Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Yêu cầu của đề tài: 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam và ở Đak Lak 4
2.2. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê vối 5
2.3. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sinh lý ra hoa đậu quả của cà phê 9
2.4. Tưới nước cho cà phê kinh doanh 12
2.5. Các biện pháp tưới nước 13
2.6. Tác động của biện pháp tưới nước đến năng suất cà phê 17
2.7. Tủ gốc giữ ẩm cho cà phê 21
3. ĐỊA ĐIỂM - ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 25
3.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 25
3.3. Nội dung nghiên cứu 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu 25
3.5. Phương pháp lấy mẫu quan trắc 29
3.6. Phương pháp xử lý số liệu 32
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1. Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu 33
4.1.1. Khí hậu 33
4.1.2. Đất đai 34
4.2. Hiện trạng sản xuất cà phê tại các vùng điều tra 39
4.2.1. Diện tích và sản lượng cà phê tại các điểm điều tra 39
4.2.2. Điều kiện đất đai trồng cà phê tại các điểm điều tra 40
4.2.3. Cây che bóng, che gió và kỹ thuật tủ gốc cho cà phê kiến thiết cơ bản 41
4.2.4. Cây che bóng trong vườn cà phê kinh doanh 42
4.2.5. Tình hình tưới nước cho cà phê trong mùa khô 46
4.2.6. Mối quan hệ giữa năng suất cà phê và lượng nước tưới 51
4.2.7. Chi phí tưới nước cho cà phê 53
4.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng các dòng cà phê chín muộn trong năm trồng mới 54
4.3.1 Động thái độ ẩm đất ở các công thức tưới khác nhau 54
4.3.2. Ảnh hưởng của công thức tưới đến sinh trưởng của 5 dòng cà phê vối ghép 57
4.4. Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình tưới nước hợp lý cho cà phê vối (giai đoạn kinh doanh) 60
4.4.1 Độ ẩm đất ở các mô hình tưới tiết kiệm 60
4.4.2. Sự ra hoa, đậu quả cà phê vối 62
4.4.3. Sự tăng truởng của quả 68
4.4.4. Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến tỷ lệ khô cành ở các mô hình 71
4.4.5. Mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt của cà phê vối ở các mô hình 72
4.4.6. Năng suất cà phê 73
4.4.7. Hiệu quả kinh tế 74
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
5.1. Kết luận 77
5.2. Đề nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
105 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3046 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng, phát triển của cà phê vối trồng trên đất Bazan tại tỉnh DakLak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiết về nhu cầu nước cho cà phê do vậy khó phát hiện mối tương quan giũa lượng nước tưới và năng suất cà phê. Chúng ta cũng thấy rằng tại điểm điều tra Krông Buk hệ số tương quan giữa lượng nước tưới thấp nhất, R=0,22. Sở dĩ gần như không có mối quan hệ giữa lượng nước tưới và năng suất tại Krông Buk là do trong năm này ở Krông Buk mưa sớm và đều hơn các điểm khác trong tỉnh Dak Lak. Số liệu bảng 4.9 cũng đã cho thấy lượng nước tưới ở các nông hộ chỉ từ 1200-2610 m3, thấp hơn các điểm khác rất nhiều, nhưng năng suất cà phê tại điểm Krông Buk vẫn đạt xấp xỉ các điểm điều tra khác.
4.2.7. Chi phí tưới nước cho cà phê
Qua điều tra thực tế một số vùng trồng cà phê của tỉnh Đak Lak, dựa vào lượng nước tưới chúng tôi tiến hành tính toán chi phí tưới nước cho cây cà phê trên 1 ha, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.13. Chi phí tưới nước cho 1ha cà phê trồng mới/năm ở các điểm điều tra ( lượng nước tưới TB 771m3/ha/năm)
Stt
Hạng mục đầu tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
(đ)
Thành tiền
(đ)
1
Công tưới
Công
8
60.000
480.000
2
Chi phí máy tưới
Giờ
144
25.000
3.600.000
Tổng cộng
4.080.000
Bảng 4.14. Chi phí tưới nước cho 1ha cà phê giai đoạn kinh doanh/năm ở các điểm điều tra (lượng nước tưới 2797 m3/ha/năm)
Stt
Hạng mục đầu tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
(đ)
Thành tiền
(đ)
1
Công tưới
Công
28
60.000
1.680.000
2
Chi phí máy tưới
Giờ
280
25.000
7.000.000
Tổng cộng
8.680.000
Trong quá trình trồng trọt và chăm sóc cho cây cà phê thì có rất nhiều công đoạn chăm sóc, đầu tư. Trong các chi phí đầu tư cho cây cà phê thì giai đoạn tưới nước cho cây cà phê trong giai đoạn mùa khô có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất của cây cà phê sau này. Nhưng chi phí đầu tư cho việc tưới nước cho cây cà phê không phải là ít, nó chỉ đứng sau chi phí phân bón cho cây cà phê.
So sánh giữa chi phí đầu tư tưới nước cho 1ha cà phê giai đoạn kinh doanh và cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản thì chi phí đầu tư tưới nước cho cà phê giai đoạn kinh doanh cao gấp 2 lần so với chi phí tưới nước ở cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản.
4.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng các dòng cà phê chín muộn trong năm trồng mới
4.3.1 Động thái độ ẩm đất ở các công thức tưới khác nhau
- Độ ẩm đồng ruộng (Field capacity, FC):là độ ẩm lớn nhất khi nước bị giữ lại ở các mao quản trong đất. Đối với phần lớn các loại cây trồng, sự sinh trưởng sẽ ở mức tối đa khi độ ẩm đất gần bằng với độ ẩm đồng ruộng vì quá trình hút nước của bộ rễ sẽ thuận lợi nhất. Khi lượng nước cung cấp vào đất do mưa hay tưới vượt quá độ ẩm đồng ruộng, lượng nước dư thừa sẽ bị trôi theo chiều thẳng đứng kéo theo các chất dinh dưỡng ở tầng đất mặt.
- Độ ẩm cây héo (Permanent wilting point, PWP): trong điều kiện không có mưa và không được tưới, quá trình bốc thoát hơi nước tiếp tục diễn ra, độ ẩm trong đất giảm dần cho đến khi rễ cây không còn hút đủ nước cho quá trình thoát hơi nước, lá cây bị héo rũ cho đến khi cây không còn khả năng phục hồi ngay cả vào ban đêm, lúc này cây có độ ẩm cây héo. Tại độ ẩm cây héo, lực giữ nước của các hạt đất lớn hơn lực hút nước của rễ. Đối với cà phê, kết quả nghiên cứu trước đây của trường Đại học thuỷ lợi đã xác định độ ẩm cây héo của cà phê là 26%.
Chúng tôi tiến hành quan trắc đánh giá sự khác biệt đối với việc tác động của chu kỳ tưới khác nhau đến độ ẩm đất.
Vào mùa khô, khi độ ẩm tầng đất mặt xuống đến 28 % thì bắt đầu tưới cho công thức 1, sau đó cứ 25 ngày tưới lại 1 lần. Công thức 2 được tưới sau công thức 1 mười ngày và sau đó tưới theo chu kỳ 35 ngày một lần. Lượng nước tưới cho 1 lần là 100 lít nước/gốc. Theo quy trình tưới nước cho cà phê kiến thiết cơ bản trước đây thì chu kỳ tưới cho cà phê trồng mới vào khoảng 15-20 ngày một lần. Trong thí nghiệm này khi quan trắc độ ẩm đất liên tục 5 ngày một lần chúng tôi thấy rằng 25 ngày sau tưới độ ẩm tầng đất mặt vào khoảng 28-29%, chưa xuống tới độ ẩm cây héo của cà phê. Có thể các hàng cây che bóng tạm thời trong lô đã hạn chế được tốc độ gió mạnh vào mùa khô đồng thời làm giảm sự bốc thoát hơi nước từ mặt đất.
Trong đợt tưới đầu tiên, do được tưới trễ hơn công thức 1 mười ngày nên độ ẩm đất mặt của công thức 2 tiếp tục giảm, tuy vậy giảm rất chậm và có ẩm độ trước khi tưới một ngày là 27,5%.
Số liệu ở bảng 4.16 và biểu đồ 4.3 cho thấy sau khi tưới nước 1 ngày, độ ẩm đất mặt cả hai công thức đạt khoảng 43-46% sau đó giảm nhanh. Sau khi xuống đến độ ẩm 28-29% thì lại giảm rất chậm.
