Luận văn Nghiên cứu tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện An Dương – Hải Phòng

MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày. Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng Theo tính toán của nhiều nhà dinh dưỡng học, muốn cơ thể hoạt động bình thường cần cung cấp 2300-2500 kcal mỗi ngày, trong đó phải có 250-300 gam rau (tương đương với 7,5-8 kg/tháng hay 90-108 kg/năm – Trần Khắc Thi). Như vậy tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650 – 9.180 nghìn tấn, tổng sản lượng rau các loại năm 2006 đạt 9.650 nghìn tấn. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. WTO là một thị trường lớn với 5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch nhập khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm. Trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, rau hoa quả là mặt hàng lớn nhất của sân chơi WTO với thị trường tiêu thụ thế giới khoảng 103 tỷ USD/năm nhưng Việt Nam mới chỉ chiếm 0,2% thị phần, một tỷ lệ quá nhỏ bé (TS. Nguyễn Quốc Vọng). Những thách thức lớn nhất đối với hàng nông sản Việt Nam khi hội nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO là số lượng, chất lượng, giá thành và vấn đề an toàn thực phẩm. Bốn thách thức trên đã trở thành bốn luật chơi trên thị trường thế giới trong đó luật chơi “an toàn thực phẩm” là bài toán khó nhất. Nông sản phải có chứng chỉ “thực hành nông nghiệp tốt – GAP) để chứng minh với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn thế giới về sự an toàn và vệ sinh của sản phẩm nông sản của Việt Nam. Khó khăn đối với sản phẩm nông nghiệp của chúng ta hiện nay vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định là chất lượng sản phẩm. Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ giúp người sản xuất từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, vì nó kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z, từ sửa soạn đồng ruộng, canh tác đến thu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản, thuốc BVTV, môi trường, bao bì An Dương là một huyện ngoại thành Thành phố Hải Phòng, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt vị trí địa lý dọc quốc lộ 5 và năm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng. Theo quy hoạch của Thành phố trong những năm tới, huyện An Dương được quy hoạch thành những vành đai sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên môn hoá để cung cấp lương thực thực phẩm cho thành phố và các khu vực lân cận. Đối với huyện An Dương, trong các loại thực phẩm thì rau là cây trồng được đặt lên hàng đầu. Với lợi thế vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi nên sản xuất rau của huyện An Dương những năm vừa qua đạt hiệu quả kinh tế cao. Chất lượng rau còn hạn chế, đặc biệt mức độ an toàn kém do rau vẫn còn dư lượng thuốc BVTV và vi sinh vật gây hại vượt quá ngưỡng cho phép khi tiêu thụ trên thị trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Nguyên nhân chủ yếu là quy trình sản xuất rau chưa tuân theo những quy định nghiêm ngặt, một quy trình cụ thể. Xuất phát từ thực tế sản xuất của huyện An Dương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện An Dương – Hải Phòng”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện An Dương, từ đó đễ xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyệnh trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về sản xuất rau an toàn và tiêu chuẩn VietGAP - Đánh giá thực trạng sản xuất rau của huyện trong thời gian gần đây. - Đánh giá thực trạng sản xuất rau theo quy trình VietGAP của huyện An Dương - Kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng - Các hộ sản xuất rau - Các HTX dịch vụ nông nghiệp - Cơ quan quản lý Nhà nước - Các đơn vị cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp - Một số thị trường tiêu thụ sản phẩm rau của huyện An Dương. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính huyện An Dương, tập trung nghiên cứu tại 3 xã trọng điểm (Đại Bản, Hồng Phong, An Hoà) 1.3.2.2. Phạm vi thời gian - Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau trong giai đoạn 2006-2008 - Nghiên cứu khảo sát các hộ sản xuất rau trên địa bàn huyện năm 2008 - Đưa ra biện pháp chủ yếu về sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện đến năm 2015. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm rau an toàn Khái niệm về rau an toàn? Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên các diện tích đất có thành phần hoá - thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất), được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra. Gọi là rau an toàn vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép. Trong rau an toàn vẫn tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng. Trong đời sống hàng ngày, tau an toàn thường được gọi là rau sạch. Để phân biệt một cách chính xác hơn, khái niệm rau sạch nên sử dụng để chỉ các loại rau được sản xuất theo các quy trình canh tác sạch đặc biệt, như thuỷ canh, rau “hữu cơ” Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau sạch cao hơn nhiều so với rau an toàn. Sản lượng rau sạch được sản xuất ở nước ta hiện nay là không đáng kể (phần lớn giới hạn trong phạm vi các dự án khoa học – sản xuất) Rau sạch là rau không chứa các độc tố và các tác nhân gây bệnh, an toàn cho người và gia súc. Sản phẩm rau xem là sạch khi đáp ứng được các yêu cầu sau: hấp dẫn về hình thức, tươi sạch, không bụi bẩn và lẫn tạp chất, thu đúng độ chín khi có chất lượng cao nhất, có bao bì hấp dẫn. Khái niệm rau “sạch” bao hàm rau có chất lượng tốt với dư lượng các hoá chất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As), nitrat cũng như các vi sinh vật có hại đối với sức khoẻ của con người ở dưới mức các tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn ViệtGAP. Đây là các chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm xác định mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cho mặt hàng rau quả “sạch” Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ, hoa và quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được gọi là rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn [1]. 2.1.2. Vai trò và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất rau an toàn 2.1.2.1. Vai trò của sản xuất rau an toàn Trong bữa ăn hàng ngày, rau là thức ăn không thể thiếu, là nguồn cung cấp vitamin phong phú nên nhiều thực phẩm khác không thể thay thế được như các loại vitamin A, B, C, D, E, K, các loại axít hữu cơ và khoáng chất như Ca, P, Fe rất cần cho sự phát triển của con người. Rau không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn có tác dụng chữa bệnh. Chất xơ trong rau có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, huyết áp và bệnh đường ruột, vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày, vitamin D trong rau giàu caroten có thể hạn chế những biến cố về ung thư phổi [5] Việt Nam là một nước nhiệt đới có thể tiến hành trồng rau quanh năm, ngành rau nước ta đã phát triển từ khá lâu và đóng góp khoảng 3% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp. Phát triển rau có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội: tạo việc làm, tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên cho hộ gia đình. Rau là cây ngắn ngày, có những loại rau như cải canh, cải củ từ 30-40 ngày đã cho thu hoạch, rau cải bắp 75 – 85 ngày, rau gia vị chỉ 15 – 20 ngày một vụ cho nên một năm có thể trồng được 2 – 3 vụ, thậm chí 4 – 5 vụ [2]. Cây rau còn là cây dễ trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất. Trồng rau không những tận dụng được đất đai mà còn tận dụng được cả lao động và những tư liệu sản xuất khác. Cây rau là cây có giá trị kinh tế cao, 1 ha trồng rau mang lại thu nhập gấp 2 – 5 lần so với trồng lúa. Vì vậy trồng rau là nguồn tạo ra thu nhập lớn cho hộ [4]. Rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu cho chế biến. Sản xuất rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. Sản xuất rau tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cải bắp, cà chua, ớt, dưa chuột đóng góp một phần đáng kể vào sản xuất chung của cả nước và mở rộng quan hệ quốc tế. Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân, giải quyết việc làm cho người lao động, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái. 2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất rau an toàn Rau là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, yêu cầu việc bố trí mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý và khoa học. Sản xuất rau đòi hỏi phải đầu tư nhiều lao động Rau là ngành sản xuất mang tính hàng hoá cao, sản phẩm rau an toàn có chứa hàm lượng nước cao, khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập nát, khó bảo quản và vận chuyển. Sản xuất và tiêu thụ rau mang tính thời vụ do đó khả năng cung cấp của chúng có thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại khan hiếm ở thời điểm giáp vụ, nhu cầu của người tiêu dùng là bất cứ mọi thời điểm trong năm. Đặc điểm riêng cho sản xuất và tiêu thụ rau an toàn: - Quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt - Yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất (chọn đất, nước tưới, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất) và đặc điểm sản phẩm nên gây ra cho người sản xuất, cung ứng khó chủ động được hoàn toàn về số lượng và chất lượng rau ra thị trường. Điều này dẫn tới sự dao động lớn về giá cả, số lượng, chất lượng rau trên thị trường. Tiêu dùng rau an toàn còn phụ thuộc vào yếu tố thu nhập, tâm lý, tập quán, thói quen người tiêu dùng. Xu hướng phát triển ở nước ta hiện nay nhu cầu tiêu dùng đang tăng nhanh tạo ra thị trường tiêu thụ rau an toàn phát triển cả về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm. 2.1.3. Lý luận về GAP (EUREPGAP, ASIANGAP) Từ năm 1997, là sáng kiến của nhà bán lẻ châu Âu (Euro – Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ, họ đó đưa ra khái niệm GAP. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Argricultural Practice – GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virut ký sinh trùng) và hoá chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng Nitrat) đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng ruộng đến khi sử dụng.

