Luận văn Nghiên cứu nấm Phytophthora infestans gây bệnh mốc sương hại cà chua, khoai tây vụ đông xuân năm 2008-2009 tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam

. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.), khoai tây (Solanum tuberosum L.) là hai loại cây họ cà được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trên thế giới khoai tây là loại cây lương thực có diện tích trồng đứng thứ 4 sau lúa nước, lúa mì và ngô [51]với diện tích hơn 18 triệu ha vào năm 2007. Khoai tây, cà chua là hai loại cây ngắn ngày, năng suất cao có vai trò quan trọng trong hệ thống luân canh cây trồng nhất là tại miền Bắc Việt Nam nơi có một mùa đông lạnh. Hiện nay ngành nông nhiệp Việt Nam mới cung cấp được 80% nhu cầu tiêu dùng khoai tây trong nước hiện chúng ta vẫn phải nhập khẩu gần 100.000 tấn khoai tây/năm. Hiện nay sản xuất khoai tây ở nước ta chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, số lượng xuất khẩu không nhiều, thị trường trong nước của khoai tây là khá rộng lớn.Đặc biệt một số nước lân cận như Lào, Campuchia, Malaysia, Singapore . lại không có khả năng sản xuất khoai tây vì vậy tiềm năng suất khẩu của khoai tây Việt Nam là rất lớn. Diện tích trồng cà chua của nước ta năm 2001 khoảng 12 - 14 ngàn ha, khoai tây khoảng 32 - 40 ngàn ha (Tạ Thu Cúc, 2001) [1] và tiếp tục tăng thêm. Trong những năm gần đây các vùng chuyên canh rau ngày càng mở rộng thêm về diện tích và được chú ý đầu tư công nghệ cao tuy vậy sản lượng khoai tây chỉ đạt 10-11 tấn/ha thấp hơn so với năng suất trung bình trên thế giới (16.8 tấn/ha) và khu vực (15.7 tấn/ha), năng suất cà chua đạt 30-40 tấn/ha xấp xỉ với mức trung bình chung của thế giới và khu vực (30 tấn/ha). Có điều này là do sản xuất khoai tây, cà chua ở nước ta còn có nhiều yếu tố bất lợi kìm hãm năng suất như: bệnh hại, sâu hại, trình độ canh tác của người nông dân . Trong các yếu tố hạn chế năng suất của sản xuất khoai tây cà chua bệnh hại là một trong những yếu tố quan trọng và nguy hiểm bậc nhất. Bệnh hại trên cà chua khoai tây rất đa dạng về thành phần và nguyên nhân gây bệnh. Cà chua, khoai tây bị rất nhiều loại dịch hại tấn công như: nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng Thành phần bệnh trên cây khoai tây và cà chua cũng khá đa dạng: bệnh mốc sương, bệnh héo rũ gốc mốc trắng, bệnh héo vàng, bệnh đốm lá, bệnh héo rũ vi khuẩn, bệnh xoăn lá do virus, bệnh sưng rễ do tuyến trùng nốt sưng .Trong đó bệnh mốc sương do nấm Phytophthora infestans gây ra là bệnh gây hại nghiêm trọng bậc nhất, đặc biệt bệnh nếu bùng phát thành dịch sẽ rất nguy hiểm ở các vùng chuyên canh. Các nghiên cứu về phân bố cũng như tác hại của bệnh cũng đã được tiến hành từ rất sớm. Theo đánh giá tác hại của bệnh mốc sương gây hại ở vùng ngoại thành Hà Nội những năm 1965 thiệt hại trung bình từ 30-70%, ở mức độ cao có thể gây mất năng suất hoàn toàn.Trong những năm gần đây mức độ bệnh hại vẫn ở mức khá cao. Vụ xuân 1996 tỉ lệ bệnh tại Hà Nội là 40-60% . Vụ đông xuân 1996-1997 tại vùng Gia Lâm, Đông Anh- Hà Nội vào giai đoạn cuối tháng 3 đầu tháng 4 tỉ lệ bệnh lên tới 51% với chỉ số bệnh 28,6% và thiệt hại tới 60% năng suất. Phân bố của bệnh mốc sương cũng khá rộng theo các nghiên cứu cho thấy bệnh phổ biến ở các vùng Hà Nội, Lào Cai, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Lâm Đồng (Vũ Hoan, 1973; Nguyễn Văn Viên, 1998). Nhiều biện pháp đã được đưa ra để hạn chế tác hại của bệnh mốc sương gây ra như sử dụng tập đoàn giống mới cho các vùng nhiễm bệnh, sử dụng các thuốc hoá học nhưng chưa đem lại kết quả như mong đợi. Bên cạnh đó do việc sử dụng thuốc hoá học để phòng hay trừ bệnh lại thường hay không đúng cách người nông dân tăng nồng độ thuốc lên nhiều lần gia tăng áp lực của thuốc làm cho tính kháng thuốc đã bắt đầu xuất hiện ở loài nấm này. Hơn nữa do tình hình biến động về chủng quần, điều kiện sống tự nhiên loài nấm này đã hình thành các chủng nấm khác nhau A1và A2. Theo các nghiên cứu gần đây về sự phân bố của các chủng nấm, chủng quần mới A2 đã xuất hiện ở các nước lân cận như: Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc .và gây hại nghiêm trọng trong sản xuất (Nishimura et all, 1999). Chủng quần mốc sương cuả Việt Nam là chủng quần cũ (chủng nấm A1) nếu có sự biến đổi chủng quần hoặc có thêm chủng quần mới chủng nấm A2 sẽ gây tổn thất rất lớn tới sản xuất khoai tây cà chua nước ta. Trước những nguy cơ về tính kháng thuốc cũng như sự thay đổi về chủng quần nấm mốc sương P. infestans chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nấm Phytophthora infestans gây bệnh mốc sương hại cà chua, khoai tây vụ đông xuân năm 2008-2009 tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam” 1.2 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài. 1.2.1 Mục đích Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của nấm mốc sương P. infestans như khả năng tồn tại trong đất, trong điều kiện ánh nắng trực xạ ; khả năng lây nhiễm của nấm trên một số giống khoai tây, cà chua từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống thích hợp. 1.2.2 Yêu cầu - Thu thập được các mẫu bệnh mốc sương từ các địa phương trong vụ đông xuân 2008-2009. - Nghiên cứu các đặc tính sinh học của nấm P. infestans (khả năng tồn tại dưới ánh sáng , chủng nấm ) - Nghiên cứu các đặc tính về khả năng lây nhiễm của nấm P. infestans trên một số giống khoai tây, cà chua. - Nghiên cứu về sự tồn tại nguồn bệnh mốc sương trong đất tại các vùng trồng cà chua khoai tây, vùng Hà Nội và phụ cận. - Nghiên cứu sự tồn tại của bệnh mốc sương cũng như các bệnh hại khác trên củ (thương phẩm và giống) khoai tây. - Nghiên cứu khả năng kháng thuốc Metalaxyl, Metalaxyl M, Mancozeb của các mẫu nấm phân lập được. 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây do nấm P. infestans là một trong những bệnh được nghiên cứu nhiều nhất, lịch sử nghiên cứu lâu dài nhất, tuy vậy bệnh vẫn là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại. Có nhiều tác giả nghiên cứu về trung tâm phát sinh của nấm P. infestans nhưng vẫn chưa có kết luận chính xác về trung tâm phát sinh của nấm này. Theo những nghiên cứu của những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu về bệnh này là Berkelay và De Bary thì trung tâm phát sinh của bệnh là dãy Andes Nam Mỹ cũng là trung tâm phát sinh của khoai tây kí chủ chính của nấm mốc sương. Reddick (1939) cho rằng nấm mốc sương có trung tâm phát sinh ở cao nguyên miền trung Mexico. Các nghiên cứu gần đây về trung tâm phát sinh của bệnh này cho rằng Mexico là trung tâm đa dạng sinh học của loài nấm P. infestans nhưng vẫn chưa kết luận rằng Mexico hay dãy Andes là trung tâm phát sinh của nấm này (Abad, 1998) [21]. Mizubuti và Fry (2006) cũng kết luận rằng Mexico là trung tâm đa dạng sinh học của loài nấm này. Mexico cũng là nơi đầu tiên phát hiện ra chủng nấm A2. Chủng quần ở hầu hết các nước trên thế giới là vô tính, phần lớn thuộc vào chủng nấm A1 (Goodwin et all, 1994) trong khi đó tại trung tâm đa dạng sinh học này xuất hiện hai loại chủng nấm A1 và A2 với tỉ lệ ngang bằng nhau (Gallegly và Ganlido, 1958;Tooley et all, 1985; Nierderhauster,1991) tạo ra một quần thể nấm hữu tính (Tooley et all, 1985; Fernandez-pavia, 2004) hoàn toàn khác biệt với các quần thể nấm khác trên thế giới (B. M. Cooke, D. Gareth Jones, B. Kaye, 2006)