Qua biểu đồ có thể thấy do công thức 2 tưới trễ hơn và chu kỳ dài hơn nên khi công thức 1 đã tưới được 3 lần thì công thức 2 chỉ mới tưới 2 lần, tiết kiệm được một lần tưới.
Bảng 4.15. Ẩm độ tầng đất mặt 0-30cm của vườn cà phê trồng mới ở các chế độ tưới nước khác nhau (%)
Ngày quan trắc
Thời điểm
CT1
Chu kỳ 25 ngày
CT2
Chu kỳ 35 ngày
27/1/2007
Trước tưới CT1.1 ngày
28,2
28,3
28/1/2007
Sau tưới CT1.1 ngày
44,6
28,8
2/2/2007
Sau tưới CT1.5 ngày
39,5
27,5
6/2/2007
Sau tưới CT1 .10 ngày
Trước tưới CT2.1 ngày
38,9
27,5
7/2/2007
Sau tưới CT2.1ngày
38,5
43,5
12/2/2007
Sau tưới CT1.15 ngày
Sau tưới CT2.5ngày
36,4
40,5
18/2/2007
Sau tưới CT1.20 ngày
Sau tưới CT2.10ngày
32,4
38,5
24/2/2007
Sau tưới CT1.25 ngày
Sau tưới CT2.15ngày
29,2
38,0
25/2/2007
Sau tưới CT1.1ngày
43,5
37,5
2/3/2007
Sau tưới CT1.5ngày
Sau tưới CT2.20ngày
37,6
33,3
7/3/2007
Sau tưới CT1.10ngày
Sau tưới CT2.25ngày
36,4
29,4
13/3/2007
Sau tưới CT1.15ngày
Sau tưới CT2.30ngày
32,2
28,6
18/3/2007
Sau tưới CT1.20ngày
Sau tưới CT2.35ngày
29,8
28,3
19/3/2007
Sau tưới CT2.1ngày
28,4
45,4
23/3/2007
Sau tưới CT1.25ngày
Sau tưới CT2.5ngày
28,2
40,3
24/3/2007
Sau tưới CT1.1ngày
44,2
37,8
28/3/2007
Sau tưới CT1.5ngày
Sau tưới CT2.10ngày
39,5
37,5
03/4/2007
Sau tưới CT1.10ngày
Sau tưới CT2.15ngày
33,4
32,5
08/4/2007
Sau tưới CT1.15ngày
Sau tưới CT2.20ngày
30,4
32,6
13/4/2007
Sau tưới CT1.20ngày
Sau tưới CT2.25ngày
28,8
28,6
18/4/2007
Sau tưới CT1.25ngày
Sau tưới CT2.30ngày
28,2
27,3
Hình 4.10. Ẩm độ đất mặt của vườn cà phê trồng mới
4.3.2. Ảnh hưởng của công thức tưới đến sinh trưởng của 5 dòng cà phê vối ghép
Ngay sau khi chấm dứt mùa khô, chúng tôi tiến hành đo sinh trưởng cà phê để đánh giá tác động của các chế độ tưới nước khác nhau đến tình hình sinh trưởng cà phê.
Số liệu ở bảng 4.16a cho thấy sinh trưởng cà phê ở công thức tưới với chu kỳ 35 ngày một lần có chiều hướng kém hơn công thức tưới 25 ngày một lần. Điều này thể hiện rõ ở một số chỉ tiêu sinh trưởng của cà phê. Đường kính gốc và chiều dài cành của công thức tưới chu kỳ 25 ngày một lần cao hơn có ý nghĩa so với công thức tưới 35 ngày một lần. Như vậy, với lượng nước tưới 100lít/gốc/lần, khi tưới với chu kỳ dài 35 ngày/lần thì trong giai đoạn 25-35 ngày sau tưới, độ ẩm đất xuống rất thấp < 28%. Độ ẩm từ 26-28% này kéo dài trong khoảng hơn 10 ngày (biểu đồ 4.3). Ở khoảng độ ẩm này mặc dù chưa gây hại trầm trọng làm héo vĩnh viễn và rụng lá, làm chết cành, chết cây v.v…..nhưng đã hạn chế sinh trưởng của cà phê trồng mới so với chu kỳ tưới ngắn hơn là 25 ngày một lần.
Bảng 4.16a. Ảnh hưởng của công thức tưới đến sinh trưởng của 5 dòng cà phê (sau 8 tháng trồng)
Công thức tưới nước
Dòng vô tính
12/1
2/1
33/2
24/16
11/22
TB
Cao cây (cm)
Công thức1
63,48
61,65
64,90
69,25
60,50
63,96
NS
Công thức2
61,48
60,30
62,88
60,58
61,48
61,34
TB
62,48abc
60,98c
63,89ab
64,91a
60,99bc
Đường kính gốc thân (cm)
Công thức1
1,88
1,88
1,81
1,85
1,89
1,86 a
Công thức2
1,83
1,83
1,75
1,81
1,88
1,78 b
TB
1,85
1,85
1,78
1,83
1,88
NS
Số cặp cành cấp 1
Công thức1
8,65
8,43
8,71
8,65
8,60
8,61 a
Công thức2
8,26
8,04
8,26
8,21
8,17
8,19 b
TB
8,46
8,23
8,48
8,43
8,39
NS
Khi mùa mưa đến, cây cà phê sinh trưởng phát triển nhanh ở tất cả các công thức thí nghiệm. Khảo sát ảnh hưởng của các công thức chu kỳ tưới trong mùa khô đến sinh trưởng của cà phê vào giai đoạn mùa mưa cho kết quả ở bảng 4.16b.
Chiều cao cây của hai công thức tưới khác nhau đạt 70,98 và 70,70cm, đường kính gốc thân đều đạt 2,49cm, số cặp cành cấp 1 và chiều dài cành cấp 1 của công thức tưới 25 ngày và 35 ngày cũng xấp xỉ nhau.
Khi cây cà phê được 1 năm tuổi, tức là khi mùa mưa đã đều 3-4 tháng, sinh trưởng cà phê như nhau giữa 2 công thức tưới với chu kỳ 25 ngày và công thức tưới với chu kỳ 35 ngày.
Bảng 4.16b. Ảnh hưởng của công thức tưới đến sinh trưởng của 5 dòng cà phê (sau 1năm trồng)
Công thức tưới nước
Dòng vô tính
12/1
2/1
33/2
24/16
11/22
TB
Cao cây (cm)
Công thức1
75,13
68,74
70,75
69,15
71,13
70,98
Công thức2
76,11
69,85
70,71
67,66
69,18
70,70
TB
75,62
69,30
70,73
68,40
70,15
Đường kính gốc thân (cm)
Công thức1
2,65
2,54
2,45
2,33
2,49
2,49
Công thức2
2,58
2,48
2,55
2,43
2,43
2,49
TB
2,61
2,51
2,50
2,38
2,46
Số cặp cành cấp 1
Công thức1
12,15
11,30
11,88
12,15
12,71
12,04
Công thức2
11,45
11,58
11,93
11,84
12,04
11,77
TB
11,80
11,44
11,90
11,99
12,38
Chiều dài cành cấp 1
Công thức1
65,07
65,58
64,49
59,39
59,75
62,86
Công thức2
69,07
63 ,27
67,20
59,60
60,21
63,90
TB
67,07
64,43
65,84
59,50
59,98
Như vậy việc kéo dài chu kỳ tưới cho các dòng vô tính chín muộn như trong thí nghiệm chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng cà phê trong một thời kỳ mùa khô rất ngắn, và sau đó khi có đủ nước trong mùa mưa, cây cà phê lớn nhanh và không còn thấy sự khác biệt về sinh trưởng cà phê giữa các công thức tưới nước nữa.
4.4 Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình tưới nước hợp lý cho cà phê vối (giai đoạn kinh doanh)
Ở các mô hình tưới nước hợp lý cho cà phê vối kinh doanh, công thức tưới tiết kiệm được tưới với lượng nước 390 lít/gốc/lần và khi độ ẩm tầng đất mặt 0-30cm xuống đến 28%-30% thì tưới lại. Trong năm 2006 chu kỳ tưới từ 28 đến 30 ngày tùy theo mức độ nắng hạn của từng giai đoạn trong mùa khô. Các công thức đối chứng của nông dân cũng tưới theo chu kỳ của công thức tưới tiết kiệm, nhưng lượng nước mỗi lần cao hơn, từ 480-500 lít/gốc.
