Mặt khác, đề tài đi vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của
huyện Đơn Dương trong việc phát triển du lịch cộng đồng thông qua công cụ SWOT. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: Về điểm mạnh, Đơn Dương có vị trí thuận lợi và là huyện phụ
cận thuộc cụm du lịch Đà Lạt nên có cơ hội để đón khách, mặt khác Đơn Dương còn là
nơi tập trung đông nhất đồng bào dân tộc Churu trên toàn tỉnh, nơi lưu giữ đậm nét giá trị
truyền thống dân tộc bản địa và có cảnh quan tự nhiên đẹp hoang sơ, giản dị. Đặc biệt,
người dân địa phương ủng hộ và sẵn sàng tham gia phát triển du lịch cộng đồng tại Đơn
Dương. Về điểm yếu, công tác quy hoạch và quảng bá du lịch địa phương còn hạn chế,
các điểm hấp dẫn tài nguyên du lịch phân bố rải rác, người dân địa phương chưa có kỹ
năng để đón tiếp và phục vụ du khách, tính liên kết giữa chính quyền địa phương và thành
phân tư nhân còn hạn chế. Về cơ hội, du lịch cộng đồng đang trở thành xu hướng được
khuyến khích phát triển ở các vùng nông thôn cũng như ở các quốc gia đang phát triển.
Du khách ngày càng nhận thức rõ hơn về trách nhiệm đối với môi trường và xã hội, họ có
xu hướng tìm kiếm trải nghiệm mới. Tuy nhiên, địa phương cũng gặp không ít thách thức
trong việc phát triển du lịch cộng đồng đó là sự thành công và nổi tiếng của một số mô
hình du lịch cộng đồng trong nước sẽ dẫn đến tâm lý so sánh trong quyết định lựa chọn
điểm đến mới của du khách. Trong khi du khách ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất
lượng sản phẩm du lịch cũng như chất lượng điểm đến.
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn dương, tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tổ
chức bên ngoài cộng đồng và các doanh nghiệp du lịch để cung cấp những sản
phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách đồng thời đem lại lợi ích cho
cộng đồng.
80
và cho đến nay chưa nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các tổ chức phi chính phủ.
Về quy hoạch du lịch: Đơn Dương có những thuận lợi để phát triển du lịch bao gồm cả tài
nguyên du lịch tự nhiên lẫn văn hóa, các cấp lãnh đạo địa phương rất quan tâm đến việc
phát triển du lịch huyện, ví dụ xây dựng “Dự án bảo tồn, phát huy và phát triển di sản văn
hóa Churu nhằm hình thành mô hình du lịch cộng đồng huyện Đơn Dương giai đoạn 2014
– 2015 và tầm nhìn 2020” và đặc biệt với tiêu chuẩn huyện nông thôn mới đem lại cho
Đơn Dương những lợi thế về đầu tư, phát triển. Trái lại, địa phương vẫn gặp phải một số
khó khăn, cụ thể là sản phẩm du lịch nghèo nàn, các điểm hấp dẫn du lịch không tập trung,
một số tuyến đường giao thông nội huyện còn xập xệ, công tác quảng bá du lịch chưa đẩy
mạnh và nhận thức của người dân về du lịch còn hạn chế. Chưa thực hiện công tác quy
hoạch du lịch theo lãnh thổ, địa phương chỉ quy hoạch tuyến điểm du lịch trong Kế hoạch
phát triển du lịch huyện giai đoạn 2011 – 2015.
Tóm lại, đáp viên mong muốn địa phương phát triển du lịch cộng đồng nói riêng và lĩnh
vực du lịch nói chung. Để làm được điều này, trước tiên cần tổ chức tour Famtrip, hội thảo
chuyên đề, quảng bá du lịch địa phương, thu hút đầu tư từ phía doanh nghiệp và nâng cao
nhận thức cộng đồng về du lịch.
Nguồn: Phỏng vấn sâu, 2016
Đối với chính quyền cấp xã/thị trấn, lãnh đạo địa phương gần như chưa có ý
tưởng về việc khai thác, phát triển du lịch dẫn đến chưa chủ động xây dựng kế
hoạch hay đề xuất các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển du lịch tại địa
phương. Thậm chí, một số xã tập trung tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa đặc biệt
là giá trị văn hóa gắn với đồng bào Churu như xã Pró, Tu Tra, Ka Đơn vẫn chưa có
kế hoạch triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa. Mặc dù vậy,
chính quyền địa phương nhận ra rằng họ có lợi thế hiểu rõ đặc điểm dân cư trong
khu vực cho nên công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức người dân địa
phương, khuyến khích sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch có thể triển
khai trong thực tế đồng thời xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng địa
phương; mặt khác, họ còn nắm rõ thế mạnh và điểm yếu của địa phương mình trong
phát triển du lịch. Tóm lại, cấp lãnh đạo địa phương mong muốn phát triển du lịch
cộng đồng nói riêng và hoạt động du lịch nói chung nhưng bước đầu họ cần được tư
vấn, hỗ trợ từ phía cấp trên từ khâu định hướng, lập kế hoạch và triển khai thực hiện
để đảm bảo tính thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp chính quyền trong
phát triển du lịch theo hướng bền vững.
82
theo Quốc lộ 20 về Đơn Dương, từ Phan Rang – Ninh Thuận theo Quốc lộ 27, từ
Nha Trang – Khánh Hòa đi qua Cầu Đất - Xuân Trường để đến Đơn Dương;
- Cảnh quan tự nhiên đẹp, còn hoang sơ, giản dị, chưa bị khai thác ồ ạt để phát
triển du lịch nên tạo sức hấp dẫn, tính mới lạ cho du khách;
- Khí hậu mát mẻ, bầu không khí thoáng đãng, trong lành tạo điều kiện thuận
lợi để phát triển du lịch;
- Là nơi hấp dẫn du khách bởi những cánh đồng hoa và tạo nên trào lưu “du
lịch chụp ảnh” cho du khách đến Lâm Đồng từ đó xuất hiện hiệu ứng “du lịch hoa”
đến Đơn Dương, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Đơn Dương đến với du khách
thông qua mạng xã hội, báo điện tử, quảng cáo truyền miện;
- Là nơi tập trung đông nhất đồng bào dân tộc Churu của tỉnh Lâm Đồng và
lưu giữ đậm nét giá trị văn hóa của đồng bào Churu;
- Là vùng chuyên canh rau lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng tạo sức hấp dẫn du
khách với mô hình trồng rau công nghệ cao và cung cấp những sản phẩm nông
nghiệp có chất lượng và giá trị kinh tế cao ra thị trường;
- Giá cả hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ ăn uống còn rẻ vì hiện nay chủ yếu cung
cấp cho người dân địa phương;
- Lãnh đạo cấp huyện “tâm đắc” với lĩnh vực du lịch, tích cực đưa ra các chính
sách hỗ trợ phát triển du lịch, cụ thể như Kế hoạch phát triển dịch vụ - du lịch giai
đoạn 2011 – 2015, Dự án bảo tồn, phát huy và phát triển di sản văn hóa Churu
nhằm hình thành mô hình du lịch cộng đồng huyện Đơn Dương giai đoạn 2014 –
2015 và tầm nhìn 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đơn
Dương đến năm 2020;
- Người dân nhận thức được lợi ích của loại hình du lịch cộng đồng đối với
chính họ và đối với việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
- Người dân sẵn sàng tham gia vào việc phát triển du lịch từ khâu lập kế hoạch
đến khâu triển khai, thực hiện bao gồm tham gia cuộc họp bàn về vấn đề du lịch địa
phương, đóng góp ý kiến để phát triển du lịch địa phương, cung cấp sản phẩm, dịch
vụ du lịch (phục vụ lưu trú tại nhà, đón tiếp khách tại vườn rau, hoa, phục vụ ăn
uống, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, );
86
- Tình trạng ô nhiễm môi trường và tác động của biến đổi khí hậu gia tăng,
hiện tượng trái đất ấm lên làm ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch nói
chung;
- Sự thành công của một số mô hình du lịch cộng đồng ở trong nước và trên
thế giới đã để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách từ đó dễ tạo tâm lý so sánh giữa các
điểm đến du lịch cộng đồng;
- Sự phát triển kinh tế nhanh chóng và mặt trái của công nghệ thông tin đã vô
tình làm mờ nhạt giá trị văn hóa bản địa ví dụ người dân địa phương dễ dàng tiếp
nhận trào lưu thời trang mới, nghệ thuật văn hóa đương đại dẫn đến tình trạng “mai
một” giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng, địa phương;
- Hoạt động du lịch bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tính thời vụ dẫn đến giá cả
dịch vụ du lịch tăng cao, tắt nghẽn giao thông, ô nhiễm chất thải vào mùa cao điểm;
- Du khách ngày càng có yêu cầu cao khi chọn lựa một điểm đến du lịch, điều
này đòi hỏi các điểm đến luôn luôn phải đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ;
- Hiện tượng khách du lịch đến tham quan ồ ạt, quá sức tải của một điểm đến
gây ra tình trạng xung đột giữa người dân địa phương và khách du lịch;
- Mô hình du lịch nông nghiệp công nghệ cao tại Đà Lạt được đầu tư, quảng
bá rầm rộ đồng thời được xác định là sản phẩm du lịch mới để thu hút khách đến Đà
Lạt - Lâm Đồng;
- Là điểm đến mới, dễ bị cạnh tranh gay gắt với điểm đến Đà Lạt.
