Luận văn Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu mất sớm khi sức viết của ông đang lên và những dự định vẫn còn dang dở. Hơn mười năm trôi qua, khoảng thời gian chưa đủ để dài và cũng không quá ngắn để xác định giá trị những tác phẩm của ông. Một lần nữa, thời gian chính là vị giám khảo công bằng sẽ loại trừ tất cả những gì không phù hợp, trả về cho cuộc đời những giá trị tinh thần đích thực - sáng tác của Ngyễn Minh Châu nói chungvà truyện ngắn nói riêng cũng nằm trong quá trình vận động đó. Chúng ta tin rằng "Những trang sách của ông để lại, lịch sử văn học sẽ mãi mãi phải nhắc tới như là những trang sách vừa tài hoa vừa thấm đậm một.tình yêu thương vô bờ bến đối với con người, và với đất đai xứ sở ”

pdf75 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 5159 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
"một đứa trẻ lên ba cũng có thể đưa hai tay nhặt ôm vào bụng được" – mà một thủ thành nổi tiếng như ông lại để lọt lưới. Sự thất bại thảm hại ấy tưởng như sắp làm cho ông sụp đổ thì chính tình người trong bóng đá đã nâng ông dậy. Trọng tài đã công nhận bàn thắng dù biết rằng tay ông đã chạm vạch vôi và điều đáng nói ở đây, trọng tài không ai khác là Ban. Trong giờ khắc ấy, sự công bằng không hẳn là lẽ phải - ấy là tấm lòng. Chính sự thấu hiểu tâm lý và tấm lòng bao dung của Ban đã làm cho lão tướng thủ thành mãi đến phút cuối cuộc đời vẫn còn kính phục và trân trọng. Những khoảnh khắc hiếm hoi ấy đã làm cho ông phải suy nghĩ cả một đời để hoàn thiện mình hơn, ông đã bắt bóng hay trong nhiều năm nữa để xứng đáng với Ban và đã dạy dỗ riêng cho từng người những bài học quí báu sau những trận đấu ồng sắm vai một trọng tài biên. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu như luồn lách vào từng ngõ sâu tâm hồn để tải tất cả những nỗi lòng, những tâm tư, điều thầm kín của người thủ thành lên trang sách. Qua tác phẩm, nhà văn "muốn đề nghị một cách nhìn con người sao cho thỏa đáng, mang tính xây dựng"- đấy chính là điều tâm huyết mà Nguyễn Minh Châu muốn gởi gắm. Nếu như ở Bức tranh, Dấu vết nghề nghiệp, nhân vật tự chiêm nghiệm qua những suy tư, hồi tưởng, trăn trở của chính mình thì trong truyện ngắn sắm vai, Nguyễn Minh Châu xây dựng một loại nhân vật tư tưởng được thể hiện qua suy lý của người khác. Nguyễn Minh Châu đã đặt nhân vật của mình trong thế so sánh: hai nhân vật với hai công việc trái ngược nhau: một nhà văn chân chính thì loay hoay sắm vai cho mình trở thành con người lịch lãm trong xã hội dưới sự chi dẫn, điều khiển của vợ; một diễn viên kịch thì bắt đầu tập tễnh đi vào nghiệp văn. Đặt trong mối tương quan đó để soi rọi vào nhân vật nhà văn T. - anh đã hết mình trong cuộc chơi nhưng cũng đã sớm nhận ra cái nhạt nhẽo của sự giả tạo. Sắm vai thuật một quá trình đấu tranh giữa hai mặt của con người để chọn lựa cho mình cách sống phù hợp; sống kịch với chính mình. Nhà văn đã để cho nhân vật "tôi" quan sát, tự phanh phui, mổ xẻ những diễn biến, xung đột trong quá trình phân thân của nhân vật T. - một con người mà trước kia "dám tự tước bỏ đi hết mọi cái phù phiếm, những lớp vỏ bề ngoài vô bổ, tất cả những cái gì lấp lánh có thể lừa dối mình và người khác, trong cuộc sống hàng ngày của chính mình." Câu chuyện thực chất là diễn biến xung đột nội tâm của T. trước bi kịch đánh mất bản thân. Từ một người sống nghiêm ngặt, anh đã biến mình thành một người khác: cách ăn mặc, nói năng, cư xử đều cứng nhắc, lố bịch và mất tự nhiên, để rồi cuối cùng không chịu nổi, anh đã tìm mọi cách để về lại chính mình dù biết rằng có thể làm sứt mẻ hạnh phút gia đình riêng. Ở đây,nhân vật khẳng định mình không thông qua hành động, ngôn ngữ mà bằng nhận thức, bằng những dòng suy tư nổi trên trang giấy, để trở về đúng bản ngã của mình. Hàng loạt câu hỏi tu từ kiểm nghiệm, chất vấn ở cuối tác phẩm đã thể hiện được ý đồ muốn chuyển tải của nhà văn: "Trong những cái đánh mất, có thể đánh mất vàng bạc châu báu nhưng không được đánh mất mình." Các loại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu rất đa dạng và phong phú trong phức tạp cuộc sống đời thường. Việc phân loại thành các nhân vật như đã trình bày trên dựa trên đặc điểm nổi trội của nhân vật chứ không hẳn thuần nhất như vậy. Con người trong xu thế phát triển,vốn không đồng nhất với chính nó, do đó sự phân chia không có ý nghĩa tuyệt đối cứng nhắc, mà thường mỗi nhân vật hay tìm đến sự kết hợp pha trộn. Nhân vật của Nguyễn Minh Châu chưa hẳn đã được xây dựng một cách xuất sắc nhưng cũn ỉa có chỗ đứng trong lòng người đọc. CHƯƠNG III: CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYÊN MINH CHÂU Sáng tác của Nguyễn Minh Châu là những trang viết kiếm tìm đầy khắc khoải. Nếu trước kia ông thiên về ca ngợi, miêu tả con người trong bầu không khí sôi sục, hào hùng của công cuộc kháng chiến thì càng về sau, nhân vật của ông càng đi vào cuộc sống riêng tư với những mảnh đời - số phận, với những day dứt, trăn trở không yên. Trên bước đường thử nghiệm của mình, cùng với sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người, từ góc độ tiếp cận nhân bản, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nhân vật "chủ thể tự nó" trong môi trường sống phong phú với việc thể hiện mình trong đa dạng. Đấy là con người với những chuỗi bí mật cần khám phá mà bản thân họ bộc lộ trong những diễn biến tâm lý, tính cách hết sức phức tạp. Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu chưa phải là những thể nghiệm độc đáo, mới mẻ, ông vẫn đi chung con đường với những nhà văn Việt Nam khác với tinh thần lao động nghiêm túc đầy vật vã hòng tạo ra một chỗ đứng cho mình. Trên bình diện chung, với những thủ pháp truyền thống có linh hoạt chuyển hóa, nhân vật của ông đã tạo được dấu ấn trong lòng người đọc. 1. Thể hiện nội tâm, tính cách nhân vật bằng một vài nét miêu tả ngoại hình độc đáo, có tính chất biểu trưng Nhân vật trong truyện ngắn thường được nhà văn nhìn nhận, miêu tả trong dòng chảy hiện tại, lấy một khoảnh khắc trong đời sống của họ để dựng lên. Bởi thế, thông thường diện mạo của họ chỉ là những nét chấm phá trong biểu hiện hành động hoặc nội tâm để thể hiện tính cách của mình. Các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu do vậy cũng ít khi xuất hiện trong những chân dung ngoại hình trọn vẹn,hoàn chỉnh,song những dòng miêu tả ấy cũng có tác dụng đắc lực tạo ấn tượng cho người đọc liên tưởng, hình dung được một thực thể sống động trong đời sống vốn có. Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng là nhân vật được xây dựng dưới cái nhìn yêu mến của người kể chuyện - nhân vật Lãm - người hôn phu đã được hứa hẹn trước. Điều đó cũng cắt nghĩa rằng, trong câu chuyện đầy lãng mạn và mơ mộng này – một vẻ đẹp trong mang tình thân kháng chiến - vì sao Nguyệt hiện ra với một dáng vẻ thanh thoát, dịu dàng trong thời kỳ đạn bom ác liệt ấy: "Một đôi gót chân hồng hồng, sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chấm mắt cá", "Một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt và tấm thân mảnh dẻ", "Mặc áo xanh chít hông vừa khít, mái tóc dày tết thành hai dải. Chiếc làn và chiếc nón trắng lóa khoác ở cánh tay một cách nhẹ nhàng". Với những đường nét uyển chuyển, mềm mại, tha thướt, Nguyệt như một cô tiểu thư xinh xắn, trinh nguyên trong một bức tranh đẹp. Hình ảnh ấy thiếu đi nét sinh động vốn dĩ hai mặt của cuộc sống nhưng rất chân thực trong ánh nhìn của người yêu về người con gái chuẩn bị gặp người yêu. Những hành động, dũng cảm, xả thân vì nước của Nguyệt trong những trang miêu tả sau càng làm lung linh thêm ấn tượng ban đầu. Rõ ràng, đấy không phải là những nét ngoại hình thuần túy mà ẩn trong đó một biểu trưng về nét đẹp của tâm hồn người con gái trong trắng, thủy chung, về tình yêu trong sáng, thanh khiết, đầy chất thơ. Điều đó cũng lý giải vì sao có sự lầm lẫn, bối rối của Lãm khi nhìn trăng ra pháo sáng. Nguyễn Minh Châu đã ưu ái dành cho họ những tình cảm đẹp. Đấy là nhân vật mà ông yêu mến từ ngày đầu cầm bút. Tuy nhiên, cuộc đời thực của con người không dừng lại ở đó mà có những cái sù sì, góc cạnh, va chạm với thực tế trần trụi. Chiến tranh không chỉ sản sinh ra những con người anh hùng, kiên định mà còn đẻ ra những loại người bán nước cầu vinh. Quang trong Cơn giông thuộc típ người phản bội mà bằng vài nét phác thảo ngoại hình, bản chất xấu xa và tính cách hèn hạ của y đã được bóc trần. Một con người có "cặp mắt lờ đờ", với "hai mí mắt dầy cộm như người phù thủng", "cái mặt vàng như trát nghệ và tròng con mắt cũng vàng rực và trở nên long lanh như mắt một con mèo hoang", "toàn thân hắn cứ vặn vẹo như một cái vỏ đỗ". Quả thực ngôn từ mà nhà văn sử dụng đã đạt được sức thuyết phục mạnh. Con người của Quang bật ra một cái gì đó khập khiễng, hung dữ mà lại dễ lung lay, vừa gian giảo lại vừa không chính kiến. Nguyễn Minh Châu bằng câu chữ gợi tả, đã vạch rõ bản chất của một tên thay lòng đổi dạ mau như trở bàn tay. Tuy nhiên cũng có người nói rằng chớ trông mặt bắt hình dong. Toàn trong Mùa trái cóc ở miền Nam là một người có "khuôn mặt điển trai "và "hai bàn tay mềm mại, đẹp đẽ". Những tưởng con người có ngoại hình đẹp thì sẽ có một tâm hồn đẹp, đằng này chính bàn tay đẹp đẽ đó lại tạo cho người khác khó thở, một cảm giác như ngồi trướ móng vuốt của một con mèo hoặc con hổ đang đùa giỡn với con mồi". Trong truyện 24 giờ trong đời một người đàn bà của Xtefan Xvaig, nhà văn đã miêu tả hai bàn tay tuyệt đẹp, nó "dài và mảnh dẻ lạ thường, nhưng lại có những cơ bắp rắn rỏi - những bàn tay trắng trẻo, phía đầu từ những móng tay nhàn nhạt, bóng như xà cừ, cắt tròn -thanh nhã" nhưng lại rất kinh hãi: "một bàn tay phải và một bàn tay trái ngoắc vào nhau, như những con thú đang cắn nhau, siết chặt lấy nhau, chống lại nhau một cách dữ tợn, phũ phàng, co quắt lại làm các đốt ngón tay kêu rất gọn như tiếng một quả hạt dẻ bị bóp vỡ phát ra." Đôi bàn tay xoắn xuýt lấy nhau như vậy thể hiện một sự đam mê cuồng nhiệt của một con người tràn trề sức mạnh nhưng đã tập trung tất cả sự đàm mê của mình vào đầu các ngón tay, cho cơ thể không bùng nổ được, dồn tất cả tâm trí và tinh thần vào sòng Cadinô. Ở đây, với một khả năng cảm nhận rất nhạy bén và sự quan sát tinh tế, Nguyễn Minh Châu đã mô tả hoạt động của một đôi bàn tay có tinh thần kỳ lạ: "Toàn nắm lấy tay phải của tôi rất lâu, đầy vồ vập và đầy hồ hởi, mười ngón tay của anh ôm trùm lên và xoắn xít lấy bàn tay quen cầm bút vốn rất hay rụt rè nhưng lại đầy nhạy cảm của tôi, tưởng như mười ngón tay của cái "bàn tay sắt" cứ bấu lấy tôi suốt đời, ít nhất là trong ý nghĩ của tôi ngay lúc bấy giờ, có ngón tay cứ mát rượi trong những cái vuốt ve, có ngón cứ thít chặt lấy như một sợi dây buộc, trong lúc ngón tay cái vô cùng rắn chắc cứ quắp chặt vào, như mỏ một con chim ác "Quả là một đôi bàn tay hết sức giảo hoạt, bộc lộ một sự thèm khát sôi sục và dễ áp đảo đối phương. Đôi bàn tay quái dị ấy lại kết hợp với một dáng đi rất lạ lùng : "Nửa người trên mềm oặt như thân rắn nhoai về phía trước, nửa người dưới từ thắt lưng trở xuống vẫn cứng và thẳng đơ như một chiếc com-pa", tạo cho người đọc cảm giác ghê sợ, ớn lạnh, đánh bật ấn tượng ban đầu về cái vẻ điển trai của Toàn. Chính những biểu hiện bề ngoài ấy đã toát ra ở y bản chất của một con người nguy hiểm trước khi tính cách bộc lộ. Vì thế người đọc kinh:tởm nhưng không ngạc nhiên trước những chuỗi hành động và thái độ của tên mang lốt quỷ dữ này. Nếu như Toàn mang tính cách của một tên trại trưởng Z8 ngay từ dáng vẻ bên ngoài và những cử động của đôi bàn tay thì ở nhân vật Thái, ngay từ cái nhìn đầu tiên ta đã thấy một sự bệ vệ, phúng phính và rất kịch của y, giông giống như nhân vật Hoàng trong Đôi mắt của Nam Cao. Đó là một người có "mặt mũi hồ hởi và cả cái thân hình thấp lùn cũng hồ hởi..., bơi bơi hai cánh tay trong không khí,nặng nề và oai vệ..., quay nửa người về sau gọi rối rít, đưa tay vẫy tôi rối rít". Dường như tác giả đã chỉa ống kính quay phim mà thu chậm từng hình ảnh, từng cử chỉ rồi phóng đại lên màn hình, ở đó hiện rõ mồn một một tính cách bẩn thiểu, đầy cơ hội và xảo trá. Chiến tranh đà không tạo ra những con người như thế nhưng nó là môi trường để những tính cách này có đất sống. Miêu tả những nhân vật như vậy, Nguyễn Minh Châu đã không giấu được "một nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người" Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, đôi bàn tay của Hòa không làm sao cho Quỳ xua đuổi cảm giác dấp dính và lạnh được. Nhưng cũng chính đôi bàn tay đó lại là hai bàn tay tài giỏi của người trung đoàn trưởng dũng cảm "tài năng trác tuyệt". Hình ảnh "bàn tay dấp dính mồ hôi" ấy không phải là nét