Tuy nhiên xu thế hiện nay của cơ chế kinh tế đòi hỏi sự chuyên môn hoá
cao, sản phẩm của cây trồng cần được trở thành hàng hoá. Đối với điều kiện của
vùng nghiên cứu tuy vấn đề này chưa thể hiện rõ nét, song sản xuất yêu cầu được
chuyển mình từng bước để đáp ứng được xu thế chung của xã hội. Vì vậy quá
trình đưa giống cây trồng vào sản xuất, nông dân nên xác định về hiệu quả kinh tế
của từng giống cây trồng cụ thể tuỳ vào mục tiêu của người sử dụng cây trồng đó
lựa chọn. Để giúp cho sản xuất được dễ dàng không sảy ra tình trạng ‘loạn’ giống
và giúp nông dân biết lựa chọn những giống tốt cho mình, chúng tôi đã tiến hành
thử nghiệm về giống của một số giống cây trồng. Kết quả thử nghiệm về giống
được thể hiện ở phần sau.
95 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2891 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à có chiều
hướng giảm để nhường chỗ cho nhưng cây trồng khác có đặc tính ưu viêt hơn.
Diện tích cây trồng gia tăng nhanh nhất là cây đậu tương năm 2004 diện tích gieo
trồng đậu tương chiếm 23,30% diện tích tổng số khai thác, thì đến năm 2006
chiếm 33,52% diện tích tổng số khai thác đất ruộng không chủ động nước của
toàn Thành phố, nguyên nhân của sự gia tăng này là do có sự phối hợp giữa các
cơ quan chức năng nhà nước của Thành phố và doanh nghiệp thu mua, đầu ra của
sản phẩm cây trồng này tạm thời ổn định, song vẫn còn tiềm ẩn yếu tố không bền
vững.
Bên cạnh đó thì các cây trồng chủ lực khác đều có xu hướng gia tăng,
nhưng tốc độ gia tăng vẫn còn chậm, do vậy mà cần phải có những chính sách
thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.
Việc đưa giống cây trồng có hiệu quả vào sản xuất vẫn còn chậm, tình
trạng sử dụng giống còn bừa bãi lộn xộn, cơ quan kinh doanh giống của tỉnh còn
chạy theo lợi nhuận, chủng loại giống không đáp ứng được nhu cầu của người dân,
có những năm sảy ra tình trạng „loạn‟ giống, có quá nhiều chủng loại giống trên
địa bàn, do vậy mà người nông dân không biết sử dụng giống nào tốt, giống nào
phù hợp cho đồng đất của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
3.3.2. Đánh giá cơ cấu cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ
động nƣớc tại Thành phố Lào Cai
Để nắm được những đặc điểm, đặc tính, khả năng thích ứng, khả năng
chống chịu của cây trồng trên đồng ruộng, chúng tôi tiến hành điều tra thăm dò ý
kiến của nông dân về một số tiêu chí ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển và
tồn tại của cây trồng, những giá trị mà cây trồng đó có thể đem lại cho nông dân
như khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tính ổn
định, khả năng chống chịu với đều kiện ngoại cảnh....
Để thu thập được những thông tin về cơ cấu cây trồng hiện có trên đất
ruộng không chủ động nước, chúng tôi tiến hành phát phiếu đánh giá cho nông
dân, nông dân tự đánh giá vào phiếu sau đó tổng hợp kết quả các chỉ tiêu và xếp
thứ tự cho từng chỉ tiêu theo chiều thuận. Chỉ tiêu có số hộ nông dân quan tâm
nhiều nhất, chỉ tiêu đó được xếp thứ tự đầu tiên.
Trên cơ sở đánh giá của nông dân và kết quả đánh giá thực trạng sản xuất
trên đất ruộng không chủ động nước chúng tôi lựa chọn cơ cấu cây trồng đưa vào
thử nghiệm.
* Đánh giá về khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên của một số loại
cây trồng.
Nói đến sản xuất nông nghiệp chúng ta không thể không nhắc tới những
yếu tố ảnh hưởng của nó, và điều kiện tự nhiên là yếu tố rất quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và tồn tại của cây trồng. Mỗi loại cây trồng có
đặc tính thích nghi khác nhau, để biết được mức độ thích nghi của cơ cấu cây
trồng chính trong vụ Xuân tại các xã vùng cao của Thành phố Lào Cai chúng tôi
tiến hành thăm dò ý kiến của 60 hộ nông dân trên 3 xã, phường đại diện cho vùng
nghiên cứu (việc lựa chọn 3 xã, phường làm điểm là các xã, phường đại diện cho
3 khu vực Nam, Tây, Bắc của Thành phố, các hộ nông dân tham gia được chọn
ngẫu nhiên các hộ có đất ruộng không chủ động nước). Kết quả thăm dò được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
nông dân quan tâm về khả năng thích ứng được tổng hợp và tính toán thể hiện qua
bảng 3.8 như sau.
Bảng 3.8: Đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên
của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc
TT Cây trồng
Với khí hậu Với đất đai
% hộ đánh
giá
Xếp
thứ tự
% hộ đánh
giá
Xếp
thứ tự
1 Ngô 92,50 3 97,50 1
2 Khoai lang 85,00 7 86,67 8
3 Lạc 97,50 1 96,67 2
4 Đậu tương 97,50 1 95,83 3
5 Đậu xanh 90,00 4 88,33 6
6 Khoai tây 93,33 2 92,50 4
7 Đậu thanh đao 88,33 6 89,17 5
8 Bí xanh 89,17 5 87,50 7
(Nguồn: Số liệu điều tra 60 hộ nông dân đại diện)
Qua bảng 3.8 cho thấy: Cây trồng được đánh giá là phù hợp với khí hậu
nhất vùng nghiên cứu là các cây trồng như lạc, đậu tương, khoai tây, với số hộ
nông dân đánh giá từ 93,33% đến 97,50%. Cây trồng được nông dân đánh giá là ít
phù hợp nhất với khí hậu của địa phương là cây khoai lang, đậu thanh đao do cây
trồng này mới được đưa về trồng tại địa phương, nông dân cũng chưa hiểu nhiều
về điều kiện thích nghi của nó. Về đất đai cây trồng được số hộ nông dân cho là
phù hợp nhất với đất đai của vùng nghiên cứu là các cây trồng như ngô, lạc và đậu
tương với số hộ nông dân đánh giá từ 95,83% đến 97,50%. Cây trồng được nông
dân cho là kém phù hợp với đất đai của vùng nghiên cứu là cây khoai lang và bí
xanh với số hộ nông dân lựa chọn chỉ đạt 86,67%đến 87,50%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
Như vậy ở bảng 3.8 đã sơ bộ đánh giá được cây trồng phù hợp với điều kiện
tự nhiên của vùng là cây trồng như ngô, lạc, đậu tương và khoai tây. Cây trồng
được cho là kém phù hợp là các cây như khoai lang, đậu thanh đao và bí xanh.
Tuy nhiên dù nhiều dù ít các loại cây trồng đều có nông dân cho rằng có khả
năng sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu của vùng, như vây có thể
kết luận các cây trồng trên đều có thể trồng trên đồng đất của vùng nghiên cứu,
song khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của chúng là khác
nhau, cho nên cần nắm bắt được đặc tính của nó để bố trí thời vụ, đất đai thích
hợp cho các cây trồng này, nếu như tổ chức đưa vào sản xuất.
*Đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nghiên
cứu
Cây trồng nói chung, khi đã được đánh giá là phù hợp với điều kiện tự
nhiên của vùng đưa vào sản xuất, không có nghĩa là cây trồng đó có thể tồn tại và
phát triển được trên những vùng đất này, mà cây trồng muốn tồn tại và phát triển
trên đồng ruộng của nông dân cần phải thích ứng được cả các vấn đề về kinh tế -
xã hội của vùng sản xuất. Khả năng thích ứng về điều kiện kinh tế - xã hội của
một số cây trồng vụ Xuân tại vùng nghiên cứu được nông dân đánh giá thể hiện
qua bảng 3.9
Cây trồng được đánh giá cao nhất về khả năng thích ứng với trình độ kỹ
thuật của nông dân tại vùng nghiên cứu là các cây trồng như lạc, ngô và khoai tây
với số nông dân đánh giá 81,67% đến 83,33%. Tương tự về tiêu chí thích ứng với
khả năng đầu tư của nông dân, hầu hết các cây trồng đều có nông dân lựa chọn từ
70% trở lên, trong đó cây trồng được số hộ nông dân đánh giá cao nhất là các cây
như ngô, khoai tây, khoai lang từ 84,17% đến 95,83%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Bảng 3.9: Đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội
của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc
TT Cây trồng
Với trình độ kỹ thuật
của nông dân
Với khả năng đầu tƣ
% hộ
đánh giá
Xếp
thứ tự
% hộ
đánh giá
Xếp
thứ tự
1 Ngô 81,67 2 95,83 1
2 Khoai lang 77,50 5 87,50 2
3 Lạc 83,33 1 75,83 6
4 Đậu tương 80,83 3 80,83 4
5 Đậu xanh 78,33 4 79,17 5
6 Khoai tây 81,67 2 84,17 3
7 Đậu thanh đao 71,67 6 75,00 7
8 Bí xanh 80,83 3 80,83 4
(Nguồn: Số liệu điều tra 60 hộ nông dân đại diện)
Nhìn chung qua bảng 3.9 ta có thể kết luận rằng: Nông dân tại vùng nghiên
cứu có thể chấp nhận hầu hết các loại cây trồng đưa vào đánh giá về tính thích
ứng của nó với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, nhưng ưu tiên một số cây
trồng có yêu cầu kỹ thuật đơn giản, dễ làm có giá trị về mặt kinh tế - xã hội như
ngô, lạc, đậu tương.
*Đánh giá tính ổn định của các chỉ tiêu năng suất, chất lượng, độ đồng đều
của sản phẩm.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của tất cả các loại cây trồng trong
nông nghiệp đó là các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng và độ đồng đều của sản
phẩm. Về sản phẩm đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp để xuất khẩu thì đòi hỏi về
độ đồng đều rất cao. Mặt khác đối với quần thể cây trồng nếu không có độ đồng
đều đồng nghĩa với giống cây trồng đó chưa ổn định về các đặc tính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
Năng suất, chất lượng cây trồng là chỉ tiêu được nông dân rất quan tâm, bởi
vì đây là chỉ tiêu quyết định lớn đến việc lựa chọn loại cây trồng đưa vào sản xuất
của người nông dân. Năng suất và chất lượng được quyết định một phần bởi đặc
tính của giống cây trồng đó, ngoài ra nó còn quyết định bởi điều kiện thâm canh,
đều kiện đất đai, khả năng thích ứng...
Mức độ đánh giá của nông dân về tính ổn định năng suất, chất lượng, độ
đồng đều của cơ cấu cây trồng được thể hiện qua bảng 3.10.
Bảng 3.10: Đánh giá tính ổn định về năng suất, chất lƣợng, độ đồng
đều của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc
TT Cây trồng
Về năng suất Về chất lƣợng Về độ đồng đều
% hộ
đánh
giá
Xếp
thứ tự
% hộ
đánh
giá
Xếp
thứ tự
% hộ
đánh
giá
Xếp
thứ tự
1 Ngô 97,50 1 95,00 3 94,17 1
2 Khoai lang 90,00 2 93,33 5 85,83 2
3 Lạc 78,33 5 90,83 6 79,17 5
4 Đậu tương 79,17 4 94,17 4 85,00 3
5 Đậu xanh 80,00 3 93,33 5 85,83 2
6 Khoai tây 79,17 4 96,67 2 83,33 4
7 Đậu thanh đao 65,83 7 96,67 2 74,17 7
8 Bí xanh 72,50 6 97,50 1 75,00 6
(Nguồn: Số liệu điều tra 60 hộ nông dân đại diện)
Bảng 3.10 đã thể hiện rõ nhận định của nông dân về tính ổn định của năng
suất, chất lượng và độ đồng đều của một số cây trồng trong cơ cấu vụ Xuân.
Tính ổn định của năng suất: Nông dân đánh giá cao các cây trồng như ngô,
khoai lang, đậu xanh, với số hộ nông dân đánh giá từ 80,00% đến 97,50% tổng số
hộ tham gia, cây trồng được đánh giá thấp nhất là cây bí xanh và đậu thanh đao
với số hộ nông dân đánh giá là 65,83% đến 72,50% tổng số hộ tham gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Tính ổn định về chất lượng: Phần lớn nông dân đánh giá các loại cây trồng
đều có chất lượng ổn định, nhưng cây trồng được đánh giá có chất lượng ổn định
nhất là cây bí xanh đậu thanh đao và khoai tây với số hộ nông dân đánh giá từ
96,67% đến 97,50%, cây trồng được đánh giá thấp nhất ở đặc tính này là cây đậu
xanh, khoai lang và lạc đạt 90,83% đến 93,33% số hộ nông dân tham gia đánh giá.
Theo nông dân cây khoai lang, lạc, đậu xanh là cây có sản phẩm bảo quản khó, dễ
bị côn trùng xâm hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng.
Tính ổn định về độ đồng đều: Các cây trồng có nguồn giống được sản xuất
bởi các cơ quan Nhà nước mang về sản xuất tại địa phương được đánh giá cao về
đặc tính đồng đều. Cây trồng được số hộ nông dân cho rằng có độ đồng đều cao là
các cây như ngô, đậu tương, đậu xanh với tổng số hộ nông dân đánh giá là
85,00% đến 94,17%, cây trồng được ít nông dân cho rằng có độ đồng đều là cây
đậu thanh đao 74,17% so với tổng số hộ nông dân tham gia đánh giá.
*Đánh giá tính ổn định về nguồn vật tư, thị trường và khả năng cho giá trị
kinh tế cao.
Khi đưa một số cây trồng mới vào sản xuất, người nông dân quan tâm đầu
tiên là giá trị kinh tế của cây trồng đó. Cây trồng muốn được nhân rộng và phát
triển, phải đảm bảo nhiều yếu tố, như thích ứng với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của vùng, ổn định về năng suất, chất lượng.... và cây trồng đó phải đảm bảo
cho giá trị kinh tế cao và ổn định.
Đối với cây trồng nông nghiệp khi đã đảm bảo cho giá trị kinh tế cao và ổn
định thì đồng nghĩa với cây trồng đó, đã đáp ứng tương đối đầy đủ những tiêu chí
mà người nông dân cần, bởi vì tiêu chí này được quyết định bởi nhiều tiêu chí
khác.
Để góp phần xác định được cây trồng có giá trị về mặt kinh tế xã hội,
chúng tôi đã tiến hành đánh giá từng chỉ tiêu liên quan đến vấn đề này. Ở đây
chúng tôi chỉ có điều kiện xem xét đánh giá đến 3 chỉ tiêu chính đó là: Tính ổn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
định của nguồn vật tư, thị trường tiêu thụ, giá trị kinh tế của từng loại cây trồng.
Kết quả đánh giá chung đã được thể hiện ở bảng 3.11 dưới đây.
Bảng 3.11: Đánh giá tính ổn định về nguồn vật tƣ, thị trƣờng và khả
năng cho giá trị kinh tế của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ
động nƣớc
TT Cây trồng
Về nguồn
vật tƣ
Về thị trƣờng
Về giá trị
kinh tế
% hộ
đánh
giá
Xếp
thứ tự
% hộ
đánh
giá
Xếp thứ
tự
% hộ
đánh
giá
Xếp
thứ tự
1 Ngô 92,50 1 90,83 3 95,83 1
2 Khoai lang 79,17 5 82,50 5 40,00 6
3 Lạc 87,50 2 98,33 1 85,00 2
4 Đậu tương 85,83 3 94,17 2 80,83 3
5 Đậu xanh 78,33 6 90,00 4 80,00 4
6 Khoai tây 80,00 4 63,33 6 60,83 5
7 Đậu thanh đao 75,00 8 61,67 8 60,83 5
8 Bí xanh 76,67 7 62,50 7 23,33 7
(Nguồn: Số liệu điều tra 60 hộ nông dân đại diện)
Qua bảng 3.11 và số liệu điều tra cho thấy: Mức độ đánh giá về các chỉ tiêu
của nông dân ở các xã, phường là tương đối đồng đều nhau.
