Để kết quả nghiên cứu có hướng triển khai ứng dụng vào thực tiễn, đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn cho cây điều màu và góp phần tạo ra những sản phẩm thực phẩm an toàn, đề nghị:
– nghiên cứu, khảo sát độ bền màu norbixin trong chế phẩm dạng bột và sản
phẩm sữa chua;
– tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm bột norbixin; và
– nghiên cứu, khảo sát khả năng ứng dụng chế phẩm bột norbixin trên các loại
thực phẩm khác như bánh, kẹo, mứt, kem, snack,
112 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu trích ly và chuyển đổi màu hạt điều màu (Bixa orellana L.) thành norbixin tạo chế phẩm bột norbixin tan trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi thực hiện thí nghiệm này. Thêm vào đó Hình
3.5 cho biết sự “thiếu phù hợp” của mô hình toán học không có ý nghĩa do giá trị
48
Prob > F là 0,0807 lớn hơn mức p = 0,05. Tóm lại có thể kết luận mô hình toán học
do phần mềm JMP 9.0.2 đưa ra có thể sử dụng để biểu diễn và giải thích quan hệ
giữa nồng độ hai thành phần dung môi với hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu
thành norbixin.
Bảng 3.5. Kết quả thí nghiệm CCD 2 yếu tố
Nghiệm
thức
Mã
hóa
X1 – Nồng độ
ethanol (0)
X2 – Nồng độ
NaOH (M)
Hiệu suất trích
ly norbixin (%)
1 −− 30 0,4 1,14
2 −+ 30 0,6 1,28
3 +− 70 0,4 1,3
4 ++ 70 0,6 1,42
5 a0 21,72 0,5 0,98
6 A0 78,28 0,5 1,11
7 0a 50 0,36 1,18
8 0A 50 0,64 1,46
9 00 50 0,5 1,78
10 00 50 0,5 1,74
11 00 50 0,5 1,72
12 00 50 0,5 1,7
13 00 50 0,5 1,8
Hình 3.4. Độ tương thích của số liệu thực nghiệm với mô hình toán học (a) và phân
bố phần dư của số liệu thực nghiệm so với số liệu dự đoán (b)
49
Hình 3.5. Sự “thiếu phù hợp” của mô hình toán học
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và tương tác giữa chúng lên đáp ứng Y
được minh họa và sắp xếp trên đồ thị Pareto (Hình3.6). Theo đó, mức độ ảnh hưởng
đến hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin theo thứ tự giảm dần như
sau: tương tác X12 có ảnh hưởng lớn nhất, kế đến là tương tác X22, thứ ba là nồng độ
NaOH (X2), sau đến nồng độ ethanol (X1) và cuối cùng là tương tác X1X2 ảnh
hưởng không đáng kể. Như vậy nếu so sánh ảnh hưởng nồng độ của hai thành phần
dung môi thì tác động của ethanol đến hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu thành
norbixin quan trọng hơn NaOH.
Hình 3.6. Biểu đồ Pareto thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố
Dựa vào Bảng 3.6 cho thấy tương tác X1X2 ảnh hưởng không ý nghĩa đến
hiệu suất Y (do chỉ số Prob >│t│lớn hơn mức p = 0,05) cho nên sẽ không có mặt
trong phương trình hồi quy, nói cách khác là hai nồng độ ethanol và NaOH không
tương tác với nhau trong phạm vi khảo sát. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa đáp
ứng Y – Hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin với hai yếu tố X1 –
Nồng độ ethanol và X2 – Nồng độ NaOH bằng phương trình hồi quy như sau:
50
Y = 1,748 + 0,06X1 + 0,082X2 – 0,326X12 – 0,188X22
Bảng 3.6. Các hệ số của phương trình hồi quy
Biến / tương tác giữa các biến
Ước
lượng
Sai số
chuẩn
Hệ số t Prob > │t│
Intercept 1,748 0,030 57,91 < 0,0001*
X1 – Nồng độ ethanol (30 – 700) 0,060 0,024 2,53 0,0390*
X2 – Nồng độ NaOH (0,4 – 0,6 M) 0,082 0,024 3,44 0,0109*
X1*X2 – 0,005 0,034 – 0,15 0,8864
X1*X1 – 0,326 0,026 – 12,73 < 0,0001*
X2*X2 – 0,188 0,026 – 7,36 0,0002*
Từ phương trình trên, bề mặt đáp ứng thể hiện ảnh hưởng của nồng độ hai
thành phần dung môi đến hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin có
dạng như trong Hình 3.7. Bề mặt đáp ứng có đỉnh phía trên, nghĩa là hiệu suất trích
ly và chuyển đổi màu thành norbixin cao nhất nằm trong khoảng khảo sát.
Hình 3.7. Bề mặt đáp ứng thể hiện quan hệ giữa hiệu suất và nồng độ hai thành
phần dung môi
51
Kết quả tối ưu dự đoán do phần mềm đề xuất (Bảng 3.7) đạt được khi nồng
độ ethanol là 51,820 và nồng độ NaOH là 0,52 M, tại đó hiệu suất trích ly và chuyển
đổi màu thành norbixin ước đạt 1,76 %, tương đương hiệu suất thu hồi 82,24 %. Tại
điểm tối ưu, mặt cắt của bề mặt đáp ứng có dạng như trong Hình 3.8.
Bảng 3.7. Dự đoán điểm tối ưu và giá trị hai yếu tố tương ứng
Yếu tố Giá trị
X1 – Nồng độ ethanol (30 – 700) 51,82
X2 – Nồng độ NaOH (0,4 – 0,6 M) 0,52
Giá trị đáp ứng dự đoán: 1,76
Hình 3.8. Mặt cắt của bề mặt đáp ứng tại điểm tối ưu
Sau khi tiến hành kiểm tra thực tế độ tin cậy của dự đoán điểm tối ưu bằng
cách tiến hành thí nghiệm theo các thông số do phần mềm đưa ra (nồng độ ethanol
51,820 và nồng độ NaOH 0,52 M), kết quả hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu
thành norbixin thu được từ thí nghiệm kiểm chứng thực tế là 1,70 ± 0,03 %. Sai
lệch giữa số liệu kiểm tra thực nghiệm và số liệu dự đoán nhỏ hơn 5 % nên mô hình
52
do phần mềm đưa ra là chấp nhận được. Nồng độ tối ưu ethanol (51,820) và NaOH
(0,52 M) sẽ được sử dụng để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo và làm cơ sở xây
dựng quy trình sản xuất.
3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi / nguyên liệu và điều kiện ủ đến hiệu suất
trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin
3.3.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi / nguyên liệu đến hiệu suất trích ly và
chuyển đổi màu thành norbixin
Trong quá trình trích ly bằng dung môi nói chung, tìm ra tỷ lệ dung môi /
nguyên liệu hợp lý là việc quan trọng. Tỷ lệ hợp lý là tỷ lệ cân đối nhằm đảm bảo
hiệu suất trích ly cao đồng thời tiết kiệm dung môi. Để thăm dò ảnh hưởng của tỷ lệ
dung môi / nguyên liệu, nhiệt độ ủ được cố định ở 60 0C và trong thời gian 30 phút;
kết quả thể hiện trên Hình 3.9.
Hình 3.9. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi / nguyên liệu đến hiệu suất trích ly và
chuyển đổi màu thành norbixin
Từ kết quả so sánh trung bình hiệu suất tương ứng với các tỷ lệ khác nhau
bằng phương pháp Tukey’s HSD cho thấy tỷ lệ 6/1 cho hiệu suất cao nhất và khác
53
biệt có ý nghĩa với các hiệu suất tương ứng với các tỷ lệ còn lại (Phụ lục 5). Qua
Hình 3.9 có thể thấy khi tỷ lệ dung môi / nguyên liệu tăng từ 4/1 đến 6/1 thì hiệu
suất tăng, nhưng khi lớn hơn tỷ lệ 6/1 hiệu suất không tăng nữa mà lại có xu hướng
giảm. Trong đó hiệu suất tương ứng với 3 tỷ lệ 10/1, 12/1 và 14/1 khác biệt không ý
nghĩa ở mức p = 0,05. Các tác giả Pimentel (1995), Silva (2007) và Silva et al.
