Trong công tác bảo tồn của Vườn cần chú ý nhiều hơn đến những dạng sống là cây
thân cỏ, cây bụi, gỗ nhỏ, trong đó có các loài thuộc họ Ô rô, vì chúng có vai trò quan trọng
đối với việc bảo vệ phần đất mặt không bị xói mòn, giữ độ ẩm cho đất vào mùa khô, góp
phần không nhỏ tạo nên sự đa dạng cho VQG Cát Tiên.
Cần nghiên cứu sâu hơn ở cấp độ phân tử để phục vụ tốt hơn cho việc định loại các
loài thuộc họ Ô rô, nhất là những loài chưa xác định được tên khoa học. Nghiên cứu thêm
về dược chất của những loài có thể dùng làm thuốc trong họ này để dùng trong y học chữa
bệnh cho con người.
167 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đa dạng sinh học và sinh thái họ Ô rô (Acanthaceae juss., 1789) trong hệ thực vật vườn quốc gia Cát Tiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụy chẻ 2 có ít lông.
Quả nang, nhiều lông, khô tự tách thành 2 mảnh, đặc ½ quả, màu nâu, giá noãn có
móc cong, kích thước 1,6cm. Hạt hình thận, không lông, nhiều nếp nhăn, dẹp, có gót, nâu, 4
hạt, kích thước 2cm.
Sinh học: mùa hoa tháng 3-4, có quả tháng 4-5. Cây tái sinh bằng chồi thân hay bằng
hạt.
A
BA
E
Sinh thái: thích nghi với điều kiện thoáng mát, khô ráo, không ngập nước, mọc dưới
tán rừng thưa, thường xanh hay nửa rụng lá, ở độ cao 133-409m. Cây mọc nơi có nhiều ánh
sáng lá thường có màu nâu.
Phân bố: ở Việt Nam, loài này phân bố ở Đà Lạt [9].
Ở Cát Tiên loài này gặp ở tuyến cây Bằng lăng 6 ngọn, đường đi Bàu Sấu, tuyến sinh
thái, tuyến du lịch Đồi Xanh, tiểu khu 420 (Cát Lộc).
Đây là loài bổ sung mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên và ghi nhận thêm
vùng phân bố mới của loài này là Đồng Nai.
Công dụng: chưa biết, có thể làm cảnh vì có hoa đẹp.
3.2.20 Pseuderanthemum crenulatum (Lindl.) R. Ben. - Xuân hoa răng.
Eranthemum crenulatum Lindl. in Bot. Reg. tab. 879; R. Ben. in H. Lec. Fl. Gen.
Indochine IV 1935, p. 720; P. H. Ho. Illustr. Fl. Vietn. III, 2000, p. 68; T. K. Lien. Checkl.
Fl. Sp. Vietn. III, 2005, p. 269.
Số hiệu mẫu: NT10
Đặc điểm: cỏ, cứng, nhiều năm. Thân đứng, tròn, có lông mịn, non màu xanh, già màu
xám, dễ bị tróc vỏ, cao khoảng 10-30cm. Lá có phiến xoan hay thon, đầu nhọn đến hơi tà,
đáy tròn, bìa nguyên, đôi khi có bớt trắng dọc gân phụ, lá giòn, dày, màu xanh bóng ở mặt
trên, mặt dưới nhạt, 2 mặt không lông, gân phụ 5-7 cặp, kích thước 5-8,5cm x 2,5-3,5cm,
cuống dài 0,3-0,8cm. Cụm hoa bông ở ngọn, đơn hay phân nhánh, dài 10-37cm, hoa gần
như tạt về một phía, trục hoa nhiều lông ngắn. Lá bắc rất nhỏ khoảng 0,2cm, nhọn, đối
nhau, có lông, một bên lá bắc mang hoa, một bên không, hoặc 2 bên đều mang hoa, 2 lá bắc
con giống như lá bắc. Đài xanh, có lông, 5 thùy bằng nhau, rời, hình dải, 0,5cm.
Hoa không cuống, tràng hợp thành ống ốm và dài, có 2 môi, môi dưới 2 thùy, môi trên
3 thùy trong đó thùy giữa to hơn 2 thùy bên, màu trắng đến màu hồng, môi trên có bớt trắng
và nhiều chấm đỏ hoặc không có chấm đỏ, cao 2,5cm. Nhị 2 hữu thụ, 2 nhị tiêu biến, chỉ nhị
ngắn đính gần miệng ống tràng phía cánh môi trên, thò khỏi ống tràng, chỉ nhị trắng không
lông, mỗi nhị 2 buồng phấn, thon, đính lệch nhau. Vòi nhụy không lông, đầu nhụy chẻ 2
ngắn.
Quả nang có gốc đặc ½, đầu nhọn, thuôn có thắt lại ở giữa, không lông, khô tự mở tách
2 mảnh, giá noãn có móc cong, màu nâu vàng có đốm màu nhạt hơn, kích thước 1,5-2cm.
Hạt tròn, có gót, bị ép dẹp, bề mặt có nhiều nếp nhăn, không lông, màu nâu đỏ, 2-4 hạt, kích
thước 0,5cm.
Sinh học : có hoa và quả tháng 11-1. Cây tái sinh bằng hạt.
Sinh thái: thường mọc nơi khô ráo, nhiều ánh sáng, thoáng, hay bị che bóng một phần,
gặp ven đường, ven lối đi trong rừng và dưới tán rừng thưa, rừng thường xanh, nửa rụng lá,
ở độ cao 133-145m.
B
F
A
E
C
Phân bố: ở Việt Nam, loài này phân bố ở miền Trung và miền Nam [9].
Ở Cát Tiên loài này gặp ở Tuyến sinh thái, Thác trời, Bến cự, ĐăkLua, Bàu Sấu, Tuyến
cây Bằng lăng 6 ngọn.
Đây là loài ghi nhận mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên
Công dụng: cho hoa đẹp có thể làm cảnh
Hình 3.64. Sinh thái và phân bố của loài Pseuderanthemum crenulatum
(Lindl.) R. Ben. - Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện
3.2.21. Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk. – Xuân hoa vòm.
Eranthemum palatiferum Nees in Fl. Brit. Ind. IV, p. 498; Justicia palatifera Wall. Pl.
As. Rar. I, p. 80, tab. 92; J. rubicunda Ham. in Wall. Cat. no 2480; R. Ben. in H. Lec. Fl.
Gen. Indochine IV 1935, p. 721; Pseuderanthemum latifolium (Vahl) B. Hansen in H.
Chiachi Fl. Reip. Pop. Sinisae 70, 2002, p. 225; P. H. Ho. Illustr. Fl. Vietn. III, 2000, p. 69;
T. K. Lien. Checkl. Fl. Sp. Vietn. III, 2005, p. 269.
Tên khác: Xuân hoa, Hoàn ngọc, Nhật nguyệt, Tu lình, Cây con khỉ, Trạc mã, Thần
tượng linh, Cây mặt quỷ, La điển, Cây nội đồng [6].
Số hiệu mẫu: NT33
Đặc điểm: cây bụi, nhiều năm, cao khoảng 0,5-1,2m. Thân vuông, khi non có lông,
màu xanh, khi già nâu vàng, hay nâu đỏ. Lá có hình dạng biến đổi nhiều, từ thon dài, thon,
hình trứng hay trứng ngược, màu xanh hay xanh vàng nhạt, không lông 2 mặt, kích thước
10-23cm x 2-9cm; cuống 1-3cm, gân phụ 6-7 cặp. Cụm hoa thành bông ở ngọn, hoa mọc
thành cụm trên trục, cụm mọc đối chéo chữ thập, thưa ở dưới và khít dần phía ngọn, dài 7-
30cm. Lá bắc cụm hoa hình mũi giáo nhỏ, nhiều lông 2 mặt, cụm hoa có cuống ngắn. Mỗi
hoa có 1 lá bắc và 1 lá bắc con, bên ngoài nhiều lông bên trong ít lông, hình mũi giáo. Đài 5
thùy bằng nhau, xẻ sâu, dính nhau sát gốc, bên ngoài nhiều lông, bên trong ít lông, thuôn
hẹp, đầu nhọn, dài 0,5cm.
Tràng hợp thành ống nhỏ và dài, bên ngoài nhiều lông, bên trong có 2 hàng lông dọc
ống, 2 môi rõ, môi trên 2 thùy xẻ ít hơn ½ môi; môi dưới 3 thùy xẻ sâu gần họng tràng, thùy
giữa to và có nhiều chấm tím, có hay không có đốm nâu hình tam giác ở thùy giữa và có
lông chổ đốm vàng nâu, hoa màu trắng đến hồng, hay lam tím, kích thước 3-4cm.
Nhị 2 hữu thụ, thò, 2 nhị tiêu biến, chỉ nhị ngắn, có lông, đính trên ống tràng. Nhị 2
buồng phấn có lông, đính hơi lệch, hình bầu dục, đầu có gai nhọn. Vòi nhụy có lông thưa ở
gần bầu, đầu nhụy có rãnh cạn. Quả nang tự mở, xanh khi non, già màu nâu, có lông, kích
thước 4,5cm trong đó 1,5cm không đặc có thắt ở giữa, 3cm đặc và hẹp. Hạt hình tim, có gót,
dẹp, nhiều nếp nhăn, không lông, già màu nâu đen, 4 hạt, kích thước 0,5 x 0,4cm.