doc104 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6664 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu nấm Phytophthora infestans gây bệnh mốc sương hại cà chua, khoai tây vụ đông xuân năm 2008-2009 tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vết bệnh. Giống chịu bệnh CNL số lượng bào tử tuy là 10 bào tử/cm2 nhưng do vết bệnh rất nhỏ sau 7 ngày chỉ đạt <1cm2 nên số lượng bào tử tạo ra là rất ít. Giống UC 82b số lượng bào tử phân sinh cũng ở mức thấp. Các giống khoai tây thí nghiệm mật độ bào tử phân sinh có mật độ tương đối cao. Các isolate đều cho kết quả mật độ bào tử tương tự nhau ở các giống như Santa clara, UC 82b, TL 10, T620, TL19, T6, Rachal, VL 25000. Tuy vậy giống Money maker khi lây nhiễm isolate thu thập trên cà chua lại có mật độ bào tử cao hơn hẳn các isolate trên khoai tây. Trên các giống khoai tây isolate thu thập trên cà chua khi lây nhiễm tạo vết bệnh có ít bào tử hơn hẳn các vết bệnh lây nhiễm bởi isolate thu thập trên khoai tây. Vậy có sự khác biệt về tính độc của các isolate thu thập trên khoai tây và cà chua. 4.7 Nghiên cứu khả năng lây nhiễm của bào tử nấm Ngưỡng xâm nhiễm hay mật độ xâm nhiễm tối thiểu là chỉ tiêu quan trọng để xác định khả năng xâm nhiễm của một loại kí sinh. Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng với công tác dự tính dự báo bệnh. Nghiên cứu chỉ tiêu này trên các giống khoai tây cà chua chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.10a, 4.10b và hình 4.11 Dựa vào các kết quả thu được chúng tôi nhận thấy: Nồng độ bào tử tốt nhất cho xâm nhiễm trên tất cả các giống cà chua, khoai tây thí nghiệm với các isolate thí nghiệm là 104 bào tử/ml tương ứng với 100 bào tử/ đĩa lá. Hầu hết các giống thí nghiệm đều nhiễm bệnh ở lượng bào tử này. Khi nồng độ bào tử giảm hay số lượng bào tử/ đĩa lá giảm tỉ lệ bệnh cũng giảm theo. Khi nồng độ bào tử chỉ còn xấp xỉ 39 bào tử/ml tương ứng với 0,4 bào tử/đĩa lá bệnh vẫn có khả năng xuất hiện. Giống CNL yêu cầu ngưỡng xâm nhiễm khá cao 625 bào tử/ml tương ứng với 6.25 bào tử/đĩa lá. Các isolate thu thập từ loại cây kí chủ khác nhau ngưỡng xâm nhiễm cũng khác nhau. Đối với các isolate thu thập trên khoai tây hầu hết có thể xâm nhiễm khi ngưỡng bào tử rất thấp đôi khi chỉ cần 1 bào tử/ đĩa lá cũng có khả năng gây vết bệnh. Isolate thu thập trên cây cà chua ngưỡng xâm nhiễm yêu cầu cao hơn. Isolate chỉ có khả năng gây bệnh khi nồng độ bào tử thấp với những giống thực sự cảm nhiễm, với các giống khác isolate thường chỉ xâm nhiễm được với mức nồng độ 156 bào tử/ml hay 1.6 bào tử/đĩa lá. a) Truớc khi lây nhiễm b) Sau lây nhiễm 7 ngày c) Thí nghiệm ngưỡng xâm nhiễm trên đĩa lá sau 7 ngày lây nhiễm Hình 4.10. Một số hình ảnh ttrong thí nghiệm độc tính của nấm P.infestans trên các giống khoai tây cà chua Bảng 4.10a. Ngưỡng xâm nhiễm của bào tử P. infestans trong thí nghiệm đĩa lá trên một số giống cà chua Giống Số đĩa lá nhiễm bệnh với số lượng bào tử khác nhau Mix 1 Mix 2 Mix 3 Tom -09 100 25 6.25 1.6 0.4 100 25 6.25 1.6 0.4 100 25 6.25 1.6 0.4 100 25 6.25 1.6 0.4 Money maker 10 8 6 3 0 10 9 5 2 1 10 8 6 4 1 8 5 2 1 0 Santa clara 10 8 5 3 1 9 9 6 2 1 10 7 5 3 0 10 8 6 3 0 Uc 10 9 7 5 3 10 8 7 4 2 10 8 6 2 1 9 8 5 2 0 TL 10 10 10 8 5 3 10 9 8 7 2 10 10 8 5 2 10 9 8 5 2 T620 10 10 9 7 3 10 9 7 6 2 10 9 6 5 2 10 8 7 4 1 Tl 19 10 9 8 6 2 10 9 6 4 2 10 9 7 3 2 10 9 7 5 2 T6 10 10 8 5 2 10 10 6 4 2 10 10 7 4 2 10 9 7 4 1 CNL 5 3 2 0 0 6 4 1 0 0 5 4 1 0 0 3 1 0 0 0 Rachal 10 10 7 5 1 10 9 6 3 2 10 8 7 5 1 10 9 6 1 0 VL 2500 10 9 7 2 1 10 8 5 1 0 10 9 6 4 1 9 7 5 2 1 Bảng 4.10b. Ngưỡng xâm nhiễm của bào tử P. infestans trong thí nghiệm đĩa lá trên một số giống khoai tây Giống Số đĩa lá nhiễm bệnh với số lượng bào tử khác nhau Mix 1 Mix 2 Mix 3 Tom -09 100 25 6.25 1.6 0.4 100 25 6.25 1.6 0.4 100 25 6.25 1.6 0.4 100 25 6.25 1.6 0.4 Diamant 10 10 8 4 2 10 10 7 3 2 10 9 7 4 1 10 8 6 3 1 Atlantic 10 9 7 3 1 10 8 6 3 1 10 9 8 4 2 10 9 7 3 2 Taurus 10 9 6 2 1 10 9 8 4 2 10 9 7 2 1 10 8 3 1 0 Solara 10 10 7 5 2 10 9 7 5 1 10 8 6 3 1 10 8 5 2 1 PO3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 TFL 1867 10 9 7 4 1 10 8 7 6 2 10 9 8 4 1 9 7 4 1 0 Hình 4.11. Ngưỡng xâm nhiễm của bào tử P. infestans trong thí nghiệm đĩa lá trên một số giống khoai tây Kết luận chung: 10 giống cà chua,6 giống khoai tây được khảo sát trong đó 1 giống cà chua chịu bệnh tốt là CNL, 1 giống cà chua chịu bệnh ở mức kém là UC, 1 giống khoai tây kháng bệnh tốt là PO3. Các giống khoai tây cà chua còn lại đều nhiễm bệnh ở mức độ cao ngay cả một số giống có khả năng chống chịu với một số bệnh khác nhưng lại nhiễm mốc sương với mức độ cao (solara có khả năng kháng héo xanh). Nguỡng xâm nhiễm của bào tử đối với các giống cà chua nói chung thường là 1 bào tử/đĩa lá, đối với giống chịu bệnh ngưỡng xâm nhiễm cao hơn ở mức 6,25 bào tử/đĩa lá. Các giống TL 10, TL 19, T620, T6 là những giống nhiễm điển hình với thời gian tiềm dục ngắn, tốc độ phát triển vết bệnh nhanh, số lượng bào tử hình thành nhiều ngưỡng xâm nhiễm của bào tử thấp. 4 hỗn hợp isolate thu thập được thể hiện tính độc cao đối với các giống cà chua. Chỉ tiêu về thời kì tiềm dục, tốc độ phát triển vết bệnh không chênh lệch nhau giữa các isolate nhưng chỉ tiêu về số lượng bào tử/vết bệnh lại khác nhau giữa các isolate thu được trên khoai tây so với isolate thu được trên cà chua. Số lượng bào tử phân sinh tạo ra của isolate thu được trên cà chua thấp hơn hẳn các isolate thu được trên khoai tây. Khả năng xâm nhiễm của các isolate thu thập trên khoai tây cao hơn các isolate trên cà chua. 4.8 Nghiên cứu khả năng tồn tại của bào tử mốc sương trong đất canh tác Bào tử phân sinh của nấm mốc sương không có khả năng tồn tại lâu trong đất canh tác đến mùa vụ sau. Nhưng