Luận văn Nghiên cứu kỹ thuật bón phân KOMIX nhằm tăng năng suất cho cây cà phê Robusta tại Huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak

Lời mở đầu Ở nước ta cây cà phê chiếm một vị trí quan trọng trong các loại cây công nghiệp dài ngày. Chính vì vậy mà diện tích cũng như sản lượng cà phê không ngừng tăng lên. Tính đến nay diện tích cà phê của Việt Nam đã tăng từ 13.400 ha vào năm 1975 lên tới trên 500.000 ha vào cuối năm 2007. Sản lượng từ trên 10.000 tấn vào năm 1975 thì đến nay hàng năm đạt sản lượng từ 700 đến trên 800 ngàn tấn đứng ở vị trí thứ 2 chỉ sau Brazin. Diện tích và sản lượng cà phê của tỉnh Đăk Lăk đến cuối năm 2007 đã có tới 170.000 ha và sản lượng trên 400.000 tấn, chiếm khoảng 50% sản lượng cà phê của cả nước, giá trị xuất khẩu của năm 2007 đã thu được gần 400 triệu USD. Đặc biệt là sau khi nước ta là thành viên của tổ chức cà phê thế giới (ICO - International coffee Organization) và gia nhập WTO thì vị thế cây cà phê của nước ta có thêm những thời cơ và thuận lợi mới. Việc phát triển cây cà phê là hướng đi đúng cho các địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp. Nó mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước (trong 8 tháng đầu năm 2007 xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD), dự kiến vụ cà phê niên vụ 2007-2008 sẽ có khả năng đạt 1,5 tỷ USD. Đây là nguồn lực có ý nghĩa to lớn đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây cà phê nhằm tăng năng suất và chất lượng cà phê Việt Nam ngày càng được quan tâm. Đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật sản xuất cà phê theo hướng bền vững , tức là đảm bảo hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, kỹ thuật bón phân hợp lý cho cây cà phê theo hướng bền vững luôn được quan tâm nghiên cứu. Bón phân cho cây cà phê ngoài tác dụng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng phát triển tốt thì còn cần đảm bảo cho sự ổn định độ phì của đất. Đặc biệt là các tính chất hoá học, vật lý, chất mùn hữu cơ, hệ sinh vật trong đất Do đó việc sử dụng các loại phân có nguồn gốc hữu cơ là hết sức quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng, nhất là cây cà phê trồng trên đất hạn, đất dốc. Trong thực tế người sản xuất cà phê thường có thói quen là chỉ dùng phân hoá học để tăng năng suất cà phê. Trong thời kỳ kinh doanh hầu như phân hữu cơ không được bón. Do vậy đã dẫn tới hậu quả: đất trở nên chua, cấu tượng bị phá vỡ, không có điều kiện để duy trì và phát triển hệ vi sinh vật có ích trong đất đảm bảo sự cân bằng sinh học và giúp cho cây cà phê sinh trưởng thuận lợi. Trong nhiều năm qua, do người trồng cà phê có thói quen bón phân hoá học liên tục và với liều lượng cao đã làm cho hàng chục ngàn héc ta cà phê tại ĐakLak có hội chứng vàng lá, sinh trưởng kém, năng suất giảm. Trước tình hình đó, cần thiết phải có chế độ dinh dưỡng và sử dụng phân bón một cách thích hợp, đặc biệt cần tăng cường việc sử dụng các lọai chế phẩm phân hữu cơ sinh học và các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ, nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây đồng thời có tác dụng cải tạo đất, để đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật bón phân KOMIX nhằm tăng năng suất cho cây cà phê Robusta tại Huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak”. MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng vii Danh mục hình ix 1. Mở đầu i 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích, yêu cầu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.4. Giới hạn đề tài 4 2. Tổng quan tài liệu 5 2.1. Giới thiệu cây cà phê 5 2.2. Giá trị cây cà phê 7 2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ cà phê trên thế giới và Việt Nam 9 2.4. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê 14 2.5. Một số kết quả nghiên cứu phân bón đối với cây cà phê vối 19 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 30 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 30 3.2. Nội dung nghiên cứu 31 3.3. Phương pháp nghiên cứu 31 3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 34 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 37 4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc komix 6.4.6 đến khả năng ra hoa đậu quả và năng suất cà phê robusta trồng tại huyện krông ana tỉnh ĐakLak. 37 4.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến khả năng ra hoa, đậu quả của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 37 4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến khả năng giữ quả của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 38 4.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến sự tăng trưởng đường kính quả cà phê ở các thời kỳ theo dõi. 41 4.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến các yếu tố cấu thành năng suất cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 43 4.1.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến năng suất của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 45 4.1.6. Hiệu quả kinh tế của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 46 4.1.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến sinh trưởng phát triển của cành dự trữ trên cây cà phê Robusta 48 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá komix - cf đến khả năng ra hoa đậu quả và năng suất cà phê robusta trồng tại huyện krông ana tỉnh ĐakLak 49 4.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá KOMIX - CF đến khả năng ra hoa đậu quả của cây cà phê Robusta 49 4.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá KOMIX - CF đến khả năng giữ quả của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 51 4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX - CF đến động thái tăng trưởng đường kính quả của cây cà phê 53 4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX - CF đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây cà phê Robusta . 56 4.2.5. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX - CF đến năng suất của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 58 4.2.6.Hiệu quả kinh tế ở các công thức với nồng độ phân bón lá KOMIX – CF khác nhau 60 4.2.7. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến chiều dài và số đốt của cành dự trữ trên cây cà phê Robusta 61 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá komix - cf đến khả năng ra hoa đậu quả và năng suất cà phê robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak 63 4.3.1 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX - CF đến khả năng ra hoa đậu quả của cây cà phê Robusta 63 4.3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX - CF đến động thái giữ quả của cây cà phê Robusta 65 4.3.3. Ảnh hưởng của thời gian giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây cà phê Robusta 67 4.3.4. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến năng suất của cây cà phê Robusta . 69 4.3.5. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến chiều dài cành dự trữ và số đốt của cây cà phê Robusta . 72 5. Kết luận và đề nghị 73 5.1. Kết luận 73 5.2. Đề nghị 74 Tài liệu tham khảo 74 Phụ lục 80

doc98 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3518 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu kỹ thuật bón phân KOMIX nhằm tăng năng suất cho cây cà phê Robusta tại Huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng suất lại có chiều hướng giảm ở nồng độ 0,6% chỉ đạt 4,23tấn/ha so với 4,29tấn/ha ở nồng độ 0,5%. Chỉ nên phun phân KOMIX – CF ở nồng độ 0,5%. 4.2.6.Hiệu quả kinh tế ở các công thức với nồng độ phân bón lá KOMIX – CF khác nhau Việc mang lại hiệu quả kinh tế là vấn đề then chốt. Bởi nếu có hiệu quả khi mà người nông dân có lãi thì việc khuyến cáo người dân làm theo cách này hay cách khác mới mang tính thuyết phục và khả thi. Chúng tôi tính toán hiệu quả kinh tế bằng lãi thuần của các công thức, kết quả thể hiện trong bảng 4.13 Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm phun phân bón lá (triệu đồng) STT Công thức Năng suất (tấn/ha) Tổng thu (tr đ) Chi phí (tr đ) Lãi thuần (tr đ) So với đối chứng (%) Phân bón Nhân công Tổng chi 1 ĐC 3,71 98,31 0 0,20 0,20 98,11 - 2 KOMIX 0,4% 4,13 109,44 0.31 0,25 0.56 108,88 10,97 3 KOMIX 0,5% 4,29 113,68 0,32 0,25 0,57 113,11 15,28 4 KOMIX 0,6% 4,23 112,09 0.33 0,25 0,58 111,51 13,65 Dựa trên năng suất của các công thức thí nghiệm. Chúng tôi nhận thấy: Lãi thuần tăng khi ta tăng chi thêm chi phí sản xuất bằng phun chế phẩm phân bón lá KOMIX – CF, lãi thuần đạt cao nhất là ở KOMIX 0,5% 113,11 triệu tăng hơn so với đối chứng 15,28%, tiếp đến là KOMIX 0,6% 111,51 triệu tăng hơn so với đối chứng 13,65%, tiếp đến là KOMIX 0,4% 108,88 triệu tăng hơn so với đối chứng 10,97%. Như vậy việc phun phân bón lá KOMIX – CF cho cà phê là rất có lãi với một chi phí thấp. Tuy nhiên chỉ nên phun với nồng độ 0,5% là có hiệu quả nhất. Chú thích: Đơn giá cà phê: 26.500đ/kg Giá phân bón: Phân KOMIX - CF: 14.000đ/chai. Nhân công: - Đối chứng: 200.000đ/ha - KOMIX – CF: 250.000đ/ha 4.2.7. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến chiều dài và số đốt của cành dự trữ trên cây cà phê Robusta Các chỉ tiêu này liên quan ít chặt đến năng suất cà phê vụ hiện tại, nhưng nó là cơ sở cho năng suất cà phê ở vụ tới. Hoa cà phê nói chung chỉ phát triển trên các cành tơ được hình thành từ năm trước (cành dự trữ). Chúng tôi chỉ nghiên cứu chiều dài cành và số đốt được hình thành năm nay và sẽ cho quả năm sau. Kết quả thể hiện trong bảng 4.14 Chúng tôi tiến hành đo đếm sự phát triển của chiều dài cành và số đốt dự trữ sẽ cho quả năm sau, trước và sau khi sử dụng phân bón lá KOMIX - CF cho cây cà phê. Bảng 4.14: Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến sinh trưởng phát triển cành và số đốt dự trữ Công thức Chiều dài cành (cm) % so với ĐC Số đốt dự trữ (đốt) % so với ĐC ĐC 29,16 100 6,25 100 KOMIX 0,4% 32,69 112 7,11 113 KOMIX 0,5% 34,84 119 7,75 124 KOMIX 0,6% 34,70 119 7,62 121 LSD0,05 2,14 0,71 Qua bảng số liệu bảng 4.14 chúng tôi nhận thấy: xu hướng cành và đốt dự trữ của cây cà phê đều tăng khi tăng nồng độ chế phẩm phân KOMIX – CF phun qua lá. Cụ thể: Ở độ tin cậy 95% chiều dài cành trung bình phát triển tốt nhất là ở KOMIX 0,5% 34,84cm và công thức KOMIX 0,6% 34,70cm tăng 19% so với đối chứng, tiếp đến là KOMIX 0,4% đạt 32,69cm tăng 12% so với đối chứng. như vậy nồng độ phun phân bón lá có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng cành của cây cà phê. Nồng độ phun thích hợp nhất là 0,5% (đạt 34,48cm cao hơn khi phun ở nồng độ 0,6% chỉ đạt 34,70cm) Số đốt dự trữ trung bình cho năm sau tăng trưởng tỷ lệ thuận với chiều dài cành đạt cao nhất ở KOMIX 0,5% 7,75đốt tăng 24% so với đối chứng. thấp nhất ở KOMIX 0,4% 7,11đốt tăng13% so với đối chứng. Với số lượng đốt được tăng thêm là 24% ở công thức phun phân trên lá nồng độ 0,5% sẽ có khả năng làm tăng năng suất ở năm sau lên trên 20%. Nồng độ phun thích hợp nhất cho việc phát triển cành và đốt dự trữ của cây cà phê là 0,5%. 4.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI LẦN PHUN PHÂN BÓN LÁ KOMIX - CF ĐẾN KHẢ NĂNG RA HOA ĐẬU QUẢ VÀ NĂNG SUẤT CÀ PHÊ ROBUSTA TRỒNG TẠI HUYỆN KRÔNG ANA TỈNH ĐAKLAK 4.3.1 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX - CF đến khả năng ra hoa đậu quả của cây cà phê Robusta Số nụ và số hoa nở trên chùm của cây cà phê sẽ cho biết tiềm năng năng suất, chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống và mức độ thâm canh. Trong thí nghiệm này, chúng tôi sử dụng nồng độ 0,5% KOMIX – CF phun cho cây cà phê với khoảng cách giữa các lần phun khác nhau theo công thức nghiên cứu. Theo dõi các chỉ tiêu về nụ và số hoa nở, đã ghi nhận được các kết quả trình bày ở bảng 4.15 như sau: Bảng 4.15: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX -CF đến tỷ lệ nở hoa và đậu quả Công thức Số nụ Tb/chùm Số hoa Tb/chùm Tỷ lệ hoa nở (%) Số quả đậu Tb/chùm Tỷ lệ đậu quả (%) KOMIX 10ngày 45,12 44,32 98,22 40,26 90,83 KOMIX 15ngày 45,07 44,17 98,00 40,04 90,64 KOMIX 20ngày 45,02 44,11 97,97 40.00 90,68 KOMIX 25ngày 44,63 43,18 96,75 38,67 89,55 LSD0,05 0,35 0,49 0,30 CV % Qua bảng 4.15, chúng tôi nhận thấy rằng: Về số nụ/chùm của các công thức thí nghiệm là có sự khác biệt, ở độ tin cậy 95%. Cao nhất là KOMIX 10ngày với 45,12nụ tiếp đến KOMIX 15ngày với 45,07nụ, thấp nhất là ở công thức KOMIX 25ngày với 44,63nụ. Tỷ lệ hoa nở/chùm ở các công thức là khác nhau có ý nghĩa. Thấp nhất là ở KOMIX 25ngày chỉ đạt 43,18hoa đạt 96,75%, cao nhất là ở KOMIX 10ngày đạt 44,32hoa chiếm 98,22%. Tỷ lệ hoa nở là yếu tố liên quan chặt đến tỷ lệ chín của quả giai đoạn thu hoạch, có ý nghĩa lớn đến phẩm cấp của hạt cà phê. Hoa nở càng đều thì quả cà phê chín càng tập trung chất lượng hạt cà phê khi thu hái sẽ tốt. Số quả trên chùm là một chỉ tiêu quan trọng đến năng suất của cây cà phê. Số quả trên chùm càng cao thì khả năng cho năng suất càng lớn. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc nghiên cứu khả năng ra hoa đậu quả của cây cà phê cũng như năng suất. Chúng tôi theo dõi khi quả đậu và phát triển bằng đầu đinh. Số quả đậu ở giai đoạn đầu đinh của các công thức lại có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Tách thành 2 nhóm, cao nhất là ở 3 công thức KOMIX 10ngày, KOMIX 15ngày và KOMIX 20ngày đạt 40,26, 40,04 và 40,00quả/chùm, thấp nhất là ở công thức KOMIX 25ngày chỉ đạt 38,67 quả/chùm. Tỷ lệ đậu quả cũng khác nhau đạt cao nhất là 90,83% ở KOMIX 10ngày, thấp nhất là 86,10% ở KOMIX 25ngày. Hình 4.7.Tỷ lệ hoa đậu quả ở các công thức nghiên cứu. 4.3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX - CF đến động thái giữ quả của cây cà phê Robusta Nói chung từ khi hoa nở và đậu thành quả cho đến lúc thu hoạch sẽ trải qua nhiều đợt rụng quả. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho quả cà phê rụng. Trong đó nguyên nhân do dinh dưỡng là một nguyên nhân quan trọng. Thiếu dinh dưỡng có thể làm nảy sinh ra các nguyên nhân khác ví dụ như rối loạn hoócmôn, dễ bị nhiễm sâu bệnh hại do thiếu sức đề kháng… Quả sẽ bị rụng rất nhiều vào giai đoạn tăng thể tích quả và bắt đầu hình thành hạt. Sự giữ quả cà phê quyết định đáng kể đến năng suất sau này. Chúng tôi tiến hành làm thí nghiệm phun phân bón lá KOMIX-CF với độ dài ngày khác nhau giữ 2 lần phun lên cây cà phê và quan trắc cho thấy tỷ lệ giữ quả ở các công thức thí nghiệm sau những lần đếm có sự khác nhau có ý nghĩa. Kết quả theo dõi tỷ lệ rụng quả được chỉ ra trong bảng 4.16 Bảng 4.16: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX - CF đến khả năng giữ quả cà phê Công thức Thời gian theo dõi Số quả còn lại khi T.H Tỷ lệ giữ quả % Tuần 10 Tuần 16 Tuần 22 Tuần 28 số quả Tb/ chùm % giữ quả số quả Tb/ chùm % giữ quả số quả Tb/ chùm % giữ quả KOMIX 10ngày 40,26 38,72 96,14 31,40 81,09 28,18 89,74 25,61 63,61 KOMIX 15ngày 40,04 38,13 95,22 31,07 81,48 27,63 88,92 24,62 61,48 KOMIX 20ngày 40.00 38,01 95,02 30,66 80,66 27,14 88,51 24,71 61,77 KOMIX 25ngày 38,67 35,25 91,15 26,15 74,18 23,08 88,26 21,13 54,64 LSD0,05 1,47 0,69 1,10 Qua bảng 4.16, một số vấn đề nhận thấy: Việc phun phân bón lá KOMIX-CF với độ dài khác nhau giữa 2 lần phun có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ giữ quả cà phê trong các giai đoạn phát triển quả. Phun càng gần nhau tức là càng nhiều lần phun tỷ lệ giữ quả càng cao xu thế giữ quả giảm dần khi các đợt phun càng xa ra. Tới tuần 16 tỷ lệ giữ quả ở các công thức đã có sự khác biệt, nhìn chung đã thấy tách thành 2 nhóm, đạt cao nhất là KOMIX 10ngày TB 38,72quả đạt 96,14%, công thức KOMIX 25ngày TB 35,25quả đạt 91,15% là thấp nhất. Tới tuần 22 (5 tháng). Đây là giai đoạn cà phê bị rụng sinh lý. Do đó tới thời điểm này tỷ lệ giữ quả cà phê đã có sự khác biệt khá rõ, chúng ta thấy tỷ lệ giữ quả khi phun cách nhau từ 10 dến 20 ngày một lần khác nhau không rõ nét dao động từ 30,66quả tới 31,40quả (đạt xấp xỉ 80%). Tới tuần 22 tỷ lệ giữ quả đạt cao nhất ở KOMIX 15ngày là 81,48% với TB 31,40quả, thấp nhất ở KOMIX 25ngày chỉ đạt có 74,18% với TB 26,15quả Ở tuần 28 (6-7 tháng), quả cà phê gần ổn định về kích thước quả. Lúc này dinh dưỡng chủ yếu tập trung để phát triển cành lá dự trữ cho năm sau. Tỷ lệ giữ quả ở các công thức là tương đương nhau đạt xấp xỉ trong khoảng 88 đến 89%. Số quả cuối cùng khi thu hoạch là điều mà chúng ta cần quan tâm nhất. Bởi vì ở công thức nào quả còn lại nhiều nhất thì càng có khả năng cho năng suất cao nhất. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ giữ quả của các công thức có xu hướng giảm khi ta tăng thời gian giữa 2 lần phun biến động từ KOMIX 25ngày đạt 21,13quả đến KOMIX 10ngày đạt 25,61 quả. Tuy vậy các công thức phun 10 đến 20 ngày một lần là tương đương nhau tỷ lệ giữ quả xấp xỉ 61,48% đến 63,61% chỉ có ở công thức KOMIX 25ngày là thấp hẳn xuống chỉ đạt 54,64% Hình 4.8. Tỷ lệ giữ quả ở các công thức nghiên cứu. 4.3.3. Ảnh hưởng của thời gian giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây cà phê Robusta Thể tích quả chín, khối lượng khô, khối lượng nhân, tỷ lệ nhân/khô là những chỉ tiêu quyết định đến năng suất, dựa vào đó ta có thể đánh giá và dự đoán năng suất của cà phê. Thể tích quả cà phê càng lớn, càng tạo điều kiện cho quá trình tích luỹ các chất khô trong hạt làm cho khối lượng quả khô tăng, dẫn đến khối lượng nhân tăng, từ đó tăng năng suất. P100 nhân lớn chứng tỏ hạt cà phê lớn và sự tích luỹ chất khô trong hạt cao, điều đó nói lên phẩm chất hạt tốt. Thí nghiệm phun phân bón lá KOMIX – CF nồng độ 0,5% với độ dài thời gian giữa 2 lần phun khác nhau đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất của cây cà phê như bảng 4.17. Từ kết quả ở bảng 4.17, ta nhận thấy Thể tích quả ở công thức KOMIX 25ngày là thấp nhất 51,23cm3, tiếp theo là thể tích quả ở công thức KOMIX 20ngày với 51,73cm3, kế đến là công thức KOMIX 15ngày với thể tích quả trung bình là 51.82 cm3, cao nhất là công thức KOMIX 10ngày với thể tích quả trung bình là 52,04 cm3. Như vậy thể tích 100 quả có xu hướng giảm khi ta tăng thời gian giữa 2 lần phun phân KOMIX. Tuy nhiên ở độ tin cậy 95% 3 công thức 10ngày, 15ngày, 20ngày là tương đương nhau, chỉ có công thức 25ngày là có sự khác biệt có ý nghĩa. Về khối lượng 100 quả khô đạt cao nhất ở công thức KOMIX 10ngày với khối lượng khô 100 quả cà phê là 20,26g, tiếp đến là công thức KOMIX 15ngày khối lượng khô 19,89g, thấp nhất ở KOMIX 25ngày với 19,51g. Khối lượng 100quả khô cũng thấy tương tự như ở thể tích 100quả tươi. Chỉ có công thức 25ngày là có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.. Về khối lượng nhân qua bảng 4.17 chúng tôi nhận thấy khối lượng P100 nhân đạt cao nhất là ở KOMIX 10ngày với 12,85g thấp nhất là KOMIX 25ngày đạt 11,78g. Bảng 4.17: Ảnh hưởng của khảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX –CF đến các yếu tố cấu thành năng suất. CT V100 quả chín (cm3) P100 quả khô (g) P100 nhân (g) Tỷ lệ Nhân/quả khô (%) KOMIX 10ngày 52,04 20,26 12,85 63,42 KOMIX 15ngày 51,82 19,89 12,67 63,70 KOMIX 20ngày 51,73 19.83 12,63 63,69 KOMIX 25ngày 51,23 19,51 11,98 61,40 LSD0,05 0,44 0,48 0,32 Như vậy khoảng cách thời gian giữa 2 lần phun phân bón lá KOMIX – CF ảnh hưởng rất rõ đến khối lượng nhân cà phê, có thể thấy do bổ sung thêm phân bón lá KOMIX – CF nhân cà phê sẽ to hơn, độ đông đặc vật chất khô trong nhân tốt hơn. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cà phê khi ta xuất khẩu. Tỷ lệ nhân/quả khô tốt nhất là ở KOMIX 15ngày đạt 63,70%, thấp nhất ở KOMIX 25ngày chỉ đạt 61,40%. Đây là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố cấu thành năng suất. Tỷ lệ nhân/khô càng cao càng tốt. Có thể thấy nếu phun phân bón lá KOMIX – CF quá dày ngày hoặc quá thưa ngày thì tỷ lệ nhân/quả khô không tốt, có thể là do tích luỹ vỏ quả nhiều dẫn đến vỏ dày. Hình 4.9. Tỷ lệ nhân/quả khô ở các công thức thí nghiệm. 4.3.4. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến năng suất của cây cà phê Robusta . Các biện pháp kỹ thuật từ giống, phân bón, Thuốc BVTV, tưới nước, che bóng, tủ gốc.... cho cây cà phê, đều nhằm đến việc tăng năng suất, chi phí thấp, lợi nhuận cao. Do vậy năng suất cà phê là một chỉ tiêu rất quan trọng. Chi phí tăng thêm có thể chấp nhận được nếu năng suất tăng thêm có ý nghĩa. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất do ảnh hưởng của độ dài thời gian giữa 2 lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến cây cà phê vối Robusta thể hiện ở bảng 4.18, chúng tôi nhận thấy: Xu hướng khối lượng quả tươi/cây giảm khi khoảng cách giữa 2 lần phun tăng lên. Khối lượng tươi/cây cao nhất là KOMIX 10ngày đạt 17,88kg quả tươi, kế đến là KOMIX 15ngày đạt 17,82kg, tiếp đến là KOMIX 20ngày đạt 17,67kg thấp nhất là KOMIX 25ngày chỉ đạt 17,16kg. Khối lượng tươi lớn thì càng có cơ sở cho năng suất cao. Ở mức độ tin cậy 95% ba công thức 10, 15, 20 ngày là tương đương nhau chỉ có công thức 25 ngày là thấp hơn có ý nghĩa. Do vậy để tiết kiệm được chi phí chỉ nên phun ở khoảng cách thời gian là 20 ngày - Khối lượng nhân khô P100 cao nhất là KOMIX 10ngày đạt 12,85g tiếp đến là KOMIX 20ngày đạt 12,78g thấp nhất là KOMIX 15ngày chỉ đạt 12,61g. Khối lượng nhân khô P100 càng cao cho thấy nhân cà phê càng to và nhân có mật độ tích luỹ vật chất lớn, có cơ sở cho năng suất cao, ngoài ra nhân to cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu Bảng 4.18: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần phun phân bón lá KOMIX –CF đến năng suất cà phê Công thức Khối lượng tươi (kg /cây) Khối lượng nhân khô (Ao 13%) P100 (g) Năng suất nhân /cây (kg ) Năng suất nhân /ha (tấn) KOMIX 10ngày 17,88 12,85 3,97 4,37 KOMIX 15ngày 17,82 12,61 3,96 4,35 KOMIX 20ngày 17,79 12,78 3,96 4,35 KOMIX 25ngày 17,16 12,75 3,81 4,19 LSD0,05 0,50 0,16 0,96 0,12 . - Năng suất thực thu của các công thức trong thí nghiệm cao nhất là KOMIX 10ngày đạt 4,37tấn, tiếp đến là KOMIX 20ngày đạt 4,36tấn thấp nhất là KOMIX 25ngày chỉ đạt 4,19tấn. Ở mức độ tin cậy 95% ba công thức phun 10, 15, 20 ngày khác nhau không có ý nghĩa chỉ có công thức 25 ngày là thấp hơn có ý nghĩa. Do vậy để tiết kiệm được chi phí chỉ nên phun ở khoảng cách thời gian là 20 ngày. Hình 4.10. Năng suất cà phê ở các công thức nghiên cứu. 4.3.5. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến chiều dài cành dự trữ và số đốt của cây cà phê Robusta . Các chỉ tiêu này liên quan ít chặt đến năng suất cà phê vụ hiện tại, nhưng nó là cơ sở cho năng suất cà phê ở vụ tới. Hoa cà phê nói chung chỉ phát triển trên các cành tơ được hình thành từ năm trước. Chúng tôi chỉ nghiên cứu chiều dài cành và số đốt được hình thành năm nay và sẽ cho quả năm sau. Kết quả thể hiện trong bảng 4.19 Chúng tôi tiến hành theo dõi sự phát triển của chiều dài cành và số đốt dự trữ sẽ cho quả năm tới sau khi làm thí nghiệm phun phân bón lá KOMIX – CF với độ dài ngày khác nhau cho cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. Bảng 4.19: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX –CF đến sinh trưởng phát triển cành và đốt dự trữ. Công thức Chiều dài cành (cm) Số đốt dự trữ (đốt) KOMIX 10ngày 31,16 7,08 KOMIX 15ngày 31,11 6,92 KOMIX 20ngày 30,78 6,79 KOMIX 25ngày 29,70 6,25 LSD0,05 0,98 0,34 Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy: xu hướng các chỉ tiêu chiều dài cành và đốt dự trữ đều giảm khi ta tăng thời gian giữa 2 lần phun phân bón lá. Cho thấy tăng dinh dưỡng cho cây cà phê sẽ tốt hơn cho vụ sau bởi cành và đốt dự trữ của năm nay sẽ là tiền đề cho năng suất của vụ tới. Ở độ tin cậy 95% chiều dài cành trung bình của 4 công thức thấy tách thành 2 nhóm, phát triển tốt nhất là ở KOMIX 10ngày 31,16cm, tiếp theo là công thức KOMIX 15ngày 31,11cm, kế tiếp đến là KOMIX 20ngày đạt 30,78cm, 3 công thức này phát triển tương đương nhau, thấp nhất ở KOMIX 25ngày đạt 29,70cm. như vậy độ dài ngày giữa 2 lần phun phân bón lá có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cành của cây cà phê. Số đốt dự trữ trung bình cho năm sau nhìn chung cũng tăng trưởng tỷ lệ thuận với chiều dài cành, đạt cao nhất ở KOMIX 10ngày 7,08đốt, thấp nhất ở KOMIX 25ngày 6,25đốt. Để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo tốt cho vụ thu hoạch các năm tới nên phun KOMIX – CF với khoảng cách thời gian giữa 2 lần phun là 20 ngày là tốt nhất. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Qua các kết quả thí nghiệm, chúng tôi đi đến một số kết luận như sau: 5.1.1. Việc bón phân Komix 6.4.6 cho vườn cây cà phê có hiệu quả tích cực đến khả năng đậu quả, giữ quả, sinh trưởng của quả và năng suất cà phê . Trong các liều lượng nghiên cứu, sử dụng liều lượng 5kg/cây/năm là hiệu quả nhất. năng suất đạt 5,07tấn tăng hơn so với đối chứng 36,29%. Lãi thuần mang lại là 121,92 triệu đồng, tăng hơn so với đối chứng là 41% 5.1.2. Việc bổ sung phun phân bón lá Komix - CF trên nền phân bón theo tập quán của nông dân cho cây cà phê là cần thiết, đã làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả, sinh trưởng quả và năng suất cà phê so với đối chứng chỉ bón phân khoảng. Trong đó, nồng độ 0,5% Komix - CF là thích hợp nhất. Năng suất đạt 4,29tấn tăng so với dối chứng 15,63%. Hiệu quả kinh tế cao, lãi thuần là 113,11 triệu đồng, tăng hơn so với đối chứng là 15,28% 5.1.3. Cả hai loại phân bón gốc KOMIX 6.4.6. và phân bón lá KOMIX – CF đều có tác dụng tốt đến sự sinh trưởng của cành dự trữ, điều này sẽ tạo tiền đề tốt cho năng suất của vụ cà phê tiếp theo 5.1.4. Khoảng cách 20 ngày giữa hai lần phun phân bón lá Komix – CF 0,5%, trên nền phân khoáng theo tập quán của nông dân cho cây cà phê là thích hợp, làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất quả. 5.2. Đề nghị - Khuyến cáo sử dụng phân KOMIX 6.4.6 cho cây cà phê với liều lượng 5kg/cây/năm và phun KOMIX 0,5% trên nền phân bón gốc của bà con nông dân là cần thiết, làm tăng năng suất cà phê và tăng hiệu quả kinh tế. - Cần tiếp tục triển khai thí nghiệm với quy mô lớn hơn nữa cả về diện tích và giống cà phê TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Ngọc Báu (1996), Điều tra một số biện pháp kỹ thuật trong vườn cà phê có năng suất cao ở Đak Lak, Gia Lai, Kon Tum, Hội thảo phân bón cho cà phê, Đak Lak. Lê Ngọc Báu (2001), Nghiên cứu mô hình thâm canh cà phê vối (Coffea canephora var. robusta) có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao ở Đak Lak, Luận án tiến sĩ khoa học, Trường Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nôi. Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Trọng Thi, Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Chiến (2003), Bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam - Từ lý luận đến thực tiển, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Lê Văn Căn (1975), Sổ tay phân bón, Nhà xuất bản Giải phóng. Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ phân bón, http//www.cuctrongtrot.gov.vn. Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Đăk Lăk (1997), Báo cáo khoa học: kết quả điều tra và xác định nguyên nhân gây ra bệnh vàng lá trên cây cà phê vối, Chi cục BVTV tỉnh Đăk Lăk. Nguyễn Minh Châu (1996), Phân bón qua lá Komix đối với cây ăn trái, Báo cáo tổng kết thí nghiệm nghiên cứu các chế phẩm mới phân bón sinh hoá hữu cơ Komix tháng 1 - 1996, trang 46 - 47. Nguyễn Trí Chiêm và Phạm Châu (1995), “Chẩn đoán nhu cầu nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây cà phê để có cơ sở bón phân hợp lý”, Kỷ yếu 10 năm nghiên cứu khoa học (1983 – 1993), Viện nghiên cứu cà phê, tr. 298 – 311. Bùi Thế Đạt và Vũ Khắc Nhượng, (1998), Kỹ Thuật gieo trồng và chế biến chè và cà phê, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phan Thị Hồng Đạo (1984), “Một số kết quả bước đầu về loại tổ hợp phân bón khoáng và liều lượng phân lân đối với cà phê con trong giai đoạn vườn ương”, Thông tin Cà phê ca cao, Liên hiệp các xí nghiệp Cà phê - Viện nghiên cứu cà phê, (4), tr. 13 – 21. Diễn đàn khuyến nông @ Công Nghệ : Các giải pháp phát triển Cà phê bền vững, Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Bùi Huy Hiền (2005), Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - Sổ tay phân bón, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 38-48. Trương Hồng (1995), “Tổng kết thí nghiệm tổ hợp NPK cho cà phê vối kinh doanh trên đất basalt tại nông trường 720 – Đăk Lăk”, Kỷ yếu kết quả 10 năm nghiên cứu khoa học (1983 – 1993), Viện nghiên cứu cà phê, tr. 212 – 219. Lê Hồng Lịch, Trình Công Tư (2005), Hiệu quả sử dụng nguồn tàn dư hữu cơ sẵn có trên lô bón cho cà phê vối ờ DakLak, Khoa học đất số 23/2005, trang 75-78. Lương Đức Loan (1997), Kỷ yếu: Kết quả 10 năm nghiên cứu của Trạm nghiên cứu đất Tây Nguyên 1987-1997. Phùng Quang Minh, Pol Deturek, Pieter Vervaeke (1999), Sự thay đổi về chất hữu cơ và cấu trúc đất dưới tác động của các hệ thống cây trồng và các biện pháp quản lý đất khác nhau trên đất Haplic Ferralsols ở Bảo Lộc - Lâm Đồng; Hôi thảo: Quản lý dinh dưỡng và nước cho cây trồng trên đất dốc Miền Nam Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 84-99 Nguyễn Thị Quý Mùi (2001), Phân bón và cách sử dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tôn Nữ Tuấn Nam (1995), Kỷ yếu Kết quả 10 năm nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu cà phê, trang 243-253. Tôn Nữ Tuấn Nam, Trương Hồng (1999), Cây cà phê ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 235-282. Nguyễn Sĩ Nghị- Trồng cà phê, NXBNN, 1982. Nguyễn Sỹ Nghị, Trần An Phong,….Cây cà phê Việt Nam, NXB NN, 1996. Đoàn Triệu Nhạn (2004), Cơ sở khoa học của việc phân vùng cà phê Arabica ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nôi. Đoàn Triệu Nhạn (2007), Tổng quan về Cà phê Việt Nam và Thế giới – Cà phê Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển – NXB Lao động xã hội . Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (2002), Cây phủ đất ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Phan Quốc Sủng (1996), Kỹ thuất trồng, chăm sóc, chế biến cà phê, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phan Quốc Sủng (1999), “Vị trí kinh tế của cây cà phê ở Việt Nam và trên thế giới”, Cây cà phê ở VN. Phan Quốc Sủng (2000), Hỏi và đáp về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cà phê . NXB Nông nghiệp năm 2000. Phan Quốc Sủng, Mười giải pháp để sản xuất kinh doanh cây Cà phê bền vững ở Tỉnh Đăk Lăk. Diễn đàn khuyến nông và công nghệ: Các giải pháp phát triển Cà phê bền vững- 27/06/2007 tại Đăk Lăk . Đào Châu Thu và cộng sự (2005), Sản xuất phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch tại các khu dân cư nông thôn; Khoa học đất số 23/2005, trang 58-63. Nguyễn Hữu Thế (2007), Báo cáo kết quả sử dụng phân bón lá Super humat Sen Vàng cho cây cà phê, Các giải pháp phát triển cà phê bề vững, Diễn đàn khuyến nông @ công nghệ lần thứ 10/2007, Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Báo Nông nghiệp Việt nam. Hoàng Thanh Tiệm (1999), “ Đặc tính thực vật học, sinh lý và phân bố địa lý cây cà phê ở Việt Nam”, Cây cà phê ở Việt Nam. Hoàng Thanh Tiệm (1999), “Yêu cầu sinh thái của cây cà phê”, Cây cà phê ở Việt Nam. Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO – International Coffee Organization), Các nước xuất khẩu cà phê. Lê Văn Trí (2004), Phân phức hợp hữu cơ vi sinh, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Xuân Trường và cộng sự (2000), Sổ tay sử dụng phân bón, Nhà xuất bản Nông nghiệp Bùi Tuấn (2005), Hiệu quả việc sử dụng vỏ cà phê bón cho cà phê kinh doanh ở Tây Nguyên, Khoa học đất số 22/2005, trang 53-56. Trình Công Tư (2003), “Một số biện pháp kỹ thuật sử dụng phân bón cho cây trồng ở Tây Nguyên”, Tạp chí Khoa học Đất số 18 - 2003 Vũ Hữu Yêm (1995), Giáo trình phân bón và cách bón phân, Nhà xuất bản Nông nghiệp. TÀI LIỆU TIẾNG ANH Azizuddin, M., (1993) “Organic farming for coffee”, India coffee, (9), pp. 18 – 2 Becnac (1967), Resaerch on the major metritive element requirement of coffee in Bamoun region Cameroon, The café – cacao 1/1995 – 1/1997. Bheemaiah, M.M (1992), “Coffee and its management in South India”, India coffee, (12), pp. 9 – 18. Borget, Deuss, Forestier (1962), Result of mineral fertilizer experiment on coffee robusta in the research centre Boukoko, The café – cacao 3/1962. Canell M. G. R. (1974), “Factors affecting Arabica coffea bean size in Kenya”, Journal Horticultural Science, (49), pp. 65 – 76. Canell M. G. R. (1986), Physiology of the Coffea Crop, Coffea Botany, Biochemistry and Production of Bean and Beverage. Ed. Clifford & Willson. G. Wrigley (1988), “Nutrition of Coffee tree”, In: Coffee, AICTA Longman Scientific & Technical, Copublished in United State with Joln Wile & Sons, Inc, New York. Krishnamurthy Rao W. and Iyengar (1976), Leaf analysis diagnostic of the coffee, Indian coffee. Malavolta (1990), The mineral nutrition of coffe, Center for nuclear energy in agriculture university of São Paulo piracicaba, São Paolo, Brasil TÀI LIỆU TIẾNG PHÁP René Coste (1968), Le Caféier, G.P. Maisonneuve & Larose, Paris. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phân tích phương sai ảnh hưởng của phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến tỷ lệ đậu quả LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 236.445 78.8150 29.83 0.013 2 * RESIDUAL 8 21.1370 2.64212 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 257.582 23.4165 ----------------------------------------------------------------------------- Phụ lục 2: Phân tích phương sai ảnh hưởng của phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến khả năng giữ quả LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 241.329 80.4429 51.62 0.0 16 2 * RESIDUAL 8 12.4658 1.55822 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 253.794 23.0722 ----------------------------------------------------------------------------- Phụ lục 3: Phân tích phương sai ảnh hưởng của phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến tăng trưởng đường kính quả VARIATE V003 DKQT10 Duong kinh qua tuan thu 10 (mm) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 .600001E-03 .200000E-03 0.05 0.004 2 * RESIDUAL 8 .330000E-01 .412500E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .336000E-01 .305455E-02 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 DKQT16 Duong kinh qua tuan thu 16 (mm) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 3.59580 1.19860 53.33 0.021 2 * RESIDUAL 8 .179801 .224751E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 3.77560 .343236 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V005 DKQT22 Duong kinh qua tuan thu 22 (mm) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 2.65950 .886500 11.57 0.003 2 * RESIDUAL 8 .612800 .766000E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 3.27230 .297482 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V006 DKQT28 Duong kinh qua tuan thu 28 (mm) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 1.60890 .536300 8.80 0.007 2 * RESIDUAL 8 .487399 .609249E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2.09630 .190573 ----------------------------------------------------------------------------- Phụ lục 4: Phân tích phương sai ảnh hưởng của phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến các yếu tố cấu thành năng suất VARIATE V003 V100QC V110 qua chin (cm3) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 55.5000 18.5000 38.71 0.017 2 * RESIDUAL 8 3.82321 .477902 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 59.3232 5.39302 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 P100QK P100 qua kho (g) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 21.7268 7.24228 73.10 0.032 2 * RESIDUAL 8 .792599 .990749E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 22.5194 2.04722 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V005 P100N P100 nhan (g) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 21.6018 7.20060 135.41 0.000 2 * RESIDUAL 8 .425402 .531752E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 22.0272 2.00247 ----------------------------------------------------------------------------- Phụ lục 5: Phân tích phương sai ảnh hưởng của phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến năng suất cà phê VARIATE V004 KLNK Khoi luong nhan kho P100 (g) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 21.6018 7.20060 208.11 0.021 2 * RESIDUAL 8 .276801 .346001E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 21.8786 1.98896 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V005 NSN/C Nang suat nhan/cay (kg) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 2.62223 .874075 36.98 0.024 2 * RESIDUAL 8 .189067 .236334E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2.81129 .255572 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V006 NSN/H Nang suat nhan/ha (tan) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 3.47782 1.15927 45.42 0.032 2 * RESIDUAL 8 .204200 .255250E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 3.68202 .334730 ----------------------------------------------------------------------------- Phụ lục 6: Phân