4.4.1 Độ ẩm đất ở các mô hình tưới tiết kiệm
Theo dõi độ ẩm đất ở các mô hình vào các thời điểm trước khi tưới 1 ngày, sau khi tưới 1 ngày và sau khi tưới 15 ngày cho kết quả ở bảng 4.17
Trước khi tưới 1 ngày, độ ẩm đất trung bình ở 2 công thức đều xuống dưới 30%, biến động từ 27%-28%. Sau tưới 1 ngày độ ẩm trong đất tăng lên rất nhiều, trung bình từ 42%-44%, nhưng sau tưới 15 ngày độ ẩm đất lại giảm xuống chỉ còn khoảng từ 32%-34%.
Qua bảng 4.17 cho thấy do lượng nước tưới ở công thức đối chứng có nhiều hơn ở công thức mô hình, nên sau tưới 1 ngày độ ẩm trong đất ở công thức mô hình đều thấp hơn từ 1%-2% so với độ ẩm ở công thức đối chứng. Nhưng sau thời gian tưới 15 ngày và trước khi tưới đợt kế tiếp 1 ngày thì độ ẩm trong đất ở cả hai công thức đều xấp xỉ tương đương nhau. Điều này chứng tỏ rằng mặc dù lượng nước tưới có nhiều hơn nhưng sau một thời gian dài từ 15-22 ngày thì độ ẩm trong đất đều trở về trạng thái cân bằng nhau.
Bảng 4.17. Độ ẩm đất trước và sau khi tưới ở các mô hình, tầng 0-60cm
(Đơn vị tính: %)
Thời gian
Công thức
Trước tưới
1 ngày
Sau tưới
1 ngày
Sau tưới
15 ngày
Mô hình 1
CT tưới tiết kiệm
27,94
42,94
32,99
Đối chứng nông dân
28,53
44,53
33,49
Mô hình 2
CT tưới tiết kiệm
28,28
42,91
33,54
Đối chứng nông dân
28,41
44,31
33,44
Mô hình 3
CT tưới tiết kiệm
28,16
42,21
33,25
Đối chứng nông dân
28,48
43,85
33,95
Mô hình 4
CT tưới tiết kiệm
28,27
42,86
33,98
Đối chứng nông dân
28,39
43,82
33,52
Hình 4.11. So sánh độ ẩm của các mô hình
4.4.2. Sự ra hoa, đậu quả cà phê vối
Cây cà phê vối là cây ra hoa có quá trình thụ phấn chéo thường ra hoa tập trung vào các đợt tưới lần đầu và lần hai trong mùa khô. Hoa cà phê phát triển trên những cành tơ được hình thành từ năm trước và ít ra lại trên các đốt đã mang quả. Chồi hoa được hình thành từ các nách lá của cành ngang.
Sự ra hoa, số lượng hoa của cà phê ngoài sự phụ thuộc vào yếu tố di truyền còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như.thời gian và mức độ khô hạn trong giai đoạn phân hoá mầm hoa, lượng nước kích thích hoa nở, sự thay đổi về nhiệt độ trong khi hoa nở. Tất cả các yếu tố đó đều có ý nghĩa quyết định đến sự đậu quả của cà phê.
Trong suốt quá trình ra hoa đậu trái thì hiện tượng rụng quả là điều không tránh khỏi trong giai đoạn từ ra hoa đến giai đoạn quả già và chín. Thường quả non rụng rất nhiều do tác động bởi nhiều yếu tố, một trong những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng mạnh đến quá trình ra hoa đậu quả của cà phê ở Tây Nguyên là chế độ tưới nước trong mùa khô
4.4.2.1. Tỷ lệ hoa nở
Hiện tượng hoa nở được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn phân hoá mầm hoa và giai đoạn mầm hoa sinh trưởng, phát triển. Mỗi một giai đoạn như vậy có nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đến sự đậu quả ban đầu của cà phê. Đặc biệt đối với thời điểm nở hoa trạng thái nước trong cây đóng vai trò quyết định.
Đặc điểm riêng của hoa cà phê là trải qua một thời gian ngủ nghỉ hay nói cách khác chúng cần một thời gian khủng hoảng nước. Nhưng ngay cả trong trường hợp cây được tưới nước đầy đủ thì ở giai đoạn này sự khủng hoảng về nước ở những chồi hoa vẫn xảy ra, sự khủng hoảng này càng kéo dài thì càng dễ kích thích cho chồi hoa tái sinh trưởng nhanh hơn.
Thực chất của quá trình phân hoá mầm hoa phụ thuộc vào tỷ lệ C/N trong cây. Nếu tỷ lệ này càng cao, sẽ làm quá trình phân hoá mầm hoa mạnh mẽ. Vì thế để có tỷ lệ C/N cao thì cần phải trải qua một thời kỳ khô hạn, ánh sáng nhiều làm ức chế quá trình hút chất dinh dưỡng từ đất lên cây, kích thích cây phân hoá mầm hoa. Nói cách khác khủng hoảng nước dường như là điều kiện bắt buộc để nụ hoa phát triển bình thường. Sau đó chúng kích thích cho hoa nở, sự kích thích này như là “ Các trận mưa rào”.
Bảng 4.18. Tỷ lệ hoa nở sau các đợt tưới nước ở các mô hình
(Đơn vị tính: %)
Thời gian
Công thức
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
Đợt 4
Mô hình 1
CT tưới tiết kiệm
77,61
16,49
5,51
0,39
Đối chứng nông dân
83,71
12,14
3,86
0,30
Mô hình 2
CT tưới tiết kiệm
80,68
16,90
2,27
0,16
Đối chứng nông dân
76,21
19,88
3,55
0,37
Mô hình 3
CT tưới tiết kiệm
82,11
13,82
3,63
0,46
Đối chứng nông dân
82,55
14,17
2,28
1,02
Mô hình 4
CT tưới tiết kiệm
77,65
18,31
3,52
0,53
Đối chứng nông dân
77,27
19,98
1,93
0,83
Chúng tôi tiến hành quan trắc tỷ lệ nở hoa qua các đợt tưới ở các mô hình và thu được kết quả như sau:
Tỷ lệ hoa nở sau các đợt tưới nước phân bố không đều. Trên cả bốn mô hình, đa số hoa nở tập trung vào đợt 1, trung bình là 76%-83%, các đợt sau vẫn tiếp tục nở nhưng rất ít, đợt hai trung bình nở 12%-19%, đợt ba và đợt bốn còn nở rải rác một vài hoa, trung bình đợt ba số hoa còn nở từ 1%-5% và đợt bốn từ 0-1%.
Giữa hai công thức tưới nước tiết kiệm và tưới nước của nông dân không có sự khác biệt đáng kể về lượng hoa nở ở mỗi đợt tưới. Từ kết quả trên cho thấy, giữa hai lượng nước khác nhau (một bên là 390 lít/cây/đợt, một bên xấp xỉ 500 lít/cây/đợt) nhưng tỷ lệ hoa nở vẫn không chênh lệch lớn, điều này cũng đã phần nào chứng minh được đối với cây cà phê vối một lượng nước tưới 390 lít/lần/gốc đã đủ để kích thích cho hoa nở đều và nở tập trung.
Hình 4.12. Biểu đồ so sánh tỷ lệ hoa nở ở các mô hình
4.4.2.2. Ảnh hưởng của nước tưới đến tỷ lệ đậu quả cà phê
Sau quá trình thụ phấn, thụ tinh thì quá trình hình thành quả diễn ra, tỷ lệ đậu quả đóng vai trò quyết định đến năng suất sau này của cây cà phê.
Trên cây cà phê ở Tây Nguyên, trong thời gian nở hoa nếu không đủ nước, hoa không nở đầy đủ, có hiện tượng hoa chanh, hoa bị thui. Sau khi nở hoa nếu không tiếp tục cung cấp nước đầy đủ quả non bị thui, rụng, cành quả có thể bị khô, chết. Khi đã bước vào mùa mưa, quả tăng trưởng nhanh và có thể tiếp tục rụng trong quá trình tăng kích cỡ quả, hình thành nhân do nhiều nguyên nhân khác như dinh dưỡng, hiện tượng chèn ép nhau trên chùm quả, do ảnh hưởng của sâu bệnh.
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến tỷ lệ đậu quả
(Đơn vị tính: %)
Địa điểm
Công thức
Mô hình 1
Mô hình 2
Mô hình 3
Mô hình 4
CT tưới tiết kiệm
55,44
67,03
58,62
59,27
Đối chứng nông dân
60,27
60,19
61,94
56,76
Tỷ lệ đậu quả do ảnh hưởng của nước tưới trong mùa khô được theo dõi từ khi hoa nở cho đến lúc mưa đều. Quan trắc tỷ lệ đậu quả cà phê vào tháng 6 ở các mô hình tưới cho kết quả ở bảng 4.19.