(2010) cũng sử dụng tỷ lệ 6/1 để trích ly màu annatto bằng dung môi KOH và
NH4OH + ethanol. Tóm lại, qua thí nghiệm này tỷ lệ 6/1 được chọn để làm yếu tố
cố định khi tiến hành hai thí nghiệm thăm dò tiếp theo. Khoảng tỷ lệ 4/1 – 8/1 thích
hợp để thiết kế và tiến hành thí nghiệm tối ưu hóa tỷ lệ dung môi / nguyên liệu cùng
với chế độ xà phòng hóa.
3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ ủ đến hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu
thành norbixin
Phản ứng xà phòng hóa là cần thiết để chuyển hóa bixin (methyl ester của
norbixin) thành muối natri norbixinate dễ tan trong nước. Hai thông số quan trọng
của phản ứng xà phòng hóa là nhiệt độ và thời gian phản ứng. Trước tiên chúng tôi
tiến hành thí nghiệm thăm dò ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất
chuyển đổi màu thành norbixinate, với các yếu tố cố định là tỷ lệ dung môi / nguyên
liệu 6/1 và ủ trong 30 phút. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trong Hình 3.10.
Từ kết quả so sánh trung bình bằng phương pháp Tukey’s HSD cho thấy
hiệu suất tại 60 0C cao nhất và khác biệt có ý nghĩa với hiệu suất ở các nhiệt độ còn
lại (Phụ lục 6). Qua Hình 3.10 có thể thấy hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu
thành norbixin tăng dần khi nhiệt độ tăng từ 30 đến 60 0C. Năm 2011, Angchotipan
et al. khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến phản ứng tạo xà phòng từ một biodiesel
là methyl ester. Kết quả mà nhóm tác giả đạt được cũng tương tự khi lượng xà
phòng tạo ra tăng dần tương ứng với nhiệt độ phản ứng tăng từ 30, 40, 50 đến 60
0C. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng thì hiệu suất không tăng nữa mà lại giảm nhanh. Theo
Smiths và Wallin (2006), ở nhiệt độ trên 70 0C, phản ứng thoái hóa màu annatto
diễn ra dẫn đến hình thành một số sản phẩm không mong muốn như sắc tố
McKeown hay còn gọi là sắc tố C17. Đây là nguyên nhân làm giảm hàm lượng
54
norbixin trong thí nghiệm này khi nhiệt độ ủ cao hơn 60 0C. Tóm lại từ kết quả
thăm dò này, nhiệt độ ủ 60 0C được chọn để tiến hành thí nghiệm thăm dò ảnh
hưởng của thời gian ủ và khoảng nhiệt độ 50 – 70 0C thích hợp để thiết kế và thực
hiện thí nghiệm tối ưu hóa bằng phương pháp bề mặt đáp ứng.
Hình 3.10. Ảnh hưởng của nhiệt độ ủ đến hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu
thành norbixin
3.3.3. Ảnh hưởng của thời gian ủ đến hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu
thành norbixin
Thời gian ủ hợp lý không chỉ giúp phản ứng chuyển hóa bixin thành norbixin
diễn ra triệt để mà còn bảo vệ màu khỏi bị thoái hóa khi tiếp xúc với nhiệt độ cao
trong thời gian quá dài. Để tiến hành thí nghiệm thăm dò này, tỷ lệ dung môi /
nguyên liệu được cố định là 6/1, còn nhiệt độ ủ là 60 0C, kết quả được thể hiện trên
Hình 3.11.
Từ kết quả so sánh trung bình bằng phương pháp Tukey’s HSD cho thấy
hiệu suất tương ứng với thời gian ủ 30 phút là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa với
hiệu suất ở các mức thời gian khác (Phụ lục 7). Qua biểu đồ trên Hình 3.11 có thể
thấy hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin tăng nhẹ khi thời gian ủ
tăng từ 10 lên 20 phút, trong thời gian ngắn như vậy phản ứng chuyển đổi màu xảy
55
ra chưa triệt để. Nhưng khi tăng lên tới 30 phút thì hiệu suất tăng lên rõ rệt. Nếu
thời gian quá dài (trên 40 phút) hiệu suất lại giảm do bản chất màu annatto là
carotenoid dễ bị thoái hóa trong điều kiện nhiệt độ cao kéo dài.
Hình 3.11. Ảnh hưởng của thời gian ủ đến hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu
thành norbixin
3.3.4. Tối ưu hóa tỷ lệ dung môi / nguyên liệu và điều kiện phản ứng xà phòng
hóa
Từ kết quả thăm dò từ ba thí nghiệm trước, khoảng khảo sát ba yếu tố độc
lập là tỷ lệ dung môi / nguyên liệu, nhiệt độ và thời gian ủ thể hiện trong Bảng 3.8.
Bảng 3.8. Mức khảo sát của 3 yếu tố
Yếu tố
Mức khảo sát
–α –1 0 +1 +α
Tỷ lệ dung môi / nguyên liệu 2,64 4 6 8 9,36
Nhiệt độ ủ (0C) 43,2 50 60 70 76,8
Thời gian ủ (phút) 13,18 20 30 40 46,82
56
Sau khi tiến hành thí nghiệm với thứ tự ngẫu nhiên, kết quả được tổng hợp
trong Bảng 3.9.
Bảng 3.9. Kết quả thí nghiệm CCD 3 yếu tố
Nghiệm
thức
Mã
hóa
X1 − Tỷ lệ
dung môi / hạt
X2 − Nhiệt
độ ủ (0C)
X3 − Thời
gian ủ (phút)
Y − Hiệu suất trích
ly norbixin (%)
1 −−− 4 50 20 1,03
2 −−+ 4 50 40 1,17
3 −+− 4 70 20 0,83
4 −++ 4 70 40 0,98
5 +−− 8 50 20 1,46
6 +−+ 8 50 40 1,57
7 ++− 8 70 20 1,34
8 +++ 8 70 40 1,46
9 a00 2,64 60 30 0,85
10 A00 9,36 60 30 1,59
11 0a0 6 43,2 30 1,38
12 0A0 6 76,8 30 1,28
13 00a 6 60 13,18 0,98
14 00A 6 60 46,82 1,6
15 000 6 60 30 1,8
16 000 6 60 30 1,69
17 000 6 60 30 1,78
18 000 6 60 30 1,82
19 000 6 60 30 1,75
20 000 6 60 30 1,82
57
Nhìn chung kết quả trong Bảng 3.9 cho thấy các nghiệm thức tại tâm cho
hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin cao hơn cả (từ nghiệm thức 15
đến 20). Đây là dấu hiệu cho biết điểm tối ưu có thể nằm gần tâm khảo sát. Sau khi
tiến hành phân tích kết quả bằng phần mềm JMP 9.0.2, chúng tôi thu được kết quả
phân tích số liệu chi tiết và lần lượt liệt kê sau đây.
Hình 3.12. Độ tương thích của số liệu thực nghiệm với mô hình toán học (a) và
phân bố phần dư của số liệu thực nghiệm so với số liệu dự đoán (b)
Giá trị thực nghiệm và giá trị dự đoán theo mô hình toán học có độ tương
thích cao, thể hiện ở giá trị R2 = 0,97 và hình ảnh trực quan trong Hình 3.12a, các
điểm thực nghiệm phân bố gần đường chéo trên biểu đồ và đại đa số giá trị nằm
trong khoảng biên độ sai số 5 %. Như vậy, có 97 % giá trị thực nghiệm có thể biểu
diễn bởi mô hình toán học do phần mềm đề xuất. Các điểm trong biểu đồ phân bố
phần dư sắp xếp không có quy luật (Hình 3.12b) chứng tỏ là sai số thực nghiệm là
ngẫu nhiên, không có sai số hệ thống khi thực hiện thí nghiệm này. Thêm vào đó
kết quả trong Hình 3.13 cho biết sự “thiếu phù hợp” của mô hình toán học không có
ý nghĩa do giá trị Prob > F là 0,0626 lớn hơn mức p = 0,05. Tóm lại mô hình toán
học do phần mềm JMP 9.0.2 đưa ra có thể sử dụng để biểu diễn và giải thích quan
hệ giữa tỷ lệ dung môi / nguyên liệu, nhiệt độ và thời gian ủ với hiệu suất trích ly và
chuyển đổi màu thành norbixin.
