Luận văn Nghiên cứu đánh giá quy trình chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn

Qua phân tích hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Quy Nhơn hiện nay và tìm hiểu mô hình quản lý cũng như chính sách mà thành phố Quy Nhơn đã và đang áp dụng để quản lý chất thải rắn, đề tài này muốn nêu bật lên được tầm quan trọng của việc quản lý chất thải rắn trong hệ thống cải thiện và bảo vệ môi trường ở Quy Nhơn hiện nay. Bảo vệ môi trường - khẩu hiệu chung của tất cả mọi người sống trên hành tinh chúng ta. Trải qua thời gian đã có lúc con người chỉ biết khai thác và sử dụng triệt để những gì mà thiên nhiên ban tặng, chính hành động đó dẫn tới hậu quả ngày hôm nay: môi trường toàn cầu bị ô nhiễm nặng, thiên nhiên đang kêu cứu. Quản lý chất thải rắn là việc làm tích cực góp phần vào công cuộc cải thiện môi trường sông ngày hôm nay. Qua tìm hiểu ta thấy rằng các nhà quản lý môi trường thành phố Quy Nhơn đang cố gắng bằng mọi nỗ lực đưa Quy Nhơn trở thành một thành phố “Xanh. sạch, đẹp”.

doc105 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2734 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá quy trình chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát sinh ra khi phân hủy 1 tấn rác trong 20 năm là 378 (m3/tấn). Như vậy, lượng khí tạo thành khi phân hủy 1 tấn rác trong 2 tháng (1/6 năm) là: (m3) Lượng nước tiêu hao cho việc hình thành khí rác trong 2 tháng từ 1 tấn rác: = 0,000673,15= 0,00211 (tấn nước/tấn rác.m2) Lượng nước tiêu hao cho việc hình thành khí rác trong 2 tháng ứng với 1m2 bề mặt lớp rác: Gn.tiêu hao=Gn.2thángmrác=0,002111,308=0,00276(tấn nước/tấn rác.m2) Xác định lượng hơi nước có trong khí bãi rác (Gbốc hơi) Khí bãi rác bão hòa hơi nước do vậy lượng hơi nước có trong khí bãi rác được tính xấp xỉ bằng lượng hơi nước bão hòa trong không khí. Áp dụng công thức: p.V = n.R.T Trong đó: p: áp suất hơi nước, ở 50oC p= 0,1258atm n: số mol hơi nước R: hằng số khí lý tưởng (0,082 atm/kmol.K) T: nhiệt độ của khí, T=323oK Vậy (kmol) Ghn.k = nM = 4,75.10-3 18=0,0855 (kg/m3) = 0,0855.10-3 (tấn/m3) à Lượng nước bay hơi theo khí rác trong 2 tháng ứng với 1m2 bề mặt của 1 lớp: Gb.hơi = 0,0855.10-31,308 = 0,112.10-3 (tấn) Tính lượng khí rác sinh ra ứng với 1m2 bề mặt 1 lớp rác Khối lượng riêng của khí rác được tính theo công thức: ρhh = ∑υi.ρi Trong đó: υi: nồng độ của các cấu tử theo thể tích trong hỗn hợp ρi: khối lượng riêng của các cấu tử (kg/m3) Khối lượng riêng của khí: - Đối với khí CH4: (kg/m3) - Đối với khí CO2: (kg/m3) - Đối với khí NH3: (kg/m3) - Đối với khí H2S: (kg/m3) à(kg/m3) Lượng khí tạo thành khi phân hủy 1 tấn rác trong 2 tháng là: Vkhí = 3,15(m3) Lượng khí rác hình thành từ một tấn rác trong 2 tháng: Gk.2tháng = Vkhí. ρhh = = 3,814.10-3 (tấn) à Lượng khí rác sinh ra ứng với 1m2 bề mặt 1 lớp rác là: Gk = 3,814.10-3 1,308 = 5.10-3 (tấn) Tính khối lượng đất phủ đối với 1m2 bề mặt một lớp (Gphủ) Khối lượng đất phủ đối với 1m2 bề mặt các lớp: Gphủ 1 = h1. ρ. F (với lớp vật liệu phủ trung gian) Gphủ 2 = h2. ρ. F (với lớp vật liệu phủ trên cùng) Trong đó: h1: chiều cao của lớp đất phủ trung gian, h1 = 0,3(m) h2: chiều cao của lớp vật liệu phủ trên cùng, h2 = 0,7(m) ρ : khối lượng riêng của lớp đất phủ, (tấn/m3) Sử dụng đất sét pha có khối lượng riêng ρ = 2,6 (tấn/m3) [26 ] F : một đơn vị diện tích bề mặt, (m2) à Gphủ 1 = = 0,78 (tấn) Gphủ 2 = = 1,82 (tấn) Cân bằng nước cho 1 m2 bề mặt của 1 lớp rác trong ô chôn lấp Giả thiết bắt đầu chôn rác từ đầu năm và sau 1 năm chôn lấp mới phát sinh khí. Trong thời gian vận hành Gphủ = Gphủ 1 = 0,78 (tấn) Gẩm = 0, 577 (tấn) Gkhô = 0,731 (tấn) Cân bằng nước cho lớp 1 Trong 2 tháng đầu, lượng mưa xâm nhập vào bãi chôn lấp Gn.mưa= 0,132 tấn, khí rác chưa được tạo Gk= 0. Do đó lượng hơi nước trong khí bay hơi và lượng nước tiêu hao do hình thành khí rác: Gn.bhơi= 0; Gn.tiêu hao=0. - Lượng nước có trong rác ở lớp 1 Gn.rác 1= Gn.mưa + Gẩm= 0,132 + 0,577=0,709 (tấn) - Khối lượng khô của rác còn lại ở cuối giai đoạn chôn lấp lớp 1 GK1= Gkhô – [ Gk – Gn.tiêu hao]= 0,731 – 0 = 0,731(tấn) - Dung tích chứa nước của rác [ 26] Trong đó: FC1: dung tích chứa nước của rác trong lớp 1 W1 : trọng lượng trung bình của 1 lớp rác, lb (1 tấn = 2204,59 lb) Trọng lượng trung bình của lớp rác 1 +Gphủ W1= (tấn) = 3306,89 (lb) à - Lượng nước giữ lại trong rác cuối tháng thứ 2 Gn.giữ 1= FC1GK1 = 0,4630,731=0,338 (tấn) - Lượng nước rác phát sinh ở lớp 1 Gn.sinh 1= Gn.rác 1 – Gn.giữ 1= 0,709 – 0,338 = 0,371 (tấn) - Tổng khối lượng của lớp 1 cuối giai đoạn chôn rác Glớp1 = Gn,giữ + Gkhô + Gphủ = 0,338 + 0,731+ 0,78 = 1,849 (tấn) Cân bằng nước cho lớp 1 và 2 vào cuối tháng thứ 4 Lớp rác 2 Lượng khí lúc này vẫn chưa được tạo thành Gk=0. Do đó Gn.bhơi= 0; Gn.tiêu hao=0. Khi đó ta có: GK2 = Gkhô = 0,731 (tấn) Gn.mưa= - 0,102 (tấn) - Lượng nước có trong rác ở lớp 2 Gn.rác 2= Gn.mưa + Gẩm= - 0,102 + 0,577= 0,475 (tấn) - Dung tích chứa nước của rác Trong đó: FC2: dung tích chứa nước của rác trong lớp 2 W2 : trọng lượng trung bình của 1 lớp rác, lb (1 tấn = 2204,59 lb) Trọng lượng trung bình của lớp rác 1 +Gphủ W2= (tấn) = 3048,95 (lb) à - Lượng nước giữ lại trong rác cuối tháng thứ 4 Gn.giữ 2= FC2GK2 = 0,4710,731=0,345 (tấn) - Lượng nước rác phát sinh ở lớp 2 Gn.sinh 2= Gn.rác 2 – Gn.giữ 2= 0,475 – 0,345 = 0,13 (tấn) - Tổng khối lượng của lớp 2 cuối giai đoạn chôn rác Glớp2 = Gn,giữ 1 + Gkhô + Gphủ = 0,345 + 0,731+ 0,78 = 1,856 (tấn) Lớp rác 1 Khi đó ta có: G’K1= Gkhô – [ Gk – Gn.tiêu hao]= 0,731 – 0 = 0,731(tấn) - Lượng nước có trong rác ở lớp 1 G’n.rác 1= Gn.sinh2 + Gn.giữ 2 - Gn.bayhơi = 0,13 + 0,345 – 0 = 0,475 (tấn) - Dung tích chứa nước của rác Trong đó: FC’1: dung tích chứa nước của rác trong lớp 1 W’1 : trọng lượng trung bình của 1 lớp rác, lb (1 tấn = 2204,59 lb) Trọng lượng trung bình của lớp rác 1 +Glớp2+ Gphủ W’1= (tấn) = 7140,67 (lb) à - Lượng nước giữ lại trong rác G’n.giữ 1= FC’1 G’K1 = 0,3710,731=0,271 (tấn) - Lượng nước rác phát sinh G’n.sinh 1= G’n.rác 1 – G’n.giữ 1= 0,475 – 0,271 = 0,204 (tấn) - Tổng khối lượng của lớp 1 cuối giai đoạn chôn rác G’lớp1 = G’n,giữ 1 + Gkhô + Gphủ = 0,271 + 0,731+ 0,78 = 1,782 (tấn) Tính tương tự như vậy đối với các ô chôn lấp khác ta có kết quả như trong bảng phụ lục 2. Trong thời gian bãi chôn lấp đóng cửa Thời gian đóng cửa bãi chôn lấp được tính đầu tháng thứ 13, sau khi