Vào thời điểm đếm quả (tháng 6) cho thấy tỷ lệ quả đậu ở các mô hình dao động từ 55%-67%. Ở mô hình 1 và mô hình 3 công thức đối chứng đậu quả cao hơn công thức tưới tiết kiệm, còn lại mô hình 2 và mô hình 4 thì công thức đối chứng đậu quả ít hơn công thức tưới tiết kiệm.
Qua bảng trên cho thấy sự chênh lệch về tỷ lệ đậu quả giữa hai công thức của các mô hình không khác nhau nhiều.
Hình 4.13. So sánh tỷ lệ đậu quả ở các công thức tưới
4.4.2.3 Tỷ lệ rụng quả
Trong quá trình sinh trưởng phát triển quả cà phê thường có hiện tượng rụng quả sớm, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất của vườn cây.
Trịnh Đức Minh và Bùi Minh Nguyệt [16] khảo sát sự rụng quả và tăng trưởng quả cà phê vối tại Viện Nghiên Cứu Cà phê cho thấy.
Trong mùa mưa quả rụng nhiều nhất vào giai đoạn tháng 6 bước qua tháng 7 ứng với thời kỳ tăng mạnh về thể tích và khối lượng tươi, khoang chứa hạt đã hình thành hoàn chỉnh và bước vào tích luỹ để hình thành hạt. Trong lúc đó cây tiếp tục sinh trưởng dinh dưỡng mạnh. Sự tranh chấp nội tại có lẽ là một giai đoạn khủng hoảng ngắn về sinh lý mà kỹ thuật canh tác cần điều chỉnh hợp lý.
Để nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề đó chúng tôi tiến hành khảo sát sự rụng quả của vườn cà phê mô hình tại huyện Krông Pak.
Tỷ lệ quả rụng ở hai công thức không thấy có sự sai khác lớn, vào thời điểm tháng 9 trung bình quả rụng trên cả 4 mô hình biến động từ 22%-26%. Trong đó ở mô hình 1 và mô hình 4 thì ở công thức mô hình tỷ lệ quả rụng nhiều hơn là công thức đối chứng, còn mô hình 2 và mô hình 3 thì tỷ lệ rụng quả ở công thức mô hình ít hơn công thức đối chứng.
Bảng 4.20. Tỷ lệ quả rụng ở các mô hình
(Đơn vị tính: %)
Thời gian
Công thức
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Mô hình 1
CT tưới tiết kiệm
10,31
16,27
24,67
Đối chứng nông dân
11,04
15,62
22,95
Mô hình 2
CT tưới tiết kiệm
9,79
16,05
23,33
Đối chứng nông dân
9,93
16,78
24,86
Mô hình 3
CT tưới tiết kiệm
11,36
16,47
24,92
Đối chứng nông dân
9,87
18,20
26,25
Mô hình 4
CT tưới tiết kiệm
14,10
22,88
26,52
Đối chứng nông dân
10,91
20,99
26,48
Những quả rụng trong giai đoạn này chủ yếu là những quả không được hình thành hạt và đây là giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng của cây. Vì vậy ở giai đoạn này rất cần dinh dưỡng để nuôi quả, đồng thời nuôi lá, cành đang tái sinh trưởng. Giai đoạn này tuy quả tăng nhanh về thể tích nhưng hiệu ứng bồn chứa của quả cà phê chưa cao. Cây cần tự điều chỉnh sinh trưởng và phát dục bằng cách rụng bớt quả các vườn cà phê còn trẻ tuổi khi quá sai quả dễ bị die back (chết khô), vì thế giảm tỷ lệ rụng quả là một biện pháp làm tăng năng suất.
Hình 4.14. Biểu đồ so sánh tỷ lệ rụng quả ở các công thức tưới
4.4.3. Sự tăng truởng của quả
Cà phê sau khi nở hoa và thụ tinh, quả sẽ nằm trong giai đoạn ngủ nghỉ một thời gian dài, giai đoạn này kéo dài khoảng 2 tháng và quả hầu như không tăng trưởng, sau đó mới bắt đầu tăng nhanh. Lúc này nếu cây được thoả mãn đầy đủ các điều kiện về nước, dinh dưỡng sự tăng trưởng quả diễn ra thuận lợi, ngược lại sự tăng trưởng quả bị hạn chế.
Nhiều nghiên cứu trên cà phê vối đã cho thấy rằng, từ 3-5 tháng sau khi nở hoa nếu thiếu nước sẽ làm cho khoang hạt không phát triển được tối đa làm hạt cà phê nhỏ. Giai đoạn này thường trùng với khoảng tháng 4,5 lúc đã bắt đầu mùa mưa. Do vậy kinh nghiệm thực tế trong sản xuất cho thấy năm nào mùa mưa đến sớm, sự tăng trưởng của quả trong giai đoạn này thuận lợi, khoang quả phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến năng suất cao và kích cỡ nhân lớn. Năm nào mùa mưa đến trễ thì dù lượng mưa có nhiều cũng làm cho quả có kích cỡ nhỏ hơn. Theo nhận định như vậy thì tưới nước trong các đợt đầu mùa khô ít ảnh hưởng đến kích cỡ hạt cà phê nhân sau này vì trong giai đoạn này quả đang ở dạng đinh ghim, cần ít nước cho sự phát triển đầy đủ khoang hạt. Tuy vậy tưới nước với các lượng nước khác nhau trong mùa khô có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của quả và kích cỡ nhân sau này, đây là điều cần khẳng định để có định hướng đúng trong việc xác định chế độ tưới hợp lý cho cây cà phê.
Bảng 4.21. Sự tăng trưởng thể tích của quả ở các mô hình
(ĐVT. mm3/50quả)
Thời gian
Mô hình
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Mô hình 1
CT tưới tiết kiệm
0,25
0,43
4,56
21,00
45,50
Đối chứng
nông dân
0,30
0,49
5,01
21,40
45,90
Mô hình 2
CT tưới tiết kiệm
0,24
0,48
4,24
22,15
48,10
Đối chứng nông dân
0,25
0,50
4,50
22,27
46,80
Mô hình 3
CT tưới tiết kiệm
0,26
0,39
4,78
24,54
47,54
Đối chứng
nông dân
0,30
0,42
4,86
23,35
48,00
Mô hình 4
CT tưới tiết kiệm
0,22
0,45
5,01
25,07
48,91
Đối chứng
nông dân
0,25
0,53
5,35
25,01
47,25
Hình 4.15. So sánh tăng trưởng quả ở các công thức tưới
Theo dõi sự tăng trưởng thể tích quả dưới tác động của các lượng nước tưới khác nhau cho kết quả ở bảng 4.21. Từ tháng 3 đến tháng 4 tức là khoảng 2-3 tháng sau khi hoa nở và đậu quả, thể tích quả tăng rất chậm, nhất là trong 2 tháng đầu tiên sau khi hoa nở. Thể tích quả cà phê ở công thức tưới đối chứng của nông dân có chiều hướng cao hơn công thức tưới nước tiết kiệm, tuy vậy sự khác biệt này không lớn lắm. Điều này lặp lại ở 4 mô hình. Có thể một lượng nước dồi dào hơn trong mùa khô đã ít nhiều tác động thuận lợi đến sự tăng trưởng thể tích quả. Từ tháng 5 đến tháng 6 thể tích quả tăng rất nhanh, Thể tích quả tháng 6 gấp 5 lần thể tích quả tháng 5. Thể tích quả tiếp tục tăng vào tháng 7, giai đoạn này đã vào mùa mưa chính thức nên giữa các công thức tưới không có sự khác nhau về thể tích quả. Mô hình 1 và 3 thể tích quả của công thức tưới tiết kiệm hơi thấp hơn công thức đối chứng của nông dân, nhưng ở mô hình 2 và 4 thì ngược lại. Như vậy sự tăng nhanh thể tích quả cà phê vối trùng với giai đoạn mùa mưa chính thức, độ ẩm đất được bảo đảm cho sự hút nước của cây, do đó kích cỡ quả cà phê không chịu ảnh hưởng bởi các lượng nước tưới khác nhau trong mùa khô.
4.4.4. Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến tỷ lệ khô cành ở các mô hình
Cũng như nhiều loại cây trồng khác, cây cà phê ở Tây Nguyên luôn bị nắng hạn đe dọa đến quá trình sinh trưởng, phát triển. Thiếu nước làm cho cành lá khô héo thậm chí chết cây nếu như không tưới nước kịp thời. Sự khô cành, héo lá cà phê phụ thuộc rất nhiều yếu tố như tính chất đất, nhiệt độ, độ ẩm, giống...trong đó ẩm độ đất mang tính quyết định.