Chỉ tiêu ổn định về nguồn vật tư: Cây trồng được đánh giá ổn định nhất về
chỉ tiêu này là cây ngô với 92,50% nông dân đánh giá, tiếp theo là các cây trồng
như lạc, đậu tương cũng được đánh giá cao ở chỉ tiêu này, với số hộ nông dân
đánh giá đạt từ 85,83% đến 87,50% tổng số hộ nông dân tham gia. Cây trồng
được đánh giá thấp nhất là cây đậu thanh đao và bí xanh.
Chỉ tiêu ổn định về mặt thị trường: Đây là một tiêu chí rất quan trọng trong
giai đoạn hiện nay, không chỉ riêng ngành nông nghiệp mà nhiều ngành sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
khác cũng gặp phải vấn đề này, cơ cấu cây trồng đưa vào đánh giá ở chỉ tiêu này
được nông dân cho là ổn định nhất là cây lạc với 98,33% nông dân đánh giá, tiếp
theo là các cây trồng khác như đậu tương 94,17%, ngô được 90,83% số hộ nông
dân tham gia đánh giá. Thấp nhất ở chỉ tiêu này là cây đậu thanh đao được
61,67% hộ đánh giá, vì cây trồng này là cây trồng mới được đưa vào sản xuất tại
địa phương mang mục đích xuất khẩu là chính nên có nhiều ý kiến cho rằng cây
trồng này vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững.
Chỉ tiêu về khả năng cho giá trị kinh tế cao: Đây là chỉ tiêu được cấu thành
bởi rất nhiều các yếu tố. Đối với cơ cấu cây trồng như trên, nông dân đánh giá cao
nhất ở đây là cây ngô với 95,83% nông dân tham gia lựa chọn.
Tóm lại: Về các chỉ tiêu như tính ổn định về nguồn vật tư, thị trường, khả
năng cho giá trị kinh tế của các cây trồng trên hầu hết đều được nông dân đánh giá
với số điểm khá. Các cây trồng được đánh giá cao ở chỉ tiêu này là các cây như
ngô, lạc, đậu tương.
*Đánh giá khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của cơ cấu cây
trồng vụ Xuân.
Điều kiện ngoại cảnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm ảnh
hưởng tới năng suất và giá trị kinh tế của cây trồng. Để một cây trồng được nông
dân đón nhận đưa ra phổ triển, yêu cầu phải có đầy đủ những yếu tố như đã phân
tích ở trên. Và một trong những yếu tố quan trọng đó là khả năng chống chịu với
điều kiện ngoại cảnh như thiên tai, dịch hoạ....
Cơ cấu cây trồng vụ Xuân được chúng tôi thăm dò ý kiến của nông dân về
khả năng chống chịu như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
Bảng 3.12: Đánh giá khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh
của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc
TT Cây trồng
Chịu hạn Chịu rét Kháng sâu bệnh
% hộ
đánh
giá
Xếp
thứ tự
% hộ
đánh giá
Xếp
thứ tự
% hộ
đánh
giá
Xếp
thứ tự
1 Ngô 90,00 1 94,17 1 95,00 1
2 Khoai lang 71,67 7 93,33 2 84,17 4
3 Lạc 83,33 3 84,17 4 85,00 3
4 Đậu tương 89,17 2 74,17 7 87,50 2
5 Đậu xanh 75,00 5 78,33 5 71,67 7
6 Khoai tây 76,67 4 90,83 3 76,67 5
7 Đậu thanh đao 60,00 8 93,33 2 76,67 5
8 Bí xanh 72,50 6 76,67 6 75,83 6
(Nguồn: Số liệu điều tra 60 hộ nông dân đại diện)
Số liệu bảng 3.12 cho thấy: Các cây trồng đều có khả năng chống chịu khá
với điều kiện ngoại cảnh.
Khả năng chịu hạn: Cây trồng được đánh giá có khả năng chịu hạn kém
nhất là cây đậu thanh đao chỉ có 60,00%. Cây trồng có khả năng chịu hạn tốt nhất
được trồng ở vụ Xuân tại địa phương hiện nay là cây ngô, đậu tương, lạc với
83,33% đến 90,00% số hộ nông dân lựa chọn tiêu chí này.
Khả năng chịu rét: Đây là một trong những tiêu chí rất cần thiết để làm cơ
sở đưa cây trồng vào sản xuất trong vụ Xuân. Cây trồng được số đông nhân dân
cho rằng có khả năng chịu rét tốt nhất là cây là cây ngô, khoai lang với số nông
dân lựa chọn từ 93,33% đến 94,17%. Theo nông dân các cây trồng này đều có thể
sản xuất trong vụ Đông, riêng cây ngô trong quá trình sản xuất cần bố trí thời vụ
hợp lý để tránh cho ngô trỗ vào thời kỳ giá rét. Cây trồng được coi là có khả năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
chịu rét kém nhất là cây bí xanh và cây đậu tương có 74,17% đến 76,67% nông
dân cho rằng có khả năng là chịu được rét.
Khả năng chịu sâu bệnh: Tiêu chí này cũng được nhiều nông dân quan tâm,
đặc biệt đối với miền núi người nông dân vẫn chưa quyen sử dụng nhiều thuốc trừ
sâu, khả năng phát hiện sâu bệnh của người nông dân còn nhiều hạn chế, vì vậy
người nông dân mong muốn những cây trồng có khả năng chống chịu với sâu
bệnh tốt, để giảm tối đa thất thu do sâu bệnh. Cây trồng có khả năng kháng sâu
bệnh tốt nhất là cây ngô với 95,00% nông dân lựa chọn, tiếp theo là các cây trồng
có khả năng kháng sâu bệnh khá như lạc, đậu tương, khoai lang với số nông dân
lựa chọn từ 84,17% đến 87,50%. Cây trồng có khả năng kháng sâu bệnh kém nhất
là cây đậu xanh với số nông dân đánh giá là 71,67%.
*Đánh giá tổng hợp cơ cấu cây trồng
Để biết được những cây trồng được đánh giá là phù hợp với điều kiện của
địa phương hiện nay, chúng tôi đã tổng hợp ý kiến thăm dò như trên, đồng thời
tổng hợp thứ tự xếp hạng các tiêu chí của từng loại cây trồng. Cây trồng nào có
tổng xếp hạng điểm nhỏ nhất thì tương ứng với cây trồng đó có những đặc điểm
tốt nhất cần được lựa chọn để đưa vào thử nghiệm. Cụ thể kết quả tổng hợp được
thể hiện ở bảng 3.13.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
bảng 3.13 (bảng ngang)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Qua bảng 3.13 cho thấy: Cây trồng được đánh giá cao, phù hợp với điều
kiện cụ thể của địa phương là cây ngô với tổng số điểm xếp hạng là 20 điểm, cây
lạc và đậu tương có cùng số điểm xếp hạng là 41, cây khoai tây cũng có số điểm
xếp hạng khá 48 điểm. Các cây trồng khác được đánh giá có nhiều đặc điểm
không phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương là cây khoai lang, bí xanh,
đậu thanh đao, đậu xanh.
Từ kết quả đánh giá sơ bộ cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động
nước của Thành phố, chúng tôi đã lựa chọn ra được 4 loại cây trồng được quan
tâm nhất có số điểm xếp hạng tốt nhất để đưa vào thử nghiệm. Cụ thể là các cây
trồng như: Ngô, đậu tương, lạc, khoai tây.