87
Việc vạch ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về điều kiện, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại
huyện Đơn Dương sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp thiết thực trong chương tiếp theo, cụ thể được phân tích trong bảng ma
trận SWOT sau đây:
Cơ hội (O)
O1: Tình hình an ninh, chính trị trong
nước ổn định giúp Việt Nam được bình
chọn là điểm đến an toàn, thân thiện;
O2: Chính sách mở cửa, tăng cường
giao lưu hội nhập quốc tế tạo cơ hội
thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng và
kinh tế - xã hội nói chung;
O3: Tham gia vào Thỏa thuận thừa nhận
lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN
giúp đảm bảo tính thống nhất về năng
lực nghề du lịch;
O4: Nhà nước luôn quan tâm và đưa ra
những chính sách đầu tư, phát triển các
tỉnh khu vực Tây Nguyên, địa bàn vùng
sâu vùng xa;
O5: Chính phủ Việt Nam vừa công bố
chính sách miễn visa cho nhiều thị
trường gửi khách quốc tế;
O6: Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
Việt Nam được đẩy mạnh giúp bạn bè
quốc tế biết đến Việt Nam ngày nhiều
hơn;
Thách thức (T)
T1: Tình hình an ninh, an toàn trên
thế giới trở nên bất ổn bởi các vụ
khủng bố, tai nạn máy bay, dịch
bệnh,
T2: Tình trạng ô nhiễm môi trường
và tác động của biến đổi khí hậu gia
tăng, hiện tượng trái đất ấm lên làm
ảnh hưởng đến hoạt động phát triển
du lịch nói chung;
T3: Việc tham gia các Hiệp định,
hiệp ước hợp tác ở quy mô quốc tế
sẽ dẫn đến nguồn nhân lực phải đáp
ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp cao
hơn, đòi hỏi phải có thời gian để bắt
kịp với khu vực;
T4: Tính hỗ trợ, tương tác gắn kết
trong ngành chưa cao, thiếu tính
chuyên nghiệp và ảnh hưởng xấu
đến hình ảnh du lịch;
T5: Sự thành công của một số mô
Các yếu tố thuộc môi trƣờng
bên ngoài địa phƣơng
88
O7: Du lịch cộng đồng đã và đang trở
thành xu thế được quan tâm, khuyến
khích phát triển trên thế giới cũng như ở
Việt Nam nhằm hướng đến mục tiêu
phát triển bền vững;
O8: Du khách luôn luôn tìm kiếm các
điểm đến mới, hấp dẫn, có nhu cầu tăng
về du lịch trải nghiệm và ngày càng
nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình
đối với môi trường, xã hội;
O9: Lượng khách đến Tây Nguyên nói
chung và Đơn Dương nói riêng tăng
trưởng nhanh là nguồn khách tiềm năng
lớn giúp du lịch cộng đồng tại Đơn
Dương khởi sắc;
O10: Một số mô hình du lịch cộng đồng
ở trong nước đã gặt hái được những
thành công, đem lại lợi ích thiết thực
cho cộng đồng địa phương đồng thời
đem lại sự hài lòng đối với du khách
trong và ngoài nước.
hình du lịch cộng đồng ở trong nước
và trên thế giới đã để lại ấn tượng
sâu sắc cho du khách từ đó dễ tạo
tâm lý so sánh giữa các điểm đến du
lịch cộng đồng;
T6: Sự phát triển kinh tế nhanh
chóng và mặt trái của công nghệ
thông tin đã vô tình làm mờ nhạt giá
trị văn hóa bản địa;
T7: Hoạt động du lịch bị ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi tính thời vụ dẫn đến
giá cả dịch vụ du lịch tăng cao, tắt
nghẽn giao thông, ô nhiễm chất thải
vào mùa cao điểm;
T8: Du khách ngày càng có yêu cầu
cao khi chọn lựa một điểm đến du
lịch, điều này đòi hỏi các điểm đến
luôn luôn phải đổi mới và nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ;
T9: Hiện tượng khách du lịch đến
tham quan ồ ạt, quá sức tải của một
điểm đến gây ra tình trạng xung đột
giữa người dân địa phương và khách
du lịch;
T10: Mô hình du lịch nông nghiệp
Các yếu tố thuộc môi
trƣờng của địa phƣơng
89
công nghệ cao tại Đà Lạt được đầu
tư, quảng bá rầm rộ đồng thời được
xác định là sản phẩm du lịch mới để
thu hút khách đến Đà Lạt - Lâm
Đồng;
T11: Là điểm đến mới, dễ bị cạnh
tranh gay gắt với trung tâm du lịch
Đà Lạt;
Điểm mạnh (S)
S1: Có vị trí thuận lợi, là vùng phụ cận
trung tâm du lịch Đà Lạt – điểm “hút”
khách của tỉnh Lâm Đồng góp phần tạo cơ
hội cho Đơn Dương thu hút du khách tìm
kiếm trải nghiệm mới;
S2: Khí hậu mát mẻ, trong lành và cảnh
quan tự nhiên đẹp, còn hoang sơ, giản dị,
chưa bị khai thác ồ ạt nên tạo sức hấp dẫn,
tính mới lạ cho du khách;
S3: Là nơi tập trung đông nhất đồng bào
dân tộc Churu của tỉnh Lâm Đồng và lưu
giữ đậm nét giá trị văn hóa của đồng bào
Kết hợp SO
+S7,S8,S10 + O2,O4,O9: Ban hành cơ
chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch
địa phương;
+ S1,S8,S10 + O2,O3,O4: Quy hoạch
chi tiết phát triển du lịch địa phương
theo định hướng chung của tỉnh, khu
vực Tây Nguyên và quốc gia;
+S1,S5,S9 + O1,O6,O9: Tận dụng thị
trường khách tiềm năng của Đà Lạt –
Lâm Đồng cũng như trong nước;
+ S2,S3,S4,S8 + O9,O10: Xây dựng sản
phẩm du lịch đặc trưng dựa trên tài
nguyên du lịch nổi bật của huyện Đơn
Dương;
+S2,S3,S4,S6,S7 + O8,O9,O10: Thiết
Kết hợp ST
+ S1,S2,S8 + T2,T4,T7,T9: Nghiên
cứu quy hoạch phát triển du lịch địa
phương theo hướng bền vững;
+ S2,S3,S4,S5,S7 + T5,T8,T10: Tạo
lợi thế cạnh tranh dựa trên sản phẩm
DLCĐ mang tính độc đáo, có điểm
nhấn;
+ S2,S3,S4,S10 + T2,T6,T9: Tăng
cường công tác tuyên truyền, giáo
dục ý thức cho người dân về việc
bảo tồn tài nguyên du lịch địa
phương;
+ S1,S6,S7,S8 + T2,T5,T8,T9: Hỗ
trợ vốn và kỹ thuật để khuyến khích
người dân cung cấp sản phẩm, dịch
vụ du lịch chất lượng nhằm đáp ứng
nhu cầu du khách.