đã hoàn thành xong lớp rác thứ 6. Ta sẽ tính toán lượng nước tạo thành sau khi đóng ô chôn lấp được 2 tháng. Lớp rác thứ 6 Gphủ = Gphủ 2 = 1,82 (tấn) Gẩm = 0, 577 (tấn) Gkhô = 0,731 (tấn) Gn.mưa= 0,132 (tấn) Gk= 0; Gn.bhơi= 0; Gn.tiêu hao= 0. - Lượng nước có trong rác ở lớp 6 Gn.rác 6= Gn.mưa + Gẩm= 0,132 + 0,577= 0,709 (tấn) - Khối lượng khô của rác còn lại ở cuối giai đoạn chôn lấp lớp 6 GK6= Gkhô – [ Gk – Gn.tiêu hao]= 0,731 – 0 = 0,731(tấn) - Dung tích chứa nước của rác Trong đó: FC6: dung tích chứa nước của rác trong lớp 6 W6 : trọng lượng trung bình của 1 lớp rác, lb (1 tấn = 2204,59 lb) Trọng lượng trung bình của lớp rác 1 +Gphủ W6= (tấn) = 5599,66 (lb) à - Lượng nước giữ lại trong rác cuối tháng thứ 2 Gn.giữ 6= FC6Gk6 = 0,4030,731=0,295 (tấn) - Lượng nước rác phát sinh ở lớp 6 Gn.sinh 6= Gn.rác 6 – Gn.giữ 6= 0,709 – 0,295 = 0,414 (tấn) - Tổng khối lượng của lớp 6 cuối giai đoạn chôn rác Glớp6 = Gn,giữ + Gkhô + Gphủ = 0,295 + 0,731+ 1,82 = 2,846 (tấn) Tính tương tự như trong thời gian vận hành ta có kết quả trong phụ lục 2 Đánh giá tác động đến môi trường nước qua mô hình Streeter Phelps Nước rác tại các bãi chôn lấp không được thu gom và xử lý mà thải trực tiếp ra sông Hà Thanh với hàm lượng chất ô nhiễm quá cao, hàm lượng cặn tồn đọng lớn, nước thải sau một thời gian tích lũy sẽ lên men và phân hủy, tạo ra mùi và khí đặc trưng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm và nước mặt. Nước rác sau khi thu gom sẽ phải xử lý trước khi thải ra sông Hà Thanh. Lượng nước rỉ rác trong bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ phải được xử lý đạt tiêu chuẩn loại A (QCVN 25:2009-Quy chuẩn quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn) sẽ đổ ra suối nằm cách trạm xử lý 70m và chảy về sông Hà Thanh, nơi đây có các giếng khai thác nước ngầm cung cấp cho thành phố Quy Nhơn. Ta lấy các thông số tính toán nồng độ các chất ô nhiễm của nguồn thải ở giá trị giới hạn lớn nhất. - SS = 50 (mg/l) - BOD5 = 30 (mg/l) - COD = 50 (mg/l) - Tổng Nitơ = 15 (mg/l) Xác định hàm lượng chất bẩn của nước rác trước khí thải ra môi trường Giả sử nước rác có tỷ trọng như nước có trong khí rác Ghn.k= 0,0855.10-3 (tấn/m3) Lưu lượng cực đại của nước rác trong một ô là: , (tấn/năm)/(tấn/m3) [Phụ lục 2] (m3/năm) = 0,014 (m3/s) Bảng 3.17 Hàm lượng các chất bẩn trong nước rỉ rác tại hố thu của bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ STT Thông số Đơn vị Hàm lượng QCVN 25:2009 (cột A) 1 BOD5 mg/l 6500 30 2 COD mg/l 11000 50 3 SS mg/l 600 50 4 Tổng N mg/l 200 15 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, so sánh kết quả của nguồn thải của bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ với QCVN 25:2009 cột A cho thấy: hàm lượng chất rắn lơ lửng SS, COD, BOD5, tổng N đều vượt tiêu chuẩn. Nước thải này không được xử lý trước khí thải ra môi trường thì đây là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đối với nguồn tiếp nhận trong tương lai. Xác định hệ số pha loãng của nước nguồn với nước thải Khi xả nước thải vào sông, hồ sẽ diễn ra quá trình xáo trộn pha loãng nước nguồn với nước thải. Hệ số pha loãng nước nguồn tiếp nhận với nước thải được xác định như sau: a = Trong đó: a: là hệ số pha loãng; q: lưu lượng nước thải xả vào nguồn, q = 1242 m3/ngày = 0,014m3/s; Q: lưu lượng nước sông nhỏ nhất đảm bảo tần suất 95%, Q = 10,5 m3/s; x: khoảng cách từ miệng xả đến điểm tính toán theo chiều dòng chảy trong sông, (m) x = 1500 m; α: là hệ số được xác định theo công thức sau: α = z Trong đó: : là hệ số hình thái của sông (dòng chảy), phụ thuộc vào độ khúc khuỷu, xác định theo công thức sau: = xthẳng = 1000 m Hình 3.26 Sơ đồ tính toán xác định hệ số pha loãng a trong dòng sông z: là hệ số phụ thuộc vào vị trí cống xả nước thải; z= 1 khi xả nước thải ven bờ và z= 1,5 khi xả nước thải giữa lòng sông. Nước thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ thải ở ven bờ nên z= 1; E: là hệ số khuyếch tán rối. Trong trường hợp sông lớn, chảy qua vùng đồng bằng thì E có thể xác định như sau: E = Trong đó: Htb: là độ sâu trung bình của lòng sông, (m): Htb= 3m; Vtb: vận tốc trung bình của dòng chảy trong sông, m/s. vtb= 0,2 m/s; Vậy E == 3.10-3 m2/s. = 0,9 Hệ số pha loãng nước nguồn tiếp nhận với nước thải: Số lần pha loãng của nước nguồn tiếp nhận với nước thải được xác định: n = Với: Q’ là lưu lượng nước nguồn tham gia pha loãng với nước thải: Q’ = a.Q Trong đó: a: là hệ số pha loãng; Q: lưu lượng nước sông nhỏ nhất đảm bảo tần suất 95%, Q = 10,5 m3/s; à Q’ = 0,9710,5 = 10,2 (m3/s) Vậy n = = 733 Với n = 733 thì khả năng pha loãng của dòng sông là tốt, tuy nhiên nguồn thải cũng phải được kiểm soát chặt chẽ các thông số ô nhiễm trong nguồn thải bằng cách đưa về trạm xử lý nước rác và xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra sông để tránh làm ô nhiễm nước sông này trong tương lai. Quá trình hoà tan và tiêu thụ oxy: Sông Hà Thanh có lưu lượng dòng chảy là: 10,5 m3/s, nhiệt độ của nước trong sông là 25oC. Hằng số tốc độ tiêu thụ oxy ở 25oC là : K1=0,26 (1/ngày) Hằng số tốc độ oxy bão hòa : K2= 0,37 (1/ngày) Nồng độ oxy trong dòng chảy được cho phép sap cho duy trì nồng độ oxy hòa tan không dưới 6mg/l. Ở nhiệt độ 25oC thì nồng độ oxy bão hòa trong nước là 8,7 mg/l. Nồng độ BOD trong nước sông khi chưa có dòng thải là 2 mg/l. Khi xáo trộn thì nồng độ oxy hòa tan là 8 mg/l. (Nguồn số liệu từ trung tâm khí tượng thuỷ văn Bình Định) Độ thiếu hụt oxy tại thời điểm ban đầu Da Da= 8,7 – 8 = 0,7 (mg/l) Độ thiếu hụt oxy cực đại : Dmax= 8,7 – 6 = 2,1 (mg/l) Xác định quá trình hòa tan và tiêu thụ oxy ở sông Hà Thanh do thải nước rác từ bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ Bảng 3.18 Xác định độ thiếu hụt oxy theo thời gian t là Dt , BOD trong nước sông và nước thải sau thời gian t là Lt Thời gian (ngày) Lt (mg/l) Dt (mg/l) DOt (mg/l) 0 14.643 0.7 8 1 11.291 3.263 5.437 2 8.706 4.398 4.302 3 6.713 4.690 4.010 4 5.176 4.514 4.186 5 3.991 4.101 4.599 6 3.077 3.590 5.110 7 2.373 3.064 5.636 8 1.829 2.567 6.133 9 1.411 2.120 6.580 10 1.088 1.732 6.968 11 0.839 1.403 7.297 12 0.647 1.128 7.572 13 0.499 0.902 7.798 14 0.384 0.718 7.982 15 0.296 0.569 8.131 16 0.229 0.449 8.251 Thời gian khi độ thiếu hụt DO đạt cực đại: = = 3,02 (ngày) Khoảng cách để dòng chất thải tới điểm nồng độ oxy hòa tan ở mức thấp nhất tính theo ngày là: x = v.tmax = 0,23,02 86400 = 52186 (m)52 (km) Độ thiếu hụt DO cực đại là: = = 4,69 (mg/l) Giá trị nhỏ nhất của DO cũng đạt được khi Dmax là lớn nhất: DOmin = 8,7 – 4,69 = 4,01 (mg/l) Hình 3.27 Đường cong nồng độ oxy hòa tan trong dòng sông khi có dòng thải của bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ theo Streeter- Phelps Nhận xét: Khi hòa tan nước rác của bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ với nước sông thì hàm lượng DO hòa tan trong sông là 4,01 (mg/l), với lượng oxy hòa tan này các loài thủy sinh trong nước sông bắt đầu bị ảnh hưởng. Những hậu quả do ô nhiễm môi trường nước gây ra: Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng: Do tính dễ lan truyền nên nguồn nước bị ô nhiễm là con đường dễ dàng nhất đưa độc chất vào cơ thể sống và con người thông qua các mắt xích trong chuỗi thức ăn. Hầu hết các bệnh hiểm nghèo, các bệnh cấp tính (đau mắt hột, bệnh về da, tiêu chảy, bệnh đường ruột và ký sinh trùng….), mãn tính (ung thư, nhiễm độc, đau gan, thận….) đều có liên quan đến nguồn nước ô nhiễm. Phá vỡ mối cân bằng sinh thái: Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống. Sự tương tác hoà đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ và bồi đắp cho thiên nhiên. Qua quá trình đó con người dần dần có sự đối lập với tự nhiên. Vô tình hay hữu ý, con người ngày càng phá huỷ môi trường sống của chính mình một cách nghiêm trọng. Kìm hãm sự phát triển kinh tế: Khi chất bẩn xâm nhập vào các nguồn nước, làm thay đổi các đặc tính lý hoá, sinh học và vệ sinh của môi trường nước. Điều này ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước và hiệu quả tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Các tác động đến kinh tế xã hội Giao thông Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án với quy mô khá lớn sẽ làm tăng mật độ các phương tiện giao thông, chuyển chở nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị. Nếu không có sự kết hợp hài hòa và việc sắp xếp cũng như quản lý khoa học thì các công đoạn sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải như các xe tải chở rác chưa đạt tiêu chuẩn về che đậy, sử dụng các xe ép cũ, đường vào bãi dài và rất xấu có nhiều ổ gà, đọng nước…tạo ra lượng bụi, khói thải và tiếng ồn lớn có thể gây tai nạn, có hại cho sức khỏe, rác thải rơi vãi nhiều ra đường, mùi xông ra làm mất mỹ quan, gây hại sức khỏe con người. Trong quá trình vận hành bãi, các xe ủi, san gạt và đầm nén cũ và hoạt động kém tạo ra nhiều bụi và khói thải. Dựa vào đánh giá nhanh của WHO có thể ước tính được lượng khí thải từ quá trình vận chuyển rác thải. Theo tài liệu WHO thiếp lập cho xe chạy dầu Diesel (với hàm lượng S = 1%) , với tốc độ trung bình 25 (km/h); trọng tải xe 3,5 – 16 (tấn). Khí thải phát sinh: bụi, NOx, SO2, CO… Bảng 3.19 Lượng khí phát sinh tính theo quãng đường vận chuyển Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (kg/km) Quãng đường (km/ngày) Lượng khí phát thải (kg/ngày) Bụi 0.9 525 472.5 SO2 4.29 2252.25 NOx 11.8 6195 CO 6 3150 VOC 2.6 1365 Tổng 13434.8 Khả năng cháy nổ Trong vận hành bãi rác tại bãi chôn lấp chất thải rắn, không có hệ thống thu gom khí gas có thể gây cháy nổ, mất nguồn năng lượng, gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư. Tác động dân cư Hiện nay số dân cư sống xung quanh khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ rất thưa thớt. Tuy nhiên trước khi có quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh ở đây, vấn đề ô nhiễm môi trường bởi khí thải, nước thải, chất thải rắn trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe dân cư. Nhưng khi bãi rác đi vào hoạt động lượng khí thải, nước thải và chất thải rắn sẽ tăng lên rất nhiều nếu không có hệ thống thu gom và công nghệ xử lý sẽ là mối đe dọa lớn cho người dân. Do đó phải có hệ thống thu gom khí thải, trạm xử lý nước rác để hạn chế tối đa lượng chất thải thải ra môi trường. Đánh giá chung Mặt được: Những năm gần đây, công tác vệ sinh môi trường đã được lãnh đạo các cấp, các ngành của tỉnh và của thành phố quan tâm chú trọng hơn, đầu tư thêm phương tiện, quy hoạch bãi chứa và xử lý chất thải rắn. Đã có nhiều cuộc vận động toàn dân xuống đường làm vệ sinh vào các ngày chủ nhật, ngày lễ. Công ty vệ sinh môi trường đã có nhiều cố gắng cải tiến công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn, bố trí lao động hợp lý, khoán quản đến nhóm người lao động, cải tiến công cụ sản xuất, tăng ca tua đường trên các đường phố chính nội thành. Do đó đường phố được quét dọn thường xuyên, rác được thu gom và vận chuyển trong ngày, không có tình trạng rác ứ đọng qua đêm tại các ga. Tranh thủ các nguồn vốn, sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong công tác vệ sinh môi trường. Nhiều dự án về vệ sinh môi trường nói chung và quản lý, xử lý chất thải rắn nói riêng đã và đang được triển khai thực hiện, tạo cơ sở quan trọng để thực hiện công tác vệ sinh môi trường. Trong công tác xử lý chất thải rắn thành phố Quy Nhơn, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo công ty môi trường phối hợp cùng với các cơ quan liên quan khác tìm nhiều biện pháp xử lý. Rác thải y tế độc hại đã được trang bị lò đốt chất thải rắn cho bệnh viện tỉnh Bình Định, giúp cho công tác xử lý chất thải rắn y tế Quy Nhơn được tốt hơn, hợp vệ sinh môi trường, không còn tình trạng xử lý chôn lấp chung với bãi chôn lấp chất thải rắn thành phố. Chất thải rắn hữu cơ hiện tại thành phố Quy Nhơn có nhà máy chế biến rác thải thành phân Compost phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp không nguy hại được mang chôn lấp tại bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh Long Mỹ. Tồn tại: Chưa có quy hoạch cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố. Cơ chế quản lý, mô hình tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải rắn còn chậm được đổi mới. Mới tập trung giải quyết chất thải sinh hoạt, còn chất thải y tế, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải tàu biển, ở cảng biển, cảng sông…chưa có giải pháp xử lý triệt để. Quy trình công nghệ trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải lạc hậu gây ô nhiễm ở tất cả các khâu. Còn tồn tại rất nhiều ga trung chuyển rác trên phố, gần khu dân cư, gây ô nhiễm và làm mất mỹ quan đô thị. Chất thải chưa được xử lý sơ bộ chống ô nhiễm tại các ga trung chuyển, phương tiện còn bẩn, còn