Luận văn Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hybrid (lọc sinh học – aerotank) trong xử lý nước thải thủy sản tại Đà Nẵng
Đề tài đã thực hiện khảo sát đánh giá chất lượng nước thải phát
sinh từ các hoạt động chế biến thủy sản tại Công ty TNHH Thực
phẩm D&N, đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của công nghiệp chế
biến thủy sản bằng công nghệ lai hợp giữa lọc sinh học và Aerotank,
đồng thời so sánh hiệu quả xử lý của công nghệ lai hợp với công
nghệ Aerotank truyền thống. Các thực nghiệm được tiến hành với
các mức tải trọng khác nhau, thời gian lưu nước khác nhau: 6h, 8h,
10h, 12h, 14h. Từ kết quả thực nghiệm thu được, có thể rút ra các kết
luận sau:
1. Trong các thực nghiệm so sánh giữa hai mô hình Aerotank và
mô hình Hybrid chất lượng nước đầu ra của mô hình Hybrid luôn tốt
hơn mô hình Aerotank cả về COD và N-NH3;
2. Thời gian lưu tối ưu của mô hình là 8h, nồng độ chạy tối ưu là
800mg/l, tương đương tải trọng 2,4 kgCOD/m3.ngàyđêm)
25 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hybrid (lọc sinh học – aerotank) trong xử lý nước thải thủy sản tại Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN VĂN LỢI
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
HYBRID (LỌC SINH HỌC – AEROTANK)
TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN
TẠI ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường
Mã số: 60.85.06
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Đà Nẵng, Năm 2013
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN QUANG
Phản biện 1: GS.TS. ĐẶNG KIM CHI
Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN CÁT
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 5
năm 2013
* Có thể tìm hiểu luận văn tại :
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, hầu hết nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản
trong KCN dịch vụ thủy sản Thọ Quang Đà Nẵng vẫn chưa được xử
lý đạt yêu cầu, trạm xử lý nước thải tập trung quá tải, thường xuyên
xảy ra các sự cố về kỹ thuật. KCN Dịch vụ thủy sản Thọ Quang đang
là điểm nóng về môi trường của thành phố.
Nghiên cứu khả năng xử lý nước từ hoạt động chế biến thủy
sản bằng công nghệ hybrid (lai hợp giữa phương pháp lọc sinh
học và Aerotank) nhằm tận dụng ưu điểm của công nghệ sinh
trưởng lơ lửng và sinh trưởng bám dính trong cùng một hệ thống bể
hiếu khí để nâng cao hiệu quả xử lý, tăng khả năng chịu sốc tải, nâng
cao khả năng xử lý nitơ và photpho của công trình;
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu khả năng kết hợp của nhiều công nghệ xử lý trong
cùng một bể xử lý;
Nghiên cứu xử lý nước thải thủy sản bằng mô hình hybrid làm cơ
sở cho việc đưa ra các đề xuất công nghệ xử lý nước thải của các nhà
máy chế biến thủy sản;
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khả năng bám dính của các loại vật liệu được sử dụng;
- Đánh giá hiệu quả xử lý COD, N-NH3 của công nghệ hybrid;
- Xác định thời gian lưu, tải trọng vận hành tối ưu của công nghệ;
- Xác định khả năng chịu sốc tải của mô hình;
- Xác định lượng bùn phát sinh của công nghệ hybrid;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
2
Nước thải của Công ty TNHH chế biến Thực phẩm D & N.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình sinh hóa trên mô hình hybrid tại phòng thí
nghiệm của Khoa môi trường trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp kế thừa
4.2 Phương pháp thực nghiệm trên mô hình;
