MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương I. TỔNG QUAN . 3
1.1. Giới thiệu về nguyên tố iot 3
1.1.1. Trạng thái tự nhiên của nguyên tố Iot [ 1],[1’] . 3
1.1.2. Một số tính chất vật lý và hóa học của Iot [1] 4
1.1.3. Vai trò của Iot đối với sinh hóa người [1],[2] 6
1.1.4. Tình trạng thiếu Iot trên thế giới và ở việt nam . 8
1.2. Các phương pháp tách và làm giàu (sắc ký-chiết) . 10
1.2.1. Các phương pháp sắc ký 10
1.2.1.1. Sắc ký bản mỏng . 11
1.2.1.2. Sắc ký khí . 12
1.2.1.3. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) . 13
1.2.2. Phương pháp chiết . 14
1.3. Một số phương pháp định lượng iot 18
1.3.1. Phương pháp chuẩn độ [16] . 18
13.2. Phương pháp đo phổ hấp thụ phân tử (Phương pháp UV-VIS) 18
1.3.3. Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử plasma (ICP - AES)và phổ khối plasma (ICP - MS) 20
1.3.4. Phương pháp điện hoá . 20
1.3.4.1. Phương pháp điện cực chọn lọc ion [24] . 20
1.3.4.3. Phương pháp cực phổ dòng xoay chiều (AC) 21
1.3.4.4. Phương pháp Von - ampe hoà tan [25] 21
1.3.5. Phương pháp kích hoạt nơtron (NAA) [26] . 22
1.4. Một số kỹ thuật vô cơ hoá mẫu để xác định iot . 22
1.4.1. Kỹ thuật vô cơ hoá ướt 22
1.4.2. Kỹ thuật vô cơ hoá bằng lò vi sóng [28] 23
1.4.3. Kỹ thuật vô cơ hoá khô [28] 23
1.5. Kết luận phần tổng quan 24
Chương 2. THỰC NGHIỆM . 25
2.1. Dụng cụ và thiết bị 25
2.3. Quá trình thực nghiệm 27
2.3.1. Giới thiệu về Fucsin bazơ 27
2.3.2. Cơ chế tương tác giữa I2 với các chất màu bazơ hữu cơ. . 27
2.3.3. Các thực nghiệm khảo sát 28
2.3.3.1. Ảnh hưởng của pH đến sự chiết của Fucsin bazơ bằng các dung môi hữu cơ. 28
2.3.3.2. Ảnh hưởng pH của môi trường đến sự hình thành hợp chất liên hợp ion giữa fucsin bazơ và iot. 28
2.3.3.3. Khảo sát phổ hấp thụ của hợp chất fucsin bazơ - iot . 29
2.3.3.4. Khảo sát sự phụ thuộc độ hấp thụ quang A vào lượng dung dịch HCl 2M 29
2.3.3.5. Khảo sát sự phụ thuộc lượng dung dịch NaNO2 0,1M 30
2.3.3.6. Ảnh hưởng của lượng thuốc thử fucsin bazơ. . 30
2.3.3.7. Khảo sát sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của hợp chất màu theo thời gian. 31
Chương 3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN . 32
3.1. Khảo sát ảnh hưởng của ph đến sự chiết thuốc thử fucsin bazơ
bằng các dung môi 32
3.2. Khảo sát ảnh hưởng ph của môi trường nước đến sự hình thành
hợp chất màu liên hợp giữa fucsin bazơ với iot . 34
3.3. Phổ hấp thụ của hợp chất màu fucsin bazơ - iot 35
3.4. Khảo sát ảnh hưởng của lượng axit hcl lên phản ứng 36
3.5. Khảo sát sự phụ thuộc của lượng chất oxi hoá NaNO2 0,1M 37
3.6. Ảnh hưởng của lượng thuốc thử 38
3.7. Khảo sát sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của hợp chất màu theo thời gian . 38
3.9. Lập đường chuẩn 39
3.10. Khảo sát ảnh hưởng của một số nguyên tố. . 43
3.11. Áp dụng những kết quả nghiên cứu được để phân tích một số mẫu môi trường: đất, nước, trứng. 45
3.11.1. Phân tích iot trong đất. 45
3.11.2. Phân tích iot trong nước 48
3.11.3. Phân tích iot trong trứng . 49
3.12. Các quy trình phân tích iot trong các mẫu môi trường đất, nước, trứng. 50
3.12.1. Quy trình phân tích iot trong mẫu đất . 50
3.12.2. Quy trình phân tích iot trong nước 51
3.12.3.Quy trình phân tích iot trong trứng 51
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 62
73 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4261 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phương pháp phân tích vi lượng iot trong các đối tượng môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược
max của hợp chất liên hợp fucsin -bazơ - iot.
2.3.3.4. Khảo sát sự phụ thuộc độ hấp thụ quang A vào lượng dung dịch
HCl 2M
Chuẩn bị một dãy phễu chiết, lấy vào lượng HCl 2M từ 0; 0,5; 0,8; 1;
1,5; 2ml, thêm vào mỗi phễu 5ml dung dịch KI 1mg/l, 1ml dung dịch
NaNO2 0,1M lắc đều, thêm tiếp vào mỗi phễu 3ml dung dịch fucsin bazơ,
dùng dung dịch NaOH 2M vừa đủ để trung hoà lượng axit dư rồi thêm vào
mỗi phễu 5ml dung dịch đệm có pH = 4, pha loãng bằng nước cất đến thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
tích 25ml. Tiến hành chiết 3 lần, mỗi lần bằng 5ml 1,2 - đicloetan. Dịch
chiết được thu vào bình định mức 25ml. Định mức bằng dung môi hữu cơ
rồi đo A của dãy dung dịch ở bước sóng max vừa tìm được ở trên. Kết quả
thu được sẽ cho thấy lượng axit tối ưu cần dùng.
2.3.3.5. Khảo sát sự phụ thuộc lượng dung dịch NaNO2 0,1M
NaNO2 dùng để oxi hoá I
-
thành I2 vậy lượng NaNO2 dùng bao nhiêu là
đủ và khi đủ thì có ảnh hưởng gì không. Chúng tôi thiết lập thí nghiệm sau:
Lấy 5ml dung dịch KI 1mg/l cho vào 6 phễu chiết sạch có đánh số thứ
tự. Thêm lượng NaNO2 0,1M lần lượt vào các phễu chiết những lượng như
sau: 0; 0,2; 0,4; 0,8; 1,2; 1,6 ml. Thêm vào mỗi phễu 1ml dung dịch HCl 2M
lắc đều, thêm vào mỗi phễu 3ml dung dịch fucsin bazơ, 1ml dung dịch
NaOH 2M để trung hòa, 5ml dung dịch đệm có pH=4. Thêm nước tới 25ml.
Tiến hành chiết hợp chất màu 3 lần, mỗi lần bằng 5ml dung môi hữu cơ.
Dịch chiết cả 3 lần được gom vào bình định mức 25 ml. Định mức tới vạch
bằng dung môi, lắc trộn, đem đo A của dãy dung dịch ở max vừa tìm được ở
thí nghiệm trên.
2.3.3.6. Ảnh hưởng của lượng thuốc thử fucsin bazơ.
Để I2 tạo hợp chất liên hợp ion hoàn toàn cần dùng dư thuốc thử fucsin
bazơ. Lượng fucsin bazơ dư không bị chiết (thí nghiệm 3.1).
Tuy nhiên để khảo sát lượng thuốc thử bao nhiêu thì vừa, chúng tôi tiến
hành thí nghiệm sau:
Lấy 5ml dung dịch KI 1mg/l, 1ml dung dịch NaNO2 0,1M và 1ml dung
dịch HCl 2M cho vào 6 phễu chiết sạch có đánh số thứ tự thêm vào các phễu
theo thứ tự lượng dung dịch fucsin bazơ những lượng khác nhau: 0,5; 1; 1,5;
2; 2,5; 3ml, trung hoà dung dịch bằng dung dịch NaOH 2M, thêm 5ml dung
dịch đệm có pH = 4. Tiến hành chiết hợp chất màu 3 lần, mỗi lần bằng 5ml
dung môi hữu cơ. Gộp dịch chiết cả lại vào bình định mức 25ml, rồi định mức
bằng dung môi. Tiến hành đo A của dãy dung dịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
2.3.3.7. Khảo sát sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của hợp chất màu theo
thời gian
Lấy 5ml dung dịch KI 1mg/l, 1ml dung dịch NaNO2 0,1M, 1ml dung
dịch HCl 2M, 3ml dung dịch fucsin bazơ, lắc đều dung dịch, hoà dung dịch
thu được bằng dung dịch NaOH 2M. Thêm 5ml dung dịch đệm có pH = 4.
Tiến hành chiết hợp chất màu 3 lần, mỗi lần bằng 5ml dung môi hữu cơ. Dịch
chiết thu được định mức thành 25ml rồi đo A của dung dịch theo thời gian
(tính từ sau khi chiết xong): 5, 6, 7, 8, 9, 10, 15, 20, 30, 40 phút.