thiếu nhiều thùng rác công cộng. Các loại rác hiện chưa được phân loại, thu gom và vận chuyển chung. Lượng rác thải hữu cơ bị trộn lẫn bị phân hủy tạo ra các tác nhân gây ô nhiễm, đặc biệt là mùi và nước rác, là môi trường để côn trùng gây bệnh phát triển, làm ô nhiễm môi trường. Đây là yếu tố khó kiểm soát để bảo vệ môi trường đô thị ngay từ nơi phát sinh rác và suốt quá trình quản lý, xử lý chất thải. Chất thải y tế ở các phòn khám nhỏ, các cơ sở y tế tư nhân không được tách riêng mà thu gom chung với các loại rác của đô thị, có nguy cơ lan truyền dịch bệnh cao. Nhiều cơ sở y tế không có các dụng cụ chứa chất thải nguy hại theo đúng cách thức an toàn trước khi chúng được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý. Nếu tình trạng này cứ tồn tại thì: chi phí xử lý rác sẽ lớn và có hiệu quả không cao ( do bản thân rác vô cơ thường là không có mùi, không phân hủy, song vẫn phát sinh ra các tác nhân gây ô nhiễm như: kim loại nặng, amiang nên chúng ta vẫn phải xử lý ô nhiễm cho chất thải vô cơ. Điều này rất tốn kém và lãng phí). Đó là chưa kể đến các chi phí y tế mà xã hội phải trang trải cho các bệnh gây ra bởi ô nhiễm môi trường. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức của mọi người về vệ sinh môi trường chưa làm thường xuyên, ý thức của một bộ phận dân trong việc thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh còn hạn chế. Tình trạng đổ rác bừa bãi, tự do, không đúng giờ, đúng nơi quy định còn phổ biến, dẫn đến việc sau khi quét dọn thu gom, rác vẫn tồn đọng. Chương 4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN Công tác quản lý chất thải rắn ở Quy Nhơn đang đứng trước những thử thách to lớn là qui mô dân số đô thị ngày càng tăng, mức sống được nâng cao, công nghiệp hóa phát triển mạnh sẽ làm phát sinh càng nhiều chất thải rắn, tính chất độc hại của chất thải rắn, tỷ lệ các chất vô cơ khó phân hủy cũng tăng theo, từ đó làm ô nhiễm môi trường nước, không khí...nhu cầu chi phí cho công tác quản lý chất thải rắn sẽ ngày càng lớn, trong khi đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn còn thấp. Nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý chất thải rắn, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, cải thiện môi trường sống, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và chiến lược quản lý chất thải rắn nói riêng. Thành phố Quy Nhơn cần phải đề ra các mục tiêu, giải pháp về quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Chiến lược quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại để đạt mục tiêu phát triển bền vững: Ngăn ngừa chất thải Giảm thiểu chất thải Tái chế, tái sử dụng , tuần hoàn chất thải Xử lý chất thải: đốt, làm phân hữu cơ,... Chôn lấp chất thải. Chiến lược đến năm 2015: Đổi mới công nghệ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải, thực hiện công nghệ quy trình thu gom vận chuyển khép kín để xóa toàn bộ ga rác hở vào năm 2008. Thu gom 90% - 100% chất thải đô thị, công nghệ và dịch vụ; 100% chất thải y tế được xử lý. Xây dựng các nhà máy xử lý, tái chế chất thải, 45% trở lên chất thải thu gom, được chế biến và tái chế. Thực hiện việc phân loại rác đầu nguồn tại gia đình và các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thành 2 loại: chất thải vô cơ và chất thải hữu cơ. 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch, được trang bị các thiết bị làm giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường, 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường (áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường trong các doanh nghiệp). Xây dựng bãi chứa, nơi tập kết, chế biến và trung chuyển chất thải. Chấm dứt tình trạng chất thải đổ bừa bãi như hiện nay. Nước thải từ bãi rác được xử lý bằng công nghệ và thiết bị, đạt tiêu chuẩn quy định mới được thải ra sông. Đổi mới mô hình quản lý, xử lý chất thải rắn. Chiến lược năm 2020: Giải quyết toàn bộ, triệt để, bền vững công tác quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Thành phố cần có các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại, yếu kém hiện ngay, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo phát triển bền vững thành phố, phấn đấu để mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng đạt tiêu chuẩn do Nhà nước quy định. Cụ thể như sau: - 100% lượng chất thải được phân loại tại nguồn. - Đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý 100% lượng chất thải rắn đô thị và 95% lượng chất thải rắn các huyện ngoại thành. - Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn bằng công nghệ tiên tiến, hạn chế tối đa việc sử dụng công nghệ chôn lấp. - Kiểm soát ô nhiễm môi trường các bãi chôn lấp chất thải rắn. Các mục tiêu quản lý chất thải rắn ở Quy Nhơn Mục tiêu kỹ thuật - Đảm bảo thu gom 100 % chất thải rắn khu vực nội thành. - Xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình để đáp ứng nhu cầu ở hiện tại và tương lai ở Quy Nhơn. - Cải thiện phương thức xử lý chất thải độc hại (xử lý triệt để các nhóm thuộc vào nhóm A, B, C, D, E, F). - Cải tiến cách thức thu gom và vận chuyển chất thải rắn và nâng cao giá trị bùn bể phốt. - Tạo ra những cơ hội và sự linh hoạt để đổi mới dần hệ thống quản lý chất thải rắn trong tương lai. Mục tiêu môi trường - Sử dụng các chương trình và công nghệ có thể làm giảm đến mức tối thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi trường lao động. - Bảo vệ sức khỏe và an toàn cho nhân dân. - Giảm mùi hôi thối và bụi trong các giai đoạn khác nhau về xử lý chất thải rắn. - Giảm tới mức tối thiểu mức ô nhiễm đất, nước mặt và không khí. - Giảm tới mức tối thiểu sự lan truyền bệnh thông qua các con đường khác nhau phát sinh trong quá trình quản lý chất thải rắn. - Phát triển một chiến lược nhằm triệt để bảo vệ tài nguyên. - Khuyến khích không xả rác bừa bãi thông qua các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng. Mục tiêu kinh tế xã hội - Xây dựng cơ sở hạ tầng và các chương trình phát triển bằng cách ưu tiên phát triển kinh tế địa phương và các đặc điểm kinh tế xã hội. - Lôi cuốn và duy trì lực lượng tư nhân trong quá trình quản lý chất thải. - Động viên, giáo dục nhân dân và người lao động. - Đảm bảo công việc hiện nay và tạo ra những công việc mới. Mục tiêu tài chính - Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế của việc thực hiện các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng tăng thu nhập của Công ty môi trường đô thị Quy Nhơn và đảm bảo sự tồn tại, phát triển lâu dài của công ty. - Thu lệ phí của mọi đối tượng ở mọi nơi dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền để tài trợ cho các chương trình hiện tại và tương lai. - Thay đổi biểu giá để giảm tới mức tối thiểu sự phụ thuộc của công ty môi trường đô thị Quy Nhơn vào ngân sách thành phố. Mục tiêu thể chế - Đề ra một chiến lược cho sự phát triển lâu dài của công ty môi trường đô thị Quy Nhơn. Tổ chức lại cơ cấu và nguyên tắc điều hành của công ty để cho phép quản lý một quỹ tiền tệ lớn. - Thiết lập một quá trình theo dõi, quan trắc để xem xét lại các chương trình và đề ra các biện pháp cần thiết để đạt được các mục tiêu. - Lập một chương trình đào tạo trong nước, nước ngoài cho các nhân viên. - Kết hợp với các lực lượng tư nhân. Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn Công ty môi trường đô thị Quy Nhơn Cơ chế hoạt động Công ty môi trường đô thị Quy Nhơn là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh hoạt động công ích, vì vậy hoạt động của công ty vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự quản lý, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Do đó, công ty chưa thể chủ động trong việc mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh của mình, điều này đã làm hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của công ty và nó không còn phù hợp với cơ chế quản lý tài chính hiện nay. Để có thể khắc phục được tình trạng thiếu tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty nên chuyển đổi cơ chế hoạt động hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường. Do yêu cầu của công tác vệ sinh hiện nay, việc đưa công tác quản lý môi trường về các đội môi trường của công ty sẽ có hiệu quả hơn do cán bộ phụ trách nắm rõ hoạt động của mình. Đối với công ty môi trường đô thị Quy Nhơn có thể thành lập tổng công ty, trong đó các xí nghiệp, xử lý chất thải rắn, thu gom, đội xe vận chuyển chất thải rắn nâng lên thành các công ty trực thuộc. Nhân sự Sau khi công ty chuyển đổi cơ chế hoạt động sang hình thức hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, đòi hỏi công ty phải xây dựng và có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo, chủ động trong công việc của mình. Số cán bộ quản lý cũ của công ty cần phải được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu công việc quản lý mới. Công nhân lao động trực tiếp: để đảm bảo được mục tiêu yêu cầu kỹ thuật đặt ra thì công ty phải tuyển thêm số công nhân lao động, nâng số lao động trực tiếp của công ty. Trong đó, số công nhân làm việc trong nhà máy chế biến chất thải rắn phải là những công nhân kỹ thuật có tay nghề và phải được đào tạo để hiểu biết nắm vững quy trình công nghệ dây chuyền sản xuất của nhà máy, tất cả những công nhân lao động trực tiếp này phải là những người có sức khỏe tốt và có trình độ. Cơ sở vật chất kỹ thuật Để nâng cao chất lượng cũng như trình độ quản lý cho bộ máy hành chính của công ty thì công ty phải trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng như: máy vi tính để bàn, máy in laser, hệ thống điện thoại, bộ đàm nội bộ, xe đưa đón. Để phù hợp với sự phát triển của thành phố đồng bộ với năng lực hoạt động của xí nghiệp xử lý chất thải rắn, nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn công ty cần trang bị thêm một số thiết bị: container chuyên dụng 8 tấn; xe tải container 8 tấn; xe vận chuyển rác chuyên dụng; xe hút tự hoại; xe tưới đường; xe con gom rác. Cơ quan chức năng Một đô thị phát triển, văn minh phải là một đô thị có môi trường sạch, trong lành đó là niềm mong muốn chung của nhân dân. Nhưng làm được việc này không chỉ một công ty môi trường đô thị có thể làm được, giữ cho môi trường sống trong lành là trách nhiệm, là ý thức của mọi cấp, mọi ngành, của mỗi người dân...sống trong thành phố này. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng khác phải ra các văn bản hướng dẫn quyền lợi và nghĩa vụ, tạo ra hành lang pháp lý cho công ty môi trường Quy Nhơn hoạt động có hiệu quả phù hợp với pháp luật Việt Nam. Áp dụng những chính sách hỗ trợ có hiệu quả về nguồn tài chính cũng như công nghệ cho công ty môi trường để đảm bảo công ty thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phải thành lập một ban chuyên trách việc giám sát công việc thu gom chất thải rắn trong thành phố của công ty môi trường và cho phép công ty tự chủ trong hoạch toán kinh doanh. Ủy ban nhân dân thành phố phải lập kế hoạch, phương án tổ chức duy trì vệ sinh ngõ xóm trên địa bàn thành phố, thống nhất với công ty môi trường đô thị Quy Nhơn biện pháp tổ chức thực hiện, tổ chức vận động nhân dân nộp phí vệ sinh theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nên thay đổi chính sách độc quyền của công ty môi trường, khuyến khích các công ty tư nhân tham gia vào các loại hình dịch vụ này, đồng thời công ty môi trường cũng có cơ chế để tăng khả năng cạnh tranh với các công ty tư nhân khác. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cần phải sử dụng công cụ pháp lý cũng như chính sách tài chính để đảm bảo môi trường thành phố sạch đẹp cụ thể là: Hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ môi trường, giảm thiểu các kẽ hở trong luật và các văn bản pháp quy tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản. Cần đưa ra quy định xử phạt từ mức cảnh cáo, phạt tiền đến khởi tố đối với những hành vi xả rác bừa bãi và phá hoại môi trường. Tăng cường pháp chế kỷ cương nếp sống đô thị, có quy chế phạt nghiêm túc đối với các tập thể và cá nhân vi phạm luật môi trường. Ưu tiên các dự án nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các công tác tuyên truyền, giáo dục đến từng tổ dân phố, từng phường, các phong trào gìn giữ vệ sinh môi trường trong toàn thành phố, các dự án về quản lý môi trường cấp phường, xã. Ưu tiên đầu tư cho các nghiên cứu khoa học nhằm phát triển công nghệ tái chế và công nghệ thu gom chất thải cho hợp lý. Cần có một khoản tiền dưới hình thức như quỹ môi trường hoặc có các tổ chức cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp tham gia vào công tác làm sạch môi trường như: dịch vụ tái chế chất thải, dịch vụ xử lý chất thải nguy hại và các loại hình dịch vụ vệ sinh khác. Hình thành ngân sách quản lý môi trường ở cấp phường xã, để mỗi phường xã đều có kinh phí hoạt động trong lĩnh vực quản lý môi trường. Nguồn tài chính có thể trích một phần từ ngân sách của phường, xã và một phần từ doanh thu dịch vụ vệ sinh của công ty vệ sinh môi trường Quy Nhơn. Đưa ra mức thuế ưu đãi đối với các công ty và tư nhân thực hiện công tác vệ sinh môi trường, giúp các tổ chức này tái sản xuất mở rộng, đầu tư đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Với các cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn thành phố phải có trách nhiệm đóng góp kinh phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải ở cơ quan, xí nghiệp mình từ chất thải sinh hoạt, chất thải xây dựng đến chất thải công nghiệp. Việc này phải được thực hiện nghiêm túc theo luật môi trường đã ban hành. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn ở thành phố Quy Nhơn Giải pháp về quản lý Quy hoạch quản lý chất thải rắn thành phố Quy Nhơn Quy hoạch quản lý chất thải rắn tại Việt Nam nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng đang ở giai đoạn bắt đầu, song cần mang tính chất liên đô thị quy hoạch và quản lý tổng hợp chất thải rắn theo mô hình liên đô thị, có sự hỗ trợ của nhà nước về cơ chế chính sách, hành lang pháp lý để quy hoạch được thực thi có hiệu quả. Quản lý nhà nước về chất thải rắn Để công tác quy hoạch và quản lý chất thải rắn được thực hiện trong phạm vi thành phố Quy Nhơn nói riêng và trên phạm vi toàn quốc nói chung, kiến nghị Liên Bộ: Tài nguyên và môi trường – Xây dựng nghiên cứu trình Chính Phủ ban hành Nghị định về lập quy hoạch quản lý chất thải rắn theo hướng liên đô thị, liên vùng; đặc biệt có thể xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn theo vùng trọng điểm đối với những loại chất thải nguy hại, công nghiệp,... Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì cùng các Bộ ngành liên quan xây dựng và ban hành thông tư hướng dẫn lập quy hoạch quản lý chất thải rắn liên đô thị theo vùng thành phố, khung thể chế các tiêu chuẩn về chất thải rắn. Đồng thời hướng dẫn các cơ quan chuyên môn của địa phương thực hiện quản lý chất thải rắn theo quy hoạch, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam. Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, đặc biệt là Ủy ban nhân dân các thị xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý chất thải rắn trong thành phố, giao nhiệm vụ cho các ngành: Tài nguyên và môi trường, Giao thông công chính nghiên cứu đề xuất các chính sách phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay của thành phố trong công tác quản lý chất thải rắn, cụ thể như sau: Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố ra Nghị quyết chuyên đề về chiến lược quản lý chất thải rắn thành phố Quy Nhơn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về thu gom và xử lý chất thải rắn: quyết định phân cấp về quản lý, thu gom, phân loại, trung chuyển chất thải rắn cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; giao nhiệm vụ quản lý nhà nước cho các doanh nghiệp thực thi nhiệm vụ về quản lý, xử lý chất thải rắn do Sở Tài nguyên và môi trường để thống nhất một đầu mối quản lý, đồng thời Công ty môi trường đô thị là đơn vị thực hiện nhiệm vụ xây dựng và vận hành khu liên hợp xử lý chất thải rắn của thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành phí và lệ phí trong quản lý chất thải rắn, đồng thời cần nghiên cứu cơ chế xã hội hóa trong công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Bộ máy quản lý nhà nước cấp thành phố về chất thải rắn Tại thành phố Quy Nhơn, việc quản lý nhà nước và việc thực thi về quản lý chất thải rắn chưa đồng bộ, chưa quy về một đầu mối theo mô hình tổ chức của Chính phủ, kiến nghị về mô hình tổ chức như sau: Sở Tài nguyên và môi trường là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về chất thải rắn. Điều chỉnh các doanh nghiệp công ích đang thực thi nhiệm vụ về thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố về trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường theo mô hình của Trung Ương. Tiến hành phân cấp việc thu gom, phân loại chất thải rắn cho các huyện, thị xã theo mô hình thành lập doanh nghiệp công ích trực thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã để thực hiện nhiệm vụ thu gom, phân loại, trung chuyển chất thải rắn. Giải pháp về hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị Kết quả nghiên cứu trên cho thấy: Chưa thu gom được hết lượng chất thải rắn, còn để tồn ở một số tụ điểm; chất thải rắn xây dựng tăng nhanh, gây ứ tắc cống rãnh mất vệ sinh; lượng phế thải sinh hoạt như thực phẩm tươi sống, rau quả...còn giảm đi đôi chút do phần nào đã được sơ chế đóng gói nhưng lại xuất hiện các vỏ hộp, tôn, bao bì, ni lông... Về phân loại chất thải rắn: Chất thải rắn nếu được phân loại tại nguồn (nhà, hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng...) sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn rất lớn. Tuy nhiên việc này chưa phổ biến do hệ thống thu gom, trung chuyển hiện nay chưa phù hợp và nhận thức của cộng đồng còn thấp. Về thu gom chất thải rắn: Để cải thiện việc thu gom chất thải rắn, có thể áp dụng một trong các phương pháp thu gom sau hay có thể kết hợp giữa các phương pháp lại với nhau: Thu gom chất thải rắn qua từng nhà: Phương pháp này áp dụng đối với các khu vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch. Thu gom chất thải rắn theo các điểm tập kết: Theo phương pháp này đòi hỏi việc thu gom chất thải rắn đến điểm tập kết phải do người dân thực hiện, theo các phương thức: Điểm đổ chất thải rắn cố định: Công nhân xúc chất thải rắn lên xe hoặc dùng máy xúc lên xe vận chuyển chất thải rắn phải mất nhiều thời gian chờ đợi, mặt khác điểm đổ chất thải rắn lại là nơi thu hút các loại gặm nhấm, vật trung gian truyền bệnh, gây ô nhiễm môi trường. Đặt thùng chất thải rắn di động, xe đẩy tay cải tiến có nắp đậy hoặc móc chứa chất thải rắn. Giải pháp này thích hợp với các phố nhỏ và ngõ hẹp. Đặt các container có nắp đậy: Các điểm tập kết chất thải rắn phải bố trí thuận tiện để quãng đường dân mang chất thải rắn đi đổ không quá xa làm cho người dân ngại (trong phạm vi 100m trở lại). Thu gom chất thải rắn theo phương thức trung gian: Công nhân sử dụng xe đẩy tay đi thu gom chất thải rắn tập trung tại các điểm tập kết, sau đó được vận chuyển bằng xe chuyên dụng. Chi phí hành chính theo công tác quản lý chất thải