Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, năng suất và chất lượng của hai giống cỏ mới mulato 2 và mulato 3 tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

1. Kết luận. Về đặc điểm sinh học: Cỏ Mulato 2 và 3 là hai giống cỏ được lai tạo giữa các giống Brachiaria spp, bao gồm Brachiaria brizantha x Brachiaria decumbens x Brachiaria ruziziensis trồng tại Buôn Ma Thuột có các đặc điểm sau: Hạt giống có tỷ lệ sống cao, tất cả các lô thí nghiệm đều có tỷ lệ các khóm cỏ mọc và sống 100% ở 10 ngày sau khi gieo; Chiều cao cây ở giai đoạn thiết lập đồng cỏ (90 ngày tuổi sau khi gieo) đạt 148,77 cm ở Mulato 2 và 148,82 ở Mulato 3, tương đương chiều cao thảm cỏ đạt 116 cm và 113 cm. Có số ngày đạt độ che phủ 100% là 77 ngày với Mulato 2 và 70 ngày với Mulato 3. Cả hai giống đều sinh trưởng, phát triển và cho năng suất tốt trong điều kiện khí hậu đất đai tại Buôn Ma Thuột. Về năng suất Cỏ Mulato 2 và Mulato 3 đều có khả năng cho năng suất cao trong điều kiện thâm canh và điều kiện khí hậu, đất đai ở Buôn Ma Thuột và tương đương với cỏ sả trong cùng điều kiện. Năng suất chất xanh của cỏ Mulato 2 là 212.49 tấn/ha/năm, Mulato 3 là 221.39 tấn/ha/năm và của cỏ sả là 215.67 tấn/ha/năm. Cỏ Mulato 2 và Mulato 3 cho năng suất cao hơn hẳn cỏ sả trong điều kiện có tưới nước vào mùa khô, Mulato 2 đạt 2.44 kg/m2, Mulato 3 đạt 2.59kg/m2 và cỏ sả là 1.46 kg/m2. Về chất lượng thức ăn: Cả hai giống cỏ Mulato 2 và Mulato 3 đều có hàm lượng protein cao so với các giống cỏ hòa thảo đạt từ 9.87 đến 10.13% so với vật chất khô. Tỷ lệ lá, tỷ lệ phần ăn được và lượng ăn vào đều đạt rất cao, tương đương với cỏ sả, một giống cỏ chủ lực hiện nay được trồng làm thức ăn cho chăn nuôi. 2. Kiến nghị Tiếp tục các nghiên cứu xây dựng quy trình trồng, lượng phân bón, chu kỳ tưới nước trong mùa khô, chu kỳ cắt hợp lý trong các điều kiện đất đai khác nhau và hiệu quả nuôi dưỡng trên gia súc.

doc90 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3072 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, năng suất và chất lượng của hai giống cỏ mới mulato 2 và mulato 3 tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 23,42 0,11 64,32 0,58 152,58 4,12 p< 0,05 Các giống cỏ đều tuân theo quy luật sinh trưởng thông thường, giai đoạn đầu sinh trưởng chậm sau đó tăng nhanh ở giai đoạn tiếp theo và chậm dần ở giai đoạn cuối. Dựa vào bảng có thể thấy hai giống cỏ Mulato 2 và Mulato 3 trong giai đoạn 4 tuần có chiều cao thảm lần lượt là 23,56 và 24,58 cm thấp hơn so với giống cỏ sả đối chứng là 38,27 cm. Trong giai đoạn 8 tuần sau khi trồng chiều cao của các giống cỏ Mulato 2, Mulato 3 lần lượt là 47,83 cm; 51,27 cm trong khi đó chiều cao của có sả trong giai đoạn này đã đạt 70,07 cm. Chiều cao thảm của hai giống Mulato lần lượt là 42,88 cm và 43,95 cm, đều thấp hơn so với chiều cao thảm của giống cỏ sả 64,32 cm. Các giống cỏ Mulato có đặc tính nửa thân bò thường đạt chiều cao tối đa vào sau khi gieo khoảng 10 tuần, sau đó sẽ sinh trưởng theo xu thế bò lan hơn là thẳng đứng. Ở giai đoạn 12 tuần sau khi trồng, các giống cỏ Mulato đều đạt chiều cao phù hợp để thu cắt lần lượt là 148,77 cm; 148,82 cm so với giống cỏ sả tại thời điểm này là 152,28 cm và chiều cao thảm của cả 3 giống lần lượt là 116,02 cm; 113,91 cm và 152,28 cm. Chiều cao cây và thảm cỏ của hai giống Mulato có sai khác trong xử lý thống kê là không có ý nghĩa trong khi đó sai khác về chiều cao của hai giống này so với cỏ sả là rất có ý nghĩa với p < 0,05. Tại thời điểm này thu cắt là thích hợp nhất, chất dinh dưỡng cao và năng suất ổn định và tỷ lệ xơ tương đối thấp, gia súc ăn ngon miệng. Nhìn chung các giống cỏ đều đạt chiều cao phù hợp với đặc tính của phẩm giống. Sở dĩ cỏ Mulato 2 và Mulato 3 có chiều cao thấp hơn cỏ sả là do hai giống cỏ này sinh trưởng theo xu thế bò lan hơn là thẳng đứng trong khi đó giống cỏ sả lại sinh trưởng theo xu hướng thẳng đứng. Chiều cao của hai giống Mulato thấp hơn so với cỏ sả nhưng độ che phủ tốt hơn và lá dày hơn. So sánh với kết quả nghiên cứu của Trương Tấn Khanh, (2007) [11] về chiều cao thảm của cỏ Mulato trong thời gian thiết lập ở thời điểm 90 ngày sau khi gieo tại hai điểm Đăk Lấp (58,25 cm) và Cư Jút (62,50 cm), thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi tại Buôn Ma Thuột. Có thể thấy chiều cao của cỏ không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của phẩm giống mà còn phụ thuộc rất nhiều vào dinh dưỡng đất, chế độ chăm sóc, tưới nước và phân bón. Như vậy ở thời điểm 12 tuần các giống cỏ đều đạt chiều cao phù hợp để thu cắt. 3.1.3.3. Độ che phủ của thảm cỏ trong giai đoạn thiết lập Độ che phủ của cỏ khi thiết lập là phần trăm mặt đất được che phủ bởi cỏ trồng theo chiều thẳng đứng so với tổng diện tích trồng cỏ. Độ che phủ càng nhanh chứng tỏ sinh trưởng của cỏ càng nhanh, hạn chế được cỏ dại càng tốt. Độ che phủ là chỉ tiêu quan trọng ban đầu để đánh giá thích nghi của một giống cỏ trồng. Độ che phủ của các giống cỏ được đo vào các thời điểm 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần, được trình bày ở bảng 3.5. Bảng 3.5. Độ che phủ của cỏ trong giai đoạn thiết lập. Đơn vị: % Mulato 2 Mulato 3 P. maximum 4 tuần 45 48 36 8 tuần 82 90 72 12 tuần 100 100 100 Số ngày đạt độ che phủ 100% (ngày) 77 70 84 Dựa vào kết quả ở bảng 3.5 giống cỏ Mulato 3 có độ che phủ nhanh hơn nhiều so với hai giống cỏ còn lại. Ở giai đoạn 4 tuần là 48 % trong khi hai giống cỏ Mulato 2 và sả là 45% và 36 %. Sau 8 tuần độ che phủ của Mulato 3 tăng lên 90 %, của cỏ Mulato 2 là 82 cao hơn so với cỏ sả là 72 %. Sau thời gian 12 tuần cả 3 giống cỏ trên đều đạt độ che phủ 100%. Giống cỏ Mulato 3 sau 70 ngày đã đạt độ che phủ 100 % nhanh hơn hai giống cỏ còn lại là Mulato 2 (77 ngày) và cỏ sả (84 ngày). Các kết quả trên cũng trùng khớp với nghiên cứu của Trương Tấn Khanh, (2007) [11] về độ che phủ cuả thảm cỏ trong thời gian thiết lập tại vùng đất Cư Jút, trong nghiên cứu này cỏ Mulato cũng đạt độ che phủ 100 % tại thời điểm 70 ngày và cỏ sả tại thời điểm 80 ngày. 3.1.3.4. Năng suất xanh ở lần cắt đầu tiên Theo các nhà nghiên cứu về đồng cỏ, đánh giá về năng suất chất xanh là căn cứ quan trọng nhất để biết được tiềm năng sản xuất của cây cỏ từ đó hoạch định chiến lược phát triển trong chăn nuôi. Các giống cỏ khác nhau cho năng suất và sản lượng cỏ khác nhau. Bên cạnh đó năng suất của cỏ thay đổi nhiều tùy thuộc vào vùng khí hâu và kỹ thuật canh tác. Chiều cao của thảm cỏ và tỷ lệ lá trên thân liên quan đến năng suất, khả năng tạo thảm và mức độ thuận lợi trong việc thu nhận thức ăn của gia súc. Lá là cơ quan quang hợp chủ đạo, quyết định sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây. Ngoài quang hợp, lá còn đảm nhận nhiều hoạt động sinh lý của cây khác như: trao đổi nước, hô hấp, tổng hợp chất hữu cơ nuôi câyđã có nhiều nghiên cứu cho rằng trên 90% vật chất khô là sản phẩm của quá trình quang hợp. Như vậy lá có vai trò hết sức quan trọng, năng suất còn phụ thuộc nhiều vào số lượng lá và tuổi thọ của chúng. Năng suất chất xanh của các giống cỏ được xác định bằng cách cắt toàn bộ lô thí nghiệm, cắt cách mặt đất 7 cm, cân toàn bộ cây ngay tại ruộng. Mỗi giống cỏ được trồng lặp lại ở 3 ô thí nghiệm, do đó năng suất chất xanh của từng giống được xác định theo khối lượng trung bình của 3 ô thí nghiệm. Năng suất xanh của các giống cỏ ở lần cắt đầu tiên tại thời điểm 12 tuần sau khi trồng được trình bày ở bảng 3.6. Bảng 3.6. Năng suất xanh ở lần cắt đầu tiên kg/m2 tấn/ha Mulato 2 3,46 34,60 Mulato 3 3,14 31,40 P. maximum 4,25 42,50 Qua bảng số liệu cho ta thấy trong cùng một điều kiện chăm sóc, năng suất của cỏ Mulato 2 ở lứa cắt đầu tiên là 3,46 kg/m2 (tương đương với 34,6 tấn/ha), của Mulato 3 là 3,14 kg/m2 (tương đương 31,4 tấn/ha). Sai khác về năng suất giữa hai giống cỏ không có ý nghĩa. So sánh với cỏ sả là 4,25 kg/m2 (tương đương 42,5 tấn/ha) thì năng suất chất xanh của hai giống Mulato thấp hơn. 3.1.4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong giai đoạn sản xuất 3.1.4.1. Chiều cao cây và thảm cỏ trong giai đoạn sản xuất Kể từ lứa cắt thứ nhất trở đi, thời gian giữa các lần thu hoạch gọi là khoảng cách cắt (hay chu kỳ cắt). Trong thí nghiệm chu kỳ cắt cỏ là 45 ngày. Trong giai đoạn sản xuất, chúng tôi cũng tiến hành đo chiều cao cây và chiều cao thảm ở các giai đoạn 15; 30 và 45 ngày. Kết quả đo được trình bày ở bảng 3.7. Bảng 3.7. Chiều cao cây và thảm cỏ ở chu kỳ cắt 45 ngày. Đơn vị: cm 15 ngày 30 ngày 45 ngày TB SE TB SE TB SE Mulato 2 Chiều cao cây 21,035 0,975 66,43 1,55 91,48 1,98 Chiều cao thảm 22,215 0,736 50,82 1,13 72,14 1,59 Mulato 3 Chiều cao cây 21,115 0,986 72,81 1,46 95,93 1,32 Chiều cao thảm 20,59 1,01 52,92 1,23 70,63 1,21 P.maximum Chiều cao cây 45,150 0,03 80,26 1,54 138,22 3,13 Chiều cao thảm 44,350 0,00 68,92 1,35 85,22 2,72 p < 0,05 So với giai đoạn thiết lập, trong giai đoạn sản xuất chiều cao cây và chiều cao thảm của hai giống Mulato tại thời điểm 15 ngày cao hơn nhiều. Mulato 2 tại thời điểm này đã đạt chiều cao cây là 21,035 cm và chiều cao thảm là 21,215 cm. Tại thời điểm 30 ngày chiều cao cây và chiều cao thảm của cỏ Mulato 2 là 66,43 cm và 50,82 cm. Chiều cao cây của Mulato 3 là 72,81 cm và chiều cao thảm là 52,21 cm. Cả hai giống Mulato đều đạt chiều cao cây và chiều cao thảm thấp hơn so với giống cỏ sả tại thời điểm này với chiều cao cây là 80,26 cm và chiều cao thảm là 68,92 cm. Trong giai đoạn sản xuất, chúng tôi tiến hành thu cắt ở khoảng cách cắt là 45 ngày. Chiều cao cây và chiều cao thảm của Mulato 2 là 91,48 cm và 70,14 cm, cỏ Mulato 3 là 95,93 cm và 70,63 cm. Cả hai giống Mulato đều thấp hơn cỏ sả, vì đặc điểm sinh trưởng của cỏ sả là theo kiểu thẳng đứng do đó tại thời điểm này, cỏ sả vẫn là giống cỏ có chiều cao tốt nhất với chiều cao cây là 138,22 cm và chiều cao thảm là 85,22 cm. Sự sai khác về chiều cao cây của hai giống Mulato và cỏ sả là có ý nghĩa với p < 0,05. 3.1.4.2. Độ che phủ của thảm cỏ trong chu kỳ sản xuất Cỏ sau khi đã thu hoạch lứa đầu tiên, quá trình tái sinh diễn ra mạnh khi trong rễ và thân còn lại chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái sinh. Vì vậy, khả năng tái sinh phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi thiết lập, độ cao cắt vì nó ảnh hưởng tới hàm lượng chất dinh dưỡng dự trữ để tái sinh. Độ che phủ của thảm cỏ trong giai đoạn sản xuất đo tại các thời điểm 15 ngày, 30 ngày và 45 ngày sau khi cắt lứa đầu tiên. Kết quả đo được trình bày ở bảng 3.8. Bảng 3.8. Độ che phủ của thảm cỏ trong giai đoạn sản xuất. Đơn vị: % Mulato 2 Mulato 3 P. maximum 15 ngày 55,25 57,25 42,5 30 ngày 100 100 100 45 ngày 100 100 100 Trong giai đoạn sản xuất, cả 3 giống cỏ đều đạt độ che phủ là 100 % tại thời điểm 30 ngày. Tại thời điểm 15 ngày độ che phủ của Mulato 2, Mulato 3 và cỏ sả lần lượt là 55,25 %; 57,25 % và 42,5 %. Dựa vào kết quả thu được có thể nhận thấy cỏ Mulato 3 có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh hơn so với hai giống cỏ còn lại. 3.1.5. Tính chịu hạn Bất cứ một loại cây trồng nào cũng cần phải có nước để duy trì sự sống, mức độ cần nhiều nước hay ít nước phụ thuộc vào từng loại cây trồng và từng giai đoạn phát triển của chúng. Hạn đối với thực vật là khái niệm dùng để chỉ sự thiếu nước của thực vật do môi trường gây nên trong suốt cả quá trình hay trong từng giai đoạn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. Những cây trồng có khả năng duy trì sự phát triển và cho năng suất tương đối ổn định trong điều kiện khô hạn được gọi là cây chịu hạn và khả năng của thực vật có thể giảm thiểu mức độ tổn thương do thiếu hụt nước gây ra gọi là tính chịu hạn. Tính chịu hạn là một trong những đặc tính quan trọng nhất của các giống cỏ nhiệt đới để sống sót qua mùa khô khắc nghiệt. Cây họ đậu có sức chịu hạn tốt hơn cây hòa thảo vì chúng có rễ cộc ăn sâu vào lòng đất và có khả năng hút nước từ tầng sâu trong mùa khô. Mỗi giống, loài khác nhau có đặc tính khác nhau, đất có độ phì cao giúp cây cỏ sống tốt hơn trong mùa khô vì có bộ rễ chắc khỏe, ăn sâu vào lòng đất. Bảng 3.9. Tính chịu hạn của các giống cỏ trong mùa khô (có tưới nước). Mulato 2 Mulato 3 P. maximum Trạng thái cỏ trong mùa khô (có tưới) Xanh suốt 7 ngày sau khi tưới Xanh suốt 7 ngày sau khi tưới Héo lá 2 ngày cuối Trong mùa khô, tiến hành tưới nước một tuần một lần, các giống Mulato đều có màu xanh suốt 7 ngày sau khi tưới. Còn giống cỏ sả có biểu hiện héo lá vào ngày thứ 5 sau khi tưới. Qua đó cũng thấy được hai giống cỏ Mulato có khả năng chịu hạn cao hơn so với giống cỏ sả trong cùng điều kiện chăm sóc và tưới nước. 3.1.6. Sâu bệnh hại. Đây là chỉ tiêu quan trọng để chọn lựa giống cỏ phát triển trong sản xuất vì về nguyên tắc chúng ta không thể sử dụng các loại thuốc hóa học trên đồng cỏ. Khác với các loại cây nông nghiệp, đồng cỏ khó kiểm soát hơn vì gia súc có thể vào ăn những lúc mà chúng ta không lường trước được. Gia súc ăn cỏ có thuốc hóa học không những chỉ thiệt hại về kinh tế do gia súc chậm lớn hoặc chết mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Kết quả theo dõi về bệnh hại trên các giống cỏ được trình bày ở bảng 3.10. Bảng 3.10. Tình hình bệnh hại của các giống cỏ thí