2.3.3.8. Lập đường chuẩn
Tổng hợp tất cả các điều kiện tối ưu mà chúng tôi đã khảo sát được, chúng
tôi tiến hành xây dựng đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc A vào lượng iot.
2.3.3.9. Khảo sát ảnh hưởng của một số cation và anion đến phản ứng
Sử dụng các kết quả đã khảo sát được trong các thí nghiệm trên, chúng
tôi đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của một số cation và anion đến phản ứng.
Phương pháp nghiên cứu của chúng tôi dựa vào nguyên tắc cố định các
điều kiện tối ưu của phản ứng, thêm dần các yếu tố gây ảnh hưởng vào rồi tìm
sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của dung dịch theo hàm lượng yếu tố gây ảnh
hưởng thêm vào A = f (yếu tố ảnh hưởng).
Từ đó biện luận tìm được ở tỷ lệ nào thì yếu tố lạ gây ảnh hưởng cho
phản ứng và tìm biện pháp loại trừ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Chƣơng 3
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN
Các kết quả ghi trong các bảng là kết quả trung bình của 3 lần đo
3.1. KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA pH ĐẾN SỰ CHIẾT THUỐC THỬ FUCSIN
BAZƠ BẰNG CÁC DUNG MÔI
Fucsin bazơ là phân tử phân cực nên nó không bị chiết bởi các dung
môi hữu cơ không phân cực như Benzen, Tetracloruacacbon… khi chiết
Fucsin bazơ bằng tetracloruacacbon (CCl4), pha hữu cơ hoàn toàn không có
màu ở tất cả các giá trị pH khảo sát, chứng tỏ Fucsin bazơ không bị chiết bởi
CCl4. Khi dung môi hữu cơ là Clorofom (CHCl3), pha hữu cơ chiết được
không có màu ở các pH trừ ở giá trị pH = 2, dịch chiết có màu hồng nhạt. Đối
với dung môi chiết là diclometan và 1,2 - đicloetan, dịch chiết có màu hồng
đậm ở pH 2, ở các pH khảo sát còn lại, dịch chiết có mầu hồng rất nhạt. Khi
chiết bằng hỗn hợp dung môi diclometan: clorofom với các tỷ lệ theo thể tích
là 1:4; 1:3; 1:2; 1:1; 2:1; 3:1; 4:1 thì cũng chỉ ở pH = 2 lớp chiết mới có màu
hồng còn trong môi trường pH từ 3 đến 6 lớp chiết hầu như không có màu. Sự
chiết fucsin bazơ bằng các dung môi hữu cơ phân cực phụ thuộc vào pH dung
dịch nước được ghi trên các bảng từ 3.1 đến3.3.
Bảng 3.1: Giá trị A của dịch chiết Fucsin Bazơ bằng CHCl3
ở các pH khác nhau của dung dịch nƣớc
pH 1 2 3 4 5 6
A551nm 0,019 0,040 0,018 0,016 0,018 0,020
Các số liệu ghi trong bảng 3.1 cho thấy, trong khoảng pH khảo sát (từ 1
đến 6) thuốc thử fucsin bazơ hầu như không bị chiết bởi CHCl3 vì các giá trị
độ hấp thụ quang A đều nhỏ (trừ ở pH = 2 dung dịch có màu hơi hồng nhạt).
Với kết quả này cho thấy nếu chiết bằng CHCl3 thì thuốc thử fucsin bazơ dư
không bị chiết, như vậy thuốc thử dư không ảnh hưởng đến quá trình phân
tích khi chiết hợp chất màu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Bảng 3.2: Giá trị A của dịch chiết fucsin bazơ bằng CH2Cl2
ở các pH khác nhau của dung dịch nƣớc
pH 1 2 3 4 5 6
A537nm 0,102 0,196 0,022 0,039 0,045 0,036
Các số liệu ghi trong bảng 3.2 cho thấy, trong khoảng pH từ 3 đến 6
thuốc thử hầu như không bị chiết nên nếu tiến hành thí nghiệm trong khoảng
pH này, thuốc thử dư không gây ảnh hưởng, còn ở pH từ 1 đến 2 thì fucsin
bazơ có bị chiết vì vậy không nên tiến hành thí nghiệm ở các giá trị pH này.
Bảng 3.3: Giá trị A của dịch chiết fucsin bazơ bằng 1,2 - dicloetan
(C2H4Cl2) ở các giá trị pH khác nhau của dung dịch nƣớc
pH 1 2 3 4 5 6
A539nm 0,056 0,159 0,044 0,047 0,048 0,046
Các số liệu ghi trong bảng 3.3. cho thấy fucsin bazơ bị chiết bởi dung
môi 1,2- dicloetan ở pH = 2 và ở khoảng pH 3-6 thuốc thử gần như không bị
chiết. Ta chỉ nên thực hiện các thí nghiệm trong khoảng pH 3 - 6 thì lượng
thuốc thử dư không gây ảnh hưởng cho quá trình phân tích.
Chúng tôi dùng dung môi chiết là hỗn hợp CH2Cl2: CHCl3 theo các tỷ
lệ về thể tích là 1: 4; 1: 3; 1: 2; 1:1; 2:1; 3: 1 và 4: 1. Kết quả cũng cho thấy
chỉ ở pH = 2 lớp chiết mới có màu hơi hồng, còn ở các giá trị pH khác lớp
chiết hầu như không màu.
Với kết quả thí nghiệm trên khi chiết hợp chất liên hợp Fucsin- bazơ -
iot có thể dùng các dung môi trên nhưng tiến hành ở pH trong khoảng 3 - 6 thì
lượng thuốc thử dư không gây ảnh hưởng gì cho quá trình phân tích.
Chúng tôi chọn pH thí nghiệm bằng 4; dùng dung dịch đệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
3.2. KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG pH CỦA MÔI TRƢỜNG NƢỚC ĐẾN SỰ HÌNH
THÀNH HỢP CHẤT MÀU LIÊN HỢP GIỮA FUCSIN BAZƠ VỚI IOT
Thí nghiệm được tiến hành như trình bày ở mục 3.2 chương 2 và thu
được các kết quả như sau:
* Dùng dung môi chiết là Clorofom, độ hấp thụ quang của dung dịch
chiết được đo ở bước sóng 551nm, kết quả đo được ghi trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Giá trị A của dịch chiết hợp chất màu Fucsin bazơ - Iot
trong Clorofom ở các pH khác nhau trong môi trƣờng nƣớc
pH 1 2 3 4 5 6
A551nm 0,159 0,218 0,246 0,246 0,246 0,246
Các số liệu ghi trong bảng 3.4 cho thấy, ở giá trị pH 1 - 2 độ hấp thụ
quang của dịch chiết nhỏ, điều này có thể giải thích như sau: trong khoảng
pH này dung dịch có độ axit cao nên thuốc thử Fucsin bazơ ở dạng cation
còn ít, tác động phân cực của nó đối với phân tử iot ít nên hợp chất màu liên
hợp tạo thành còn ít. Ở pH 3 - 6 giá trị độ hấp thụ quang A đo được gần
bằng nhau, chứng tỏ ở các giá trị pH này Fucsin bazơ nằm ở dạng cation hết,
chúng phân cực toàn bộ các phân tử iot để tạo thành hợp chất màu liên hợp
Fucsin bazơ -iot.
Kết hợp với kết quả khi khảo sát ảnh hưởng của pH đến sự chiết của
thuốc thử ở trên, chúng tôi thấy ở pH từ 3 - 6 iot tạo hợp chất màu liên hợp
hết với Fucsin bazơ, hợp chất này bị chiết bởi CHCl3, nhưng thuốc thử dư
không bị chiết. Điều này rất thuận lợi cho quá trình phân tích, chúng tôi chọn
pH = 4 để khảo sát các yếu tố tiếp theo. Để bảo đảm giá trị pH này trong các
thí nghiệm chúng tôi dùng dung dịch đệm.
* Nếu chiết bằng dung môi diclometan, độ hấp thụ quang của dịch chiết
đo tại bước sóng cực đại 537nm, còn nếu dùng dung môi là 1,2 -dicloetan thì
đo tại 539nm. Kết quả được ghi trong bảng 3.5 và 3.6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Bảng 3.5: Giá trị A của dịch chiết hợp chất màu liên hợp Fucsin bazơ -
Iot trong diclometan từ môi trƣờng nƣớc ở các giá trị pH khác nhau
pH 1 2 3 4 5 6
A537nm 0,174 0,238 0,271 0,271 0,269 0,270
Bảng 3.6: Giá trị A của dịch chiết hợp chất màu liên hợp Fucsin bazơ -
iot trong 1, 2 - dicloetan ở các pH khác nhau của môi trƣờng nƣớc
pH 1 2 3 4 5 6
A539nm 0,150 0,205 0,234 0,235 0,234 0,235
Các giá trị ghi trong bảng 3.5 và 3.6 cho thấy dùng dung môi chiết là
diclometan và 1 - 2 dicloetan trong môi trường có pH 3 - 6 iot cũng tạo hợp
chất màu liên hợp hết với Fucsin bazơ. Ta có thể dùng các dung môi này để
chiết tách hợp chất màu ra khỏi dung dịch và loại trừ các ảnh hưởng khác.