58
Hình 3.13. Sự “thiếu phù hợp” của mô hình toán học
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cũng như tương tác giữa chúng lên đáp
ứng Y được minh họa và sắp xếp trên đồ thị Pareto (Hình 3.14). Theo đó, mức độ
ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin như sau: X1 – tỷ
lệ dung môi / hạt ảnh hưởng mạnh nhất, tương tác X32 ảnh hưởng ít hơn xếp thứ hai,
tiếp theo là tương tác X12 và X22, sau đó mới là thời gian ủ X3 và nhiệt độ ủ X2, 3
cặp tương tác từng đôi của 3 yếu tố ảnh hưởng không đáng kể đến hiệu suất trích ly
và chuyển đổi màu thành norbixin. Như vậy nếu so sánh ảnh hưởng của 3 yếu tố thì
tác động của tỷ lệ đến hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin quan
trọng hơn thời gian ủ, còn nhiệt độ ủ ít ảnh hưởng nhất trong số 3 yếu tố khảo sát.
Hình 3.14. Biểu đồ Pareto thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố
Từ Bảng 3.10 cho thấy cả ba cặp tương tác X1X2, X1X3 và X2X3 đều ảnh
hưởng không có ý nghĩa đến hiệu suất Y (do chỉ số Prob >│t│ lớn hơn mức p =
0,05) nên sẽ vắng mặt trong phương trình hồi quy. Dựa vào giá trị các hệ số có ý
nghĩa còn lại trong Bảng 3.10, có thể biểu diễn mối quan hệ giữa đáp ứng Y – Hiệu
59
suất trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin với 3 yếu tố X1 – Tỷ lệ dung môi /
hạt, X2 – Nhiệt độ ủ và X3 – Thời gian ủ bằng phương trình hồi quy như sau:
Y = 1,777 + 0,224X1 – 0,058X2 + 0,114X3 – 0,201X12– 0,162X22 – 0,176X32
Bảng 3.10. Các hệ số của phương trình hồi quy
Biến / tương tác giữa các biến
Ước
lượng
Sai số
chuẩn
Hệ số t Prob > │t│
Intercept 1,777 0,034 52,57 < 0,0001*
X1 – Tỷ lệ dung môi / hạt (4 – 8) 0,224 0,022 10,00 < 0,0001*
X2 – Nhiệt độ ủ (50 – 70 0C) – 0,058 0,022 – 2,57 0,0278*
X3 – Thời gian ủ (20 – 40 phút) 0,114 0,022 5,10 0,0005*
X1*X2 0,02 0,029 0,68 0,5105
X1*X3 – 0,0075 0,029 – 0,26 0,8032
X2*X3 0,0025 0,029 0,09 0,9337
X1*X1 – 0,201 0,022 – 9,20 < 0,0001*
X2*X2 – 0,162 0,022 – 7,42 < 0,0001*
X3*X3 – 0,176 0,022 – 8,07 0,0001*
Từ phương trình trên, bề mặt đáp ứng tương ứng với từng cặp yếu tố được
thể hiện trong Hình 3.15, 3.16 và 3.17, các bề mặt đáp ứng có đỉnh phía trên, nghĩa
là hiệu suất cao nhất nằm trong khoảng khảo sát.
60
Hình 3.15. Bề mặt đáp ứng thể hiện tương quan giữa hiệu suất đối với nhiệt độ ủ và
tỷ lệ dung môi / hạt
Hình 3.16. Bề mặt đáp ứng thể hiện tương quan giữa hiệu suất đối với thời gian ủ
và tỷ lệ dung môi / hạt
61
Hình 3.17. Bề mặt đáp ứng thể hiện tương quan giữa hiệu suất đối với nhiệt độ và
thời gian ủ
Bảng 3.11. Dự đoán điểm tối ưu và giá trị ba yếu tố tương ứng
Yếu tố Giá trị
X1 – Tỷ lệ dung môi / hạt (4 – 8) 7,09
X2 – Nhiệt độ ủ (50 – 70 0C) 58,58
X3 – Thời gian ủ (20 – 40 phút) 33,12
Giá trị đáp ứng dự đoán: 1,86
Kết quả tối ưu dự đoán do phần mềm đề xuất (Bảng 3.11) đạt được khi tỷ lệ
dung môi / hạt là 7,1/1, nhiệt độ ủ 58,58 0C và thời gian ủ là 33,12 phút, khi đó hiệu
suất trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin ước đạt 1,86 %; tương đương hiệu
suất thu hồi 86,92 %. Thông số tối ưu này cũng phù hợp với khuyến cáo của
Nachtigall et al. (2009) rằng khi thực hiện phản ứng xà phòng hóa bixin thành
norbixin không nên nâng nhiệt độ lên quá cao trong thời gian dài, nhiệt độ nên dưới
62
70 0C và thời gian nên ngắn hơn 1 giờ, bởi vì nhiệt độ cao kéo dài không làm tăng
hiệu suất mà còn tốn kém thời gian cũng như chi phí năng lượng gia nhiệt. Tại điểm
tối ưu, mặt cắt của bề mặt đáp ứng có dạng như trong Hình 3.18.
Hình 3.18. Mặt cắt của bề mặt đáp ứng tại điểm tối ưu
Sau khi tiến hành kiểm tra thực tế độ tin cậy của dự đoán điểm tối ưu bằng
cách tiến hành thí nghiệm theo các thông số do phần mềm gợi ý (tỷ lệ dung môi /
hạt 7,1/1; nhiệt độ ủ 58,6 0C và thời gian ủ 33,12 phút), kết quả thu được hiệu suất
trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin là 1,82 ± 0,03 %. Sai lệch giữa số liệu
kiểm tra thực nghiệm và số liệu dự đoán nhỏ hơn mức 5 % nên mô hình do phần
mềm đưa ra là đáng tin cậy. Các thông số đã tối ưu hóa sẽ được sử dụng để tiến
hành trích ly thu dịch trích sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo. Quá trình thực
hiện thí nghiệm trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin ở điều kiện tối ưu được
minh họa qua Hình 3.19.
63
Hình 3.19. Quá trình trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin
(a: khuấy trích ly, b: bã hạt sau trích ly, c: dịch trích sau khi lọc, d: dịch trích đã ủ)
3.4. Ảnh hưởng của nồng độ acid HCl để kết tủa norbixin tự do
Khi để ống nghiệm chứa 20 mL dịch trích ly ở điều kiện nhiệt độ 0 0C, sau 1
giờ quan sát thấy không có lớp chất béo và sáp nổi lên, chứng tỏ dịch trích ly bằng
hỗn hợp dung môi ethanol + NaOH không có hoặc có rất ít chất béo và sáp. Nguyên
nhân có thể là ở điều kiện ủ tối ưu, phản ứng xà phòng hóa xảy ra thuận lợi nên
phần lớn chất béo và sáp đã bị xà phòng hóa thành muối natri của acid béo tương
ứng và glycerol hoặc alcohol chuỗi dài. Do vậy, có thể bỏ qua bước loại béo và sáp
để chuyển sang công đoạn tách norbixin tự do ra khỏi dịch trích ly.
Do giá trị HLB của norbixin tự do nhỏ hơn nhiều so với 7 (HLB = 2,65) nên
rất khó tan trong nước đặc biệt là nước có pH thấp. Vì vậy, có thể ứng dụng tính
chất này để tách norbixin tự do ra khỏi dịch trích ly bằng cách trung hòa hoặc acid
hóa dịch trích. Trước khi tiến hành khảo sát nồng độ acid HCl thích hợp, các loại
acid thông dụng đã được khảo sát sơ bộ gồm H2SO4, HNO3, HCl, H3PO4, HCOOH,
64
CH3COOH và acid citric. Acid HCl được chọn do khả năng tạo tủa nhanh, ít làm
mất màu norbixin và quan trọng nhất là kết tủa thu được có thể hoàn nguyên trong
dung dịch kiềm (KOH 0,5 %). Kết quả này phù hợp với phương pháp của Dinda et
al. (2008) khi nhóm tác giả sử dụng acid HCl loãng để kết tủa norbixin thu được sau
khi trích ly bằng dung môi KOH 5 %. Với 5 g dịch trích ly ở mỗi nghiệm thức, kết
quả khảo sát ảnh hưởng của thể tích acid HCl 36 % lên hiệu suất thu hồi norbixin
được thể hiện trong Hình 3.20.