nghiệm Bệnh đạo ôn Mức độ nguy hiểm Mulato 2 Không có dấu hiệu bệnh Mulato 3 Không có dấu hiệu bệnh P. maximum Có dấu hiệu đạo ôn vào đầu mùa mưa Không nghiêm trọng Hai giống cỏ trong thí nghiệm là Mulato 2 và Mulato 3 đều không bị nhiễm bệnh hại và côn trùng. Chúng tôi thấy xuất hiện bệnh đạo ôn trên cỏ sả vào tháng 8 và tháng 9, khi có nhiều mưa và cỏ phát triển mạnh. Tuy nhiên việc khống chế bệnh đạo ôn tương đối dễ dàng, người sản xuất chủ yếu giảm bón phân urê thì bệnh giảm dần và cỏ lại sinh trưởng tốt trong lứa cắt tiếp theo. Một khó khăn khác xuất hiện trong thời gian tiến hành thí nghiệm nữa là côn trùng cắn ngang cây lúc cỏ mới gieo, chủ yếu là do dế và châu chấu cắn. Tuy nhiên mức độ hại không đáng kể. 3.2. Nghiên cứu năng suất và giá trị dinh dưỡng của các giống cỏ 3.2.1. Năng suất chất xanh của các giống cỏ trong thí nghiệm Sau khi thu hoạch lứa đầu, phần lớn lá cây bị thu cắt do đó khả năng quang hợp của cây giảm mạnh, tốc độ sinh rưởng chậm lại. Nhưng sau đó khả năng quang hợp của cây được phục hồi, tốc độ sinh trưởng của cây tăng và đạt tối đa ở giai đoạn 45 ngày. Các giống cỏ được thu cắt 45 ngày, thời gian này là thích hợp nhất vì cây đã đạt đủ chiều cao tương đương với các nghiên cứu trước đây. Chu kỳ cắt ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của cỏ làm thức ăn chăn nuôi, nếu thu hoạch non mặc dù hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng năng suất thu được thấp. Còn nếu thu hoạch quá già, hàm lượng dinh dưỡng bị hao hụt, ảnh hưởng đến sự tái sinh lần sau làm giảm số lứa cắt trong năm. Chúng tôi cắt cỏ cách mặt đất khoảng 7 – 10 cm, vì khi cắt cỏ quá cao sẽ làm giảm sản lượng cỏ, vì một phần sản lượng cỏ nằm ở phần còn lại. Ngược lại, nếu cắt cỏ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến lần tái sinh sau đó, làm mất đi phần thân và phần gốc là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cơ bản để nuôi rễ và toàn bộ lá dùng cho việc tái sinh. Kết quả theo dõi năng suất của ba giống cỏ trong mùa khô và mùa được trình bày trên bảng 3.11. Bảng 3.11. Năng suất xanh của các giống cỏ trong thí nghiệm Giống Năng suất TB mùa mưa (kg/m2/lứa) Năng suất TB mùakhô (kg/m2/lứa) Năng suất TB cả năm (kg/m2/lứa) Năng suất cả năm (tấn/ha/năm) TB SE TB SE TB TB Mulato 2 3.48 0.17 2.44 0.09 3.04 212.49 Mulato 3 3.59 0.20 2.59 0.08 3.16 221.39 P. maximum 4.30 0.08 1,46 0.07 3.41 238.47 p<0,05 Năng suất của các giống cỏ Mulato 2, Mulato 3 trong mùa mưa lần lượt là 3,48 (kg/m2/lứa), 3,59 (kg/m2/lứa). Sự khác biệt năng suất giữa hai giống này là không đáng kể (p >0,05). Tuy nhiên năng suất của cả hai giống Mulato trong mùa mưa thấp hơn nhiều so với cỏ sả ( năng suất trung bình của cỏ sả là 4,30 kg/m2/lứa) (p<0,05). Năng suất trung bình của tất cả các giống cỏ trong mùa khô thấp hơn đáng kể trong mùa mưa, khác biệt không đáng kể về năng suất của hai giống Mulato và cao hơn rất đáng kể so với năng suất cỏ sả (p < 0,05). Ước tính năng suất cả năm cho thấy năng suất của các giống chênh lệch nhau không đáng kể từ 212 đến 221 tấn/ha/năm. Một phát hiện trong đề tài là trong mùa khô khi được tưới và chăm sóc như nhau thì cỏ Mulato lại cho năng suất cao hơn một cách đáng kể so với cỏ sả, hay nói cách khác, tính chịu hạn của Mulato tốt hơn. Cụ thể vào mùa khô, năng suất của cỏ sả chỉ đạt 1,46 kg/m2/lứa, trong khi hai giống cỏ Mulato 2 và 3 năng suất lần lượt là 2,44 và 2,59 kg/m2/lứa. Điều này gợi ý cho chúng ta thấy nếu trồng và tưới cỏ Mulato thì có thể góp phần giải quyết thức ăn cho mùa khô trong chăn nuôi trâu bò ở Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu của Trương Tấn Khanh, (2007) [11] về năng suất xanh của Mulato trồng trên vùng đất bạc màu Đăk Rlấp, với cùng một mức phân bón là 50 kg nitơ/ha/lứa cắt là 121 tấn/ha thấp hơn rất nhiều so với kết quả trong thí nghiệm của chúng tôi tại Buôn Ma Thuột. Trong khi đó cùng chế độ tưới năng suất chất xanh của cỏ ở Cư Jút đạt tương đương với Buôn Ma Thuột là 198 tấn/ha. Kết quả nghiên cứu của đại học Ubon Thái Lan (Hare và CS, 2009) [37] trong điều kiện không bón phân năng suất chất xanh của Mulato 3 là 73,7 tấn/ha và cao hơn so với Mulato 2 là 64,4 tấn/ha và thấp hơn rất nhiều so với điểm thí nghiệm của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Quang và cộng sự, (2009) [14] đã tiến hành tuyển chọn các giống cỏ có năng suất cao chất lượng tốt tại Hà Nội và Thái Nguyên, đã cho thấy năng suất chất xanh của cỏ Mulato 2 tại Hà Nội là 92,81 tấn/ha/năm và tại Thái Nguyên là 126,5 tấn/ha/năm, thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi Tại Buôn Ma Thuột.. 3.2.2. Năng suất vật chất khô của các giống cỏ Năng suất vật chất khô của cỏ phụ thuộc vào hai yếu tố chính, năng suất xanh và tỷ lệ vật chất khô của cỏ. Kết quả tính toán từ năng suất chất xanh và thành phần vật chất khô của các giống cỏ trong thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.12. Bảng 3.12. Năng suất vật chất khô của các giống cỏ Giống cỏ Năng suất TB mùa mưa kg/m2/lứa Năng suất TB mùa khô kg/m2/lứa Năng suất TB cả năm kg/m2/năm Năng suất cả năm tấn/ha/năm Mulato 2 0,77 0,56 0,68 47,48 Mulato 3 0,79 0,60 0,71 49,48 P. maximum 0,95 0,51 0,76 47,88 p <0,05 Tương tự như năng suất chất xanh, năng suất vật chất khô của Mulato2 và Mulato 3 trong mùa mưa và mùa khô khác nhau không có ý nghĩa (p < 0,05) và thấp hơn so với cỏ sả. Vào mùa mưa, năng suất vật chất khô của cỏ Mulato 3, với năng suất vật chất khô là 0,79 kg/m2/lứa. Cỏ Mulato 2 vào mùa mưa năng suất vật chất khô vào khoảng 0,77 % kg/m2/lứa. Thấp hơn so với cỏ sả là 0,95 kg/m2/lứa. Trong mùa khô, năng suất vật chất khô của ba giống sai khác có ý nghĩa. Mulato 3 đạt năng suất vật chất khô cao nhất, cao hơn cả Mulato 2 và cỏ sả. Cỏ Mulato 2 năng suất vào mùa khô chỉ đạt 0,56 kg/m2/lứa, so với mùa mưa là 0,77 kg/m2/lứa. Riêng đối với giống cỏ Mulato 3 năng suất vật chất khô là 0,6 kg/m2/lứa, so với mùa mưa có giảm đi. Cỏ sả vào mùa mưa năng suất vật chất khô là 0,95 kg/m2/lứa, thì mùa khô chỉ đạt 0,51 kg/m2/lứa. Trong mùa khô, cỏ Mulato 3 đây vẫn là giống cỏ cỏ năng suất vật chất khô cao nhất, cao hơn cả giống cỏ sả. Vì Mualto 3 là giống cỏ có bộ rễ sâu và rộng nên có khả năng chịu hạn cao hơn. Năng suất vật chất khô trung bình cả năm của Mulato 2 đạt 47,48 tấn/ha, Mulato 3 đạt 49,48 tấn/ha cao hơn so với cỏ sả (47,88 tấn/ha). Kết quả nghiên cứu của Trương Tấn Khanh, (2007) [11] về năng suất vật chất khô của Mulato trên vùng đất bạc màu Đăk Rlấp với mức phân bón là 50kg nitơ/ha/lứa cắt là 30,33 tấn/ha. Kết quả này thấp hơn nhiều so với kết quả của chúng tôi tại