3.3. PHỔ HẤP THỤ CỦA HỢP CHẤT MÀU FUCSIN BAZƠ - IOT
Các thí nghiệm được chuẩn bị như trong mục 3.3 của chương 2
Chúng tôi đã tiến hành ghi phổ hấp thụ của hợp chất màu liên hợp
Fucsin bazơ - iot trong dịch chiết bằng các dung môi như Clofom, diclometan,
1 - 2 dicloetan.
Các đường biểu diễn phổ hấp thụ của hợp chất màu liên hợp Fucsin
bazơ - iot chiết trong các dung môi thì có cực đại hấp thụ khác nhau (chiết
bằng CHCl3 thì max = 551nm, chiết bằng CH2Cl2 thì max = 537nm, còn
bằng C2H4Cl2 thì max = 539nm) nhưng từng loại dung môi với các nồng độ
iot khác nhau đều có cùng một cực đại hấp thụ. Điều đó chứng tỏ hợp chất
màu có thành phần không đổi và có độ bền màu tốt, điều này rất có lợi cho
phép phân tích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Dưới đây chúng tôi trình bày 1 phổ hấp thụ của hợp chất màu liên hợp
giữa Fucsin bazơ với iot khi chiết bằng diclometan. Khi dùng các dung dịch
iot có nồng độ khác nhau. Mặc dù nồng độ iot bằng bao nhiêu các phổ hấp thụ
đều có 1 dạng và có cực đại hấp thụ max = 537nm.
Hình 3.1: Phổ hấp thụ của hợp chất màu Fucsin bazơ - iot ở các nồng độ
iot khác nhau đƣợc chiết bằng diclometan.
3.4. KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA LƢỢNG AXIT HCl LÊN PHẢN ỨNG
Phản ứng oxi hoá I- thành I2 bằng NO2
-
thực hiện trong môi trường axit.
NO2
-
+ 2H
+
+ 2I
-
NO + H2O + I2
Vì vậy cần khảo sát để tìm lượng axít tối ưu cần cho sự oxi hoá.
Quá trình thí nghiệm được trình bày trong mục 3.4 chương 2.
Dưới đây chúng tôi chỉ trình bày kết quả thí nghiệm thu được và
biện luận.
Kết quả khảo sát sự phụ thuộc độ hấp thụ quang A vào nồng độ axit
HCl trong dung dịch được trình bày ở bảng 3.7 (chiết bằng dung môi 1,2 -
dicloetan).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Bảng 3.7: Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang (A) vào nồng độ HCl
VHCl 2M (ml) 0 0,5 0,8 1,0 1,5 2,0
A539nm 0,020 0,130 0,210 0,215 0,210 0,205
Các giá trị ghi trong bảng 3.7 cho thấy độ hấp thụ quang của dung
dịch tăng. khi tăng lượng HCl 2M từ 0 đến 0,8 (ml). Từ giá trị 0,8 - 2,0ml
thì độ hấp thụ quang của dung dịch hầu như không đổi. Điều đó có thể
giải thích như sau, ở nồng độ axít thấp chưa đủ để thực hiện phản ứng oxi
hoá hết iodua thành I2 tự do. Khi tăng lượng axít lên ≥ 0,8ml HCl 2M lúc
này lượng axit đã đủ để oxi hoá toàn bộ iodua thành I2 nên lượng hợp chất
màu trong dung dịch ổn định. Chúng tôi chọn lượng axít cần dùng là 1ml
HCl 2M.
Sau khi thực hiện phản ứng xong, phải tạo pH của dung dịch nước tối
ưu (pH = 4) để thực hiện phản ứng tạo hợp chất màu liên hợp. Muốn vậy
phải trung hoà lượng axít dư bằng dung dịch NaOH 2M sau đó mới dùng
dung dịch đệm pH = 4 để giữ giá trị pH của dung dịch.
3.5. KHẢO SÁT SỰ PHỤ THUỘC CỦA LƯỢNG CHẤT OXI HOÁ NaNO2 0,1M
Quá trình thí nghiệm được tiến hành như trình bày trong mục 3.5
chương 2.
Kết quả khảo sát trình bày trong bảng 3.8.
Bảng 3.8: Giá trị A của dịch chiết hợp chất màu Fucsin bazơ - iot
bằng 1,2 - dicloetan phụ thuộc vào lƣợng chất oxi hoá NaNO2
VNaNO2 0,1M(ml) 0 0,2 0,4 0,8 1,2 1,6
A539nm 0,025 0,06 0,11 0,190 0,190 0,20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Các kết quả ghi trong bảng 3.8 chứng tỏ trong điều kiện thí nghiệm
(5ml dung dịch KI 1mg/l) thì cần dùng lượng chất oxi hoá NaNO2 0,1M là
≥ 0,8ml là đủ để oxi hoá hết I- thành I2, lượng dư NaNO2 không ảnh hưởng
đến quá trình phân tích. Chúng tôi dùng 1ml dung dịch NaNO2 cho các thí
nghiệm khảo sát.
3.6. ẢNH HƢỞNG CỦA LƢỢNG THUỐC THỬ
Thí nghiệm được pha chế như trong mục 3.6 chương 2.
Kết quả thí nghiệm khi chiết hợp chất màu bằng dung môi 1,2 -
dicloetan được ghi trong bảng 3.9.
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của lƣợng thuốc thử Fucsin bazơ
V thuốc thử(ml) 0,5 1 1,5 2 2,5 3
A359nm 0,102 0,115 0,213 0,215 0,214 0,215
Từ các kết quả ở bảng 3.9 cho thấy trong điều kiện thí nghiệm (5ml
dung dịch KI 1mg/l) tối ưu thì khi lượng Fucsin bazơ ≥ 1,5ml dung dịch có độ
hấp thụ quang lớn nhất và không đổi. Điều này rất hợp lý bởi vì để iot tạo hợp
chất màu hoàn toàn với thuốc thử cần phải dùng dư thuốc thử, mặt khác lượng
thuốc thử dư lại không bị chiết cùng với hợp chất màu. Để đảm bảo lượng
thuốc thử dùng dư nhưng không cần dư quá nhiều, sẽ tốn kém, trong điều kiện
thí nghiệm chúng tôi dùng 3ml dung dịch Fucsin bazơ. Tất nhiên tuỳ thuộc
vào hàm lượng I- có trong dung dịch mà ta dùng lượng thuốc thử thích hợp
nhưng phải đảm bảo dư nhiều so với lượng iot.
3.7. KHẢO SÁT SỰ PHỤ THUỘC ĐỘ HẤP THỤ QUANG CỦA HỢP CHẤT MÀU
THEO THỜI GIAN
Cách pha chế dung dịch và quy trình thí nghiệm được thực hiện như
trong mục 3.7 chương 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Các kết quả thí nghiệm được trình bày trên hình 3.2.
Hình 3.2: Ảnh hƣởng của thời gian đến độ bền màu của hợp chất màu
liên hợp Fucsin -bazơ -iot (dung môi chiết là CHCl3)
Kết quả khảo sát cho thấy khả năng hấp thụ của hợp chất màu liên hợp
tạo bởi Fucsin bazơ và iot gần như không đổi trong khoảng 30 phút sau khi
chiết, sau đó A giảm dần. Vì vậy phải tiến hành đo trong vòng 30 phút sau
khi chiết hợp chất màu. Khảo sát khi chiết bằng dung môi khác như
diclometan, 1, 2 - dicloetan cũng cho kết quả tương tự.
3.8. ẢNH HƢỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ
Như trên đã trình bày, phản ứng giữa Fucsin bazơ với iot là phản ứng
hấp phụ tương tự như phản ứng giữa hồ tinh bột với iot. Vì vậy nhiệt độ có
ảnh hưởng lớn tới phản ứng. Nhiệt độ thấp thì phản ứng xảy ra chậm, nhưng
ở nhiệt độ cao thì hợp chất màu bị phân huỷ. Để đảm bảo cho phản ứng xảy
ra tốt và phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm, chúng tôi tiến hành thí
nghiệm trong phòng điều hoà nhiệt có nhiệt độ khoảng ~ 200C.
3.9. LẬP ĐƢỜNG CHUẨN
Sau khi khảo sát tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng, chúng tôi
đã rút ra các điều kiện tối ưu khi thực hiện phản ứng. Dựa vào các điều kiện
tối ưu đó, chúng tôi tiến hành lập đường chuẩn. Để kiểm tra độ đúng của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
đường chuẩn, chúng tôi xây dựng đường chuẩn theo phương pháp thêm tiến
hành song song với thí nghiệm xây dựng đường chuẩn.
Chúng tôi xây dựng đường chuẩn với từng loại dung môi chiết. Để xây
dựng đường chuẩn, chúng tôi lập thí nghiệm ở điều kiện tối ưu, nhưng lượng dung
dịch iot chuẩn tăng dần. Sau khi chiết hợp chất màu, tiến hành đo độ hấp thụ
quang của dãy dung dịch ở bước sóng max đối với từng loại dung môi, dung dịch
so sánh là dung dịch không có iot. Đường chuẩn là đường biểu diễn A = f (CI
-
).