ngoại hình thuần túy mà đó chính là biểu trưng cho cái chưa hoàn thiện tồn tại trong mỗi con người, rằng con người không phải là thánh nhân. Khi tìm đến Ph., với một khả năng mẫn cảm của Quỳ, chị đã phát hiện "trên khuôn mặt của Ph. là cặp mắt của một người như đã chết rồi, chết từ lâu rồi, mí mắt vẫn mỏng, cặp lòng đen vẫn đưa đẩy nhưng một nỗi tuyệt vọng ghê gớm đã xâm chiếm trọn vẹn lấy mọi tia nhìn". Ánh mắt ây đã lột tả được nội tâm "một người đàn ông đang tuyệt vọng, một trí tuệ đang cần cấp cứu, đang cần được hồi sinh", nó tác động mạnh mẽ đến Quỳ, thúc giục chị phải hành động đúng đắn để đưa một con người từ vũng lầy về với xã hội. Một trong những nét khắc họa nhân vật qua ngoại hình mang tính chất biểu trưng rõ rệt nhất, có thể bắt gặp trong truyện Bức tranh với nhân vật tự thú - người họa sĩ. Sau một quá trình đấu tranh gay gắt, dữ dội với bản thân, người họa sĩ đã quyết định phải chường mặt mình ra để thú tội, để thanh lọc tâm hồn. Điểm đặc sắc ở đây là nhân vật đó tự dùng ngòi bút vẽ để phán xét mình, chân dung tự họa vì thế càng mang đậm bức tranh tâm trạng. Ở đấy "một cái mặt người rất lớn..., một nửa cái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn và một nửa mái tóc đã cắt thoạt trông như một phần hộ óc bị mổ phanh ra... Một cặp mắt mở to nhìn trừng trừng vào luồng ánh sáng, một cái nhìn khắc khoải, bồn chồn, kinh ngạc và đầy nghiêm khắc... Cái khuôn mặt đó thoạt nhìn thấy xấu xí lạ lùng nhưng càng nhìn lâu càng giống tôi. Đó là khuôn mặt của mình, khuôn mặt bên trong của chính mình". Bức chân dung này rõ ràng không nhằm miêu tả ngoại hình mà như vạch ra từng lớp để phanh phui sự thật về con người. Cái khuôn mặt xấu xí lạ lùng ấy đến giờ người họa sĩ mới nhận ra là cả một chuỗi vật vã, tự ý thức về mình để hướng đến sự hoàn thiện nhân cách. Như một thủ pháp đắc lực, miêu tả ngoại hình theo Nguyễn Minh Châu đến với nhân vật chính diện mà ông yêu mến, đi qua hàng loạt nhân vật phản diện làm ông căm phẫn, tới con người cảm nhận được tội lỗi để sửa sai rồi tiếp tục đi vào cuộc đời của những số phận ngậm ngùi. Người đọc không khỏi xót xa, cám cảnh trước hình ảnh đỏi vợ chồng khốn khổ này, nó dự báo những chuyện chẳng lành: "Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Người đàn ông đi sau. Tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rũ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ước sũng của người đàn bà" (Chiếc thuyền ngoài xa). Điều gì sẽ xảy ra đây: người đàn ông hung tợn sắp nhẫn tâm đánh đập người đàn bà xấu số" đó. Nguyễn Minh Châu vẫn thường tin rằng, mỗi con người sinh ra đều gắn với số" phận của mình. Và theo thời gian, dấu ấn ấy in hằn lên những sắc thái, đường nét của cơ thể. Lão Khúng trong Khách ở quê ra là một người nông dân gắn chặt đời mình với hòn đất trong tính cách ngang tàng, bướng bỉnh, cật lực bán sức lao động, vắt kiệt mồ hôi của mình để biến đất hoang, rừng rậm thành sắn gạo, thành của cải cho một đại gia đình đông con. Tháng ngày lam lũ, cơ cực đã phủ lên người lão một hình dạng "màu nước da tai tái và rám nâu như da thuộc, với những đường nét gẫy khúc đầy khắc khổ, với những khoảng lồi lõm y như những tảng đất cày đắp lên và từ sau những hàng lông mày rậm rì và cứng lúc nào cũng chiếu ra xung quanh một cái nhìn ngang bướng và đầy ngờ vực "với" hai bàn tay lão đầy những chỗ nổi u, nổi cục, các ngón vặn vẹo và bọc một lớp da giống như một thứ vỏ cây và cả bàn tay lão y như một tòa rễ cây vừa mới đào từ dưới đất lên." Đó chính là chân dung đích thực của người nông dân đã từng tranh chấp với rừng từng bước chân, phải trả giá không chỉ bằng mồ hôi mà bằng cả máu. Dáng vẻ ấy cũng tạo ấn tượng về một tính cách luôn hoài nghi, bảo thủ, pha một chút rừng rú, hoang dã của thiên nhiên. Bằng vài nét phác họa đơn sơ ngoại hình của lão Khúng, Nguyễn Minh Châu đã làm nổi bật một cuộc đời đầy vất vả, nhọc nhằn. Nếu ở Khách ở quê ra, lão Khúng là một nhân vật tính cách dưới sự miêu tả chân thực, sắc nét của nhà văn thì đến Phiên chợ Giát - bản "di chúc nghệ thuật bằng máu và nước mắt" (chữ dùng của Đỗ Đức Hiểu ) - nhân vật số phận này không còn được miêu tả ngoại hình một cách bình thường mà tự thể hiện qua những giấc mơ nửa nhòe nửa thực. Trong Bức tranh, Nguyễn Minh Châu cho nhân vật tự soi rọi chính mình trước gương để lột tả bản thân, còn ở đây, nhà văn đã để cho nhân vật nhận ra mình trong những ảo giác đầy kinh hoàng, khủng khiếp. Trong cơn ác mộng đầu tiên, lão thấy mình là hung thần đã vung búa xuống đầu con Khoang đen nhà lão: "Một lão già thân hình cao vòng, lại lủng củng đầy những xương cùng xẩu, mái tóc cắt ngắn cứng như rễ tre, mớ đổ phải, mớ đổ về phía trước trán, sợi đen sợi trắng loang lổ, mặt mũi gồ ghề, hai con mắt nhìn gườm gườm với những mảng tiết bò còn ướt hay đã khô dính kết trên cái bắp thịt nổi cuộn ở bả vai và bắp tay." Hình ảnh gân guốc ấy như một bức tranh xộc xệch với những găm màu chói gắt. Đến giấc mơ thứ hai, cái giấc mơ khiến tiềm thức hoang sơ của lão đi đến quyết định giải thoát cho con vật,lão thấy "chính lão bị đánh bằng búa tạ, chính lão là con bò!... một cái thân hình nửa bò nửa người máu me đầm đìa." Cái hình thù kỳ quái, gớm ghiếc ấy vừa tương phản, vừa bổ sung cho bức họa thứ nhất, đấy thực chất không phải là những nét vẽ ngoại hình thuần túy mà chính là biểu trưng cho những giả thuyết về số phận của người nông dân: họ có thể là "hung thần", cũng có thể là nạn nhân trong bộn bề cuộc sống. Những giấc mộng nhập nhằng, rối rắm ấy như đào sâu vào tiềm thức con người, đưa nhân vật ra trước ánh sáng để họ thức nhận chính mình - thấy được thân phận nhọc nhằn, tủi nhục của họ với bản tính thiện nhưng không tránh khỏi sự hoang dã, bản năng. Như vậy, Nguyễn Minh Châu đã sử dụng tích cực thủ pháp miêu tả ngoại hình để khắc họa tính cách, nội tâm nhân vật nhưng đa phần dưới góc độ tượng trưng. Đấy là những bức chân dung không hoàn chỉnh nhưng những đường nét đậm chắc của nó đã tạo ấn tượng mạnh mẽ để người đọc liên tưởng và thấu hiểu. Những bức họa tự ý thức của nhân vật qua vài chi tiết ngoại hình đã góp phần làm cho nhân vật thêm sâu sắc, rõ nét hơn. Qua đó họ soi rọi chính mình để hướng đến sự hoàn thiện, hướng đến tính người nhất tiềm tàng trong mỗi con người. 