Sinh học: mùa hoa tháng 2-3, quả tháng 4. Cây tái sinh bằng chồi thân hay bằng hạt.
Sinh thái: cây nửa chịu bóng, chịu được khô hạn, thường mọc nơi khô ráo, ven đường,
dưới tán rừng thưa, rừng thường xanh, ở độ cao khoảng 122-552m.
Phân bố: loài có ở Ấn Độ, Lào, Trung Quốc. Ở Việt Nam, loài này phân bố miền Bắc
và miền Trung [21][26].
A
B
C
D
F
Ở Cát Tiên, loài này phân bố ven đường tỉnh lộ 323, đồi Đá Trắng, đồi Đất Đỏ, Đường
đi Thác Trời, Cát Lộc.
Đây là loài đã được thống kê trong danh lục thực vật của VQG Cát Tiên.
Công dụng: Theo Võ Văn Chi [6], cây được trồng nhiều nơi như một cây thuốc gia
đình. Theo Trần Công Khánh, lá cây được dùng trong phạm vi dân gian với các công dụng:
khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức; chữa rối loạn
tiêu hóa, đi phân lỏng, lỵ, táo bón, đau bụng không rõ nguyên nhân; chữa chấn thương, chảy
máu, dập gẫy cơ thể, chảy máu đường ruột, viêm loét đại tràng, trĩ nội; chữa viêm thận cấp
và mạn, suy thận; chữa các bệnh u ở phổi, u xơ tuyến tiền liệt, làm giảm đau khi bị ung
thư gan ở thời kì phát bệnh; điều chỉnh huyết áp cho người bệnh huyết áp cao hay thấp. Có
thể dùng lá tươi nhai với ít hạt muối, hoặc giã nát lấy nước uống hoặc nấu canh ăn. Liều
dùng hàng ngày 3-4 lá. Ở Vân Nam (Trung Quốc) dùng rễ chữa đòn ngã tổn thương.
3.2.22. Ruellia macrosiphon Kurz - Nổ ống to.
R. macrosiphon Kurz. in Journ. Asiat. Soc. Beng. XLII, 1873, 2, p. 92; R. Ben. in H.
Lec. Fl. Gen. Indochine IV 1935, p. 645; P. H. Ho. Illustr. Fl. Vietn. III, 2000, p. 53; T. K.
Lien. Checkl. Fl. Sp. Vietn. III, 2005, p. 271.
Số hiệu mẫu: NT09
Đặc điểm: cỏ cứng, đứng, nhiều năm, cao 20 – 60cm. Thân có 2 rãnh sâu, một rãnh có
lông, một rãnh không lông. Lá có phiến thon, mặt trên ít lông, mặt dưới có lông thưa ở gân,
đầu nhọn thẳng hay cong, gốc tròn hay nhọn, mép nguyên, lá non nhiều lông ở 2 mặt, kích
thước 3-6cm x 1-1,6cm, cuống 0,4-0,5 cm, gân phụ 4-5 cặp. Hoa mọc ở nách lá hay ở ngọn,
từ 1-2 hoa; mỗi hoa mang hai lá bắc con như lá, thon, nhiều lông 2 mặt. Đài 5, thon nhọn, 4
thùy ngắn 1 dài, nhiều lông 2 mặt, kích thước 0,4cm.
Hoa không cuống, nhiều lông phía ngoài; tràng hợp thành ống hẹp ngắn, rồi cong và
mở rộng đến họng tràng, 5 thùy tròn khoảng ¼ ống; ống màu trắng, thùy tim tím, có đốm
tím hồng ở thùy dưới, kích thước 2cm.
Nhị 4: 2 dài và 2 ngắn, không thò, đính 1/3 ống tràng, mỗi nhị có 2 buồng phấn thuôn,
đính lệch nhau, chỉ nhị không lông, phần chỉ nhị dính ống tràng có 2 hàng lông chạy dọc
ống tràng, chỉ nhị đính gốc. Bầu ít lông, vòi nhụy nhiều lông, kích thước khoảng 1cm, dài
hơn nhị và cong đoạn gần đầu nhụy, đầu nhụy to, dẹp, nằm ngang.
Quả nang hình chùy, có mũi nhọn, đặc gần 1/2 quả, không lông, khô tự mở tách thành
2 mảnh, giá noãn có móc cong đính hạt, non màu xanh, già màu nâu, kích thước 1,2-1,5cm.
Hạt ép dẹp, gần tròn, có gót nhỏ, màu xám nhạt, có lông hút nước ở viền mép hạt, khoảng
8,10,12 hạt, kích thước 0,2-0,3cm.
Sinh học : mùa hoa quả tháng 9-3 năm sau. Cây tái sinh bằng hạt.
A
B
C
D
2
3
5
4
Sinh thái: thường mọc nơi khô ráo, đất cứng, thoáng, nhiều ánh sáng, ít bị che bóng
như trảng cỏ hoang, có nhiều cỏ tranh.
Phân bố: loài của Ấn Độ, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Ở Việt Nam, loài này có phân bố ở Huế và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long [4].
Ở Cát Tiên, loài này có khu vực phân bố hạn chế, chỉ gặp ở Trụ sở Vườn, Trạm kiểm
lâm ĐắkLua.
Đây là loài bổ sung mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên và ghi nhận thêm
vùng phân bố mới của loài này là Đồng Nai.
Công dụng: ở Campuchia, dân gian dùng toàn cây giã ra, pha thêm rượu hơ nóng đắp
chữa trật gân [4].
3.2.23 Ruellia patula Jacq. – Nổ sà.
R. patula Jacq. Misc. Bot. II, p. 358 et Ic. Pl. rar. I, tab. 119; C. B. Clarke in Fl. of Brit.
India IV, p. 412; R. Ben. in H. Lec. Fl. Gen. Indochine IV 1935, p. 647; P. H. Ho. Illustr.
Fl. Vietn. III, 2000, p. 53; T. K. Lien. Checkl. Fl. Sp. Vietn. III, 2005, p. 271.
Số hiệu mẫu: NT04
Đặc điểm: cỏ cứng, thân nằm rồi đứng hay đứng thẳng, nhiều năm, cao khoảng 20-
60cm. Thân non nhiều lông ngắn, màu xanh; già không lông, màu xám, có phình trên đốt,
gần tròn. Lá hình trứng, bầu dục hay thon, đầu nhọn, đáy tròn hay nhọn; mặt trên không
lông, hay có ít lông, màu xanh đậm; mặt dưới nhạt, có lông ở gân lá, gân phụ 5-7 cặp; kích
thước lá 5-9,5 cm x 2,7 -4,5 cm; cuống 0,5 -1,5 cm.
Hoa mọc đơn, có khi 2 hoa, ở nách lá hay ở ngọn, mỗi hoa có 2 lá bắc con như lá, bằng
hay không bằng nhau, có màu nhạt hơn lá, thon, 2 mặt nhiều lông, kích thước bằng hay lớn
hơn quả, từ 1,5 -2 cm, có thể tới 3,2 cm. Đài 5, dính nhau một đoạn ngắn ở gốc, thùy không
bằng nhau, 4 thùy 0,4cm, 1 thùy 0,5cm, bên ngoài có lông. Cánh hoa hợp thành ống, dưới
hình trụ hẹp, trên rộng hình chuông, có 5 thùy bằng nhau, không cuống, hơi cong, màu
trắng, các thùy trắng hay lam tím nhạt, bên ngoài nhiều lông, kích thước 2,5cm.
Nhị 4: 2 dài 2 ngắn, không thò, đính ống tràng (khoảng 0,7cm từ đáy ống), chỉ nhị
không lông, buồng phấn 2, thuôn, đính bằng nhau. Bầu không lông, đế bầu tròn, màu đỏ, vòi
nhụy trắng, kích thước 1,2cm, có ít lông ngắn, đầu nhụy dẹp, nhăn, hình lưỡi. Quả nang
hình chùy, đầu nhọn, đặc hơn ½ quả, không lông, non màu xanh, già màu nâu vàng, kích
thước 1,2-1,5cm, khô tự mở tách thành 2 mảnh, giá noãn có móc cong.
Hạt hình tim, có gót nhỏ, màu xám, bị ép dẹp, có lông hút nước viền mép hạt, không
có nếp nhăn, 6 đến 8 hạt, kích thước 0,4cm.
Sinh học: mùa hoa quả tháng 5-12, có khi rải rác quanh năm. Cây tái sinh bằng hạt.
A
B
D
E
C
I H G
F
Hình 3.72. Ruellia patula Jacq.
1 cành mang hoa và quả; 2 đài; 3 lá bắc; 4 hoa và nhị; 5 nhụy;
1
4
5
6
2
3
7
Sinh thái: mọc dưới tán rừng thường xanh, nơi thoáng mát và có nhiều đá hoặc không,
ở độ cao khoảng 120-165m.
Phân bố: loài cây của vùng nhiệt đới châu Á, phát tán sang tận phía đông châu Phi và
quần Đảo Ăngti nhỏ. Ở Việt Nam loài này gặp ở Bà Rịa, Cần Thơ, Châu Đốc, Đồng Nai
(Núi Thị Vải, Phước Tuy) [4][9][21].