Để lập đường chuẩn, chúng tôi tiến hành như sau:
Dùng dung môi chiết là Clorofom. Chúng tôi xây dựng đường chuẩn ở
hai khoảng nồng độ I-: 0,001 - 0,1 mg/l và từ 1 đến 9mg/l.
* Đường chuẩn 1: Dùng dung dịch KI 1mg/l.
Bảng 3.10: Sự phụ thuộc giá trị A vào nồng độ iot
CI- (mg/l) 0 0,04 0,08 0,12 0,16 0,2 0,24 0,28 0,32 0,36
A551nm DD so sánh 0,04 0,081 0,13 0,17 0,21 0,25 0,29 0,34 0,38
0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40
0.00
0.05
0.10
0.15
0.20
0.25
0.30
0.35
0.40
Y = A + B * X
Parameter Value Error
------------------------------------------------------------
A -0.00131 0.00227
B 1.05708 0.01006
------------------------------------------------------------
R SD N P
------------------------------------------------------------
0.99968 0.00312 9 <0.0001
------------------------------------------------------------
Ab
s
nong do iot (mg/lit)
Hình 3.3: Đƣờng chuẩn xác định iot bằng thuốc thử fucsin bazơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
* Đường chuẩn 2: Dùng dung dịch KI 0,1mg/l.
Bảng 3.11: Sự phụ thuộc giá trị A vào nồng độ iot
CI- (mg/l) 0 0,002 0,0038 0,008 0,012 0,016 0,02 0,024 0,028 0,036
A551nm dd so sánh 0,002 0,005 0,01 0,015 0,021 0,026 0,031 0,036 0,045
0.00 0.01 0.02 0.03 0.04
0.00
.0
0.02
0.03
0.04
0.05
Y = A + B * X
Parameter Value Error
------------------------------------------------------------
A 1.00192E-5 3.38031E-4
B 1.27443 0.01705
------------------------------------------------------------
R SD N P
------------------------------------------------------------
0.99937 5.51127E-4 9 <0.0001
------------------------------------------------------------
Ab
s
nong do iot (mg/lit)
Hình 3.4: Đƣờng chuẩn xác định iot bằng thuốc thử fucsin bazơ
Kết quả thu được sau khi xử lý thống kê theo phương pháp bình
phương tối thiểu ta được
Phương trình hồi quy:
A
= (1,274 ± 0,017)
I
C
+ (0.00001± 0,00034)
Hệ số tương quan: R2 = 0,999
Và kết quả thực nghiệm biểu diễn trên hình và kết quả xử lý thống kê
cho thấy độ hấp thụ quang của hợp chất liên hợp ion giữa iot và fucsin bazơ
trong clorofom tuân theo định luật Lambert-Beer trong khoảng nồng độ của
iot từ 0,002 đến 0,036M (0,6
8,2
g/ml).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Để xác định giới hạn phát hiện LOD và giới hạn định lượng LOQ của
phương pháp, ta chuẩn bị mẫu trắng giống như mẫu chuẩn chỉ khác là không
có mặt iot. Thí nghiệm được tiến hành 6 lần, kết quả được xử lý theo phương
pháp thống kê với.
Thí nghiệm trắng: 0,016; 0,015; 0,014; 0,015; 0,014; 0,014
Độ lệch chuẩn S = 8,165x10-4
Giới hạn phát hiện LOD =
b
S3
=
274,1
10165,83 4xx
= 0,0019 mg/l
Và b là hệ số góc của đường chuẩn.
Giới hạn định lượng LOQ =
b
S10
=
274,1
10165,810 4xx
= 0,0064 mg/l
Từ các kết quả trên cho thấy có thể dùng thuốc thử fucsin bazơ để xác
định vi lượng iot bằng phương pháp chiết - trắc quang.
* Chúng tôi tiến hành lập đường chuẩn bằng phương pháp thêm (thêm
vào mỗi dung dịch chuẩn 0,2 mg/l KI = Cx rồi cũng tiến hành thí nghiệm như
xây dựng đường chuẩn. Sau đó vẽ đường A = f (CI + Cx).
Nếu đường chuẩn lập được là chính xác thì 2 đường chuẩn bằng
phương pháp thêm và không thêm sẽ song song với nhau và dùng phương
pháp nội suy ta sẽ tính được Cx đúng bằng lượng Cx thêm vào.
Kết quả thí nghiệm cho thấy 2 đường chuẩn A = f (CI
-
) và A = f (CI + Cx)
là 2 đường thẳng song song nhau.
Dùng phương pháp ngoại suy kéo dài đường chuẩn (A = f (CI + Cx) thì
nó cắt trục tung ở điểm có hoành độ tính từ 0 đúng bằng Cx = 0,2 mg/l. Vậy
đường chuẩn xây dựng được là đúng và chính xác.
Xây dựng đường chuẩn bằng cách dùng dung môi chiết là diclometan
và 1,2 - dicloetan cũng các dạng tương tự và chính xác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
0.00 0.01 0.02 0.03 0.04
0.00
0.01
0.02
0.03
0.04
0.05
0.06
A
bs
nong do iot (mg/l)
Hình 3.5: Đƣờng chuẩn xác định iot bằng phƣơng pháp thêm
3.10. KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ
Sau khi đã tìm được các điều kiện tối ưu cho phản ứng xác định iot
bằng fucsin bazơ. Chúng tôi muốn sử dụng phản ứng này để xác định iot có
trong một số mẫu thực tế môi trường (Đất, nước, thực phẩm). Vì vậy, cần xét
ảnh hưởng của một số nguyên tố.
Để khảo sát các nguyên tố ảnh hưởng đến phản ứng giữa iot với Fucsin
bazơ, chúng tôi đã khảo sát dựa vào những chất có khả năng gây ảnh hưởng
đến phản ứng nghiên cứu, cụ thể là những chất.
- Có khả năng phản ứng với Fucsin bazơ (tức là có phản ứng cạnh tranh
với iot như clo, Brom).
- Có khả năng phản ứng với iot làm cản trở phản ứng định lượng của
iot với thuốc thử.
Cx
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Cụ thể chúng tôi sẽ xét ảnh hưởng của các anion như Cl-, Br- ClO-3,
CN
-
, S
2 -
và cation Fe
3+
.
Iot vừa thể hiện tính oxi hoá khi nó tác dụng với các chất khử mạnh.
(SO3
2-
, S2O3
2-
, S
2-
, CN
-
, HCHO, SCN
-
, AsO3
2-
...) vừa thể hiện tính khử
khi nó tác dụng với các chất oxi hoá mạnh hơn [33]
Tuy nhiên trong môi trường kiềm yếu I2 mới oxi hoá được CN
-
, S
2-
,
2
s 3
A O
…
2
CN I ICN I
2 2
2 4 2
S 4I 8OH SO 8I 4H O
Phản ứng giữa Fucsin bazơ và iot được tiến hành trong môi trường axit
yếu (pH = 4) nên ảnh hưởng này bị hạn chế nhiều. Đối với Cl-,
Br,ClO3
thì
2NO
trong môi trường axit không oxi hoá được chúng thành Cl2 và Br2 nên
ảnh hưởng không thể xảy ra.
Mặc dù vậy chúng tôi vẫn tiến hành một số thí nghiệm để kiểm tra lập
luận trên. Thí nghiệm được tiến hành như trình bày ở mục 3.9 chương 2.
Bảng 3.12: Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của Br
-
V Br
-
1mg/l(ml) 0 3 5 7 10
A 0,220 0,215 0,210 0,225 0,182
Kết quả cho thấy chỉ khi lượng Br- gấp 2 lần I- thì mới gây ảnh hưởng.
Bởi vì khi Br- lớn nó cũng bị
2NO
oxi hoá 1 phần thành Br2 và Br2 có phản
ứng cạnh tranh với Iot.
Bảng 3.13: Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của
3ClO
3ClO 1mg / l
V
(ml) 0 3 5 7 10
A 0,215 0,205 0,210 0,216 0,215
Kết quả cho thấy
3ClO
không hề gây ảnh hưởng gì.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Bảng 3.14: Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của Cl
-
Cl 1mg / l
V
(ml) 0 3 5 7 10
A 0,220 0,215 0,210 0,225 0,223
Kết quả cho thấy Cl- không gây ảnh hưởng gì cho phép phân tích iot
Bảng 3.15: Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của CN
-
CN 1mg / l
V
(ml) 0 3 5 7 10
A 0,210 0,215 0,22 0,210 0,205
Kết quả cho thấy CN- cũng không gây ảnh hưởng gì đến phản ứng phân
tích iot bằng Fucsin bazơ.
Bảng 3.16: Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của S
2-
2S 1mg / l
V
(ml) 0 3 5 7 10
A 0,215 0,210 0,205 0,210 0,215
Kết quả cho thấy S2- lớn hơn I- 2 lần không gây ảnh hưởng tới phép
phân tích.