3.4. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CƠ CẤU GIỐNG CÂY TRỒNG VỤ XUÂN TRÊN
ĐẤT RUỘNG KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƢỚC
Để có kết quả thực tế, chúng tôi tiến hành thử nghiệm, với mục đích cuối
cùng là chọn ra cơ cấu giống cây trồng hợp lý trên đất ruộng không chủ động
nước của các xã, phường tại Thành phố Lào Cai. Những cơ cấu giống cây trồng
này được chính các hộ nông dân tiến hành thử nghiệm trên đồng ruộng của mình
và cho ý kiến lựa chọn. Cây trồng được khuyến cáo nhân ra diện rộng là những
cây trồng được nhiều nông dân lựa chọn nhất. Thử nghiệm được tiến hành làm
trên đồng ruộng của 20 hộ nông dân tại Xã Hợp Thành, từ vụ Xuân năm 2006 đến
hết vụ Xuân năm 2007. Các hộ nông dân ham gia thử nghiệm phải có đầy đủ điều
kiện về đất đai và các tiêu chí cần thiết khác, để thử nghiệm được thực hiện thành
công và có độ chính xác cao, để làm sao kết quả thu được hoàn toàn có thể áp
dụng vào thực tiễn vào những năm tới trong điều kiện của nông dân.
Mục đích cuối cùng của thử nghiệm là chọn gia các giống trong cơ cấu cây
trồng có năng suất cao để phục vụ sản xuất. Do vậy năng suất là một chỉ tiêu quan
trọng trong đánh giá hiệu quả của công tác nghiên cứu và sản xuất. Mặt khác năng
suất là một chỉ tiêu phản ánh tập trung nhất, năng suất cao hay thấp không chỉ đơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
thuần phụ thuộc vào một yếu tố nào mà là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như:
Giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật thâm canh...những điều kiện này sẽ ảnh
hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất của từng cây.
Trong cơ cấu cây trồng vụ Xuân của vùng nghiên cứu hiện nay có rất nhiều
loại cây trồng được đưa vào cơ cấu sản xuất. Cơ cấu giống của mỗi loại cây trồng
ngày một đa dạng, có rất nhiều chủng loại được đưa vào sản xuất để mang lại sản
phẩm phục vụ mục đích của con người. Cơ cấu giống trong vùng nghiên cứu có
nguồn gốc khác nhau bao gồm: Giống địa phương, giống do Nhà nước nhập về từ
các đơn vị sản xuất để phục vụ nông dân. Qua tìm hiểu sơ bộ chúng tôi đã nhận
thấy sự đa dạng của bộ giống làm tăng đa dạng sinh học cho vùng nghiên cứu,
đồng thời giúp cho việc đa dạng hoá cây trồng được thuận lợi.
Tuy nhiên xu thế hiện nay của cơ chế kinh tế đòi hỏi sự chuyên môn hoá
cao, sản phẩm của cây trồng cần được trở thành hàng hoá. Đối với điều kiện của
vùng nghiên cứu tuy vấn đề này chưa thể hiện rõ nét, song sản xuất yêu cầu được
chuyển mình từng bước để đáp ứng được xu thế chung của xã hội. Vì vậy quá
trình đưa giống cây trồng vào sản xuất, nông dân nên xác định về hiệu quả kinh tế
của từng giống cây trồng cụ thể tuỳ vào mục tiêu của người sử dụng cây trồng đó
lựa chọn. Để giúp cho sản xuất được dễ dàng không sảy ra tình trạng ‘loạn’ giống
và giúp nông dân biết lựa chọn những giống tốt cho mình, chúng tôi đã tiến hành
thử nghiệm về giống của một số giống cây trồng. Kết quả thử nghiệm về giống
được thể hiện ở phần sau.
3.4.1. Thử nghiệm về cơ cấu giống ngô
Cây ngô đưa vào thử nghiệm với 4 giống đó là: LVN 10, C 919, DK 888,
DK 171(Đ/C).
Những năm gần đây cây ngô tại địa phương phát triển rất mạnh, cây ngô đã
góp phần không nhỏ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương. Đã có
rất nhiều giống ngô đưa vào khuyến cáo trồng tại Thành phố, chính vì vậy mà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
người nông dân không biết sử dụng giống nào cho phù hợp trong từng điều kiện
cụ thể trên đồng đất của mình. Nắm bắt được những bức xúc đó của người nông
dân, chúng tôi đã cùng nông dân tiến hành lựa chọn một số giống ngô vào thử
nghiệm để tìm ra giống tốt.
Kết quả thử nghiệm được thể hiện qua bảng 3.14
Bảng 3.14 : Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống ngô và lựa chọn
của nông dân
TT Giống
NS
(tạ/ha)
Hạch toán kinh tế (1.000 đồng/ha)
NDLC
(%) Tổng thu
Tổng
chi
Lãi
thuần
So ĐC
1 LVN 10 34,41 (C) 12.044 6.200 5.844 - 1.046 0
2 C 919 43,12 (A) 15.092 6.400 8.692 1.802 80
3 DK 888 34,07 (D) 11.925 6.400 5.525 -1.365 0
4 DK 171 (ĐC) 37,97 (B) 13.290 6.400 6.890 0 95
Lsd 05 = 2,53 tạ/ha
(Số nông dân tham gia đánh giá lựa chọn là 20 hộ làm thử nghiệm)
Ghi chú: (A, B, C, D là kết quả phân tích sai khác và thứ tự năng suất từ
cao xuống thấp)
Qua bảng 3.14 cho thấy: Các giống ngô đưa vào thử nghiệm đều có sự sai
khác về năng suất.
* Giống C 919:
Đây là giống ngô đạt năng suất cao nhất 43,12 tạ/ha. Với giá bán sản phẩm
bình quân trên thị trường là 3500 đ/kg thì giống C 919 đạt tổng thu nhập
15.092.000 đồng/ha, trừ chi phí sản xuất của giống là 6.400.000 đồng/ha có lãi
thuần là 8.692.000 đồng/ha, so với đối chứng là giống DK 171 thì C919 có hiệu
quả kinh tế cao hơn 1.802.000 đồng/ha, được 80% nông dân lựa chọn. Giống C
919 được nông dân đánh giá có những ưu điểm tốt như tỷ lệ 2 bắp cao, thân cây
gọn, cùi bắp nhỏ vì thế tỷ lệ hạt trên bắp cao, tuy nhiên giống này có mầu sắc hạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
không đẹp. Theo các chuyên gia đánh giá tại hội thảo đầu bờ thì giống C919 còn
cho năng suất cao hơn nhiều, nếu người nông dân đầu tư cao và biết điều chỉnh
mật độ thích hợp.
* Giống DK 171:
Giống ngô DK 171 là giống đối chứng cũng được nông dân đánh giá cao
với năng suất đạt được 37,97 tạ/ha, lãi thuần thu được 6.890.000 đồng/ha, và được
95% nông dân lựa chọn đưa vào sản xuất. Theo nông dân đây là một giống tốt, có
độ đồng đều cao, mầu sắc hạt đẹp và có khả năng chịu hạn khá, rất thích hợp với
điều kiện đầu tư của miền núi đặc biệt là các hộ khó khăn, khả năng đầu tư ít, mặc
dù có năng suất thấp hơn giống C 919 nhưng vẫn đạt 95% nông dân tham gia
đánh giá cao tại hội thảo đầu bờ. Theo phân tích thống kê DK 171 là giống có
năng suất đứng thứ 2 sau C 919.
* Giống DK 888:
Có đặc điểm bắp to, màu sắc hạt vàng và đẹp nhưng cho năng suất không
cao, tỷ lệ hạt trên bắp thấp, cùi bắp to, khả năng chống đổ kém hơn các giống ngô
khác, do thân cây cao. Năng suất thu được ở thử nghiệm là 34,07 tạ/ha, hạch toán
kinh tế lãi thuần ở giống DK888 là 5.525.000 đồng/ha. Không có nông dân lựa
chọn đưa vào sản xuất.
* Giống LVN 10:
Giống LVN 10 được nông dân đánh giá không cao giống có mầu sắc hạt
đẹp, thấp cây nên khả năng chống đổ tốt, tuy nhiên tỷ lệ hạt trên bắp và năng suất
lại thấp hơn giống C 919 và DK 171 nên không có nông dân lựa chọn để đưa vào
sản xuất.
