hính sách dạy nghề, tạo việc làm, trong những năm qua UBND thành phố
Đông Hà đã phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh
nhằm đào tạo nghề cho người nghèo và tìm kiếm các cơ hội việc làm cho họ. Xét
đến tính hiệu quả của chính sách này, đối tượng điều tra đánh giá đây là chính sách
thứ 3 có tác động giúp thoát nghèo, với 11,1% ý kiến.
Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện chủ trương của chính phủ
trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, UBND TP Đông Hà
triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho
các hộ nghèo trên địa bàn qua đó bộ mặt các nơi tập trung hộ nghèo sinh sống
được cải thiện, đời sống được nâng cao hơn. Trong các ý kiến đánh giá, xây dựng
cơ sở hạ tầng đứng thứ 4 về tác động giúp giảm nghèo, với 10% ý kiến.
127 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông hà - Tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn cho giảm nghèo nhưng vẫn chưa đáp ứng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
85
được nhu cầu; bên cạnh đó, một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng
bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo điều
hành, phân công phân cấp còn chưa hợp lý, việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm
nghèo ở một số nơi chưa sâu sát. Ngoài ra, một bộ phận người nghèo còn tâm lý ỷ
lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Để tạo sự chuyển biến mới trong công tác giảm nghèo thời gian tới, Chính
phủ quyết nghị về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm
2020 như sau:
* Mục tiêu tổng quát:
Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người
nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện
nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi
ngang ven biển và hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng
nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng,
các dân tộc và các nhóm dân cư.
* Mục tiêu cụ thể:
- Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ
nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn
nghèo từng giai đoạn.
- Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế,
giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi
hơn các dịch vụ xã hội cơ bản;
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc
biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết
là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt.
Để đạt được mục tiêu giảm nghèo đến năm 2020 thì Thủ tướng Chính phủ
đã quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2011 - 2020 với các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2020 như sau:
- Phấn đấu 10% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
86
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (sau
đây viết tắt là Nghị quyết 30a); 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven
biển và hải đảo và 30% số xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và
miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí do Thủ tướng Chính
phủ quy định.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh và
dân sinh phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, kinh doanh. Phấn đấu
đến năm 2020:
+ 90% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa
theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải;
+ 60% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hoá theo tiêu chuẩn
kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải;
+ 100% trung tâm xã có điện; trên 90% thôn, bản có điện phục vụ sinh hoạt
và sản xuất, kinh doanh;
+ Các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 80% nhu cầu tưới tiêu
cho diện tích cây trồng hằng năm.
- Thu nhập của hộ nghèo tham gia mô hình tăng 15 - 20%/năm; bình quân
mỗi năm có 10% hộ tham gia mô hình thoát nghèo.
- 100% cán bộ, công chức xã, trưởng thôn, bản và cán bộ đoàn thể được tập
huấn về: kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính
sách, dự án; lập kế hoạch có sự tham gia của người dân; phát triển cộng đồng.
Để thực hiện mục tiêu đề ra đến năm 2020, chương trình được thiết kế thành
4 nhóm dự án, bao gồm: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, các xã đặc
biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã
đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Nhân rộng mô hình giảm nghèo. Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền
thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình. Tổng kinh phí thực hiện
Chương trình khoảng 27.509 tỷ đồng.
Từ mục tiêu giảm nghèo của Quốc gia đến năm 2020, UBND tỉnh Quảng
Trị căn cứ vào tình hình thực tế đề ra mục hiện mục tiêu giảm nghèo tỉnh giai đoạn
2015 - 2020 như sau:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
87
* Mục tiêu tổng quát:
Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần đối với hộ nghèo. Tăng cường các biện pháp giảm nghèo bền
vững, tránh tái nghèo, hỗ trợ, khuyến khích hộ nghèo vươn lên mức sống khá. Tập
trung nguồn lực, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo diện chính sách có công, hộ nghèo dân
tộc thiểu số, hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội.
* Mục tiêu cụ thể:
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh từ 1,5% đến 1,8%/năm, hạn chế thấp
nhất số hộ tái nghèo.
- Phấn đấu đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2% và không còn xã
nghèo (xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên).
- Tập trung giải pháp hỗ trợ hộ chính sách người có công thoát nghèo.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu,
chỉ tiêu giảm nghèo bền vững, tác động chung vào phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phố.
Trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch giảm nghèo của UBND tỉnh Quảng Trị,
thành phố Đông Hà cũng ban hành chương trình giảm nghèo trên địa bàn thành phố
cụ thể như sau:
3.1.2. Mục tiêu của thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Qua phân tích, tình hình thực hiện công tác giảm nghèo, thành tựu đạt được,
những hạn chế còn tồn tại cũng như việc chỉ ra những nguyên nhân của những kết
quả giảm nghèo tại thành phố Đông Hà, có thể chỉ ra một số dự báo về xu hướng
giảm nghèo trong thời gian tới như sau:
3.1.2.1. Mục tiêu chung
Từng bước cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân; tạo điều kiện tốt
nhất để người nghèo có thể tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà
ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin); đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn
chế tái nghèo, xây dựng các mô hình giảm nghèo bền vững; chủ động tạo ra các
nguồn lực mới cho hoạt động trợ giúp người nghèo; giúp đỡ, đỡ đầu hộ nghèo có
địa chỉ nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các phường nội
thụ và phường ven đô, giữa các nhóm dân cư.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
88
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố bình quân mỗi năm từ 0,3 - 0,6%.
- Phấn đấu giảm 3 - 5 hộ gia đình chính sách người có công thuộc diện hộ
nghèo/năm.
- 100% hộ nghèo được mua thẻ bảo hiểm y tế và được tiếp cận các dịch vụ y
tế theo quy định.
- 100% lượt học sinh con hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập theo quy
định; 100% hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi được đến trường học.
- 95% hộ nghèo được tiếp cận các nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 90%
hộ nghèo có nhà tiêu hợp vệ sinh.
- 90% hộ nghèo được sử dụng dịch vụ viễn thông; 95% hộ nghèo có tài sản
phục vụ tiếp cận thông tin.
- 100% hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo đủ điều kiện theo quy định được vay
vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội.
- 75% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tập huấn về khuyến nông - lâm - ngư,
chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức vào sản xuất.
- 90% người lao động nghèo được đào tạo nghề ngắn hạn, trong đó có 50%
có việc làm sau học nghề.
- 80-90% lượt hộ nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí, tạo điều kiện cho
người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách
hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo.