4.3 Phương pháp phân tích thực nghiệm tại phòng thí nghiệm:
4.4 Xử lý số liệu
a) Tính toán lượng bùn dư lấy ra hằng ngày trong các mô hình
thực nghiệm:
V = ( 30) 1000bC V ;
Trong đó:
- V: Thể tích bùn dư cần lấy ra (ml);
- C: phần trăm thể tích bùn đo được với thời gian lắng 30 phút;
- 30% là thể tích bùn cần duy trì trong bể;
- Vb: Là thể tích phần nước trong bể phản ứng;
b) Tính toán hiệu quả xử lý:
0
0
(%) 100%r
C C
E
C
Trong đó:
E: Hiệu quả xử lý của mô hình (%);
C0: Nồng độ chất thải đầu vào (COD, hoặc N-NH3);
Cr: Nồng độ chất thải sau xử lý (đầu ra) (COD, hoặc N-NH3);
c) Thời gian lưu thủy lực: HRT (Hydraulic retention time)
[
H
3
d) Thời gian lưu bùn (với các hệ có hồi lưu hay thể bám):
e) Tải trọng vận hành:
Tr = 3( / . )
.1000
QxC
kg m ngàydêm
V
Trong đó:
Tr: Tải trọng vận hành của hệ thống (kg/m3.ngàyđêm);
Q: Lưu lượng nước thải nạp vào hệ thống (m3/ngàyđêm);
C: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào (mg/lit);
V: Thể tích bể xử lý; (m3)
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đánh giá thêm khả năng kết hợp của nhiều công nghệ xử lý trong
cùng một công trình nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, giảm diện tích
xây dựng.
Là cơ sở thiết thực cho phép các doanh nghiệp, nhà máy chế biến
thủy sản làm căn cứ lựa chọn công nghệ xử lý cho phù hợp với tình
hình hoạt động sản xuất của mình trong quá trình đầu tư mới hay
nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, chủ động trong công tác xử lý
nước thải thay vì phải phụ thuộc vào trạm xử lý nước thải tập trung
như hiện nay.
6. Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ
NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
1.1.1 Khái quát về ngành chế biến thủy sản
1.1.2 Một số quy trình trong hoạt động chế biến thủy sản
4
1.1.3 Thành phần và tính chất của nước thải từ hoạt động chế
biến thủy hải sản
a) Thành phần nước thải từ công nghiệp chế biến thủy
Nước thải từ các nhà máy chế biến thuỷ sản có các chỉ số ô nhiễm
cao hơn so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B dùng cho
nuôi trồng thuỷ hải sản (QCVN 11:2009/BTNMT) như BOD5 vượt
từ 10 – 30 lần, COD từ 9 - 19 lần. Nitơ tổng có nơi cao hơn đến 9 lần
b) Lưu lượng phát thải nước thải từ ngành công nghiệp chế
biến thủy sản
Cá da trơn: 5-7 m3/tấn sản phẩm; tôm đông lạnh: 4-6 m3/tấn sản
phẩm; surimi: 20-25 m3/tấn sản phẩm; thuỷ sản đông lạnh hỗn hợp:
4-6 m
3
/tấn sản phẩm.
1.1.4 Ảnh hưởng của nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản
1.2 PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TỪ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
1.2.1 Phương pháp cơ học
1.2.2 Phương pháp hóa học
1.2.3 Phương pháp hóa lý
1.2.4 Phương pháp sinh học
1.3. CÁC KĨ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG
PHÁP SINH HỌC
1.3.1. Bể hiếu khí có bùn hoạt tính – Bể Aerotank
1.3.2. Lọc sinh học
1.3.3 Quá trình xử lý sinh học kỵ khí – Bể UASB
1.3.4 Phương pháp loại bỏ nitơ
1.4 TỔNG QUAN VỀ HYBRID VÀ HỆ HYBRID LỌC SINH
HỌC – AEROTANK
Đa số các hệ thống hybrid được hoạt động theo công nghệ:
5
- Kết hợp sinh trưởng lơ lửng và sinh trưởng bám dính trên cùng
một hệ thống xử lý kị khí hoặc hiếu khí.
- Kết hợp sinh học và hấp phụ, sử dụng các chất mang có diện
tích bề mặt riêng lớn.
- Kết hợp sinh học và các phương pháp công nghệ bậc cao như
màng lọc, thẩm thấu ngược.
- Kết hợp sinh học kị khí, thiếu khí và hiếu khí trong cùng một hệ
thống xử lý.