Hình 3.20. Ảnh hưởng của thể tích acid HCl 36 % đến hiệu suất thu hồi norbixin
Từ kết quả so sánh trung bình bằng phương pháp Tukey’s HSD (Phụ lục 8)
cho thấy thể tích acid HCl đậm đặc kết tủa norbixin tốt nhất là 0,5 mL và khác biệt
có ý nghĩa với hiệu suất thu hồi khi sử dụng các thể tích HCl khác ở mức p = 0,05.
Với lượng dịch trích trong mỗi nghiệm thức là 5 g (5,43 mL) thì 0,5 mL HCl 36 %
khi hòa tan vào dịch trích tương đương với nồng độ 1 M. Qua tham khảo tài liệu
cho thấy màu annatto chủ yếu được kết tủa bằng acid H2SO4 và HCl. Nhưng khi
tiến hành thăm dò khả năng tủa norbixin bằng H2SO4 thì hiệu suất thu hồi chỉ đạt
hơn 10 % dù acid đã được pha loãng trước khi sử dụng nhằm tránh sinh nhiệt khi
hòa tan acid H2SO4 đặc vào nước. Lý do có thể là ngoài tính acid mạnh, acid
sulfuric còn có khả năng oxy hóa nên dễ biến đổi màu norbixin, vốn là một
carotenoid rất nhạy cảm với sự oxy hóa. Tóm lại từ kết quả thí nghiệm này, nồng độ
65
acid HCl 1 M (tương đương 9,2 % thể tích acid HCl 36 % so với thể tích dịch trích)
được chọn để tách norbixin tự do ra khỏi dịch trích. Hình 3.21 minh họa thí nghiệm
kết tủa norbixin bằng acid HCl ở nồng độ 1 M.
Hình 3.21. Dịch trích ly ban đầu (trái) và dịch trích ly đang kết tủa sau 30 phút acid
hóa (phải)
3.5. Tỷ lệ chất trợ tan phù hợp để tạo chế phẩm bột norbixin tan trong nước
3.5.1. Khả năng hòa tan của bột tủa norbixin trong nước ở pH khác nhau
Sau khi acid hóa dịch trích ly bằng HCl 1 M sẽ thu được kết tủa norbixin, ly
tâm thu tủa rồi rửa lại 3 lần bằng nước cất, sau đó sấy khô ở 50 0C trong 5 giờ
(Pimentel, 2005; Dinda et al., 2008; Phan Thục Uyên, 2012). Kết tủa khô màu nâu
đỏ được nghiền thành bột mịn lọt hoàn toàn qua sàng 0,08 mm (Hình 3.22). Các chỉ
tiêu cơ bản của bột tủa norbixin như sau: độ ẩm 7,6 ± 0,3 %, hàm lượng norbixin
44,25 ± 0,26 %. Độ ẩm chế phẩm bột norbixin trong khoảng 4 – 8 % là đạt yêu cầu
theo quy trình sản xuất chế phẩm annatto quy mô công nghiệp của nhà máy Cusco ở
Peru (Hyman et al., 1990). Hàm lượng màu trong bột tủa norbixin thu được cao hơn
so với yêu cầu của QCVN 4–10:2010/BYT là 35 % và mong muốn 40 % của chế
phẩm annatto F theo phân loại của FAO JECFA (Smith và Wallin, 2006).
Hình 3.22. Bột tủa norbixin
66
Sử dụng 0,1 g bột tủa norbixin cho mỗi nghiệm thức để tiến hành khảo sát
khả năng hòa tan trong nước của bột tủa norbixin ở các giá trị pH khác nhau, kết
quả thể hiện trong Hình 3.23.
Hình 3.23. Tỷ lệ norbixin hòa tan trong nước ở pH khác nhau
Sau khi so sánh trung bình tỷ lệ tan của norbixin ở pH khác nhau bằng
phương pháp Tukey’s HSD cho thấy chỉ có ở pH 5 và 6 tỷ lệ tan khác biệt không ý
nghĩa, còn lại tỷ lệ tan khác biệt có ý nghĩa từng cặp (Phụ lục 9). Như vậy bột tủa
norbixin rất khó tan trong nước ở pH dưới 7, còn ở pH trên 7 thì tỷ lệ tan tỷ lệ thuận
với giá trị pH. Kết quả thí nghiệm đúng với các thông tin đã tham khảo về khả năng
hòa tan của bột tủa norbixin trong nước (Dinda et al., 2008), lý do là norbixin tự do
trong bột tủa có mạch carbon dài kỵ nước, cụ thể giá trị HLB là 2,65 thấp hơn nhiều
so với 7. Ở pH kiềm, norbixin tự do – thực chất là một acid hữu cơ yếu có hai nhóm
– COOH phản ứng với NaOH tạo thành muối dinatri norbixinate có giá trị HLB rất
lớn so với 7 (36,65) nên tan hoàn toàn trong nước tạo màu cho dung dịch (Silva,
2007). pH của nước càng cao tương ứng với nồng độ NaOH càng lớn dẫn đến
dinatri norbixinate sinh ra nhiều, từ đó cho màu dung dịch đậm hơn (Hình 3.24).
67
Hình 3.24. Khả năng hòa tan của bột tủa norbixin ở pH khác nhau
3.5.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ chất trợ tan Na2CO3
Yêu cầu của chất trợ tan phù hợp với bột tủa norbixin là phải tạo được pH
cao khi hòa tan trong nước và/hoặc tạo muối norbixinate dễ tan. Đó phải là muối
của kim loại kiềm (Na+ hoặc K+) và gốc acid yếu (CO32-, S2-). Thích hợp nhất trong
trường hợp này là Na2CO3 và K2CO3 bởi đây là phụ gia được phép sử dụng trong
thực phẩm (mã số E500 và E501) với liều thu nạp ADI không giới hạn và giới hạn
sử dụng cao trong thực phẩm, tới 50 g/kg (QCVN 4–3:2010/BYT). Na2CO3 được
chọn để tiến hành thí nghiệm lựa chọn tỷ lệ phối chất trợ tan. Phương pháp xác định
tỷ lệ norbixin hòa tan tương tự thí nghiệm khảo sát khả năng hòa tan của bột tủa
norbixin trong nước ở pH khác nhau (xem Mục 3.6). Kết quả thí nghiệm được biểu
diễn trong Hình 3.25.
Hình 3.25. Ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng Na2CO3 / bột tủa norbixin đến tỷ lệ hòa
tan norbixin
68
Từ kết quả so sánh trung bình bằng phương pháp Tukey’s HSD (Phục lục
10) cho thấy tỷ lệ tan của norbixin tương ứng với tỷ lệ phối trộn Na2CO3 khác nhau
là khác nhau có ý nghĩa ở mức p = 0,05. Trong đó tỷ lệ phối trộn 1/1 cho tỷ lệ tan
cao nhất xấp xỉ 100 %. Như vậy, từ kết quả thí nghiệm này, tỷ lệ phối trộn Na2CO3 /
bột tủa norbixin là 1/1 được chọn để điều chế chế phẩm bột norbixin tan trong nước.
3.6. Quy trình và giá thành sản xuất thử nghiệm chế phẩm bột norbixin
Từ kết quả các thí nghiệm trên, quy trình sản xuất thử nghiệm 1 kg chế phẩm
bột norbixin 22 % màu được tóm tắt trong Hình 3.26. Từ quy trình trong Hình 3.26,
giá thành tạm tính để sản xuất thử nghiệm 1 kg chế phẩm bột norbixin 22 % màu
theo thời giá tháng 9/2013 được kê chi tiết trong Bảng 3.12. Chi phí lớn nhất là
nguyên liệu hạt điều màu và ethanol. Như vậy, giá thành sản xuất 1 kg chế phẩm
bột norbixin 22 % màu khoảng 1 532 884 đồng.
Hình 3.26. Quy trình sản xuất thử nghiệm chế phẩm bột norbixin tan trong nước
69
Bảng 3.12. Giá thành sản xuất thử nghiệm 1 kg chế phẩm bột norbixin
STT Nguyên vật liệu ĐVT Số lượng
Đơn giá
(vnd)
Chi phí
(vnd)
1 Hạt điều màu khô (10 % ẩm) kg 12 60 000 720 000
2 NaOH 96 % kg 1,76 10 900 19 184
3 Cồn 960 L 45,6 12 500 570 000
4 HCl 36 % L 7,5 2 800 21 000
5 Na2CO3 99 % kg 0,5 5 400 2 700
6 Năng lượng, điện, nước 100 000
7 Công lao động và chi phí khác 100 000
8 Giá thành 1 đơn vị chế phẩm kg 1 1 532 884
3.7. Chất lượng của chế phẩm bột norbixin
Sau khi tiến hành sản xuất thử nghiệm theo quy trình trong Hình 3.26, chế
phẩm bột norbixin thu được như trong Hình 3.27. Kết quả phân tích các chỉ tiêu
quan trọng của chế phẩm lần lượt được trình bày dưới đây.