doc125 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 22206 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện An Dương – Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hụ thuộc vào khả năng tài chính của các hộ, còn phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của từng cây trồng. Bảng 4.23. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Chỉ tiêu Đại Bản Hồng Phong An Hoà T/c VietGAP SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Số hộ điều tra 30 100,0 30 100,0 30 100,0 1. Sử dụng thuốc BVTV không cho phép - Số hộ sử dụng 3 10,0 2 6,7 0 0,0 - Số hộ không sử dụng 27 90,0 28 93,3 30 100,0 100 2. Phòng trừ theo phương pháp IPM - Số hộ phòng trừ 19 63,3 23 76,7 25 83,0 100 - Số hộ không phòng trừ 11 36,7 7 23,3 5 17,0 3. Sử dụng thuốc BVTV từ cửa hàng được phép kinh doanh -Số hộ sử dụng 28 93,3 25 83,3 30 100,0 - Số hộ không sử dụng 2 6,7 5 16,7 0 0,0 100 4. Thời gian cách ly - Số hộ thu hoạch 7 ngày kể từ ngày phun lần cuối 26 86,7 27 90,0 28 93,0 100 - Số hộ thu hoạch trước 7 ngày kể từ ngày phun lần cuối 4 13,3 3 10,0 2 7,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2009) Theo tiêu chuẩn VietGAp thì các hộ sản xuất rau nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, không được phép sử dụng thuốc BVTV không cho phép sử dụng, thuốc cấm, chỉ sử dụng loại thuốc trong doanh mục được phép sử dụng đối với từng loại rau, quả tại Việt Nam. Không được sử dụng thuốc BVTV tư các cơ sở kinh doanh không có giấy phép và thời gian cách ly phải đảm bảo đúng hướng dẫn trong sử dụng thuốc. Qua bảng số liệu ta thấy vẫn còn 10% số hộ ở Đại Bản và 6,67% số hộ ở Hồng Phong vẫn sử dụng thuốc BVTV không nằm trong danh mục cho phép. Các hộ cũng đã chú trọng việc mua thuốc BVTV ở các cửa hàng kinh doanh có giấy phép tuy nhiên ở xã Hồng Phong vẫn còn 16,67% số hộ sử dụng thuốc BVTV ở cửa hàng không có giấy phép kinh doanh. Nguyên nhân các hộ vẫn sử dụng thuốc BVTV không được phép sử dụng và ở các cửa hàng không có giấy phép kinh doanh do giá thuốc BVTV rẻ, khả năng diệt sâu bệnh cao và có một số loại thuốc còn giúp cho rau có năng suất cao, xanh hơn... và nguồn gốc của các loại thuốc này chủ yếu từ Trung Quốc. Bênh cạnh việc sử dụng thuốc không được phép lưu hành thì số hộ thu hoạch trước thời gian cách ly cho phép (7 ngày) vẫn còn cao, ở xã Đại Bản là 13,33% xã Hồng Phong là 10%. Số hộ phòng trừ theo phương pháp IPM ở các hộ điều tra tương đối cao, ở xã Đại Bản là 63,33% xã An Hoà là 83%. Theo tiêu chuẩn VietGAP thì chỉ khuyến khích các hộ phòng trừ theo phương pháp IPM. 4.2.8. Vốn đầu tư cho sản xuất rau Bảng 4.24. Vốn đầu tư cho sản xuất rau ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Đại Bản Hồng Phong An Hoà Tính chung Tổng số vốn/hộ đầu tư cho sản xuất rau 18 19,5 24 61,5 Vốn tự có 15 15,5 18 48,5 Vốn đi vay 3 4,0 6 13,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2009) Qua bảng số liệu ta thấy số vốn các hộ đầu tư cho sản xuất rau tương đối lớn vì các hộ phải đầu tư mua lưới, thực hiện các yêu cầu của sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên để sản xuất theo quy trình VietGAP thì đòi hỏi các hộ phải đầu tư lớn hơn do phải thêm chi phí kiểm tra mẫu đất, nước, mẫu rau và các chi phí khác để đảm bảo quy trình sản xuất. Tuy nhiên hiện tại với mức đầu tư như trên thì các hộ có thể tiến hành sản xuất theo quy trình VietGAP. Vấn đề là đầu ra cho sản phẩm và giá cả có được người tiêu dùng chấp nhận mức giá cao hơn rau thường, có như vậy với đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất. Qua thực tế điều tra thì có tới 62% số hộ được hỏi thiếu vốn đầu tư cho sản xuất rau. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất rau an toàn nói chung và quy trình VietGAP nói riêng. Bảng đánh giá theo quy trình VietGAP Diễn giải Tiêu chuẩn VietGAP Hồng Phong Đại Bản An Hoà 1. Vùng sản xuất Vùng sản xuất không có mối nguy ô nhiễm Đã được chứng nhận vùng sản xuất an toàn Đã được chứng nhận vùng sản xuất an toàn Đã được chứng nhận vùng sản xuất an toàn 2. Giống - Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng - Ghi chép các biện pháp xử lý - Ghi chép nguồn gốc giống khi mua - 66,67% - 16,67% - 0% - 73,33% - 23,33% - 0% - 83,33 - 30% - 3,33% 3. Đất - Kiểm tra mẫu đất hàng năm - Có biện pháp chống sói mòn và thoái hoá đất - Không chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm đất - 6,67% - 3,33% - 46,67% - 3,33% - 0% - 40% - 16,67% - 23,33% - 50% 4. Nước - Kiểm tra mẫu nước định kỳ - 10% - 6,67% - 30% 5. Phân bón - Không bón phân tươi - Đánh giá nguy cơ ô nhiễm đất do sử dụng phân bón - Lưu trữ hồ sơ khi mua phân bón - Lưu trữ hồ sơ khi sử dụng - 60% - 0% - 6,7% - 0% - 80% - 0% - 3,3% - 3,3% - 76% - 0% - 16,7% - 10% 6. Hoá chất, thuốc BVTV - Sử dụng thuốc BVTV được phép theo tiêu chuẩn Việt Nam - Mua thuốc BVTV từ cửa hàng được phép kinh doanh - 90% - 93,3% - 93,3% - 83,3% - 100% - 100% 7. Quản lý chất thải - Có biện pháp quản lý và xử lý chất thải - 100% không có - 100% không có - 100% không có 8. Người lao động - Lao động trong độ tuổi - Có hồ sơ cá nhân - Lao động được tập huấn về VietGAP - 66,67% - 39,68% - 3,17% - 64,52% - 35,48% - 3,23% - 72,06% - 44,12% - 7,35% 9. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ - 100% Không ghi chép - 100% Không ghi chép - 100% Không ghi chép 10. Kiểm tra, giám sát nội bộ Không có Không có Không có 11. Khiếu nại Không có Không có Không có 4.2.9. Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở các hộ điều tra 4.2.9.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại rau tại các điểm điều tra So sánh hiệu quả kinh tế của 5 loại rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và rau thường tại các điểm điều tra ảng số liệu cho thấy rau sản xuất theo quy trình VietGAP có lãi/1 ha cao hơn rau thường. Có được kết quả này là do giá bán rau sản xuất theo VietGAP cao hơn từ 2-3 lần so với rau thường. Tuy nhiên mức lãi chưa chênh lệch nhiều là do chi phí cho sản xuất rau theo quy trình VietGAP rất cao, một số hộ phải chi phí mua lưới và khoan giếng để lấy nước tưới cho rau và một số hộ phải tự đi kiểm tra mẫu đất, mẫu nước. Vì vậy chi phí cho sản xuất rau theo quy trình VietGAP cao hơn rất nhiều so với sản xuất rau thường nên kết quả sản xuất (lãi/1 ha) so với rau thường chưa có được chênh lệch lớn. Trong thời gian tới người tiêu dùng ngày càng yêu cầu sản phẩm an toàn và hiểu biết nhiều hơn về tiêu chuẩn VietGAP thì chắc chắn họ sẽ chấp nhận mức giá cao. Đây là cơ sở để kết quả và hiệu quả sản xuất rau theo quy trình VietGAP cao hơn rau thường. Qua bảng cho ta thấy cây đậu đũa có lãi/1ha cao nhất, ở Đại Bản là 31,772 triệu, xã Hồng Phong là 32,5 triệu, tuy nhiên chi phí đầu tư cho 1ha cũng cao nhất trong các loại cây (ở Đại Bản là 40,338 triệu/1ha, Hồng Phong là 41 triệu/ha Bảng 4.24. Hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại rau ở các hộ điều tra Xã Loại rau Đại Bản Hồng Phong An Hoà Rau VietGAP (Lãi 1000đ/ha) Rau thường (Lãi 1000đ/ha) Rau VietGAP (Lãi 1000đ/ha) Rau thường (Lãi 1000đ/ha) Rau VietGAP (Lãi 1000đ/ha) Rau thường (Lãi 1000đ/ha) Rau cải 21.820 19.500 22.763 21.135 22.191 20.342 Xà lách 13.651 11.450 14.527 14.500 14.454 13.100 Đậu đũa 31.772 25.772 32.500 30.000 30.694 28.985 Cần tây 14.106 12.442 14.530 12.131 14.525 11.235 Cải bẹ 19.886 15.890 19.741 16.875 19.714 16.500 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2009) 4.2.9.