Ở Cát Tiên, loài này gặp trên đường xuyên rừng ra Bàu Sấu, Đồi Xanh, Tuyến cây
Bằng lăng 6 ngọn, Đảo Tiên.
Đây là loài ghi nhận mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên.
Công dụng: ở Châu Phi, lá dùng hãm uống, còn rễ được dùng thay Ipêca làm thuốc
gây nôn [4].
Hình 3.73. Sinh thái và phân bố của loài Ruellia patula Jacq.
Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện.
3.2.24 Rungia sp.
Số hiệu mẫu: NT32
Đặc điểm: cỏ, nằm, hay đứng, cao 15-20cm. Thân tròn, có phình trên đốt, chổ phình
màu nâu khi non, có lông ngắn. Lá mọc đối, bằng nhau từng cặp, 2 mặt không lông, phiến
xoan hay hình trứng, đầu nhọn, màu xanh, kích thước 3-4 cm x 1,5 -2cm; cuống 0,5cm, gân
phụ 3-4 cặp. Cụm hoa bông ở ngọn, 1- 2 bông, xanh nhạt, kích thước 4-6cm; 2 lá bắc đối
diện nhau trên trục hoa, mọc hơi lệch, 1 lá mang mang hoa, một lá bên kia không mang hoa
làm cho hoa tạt về một phía, mỗi lá bắc có 1 -3 hoa, lá bắc 0,8cm, rộng 02cm, có lông và bìa
mỏng ở mép, đầu nhọn, mỗi hoa có 1 lá bắc con bằng và giống đài, mép có lông. Đài 5 thùy
bằng, rời, đầu nhọn như gai, hình sợi, dài 0,5cm. Tràng hợp thành ống ngắn, màu trắng, 2
môi, có lông phía ngoài, môi trên 2 thùy nhỏ, môi dưới 3 thùy có sọc tím.
Hình 3.74. Hình thái loài Rungia sp. - NT32
A,B: cây đang trổ hoa; C: lá; D: hoa; E: nhị; F, H: quả và hạt; G: quả và đài
Ghi chú: hình H được chụp dưới kính hiển vi soi nổi.
A
B C
D E F
G
H
Nhị 2, mỗi nhị 2 buồng phấn, đính lệch, buồng phấn thấp có mấu. Vòi nhụy có lông,
đầu nhụy chẻ 2 ngắn. Quả nang, có lông mịn, gốc đặc ngắn, hẹp, đầu có gai nhọn, màu nâu,
chín tự mở, tách 2 mảnh, rách từ gốc nang làm giá noãn dựng lên, có móc cong, kích thước
0,6cm. Hạt tròn, dẹp, đính trên móc cong, không có gót, không lông, màu nâu đen, có chấm
nổi, 3-4 hạt, kích thước gần 0,1cm.
Sinh học: mùa hoa quả tháng 1-4. Cây tái sinh bằng hạt.
Sinh thái: ưa ẩm, có ánh sáng, nửa che bóng, mọc dưới tán rừng thưa, thường xanh, ở
độ cao khoảng 127m. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng không bị che bóng, cây bò sát đất,
phiến lá dày, tròn.
Phân bố: Ở Cát Tiên, loài này có ở tuyến cây Bằng Lăng 6 ngọn, ven đường đi
ĐắkLua, tuyến sinh thái.
Hình 3.75. Sinh thái và phân bố của loài Rungia sp. - NT32
A: chụp sinh cảnh tự nhiên; B: chụp trong điều kiện được trồng.
Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện.
A
B
Đây là loài ghi nhận mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên.
Công dụng: Chưa biết.
Hình 3.76. Rungia sp. – NT 32
1- cành mang cụm hoa; 2- lá; 3- nhụy; 4- nhị; 5- lá bắc;
6: lá bắc con;7- đài; 8- quả mở ra và hạt.
Người vẽ: Nguyễn Thị Ngọc Thơ
1
3
4
5
6
8
2
7
3.2.25 Rungia sp.
Số hiệu mẫu: NT36
Đặc điểm: cỏ, cao 10-30 cm. Thân có 2 hàng lông, có phình màu nâu trên đốt. Lá mọc
đối chéo chữ thập, bằng nhau, phiến thon hay thon hẹp, gốc nhọn, đầu hẹp dần, mặt trên
xanh đậm, mặt dưới nhạt, đều có lông ngắn nằm sát; kích thước 8-13cm x 0,5-1cm; cuống
0,5-1cm, gân phụ 7-9 cặp. Cụm hoa bông ở ngọn hay nách lá, 1 – 2 bông cao 2-4cm, có hoa
một bên.
A B
E
D C
F
G H I L
K
Hình 3.77. Hình thái loài Rungia sp. - NT36
A: dạng sống; B: cụm hoa; C, D: hoa; E: nhụy, F: nhị;
G: lá; H: lá bắc và đài; I: quả mở ra; K: hạt; L: quả
Lá bắc 2 cái đối nhau trên trục, một bên mang hoa và một bên không mang hoa, màu
xanh đậm và to hơn, có lông dài và ngắn ở mép; cao 0,8 cm, rộng 0,2cm. Mỗi lá bắc mang
1-2 hoa, mỗi hoa có một lá bắc con giống như đài, có lông tiết. Đài 5, nhọn như gai, có lông
tiết, kích thước 0,5cm. Tràng hợp thành ống hình trụ ngắn, rồi rộng dần, có lông, màu trắng,
trên chia 2 môi rõ, môi trên 2 thùy nhỏ, môi dưới to hơn chia 3 thùy có nhiều đốm tím, kích
thước 1,3cm. Nhị 2, không thò, chỉ nhị trắng, không lông, đính ống tràng, 2 buồng phấn,
đính lệch, gốc buồng phấn thấp có mấu. Vòi nhụy có lông thưa, đầu nhụy nguyên. Quả
nang, gốc đặc, có lông trắng mịn, khô tự mở rách mảnh từ gốc nang làm cho giá noãn dựng
lên, có móc cong, non màu xanh, già màu xám, kích thước 0,6cm. Hạt 4, màu nâu, tròn, dẹp,
không lông, có nhiều chấm nổi, có gót nhỏ, kích thước khoảng 0,1cm.
Sinh học: mùa hoa quả khoảng 2-4. Cây tái sinh bằng hạt.
Sinh thái: mọc nơi ít ánh sáng, ẩm, ít khô hạn, dưới tán cây rừng thường xanh, địa
hình bằng phẳng, ở độ cao khoảng 127m.
Phân bố: tuyến cây Bằng Lăng 6 ngọn, tuyến sinh thái.
Hình 3.78. Sinh thái và phân bố của loài Rungia sp. - NT36
Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện.
Đây là loài ghi nhận mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên. Loài này chỉ mới
định danh đến chi.
Công dụng: chưa biết.
4
5
6
2
3
1
Hình 3.79. Rungia sp. - NT36
1- cây mang hoa; 2- hoa, nhị và nhụy; 3- lá bắc bất thụ;
4: lá bắc hữu thụ và lá bắc con; 5- đài; 6- quả mở ra và hạt.
Người vẽ: Nguyễn Thị Ngọc Thơ
3.2.26 Staurogyne balansae R. Ben. - Nhụy thập Balansa.
Staurogyne balansae R. Ben. in Not. Syst. 1935; R. Ben. in H. Lec. Fl. Gen. Indochine
IV 1935, p. 634; P.H.Ho, Illustr. Fl. Vietn. III,2000, p.31; T. K. Lien, Checkl. Pl. Sp. Vietn.
III 2005, p. 273.
Số hiệu mẫu: NT02
Đặc điểm: cỏ nhiều năm, thân đứng hoặc nằm rồi đứng, cao khoảng 10 -30cm. Thân
tròn, phủ nhiều lông trắng dày sát, màu xanh hay nâu. Lá có phiến trái xoan hay bầu dục,
đáy tim đều hay lệch, đầu tà, mép nguyên, mặt trên có lông ở gân chính, mặt dưới nhiều
lông trắng và có màu xanh nhạt hơn mặt trên, kích thước 6-13cm x 2,5-6cm, cuống 2-5cm
có khi 7cm, gân phụ 10-12 cặp.
Cụm hoa chùm đơn hay kép, ở ngọn, dài 8-15cm, gốc có 2 lá nhỏ 1,5-2cm mọc cách.
Hoa có cuống ngắn, mỗi hoa có một lá bắc tròn dài, mặt ngoài lông rãi rác, mặt trong không
Hình 3.80. Hình thái loài Staurogyne balansae R. Ben.
A: dạng sống; B: lá; C: cụm hoa; D, E: hoa; F: nang và hạt;
G: nhụy; H: nhị. - Ghi chú: hình E chụp dưới kính hiển vi soi nổi.
A
C
B
D
E G
F
H
lông; 2 lá bắc con hình dải, có lông như lá bắc, bằng ½ đài. Đài 5, xẻ sâu gần như rời, không
đều, trong đó có 2 thùy đài nhỏ hình dải, 3 thùy đài lớn thon ngược, có ít lông ở ngoài, trong
không lông, dài 0,7cm. Tràng hợp thành ống hình chuông màu trắng, có 5 thùy màu tím gần
bằng nhau, cao 2-2,5cm.