Hình 3.27. Chế phẩm bột norbixin sản xuất thử nghiệm
3.7.1. Hàm lượng màu norbixin trong chế phẩm bột norbixin
Hàm lượng màu norbixin trong chế phẩm bột norbixin của chúng tôi là 22,1
± 0,13 %, cao hơn hàm lượng 14 % trong chế phẩm bột norbixin cùng loại của tác
giả Satyanarayana et al. (2010), và cũng cao hơn hàm lượng 11,24 % trong chế
phẩm của Balaswamy et al. (2012) và Mala et al. (2013). Hàm lượng norbixin cao
70
có nhiều lợi ích như tăng giá trị của chế phẩm và giảm khối lượng vận chuyển do tỷ
lệ tạp chất giảm xuống.
3.7.2. Hàm lượng kim loại nặng trong chế phẩm bột norbixin
Theo kết quả kiểm nghiệm mã số KT3–03398TP3, ngày 1/10 (Phụ lục 11)
của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn chất lượng 3, không phát hiện chì, thủy ngân và
arsen trong chế phẩm bột norbixin gửi phân tích. So với Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về phụ gia thực phẩm – Phẩm màu (QCVN 4–10:2010/BYT) là đạt yêu cầu về
độ tinh khiết. Quy chuẩn của Việt Nam tương đồng với tiêu chuẩn do Ủy ban liên
hiệp chuyên gia FAO–WHO về phụ gia thực phẩm ban hành năm 2006 trong FAO
JECFA Monographs 3.
Ngoài kim loại nặng, dư lượng các hóa chất sử dụng trong quy trình sản xuất
thử nghiệm không đáng lo ngại bởi vì NaOH đã bị trung hòa hoàn toàn bởi lượng
HCl dư trong công đoạn acid hóa. Muối NaCl tạo ra đã bị rửa trôi trong công đoạn
rửa kết tủa bằng nước, nếu NaCl còn dư cũng không đáng lo ngại bởi đó là gia vị
thực phẩm an toàn. Còn riêng ethanol và HCl tồn dư trong kết tủa, phần lớn sẽ bay
hơi khi sấy kết tủa ở nhiệt độ 50 0C trong vài giờ.
3.7.3. Khả năng hòa tan trong nước
Do lượng sử dụng màu norbixin trong thực phẩm không cao, chỉ khoảng 1 –
10 ppm (Lê Thị Anh Đào và ctv, 2002) hoặc cao hơn từ 10 – 50 ppm (Emerton và
Choi, 2008; Balaswamy et al., 2012) nên cần phải pha loãng với nước trước khi
phối màu cho thực phẩm. Như đã đề cập trong phần 1.2.4, do chế phẩm annatto tan
trong nước dạng truyền thống không chịu được pH thấp nên không thể dùng cho
thực phẩm dạng lỏng trong suốt có tính acid như nước ép không có thịt quả, nhưng
lại rất thích hợp đối với thực phẩm dạng rắn và bán rắn. Các loại thực phẩm có thể
phối màu bằng chế phẩm phụ gia norbixin tan trong nước bao gồm vỏ xúc xích, xúc
xích, pudding, tương cà, tương ớt, ngũ cốc ăn sáng, món tráng miệng chứa bơ sữa,
độn chocolate, cá xông khói và thức ăn cho vật nuôi (Smiths và Wallin, 2006).
71
Chế phẩm bột norbixin dễ tan trong nước theo phân loại của Santos (2003).
Thời gian cần thiết để hòa tan hoàn toàn 0,4 % (w/v) bột norbixin trong nước ở tốc
độ khuấy 100 v/p là 3 ± 0,4 phút. Chế phẩm màu tan nhanh trong nước là một ưu
điểm giúp người sử dụng chế phẩm tiết kiệm thời gian chuẩn bị trước khi phối màu
cho sản phẩm cuối cùng.
3.8. Sử dụng chế phẩm bột norbixin để phối màu sữa chua
Một ưu điểm của màu annatto là dễ tạo phức bền với protein hoặc tinh bột,
làm cho sản phẩm bền màu và hạn chế hiện tượng trôi màu. Do đó từ lâu màu
annatto đã được sử dụng chủ yếu cho sản phẩm chế biến từ sữa, đặc biệt là phô mai.
Hơn 70 % chế phẩm annatto nhập khẩu vào các nước là để phối màu cho sản phẩm
phô mai (Venugopalan et al., 2011). Sở dĩ sản phẩm sữa chua được chọn trong
nghiên cứu này do tính phổ biến trên thị trường, được nhiều đối tượng khách hàng
ưu thích và có lợi cho sức khỏe nhất là hệ tiêu hóa. Thông thường chế phẩm annatto
nói chung cho màu bắt mắt ở nồng độ khá thấp, chỉ từ 1 – 10 ppm (Lê Thị Anh Đào
và ctv, 2002).
Hình 3.28. Sữa chua được phối màu bằng chế phẩm bột norbixin
Kết quả đánh giá theo phương pháp cảm quan cho điểm 6 mẫu sữa chua với
100 người thử được thể hiện trong Bảng 3.13 và Phụ lục 12. Qua đó cho thấy điểm
72
cảm quan của 2 mẫu 1 ppm và 3 ppm cao hơn cả và khác biệt có ý nghĩa với 4 mẫu
còn lại ở mức p = 0,05. Trong đó mẫu 1 ppm có điểm trung bình cao nhất là 4,7 với
độ lệch chuẩn 1,33; đạt loại khá (điểm trên 3,8) theo phân loại chất lượng thực
phẩm trong TCVN 3215–79. Tương tự, mẫu 3 ppm cũng đạt loại khá nhưng điểm
trung bình thấp hơn (4,28). Các mẫu 2, 4 và 5 ppm đều xếp loại trung bình (điểm từ
2,8 đến 3,8). Còn lại mẫu đối chứng (0 ppm) đạt được điểm ưa thích trung bình thấp
nhất (2,53) xếp loại kém. Như vậy, sữa chua được phối màu da cam bằng chế phẩm
bột norbixin được ưa chuộng hơn so với sữa chua trắng phổ biến trên thị trường.
Hơn nữa sữa chua màu cam nhạt ở nồng độ norbixin thấp (1 ppm) được ưa chuộng
hơn cả, bên cạnh đó cũng có một bộ phận người thử ưa thích màu cam đậm hơn (3
ppm).
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá cảm quan cho điểm 6 mẫu sữa chua
Nồng độ norbixin (ppm) Điểm cảm quan
0 2,53b ± 1,65
1 4,7a ± 1,33
2 3,23b ± 1,72
3 4,28a ± 1,19
4 3,2b ± 1,62
5 3,05b ± 1,69
Ghi chú: các giá trị được kèm theo sau ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý
nghĩa ở mức p = 0,05
Như vậy, có thể kết luận chế phẩm bột norbixin thích hợp để tạo màu cho
sữa chua, cho màu da cam ngay ở nồng độ thấp và đạt được sự ưa thích của người
sử dụng. Hàm lượng màu thích hợp là 1 ppm theo kết quả đánh giá cảm quan cho
điểm đối với phân khúc người tiêu dùng trẻ tuổi. Nếu tính theo giá thành sản xuất
thử nghiệm chế phẩm bột màu norbixin là 1 532 884 đồng/kg thì 1 hũ sữa chua 100
g cần 0,7 đồng chi phí phẩm màu.
73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
KẾT LUẬN
Đề tài đã hoàn thành được các mục tiêu, nội dung đề ra và có thể tổng kết
một cách khái quát như sau:
– Màu annatto trong hạt điều màu ở Việt Nam có thể được trích ly và chuyển
đổi thành norbixin bằng dung môi ethanol kiềm hóa bằng NaOH. Hiệu suất
thu hồi đạt cao nhất là 87 % trong các điều kiện như sau: nồng độ ethanol
51,820; nồng độ NaOH 0,52 M; tỷ lệ dung môi / nguyên liệu là 7,1/1; nhiệt
độ và thời gian ủ lần lượt là 58,6 0C và 33,12 phút.