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến mức độ khô cành
(quan trắc 4/5/2006)
Mô hình
Số cành khô
Trung bình
CT Tưới tiết kiệm
ĐC nông dân
Mô hình 1
12,6
9,3
10,9
Mô hình 2
12,5
11,5
12,0
Mô hình 3
8,8
11,3
10,0
Mô hình 4
14,5
13,8
14,1
Trung bình
12,1
11,4
Kết quả theo dõi cho thấy mặc dù các vườn mô hình đã được cắt hết cành khô trước khi tưới nước, nhưng trải qua một mùa khô hạn, cành cà phê vẫn tiếp tục bị khô. Số cành khô biến động từ 10,0 đến 14,1 cành ở các mô hình. Giữa công thức tưới tiết kiệm và công thức đối chứng của nông dân có sự khác biệt không đáng kể về mức độ khô cành trên cây, công thức tưới tiết kiệm có bình quân 12,1 cành/cây bị khô trong khi đó đối chứng của nông dân là 11,4 cành khô. Điều này cho thấy rằng lượng nước tưới tiết kiệm 390 lít/gốc cà phê với chu kỳ 22-28 ngày/ lần tùy điều kiện mô hình đã bảo đảm được sự ra hoa, đậu quả của cà phê và không làm gia tăng mức độ khô cành so với lượng nước tưới nhiều hơn của nông dân (bình quân 500 lít ở các mô hình).
4.4.5. Mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt của cà phê vối ở các mô hình
Bệnh gỉ sắt (Hemileia Vastratix Bet) là bệnh rất phổ biến trên cây cà phê, có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cà phê.
Nhiệt độ và mưa là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của bệnh gỉ sắt. Tại Tây Nguyên thời gian bắt đầu mùa mưa quyết định sự phát sinh sớm hay muộn của bệnh. Ngoài ra sự phát sinh của bệnh còn phụ thuộc vào số lá còn lại trên cây vào cuối mùa bệnh năm trước.
Bảng 4.23. Tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt của cà phê ở các mô hình
Mô hình
Tỷ lệ cây nhiễm bệnh gỉ sắt (%)
Tháng 5/2007
Tháng 9/2007
Mô hình 1
CT tưới tiết kiệm
0,0
12,6
Đối chứng nông dân
0,0
16,8
Mô hình 2
CT tưới tiết kiệm
2,2
8,3
Đối chứng nông dân
2,5
14,6
Mô hình 3
CT tưới tiết kiệm
0,0
15,8
Đối chứng nông dân
0,9
10,5
Mô hình 4
CT tưới tiết kiệm
1,2
14,5
Đối chứng nông dân
0,5
15,5
Quan trắc vào đầu mùa mưa cho thấy tỷ lệ cây bị gỉ sắt trong các vườn cà phê vối rất thấp, biến động từ 0-2,5% cây có lá mang vết bệnh. Tuy vậy mức độ bệnh trên lá cũng rất nhẹ, mặt dứơi lá ít có bào tử, chỉ xuất hiện vết bệnh màu vàng nhạt rất khó nhận thấy. Đến tháng 9 số cây bị nhiễm bệnh gỉ sắt trong vườn khá cao, biến động từ 8,3-15,5%. Có nhiều cây bị rất nặng, mặt dưới lá xuất hiện các đốm bệnh rộng với nhiều bào tử màu vàng đậm. Lá bị nặng khô và rụng. Số liệu bảng 23 cho thấy, tỷ lệ cây bị gỉ sắt phụ thuộc vào thời kỳ xuất hiện bệnh trong năm và không bị ảnh hưởng bởi lượng nước tưới trong mùa khô.
Hình 4.16. Tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt
4.4.6. Năng suất cà phê
Qua ba năm theo dõi, đánh giá chúng tôi thu được kết quả năng suất của các mô hình như sau:
Trong 3 năm thì năng suất năm 2007 là năm đạt cao nhất bởi mùa mưa năm 2007 đến sớm hơn, do vậy rơi vào đúng thời điểm khủng hoảng nước của cây cà phê nên năng suất đạt cao hơn. Năm 2005 là năm đạt năng suất thấp nhất do gặp tình trạng khô hạn kéo dài hơn, mùa mưa năm nay đến muộn hơn mọi năm, hơn nữa ngành sản xuất cà phê mới qua thời kỳ khủng hoảng giá thấp (2000-2004), nên các vườn cà phê chưa kịp phục hồi.
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến năng suất cà phê
(ĐVT. Tấn quả tươi/ha)
Thời gian
Diện tích
Trung bình
Tăng so
đối chứng
Vụ 2005
Vụ 2006
Vụ 2007
Mô hình 1
CT tưới tiết kiệm
16,5
24,5
25,0
22,0
-0,2
Đối chứng nông dân
16,4
24,8
25,3
22,2
Mô hình 2
CT tưới tiết kiệm
16,0
19,7
21,3
19,0
+0,1
Đối chứng nông dân
15,4
19,8
21,5
18,9
Mô hình 3
CT tưới tiết kiệm
16,3
19,5
21,1
19,0
-0,3
Đối chứng nông dân
16,7
19,9
21,4
19,3
Mô hình 4
CT tưới tiết kiệm
17,2
21,2
21,6
20,0
-0,3
Đối chứng nông dân
17,5
21,6
21,9
20,3
Ở các mô hình thì năng suất cà phê của công thức đối chứng nông dân có chiều hướng cao hơn công thức tưới tiết kiệm, tuy nhiên không đáng kể.
Trung bình năng suất của 3 năm ở các công thức mô hình đều thấp hơn năng suất ở công thức đối chứng, sự chênh lệch này thể hiện rõ nhất ở mô hình 3 và mô hình 4, còn ở mô hình 2 thì năng suất trung bình của 3 năm ở công thức tưới nước tiết kiệm cao hơn công thức tưới đối chứng của nông dân, nhưng sự chênh lệch này không đáng kể.
4.4.7. Hiệu quả kinh tế
Mọi biện pháp kỹ thuật, tiến bộ khoa học đều nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Sau 3 năm thực hiện mô hình, chúng tôi tiến hành tổng kết đánh giá về hiệu quả kinh tế của từng mô hình để làm cơ sở thực tiễn triển khai thực hiện đại trà.
Bảng 4.25. Hiệu quả kinh tế trung bình 3 năm (2005-2006-2007) ở các mô hình
(ĐVT. 1000 VNĐ/ ha)
Mô hình
Năng suất
(tấn tươi)
Tổng
thu
Tổng chi
Lợi
nhuận
Tăng/
giảm
Mô hình 1
Công thức mô hình
22,0
102.000
7.460
94.540
+1.280
Công thức đối chứng
22,2
102.800
9.540
93.260
Mô hình2
Công thức mô hình
19,0
87.533
7.460
80.073
+2.246
Công thức đối chứng
18,9
87.367
9.540
77.827
Mô hình3
Công thức mô hình
19,0
87.217
7.460
79.757
+480
Công thức đối chứng
19,3
88.817
9.540
79.277
Mô hình4
Công thức mô hình
20,0
91.533
7.460
84.073
+596
Công thức đối chứng
20,3
93.017
9.540
83.477
Ghi chú.
- 1kg cà phê quả tươi = 3.500đ (2005), 4.000đ (2006), 6.000đ (2007)
- 1m3 = 3000đ (tính trung bình theo giờ thuê tưới 30.000đ/giờ (2005)
- 40.000đ/giờ (2006)-50.000đ/giờ (2007)
- Công lao động :35.000 đ/công (2005)-40.000 đ/công (2006)-
45.000 đ/công (2007)
- Tổng chi:chỉ tính phần trội do chi phí tuới nước, không tính các chi phí khác như: phân bón, công chăm sóc, công thu hoạch, thuốc BVTV…Vì các yếu tố này được khống chế đồng nhất ở tất cả các mô hình.
Qua bảng hạch toán kinh tế trung bình 3 năm thực hiện ở các mô hình, chúng tôi nhận thấy ở các công thức tưới nước tiết kiệm năng suất có thấp hơn các mô hình đối chứng của nông dân, dao động trong khoảng 1- 3 tạ quả cà phê tươi, đây là khoảng chênh lệch không đáng kể.