90
Churu;
S4: Là vùng chuyên canh rau lớn nhất của
tỉnh Lâm Đồng tạo sức hấp dẫn du khách;
S5: Là nơi xuất hiện hiệu ứng “du lịch
hoa” Đơn Dương và tạo nên trào lưu “du
lịch chụp ảnh” cho du khách đến Lâm
Đồng;
S6: Người dân nhận thức được lợi ích của
loại hình du lịch cộng đồng đối với chính
họ và việc phát triển kinh tế - xã hội địa
phương;
S7: Người dân ủng hộ và sẵn sàng tham
gia vào việc phát triển du lịch bao gồm từ
khâu quy hoạch cho đến triển khai thực
hiện;
S8: Lãnh đạo cấp huyện “tâm đắc” với
lĩnh vực du lịch, tích cực đưa ra các chính
sách hỗ trợ phát triển du lịch;
S9: Lượng khách du lịch đến tham quan,
trải nghiệm du lịch ở Đơn Dương ngày
kế và triển khai mô hình du lịch cộng
đồng tại huyện Đơn Dương để thu hút
khách;
+ S6,S7,S8 + O7,O10: Tích cực khuyến
khích sự tham gia của người dân vào
hoạt động du lịch và học hỏi các mô
hình DLCĐ thành công trong nước cũng
như trên thế giới;
+ S5,S9,S10 + O1,O2,O5,O6: Tăng
cường quảng bá thế mạnh du lịch cộng
đồng nói riêng và phát triển du lịch địa
phương nói chung.
91
một tăng;
S10: Là huyện nông thôn mới đầu tiên của
tỉnh Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên
nên được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng
nông thôn đồng bộ, được tuyên truyền
quảng bá trên các kênh truyền thông đại
chúng;
Điểm yếu (W)
W1: Hệ thống giao thông nội huyện,
tuyến xã lộ vẫn chưa được đầu tư, nâng
cấp như xã Pró, Tu Tra,
W2: Công tác quy hoạch phát triển du
lịch chưa được thực hiện;
W3: Công tác quảng bá du lịch huyện
Đơn Dương còn hạn chế;
W4: Chưa thu hút hỗ trợ đầu tư của các
tổ chức phi chính phủ về phát triển du
lịch;
W5: Các điểm hấp dẫn du lịch phân bố
rời rạc, không tập trung dẫn đến việc khó
thiết kế tuyến du lịch trong huyện;
W6: Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn
thiếu và yếu, công tác đào tạo chưa được
chú trọng;
Kết hợp WO
+ W4 + O6,O8,O9: Đẩy mạnh công tác
quảng bá hình ảnh điểm đến Đơn
Dương và tiềm năng phát triển du lịch
địa phương;
+ W1,W2,W4 + O2,O4: Đầu tư, nâng
cấp toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng nông
thôn cho huyện;
+ W4,W7,W9 + O4,O7,O10: Thu hút
đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ du lịch;
+ W5,W10 + O1,O7,O8,O10: Xây
dựng sản phẩm DLCĐ gắn với tài
nguyên du lịch nổi bật của huyện để thu
hút du khách;
Kết hợp WT
+ W2,W3 + T4,T8,T10: Quy hoạch
phát triển du lịch địa phương từ đó
xác định sản phẩm du lịch đặc trưng;
+ W5,W8 + T2,T4,T6,T9: Quản lý
và khai thác tài nguyên du lịch theo
từng giai đoạn phù hợp với xu thế
phát triển chung của tỉnh, của ngành;
+ W4,W7,W8,W9 + T3,T4: Tăng
tính liên kết, phối hợp giữa chính
quyền địa phương với thành phần tư
nhân tham gia du lịch;
+ W3 + T10,T11: Tăng cường công
tác quảng bá hình ảnh điểm đến Đơn
Dương và sản phẩm du lịch đặc
92
W7: Tính liên kết giữa chính quyền địa
phương và thành phần tư nhân trong hoạt
động du lịch chưa chặt chẽ;
W8: Lãnh đạo cấp xã chưa mặn mà với
hoạt động du lịch do đó việc bảo tồn,
khai thác tài nguyên du lịch gắn liền với
địa phương chưa được chú trọng;
W9: Các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch có quy mô nhỏ, năng lực quản lý còn
hạn chế dẫn đến khả năng cạnh tranh
chưa cao;
W10: Sản phẩm, dịch vụ du lịch nghèo
nàn, chất lượng dịch vụ còn hạn chế, chỉ
có dịch vụ lưu trú và ăn uống nhưng tập
trung ở thị trấn Thạnh Mỹ;
W11: Kỹ năng đón tiếp của cộng đồng
địa phương đối với khách du lịch còn hạn
chế;
W12: Đa số người dân địa phương tham
gia vào hoạt động du lịch ở mức độ Thụ
động hoặc Khuyến khích.
+ W6,W9,W10,W11 + O3,O4,O10:
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn lao
động du lịch địa phương và người dân;
+ W4,W7,W8 + O2,O4: Tăng tính liên
kết giữa chính quyền địa phương, các tổ
chức phi chính phủ và thành phần tư
nhân tham gia vào hoạt động du lịch.
trưng gắn với tài nguyên du lịch địa
phương;
+ W6,W11,W12 + T3,T6,T7,T9:
Chú trọng công tác đào tạo nguồn
nhân lực du lịch địa phương, đặc biệt
nâng cao nhận thức cho cộng đồng
về du lịch;
+ W5,W9,W10 + T8,T11: Đầu tư,
nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ du lịch địa phương.
93
Tiểu kết chƣơng 3
Dựa trên kết quả khảo sát thực địa kết hợp điều tra, phỏng vấn bốn bên liên quan
đến hoạt động du lịch tại huyện Đơn Dương (người dân địa phương, khách du lịch, chính
quyền địa phương và thành phần tư nhân), nội dung chương 3 đi vào phân tích kỹ lưỡng
các điều kiện thực tế để phát triển DLCĐ tại Đơn Dương bao gồm điều kiện hấp dẫn của
tài nguyên du lịch, điều kiện tiếp cận điểm đến, điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư,
điều kiện thị trường khách và các điều kiện hỗ trợ. Mặt khác, chương này còn phân tích
thực trạng và nhu cầu phát triển DLCĐ tại Đơn Dương, trong đó nhấn mạnh thực trạng
tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch, những mong muốn và nhu cầu
của họ đối với việc phát triển DLCĐ tại địa phương. Từ đó, phân tích điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức của huyện Đơn Dương trong việc phát triển DLCĐ thông qua
phương pháp SWOT, dựa trên cơ sở các phối thức kết hợp của ma trận SWOT để đề xuất
giải pháp thiết thực trong chương sau nhằm phát triển DLCĐ tại huyện Đơn Dương, tỉnh
Lâm Đồng.