– Sau khi trích ly, norbixin tự do có thể được tách ra khỏi dịch trích ly bằng
phương pháp acid hóa. Acid HCl nồng độ 1 M (hay 9,2 % thể tích HCl đậm
đặc so với thể tích dịch trích) là thích hợp nhất để kết tủa thu hồi norbixin tự
do. Sau khi sấy kết tủa ở 50 0C đã thu được bột kết tủa với 44,25 % norbixin.
– Bột kết tủa norbixin có thể được chế biến thành chế phẩm màu tan được
trong nước bằng cách phối trộn với chất trợ tan Na2CO3 theo tỷ lệ 1/1 (w/w).
Chế phẩm tạo thành có hàm lượng norbixin là 22,1 %; không chứa kim
loại nặng và tan nhanh trong nước nên dễ ứng dụng trong các sản phẩm thực
phẩm có chứa hàm lượng nước khá lớn.
ĐỀ NGHỊ
Để kết quả nghiên cứu có hướng triển khai ứng dụng vào thực tiễn, đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn cho cây điều màu và góp phần tạo ra những sản phẩm thực
phẩm an toàn, đề nghị:
– nghiên cứu, khảo sát độ bền màu norbixin trong chế phẩm dạng bột và sản
phẩm sữa chua;
– tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm bột norbixin; và
– nghiên cứu, khảo sát khả năng ứng dụng chế phẩm bột norbixin trên các loại
thực phẩm khác như bánh, kẹo, mứt, kem, snack, ...
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abramovicˇ H., Jamnik M., Burkan L. and Kac M., 2008. Water activity and
water content in Slovenian honeys. Food Control 19: 1086–1090.
2. Amaral L.I.V., Cortelazzo Â.L., Buckeridge M.S., Pereira L.A.R. and Pereira
M.F.D.A., 2009. Anatomical and biochemical changes in the composition of
developing seed coats of annatto (Bixa orellana L.). Trees 23: 287–293.
3. Angchotipan K., Congkumnert W., Ratanawilai S. and Thongurai C., 2011.
Effect of temperatures, potassium hydroxide and potassium metoxide on
saponification of biodiesel. The 5th PSU – UNS International Conference on
Engineering and Technology (ICET–2011), Phuket, Thailand, 2–3 May
2011. Prince of Songkla University, Faculty of Engineering Hat Yai,
Songkhla, Thailand.
4. Aparnathi K.D. and Sharma R.S., 1991. Annatto colour for food: a review. Indian
Food Packer 45: 13–27.
5. Balaswamy K., Prabhakara Rao P.G., Prabhavathy M.B. and Satyanarayana A.,
2012. Application of annatto (Bixa orellana L.) dye formulations in Indian
traditional sweetmeats: Jilebi and jangri. Indian Journal of Traditional
Knowledge 11 (1): 103–108.
6. Balaswamy K., Prabhakara Rao P.G., Satyanarayana A. and Rao D.G., 2006.
Stability of bixin in annatto oleoresin and dye powder during storage. LWT
39: 952–956.
7. Barbosa M.I.M.J., Borsarelli C.D. and Mercadante A.Z., 2005. Light stability of
spray–dried bixin encapsulated with differentedible polysaccharide
preparations. Food Research International 38: 989–994.
8. Bareth A., Strohmar W. and Kitzelmann E., 2002. HPLC and spectrophotometric
determination of annatto in cheese. Eur. Food. Res. Technol. 215: 359–364.
9. Batista C.L.L.C., 1994. Produção e avaliação da estabilidade de corante
hidrossolúvel de urucum. MCi. dissertação, Universidade Federal de Viçosa
(UFV), Brasil.
10. Biocon del Peru, 2013. Norbixin water miscible. 24th August 2013.
<URL:
bixin_water_miscible.html>
75
11. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2002. TCVN 7038:2002 (ISO 928:1997) Gia vị –
Xác định tro tổng số.
12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004. 10TCN 592 – 2004: Ngũ cốc và
đậu đỗ – Thóc tẻ – Yêu cầu kỹ thuật và Phương pháp thử.
13. Bộ Y tế, 2010. Phụ lục 24: Quy định kỹ thuật và phương pháp thử đối với cao
annatto. Trong QCVN 4–10:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ
gia thực phẩm – phẩm màu, trang 78–80.
14. Bộ Y tế, 2010. Phụ lục 1: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với natri
carbonat. Trong QCVN 4–3:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ
gia thực phẩm – chất tạo xốp, trang 15–16.
15. Bùi Thị Mỹ Lệ, 2012. Nghiên cứu chiết tách phẩm nhuộm màu annatto theo độ
chín của hạt điều nhuộm ở Gia Lai. Luận văn thạc sĩ khoa học, ĐH Đà Nẵng.
16. Campbell N., Harvey D., Clowes R. and Kowalski A.J., 2009. Calometric
Measurement of Saponification Reaction of Sunflower Seed Oil. Atlas
Application Note – Atlas 11 – Saponification with Atlas, 7 pages.
17. Cardarelli C.R., Benassi M.T. and Mercadante A.Z., 2008. Characterization of
different annatto extracts based on antioxidant and colour properties. LWT –
Food Science and Technology 41: 1689–1693.
18. Chengaiah B., Mallikarjuna Rao K., Mahesh Kumar K., Alagusundaram M. and
Madhusudhana Chetty C., 2010. Medicinal importance of natural dyes – a
review. International Journal of PharmTech Research 2 (1): 144–154.
19. Dendy D.A.V., 1966. Annatto, the pigment of Bixa orellana. East Aft. Agr.
Forest J. 32 (2): 126–132.
20. Dinda S.C., Mukherjee B., Damodharan N. and Barik B.B., 2008. Annatto seed
color as natural coloring agent in oral dosage forms. Int. J. Pharm. Sci. Tech.
1 (1): 10–14.
21. Downham A. and Collins P., 2000. Colouring our foods in the last and next
millennium. International Journal of Food Science and Technology 35: 5–
22.
22. Đào Hùng Cường và Phan Thảo Thơ, 2008. Nghiên cứu chiết tách phẩm màu
hạt điều nhuộm bằng dung dịch kiềm. Tạp chí Hóa học và ứng dụng 12 (84).
23. Đỗ Tất Lợi, 2006. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb Y học, Hà Nội,
trang 203.
24. Emerton V. and Choi E., 2008. Essential guide to food additives. 3rd edition,
Leatherhead Publishing, Leatherhead Food International, Ltd., UK., p. 123.
76
25. FAO JECFA, 2006. Compendium of food additive specifications – FAO JECFA
Monograph 3. Food and Agriculture Organization of the United Nations,
Rome, 2006., p. 3.
26. FAO JECFA, 2006. Combined compendium of food additive specifications –
JECFA monograph 1 – Vol. 4 – Analytical methods, test procedures and
laboratory solutions used by and referenced in the food additive
specifications. Food and Agriculture Organization of the United Nations,
Rome, 2006., p. 200.
27. Garcia C.E.R., Bolognesi V.J., Dias J.F.G., Miguel O.G. and Costa C.K., 2012.
Carotenoids bixin and norbixin from annatto (Bixa orellana L.) as
antioxidants in meat products. Ciência Rural, Santa Maria 42 (8): 1510–
1517.
28. Giridhar P. and Parimalan R., 2010. A biotechnological perspective towards
improvement of annatto color production for value addition – the influence
of biotic elicitors. Asian Pacific Journal of Molecular Biology and
Biotechnology 18 (1): 77–79.
29. Hallagan J.B., Allen D.C. and Borzelleca J.F., 1995. The Safety and Regulatory
Status of Food, Drug and Cosmetics Colour Additives Exempt from
Certification. Fd. Chem. Toxic. 33 (6): 515–528.
30. Haque M., 2011. Evaluation of Natural Colour from Annatto Seeds for
Pharmaceutical Use. MSc. thesis, Rajiv Gandhi University of Health
Sciences, Karnataka, Bangalore, India.
31. Hyman E.L., Chavezt R.J. and Skibiak J., 1990. Reorienting Export Production
to Benefit Rural Producers: Annatto Processing in Peru. Journal of Rural
Studies 6 (1): 85–101.