Buôn Ma Thuột. Cũng trong cùng điều kiện tưới và phân bón như vậy, năng suất vât chất khô của Mulato tại Cư Jút là 35,79 tấn/ha cũng thấp hơn so với ở Buôn Ma Thuột. Kết quả nghiên cứu tại Đại học Ubon Thái Lan [37] trong điều kiện không bón phân năng suất vật chất khô của Mulato 2 và Mulato 3 chỉ đạt 12,88 tấn/ha và 14,75 tấn/ha, thấp hơn rất nhiều so với thí nghiệm cả chúng tôi. Như vậy năng suất vật chất khô của cỏ không chỉ lệ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc cơ bản vào các điều kiện bên ngoài, nhất là đặc điểm dinh dưỡng của đất, nhiệt độ và mức phân bónTại vùng đất đỏ bazan Buôn Ma Thuột năng suất cao nhất có thể đạt từ 47 đến 49 tấn/ha. 3.2.3. Năng suất protein Protein trong thức ăn là thành phần hết sức quan trọng làm tăng giá trị sinh học của thức ăn và cung cấp axit amin cho quá trình sinh trưởng, phát triển của gia súc, làm tăng năng suất vật nuôi. Năng suất protein được tính dựa trên cơ sở năng suất vật chất khô và tỷ lệ protein thô. Kết quả năng suất protein của ba giống cỏ trong nghiên cứu được thế hiện ở bảng 3.13. Bảng 3.13. Năng suất protein của các giống cỏ Năng suất TB mùa mưa kg/m2/lứa Năng suất TB mùa khô kg/m2/lứa Năng suất TB cả năm kg/m2/năm Năng suất cả năm tấn/ha/năm Mulato 2 0,08 0,06 0,07 4,75 Mulato3 0,08 0,06 0,07 4,95 P. maximum 0,10 0,06 0,08 5,84 Năng suất protein trung bình vào mùa khô của cả ba giống cỏ là 0,06 kg/m2/lứa. Vào mùa mưa, năng suất trung bình của các giống Mulato đều tăng lên. Nếu vào mùa khô năng suất của Mulato 2 và Mulato 3 là 0,06 kg/m2/lứa thì vào mùa mưa năng suất protein là 0,08 kg/m2/lứa. Vẫn thấp hơn so với giống cỏ sả với năng suất cao nhất trong mùa mưa là 0,10 kg/m2/lứa. Năng suất trung bình cả năm của của Mulato 2 và Mulato 3 lần lượt là 4,75 và 4,95 tấn/ha/năm. So với kết quả của Trương Tấn Khanh, (2007) [11] tại vùng đất xám bạc màu Đăk Rlấp với mức phân bón là 50 kg Nitơ/ha/năm là 2,80 tấn/ha/năm, và kết quả tại Cư Jút là 3.30 tấn/ha/năm, thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại Buôn Ma Thuột. 3.2.4. Giá trị dinh dưỡng của các giống cỏ Việc phân tích giá trị dinh dưỡng của thức ăn thô xanh là hết sức cần thiết, trên cơ sở đó phối hợp khẩu phần hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của gia súc đặc biệt là các giống cao sản. Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng của các giống cỏ được trình bày ở bảng 3.14. Bảng 3.14. Thành phần dinh dưỡng của các giống cỏ thí nghiệm. (%)  Chỉ tiêu Tỷ lệ VCK Protein thô Lipid thô Xơ thô Khoáng TS Mulato 2 22,54 9,48 1,24   31,16 7,27  Mulato 3 22,48 10,15 1,29   30,55  8,75 P. maximum 21,60 11,54  1,24 31,94  12,53  Tỷ lệ vật chất khô của các giống cỏ trong nghiên cứu sai khác không có ý nghĩa, tỷ lệ vật chất khô của cỏ Mulato 2 là 22,54 % và của Mulato 3 là 22,48 %. Cả hai giống cỏ Mulato đều có tỷ lệ vật chất khô cao hơn cỏ sả là 21,60%. Hàm lượng protein thô của các giống cỏ trong thí nghiệm có sự khác nhau, cỏ sả có hàm lượng protein cáo nhất chiếm 11,54 %, sau đó là cỏ Mulato 3 với hàm lượng protein là 10,15 % và thấp nhất là cỏ Mulato 2 với 9,48 %. Hàm lượng lipid thô giữa các giống cỏ sai khác là không đáng kể, hàm lượng lipid thô của cỏ Mulato 2 và cỏ sả là bằng nhau với 1,24 %. Cỏ Mulato 3 có hàm lượng lipid cao hơn với 1,29 %. Hàm lượng xơ thô của cỏ Mulato 3 là 30,55%, của Mulato 2 là 31,16% so với cỏ sả là 31,94%. Hàm lượng khoáng tổng số của hai giống cỏ Mulato thấp hơn so với cỏ sả. Hàm lượng khoáng tổng số của cỏ Mulato 2 là 7,26 % và của cỏ Mulato 3 là 8,56 %. So với kết quả nghiên cứu của Trương Tấn Khanh, (2007) [11] thì hàm lượng khoáng của chúng tôi thấp hơn. Điều này có thể giải thích do chu kỳ cắt của chúng tôi dài hơn. Diễn biến giảm tỷ lệ khoáng trong cỏ khi gia tăng khoảng cách cắt thì phù hợp với công bố của Gohl, 1975 [27]; Sen và Mabey, (1965) [38]. Sự sụt giảm của các chất khoáng do chúng được vận chuyển ngược xuống phần gốc và rễ cùng với các chất dinh dưỡng khác để chuẩn bị cho chu kỳ tái sinh tiếp theo. So với các nghiên cứu của Trương Tấn Khanh, (2007) [11] về thành phần hóa học của cỏ Mulato 2 thì kết quả của chúng tôi về tỉ lệ vật chất khô cao hơn, còn những chỉ tiêu về hàm lượng protein thô, lipid thô, xơ thô cũng như khoáng tổng số thấp hơn. Cụ thể trong kết quả nghiên cứu của Trương Tấn Khanh, (2007) [11] hàm lượng vật chất khô trong cỏ Mulato 2 là 19,23 %, thấp hơn so với của chúng tôi là 22,54 %. Hàm lượng protein thô là 11,02 % cao hơn so với kết quả của chúng tôi là 9,48%, hàm lượng lipid thô là 2 % còn kết quả của chúng tôi là 1,24 %. 3.3. Nghiên cứu một số chỉ tiêu về chất lượng của các giống cỏ 3.3.1. Tỷ lệ lá và tỉ lệ phần ăn được của các giống cỏ Tỉ lệ lá là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chất lượng chất xanh cho gia súc ăn cỏ. Các bộ phận khác nhau của cây cỏ có giá trị dinh dưỡng và tính ngon miệng rất khác nhau đối với gia súc. Lá là thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, phần thân, đặc biệt là phần thân đã hóa gỗ có hàm lượng protein thấp, chứa nhiều lignin và tỷ lệ tiêu hóa thấp. Giống cỏ nào có tỷ lệ lá cao sẽ có giá trị dinh dưỡng cao hơn, gia súc thích ăn hơn và ăn được nhiều hơn và ít lãng phí thức ăn thừa do gia súc bỏ lại. Trong nhiều trường hợp phần thân của cây cỏ được coi là phần không ăn được. Kết quả xác định tỷ lệ lá của các giống cỏ trong thí nghiệm trình bày trong bảng 3.15. Bảng 3.15. Tỷ lệ lá của các giống cỏ trong nghiên cứu. Đơn vị: % Tỷ lệ lá SE Mulato2 73,42 0,99 Mulato3 74,14 0,93 P. maximum 77,14 2,08 p > 0,05 Tỷ lệ lá của các giống cỏ ở chu kỳ cắt 45 ngày tương đối cao. Tỷ lệ lá của Mulato 3 và Mulato 2 là 73%, so với cỏ sả là 76 %. Tỷ lệ lá của các giống Mulato hoàn toàn phù hợp với báo cáo của CIAT (CIAT, 2004) chỉ ra tỷ lê lá/thân của Mulato II là 73%. So với kết quả của Lê Xuân Đông và cộng sự (2008) [13] về tỷ lệ lá của giống cỏ Mulato trên vùng đất Ba Vì là 67% thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi tại vùng đất Buôn Ma Thuột. Tỷ lệ phần ăn được có ý nghĩa trong việc đánh giá chất lượng của cỏ. Chúng tôi chọn chu kỳ cắt cỏ là 45 ngày, nếu như chu kỳ cắt cỏ ngắn (cỏ non) gia súc sẽ ăn nhiều hơn, ăn cả gốc lẫn ngọn. Nếu chu kỳ cắt cỏ dài (cỏ già) sẽ bị gia súc bỏ lại phần gốc vì nó thô, cứng và có nhiều lông ở phần bẹ lá. Tỷ lệ phần ăn được của các giống cỏ được trình bày ở bảng 3.16. Bảng 3.16. Tỷ lệ phần ăn được của các giống cỏ nghiên cứu ở 45 ngày tuổi Chỉ tiêu Mulato 2 Mulato 3 P. maximum TB SE TB SE TB SE Số lượng bò thí nghiệm 5 5 5 Giống bò thí nghiệm lai Sind lai Sind lai Sind Khối lượng TB bò thí nghiệm 345.15 4.23 347.25 3.47 348.30 4.38 Khối lượng cho ăn (kg/con/lần) 5 5 5 Khối lượng ăn được (kg/con) 4.41 0.05 4.46 0.02 4.40 0.04 Tỷ lệ ăn được (%) 88.27 1.10 89.23 0.41 88.13 0.82 p>0.05 Mỗi giống cỏ chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên năm con bò cùng một loại giống (bò lai Sind), cùng một chế độ chăm sóc và cùng một độ tuổi (18 tháng). Khối lượng trung bình của bò là 345,15 kg, 347,25 kg và 348,30 kg. Bò được nuôi cá thể trong ô chuồng riêng có máng ăn, máng uống và được tẩy nội ngoại ký sinh trùng, tiêm vắc xin theo quy trình trước khi đưa vào theo dõi thí nghiệm. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Khối lượng của cả 3 giống cỏ ở mỗi lần thí nghiệm là 5 kg/con/lần. Chúng tôi tiến hành cân khối lượng cỏ bò không ăn để lại trong máng để tính ra khối lượng cỏ ăn được. Khối lượng cỏ bò không ăn được ở giống sả là cao nhất 0,60 kg/con tương đương với khối lượng ăn được của bò là 4,40 kg/con. Đối với giống cỏ Mulato 2, khối lượng phần không ăn được là 0,59 kg/con tương đương với khối lượng phần ăn được là 4,41 kg/con. Riêng giống cỏ Mulato 3 khối lượng phần không ăn được thấp nhất 0,54 kg/con vì vậy mà khối lượng phần ăn được của bò cao hơn so với hai giống cỏ còn lại là 4,46 kg/con. Khi tuổi cỏ càng lớn thì khối lượng cỏ tươi bò ăn được càng giảm, cỏ có tỷ lệ vật chất khô thấp được bò ăn với khối lượng cỏ tươi lớn hơn. Cỏ có tỷ lệ vật chất khô cao được bò ăn với khối lượng cỏ ít hơn. Khi tuổi cỏ càng lớn, tỷ lệ vật chất khô càng nhiều bò ăn ít hơn, vì khả năng thu nhận vật chất khô của bò tương đối ổn định, khi tuổi cỏ càng cao thì tỷ lệ vật chất khô trong cỏ tươi cao, bò chỉ cần ăn khối lượng cỏ tươi ít vẫn thu nhận đủ lượng vật chất khô. Theo Peter và Werner, (2002) [45] thì tỷ lệ protein trong cỏ ảnh hưởng đến lượng cỏ thu nhận được, khi cỏ non tỷ lệ protein trong vật chất khô cao thì lượng cỏ thu nhận lớn hơn và ngược lại. Nghiên cứu này cho chúng ta thấy, các giống cỏ trong thí nghiệm có thể cắt ở chu kỳ 30 ngày hay 45 ngày đều có độ ngon miệng rất cao đối với bò. Ở chu kỳ cắt cỏ là 45 ngày, tỷ lệ ăn được của cỏ Mulato 3 là cao nhất, chiếm 89,23 %. Sau đó là cỏ Mulato 2 với tỷ lệ ăn được là 88,27 % và cỏ sả là 88,13 %. Như vậy, qua tỷ lệ phần ăn được có thể thấy hai giống cỏ Mulato đáp ứng được tính ngon miệng đối với gia súc nhai lại. 3.3.2. Lượng ăn vào của bò Laisind với các giống cỏ khác nhau Lượng ăn vào của gia súc là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá chất lượng khẩu phần và liên quan chặt chẽ với sức sản xuất và hiệu quả chăn nuôi. Khối lượng cỏ tươi bò ăn được trong ngày ở các giống cỏ khác nhau là khác nhau. Lượng ăn vào được theo dõi hàng ngày bằng cách cân lượng thức ăn cho ăn và lượng dư thừa của từng loại thức ăn. Mẫu thức ăn (cả loại cho ăn và dư thừa) được sấy khô ở 105 độ C để xác định hàm lượng chất khô nhằm tính toán lượng vật chất khô ăn vào. Bò được nuôi cá thể trong ô chuồng riêng có máng ăn, máng uống và được tẩy nội ngoại ký sinh trùng, tiêm vắc xin theo quy trình trước khi đưa vào theo dõi thí nghiệm. Thức ăn tinh là hỗn hợp gồm cám gạo (33%), bột ngô (30%), bột sắn (25%), bột cá (8,5%), urê (1,5%), muối (1%) và premix vitamin khoáng (1%). Số liệu cụ thể được thu thập ở bảng 3.17. Bảng 3.17. Lượng ăn vào của bò ở các giống cỏ nghiên cứu. Mulato 2 Mulato 3 P. maximum TB SE TB SE TB SE Khối lượng TB bò thí nghiệm 345.15 4.23 347.25 3.47 348.3 4.38 Lượng thức ăn xanh cho ăn (kg/con/ngày) 55,00 55,00 55,00 Lượng thức ăn tinh cho ăn (kg/con/ngày) 1,00 1,00 1,00 Lượng VCK ăn được từ thức ăn tinh (kg/con/ngày) 0.89 0.885 0.88 Lượng VCK ăn được từ thức ăn xanh (kg/con/ngày) 9.98 0.16 10.232 0.08 10.37 0.08 Tổng lượng VCK ăn được (kg/con/ngày) 10.87 0.16 11.117 0.08 11.26 0.08 Phầntrăm VCK ăn được so với khối lượng cơ thể (%) 3.14 0.04 3.20 0.05 3.23 0.07 p>0.05 Bò được bổ sung thức ăn tinh với khối lượng là 1 kg/con/ngày. Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bò được nuôi dưỡng bằng thức ăn thô xanh có tỷ lệ tiêu hóa thấp và đã đạt tăng trọng đáng kể khi bổ sung thức ăn giàu năng lượng và protein. Hơn nữa trong việc chăn nuôi bò nếu tăng thêm lượng thức ăn tinh có thể rút ngắn thời gian nuôi dưỡng và làm tăng lợi nhuận. Lượng thu nhận thức ăn của gia súc lệ thuộc vào nhiều yếu tố như khối lượng cỏ cho ăn/ngày, chất lượng thức ăn. Ở mỗi giống cỏ chúng tôi tiến hành cân khối lượng thức ăn xanh cho ăn là 55 kg/con/ngày. Sau 12 giờ tiến hành cân khối lượng cỏ bò để lại trong máng. Kết quả thu được cho thấy khối lượng thức ăn xanh bò thu nhận trong ngày ở các giống cỏ khác nhau là khác nhau. Ở giống cỏ Mulato 2, lượng ăn vào của bò là là 10,87 kg vật chất khô cho một con bò có thể trọng trung bình là 345,15 kg (tương đương với 3,14 % so với khối lượng của cơ thể). Giống cỏ Mulato 3, khối lượng vật chất khô bò thu nhận được là 11,117 kg (tương đương với 3,2% so với khối lượng của cơ thể). Đối với giống cỏ sả là 11,26 kg vật chất khô cho một con bò có thế trọng trung bình là 348,3 kg (tương đương với 3,23% so với khối lượng cơ thể). Theo tài liệu của FAO (1998) [53] thì lượng ăn vào của bò đủ để đảm bảo cho sản xuất khoảng từ 2,5% - 3% so với khối lượng cơ thể, lượng ăn vào của bò trong thí nghiệm này là phù hợp so với nhu cầu của gia súc. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Về đặc điểm sinh học: Cỏ Mulato 2 và 3 là hai giống cỏ được lai tạo giữa các giống Brachiaria spp, bao gồm Brachiaria brizantha x Brachiaria decumbens x Brachiaria ruziziensis trồng tại Buôn Ma Thuột có các đặc điểm sau: Hạt giống có tỷ lệ sống cao, tất cả các lô thí nghiệm đều có tỷ lệ các khóm cỏ mọc và sống 100% ở 10 ngày sau khi gieo; Chiều cao cây ở giai đoạn thiết lập đồng cỏ (90 ngày tuổi sau khi gieo) đạt 148,77 cm ở Mulato 2 và 148,82 ở Mulato 3, tương đương chiều cao thảm cỏ đạt 116 cm và 113 cm. Có số ngày đạt độ che phủ 100% là 77 ngày với Mulato 2 và 70 ngày với Mulato 3. Cả hai giống đều sinh trưởng, phát triển và cho năng suất tốt trong điều kiện khí hậu đất đai tại Buôn Ma Thuột. Về năng suất Cỏ Mulato 2 và Mulato 3 đều có khả năng cho năng suất cao trong điều kiện thâm canh và điều kiện khí hậu, đất đai ở Buôn Ma Thuột và tương đương với cỏ sả trong cùng điều kiện. Năng suất chất xanh của cỏ Mulato 2 là 212.49 tấn/ha/năm, Mulato 3 là 221.39 tấn/ha/năm và của cỏ sả là 215.67 tấn/ha/năm. Cỏ Mulato 2 và Mulato 3 cho năng suất cao hơn hẳn cỏ sả trong điều kiện có tưới nước vào mùa khô, Mulato 2 đạt 2.44 kg/m2, Mulato 3 đạt 2.59kg/m2 và cỏ sả là 1.46 kg/m2. Về chất lượng thức ăn: Cả hai giống cỏ Mulato 2 và Mulato 3 đều có hàm lượng protein cao so với các giống cỏ hòa thảo đạt từ 9.87 đến 10.13% so với vật chất khô. Tỷ lệ lá, tỷ lệ phần ăn được và lượng ăn vào đều đạt rất cao, tương đương với cỏ sả, một giống cỏ chủ lực hiện nay được trồng làm thức ăn cho chăn nuôi. 2. Kiến nghị Tiếp tục các nghiên cứu xây dựng quy trình trồng, lượng phân bón, chu kỳ tưới nước trong mùa khô, chu kỳ cắt hợp lý trong các điều kiện đất đai khác nhau và hiệu quả nuôi dưỡng trên gia súc. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Dương Quốc Dũng (1996), Nghiên cứu đánh giá năng suất và giá trị dinh dưỡng của cỏ Ruzzi ở vùng đồi Ba Vì, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi quốc gia. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1994), Giáo trình đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 90-108. Khổng Văn Đỉnh, Trương Quốc Hiệu, Vũ Kim Thoa, Nguyễn Thị Mận, Phạm Văn Quyến (1997), Nghiên cứu xác định giá trị dinh dưỡng của cỏ Ruzzi trên vùng đất xám sông Bé, Báo cáo khoa học phần Chăn nuôi Thú y 1997, Hội đồng Khoa học bộ NN&PTNT,tr. 141-149. Nguyễn Ngọc Hà (1996), Nghiên cứu tập đoàn cây keo giậu, chế biến và sử dụng chúng trong chăn nuôi, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện chăn nuôi quốc gia. Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Bùi Xuân An, Ngô Văn Mậu (1985), “Kết quả nghiên cứu tập đoàn cỏ nhập nội”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp,10/198, tr. 347-352. Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Nguyễn Thị Mùi (1995), Đánh giá cây thức ăn gia súc ở các vùng sinh thái, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học 1969 - 1995, Viện chăn nuôi quốc gia, tr. 135-322. Trần Đức Hạnh, Lê Doãn Diên, Nguyễn Văn Viết (1997), Lý thuyết về khai thác hợp lý tài nguyên khí hậu nông nghiệp, Giáo trình cao học nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc (1995), Các yếu tố tác động đến đồng cỏ, Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc, Trần Trang Nhung (2002), Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trương Tấn Khanh (2003), Đánh giá hiện trạng đồng cỏ tự nhiên và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện nguồn thức ăn xanh cho gia súc tại M’Drak – Đăklăk. Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I. Trương Tấn Khanh (2007), Đánh giá tình hình phát triển và khảo sát năng suất chất lượng một số giống cỏ trồng trong nông hộ tại huyện Ea Kar, Đắk Lắk, Trường Đại học Tây Nguyên. Trương Tấn Khanh (2009), Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển nguồn và chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Báo cáo khoa học phần Chăn nuôi Thú y 2010, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông. Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Văn Quang, Lê Xuân Đông (2008). Nghiên cứu xác định tỷ lệ cây họ đậu trong cơ cấu sản xuất cây thức ăn xanh nuôi bò sữa tại các vùng khác nhau. Báo cáo khoa học, viện chăn nuôi quốc gia Nguyễn Văn Quang, Hồ Văn Núng, Nguyễn Văn Lợi (2009), Thu thập và tuyển chọn một số giống cây thức ăn xanh phát triển trong vụ đông theo hướng đa mục đích sử dụng, Bộ môn dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi và đồng cỏ, trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi. Phạm Chí Thành (1980), Nông lâm kết hợp, Bài giảng cao học Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. TCVN 4326: 2001 thay thế TCVN 4325- 1986 TCVN4327: 2007 thay thế TCVN 4327-86-Sx2 (1993) TCVN 4328-1: 2007 thay thế TCVN 4328-01 TCVN 4331: 2001 thay thế TCVN 4331-86-Sx2 (2001) Đào Thế Tuấn (1996), Hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Viện chăn nuôi Quốc gia (1995), Thành phần và giá trịdinh dưỡng thức ăn gia súc-gia cầm Việt Nam,Nxb Nông nghiệp, tr. 48-70. Nguyễn Vy (1991), Chiến lược sử dụng, bảo vệ, bồi dưỡng đất đai, Tạp chí khoa học đất số 2/1991. Tr. 7-11. TÀI LIỆU TIẾNG ANH AOAC. (1980),"Official methods of analysis”, Washington DC, 962:09 Bennett H. W. (1973), Johnsongrass, dallisgrass, and other grasses for the humid south, In Forages, Iowa State Univ, Press, Ames, IA, 3d ed., pp. 333- 343. Bogdan (1997), Grasses and Legumes in Tropical pasture and fodder plants, Longman, London and New York. CIAT (1978), Beef program 1978, Rept cali, Colombia, Centro International Agricultural tropical. Chaisang P. and Werner S.(2008) Forage seed production and seed supply Systems in Southeast Asia. Chen CP.& Hutton E.M (1992), “Panicum maximum Jacp”, Plant research of southeast Asia, No. 4, pp. 173 – 175 Cooper J. P., and Taiton N. M. (1968), Light and temperature requirements for the growth of tropical and temperate grass, Herb. Abstr., (38), pp. 167-176. Coyne P. I., Tralica M. J., and Owensby C. E. (1995), Carbon and nitrogen dynamics in range plants. P. 59-167, in B. J. Bedunah and R. E. Sosebee (eds), Wildland plants physiological ecology and developmental morphology, Soc. For Rage Manage., Denver, CO. Cooper J.P. (1970), "Potential production and energy conversion in temperate and tropical grass" Herbage Abstract, pp.40. 1-5 Davies J. G., (1970), Pasture development in the sub - tropics, with special reference to Taiwan, Trop - Grassl, pp. 4-16. Esau K. (1960), Anatomy of seed plants, Wiley and Sons, New York, NY., Dahl, B.E. 1995. Developmental morphology of plants. pp. 22-58. in D.J Bedunah and R.e. Sosebee (sds), Wildland plants physiological ecology and developmental morphology. Soc. For Rage Manage., Denver, CO. John W. Miles (2004), Genetic improvement of Brizantha. Gohl B. O. (1975), Tropical feeds. Feeds information, summaries, and nutritive value. Rome, FAO. Have D.M. (1985), Tropical pasture seed production for village farmer. CSIRO, Bulletin No. 64. Hare MD, Tatsapong P, Phengphet S (2009),“ Herbage yield and quality of Brachiaria cultivars, Paspalum atratum and Panicum maximum in north-east Thailand”. Tropical Grasslands 43, pp 65-72. Humphrey, (1991), Environmental adaptation of tropical pasture plant, Ma cmilan. London; Chen C. P, & Hutton E. M. (1992) Panicum maximum Jacq. In Plant research of southest Asia 4, pp. 173-175. Editor by L.’tManetje and Jones R. M. Ivory D.A.,(1984), “Performance of germlasm in new environment forage”, Southesast Asia and Southeast pacifis Agiculture No 12, pp.61 - 68 Leng R.A. (1984), "Microbial interactions in the rumen", Ruminant Physiology: Concepts and consequences [SK Baker, JM Gawthorne, JB Mackintosh and DP Purser, Eds.], University of Western Australia. Kerridge P.C. Edwards D.G. and Sale P.W.G. (1986), "Soil fertility