trong những đợt trồng kế tiếp nhau thì sự tồn tại trong đất của bào tử phân sinh cũng là một nguồn tàn dư nguy hiểm. Khả năng tồn dư trong đất canh tác của bào tử nấm mốc sương bị tác động bởi nhiều yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ đất, vi sinh vật có trong đất, thành phần đất…. Trong điều kiện canh tác của Việt Nam điều kiện về nhiệt, ẩm độ đất không là một yếu tố hạn chế với nấm mốc sương. Mùa đông không quá lạnh nhiệt độ đất không bao giờ xuống duới 00C và sảy ra băng giá, độ ẩm đất khá cao do phương thức tưới rãnh được sử dụng phổ biến. Nhằm tìm hiểu khả năng tồn tại của bào tử mốc sương trong đất canh tác chúng tôi thử nghiệm khả năng tồn tại trong đất của bào tử mốc sương của hỗn hợp các isolate thu được trên khoai tây và isolate thu thập trên cà chua. Tìm hiểu khả năng tồn tại của bào tử mốc sương trong các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau có hệ vi sinh vật khác nhau (đất lúa và đất màu) và tác động của hệ vi sinh vật trong đất đối với sự tồn tại của bào tử nấm mốc sương. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.11 và hình 4. 12. Bảng 4.11. Khả năng tồn tại của bào tử mốc sương P. infestans trong đất canh tác Thời gian (ngày) Tỉ lệ mảnh khoai tây nhiễm nấm P. infestans (%) Pot mix-08-09 Tom 09 Tự nhiên Xử lý Tự nhiên Xử lý Đất lúa Đất màu Đất lúa Đất màu Đất lúa Đất màu Đất lúa Đất màu 0 96.4 85.71 100 100 91.07 87.5 100 100 7 51,78 33,93 76.79 71,43 50 44.64 60.71 75 14 26,79 5,36 46.43 57.14 26.79 19.64 37.5 58.93 21 7.14 0 17.86 17.86 5.36 1.78 21.43 37.5 28 0 0 8.93 10.71 0 0 14.29 17.86 Hình 4.12. Khả năng tồn tại của bào tử mốc sương P. infestans trong đất canh tác Khả năng tồn tại trong đất của bào tử nấm mốc sương trong các loại đất khác nhau thì khác nhau. Trong đất trồng lúa nấm có thể tồn tại lâu hơn đất trồng màu. Trong đất đã khử trùng khả năng tồn tại của bào tử nấm là khá cao có thể lên tới hơn 28 ngày. Trong công thức đất tự nhiên không hấp khử trùng nấm chỉ có khả năng tồn tại khoảng 14-21 ngày. Vậy hệ vi sinh vật trong đất có tác dụng tốt đối với việc giảm khả năng tồn tại trong đất của bào tử nấm mốc sương. Trong đất màu tự nhiên thời gian tồn tại cũng như tỉ lệ tồn tại của bào tử nấm thấp hơn hẳn so với đất canh tác lúa nước chứng tỏ trong đất trồng màu (cà chua) có nhiều nhân tố đối kháng với bệnh mốc sương hơn đất trồng lúa. Nguồn nấm bệnh thu được trên cà chua và khoai tây có thời gian tồn dư trong đất tương đối bằng nhau sau khoảng 14-21 ngày trên đất canh tác tự nhiên và hơn 28 ngày đối với đất đã khử trùng. Bào tử nấm mốc sương có thể tồn tại trong đất tới 21 ngày nên khi trồng một đợt khoai tây hoặc cà chua mới trong cùng một mùa vụ sau một đợt đã nhiễm bệnh nên áp dụng các biện pháp xử lý đất nhưng không nên tiêu diệt hoàn toàn hệ vi sinh vật đất. 4.9 Nghiên cứu thành phần bệnh hại trên củ khoai tây giống và thương phẩm. Các tác nhân gây bệnh hại không chỉ hại cây trồng ngoài đồng ruộng mà còn hại cả các bộ phận thu hoạch được bảo quản trong kho. Bệnh hại trên củ thương phẩm sau thu hoạch hoặc củ giống trong điều kiện bảo quản có thể gây giảm hoặc mất chất lượng củ thương phẩm, mất khả năng nảy mầm của củ giống. Điều tra thành phần bệnh trên củ giống và củ thương phẩm của một số giống khoai tây chúng tôi thu được thành phần tác nhân gây bệnh trên củ khoai thể hiện trong bảng 4.12. Thành phần bệnh hại trên củ khoai tây bao gồm 7 loài trong đó có 2 loài vi khuẩn,5 loài nấm. Vi khuẩn Erwinia carotovora gây bệnh thối ướt củ khoai tây là bệnh phổ biến ở các nước trồng khoai tây trên thế giới, gây hại nặng củ khoai tây trong thời gian bảo quản. Ở những củ bệnh thối ướt vỏ thường xuyên chuyển màu nâu, nâu xẫm, củ mềm. Khi ấn tay vào thì vỏ củ dễ dàng vỡ ra, trên bề mặt củ bệnh ở phần mô bệnh đôi khi thấy có bọt nước màu vàng, mùi thối khó ngửi. Nếu cắt thịt củ sẽ thấy thịt củ bị thối nát, có màu vàng nâu. Trong điều kiện bảo quản không đúng kỹ thuật như quá ẩm, thiếu ánh sang, nhiệt độ tượng đối cao thì bệnh thối ướt sẽ phát sinh mạnh, bệnh thường lây nhiễm qua mắt mầm bị thương, vết sần trên củ Bảng 4.12. Thành phần tác nhân gây bệnh trên củ khoai tây giống và khoai tây thương phẩm. Stt Loại bệnh hại Tên la tinh Mức độ phổ biến 1 Vi khuẩn Erwinia carotovora ++ 2 Nấm Fusarium oxysporum + 3 Nấm Phytophthora infestans + 4 Nấm Spongospora subterranea + 5 Nấm Rhizoctonia solani +++ 6 Nấm Helminthosporium solani ++ 7 Vi khuẩn Streptomyces scabies + Ghi chú: + : tỷ lệ bệnh <10% +++ : tỷ lệ bệnh <26 - 50% ++ : tỷ lệ bệnh 50% - : không xuất hiện bệnh Nấm Fusarium oxysporium.gây bệnh thối khô củ khoai tây là bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn ở các nước trồng khoai tây. Bệnh hại ở củ và mầm củ. Củ bị nấm xâm nhiễm nhìn bề ngoài bình thường hoặc hơi nhăn nhưng phần thịt củ có nhiều vòng vân vànnh và nâu bao quanh, ăn sâu vào trong củ có xuất hiện nấm bột màu trắng, trắng hồng. Nấm xâm nhập chậm với củ khoai tây được bảo quản trong thời gian dài. Helminthosporium solani gây bệnh ghẻ bạc củ khoai tây gây hại với vết bệnh nhỏ, cục bộ, dạng tròn có màu nâu nhạt trên vỏ củ và chuyển sang màu tối đen khi về già. Phần bệnh có thể bóc vỏ ra gây mất nước trong quá trình bảo quản, củ trở lên xù xì và nhăn. Spongospora subterranea gây bệnh ghẻ sao củ khoai tây , vết bệnh có hình sao mô trong vết sao thường khô, dạng bột, sự phát triển mạnh có thể phá vỡ. Nguồn bệnh lây trên củ tồn tại và sống sót nhiều năm, số lượng bào tử trên vết ghẻ sao lớn được lan truyền bằng nước và đất bị bệnh. Rhizoctonia solani là nấm phổ biến gây hại trên cây trồng ở Việt Nam, gây hại nặng tới chất lượng củ giống. Trên củ khoai tây nấm xuất hiện ở dạng sợi nấm màu nâu đen, nhỏ bám chặt trên bề mặt củ. P. infestans gây bệnh mốc sương trên củ khoai tây. Củ khoai tây bị bệnh thường khô teo, các mô bị bệnh xẫm màu ăn từ phía ngoài vào trong tâm củ khoai, khi cắt lát củ bị bệnh đặt trong điều kiện thích hợp sẽ xuất hiện cành bào tử và bào tử phân sinh. Các loại tác nhân gây bệnh mức độ phô biến khác nhau trong các loại bệnh hại nấm R.solani xuất hiện nhiều nhất. Vi khuẩn E. carotovora và nấm H. solani xuất hiện ở mức độ trung bình các loại bệnh hại khác xuất hiện ở mức thấp. 4.10 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản tới thành phần nấm hại trên mắt củ khoai tây giống. Tác nhân gây bệnh trên mắt củ khoai tây giống có ảnh hưởng rất lớn tới khả năngnảy mầm của củ khoai tây giống khi trồng ngoài đồng ruộng. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản tới sự xuất hiện của 3 tác nhân gây bệnh trên mắt củ khoai tây giống là R. solani, H. solani và F. oxysporum chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 4.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản tới sự xuất hiện của các tác nhân gây bệnh hại trên mắt củ khoai tây giống. Giống Tỉ lệ nhiễm bệnh ở các nhiệt độ bảo quản khác nhau (%) 160C 40C Nhiệt độ phòng (250-280) F.oxysporum R.solani H. solani F. oxysporum R. solani H.solani F. oxysporum R.solani H.solani Diamant 40 50 10 40 20 10 40 40 30 Belarosa 30 80 20 20 10 20 20 30 40 Solara 40 10 20 30 0 10 30 40 30 Marlan 30 10 10 20 10 10 20 30 10 Provento 20 10 40 20 0 10 20 40 40 Esprit 40 20 10 10 10 0 20 40 0 Jerry 10 10 10 10 0 10 20 20 10 Sinora 10 10 10 10 0 40 30 10 10 Atlantic 20 10 20 10 10 20 30 10 10 Marabel 30 10 40 10 10 10 20 10 10 Hình4.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản tới sự xuất hiện của các tác nhân gây bệnh hại trên mắt củ khoai tây giống. Nhiệt độ bảo quản có tác động nhất định với sự xuất hiện các loại nấm hại trên mắt củ khoai tây giống. Củ khoai tây đặt ở điều kiện bình thường không có phòng bảo quản riêng tỉ lệ các loại bệnh hại xuất hiện cao nhất. Nhiệt độ bảo quản là 40C cho kết quả tốt nhất thể hiện ở tỉ lệ các loại bệnh hại là thấp nhất. Bảo quản ở nhiệt độ 40C là tối ưu nhất đối với củ giống khoai tây bởi tại nhiệt độ này không những khống chế tốt các bệnh hại, giảm tỉ lệ hao hụt củ mà còn có khả năng làm giảm thời gian sinh trưởng của cây trên đồng ruộng, tăng năng xuất của khoai tây. Trong các nấm gây bệnh khảo sát trên mắt củ giống nấm F. oxysporum có tỉ lệ xuất hiện cao ở tất cả các giống. Nấm có phổ nhiệt độ rộng nên ở các điều kiện bảo quản nấm đều xuất hiện với tỉ lệ cao. Nấm H. solani, R. solani khi nhiệt độ bảo quản là 40C tỉ lệ xuất hiện giảm. Chính vì vậy khi bảo quản khoai giống nên kết hợp xử lý bề mặt bằng các thuốc trừ nấm với bảo quản bằng nhiệt. Hình 4.14. Thí nghiệm bệnh trên mắt củ khoai tây giông. 4.11 Nghiên cứu tính kháng Metalaxyl và Metalaxyl M của các mẫu nấm P. infestans thu thập được trong vụ đông xuân 2008-2009. Thuốc trừ nấm có hoạt chất Metalaxyl đã được sử dụng để phòng trừ nấm P. infestans từ rất lâu và mang lại hiệu quả rất tốt. Metalaxyl M là đồng phân quang học của metalaxyl. Các thuốc có chứa hoạt chất metalaxyl M cũng có hiệu quả tốt khi xử lý nhóm nấm sương mai nói chung và bệnh mốc sương cà chua khoai tây. Để làm giảm tác hại của bệnh mốc sương người nông dân thường phun thuốc theo định kì hoặc khi bệnh đã xuất hiện phun thuốc thường tăng liều lượng lên nhiều lần điều này gia tăng áp lực lên chủng quần và sẽ gây xuất hiện tính kháng đồng ruộng. Tính kháng thuốc là một đặc tính sinh học quan trọng của chủng quần. Xác định tính kháng thuốc có ý nghĩa quan trọng trong phòng trừ bệnh mốc sương trên đồng ruộng làm giảm số lần phun thuốc, xác định được loại hoạt chất thích hợp cho phòng trừ bệnh. Có nhiều phương pháp để xác định tính kháng thuốc của nấm mốc sương. 4.11.1 Xác định tính kháng thuốc trên đĩa củ: Xác đinh tính kháng metalaxyl và metalaxyl M của các mẫu nấm mốc sương thu thập được trong vụ đông xuân 2008-2009 trên đĩa củ khoai tây Diamant giống khoai cảm nhiễm năng với bệnh mốc sương P. infestans chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.14 hình 4.15: Bảng 4.14. Tính kháng thuốc metalaxyl của nấm P. infestans trong thí nghiệm đĩa củ khoai tây Isolate Tỉ lệ đĩa củ nhiễm bệnh % Metalaxyl Metalaxyl-M 800 bt/đĩa 200 bt/đĩa 100 bt/đĩa 50 bt/đĩa 5 bt/đĩa 800 bt/đĩa 200 bt/đĩa 100 bt/đĩa 50 bt/đĩa 5 bt/đĩa Mix 1 20 10 0 0 0 0 0 0 0 0 Mix 2 20 5 0 0 0 0 0 0 0 0 Mix 3 30 10 0 0 0 0 0 0 0 0 Tom-09 10 5 0 0 0 0 0 0 0 0 Hình 4.15. Tính kháng thuốc metalaxyl của nấm P. infestans trong thí nghiệm khoanh củ khoai tây. Từ kết quả thí nghiệm chúng tôi kết luận các isolate thu thập được trong vụ xuân 2008-2009 đã có tính kháng đối với hoạt chất metalaxyl mức độ kháng ở mức kháng nhẹ. Ở mật độ 800 bào tử/ đĩa củ tính kháng của mẫu nấm mix 3 cao. Tính kháng trên isolate cà chua không cao ở cả 2 mật độ bào tử. Thí nghiệm thường hay bị tạp nhiễm bởi vi khuẩn thối ướt E. carotovora tỉ lệ tạp nhiễm đôi khi lên tới 50% đĩa củ làm thí nghiệm. 4.11.2 Phương pháp đĩa lá Thử nghiệm tính kháng thuốc metalaxyl và metalaxyl M ở các nồng độ thuốc khác nhau của các mẫu bệnh thu thập được bằng phương pháp đĩa lá cà chua chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng 4.15 hình 4.16. Bảng 4.15. Tính kháng thuốc metalaxyl và metalaxyl M của nấm P. infestans trong thí nghiệm đĩa lá cà chua. Nồng độ hoạt chất (mg/l) Tỉ lệ đĩa lá nhiễm bệnh của các mẫu nấm (%) Mix 1 Mix 2 Mix 3 Tom-09 Đ/c 100 100 100 100 Metalaxyl 0,01 50 50 44.4 55.6 0.1 33.3 27.8 27.8 33.3 1 16 11.1 0 16 10 0 0 0 0 100 0 0 0 0 Metalaxyl-M 0,01 16 11.1 5.5 11.1 0.1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 10 0 0 0 0 100 0 0 0 0 Hình 4.16. Tính kháng thuốc metalaxyl và metalaxyl M của nấm P. infestans trong thí nghiệm đĩa lá cà chua. Theo các kết quả thu được chúng tôi nhận thấy nấm đã có tính kháng với metalaxyl với mức độ kháng yếu, kháng metalaxyl M với mức đọ kháng rất yếu. Trong các isolate, isolate phân lập trên cà chua có tính kháng cao nhất, mẫu phân lập mix 3 cho tính kháng thấp nhất. 4.11.3 Phương pháp thử trên lá nguyên: Thử nghiệm tính kháng của các isolate với 2 loại thuốc metalaxyl và metalaxyl M bằng phương pháp sử dụng lá nguyên chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 4.16. Tính kháng thuốc metalaxyl và metalaxyl M của nấm P. infestans trong thí nghiệm lá nguyên cà chua. Nồng độ bào tử (bt/ml) Tỉ lệ bệnh trên lá với các thuốc khác nhau (%) Đ/c (nước) Metalaxyl Metalaxyl M Mix1 102 100 0 0 103 100 10 0 104 100 20 0 Mix2 102 100 0 0 103 100 12 0 104 100 20 0 Mix3 102 100 0 0 103 100 10 0 104 100 22 0 Tom-09 102 100 1 0 103 100 15 0 104 100 27 0 Kết quả thí nghiệm cho thấy các isolate có tính kháng với metalaxyl nhưng chưa cho tính kháng đối với metalaxyl M. Kết luận: Các phương pháp thử tính kháng khác nhau đều cho ra kết quả giống nhau về tính kháng metalaxyl của các mẫu nấm thu thập được. Tuy vậy phương pháp sử dụng đĩa củ do củ mẫn cảm với các nhân tố bệnh khác đặc biệt là vi khuẩn thối nhũn E. carotovora nên tiến hành thí nghiệm khó khăn và kết quả không chính xác do bị tạp nhiễm. 