32. ITC, 1993. Market brief on Annatto seeds – Overview of the world market.
International Trade Centre, UNCTAD/WTO, Geneva.
33. Ito Y., Ishizuki K., Sekiguchi W., Tada A., Akiyama T., Sato K., Yamazaki T.
and Akiyama H., 2012. Analysis of Residual Solvents in Annatto Extracts
Using a Static Headspace Gas Chromatography Method. American Journal
of Analytical Chemistry3: 638–645.
34. Kiokias S. and Gordon M. H., 2003. Antioxidant properties of annatto
carotenoids. Food Chemistry 83: 523–529.
35. Levy L.W. and Rivadeneira D.M., 2000. Annatto. In Natural Food Colorants:
Science and Technology (Lauro G.J. and Francis F.J., editors). New York:
Marcel Dekker Inc., p. 115–152.
77
36. Lê Thị Anh Đào, Đinh Ngọc Thức và Phan Thị Sửu, 2000. Tách chiết chất màu
đỏ cho thực phẩm từ hạt điều nhuộm (Bixa orellana L.) Việt Nam. Trong
Tuyển tập các công trình Hội nghị khoa học và công nghệ hoá học hữu cơ
toàn quốc lần thứ hai, Quy Nhơn, Bình Định, tháng 9/2000. Hội Hoá học
Việt Nam, trang 264–268.
37. Lê Thị Anh Đào, Phạm Việt Hùng và Nguyễn Thị Mỹ Dung, 2002. Một số
thành phần hóa học của hạt điều nhuộm (Bixa orellana L.) ở Gia Lai. Trong
Tuyển tập các công trình Hội nghị khoa học và công nghệ Hóa hữu cơ toàn
quốc lần thứ 3. Hội Hoá học Việt Nam, trang 272–275.
38. Lê Thị Tường Oanh, 2012. Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto
theo độ chín của quả điều nhuộm bằng dung dịch NaOH 0,5N. Khóa luận tốt
nghiệp Cử nhân khoa học. Trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
39. Lưu Đàm Cư, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thủy, Trương Anh Thư,
Phạm Văn Thính, Bùi Văn Thanh và Hà Tuấn Anh, 2005. Nghiên cứu cây
nhuộm màu thực phẩm ở Việt Nam. Hội nghị toàn quốc lần thứ 2, Những
vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, Nghiên cứu cơ bản trong
Sinh học, Nông nghiệp, Y học, Huế, 25–26/7/2003. Nxb. Khoa học & Kỹ
thuật, Hà Nội, trang 47–51.
40. Magestea A.B., Senraa T.D.A., da Silvaa M.C.H., Bonomob R.C.F., and da
Silva L.H.M., 2012. Thermodynamics and optimization of norbixin transfer
processes in aqueous biphasic systems formed by polymers and organic salts.
Separation and Purification Technology 98: 69–77.
41. Mahendranath G., Venugopalan A., Giridhar P. and Ravishanakar G.A., 2011a.
Improvement of Annatto Pigment Yield in Achiote Through Laminarin
Spray: An Ecofriendly Approach. Int. Jr. of Agril., Env. and Biotech. 4 (2):
163–166.
42. Mahendranath G., Venugopalan A., Parimalan R., Giridhar P. and Ravishankar
G. A., 2011b. Annatto pigment production in root cultures of Achiote. Plant
Cell Tiss Organ Cult 106: 517–522.
43. Mala K.S., Rao P.P., Prabhavathy M.B. and Satyanarayana A., 2013. Studies on
application of annatto (Bixa orellena L.) dye formulations in dairy products.
J Food Sci Technol, published online: 09 June 2013, DOI 10.1007/s13197–
013–1038–3.
44. Mantovani N.C., Grando M.F., Xavier A. and Otoni W.C., 2013. Avaliação de
genótipos de urucum (Bixa orellana L.) por meio dacaracterização
morfológica de frutos, produtividade de sementes e teor de bixina. Ciência
Florestal, Santa Maria 23 (2): 355–362.
78
45. McKeown G.G. and Mark E., 1962. The composition of oil soluble annatto food
colors. Journal of the Association of Official Analytical Chemists 45: 761–
766.
46. McMurry J., 2012. Organic Chemistry. 8th edition, Cengage Learning.
47. Mendes L.G., 2012. Microencapsulação do corante natural de urucum: uma
análise da eficiência da gome do cajueiro como material de parede. MSc.
tese, Universidade Federal do Ceará Cemtro de Ciências agrárias, Fortaleza–
CE, Brasil.
48. Mercadante A.Z., Steck A., Rodriguez–amaya D., Pfander H. and Britton G.,
1995. Isolation of methyl 9'z–apo–6'–lycopenoate from Bixa orellana.
Phytochemistry 41 (4): 1201–1203.
49. Mercadante A.Z., Steck A. and Pfander H., 1999. Three minor carotenoids from
annatto (Bixa orellana) seeds. Phytochemistry 52: 135–139.
50. Montgomery D.C., 2001. Design and Analysis of Experiments. 5th editon, John
Wiley & Son, Inc., USA.
51. Nachtigall A.M., Silva P.I., Bertoldi M.C. and Stringheta P.C., 2009. Estudo da
saponificação em pigmentos de urucum. Ciênc. Tecnol. Aliment., Campinas
29 (4): 873–878.
52. Najar S.V., Bobbio F.O. and Bobbio P.A., 1988. Effects of light, air, anti–
oxidants and pro–oxidants on annatto extracts (Bixa orellana). Food
Chemistry 29: 283–289.
53. Ngô Thị Thuận, 1995. Xây dựng quy trình công nghệ tách chiết tổng hợp các
chất màu thực phẩm. Đề tài cấp nhà nước mã số KC–06–08.
54. Nguyễn Hoàng Dũng, 2005. Giáo trình thực hành Đánh giá cảm quan. Trường
ĐH Bách Khoa TP. HCM, trang 4.
55. Nobre B.P., Mendes R.L., Queiroz E.M., Pessoa F.L.P., Coelho J.P. and Palavra
A.F., 2006. Supercritical carbon dioxide extraction of pigments from Bixa
orellana seeds (experiments and modeling). Brazilian Journal of Chemical
Engineering 23 (2): 251–258.
56. Orchard valley, 2013. Annatto Colour Single Strength. 24th August 2013.
<URL:–dairy.co.uk/item/Colour–_–Annatto/Annatto–
Colour–Single–Strength.htm>
57. Oriental super–mart, 2013. Annatto extract (natural food color). 24th August
2013. <URL:–
79
mart.com/ourstore/index.php?main_page=product_info&cPath=26&products
_id=846&zenid=0b2d235b3ddab8f002433a44b8ba0366>
58. Parimalan R., Mahendranath G., Giridhar P. and Ravishankar G.A., 2011.
Abiotic elicitor mediated augmentation of annatto pigment production in
standing crop of Bixa orellana L. Indian Journal of Fundamental and
Applied Life Sciences 1 (4): 229–236.
59. Parvin K., Aziz M.G., Yusof Y.A., Sarker M.S.H., and Sill H.P., 2011.
Degradation kinetics of water–soluble annatto extract and sensory evaluation
of annatto colored yoghurt. Journal of Food, Agriculture & Environment 9
(3&4): 139–142.
60. Phan Thục Uyên, 2012. Xây dựng quy trình chiết tách phẩm màu annatto E của
hạt điều nhuộm ở quy mô pilot. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân khoa học, ĐH
Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
61. Pimentel F.A., 1995. Avaliação de métodos de obtenção e de estabilidade de
pigmentos de sementes de urucum (Bixa orellna L.). MCi. dissertação,
Universidade Federal de Viçosa (UFV), Brasil.
62. Prabhakara Rao P.G., Satyanarayana A. and Rao D.G., 2002. Effect of Storage
on the Stability of Water Soluble Annatto Dye Formulation in a Simulated
Orange–RTS Beverage Model System. Lebensm.–Wiss. u.–Technol. 35 (7):
617–621.
63. Preston H.D. and Rickard M.D., 1980. Extraction and chemistry of annatto.
Food Chemistry 5: 47–56.
64. Santos A.B., 2003. Encapsula c¸ão de oleoresina de paprica por atomiza c¸ão
em goma arabica e em aglomerados porosos de amido/gelatin: estabilidade
e aplicac¸ão. Dr. tese, Universidade Estadual de Campinas, Brazil.