constraints - amelioration and plant adaptation", Forage in Southeast Asian and South pacific agriculture, ACIAR proceedings No 1, pp 85 - 90. Mannentje L. (1992), “Main limitation to forage production", Plant research of southeast Asia No. 4, pp. 212-214. McWiliam J.R. (1978), “Response of pasture plant to temperature”, Plant relation in pasture, CSIRO, Melbourne, pp.17 – 34. Mutimura M, Everson TM (2012),“On-farm evaluation of improved Brachiaria grasses in low rainfall and aluminium toxicity areas of Rwanda”, International Journal of Biodiversity and Conservation 4 (3), pp 137-154. Peter M. Horne., Werner Stur (2002), Developing forage technologies with smallholder farmers, How to select the best varieties to offer the farmers in Southeast Asia. Published by ACIAR and CIAT. ACIAR Monograph No, pp. 99 Roberts O. T. (1970), A review of pasture species in Fiji. J. Grasses. Trop. Grassland, (4), pp. 129-137. Schultze- Kraft (1992), "Brachiaria brizantha", Plant research of Southeast Asia No. 4, pp. 56 - 57. Schultze- Krap (1992), "Brachiaria ruziziensis", Plant research of southeast Asia No. 4, pp. 66 - 68. Sen K. M., & Mabey G. L. (1965), The chemical composition of some indigenous grasses of coastal savanna of Ghana at different stages of growth, Proc. 9 th Int. Grassl. Congr., Sao Paulo, pp. 763. Troll C. (1966), seasonal climates of the earth. The seasonal course of phenomena in the different climate zone of the earth, Word maps of climatologic. Vendramini JMB, Sollenberger LE, Lamb GC, Foster JL, Liu K, Maddox MK (2012) Forage accumulation, nutritive value, and persistence of Mulato II brachiariagrass in northern Florida. Crop Sci 52, pp. 914-922. Wong C.C. (1991), "A review of forage screening and evaluation in Malaysia", In grassland and forage production in southeast Asia Proc. No. 1, pp. 61-68. FAO. (1998), Guidelines: Rangeland Evaluation for extensive grazing, FAO Soil buletin No58 Rome. PHỤ LỤC 1 HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM Vườn cỏ thí nghiệm Cỏ Mulato 2 và Mulato 3 vào thời điểm 7 ngày sau khi gieo trồng Cỏ Mulato tại thời điểm 14 ngày sau khi gieo trồng Cỏ Mulato tại thời điểm 21 ngày sau khi gieo trồng Cỏ Mulato ở thời điểm thu cắt (45 ngày Đo chiều cao của cỏ Cắt cỏ để tính năng suất Cân cỏ để tính năng xuất chất xanh PHỤ LỤC 2 XỬ LÝ THỐNG KÊ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1. Chiều cao cây và chiều cao thảm giai đoạn thiết lâp Descriptive Statistics: Chieucaoca, Chieucaoca, Chieucaoca, ... Variable N N* Mean SE Mean StDev Minimum Q1 Chieucao cay 4 tuan M2 16 0 26.583 0.612 2.449 22.000 25.815 Chieucao cay 8 tuan M2 16 0 47.83 1.29 5.14 40.00 45.00 Chieucao cay 12 tuan M2 16 0 148.77 2.79 11.17 130.00 145.00 Chieucao cay 4 tuan M3 16 0 24.586 0.700 2.801 20.000 23.000 Chieucao cay 8 tuan M3 16 0 51.27 1.67 6.67 43.00 45.00 Chieucao cay 12 tuanM3 16 0 148.82 1.67 6.67 140.00 145.00 Chieucao cay 4 tuan P 16 0 38.27 1.22 4.87 32.00 34.00 Chieucao cay 8 tuan P 16 0 70.07 2.19 8.77 56.00 65.00 Chieucao cay 12 tuan P 16 0 164.67 2.58 10.33 145.00 165.00 Chieucaotham 4 tuan M2 16 0 23.563 0.465 1.861 21.000 22.000 Chieucaotham 8 tuan M2 16 0 42.884 0.623 2.493 39.000 41.362 Chieucaotham 12 tuan M 16 0 116.02 3.02 12.09 100.00 105.00 Chieucaotham 4 tuan M3 16 0 21.071 0.574 2.298 18.000 19.000 Chieucaotham 8 tuan M3 16 0 43.953 0.588 2.354 40.240 41.500 Chieucaotham 12 tuanM3 16 0 113.91 1.42 5.67 108.00 110.00 Variable Median Q3 Maximum Chieucao cay 4 tuan M2 27.300 28.000 29.000 Chieucao cay 8 tuan M2 50.00 50.00 55.00 Chieucao cay 12 tuan M2 150.00 160.00 160.00 Chieucao cay 4 tuan M3 26.000 26.000 28.000 Chieucao cay 8 tuan M3 54.00 56.00 60.00 Chieucao cay 12 tuanM3 150.00 150.00 160.00 Chieucao cay 4 tuan P 39.00 42.00 45.00 Chieucao cay 8 tuan P 74.00 75.00 81.00 Chieucao cay 12 tuan P 167.00 170.00 175.00 Chieucaotham 4 tuan M2 24.000 25.000 26.000 Chieucaotham 8 tuan M2 43.000 45.000 46.000 Chieucaotham 12 tuan M 115.00 128.00 130.00 Chieucaotham 4 tuan M3 21.000 23.000 24.000 Chieucaotham 8 tuan M3 44.000 46.000 47.000 Chieucaotham 12 tuanM3 112.00 116.00 124.00 Paired T-Test and CI: Chieucao cay 12 tuan M2, Chieucao cay 12 tuan P Paired T for Chieucao cay 12 tuan M2 - Chieucao cay 12 tuan P N Mean StDev SE Mean Chieucao cay 12 tuan M2 16 148.77 11.17 2.79 Chieucao cay 12 tuan P 16 164.67 10.33 2.58 Difference 16 -15.91 18.46 4.61 95% CI for mean difference: (-25.74, -6.07) T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = -3.45 P-Value = 0.004 Paired T-Test and CI: Chieucao cay 12 tuanM3, Chieucao cay 12 tuan M2 Paired T for Chieucao cay 12 tuanM3 - Chieucao cay 12 tuan M2 N Mean StDev SE Mean Chieucao cay 12 tuanM3 16 148.82 6.67 1.67 Chieucao cay 12 tuan M2 16 148.77 11.17 2.79 Difference 16 0.06 11.40 2.85 95% CI for mean difference: (-6.02, 6.13) T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = 0.02 P-Value = 0.985 Paired T-Test and CI: Chieucaotham 12 tuan M2, Chieucaotham 12 tuanM3 Paired T for Chieucaotham 12 tuan M2 - Chieucaotham 12 tuanM3 N Mean StDev SE Mean Chieucaotham 12 tuan M2 16 116.02 12.09 3.02 Chieucaotham 12 tuanM3 16 113.91 5.67 1.42 Difference 16 2.11 16.43 4.11 95% CI for mean difference: (-6.65, 10.87) T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = 0.51 P-Value = 0.615 3.2. Chiều cao cây và chiều cao thảm giai đoạn sản xuất Descriptive Statistics: Cao cây M2 1, Cao cây M2 3, Cao cây M2 4, ... Variable N N* Mean SE Mean StDev Minimum Q1 Median Cao cây M2 15 11 0 21.035 0.957 3.175 13.000 20.000 21.035 Cao cây M2 30 11 0 66.43 1.55 5.14 58.00 65.00 66.00 Cao cây M2 45 11 0 91.48 1.98 6.56 78.00 87.00 91.47 Cao cây M3 15 11 0 21.115 0.986 3.269 13.000 21.000 21.150 Cao cây M3 30 11 0 72.81 1.46 4.85 62.00 71.00 73.00 Cao cây M3 45 11 0 95.93 1.32 4.36 87.00 93.00 95.93 Cao cây P 15 2 9 45.150 0.000000 0.000000 45.150 * 45.150 Cao cây P 30 11 0 80.26 1.54 5.10 69.00 78.00 80.26 Cao cây P 45 11 0 138.22 3.13 10.39 125.00 128.00 138.22 Cao tham M2 15 11 0 22.215 0.736 2.440 17.000 21.000 23.000 Cao tham M2 30 11 0 50.82 1.13 3.76 44.00 48.00 50.82 Cao tham M2 45 11 0 72.14 1.59 5.27 60.00 69.00 72.14 Cao tham M3 15 11 0 20.59 1.01 3.36 13.00 19.00 20.75 Cao tham M3 30 11 0 52.92 1.23 4.08 47.00 48.00 52.92 Cao tham M3 45 11 0 70.63 1.21 4.00 62.00 68.00 70.63 Cao tham P 15 2 9 44.350 0.000000 0.000000 44.350 * 44.350 Cao tham P 15 2 9 44.350 0.000000 0.000000 44.350 * 44.350 Cao tham P 30 11 0 68.92 1.35 4.47 60.00 66.00 68.92 Cao tham P 45 11 0 85.22 2.72 9.02 70.00 77.00 85.22 