Mặc dù vậy khi tính hạch toán thì ở các công thức tưới tiết kiệm có hiệu quả kinh tế cao hơn các công thức tưới của nông dân, lãi cao nhất là mô hình 2 với 2.246.000 đồng, lãi thấp nhất là mô hình 3 với 480.000 đồng. Đây là những khoản tiền không nhỏ đối với người nông dân.
Không những vậy chúng ta còn tiết kiệm một lượng nước lớn khoảng 120 lít nước/gốc, đây là một điều rất quý, bởi nguồn nước của chúng ta ngày càng khan hiếm, đặc biệt trong điều kiện mùa khô kéo dài 6 tháng của Tây Nguyên.
Qua kết quả trên, chúng ta có thể khẳng định rằng tưới nước với lượng 390 lít/gốc/lần không những đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn mà còn tiết kiệm đựơc nước.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
1.Tưới nước là biện pháp kỹ thuật có tác dụng quyết định đến sinh trưởng và năng suất cà phê. Nhưng qua kết quả điều tra thì nông dân đã tưới quá nhiều nước so với nhu cầu của cây cà phê
Sự lãng phí này không những làm giảm hiệu quả sản xuất cà phê mà còn làm thất thoát dinh dưỡng do bị rửa trôi khi tưới một lượng nước lớn vào bồn chứa cà phê, ảnh hưởng xấu tới nguồn tài nguyên nước ở vùng Tây Nguyên.
2. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng các dòng cà phê chín muộn trong năm trồng mới.
- Độ ẩm đất:
Ở chế độ tưới khác nhau, thì mặc dù công thức 2 tưới muộn hơn và chu kỳ dài hơn công thức 1 là 35 ngày nhưng độ ẩm không có sự khác nhau giữa 2 công thức, do vậy đã tiết kiệm được một lần tưới.
- Sinh trưởng:
Ở công thức chế độ tưới khác nhau đến sinh trưởng sau 8 tháng trồng thì công thức tưới với chu kỳ 35 ngày/lần chỉ tiêu sinh trưởng của các giống cà phê vối có chiều hướng kém hơn so với công thức tưới với chu kỳ 25 ngày/lần.
Nhưng sau 1 năm trồng thì sinh trưởng của 5 giống cà phê vối giữa 2 công thức tưới không có sự khác nhau.
Như vậy việc kéo dài chu kỳ tưới cho các dòng vô tính chín muộn như trong thí nghiệm chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng cà phê trong thời gian ngắn mùa khô, sau đó khi có mưa, cây cà phê lớn nhanh bù trừ vào sự thiếu hụt trong giai đoạn mùa khô, vì thế không còn thấy sự khác biệt về sinh trưởng của 5 giống cà phê giữa 2 công thức tưới.
3.Kết quả nghiên cứư xây dựng các mô hình tưới nước hợp lý cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh.
- Độ ẩm đất, tỷ lệ hoa nở, tỷ lệ đậu quả - rụng quả, sự tăng trưởng quả của cà phê vối giai đoạn kinh doanh của 2 công thức tưới ở các mô hình không khác biệt nhiều, mặc dù tưới với lượng nước khác nhau.
- Không có sự ảnh hưởng của lượng nước tưới đến tỷ lệ khô cành ở các mô hình.
- Năng suất cà phê vối của công thức tưới nước tiết kiệm thấp hơn năng suất công thức tưới đối chứng không nhiều, nhưng về hiệu quả kinh tế thì cao hơn hẳn.
4. Mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt của cà phê vối:
- Các giống trong thí nghiệm là các giống chín muộn, không thấy xuất hiện bệnh gỉ sắt ở các giống này.
- Bệnh gỉ sắt không phụ thuộc vào lượng nước tưới trong mùa khô mà nó phụ thuộc vào thời kỳ xuất hiện bệnh trong năm.
5.2. Đề nghị
1. Giảm chu kỳ tưới cho cà phê kiến thiết cơ bản, là tiết kiệm nước và giảm chi phí sản xuất.
2. Trong điều kiện đất đỏ bazan của Đaklak khuyến cáo tưới nước tiết kiệm cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh là 390lít/gốc/lần đem lại hiệu quả kinh tế cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Quỳnh Anh (2005), AMS-1” Siêu thấm giữ nước, công nghệ hữu dụng trồng cây trái ở vùng khô hạn”, Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam, số 75 ngày 15/04/2005, http:// www.vneconomy.com.vn.
Lê Ngọc Báu (1995), “Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp cung cấp nước và giữ ẩm cho cà phê”, Kết quả 10 năm nghiên cứu khoa học - Viện Nghiên cứu cà phê
Lê Ngọc Báu (2001), Nghiên cứư một số giải pháp kỹ thuật thâm canh cà phê vối đạt hiệu quả kinh tế cao tại Đaklak, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I-Hà Nội.
Lê Ngọc Báu (2004), “Giải pháp phát triển bền vững cho ngành cà phê ĐăkLăk”, Hội thảo về. Nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê ĐăkLăk, 4-5/11/2004.
Lê Ngọc Báu (2007), “Hiện trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững ngành cà phê”, Hội thảo Các giải pháp phát triển cà phê bền vững, Bộ NN- PTNT.
Lê Ngọc Báu (2007), “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế xã hội để phát triển bền vững một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên”, Báo cáo khoa học, Bộ NN- PTNT.
Nguyễn Đăng Minh Chánh (2005), “Xác định lượng nước tưới thích hợp cho cây cà phê vối trồng trên đất đỏ bazan tại ĐăkLăk”, Báo cáo khoa học, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên.
Trần Kông Tấu, Nguyễn Thị Dần, Độ ẩm đất với cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1984.
Vũ Thế Thịnh (2000), “ Xác định thời điểm tưới nước thích hợp cho cà phê kinh doanh ở Đaklak”, Kết quả nghiên cứu khoa học năm 1999-2000, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
Hoàng Thanh Tiệm (2000), Nghiên cứu nhu cầu nước, chế độ và phương pháp tưới cho cà phê vối kinh doanh ở Đaklak, Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên.
Bùi Hiếu (1985), Chế độ và kỹ thuật tưới nước hợp lý cho cây cà phê, Trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội.
Trần Thị Hoa (2006), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật giữ ẩm trên vườn cà phê vối kinh doanh trong mùa khô tại Đaklak, Báo cáo luận văn tốt nghiệp Đại học.
Đoàn Triệu Nhạn, Hoàng Thanh Tiệm, Phan Quốc Sủng(1999), Cây cà phê ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Sĩ Nghị (1998), Cây cà phê Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Đoàn Triệu Nhạn (2007), “Thực trạng, định hướng phát triển cây cà phê ở Việt Nam”, Hội thảo Các giải pháp phát triển cà phê bền vững, Bộ NN- PTNT.
Nguyễn Đức Ngữ (1985), “Khí hậu Tây Nguyên”, Tây Nguyên. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr.92.
Lưu Cẩm Lộc và Nguyễn Cửu Khoa, 2004, Nghiên cứu thử nghiệm loại vật liệu mới giữ nước, giữ ẩm cho cây trồng trong lĩnh vực nông nghiệp, Viện Công nghệ Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
Kỷ yếu kết quả 10 năm nghiên cứu khoa học (1983 – 1993) - Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
Bộ Nông nghiệp và PTNT (1987), Quy trình kỹ thuật trồng cà phê, TCN 6-84-87.
Trần An Phong (1998), Sử dụng tài nguyên đất, nước hợp lý làm cơ sở phát triển nông thôn bền vững ở tỉnh Đaklak, Sở Nông nghiệp và PTNT Đaklak.
Phan Quốc Sủng (1995), Kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cà phê, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Phan Quốc Sủng (2007), “10 giải pháp để sản xuất kinh doanh cây cà phê bền vững ở tỉnh Đăklăk trong thời kỳ hộ nhập”, Hội thảo Các giải pháp phát triển cà phê bền vững, Bộ NN- PTNT.
Tiếng Anh
Azizuddin, M. (1994), “ Drip irrigation. Effect on Coffea arabica var.catimor”, Indian coffee.(10).
Chevalier, A. (1947), “ Les cafeiers du Globe. Systematique de cafeiers et faux cafeiers”, Encyclopedie biologigue, Fascicule III, P. Lechevalier, Paris.
Berthaud, J., Charrier, A. (1988), “ Gennetic resources of coffea”, Coffee, vol.4. Agromony, Elsevier Applied Science.
Dagg, M. (1971), “ Water requirements of coffee”, Kenya Coffee.
Doneen, L.D. (1988), Irrigation practice and water management, FAO, Irrigation and drainage paper.
Doorenbos, J. (1984), Crop water requirements, FAO, Irrigation and drainage paper.