96
Định hướng sản phẩm
Du lịch cộng đồng gắn với văn hóa của đồng bào dân tộc Churu: khai thác giá trị
không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào Churu, nghề thủ công truyền thống gồm
nghề gốm, nhẫn bạc, đan lát, làm rượu cần ở xã Lạc Xuân, Tu Tra, Próh; ẩm thực truyền
thống, nếp sống thường ngày của cộng đồng nơi đây.
Du lịch farmstay gắn với những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của cư dân địa
phương; tham quan và trải nghiệm tour “một ngày làm nông dân” ở những nông trại trồng
rau xanh, cà chua, dứa Cayenne hay trang trại bò sữa thân thiện với môi trường; thưởng
thức những sản phẩm nông nghiệp địa phương kết hợp tìm hiểu văn hóa thâm canh, trải
nghiệm quá trình canh tác, lao động của bà con nông dân.
Du lịch làng nghề gắn với sản phẩm bánh tráng Lạc Lâm: tham quan, tìm hiểu quy
trình sản xuất bánh tráng thủ công của các hộ gia đình di cư từ vùng Kinh Bắc vào Đơn
Dương hơn 30 năm, hình thành làng sản xuất bánh tráng gia truyền Lạc Lâm đặc biệt là
thưởng thức món bánh tráng nướng mắm ruốc do người trong làng sáng tạo và đã trở
thành sản phẩm đặc trưng của làng nghề.
Du lịch tham quan, ngắm cảnh dựa trên vẻ đẹp hoang sơ của cảnh quan tự nhiên
như thác nước Cha Tây, thác Thiên Thai, đồi thông Châu Sơn, hồ Ma Danh, hồ Đạ Ròn,
hồ Đa Nhim, những đồi hoa dại; tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của những
công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa của đồng bào Churu như nhà thờ Ka Đơn, nhà
cổ Churu.
Du lịch chụp ảnh dựa vào địa hình núi với nhiều phong cảnh đẹp, nhiều khúc đèo
ngoạn mục, nhiều loài hoa tự nhiên theo mùa và nét giản dị trong đời sống thường ngày
của người dân bản địa.
Định hướng phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ
Đối với huyện Đơn Dương, cần quy hoạch phát triển du lịch theo điểm du lịch trên
cơ sở khai thác các điểm hấp dẫn du lịch:
- Điểm du lịch cộng đồng: thôn Diom A – xã Lạc Xuân, xã Pró, xã Tu Tra tập
trung đông đồng bào dân tộc Churu và là nơi còn lưu giữ đậm nét giá trị văn hóa truyền
thống Churu, người dân ủng hộ phát triển du lịch mạnh mẽ.
99
- Ban Quản lý: soạn thảo quy định du lịch tại thôn, kiểm tra, rà soát, nắm bắt tình
hình hoạt động để đưa ra quy định phù hợp cho mỗi nhóm chức năng, người dân địa
phương và khách du lịch; chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chung của mô hình và là
cầu nối giữa mô hình DLCĐ với các cá nhân, tổ chức bên ngoài. Thành viên Ban quản lý
bao gồm những người có uy tín và tiếng nói trong thôn, đặc biệt là người Churu và đại
diện chính quyền xã Lạc Xuân. Người đứng đầu Ban quản lý phải là người có uy tín trong
thôn, luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội, luôn giúp đỡ các thành viên trong
thôn và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.
- Nhóm Điều hành: điều phối các nhóm chức năng cùng hợp tác phục vụ khách,
phân công công việc, đôn đốc thực hiện đảm bảo quá trình du lịch của du khách không bị
chậm trễ hay gián đoạn; xây dựng chiến lược kinh doanh mới cũng như tạo ra nhiều sản
phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Nhóm này nên được thành lập ngay từ giai đoạn đầu,
gồm 4 – 5 thành viên là người dân bản địa, sống lâu năm tại thôn Diom A tổ chức đón
tour, xác định sức chứa phù hợp cũng như sắp xếp các điểm tham quan, trải nghiệm.
- Nhóm Chức năng: đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau trong quá trình hoạt động
du lịch. Nhóm này nên huy động nguồn nhân lực tại thôn và chia thành các nhóm chuyên
trách khác nhau trên cơ sở khai thác thế mạnh của các nhóm thành viên.
+ Nhóm biểu diễn cồng chiêng: tập hợp các thành viên là người dân tộc Churu tại thôn
Diom A, đặc biệt có sự chỉ đạo của nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng Ma Bio.
+ Nhóm hướng dẫn, thuyết minh (chỉ đường): đưa du khách đi tham quan những điểm có
tài nguyên du lịch đặc sắc của thôn đã được chọn lựa trong mô hình, kết hợp thuyết minh,
diễn giải cội nguồn dân tộc, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, các lễ hội văn hóa
truyền thống, nghề thủ công và nếp sống sinh hoạt thường ngày của đồng bào Churu.
+ Nhóm ẩm thực: xây dựng thực đơn chế biến và phục vụ khách các món ăn, đồ uống truyền
thống của người Churu dựa trên nguồn nguyên liệu, thực phẩm tại địa phương.
+ Nhóm lưu trú: phục vụ nhu cầu lưu trú qua đêm của du khách, nhóm này có nhiệm vụ
chuẩn bị nơi ở và các vật dụng cần thiết đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách lưu trú; cần
chú ý đến yếu tố nguyên bản gắn liền với giá trị văn hóa của cộng đồng Churu để đem
đến cho du khách cơ hội trải nghiệm đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng Churu
ở thôn Diom A, xã Lạc Xuân.
100
+ Nhóm phục trang: sưu tầm và gìn giữ những bộ trang phục truyền thống của đồng bào
Churu, trong quá trình phục vụ du khách tất cả các thành viên tham gia mặc trang phục
truyền thống. Ngoài ra, cần đảm bảo những bộ trang phục luôn được sạch sẽ, gọn gàng để
có thể cho du khách thuê chụp ảnh hoặc tham gia vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
+ Nhóm y tế: sẵn sàng chăm sóc khách du lịch mỗi khi gặp vấn đề về sức khỏe, sơ cấp
cứu ban đầu. Nhóm này cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ y tế cần thiết cũng như cần
được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về y tế để phục vụ khách lúc khẩn cấp.
+ Nhóm vệ sinh cộng đồng: phụ trách công tác vệ sinh, xử lý rác thải ở tất cả những nơi
du khách có thể đi qua, ghé thăm. Đồng thời, tuyên truyền cho mọi người trong cộng
đồng có trách nhiệm bảo vệ môi trường, xử lý rác thải góp phần đảm bảo cảnh quan trong
toàn thôn và được quyền xử lý những người vi phạm theo quy định của Ban quản lý.
Dựa trên kết quả khảo sát điều kiện phát triển DLCĐ và điều tra ý kiến của các bên
liên quan, đề tài đề xuất các sản phẩm du lịch cho mô hình cụ thể là:
+ Tham quan và tìm hiểu kiến trúc văn hóa bản địa tại nhà sàn cổ Churu: hiện nay trong
toàn thôn còn lại khoảng 4 – 5 ngôi nhà mang nhiều nét truyền thống được người dân lưu
giữ lại. Với lối kiến trúc đơn sơ, giản dị, ngôi nhà hoàn toàn được kết cấu bằng gỗ, phía
trước ngôi nhà luôn là khoảng sân rộng, đến đây du khách có thể tham quan.
+ Tham quan, trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Churu nơi đây tại
những vườn rau.
+ Thưởng thức ẩm thực địa phương do chính người dân Churu chế biến từ những nguyên
liệu sẵn có.