Các giống ngô đưa vào thử nghiệm đều có những ưu nhược điểm riêng biệt
khác nhau, giống được nông dân lựa chọn với số đông nhất là giống DK 171, theo
nông dân thì giống này thích hợp hơn các giống khác trong điều kiện cụ thể của
địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
3.4.2. Thử nghiệm về cơ cấu giống đậu tƣơng
Cây đậu tương được chúng tôi thử nghiệm với 4 giống đó là: ĐT 84, ĐT 90,
ĐT 9 VX 9-3, AK 05.
Đậu tương là cây trồng phổ biến tại nhiều địa phương trong cả nước cũng
như trên toàn thế giới, được mệnh danh là ‘cây trồng của tương lai’. Đối với
miền núi đậu tương ngoài giá trị kinh tế còn có chức năng đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng cho nông dân miền núi. Biết được những giá trị này của nó, chúng tôi đã
tiến hành lựa chọn và đưa vào thử nghiệm, để tìm ra một cơ cấu giống tốt, đáp
ứng được nhu cầu và nguyện vọng của nông dân. Kết quả thử nghiệm được thể
hiện ở bảng 3.15 dưới đây.
Bảng 3.15: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống đậu tƣơng và lựa
chọn của nông dân
TT Giống
NS
(tạ/ha)
Hạch toán kinh tế (1.000 đồng/ha)
NDLC
(%) Tổng thu
Tổng
chi
Lãi
thuần
So ĐC
1 ĐT 84 15,49 (A) 13.941 5.660 8.281 1.242 90
2 ĐT 90 15,51 (A) 13.959 5.660 8.299 1.260 100
3 ĐT 9 VX 9-3 14,16 (B) 12.744 5.660 7.084 45 30
4 AK 05 (ĐC) 14,11 (B) 12.699 5.660 7.039 0 30
Lsd 05 = 1,18 tạ/ha
(Số nông dân tham gia đánh giá lựa chọn là 20 hộ làm thử nghiệm)
Ghi chú: (A, B, C, D là kết quả phân tích sai khác và thứ tự năng suất từ
cao xuống thấp)
Qua bảng 3.15 cho thấy: Kết quả thử nghiệm về năng suất phân thành 2
nhóm A và B, được đánh giá cụ thể như sau:
* Giống ĐT 90:
+ Về năng suất: Giống đậu tương ĐT 90 có năng suất cao nhất, theo số liệu
thống kê giống này đứng trong nhóm A. Năng suất thực thu được là 15,51 tạ/ha,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
với năng suất này so với những địa phương có truyền thống trồng đậu tương thì
năng suất thu được là không cao. Song với điều kiện Thành phố Lào Cai, thì đây
là một kết quả tốt được nông dân đón nhận.
+ Về hạch toán kinh tế: Với tổng thu bình quân đạt được 15,51 tạ/ha, với
giá bán trên thị trường hiện nay là 9000 đồng/kg thì thu được 13.595.000 đồng/ha,
trừ tổng chi phí cho sản xuất thì giống đậu tương DT 90 có lãi thuần đạt 8.299.000
đồng/ha, cao hơn so với đối chứng 1.260.000 đồng/ha, đây là giá trị thành tiền cao
nhất trong các giống đậu tương đưa vào trồng thử nghiệm. Giống này được đánh
giá cao 100% nông dân tham gia đánh giá lựa chọn do những đặc tính ưu việt của
nó.
* Giống ĐT 84:
Về năng suất và hiệu quả kinh tế: Đây là giống có năng suất cũng khá cao,
đứng trong nhóm A, năng suất thu được 15,49 tạ/ha, với giá bán tại thị trường
hiện nay là 9000 đồng/kg, chúng tôi thu được giá trị thành tiền là 13.941.000
đồng/ ha, trừ tổng chi phí sản xuất 5.660.000 đồng/ha đạt lãi thuần là 8.281.000
đồng/ha, giống này được nông dân tham gia đánh giá và lựa chọn tới 90%.
* Giống AK 05:
Đây là giống đối chứng, có năng suất thấp nhất so với các giống đưa vào
thử nghiệm với năng suất đạt được 14,11 tạ/ha, theo phân tích thống kê về năng
suất thuộc nhóm B. Giá trị thành tiền lãi thu được 7.039.000 đồng/ha. Tuy nhiên
giống AK 05 vẫn được 30% nông dân tham gia đánh giá lựa chọn, theo nông dân
đây là giống rất thích hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của vùng, sinh trưởng
tốt, phân cành mạnh nhưng do thời gian ra hoa của giống gặp mưa vì vậy năng
suất của giống có thể bị ảnh hưởng bởi do nguyên nhân này.
* Giống ĐT 9 VX 9-3:
Giống ĐT 9 VX 9-3 được nông dân tham gia đánh giá và lựa chọn đưa vào
sản xuất với 30%. Trong thử nghiệm thì tổng thu được từ giống này là 7.084.000
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
đồng/ha, cao hơn so với đối chứng là 45.000 đồng/ha. Tuy nhiên qua theo dõi thì
giống ĐT 9 VX 9-3 hiện nay hay bị nhiễm bệnh lở cổ rễ trong thời kỳ cây con
khá nặng.
Nhìn chung cây đậu tương đưa vào thử nghiệm với 4 giống thì mỗi giống
cũng đều có những ưu nhược điểm nhất định, nhưng theo đánh giá và lựa chọn
của nông dân thì giống có ưu điểm nhất là giống đậu tương ĐT 90, do có năng
suất cao, thời gian sinh trưởng trung bình và có khả năng kháng sâu bênh, chịu
hạn tốt.
3.4.3. Thử nghiệm về cơ cấu giống khoai tây
Cây khoai tây là cây trồng phổ biến tại nhiều địa phương miền núi trong cả
nước. Tại địa phương thì cây trồng này còn được mệnh danh là ‘cây xoá đói, giảm
nghèo’. Đối với miền núi thì khoai tây ngoài giá trị kinh tế còn đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng cho người nông dân và được dùng vào nhiều mục đích sử dụng khác
nhau. Nắm được những giá trị này của nó, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và đưa
vào thử nghiệm, để tìm ra một cơ cấu giống tốt, đáp ứng được nhu cầu và nguyện
vọng của nông dân. Kết quả thử nghiệm được thể hiện ở bảng 3.16 dưới đây.
Cây khoai tây được chúng tôi thử nghiệm với 4 giống đó là: Giống Thường
tín, LIPSI, HH 2, KT 2.
* Giống HH 2:
Đây là giống cho năng suất cao nhất trong 4 giống đưa vào thử nghiệm với
năng suất đạt 207,73 tạ/ha.
Với giá bán tại thị trường hiện nay là 3000 đồng/kg thì giống HH 2 có tổng
thu là 62.319.000 đồng/ha, trừ chi phí cho sản xuất là 11.080.000 đồng/ha, lãi
thuần thu được 51.239.000 đồng/ha với lãi suất này giống HH 2 có lãi suất cao
hơn giống đối chứng 12.627.000 đồng/ha. Qua theo dõi chúng tôi thấy giống này
có chất lượng củ tốt và rất thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại địa phương,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
nên được số đông nông dân đón nhận cao đạt 100% nông dân lựa chọn và đưa vào
sản xuất.
Bảng 3.16: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống khoai tây và lựa
chọn của nông dân
TT Giống
NS
(tạ/ha)
Hạch toán kinh tế (1.000 đồng/ha)
NDLC
(%) Tổng thu
Tổng
chi
Lãi
thuần
So ĐC
1 Thường tín 107,19 (D) 32.175 11.080 21.077 -17.535 40
2 LIPSI 193,16 (B) 57.948 11.080 46.868 8.256 70
3 HH 2 207,73 (A) 62.319 11.080 51.239 12.627 100
4 KT 2 (Đ/C) 165,64 (C) 49.692 11.080 38.612 0 40
Lsd 05 = 1,5 tạ/ha
(Số nông dân tham gia đánh giá lựa chọn là 20 hộ làm thử nghiệm)
Ghi chú: (A, B, C, D là kết quả phân tích sai khác và thứ tự năng suất từ
cao xuống thấp)
* Giống LIPSI:
Đây là giống cũng cho năng suất khá cao đạt 193,16 tạ/ha đứng sau giống
HH 2. Với lãi xuất 57.948.000 đồng/ha, trừ chi phí sản xuất thì giống này thu
được lãi thuần đạt 46.868.000 đồng/ha. Giống này có đặc điểm chống chịu mốc
sương và virut tương đối tốt. Tuy nhiên giống cũng có những nhược điểm nhất
định là chịu hạn và nóng khá. Do vậy cũng đạt 70% nông dân tham gia đánh giá
và lựa chọn đưa vào sản xuất.