2. Miêu tả tâm lý nhân vật một cách tinh tế, xác thực bằng cách dùng nhiều thứ ánh sáng để soi chiếu từ những góc độ khác nhau Đại văn hào Nga L. Tolstoi từng nói: "Một trong những lam lân vĩ đại nhất khi xét đoán về con người là chúng ta hay gọi và xác định người này thông minh, người kia ngu xuẩn, người này tốt, người kia ác, người thì mạnh mẽ, người thì yếu đuối, trong khi con người là tất cả: Tất cả các khả năng đó, là cái gì luôn luôn biên đôi." Nhà văn nhận lãnh thiên chức không ngừng tìm hiểu, khám phá bản chất đích thực của con người, chính là người phải đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn "để tránh cái việc lầm lẫn trong cách nhìn phiến diện, một chiều ấy. Nguyễn Minh Châu trong quá trình tìm tòi của mình, mặc dầu chưa tạo được nhân vật có đầy đủ" sự sống đích thực của các "bản ngã" (Bakhtin), chưa đi tới tận cùng tâm hồn của con người nhưng cũng đã thể nghiệm được phần nào khả năng khai thác những yếu tố tâm lý xác thực bằng cách "dùng nhiều thứ ánh sáng để soi chiếu vào nhân vật của mình từ những góc độ khác nhau" (Huỳnh Như Phương). Một kẻ phản bội như Quang (Cơn giông) cũng có tấm lòng "cao thượng", đã không trực tiếp nả súng vào Thăng vì còn chút lòng tự trọng khi nghĩ đến Hân; Hạnh (Bên đường chiên tranh) với gàu nước lạnh tạt thăng vào mặt cô gái lẳng lơ chọc ghẹo An - cách đánh ghen ngộ nghĩnh và táo bạo của một cô bé 15 tuổi - lại là một người đàn bà hiền hậu, quý phái với trái tim thủy chung son sắt suốt 30 hăm dài chờ đợi; những chị hàng xóm với Thoan (Đứa ăn cắp) sống hồn nhiên trong tính tật của mình, dễ xúc động, thương yêu nhưng cũng lắm lời, nhiều chuyện, gây phiền nhiễu cho người khác mà chính họ không ý thức điều đó... Tất cả những con người ấy, dưới ngòi bút tâm lý của Nguyễn Minh Châu, họ xử sự, hành động theo chính động lực của bản thân, giúp ta có cảm giác như đã gặp họ đâu đó ngoài trang sách. Nếu như trong Tắt đèn, chị Dậu để trong người đọc ấn tượng về một người phụ nữ rất tốt, hoàn toàn tốt với bao đức tính quý báu của một người phụ nữ nông thôn Việt Nam - Ngô Tất Tố hướng tới vẻ đẹp hoàn mỹ trong tâm hồn con người bần cùng trong xã hội - thì đến những sáng tác của Nguyễn Minh Châu, ông đã có cách nhìn thoáng hơn trong sự vươn tới tính hoàn thiện ở mỗi con người. Con người ta không bao giờ đồng nhất với chính nó, bởi thế rất khó có một nhận xét tuyệt đối về con người. Lão Khúng trong Khách ở quê ra là một con người cục cằn, thô kệch, lại ngang bướng nữa nhưng có trái tim vữi ngàn mạch máu lưu chuyển ngân rung. Người đàn ông tưởng chỉ biết cắm đầu vào hòn đất lại chân tình cưu mang người đàn bà bụng mang dạ chửa lạc lõng giữa rừng rồi ăn đời ở kiếp với người ấy, bất chấp miệng lưỡi thế gian. Ngay cả lúc mụ Huệ dan díu với thằng Mới sinh ra thằng bé Khoan thì Khung vẫn hết mực yêu thương những đứa con như núm ruột của mình. Song, sâu trong tâm khảm của Khung vẫn có những nỗi niềm dằn vặt, những trăn trở dằn xé và ghen tuông trong lòng mà ngay cả Huệ cũng không biết đến. Những dồn nén tâm sự và những nỗi khổ tâm không thể bộc bạch đã âm thầm sục sôi trong tâm hồn lão. Việc đến nhà cha đẻ của Dũng, thấy con mình trong đó để rồi bối rối, hốt hoảng quay về là cả một chuỗi diễn biến tâm lý phức tạp, đầy xáo động trong con người Khung. Nguyễn Minh Châu với sự phát hiện tinh tế tâm lý nhân vật này đã làm người đọc hết sức cảm động, cảm thông. Âm ỉ trong lòng lão Khúng là một tình yêu thương vô bờ, yêu thương đến mức không còn gì để yêu thương hơn nữa. Lão cũng chính là một mẫu số chung của những tình cha mà ta từng gặp trong lão Gôrio (Tấn trò đời -Banzac) hay lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Chi tiết lão tiễn đứa con trai đi bộ đội và cứ loay hoay chăm sóc đứa con như một "mụ đàn bà lẩn thẩn" đã tải được tâm trạng, tình cảm sâu đậm của Khúng. Tình thương con tưởng chừng như quá quắt của lão càng khắc họa cao độ khi lão phản ứng với mụ Hái - người đã lây cái gốc mất mát ba đứa con để an ủi khi thằng Dũng hy sinh: "[...] lão nhổm dậy, hai con mắt vần đỏ ghé sát tận mặt mụ Hái, lão mếu máo quát tướng: -Ba đứa con của mụ không bằng một đứa con của tui. Hừm, nói vậy mà cũng nói...". Tình cảm ấy chan hòa trong từng tế bào của người nông dân nhọc nhằn, lam lũ. Nguyễn Minh Châu, một lần nữa, lại khắc họa thành công nhân vật lão Khúng qua những chi tiết miêu tả và phân tích tâm lý tinh nhạy, chính xác. Con Khoang đen - người bạn nhọc nhằn của lão là nơi lão gởi gấm tình thương yêu như đã yêu hòn đất. Lão đã đấu tranh ghê gớm với chính mình rằng việc giải phóng số phận của con bò già là cần thiết nhưng nghĩa tình bây lâu khiến lão cứ chùng lòng. Cái giọng điệu gắt gỏng, giục giã, ra vẻ tàn nhẫn với con Khoang đen chính là tiếng lòng nức nở, là tiếng khóc thổn thức của một tâm hồn giàu ân tình. Từ tâm trạng bấn loạn "như một kẻ đang chạy trốn một cuộc tàn sát đầy tàn nhẫn" khi nhìn thấy những mảng thi thể bò đến cái "giật nảy mình" khi thây con Khoang đen lại quay trở về cho lão bắc cái ách lên vai chuyển sang tâm trạng chỉ biết "đưa mắt nhìn người bạn đời làm ăn thân thiết bằng cái nhìn đầy sầu não và phiền muộn là cả một quá trình biến chuyển, xáo động tâm lý mà Nguyễn Minh Châu đã thể hiện rất đặc sắc. Với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Minh Châu đã tập trung khai thác những nét tâm lý rất cá nhân nhưng cũng rất đời thường của nhân vật Quỳ. Là một người đàn bà có khả năng chinh phục biết bao trái tim yêu và có sức quyến rũ mạnh mẽ với một chút kiêu hãnh của người ý thức được thế mạnh nơi mình, những tưởng Quỳ sẽ vững vàng và ngập tràn hạnh phúc trong yêu thương. Nhưng không, trái tim băng giá trước bao người ấy đã tan ra khi bắt gặp "một cặp mắt không hề chớp, không hề mảy may xúc động" và "lạnh lẽo như một ánh chớp" của người trung đoàn trưởng tài năng, dũng cảm. Tình yêu đã nẩy nở và bộc phát mãnh liệt trong tâm hồn Quỳ khi chị nhận thấy "lòng tự ái bị xúc phạm". Một con người đã từng làm điêu đứng bao chàng trai đó đã "van lạy như một con nô lệ" để cầu xin tình yêu của Hòa khi anh vờ làm mặt tỉnh khô. Quả là tình yêu có những lý lẽ mà lý trí không hề giải thích nổi! Thế nhưng, với mối tình nồng nàn của mình, chị đã không chịu đựng nổi một sự thật trụi trần về hai bàn tay mồ hôi đầy cảm giác dấp dính của anh. Một con người luôn đòi hỏi, luôn khát khao cái tuyệt đối ấy chắc chắn sẽ nhận những bi kịch về tinh thần. Nguyễn Minh Châu đã mổ xẻ những diễn biến tâm lý phức tạp của Quỳ: những cố gắng để tự nhủ rằng đây là bàn tay của người yêu, đến sự vồ vập, cuồng nhiệt khi ý thức được sự cần thiết, quý giá của đôi bàn tay và con đường suy tư đầy vật vã của Quỳ trong quá trình quay về nhận chân cuộc sống. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu còn luồn lách vào những tầng sâu tâm lý của những suy nghĩ quẩn quanh đeo bám tâm trí người già. Đến độ tuổi gần đất xa trời ấy, người ta mới có thể chiêm nghiệm thấu đáo lẽ đời và chỉ tập trung vào vùng ánh sáng, vào cái điều duy nhất mà họ bận tâm một cách cá nhân và chủ quan. Người lão tướng thủ thành (Dấu vết nghề nghiệp) khi kiểm nghiệm lại suốt cuộc đời gắn bó với nghề nghiệp bóng đá của mình, đã chân thực và can đảm phân tích những điều được thua, những thành công vinh quang và thất bại cay đắng trong sân cỏ - ông đã nhìn nhận một cách minh bạch rõ ràng, không nhầm lẫn nhưng điều giản dị nhất trong cuộc sống đời thường mà ông không nhận chân được đấy là tình yêu đích thực của vợ ông. Quả là con người ta thường xuyên không hoàn hảo - trong số muôn vàn những điều đúng đắn mà mình đã khô công, khô tâm nhận ra vân còn đôi điều sai sót không ngờ tới được. Cách cư xử khéo léo và đầy nhân ái của vợ ông và Ban đã được nhà văn dẫn dắt tài tình từ bề sâu để làm bật lên giá trị của tình người. Nguyễn Minh Châu không tách rời văn chương với cuộc sống. Trong công cuộc kháng chiến ông đã trọn vẹn dành những trang văn hào hùng ca ngợi, hòa chung nhịp đập với bao trái tim trong trái lim lớn yêu nước của dân tộc. Ông đã làm tròn bổn phận mà lịch sử đã giao phó. Sang thời bình, cuộc sống với những va vấp hàng ngày không cho phép nhà văn tô hồng và ê a giọng nói một chiều. Như một quãng lặng để có thể lắng lòng, người ta có thể nhìn về quá khứ một cách chân thật hơn. Ở đó, con người ta không phái là thánh nhân mà là những con người mang đầy đủ phần "con" và phần "người" trong bản thân mình. Điều đó chưa hẳn là khám phá mới mẻ nhưng Nguyễn Minh Châu đã ghi nhận được, tưởng như ông đang phanh phui, mổ xẻ tâm lý mình và phơi bày trước bạn đọc. Những nét tâm lý diễn tiến trong tâm hồn của người họa sĩ (Bức tranh) rất chân thực. Tiềm tàng trong cái "con" của mỗi người, ít ai cao thượng đến mức "sống trong đời sống cần có một tấm lòng" mà "để gió cuốn đi". (Trịnh Công Sơn). Người họa sĩ từ chối yêu cầu vẽ bức chân dung của anh chiến sĩ là phù hợp với tâm lý thông thường. Với một người xa lạ, điều đó xảy ra, tức là họa sĩ chấp nhận vẽ khi có một điều kiện gì đó hoặc phải nhân lúc cao hứng. Song, trước tấm lòng của người chiến sĩ, người họa sĩ đã soi rọi chính mình. Những biến chuyển tâm lý của anh từ cảm giác xấu hổ rồi ân hận, rồi quyết tâm can đảm nhận sai sót của mình được nhà văn đóng vai người trong cuộc vạch ra một cách tỉ mỉ để người đọc có thể từ đó mà kiểm điểm chính mình. Nhân vật Lực trong Cỏ lau là một số phận ngậm ngùi. Người đọc cảm nhận được nỗi đau của Lực đồng thời cũng hiểu được khả năng nhập thân trọn vẹn vào nhân vật của tác giả, vắt kiệt sức mình để đi đến tận cùng những đau đớn tình thần mà nhân vật gánh chịu. Con người vốn thường sợ và né tránh khi nói đến cái xấu trong bản thân mình. Nguyễn Minh Châu vạch trần điều đó với sự cảm thông và am hiểu tâm lý. Lực là hiện thân của một con người trọn vẹn sắc màu. Anh là người lính dạn dày bom đạn, đã cống hiến tất cả tuổi xuân cho đất nước với lý tưởng cao đẹp và đến thời bình, vẫn tiếp tục làm những công việc thiêng liêng và nhân đạo để hàn gắn đôi chút vết thương của người nằm xuống và người ở lại. Anh quả là một hình mẫu lý tưởng của người cách mạng chân chính để mọi người kính trọng, mến yêu. Thế nhưng, chính anh - một nạn nhân cay đắng của chiến tranh - cũng đã từng là một con người tàn nhân, ích kỷ, gây ra cái chết oan uổng, phi lý cho một người lính dũng cảm, trẻ trung. Trên cuộc đời này, "trong tất cả sự mất mát, thì mất một con người là không gì bù đắp được, không sao lấy lại được". Chính vì vậy, khi đối diện với sự thật đau buồn ấy, cảm giác tội lỗi đã vây đặc tâm hồn Lực. Lương tâm của anh đã lên tiếng xỉ vả, tố cáo mình một cách dữ dội đến nỗi gây cho anh cảm giác bị trừng phạt.Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật tự dày vò, phân thân gay gắt trên con đường đi tìm sự sống đích thực của bản ngã, để rút ra những chiêm nghiệm, cách sống có ý nghĩa: "hãy đừng làm người sống đau khổ hơn." Tâm lý con người ẩn trong bề sâu tâm hồn. Nơi ấy thể hiện tất cả những tình cảm phong phú, những suy ngẫm sâu sắc mà vẻ ngoài mỗi người không bộc lộ được, thậm chí có thể làm trái đi. Nguyễn Minh Châu với tấm lòng nhân hậu của mình, với khả năng nhạy bén, nhạy cảm và tinh tế trong việc phát hiện những yếu tố tâm lý đã mô tả chân thực những diễn biến phức tạp trong tâm hồn con người, tạo cho nhân vật nhiều sức sống và có chiều sâu, tác động mạnh mẽ đến tình cảm người đọc. 3. Khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật qua những biểu hiện đa dạng của thủ pháp độc thoại nội tâm Nếu miêu tả ngoại hình xuất phát từ những biểu hiện bên ngoài của con người thì độc thoại nội tâm có đối tượng chủ yếu là thế giới bên trong. Đó là những suy tư thầm kín, là những lời nhân vật tự nói với chính mình, là những cuộc đấu tranh nội tam đầy khắc khoải, là đối thoại bên trong với sự phân thân của nhân vật, là tiếng nói thuộc tầng sâu tâm hồn nhân vật. Thủ pháp quen thuộc này có khả năng hữu hiệu trong việc khắc họa nhân vật qua những dòng ý thức, qua những mạch hồi tưởng, những giấc mơ chảy tràn tâm trí và cả những cơn mộng du để tái hiện nhân vật trên những bình diện rộng của cuộc sống. Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 xây dựng nhiều loại nhân vật có đời sống nội tâm phong phú. Nhân vật ở đây không chỉ được phát hiện chiều sâu tâm hồn dưới cái nhìn bao quát, am hiểu của tác giả mà còn tự thể hiện mình qua sự phát hiện của chính bản thân. Người họa sĩ trong truyện Bức tranh đã phải trải qua một cuộc tra tấn tinh thần dữ dội chưa bao giờ anh đối diện với chính mình gay gắt đến thế. Trong nhịp sống yên ổn của một cuộc đời tương đối thành đạt, những tưởng anh có thể tự mãn nguyện với chính mình. Nhưng, cái khoảnh khắc đặc biệt ấy, cái giờ phút khứa vào tâm hồn anh, phanh phui vệt tội lỗi mà bấy lâu anh che giấu đã khiến anh hứng chịu một sự phân thân,vật vã trong lòng. Vùng trí nhớ trả anh về với sự thật trần trụi cách đấy tám năm, đó là lúc miệng lưỡi anh ngon ngọt với những điều hứa hẹn tốt lành để rồi lãng quên trong danh vọng, đúng hơn là thái độ thờ ơ, bàng quan, xem nhẹ đã khuất lấp anh. Đối diện lại với người chiến sĩ năm xưa, đầu óc anh nổ bùng trong sự đấu tranh day dứt. Lời độc thoại nội tâm vọng ra trong tâm trí để trách móc, lên án anh: "Tại sao ngày ấy tôi không đưa "tấm ảnh" đến cho gia đình anh ? Tại sao tôi không giữ lời hứa? Mà tôi vẫn còn nhớ, tôi đã hứa với anh và cả với tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm, mà cũng thực tâm lắm chứ ?" Đi cùng với dòng tâm tư ấy là cảm giác xâu hổ , hối lỗi dâng trào. Anh đã trải qua những chuỗi dài đấu tranh nội tâm, có lúc những lý lẽ vững chắc đã binh vực cho việc làm của anh - cái phần chất chứa "rắn rết" và "ác quỷ" đã lên tiếng biện hộ cho thân chủ, nhưng cái phần tinh túy nhất trong sâu thẳm tâm hồn đã bóc trần sự thật, đặt anh trước vành móng ngựa của tòa án lương tâm. Từ trạng thái dày vò với chính mình, anh đã đặt mình trong cuộc đối thoại mà anh kiêm thủ cả hai vai để phân tích mình một cách trung thực nhất, buộc anh phải nhìn nhận những cái xấu xa đã tồn tại trong cõi tâm linh bí ẩn của mình. Sự phát triển tâm lý qua dòng độc thoại nội tâm đã hướng anh nhận lãnh trách nhiệm để vươn tới sự hoàn thiện của bản chất người. Dòng chảy âm thầm mà căng thẳng, sôi sục ấy đã quét những luồng ánh sáng vào những ngóc ngách tâm hồn để khắc họa tâm lý, tính cách con người biết đấu tranh để hoàn thiện nhân cách. Nhân vật chính trong Cỏ lau (Lực) cũng chính là nhân vật người kể chuyện do đó, việc trình bày những suy tư, xúc cảm thành một mạch chảy rất tự nhiên và dễ dàng. Suốt chiều dài câu chuyện, lẫn chen trong những đoạn hồi tưởng và những va chạm hiện thực là những dòng suy tư, là những lời thủ thỉ tâm tình mà nhân vật tự nói với chính mình để nhìn rõ mình trong sự đối diện với nội tâm. Đây là những trăn trở, dằn xé trong tâm hồn anh khi anh thấm thía nỗi đau mà bản thân gánh chịu; khi anh nhận ra rằng mình trở thành người thừa trong cuộc sống tạm yên ổn của những người thân, là người "đã bị chặt lìa ra khỏi ngay cuộc đời mình". Những trở trăn ấy càng bùng len khi anh đối diện với nỗi đau mà chính anh là thủ phạm để rồi bật ra thành những lời tự vấn trước mặc cảm tội lỗi: "Hòn đá vẫn đứng đó một chỗ giữa trời không xê dịch, hay là chính Phi đang đi lang thang trong lòng đất? Anh đi tìm gì? Hay là anh đang đi tìm tôi?" Xen giữa lời tâm sự, tỉ tê là nỗi lòng xáo động, khắc khoải của Lực, là sự phân thân để chiêm nghiệm, thấm thìa những mất mát không thể nào bù đắp nổi của những người sống có người thân nằm xuống. Những mảng độc thoại nội tâm day dứt không yên ấy đã tái hiện nhân vật một cách chân thật trong đời sống tinh thần vốn dĩ rất phức tạp này. Nếu độc thoại nội tâm trong Bức tranh được biểu hiện dưới hình thức tự thú thì ở Một lần đối chứng, đấy là sự chiêm nghiệm lẽ đời của nhân vật nhà văn. Anh đã miêu tả tỉ mĩ cuộc sống và cả "tâm hồn" của những con mèo nhưng anh xác định rõ ràng đấy không phải là câu chuyện nhân cách hóa loài vật chỉ để viết thành sách Kim Đồng cho trẻ em. Trong dòng suy tư và tưởng tượng phong phú, nhân vật nhà văn đã muốn "nhân danh loài người, thử làm một cuộc đối chứng với loài vật - một cuộc đối chứng giữa thiện và ác, giữa lý trí, trí tuệ và bản năng mù quáng. Hòa trong mạch kể là những điều suy tưởng quẩn quanh mà anh độc thoại với chính mình: "Tôi lại tự hỏi mình rằng, không biết những lúc này cọn mèo của tồi đang nghĩ gì?" Đằng sau những dòng chữ tưởng như vu vơ ấy là cả một dòng chảy lặng lẽ mà sôi sục trong tâm trí để tiếp tục mạch suy tưởng của mình khám phá những triết luận của cuộc sống. Việc chiêm nghiệm lẽ đời qua những dòng hồi tưởng còn được thể hiện rõ nét ở nhân vật người thủ thành trong Dấu vết nghề nghiệp. Ở đây, ngôn từ là của tác giả - người kể chuyện, nhưng giọng điệu và tâm trạng lại là của nhân vật, điều đó cho phép nhân vật có điều kiện dẫn dắt người đọc đi vào những tầng sâu tâm hồn của mình. Trước lúc sắp lìa đời, người lão tướng thủ thành 83 tuổi danh tiếng một thời ấy đã bị "luật hội tụ ánh sáng" chi phối hoàn toàn. Qua những suy ngẫm trong dòng độc thoại nội tâm, ông đã tái hiện cả một cuộc đời dành trọn cho bóng đá với tất cả những vinh quang và cay đắng. Ông đã trung thực và mạnh dạn soi rọi với chính mình để nhận chân cuộc sống rằng "con người ta thường xuyên không hoàn hảo" và "có những phút vụng dại, yếu ớt và ngu ngóc đến mức không thể tưởng tượng được." Những điều đúc kết chín chắn ấy khiến ông thấm thía sự độ lượng của cuộc đời và giá trị của tình người để từ đó vượt qua khỏi những cái tầm thường nhỏ bé, sống xứng đáng hơn và hoàn thiện mình hơn. Với thủ pháp độc thoại nội tâm, có khi tác giả để cho nhân vật thốt lên thành tiếng nhưng thực chất là mình nói với mình. Đối với nhân vật Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, hơn thế, Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật tỉ tê trong căn bệnh mộng du để đi sâu vào thế giới tâm linh. Chị đã sống trong triền miên những nghĩ suy và cả những ức chế cần được giải tỏa. Đấy là một cuộc đấu tranh đầy vất vả và có trả giá bằng những vết xước tâm hồn để đi từ một người con gái đầy kiêu hãnh và hồn nhiên sang một người đàn bà dung dị với cuộc sống đời thường, biết chấp nhận những điều không phải lúc nào cũng tuyệt đẹp trong đời sống. Con đường tự thức nhận chính mình quả lắm chông chênh, với Quỳ, nó đã phát sinh bệnh lý. Nhưng sâu thẳm trong ý nghĩa của nó, Quỳ là một người phụ nữ có đời sống nội tâm phong phú và nhạy cảm đến mức vượt qua khỏi những điều bình thường, chị ý thức về mình sâu sắc đến mức tưởng như là vô thức. Nguyễn Minh Châu đã "đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn" để khám phá những phức điệu sâu kín của cuộc đời - một sự kiếm tìm đầy vật vã... Không chỉ sử dụng những tưởng tượng và những mộng du, Nguyễn Minh Châu còn dùng thủ pháp giấc mơ để xây dựng nhân vật tận sâu trong từng ngóc ngách của tâm hồn. Phiên chợ Giát - "văn bản đa tranh" kỳ diệu cuối cùng với nhân vật đặc sắc lão Khúng đã chuyển tải được nhiều vấn đề trên nhiều bình diện của cuộc sống, đặt biệt là dự báo của tác giả về số