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại rau ở các hộ Đầu tư cho sản xuất rau an toàn, đặc biệt là theo quy trình VietGAP cao hơn hẳn so với sản xuất rau thường, nên người sản xuất rất quan tâm đến vấn đề giá cả tiêu thụ. Giá phải cao thì người sản xuất mới thu được lãi tương xứng với chi phí đầu tư. Giá cả là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của quá trình sản xuất rau an toàn. Hiệu quả sản xuất của một số cây rau tại các điểm điều tra được thể hiện qua bảng 4.25 4.25. Hiệu quả sản xuất của một số loai rau tại các hộ điều tra năm 2009 Diễn giải ĐVT Chủng loại rau Cà chua Cà tím Dưa chuột Đậu đũa Cải ngọt Cải bắp Cải xanh Su hào Lơ trắng Rau muống I. Đầu tư/1ha 1. CP phải trả bằng tiền (TCp) 1000đ 12463,0 12175,9 11325,5 1311,3 10277,9 14691,4 6591,0 10679,9 9574,5 5785,0 2. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 8129,7 9648.2 10115,8 9115,9 9104,3 9599,7 5688,3 8495,1 8671,8 4882,3 3. Công lao động (LC) Công 1384,0 2212,0 1088,0 1388,0 625,0 899,0 561,0 913,0 995,0 474,0 + Lao động gia đình (W) Công 1275,0 2212,0 1088,0 1275,0 625,0 755,0 561,0 913,0 995,0 474,0 + Lao động thuê ngoài - Ngày công Công 109,2 109,2 144,3 - Thành tiền 1000đ 2707,3 2707,3 3610,8 II. Kết quả trên 1 ha 1. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 51550,2 81016,0 42604,3 55191,1 40462,5 45420,6 30880,1 30460,3 43527,9 27388,4 2. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 43420,5 71367,8 32488,4 46075,3 31358,2 35820,9 25191,8 21965,2 34856,1 22506,1 3. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 39438,0 69155,2 31400,3 42092,7 30732,9 31454,8 24630,2 21051,3 33860,3 22031,6 III. Hiệu quả chi phí + GO/IC Lần 6,3 8,4 4,2 6,1 4,4 4,7 5,4 3,6 5,0 5,6 + VA/IC Lần 5,3 7,4 3,2 5,1 3,4 3,7 4,4 2,6 4,0 4,6 + MI/IC Lần 4,9 7,2 3,1 4,6 3,4 3,3 4,3 2,5 3,9 4,5 IV. Hiệu quả LĐGĐ + GO/W 1000đ/c 40,4 36,6 39,2 43,3 64,7 60,1 55,0 33,3 43,7 57,7 + VA/W 1000đ/c 31,4 32,3 29,9 33,2 50,1 39,8 44,9 24,0 35,0 47,4 + MI/W 1000đ/c 28,5 31,3 28,9 30,3 49,1 35,0 43,9 23,0 34,0 46,4 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2009) Trong 10 chủng loại rau của các hộ ở 3 xã Đại Bản, Hồng Phong, An Hoà cho thấy: rau muống là cây cho giá trị sản xuất thấp nhất 27,388 triệu/1 ha. Tuy nhiên với đặc điểm về tính thời vụ ngắn (chỉ khoảng 21-28 ngày) việc sản xuất rau muống đem lại hiệu quả đáng kể. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi trong một năm người sản xuất có thể trồng được 7-10 lứa. Cải xanh là cây có thể sản xuất quanh năm, với chi phí trung gian khoảng 5,688 triệu đồng/1ha người sản xuất có thể thu được 24,630 triệu đồng/1ha/1vụ đặc biệt cải xanh có chu kỳ sản xuất ngắn và giá cả khá ổn định và cao (5000đ/1kg), nên thu nhập hỗn hợp/công lao động nhận được là khá lớn. Trong các loại cây trồng trên cà tím là cây cho giá trị sản xuất cao nhất (80,016 triệu đồng/1ha) nhưng đòi hỏi lượng đầu tư cao cả về giá trị (12,175 triệu đồng/1ha) và công lao động (2212 công) do vậy MI/W chỉ đạt 31,3 nghìn đồng/công. Như vậy hiệu quả sản xuất rau an toàn, đặc biệt là những cây ngắn ngày đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cả đồng thời với những cây trồng này còn có tác dụng tích cực trong việc xây dựng các công thức luân canh khác nhau vừa cải tạo đất, vừa tăng thu nhập cho người nông dân. 4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau 4.3.1. Người tiêu dùng Quy mô dân số Thành Phố Hải phòng và các tỉnh lân cận đang tăng nhanh, đây là thị trường tiêu dùng rau xanh lớn. Do vậy nhu cầu tiêu thụ rau của Hải Phòng cũng tăng lên nhiều. Mức sống của các bộ phận dân cư dẫn đến sự thay đổi trong tiêu dùng rau nói chung và rau an toàn nói riêng. Các tầng lớp dân cư Hải Phòng, nhất là khu vực nội thành nhìn chung đều là bộ phận có thu nhập và mức tiêu dùng khá cao so với nhiều vùng khác trong cả nước, vì vậy nhu cầu rau tươi không chỉ đòi hỏi đủ về số lượng, chủng loại phong phú, đa dạng mà còn yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc tăng mức sống của tầng lớp dân cư thành thị nghèo, được biểu hiện bằng việc tăng sức mua, điều kiện sống được cải thiện của tầng lớp này kéo theo việc tăng mua sản phẩm và tăng lượng tiêu thụ rau. Trái lại tăng mức sống của tầng lớp trung lưu và khá giả có tác động ngược lại, tiêu dùng rau sẽ giảm mà thay vào đó là các loại thực phẩm khác: hoa, quả, sản phẩm chế biến... Giá cả rau an toàn ảnh hưởng đến cầu rau an toàn. Sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP sẽ dẫn đến chi phí vật chất và công lao động cao, bởi vậy giá cả cũng cao hơn. Sản xuất rau thường có thời vụ cung cấp sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, do vậy giá cả thường không ổn định trong thời gian dài. Một yếu tố khác làm ảnh hưởng đến mức tiêu dùng rau an toàn đối với người dân Hải Phòng là sự tin tưởng chất lượng rau an toàn. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, người dân có mức chi tiêu về rau chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi tiêu, mà rau là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu không thể thiếu được nên độ co dãn của cầu theo giá cả rau tươi ít co dãn so với cung. Do đó, khả năng tăng cầu tiêu dùng rau an toàn sẽ nhanh khi người dân yên tâm về chất lượng sản phẩm, mặc dù giá tăng cao so với rau thường. Theo điều tra cho thấy có sự chênh lệch giá bán rau an toàn giữa các cửa hàng, siêu thị và các chợ. Mức chênh lệch này tuỳ theo từng loại rau: đối với rau ăn lá thì mức chênh lệch này không đáng kể, nhưng rau ăn củ, quả thì chênh lệch nhiều, yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng và cuối cùng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm. 4.3.2. Hiểu biết của người tiêu dùng về rau an toàn Để tìm hiểu nhận thức của người tiêu dùng đối với rau an toàn chúng tôi tiến hành phỏng vấn 40 người (trong đó có 20 công chức, 17 người lao động tự do và 3 người lao động từ tỉnh khác). Họ là khách hàng của các cửa hàng, siêu thị bán rau an toàn và người mua rau thường tại các cửa hàng, siêu thị và các chợ. Khi được hỏi về rau an toàn thì có trên 50% số ngưòi được hỏi cho biết họ chưa biết hoặc biết không đầy đủ về rau an toàn, họ cho rằng rau an toàn là rau đã được rửa thuốc tím hay ngâm nước muối trước khi dùng. Trong đó một bộ phận chủ yếu là công chức có khái niệm chung chung cho rằng đó là rau không sử dụng hoặc sử dụng ít các sản phẩm hoá học (phân bón, thuốc trừ sâu...), không có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tốt hơn cho môi trường so với rau thường. Mức hiểu biết về rau an toàn cũng khác nhau theo các đối tượng điều tra. Với những công chức số hiểu biết rõ về rau an toàn là 9/20 người được phỏng vấn, còn lại 5 trong số 17 người lao động được hỏi cho biết họ hiểu rõ về rau an toàn và 5/17 người cho biết họ chưa bao giờ nghe đến. Điều này cho thấy việc quảng bá, tuyên truyền thông tin một cách đầy đủ về rau an toàn là rất cần thiết. Trong số các đối tượng được hỏi số người thường xuyên ăn rau an toàn hiện nay chưa cao (12/40 người), họ thường là những hộ có thu nhập cao và số khẩu/hộ thấp khoảng 3 người/hộ, 1/2 số người được phỏng vấn (20/40 người) là những người có ý thức về rau an toàn và đã từng sử dụng rau an toàn nhưng không thường xuyên. Họ thường là những đối tượng cần ăn kiêng trong một giai đoạn nào đó, hoặc các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như có trẻ nhỏ... họ chỉ sử dụng rau an toàn vào thời điểm cần thiết còn phần lớn họ vẫn mua rau ở chợ bán lẻ. Đây là khách hàng tiềm năng, họ có mức hiểu biết nhất định về rau an toàn, có khả năng sử dụng rau an toàn nhưng vì lý do nào đó họ không mua. Số người chưa ăn bao giờ là những người chưa biết nhiều đến rau an toàn hoặc là những người không có khả năng tiêu dùng rau an toàn do giá còn cao, hoặc một số người cho rằng rau ngon là rau sạch mà có một số loại rau an toàn nhìn bề ngoài có khi không ngon bằng rau thường. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các nhà phân phối rau an toàn (những người làm quản lý tại các cửa hàng, quầy hàng của tư nhân, các siêu thị có kinh doanh rau an toàn) và một số nhà hàng khách sạn, người tiêu dùng để đánh giá mức độ tin tưởng vào chất lượng rau an toàn sản xuất tại An Dương. Đối với đối tượng là các nhà hàng, bếp ăn tập thể chúng tôi sử dụng thông tin do các siêu thị và một số nhà hàng cung cấp. Các chủ thể thuộc thành phần trung gian bán lẻ như các cửa hàng, quầy hàng, siêu thị có bán lẻ rau an toàn là những người đã có quan sát, kiểm ra vùng sản xuất trước khi thực hiện hợp đồng mua bán sản phẩm. Tuy nhiên, có một số ít họ cũng chưa hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng rau an toàn. Mức độ tin cậy là 80% đối với các đơn vị bán lẻ là cửa hàng, quầy hàng và 75% đối với các siêu thị. 4.3.3. Điều kiện kinh doanh của các cơ sở tiêu thụ Hiện nay, các cơ sở kinh doanh nhìn chung chưa được thuận lợi. Trang thiết bị vật chất còn nghèo nàn, có 15/35 cơ sở có giàn lạnh để rau và 4/35 cơ sở có kho bản quản lạnh, tập trung chủ yếu là các siêu thị. Các cửa hàng, quầy hàng chuyên kinh doanh rau: do quầy được đặt ở giữa chợ hoặc là là một kiốt mới thuê nên cơ sở vật chất rất sơ sài, chỉ có những giá sếp rau bằng khung nhôm, sắt hoặc nhựa và đặt rau trong điều kiện bình thường, chưa đơn vị nào có thiết bị bảo quản. Hạn chế: - Không có kho lưu trữ, bảo quản rau, do đó những khi hàng bán chạy người cung cấp chưa kịp đáp ứng, họ không có sản phẩm bán cho người tiêu dùng, hoặc một số cửa hàng, quầy hàng không có kho bản quản lạnh, sản phẩm bán không hết trong ngày sẽ bị hư hỏng, không sử dụng được. - Địa điểm bán hàng hoặc nơi để rau không thuận tiện cho sự lựa chọn của khách hàng. Những điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua rau của người tiêu dùng vì những người nội trợ vào buổi chiều sau khi đi làm về họ mong muốn tiết kiệm thời gian mua thực phẩm cho bữa ăn gia đình.. Khác với thói quen người mua rau muốn giảm thời gian ghé bên đường có các chợ nhỏ. - Hệ thống bán lẻ rau an toàn còn chưa phát triển rộng khắp. Người muốn mua rau sạch chưa thuận tiện. Lượng rau sạch tiêu thụ theo hệ thống mạng lưới trong nội thành bình quân mới chỉ đạt 1-2 tấn/ngày, trong khi các tháng đông xuân đạt 2-3 tấn/ngày nhưng các tháng vụ hè thu chỉ đạt chưa đầy 1 tấn/ngày. a. Mối quan hệ giữa các đơn vị bán lẻ và người thu gom – bán buôn Hoạt động thương mại sản phẩm rau an toàn giữa các cửa hàng, siêu thị ở Việt Nam cách đây không lâu (từ 5- 7 năm) nên Nhà nước chưa xây dựng chính sách rõ ràng mà chỉ có cam kết giữa các bên, giữa 2 tổ chức (cửa hàng/siêu thị và các HTX sản xuất rau an toàn hoặc giữa cửa hàng/siêu thị và người cung ứng tồn tại dưới dạng hai kiểu hợp đồng: hợp đồng miệng và hợp đồng văn bản. + Hợp đồng miệng: rất tiện và dễ thay đổi nhưng không an toàn trong trường hợp có sự cố, bởi vì không có bằng chứng rõ ràng, không có giá trị về mặt pháp lý. Loại hợp đồng này thường được dùng khi người cung ứng và bán hàng đã làm việc trong thời gian dài và có niềm tin với nhau. Ví dụ như tại An Hoà thì người quản lý cửa hàng, siêu thị gọi điện về từ chiều hôm trước để đặt hàng gồm số lượng và chủng loại, sáng hôm sau người thu gom – bán buôn mang giao hàng theo số lượng và chủng loại đã đặt trước. + Hợp đồng bằng văn bản: rất phức tạp nhưng là cơ sở của quá trình trao đổi. Tất cả tạo thành cơ sở pháp lý. Điều đó lý giải tại sao đa số các cửa hàng, siêu thị chấp nhận kiểu hợp đồng này. Mẫu hợp đồng do Sở Công thương cung cấp. Với phương thức cam kết như vậy thuận lợi cho cả bên bán và bên mua sản phẩm. Về phía người cung cấp, có đầu ra cụ thể từng chủng loại rau, thời điểm, chất lượng, số lượng, hình thức... cần đáp ứng, từ đó có kế hoạch sản xuất. Với bên mua, đảm bảo nguồn hàng cung cấp đều đặn, tạo độ an toàn, ổn định cho quá trình tiêu thụ. b. Hoạt động Marketing Để tiêu thụ được sản phẩm rau an toàn, một số cơ sở sản xuất của Nhà nước và HTX tiêu thụ đã tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm của họ. Tuy nhiên, thực tế lượng rau an toàn tiêu thụ đúng nghĩa với tên của nó còn hạn chế. Khả năng tiếp thị của người nông dân bị giới hạn do họ thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu phương tiện và thiếu vốn để thực hiện. họ chỉ biết sản xuất rau an toàn và khả năng sản xuất của họ còn được phát huy khi sản phẩm rau an toàn có thị trường rộng. Hiện nay, khâu tiêu thụ phần lớn vẫn trông chờ và các tổ chức kinh tế của Nhà nước, chỉ có một số ít nông dân đã tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm của mình. Nếu không tiêu thụ được họ chỉ bán như rau thưòng tại các chợ tuyền thống. Yếu tố chủ yếu gây hạn chế tiêu thụ rau an toàn là khâu sơ chế, đóng gói và bảo quản rau an toàn. Rau khi sơ chế không có giá kệ kê bảo quản, chưa có bao bì tem nhãn. Trên địa bàn Hải Phòng đã có một số cơ sở sơ chế, đóng gói, bảo quản rau nhưng chưa có các quy định về điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh thiết bị dụng cụ, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân. Chưa có thương hiệu, quy trình công nghệ rõ ràng trong sơ chế, thiếu nước và kỹ thuật sử dụng nước trong quá trình sơ chế không đúng, thiếu trang thiết bị trong vận chuyển và tiêu thụ. Người sản xuất và kinh doanh chưa được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa khám sức khoẻ. Thói quen làm việc cũ, trình độ nhận thức của người quản lý sản xuất thường chỉ quan niệm là rau an toàn chỉ cần đảm bảo trong khâu sản xuất. 4.3.4. Chủ trương, chính sách của Nhà nước Công tác quản lý chất lượng sản phẩm Mặc dù có hàng loạt văn bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng vẫn thiếu văn bản quy phạm pháp luật về thực phẩm, pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các văn bản luật chưa đầy đủ, thiếu tính thống nhất, nhiều văn bản chỉ mang tính chất ngành hoặc văn bản tạm thời. Đặc biệt chưa thiết lập được mạng lưới thanh tra, kiểm tra chất lượng, kiểm soát các yếu tố gây ra mất vệ sinh và an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và sơ chế, đóng gói, tiêu thụ. Việc đầu tư các trang thiết bị máy móc cho sản xuất và xét nghiệm nhất là các thiết bị phân tích dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trên rau quả còn thiếu. Tóm lại những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn nói chung và rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP qua nghiên cứu cho thấy: + Vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện An Dương đã hình thành nhưng về cơ bản vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ, chưa tập trung. Người sản xuất chưa có các điều kiện thuận lợi trong sản xuất cũng như tiêu thụ rau + Các hạn chế trong áp dụng quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở các hộ: đây là một quy định mới