Nhị 4: 2 dài 2 ngắn, chỉ nhị trắng có nhiều lông, mỗi nhị 2 buồng phấn có ít lông, đính
bằng nhau. Bầu có vòi nhụy không lông, đầu nhụy chẻ 2, nhăn, có ít lông. Quả nang tròn
dài, đầu nhọn, màu nâu, không lông và không có móc cong; kích thước 0,5cm; khô nổ mạnh
tách thành 2 mảnh. Hạt nhiều, khoảng 40 hạt, hình nửa quả tim, có vân nổi, không lông,
không có gót, màu nâu đen, kích thước nhỏ hơn 0,1mm.
Sinh học: mùa hoa rãi rác từ tháng 6 đến tháng 10, mùa quả tháng 11-2. Tái sinh bằng
hạt hoặc bằng chồi trên thân.
Sinh thái: thường mọc những nơi có độ dốc cao hay thấp trong rừng thường xanh và
rừng hỗn giao Lồ ô -Tre nứa, những nơi có độ ẩm quanh năm và có che bóng một phần, ở
độ cao 150-174m.
Hình 3.81. Sinh thái và phân bố loài Staurogyne balansae R. Ben.
Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện
Phân bố: ở Việt Nam, mới tìm thấy ở Hà Tây (Thủ Pháp), Hòa bình (Chợ Bờ) [21]. Ở
Cát Tiên, loài này phân bố rộng, rải rác trong rừng ở Bàu Sấu, đồi Đất Đỏ, đồi Đá Trắng,
đồi Xanh ở Tà Lài, Thác Trời.
Đây là loài bổ sung mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên và ghi nhận vùng
phân bố mới ở Đồng Nai.
Công dụng: chưa biết.
1
Hình 3.82. Staurogyne banlasae R. Ben.
1- cành mang hoa; 2- hoa và nhị; 3- nhụy; 4- quả mở ra và hạt.
Người vẽ: Nguyễn Thị Ngọc Thơ
2
3
4
1
3.2.27 Staurogyne glauca (Nees) Kuntze – Nhụy thập mốc.
Revisio II, p. 497; Ebermaiers glauca Nees in DC. Prodr. IX, p. 73; Wight Ill., tab.
164 b, fig. 2 et Ic. tab. 1488; T. Andesr. in Journ. Linn. Soc. IX, p. 450 (p.p);
Clarke in Flora of Brit. Ind. IV, p. 395; E. ligulata Bedd. Ic. Pl. Ind. Or. Tab. 245; Herpestis
cochinchinensis Botani in Bull. Soc. Bot. Genève (2e sér) V, P. 100 (1913); R. Ben. in H.
Lec. Fl. Gen. Indochine IV, 1935, p. 624; P.H.Ho, Illustr. Fl. Vietn. III. 2000, p. 33; T. K.
Lien, Checkl. Pl. Sp. Vietn. III. 2005, p.274
Số hiệu mẫu: NT35
Đặc điểm: cỏ cứng, mọc tỏa, cao 12-40cm. Thân tròn, nhiều lông, màu xanh. Lá mọc
đối ở dưới, mọc cách và nhỏ dần trên cụm hoa, phiến hình muỗng, trứng hay bầu dục, đầu
nhọn, hẹp dần trên cuống, mép nguyên, màu xanh, 2 mặt có lông ở gân, cuống nhiều lông,
kích thước 2,5-8cm x 1,5-3cm; cuống 1-4 cm, gân phụ 6-7 cặp. Cụm hoa chùm ở ngọn thân,
cành và nách lá, 3-5cm. Mỗi hoa có 1 lá bắc hình muỗng tròn, nhiều lông 2 mặt, 0,5cm; 2 lá
bắc con, thon ngược, nhiều lông và lông tiết 2 mặt, 0,4cm. Đài 5 không đều, nhiều lông mịn
2 mặt và có lông tiết, 4 nhỏ thon hẹp, 1 to và cao, tròn dài, kích thước 0,5-0,7cm.
Tràng hợp thành ống dài, trên chia 5 thùy ngắn, 4 gần tròn,1 thùy hình trụ, không
lông, ống màu trắng có sọc hồng, thùy màu hồng, kích thước 0,8cm (thùy 0,1; ống 0,7cm).
Nhị 4, không thò, 2 dài, 2 ngắn, chỉ nhị đính ống tràng, ở đoạn hơi thắt lại của ống tràng, có
lông, mỗi nhị 2 buồng phấn hình bầu dục, có lông phía lưng, đều có mấu nhọn. Nhụy không
lông, đầu nhụy 2 môi, một môi chẻ 2 ngắn.
Quả nang thon, có mũi nhọn, không lông, màu xanh nhạt, chín màu nâu nhạt, khô tự nổ
mạnh, tách thành 2 mảnh, giá noãn không có móc cong, kích thước 0,5cm. Hạt hình khối,
nâu đen, không lông, không có gót, rất nhiều hạt, khoảng 77 hạt, kích thước nhỏ hơn 1mm.
Hình 3.83. Hình thái loài Staurogyne glauca (Nees) Kuntze
A,B: dạng sống; C: cành mang hoa và quả; D,E: hoa và lá bắc; F: nhụy;
G: lá bắc và đài và quả; H: quả mở ra và hạt; I: nhị; K: lá.
Ghi chú: hình H được chụp dưới kính hiển vi soi nổi.
A B
C
D
E
F
G H
I
K
Sinh học: mùa hoa quả tháng 1-4. Cây tái sinh chủ yếu bằng chồi thân, hay bằng hạt.
Hình 3.84. Staurogyne glauca (Nees) Kuntze
1- cây mang hoa và quả; 2- lá bắc, lá bắc con, đài và quả; 3- hoa và nhị; 4- nhụy.
Người vẽ: Nguyễn Thị Ngọc Thơ
Sinh thái: mọc nơi nhiều ánh sáng, thoáng, chịu khô hạn, thường gặp ở ruông khô,
suối cạn không có nước; khu vực trủng thấp, không ngập nước, ở độ cao khoảng 140-168m.
Trong điều kiện khô hạn, cây thường rất thấp, phân nhiều nhánh nhỏ.
Phân bố: loài có ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia. Ở Việt
Nam, loài có phân bố ở Đồng Nai (Biên Hòa), An Giang (Châu Đốc) [21].
Ở Cát Tiên, loài gặp ở trảng Dầu lông (Tà Lài), dọc đường lớn trong vườn, Tuyến sinh
thái, Thác Trời.
Đây là loài ghi nhận mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên
Công dụng: chưa biết.
3.2.28 Staurogyne lanceolata (Bl.) Kuntze - Nhụy thập thon.
S. lanceolata (Bl.) O. Kuntze, Revisio II, p. 497; Ridley Flora Malay Penins. II, p. 558;
Adenosma lanceolatum Blume Bijdr., p. 757; Ebermaiera lanceolata Hassk. Hort. Bog. p.
147; Nees in DC. Prodr. XI, p. 76; Clarke in Flora of Brit. Ind. IV, p. 397; R. Ben. in H.
Hình 3.85. Sinh thái và phân bố của loài Staurogyne glauca (Nees) Kuntze
Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện
Lec, Fl. Gen. Indochine IV 1935, p. 627; P. H. Ho. Illustr. Fl. Vietn. III, 2000, p. 34; T. K.
Lien. Checkl. Fl. Sp. Vietn. III, 2005, p. 274
Số hiệu mẫu: NT18
Đặc điểm: cỏ đứng, cao 10-30cm. Thân gần vuông, hơi nâu, nhiều lông, đơn hay phân
nhánh tỏa ra. Lá tròn dài, nhọn 2 đầu, 2 mặt có lông mịn, phiến hẹp dần trên cuống, mép
nguyên, mọc đối ở dưới, mọc cách khít và nhỏ dần về phía gần cụm hoa, mặt dưới xanh
nhạt, kích thước 6,5-11cm x 2-3,5cm; cuống lá 1-3cm, gân phụ 7-9 cặp hay 5 cặp đối với
các lá gần cụm hoa.
Cụm hoa chùm ở ngọn hay nách lá, hoa xếp thành 4 hàng, khoảng 6cm. Mỗi hoa 1 lá
bắc thon, nhiều lông dài 2 mặt, khoảng 0,8-0,9cm; 2 lá bắc con hình kim dài 0,6cm; nhiều
lông 2 mặt, mép có lông tiết. Đài 5 rời, 2 ngắn khoảng 0,7cm, 3 dài 0,8cm, trong đó có 1 to
hình dải, 2 hình kim, nhiều lông dài 2 mặt, có lông tiết ngắn. Hoa ống hình chuông, có 5
thùy ngắn, màu trắng có sọc nâu hay hường có sọc đỏ, kích thước 0,8-0,9 cm.