- 100% cán bộ, công chức từ thành phố đến phường, khu phố và cán bộ các
Hội, đoàn thể thành phố, phường được tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực để tổ
chức thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững.
- Tăng cường vận động ủng hộ từ Quỹ “Ngày vì người nghèo” các cấp để bổ
sung nguồn lực hỗ trợ chương trình giảm nghèo bền vững.
3.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh
Quảng Trị
Để thực hiện các chủ trương của Đảng đặt ra đối với sự nghiệp xóa đói giảm
nghèo và các mục tiêu cụ thể đã được xác định, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng
Trị cần phải thực hiện và vận dụng đồng bộ các nhóm giải pháp sau:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
89
3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền về
giảm nghèo
- Công tác chỉ đạo, lãnh đạo
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tập trung quyết liệt của các cấp uỷ
Đảng, Chính quyền, Ban ngành đoàn thể từ thành phố đến cơ sở, đặc biệt là nêu
cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ cụ thể của các Chi bộ Đảng cơ sở đối với
việc thực hiện chương trình giảm cơ bản hộ nghèo.
Kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững từ thành phố đến các phường;
tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ làm công tác chính sách
của thành phố, phường.
- Công tác tuyên truyền
Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã
hội trong việc tuyên truyền, vận động và tham gia các hoạt động xóa đói giảm nghèo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên đến các tầng lớp
nhân dân đặc biệt đối với hộ nghèo, cận nghèo hiểu rõ tầm quan trọng mục tiêu
giảm cơ bản hộ nghèo, cận nghèo là trách nhiệm không chỉ của các cấp uỷ Đảng,
Chính quyền, các Ban ngành đoàn thể từ thành phố đến các phường mà còn là trách
nhiệm chung của toàn thể nhân dân. Đặc biệt đối với hộ nghèo cần phát huy tinh
thần chủ động, tự lực tự cường, để phấn đấu vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng ỷ
lại vào sự trợ giúp của Nhà nước.
- Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình
Thực hiện tốt công tác dân số KHHGĐ, giảm tỷ lệ sinh và sinh con thứ 3,
giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.
- Tăng cường công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội điển hình là tệ nạn
ma tuý
- Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội, xây
dựng mô hình phường, khu phố và cơ quan, trường học không có tệ nạn xã hội;
nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục về các tệ nạn xã hội. Đây chính là một
trong những giải pháp được lồng ghép nhằm hạn chế các gia đình có con em trong
độ tuổi vị thành niên, tránh sa vào các tệ nạn xã hội, gây tổn thất cả về vật chất lẫn
tinh thần cho gia đình và cộng đồng, có thể khiến gia đình rơi vào cảnh cùng quẫn
vì chi phí điều trị cho con em của họ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
90
3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển về kinh tế - xã hội
Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ thành phố Đông Hà lần thứ XII đó là tăng dần tỷ trọng công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn sẽ thu hút được lao động nông nghiệp tại chỗ, nâng
cao thu nhập cho nông dân đặc biệt là người nghèo. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn là con dường cơ bản để thoát nghèo, tuy nhiên phải dựa vào điều kiện
của từng vùng, mỗi vùng phải xác định được thế mạnh của mình trong việc nuôi
con gì, trồng cây gì đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật như
giao thông đặc biệt là các phường nghèo của thành phố. Đầu tư xây dựng các công
trình thủy lợi để tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm, tháo gỡ khâu tưới
tiêu. Xây dựng hệ thống điện, nước sạch, trường học và y tế nhằm tạo điều kiện
cho kinh tế xã hội phát triển và hấp dẫn các nhà đầu tư vào địa bàn thành phố.
Hoàn thành dồn điền đổi thửa ở các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định và
kế hoạch xây dựng nông thôn mới để tạo điều kiện cho sản xuất phát triển đặc biệt
là 2 phường có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của thành phố sản xuất chủ yếu là thuần
nông phục thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Tổ chức lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội cùng hỗ trợ cho chương
trình giảm nghèo.
Tiếp tục phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị tổ chức thực
hiện dự án ở 2 phường còn nhiều hộ nghèo thành phố Đông Hà theo Quyết định số
475/QĐ-UBND ngày 12/05/2016 của UBND thành phố.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ đó sẽ cung cấp nguồn lực cho giảm nghèo,
tạo ra những yếu tố bền vững để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả, bền vững hơn.
3.2.3. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng
thu nhập
- Các giải pháp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo
Thực hiện tốt chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn theo quyết
định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quan tâm hỗ trợ kinh phí cho công
tác đào tạo dạy nghề cho lao động nghèo, cận nghèo và lao động nông thôn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
91
Đẩy mạnh công tác cho vay từ các nguồn vốn nhất là vốn quỹ quốc gia giải
quyết việc làm, đồng thời có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đóng trên
địa bàn tuyển dụng lao động là con, em các hộ chính sách, hộ nghèo và hộ bị thu
hồi đất nông nghiệp vào làm việc nhằm hoàn thành chỉ tiêu giải quyết việc làm cho
người lao động.
Tổ chức tốt phiên giao dịch việc làm tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận
thị trường lao động, có cơ hội tìm được việc làm góp phần giảm nghèo bền vững.
Tập trung và quan tâm hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo dạy nghề cho
người nghèo, đồng thời tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông để có định
hướng học nghề phù hợp với điều kiện kinh tế của từng vùng, sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế vùng miền.
Xây dựng và triển khai Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp đến
năm 2020” trên địa bàn thành phố Đông Hà.
- Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo
Huy động và tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội,
quỹ của hội nông dân, hội phụ nữ thông qua UBND phường và các Hội đoàn thể
đứng ra tín chấp tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ có nhu cầu được vay vốn đầu tư cho
sản xuất; Đồng thời, tư vấn, hướng dẫn, lựa chọn các phương án sử dụng vốn tối ưu,
phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn để người nghèo có thể sử dụng vốn vào
sản xuất, kinh doanh hợp lý, tạo thu nhập và tâm lý, niềm tin thoát nghèo.
Tăng cường công tác quản lý triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án vay
vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và cho học sinh, sinh viên là con hộ nghèo,
cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn;
Tạo điều kiện cho lao động hộ chính sách, hộ nghèo có đủ điều kiện đi xuất
khẩu lao động được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội; có chính sách
hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng và khám sức
khoẻ đối với lao động hộ chính sách, hộ nghèo đi xuất khẩu lao động.
- Hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, phân bón và tập huấn khoa học kỹ thuật,
hỗ trợ sản xuất, hướng dẫn người nghèo làm ăn
Đối với các hộ nghèo ở vùng ven đô thành phố, tổ chức tập huấn, đào tạo,
hướng dẫn cả về kiến thức, kỹ năng để có thể tham gia vào hoạt động sản xuất các
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
92
mô hình nông nghiệp như: mô hình cánh đồng lớn, lúa hữu cơ, lúa chất lượng cao
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; trồng cây dược liệu đinh lăng, dưới hình
thức làm thuê, mướn, lâu dài. Từng bước cải thiện điều kiện sống, tạo ra thu
nhập giúp thoát nghèo.
Đối với các hộ nghèo ở vùng nội đô, phối hợp với các cơ sở đào tạo, các
doanh nghiệp đào tạo nghề miễn phí, sau lựa chọn, tuyển dụng vào các doanh
nghiệp, đơn vị liên kết, đơn vị có nhu cầu nhân lực để họ có công ăn việc làm, có
thu nhập, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.
Tổ chức hỗ trợ mua các loại cây con giống có năng suất chất lượng cao,
phân bón và thức ăn phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ kinh phí tiêm phòng dịch
bệnh gia súc, gia cầm cho hộ nghèo.
Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn về cách làm ăn, kỹ thuật chăn nuôi
trồng trọt và tham quan mô hình trình diễn để hộ nghèo học tập.
Đề nghị các hội đoàn thể phối hợp với trạm khuyến nông, thú y, tổ chức tập
huấn hướng dẫn cách làm ăn, phòng trừ dịch bệnh và hướng dẫn sử dụng vốn có hiệu
quả, giúp đỡ hộ nghèo về cây con giống, phân bón, vận động hội viên đoàn viên làm
ăn khá giỏi tham gia giúp đỡ hướng dẫn các hội viên, đoàn viên nghèo, cận nghèo
cách làm ăn phấn đấu thoát nghèo, không để hội viên, đoàn viên mình tái nghèo.
Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, kết hợp
đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu công nghiệp - dịch vụ
- nông nghiệp. Từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang các lĩnh
vực công nghiệp, dịch vụ.
Chú trọng đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, thuỷ lợi nội đồng, đảm bảo
công tác tưới, tiêu, chống ngập hoạt động tốt.
3.2.4. Giải pháp thực hiện chính sách tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản
- Hỗ trợ về y tế
Làm thủ tục đề nghị UBND thành phố đầu tư kinh phí mua thẻ BHYT miễn
phí để cấp cho hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội, đồng thời đẩy
mạnh các hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo cho người nghèo nhằm hạn chế
mức thấp nhất các hộ cận nghèo bị rơi vào hộ nghèo vì lý do có thành viên bị rủi ro
ốm đau, bệnh tật;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
93
Đẩy mạnh các hoạt động khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng
chính sách hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội. Tạo phong trào xã hội hóa trong
công tác khám chữa bệnh từ thiện.
- Hỗ trợ về giáo dục
Tổ chức thực hiện tốt chính sách cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho
những học sinh con hộ nghèo, hộ chính sách theo Nghị định 49/NĐ-CP. Ngoài ra
tăng cường vận động các đoàn thể, tổ chức đơn vị và các nhà hảo tâm hỗ trợ sách
vở, đồ dùng học tập, cấp học bổng, biểu dương các học sinh nghèo, cận nghèo vượt
khó vươn lên trong học tập.
Các hội đoàn thể, ngân hàng chính sách xã hội, UBND các phường phối hợp
chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình nghèo, gia đình hoàn cảnh
khó khăn có con đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề được vay vốn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-CP của Chính
phủ, không để học sinh, sinh viên phải bỏ học vì lý do không có tiền.
- Hỗ trợ về nhà ở và tiền điện
Tiếp tục vận động các tổ chức, đơn vị và nhân dân tham gia xây dựng quỹ
“đền ơn đáp nghĩa” và quỹ “Vì người nghèo” để giúp đỡ cho hộ chính sách và hộ
nghèo xây dựng nhà ở và tặng quà nhân các ngày lễ, tết trong năm.
Thực hiện hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo công văn số 933/LĐTBXH-
KHTC ngày 01/4/2011 của Bộ LĐ-TB&XH về hướng dẫn việc chi trả kinh phí hỗ
trợ tiền điện cho hộ nghèo.
3.2.5. Giải pháp kiện toàn và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công
tác giảm nghèo
Nhà nước cần có chính sách quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần,
đặc biệt là mức phụ cấp đối với cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo cấp
xã để họ yên tâm công tác lâu dài.
Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững
từ thành phố đến các phường và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo
cấp phường thông qua hình thức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức giảm nghèo, tuyên
truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giảm nghèo.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
94
Hàng năm mở lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giảm
nghèo tại cơ sở để nâng cao nhận thức và nghiệp vụ.
3.2.6. Giải pháp chống tái nghèo
Theo kết quả điều tra, đến 31/12/2017 toàn thành phố có 1.722 hộ cận nghèo
với 2.010 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 7,6% đây là những hộ có nguy cơ rơi vào hộ
nghèo. Để đảm bảo tính bền vững của chương trình giảm nghèo cần tổ chức thực
hiện tốt chính sách an sinh xã hội đối với hộ cận nghèo như sau: Hỗ trợ 50% tiền
mua thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, cấp bù kinh phí cho học sinh, sinh viên
thuộc diện cận nghèo; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp,
lao động thuộc diện cận nghèo.
Đối với hộ nghèo, cận nghèo khi tham gia vào các lớp đào tạo nghề, chú
trọng công tác đào tạo gắn với vị trí việc làm và việc sử dụng lao động sau đào tạo,
cụ thể:
- Đối với các lớp đào tạo nghề về trồng trọt, chăn nuôi, chú trọng công
tác chế biến, bảo quản, xuất bán sản phẩm ngay cả khi thị trường khan hiếm, từ đó
mang lại thu nhập ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho họ.
- Đối với các lớp đào tạo nghề kỹ thuật, xây dựng, cần hướng dẫn,
chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện có của các Nhà máy,
công ty, trên địa bàn thành phố, đào tạo cho học viên trình độ, xây dựng các kỹ
năng cần thiết có thể áp dụng được ngay vào công việc, tăng cơ hội được tuyển
dụng cho nhóm người nghèo có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp.