của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, mặt khác quy trình đòi hỏi rất nghiêm ngặt, tuy nhiên các hộ vẫn còn sản xuất theo kinh nghiệm hoặc chưa được tập huấn đầy đủ về VietGAP nên vẫn còn hiện tượng các hộ sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục, còn phun nhiều lần trên vụ chủ yếu trên các cây trồng: cà pháo, dưa lê và dưa chuột. Sử dụng thuốc tăng nồng độ khoảng 1,2 lần (thuốc Địch bách tùng 90 pha 30g/10 lít nước, trong khi đó quy định tối đa là 22 g/10 lít nước). Thời gian cách ly không đảm bảo. + Chưa tích cực áp dụng kỹ thuật sản xuất mới như phương pháp trồng trong nhà lưới sẽ hạn chế sử dụng thuốc BVTV cho rau. + Trong quá trình sản xuất rau an toàn chưa giải quyết hiệu quả các mối quan hệ giữa người sản xuất với các tổ chức kinh tế và các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan khoa học. Do đó kết quả sản xuất rau an toàn còn hạn chế. + Phương thức sản xuất và tiêu thụ theo hình thức nhóm hộ tự nguyện tham gia thành lập các HTX sản xuất rau an toàn tỏ ra có nhiều ưu điểm hiện nay. Họ vừa là người sản xuất đồng thời là người giới thiệu và bán sản phẩm, nên thường bán được sản phẩm với giá cao hơn các nhóm sản xuất khác. + Thị trường rau an toàn còn hẹp so với thị trường chung về rau trên địa bàn Hải Phòng, hệ thống phân phối chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ đầu ra của người sản xuất. + Trong khâu lưu thông tiêu thụ rau an toàn còn rất nhiều khó khăn, chủ yếu là người sản xuất tự lo phương tiện thu hái, vận chuyển sản phẩm thô sơ, không có phương tiện chuyên dùng. Chưa có chợ đầu mối hoặc trung tâm bán buôn rau an toàn, thực phẩm sạch. + Mạng lưới cửa hàng bán lẻ rau sạch chưa phát triển rộng khắp. Tổng lượng rau sạch tiêu thụ theo mạng lưới bán lẻ mới chỉ chiếm khoảng 10-15% sản lượng rau sạch được sản xuất. + Vấn đề xét nghiệm mẫu rau, kiểm tra chất lượng rau an toàn chưa được thực hiện nên chưa gắn trách nhiệm người sản xuất với người tiêu dùng. + Công nghiêp bảo quản, chế biến phát triển chưa tương xứng. Hiện nay trên địa bàn Hải Phòng vẫn chưa có nhà máy quy mô công nghiệp, với công nghệ hiện đại, tiên tiến. Các cơ sở chế biến thực phẩm hầu hết thiết bị lạc hậu nên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. + Vai trò quản lý Nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thực phẩm chưa rõ ràng, chưa có chính sách ưu đãi đầu tư và khuyến khích sản xuất tiêu thụ rau an toàn. Cụ thể các chính sách về đầu tư, thuế, tín dụng, khuyến nông, bảo hiểm nông nghiệp... cho rau an toàn đều chưa có. Chưa thực sự quan tâm đến tổ chức thị trường và đầu tư cho lưu thông, tiêu thụ rau an toàn. + Hạn chế trong công tác tuyên truyền của các ngành, các cấp, các Hội trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn và thực phẩm sạch là một trong những nguyên nhân làm người tiêu dùng chưa thật tin tưởng vào chất lượng rau an toàn. Phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP và tổ chức đầu tư sản xuất rau an toàn từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ là vấn đề hết sức quan trọng cần có sự chỉ đạo của Thành Phố, cùng sự phối hợp với các cấp, các ngành. Có như vậy mới thúc đẩy được sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) ở huyện An Dương theo một quy trình quốc gia. 4.4. Những giải pháp phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện An Dương 4.4.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rau 4.4.1.1. Chủ trương phát triển nông nghiệp của huyện An Dương Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn hiện nay còn là vấn đề mới, để hạn chế được những rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đối với người nông dân chúng ta cần đưa ra những giải pháp cơ bản để phần nào hạn chế được những rủi ro đó, những giải pháp đưa ra nhằm thúc thẩy sản xuất và tiêu thụ rau sản xuất theo quy trình VietGAP mang tính chất quy mô, chuyên nghiệp và đảm bảo sản xuất, tiêu thụ rau an toàn một cách có hiệu quả về kinh tế, môi trường và xã hội. Trong phương hướng phát triển nông nghiệp của huyện đến năm 2015 được nêu ra trong báo cáo xây dựng các vùng sản xuất tập trung, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, an toàn đó là: Phát triển rau màu, cây thực phẩm là hướng chủ yếu để phát triển sản xuất hàng hoá trong ngành trồng trọt. Hiện nay An Dương là một trong 3 huyện (An Dương, Thuỷ Nguyên và Kiến Thuỵ) cung cấp rau tươi cho Thành phố Hải Phòng, là vành đai thực phẩm cung cấp cho thị trường đô thị. 4.4.1.2. Giải pháp về kỹ thuật Đưa các giống rau chất lượng cao và sản xuất, khuyến cáo các hộ nông dân áp dụng công thức luân canh cây trồng hợp lý, áp dụng đồng bộ các giải pháp canh tác theo quy trình VietGAP, áp dụng công nghệ sơ chế bảo quản cho các nhóm rau an lá, rau an quả và rau an củ trong các điều kiện bảo quản đã quy định trong quy trình VietGAP. Đồng thời tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và vai trò của người lao động qua hệ thống kiểm tra chất lượng rau tại nơi sản xuất, nơi sơ chế và nơi tiêu thụ rau. Để áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất rau an toàn đòi hỏi ngành sản xuất đó đặc biệt là ngành trồng trọt và đặc trưng là sản xuất rau an toàn thì cần phải có cơ sở vật chất cơ bản để tiến hành áp dụng những thành tựu khoa học đó. Chính vì vậy, từng xã cần xác định cơ cấu chủng loại rau cho phù hợp với từng vùng đất và truyền thống canh tác của địa phương. Các Viện, Trường, đơn vị quản lý về sản xuất trên địa bàn cũng cần có công tác hỗ trợ như: nghiên cứu chọn tạo giống mới, tăng cường chuyển giao các loại rau cao cấp, rau chất lượng, cơ cấu quanh năm và sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế, đảm bảo rải vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay, xu hướng tiêu thụ và nghiên cứu của Viện dinh dưỡng trong cơ cấu rau tiêu thụ cần giảm tỷ lệ rau ăn lá, tăng tỷ lệ rau ăn quả, củ vì ngoài giá trị dinh dưỡng cao hơn rau ăn lá, loại rau này còn có thể đưa vào chế biến. Cơ cấu rau cần đạt là rau ăn lá 30%, rau ăn quả 30%, rau gia vị 15% và rau khác 25%. Các loại rau cao cấp đã được đưa vào trồng ở một số vùng quy hoạch rau theo VietGAP như; cải ngọt, súp lơ xanh, ngô bao tử, cân tây, tỏi tây được mở rộng phát triển. Tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP cũng như kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV đặc biệt đối với các loại thuốc sinh học, thuốc thế hệ mới ít độc phân giải nhanh để nông dân nắm bắt thực hiện, đồng thời mở các lớp tập huấn về quy trình sản xuất rau theo VietGAP, công tác quản lý, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV cho các thành viên đội kiểm tra HTX để họ hiểu và thực hiện trên địa bàn xã. Dự kiến một năm từ 3-4 đợt tập huấn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau theo quy trình VietGAP cho nông dân của các xã. Tại mỗi cơ sở sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận theo quy trình VietGAP có một cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV do HTX quản lý có nhiệm vụ tư vấn cách sử dụng và cung cấp các loại thuốc BVTV đảm bảo kỹ thuật Chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất rau theo VietGAP với mục tiêu sản xuất rau sạch có chất lượng cao, tạo ra uy tín và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tiến hành sâu rộng việc phổ cập kiến thức khoa học kỹ thuật, cũng như công tác khuyến nông tới người lao động, để nâng cao về trình độ canh tác và sản xuất. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm, khuyến khích thành lập các HTX, Hiệp hội sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP và thực hiện rộng rãi tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng. Hoàn hiện và triển khai rộng rãi quy trình sản xuất rau theo VietGAP để có sản phẩm cao về dinh dưỡng, an toàn về vệ sinh y tế cho tất cả các loại rau. Tăng cường nghiên cứu các biện pháp rải vụ rau gắn liền với áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, bố trí hợp lý các công thức luân canh nhất là các loại cây trồng trong nhà lưới. Trồng cây có các thiết bị che chắn, phủ đất, trồng cây trong dung dịch để điều hoà hoặc né tránh các yếu tố bất thuận của môi trường. Ngoài ra công tác thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất rau an toàn đóng vai trò quan trọng đến việc sinh trưởng, phát triển và năng suất của các chủng loại rau, chính vì vậy các xã có diện tích sản xuất theo VietGAP cần thực hiện các giải pháp về thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu hợp lý như: Đầu tư xây mới, đào đắp kênh mương trên phần diện tích chưa có và phải xây dựng một cách khoa học đảm bảo cho việc tưới tiêu hợp lý. Nạo vét các kênh mương cũ, xả nguồn nước để dẫn nước vào kịp thời, nghiên cứu cụ thể về lượng nước tưới tốt nhất, chất lượng nước phải được bảo đảm, có thể xử lý trước khi tưới cho rau một cách an toàn và giàu chất dinh dưỡng. 4.4.1.3. Giải pháp về thu hái, đóng gói, bảo quản rau theo quy trình VietGAP Chất lượng rau an toàn được bảo đảm về nguồn dinh dưỡng trước khi được đưa ra thị trường tiêu thụ thì ngoài việc đảm bảo nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật về trồng, chăm sóc thì công đoạn thu hái, đóng gói và bảo quản cũng rất quan trọng. Khuyến cáo các hộ nông dân, những người tham gia công đoạn thu hái, đóng gói, bảo quản rau cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong quy trình VietGAP về đóng gói, thu hái và bảo quản rau để đảm bảo cho rau được tươi, không dập nát, héo úa giảm chất lượng rau, ngoài ra còn giữ uy tín về chất lượng rau với người tiêu dùng. Rau an toàn bán trên thị trường Hải Phòng ít được quan tâm đến vấn đề này, rau xếp theo mớ... tỷ lệ hao hụt, dập nát cao. Tuy nhiên, những cửa hàng, siêu thị đã làm khá tốt về mẫu mã, bao gói sản phẩm. Do đó, cần quan tâm, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng sơ chế bảo quản, đóng gói cho người sơ chế, thu gom. Xây dựng thương hiệu sản phẩm: Đây là một vấn đề mới trong sản xuất nông nghiệp. Cần phải xây dựng được một thương hiệu để người tiêu dùng khi nghe đến thương hiệu là biết được ngay rau an toàn sản xuất ở đâu chất lượng và theo quy trình nào? Việc xây dựng thương hiệu còn có ý nghĩa trong xuất khẩu rau, đặc biệt hiện nay theo Hiệp định kiểm dịch động thực vật của WTO thì bắt buộc các sản phẩm rau xuất khẩu phải có chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP hoặc ASEANGAP. 4.4.1.4. Giải pháp về vốn, đầu tư cho sản xuất rau Thành phố Hải Phòng và huyện An Dương đang rất coi trọng các chính sách hỗ trợ khuyến khích việc đầu tư sản xuất rau trên địa bàn huyện An Dương như: hỗ trợ vồn đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở chế biến, chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, chính sách thương mại tạo thị trường... Giải pháp ở đây chủ yếu là tập trung vào hoàn thiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ rau theo quy trình VietGAP trên địa bàn huyện. Đây cũng chính là đảm bảo phát huy tốt các lợi thế của nông nghiệp và tăng cường các mối quan hệ hợp tác trong đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau ở Hải Phòng. Trước hết đầu tư hoàn chỉnh, kiên cố hoá kênh mương đảm bảo tưới tiêu chủ động, có khoa học cho các vùng sản xuất rau tập trung trên địa bàn các huyện, đầu tư hỗ trợ khuyến khích phát triển trồng rau trong nhà lưới, nhà kính để có rau an toàn cung cấp cho người tiêu dùng. Nghiên cứu để có các giải pháp phù hợp cho việc mở rộng và đa dạng các hình thức bảo quản và chế biến rau xanh theo nhu cầu của người tiêu dùng. Tiếp tục đầu tư và có chính sách thoả đáng cho các dự án lựa chọn thử nghiệm các loại rau mới, có giá trị tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, để đa dạng về chủng loại, rải vụ rau an toàn trong năm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đến năm 2015 phấn đấu 100% mẫu rau sản xuất theo quy trình VietGAP được kiểm dịch thực phẩm và sơ chế trước khi phân phối đến tay người tiêu dùng. Phát triển các chợ đầu mối cung cấp rau quả cho Thành phố sẽ được trang bị hệ thống xử lý, bao gói và bảo quản đồng bộ, quy mô công suất khoảng 1 tấn/ngày. Dự kiến quy hoạch 3 dây chuyền xử lý và bảo quản tại các chợ đầu mối của thành phố. Về chế biến sản phẩm, ngoài các cơ sở tư nhân và cố phần, Thành Phố cần có chủ trương đầu tư nâng cấp cho các HTX chế biến rau quả tại Hồng Phong và An Hoà, bao gồm xây mới nhà xưởng, bổ xung cung cấp thiết bị. Phát triển công ty kinh doanh sản phẩm rau an toàn, xây dựng xí nghiệp sơ chế đóng gói và bảo quản rau cao cấp, quả tươi 2 tấn/ngày. 4.4.1.5. Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất Đẩy mạnh xây dựng và mở rộng các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, có đầy đủ cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện tốt để sản xuất chế biến rau an toàn theo quy trình VietGAP đạt hiệu quả cao. Do vậy huyện chỉ đạo các xã có phương án xây dựng đầu tư cho vùng sản xuất, các nhà máy chế biến rau an toàn. Phát triển các giống rau cao cấp, chất lượng cơ cấu rau quanh năm vào sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế đảm bảo rải vụ quanh năm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Nghiên cứu sử dụng rộng rãi các loại phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc trừ sâu vi sinh để đảm bảo chất lượng nông sản. Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung theo tinh thần Nghị quyết 10 của HĐND thành phố, vùng rau an toàn quy mô lớn, tập trung. 4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ rau sản xuất theo quy trìnhVietGAP 4.4.2.1. Tổ chức lưu thông tiêu thụ rau an toàn Duy trì các cửa hàng bán rau an toàn, có chính sách hỗ trợ để đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất mở rộng quy mô kinh doanh để làm nòng cốt mẫu mực cho các cửa hàng rau an toàn thực phẩm sạch được phép tiếp theo. Tuỳ theo chủng loại sản phẩm để đầu tư phương tiện phục vụ bán hàng tương ứng. Khảo sát, lựa chọn, quy hoạch các cửa hàng, các siêu thị để có kế hoạch đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ các bước mở rộng mạng lưới kinh doanh rau an toàn theo VietGAP hàng năm, nghiên cứu các cửa hàng rau tại các khu dân cư tập trung, đặc biệt quan tâm đến các khu đô thị sẽ hình thành. Xây dựng và ban hành từng bước hoàn thiện tiêu chí đối với cửa hàng rau an toàn, thực phẩm sạch gồm các điều kiện chủ yếu như: nơi giao nhận, chứa đựng, sơ chế bao gói, có nước sạch, thông thoáng, thoát nước, có giá kệ, quầy mát để trưng bày bảo quản rau an toàn. Quầy phải có biểu hiện, bảng giá, niêm yết đăng ký kinh doanh rau an toàn. Đội ngũ cán bộ nhân viên phải có kiến thức về thương phẩm. Các cửa hàng tư nhân cũng phải có những điều kiện tối thiểu kể trên mới được cấp đăng ký kinh doanh rau an toàn. Các sạp kinh doanh trong chợ cũng cần trang bị phương tiện để trưng bày bán rau an toàn, bảng giá và biển hiệu