Nhị 4, không thò, 2 dài và 2 ngắn, chỉ nhị nhiều lông dài, đính đoạn thắt lại của ống
tràng, 2 buồng phấn nhiều lông, hình bầu dục, chỉ nhị đính lưng, dài 0,2-0,3cm. Vòi nhụy
không lông, khoảng 0,6cm, đầu nhụy chẻ 2 dài, trong đó có 1 thùy chẻ 2 ngắn. Quả nang
thuôn, đầu có gai nhọn, có lông ngắn thưa, tự mở thành 2 mảnh, giá noãn không có móc
cong, màu nâu, dài 0,5cm, không có phần đặc. Hạt tròn, không lông, không bị ép dẹp, màu
nâu, khoảng 29, 32, 33 hạt, kích thước khoảng 0,5mm.
Sinh học: mùa hoa quả tháng 12 đến cuối tháng 3. Cây tái sinh bằng hạt.
Sinh thái: mọc nơi nhiều ánh sáng, khô ráo, ven đường, các bãi cỏ hoang, suối cạn
nước, ở độ cao 122-125m.
G
B
C
D H E
A
F
Hình 3.86. Hình thái loài Staurogyne lanceolata (Bl.) Kuntze
A: cây đang ra hoa; B: cụm hoa; C: hoa; D: hoa mở ra; E: nhị;
F: nhụy; G: quả và hạt; H: quả, đài và lá bắc.
Ghi chú: hình D, E, F, H chụp dưới kính hiển vi soi nổi.
Hình 3.87. Staurogyne lanceolata (Bl.) Kuntze
1- dạng sống; 2- lá bắc; 3- lá bắc con; 4- đài;
5- hoa và nhị; 6- nhụy;7- quả mở ra và hạt.
Người vẽ: Nguyễn Thị Ngọc Thơ
1
2
4
5
6
7
3
Phân bố: loài có ở Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia. Ở Việt Nam, loài này phân
bố ở Thủ Đức, Bà Rịa (Núi Dinh) [9][21].
Ở Cát Tiên loài này gặp ở Bàu Sấu, đồi Đất Đỏ, Đảo Tiên, Trụ sở Vườn, trạm kiểm
lâm ĐàKộ.
Đây là loài bổ sung mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên và ghi nhận vùng
phân bố mới ở Đồng Nai.
Công dụng: chưa biết.
3.2.29 Staurogyne malaccensis C. B. Clarke – Nhụy thập Malacca.
Staurogyne malaccensis C. B. Clarke in Journ. Asiat. Soc. of Bengal LXXIV, p. 636;
Ridley Flora Malay. Penins. II, p. 626; R. Ben. in H. Lec. Fl. Gen. Indochine IV, 1935, p.
769; p. 28-29; P. H. Ho. Illustr. Fl. Vietn. III, 2000, p. 34; T. K. Lien. Checkl. Fl. Sp. Vietn.
III, 2005, p. 274 – 275.
Hình 3.88. Sinh thái và phân bố của loài Staurogyne lanceolata (Bl.) Kuntze
Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện
Số hiệu mẫu: NT01
Đặc điểm: cỏ, cao 5-10cm. Thân tròn, nhiều lông trắng. Lá có phiến bầu dục dài hay
thon dài, mặt trên màu lục, mặt dưới trăng trắng, mép nguyên, nhọn 2 đầu, kích thước 3-
10cm x 1-3cm, cuống 0,5-2cm, hai mặt có lông chủ yếu ở gân lá, gân phụ 8-11 cặp. Cụm
hoa chùm ngắn ở ngọn khoảng 2cm, hoa xếp thành 4 hàng. Lá bắc thon, có lông 2 mặt,
1,1cm x ,3cm; 2 lá bắc con có lông, 1cm. Đài 5, có lông dài ở mép, lông ngắn 2 mặt, không
lông tiết, có gân màu đỏ nâu, rất không bằng nhau: 1 to 0,8cm x 0,2cm, 4 hẹp trong đó 2 cái
0,7cm x 0,1cm; 2 cái 0,4cm.
Tràng hợp thành ống, ở dưới hẹp, ở trên rộng, cao 1,2cm, bên ngoài nhiều lông, có 5
thùy ngắn, gần bằng, màu trắng, thùy tím hồng. Nhị 4, 2 dài 2 ngắn, mỗi nhị 2 buồng phấn,
chỉ nhị nhiều lông. Vòi nhụy không lông, đầu nhụy 2 môi, môi trên chẻ 2 ngắn.
Quả nang, màu nâu tím, khoảng 0,5cm, có lông tiết, khô tự mở tách thành 2 mảnh, giá
noãn không có móc cong, nhiều hạt.
Sinh học: cây ra hoa khoảng tháng 10, tái sinh bằng chồi trên thân.
Sinh thái: cây sống nơi ẩm ướt, gần bàu nước, chịu bóng dưới tán rừng hỗn giao gỗ,
tre nứa.
Phân bố: loài có ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia (Java),
Philipin. ở Việt Nam, loài này phân bố ở Sông Bé, Đồng Nai, Kiên Giang (Hà Tiên, Phú
Quốc), Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Bà Rịa-Vũng Tàu (Núi Dinh) [6][9][21].
Ở Cát Tiên, gặp loài này ở Đồi Xanh (Tà Lài), trảng dầu bên kia Bàu Sấu.
Đây là loài ghi nhận mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên.
Công dụng: Người Malaixia dùng lá cây nhai với trầu để chữa lở miệng, cây còn có
tác dụng lợi tiểu [6].
Hình 3.89. Hình thái loài Staurogyne malaccensis C. B. Clarke
A: dạng sống; B: lá; C:Cụm hoa; D: hoa; E: lá bắc và hoa;
F: nhị; G: nhụy; H: đài; I: quả
A B
C
D
E
F
G
H I
Hình 3.91. Staurogyne malaccensis C. B. Clarke
1- dạng sống; 2- lá bắc; 3- lá bắc con; 4- đài;
5- hoa và nhị; 6- nhụy; 7- quả.
Người Vẽ: Nguyễn Thị Ngọc Thơ
1
2
3 4 7 5 6
Hình 3.90. Sinh thái và phân bố của loài Staurogyne malaccensis
C. B. Clarke - Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện
3.2.30 Staurogyne cf. brachystachys R. Ben.
Số hiệu mẫu: NT30
Đặc điểm: cỏ nằm rồi đứng hay đứng thẳng, nhiều năm, cao khoảng 10-15cm. Thân
gần tròn, nhiều lông trắng mịn, thân màu nâu hay xanh.
Hình 3.92. Hình thái loài Staurogyne cf. brachystachys R. Ben.
A: dạng sống; B,D: cụm mang quả và hoa; C: hoa được mở ra;
E: vòi nhụy; F: quả và đài; G: quả mở ra và hạt; H: lá.
Ghi chú: hình C và E được chụp dưới kính hiển vi soi nổi.
A B
C D
E
F G H
Lá thon dài, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt hay trắng và có lông mịn, kích
thước 5-12cm x 1,5-2,5cm; cuống 0,5-2cm, gân phụ 7-11 cặp. Cụm hoa ở ngọn, dạng chùm
đơn, rất ngắn, 0,5-2cm, hoa mọc cách trên chùm. Mỗi hoa có một lá bắc 0,3cm, 2 lá bắc con
0,4cm, hình kim, có lông.
Đài 5, rời, 3 dài khoảng 1cm, 2 ngắn khoảng 0,5-0,6cm, có lông 2 mặt, đài ôm lấy quả
và dài hơn quả. Tràng hợp thành ống 5 thùy, màu tím, các thùy tròn bằng nhau. Nhị 4: 2 dài,
2 ngắn, và một nhị thui, mỗi nhị có 2 buồng phấn, lệch nhau, đính đoạn thắt lại của ống
tràng. Vòi nhụy cong, đầu nhụy dẹp, chẻ 2, không lông. Nang không lông, thon, nhọn ở đầu,
màu nâu, khô nổ mạnh tách thành 2 mảnh, giá noãn không có móc cong, kích thước 0,5cm x
0,2cm. Hạt hình khối, không có gót, không lông, màu nâu, số lượng nhiều, kích thước nhỏ
hơn 0,1mm.
Sinh học: có hoa từ tháng 6. Cây tái sinh bằng chồi thân hay bằng hạt.
Sinh thái: nơi có độ dốc, hay bằng phẳng, nhiều ánh sáng, ưa ẩm, dưới tán rừng
thường xanh hay rừng hỗn giao gỗ tre nứa, ở độ cao khoảng 160-552m.
Phân bố: đồi Xanh, đường đi ĐăkLua, Cát Lộc.
Hình 3.93. Sinh thái và phân bố của loài Staurogyne cf. brachystachys R.
Ben. Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện
Đây là loài ghi nhận mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên. Loài này trong “
Cây cỏ Việt Nam” được mô tả gần giống, nhưng chưa đủ dữ liệu để khẳng định.
Công dụng: chưa biết.
3.2.31 Strobilanthes squalens S. Moore – Chùy hoa bẩn.
Strobilanthes squalens S. Moore in Journ. Nat. Hist. Soc. Siam, IV, p. 151, 1921; R.
Ben. in H. Lec. Fl. Gen. Indochine IV 1935, p. 682; Strobilanthes squalina S. Moore in P.
H. Ho. Illustr. Fl. Vietn. III, 2000, p. 50.
Số hiệu mẫu: NT25
Hình 3.94. Staurogyne cf. brachystachys R. Ben.
1- dạng sống; 2- hoa và nhị; 3- nhụy; 4- đài; 5- quả mở ra và hạt.