Doorenbos, J. (1986), Yield response to water, FAO, Irrigation and drainage paper.
Fisher, N.M., Browing, G. (1978), “ The water requirements of high density”, Kenya Coffee.
26. Naidu, R. (2000), Coffee guide, Central Coffee Research Institutte, India.
Vermeiren, L. (1984), Localized irrigation, FAO, Irrigation and drainage paper.
Snoeck, J. (1998), “ Cultivation and harvesting of robusta”, Coffee, Vol.4. Agronomy, Elsevier Applied Science, London and NewYork.
Nathan, R. (1997), Fertilization combined with irrgation, Center for International Agricultural Development Cooperation, State of Israel.
Ram, G. (1992), “Effect of drip irrigation on flowering, fruit set retention and yield of Coffea canephora”, Indian coffee.
Kumar, D.(1982), “Preliminary investigation into some flowering abnormalities of coffee in Kenya”, Kenya coffee.
Sivanappan, R.K. (1994), “Root development and ancorage for tree crop in drip irrigation”, Indian coffee, (12).
Wrigley, G. (1998), Coffee, Longman Science & Technical, New York.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mô tả thống kê năng suất cà phê ở các điểm điều tra và hệ số tương quan giữa lượng nước tưới với năng suất.
Địa bàn Krong Pak
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R
0.477489
R Square
0.227995
Adjusted R Square
0.163662
Standard Error
317.1664
Observations
14
ANOVA
df
SS
MS
F
Significance F
Regression
1
356501.5845
356502
3.5439
0.08422795
Residual
12
1207134.13
100595
Total
13
1563635.714
Coefficients
Standard Error
t Stat
P-value
Lower 95%
Upper 95%
Intercept
1500.903
499.6392155
3.004
0.011
412.282586
2589.523
X Variable 1
250.5282
133.0800556
1.8825
0.0842
-39.4283632
540.4847
Địa bàn Cư M' Gar
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R
0.411009
R Square
0.168929
Adjusted R Square
0.105
Standard Error
744.587
Observations
15
ANOVA
df
SS
MS
F
Significance F
Regression
1
1465006.118
1E+06
2.6425
0.12802742
Residual
13
7207327.215
554410
Total
14
8672333.333
Coefficients
Standard Error
t Stat
P-value
Lower 95%
Upper 95%
Intercept
1840.358
1127.696864
1.632
0.1267
-595.882921
4276.599
X Variable 1
498.9803
306.9581096
1.6256
0.128
-164.162392
1162.123
ĐịabànKrôngbuk
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R
0.225837
R Square
0.051002
Adjusted R Square
-0.028081
Standard Error
454.1046
Observations
14
ANOVA
df
SS
MS
F
Significance F
Regression
1
132990.0068
132990
0.6449
0.4375517
Residual
12
2474531.422
206211
Total
13
2607521.429
Coefficients
Standard Error
t Stat
P-value
Lower 95%
Upper 95%
Intercept
1092.261
934.5671569
1.1687
0.2652
-943.986246
3128.508
X Variable 1
210.0474
261.5553789
0.8031
0.4376
-359.832821
779.9276
Địa bàn Buôn ma Thuột
Regression Statistics
Multiple R
0.406547
R Square
0.165281
Adjusted R Square
0.105658
Standard Error
589.9785
Observations
16
ANOVA
df
SS
MS
F
Significance F
Regression
1
964899.3252
964899
2.7721
0.11813082
Residual
14
4873044.425
348075
Total
15
5837943.75
Coefficients
Standard Error
t Stat
P-value
Lower 95%
Upper 95%
Intercept
2067.622
723.4701508
2.8579
0.0127
515.932434
3619.311
X Variable 1
337.5323
202.726483
1.665
0.1181
-97.2727753
772.3373
Mô tả thống kê năng suất cà phê các điểm điều tra
BMT
Krong Buk
Mean
3.49375
Mean
3.542857143
Standard Error
0.187853833
Standard Error
0.128693471
Median
3.35
Median
3.8
Standard Dev
0.751415331
Standard Dev
0.481526876
Sample Variance
0.564625
Sample Variance
0.231868132
Range
2.4
Range
1.4
Minimum
2.4
Minimum
2.8
Maximum
4.8
Maximum
4.2
Sum
55.9
Sum
49.6
Count
16
Count
14
CưM'Gar
Krong Pak
Mean
3.613333333
Mean
3.7
Standard Error
0.161795481
Standard Error
0.176660101
Median
3.5
Median
3.7
Standard Dev
0.626631205
Standard Dev
0.661001571
Sample Variance
0.392666667
Sample Variance
0.436923077
Range
2.3
Range
2.2
Minimum
2.5
Minimum
2.8
Maximum
4.8
Maximum
5
Sum
54.2
Sum
51.8
Count
15
Count
14
Phụ lục 2: Kết quả xử lý thống kê giữa giống và nước tưới
Data file: TRUNG
Title: tuoi nuoc
Function: FACTOR
Experiment Model Number 8:
Two Factor Randomized Complete Block Design
Data case no. 1 to 40.
Factorial ANOVA for the factors:
Replication (Var 1: lannhac) with values from 1 to 4
Factor A (Var 2: giong) with values from 1 to 5
Factor B (Var 3: tuoi) with values from 1 to 2
Variable 4: cao cay
Grand Mean = 62.535 Grand Sum = 2501.400 Total Count = 40
T A B L E O F M E A N S
1 2 3 4 Total
-------------------------------------------------------
1 * * 66.330 663.300
2 * * 63.490 634.900
3 * * 60.280 602.800
4 * * 60.040 600.400
-------------------------------------------------------
* 1 * 62.475 499.800
* 2 * 60.263 482.100
* 3 * 64.037 512.300
* 4 * 64.912 519.300
* 5 * 60.988 487.900
-------------------------------------------------------
* * 1 63.955 1279.100
* * 2 61.115 1222.300
-------------------------------------------------------
* 1 1 63.475 253.900
* 1 2 61.475 245.900
* 2 1 61.650 246.600
* 2 2 58.875 235.500
* 3 1 64.900 259.600
* 3 2 63.175 252.700
* 4 1 69.250 277.000
* 4 2 60.575 242.300
* 5 1 60.500 242.000
* 5 2 61.475 245.900
-------------------------------------------------------
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E
K Degrees of Sum of Mean F
Value Source Freedom Squares Square Value Prob
-----------------------------------------------------------------------------
1 Replication 3 266.241 88.747 18.1193 0.0000
2 Factor A 4 123.781 30.945 6.3180 0.0010
4 Factor B 1 80.656 80.656 16.4674 0.0004
6 AB 4 101.109 25.277 5.1608 0.0032
-7 Error 27 132.244 4.898
-------------------------------------------------------------------------
Total 39 704.031
-------------------------------------------------------------------------
Coefficient of Variation: 3.54%
s_ for means group 1: 0.6999 Number of Observations: 10
y
s_ for means group 2: 0.7825 Number of Observations: 8
y
s_ for means group 4: 0.4949 Number of Observations: 20
y
s_ for means group 6: 1.1066 Number of Observations: 4
y
=========================================================================
Variable 5: DK goc
Grand Mean = 1.820 Grand Sum = 72.800 Total Count = 40
T A B L E O F M E A N S
1 2 3 5 Total
-------------------------------------------------------
1 * * 1.939 19.390
2 * * 1.855 18.550
3 * * 1.749 17.490
4 * * 1.737 17.370
-------------------------------------------------------
* 1 * 1.825 14.600
* 2 * 1.834 14.670
* 3 * 1.749 13.990
* 4 * 1.814 14.510
* 5 * 1.879 15.030
-------------------------------------------------------
* * 1 1.861 37.220
* * 2 1.779 35.580
-------------------------------------------------------
* 1 1 1.877 7.510
* 1 2 1.773 7.090
* 2 1 1.882 7.530
* 2 2 1.785 7.140
* 3 1 1.813 7.250
* 3 2 1.685 6.740
* 4 1 1.845 7.380
* 4 2 1.782 7.130
* 5 1 1.887 7.550
* 5 2 1.870 7.480
-------------------------------------------------------
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E
K Degrees of Sum of Mean F
Value Source Freedom Squares Square Value Prob
-------------------------------------------------------------------------
1 Replication 3 0.273 0.091 10.7831 0.0001
2 Factor A 4 0.070 0.018 2.0799 0.1113
4 Factor B 1 0.067 0.067 7.9630 0.0088
6 AB 4 0.015 0.004 0.4370
-7 Error 27 0.228 0.008
-------------------------------------------------------------------------