4.12 Nghiên cứu tính kháng Mancozeb của các mẫu nấm P. infestans thu thập trong vụ đông xuân 2008-2009 Mancozeb là hoạt chất trừ bệnh tiếp xúc có tác dụng ức chế sự xâm nhập của bào tử nhóm nấm sương mai trong đó có nấm mốc sương. Theo kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nấm P.infestans chưa hình thành tính kháng với hoạt chất mancozeb. Tính kháng thuốc đã hình thành trong quần thể mốc sương tại các khu vực điều tra. Các mẫu nấm thu thập có tính kháng đối với metalaxyl bắt đầu hình thành tính kháng yếu đối với metalaxyl M, chưa kháng với mancozeb. Vậy phòng trừ bệnh trên đồng ruộng vẫn có thể sử dụng các loại thuốc chứa hoạt chất metalaxyl M và mancozeb các thuốc có chứa metalaxyl nếu không thấy có tác dụng nên ngừng sử dụng và chuyển loại hoạt chất. 4.13 Phương pháp nghiên cứu tính kháng nhiễm trên củ khoai tây đối với nấm P. infestans. Tính kháng nhiễm của củ là một trong những chỉ tiêu được quan tâm nhất khi đánh giá khả năng kháng nhiễm của một giống khoai tây. Củ khoai tây nhiễm bệnh sẽ làm giảm giá trị thương phẩm, củ giống nhiễm bệnh sẽ là nguồn qua đông và truyền lan nguy hiểm tới các vụ sau. Củ khoai tây nhiễm bệnh còn là nguồn phát tán từ vùng địa lý này sang vùng địa lý khác của nấm mốc sương. Thử nghiệm tính kháng nhiễm mốc sương trên 10 giống khoai tây: Diamant, Belarosa, Solara, Marlan, Provento, Esprit, Jerry, Sinora, Marabel, Atlantic đối với các mẫu nấm thu thập được trong vụ đông xuân 2008-2009 bằng đánh giá tính kháng nhiễm trên toàn củ và tính kháng nhiễm trên lát củ khoai tây. 4.13.1 Tính kháng nhiễm toàn củ Thử nghiệm tính kháng trên củ khoai tây giống của một số giống khoai tây với các isolate nấm thu thập được trong vụ đông 2008-2009 chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.17 và hình 4.18 Bảng 4.17. Tính kháng nhiễm toàn củ của một số giống khoai tây đối với nâm P. infestans Tên giống Tỉ lệ củ giống nhiễm bệnh sau 7 ngày (%) Mix 1 Mix 2 Mix 3 Tom -09 Diamant 100 100 100 30 Belarosa 50 40 50 10 Solara 80 80 70 80 Marlan 60 50 40 10 Provento 50 40 30 20 Esprit 40 30 30 10 Jerry 30 40 30 10 Sinora 40 30 40 10 Atlantic 100 90 100 80 Marabel 40 40 30 20 Hình 4.18. Tính kháng nhiễm toàn củ của một số giống khoai tây đối với nâm P. infestans Các giống khoai tây thí nghiệm đều nhiễm nấm P.infestans nhưng ở các mức độ khác nhau. Giống Diamant có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất tỉ lệ bệnh có thể lên tới 100%; các giống atlantic, solara nhiễm ở mức cao; các giống còn lại nhiễm ở mức trung bình. Các isolate thu thập trên khoai tây có tỉ lệ nhiễm trên các giống có tỉ lệ nhiễm cao hơn hẳn so với mẫu bệnh thu thập trên cà chua. Vậy độc tính của các mẫu bệnh trên khoai tây cao hơn độc tính của mẫu bệnh thu được trên cà chua. 4.13.2 Tính kháng nhiễm trên khoanh củ Thử nghiệm tính kháng trên khoanh củ khoai tây của 10 giống khoai tây đối với 4 mẫu nấm thu thập được trong vụ đông xuân 2008-2009 chúng tôi thu được các kết quả thể hiện ở bảng 4.18 và hình 4.19: Bảng 4.18. Tính kháng nhiễm trên khoanh củ của một số giống khoai tây đối với nấm P. infestans Giống Tỉ lệ khoanh củ nhiễm bệnh (%) với các mẫu nấm Mix 1 Mix 2 Mix 3 Tom -09 Diamant 100 100 100 80 Belarosa 80 90 80 70 Solara 90 80 90 60 Marlan 80 90 80 60 Provento 70 80 80 50 Esprit 80 70 70 40 Jerry 90 80 90 70 Sinora 60 70 60 50 Atlantic 100 100 100 70 Marabel 80 90 80 60 Hình 4.19. Tính kháng nhiễm trên khoanh củ của một số giống khoai tây đối với nấm P. infestans Thí nghiệm trên khoanh củ cũng cho kết quả tương tự với thí nghiệm trên toàn củ: tất cả các giống khoai tây thí nghiệm đều nhiễm nấm mốc sương. Tỉ lệ nhiễm trên khoanh củ cao đối với các mẫu nấm thu thập từ khoai tây (>80%). Tỉ lệ nhiễm bệnh của mẫu nấm thu thập trên cà chua thấp hơn thông thường 40-60%. Kết luận: Tất cả các giống khoai tây đều nhiễm bệnh mốc sương trên củ. Giống Diamant là giống nhiễm rất nặng, giống Atlantic nhiễm nặng các giống còn lại nhiễm ở mức độ cao. 4.14 Thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo trong nhà lưới Khảo nghiệm tính kháng nhiễm của một số giống khoai tây, cà chua trong thí nghiệm chậu vại với mẫu nấm hỗn hợp của các isolate thu thập trên khoai tây vào vụ xuân 2008-2009 chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 4.19. Khả năng kháng nhiễm của một số giống khoai tây, cà chua trong thí nghiệm chậu vại Giống Thời kì tiềm dục Tỉ lệ bệnh Money maker 4 100 Santa clara 4 90 Uc 4 90 TL 10 4 100 T620 3 100 Tl 19 3 100 T6 3 100 CNL 5 10 Rachal 4 100 VL 2500 4 100 Diamant 4 100 Atlantic 4 90 Taurus 3 80 Solara 4 90 PO3 - - TFL 1867 4 70 Thời kì tiềm dục của các giống cà chua khoai tây trong thí nghiệm chậu vại đều từ 3-4 ngày giống CNL là 5 ngày. Tỉ lệ nhiễm bệnh cao thông thường là 80-100% giống TFL 1867 tỉ lệ nhiễm bệnh thấp hơn khoảng 70%, Giống CNL thể hiện tính kháng bệnh khá tỉ lệ nhiễm bệnh chỉ 10%. Các cây bị nhiễm bệnh nhanh chóng chết lụi. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận 1. Đặc điểm của các mẫu nấm mốc sương thu thập trong vụ đông xuân 2008-2009: các mẫu nấm thu thập được đều thuộc chủng nấm A1, khả năng tồn tại dưới ánh sáng mặt trời của nấm là không cao trong điều kiện trực xạ ở thời điểm 12-13 giờ trong ngày bào tử nấm có thể mất khả năng nảy mầm tới 60%. 2. Trong 10 giống cà chua khảo sát: Money maker, Santa clara, UC 82b, TL 10, T620, TL 19, T6 , Rachal, VL 2500, CNL và 6 giống khoai tây: PO3, Taurus,Atlantic, Diamant, Solara...hầu hết các giống đều thể hiện tính nhiễm đối với nấm mốc sương. Giống CNL thể hiện tính chịu bệnh tương đối tốt, giống khoai tây PO3 có khả năng kháng tốt đối với các mẫu nấm thu thập được. 3. Các mẫu nấm thu thập trên khoai tây có khả năng lây nhiễm tốt hơn mẫu nấm thu thập trên cà chua. 4.Thành phần bệnh hại trên củ giống các giống khoai tây khảo sát bao gồm 7 bệnh trong đó có 5 bệnh nấm 2 bệnh vi khuẩn. Đối với 3 bệnh hại trên mắt củ khoai tây là Rhizoctonia solani, Helminthosporium solani, Fusarium oxysporum nhiệt độ bảo quản 40C là tốt nhất để khống chế các bệnh này. 5. Các giống khoai tây:Diamant, Belarosa, Solara, Marlan, Provento, Esprit, Jerry, Sinora, Marabel,Atlantic đều nhiễm bệnh trên củ giống với mức độ nhiễm từ trung bình tới cao 40-90% với lát củ và 10-50% với củ nguyên Cao nhất là giống Diamant với tỉ lệ nhiễm có thể đạt tới 100%. 6.Các mẫu nấm thể hiện khả năng kháng đối với metalaxyl, bước đầu có tính kháng với Metalaxyl M. Nấm chưa thể hiện tính kháng với Mancozeb. 