn đặc sắc nhất, thể hiện được những thành công của Nhất Linh với thủ pháp trên
là đoạn văn miêu tả đôi trai gái hôm đi chơi chùa Thầy: “Tình cờ chàng được ngồi vào chỗ rất
tốt vì nhìn vào chiếc gương con chàng thấy in rõ hình khuôn mặt Thu (…). Xe đi khỏi Ô Cầu
Giấy, Thu mới nhận biết là từ lúc đó Thu không nói chuyện nữa. Hai người yên lặng nhìn nhau.
Trương không thấy ngượng lắm như khi nhìn thẳng vào mắt Thu thỉnh thoảng chàng chớp mắt
luôn mấy cái rồi nhắm mắt lại một lúc lâu như để cố giữ lại cái hình ảnh đẹp của hai con mắt
Thu. Chàng hạ lông mi xuống một chút và tưởng như đó là một lời nói Thu có thể hiểu:- Anh
yêu em lắm. Chàng thấy Thu cũng bắt chước hạ lông mi làm hiệu như có ý trả lời:- Em đã hiểu
là anh định nói với em điều gì ”. Chỉ cần như thế hai nhân vật đã quá hiểu tâm hồn nhau. Hình
thức đối thoại mang tính chất ám chỉ và đối thoại không lời đã làm rõ cảm giác về người khác
trong nhân vật của Đôi bạn và Bướm trắng. Đó là một thành tựu mà Nhất Linh cũng như Tự lực
văn đoàn tiếp thu được từ Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách và nâng lên một chất lượng mới.
Cảm giác về nhau, hay mối giao cảm giữa những cặp tình nhân này giống như những mắt lưới
dệt nên các cuộc tình trong tiểu thuyết Nhất Linh.
3.1.2. Độc thoại nội tâm
Trong tiểu thuyết Nhất Linh nội tâm nhân vật không chỉ được khám phá qua lời nói, cử
chỉ, hành vi mà tác giả còn khai thác thủ pháp độc thoại nội tâm giúp người đọc đi sâu hơn
nữa vào tâm hồn nhân vật.
Chúng tôi đã làm một thống kê nhỏ về tỉ lệ dòng văn bản độc thoại và độc thoại nội tâm ở
hai tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng: Kết quả cho thấy tỉ lệ này có sự chênh lệch khá lớn. Ở
Đôi bạn : 2,26% (111/4904 dòng văn bản) trong khi đó Bướm trắng có tỉ lệ lớn hơn hẳn:
7,46%(385/5161 dòng văn bản). Như vậy, ở tiểu thuyết Bướm trắng hình thức độc thoại nội
tâm hoàn hảo hơn cả. Nhất Linh không chỉ chú ý tới lĩnh vực ý thức mà còn khai thác hợp lý
những vấn đề tiềm thức trong tâm hồn nhân vật.
Bằng hình thức độc thoại nội tâm, Nhất Linh đã chạm đến những sự vận động nằm ở
phần tiềm thức của tâm hồn nhân vật, khiến nó trở thành một thế giới khép kín. Tuy tham gia
vào mọi cuộc giao tiếp, nhưng dường như nhân vật chỉ quan tâm đến những chuyển biến trong
tâm trạng của nó mà thôi.
3.1.3 . Thể hiện tâm lí nhân vật qua tả cảnh thiên nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
Ở Đôi bạn, thiên nhiên xuất hiện với tần số cao và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
thể hiện nhân vật. Thiên nhiên không chỉ tạo nên không gian bối cảnh cho nhân vật xuất hiện
mà còn làm tôn thêm lên vẻ đẹp của nhân vật, gắn liền với biểu hiện rõ hơn các trạng thái tâm
lý của họ. Thiên nhiên gắn với mối tình Loan - Dũng ngọt ngào, gần gụi, tươi sáng, đầy
hương sắc; thiên nhiên gắn với cuộc ra đi của Dũng - Trúc thoáng đãng, hùng vĩ, được miêu tả
với độ cao xa khiến nhân vật phải ngước nhìn, phải hình dung, tưởng tượng, so sánh …Có thể
nói rằng trong Đôi bạn, nếu thiếu đi sự diễn tả thiên nhiên thì nhân vật sẽ nghèo nàn, cằn cỗi
và bớt hấp dẫn đi rất nhiều.