+ Tìm hiểu quy trình làm rượu cần truyền thống của người Churu do nghệ nhân Ma Bio
giới thiệu và thưởng thức vị ngon của rượu cần nơi đây.
+ Chiêm ngưỡng và tìm hiểu giá trị văn hóa Churu thông qua bộ cồng chiêng của người
Churu được nghệ nhân Ma Bio gìn giữ qua nhiều thế hệ gia đình truyền lại.
+ Thưởng thức không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên do cộng đồng dân tộc Churu
biểu diễn bên ánh lửa bập bùng tại ngôi nhà cổ Churu.
+ Lưu trú tại nhà dân: ngủ qua đêm và cùng trò chuyện với người dân bản địa để có
những trải nghiệm sâu sắc về văn hóa đồng bào Churu.
107
Mặt khác, đề tài đi vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của
huyện Đơn Dương trong việc phát triển du lịch cộng đồng thông qua công cụ SWOT. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: Về điểm mạnh, Đơn Dương có vị trí thuận lợi và là huyện phụ
cận thuộc cụm du lịch Đà Lạt nên có cơ hội để đón khách, mặt khác Đơn Dương còn là
nơi tập trung đông nhất đồng bào dân tộc Churu trên toàn tỉnh, nơi lưu giữ đậm nét giá trị
truyền thống dân tộc bản địa và có cảnh quan tự nhiên đẹp hoang sơ, giản dị. Đặc biệt,
người dân địa phương ủng hộ và sẵn sàng tham gia phát triển du lịch cộng đồng tại Đơn
Dương. Về điểm yếu, công tác quy hoạch và quảng bá du lịch địa phương còn hạn chế,
các điểm hấp dẫn tài nguyên du lịch phân bố rải rác, người dân địa phương chưa có kỹ
năng để đón tiếp và phục vụ du khách, tính liên kết giữa chính quyền địa phương và thành
phân tư nhân còn hạn chế. Về cơ hội, du lịch cộng đồng đang trở thành xu hướng được
khuyến khích phát triển ở các vùng nông thôn cũng như ở các quốc gia đang phát triển.
Du khách ngày càng nhận thức rõ hơn về trách nhiệm đối với môi trường và xã hội, họ có
xu hướng tìm kiếm trải nghiệm mới. Tuy nhiên, địa phương cũng gặp không ít thách thức
trong việc phát triển du lịch cộng đồng đó là sự thành công và nổi tiếng của một số mô
hình du lịch cộng đồng trong nước sẽ dẫn đến tâm lý so sánh trong quyết định lựa chọn
điểm đến mới của du khách. Trong khi du khách ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất
lượng sản phẩm du lịch cũng như chất lượng điểm đến.
Từ các chiến lược kết hợp của ma trận SWOT, xét ở góc độ chính quyền địa
phương, đề tài đưa ra 06 nhóm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn
Dương bao gồm giải pháp về cơ chế, chính sách; quy hoạch du lịch; đầu tư, nâng cấp cơ
sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; hỗ trợ thông tin kỹ thuật cho người dân địa
phương; đề xuất mô hình điểm du lịch cộng đồng tại thôn Diom A, xã Lạc Xuân và giải
pháp quảng bá, liên kết với thành phần tư nhân. Bằng các kiến nghị đối với chính quyền
địa phương các cấp, đề tài mong muốn góp phần phát triển du lịch cộng đồng tại Đơn
Dương nhằm giúp cho người dân địa phương bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa
trong đó nhấn mạnh văn hóa của đồng bào dân tộc Churu, cải thiện thu nhập thông qua
hoạt động du lịch, tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc với du khách, hướng đến mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội bền vững và xây dựng hình ảnh điểm đến Đơn Dương.
108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch khu vực
Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.
2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.
3. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên (2015), Báo cáo tình hình khí tượng
thủy văn tỉnh Lâm Đồng năm 2014, Lâm Đồng.
4. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
5. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB. Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
6. Hội chữ Thập đỏ Việt Nam (1997), Tài liệu tập huấn công tác xã hội (dùng cho cán
bộ, hội viên, thanh niên chữ thập đỏ xung kích và người tình nguyện), Hà Nội.
7. Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng - Lý thyết và vận
dụng, NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Hường (2011), Du lịch cộng đồng miền núi phía Bắc Việt Nam (nghiên
cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiềng Châu, Mai
Châu, Hòa Bình), Luận văn thạc sỹ ngành Dân tộc học, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Hà Nội.
9. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và Môi trường du lịch Việt Nam, NXB. Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Lưu (2014), "Du lịch Lâm Đồng những con số biết nói", Tạp chí Du lịch
Việt Nam. Số 9/2014, tr. 32 - 33.
11. Phạm Trung Lương và cộng sự (2002), Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du
lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát
Bà – Hải Phòng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Mai (2013), Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk
Lắk, Luận văn thạc sỹ ngành Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà
Nội.
109
13. Lê Văn Minh (2014), "Tây Nguyên phát triển thị trường, sản phẩm du lịch", Tạp chí
Du lịch Việt Nam. Số 7/2014, tr. 37 - 38.
14. Nguyễn Hữu Nhân (2004), Phát triển cộng đồng, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
15. Nguyễn Thị Thu Nhàn (2010), Phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở
Sapa theo hướng phát triển bền vững, Luận văn thạc sỹ ngành Du lịch học, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Oanh (2000), Phát triển cộng đồng, NXB. Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh,
Hồ Chí Minh.
17. PATA (2009), “Việt Nam được bình chọn là 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế
giới”, truy cập lúc 16g00 ngày 21 tháng 6 năm 2016, tại trang web
https://www.vietravel.com/vn/tin-tuc-du-lich/viet-nam-duoc-binh-chon-la-1-trong-10-
diem-du-lich-hap-dan-nhat-the-gioi-v4409.aspx.
18. Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đơn Dương (2015), Báo cáo tổng hợp giai đoạn
2011 - 2015, Lâm Đồng.
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Hà Nội.
20. Võ Quế (2014), “Phát triển du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An nhằm góp phần
xóa đói giảm nghèo”, Hội thảo Đánh giá hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo ở
miền Tây Nghệ An, Nghệ An.
21. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và Vận dụng (Tập 1), NXB. Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
22. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng (2015), Báo cáo tổng hợp giai đoạn
2011 - 2015, Lâm Đồng.
23. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn Khoa học du lịch, NXB. Đại học Quốc Gia, Hà
Nội.
24. Trần Văn Thông (2006), Tổng quan Du lịch, NXB. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
25. Trần Đình Thứ (1999), Dân tộc - Di cư Lâm Đồng, NXB. Thống kê, Hà Nội.
110
26. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2014), “Lâm Đồng - Du lịch Đơn Dương cần sự đột
phá”, Hà Nội, truy cập truy cập lúc 21g16 ngày 12 tháng 03 năm 2016, tại trang web
27. UBND tỉnh Lâm Đồng (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng
đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Lâm Đồng.
28. UBND huyện Đơn Dương (2015), Báo cáo kết quả thực hiện và công tác chỉ đạo xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 –
2015, Lâm Đồng.
29. Viện Dân tộc học (1984), Dân tộc Churu, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh
phía Nam), NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
30. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam và Cơ quan Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản (JICA) (2013), Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn
Việt Nam, NXB. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Hà Nội.
31. Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu
hướng dẫn về phát triển du lịch cộng đồng, Hà Nội.
32. Quốc Vũ (2014), “Đơn Dương xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu công nghệ cao”,
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, truy cập truy cập lúc 17g30 ngày 19 tháng 03
năm 2016, tại trang web
mau-cong-nghe-cao.html.
33. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch du lịch, NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
34. Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long (2011), Tài nguyên du lịch, NXB. Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội.
35. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) (2012), Du lịch cộng đồng, NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội.
Tài liệu tiếng Anh
36. Beeton, S. (2006). Community development through tourism. Australia: Landlinks
Press.
37. Brass, J. L. (1996). Community Tourism Assessment Handbook. United States: Oregon
State University.
111
38. Breugel, L. V. (2013). Community-based Tourism: Local Participation and Perceived
Impacts, a Comparative Study between two Communities in Thailand. (Master
Thesis), Radboud University Nijmegen, Nerthelands.
39. Burns, G. L., & Sofield, T. (2001). The host community: Social and cultural issues
concerning wildlife tourism. Australia: CRC for Sustainable Tourism Pty Ltd.
40. Cochran, W. G. (1977). Sampling Techniques (3rd Ed.). United States: John Wiley &
Sons, Inc.
41. Ellis, S. (2011). Community based Tourism in Cambodia: Exploring the Role of
Community for Successful Implementation in Least Developed Countries. (PhD
Thesis), Edith Cowan University, Australia.
42. Jamal, T. B., & Getz, D. (1995). Collaboration Theory and Community Tourism
Planning Annals of Tourism Research, 22(1), 186-204.
43. Jennings, G. (2001). Tourism research. Singapore: John Wiley & Sons Autralia, Ltd.
44. Kozak, M., & Baloglu, S. (2010). Managing and Marketing Tourist Destinations
Strategies to Gain a Competitive Edge. UK: Routledge.
45. Long, P. H. (2012). Local Residents’ Perceptions of Tourism Impacts and Their
Support for Tourim Development: the Case of Ha Long Bay, Quang Ninh, Viet Nam
(PhD Thesis), Rikkyo, Japan.
46. Mathieson, A., & Wall, G. (1982). Tourism Economic, Physical and Social impacts.
United States: Longman.
47. Murphy, P. E. (1997). Tourism A Community Approach. UK: International Thomson
Business Press.
48. N., H., & P., S. (1979). Indicators of development: the search for a basic needs
yardstick. World Development, 7, 567-580.
49. Newman, W. L. (1994). Social research methods: qualitative and quantitative
approaches. USA: Pearson.
50. Nicholls, L. L. (1993). “Elements of community tourism community development
planning process”. VNR's Encyclopedia of Hospitality and Tourism (pp. 773-780).
New York.
112
51. Okazaki, E. (2008). “A Community-based Tourism Model: Its conception and Use”
Journal of Sustainable Tourism, 16(5), 511-529.
52. P.K., B. (2001). Is sustainable tourism development possible? Board issues
concerning Australia and Papua New Guinea. In P. Maurice & R. Ghosh (Eds.). Paper
presented at the Organisations Regionales dans L'Hemisphere sud Et Relations
Avecles Puissances Exterieures, France.
53. Pearce, P., & Moscardo, G. (1996). Tourism community relationships. UK: Emerald
Group Publishing Limited.
54. Pimrawee, R. (2005). Community-based tourism: perspectives and future possibilities.
(PhD Thesis), James Cook University.
55. Pretty, J. (1995). The many interpretations of participation. In Focus, 16, 4-5.
56. Ryan, C. (1996). Recreational Tourism - A Social Science Perspective. UK:
International Thomson Business Press.
57. Scheyvens, R. (2002). Tourism for Development - Empower Communities. Singapore:
Pearson Education Asia Pte Ltd.
58. Singh, S., Timothy, D. J., & Dowling, R. K. (2003). Tourism in Destination
Communities. United States: CABI Publishing.
59. Suansri. (2009). Community-based Tourism Standard Handbook, Thailand.
60. Tosun, C. (2000). “Limits to community participation in the tourism development
process in developing countries”. Journal of Tourism Management, 21(6), 613-633.
61. Tosun, C., & Timothy, D. J. (2003). “Arguments for Community Participation in the
Tourism Development Process”. Journal of Tourism Studies, 14(2), 2-15.
62. Veal, A. J. (1997). Research Methods for Leisure and Tourism A Practical Guide.
UK: Pearson Education.
114
Những tác động tiêu cực
20 Làm tăng giá cả hàng hoá 1 2 3 4 5
21 Làm gia tăng tệ nạn xã hội 1 2 3 4 5
22 Làm gia tăng ô nhiễm môi trường 1 2 3 4 5
23 Làm tổn hại chuẩn mực đạo đức của cộng đồng 1 2 3 4 5
24 Làm xáo trộn đời sống sinh hoạt hàng ngày 1 2 3 4 5
25
Khó tìm ra một không gian yên tĩnh trong khu vực sinh sống
của người dân
1 2 3 4 5
26 Làm thương mại hóa giá trị văn hóa địa phương 1 2 3 4 5
II. Sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động du lịch cộng đồng tại Đơn Dƣơng
1. Ông (bà) có gặp gỡ, trò chuyện hay giúp đỡ khách du lịch không?
Có, thường xuyên Có, thỉnh thoảng Không bao giờ
2. Ông (bà) hay thành viên trong gia đình có tham gia vào hoạt động du lịch không?
Có (tiếp tục các câu bên dưới ) Không
3. Ông (bà) hay các thành viên trong gia đình tham gia vào hoạt động du lịch ở mức
độ nào?
4. Ông (bà) hay thành viên trong gia đình đã cung cấp dịch vụ du lịch nào sau đây?
Chuyên chở khách du lịch Hướng dẫn khách du lịch
Dẫn đường cho khách du lịch Sản xuất, bán hàng lưu niệm
Đón tiếp khách du lịch tại nhà, vườn rau/hoa hoặc trang trại
Tham gia vào các buổi giao lưu văn hóa cộng đồng
Cho khách du lịch thuê phòng ngủ/chỗ ở
Cung cấp dịch vụ ăn uống cho du khách
Tham gia vào các lễ hội của địa phương phục vụ du khách
Hoạt động tham gia Mức độ
Được thông báo về các vấn đề (sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra) liên quan đến
hoạt động du lịch địa phương
Thụ động
Cung cấp thông tin, trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra, bảng phỏng
vấn về các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch địa phương
Thông tin
Tham gia các cuộc họp cộng đồng, đóng góp ý kiến về các vấn đề liên
quan đến phát triển du lịch của địa phương
Tư vấn
Làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch (cung cấp nguồn lao động);
cung cấp hàng hóa, thực phẩm cho các doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ
du lịch một cách tự phát
Khuyến khích
Tham gia thành các nhóm chức năng du lịch dưới sự áp đặt của tổ chức
bên ngoài (nhóm quản lý; nhóm văn nghệ, nhóm ẩm thực, nhóm hướng
dẫn, nhóm sản xuất đặc sản địa phương, )
Chức năng
Sở hữu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch (lưu trú, ăn uống, lữ
hành, đồ thủ công mỹ nghệ); tham gia quá trình phân tích, lập kế hoạch,
ra quyết định liên quan đến việc phát triển du lịch địa phương
Tương tác
Tự đưa ra sáng kiến; tự liên hệ với các tổ chức bên ngoài cộng đồng để
nhận sự tư vấn nhưng giữ quyền kiểm soát và quyết định; tự đầu tư, đẩy
mạnh và mở rộng các hoạt động kinh doanh du lịch.
Chủ động
115
Khác..
5. Ông (bà) tham gia vào các hoạt động du lịch khi nào?
Hàng ngày Dịp lễ, Tết Khi nào có khách
6. Hoạt động du lịch có giúp ông (bà) tăng thêm thu nhập không?
Có Không
7. Ông (bà) có hài lòng với mức thu nhập đó không?