Triển khai thực hiện các giải pháp hạn chế tâm lý “hưởng thụ” các chính
sách dành cho hộ nghèo đối với nhóm đối tượng cận nghèo, mới thoát nghèo, phát
sinh nghèo. Cụ thể, đó là thực hiện giải pháp rà soát, kiểm tra để nắm được điều
kiện, hoàn cảnh sống của từng hộ trong nhóm đối tượng này, nắm được thu nhập
của từng thành viên trong hộ, nắm được những nhu cầu hợp pháp, chính đáng của
họ. Từ đó, triển khai trợ giúp, cấp vốn để làm ăn, giới thiệu học nghề hoặc tìm việc
làm phù hợp với sức khỏe, điều kiện làm việc của từng người, hướng dẫn, mở các
lớp tập huấn, đào tạo nghề, kỹ năng giúp họ có kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh
hay kinh nghiệm nuôi dạy, giáo dục con cái. Từng bước thay đổi, nâng cao nhận
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
95
thức tiến tới thay đổi trong hành động của họ, giúp họ có ý chí, quyết tâm vươn lên
trong lao động, sản xuất để thoát nghèo bền vững.
Đối với những người nghèo thuộc nhóm người già neo đơn, người bị đau
ốm, bệnh tật, người không có khả năng lao động họ không có sức lao động, không
có khả năng tạo ra thu nhập nên vĩnh viễn không thể thoát nghèo. Với nhóm những
người nghèo này các chính sách hỗ trợ chủ yếu đó là: kinh phí trang trải cuộc sống
từng tháng; cấp thẻ bảo hiểm y tế; hỗ trợ tất cả các chi phí chi tiêu cần chi trả như:
tiền điện, nước, rác thải, để họ có cuộc sống ổn định.
3.2.7. Giải pháp khác
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá trong việc thực hiện
chương trình mục tiêu về giảm nghèo bền vững, thông qua các cuộc kiểm tra giám
sát nhắc nhở các đơn vị cần tập trung hơn nữa công tác lãnh đạo chỉ đạo của cấp
uỷ, chính quyền về thực hiện chương trình, tổ chức triển khai kịp thời và đầy đủ
các chính sách hỗ trợ của nhà nước đến các hộ nghèo.
Triển khai các biện pháp, giải pháp nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các
doanh nghiệp, sự ủng hộ của cộng đồng dân cư đóng góp quỹ vì người nghèo để
đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, các thiết chế văn hoá và công trình dân sinh phúc
lợi khác trên địa bàn.
Thông qua các hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp ủy Đảng,
Chính quyền địa phương, tuyên truyền, vận động đến các doanh nghiệp để họ nâng
cao trách nhiệm xã hội, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng nói chung và đặc biệt
là các hộ nghèo nói riêng để họ có cuộc sống ổn định hơn, tốt đẹp hơn.
Nâng cao dân trí cho người nghèo, tạo điều kiện thích hợp cho các hộ nghèo
phát triển kinh tế, tự vươn lên thoát nghèo.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
96
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Chương trình giảm nghèo bền vững ở thành phố Đông Hà được tổ chức thực
hiện dựa trên chủ trương, quan điểm, yêu cầu cấp thiết của Đảng và Nhà nước, đặc
biệt quan điểm chủ đạo trong Nghị Quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 về
định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011 đến năm 2020. Luận văn đã đưa
ra định hướng về giảm nghèo bền vững ở thành phố Đông Hà, đề xuất các giải
pháp trong thực hiện đến năm 2022 và những năm tiếp theo. Từ kết quả nghiên cứu
của đề tài: “Nghiên cứu giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông hà,
tỉnh Quảng Trị” có thể kết luận:
Thứ nhất, trên cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững, kinh nghiệm giảm
nghèo bền vững ở một số tỉnh, huyện có điều kiện tương đồng, căn cứ vào thực tiễn
công tác giảm nghèo bền vững ở thành phố Đông Hà trong thời gian qua, gắn với
những điều kiện riêng biệt, tác giả cho rằng cần nghiên cứu giảm nghèo bền vững ở
thành phố Đông Hà nhằm đưa ra những giải pháp cho thời gian tới là cần thiết, xây
dựng thành phố xứng đáng là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Quảng Trị.
Thứ hai, công tác giảm nghèo của thành phố trong thời gian qua đã đạt được
một số thành tựu. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế việc thực hiện các chính sách, chương
trình, dự án giảm nghèo như: kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; các chính
sách thực hiện dàn trải trên nhiều lĩnh vực, gây thất thoát, lãng phí trong khi sự
“hưởng lợi” của các hộ nghèo, cận nghèo còn hạn chế. Để tiếp tục nâng cao tính bền
vững của công tác giảm nghèo theo hướng bền vững thì UBND thành phố cần hoàn
thiện, mở rộng chính sách hiện hành đối với người nghèo sao cho hướng trực tiếp
vào các vấn đề: nâng cao năng lực người nghèo; tạo cơ hội bình đẳng cho người
nghèo trong tiếp cận với các dịch vụ xã hội xã hội cơ bản; trợ giúp đột xuất khi gặp
thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu, hỗ trợ các điều kiện về vốn, con giống, kết
hợp tập huấn, hướng dẫn, tạo công ăn việc làm ổn định, theo đúng các quan điểm
đã đề cập trong phần quan niệm về giảm nghèo bền vững ở chương 1. Cùng với đó,
đổi mới cách tiếp cận, trong hỗ trợ giảm nghèo, trước hết là về quan niệm cũng như
nhận thức về thế nào là giảm nghèo bền vững, sau đó là việc xem xét lại một số
chính sách như hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng các phường trọng điểm, đầu tư đường
xá, giao thông, hạ tầng. Tiếp tục xây dựng và triển khai thêm các những chính sách
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
97
an sinh xã hội, chính sách, chương trình giảm nghèo đặc thù. Tuy nhiên, thách thức
lớn nhất trong việc xây dựng và triển khai chính sách, chương trình giảm nghèo vẫn
là những vấn đề thuộc về cách tiếp cận và cơ chế thực hiện để chính sách và chương
trình giảm nghèo đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, với những nghiên cứu, đánh giá về tình hình giảm nghèo của thành
phố Đông Hà, rút ra những nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như
những hạn chế. Trên cơ sở quan điểm và những dự báo xu hướng của công cuộc
giảm nghèo của thành phố trong thời gian tới, luận văn đề xuất các giải pháp phù
hợp với những điều kiện khách quan và chủ quan của thành phố nhằm giúp cho
việc thực hiện giảm nghèo thực sự bền vững cho những năm tiếp theo.