Người vẽ: Nguyễn Thị Ngọc Thơ
Đặc điểm: cỏ cứng, nằm rồi đứng, cao 10-50cm. Thân gần vuông, màu xanh, nhiều
lông. Lá mọc đối bằng hay không bằng nhau từng cặp, phiến hình trứng ngược hay xoan,
nhọn 2 đầu, màu xanh, mép có răng nhỏ, mặt trên lá nhiều lông cứng, nhám, mặt dưới lá
nhiều lông mịn, gân phụ 5-7 cặp, kích thước 4-11cm x 2-4,5cm; cuống 0,3-1,5cm, nhiều
lông.
Cụm hoa bông ở ngọn hay nách lá, xanh, có mùi hắc và nhựa rích khi vò nát, kích
thước 3-4cm; trục vuông nhiều lông, hoa mọc đối chéo chữ thập trên trục. Lá bắc xếp lợp
dày, nhiều lông 2 mặt và ở mép, thon ngược, hẹp dần phía đầu và cong ra ngoài, dài 2cm x
0,6 cm; 2 lá bắc con ngắn hơn đài, hình kim, nhiều lông tiết 2 mặt và ở mép.
Đài 5 rời, nhiều lông tiết ở mép, 4 thùy đài gần bằng nhau 0,5cm; 1 dài hơn, khoảng
0,6cm, hình dải. Tràng hợp thành ống hơi cong, hẹp ở dưới, rộng ở trên, 5 thùy tròn, đều,
nhiều lông ngắn mịn phía ngoài, bên trong nhiều lông dài mềm, màu vàng tươi, kích thước
2,5cm.
Nhị 4: 2 dài, 2 ngắn, không thò, đính ½ ống tràng, chỉ nhị nhiều lông ở dưới, trên ít
lông; mỗi nhị 2 buồng phấn, đính hơi lệch. Vòi nhụy không lông, đầu nhụy có mấu ngắn,
nguyên. Quả nang, thon, đầu nhọn, không có phần đặc, màu nâu, có lông mịn, kích thước
1cm, khô tự mở tách 2 mảnh, giá noãn có móc cong. Hạt hình trứng, dẹp, nhiều lông hút
nước, không có gót, 4 hạt, màu nâu, kích thước 0,3cm.
Sinh học: Mùa hoa quả vào mùa khô từ tháng 1-4, nơi ít khô và bị che bóng thường ít
thấy trổ hoa. Cây tái sinh chủ yếu bằng chồi thân hoặc bằng hạt. Khi ra hoa gặp điều kiện
quá khô hạn, cây thường rụng gần hết lá, chỉ còn lại các cụm hoa.
Sinh thái: mọc nơi thoáng, nhiều ánh sáng, khô ráo, hay gần vùng nước ven suối, ít bị
che bóng, nếu bị che bóng hoàn toàn, ít thấy ra hoa, thường gặp ở bãi cỏ ven đường lớn
trong vườn, khu vực trủng không có nước ít bị che bóng, ở độ cao 130-409m.
Phân bố: ở Cát Tiên, loài này thường gặp ven đường đi Thác Trời, Bến Cự, ĐắkLua,
khu vực Vườn thực vật, Thác Pi’Nao (Haiqui) ở Cát Lộc.
Đây là loài bổ sung mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên và ghi nhận vùng
phân bố mới của loài này ở Đồng Nai.
Công dụng: cho hoa đẹp, có thể làm cảnh.
3.2.32 Thunbergia fragrans Roxb. var. heterophylla C.B. Clarke - Cát đằng dị diệp.
T. herterophylla Wall. Cat., no 771; R. Ben. in H. Lec. Fl. Gen. Indochine IV, 1935, p.
616; P. H. Ho. Illustr. Fl. Vietn. III, 2000, p. 38; T. K. Lien. Checkl. Fl. Sp. Vietn. III, 2005,
p. 281.
Số hiệu mẫu: NT13
Tên khác: Mo cu, Re trai.
Đặc điểm: dây leo thấp, một năm, gốc đứng một đoạn ngắn rồi leo hay bò trên mặt
đất, dài 1-2m. Thân vuông, có 1 rãnh dọc, màu xanh. Lá nhiều dạng khác nhau, từ bầu dục,
xoan, thon đến thon hẹp, mép nguyên, đầu nhọn, gốc tim nhẹ hay tròn, không lông, màu
xanh, kích thước 4,5-8,5cm x 1-3cm, cuống 0,5-1cm, gân phụ 3-5 cặp. Hoa mọc nách lá,
đơn hay chùm 2 hoa, ít khi ở ngọn. Đài dạng răng cứng hóa gỗ, có 8-11 răng, không đều,
Hình 3.97. Sinh thái và phân bố của loài Strobilanthes squalens S. Moore
Ghi chú: mũi tên chỉ loài hiện diện
cuống quả và đài tồn tại lâu sau khi quả đã rụng, 2 lá bắc đều, màu xanh, cao 1,5cm; hơi tam
giác có 1 gân ở giữa.
Tràng hợp thành ống dẹp, cong, cao 3-3,5cm; 5 thùy đều, to, gần tròn, màu trắng, tâm
vàng, khoảng 2cm. Nhị 4: 2 dài và 2 ngắn, không thò, chỉ nhị không lông, đính trên đoạn
khoảng 0,5cm của ống tràng, kích thước 0,5-1cm; 2 buồng phấn, đính bằng nhau, hình mũi
tên, màu vàng.
Nhụy thò khỏi ống tràng, đầu nhụy nhăn, gần chia 2, không lông. Quả nang hình mỏ
chim, khô tự mở tách 2 mảnh, không lông,giá noãn không có móc cong, non màu xanh, chín
màu nâu đen, kích thước 3,5-6cm kể cả cuống quả (quả 1,5cm trong đó phần mỏ đặc 1cm),
cuống quả có 2 rãnh đối nhau, xoắn từ trái sang phải. Hạt tròn, nhiều nếp nhăn, có lổ ở vị trí
đính hạt vào giá noãn, số hạt 4, màu nâu đen, đường kính khoảng 0,3cm.
Sinh học: mùa hoa và quả tháng 12-2. Cây tái sinh bằng hạt.
Sinh thái: mọc ven đường đi, bãi cỏ ven đường, nơi có nhiều ánh sáng, khô ráo và
thông thoáng, ở độ cao khoảng 130m.
Phân bố: loài có ở Mianma, Lào, Campuchia. Ở Việt Nam, loài này có ở Thừa Thiên
Huế, Đà Nẵng (Tourane), Đồng Nai (Gia-lau-me), Bình Dương (Thủ Dầu Một, Thị tính)
[21].
Ở Cát Tiên gặp loài này ở đường đi Thác trời, Bến Cự, dọc đường lớn gần trụ sở
Vườn.
Đây là loài ghi nhận mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên.
Công dụng: chưa biết.
3.2.33 Thunbergia laurifolia Lindl. - Cát đằng thon.
Thunbergia laurifolia Lindl. in Gard. Chrou. 1856, p. 260; Bot. Mag. tab. 4985; Clarke
in Hook. Fl. Brit. Indi. IV, p. 392; Ridley, Fl. Malay. Penins. II, p. 556; T. Harrisi Hook.
Bot. Mag. Tab. 4998; T. grandiflora (Roxb. Ex Rottl.) Roxb. Var. laurifolia (Lindl.) R. Ben.
in H. Lec. Fl. Gen. Indochine IV, 1935, p. 618; T. Hongpin in H. Chiachi, Fl. Reip. Pop.
Sinicae 70, 2002, p. 28-29; P. H. Ho. Illustr. Fl. Vietn. III, 2000, p. 39; T. K. Lien. Checkl.
Fl. Sp. Vietn. III, 2005, p. 281.
Số hiệu mẫu: NT03
Đặc điểm: dây leo ưa sáng, leo cao trên cây gỗ hay leo trên cây bụi thấp. Thân có phù
to trên đốt, hóa gỗ, không lông, có 2 rãnh cạn đối diện nhau, thân non có khi rỗng. Lá có
nhiều dạng khác nhau, nhám và không lông ở 2 mặt, phiến hình tim sâu hay cạn, mép nhiều
răng hay ít, có khi nguyên; có khi hình mũi giáo, đầu nhọn, màu xanh nhạt đến đậm, kích
thước 6-15 cm x 4-8 cm, có 5 gân.
Cuống lá dài 2-3 cm hay 5cm. Cụm hoa chùm đơn hay phân nhánh, thòng dài 30-
40cm, có hoa thưa hay dày, hoa mọc đối, mỗi đốt 1- 3 hoa. Lá bắc như lá, 2 lá bắc con to
màu xanh, đôi khi có sọc nâu tím hoặc có màu nâu tím. Đài tiêu biến. Cánh hoa hợp thành
ống nhỏ ngắn rồi to dần, lõm vào phía cánh môi dưới, có 5 thùy to gần tròn hay hơi lõm,
không đều, 2 thùy dưới nhỏ hơn 3 thùy trên to, thùy khoảng 2cm, ống tràng khoảng 3cm,
cánh môi có sọc tím đều phía trong; ống màu trắng, vành lam tím, họng trắng, phía trong
ống tràng vàng.