Total 39 0.653
-------------------------------------------------------------------------
Coefficient of Variation: 5.05%
s_ for means group 1: 0.0291 Number of Observations: 10
y
s_ for means group 2: 0.0325 Number of Observations: 8
y
s_ for means group 4: 0.0205 Number of Observations: 20
y
s_ for means group 6: 0.0459 Number of Observations: 4
y
=========================================================================
Variable 6: Cap canh
Grand Mean = 8.398 Grand Sum = 335.900 Total Count = 40
T A B L E O F M E A N S
1 2 3 6 Total
-------------------------------------------------------
1 * * 8.806 88.060
2 * * 8.505 85.050
3 * * 8.058 80.580
4 * * 8.221 82.210
-------------------------------------------------------
* 1 * 8.456 67.650
* 2 * 8.231 65.850
* 3 * 8.482 67.860
* 4 * 8.431 67.450
* 5 * 8.386 67.090
-------------------------------------------------------
* * 1 8.607 172.140
* * 2 8.188 163.760
-------------------------------------------------------
* 1 1 8.650 34.600
* 1 2 8.262 33.050
* 2 1 8.425 33.700
* 2 2 8.038 32.150
* 3 1 8.707 34.830
* 3 2 8.257 33.030
* 4 1 8.650 34.600
* 4 2 8.212 32.850
* 5 1 8.602 34.410
* 5 2 8.170 32.680
-------------------------------------------------------
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E
K Degrees of Sum of Mean F
Value Source Freedom Squares Square Value Prob
-----------------------------------------------------------------------------
1 Replication 3 3.248 1.083 9.8240 0.0001
2 Factor A 4 0.317 0.079 0.7182
4 Factor B 1 1.756 1.756 15.9282 0.0005
6 AB 4 0.007 0.002 0.0157
-7 Error 27 2.976 0.110
-----------------------------------------------------------------------------
Total 39 8.304
-----------------------------------------------------------------------------
Coefficient of Variation: 3.95%
s_ for means group 1: 0.1050 Number of Observations: 10
y
s_ for means group 2: 0.1174 Number of Observations: 8
y
s_ for means group 4: 0.0742 Number of Observations: 20
y
s_ for means group 6: 0.1660 Number of Observations: 4
y
Phụ lục 3: Hiệu quả kinh tế của các mô hình qua từng năm 2005–2006-2007
Bảng 1: Hiệu quả kinh tế ở các mô hình năm 2005
(ĐVT: 1000 VNĐ)
Mô hình
Năng suất
(tấn/ha)
Tổng thu/ha
Tổng chi/ha
Lợi nhuận
Tăng/giảm
Mô hình 1
Cthứctiết kiệm
16,5
57.750
6.320
51.430
+1.930
Cthứcđốichứng
16,4
57.400
7.900
49.500
Mô hình 2
Cthứctiết kiệm
16,0
56.000
6.320
49.680
+3.680
Cthứcđốichứng
15,4
53.900
7.900
46.000
Mô hình 3
Cthứctiếtkiệm
16,3
57.050
6.320
50.730
+180
Cthứcđốichứng
16,7
58.450
7.900
50.550
Mô hình 4
Cthứctiết kiệm
17,2
60.200
6.320
53.880
+530
Cthứcđốichứng
17,5
61.250
7.900
53.350
Bảng 2: Thu - Chi (chi phí tưới nước) cho 1ha cà phê kinh doanh năm 2005
Tổng Thu
Stt
Hạng mục
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
M1-TK
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
16,5
3.500
57.750
M1-ĐC
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
16,4
3.500
57.400
M2-TK
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
16,0
3.500
56.000
M2-ĐC
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
15,4
3.500
53.900
M3-TK
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
16,3
3.500
57.050
M3-ĐC
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
16,7
3.500
58.450
M4-TK
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
17,2
3.500
60.200
M4-ĐC
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
17,5
3.500
61.250
Chi phí tuới nước
Stt
Hạng mục
đầu tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
M-TK
Công tưới
Công
16
35.000
560.000
Chi phí máytưới
Giờ
192
30.000
5.760.000
Tổng cộng
6.320.000
M-ĐC
Công tưới
Công
20
35.000
700.000
Chi phí máytưới
Giờ
240
30.000
7.200.000
Tổng cộng
7.900.000
Bảng 3: Hiệu quả kinh tế ở các mô hình năm 2006
(ĐVT: 1000 VNĐ)
Mô hình
Năng suất
(tấn/ha)
Tổng thu/ha
Tổng chi/ha
Lợi nhuận
Tăng/giảm
Mô hình 1
Cthứcmôhình
24,5
98.000
8.320
89.680
+880
Cthứcđốichứng
24,8
99.200
10.400
88.800
Mô hình 2
Cthứcmôhình
19,7
78.800
8.320
70.480
+1.680
Cthứcđốichứng
19,8
79.200
10.400
68.800
Mô hình 3
Cthứcmôhình
19,5
78.000
8.320
69.680
+480
Cthứcđốichứng
19,9
79.600
10.400
69.200
Mô hình 4
Cthứcmôhình
21,2
84.800
8.320
76.480
+480
Cthứcđốichứng
21,6
86.400
10.400
76.000
Bảng 4: Thu - Chi (chi phí tưới nước) cho 1ha cà phê kinh doanh năm 2006
Tổng Thu
Stt
Hạng mục
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
M1-TK
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
24,5
4.000
98.000
M1-ĐC
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
24,8
4.000
99.200
M2-TK
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
19,7
4.000
78.800
M2-ĐC
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
19,8
4.000
79.200
M3-TK
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
19,5
4.000
78.000
M3-ĐC
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
19,9
4.000
79.600
M4-TK
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
21,2
4.000
84.800
M4-ĐC
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
21,6
4.000
86.400
Chi phí tuới nước
Stt
Hạng mục
đầu tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
M-TK
Công tưới
Công
16
40.000
640.000
Chi phí máytưới
Giờ
192
40.000
7.680.000
Tổng cộng
8.320.000
M- ĐC
Công tưới
Công
20
40.000
800.000
Chi phí máytưới
Giờ
240
40.000
9.600.000
Tổng cộng
10.400.000
Bảng 5: Hiệu quả kinh tế ở các mô hình năm 2007
(ĐVT: 1000 VNĐ)
Mô hình
Năng suất
(tấn/ha)
Tổng thu/ha
Tổng chi/ha
Lợi nhuận
Tăng/giảm
Mô hình 1
Cthứcmôhình
25,0
150.000
7.740
142.260
+780
Cthứcđốichứng
25,3
151.800
10.320
141.480
Mô hình 2
Cthứcmôhình
21,3
127.800
7.740
120.060
+1.380
Cthứcđốichứng
21,5
129.000
10.320
118.680
Mô hình 3
Cthứcmôhình
21,1
126.600
7.740
118.860
+780
Cthứcđốichứng
21,4
128.400
10.320
118.080
Mô hình 4
Cthứcmôhình
21,6
129.600
7.740
121.860
+780
Cthứcđốichứng
21,9
131.400
10.320
121.080
Bảng 6 : Thu - Chi (chi phí tưới nước) cho 1ha cà phê kinh doanh năm 2007
Tổng Thu
Stt
Hạng mục
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
M1-TK
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
25,0
6.000
150.000
M1-ĐC
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
25,3
6.000
151.800
M2-TK
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
21,3
6.000
127.800
M2-ĐC
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
21,5
6.000
129.000
M3-TK
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
21,1
6.000
126.600
M3-ĐC
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
21,4
6.000
128.400
M4-TK
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
21,6
6.000
129.600
M4-ĐC
Nguồn thu
tấn(quả tươi)
21,9
6.000
131.400
Chi phí tuới nước
Stt
Hạng mục
đầu tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
M-TK
Công tưới
Công
12
45.000
540.000
Chi phí máytưới
Giờ
144
50.000
7.200.000
Tổng cộng
7.740.000
M- ĐC
Công tưới
Công
16
45.000
720.000
Chi phí máytưới
Giờ
192
50.000
9.600.000
Tổng cộng
10.320.000
Ghi chú: - 1kg cà phê quả tươi = 3.500đ (2005), 4.000đ (2006), 6.000đ (2007).
- 1m3 = 3000đ (tính trung bình theo giờ thuê tưới 30.000đ – 50.000đ/giờ
- Công lao động: 35.000đ – 45.000đ/công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn thạc sỹ- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng, phát triển của cà phê vối trồng trên đất Bazan tại tỉnh DakLak.doc