Bảng 3.17: Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của Fe
3+
3Fe 1mg / l
V
(ml) 0 3 5 7 10 15
A 0,210 0,215 0,214 0,210 0,220 0,130
Kết quả cho thấy khi Fe3+ lớn gấp 2 lần nồng độ I- thì không gây ảnh
hưởng, khi nồng độ Fe3+ lớn thì phải tách hoặc khử nó về Fe2+.
3.11. Áp dụng những kết quả nghiên cứu đƣợc để phân tích một số mẫu
môi trƣờng: đất, nƣớc, trứng
3.11.1. Phân tích iot trong đất
Iốt tồn tại trong đất thường ở dạng muối iodua của các loại muối bạc,
muối đồng (AgI, CuI, Cu2I2 v.v…), cũng như Brôm trong tự nhiên iot luân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
chuyển theo một chu trình liên tục từ dạng iodua (I-) được oxi hoá thành iot
(I2) nhờ oxi không khí, bay hơi từ biển theo mây gió chuyển vào đất liền rơi
xuống theo mưa. Iot trong đất chiếm 1,8.10-4 % (tức là gần 2 ppm). Nơi có
hàm lượng iot thấp nhất chỉ vào khoảng 10-5 - 10-6 % (tức là 0,1 ppm ÷ 0,01
ppm) và nơi có hàm lượng iot cao nhất cũng chỉ vào khoảng 7 ÷ 8 ppm.
Đất ở những nơi có dân cư sinh sống chăn nuôi, trồng trọt, đất canh tác,
đất ruộng, đất đồi, trong đó đất được chia thành.
- Đất phong hoá tại chỗ (địa thành) là loại đất phát triển tự nhiên từ
nhiều loại nham thạch khác nhau, loại đất này thường có hàm lượng iốt thấp.
- Đất hội tụ phù xa (bán thuỷ thành - thuỷ thành) là loại đất tập trung tại
các thung lũng, sông ngòi, có địa hình tương đối bằng phẳng, dễ khai thác
nông nghiệp, loại đất này gọi là "đất trẻ", có độ phì cao.
Đất phong hoá tại chỗ có nhiều tính chất của khoáng núi, còn đất hội tụ
phù sa là đất dùng cho canh tác nông nghiệp.
Trong việc lấy mẫu để phân tích iot nhằm đánh giá tác động của môi
trường, người ta chỉ chú trọng đất đồi, đất vườn, đất ruộng là môi trường đất
mà con người sống trên đó. Các loại cây trồng trên những vùng đất này có
hàm lượng iot cao hay thấp tuỳ thuộc vào hàm lượng iot có trong đất. Con
người và gia súc ăn các loại cây trồng trên đất này sẽ hấp thụ iot nhiều hay ít
theo lượng iot mà cây trồng đã hấp thụ iot từ đất.
Iot trong đất gồm 2 loại: Loại dễ bị rửa trôi theo nước, còn phần iot
nằm sâu trong đất không bị nước rửa trôi. Người ta chia iot trong đất thành 2
phần: iot dễ tiêu (linh động) và iot toàn phần. Iot dễ tiêu là phần iot dễ bị nước
hoà tan, cuốn theo nên dễ bị rửa trôi theo nước mưa, nước lũ rồi chuyển ra
sông ra biển. Cây trồng và con người dễ dàng hấp thụ loại iot này. Iot toàn
phần bao gồm cả iot dễ tiêu và cả phần iot liên kết nằm sâu trong đất phải
dùng phương pháp hoá học hoà tan đất thành dung dịch mới tách được iot
toàn phần ra khỏi đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Tách iot di động khỏi đất: Dựa theo tài liệu tham khảo và qua thực tế
khảo sát chúng tôi đã rút ra được quy trình chiết tách iot di động khỏi mẫu đất
như sau. Cân 5(g) đất khô đã nghiền mịn, đem ngâm chiết trong 50ml nước
cất trong 240 phút và cứ 30 phút khuấy đều 1 lần sau đó để lắng, lọc lấy nước
đem phân tích. Lượng iot di động tách ra theo nước là lớn nhất và không đổi.
Để phân tích iot toàn phần trong đất, chúng tôi dựa theo [34],[35] xử lý
mẫu đất theo 2 cách:
- Nung kiềm chảy (nung 5g đất với 5g NaOH)
- Hoà tan bằng dung dịch HNO3 37%
Kết quả xử lý cùng một mẫu đất có thêm 5ml dung dịch KI 1mg/l bằng
2 cách rồi tiến hành đo A của từng mẫu được kết quả như sau:
Bảng 3.18: Kết quả xác định iot khi xử lý mẫu bằng phƣơng pháp
kiềm chảy, phƣơng pháp hòa tan bằng Axit
Số thứ
tự mẫu
Độ hấp thụ quang A của dung dịch sau khi chế hoá đo đƣợc
Phƣơng pháp nung chảy kiềm
Phƣơng pháp hoà tan
bằng HNO3 37%
1 0,215 0,206
2 0,160 0,154
3 0,300 0,205
Kết quả phân tích cho thấy nếu phá mẫu bằng dung dịch HNO3 37% thì
kết quả thấp hơn một chút so với phá mẫu bằng phương pháp kiềm chảy, điều
này cũng dễ giải thích, khi phá mẫu bằng HNO3 37% thì I
-
sẽ bị oxi hoá một
phần thành I2 và đun nóng sẽ bay mất.
6KI + 8 HNO3 = 3I2 + 6KNO3 + 4 H2O + 2NO
Vì vậy khi xử lý mẫu đất để phân tích iot toàn phần (tổng số) chúng tôi
dùng phương pháp kiềm chảy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
3.11.2. Phân tích iot trong nước
Iot có nhiều trong nước biển, thành phần của iot trong nước biển tương
đối ổn định. Chu trình luân chuyển iot từ nước biển theo chu kỳ nước biển
bốc hơi có kéo theo iot, hơi nước được gió và mây chuyển đi các nơi, ngưng
tụ và khi gặp lạnh rơi xuống thành mưa ở mọi vùng trên trái đất.
Iot có trong đất được hoà tan rồi chuyển vào các nguồn nước mặt, thấm
vào nước ngầm, chảy ra sông, suối và cuối cùng ra biển cả.
- Nước tự nhiên có chứa nhiều tạp chất ở dạng hoà tan và không hoà
tan, có thành phần vô cơ và hữu cơ, có các nguyên tố đa lượng và vi lượng.
Các nguyên tố vi lượng có trong nước, có nhiều nguyên tố có ý nghĩa
rất có lợi và cần thiết đối với sự sống, đặc biệt là iot.
Iot trong nước chỉ ở dạng vết cho nên để phân tích trước hết phải làm
giàu mẫu, thường là bằng cách cô cạn mẫu.
Iot trong nước ít tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ, vì vậy không cần
thiết phải vô cơ hoá mẫu nước bằng HNO3. Kết quả khảo sát cho thấy khi vô
cơ hoá mẫu nước bằng HNO3 thì hàm lượng iot tìm được thấp hơn khi chỉ cô
cạn làm giàu mẫu. Lý do là iodua trong môi trường HNO3 bị oxi hoá thành iot
khi cô sẽ bị bay mất.
Lấy 200ml nước cất, thêm vào đó 5ml dung dịch KI 1mg/l. Một mẫu đem
cô làm giàu rồi phân tích, một mẫu tiến hành vô cơ hoá bằng HNO3 37% rồi
phân tích kết quả cho thấy khi xử lý mẫu bằng HNO3 lượng iot bị mất khá nhiều.
Bảng 3.19: Kết quả xác định iot trong mẫu nƣớc khi cô cạn mẫu
và khi xử lý bằng HNO3 37%
STT Mẫu chỉ cô cạn để làm giàu Mẫu xử lý bằng HNO3 37%
1 0,210 0,200
2 0,200 0,180
3 0,165 0,140
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
3.11.3. Phân tích iot trong trứng
Iot được đưa vào cơ thể con người qua thức ăn và nước uống là chính.
Con người ăn các loại thức ăn động vật là các loại thịt như trâu, bò,
ngựa, dê, ngan, ngỗng, gà, vịt v.v… các loại cá, tôm, cua, ốc, ếch v.v… Các
loại động vật này cũng chịu tác hại của sự thiếu hụt iot như con người, nghĩa
là chúng cũng mắc các bệnh rối loạn do thiếu hụt iot như con người nhất là
tác động đến khả năng sinh sản. Iot tác động rất lớn đến khả năng tạo hocmon
sinh sản nói chung [3],[4].
Sự thiếu hụt iot ở con người và gia súc đều gây hiện tượng sẩy thai,
đẻ non. Con cái sinh ra đều ốm yếu, đần độn, không có khả năng đề kháng,
có khi trở thành dị dạng. Các loại động vật đẻ trứng, nếu thiếu hụt iot sẽ
dẫn tới trứng bị nhỏ, thiếu hụt lòng đỏ, lòng trắng, đẻ không đều, ngắt
quãng. Trong lòng trắng trứng có chất albumin là chất có khả năng hấp thụ
iot rất tốt, vì vậy phân tích đánh giá hàm lượng iot trong trứng của các loại
gia súc có thể đánh giá được tình trạng thiếu hụt iot trong vùng, qua đó mà
có kế hoạch bổ sung iot cho con người qua con đường ăn trứng của các loại
gia cầm nuôi có đủ iot.