Nhị 4, thành 2 cặp đính lệch nhau, chỉ nhị dẹp màu trắng, không lông, dài 2,5cm; mỗi
nhị có 2 buồng phấn, đính hơi lệch, màu tím lam trắng, nhiều lông, nhị đính trên ống tràng
khoảng 0,8cm. Đầu nhụy loe ngắn, có 3 thùy nhỏ, màu trắng không lông, dài 3-3,2 cm; nhị
và nhụy xếp đối diện cánh môi dưới. Quả nang dạng mỏ chim, không lông, không có móc
cong, khô tự mở, kích thước 4-5,5 cm (có mỏ bất thụ khoảng 3 cm), cuống quả 3 cm, 2-4
hạt hình bán cầu, nhiều nếp nhăn to, màu nâu, không có gót, kích thước 1cm x1cm.
Sinh học: mùa hoa từ tháng 12 -3, có quả tháng 1-3. Cây tái sinh bằng hạt.
Sinh thái: cần nhiều ánh sáng, thường leo cao trên các cây gỗ và tre nứa, nơi khô ráo
ven đường đi, không ngập nước và ở những độ cao khác nhau, ở độ cao 120-238m.
Phân bố: từ Ấn Độ đến Thái Lan, Việt Nam, Malaixia. Ở Việt Nam, loài này phân bố
ở rừng bình nguyên: Ninh Thuận (Phan Rang, Cà Ná), Lâm Đồng (Đà Lạt), Đồng Nai (Định
Quán, Xuân Lộc)[6][9][21].
Ở Cát Tiên loài này phân bố rộng, gặp rất nhiều ven các tuyến đường lớn trong
Vườn, trong các rừng thường xanh, nửa rụng lá, rừng hỗn giao gỗ -Tre nứa, Lồ ô: Tà Lài,
Trụ sở Vườn, Tuyến Bàu Sấu, Đường đi Đắk Lua, Đà Kộ, đồi Đất Đỏ, Sa Mách.
Đây là loài ghi nhận mới cho danh lục thực vật của VQG Cát Tiên.
Công dụng: thường trồng làm cảnh. Ở Ấn Độ dùng dịch lá chữa rong kinh và cho vào
tai chữa điếc tai. Ở Malaixia lá giã đắp vết đứt và nhọt [6][21].
1
2
3.3. Thảo luận
Nếu lấy kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Hài [7] để so sánh thì thành phần loài thuộc
họ Ô rô ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, với 30 loài 3 thứ chiếm 15 % số loài của họ này ở Việt
Nam; số chi là 21 chiếm 52,5% số chi thuộc họ Ô rô hiện có ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong
quá trình thực địa chưa thể khảo sát hết vùng nghiên cứu, nên một số loài có trong danh lục
của Phân viện điều tra qui hoạch rừng Nam Bộ 2010 đã không tìm thấy được: Lepidagathis
mendax, Staurogyne vicina R. Ben., Thunbergia fragrans Roxb., Thunbergia grandiflora
(Rottl.) Roxb., Dipteracanthus repens (L.) Hassk. Nếu tính những loài chưa tìm thấy này thì
số lượng loài thuộc họ Ô rô ở VQG Cát Tiên hiện biết là 35 loài 3 thứ, chiếm 17,5% số loài
họ này có ở Việt Nam.
Theo Phân viện điều tra qui hoạch rừng Nam Bộ [17], hệ thực vật Cát Tiên có 11 họ
có trên 30 loài (Fabaceae, Orchidaceae, Euphorbiaceae, Rubiaceae, Poaceae, Cyberaceae,
Lauraceae, Verbenaceae, Moraceae, Annonaceae, Araceae), thì với 30 loài 3 thứ, có thể nói
họ Ô rô ở Cát Tiên cũng được xếp vào một trong những họ giàu loài.
Các loài họ Ô rô ở Cát Tiên phân bố nhiều ở phía Đông Nam của Vườn, ở đây có thể
gặp hầu hết các loài, với địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao tương đối thấp dưới 200 m
và có ở nhiều kiểu thảm thực vật: rừng lá rộng thường xanh (đường ra Bàu Sấu), rừng
thường xanh nửa rụng lá (rừng Bằng lăng gần trụ sở Vườn), rừng hỗn giao gỗ tre nứa (Bàu
Sấu, Đảo Tiên), đất ngập nước, trảng cỏ (Bàu Sấu, Bàu Chim); các suối cạn nước nhưng còn
ẩm ướt vào mùa khô; bãi đất trống; nhiều lối đi được mở trong rừng, ven rừng. Tất cả tạo
nên những sinh cảnh phù hợp cho các loài là cây thân cỏ, cây bụi, cây gỗ nhỏ phát triển,
chúng chủ yếu phân bố ở tầm thấp như dưới tán rừng, thảm cỏ, những nơi trống trải, hay
dưới tán rừng thưa.
Đi sâu vào phân tích sự phân bố của các loài, chi Staurogyne ít khi gặp nơi bằng
phẳng, chúng thường mọc những nơi có độ dốc nhất định nên chúng phân bố nhiều ở khu
vực các ngọn đồi bát úp ven Bàu Sấu, các đồi phía Tây như Đồi đất đỏ, đồi Xanh. Mặt khác
do phần lớn địa hình là đồi núi, phù hợp cho sự phát triển, nên số loài của chi Staurogyne
cũng nhiều hơn những chi khác (5 loài). Chi Acanthus chỉ có 1 loài là Acanthus
leucostachyus, gặp ở nơi có độ cao trên 150m dưới tán rừng có độ ẩm cao như ven suối.
Về sinh thái, các loài của họ Ô rô thích nghi với điều kiện khí hậu ở Cát Tiên, đa số
các loài ra hoa kết quả vào đầu mùa khô, giữa mùa khô bắt đầu có quả và hạt, đây là thời
điểm khô nhất, cây thiếu nước trầm trọng, một số loài chỉ còn trơ thân và cành mang quả,
cũng là thời điểm chúng phát tán hạt, để chờ mùa mưa đến là lúc thích hợp cho hạt nảy mầm
và tái sinh lại. Ở khu vực phía Bắc của VQG do thường cao hơn phía Nam, đồi núi nhiều
hơn, nhiệt độ và lượng mưa cũng có thay đổi (Phụ lục 1) nên sự phân bố các loài cũng có
khác biệt như: 25 taxon tìm thấy ở phía Nam không tìm thấy ở phía Bắc, 1 taxon có ở phía
Bắc mà không thấy ở phía Nam (Asystasia chelonoides), chỉ có 7 taxon hiện diện cả ở phía
Nam và Bắc Cát Tiên (Acanthus leucostachyus, Phlogacanthus turgidus, Clinacanthus
burmannii Nees var. robinsonii, Pseuderanthemum palatiferum, Cryptophragmium pierrei,
Polytrema annamense, Staurogyne cf. brachystachys).
Việc nhận diện các loài thuộc họ Ô rô khi chưa có hoa hay quả có thể dựa vào đặc
điểm lá mọc đối, không lá kèm và thân thường có phình trên đốt. Khi có hoa quả thì việc
nhận diện loài khá dễ dàng dựa vào đặc điểm hoa thường có dạng ống, 2 môi, chia 5 thùy,
bằng nhau hay không, lưỡng tính, 2 hay 4 nhị; quả có móc cong, tự mở, thường có phần lép;
quả không có móc cong, rất nhiều hạt nhỏ (chi Staurogyne); có mỏ bất thụ (chi Thunbergia).
Chỉ có một số ít loài phân bố rộng, dễ tìm thấy và với số lượng nhiều như Cyclacanthus
coccineus, Phlogacanthus turgidus, Staurogyne banlansae, Thunbergia laurifolia, Ruellia
patula, Polytrema annamense, Pseuderanthemum crenulatum, Staurogyne lanceolata, còn
đa số các loài có khu vực phân bố hẹp, số lượng ít, rải rác, dễ bị biến mất nếu điều kiện môi
trường sống bị phá hoại. Một số loài tìm thấy ven đường lớn có nguy cơ biến mất, vì đây là
nơi phục vụ cho du lịch sinh thái và đi lại thường xuyên trong rừng, cỏ thường được phát
trụi vào mùa khô để chống cháy, hay để mở rộng đường đi thuận tiện. Vì vậy, cần phải quan
tâm bảo vệ môi trường sống của những loài ưa sáng toàn phần hay một phần thường phân
bố trên bãi cỏ ven đường, vì chúng cũng có ích cho việc bảo vệ đất 2 bên đường, cho hoa
đẹp làm cảnh quan bớt đơn điệu, đặc biệt nên hạn chế xây dựng đường bê tông trong rừng.
Chương IV – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
- Đã thu mẫu, làm tiêu bản, định danh và mô tả đặc điểm hình thái, sinh học và sinh
thái, phân bố của 21 chi gồm 30 loài và 3 thứ thuộc họ Ô rô (Acanthaceae) ở VQG Cát
Tiên; trong đó có 28 loài và 3 thứ đã được định danh, 2 loài định danh đến chi.