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng để thực hiện giảm nghèo bền
vững điều cấp thiết đó là các cấp, ngành cần đẩy nhanh rà soát, sửa đổi, bổ sung
chính sách giảm nghèo, tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực bảo đảm đồng bộ,
hiệu quả, dễ theo dõi, dễ thực hiện. Dưới góc độ nghiên cứu, tác giả luận văn có
các kiến nghị sau:
Đối với các hộ nghèo là những người già cả, neo đơn, khuyết tật nặng cần
đưa ra khỏi diện hộ nghèo và đưa vào diện đối tượng bảo trợ xã hội để hưởng chính
sách trợ cấp xã hội lâu dài vì các đối tượng này không có giải pháp và không thể xoá
được nghèo.
Kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với hộ nghèo và các địa phương có
thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện các chính sách giảm nghèo để làm
gương, đồng thời khuyến khích các hộ nghèo khác noi theo tạo nên một phong trào
thi đua sâu rộng trong toàn dân nhằm khai thác mọi nguồn lực, mọi tiềm năng, thế
mạnh góp phần thực hiện Chương trình có hiệu quả và bền vững.
Cần phát huy vị trí, vai trò của Ban Chỉ đạo giảm nghèo nhằm nâng cao
trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo
như: thực hiện công tác xây dựng chương trình, mục tiêu, giải pháp thực hiện công
tác giảm nghèo; Chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2007, tr. 157.
2
Chính phủ (2011), Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2011 về định hướng giảm
nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, Hà Nội.
3
Nguyễn Thị Hoa (2009), Hoàn thiện các chính sách XĐGN chủ yếu của Việt
Nam đến năm 2015, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.
4
Thái Phúc Thành (2014), Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền
vững ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội
5
Chương trình phát triển Liên Họp quốc (2009), Rà soát tổng quan các chương
trình dự án giảm nghèo ở Việt Nam, Hà Nội.
6
Hoàng Xuân Trung (2012), về việc thiết kế chương trình giảm nghèo ở vùng
dân tộc, miền núi, Tạp chí Dân tộc số 139 xuất bản tháng 7 năm 2012.
7
Lê Văn Bình (2009), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững vùng Bắc
Trung bộ và Duyên hải Trung bộ trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ
Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.
8
Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày
08/7/2005, ban hành kèm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.
9
Thủ Tướng Chính Phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày
30/01/2011, về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2011-2015, Hà Nội.
10
Thủ Tướng Chính Phủ (2015), Quyết định số 59/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 11
năm 2015, về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016-2020, Hà Nội
11
Phạm Xuân Nam và Peter Boothroyd (2003), Về đánh giá chính sách và hoạch
định chính sách giảm nghèo, Kỷ yếu hội thảo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12 Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 2010
13
Nguyễn Thị Hoa (2014), Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ
yếu của Việt Nam đến năm 2020, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
99
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA
PHIẾU ĐIỀU TRA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
(Giành cho hộ nghèo)
Xin chào ông/bà!
Tôi là Nguyễn Hữu Phước, học viên Lớp Cao học ngành Quản lý kinh tế
của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, tôi đang thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị”. Mọi ý
kiến trả lời của ông/bà đều góp phần vào sự thành công của đề tài nghiên cứu này
và có thể giúp tôi hoàn thành khóa học của mình. Kính mong ông/bà dành chút ít
thời gian để trả lời các câu hỏi sau.
Xin chân thành cảm ơn.
---------------------------------------------
Phần 1. Thông tin cá nhân
1. Giới tính
Nam Nữ
2. Trình độ văn hóa
Chưa đào tạo Cấp 1
Cấp 2 Cấp 3
3. Độ tuổi
<30 31-40
41-50 >50
4. Nghề nghiệp
Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp-xây dựng
Thương mại-dịch vụ Thất nghiệp
Phần 2. Đánh giá về chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành
phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
2.1. Theo ông bà, nguyên nhân nào làm gia đình ông bà thuộc diện nghèo?
Thiếu vốn Thiếu đất sản xuất Đông con, người già
Việc làm không ổn định Thất nghiệp Đau ốm, bệnh tật
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
100
Thiên tai, mất mùa Không biết làm kinh tế Nguyên nhân khác
2.2. Phường nơi ông/bà sinh sống có thành lập ban quản lý giảm nghèo không?
Có Không
2.3. Xin ông/bà cho biết nơi ông/bà sinh sống có được hưởng lợi từ chính sách
giảm nghèo bền vững của Nhà nước không?
Có Không
2.4. Phường nơi ông/bà sinh sống có tổ chức mô hình giảm nghèo không?
Có Không
2.5. Các mô hình giảm nghèo có đa dạng để phù hợp với từng nhóm hộ nghèo như
ông bà không?
Có Không
2.6. Theo ông/bà, các mô hình giảm nghèo ở địa phương có thể thoát nghèo không?
Có Không
2.7. Các chính sách hỗ trợ cho người nghèo ở địa phương thực hiện, ông bà có thấy
công bằng cho các đối tượng nghèo không?
Có Không
2.8. Cuộc sống của gia đình ông/bà từ khi thực hiện các chính sách giảm nghèo bền
vững đến nay có được cải thiện không?
Không thay đổi
Thêm nợ nần do được vay tiền
Cải thiện nhưng không được nhiều
Cải thiện đáng kể
2.9. Những chính sách nào đang được thực hiện có thể giúp ông bà thoát nghèo?
Chính sách giáo dục
Chính sách hỗ trợ nhà ở chống bão lụt
Chính sách khuyến nông, lâm ngư, hỗ trợ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Dạy nghề, tạo việc làm
Chính sách cho vay vốn
Chính sách hỗ trợ, pháp lý, văn hóa, thông tin
Hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ y tế
Chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
101
2.10. Theo ông/bà, khi đã thoát nghèo nhờ các chính sách hỗ trợ, nguy cơ tái nghèo
có cao không?
Có Không
2.11. Ông/bà cho biết cách thức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hiện nay
có phù hợp với điều kiện của địa phương và điều kiện của gia đình ông/bà không?
Có Không
2.12. Ông bà có tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách
giảm nghèo ở phường không?
Có Không
2.13. Công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở địa phương
diễn ra như thế nào?
Yếu kém Chưa tốt Đạt yêu cầu Tổ chức tốt
------------------------------------
Xin chân thành cảm ơn!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
102
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
(Dành cho cán bộ, công chức phường)
Xin chào ông/bà!
Tôi là Nguyễn Hữu Phước, học viên Lớp Cao học ngành Quản lý kinh tế
của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, tôi đang thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị”. Mọi ý
kiến trả lời của ông/bà đều góp phần vào sự thành công của đề tài nghiên cứu này
và có thể giúp tôi hoàn thành khóa học của mình. Kính mong ông/bà dành chút ít
thời gian để trả lời các câu hỏi sau.