Có Không
III. Nhu cầu và mong đợi của ngƣời dân trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại
Đơn Dƣơng
Chúng tôi muốn biết nhu cầu và mong đợi của ông/bà trong việc phát triển DLCĐ
tại địa phương. Xin ông/bà vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với những câu
sau.Xin khoanh tròn vào số tương ứng (1=Hoàn toàn không đồng ý; 2= Không đồng ý;
3= Không ý kiến/bình thường; 4= Đồng ý; 5= Hoàn toàn đồng ý)
Nhu cầu của ngƣời dân trong việc phát triển DLCĐ tại Đơn
Dƣơng
Mức độ đồng ý
1
Tôi sẵn sàng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ du lịch (lưu trú,
ăn uống, vận chuyển, hướng dẫn, hàng lưu niệm, đặc sản địa
phương, hàng hóa thiết yếu,) cho khách du lịch
1 2 3 4 5
2
Tôi sẵn sàng tham gia vào lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng
phục vụ khách du lịch
1 2 3 4 5
3
Tôi sẵn lòng giữ gìn và duy trì nghề thủ công truyền thống để
giới thiệu cho khách du lịch
1 2 3 4 5
4 Tôi sẵn sàng đón khách du lịch vào tham quan vườn rau/hoa 1 2 3 4 5
5
Tôi sẵn sàng cung cấp nguyên vật liệu, thực phẩm tươi sống
cho nhà hàng, quán ăn, cơ sở lưu trú có phục vụ ăn uống
1 2 3 4 5
6
Tôi sẵn lòng tham gia vào các cuộc họp của địa phương về
việc phát triển DLCĐ
1 2 3 4 5
7
Tôi sẵn lòng đóng góp ý kiến vào việc lập kế hoạch phát triển
DLCĐ tại địa phương
1 2 3 4 5
8
Tôi sẵn lòng kêu gọi, thuyết phục người khác tham gia vào
hoạt động du lịch cộng đồng tại địa phương
1 2 3 4 5
Mong đợi của ngƣời dân về việc phát triển DLCĐ tại Đơn Dƣơng
9
Tôi mong muốn được thấy khách du lịch nhiều hơn ở Đơn
Dương
1 2 3 4 5
10
Tôi mong muốn hệ thống cơ sở hạ tầng tại địa phương (đường
sá, hệ thống điện, nước, cống, rãnh, thông tin liên lạc) được
cải thiện
1 2 3 4 5
11
Tôi mong muốn được hỗ trợ về vốn, trang thiết bị, vật chất kỹ
thuật để kinh doanh du lịch
1 2 3 4 5
12
Tôi mong muốn được cung cấp tài liệu hướng dẫn về quản lý,
kinh doanh du lịch
1 2 3 4 5
13
Tôi mong muốn được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ
khách du lịch
1 2 3 4 5
14 Tôi mong muốn được hỗ trợ quảng bá về DLCĐ tại địa 1 2 3 4 5
116
phương
15
Tôi mong muốn được có quyền quyết định trong việc phát
triển DLCĐ tại địa phương
1 2 3 4 5
16
Tôi mong muốn một phần tiền thu được từ khách du lịch phải
để lại cho cộng đồng địa phương
1 2 3 4 5
17 Tôi ủng hộ việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương 1 2 3 4 5
18. Ông (bà) hãy xếp thứ tự lợi ích quan trọng nhất (1) đến ít quan trọng nhất (7) mà
cộng đồng nhận được từ việc phát triển du lịch tại địa phương mình?
Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật mới
Có thêm thu nhập cho cộng đồng địa phương
Tạo cơ hội bình đẳng trong cộng đồng
Người dân được tham gia vào hoạt động du lịch
Cải thiện cuộc sống cho hộ gia đình khó khăn trong cộng đồng
Nâng cao nhận thức của cộng đồng
Bảo vệ tài nguyên môi trường tự nhiên
IV. Thông tin cá nhân
Xin ông/bà vui lòng đánh dấu vào con số/thông tin tương ứng nhất với bản thân
ông/bà.
1. Nghề nghiệp: ...................................................................
2. Tuổi: .......................................
3. Giới tính : Nam Nữ
4. Trình độ: Không qua trường lớp nào
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
Trung cấp, cao đẳng Đại học Sau đại học
5. Dân tộc: ..
6. Nơi sinh sống: Thôn: .... Xã:
7. Ông (bà) đã sống ở đây được bao lâu?
Dưới 1 năm 1 – 5 năm
6 – 10 năm 11 – 15 năm
16 – 20 năm Trên 20 năm
8. Thu nhập trung bình của gia đình ông (bà) hàng tháng là bao nhiêu?
Dưới 700.000 VNĐ 700.000 VNĐ đến 1000.000
VNĐ
1000.001 VNĐ đến 1500.000 VNĐ 1500.001 VNĐ đến 3000.000 VNĐ
3000.001 VNĐ đến 4500.000 VNĐ Trên 4500.000 VNĐ
9. Thu nhập chính của gia đình ông (bà) là từ hoạt động nào sau đây?
Làm nông nghiệp Sản xuất đồ thủ công, mỹ nghệ
Kinh doanh/buôn bán Dịch vụ du lịch
Giao khoán bảo vệ rừng Khác.
10. Theo ông (bà), cần phải làm gì để phát triển du lịch địa phương?
...................................................................................................................................................
117
...................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông (bà)!
119
4.7. Điều kiện vệ sinh môi trường của điểm du lịch, địa phương như thế nào? ...........
4.8. Điều kiện an ninh, an toàn của điểm du lịch, địa phương như thế nào? ................
4.9. Du khách đánh giá như thế nào về khả năng tham gia của người dân địa phương
vào hoạt động du lịch? ............................................................................................
5. Kiến nghị
5.1. Đây là lần thứ mấy du khách đến Đơn Dương? Có muốn quay lại đây không? Tại
sao? .........................................................................................................................
5.2. Du khách có muốn giới thiệu cho bạn bè, người thân về nơi này không? .............
5.3. Du khách có thể đề xuất/kiến nghị với chính quyền địa phương về việc phát triển
du lịch tại Đơn Dương? ..........................................................................................
5.4. Du khách có thể đề xuất với cộng động địa phương về việc phát triển du lịch tại
Đơn Dương? ...........................................................................................................