kinh doanh. Xây dựng mô hình các HTX nông nghiệp – dịch vụ vừa sản xuất vừa tiêu thụ rau an toàn. Có phương tiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nhà sản xuất theo nghị định 80/NĐ-CP của Chính phủ. Trong các chợ lớn của Thành Phố cần có khu bán buôn rau an toàn và có quy định điều kiện đối với người bán và người mua rau an toàn, cụ thể như sau: Đối với người bán, muốn bán rau an toàn tại chợ phải đăng ký địa điểm, lô trưng bày rau an toàn phải treo biển hiệu và số đăng ký sản xuất theo quy trình VietGAP tại lô đã đăng ký. Trách nhiệm của chợ phải có bảng thông báo 24 giờ trước mỗi phiên chợ về số lượng, chất lượng, chủng loại rau an toàn sẽ bán ở chợ đó. Những thông tin này chợ cũng thông báo cho khách hàng mua trong thành phố và khách mua lớn của tỉnh bạn. Hàng vụ, chợ sẽ tổ chức họp khách hàng để trao đổi giữa người mua hàng và nhà sản xuất, tạo điêu kiện cho sản xuất luôn bắt nhịp với thị trường tiêu thụ. 4.4.2.2. Phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn Tổ chức những người làm công tác thu gom – bán buôn rau an toàn như: không phải chịu bất kỳ hình thức thuế nào. Người thu gom phải đầu tư trang thiết bị để vận chuyển rau an toàn được đảm bảo về mặt chất lượng, giảm thiểu tỷ lệ dập nát theo quy định của VietGAP. Các cơ sở thu gom được hỗ trợ một phần kinh phí để mua xe tải nhỏ có thiết bị bảo quản lạnh như xe chuyên dùng. Tổ chức mô hình HTX sản xuất – tiêu thụ rau an toàn gia tăng số điểm bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, giải pháp này không thể phát triển trên quy mô rộng lớn từ sản xuất đến tiêu thụ song hình thức này giá bán rau hạ hơn, việc giải quyết các thông tin về nguồn gốc quy và trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP rõ nên người tiêu dùng có khả năng chấp nhận và gây dựng được lòng tin về chất lượng sản phẩm đối với họ. Tổ chức thành lập các tổ chức hiệp hội người sản xuất và các doanh nghiệp tư nhân chuyên về thu gom và chế biến để đa dạng hoá và cải thiện chất lượng hàng hoá. Thàn công của các điểm này giúp sản xuất phát triển (hiệp hội những người sản xuất có thể tạo ra một số chức năng chuyên về trong hiệp hội mình), điểm mấu chốt để đạt được thành công là đảm bảo tam giác kinh tế người sản xuất – người phân phối – người tiêu dùng. Các đơn vị kinh doanh làm tốt công tác quản lý, công tác marketing và đào tạo đội ngũ bán hàng am hiểu về rau an toàn và tiêu chuẩn VietGAP. Làm tốt công tác quản lý có nghĩa là quản lý nguồn bán hàng trong cơ sở của mình, cải thiện công tác tiếp thị, khuyến mại đối với khách hàng mua khối lượng nhiều hoặc những khách hàng thường xuyên tuyên truyền và thuyết phục người tiêu dùng về lợi ích của rau an toàn để họ trở thành khách hàng truyền thông cơ sở. Phổ cập thông tin rộng rãi qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm, thông tin về chất lượng của rau an toàn, tác động đến sức khoẻ người tiêu dùng khi sử dụng. 4.4.3. Giải pháp đào tạo, tập huấn cho người sản xuất và người tiêu dùng Hiện nay do hiểu biết của người sản xuất và người tiêu dùng về rau an toàn và tiêu chuẩn VietGAP còn hạn chế nên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất theo quy trình VietGAP. Mặt khác do hiểu biết hạn chế nên người tiêu dùng khó chấp nhận mức giá cao của các sản phẩm sản xuất theo quy trình GAP vì vậy sẽ ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm không ổn định về giá cả và lượng tiêu thụ làm cho người sản xuất sẽ khó bù đắp được chi phí sản xuất và có mức lợi nhuận đảm bảo, dẫn đến việc khuyến khích người dân sản xuất theo quy trình VietGAP sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy địa phương phải tổ chức nhiều lớp tập huấn cho người sản xuất về quy trình sản xuất theo VietGAP và tuyên truyền, phổ biến kiến thức về VietGAP cho người dân 4.4.4. Các giải pháp về chính sách Hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau theo quy trình VietGAP trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. Ngoài các dự án đầu tư phát triển nêu trên, Thành phố có chính sách ưu đãi đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh bán lẻ, mua bán buôn rau an toàn, thực phẩm sạch, ưu tiên và áp dụng giá thuê mặt bằng ưu đãi cho các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh đầu tư quản lý kinh doanh rau an toàn tại các chợ. 4.4.4.1. Chính sách tín dụng Cho vay ưu đãi để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và ưu đãi lãi suất vay phục vụ kinh doanh rau an toàn. Giảm thuế thu nhập trong 2 năm đầu và 50% trong 2 năm tiếp theo cho các doanh nghiệp và hộ tư nhân kinh doanh rau an toàn. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư từ khâu sản xuất để các nhà sản xuất ký kết hợp đồng với các nhà tiêu thụ với giá bán tương đương với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hỗ trợ kinh phí sự nghiệp cho việc tuyên truyền nâng cao dân trí về sản xuất, tiêu dùng rau an toàn, thực phẩm sạch, đào tạo, tập huấn nhân viên bán hàng, tuyên truyền thông qua khâu lưu thông bằng in tem nhãn, tờ gấp, bảng chữ to các thông tin về rau an toàn thực phẩm sạch và tiêu chuẩn rau an toàn theo quy trình VietGAP. Tổ chức chương trình chuyên mục về rau an toàn, VietGAP, thực phẩm sạch trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình...) đưa vào chương trình giáo dục trong các trường phổ thông. Tổ chức kiểm tra áp dụng các quy trình sản xuất theo VietGAP của vùng sản xuất, kiểm tra theo định kỳ đã quy định. Hỗ trợ về cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp, các đơn vị, các hộ sản xuất đầu tư vùng sản xuất rau theo quy trình VietGAP (hỗ trợ qua hình thức tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất qua đầu tư, các ưu đãi về đất đai, chính sách thuế). 4.4.4.2. Chính sách thị trường Trong những năm trước đây, do quy mô sản xuất và năng lực sản xuất cảu các cơ sở còn nhỏ vì vậy chính sách thị trường cần hướng tới một số chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ quảng cáo, tào tạo, tập huấn, tuyên truyền, động viên, khen thưởng các cơ sở sản xuất điển hình, nghiên túc xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. 4.4.4.3. Chính sách về công nhận chất lượng sản phẩm và cấp chứng chỉ VietGAP Các cơ quan Nhà nước có liên quan, đặc biệt là Trung tâm khuyến nông Hải Phòng phải tích cực tổ chức công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm cho các hộ sản xuất để triển khai nhanh quá trình cấp chứng chỉ sản xuất theo quy trình VietGAP cho các hộ sản xuất rau. - Tổ chức tốt việc cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP - Tổ chức kiểm tra nhanh chóng chất lượng rau đối với tất cả các loại rau trên diện tích đã được cấp giấy chứng nhận, rau bán trong các cửa hàng, siêu thị. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất rau là hướng đi đúng đắn và cần thiết trong phát triển sản xuất nông nghiệp của Thành Phố Hải Phòng nói chung và trên địa bàn huyện An Dương, đặc biệt vấn đề an toàn thực phẩm đang trở nên cấp bách hiện nay. Sản xuất rau theo quy trình VietGAP vừa phát huy được lợi thế về truyền thống sản xuất rau trên địa bàn huyện An Dương vừa giải quyết được vấn đề an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, vừa đảm bảo sức khoẻ cho người sản xuất, an toàn cho người tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, môi trường. Qua thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện An Dương và thực trạng phát triển sản xuất theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Sản xuất rau theo quy trình VietGAP đang được các cấp các ngành và người sản xuất ở An Dương quan tâm, tuy nhiên việc tập huấn về kiến thức, kỹ thuật sản xuất theo quy trình VietGAP còn nhiều hạn chế, ở xã Đại Bản có tới 56,67% số chủ hộ chưa biết về sản xuất rau theo quy trình VietGAP. Huyện An Dương nằm trong vùng dự án GTZ (từ năm 2005) về tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm của Thành phố Hải Phòng và ở xã Hồng Phong đã có 10ha rau sản xuất theo mô hình an toàn của dự án; vì vậy dự án đã giúp huyện đánh giá các điều kiện sản xuất như đất đai, nguồn nước ở một số xã sản xuất rau trọng điểm. Theo báo cáo của phòng Kế hoạch – kinh tế và PTNT huyện An Dương thì có 113 ha (33%) diện tích sản xuất rau của huyện có thể sản xuất theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). Qua thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện An Dương chúng tôi thấy vẫn còn một khoảng cách rất lớn so với quy trình VietGAP, cụ thể như sau: - Mới chỉ có 8,89% số hộ sản xuất rau tiến hành kiểm tra mẫu đất hàng năm, 15,5% số hộ kiểm tra mẫu nước định kỳ. Tuy nhiên nhóm hộ này chủ yếu đang sản xuất rau an toàn và đang xin được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP. - Chỉ có 4,58% số lao động được tập huấn quy trình VietGAP, những người này chủ yếu là chủ nhiệm các HTX và một số chủ hộ sản xuất rau điển hình. - Vẫn còn 25,5% số hộ chưa sử lý hạt giống trước khi gieo trồng; 76,3% số hộ không ghi chép lại các biện pháp, quy trình xử lý và gần 100% số hộ không nghi chép lại nguồn gốc giống khi mua. - 27,6% số hộ vẫn sử dụng phân tươi để bón rau, quy trình VietGAP quy định không được sử dụng phân tươi để bón cho rau. Không có hộ nào tiến hành đánh giá nguy cơ ô nhiễm cho sử dụng phân bón và có rất ít số hộ tiến hành lưu giữ hồ sơ khi mua và khi sử dụng phân bón. - Vẫn còn 5,3% số hộ sử dụng thuốc BVTV không cho phép, 7,4% số hộ vẫn sử dụng thuốc BTVT từ cửa hàng không có giấy phép kinh doanh và gần 8% số hộ thu hoạch trước thời gian cách ly. - Qua tìm hiểu về hiệu quả kinh tế một số loại rau trên địa bàn huyện chúng tôi thấy cây đậu đũa cho hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi 31,77 triệu đồng/1ha), tuy nhiên chi phí cho 1ha cũng cao nhất (gần 40 triệu đồng/1ha) Từ những thực trạng trên chúng tôi đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện nói chung và thúc đẩy việc thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp tốt trong thời gian tới đó là: hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, đầu tư cơ sở hạ tầng, bố trí sản xuất; Giải pháp về kỹ thuật; công tác quản lý kiểm soát thực hiện quy trình sản xuất rau theo VietGAP; Giải pháp tiêu thụ sản phẩm; Giải pháp về thu hoạch, đóng gói, bảo quản rau; Giải pháp về chính sách. Trong các giải pháp trên thì giải pháp tiêu thụ sản phẩm là quan trong nhất vì có đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm rau thì các hộ mới có thể tiến hành phát triển sản xuất và đảm bảo các quy trình nghiêm ngặt của VietGAP. 5.2. Kiến nghị Trong thời gian tới để sản xuất RAT theo quy trình VietGAP trên địa bàn huyện được phát triển, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, tôi có một số kiến nghị sau: 5.2.1. Đối với thành phố Hải Phòng - Ban hành các văn bản, chính sách về sản xuất, sơ chế, lưu thông, tiêu thụ rau an toàn nói chung và rau theo VietGAP nói riêng trên điạ bàn Thành phố; các văn bản quy định về tiêu chuẩn chất lượng, chủng loại rau; quy trình kỹ thuật trồng các chủng loại rau; Chú trọng hệ thống kiểm tra chất lượng RAT theo VietGAP tại nơi sản xuất, sơ chế, tiêu thụ. - Xây dựng phòng thí nghiệm, kiểm tra mẫu đất, nước, mẫu rau tại các vùng chuyên canh rau. - Thực hiện tốt chính sách Tam nông - Có các biện pháp hỗ trợ xây dựng hạ tầng cho vùng sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn của quy trình VietGAP. - Khuyến khích các đơn vị, tổ chức cá nhân đầu tư vào sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau an toàn theo quy trình VietGAP. 5.2.2. Đối với huyện An Dương - Thực hiện tốt các chỉ đạo của cơ quan trung ương và của UBND Thành phố Hải Phòng. - Quy hoạch xây dựng các vùng chuyên canh rau theo quy trình VietGAP, hỗ trợ đầu tư hạ tầng như đường giao thông, điện, hệ thống kênh mương, xây dựng thương hiệu riêng cho từng vựng sản xuất. - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học tham gia vào trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ rau theo quy trình VietGAP (Liên kết bốn nhà: Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp). 5.2.3. Đối với các địa phương sản xuất rau nói chung và VetGAP nói riêng - Phối hợp với Thành phố, huyện trong việc tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân được vay vốn, tìm kiếm thị trường trong việc tiêu thụ sản phẩm. - Hướng dẫn các hộ dân trong vùng sản xuất rau theo quy trình VietGAP cam kết thực hiện triệt để quy trình sản xuất rau theo VietGAP, có trách nhiệm với sản sản phẩm. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999), Tổng quan phát triển rau quả Việt Nam 1999 – 2000, Hà Nội. 2. Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Điều tra về mức độ tiêu thụ rau quả trên thị trường Hà Nội, Hà Nội. 3. Mác - Ăng ghen (1994), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 20, 232. 4. Vũ Ngọc Phùng và cộng sự (1995), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Lân Hùng (1997), Nông dân cần thông tin khoa học kỹ thuật, Nhân dân, 5404(8), Tr.50. 6. Cục Thống kê (2000), Thông tin kinh tế xã hội Hải Phòng 7. Darmawan, D.A. (1994), Vegetable Economics in Indonesia. Presented in Workshop on “Agriculturel economics research on vegetable production and consumption patters in Asia”. In Bangkok Thai Lan. 8. Vegetable Research in Southeast Asia, AVDC. Shanhua, Mclean, B.T. (ed). ADVRC Publication No. 88 303. 242p. 1998. 9. Ngô Thị Thuận (2000), Tìm hiểu thị trường tiêu thụ rau quả ở Nhật Bản, khoa học kỹ thuật rau hoa quả, 3(3), Tr.20. 10. Sotoshi Kai (2001), Chức năng và sự thay đổi cấu trúc của thị trường bán buôn rau và hoa quả ở Nhật Bản, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội 11.Tổng cục thống kê (2002), Điều tra các trung tâm thương mại các siêu thị và các cửa hàng tự phục vụ Hải Phòng, NXB Thống kê, Hà Nội 12. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Xây dựng và triển khai mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Hải Phòng 13. Tổng Cục thống kê (2005), Niên giám thống kê, NXB Thống kê Hà Nội 14. Cục thống kê (2005), Thông tin kinh tế và xã hội Hải Phòng 15. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2005), Quy hoạch phát triển ngành chế biến lương thực thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 16. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2005), Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2010. 17. Lê Mỹ Xuyên (1997), Hiệu quả kinh tế nghề trồng rau và công thức luân canh cây trồng có trồng rau đem lại hiệu quả, Kinh tế nông nghiệp, 41(3), Tr.15. 18. Vũ Thị Phương Thuỵ (1999), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Trường ĐHNNI, Hà Nội 19. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục trồng trọt, Tiêu chuẩn VietGAP 20. Webside 21. Webside 22. Webside

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện An Dương – Hải Phòng.doc
Luận văn liên quan