1.4.1 Công nghệ kỵ khí hai giai đoạn (acid hóa + lọc kỵ khí)
1.4.2 UASB + lọc kỵ khí
1.4.3 Hệ Hybrid Lọc Màng, Kị Khí
1.4.4 Hybrid Baffled /UASB reactor:
1.4.5 Công nghệ MBBR
1.4.6 Bùn hoạt tính + lọc sinh học
1.5 MỘT SỐ QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN
ĐANG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ ĐÀ NẴNG
1.5.1 Một số quy trình công nghệ xử lý nước thải thủy sản
đang áp dụng tại Việt Nam
- Công nghệ lọc yếm khí kết hợp hồ sinh học;
- Công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng hay kết hợp
kỵ khí và hiếu khí;
- Quá trình hóa lý (keo tụ/tạo bông hay tuyển nổi kết hợp keo tụ)
kết hợp với quá trình sinh học hiếu khí;
1.5.2 Một số quy trình công nghệ xử lý nước thải thủy sản
đang áp dụng tại Đà Nẵng
Tại Đà Nẵng, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản thường lựa
chọn công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng hay kết hợp
kỵ khí và hiếu khí. Một số doanh nghiệp chỉ xử lý sơ bộ nước thải
6
bằng biện pháp keo tụ, tạo bông rồi đấu nối vào hệ thống xử lý nước
thải tập trung của KCN;
Theo đánh giá chung, hầu hết các công trình xử lý nước thải của
các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố hiện nay hoạt
động vẫn chưa đạt hiệu quả;
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Giới thiệu sơ bộ về Công ty TNHH chế biến Thực phẩm
D & N (DANIFOODS).
2.1.2 Chất lượng nước thải từ hoạt động sản xuất, chế biến
thủy sản của Công ty TNHH chế biến Thực phẩm D & N.
2.1.3 Tình hình thu gom và xử lý nước thải của Công ty
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Xác định tính chất của các loại nước thải trong hoạt động chế
biến thủy sản của Công ty TNHH chế biến Thực phẩm D & N;
- Đánh giá khả năng bám dính của bùn trên các loại vật liệu lọc;
- Đánh giá và so sánh hiệu quả xử lý COD, N-NH4
+
giữa hai công
nghệ: công nghệ Aeratank truyền thống và công nghệ hybrid;
Nội dung các thí nghiệm được thực hiện:
Thí nghiệm 1: Xác định tính chất của các loại nước thải khác
nhau trong hoạt động chế biến thủy sản của Công ty TNHH chế biến
Thực phẩm D & N;
Thí nghiệm 2: Sơ bộ xác định khả năng bám dính của các loại vật
liệu lọc khác nhau;
Thí nghiệm 3: Xác định thời gian lưu tối ưu;
Thí nghiệm 4: Xác định hiệu quả xử lý khi thay đổi thời gian lưu
từ 6h, 8h, 10h, 12h, 14h;
Thí nghiệm 5: Xác định tải trọng tối ưu của mô hình;
7
Thí nghiệm 6: Xác định hiệu quả xử lý với thời gian lưu 24h,
COD đầu vào có nồng độ 2.000mg/l;
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trên mô hình thực nghiệm;
2.3.1 Xác định tính chất của các loại nước thải
Với mỗi loại nước thải được lấy mẫu 03 lần tại các thời điểm
khác nhau trong ngày.