* Giống Thƣờng tín:
Đây là giống cho năng suất thấp nhất trong 4 giống trồng thử nghiệm đạt
107,19 tạ/ha, có lãi thuần đạt 21.077.000 đồng/ha và thấp hơn so với đối chứng là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
-17.535.000 đồng/ha. Tuy là giống có năng suất thấp, song do nông dân đã có tập
quán trồng và sử dụng, vẫn chưa có đủ giống mới thay thế nên hiện tại giống này
vẫn được nông dân tham gia đánh giá 40%.
* Giống KT 2:
Đây là giống đối chứng, về năng suất và hiệu quả kinh tế thì đây là giống
cho năng suất khá, năng suất thực thu đạt 165,64 tạ/ha, giá trị thành tiền trừ tổng
chi phí lãi thu được 38.612.000 đồng/ha. Qua theo dõi thấy mức độ chống chịu
với điều kiện bất lợi của giống ở mức khá và cũng được nông dân tham gia đánh
giá lựa chọn 40%.
3.4.4. Thử nghiệm về cơ cấu giống lạc
Lạc là loại cây trồng đã được trồng từ rất lâu tại địa phương, nhưng giống
lạc địa phương hiện nay có nhiều những nhược điểm cần khắc phục như nhiễm
nhiều sâu bệnh, lạc có quả nhỏ, nhiều quả vô hiệu, năng suất rất thấp. Cơ cấu
giống lạc hiện nay còn quá đơn điệu. Lạc cũng là loại cây trồng có giá trị kinh tế
cao, hàm lượng dinh dưỡng khá cao đặc biệt là hàm lượng Lipit, vì vậy mà trồng
lạc cũng có thể giải quyết được một số vấn đề về dinh dưỡng của nông thôn miền
núi. Những yếu tố cần thiết đó cũng là một trong những nguyên nhân để chúng tôi
tiến hành thử nghiệm này. Kết quả thử nghiệm về cơ cấu giống lạc được thể hiện
qua bảng 3.17.
Qua bảng 3.17 cho ta thấy: Năng suất của các giống lạc đưa vào thử
nghiệm đều có sự sai khác nhau, giống lạc có năng suất cao nhất là giống MĐ 7,
thấp nhất là giống lạc địa phương.
* Giống L12:
Là giống được đánh giá có tiềm năng, năng suất cao trong bộ giống lạc ở
miền núi phía Bắc. Trong thử nghiệm của chúng tôi hiệu quả kinh tế của giống lạc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
L 12 này đứng thứ 2. Với năng suất đạt được 28,09 tạ/ha, tổng thu nhập của giống
này là 28.090.000 đồng/ha, trừ chi phí sản xuất là 9.580.000 đồng/ha, lãi thuần đạt
được 18.510.000 đồng/ha, so với đối chứng thì giống L 12 cao hơn 15.800.000
đồng/ha.
Bảng 3.17: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống lạc và lựa chọn
của nông dân
T
T
Giống
NS
(tạ/ha)
Hạch toán kinh tế (1.000 đồng/ha)
NDLC
(%)
Tổng
thu
Tổng
chi
Lãi
thuần
So ĐC
1 MĐ 7 31,79 (A) 31.790 9.580 22.210 19.500 100
2 L 18 27,64 (C) 27.640 9.580 18.060 15.350 70
3 L 12 28,09 (B) 28.090 9.580 18.510 15.800 80
4 Địa phương (Đ/C) 10,69 (D) 10.690 7.980 2.710 0 0
Lsd 05 = 3,07 tạ/ha
(Số nông dân tham gia đánh giá lựa chọn là 20 hộ làm thử nghiệm)
Ghi chú: (A, B, C, D là kết quả phân tích sai khác và thứ tự năng suất từ
cao xuống thấp)
* Giống MĐ 7:
Giống có năng suất cao nhất là MĐ 7 với năng suất đạt 31,79 tạ/ha, với giá
bán thị trường hiện nay là 10.000 đồng/kg thì tổng thu đạt được là 31.790.000
đồng/ha, trừ chi phí sản xuất thu được lãi thuần là 22.210.000 đồng/ha. Giống MĐ
7 có nhiều ưu điểm hơn các giống khác trong thử nghiệm, đặc điểm của giống là
không có quả vô hiệu, còn đối với L 12 và các giống khác tỷ lệ này khá nhiều dẫn
đến tỷ lệ quả chắc thấp.
Nhìn chung 3 giống đưa vào thử nghiệm đều có năng suất và hiệu quả kinh
tế cao hơn so với đối chứng, hầu hết các giống này đều tương đối sạch sâu bệnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
và chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh. Riêng giống lạc địa phương bị nhiễm
nặng bệnh héo xanh, do vậy là ảnh hưởng nhiều tới mật độ và năng suất.
Căn cứ vào năng suất, hiệu quả kinh tế và ưu nhược điểm của các giống,
nông dân đã đưa ra những lựa chọn của mình. Giống có số hộ nông dân lựa chọn
cao nhất là giống MĐ 7 với 100%, giống L 12 với 80%, giống L 18 với 70% số hộ
lựa chọn, giống lạc địa phương không có nông dân lựa chọn để đưa vào sản xuất.
* Nhận xét chung: Sau khi tiến hành thử nghiệm với mục tiêu cuối cùng là
lưa chọn ra cơ cấu giống cây trồng tốt nhất, chúng tôi đã cùng nông dân trên cơ sở
các kết quả thử nghiệm chú ý đến các tiêu chí như: Năng suất, giá trị kinh tế, khả
năng chống chịu...để đánh giá và lựa chọn giống đó cho sản xuất. Mặt khác chúng
tôi lựa chọn giống tốt, thích hợp nhất, được nhiều nông dân đánh giá cao, làm
giống đại diện cho cây trồng đó tiếp tục được trồng tại địa phương ở những mùa
vụ tiếp theo trên trân ruộng không chủ động nước.
3.5. TỔNG HỢP KẾT QUẢ
- Đánh giá về thực trạng đất ruộng không chủ động nước đạt được mục tiêu
đề ra là mô tả được thực trạng của việc sản xuất trên đất ruộng không chủ động
nước, diễn biến quá trình khai thác đất ruộng không chủ động nước, những khó
khăn chính trong việc sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước.
- Đánh giá thực trạng cơ cấu cây trồng: Đã mô tả được diễn biến diện tích,
năng suất, cơ cấu cây trồng chính trên đất ruộng không chủ động nước trên địa
bàn toàn Thành phố. Sơ bộ đánh giá những đặc điểm, đặc tính của cơ cấu giống
cây trồng và tìm ra những điểm mạnh, yếu của cơ cấu giống cây trồng đó, xác
định được cây trồng đưa vào tiến hành thử nghiệm.
- Thực hiện thử nghiệm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
Kết quả thử nghiệm tìm ra được cơ cấu giống tốt trong cơ cấu cây trồng
đưa vào thử nghiệm
1. Cây đậu tương: Nông dân đánh giá cao giống ĐT 90 với năng suất đạt
15,51 tạ/ha.
2. Cây lạc: Kết quả thu được thưc tế rất cao ở giống MĐ 7 năng suất đạt
được 31,79 tạ/ha.
3. Cây khoai tây: Đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp ở vùng
nghiên cứu là giống HH 2 đạt 207,73 tạ/ha.
4. Cây ngô: Nông dân đã lựa chọn giống ĐK 171 với năng suất thu được
37,97 tạ/ha.