7. Bào tử phân sinh nấm mốc sương có khả năng tồn tại trong đất canh tác (đất lúa và đất trồng màu) từ 14-21 ngày. 5.2 Đề nghị Diện tích trồng khoai tây,cà chua ở các tỉnh miền Bắc đang tiếp tục mở rộng. Việc tiếp tục nghiên cứu các đặc tính liên quan tới dự tính dự báo như: khả năng tồn tại trong ánh sáng trực xa, khả năng phát tán của bào tử trong không khí, độc tính của nấm trên các giống cà chua khoai tây…để có thể xây dựng một mô hình dự tính dự báo mốc sương trên đồng ruộng từ đó giảm bớt nồng độ và cường độ sử dụng thuốc giúp cho người nông dân là rất quan trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt Hồ Hữu An, Đinh Thế Lộc(2005). Cây có củ và kỹ thuật thâm canh(Cây khoai tây). Nhà xuất bản lao động xã hội, tr. 53. Tạ Thu Cúc. (2001). Giáo trình Cây Rau. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr. 117-120. Vũ Hoan. (1967). Bệnh sương mai hại cà chua. Tạp chí KHKTNN số 29, tr. 339-340. Vũ Hoan. (1973). Nghiên cứu hình thái nấm Phytophthora infestans (Mont.) de Bary gây bệnh mốc sương cà chua. Tạp chí KHKTNN số 129, tr. 178-183. Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thị Phương Anh, Trần Khắc Thi. (1982). Nghiên cứu tập đoàn giống cà chua. Tạp chí KHKTNN số 235, tr. 21-30. Đào Mạnh Hùng, Phạm Văn Nhuyễn, Vũ Thanh Xuân, Nguyễn Hoài Nam (1995), Kết quả so sánh một số giống cà chua mới. Tạp chí KH công nghệ và quản lý KT số 1. Tr. 22-23. Trần Thị Mai(2001). Bảo quản khoai tây thương phẩm. Nhà xuất bản nông nghiệp, tr. 4 - 15 Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề. (1998). Bệnh cây Nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 295. Hoàng Thị Mỹ (1956), Luận khảo về các bệnh thường hại cây cối tại miền Nam Việt Nam Nguyễn Duy Nghi. (1975). Bệnh mốc sương khoai tây, cà chua ở vùng bang bằng Bắc bộ, Thông tin BVTV số 22, tr. 16-26. Trương Quang Tám. (1975). Quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cà chua khoai tây. Tạp chí BVTV số 21, tr. 25-29. Nguyễn Ánh Tuyết. (1969). Kinh nghiệm trồng cà chua xuân hè. Tạp chí KHKTNN, số 85, tr 409-411. Đặng Vũ Thị Thanh (2008), Các loài nấm bệnh hại cây trồng ở Việt Nam Lê Trường, Nguyễn Trần Oánh và Đào Trọng Ánh (2004), Từ điển sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam, Hội khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật Việt Nam, NXB Nông nghiệp, trang 192-194. Nguyễn Kim Vân. (1997). Một số nghiên cứu về bệnh mốc sương và bệnh đốm vòng hại cà chua cụ đông xuân và vụ hè 1995-1996 tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khoa học trồng trọt 1995-1996. NXB Nông nghiệp 1997, tr. 113-116. Nguyễn Văn Viên. (1998). Bệnh mốc sương cà chua ở vùng Hà Nội và hiệu lực phòng chống của một số thuốc trừ bệnh. Tạp chí BVTV, số 160, tr. 11-14. Ngô Thị Xuyên và Hoàng Văn Thọ. (2003). ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy nấm và thuốc Metalaxyl đến sự sinh trưởng, phát triển của nấm Phytophthora infestans (Mont.) de Bary trên một số giống cà chua, khoai tây. Tạp chí KHKTNN. Tập 1, số 3, tr 197-202. Ngô Thị Xuyên, Lê Hồng Vĩnh, Burger và Hermansen (2005), Nghiên cứu đặc điểm của nấm Phytophthora infestans ở Việt Nam Viện bảo vệ thực vật (1975), Kết quả điều tra bệnh cây 1967-1968 Viện bảo vệ thực vật (1999), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền Nam 1977-1978 II. Tài liệu tiếng Anh Abad, G.Z. & J.A.Abad (1997), “Another look at the origin of late Blight of potato, tomato and pear Melon in the Andes of South American”, Plant disease/Vol 81 No.6, P.682-687 Andrivon, D (1995), Biology, Ecology and epidemilogy of the potato late blight pathogen Phytophthora infestans in soil, Phytopathology, Vol 85, P. 1053-1056 Aylor D. E. , William E. Fry, Hilary Mayton, and Jorge L. Andrade-Piedra (2001), Quantifying the Rate of Release and Escape of Phytophthora infestans Sporangia from a Potato Canopy, Phytopathology, Vol 91, P.1187-1196 Didier Andrivon, Fabian Pilet, Josselin Montarry, Majida Hafidi, Roselyne Corbière, El Hassan Achbani, Roland Pellé, and Daniel Ellissèche (2007), Adaptation of Phytophthora infestans to Partial Resistance in Potato: Evidence from French and Moroccan Populations, Phytopathology, Vol 97, P. 338-343 Jorge L. Andrade-Piera, Robert J. Hijmans, Gregory A. Forbes, William E. Fry, and Rebecca J. Nelson (2005), Simulation of Potato Late Blight in the Andes. I: Modification and Parameterization of the LATEBLIGHT Model, Phytopathology, Vol 95, P. 1191-1199 Bodker L.and Nieken BJ (2002) Influence of Irrigation on the wash off fungicides in field grow Potato. Proceedings of The six Workshop of European Ndetwork for Development of Integrated Control Strategy of potato blight. P. 163-168. Bruck R.I., W.E.Fry (1998). Effect of metalaxyl an acyllamin fungicide on developmental stages of Phytophthora infestans, Phytopathology, P.597-601. Canten C,E and Jinks (1968), Spontaneous variability of single isolate of Phytophthora infestans, Culture variation Canadian Journal of Botany, 46, P. 329-348. Shane Clayson, Jeff Miller, Lyndon Porter, and Nora Olsen (2005), EFFICACY OF PHOSPHITE-BASED FUNGICIDES FOR CONTROLLING PINK ROT AND LATE BLIGHT, Presented at the Idaho Potato Conference January 19-20, 2005. Crosier W. (1934). Studies in the biology of Phytophthora infestans (Mont.) de Bary., Cornell University Agricultural Experiment station, Ithaca, NY Yigal Cohen and Moshe Reuveni (1983), Occurrence of Metalaxyl resistant of isolate Phytophthora infestans in potato fields in Israel, Phytopathology, vol 73 p. 925-927. Deahl K, L. Inglis, D.A. Demuth S, P (1993), Testing for resistance to metalaxyl in Phytophthora infestans isolate from North Western Washington, Washington state University. Dillion M. (2005), Public Breeding for Organic Agriculture –Screening for Horizontal Resistance to Late Blight in Tomato, Project report. K. L. Deahl 1, S. E DeMuth ~, S. L. Sinden 1, and A. Rivera-Pefia (1995), Identification of chủng nấms and metalaxyl resistance in north American population of Phytophthora infestans, P.35-38. Dhesi N. S. & K.S . Nandpury. (1968). Vegetable Growing in Pundjab, Pundjab Agric, Uni. Farm. Bull., No.2, p. 128. Drenth A., E.M. Janssen, F. Govers (1995), Formation and survival oospores of Phytophthora infestans under natural conditions, Plant Pathology, vol 44, p. 86-94 Drenth A., Sendall B (1996), Practice guide to detection and identification Phytophthora, CRC for the Tropical Plant Protection, P. 12-39. S.N. Elansky, Yu.T. Dyakov, D.I. Milyutina, V.P. Apryshko, M.A. Pobedinskaya, A.V. Filippov, B.E. Kozlovsky, M.A. Kuznetsova, A.N. Rogozhin, N.V. Statsyuk (2007), Russian populations of Phytophthora infestans, Project report. Erwin D. C. and O.K. Ribeiro. (1996). Phytophthora Diseases Wordwide The American Pathological Society. APS Press .st.nl. p. 346 -349. EVENHUIS, G.J.T. KESSEL & P.J. VAN BEKKUM (2005), Epidemiology of P. infestans in relation to tuber blight. Survival of P. infestans sporangia in field soils, Ninth Workshop of an European Network for development of an Integrated Control Strategy of potato late blight Tallinn (Estonia), 19-23 October 2005 Wilbert G. Flier, Niklaus J. Grünwald, Laurens P. N. M. Kroon, Anne K. Sturbaum, Trudy B. M. van den Bosch, Edith Garay-Serrano, Hector Lozoya-Saldaña, William E. Fry, and Lod J. Turkensteen (2003), The Population Structure of Phytophthora infestans from the Toluca Valley of Central Mexico Suggests Genetic Differentiation Between Populations from Cultivated Potato and Wild Solanum spp., Phytopathology, vol 93, P. 382-390. William E. Fry, Stephen B. Goodwin (1997), Re-emergence of potato and tomato late blight in the United States, Plant disease, vol 81, P. 1349-1357 Fry W E., S. B. Goodwin, A. T. Dyer, J.M. Matuszak, A. Dreth, P.W. Tooley, L.S. Sujkowski, Y.J, Koh, B.A. Cohen, L.J. Spielman,K.L. Dheal, D.A. Inglis and K.P. Sandlan (1993), Historical and recent migrations of Phytophthora infestans, chronology, pathways, implications, Plant disease, vol 77, P. 653-661. P. D. Gavino, C. D. Smart , R.W. Sandrock, J. S. Miller, P. B. Hamm, T. Yun Lee, R. M. Davis, and W. E. Fry (2000),Implications of Sexual Reproduction for Phytophthora infestans in the United States: Generation of an Aggressive Lineage, Plant disease, P. 731-735 K. Gotoh, S. Akino, A. Maeda, N. Kondo, S. Naito, M. Kato and A. Ogoshi (2005), Charaterization of some Asian isolate of Phytophthora infestans, Plant pathology, vol 54, P. 733-739. Hartman, G.L and Huang, Y.H (1995), Characterization of Phytophthora infestans isolates and development of late blight on tomato in Tawain, Plant disease, vol 79, P. 849-852. Hermansen, A. (2002), Studies information and survival of Oospores of Phytophthora infestans in Norway, Processdings of the sixth workshop of european network for development of intergrate control strategy of potato blight, P. 77-80. Johnson, D. A., Cummings, T. F., Hamm, P. B., Rowe, R. C., Miller, J. S., Thornton, R. E., Pelter, G. Q., and Sorensen, E. J. (1997). Potato late blight in the Columbia Basin: An economic analysis of the 1995 epidemic. Plant Dis. Vol 81 P. 103-106. Kirk, W. W. 2003. Tolerance of mycelium of different genotypes of Phytophthora infestans to freezing temperatures for extended periods. Phytopathology, vol 93, P. 1400-1406. Kadish, D., and Cohen, Y. (1992), Overseasoning of metalaxyl-sensitive and metalaxyl-resistant isolates of Phytophthora infestans in potato tubers.Phytopathology, vol 82, P.887-889. Ko,W. H. (1994), An Alterative possible origin of the A2 chủng nấm of Phytophthora infestans outside Mexico, Phytopathology, vol 84, P. 1224-1227. MAZÁKOVÁ J., TÁBORSKÝ V., ZOUHAR M., RYŠÁNEK P., HAUSVATER E., DOLEŽAL P. (2006): Occurrence and distribution of chủng nấms A1 and A2 of Phytophthora infestans (Mont.) de Bary in the Czech Republic. Plant Protect. Sci., 42: 41–4 Mayton, H., Forbes, G. A., Mizubuti, E. S. G., and Fry, W. E. (2001), The roles of three fungicides in the epidemiology of potato late blight, Plant Disease, vol 85, P. 1006-1012. Miller, J. S., Hamm, P. B., and Johnson, D. A. (1997). Characterization of the Phytophthora infestans population in the Columbia Basin of Oregon and Washington from 1992 to 1995. Phytopathology, vol 87, P. 656-660. Mizubuti, E. S. G., Aylor, D. E., and Fry, W. E. 2000. Survival of Phytophthora infestans sporangia exposed to solar radiation. Phytopathology 90: 78-84. Nishimura, R. & CTV (1999). Distribution of Phytophthora infestans Populations in Seven Asian countries, Annual Phytopathology Soc. Japanese, vol 65, P. 121-125. Porter, L. D., and Johnson, D. A. 2004. Survival of Phytophthora infestans in surface water. Phytopathology,vol 94, P.380-387. Reis, A., Smart, C. D., Fry, W. E., Maffia, L. A., and Mizubuti, E. S. G. 2003. Characterization of isolates of Phytophthora infestans from southern and southeastern Brazil from 1998 to 2000. Plant Dis. 87:896-900. Smart, C. D., Mayton, H., Mizubuti, E. S. G., Willmann, M. R., and Fry, W. E. (2000). Environmental and genetic factors influencing self-fertility in Phytophthora infestans. Phytopathology, vol 90, P. 987-994. PHỤ LỤC SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE ANHSANG 21/ 9/ 9 16:23 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Anh huong cua anh sang ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TLNAYMAM 0.31519E-01 2 1621.5 177 0.00 1.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - THOIDIEM$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TLNAYMAM 492.15 3 1622.4 176 0.30 0.825 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - error (a) -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TLNAYMAM 134.23 11 1699.6 168 0.08 1.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - THOIGIAN$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TLNAYMAM 10144. 17 707.14 162 14.35 0.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - THOIDIEM$*THOIGIAN$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TLNAYMAM 2836.1 71 793.05 108 3.58 0.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - Error (b) -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TLNAYMAM 1830.4 138 839.38 41 2.18 0.002 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - DIEUKIEN$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TLNAYMAM 13590. 6 1187.7 173 11.44 0.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - THOIDIEM$*DIEUKIEN$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TLNAYMAM 3100.5 27 1337.5 152 2.32 0.001 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - THOIGIAN$*DIEUKIEN$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TLNAYMAM 3463.4 82 31.112 97 111.32 0.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - THOIDIEM$*THOIGIAN$*DIEUKIEN$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TLNAYMAM 1688.3 170 -0.69444E-02 9 -34.97 0.