2.3.2 Xác định khả năng bám dính của các loại vật liệu lọc;
Hình 2.1 - Mô hình, các thiết bị được sử dụng để thí nghiệm khả
năng bám dính
Nghiên cứu thực hiện trên 4 loại vật liệu lọc bao gồm:
+ Nhựa PVC đen (Black MBBR filter media)
Diện tích bề mặt riêng > 800m2/m3, khối lượng riêng
155kg/m
3
, màu trắng, thể tích chiếm chỗ: 180ml vật
liệu/1 lít thể tích vật liệu; Hạt vật liệu nổi trên mặt
nước;
Nguồn gốc: Việt Nam
+ Nhựa PE trắng (PE 04)
Có diện tích bề mặt riêng > 800m2/m3, khối lượng
riêng 155kg/m
3
, màu trắng, thể tích chiếm chỗ: 180ml
vật liệu/1 lít thể tích vật liệu; Hạt vật liệu nổi trên mặt
nước;
Nguồn gốc: Việt Nam
+ Vật liệu xốp (tấm xốp cắt nhỏ)
8
Chưa xác định được diện tích bề mặt riêng, độ xốp cao,
hút nước tốt, có thể tích chiếm chỗ: 250ml/1 lít thể tích
vật liệu, chìm trong nước, có sức cản lớn khó cho dòng
nước chảy qua;
Nguồn gốc: Khoa Môi trường.
+ Vật liệu xốp nổi
Độ xốp lớn, nổi trên mặt nước, kích thước hạt vật liệu
0,7cm x 0,7cm x 0,5cm; Diện tích chiếm chỗ: 450ml/1
lít thể tích vật liệu.
Nguồn gốc: Công ty Metawater
2.3.3 Xác định thông số vận hành, đánh giá hiệu quả xử lý của
công nghệ;
Hình 2.2 - Sơ đồ bố trí mô hình Hybrid và Aerotank đối chứng
Ghi chú:
1 – Bơm định lượng cấp nước 2 – Máy sục khí
3 – Bể Aerotank 4 – Bể lắng
5 – Nước sau lắng 6 – Phần thể tích vật liệu
V1 – Van hồi lưu bùn từ bể lắng về bể
xử lý
V2 – Hồi lưu bùn từ bể 5
về bể 3 (nếu có)
9
2.3.4 Vận hành mô hình thực nghiệm;
2.3.5 Mô tả tóm tắt ý nghĩa, thời gian và các bước tiến hành
thực nghiệm;
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
NƯỚC THẢI
Bảng 3.1 - Tính chất nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản
3.2 KẾT QUẢ CỦA THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
BÁM DÍNH
Hình 3.2–Biểu đồ lượng bùn bám dính trên vật liệu các ngày TN
Nhận xét:
Lượng bùn bám dính trên vật liệu lọc có xu hướng tăng theo thời
gian thực nghiệm, giai đoạn đầu do chưa có bùn bám dính nên lượng
bùn bám dính tăng nhanh (từ ngày 1 đến ngày 4), nhưng càng về sau
bắt đầu có dấu hiệu chậm lại. Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 lượng
bùn bám dính không có dấu hiệu gia tăng;
10
Các loại vật liệu đêm thực nghiệm đều có khả năng bám dính bùn
tốt (từ 0,57 ÷ 0,63 lít bùn/lít vật liệu lọc). Trong các loại vật liệu đem
thực nghiệm thì vật liệu xốp có lượng bùn bám dính lớn nhất; các
loại vật liệu còn lại: PVC đen, VL nổi, PE trắng có mức độ bám dính
chênh lệch không đáng kể;
3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH THỜI GIAN LƯU
NƯỚC TỐI ƯU
Hình 3.3 - COD đầu ra của mô hình Hybrid dùng vật liệu PE trắng và
mô hình Aerotank đối chứng theo thời gian lưu nước
11
Hình 3.4 – So sánh hiệu quả xử lý theo COD của các mô hình theo
thời gian lưu nước
Hình 3.5 – So sánh chất lượng N-NH3 trong nước đầu ra giữa Hybrid
và mô hình đối chứng
12
Hình 3.6 – So sánh hiệu quả xử lý theo N – NH3 của các mô hình
Nhận xét:
Khi tăng thời gian lưu nước từ 0h đến 24h, hiệu quả xử lý theo
COD của cả hai mô hình đều tăng lên từ 0% lên đến khoảng 90%
(đối với mô hình Aerotank) và 95,5% (đối với mô hình Hybrid).