Xin chân thành cảm ơn.
---------------------------------------------
Phần 1. Thông tin cá nhân
1. Đối tượng
Cán bộ, công chức chuyên môn Cán bộ lãnh đạo, quản lý
2. Giới tính
Nữ Nam
3. Trình độ chuyên môn
Sơ cấp Trung cấp
Cao đẳng Đại học trở lên
4. Độ tuổi
<30 31-40
41-50 >50
Phần 2. Đánh giá về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố
Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Phương án nào phù hợp, ông/bà khoanh tròn vào số thứ tự của phương án đó
2.1. Theo ông bà, nguyên nhân nào làm các gia đình nghèo?
Thiếu vốn Thiếu đất sản xuất Đông con, người già
Việc làm không ổn định Thất nghiệp Đau ốm, bệnh tật
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
103
Thiên tai, mất mùa Không biết làm kinh tế Nguyên nhân khác
2.2. Ở phường có thành lập ban quản lý thực hiện chính sách giảm nghèo không?
Có Không
2.2a. Người dân có tích cực tham gia thực hiện các chính sách giảm nghèo ở địa
phương không?
Tham gia tích cực Tham gia nhưng không tích cực
Không tham gia
2.3. Công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở địa phương
diễn ra như thế nào?
Yếu kém Chưa tốt Đạt yêu cầu Tổ chức tốt
2.4. Phường nơi ông/bà làm việc có tổ chức mô hình giảm nghèo không?
Có Không
2.5. Các mô hình giảm nghèo có đa dạng để phù hợp với từng nhóm hộ nghèo
không?
Có Không
2.6. Theo ông/bà, các mô hình giảm nghèo ở địa phương có thể thoát nghèo không?
Có Không
2.7. Các chính sách hỗ trợ cho người nghèo ở địa phương thực hiện, ông bà có thấy
công bằng cho các đối tượng nghèo không?
Có Không
2.8. Cuộc sống của hộ nghèo từ khi thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững
đến nay có được cải thiện không?
Không thay đổi Cải thiện nhưng không được nhiều
Cải thiện đáng kể Thêm nợ nần do được vay tiền của nhà nước
nhưng không trả nợ được vì mất mùa, dịch bệnh hoặc nguyên nhân khác.
2.9. Những chính sách nào đang được thực hiện có thể giúp người dân thoát
nghèo?
Chính sách giáo dục
Chính sách hỗ trợ nhà ở chống bão lụt
Chính sách khuyến nông, lâm ngư, hỗ trợ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Dạy nghề, tạo việc làm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
104
Chính sách cho vay vốn
Chính sách hỗ trợ, pháp lý, văn hóa, thông tin
Hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ y tế
Chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng
2.10. Theo ông/bà, khi đã thoát nghèo nhờ các chính sách hỗ trợ, nguy cơ tái nghèo
có cao không?
Có Không
2.11. Ông/bà cho biết cách thức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hiện
nay có phù hợp với điều kiện của địa phương không?
Có Không
2.12. Khi thực hiện chính sách ở cấp mình, ông/bà thấy sự phối hợp giữa các cấp
với nhau.
Tốt Rất rốt Không tốt
2.13. Công tác vận động tuyên truyền ở địa phương ông/bà có được thực hiện
thường xuyên không
Không thường xuyên Khá thường xuyên Thường xuyên
Nếu có thì theo ông/bà chất lượng tuyên truyền như thế nào?
Không hiệu quả Hiệu quả chưa cao Hiệu quả cao
2.14. Khi thực hiện chính sách cở cấp mình, UBND phường có phối hợp với các cơ
quan nhà nước ở tỉnh, thành phố và với các tổ chức CT-XH không?
Không thường xuyên Khá thường xuyên Thường xuyên
Nếu có thì hiệu quả thế nào
Không hiệu quả Hiệu quả chưa cao Hiệu quả cao
2.15. Khi kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách ở địa phương có sự
tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội không?
Không thường xuyên Khá thường xuyên Thường xuyên
------------------------------------
Xin chân thành cảm ơn!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
105
Phụ lục 2: CHÍNH SÁCH VỀ GIẢM NGHÈO
VÀ CÁC VĂN BẢN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
STT Tên loạivăn bản
Số, ký hiệu;
ngày/tháng/năm
ban hành
Trích yếu nội dung văn bản Thời điểm cóhiệu lực
1 Nghị quyết
của Quốc Hội
Số 76/2014/QH13
ngày 24/6/2014
Về đẩy mạnh mục tiêu giảm nghèo bền
vững đến năm 2020 24/6/2014
2 Nghị quyết
của Chính phủ
Số 30a/2008/NQ-
CP ngày 27/12/2008
Về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh
và bền vững đối với 61 huyện nghèo 27/12/2008
3 Nghị quyết
của Chính phủ
Số 80/2011/NQ-CP
ngày 19/5/2011
Về định hướng giảm nghèo bền vững
thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 19/5/2011
4 Nghị định Số 78/2002/NĐ-CP
ngày 4/10/2002
Về tín dụng đối với người nghèo và các
đối tượng chính sách khác 19/10/2002
5 Quyết định
củaTTgCP
Số 167/2008/QĐ-
TTg ngày
12/12/2008
Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 11/1/2009
6 Quyết định
của TTgCP
Số 67/2010/QĐ-
TTg ngày
29/10/2010
Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quyết định số 167/2008/QĐ- TTg ngày
12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
25/12/2010
7 Quyết định
của TTgCP
Số 54/2012/QĐ-
TTg ngày 4/12/2012
Về Ban hành chính sách cho vay vốn
phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc
thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn
2012-2015
1/2/2013
8 Quyết định
của TTgCP
Số 15/2013/QĐ-
TTg ngày
23/02/2013
Về tín dụng đối với hộ cận nghèo 16/4/2013
9 Quyết định
của TTgCP Số 1614/QĐ-TTg
Về việc Phê duyệt đề án tổng thể
“chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo
lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều
áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”
15/9/2015
10 Quyết định
của TTgCP Số 59/QĐ-TTg,
Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều 5/1/2016
11 Nghị định Số 41/2010/NĐ-CP
ngày 12/4/2010
Về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn 1/6/2010
12 Thông tư liên
tịch
Số 08/2009/TTLT-
BXD-BTC-
BKHĐT-
BNNPTNT-
NHNNVN ngày
19/5/2009
Hướng dẫn thực hiện Quyết định số
167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách
hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
3/7/2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
106
13 Thông tư
Số 06/2009/TT-
NHNN ngày
09/4/2009
Quy định chi tiết về chính sách cho vay
ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗ trợ
các huyện nghèo tại Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ
9/4/2009
14 Quyết định
của TTgCP
Số 2621/QĐ-TTg
ngày 31/12/2013
Sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ
phát triển sản xuất quy định tại Nghị
quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày
27/12/2008
31/12/2013
15 Quyết định
của TTgCP
Số 872/QĐ-TTg
ngày 06/6/2014
Về điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối
với một số chương trình tín dụng chính
sách tại ngân hàng chính sách xã hội
6/6/2014
16 Quyết định
của TTgCP
Số 734/1997QĐ-
TTg ngày 06/9/1997
Về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý
cho người nghèo và đối tượng chính sách 21/9/1997
17 Nghị định Số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006
Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở
giáo dục trình độ đại học, cao đẳng,
TCCN thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
29/11/2010
18 Nghị định Số 49/2010/NĐ-CP
ngày 14/5/2010
Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ
chi phí học tập, cơ chế thu, sử dụng học
phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân từ năm học
2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015
1/7/2010
19 Quyết định
của TTgCP
Số 152/2007/QĐ-
TTg ngày 14/9/2007
Về học bổng chính sách đối với học
sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
1/1/2008
20 Quyết định
của TTgCP
Số 85/2010/QĐ-
TTg ngày
21/12/2010
Ban hành một số chính sách hỗ trợ học
sinh bán trú và trường phổ thông dân
tộc bán trú
8/2/2011
21 Quyết định
của TTgCP
Số 12/2013/QĐ-
TTg ngày
24/01/2013
Quy định về chính sách hỗ trợ học sinh
trung học phổ thông ở vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
15/3/2013
22 Quyết định
của TTgCP
Số 36/2013/QĐ-
TTg ngày 18/6/2013
Về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh
các trường ở khu vực có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn
1/9/2013
23 Quyết định
của TTgCP
Số 167/2008/QĐ-
TTgCP Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 11/1/2009
24 Quyết định
của TTgCP
Số 67/2010/QĐ-
TTg ngày
29/10/2010
Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày
12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
25/12/2010
25 Quyết định
của TTgCP
Số 498/2013/QĐ-
TTg ngày 21/3/2013
Bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình
MTQG về xây dựng nông thôn mới 21/3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
107
26 Thông tư liên
tịch
Số 05/2013/TTLT-
UBDT-NNPTNT-
BKHĐT-TC-XD
ngày 18/11/2013
Hướng dẫn thực hiện Chương trình 135
về hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất
các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã
an toàn khu, thôn bản đặc biệt khó khăn
1/3/2014
27 Thông tư
liên tịch
Số 02/2014/TTLT-
BKHĐT-BTC ngày
12/02/2014
Hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn
thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn
các huyện nghèo
28/3/2014
28 Quyết định
củaTTgCP
Số 1342/QĐ-TTg
ngày 25/8/2009
Phê duyệt kế hoạch kế hoạch định canh,
định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số
du canh, du cư đến năm
25/8/2009
29 Quyết định
của TTgCP
Số 186/2006/QĐ-
TTgCP ngày
14/8/2006
Về việc ban hành quy chế quản lý rừng 7/9/2006
30
Quyết định cư
cho đồng bào
dân tộc thiểu
số giai đoạn
2007 - 2010
Số 147/2007/QĐ-
TTg ngày10/9/2007
Một số chính sách phát triển rừng sản
xuất giai đoạn 2007 - 2015 7/10/2007
31 Quyết định
của TTgCP
Số 102/2009/QĐ-
TTg ngày 07/8/2009
Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người
dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn 20/9/2009
32 Quyết định
của TTgCP
Số 42/2012/QĐ-
TTg ngày
Về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng
lao động là người dân tộc thiểu số tại khu
vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn
1/12/2012
33 Thông tư liên
tịch
Số 102/2007/TTLT-
BTC-BLĐTBXH
ngày 20/7/2007
Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối
với một số dự án của Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo
17/09/2007
34 Thông tư liên
tịch
Số 68/2013/TTLT-
BTC-BLĐTBXH
ngày 21/5/2013
Quy định quản lý và sử dụng kinh phí
thực hiện dự án 3 và dự án 4 của
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2012 -
5/7/2013
35 Quyết định
của TTgCP
Số 289/QĐ-TTg
ngày 18/3/2008
Về ban hành một số chính sách hỗ trợ
đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc
diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận
nghèo và ngư dân
18/3/2008
36 Quyết định
của TTgCP
Số 71/2009/QĐ-
TTg ngày TTgCP
Phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện
nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động
góp phần giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2009 - 2020.