Trứng gà, vịt, chim cút là các loại trứng mà nhân dân ta thường xử
dụng làm thức ăn hàng ngày. Việc phân tích hàm lượng của iot trong trứng để
có biện pháp thúc đẩy sinh sản và nuôi dưỡng, đẩy mạnh sản lượng chăn nuôi
trong các hộ gia đình, các hợp tác xã và các trại chăn nuôi tập trung.
Xử lý mẫu trứng để phân tích iot.
* Phân tích iot trong lòng trắng và lòng đỏ riêng biệt. Trứng đập vỡ
tách 2 phần lòng đỏ và lòng trắng riêng biệt. Phân huỷ lòng đỏ và lòng trắng
bằng dung dịch NaOH 10% và bằng dung dịch HNO3 1:1 cân chính xác 1g
lòng đỏ và 1g lòng trắng, đem phân huỷ riêng rẽ bằng dung dịch HNO3 1: 1
đến tan hết lọc lấy dung dịch cô cạn còn 10ml. Tiến hành phân tích iot có
trong dịch chiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
* Phân tích iot trong hỗn hợp cả lòng đỏ và lòng trắng. Trứng đập vỡ,
đánh tan cả lòng trắng lẫn lòng đỏ thành một hỗn hợp cân 1g hỗn hợp rồi phân
huỷ bằng HNO3 1: 1 đến tan hết, lọc, cô cạn còn 10ml. Tiến hành phân tích iot.
Kết quả khảo sát cho thấy xử lý mẫu trứng bằng HNO3 tan tốt hơn là phân
hủy bằng NaOH 10%. Để hoà tan 1g mẫu trứng cần khoảng 5ml HNO3 1:1
Từ các kết quả khảo sát trên, chúng tôi xây dựng quy trình phân tích iot
trong các mẫu môi trường đất, nước và trứng như sau:
3.12. Các quy trình phân tích iot trong các mẫu môi trƣờng đất, nƣớc, trứng
3.12.1. Quy trình phân tích iot trong mẫu đất
* Phân tích iot di động: Cân 5g đất đã hong khô ở nhiệt độ phòng
(khoảng 25 - 300C) và nghiền mịn, cho vào bình nón cỡ 250ml có nút nhám.
Thêm vào bình 50ml nước cất, ngâm mẫu trong 4 giờ, cứ 30 phút lại lắc,
khuấy trộn 1 lần. Lọc lấy 25ml dịch lọc, cô còn ~ 10ml, chuyển vào phễu
chiết, thêm vào đó 1ml dung dịch NaNO2 0,1M, 1ml dung dịch HCl 2M, 3ml
dung dịch Fucsin bazơ 30mg/l, lắc đều dung dịch, trung hoà dung dịch thu
được bằng dung dịch NaOH 2M (khoảng ~ 1ml). Thêm 5ml dung dịch đệm
có pH = 4; lắc phễu chiết. Tiến hành chiết hợp chất màu 3 lần, mỗi lần bằng
5ml dung môi hữu cơ (CHCl3, CH2Cl2, trong 1,2 - đicloetan).
Khi xây dựng đường chuẩn dùng dung môi nào thì khi phân tích dùng
dung môi đó. Dịch chiết gom tất cả vào bình định mức 25ml rồi định mức tới
vạch bằng dung môi chiết (cách tiến hành giống hoàn toàn như lập đường
chuẩn). Đem đo độ hấp thụ quang của dung dịch (A) với dung dịch so sánh là
dung dịch trắng của dãy dung dịch chuẩn, với cuvet đúng là cuvet dùng để đo
A dãy dung dịch chuẩn ở bước sóng max tối ưu (tuỳ từng loại dung môi).
Đo giá trị A ít nhất 3 lần rồi lấy giá trị trung bình. Căn cứ vào giá trị A
đo được, dựa vào đường chuẩn sẽ tính được giá trị iot có trong mẫu phân tích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
* Phân tích iot toàn phần
Cân 1g đất đã hong khô và nghiền mịn, cho vào chén niken, cân 1g
NaOH khan, lấy khoảng 0,9 gam trộn đều với 1g mẫu đất, còn 0,1 gam để lại
phủ lên bề mặt. Đưa chén vào lò nung ở nhiệt độ 250 - 3000C. Nung mẫu
khoảng 20-25 phút. Lấy mẫu ra để nguội và hòa tan mẫu đã nung bằng 50ml
nước cất, lọc và cô đến còn ~ 10ml. Sau đó tiến hành phân tích như trên.
3.12.2. Quy trình phân tích iot trong nước
Lấy 100ml mẫu nước cần phân tích, đem cô cạn còn khoảng 10ml, sau đó
tiến hành phân tích theo quy trình trên và tính ra hàm lượng iot có trong nước.
3.12.3. Quy trình phân tích iot trong trứng
Đập trứng vào cốc, đánh đều, cân 1g hỗn hợp (cả lòng trắng và lòng đỏ)
cho vào cốc 100ml, thêm từ từ mỗi lần 1ml dung dịch HNO3 1: 1 đến khi mẫu
tan hết, thêm ~ 15ml nước cất, lắc đều, lọc, lấy toàn bộ dịch lọc thu được cho
vào phễu chiết, chế hoá và tiến hành chiết như quy trình phân tích đất, nước.
Dùng đường chuẩn để tính hàm lượng iot có trong trứng.
Song song với việc phân tích bằng phương pháp đường chuẩn, chúng
tôi cũng phân tích bằng phương pháp thêm để đánh giá hiệu xuất thu hồi,
cũng như độ chính xác của phép xác định.
Chúng tôi phân tích một số mẫu đất, một số mẫu nước và một số mẫu
trứng bằng cả hai phương pháp, tính hiệu xuất thu hồi của phương pháp xác
định. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.20: Kết quả phân tích iot di động trong mẫu đất
STT 1 2 3 4
Lượng I- di động có trong đất Cx Cx Cx Cx
Lượng I- thêm vào mẫu (ppm) 0 1 2 3
Lượng I- xác định được (ppm) 2,02 3,05 3,90 5,05
Hiệu suất thu hồi (%) 103 94 101
Sai số (%) +7 -6 +1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Bảng 3.21: Kết quả phân tích iot trong mẫu nƣớc
STT 1 2 3 4 5 6 7 8
Lượng I- có trong mẫu nước Cx Cx Cx Cx Cx Cx Cx Cx
Lượng I- thêm vào mẫu (ppm) 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 1,5 2,0
Lượng I- tìm thấy (ppm) 0,01 0,112 0,205 0,30 0,405 0,55 1,502 2,02
Hiệu suất thu hồi (%) ~ 102 97,5 96,6 98,8 108 99,5 100,5
Sai số mắc phải (%) - +2 -2,5 -3,4 -1,2 +8 -0,5 +0,5
Bảng 3.22: Kết quả phân tích iot trong mẫu trứng vịt
STT 1 2 3 4 5 6 7 8
Lượng I- có trong mẫu trứng Cx Cx Cx Cx Cx Cx Cx Cx
Lượng I-thêm vào mẫu (ppm) 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,5 2
Lượng I- tìm thấy (ppm) 4,85 5,08 5,21 5,48 5,70 5,80 6,40 6,70
Hiệu suất thu hồi (%) ~ 115 90 105 106,25 95 103,3 92,5
Sai số mắc phải (%) - +15 -10 +5 +6,25 -5 +3,3 -7,5
Kết quả xác định được cho thấy, phép phân tích mắc sai số 15%.
Trong phân tích lượng vết sai số mắc phải như vậy là chấp nhận được.
Vậy có thể dùng phương pháp phân tích này để xác định iot trong đối
tượng môi trường.
Sau đây chúng tôi trình bày kết quả phân tích một số mẫu đất, mẫu
nước và mẫu trứng ở một số nơi.