65. Santos J.A.B., 2007. Análise comparativa entre técnicas de processamentos
para extração de pigmentos nas sementes de urucum. Dr. tese, Universidade
Federal de Campina Grande Centro de Ciências e Tecnologia, Campina
Grande–PB, Brasil.
66. Santos D.T., Albuquerque C.L.C., and Meireles M.A.A., 2011. “11th
International Congress on Engineering and Food (ICEF11)” Antioxidant dye
and pigment extraction using a homemade pressurized solvent extraction
system. Procedia Food Science 1: 1581–1588.
67. Satyanarayana A., Rao P.P., Balaswamy K., Velu V. and Rao D.G., 2006.
Application of annatto dye formulations in different fruit and vegetable
products. Journal of Foodservice 17: 1–5.
80
68. Satyanarayana A., Rao P.P. and Rao D.G., 2010. Influence of source and quality
on the color characteristics of annatto dyes and formulations. LWT – Food
Science and Technology 43: 1456–1460.
69. Scotter M.J., Wilson L.A., Appleton G.P. and Castle L., 1998. Analysis of
Annatto (Bixa orellana) Food Coloring Formulations. 1. Determination of
Coloring Components and Colored Thermal Degradation Products by High–
Performance Liquid Chromatography with Photodiode Array Detection. J.
Agric. Food Chem. 46: 1031−1038.
70. Scotter M., 2009. The chemistry and analysis of annatto food colouring: a
review. Food Additives and Contaminants 26 (8): 1123–1145.
71. Shuhama I.K., Aguiar M.L., Oliveira W.P. and Freitas L.A.P., 2003.
Experimental production of annatto powders in spouted bed dryer. Journal of
Food Engineering 59: 93–97.
72. Silva P.I., 2007. Métodos de extração e caracterização de bixina e
norbixina em sementes de urucum (Bixa orellana L.). MSc. tese,
Universidade Federal de Vicosa, Viçosa, Minas Gerais, Brasil.
73. Silva P.I., Nachtigall A.M. and Stringheta P.C., 2009. Fatores que influenciam a
reação de saponificação dos carotenóides presentes no urucum (Bixa
orellana L.). Ciênc. agrotec., Lavras 33 (Edição Especial): 1892–1897.
74. Silva P.I., Nachtigall A.M. and Stringheta P.C., 2010. Eficiência de solventes na
obtenção ecaracterização de corantes de urucum (Bixa orellana L.). B.
CEPPA, Curitiba 28 (1): 115–124.
75. Sinha K., Chowdhury S., Saha P.D. and Datta S., 2013. Modeling of
microwave–assisted extraction of natural dye from seeds of Bixa orellana
(annatto) using response surface methodology (RSM) and artificial neural
network (ANN). Industrial Crops and Products 41: 165–171.
76. Smiths J. and Wallin H., 2006. Annatto extracts – Chemical and Technical
Assessment. 67th FAO JECFA.
77. Srivastava A., Shukla Y.N., Jain S.P. and Kumar S., 1999. Chemistry,
pharmacology and uses of Bixa orellana: a review. Journal of Medicinal and
Aromatic Plant Sciences (India) 21 (4): 1145–1154.
78. TCVN 3215–79, 1979. Sản phẩm thực phẩm – Phân tích cảm quan – Phương
pháp cho điểm. Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước.
79. The Raintree Group, 1997. Database file for annatto (Bixa orellana). August
19th 2013.
81
80. Tống Thị Việt Hà, 2011. Nghiên cứu lựa chọn quy trình chiết tách phẩm màu
annatto từ hạt điều nhuộm. Luận văn thạc sĩ khoa học, ĐH Đà Nẵng.
81. Tummala J., Pamidighantam P.R., Babu P.M. and Akula S., 2012. Selection and
application of annatto (Bixa orellana L.) dye formulation in some traditional
sweetmeat and savoury products. Journal of Scientific & Industrial Research
71: 788–793.
82. Vasu S., Palaniyappan V., Kothandam H. P., and Badami S., 2010. Microwave
facilitated extraction of Bixin from Bixa orellana and it’s in–vitro antioxidant
activity. Der Pharmacia Lettre 2 (2): 479–485.
83. Venugopalan A., Giridhar P., and Ravishankar G.A., 2011. Food,
ethanobotanical and diversified applications of Bixa orellana L.: a scope for
its improvement through biotechnological mediation. Indian Journal of
Fundamental and Applied Life Sciences 1 (4): 9–31.
84. Veríssimo S.A., 2003. Extração, caracterização e aplicação do corante de
urucum (Bixa orellana L.). no tingimento de fibras naturais. MSc. tese,
Universidade Federal do Rio Grande do Norte Centro de Tecnologia, Brasil.
85. Võ Văn Chi và Vũ Văn Chuyên, 1998. Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam. Tập 1,
NXB Khoa học Hà Nội, trang 145.
82
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết quả so sánh độ ẩm trung bình của hạt điều màu nguyên liệu đo bằng
hai phương pháp khác nhau
83
Phụ lục 2. So sánh hiệu quả của các loại hỗn hợp dung môi
84
Phụ lục 3. So sánh hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin ở các nồng
độ NaOH khác nhau
85
Phụ lục 4. So sánh hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin ở các nồng
độ ethanol khác nhau
86
Phụ lục 5. So sánh hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin ở các tỷ lệ
dung môi / nguyên liệu khác nhau
87
Phụ lục 6. So sánh hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin ở các nhiệt
độ ủ khác nhau
88
Phụ lục 7. So sánh hiệu suất trích ly và chuyển đổi màu thành norbixin ở các thời
gian ủ khác nhau
89
Phụ lục 8. So sánh hiệu suất thu hồi norbixin khi sử dụng các thể tích acid HCl
khác nhau
90
Phụ lục 9. So sánh tỷ lệ norbixin tan ở pH khác nhau
91
Phụ lục 10. So sánh tỷ lệ hòa tan của bột tủa norbixin tương ứng với tỷ lệ phối chất
trợ tan Na2CO3 khác nhau
92
Phụ lục 11. Kết quả kiểm nghiệm hàm lượng kim loại nặng
93
Phụ lục 12. So sánh điểm cảm quan của các mẫu sữa chua được phối nồng độ màu
norbixin khác nhau
94
Phụ lục 13. Tiến độ thực hiện đề tài
TT
Các nội dung, công việc
Thực hiện chủ yếu
Sản phẩm
phải đạt
Thời gian
(bắt đầu –
kết thúc)
Địa điểm thực hiện
1 2 3 4 5
1 Viết đề cương Đề cương
T4/2013 –
T6/2013
Trường ĐH Nông Lâm
TP. HCM
2 Nộp đề cương Báo cáo T8/2013
Trường ĐH Nông Lâm
TP. HCM
3 Báo cáo đề cương Báo cáo T9/2013
Trường ĐH Nông Lâm
TP. HCM
4
Chuẩn bị và đánh giá vật
liệu nghiên cứu
Mẫu,
báo cáo
T5/2013 ĐH Công nghệ Đồng Nai
5
Khảo sát và tối ưu hóa
dung môi
Báo cáo
T5/2013 –
T6/2013
ĐH Công nghệ Đồng Nai
6
Khảo sát và tối ưu hóa tỷ
lệ dung môi / hạt và chế
độ xà phòng hóa
Báo cáo
T6/2013 –
T7/2013
ĐH Công nghệ Đồng Nai
7 Khảo sát acid và nồng độ Báo cáo
T7/2013 –
T8/2013
ĐH Công nghệ Đồng Nai
8
Khảo sát khả năng hòa tan
và tỷ lệ chất trợ tan
Báo cáo T9/2013 ĐH Công nghệ Đồng Nai
9
Đánh giá và ứng dụng chế
phẩm bột norbixin
Báo cáo
T9/2013 –
T10/2013
ĐH Công nghệ Đồng Nai
10 Báo cáo kết quả đề tài Báo cáo T10/2013
Trường ĐH Nông Lâm
TP. HCM
11 Bảo vệ luận văn tốt nghiệp Báo cáo T6/2014
Trường ĐH Nông Lâm
TP. HCM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvnghien_cuu_trich_ly_va_chuyen_doi_mau_hat_dieu_mau_bixa_orellana_l_thanh_norbixin_tao_che_pham_bot.pdf