Variable Q3 Maximum Cao cây M2 15 23.000 25.000 Cao cây M2 30 70.00 75.00 Cao cây M2 45 98.00 100.00 Cao cây M3 15 23.000 25.000 Cao cây M3 30 76.00 79.00 Cao cây M3 45 99.00 102.00 Cao cây P 15 * 45.150 Cao cây P 30 84.00 87.00 Cao cây P 45 142.00 156.00 Cao tham M2 15 24.000 25.000 Cao tham M2 30 55.00 55.00 Cao tham M2 45 77.00 78.00 Cao tham M3 15 23.00 25.00 Cao tham M3 30 56.00 60.00 Cao tham M3 45 74.00 76.00 Cao tham P 15 * 44.350 Cao tham P 15 * 44.350 Cao tham P 30 73.00 76.00 Cao tham P 45 93.00 99.00 3.3. Năng suất của các giống cỏ Descriptive Statistics: Dried M2, Dried M3, Dried P, Wet M2, Wet M3, Wet P Variable N N* Mean SE Mean StDev Minimum Q1 Median Q3 Dried M2 36 0 2.4389 0.0922 0.5530 1.4000 1.9100 2.4800 2.7600 Dried M3 36 0 2.5878 0.0834 0.5006 1.8400 2.1700 2.5200 3.1200 Dried P 36 0 1.4622 0.0668 0.4010 0.8800 1.1400 1.4400 1.7400 Wet M2 48 0 3.483 0.167 1.157 1.840 2.640 3.120 4.540 Wet M3 48 0 3.594 0.199 1.376 1.760 2.320 3.200 4.960 Wet P 48 0 4.2967 0.0771 0.5342 3.5200 3.8800 4.1600 4.7600 Variable Maximum Dried M2 3.3600 Dried M3 3.5200 Dried P 2.2400 Wet M2 6.080 Wet M3 5.760 Wet P 5.2800 Two-Sample T-Test and CI: Dried M2, Dried M3 Two-sample T for Dried M2 vs Dried M3 N Mean StDev SE Mean Dried M2 36 2.439 0.553 0.092 Dried M3 36 2.588 0.501 0.083 Difference = mu (Dried M2) - mu (Dried M3) Estimate for difference: -0.149 95% CI for difference: (-0.397, 0.099) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = -1.20 P-Value = 0.235 DF = 69 Two-Sample T-Test and CI: Dried M2, Dried P Two-sample T for Dried M2 vs Dried P N Mean StDev SE Mean Dried M2 36 2.439 0.553 0.092 Dried P 36 1.462 0.401 0.067 Difference = mu (Dried M2) - mu (Dried P) Estimate for difference: 0.977 95% CI for difference: (0.749, 1.204) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 8.58 P-Value = 0.000 DF = 63 Two-Sample T-Test and CI: Dried M3, Dried P Two-sample T for Dried M3 vs Dried P N Mean StDev SE Mean Dried M3 36 2.588 0.501 0.083 Dried P 36 1.462 0.401 0.067 Difference = mu (Dried M3) - mu (Dried P) Estimate for difference: 1.126 95% CI for difference: (0.912, 1.339) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = 10.53 P-Value = 0.000 DF = 66 Two-Sample T-Test and CI: Wet M2, Wet M3 Two-sample T for Wet M2 vs Wet M3 N Mean StDev SE Mean Wet M2 48 3.48 1.16 0.17 Wet M3 48 3.59 1.38 0.20 Difference = mu (Wet M2) - mu (Wet M3) Estimate for difference: -0.112 95% CI for difference: (-0.627, 0.404) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = -0.43 P-Value = 0.668 DF = 91 Two-Sample T-Test and CI: Wet M2, Wet P Two-sample T for Wet M2 vs Wet P N Mean StDev SE Mean Wet M2 48 3.48 1.16 0.17 Wet P 48 4.297 0.534 0.077 Difference = mu (Wet M2) - mu (Wet P) Estimate for difference: -0.814 95% CI for difference: (-1.181, -0.447) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = -4.42 P-Value = 0.000 DF = 66 Two-Sample T-Test and CI: Wet M3, Wet P Two-sample T for Wet M3 vs Wet P N Mean StDev SE Mean Wet M3 48 3.59 1.38 0.20 Wet P 48 4.297 0.534 0.077 Difference = mu (Wet M3) - mu (Wet P) Estimate for difference: -0.702 95% CI for difference: (-1.128, -0.276) T-Test of difference = 0 (vs not =): T-Value = -3.30 P-Value = 0.002 DF = 60 3.4. Tỷ lệ lá, tỷ lệ phần ăn được và lượng ăn vào của gia súc Descriptive Statistics: TỷLệlá MLT 2, TỷlệláMLT 3, Tỷlệlá PM Variable N N* Mean SE Mean StDev Minimum Q1 Median Q3 TỷLệlá MLT 2 7 0 73.429 0.997 2.637 71.000 72.000 73.000 74.000 TỷlệláMLT 3 7 0 74.143 0.937 2.478 71.000 73.000 73.000 77.000 Tỷlệlá PM 7 0 77.14 2.08 5.49 72.00 73.00 76.00 80.00 Variable Maximum TỷLệlá MLT 2 79.000 TỷlệláMLT 3 78.000 Tỷlệlá PM 88.00 Paired T-Test and CI: Tỷ Lệ lá MLT 2, Tỷ lệ lá MLT 3 Paired T for TỷLệlá MLT 2 - TỷlệláMLT 3 N Mean StDev SE Mean TỷLệlá MLT 2 7 73.429 2.637 0.997 TỷlệláMLT 3 7 74.143 2.478 0.937 Difference 7 -0.71 3.35 1.27 95% CI for mean difference: (-3.81, 2.39) T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = -0.56 P-Value = 0.593 Paired T-Test and CI: TỷlệláMLT 3, Tỷlệlá PM Paired T for TỷlệláMLT 3 - Tỷlệlá PM N Mean StDev SE Mean TỷlệláMLT 3 7 74.14 2.48 0.94 Tỷlệlá PM 7 77.14 5.49 2.08 Difference 7 -3.00 5.86 2.21 95% CI for mean difference: (-8.42, 2.42) T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = -1.35 P-Value = 0.224 MLT 2 cho an 7 0 5.00 0.000 0.000000 5.0000 5.0000 5.0000 MLT2 ănduoc 7 0 4.41 0.055 0.1459 4.2000 4.2300 4.4300 MLT2 tỷlẹ 7 0 88.27 1.10 2.92 84.00 84.60 88.60 MLT3 ănduoc 7 0 4.46 0.02 0.0549 4.3800 4.4300 4.4500 MLT3 tỷlẹ 7 0 89.23 0.41 1.098 87.600 88.600 89.000 P ănduoc 7 0 4.40 0.04 0.1093 4.2300 4.3300 4.4067 Ptỷlẹ 7 0 88.13 0.82 2.187 84.600 86.600 88.133 Variable Q3 Maximum MLT 2 cho an 5.0000 5.0000 MLT2 ănduoc 4.5400 4.5500 MLT2 tỷlẹ 90.80 91.00 MLT3 ănduoc 4.5100 4.5500 Descriptive Statistics: MLT2 tinhăn, MLT2 xanhăn, MLT2 VCK ăn , ... Variable N N* Mean SE Mean StDev Minimum Q1 Median MLT2 tinhănvao 6 0 0.88500 0.000000 0.000000 0.88500 0.88500 0.88500 MLT2 xanhănvao 6 0 9.979 0.168 0.411 9.500 9.500 10.037 MLT2 VCK ănvao 6 0 10.864 0.168 0.411 10.385 10.385 10.922 MLT3 tinhănvao 6 0 0.88500 0.000000 0.000000 0.88500 0.88500 0.88500 MLT3 xanhănvao 6 0 10.232 0.0872 0.214 10.000 10.000 10.221 MLT3 VCK ănvao 6 0 11.117 0.0872 0.214 10.885 10.885 11.106 P tinhănvao 6 0 0.88500 0.000000 0.000000 0.88500 0.88500 0.88500 Pxanhănvao 6 0 10.375 0.0862 0.211 10.000 10.188 10.475 P xanhănvao 6 0 11.260 0.0862 0.211 10.885 11.073 11.360 Variable Q3 Maximum MLT2 tinhănvao 0.88500 0.88500 MLT2 xanhănvao 10.350 10.500 MLT2 VCK ănvao 11.235 11.385 MLT3 tinhănvao 0.88500 0.88500 MLT3 xanhănvao 10.462 10.500 MLT3 VCK ănvao 11.347 11.385 P tinhănvao 0.88500 0.88500 Pxanhănvao 10.512 10.548 P xanhănvao 11.397 11.433 Paired T-Test and CI: MLT2 VCK ănvao, MLT3 VCK ănvao Paired T for MLT2 VCK ănvao - MLT3 VCK ănvao N Mean StDev SE Mean MLT2 VCK ănvao 6 10.864 0.411 0.168 MLT3 VCK ănvao 6 11.117 0.214 0.087 Difference 6 -0.253 0.381 0.156 95% CI for mean difference: (-0.653, 0.147) T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = -1.63 P-Value = 0.165 Paired T-Test and CI: MLT3 VCK ănvao, P xanhănvao Paired T for MLT3 VCK ănvao - P xanhănvao N Mean StDev SE Mean MLT3 VCK ănvao 6 11.1170 0.2136 0.0872 P xanhănvao 6 11.2597 0.2112 0.0862 Difference 6 -0.143 0.317 0.130 95% CI for mean difference: (-0.476, 0.191) T-Test of mean difference = 0 (vs not = 0): T-Value = -1.10 P-Value = 0.321

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_da_hoan_chinh_le_na_9136.doc
Luận văn liên quan