Chúng tôi áp dụng các quy trình phân tích xây dựng được để xác định
iot trong mẫu đất (cả iot di động và iot tổng số), mẫu nước (nước giếng, nước
hồ và nước máy) và mẫu trứng (gà, vịt và chim cút mua ở chợ Hà Nội do các
địa phương đem về bán).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Đối với đất, chúng tôi phân tích iot di động và tổng số trong các loaị
đất: đất ruộng, đất vườn, đất đồi, trong đất đồi chúng tôi lấy ở 3 vị trí của
đồi đó là đỉnh đồi, sườn đồi và chân đồi. Kết quả phân tích được ghi trong
các bảng sau:
Bảng 3.23: Kết quả phân tích iot trong các mẫu đất đồi ở Thái Nguyên
Kí hiệu mẫu
Hàm lượng
iot di động
(ppm)
Hàm lượng
iot toàn
phần (ppm)
Tỷ lệ (%)
iot dđ iot tp
Giá trị trung bình
Iot di
động
(ppm)
Iot
toàn
phần
(ppm)
Tỷ lệ
(%)
iot dđ
iot tp
Đất đỉnh đồi
Đđđ
1 0,07 0,96 7,3
0,07 0,95 7,37
2 0,08 0,98 8,2
3 0,085 0,85 10
4 0,065 1,00 6,5
5 0,06 0,95 6,3
Đất sườn đồi
Đsđ
1 0,08 0,98 8,16
0,08 1,01 7,92
2 0,085 1,00 8,50
3 0,075 1,05 7,14
4 0,07 1,05 6,67
5 0,09 0,99 7,09
Đất chân đồi
Đcđ
1 0,098 1,24 7,9
0,1 1,25 8,0
2 0,10 1,26 7,9
3 0,099 1,25 7,92
4 0,105 1,23 8,54
5 0,103 1,27 8,10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Bảng 3.24: Kết quả phân tích iot trong các mẫu đất vƣờn và đất ruộng
ở Hà Nội và Thái Nguyên
Kí hiệu mẫu
Hàm
lƣợng
iot di
động
(ppm)
Hàm
lƣợng
iot toàn
phần
(ppm)
Tỷ lệ
(%)
iot dđ
iot tp
Giá trị trung bình
Iot di
động
(ppm)
Iot
toàn
phần
(ppm)
Tỷ lệ
(%)
iot dđ
iot tp
Đất vườn
Thái Nguyên
ĐvTN
1 0,11 1,26 8,73
0,11 1,25 8,80
2 0,098 1,25 7,84
3 0,12 1,24 9,68
4 0,099 1,23 8,05
5 0,103 1,27 8,11
Đất ruộng
Thái Nguyên
Đr TN
1 0,27 2,30 11,74
0,28 2,32 12,07
2 0,28 2,32 12,07
3 0,29 2,33 12,45
4 0,26 2,29 11,35
5 0,30 2,35 12,80
Đất vườn
Hà Nội
(Từ Liêm)
ĐvHN
1 2,02 6,51 31,03
2,06 6,52 31,6
2 2,05 6,50 31,54
3 2,10 6,52 32,21
4 2,08 6,51 31,95
5 2,06 6,505 31,67
Đất ruộng
Hà Nội
(Từ Liêm)
ĐrHN
1 2,40 6,86 35,0
2,39 6,87 34,8
2 2,39 6,88 34,74
3 2,41 6,90 34,93
4 2,38 6,85 34,74
5 2,39 6,87 34,79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
* Nhận xét: Qua các kết quả phân tích, chúng tôi có nhận xét sau:
- Đất ở vùng Thái Nguyên nghèo iot hơn đất ở Hà Nội.
- Vùng đất đồi thì đất ở đình đồi nghèo iot hơn đất ở sườn đồi và
nghèo hơn đất ở chân đồi, điều này có thể giải thích đất ở độ cao càng lớn,
iot càng dễ bị rửa trôi.
- Đất vườn và đất ruộng có hàm lượng iot gần tương đương nhau và
đều cao hơn đất đồi, đó cũng là do mưa lũ iot ở miền trung du bị rửa trôi
nhiều hơn ở vùng đồng bằng, đất vườn và đất ruộng trong cùng một vùng
thường là nơi thấp, iot theo dòng nước rửa trôi tích tụ lại ở đó.
Những nhận xét trên hoàn toàn phù hợp với tổng điều tra về iot và bệnh
bướu cổ ở nước ta của Unicef năm 1993. (xem bản đồ trang 8)
Bảng 3.25: Kết quả phân tích iot trong một số mẫu nƣớc
ở khu vực Thái Nguyên và Hà Nội
Loại nƣớc
Giá trị
xi iot
tìm đƣợc
(ppm)
n
x
x
i
1
2
n
)xx(
S
i2
2sS
Tra bảng t
n
S
t f,
x
Nước
suối lấy
ở Thái
Nguyên
1 0,001
0,0014 3.10
-7
0,000548 6,813.10
-4
0,0014 ±
6,813.10
-4
2 0,001
3 0,002
4 0,002
5 0,001
Nước
khe lấy
ở Thái
Nguyên
1 < 0,001
Lượng rất
ít không
xác định
được
- - - -
2 -
3 < 0,001
4 -
5 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Loại nƣớc
Giá trị
xi iot
tìm đƣợc
(ppm)
n
x
x
i
1
2
n
)xx(
S
i2
2sS
Tra bảng t
n
S
t f,
x
Nước
giếng
lấy ở
Thái
Nguyên
1 0,002
0,0023 2.10
-7
4,472.10
-4
5,560.10
-4
0,0023
5,560.10
-4
2 0,0025
3 0,003
4 0,002
5 0,002
Nước
sông lấy
ở Hà
Nội
1 0,003
0,0033 2.10
-7
4,472.10
-4
5,560.10
-4
0,0033
5,560.10
-4
2 0,0035
3 0,003
4 0,004
5 0,003
Nước
máy lấy
ở Hà
Nội
1 0,003
0,0032 2.10
-7
4,472.10
-4
5,560.10
-4
0,0032
5,560.10
-4
2 0,004
3 0,003
4 0,003
5 0,003
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Nhận xét: Kết quả phân tích iot trong nước ghi trong bảng 3.25 cho thấy.
- Nói chung lượng iot trong nước rất thấp. Các kết quả xác định được
nằm trong sai số của phép đo, chính vì vậy có thể nói, kết quả phân tích iot
trong nước không thể có đánh giá cụ thể được.
- Hàm lượng iot trong nước suối và nước khe thấp nhất, có lẽ vì nước
suối, nước khe có nguồn gốc từ các vùng cao, đất đá có hàm lượng iot thấp
nên iot trong nước rất thấp.
- Hàm lượng iot trong nước giếng, nước sông và nước máy gần như nhau.
Bảng 3.26: Kết quả phân tích iot trong một số mẫu trứng ở Hà Nội
Loại
mẫu
Giá trị
xi iot
tìm
đƣợc
(ppm)
n
x
x
i
1
2
n
)xx(
S
i2
2sS
Tra bảng t
n
S
t f,
x
Trứng
gà
1 4,90
4,88 3,25.10
-3
0,06 0,07 4,88 0,07
2 4,80
3 4,85
4 4,90
5 4,95
Trứng
vịt
1 5,84
5,84 1,72.10
-3
0,04 0,05 5,84 0,05
2 5,85
3 5,90
4 5,80
5 5,80
Trứng
chim
cút
1 4,54
4,54 2,2.10
-4
0,015 0,018 4,540,018
2 4,52
3 4,55
4 4,56
5 4,54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
- Dùng phương pháp thống kê để đánh giá kết quả phân tích.
1 - Tính giá trị trung bình của các kết quả tìm được
5
i 1
xi
x
5
2. Tính phương sai:
5
2
i
2 i 1
(x x)
S
n 1
3. Tính độ lệch chuẩn: 2S S
4. Tra bảng t,f = t0,95, (5-1) = 2,78
- Tính độ tin cậy
,f
S
t
n
5. Giá trị thực nằm trong khoảng
,f
S
x t
n
* Nhận xét: Các kết quả phân tích iot trong trứng ghi trong bảng 3.26
cho phép nhận định như sau:
- Trong trứng vịt có hàm lượng iot cao hơn trứng gà và trứng chim cút
điều này có thể giải thích thức ăn của vịt phong phú hơn thức ăn của gà và
chim cút. Vịt ăn cả thực vật và động vật (tôm, tép, cua, cá, ếch, nhái, giun…)
mà thức ăn động vật có hàm lượng iot cao hơn, trong khi đó gà và chim cút
thức ăn chủ yếu là thực vật (thóc, ngô)
- Trong cơ thể của động vật iot tập trung ở tuyến giáp, ngoài ra iot còn
tập trung ở cơ quan sinh sản, cụ thể với gia cầm là trứng. Điều này cần nghiên
cứu kỹ hơn để chứng minh. Nếu điều này đúng thì có thể thông qua, việc phân
tích hàm lượng iot trong trứng để đánh giá sự thiếu hụt iot trong môi trường
sống và điều này đúng thì có thể lấy hàm lượng iot có trong trứng làm chỉ thị
để đánh giá hiện tượng thiếu hụt iot của cộng đồng. Đối với con người qua chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
số iot niệu đánh giá được độ thiếu hụt iot trong cơ thể, nhưng đối chiếu với
các loài gia súc, gia cầm thì chỉ số iot trong trứng rất thuận lợi cho việc đánh
giá iot có trong môi trường sống: đất và nước. Tuy nhiên, để được công nhận
chỉ số iot trong trứng là chỉ thị thì còn cần phải nghiên cứu nhiều, toàn diện
hơn và phải nghiên cứu đánh giá ở nhiều vùng khác nhau.