Trong thời gian từ 1 đến 4h đầu tiên (HRT ≤ 0,21 ngày), hiệu quả
xử lý COD của mô hình Aerotank cao hơn mô hình Hybrid.Sau các
giờ tiếp theo (từ 8 đến 24h) hiệu quả xử lý của mô hình Hybrid cao
hơn hiệu quả xử lý của mô hình Aerotank.
Với thời gian lưu nước lớn hơn 5h, hiệu quả xử lý của mô hình
Hybrid cao hơn mô hình Aerotank khoảng từ 1,6 ÷ 10% theo COD
và từ 0,5÷7,6% theo N-NH3;
Khi thời gian lưu nước < 8h (HRT ≤ 0,33 ngày), tốc độ gia tăng
về hiệu quả xử lý COD, N-NH3 trong cả hai mô hình khá nhanh. Sau
thời gian lưu nước 8h (HRT ≥ 0,33 ngày), tốc độ gia tăng về hiệu quả
xử lý COD, N-NH3 trong cả hai mô hình bắt đầu chậm lại. Do vậy,
chọn thời gian lưu nước tối ưu là 8h đế tiến hành các thực nghiệm
tiếp theo.
13
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM THAY ĐỔI THỜI GIAN LƯU
NƯỚC QUANH GIÁ TRỊ THỜI GIAN LƯU TỐI ƯU
Hình 3.7 - Biểu đồ so sánh hiệu quả xử lý theo COD của Mô hình
hybrid dùng vật liệu PE trắng và mô hình đối chứng.
Hình 3.8 - So sánh hiệu quả xử lý theo COD giữa các mô hình thực
nghiệm.
14
Hình 3.9 - So sánh hiệu quả xử lý theo N-NH3 giữa mô hình
Aerotank và Mô hình hybrid dùng vật liệu lọc là PE trắng.
Hình 3.10 - So sánh hiệu quả xử lý theo N-NH3 giữa mô hình
Aerotank và mô hình Hybrid với 03 loại vật liệu lọc khác nhau.
15
Nhận xét:
Mô hình Hybrid cho hiệu quả xử lý COD, N-NH3 cao hơn mô
hình Aerotank thông thường. Hiệu quả xử lý của mô hình Hybrid cao
hơn từ 1 đến 9,5% đối với COD, và từ 4 – 11% đối với N-NH3;
Thời gian lưu càng lâu (tải trọng hữu cơ) càng thấp thì hiệu quả
xử lý càng cao. Hiệu quả xử lý COD cao nhất là 91,14 và hiệu quả
xử lý N-NH3 cao nhất là 96,85 (đối với mô hình hybrid dùng vật liệu
PVC đen tại thời gian lưu 14h);
So sánh giữa 03 loại vật liệu được sử dụng thì vật liệu PVC đen
cho hiệu quả cao hơn, hai loại vật liệu còn lại là PE trắng và vật liệu
nổi có hiệu quả xử lý tương đương nhau.
3.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG VẬN
HÀNH TỐI ƯU;
Hình 3.11 – Hiệu quả xử lý theo COD của mô hình hybrid và mô
hình đối chứng với thời gian lưu nước 8h
16
Hình 3.22 – So sánh hiệu quả xử lý theo COD của các mô hình với
thời gian lưu nước 8h
Hình 3.33 – Nồng độ N-NH3 của mô hình Hybrid (PE trắng) và mô
hình Aerotank
17
Hình 3.44 – So sánh hiệu quả xử lý theo N-NH3 của các mô hình
Nhận xét:
Mô hình Hybrid cho hiệu quả xử lý COD, N-NH3 cao hơn mô
hình Aerotank thông thường. Hiệu quả xử lý của mô hình Hybrid cao
hơn từ 1 đến 7,6% đối với COD, và từ 1 – 12% đối với N-NH3;
Khi nồng độ COD đầu vào ≤ 600 mg/l (tương đương tải trọng
ORL ≤ 1,8 kg/m3.ngàyđêm) thì chất lượng nước đầu ra của cả hai mô
hình đều đạt QCVN 11:2008/BTNMT; Tại COD đầu vào = 800 mg/l
chất lượng nước đầu ra của mô hình Hybrid đạt QCVN
11:2008/BTNMT. Chất lượng nước đầu ra của mô hình Aerotank