Như vậy, qua đề tài nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn cơ cấu giống cây
trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước tại địa bàn Thành phố Lào Cai,
đã xác định được những đặc tính ưu việt của cơ cấu giống cây trồng trong điều
kiện địa phương vùng nghiên cứu. Trên cơ sở những nghiên cứu này chúng tôi có
những kết luận và đề nghị cụ thể nhu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
4.1.1. Đánh giá về điều kiện tư nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố ảnh
hưởng tới sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước
- Điều kiện tự nhiên của Thành phố Lào Cai tương đối thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp, loại đất phong phú, mầu mỡ, có thể thích hơp với nhiều loại
cây rồng khác nhau. Khí hậu khá ôn hoà, xong phân chia thành 2 mùa rõ rệt đó là
mùa mưa và mùa khô, mùa khô khá dài đặc biệt là giai đoạn đầu vụ Xuân, chính
vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Các cây trồng đưa vào thử nghiệm đều có thể sinh trưởng phát triển và cho năng
xuất tốt trong điều kiện tự nhiên của Thành phố.
- Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho công tác phát triển kinh tế nông
nghiệp, lực lượng lao động nông thôn lớn, nông dân cần cù chịu khó, địa phương
có chính sách khuyến khích khai thác triệt để tiềm năng đất đai, khuyến khích
chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế, cụ thể là các chương trình khuyến
nông, chương trình hỗ trợ tín dụng....Cơ quan Nhà nước năng động tìm hướng đầu
ra cho sản phẩm của nông dân.
4.1.2. Đánh giá thực trạng canh tác trên đất ruộng không chủ động nước
Sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước trong điều kiện vụ Xuân đã được
nhiều nông dân tham gia hưởng ứng. Những khó khăn chính trong sản xuất trên đất ruộng
không chủ động nước là tình trạng thiếu nước đầu vụ, trình độ dân trí và kỹ thuật canh tác
của nông dân trong vùng còn nhiều hạn chế, tình trạng thả rông gia súc vẫn thường xuyên
xảy ra nhất là trong vụ Đông.
Cơ cấu giống cây trồng của hệ thống cây trồng chủ yếu là giống cũ, giống địa
phương có năng suất thấp. Việc tiếp thu giống mới còn chậm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
4.1.3. Đánh giá cơ cấu cây trồng vụ Xuân và kết quả lựa chọn cây trồng cho thử
nghiệm
- Cơ cấu cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước của Thành phố
Lào Cai khá phong phú, có nhiều chủng loại cây trồng được đưa vào sản xuất khai thác
trên diện tích đất này. Năng suất cây trồng có chiều hướng gia tăng nhưng tăng rất chậm,
có những cây trồng có xu thế giảm về năng suất. Chưa có cơ cấu cây trồng có năng suất,
giá trị kinh tế cao và ổn định, kỹ thuật canh tác của nông dân còn nhiều hạn chế vì vậy mà
năng suất cây trồng vẫn chưa được cải thiện.
- Qua đánh giá cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước, nông dân đã
lựa chọn được các cây trồng đưa vào thử nghiệm để tìm ra cơ cấu giống tốt đó là: Cây ngô,
cây đậu tương, cây lạc và cây khoai tây.
4.1.4. Kết quả thử nghiệm và lựa chọn cơ cấu giống cây trồng
Các cây trồng đưa vào thử nghiệm đều có khả năng trồng được trên đồng đất của
vùng nghiên cứu, nhưng mức độ thích ứng, chống chịu và hiệu quả kinh tế của cơ cấu
giống cây trồng là khác nhau. Cụ thể kết quả thử nghiệm về cơ cấu giống phù hợp nhất với
địa phương đã được lựa chọn như sau:
- Cây ngô: Đã chọn ra giống phù hợp nhất là giống ngô C 919 đạt 43,12 tạ/ha.
Đạt tổng thu nhập 15.092.000 đồng/ha, trừ chi phí sản xuất của giống là 6.200.000
đồng/ha có lãi thuần là 8.692.000 đồng/ha, được 80% nông dân lựa chọn. Giống
ngô DK 171 với năng suất đạt được 37,97 tạ/ha, lãi thuần thu được 6.890.000
đồng/ha, và được 95% nông dân lựa chọn đưa vào sản xuất.
- Cây lạc: Đã chọn ra giống phù hợp nhất là giống MĐ 7 với năng suất đạt
31,79 tạ/ha, tổng thu đạt được là 31.790.000 đồng/ha, trừ chi phí sản xuất thu
được lãi thuần là 22.210.000 đồng/ha, với 100% nông dân lựa chọn.
- Cây khoai tây: Đã chọn ra giống phù hợp nhất là giống HH 2 với năng suất đạt
207,73 tạ/ha,có tổng thu là 62.319.000 đồng/ha, trừ chi phí cho sản xuất là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
11.080.000 đồng/ha, lãi thuần thu được 51.239.000 đồng/ha với100% nông dân
lựa chọn và đưa vào sản xuất.
- Cây đậu tương: Đã chọn ra giống phù hợp nhất là giống đậu tương ĐT 90 có
năng suất cao nhất, năng suất thực thu được là 15,51 tạ/ha, Với tổng thu được
13.595.000 đồng/ha, trừ tổng chi phí cho sản xuất thì giống đậu tương ĐT 90 có
lãi thuần đạt 8.299.000 đồng/ha. Giống này được đánh giá cao 100% nông dân
tham gia đánh giá lựa chọn do những đặc tính ưu việt của nó.
Kết quả của đề tài dược thử nghiệm trong môi trường của nông dân vì vậy kết quả
đó sẽ sát với thực tiễn đồng ruộng của người nông dân. Nông dân đóng vai trò quan trọng
trong việc theo dõi, đánh giá và giám sát thử nghiệm. Do đó có tác dụng khuyến cáo mạnh
mẽ trong nông dân, góp phần thúc đẩy việc khai thác đất ruộng không chủ động nước và
chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng có giá trị vào sản xuất.
4.2. ĐỀ NGHỊ
- Phổ triển và nhân rộng giống lạc MĐ7 trên toàn Thành phố.
- Tiếp tục theo dõi bộ giống cây đậu tương dặc biệt là giống ĐT 84, chú ý
đến mật độ trồng của giống trên đồng ruộng.
- Đối với những hộ có khả năng đầu tư có thể đưa cây khoai tây giống HH
2 vào sản xuất.
- Tiếp tục tổ chức vận động nhân dân tăng cường triệt để diện tích vụ Xuân,
tiến tới khai thác diện tích đất này trong vụ Đông những khu vực có thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bình (1987), Sử dụng tập đoàn cây họ đậu trong phương thức nông
lâm kết hợp ở Việt Nam. Một số ý kiến về nông lâm kết hợp, Bộ lâm nghiệp.
2. Phạm Văn Chiên (1964), Thâm canh tăng năng xuất trong sản xuất nông
nghiệp ở miền núi, Tạp chí KH-KTNN, số 12.
3. Tôn Thất Chiểu (1993), Sử dụng đất và tài nguyên đất để phát triển và bảo vệ
môi trường, Tạp chí khoa học đất, số 3.
4. Nguyễn Văn Chƣơng (1992), Tiếp cận về kinh tế sinh thái ở Việt Nam, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Chƣơng trình Sông Hồng (2000), Nghiên cứu phát triển nông nghiệp vùng
miền núi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Ngô Thế Dân (1993), Khai thác và giữ gìn đất tốt vùng trung du, miền núi
nước ta, Nxb Nông nghiêp, Hà Nội.
7. Lê Quốc Doanh, Bùi Huy Hiền và Đậu Quốc Anh (1994), Một số vấn đề về
HTCT vùng Trung du miền núi. Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Lê Song Dự và Ngô Đức Dƣơng (1988), Cơ cấu mùa vụ đậu tương ở đồng
bằng Bắc Bộ, Nxb Nông nhiệp, Hà Nội
9. Bùi Huy Đáp (1993), Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.
10. Nguyễn Thế Đặng và nnk (2002), Một số phương pháp tiếp cận và phát triển
nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Lê Đình Định (1974), Cây phân xanh với việc duy trì độ ẩm trong vườn cây
lâu năm, Tạp chí NTCN, số 5.