tích phương sai ảnh hưởng của phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến sinh trưởng phát triển cành dự trữ VARIATE V003 CDC Chieu dai canh (cm) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 93.0386 31.0129 26.20 0.021 2 * RESIDUAL 8 9.47002 1.18375 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 102.509 9.31897 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 SDDT So dot du tru (dot) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 8.37510 2.79170 90.27 0.013 2 * RESIDUAL 8 .247401 .309251E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 8.62250 .783863 ----------------------------------------------------------------------------- Phụ lục 6: Phân tích phương sai ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến tỷ lệ đậu quả VARIATE V003 SNU/C So nu/chum (nu) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 32.0055 10.6685 9.73 0.005 2 * RESIDUAL 8 8.76779 1.09597 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 40.7733 3.70666 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 SH/C So hoa/chum (hoa) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 127.032 42.3440 17.51 0.001 2 * RESIDUAL 8 19.3461 2.41826 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 146.378 13.3071 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 SQUA/C So qua/chum (qua) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 304.269 101.423 67.74 0.011 2 * RESIDUAL 8 11.9786 1.49733 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 316.248 28.7498 Phụ lục 7: Phân tích phương sai ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến khả năng giữ quả cà phê VARIATE V003 SQ/CT16 So qua/chum tuan 16 (qua) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 446.421 148.807 115.64 0.017 2 * RESIDUAL 8 10.2940 1.28676 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 456.715 41.5195 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 SQ/CT22 So qua/chum tuan 22 (qua) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 434.953 144.984 79.23 0.021 2 * RESIDUAL 8 14.6388 1.82985 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 449.592 40.8720 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V005 SQ/CT28 So qua/chum tuan 28 (qua) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 362.206 120.735 44.38 0.013 2 * RESIDUAL 8 21.7630 2.72038 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 383.969 34.9063 ----------------------------------------------------------------------------- Phụ lục 8: Phân tích phương sai ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến tăng trưởng đường kính quả cà phê VARIATE V003 DKQT16 Duong kinh qua tuan 16 (mm) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 2.78100 .927000 12.62 0.002 2 * RESIDUAL 8 .587600 .734500E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 3.36860 .306236 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 DKQT22 Duong kinh qua tuan 22 (mm) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 4.60020 1.53340 15.43 0.001 2 * RESIDUAL 8 .795001 .993752E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 5.39520 .490473 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V005 DKQT28 Duong kinh qua tuan 28 (mm) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 5.23800 1.74600 19.86 0.001 2 * RESIDUAL 8 .703200 .879000E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 5.94120 .540109 ----------------------------------------------------------------------------- Phụ lục 9: Phân tích phương sai ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến các yếu tố cấu thành năng suất VARIATE V003 V100QC The tich 100 qua chin (cm3) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 8.75640 2.91880 4.40 0.042 2 * RESIDUAL 8 5.30099 .662624 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 14.0574 1.27794 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 P100QK Trong luong 100 qua kho (g) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 2.72063 .906876 6.01 0.019 2 * RESIDUAL 8 1.20800 .151000 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 3.92863 .357148 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V005 P100NK Trong luong 100 nhan kho (g) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 2.78542 .928475 4.92 0.032 2 * RESIDUAL 8 1.50980 .188725 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 4.29522 .390475 ----------------------------------------------------------------------------- Phụ lục 10: Phân tích phương sai ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến năng suất cà phê VARIATE V003 KLT Khoi luong tuoi (kg/cay) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 35.1734 11.7245 26.41 0.026 2 * RESIDUAL 8 3.55200 .443999 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 38.7254 3.52049 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 KLNK Khoi luong nhan kho (g) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 2.78542 .928475 4.07 0.050 2 * RESIDUAL 8 1.82600 .228250 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 4.61142 .419220 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V005 NSN/C Nang suat nhan/cay (kg) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 1.75920 .586400 10.98 0.004 2 * RESIDUAL 8 .427200 .534000E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2.18640 .198764 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V006 NSN/ha Nang suat nhan/ha (tan) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 2.12970 .709900 9.08 0.006 2 * RESIDUAL 8 .625600 .782000E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2.75530 .250482 ----------------------------------------------------------------------------- Phụ lục 11: Phân tích phương sai ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến sinh trưởng phát triển cành dự trữ VARIATE V003 CDC Chieu dai canh (cm) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 4.65364 2.32682 2.03 0.211 3 2 CT$ 3 63.0728 21.0243 18.38 0.003 3 * RESIDUAL 6 6.86135 1.14356 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 74.5878 6.78071 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 SDDT So dot du tru (dot) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .174500E-01 .872500E-02 0.07 0.934 3 2 CT$ 3 4.16483 1.38828 10.98 0.008 3 * RESIDUAL 6 .758350 .126392 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 4.94063 .449148 ----------------------------------------------------------------------------- Phụ lục 12: Phân tích phương sai ảnh hưởng của độ dài ngày giữa 2 lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến tỷ lệ đậu quả VARIATE V003 SN/C So nu/chum (nu) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .388501E-01 .194250E-01 0.65 0.560 3 2 CT$ 3 .166425 .554750E-01 1.85 0.039 3 * RESIDUAL 6 .180150 .300250E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .385425 .350387E-01 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 SH/C So hoa/chum (hoa) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .650016 .325008 2.50 0.162 3 2 CT$ 3 4.58802 1.52934 11.75 0.007 3 * RESIDUAL 6 .781046 .130174 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 6.01908 .547189 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 SQ/C So qua/chum (qua) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .426497E-01 .213249E-01 0.89 0.460 3 2 CT$ 3 4.71863 1.57288 65.74 0.000 3 * RESIDUAL 6 .143551 .239252E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 4.90483 .445893 ----------------------------------------------------------------------------- Phụ lục 13: Phân tích phương sai ảnh hưởng của độ dài ngày giữa 2 lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến tỷ lệ đậu quả VARIATE V003 SQ/CT16 So qua/chum tuan 16 (qua) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .201801 .100900 0.19 0.835 3 2 CT$ 3 21.6146 7.20487 13.26 0.005 3 * RESIDUAL 6 3.26100 .543500 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 25.0774 2.27976 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 SQ/CT22 So qua/chum tuan 22 (qua) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .281450 .140725 1.15 0.379 3 2 CT$ 3 54.7002 18.2334 148.98 0.000 3 * RESIDUAL 6 .734353 .122392 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 55.7160 5.06509 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V005 SQ/CT28 So qua/chum tuan 28 (qua) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .371150 .185575 0.61 0.578 3 2 CT$ 3 37.9737 12.6579 41.48 0.011 3 * RESIDUAL 6 1.83085 .305141 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 40.1757 3.65234 ----------------------------------------------------------------------------- Phụ lục 14: Phân tích phương sai ảnh hưởng của độ dài ngày giữa 2 lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến các yếu tố cấu thành năng suất VARIATE V003 V100QC The tich 100 qua chin (cm3) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .180499E-01 .902494E-02 0.18 0.837 3 2 CT$ 3 1.05510 .351700 7.16 0.022 3 * RESIDUAL 6 .294550 .490916E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1.36770 .124336 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 P100QK Trong luong 100 qua kho (g) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .866005E-01 .433003E-01 0.75 0.516 3 2 CT$ 3 2.57603 .858676 14.83 0.004 3 * RESIDUAL 6 .347400 .579000E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 3.01003 .273639 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V005 P100NK Trong luong 100 nhan kho (g) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .330067 .165033 6.20 0.035 3 2 CT$ 3 2.19030 .730100 27.45 0.001 3 * RESIDUAL 6 .159600 .266000E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2.67997 .243633 ----------------------------------------------------------------------------- Phụ lục 15: Phân tích phương sai ảnh hưởng của độ dài ngày giữa 2 lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến năng suất cà phê VARIATE V003 KLT Khoi luong tuoi (kg/cay) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .426497E-01 .213248E-01 0.34 0.729 3 2 CT$ 3 .963226 .321075 5.08 0.044 3 * RESIDUAL 6 .379350 .632250E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1.38523 .125930 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 KLNK Khoi luong nhan kho (g) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .171502E-01 .857508E-02 1.27 0.349 3 2 CT$ 3 .914251E-01 .304750E-01 4.50 0.056 3 * RESIDUAL 6 .406500E-01 .677500E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .149225 .135659E-01 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V005 NSN/C Nang suat nhan/cay (kg) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .521666E-02 .260833E-02 1.13 0.385 3 2 CT$ 3 .578001E-01 .192667E-01 8.35 0.015 3 * RESIDUAL 6 .138500E-01 .230833E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .768667E-01 .698788E-02 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V006 NSN/H Nang suat nhan/ha (tan) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .301999E-01 .151000E-01 3.77 0.087 3 2 CT$ 3 .656249E-01 .218750E-01 5.47 0.038 3 * RESIDUAL 6 .240001E-01 .400001E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .119825 .108932E-01 ----------------------------------------------------------------------------- Phụ lục 16: Phân tích phương sai ảnh hưởng của độ dài ngày giữa 2 lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến sinh trưởng phát triển cành dự trữ VARIATE V003 CDC Chieu dai canh (cm) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 2.14985 1.07492 4.49 0.064 3 2 CT$ 3 4.15643 1.38548 5.79 0.034 3 * RESIDUAL 6 1.43635 .239392 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 7.74263 .703875 ----------------------------------------------------------------------------- VARIATE V004 SDDT So dot du tru (dot) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .316500E-01 .158250E-01 0.54 0.612 3 2 CT$ 3 1.16700 .389000 13.25 0.005 3 * RESIDUAL 6 .176150 .293584E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1.37480 .124982 -----------------------------------------------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn thạc sỹ- Nghiên cứu kỹ thuật bón phân KOMIX nhằm tăng năng suất cho cây cà phê Robusta tại Huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak.DOC