29/4/2009
37 Quyết định
của TTgCP
Số 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009
Phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020” 27/11/2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
108
Phụ lục 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Đối với hộ nghèo
Gioi tinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Nam 88 73,3 73,3 73,3
Nu 32 26,7 26,7 100,0
Total 120 100,0 100,0
Trinh do
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Chua qua dao tao 28 23,3 23,3 23,3
Cap 1 34 28,3 28,3 51,7
Cap2 38 31,7 31,7 83,3
Cap3 20 16,7 16,7 100,0
Total 120 100,0 100,0
Tuoi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
<30 18 15,0 15,0 15,0
31-40 28 23,3 23,3 38,3
41-50 41 34,2 34,2 72,5
>50 33 27,5 27,5 100,0
Total 120 100,0 100,0
Nghe nghiep
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Nong lam nghiep 69 57,5 57,5 57,5
Cong nghiep xay dung 20 16,7 16,7 74,2
Thuong mai dich vu 18 15,0 15,0 89,2
That nghiep 13 10,8 10,8 100,0
Total 120 100,0 100,0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
109
Nguyen nhan ngheo
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Chinh sach giao duc ho tro con
em di hoc
25 20,8 20,8 20,8
Thieu dat dai 20 16,7 16,7 37,5
Dong con, nguoi gia 18 15,0 15,0 52,5
Viec lam khong on dinh 15 12,5 12,5 65,0
That nghiep 13 10,8 10,8 75,8
Dau om, benh tat 12 10,0 10,0 85,8
Thien tai, mat mua 7 5,8 5,8 91,7
Khong biet lam kinh te 8 6,7 6,7 98,3
Nguyen nhan khac 2 1,7 1,7 100,0
Total 120 100,0 100,0
Cau22
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid Co 120 100,0 100,0 100,0
Cau23
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Co 110 91,7 91,7 91,7
Khong 10 8,3 8,3 100,0
Total 120 100,0 100,0
Cau24
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Co 73 60,8 60,8 60,8
Khong 47 39,2 39,2 100,0
Total 120 100,0 100,0
Cau25
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Co 42 35,0 35,0 35,0
Khong 78 65,0 65,0 100,0
Total 120 100,0 100,0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
110
Cau26
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Co 54 45,0 45,0 45,0
Khong 66 55,0 55,0 100,0
Total 120 100,0 100,0
Cau27
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Co 68 56,7 56,7 56,7
Khong 52 43,3 43,3 100,0
Total 120 100,0 100,0
Cau28
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Khong thay doi 5 4,2 4,2 4,2
Them no nan do duoc vay tien 10 8,3 8,3 12,5
Cai thien nhung khong duoc
nhieu
50 41,7 41,7 54,2
Cai thien dang ke 55 45,8 45,8 100,0
Total 120 100,0 100,0
Cau29
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Chinh sach giao duc 8 6,7 6,7 6,7
Chinh sach ho tro nha o chong
bao lut
4 3,3 3,3 10,0
Chinh sach khuyen nong, lam
ngu, ho tro KHKT vao SX
15 12,5 12,5 22,5
Day nghe, tao viec lam 13 10,8 10,8 33,3
Chinh sach vay von 56 46,7 46,7 80,0
Chinh sach ho tro phap ly van
hoa thong tin
6 5,0 5,0 85,0
Ho tro tien dien, ho tro y te 5 4,2 4,2 89,2
Chinh sach ve xay dung CSHT 13 10,8 10,8 100,0
Total 120 100,0 100,0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
111
Cau210
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Co 45 37,5 37,5 37,5
Khong 75 62,5 62,5 100,0
Total 120 100,0 100,0
Cau213
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Yeu kem 3 2,5 2,5 2,5
Chua tot 29 24,2 24,2 26,7
Dat yeu cau 70 58,3 58,3 85,0
To chuc tot 18 15,0 15,0 100,0
Total 120 100,0 100,0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
112
Đối với cán bộ công chức
Doituong
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Can bo cong chuc chuyen
mon
45 75,0 75,0 75,0
Can bo lanh dao, quan ly 15 25,0 25,0 100,0
Total 60 100,0 100,0
Gioi tinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Nam 39 65,0 65,0 65,0
Nu 21 35,0 35,0 100,0
Total 60 100,0 100,0
Trinh do
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
So cap 5 8,3 8,3 8,3
Trung cap 10 16,7 16,7 25,0
Cao dang 25 41,7 41,7 66,7
Dai hoc 20 33,3 33,3 100,0
Total 60 100,0 100,0
Tuoi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
<30 20 33,3 33,3 33,3
31-40 15 25,0 25,0 58,3
41-50 13 21,7 21,7 80,0
>50 12 20,0 20,0 100,0
Total 60 100,0 100,0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
113
Nguyen nhan ngheo
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Chinh sach giao duc ho tro con
em di hoc
11 18,3 18,3 18,3
Thieu dat dai 10 16,7 16,7 35,0
Dong con, nguoi gia 14 23,3 23,3 58,3
Viec lam khong on dinh 7 11,7 11,7 70,0
That nghiep 8 13,3 13,3 83,3
Dau om, benh tat 6 10,0 10,0 93,3
Khong biet lam kinh te 4 6,7 6,7 100,0
Total 60 100,0 100,0
Cau221
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Tham gia tich cu 15 25,0 25,0 25,0
Tham gia khong tich cuc 27 45,0 45,0 70,0
Khong tham gia 18 30,0 30,0 100,0
Total 60 100,0 100,0
Cau23
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Chua tot 12 20,0 20,0 20,0
Dat yeu cau 40 66,7 66,7 86,7
To chuc tot 8 13,3 13,3 100,0
Total 60 100,0 100,0
Cau24
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Co 43 71,7 71,7 71,7
Khong 17 28,3 28,3 100,0
Total 60 100,0 100,0
Cau25
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Co 26 43,3 43,3 43,3
Khong 34 56,7 56,7 100,0
Total 60 100,0 100,0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
114
Cau26
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Co 28 46,7 46,7 46,7
Khong 32 53,3 53,3 100,0
Total 60 100,0 100,0
Cau27
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid
Co 54 90,0 90,0 90,0
Khong 6 10,0 10,0 100,0
Total 60 100,0 100,0
Cau28
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Khong thay doi 2 3,3 3,3 3,3
Them no nan do duoc vay tien 7 11,7 11,7 15,0
Cai thien nhung khong duoc
nhieu
25 41,7 41,7 56,7
Cai thien dang ke 26 43,3 43,3 100,0
Total 60 100,0 100,0
Cau29
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Chinh sach giao duc ho tro con
em di hoc
4 6,7 6,7 6,7
Thieu dat dai 3 5,0 5,0 11,7
Dong con, nguoi gia 6 10,0 10,0 21,7
Viec lam khong on dinh 7 11,7 11,7 33,3
That nghiep 25 41,7 41,7 75,0
Dau om, benh tat 4 6,7 6,7 81,7
Thien tai, mat mua 6 10,0 10,0 91,7
Khong biet lam kinh te 5 8,3 8,3 100,0
Total 60 100,0 100,0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
115
Cau213
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Khong thuong xuyen 18 30,0 30,0 30,0
Kha thuong xuyen 29 48,3 48,3 78,3
Thuong xuyen 13 21,7 21,7 100,0
Total 60 100,0 100,0
Cau213a
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Khong hieu qua 14 23,3 23,3 23,3
Hieu qua chua cao 33 55,0 55,0 78,3
Hieu qua cao 13 21,7 21,7 100,0
Total 60 100,0 100,0
Cau214
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Khong thuong xuyen 13 21,7 21,7 21,7
Kha thuong xuyen 34 56,7 56,7 78,3
Thuong xuyen 13 21,7 21,7 100,0
Total 60 100,0 100,0
Cau214a
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Khong hieu qua 8 13,3 13,3 13,3
Hieu qua chua cao 36 60,0 60,0 73,3
Hieu qua cao 16 26,7 26,7 100,0
Total 60 100,0 100,0
Cau215
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Valid
Khong thuong xuyen 27 45,0 45,0 45,0
Kha thuong xuyen 17 28,3 28,3 73,3
Thuong xuyen 16 26,7 26,7 100,0
Total 60 100,0 100,0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_giam_ngheo_ben_vung_tren_dia_ban_thanh_pho_dong_ha_tinh_quang_tri_7658_2085770.pdf