rắn Hoạt động của các doanh nghiệp công ích thực hiện nhiệm vụ quản lý chất thải rắn tuân theo nguyên tắc của đơn vị hoạt động công ích lấy thu bù chi. Kiến nghị thực hiện kinh phí cơ chế xã hội hóa trong việc quản lý chất thải rắn cụ thể: Xã hội hóa phần kinh phí chi cho nhiệm vụ thu gom chất thải rắn hàng ngày. Thực hiện phân loại chất thải rắn từ nguồn ( từ các hộ gia đình, từ các cơ quan...) thành 3 loại: chất thải rắn vô cơ tái chế được, chất thải rắn hữu cơ, chất thải rắn vô cơ đem chôn lấp hợp vệ sinh. Cung cấp phương tiện chứa chất thải rắn như túi hoặc xô nhựa cho các hộ gia đình và các cơ quan. Chất thải rắn hữu cơ được thu gom 1 – 2 lần/ngày và đưa tới khu xử lý tập trung. Chất thải rắn vô cơ không tái chế được thu gom từ 1 – 2 ngày/lần tùy theo khối lượng và đưa về khu xử lý tập trung. Chất thải rắn vô cơ tái chế được thu gom 1 – 2lần/tuần và được chuyển về các cơ sở tái chế. Thu tiền lệ phí vệ sinh của các hộ dân cư, các cơ quan trên địa bàn để trả công cho người lao động, quản lý và mua sắm dụng cụ lao động. Kinh phí vận chuyển chất thải rắn để làm phân vi sinh tính từ điểm trung chuyển của các đô thị cấp huyện về khu xử lý chất thải rắn chung của tỉnh. Các đơn vị có chất thải rắn nguy hại như: y tế, xí nghiệp công nghiệp, cần phải đăng ký xử lý chất thải rắn nguy hại và ký hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải rắn với Công ty môi trường đô thị. Các cơ quan trong phường, xã có chất thải rắn sinh hoạt cần xử lý phải ký hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải rắn với Công ty môi trường đô thị, hoặc ký hợp đồng với xí nghiệp, đội môi trường đô thị để chuyển về nơi xử lý tập trung. Giải pháp về công nghệ Biện pháp làm phân vi sinh: Không áp dụng đối với chất thải bệnh viện và công nghiệp. Đối với khu vực đô thị có tỷ lệ chất thải rắn hữu cơ có thể phân hủy thì đây là biện pháp tốt có thể áp dụng. Biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh: Biện pháp này cần một diện tích đất rộng và cần rất nhiều thời gian, phù hợp với điều kiện Việt Nam hiên nay. Quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh Long Mỹ là một chiến lược giải quyết một lượng lớn chất thải rắn của Quy Nhơn. Biện pháp đốt: Nếu thực hiện đúng quy định kỹ thuật thì đây là một biện pháp an toàn và tiết kiệm không gian các khu xử lý chất thải rắn. Nhưng phương pháp này đòi hỏi chi phí quá cao nên không áp dụng cho chất thải rắn sinh hoạt và du lịch được. Đề xuất một số giải pháp Giải pháp trước mắt: Bãi rác Long Mỹ, thành phố phải có kế hoạch xử lý chất thải rắn : Trước mắt, thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình kỹ thuật xử lý rác thải theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD và TCXDVN 261:2001 – Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế. Đóng cửa tại lô số 1 của bãi chôn lấp , đồng thời đánh giá trữ lượng rác, hàm lượng chất hữu cơ tại bãi rác để lựa chọn phương án xử lý rác thích hợp. Thường xuyên quan trắc đánh giá tác động môi trường tại khu vực bãi rác. Xây dựng nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, nhà máy xử lý nước rác, nhà máy chế biến khí rác. Một số giải pháp cụ thể: Xây dựng quy hoạch quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố với mục tiêu giải quyêt vấn đề chất thải rắn của các phường, xã ngoại thành. Xây dựng quy trình thu gom rác thực sự khoa học, bố trí nhịp nhàng giữa khâu thu gom và vận chuyển để xe đến là đổ rác lên xe vận chuyển xuống bãi xử lý, theo quy định thu gom khép kín. Không thu gom, đổ vào các ga, rồi xúc lên xe vận chuyển như hiện nay. Có thể đặt một số thùng chứa rác tại các nơi thích hợp, chính quyền địa phương và nhân dân khu vực quyết định vị trí đặt thùng rác. Lắp đặt thiết bị xử lý nước rác tại bãi chôn lấp áp dụng công nghệ chôn lấp. Chấn chỉnh công tác thu gom chất thải tại các tàu biển, cảng biển, cảng sông, chất thải công nghiệp. Thực hiện đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế quản lý công tác quản lý, xử lý chất thải rắn: Cổ phần hóa chuyển đổi hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp đang đảm nhiệm công tác quản lý, xử lý chất thải rắn. Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển chất thải, theo hướng khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải rắn. Những giải pháp cụ thể: Tuyên truyền, giáo dục: Các cấp chính quyền, khu dân cư, tổ dân phố, các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường nói chung và trong chấp hành các quy định về công tác quản lý, xử lý chất thải rắn nói riêng. Phát động và duy trì thường xuyên phong trào làm vệ sinh của các cơ quan đơn vị, vận động nhân dân cùng tham gia. Xây dựng tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường và phát động thị đua thực hiện các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường các tổ dân phố, khu dân cư, xã phường và toàn thể nhân dân. Hàng năm có kiểm tra đánh giá xếp loại theo tiêu chuẩn, đó là một trong các tiêu chí đánh giá gia đình, tổ dân phố, khu dân cư văn hóa. Tăng cường công tác quản lý, xử lý chất thải rắn. Xây dựng, ban hành các quy định về quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn Quy Nhơn. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhừ nước, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, chế tài xử lý phạt và thẩm quyền xử lý, xử phạt. Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn. Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin quản lý công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thống nhất từ thành phô đến xã, phường. Giải pháp công nghệ Thực hiện đổi mới quy trình công nghệ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Thực hiện quy trình thu gom khép kín, xóa các ga rác, điểm tập kết rác trên đường phố. Sử dụng trạm trung chuyển có hiệu quả. Dùng xe ép rác lấy rác từ các điểm thu gom trên phố về trạm. Tạo điều kiện cần thiết như bổ sung thêm xe ô tô vận chuyển rác, xe thu gom nhiều loại để đủ xe vào tận ngõ nghẽn thu gom rác để thực hiện quy trình mới. Cho phép công nhân thu gom rác vào tận hộ gia đình nếu có nhu cầu để lấy rác, và được phép thu thêm tiền ngoài lệ phí đã quy định. Mức thu thêm theo thỏa thuận giữa công nhân và hộ gia đình. Đầu tư mua sắm máy móc quét dọn, đầu tư xe thu gom đảm bảo hợp vệ sinh, các xe vận chuyển chuyên dụng, bỏ loại xe đẩy tay hiện nay và thay bằng xe đạp đẩy, xích