phận của người nông dân. Nếu như ở các nhân vật đã trình bày trước, ta tìm thấy họ trong một mảng của đời sống nội tâm thì đến Khúng, Nguyễn Minh Châu đã xăm soi những đường cày trên mảnh đất canh tác màu mỡ này. Cái con người tưởng chừng như cục mịch, u tối ấy lại chất chứa một tấm lòng rộng mở với những tình thương vô bờ và một thế giới tâm linh đầy bí ẩn. Lão là con người của ban đêm và cái phần thật nhất nằm khuất trong bóng tối. Lão đã như một kẻ mất hồn trước cái chết nghiệt ngã của đứa con mà lão hết mực yêu quý; lão đã đau đớn trò chuyện với vong linh của con mà cứ ngỡ con đang hiện hữu trước mình đê ròi bật lên những tiếng nấc nghẹn ngào như xé nát tâm can. Dòng độc thoại nội tâm mang tính chất đối thoại ấy đã diễn tả sâu sắc nỗi đau tột cùng của lão trước sự mất mát không gì bù đắp nổi. Trái tim nóng ấm ấy còn dịu dàng che chở cho những đứa con bé bỏng của mình và đặc biệt dành một tình thân cho người bạn nhọc nhằn: con Khoang đen - con vật đã từng chung lưng đấu cật với lão gắn bó với hòn đất. Từ những dòng suy nghĩ miên man, hỗn độn, nhập nhằng trên cả mót quãng đường dài từ nhà ra chợ, lão đã nói chuyện với con vật biết bao điều: Lúc thì thủ thỉ với con vật về những kỷ niệm đã qua, lúc thì hậm hực,gắt gỏng để che giấu những bối rối trong lòng và dồn nén tình cảm, lúc lại lầm rầm với giọng hơi cau có khi thả con bò vào rừng hoang với ước mơ giải phóng cho số kiếp khốn khổ của con vật Tất cả những điều đó đã diễn tả những biến động lớn lao trong tâm hồn với những nét tâm lý và tính cách rất mực lão Khung. Tuy nhiên, đỉnh điểm của những xác động đến mức bấn loạn là những giác mơ kinh hoàng, quái đản làm lão khiếp sợ.Trong tiềm thức âm u, hoang dã, lão đã thấy mình vung búa tạ vào đầu con Khoang đen và rồi hốt hoảng nhận ra rằng con Khoang đen ấy lại chính là lão! Cái vòng lẩn quẩn, trớ trêu ấy chạy rần rần trong tâm trí, trong dòng ý thức bề bộn của lão. Kết hợp với giấc mơ là chuỗi hồi tưởng, liên tưởng và cả ảo tưởng xoắn xuýt trong đầu óc lão, xoáy sâu vào cõi tâm linh. Lão Khung chính là đại diện của một kiếp người, là cuộc sống quẩn quanh của người nông dân với số phận ngậm ngùi. Như vậy, với thủ pháp nghệ thuật độc thoại nội tâm, Nguyễn Minh Châu đã có những khám phá mới mẻ về chiều sâu tâm hồn con người, khắc họa đậm nét thêm tâm lý, tính cách nhân vật. Với sự phấn đấu không ngừng của một ngòi bút đầy tâm huyết Nguyễn Minh Châu đã thâm nhập vào thế giới bên trong đầy bí ẩn để khai thác những tầng bậc đời sống tâm linh để nhân vật bộc lộ mình chân thực, sinh động như vốn có. Thủ pháp này có tác dụng hữu hiệu và có sức nặng hơn so với cách miêu tả hướng ngoại như trước đây, mở ra một triển vọng đáng mừng cho văn học hiện đại vừa bứt mình ra khỏi không khí của nền văn học thời chiến. PHẦN BA: KẾT LUẬN Trên con đường tìm tòi thể nghiệm để đi đến thế giới nghệ thuật riêng của mình, Nguyễn Minh Châu đã tập trung vào đối tượng con người như một tiêu chí quan trọng để sáng tạo nghệ thuật. Xét riêng về mảng truyện ngắn, ông đã tái tạo một lực lượng đông đảo nhân vật trên nhiều bình diện, ở nhiều khía cạnh của cuộc đời. Trong luận văn này, chúng tôi đã khảo sát và tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu - một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhưng còn tản mạn và chỉ được trình bày trong những chuyên luận nhỏ. Với cố gắng góp một phần cảm thụ của mình về những trang viết của Nguyễn Minh Châu,chúng tôi có thể rút ra một vài kết luận từ những nội dung đã trình bày như sau: 1. Truyện ngắn là một thể loại có những đặc trưng riêng đòi hỏi cao sự gia công của nhà văn để đạt được tính hàm súc về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Với dung lượng nhỏ, truyện ngắn chỉ cho phép nhà văn tập trung xây dựng một đến hai nhân vật trong những thời khắc họ bộc lộ mình rõ nhất. Thế giới nhân vật rất đa dạng, phong phú do đó có nhiều căn cứ để phân loại nhân vật trên các bình diện cấu trúc, tư tưởng, nội dung... và nhân vật được khắc họa thông qua việc miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, hành động và biểu hiện nội tâm, tùy theo ý đồ của tác giả mà đặc điểm nào được thể hiện rõ nét nhất. 2 . Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu có những biến chuyển khởi sắc từ những sáng tác thời chiến sang thời bình, đều bắt nguồn từ lòng khát khao vươn tới sự hoàn thiện của cuộc sống, của con người. Tiếp nối khuynh hướng sử thi hào hùng của công cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, ông đã xây dựng nhân vật chính diện với tấm lòng yêu mến và nguồn cảm hứng dâng trào. Ông cũng không né tránh khi đề cập đến loại nhân vật phản diện với tất cả sự căm phẫn, xót xa. Chiến tranh qua đi, con người lại trở về với cuộc sống vốn có của mình trong bộn bề các mối quan hệ với bao thử thách, khó khăn, với bao mảnh đời dung dị và trắc trở. Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đã thâm nhập vào đời sống của những con người bình thường trong cuộc sống đời thường với cách tiếp cận cận nhân tình và một khả năng quan sát nhạy cảm. Nhà văn đặc biệt trăn trở khi xây dựng loại nhân vật số phận, đấy cũng chính là những suy tư, khắc khoải của ông từ những ngày đầu cầm bút. Mặc khác, trên góc độ cấu trúc nội dung nhân vật, tác giả đã xây dựng các loại nhân vật loại hình, tính cách tư tưởng với tất cả tấm lòng yêu thương, căm giận và những rung động chân thành, sâu xa. 3. Ngoài việc xây dựng hệ thống nhân vật đậm đặc sắc màu của cuộc sống, Nguyễn Minh Châu còn đặc biệt chú ý đến việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật để xây dựng nhân vật sao cho chân thật và dễ đi vào lòng người nhất. Vẫn là các thủ pháp thông thường trong việc miêu tả ngoại hình, khắc họa tâm lý và độc thoại nội tâm nhưng Nguyễn Minh Châu đã có ý thức đào sâu vào các tầng bậc của bản thể con người, phát hiện và lý giải một cách sau sắc những điều tưởng như rất bình thường trong cuộc sống mà có lúc không khỏi làm bạn đọc giật mình. Chính sự lao động miệt mài trong sự đổi mới tư duy nghệ thuật đã tạo nên những tác phẩm có chỗ đứng vững chắc trong lòng người đọc và cũng chính bầu nhiệt huyết của một tài năng đó đã tạo cho ông trở thành một con người mở đầu cho một giai đoạn văn học mới. 4. Không phải truyện ngắn nào của Nguyễn Minh Châu cũng đặc sắc nhưng nhìn chung đa phần các tác phẩm viết sau 1975 đã có những giá trị đáng kể. Nguyễn Minh Châu luôn muốn chuyển tải lên trang giấy nhiều vấn đề ông bức xúc, dồn nén, do vậy một số tác phẩm ôm đồm khá nhiều và tính luận đề thể hiện cũng rõ. Song, điều đó cũng không làm giảm đi khả năng nhìn nhận quan sát tinh tế của một ngoài bút có tấm lòng thương người, đau đời với khái khao tìm đến với con người, hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. 