vượt quy chuẩn cho phép;
Nồng độ chất lượng nước đầu vào càng cao (tải trọng hữu cơ càng
lớn) thì hiệu quả xử lý theo COD càng giảm. Khi thay đổi nồng độ
nước đầu vào từ 600mg/l (ORL = 1,8 kg/m3.ngàyđêm) lên đến COD
đầu vào là 1000 mg/l (ORL = 3 kg/m3.ngàyđêm) thì hiệu quả xử lý
theo COD giảm từ 90,40% xuống còn 87,40% đối với mô hình
Aerotank và giảm từ 92,45% xuống còn 89,75% đối với mô hình
Hybrid;
18
+ Nhận xét về lượng bùn phát sinh và chất lượng bùn của hai mô
hình
Hình 3.55 – Biểu đồ lượng bùn phát sinh theo thời gian của thực
nghiệm 4
Hình 3.6 – Biểu đồ lượng bùn phát sinh theo thời gian của thực
nghiệm 5
+ Nhận xét về lượng bùn phát sinh:
- Lượng bùn phát sinh trong mô hình Aerotank cao hơn lượng
bùn phát sinh trong mô hình Hybrid từ 1,2 đến 2,5 lần;
+ Nhận xét về đặc điểm của bùn phát sinh:
19
- Bùn lấy ra từ mô hình Hybrid dễ xảy ra quá trình phân hủy kỵ
khí hơn so với bùn lấy ra từ mô hình Aerotank;
3.6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở THỜI GIAN LƯU NƯỚC
24H, NỒNG ĐỘ NƯỚC ĐẦU VÀO CÓ COD KHOẢNG 2000
MG/L;
Hình 3.78 – Biểu đồ so sánh hiệu quả xử lý theo COD của mô hình
Hybrid và mô hình đối chứng
Hình 3.89 – So sánh hiệu quả xử lý theo N-NH3 của mô hình Hybrid
và mô hình Aerotank
20
Nhận xét:
- COD đầu ra của mô hình hybrid đạt QCVN 11:2008/BTNMT.
COD đầu ra của mô hình Aerotank thì ở hai ngày đầu lớn hơn
80mg/l, từ ngày thứ ba trở đi đạt QCVN 11:2008/BTNMT;
- Khả năng thích ứng với những thay đổi của chất lượng nước đầu
vào ở mô hình Hybrid cao hơn mô hình Aerotank;
- N-NH3 đầu ra của mô hình Hybrid đạt QCVN
11:2008/BTNMT, N-NH3 của mô hình Aerotank cao hơn QCVN
11:2008/BTNMT;
- Hiệu quả xử lý của mô hình Hybrid theo COD đạt trên 96% và
theo N-NH3 đạt giá trị từ 88% đến 93%. cao hơn hiệu quả xử lý của
mô hình Aerotank;
3.7. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ÁP DỤNG
CÔNG NGHỆ HYBRID CHO CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN THỦY
SẢN;
3.7.1 Phương án chung
- Giai đoạn tiền xử lý (Xử lý bậc 1):
- Giai đoạn xử lý bậc 2:
21
3.7.2 Phương án đề xuất đối với Công ty D&N
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Đề tài đã thực hiện khảo sát đánh giá chất lượng nước thải phát
sinh từ các hoạt động chế biến thủy sản tại Công ty TNHH Thực
phẩm D&N, đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của công nghiệp chế
biến thủy sản bằng công nghệ lai hợp giữa lọc sinh học và Aerotank,
đồng thời so sánh hiệu quả xử lý của công nghệ lai hợp với công
nghệ Aerotank truyền thống. Các thực nghiệm được tiến hành với
các mức tải trọng khác nhau, thời gian lưu nước khác nhau: 6h, 8h,
10h, 12h, 14h. Từ kết quả thực nghiệm thu được, có thể rút ra các kết
luận sau:
1. Trong các thực nghiệm so sánh giữa hai mô hình Aerotank và
mô hình Hybrid chất lượng nước đầu ra của mô hình Hybrid luôn tốt