lô, để đi được xa, nhanh và ít tốn sức lực hơn. Phấn đấu thực hiện công nghệ xử lý và tái chế là chính, chôn lấp những chất thải vô cơ không tái chế được. Thực hiện phân loại rác từ đầu nguồn phục vụ cho nhà máy xử lý chất thải. Phải xử lý nước rác bằng các thiết bị, không chỉ xử lý bằng men đơn thuần như hiện nay. Giải pháp cơ chế Thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước đang đảm nhiệm quản lý, xử lý chất thải rắn. Thực hiện xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, huy động cao nhất sự tham gia của các tổ chức kinh tế - xã hội, cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, xử lý chất thải rắn. Xây dựng, ban hành cơ chế thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và nhân dân đầu tư vào lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải rắn. Xây dựng cơ chế để các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải rắn chuyển đổi theo cơ chế mới, thực hiện quy định về sản phẩm, dịch vụ công ích. Giải pháp tài chính: Để thực hiện được mục tiêu quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải một cách toàn diện và hiệu quả, trong những năm tới thành phố cần phải quan tâm bổ sung thêm kinh phí, phương tiện, thiết bị bằng nguồn khác nhau: Vốn ODA, vốn vay ngân hàng thể giới vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động đầu tư từ các doanh nghiệp, các tổ chức và công đồng. KẾT LUẬN Qua phân tích hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Quy Nhơn hiện nay và tìm hiểu mô hình quản lý cũng như chính sách mà thành phố Quy Nhơn đã và đang áp dụng để quản lý chất thải rắn, đề tài này muốn nêu bật lên được tầm quan trọng của việc quản lý chất thải rắn trong hệ thống cải thiện và bảo vệ môi trường ở Quy Nhơn hiện nay. Bảo vệ môi trường - khẩu hiệu chung của tất cả mọi người sống trên hành tinh chúng ta. Trải qua thời gian đã có lúc con người chỉ biết khai thác và sử dụng triệt để những gì mà thiên nhiên ban tặng, chính hành động đó dẫn tới hậu quả ngày hôm nay: môi trường toàn cầu bị ô nhiễm nặng, thiên nhiên đang kêu cứu. Quản lý chất thải rắn là việc làm tích cực góp phần vào công cuộc cải thiện môi trường sông ngày hôm nay. Qua tìm hiểu ta thấy rằng các nhà quản lý môi trường thành phố Quy Nhơn đang cố gắng bằng mọi nỗ lực đưa Quy Nhơn trở thành một thành phố “Xanh. sạch, đẹp”. Để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ môi trường ngoài những chính sách, luật pháp…thì các biện pháp kĩ thuật đang một được áp dụng rộng rãi. Một trong những biện pháp kĩ thuật được sử dụng là phần mềm, với những ưu điểm vượt trội là kết quả tính toán nhanh và khá chính xác đã trợ giúp cho những nhà quản lý có những quyết định hợp lý. Phần mềm em đã sử dụng trong đồ án này là mô hình khí ISC- ST3 và mô hình nước Streeter-Phelps. Mô hình ISC-ST3 là một trong những phần mềm có khả năng tính toán sự phân bố nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí từ nhiều nguồn thải dưới điều kiện thời tiết bất kỳ. Mô hình Streeter-Phelps là mô hình đặc trưng cho quá trình hoà tan và tiêu thụ ôxy trong dòng sông. Với mục đích cụ thể hóa những ứng dụng của phần mềm ISC-ST3, các tính toán đã được tiến hành đối với các bãi tập kết và bãi chôn lấp chất thải rắn Quy Nhơn. Kết quả cuối cùng được đưa ra dưới dạng các bản đồ phân bố nồng độ các chất ô nhiễm chính CH4, NH3, H2S cho phép đánh giá một cách tổng thể chất lượng cũng như xu hướng phát tán chất ô nhiễm trong khu vực nghiên cứu. Vì vây, đề tài“ Quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn” nhằm bảo vệ môi trường cho cộng đồng, coi bảo vệ môi trường là sự sống còn của mỗi con người. Các giải pháp trong đề tài nên được triển khai áp dụng rộng rãi từ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, đến các tổ chức văn hoá xã hội, đến nhân dân để tạo được nếp suy nghĩ đến gìn giữ môi trường ngay từ thế hệ hôm nay và cơ hội phát triển cho thế hệ mai sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ (2001), Quản lý chất thải rắn đô thị tập 1, Nhà xuất bản xây dựng. PGS.TS Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. PGS.TS Nguyễn Hồng Khánh (2009), Môi trường bãi chôn lấp chất thải và kỹ thuật xử lý nước rác, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. GS.TS Virginia Maclaren và GS.TS Trần Hiếu Nhuệ (2005), Quản lý tổng hợp chất thải ở Campuchia, Lào và Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật. GS.TS Trần Ngọc Chấn (2004), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập (1,3), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Trịnh Thành, Bài giảng mô hình hóa trong công nghệ môi trường và quản lý môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Nghiêm Trung Dũng, Bài giảng kỹ thuật xử lý ô nhiễm khí, Viện Khoa học và Công Nghệ Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Bài giảng Quản lý chất thải rắn, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội. Bùi Tá Long, Bài giảng Mô hình BOD/DO đơn giản – Mô hình Streeter – Phelps và nghiên cứu phát triển mô hình Streeter Phelps,Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG TPHCM. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004. UBND tỉnh Bình Định & Ban CBDA VSMT thành phố Quy Nhơn (2005), Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn thành phố Quy Nhơn năm 2005. UBND tỉnh Bình Định & UBND thành phố Quy Nhơn (2005), Báo cáo dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải thành phố Quy Nhơn năm 2005. Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường Quy Nhơn (2009), Báo cáo thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ thuộc tiểu dự án VSMT thành phố Quy Nhơn năm 2009. UBND tỉnh Bình Định (2009), Báo cáo quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020. Quyết định số 1344/QĐ-STNMT ngày 15/7/2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ thuộc dự án nhà máy xử lý rác thành phố Quy Nhơn của Công ty THHH Môi trường đô thị Quy Nhơn. (ngày 31/3/2010), “ Những thành tựu nổi bật của thành phố Quy Nhơn”. Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Tiếng Anh: WHO (1993), Assessment of sources of air, water, and land pollution. US – EPA (1993), EPA’s guideline on air quality model, USA. US – EPA (1995), EPA’s guide for the industrial source complex dispersion models, USA. PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo_an_tot_nghiep_of_ngoc_4549.doc