So với Đôi bạn, rất ít cảnh thiên nhiên được miêu tả trong “Bướm trắng”. Quả thực cuốn
tiểu thuyết này Nhất Linh rất khác biệt so với các tác phẩm khác của ông cũng như của các
nhà văn cùng nằm trong Tự lực văn đoàn. Bởi kết hợp với một số thư pháp khác, Bướm trắng
bước đến gần hơn với thư pháp tiểu thuyết hiện đại . Thiên nhiên góp phần bộc lộ tâm lý nhân
vật nhưng mức độ xuất hiện không còn nhiều so với các tiểu thuyết trước. Nhất Linh đã dùng
nhiều cảnh thiên nhiên để diễn tả tâm lý, tâm trạng của Trương khi gặp gỡ Thu, người con gái
đẹp mà chàng biết là sẽ yêu. Thiên nhiên như sợi dây bảo hiểm, khi con người ta chơi vơi,
tuyệt vọng, nó giúp cho con người le lói một cái gì đó, tìm về sự bình an của cuộc sống, niềm
hy vọng và nhìn rõ mình hơn. Nó là niềm an ủi tươi sáng, khát khao cháy bỏng về tình yêu,
lòng ham sống một cuộc sống tươi đẹp. Đó là bút pháp thành công của Nhất Linh.
3.2. Mô tả hình thức bên ngoài của nhân vật trong mối quan hệ với thế giới nội tâm sâu
kín
- Ở tiểu thuyết Nhất Linh cũng như tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, con người có ý thức về
sắc đẹp tự thân là một yếu tố của giá trị cá nhân. Đặc điểm cơ bản trong cách thể hiện ngoại
hình nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng của Nhất Linh: Vẻ đẹp ngoại hình của
nhân vật luôn luôn phụ thuộc vào thế giới tình cảm của người đang cảm nhận về chúng. Vẻ
đẹp của nhân vật không được Nhất Linh miêu tả một cách tập trung như cách miêu tả thường
thấy trong văn học cổ điển - nghĩa là vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật hiện ra dần dần mang
đến cho người đọc một sự thưởng thức từ từ ở những đường nét ấn tượng và gợi cảm giác
thưởng thức. Có thể đây là một sự tiến bộ trong bút pháp nghệ thuật miêu tả nhân vật của
Nhất Linh.
C - KẾT LUẬN
Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam chuyển mình với những sức sống mới trỗi dậy một cách
mãnh liệt. Trong dòng chuyển lưu mạnh mẽ ấy, văn học Việt Nam có điều kiện gặp gỡ, tiếp
xúc với nền văn học mới ở phương Tây. Những ảnh hưởng giao thoa đã đẩy nhanh quá trình
hiện đại hoá văn học Việt Nam. Lịch sử xã hội và những nhu cầu thời đại đã làm xuất hiện
nhiều tổ chức văn học, trong đó có Tự lực văn đoàn. Cùng với Tự lực văn đoàn không thể
không nhắc tới Nhất Linh “người cầm đầu, người điều hành…đồng thời cũng là một cây bút
tiểu thuyết trụ cột của nhóm ”. Nhất Linh làm báo, viết văn. Cống hiến của ông đối với văn
học không chỉ ở khối lượng tác phẩm ông để lại cho đời mà còn ở những đóng góp về mặt
cách tân nghệ thuật tiểu thuyết, hiện đại hoá tiểu thuyết.
Trước năm 1932, Nhất Linh sáng tác theo quan niệm của các nhà Nho nhưng sau khi du
học ở Pháp về ông đã thay đổi quan niệm văn chương. Qua cuốn Viết và đọc tiểu thuyết Nhất
Linh đã đưa ra quan niệm viết tiểu thuyết của mình tuy không thật sắc sảo, càng không uyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
117
bác. Song những ý kiến mà Nhất Linh viết ra trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết là sự chân
thành.
Hai kiểu tiểu thuyết: Tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lý của Nhất Linh mỗi kiểu
tiểu thuyết có một chức năng riêng, do đó có cách xây dựng nhân vật khác nhau. Ở tiểu thuyết
luận đề của Nhất Linh miêu tả tâm lý nhân vật đều có liên quan trực tiếp đến các vấn đề xã
hội. Đến tiểu thuyết tâm lý, ông yêu cầu đi sâu khám phá tâm lý con người chú trọng miêu tả
cảm giác của nhân vật, những hoạt động bên ngoài không còn được giữ vai trò quan trọng như
trước đây nữa, nhân vật được quan tâm trong mối quan hệ với đời sống nội tâm. Đây là nét
khác nhau cơ bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm
lý của Nhất Linh.
Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Nhất Linh được xây dựng theo
mô hình con người cá nhân. Với tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng, vấn đề cá nhân đã được
ý thức ở cấp độ mới hẳn. Tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng cho chúng ta thấy sự cách tân
văn học của Nhất Linh không chỉ dừng lại ở một cuộc cách mạng về tư tưởng, văn hóa mà
sâu xa hơn, nó đã tác động đến phần nhạy cảm nhất trong mỗi nhà văn: nghệ thuật viết tiể u
thuyết.
Để khám phá “con người bên trong”, tác giả Nhất Linh đã miêu tả tâm lý nhân vật ở các
mức độ biểu hiện khác nhau. Tâm lý nhân vật tự bộc lộ ra bên ngoài qua những biểu hiện nhỏ
nhặt, qua ngôn ngữ, hành động, cử chỉ có tính bột phát bất chấp sự kiểm soát của lý trí và ý
thức. Mặt khác, tâm lý nhân vật được miêu tả thể hiện trực tiếp hoặc cũng có thể được nhận
thức qua quá trình phân tích của chính bản thân nhân vật. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của
Nhất Linh qua Đôi bạn và Bướm trắng đạt tới sự nhuần nhuyễn trong việc sủ dụng các thủ
pháp: Đối thoại tâm lý (đối thoại mang tính chất ám chỉ; đối thoại qua hành vi, cử chỉ), độc
thoại nội tâm; sự thể hiện tâm lý nhân vật qua tả cảnh thiên nhiên và mô tả hình thức bên
ngoài của nhân vật trong mối quan hệ với thế giới nội tâm sâu kín.
Trong các cuộc đối thoại mang tính chất ám chỉ, ở Đôi bạn các nhân vật nhằm khám phá
những dự cảm về nhau. Họ mang trong mình những tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, luôn khao
khát tìm kiếm những điệu hồn đồng điệu. Ở Bướm trắng, Nhất Linh sử dụng biện pháp đối
thoại ám chỉ để thể hiện những thăm dò tình cảm lẫn nhau giữa các nhân vật. Các nhân vật
trong Đôi bạn và Bướm trắng, ngoài hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ, họ còn giao tiếp với
nhau bằng hành vi phi ngôn ngữ. Đó là những tín hiệu thẩm mỹ gợi ra các cuộc đối thoại và
biểu đạt trạng thái tâm lý nhân vật rất sâu sắc. Bằng hình thức độc thoại nội tâm, Nhất Linh đã
chạm đến những vận động nằm ở trong tiềm thức của tâm hồn nhân vật, khiến nó trở thành
thế giới khép kín. Tuy tham gia vào cuộc giao tiếp, nhưng dường như các nhân vật trong Đôi
bạn và Bướm trắng chỉ quan tâm đến những biến chuyển trong tâm trạng. Ngoài ra, trong các
thủ pháp xây dựng nhân vật Nhất Linh còn thể hiện tâm lý nhân vật qua tả cảnh thiên nhiên.
Thiên nhiên không chỉ tạo nên không gian bối cảnh cho nhân vật xuất hiện mà còn làm tôn
thêm vẻ đẹp cho nhân vật, gắn liền với biểu hiện rõ hơn các trạng thái tâm lý của họ. Có thể
nói, đến tiểu thuyết của Nhất Linh con người có ý thức công khai về sắc đẹp tự thân là một
yếu tố của giá trị cá nhân. Việc xây dựng ngoại hình nhân vật trong Đôi bạn và Bướm trắng
đã có những bước tiến bộ trong văn học truyền thống nó không còn tĩnh tại, giản đơn, bất biến
nữa mà có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với mọi mặt của con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
118
Tuy nhiên, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh không tránh
khỏi những hạn chế. Một số nhân vật của ông không có sức sống lâu bền, do tính cách chưa
sắc cạnh, tâm lý nhân vật còn đơn giản và ít biến cố. Khi đi vào tâm lý nhân vật của Nhất
Linh trở nên cô đơn trong cõi riêng của mình, rơi vào trạng thái phi logic, đối lập với thực tại.
Đôi khi thế giới nội tâm nhân vật, ngôn ngữ mô tả còn có sự trùng lặp…
Với đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh qua Đôi bạn và
Bướm trắng. Chúng tôi xin góp một ý kiến nhỏ bé vào việc ghi nhận những gì mà Nhất Linh
đã đóng góp cho công cuộc hiện đại hoá văn học Việt Nam. Trong luận văn này còn nhiều
thiếu sót mà chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện dần trên con đường học tập và nghiên cứu của
mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh qua Đôi bạn và Bướm trắng.pdf