hơn mô hình Aerotank cả về COD và N-NH3;
2. Thời gian lưu tối ưu của mô hình là 8h, nồng độ chạy tối ưu là
800mg/l, tương đương tải trọng 2,4 kgCOD/m3.ngàyđêm);
3. Với thời gian lưu nước 8 giờ, nồng độ COD đầu vào khoảng
800mg/l (tương đương tải trọng là 2,4 kg/m3.ngàyđêm) thì hiệu quả
xử lý của mô hình hybrid cao hơn mô hình Aerotank từ 1,1% đến
2,3% theo COD và cao hơn từ 1,1% đến 4,97% theo N-NH3; Tại tải
22
trọng này, chất lượng nước đầu ra của mô hình Hybrid đạt giá trị cho
phép theo QCVN 11:2008/BTNMT, nhưng chất lượng nước đầu ra
của mô hình Aerotank không đạt yêu cầu theo QCVN
11:2008/BTNMT;
4. Với thời gian lưu nước là 24 giờ, nồng độ nước đầu vào là
2.000mg/lít thì chất lượng nước thải đầu ra của mô hình Hybrid đạt
các yêu cầu về QCVN 11:2008/BTNMT;
5. Khi thay đổi nồng độ COD của nước thải đầu vào một cách đột
ngột (từ 1000mg/l lên 2000mg/l), khả năng thích nghi của mô hình
Hybrid cao hơn khả năng thích nghi của mô hình Aerotank;
6. Lượng bùn sinh ra trong mô hình sử dụng công nghệ Hybrid
luôn thấp hơn lượng bùn sinh ra trong mô hình sử dụng công nghệ
Aerotank truyền thống. Lượng bùn từ công nghệ hybrid chỉ bằng 0,3
÷ 0,8 lượng bùn sinh ra từ công nghệ Aerotank;
7. Công nghệ lai hợp là cơ sở để các nhà máy chế biến thủy sản
lựa chọn khi muốn nâng cao hiệu quả xử lý của các công trình xử lý
nước thải mà không muốn thay đổi kết cấu bể hiện tại;
Kiến nghị
Do hạn chế về thời gian và nội dung nghiên cứu nên đề tài chỉ
mới dừng lại trong phạm vi nghiên cứu thực nghiệm tại phòng thí
nghiệm, để có thêm những số liệu và cơ sở thực tiễn cần tiếp tục
nghiên cứu ở những bước tiếp theo nhằm hoàn thiện đề tài trước khi
áp dụng thực tế, cụ thể:
1. Thực nghiệm xác định: chiều cao bể, chiều cao vật liệu lọc tối
ưu, tỉ lệ thể tích vật liệu/tổng thể tích bể phản ứng ở mức tối ưu, tính
toán lợi ích về mặt kinh tế của công nghệ hybrid và công nghệ
aerotank truyền thống, Tiến hành nghiên cứu xác định thời gian rửa
23
vật liệu lọc (thay mới lớp bùn bám dính), cơ chế thực hiện quá trình
rửa lọc;
2. Tiến hành triển khai thực hiện thí điểm mô hình xử lý nước thải
bằng công nghệ hybrid tại nhà máy chế biến thủy sản để có những
đánh giá cụ thể và chính xác hơn;
3. Mở rộng nghiên cứu để đánh giá hiệu quả xử lý của công nghệ
Hybrid bằng nhiều loại vật liệu khác và với các loại nước thải khác
nhau;
4. Về mặt quản lý: Các cơ quan quản lý nhà nước cần có những
chủ trương, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, nâng
cấp công nghệ xử lý nước thải như nâng lệ phí xử lý nước thải, phí
bảo vệ môi trường; Có cơ chế chính sách đầu tư kinh phí, ưu đãi
trong vay vốn về công tác bảo vệ môi trường cho các cơ sở chế biến
thủy sản;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tomtat_23_616_2075933.pdf