123
47 3 2.3 2.3 69.7
48 4 3.0 3.0 72.7
49 2 1.5 1.5 74.2
50 3 2.3 2.3 76.5
51 3 2.3 2.3 78.8
52 4 3.0 3.0 81.8
53 1 .8 .8 82.6
54 1 .8 .8 83.3
55 6 4.5 4.5 87.9
56 3 2.3 2.3 90.2
57 1 .8 .8 90.9
58 1 .8 .8 91.7
59 1 .8 .8 92.4
60 1 .8 .8 93.2
61 1 .8 .8 93.9
64 1 .8 .8 94.7
65 2 1.5 1.5 96.2
66 2 1.5 1.5 97.7
68 1 .8 .8 98.5
75 1 .8 .8 99.2
83 1 .8 .8 100.0
Total 132 100.0 100.0
nghe nghiep
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid bao ve 1 .8 .8 .8
buon ban 13 9.8 9.8 10.6
can bo vien chuc 7 5.3 5.3 15.9
can bo vien chuc
cap thon
1 .8 .8 16.7
cong nhan 1 .8 .8 17.4
giang vien 1 .8 .8 18.2
giao vien 6 4.5 4.5 22.7
hoc sinh 1 .8 .8 23.5
kim hoan 1 .8 .8 24.2
kinh doanh 6 4.5 4.5 28.8
kinh doanh ca phe
giai khat
1 .8 .8 29.5
kinh doanh du 3 2.3 2.3 31.8
124
lich
kinh doanh nha
nghi
1 .8 .8 32.6
lam banh trang 1 .8 .8 33.3
may quan ao 1 .8 .8 34.1
nau an 1 .8 .8 34.8
nhan vien 7 5.3 5.3 40.2
nhan vien van
phong
1 .8 .8 40.9
nong 71 53.8 53.8 94.7
san xuat do my
nghe
2 1.5 1.5 96.2
sinh vien 1 .8 .8 97.0
tai xe
1 .8 .8 97.7
that nghiep 1 .8 .8 98.5
van tai
1 .8 .8 99.2
vien chuc 1 .8 .8 100.0
Total 132 100.0 100.0
trinh do
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong qua truong lop 8 6.1 6.1 6.1
cap 1 20 15.2 15.2 21.2
cap 2 46 34.8 34.8 56.1
cap 3 27 20.5 20.5 76.5
trung cap, cao dang 14 10.6 10.6 87.1
dai hoc 15 11.4 11.4 98.5
sau dai hoc 2 1.5 1.5 100.0
Total 132 100.0 100.0
dan toc
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Chil 3 2.3 2.3 2.3
Chu ru 51 38.6 38.6 40.9
Co Ho 3 2.3 2.3 43.2
Kinh 72 54.5 54.5 97.7
125
Ma 3 2.3 2.3 100.0
Total 132 100.0 100.0
noi sinh song
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Da Ron 11 8.3 8.3 8.3
Dran 9 6.8 6.8 15.2
Ka Do 10 7.6 7.6 22.7
Ka Don 14 10.6 10.6 33.3
Lac Lam 16 12.1 12.1 45.5
Lac Xuan 14 10.6 10.6 56.1
Pro 15 11.4 11.4 67.4
Quang Lap 11 8.3 8.3 75.8
Thanh My 16 12.1 12.1 87.9
Tu Tra 16 12.1 12.1 100.0
Total 132 100.0 100.0
nguon thu
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid nong nghiep 71 53.8 53.8 53.8
san xuat do thu cong,
my nghe
3 2.3 2.3 56.1
kinh doanh, buon ban 18 13.6 13.6 69.7
dich vu du lich 11 8.3 8.3 78.0
giao khoan bao ve
rung
3 2.3 2.3 80.3
khac 26 19.7 19.7 100.0
Total 132 100.0 100.0
2. Quan điểm của ngƣời dân địa phƣơng về DLCĐ
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean
Std.
Deviation
tham quan lang ban
132 3.00 5.00 4.4318 .54132
trai nghiem ban sac
CDDP
132 4.00 5.00 4.4167 .49488
do CDDP so huu,
quan ly
132 3.00 5.00 4.3485 .52400
nguoi dan tham gia
vao hoat dong du lich
132 3.00 5.00 4.3258 .51683
126
nguoi dan duoc huong
loi ve kinh te xa hoi
132 3.00 5.00 4.2879 .53189
co trach nhiem bao ve
tai nguyen moi
truong, van hoa
132 3.00 5.00 4.1894 .48066
nhan duoc su giup do
ca nhan, to chuc,
chinh quyen DP
132 3.00 5.00 4.1742 .51683
Valid N (listwise)
132
3. Sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động DLCĐ tại Đơn Dƣơng
gap go, tro chuyen voi khach
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid thuong xuyen 27 20.5 20.5 20.5
thinh thoang 55 41.7 41.7 62.1
khong bao gio 50 37.9 37.9 100.0
Total 132 100.0 100.0
tham gia du lich
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid co 54 40.9 40.9 40.9
khong 78 59.1 59.1 100.0
Total 132 100.0 100.0
thoi diem tham gia du lich
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong
tham gia
82 62.1 62.1 62.1
hang ngay 20 15.2 15.2 77.3
le,tet 10 7.6 7.6 84.8
khi co
khach
20 15.2 15.2 100.0
Total 132 100.0 100.0
hoat dong du lich co giup tang thu nhap khong
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong y kien
81 61.4 61.4 61.4
co 42 31.8 31.8 93.2
127
khong 9 6.8 6.8 100.0
Total
132 100.0 100.0
hai long voi muc thu nhap
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid khong y kien 82 62.1 62.1 62.1
co 30 22.7 22.7 84.8
khong 20 15.2 15.2 100.0
Total 132 100.0 100.0
$TG4 Frequencies
Responses Percent
of
Cases N Percent
DV
cung
cap
a
chuyen cho KDL 8 6.3% 15.7%
huong dan KDL 14 10.9% 27.5%
dan duong cho
KDL
15 11.7% 29.4%
san xuat, ban hang
luu niem
12 9.4% 23.5%
don KDL tai nha,
vuon rau/hoa
18 14.1% 35.3%
tham gia cac buoi
giao luu VHCD
14 10.9% 27.5%
cho KDL thue
phong ngu, cho o
8 6.3% 15.7%
cung cap DV an
uong
9 7.0% 17.6%
tham gia le hoi dia
phuong phuc vu
KDL
16 12.5% 31.4%
khac 14 10.9% 27.5%
Total 128 100.0% 251.0%
4. Nhu cầu và mong đợi của ngƣời dân trong việc phát triển DLCĐ tại Đơn
Dƣơng
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
san sang cung cap dich
vu du lich
132 2.00 5.00 4.1515 1.01504
san sang tham gia le hoi,
sinh hoat van hoa
132 2.00 5.00 3.7879 1.04867
128
san sang giu gin va duy
tri nghe thu cong
132 2.00 5.00 3.8030 .91167
san sang don khach vao
vuon rau, hoa
132 2.00 5.00 4.0455 .91521
san sang cung cap
nguyen vat lieu, thuc
pham
132 2.00 5.00 3.5000 1.10861
san long tham gia cuoc
hop
132 2.00 5.00 4.1212 .66574
san long dong gop y kien 132 2.00 5.00 4.0379 .72476
san long keu goi, thuyet
phuc nguoi khac
132 2.00 5.00 3.8485 .75650
Valid N (listwise) 132
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
mong muon thay khach
DL nhieu hon
132 3.00 5.00 4.5379 .58486
mong muon he thong
CSHT duoc cai thien
132 2.00 5.00 4.3939 .58944
mong muon duoc ho tro
von, ky thuat
132 2.00 5.00 3.8333 .97422
mong muon duoc cung
cap tai lieu
132 2.00 5.00 3.8939 .96707
mong muon duoc tap
huan
132 2.00 5.00 3.9242 .98555
mong muon duoc ho tro
quang ba
132 2.00 5.00 4.0000 .87370
mong muon co quyen
quyet dinh
132 2.00 5.00 3.9848 .82873
mong muon mot phan
tien tu du lich de lai cho
CDDP
132 2.00 5.00 4.2803 .72380
ung ho viec phat trien du
lich tai DP
132 2.00 5.00 4.5152 .64778
Valid N (listwise) 132
130
Nhà thờ Ka Đơn Trụ sở Công ty CP sữa Dalat Milk
Nghệ nhân cồng chiêng Ma Bio Cơ sở sản xuất rượu cần truyền thống
Người dân thu hoạch rau
131
Khảo sát ý kiến nghệ nhân cồng chiêng Ma Bio Khảo sát ý kiến nghệ nhân làm nhẫn bạc Ya Tuất
Huyện nông thôn mới Đơn Dương
Khảo sát ý kiến người dân tại nhà Khảo sát ý kiến người dân tại vườn
132
Phỏng vấn đại diện Phòng VHTT huyện Đơn Dương Phỏng vấn cán bộ xã
Phỏng vấn đại diện công ty Dalat Milk Phỏng vấn người dân
Phỏng vấn Cha quản xứ nhà thờ Ka Đơn Phỏng vấn người dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_du_lich_3163_2065497.pdf