5. Nguyễn Minh Châu mất sớm khi sức viết của ông đang lên và những dự định vẫn còn dang dở. Hơn mười năm trôi qua, khoảng thời gian chưa đủ để dài và cũng không quá ngắn để xác định giá trị những tác phẩm của ông. Một lần nữa, thời gian chính là vị giám khảo công bằng sẽ loại trừ tất cả những gì không phù hợp, trả về cho cuộc đời những giá trị tinh thần đích thực - sáng tác của Ngyễn Minh Châu nói chung và truyện ngắn nói riêng cũng nằm trong quá trình vận động đó. Chúng ta tin rằng "Những trang sách của ông để lại, lịch sử văn học sẽ mãi mãi phải nhắc tới như là những trang sách vừa tài hoa vừa thấm đậm một.tình yêu thương vô bờ bến đối với con người, và với đất đai xứ sở”P7F8 8 Dũng Hà “Ngọn lửa luôn luôn cháy sáng” Tuần báo văn nghệ số 7 18/2/ 1998 THƯ MỤC THAM KHẢO A. CÁC TẮC PHẨM CỦA NGUYỄN MINH CHÂU I. Tiểu thuyết: 1. Cửa sông, NXB Văn học, H, 1967. 2. Dấu chân người lính, NXB Thanh niên, H, 1972. 3. Lửa từ những ngài nhà, NXB Văn học, H, 1977. 4. Miền cháy, NXB Quân đội nhân dân, H, 1977. 5. Những người đi từ trong rừng ra, NXB Quân đội nhân dân, H,1982. 6. Mảnh đất tình yêu, NXB Tác phẩm mới, H, 1987. II. Tập truyện ngắn: 7. Những vùng trời khác nhau, NXB Văn học, H, 1970. 8. Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, NXB Tác phẩm mới, H, 1983. 9. Mảnh trăng cuối rừng, NXB Văn học, H, 1984. 10. Bến quê, NXB Văn học, H, 1985. 11. Chiếc thuyền ngoài xa, NXB Tác phẩm mới, H, 1989. 12. Cỏ lau, NXB Văn học, H, 1989. 13. Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, NXB Hội nhà văn, H, 1999. III. Các bài báo và tạp chí: 14. "Đôi điều về truyện ngắn", Quân đội nhân dân, 8.1981 15. "Tình thế xảy ra trong truyện ngắn", Văn nghệ quân đội, 5.1982. 16. "Chăm sóc câu văn", Văn nghệ quân đội, 9.1982. 17. "Bên lề tiểu thuyết", Văn nghệ quân đội, 1.Ỉ984. 18. "Vài ý nghĩ về hình thức và chất lượng", Văn nghệ quân đội, 9.1985. 19. "Bản năng và ý thức người cầm bút", Văn nghệ số 6, 19.4.1986. 20. "Trả lời phỏng vấn đầu xuân", Văn nghệ quân đội, 2.1988. 21. Hòa đồng cùng nhân loại, văn, số 2, Tp HCM, 1989. 22. "Ngồi buồn viết mà chơi", Văn nghệ quân đội, 4. 1989. 23. "Trích sổ tay của nhà văn Nguyễn Minh Châu", Sông Hương số 38, 7. 1989. 24. "Viết về chiến tranh", Văn nghệ quân đội, li. 1989. B. SÁCH VÀ BÁO CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC I. Sách: 25. ĐẶNG ANH ĐÀO, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục, Tp HCM, 1995. 26. N. A. GULAIEP, Lý luận văn học, NXB ĐH &THCN, H, 1992. 27. Nhiều tác giả, Cảm nghĩ mười năm, Tp HCM, 1985, 28. LÊ BÁ HÁN-TRẦN ĐÌNH SỬ, NGUYỄN KHẮC PHI ( Chủ biên ), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992. 29. NGUYỄN VĂN HẠNH - HUỲNH NHƯ PHƯƠNG, Lý luận văn học - Mấy vấn đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục, TpHCM, 1998. 30. HOÀNG NGỌC HIẾN, Văn học - học văn, NXB Trường viết văn Nguyễn Du, Trường CĐSP Tp HCM.1990. 31. TÔN PHƯƠNG LAN, Gương mặt nhà văn Nghệ Tĩnh, NXB Văn hóa, H, 1990. 32. TÔN PHƯƠNG LAN - LẠI NGUYÊN ÂN (biên soạn ), Nguyễn Minh Châu - Con người và tác phẩm, NXB Hội nhà văn, H, 1991. 33. PHONG LÊ, Văn học và công cuộc đổi mới, NXB Hội nhà văn, 1994. 34. VƯƠNG TRÍ NHÀN, Sổ tay truyện ngắn, NXB Hội nhà văn, 1998. 35. LÊ NGỌC TRÀ, Lý luận văn học, NXB Trẻ, Tp HCM, 1990. 36. VÂN TRANG - NGÔ HOÀNG - BAO HƯNG (sưu tầm và biên soạn), Văn học 1975 - 1985 tác phẩm và dư luận, NXB Hội nhà văn, 1997. II. Các bài báo và tạp chí: 37. LẠI NGUYÊN ÂN, "Văn xuôi gần đây - Diện mạo và vấn đề", Văn Nghệ quân đội, 1. 1986. 38. NGÔ VĨNH BÌNH, Nhà văn Nguyễn Minh Châu bàn về truyện ngắn”, Văn nghệ quân đội, 1999. 39. VĂN GIÁ, "Nhân vật văn học tìm tòi và sáng tạo", Văn nghệ quân đội, 8.1999. 40. ĐỖ ĐỨC HIỂU, "Đọc Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu", Văn nghệ số 7, 17.2.1990. 41. HOÀNG NGỌC HIẾN, "Đọc Nguyễn Minh Châu - Từ Bức tranh đến Phiên chợ Giát, Tạp chí văn học, 1990. 42. TÔN PHƯƠNG LAN, "Chiến tranh qua những tác phẩm văn xuôi được giải", Tạp chí văn học, số 12.1994. 43. NGUYỄN VĂN LONG, "Thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con người : niềm tin pha lẫn lo âu", Tạp chí văn học, 9.1996. 44. TRƯỜNG LƯU, "Mấy đặc điểm của văn học những năm kháng chiến chống Mỹ ", Văn nghệ quân đội, 9.1999. 45. LÃ NGUYÊN, "Nguyễn Minh Châu và bài học đổi mới tư duy nghệ thuật", Tạp chí SôngHương, 1988. 46. LÃ NGUYÊN, "Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn", Tạp chí văn học, 9.1999. 47. VƯƠNG TRÍ NHÀN, "Nhà văn Nguyễn Minh Châu", Văn nghệ số 21, 21.5.1988. 48. LÊ THÀNH NGHỊ, "Qua những cuốn sách gần đây viết về chiến tranh", Văn nghệ quân đội, 3.1991. 49. TRẦN ĐÌNH SỬ, "Bến quê, một phong cách trần thuật có chiều sâu" Văn nghệ số 8, 21.2.1987. 50. BÙI VIỆT THẮNG, "Vấn đề tình huống trong truyện ngắn.Nguyễn Minh Châu", Tạp chí văn học, 2.1994. 51. XUÂN THIỀU, "Thời gian gần gũi Nguyễn Minh Châu", Văn nghệ quân đội, 1.1999. 52. NGỌC TRAI, "Sự khám phá về con người Việt Nam qua truyện ngắn", Văn nghệ quân đội, 10.1987. 53. LÊ QUANG TRANG, "Vài nét về thân phận người phụ nữ đi qua chiến tranh”, văn nghệ quân đội, 3.1991 54. NGUYỄN CHÍ TÌNH, "Vài điều ghi nhận về truyện ngắn phương Tây hiện đại", Văn nghệ quân đội, 4.1999. 55. TRỊNH THƯ TUYẾT, "Nguyễn Minh Châu tài năng và tấm lòng" Văn nghệ quân đội, 1.1999. 56. TRỊNH THƯ TUYẾT, "Nguyễn Minh Châu với nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện ngắn", Tạp chí văn học, 1.1999. 57. TRỊNH THU TUYẾT, "Một vài kiểu loại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu", Văn nghệ quân đội, 8.1999. 58. "Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu", Văn nghệ số27, 28 1985. 59. "Lễ tưởng niệm và hội thảo về Nguyễn Minh Châu", Văn nghệ quân đội, 3.1994.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghe_thuat_xay_dung_nhan_vat_trong_truyen_ngan_cua_nguyen_minh_chau_2812.pdf
Luận văn liên quan