- Bổ sung thêm vào danh lục của VQG Cát Tiên 28 loài và 3 thứ chưa được thống kê
trong danh lục thực vật của Vườn, 2 loài đã được thống kê là Cyclacanthus coccineus,
Pseuderanthemum palatiferum; trong đó có một taxon mới bổ sung cho hệ thực vật Việt
Nam là Hygrophila stricta Lindau var. corymbosa Ridley. Góp phần nâng tổng số loài trong
danh lục thực vật của Vườn từ 1615 loài lên 1643 loài và 3 thứ. Không tìm thấy loài
Lepidagathis mendax và Staurogyne vicina R. Ben., Thunbergia fragrans Roxb.,
Thunbergia grandiflora (Rottl.) Roxb., Dipteracanthus repens (L.) Hassk., như đã được
thống kê trong danh lục thực vật của VQG Cát Tiên năm 2010.
- Họ Ô rô thường mọc ở những sinh cảnh thoáng mát, có ánh sáng hoặc nửa che bóng,
khô ráo, ẩm vừa hay ngập nước ít như ven đường đi, suối cạn và hầu hết các kiểu thảm thực
vật ở VQG Cát Tiên.
- Chấm điểm phân bố trên bản đồ của VQG Cát Tiên cho 30 loài 3 thứ , trong đó 7
taxon có phân bố ở cả phía Nam và phía Bắc của Vườn, 1 taxon chỉ phẩn bố ở phía Bắc (Cát
Lộc), 25 taxon còn lại phân bố phía Nam.
- Ghi nhận vùng phân bố mới cho 14 loài ở Đồng Nai và 5 loài ở Lâm Đồng.
- Các loài thường phân bố ở độ cao dưới 200 m, một vài loài như Clinacanthus
burmannii Nees var. robinsonii, Strobilanthes squalens, Phlogacanthus turgidus, Polytrema
annamense, Acanthus leucostachyus, Cryptophragmium pierrei, Pseuderanthemum
palatiferum có phân bố ở độ cao trên 400 m.
- Các loài thuộc họ Ô rô ở VQG Cát Tiên cùng với các loài cỏ khác tạo thảm thực vật
dưới tán rừng; thảm phủ 2 bên đường, chống xói mòn đất: Strobilanthes squalens,
Lepidagathis hyalina, Nelsonia campestris...
- 13 loài có thể dùng làm thuốc như: Asystasia chelonoides, Phlogacanthus turgidus,
Phlogacanthus cornutus, Hygrophila phlomoides, Lepidagathis incurva, Peristrophe
bivalvis, Cyclacanthus coccineus, Andgrographis laxiflora, Nelsonia campestris, Ruellia
macrosiphon, Ruellia patula, Staurogyne malaccensis, Thunbergia lauriflora.
- Một số loài có hoa đẹp như Phlogacanthus turgidus, Phlogacanthus cornutus,
Clinacanthus burmannii Nees var. robinsonii, Cryptophragmium pierrei, Eranthemum
tetragonum, Pseuderanthemum palatiferum, Thunbergia laurifolia có thể làm cảnh nhưng
chưa được khai thác.
4.2 Kiến nghị
Trong công tác bảo tồn của Vườn cần chú ý nhiều hơn đến những dạng sống là cây
thân cỏ, cây bụi, gỗ nhỏ, trong đó có các loài thuộc họ Ô rô, vì chúng có vai trò quan trọng
đối với việc bảo vệ phần đất mặt không bị xói mòn, giữ độ ẩm cho đất vào mùa khô, góp
phần không nhỏ tạo nên sự đa dạng cho VQG Cát Tiên.
Cần nghiên cứu sâu hơn ở cấp độ phân tử để phục vụ tốt hơn cho việc định loại các
loài thuộc họ Ô rô, nhất là những loài chưa xác định được tên khoa học. Nghiên cứu thêm
về dược chất của những loài có thể dùng làm thuốc trong họ này để dùng trong y học chữa
bệnh cho con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở
Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp.
2. Nguyễn Thạch Bích, Vũ Văn Chuyên và nnk dịch (1975), Những họ thực vật có hoa,
Tập 1, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, Tr. 159.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ
Việt Nam – Phần II – Thực vật, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
4. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo dục, Tr.
205-239.
5. Võ Văn Chi (2007), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, Nxb Giáo dục.
6. Võ Văn Chi (2003, 2004), Từ điển Thực vật thông dụng, Tập 1 và 2, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Đỗ Văn Hài (2009), Nghiên cứu phân loại các chi họ Ô rô (Acanthaceae Juss.) ở Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội.
8. Đỗ Văn Hài, Dương Đức Huyến (2009), “Chi Rung (Rungia Nees) thuộc họ Ô rô
(Acanthaceae Juss.) ở Việt Nam”, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh
vật – Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ ba, Tr. 102-106.
9. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyển 3, Nxb Trẻ, Tr. 30-82.
10. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Tr. 497-505.
11. Lê Khả Kế (CB) (1969), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, Tập 1, Nxb Khoa học, Tr.
5-30.
12. Trần Công Khánh (1981), Thực tập hình thái và giải phẫu thực vật, Nxb Đại học và
trung học chuyên nghiệp.
13. Trần Đình Lý (CB) (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb Thế giới, Tr. 8-11,
232.
14. Nguyễn Phi Ngà (1999), “Thảm thực vật trên đất ngập nước của Vườn quốc gia Cát
Tiên”, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ
Chí Minh.
15. Nguyễn Đình Ngỗi dịch (1958), Bảng phân tích các giống cây Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Tr. 110-113.
16. Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ, “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền
vững Vườn quốc gia Cát Tiên giai đoạn 2010 – 2020”, Danh lục thực vật Vườn quốc
gia Cát Tiên.
17. Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ (2010), “Quy hoạch bảo tồn và phát
triển bền vững Vườn quốc gia Cát Tiên giai đoạn 2010 – 2020”, Điều tra bổ sung
danh lục thực vật và thảm thực vật rừng ở Vườn quốc gia Cát Tiên.
18. Phòng kỹ thuật vườn quốc gia Cát Tiên (2010), Bản thảo sách giới thiệu về Vườn
quốc gia Cát Tiên.
19. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
20. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
21. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
(2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập 3, Nxb Nông nghiệp, Tr.209-281.
Tiếng Anh
22. Takhtajan A. (1969), Flowering plants origin and dispersal, Pp. 231-232.
23. Takhtajan A. (2009), Flowering plants, Volume 4, Pp. 561-562, 569-570.
24. Hsieh C. F. & Huang T. C. (1998), Flora of Taiwan, Volume 4, Taipei, Pp. 648-687,
1160-1162.
25. Sharma O. P. (1993), Plant taxonomy, Tata McGraw – Hill. Publishing Company
Limited, New Delhi, Pp. 338-358.
Tiếng Pháp
26. Lecomte M. H. (1927), Flore Générale de L’indochine, Tome IV, Paris, Pp. 610-
772.
Tiếng Trung Quốc
27. Hu Chiachi (2002), Flora Reipublicae Popularis Siniscae, Tomus 70, Pp. 1-309.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một số chỉ tiêu khí hậu ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên
STT Chỉ tiêu Khu Bắc Khu Nam
1 Nhiệt độ trung bình năm (0C) 21,7 26,5
2 Nhiệt độ trung bình cao nhất (0C) 23,0 (tháng 6) 28,6 (tháng 6)
3 Nhiệt độ trung bình thấp nhất (0C) 21,1 (tháng 12) 20,5 (tháng 1)
4
Lượng mưa trung bình hàng năm
(mm)
2.675 2.175
5
Lượng mưa trung bình tháng cao
nhất (mm)
494,8 (tháng 9) 368 (tháng 9)
6
Lượng mưa trung bình tháng thấp
nhất (mm)
23,8 (tháng 2) 11 (tháng 2)
7
Số ngày mưa trung bình hàng năm
(ngày)
182 145
8 Độ ẩm trung bình hàng năm (%) 87 82
9
Thời gian mưa trung bình trong mùa
mưa (tháng)
10 (tháng 3-
12)
8 (tháng 4-11)
10
Lượng mưa mùa mưa/Lượng mưa
hàng năm (mm)
97,4 88,3
(Nguồn: Phân viện quy hoạch rừng Nam Bộ 2010[17])
Phụ lục 2. Phiếu mô tả
PHIẾU MÔ TẢ CÂY HỌ ACANTHACEAE
- Số hiệu: Ngày thu hái:
- Nơi lấy: Người thu mẫu:
- Tên thông thường:
- Tên khoa học:
- Sinh cảnh: Độ cao:
- Đặc điểm hình thái:
+ Dạng sống:
Bộ phận Hình dạng Màu sắc, mùi Kích thước
+ Thân
+ Lá
+ Cụm hoa
+ Hoa
+ Nhị
+ Nhụy
+ Quả
+ Hạt
- Những đặc điểm khác (mùa hoa quả)
Phụ lục 3. Một số dạng nhị của các loài thuộc họ Ô rô
A B C D
Phụ lục 4. Một số dạng đầu nhụy của các loài thuộc họ Ô rô
A B C D E
Phụ lục 5. Một số tiêu bản chuẩn dùng trong so sánh xác định tên khoa học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_da_dang_sinh_hoc_va_sinh_thai_ho_o_ro_acanthaceae_juss_1789_trong_he_thuc_vat_vuon_quoc_g.pdf