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - Residual -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TLNAYMAM 0.28701E+06 179 0.00000 0 -34.97 0.000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE ANHSANG 21/ 9/ 9 16:23 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Anh huong cua anh sang MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------- REP NOS TLNAYMAM 1 60 57.9687 2 60 57.9493 3 60 57.9950 SE(N= 60) 5.19863 5%LSD 177DF 14.5071 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT THOIDIEM$ ------------------------------------------------------------------------------- THOIDIEM$ NOS TLNAYMAM 9gio-11gio 12 34.9958 12012gio2gio-14gio 2 74.6000 9gio-11gio 0 0.000000 9gio-11gio 0 0.000000 10gio-12gio 0 0.000000 11gio-13gio 2 20.1250 11gio-13gio 3 100.000 12gio-14gio 1 15.3000 12gio-14gio 56.6222 9gio-11gio 3 100.000 0ng ta 4 20.0000 60 SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE TIEMDUC 21/ 9/ 9 19:47 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TG TIEMD 0.20973E-03 2 3.2376 69 0.00 1.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - ISOLATE$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TG TIEMD 5.7397 11 2.6709 60 2.15 0.030 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - Error (a) -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TG TIEMD 1.8042 35 4.4513 36 0.41 0.996 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TG TIEMD 17.176 13 0.17256E-02 58 9954.03 0.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - ISOLATE$*GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TG TIEMD 9.7117 23 0.46380E-03 4820939.27 0.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP*GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TG TIEMD 5.4465 41 0.28285E-02 30 1925.60 0.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP*ISOLATE$*GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TG TIEMD 223.39 71 0.00000 0 1.03 0.000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TIEMDUC 21/ 9/ 9 19:47 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------- REP NOS TG TIEMD 1 24 3.92917 2 24 3.92333 3 24 3.92542 SE(N= 24) 0.367285 5%LSD 69DF 1.03612 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT ISOLATE$ ------------------------------------------------------------------------------- ISOLATE$ NOS TG TIEMD Mix 1 2 2.34500 1 Mix 3 SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE DIALA 21/ 9/ 9 19:59 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 0.87311E-10 2 7.2181 45 0.00 1.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 12.946 25 0.53028E-01 22 244.13 0.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP*GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 324.81 47 0.00000 0 0.94 0.000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DIALA 21/ 9/ 9 19:59 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------- REP NOS TIBENH 1 16 9.06250 2 16 9.06250 3 16 9.06250 SE(N= 16) 0.671661 5%LSD 45DF 1.91301 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS TIBENH Money makerNL 0 0.000000 1 TL 10 SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE DIALA 21/ 9/ 9 20:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 0.87311E-10 2 7.2181 45 0.00 1.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 12.946 25 0.53028E-01 22 244.13 0.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP*GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 324.81 47 0.00000 0 0.94 0.000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DIALA 21/ 9/ 9 20:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------- REP NOS TIBENH 1 16 9.06250 2 16 9.06250 3 16 9.06250 SE(N= 16) 0.671661 5%LSD 45DF 1.91301 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS TIBENH Money makerNL 0 0.000000 1 TL 10 SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE DIALA 21/ 9/ 9 20:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 0.87311E-10 2 7.2181 45 0.00 1.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 12.946 25 0.53028E-01 22 244.13 0.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP*GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 324.81 47 0.00000 0 0.94 0.000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DIALA 21/ 9/ 9 20:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------- REP NOS TIBENH 1 16 9.06250 2 16 9.06250 3 16 9.06250 SE(N= 16) 0.671661 5%LSD 45DF 1.91301 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS TIBENH Money makerNL 0 0.000000 1 TL 10 SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE DIALA 21/ 9/ 9 20:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 0.87311E-10 2 7.2181 45 0.00 1.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 12.946 25 0.53028E-01 22 244.13 0.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP*GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 324.81 47 0.00000 0 0.94 0.000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DIALA 21/ 9/ 9 20:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------- REP NOS TIBENH 1 16 9.06250 2 16 9.06250 3 16 9.06250 SE(N= 16) 0.671661 5%LSD 45DF 1.91301 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS TIBENH Money makerNL 0 0.000000 1 TL 10 SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE DIALA 21/ 9/ 9 20:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 0.87311E-10 2 7.2181 45 0.00 1.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 12.946 25 0.53028E-01 22 244.13 0.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP*GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 324.81 47 0.00000 0 0.94 0.000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DIALA 21/ 9/ 9 20:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------- REP NOS TIBENH 1 16 9.06250 2 16 9.06250 3 16 9.06250 SE(N= 16) 0.671661 5%LSD 45DF 1.91301 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS TIBENH Money makerNL 0 0.000000 1 TL 10 SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE DIALA 21/ 9/ 9 20:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 0.87311E-10 2 7.2181 45 0.00 1.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 12.946 25 0.53028E-01 22 244.13 0.000 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - REP*GIONG$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB TIBENH 324.81 47 0.00000 0 0.94 0.000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DIALA 21/ 9/ 9 20:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT REP ------------------------------------------------------------------------------- REP NOS TIBENH 1 16 9.06250 2 16 9.06250 3 16 9.06250 SE(N= 16) 0.671661 5%LSD 45DF 1.91301 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS TIBENH Money makerNL 0 0.000000 1 TL 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu nấm Phytophthora infestans gây bệnh mốc sương hại cà chua, khoai tây vụ đông xuân năm 2008-2009 tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.doc
Luận văn liên quan