Nếu điều này đúng thì rất có lợi, ta có thể tăng hay bổ sung iot vào thức ăn
cho gia cầm để tăng iot trong trứng và con người có thể ăn trứng để bổ sung sự
thiếu hụt iot, chắc chắn cách bổ xung này thuận lợi hơn là ăn muối iot vì iot
trong trứng nằm trong những hợp chất mà con người dễ hấp thu hơn là muối iot.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
KẾT LUẬN
Với đề tài nghiên cứu phương pháp phân tích vi lượng iot trong các đối
tượng môi trường. Qua thời gian nghiên cứu luận văn đã đạt được những kết
quả sau:
1. Đã nghiên cứu xây dựng được quy trình phân tích vi lượng iot bằng
phương pháp triết trắc quang trên cơ sở các phản ứng đơn giản dễ thực hiện
đó là phương pháp trắc quang UV-VIS dựa trên phản ứng tạo phức màu của
iot với thuốc thử fucsin bazơ, đó là phức màu liên hợp ion.
2. Đã tiến hành các thực nghiệm khảo sát.
3. Đã nghiên cứu được quy trình xử lý mẫu: mẫu đất (dùng phương
pháp kiềm chảy) mẫu nước (dùng phương pháp cô cạn mẫu), mẫu trứng (xử
lý bằng dung dịch HNO3) từ đó xây dựng được quy trình phân tích vi lượng
iot theo phương pháp đo quang đối với mẫu đất, mẫu nước, mẫu trứng. Độ tin
cậy của các quy trình này đã được đánh giá qua các yếu tố như độ thu hồi và
độ chính xác.
4. Đã áp dụng những quy trình phân tích xây dựng được để phân tích
hàng loạt mẫu cụ thể như đất, mẫu nước (nước giếng, nước hồ, nước máy),
mẫu trứng và qua xử lý thống kê các số liệu thực nghiệm thu được đã đưa ra
những nhận xét về hàm lượng iot trong các đối tượng môi trường, cũng như
xác định được mối tương quan giữa chúng
* Hàm lượng iot trong đất (đất đồi, đất vườn, đất ruộng)
+ Đất ở vùng thái nguyên nghèo iot hơn đất ở Hà nội
+ Đất ở đỉnh đồi nghèo iot hơn đất ở sườn đồi và nghèo hơn đất ở
chân đồi.
+ Đất vườn và đất ruộng có hàm lượng iot gần tương đương nhau và
đều cao hơn đất đồi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
* Hàm lượng iot trong nước
Nói chung hàm lượng iot trong nước rất thấp, các kết quả xác định
được nằm trong sai số của phép đo, chính vì vậy có thể nói, kết quả phân tích
iot trong nước bằng phương pháp này chưa có đánh giá cụ thể được.
+ Hàm lượng iot trong nước suối và nước khe thấp nhất có liên quan
đến nước suối, nước khe có nguồn gốc từ vùng cao
+ Hàm lượng iot trong nước giếng, nước sông và nước máy gần như nhau
* Hàm lượng iot trong trứng
Có liên quan chặt chẽ đến nguồn thức ăn của gia cầm và môi trường sống.
+ Trong trứng vịt có hàm lượng iot cao hơn trứng gà và trứng chim cút
do thức ăn của vịt phong phú hơn của gà và chim cút
5. Đã dùng phương pháp thêm và phương pháp thống kê xác suất để
đánh giá các kết quả phân tích thu được, qua kết quả phân tích trên mẫu trứng
cho thấy phương pháp có độ thu hồi và độ chính xác cao.
6. Kết quả nghiên cứu thu được đã giải quyết được những mục tiêu mà
luận văn đề ra, quy trình phân tích iot đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với
nhiều phòng thí nghiệm cơ sở có khả năng phân tích hàng loạt mẫu với độ thu
hồi, độ chính xác cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kevin M. Sullivan; Robin Houston, Jonathan Gorstein and Jenny
Cervinskas, Monotoring Universal Salt Iodinaton programes (1995).
2. M.G. Venkatesh Mannar and John T. Dunn; Salt Iodination for the
Elimination of iodine Deficiency (1995).
3. V.I.Kxenzenkx, D.C. Danaev, Hóa học và kỹ thuật của Brom, Iot và các
hợp chất của chúng (tiếng nga). NXB Hóa học. Trang 54 (1979).
4. “World Heald Organization (WHO)”, MDIS Working paper 1. WHO,
UNICEF, ICCIDD, July 1993: Global Prevalence of iodine
Deficiency Disorder.
5. B.S. Hetzei, CS Pandy. The conquest of Iodine Deficiency. Disorders
Oxford University Press. Delhi 1994.
6. Robert L. Grob.Phân tích sắc ký môi trường (bản dịch từ tiếng Anh sang
tiếng Nga), Moskva, NXB Hoá học 1979.
7. Savicev J.J., Nasiljeva Z.G, Golovin J.J. Tạp chí phòng thí nghiệm
(tiếng Nga) 29,1433 (1963).
8. J.Churacek,P.Jandera; Uvod do Vijsokou’cinne’ kapalinove kolonova
Chromatographie.Praha (1984).
9. Phương pháp xác định hàm lượng iotua, TCVN 4570 - 88 (1998).
10. Zhao Guiging, Lui Jintang, Chem. Abstract; 16178u, Vol 109 (1987).
11. Koh Tomoro; Ono Massanori, Makine Ichiro, Analy.st 113(6) - 945-8 (1998).
12. Bulinski Romuald, Marzee’ zligliew,Koktyz Natalia. Chem.Abstract
5012 cs,109 (1998).
13. Salinao F., Ymezez Chanchen J.C., Lemar Gallego J.M; Microchem, J,
37 (2), 145 - 8 (1988).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
14. E B Sandell, I.M, Kothoff; Micro determination of iodine by a catalytic
method; Microchim. Acta 1,9 -25(1939).
15. T. Tomiyasu, H. Sakamoto, N. Yonehara, Kinetic and mechanistic study
of chlorpromazine - hydrogen peoxide reaction for the catalytic
spectrophotometric determination of iodide, Analytica chemica Acta,
320, 217 - 227 (1996).
16. V. Poluzzi, B. Cavalchi, A. Alberrini et al, Analytical Abstract vol, 59
(I), p. 1 F20 (1997)
17. LenoreS., Clesceri, Arnold E. Greenberg, Andrew D. Eaton. Standard
Methods for Examination of water and Wastewater 16
th
- Edition, Iodine
(4500 - I) (1985)
18. Mitsuru Ebihara, Naomi Saito. Instrumantal and Radiochemical Neutron
Activation Analysis of trace Iodine in Geological samples Anal.
Sciences, April, Vol 8 (1992)
19. Takashi Tomiyasu, Misa Nonaka, Hayao Sakumoto; Kinetic Determination
of Total Iodine in Urine and Foodstuff Using a Mixed Acid as Pretreatment
Agent; Anal Sciences, Febuany Vol 20, 391- 3 (2004).
20. West. P. Ana. Chemi V.28,p.1816 (1956).
21. Golosnhi tskaia V. A. Ứng dụng thuốc thử hữu cơ trong phân tích.
22. Pef. C.b. Novocherskaia C.60 (1974).
23. Hoàng Nhâm, Hoá học vô cơ tập 2, NXB giáo dục (1994)
24. N.I. Bloc, Hoá học phân tích định tính (Tiếng Nga) NXB hoá học quốc
gia Matxcơva (1952)
25. Nguyễn Xuân Ninh, Vitamin và chất khoáng từ vai trò sinh học đến
phòng và điều trị bệnh, NXB y học, (1999)
26. Đặng Trần Duệ, Bệnh học nội khoa, NXB y học tr 274 (1973)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
27. Lê Mỹ, Chiến lược phòng chống bệnh bướu cổ ở Việt Nam, TC hoạt
động khoa học số 1, trang 5 (1993).
28. Thông tin về các rối loạn thiếu iot, chương trình Y tế quốc gia phòng
chống các rối loạn do thiếu iot, Bộ Y tế (1995)
29. Đề án: Mục tiêu phòng chống các rối loạn thiếu iot, Bộ Y tế, chương
trình y tế quốc gia 1996 - 2000.
30. Đào Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Dũng, Trần Mỹ Linh, Phạm Hùng Việt.
Các phương pháp sắc ký NXB KH&KT (1985)
31. Nguyễn Văn Hợp, Nguyễn Hải Phong, Đề tài NCKH cấp bộ B - 940608
Trường Đại học Huế, (1995)
32. Phạm Luận, cơ sở các kỹ thuật xử lý mẫu phân tích, giáo trình
ĐHKHTN khoa Hoá (2000)
33. Trần Tứ Hiếu, Phân tích trắc quang, phổ UV-VIS, NXB- ĐHQG Hà
Nội, 2003, lần thứ 2: 2008
34. Nguyễn Trọng Biểu, Từ Văn Mặc, thuốc thử hữu cơ, NXB - KHKT
Hà Nội 1978.
35. Trần Tứ Hiếu, Hóa học phân tích, NXB- ĐHQG Hà Nội, in lần thứ 1:
2000, tái bản lần thứ 2 (2002) và lần thứ 3 (2004).
36. Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng. Viện thổ nhưỡng nông
hóa. NXB Nông nghiệp 1998.
37. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh.
Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng. NXB-GD 1996.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thạc sĩ hóa học phân tích- Nghiên cứu phương pháp phân tích vi lượng iot trong các đối tượng môi trường.pdf