12. Vũ Tuyên Hoàng (1987), Sản xuất lương thực ở Trung du miền núi. Một số ý
kiến về Nông lâm kết hợp, Bộ Lâm Nghiệp.
13. Hồ Tấn Kháng và nnk (1963), Tăng vụ ở miền núi, Nxb Nông thôn, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
14. Đỗ Tuấn Khiêm (1995), Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng
năng suất
15. Đỗ Tuấn Khiêm (1996), Nghiên cứu kỹ thuật trồng ngô vụ xuân trên đất
ruộng một vụ bỏ hoá ở một số tỉnh miền núi phía Đông Bắc, Luận án phó tiến sỹ
khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
16. V. Lênin, Sự phát triển của CNTB ở Nga, trang 393-394.
17. Nguyễn Văn Luật (1991), Nghiên cứu hệ thống cây trồng Việt Nam, Tài liệu
Hội nghị mạng lưới hệ thống cây trồng Việt Nam lần thứ 2.
18. Phòng Thống kê Thành phố Lào Cai năm (2007), Báo cáo thuyết minh điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, UBND Thành phố Lào Cai
19. Hoàng Đức Phƣơng (1991), Đặc điểm khí hậu, đất đai và vấn đề xác định cơ
cấu cây trồng ở miền Trung.
20. Nguyễn Văn Thuận (1994), Hệ thống cây trồng trên một số loại đất nông
nghiệp Vùng núi thấp Đông bắc - Bắc bộ, Luận án tiến sỹ khoa học, Viện
KHKTNN Việt Nam.
21. Lê Duy Thƣớc (1993), Tiến tới một chế độ canh tác trên đất đồi nương rẫy ở
vùng đồi núi nước ta, Tạp chí khoa học đất, số 2.
22. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng
Sông Hồng và Bắc Trung Bộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Đào Thế Tuấn (1977), Cơ sở xác định cơ cấu cây trồng, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội.
24. Đào Thế Tuấn (2000), Kinh tế hộ nông dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
25. Bùi Thị Xô (1994), Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý ở ngoại Thành Hà
Nội ....Luận án tiến sỹ khoa học Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
PHỤ LỤC
Chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất các thử nghiệm về giống cây trồng
Phụ lục 1: Cây đậu tƣơng
(ĐVT: 1000 đ)
Diễn giải
Các giống đậu tƣơng
ĐT 84 ĐT 90 ĐT 9 VX9-3 AK 05
Ghi
chú
I. Nguồn thu
1. Năng suất 15,49 15,51 14,16 14,11
2. Giá bán (đồng ) 9000 9000 9000 9000
3. Tổng thu (1000 đ) 13.941 13.959 12.744 12.699
II. Tổng chi (1000) 5.660 5.660 5.660 5.660
Lao động 3.800 3.800 3.800 3.800
Giống 720 720 720 720
Phân urê 250 250 250 250
Super lân 420 420 420 420
Kali 320 320 320 320
Thuốc BVTV 150 150 150 150
III. Hiệu quả kinh tế 8.281 8.299 7.084 7.039
* Công thức bón phân (ĐVT 1000 đ) * Số lƣợng và giá giống (ĐVT 1000 đ)
Phân chuồng 7 tấn (nông dân tự túc) 60 kg x 12,0 = 720/ha
Urê 50 kg x 5,0 = 250/ha * Công lao động ( ĐVT 1000 đ)
Super lân 300 kg x 1,4 = 420/ha 190 công/ha x 20,0/ công = 3.800/ha
Kali 80 kg x 4,0 = 320/ha
BVTV: 150/ha
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
Phụ lục 2: Cây ngô
(ĐVT: 1000 đ)
Diễn giải
Các giống ngô
LVN 10 C 919 ĐK 171 ĐK 888
Ghi
chú
I. Nguồn thu
1. Năng suất 34,41 43,12 37,97 34,07
2. Giá bán (đồng ) 3500 3500 3500 3500
3. Tổng thu (1000 đ) 12.044 15.092 13.290 11.925
II. Tổng chi (1000) 6.200 6.400 6.400 6.400
Lao động 2.800 2.800 2.800 2.800
Giống 600 800 800 800
Phân urê 1.500 1.500 1.500 1.500
Super lân 560 560 560 560
Kali 560 560 560 560
Thuốc BVTV 180 180 180 180
III. Hiệu quả kinh tế 5.844 8.692 6.890 5.525
* Công thức bón phân (ĐVT 1000 đ) * Số lƣợng và giá giống (ĐVT 1000 đ)
Phân chuồng 10 tấn (nông dân tự túc) LVN 10: 20 kg x 30 đ = 600/ha
Urê 300 kg x 5,0 = 1.500/ha C 919: 20 kg x 40 đ = 800/ha
Super lân 400 kg x 1,4 = 560/ha ĐK 171: 20 kg x 40 đ = 800/ha
Kali 140 kg x 4,0 = 560/ha ĐK 888: 20 kg x 40 = 800/ha
* Công lao động ( ĐVT 1000 đ)
140 công/ha x 20,0/ công = 2.800/ha
BVTV: 180/ha
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
Phụ lục 3: Cây khoai tây
(ĐVT : 1000 đ)
Diễn giải
Các giống khoai tây
LIPSI HH 2 Thƣờng tín KT 2
Ghi
chú
I. Nguồn thu
1. Năng suất 193,16 207,73 107,19 165,64
2. Giá bán (đồng ) 3000 3000 3000 3000
3. Tổng thu (1000 đ) 57.948 62.319 32.157 49.692
II. Tổng chi (1000) 11.080 11.080 11.080 11.080
Lao động 3.000 3.000 3.000 3.000
Giống 5.200 5.200 5.200 5.200
Phân urê 1.500 1.500 1.500 1.500
Super lân 560 560 560 560
Kali 640 640 640 640
Thuốc BVTV 180 180 180 180
III. Hiệu quả kinh tế 46.868 51.239 21.077 38.612
* Công thức bón phân (ĐVT 1000 đ) * Số lƣợng và giá giống (ĐVT 1000 đ)
Phân chuồng 10 tấn (nông dân tự túc) Khoai tây giống: 1300 kg x 4,0 = 5.200/ha
Urê 300 kg x 5,0 = 1.500/ha
Super lân 400 kg x 1,4 = 560/ha * Công lao động ( ĐVT 1000 đ)
Kali 160 kg x 4,0 = 640,/ha 150 công/ha x 20,0/ công = 3.000/ha
BVTV: 180/ha
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
Phụ lục 4: Cây lạc
(ĐVT : 1000 đ)
Diễn giải
Các giống lạc
MĐ 7 L 18
Lạc địa
phƣơng
L 12
Ghi
chú
I. Nguồn thu
1. Năng suất 31,79 27,64 10,69 28,09
2. Giá bán (đồng ) 10.000 10.000 10.000 10.000
3. Tổng thu (1000 đ) 31.790 27.640 10.690 28.090
II. Tổng chi (1000) 9.580 9.580 7.980 9.580
Lao động 4.800 4.800 4.800 4.800
Giống 3.200 3.200 1.600 3.200
Phân urê 300 300 300 300
Super lân 560 560 560 560
Kali 480 480 480 480
Vôi 90 90 90 90
Thuốc BVTV 150 150 150 150
III. Hiệu quả kinh tế 22.210 18.060 2.710 18.510
* Công thức bón phân (ĐVT 1000 đ) * Số lƣợng và giá giống (ĐVT 1000 đ)
Phân chuồng 8 tấn (nông dân tự túc) Lạc địa phương: 200 kg x 8,0 = 1.600/ha
Urê 60 kg x 5,0 = 300/ha Lạc giống mới: 200 kg x 16 = 3.200/ha
Super lân 400 kg x 1,4 = 560,/ha * Công lao động ( ĐVT 1000 đ)
Kali 120 kg x 4,0 = 480/ha 240 công/ha x 20/ công = 4.800/ha
Vôi 300 kg x 0,3 = 90/ha
BVTV: 150/ha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai.pdf