Hiện trạngcác cơ sở tái chế ở qui mô vừa và nhỏ, đa phần là các hộ sản
xuất cá thể với công nghệ và dây chuy ền sản xuất tái chế lạc hậu, trang thiết bị
thô sơ, thủ công. Chưa có sự quan tâm đúng mức của Nhà Nước và các ban
ngành chức trách.
Vấn đề an toàn lao động cho công nhân cũng như an toàn lao động của nhà
xưởng chưa đảm bảo. Vệ sinh môi trường nhà xưởng và môi trường xung
quanh khu vực sản xuất đang là vấn đề nóng bỏng như: ô nhiễm môi trường
nước mặt, môi trường đất do sự cố kỹ thuật trong sản xuất, hóa chất và nguyên
vật liệu chảy tràn -rò rỉ Ngo ài ra còn gây ô nhiễm môi trường không khí từ
các lò đốt, khí thải, ô nhiễm mùi
90 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5689 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu và đề xuất các công nghệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m
và được bán cho các vựa thu mua ve chai dọc đường.
Phế liệu được thu nhặt tại các bãi rác chiếm một tỷ lệ lớn, tuy chúng thường bị
lẫn nhiều tạp chất. Nhựa thô là phế liệu được ưa chuộng nhất đối với những
người nhặt rác.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 60
3.6.2.2. Hoạt động thu mua nhựa phế liệu
Hiện nay, nguyên liệu đầu vào của các cơ sở tái chế nhựa có nhiều loại: loại nhựa
và nylon phế liệu chưa qua sơ chế được các cơ sở mua trực tiếp và loại đã qua sơ chế
mua lại từ các cơ sở thu mua phế liệu.
Tại các cơ sở thu mua phế liệu:
Các vựa thu mua phế liệu đa số thu mua phế liệu nhựa từ những người thu mua,
lượm ve chai dạo hoặc từ những cá thể ở gần vựa đem lại bán. Đặc biệt có những
vựa chỉ thu mua hàng thanh lý, phế liệu từ các cơ quan xí nghiệp.
Giá thu mua phế liệu nhựa dao động trong khoảng 2.500 - 8.000 đồng/kg tùy loại
nhựa phế liệu và giá nylon phế liệu dao động trong khoảng 300 - 6.000 đồng/kg.
Các loại phế liệu sau khi thu mua sẽ được các cơ sở phân loại và bán lại cho các
cơ sở tái chế. Sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán thường không lớn chỉ trong
khoảng 50 - 500 đồng/kg.
Tại đây, các loại phế liệu nhựa được phân loại thành các thành phần riêng biệt,
làm sạch sẽ và bán cho các đầu mối tiêu thụ, trong đó có bán trực tiếp cho các cơ
sở tái chế nhựa. Đa số các loại nguyên liệu này đều có chất lượng không đồng bộ
do có nhiều cơ sở thu mua và phân loại khác nhau, giá cả mua vào và bán ra cũng
khác nhau, qui trình phân loại cũng khác nhau... nên không được đóng gói theo
qui cách.
Một số đối tượng thường xuyên thu mua phế liệu nhựa - loại nguyen liệu thô, gồm:
Các cơ sở đi thu mua: tiêu thụ khoảng 75% lượng hàng của các cơ sở thu mua
phế liệu nhựa. Các cơ sở này mua các loại nguyên liệu thô về để trực tiếp sản
xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc bán lại cho các cơ sở tái chế nhựa khác. Thế
mạnh của các cơ sở thu mua này là có vốn lớn, quan hệ cả với cơ sở thu mua và
cơ sở tái chế nhựa.
Các cơ sở tái chế: tiêu thụ khoảng 10% lượng hàng trực tiếp từ các cơ sở có thu
mua phế liệu nhựa. Phần lớn nguyên liệu còn lại được thu mua từ các cơ sở mua
bán trung gian và các cơ sở đem đến bán trực tiếp.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 61
Các đơn vị đặt hàng: khoảng 10% lượng nguyên liệu nhựa thô được tiêu thụ bởi
các cơ sở sản xuất đặt hàng vì họ đòi hỏi chất lượng nguyên liệu tương đối cao và
đa số các cơ sở thu mua khó có thể đáp ứng.
Khách hàng ngoài chợ: số lượng nguyên liệu nhựa thô được bán ngoài chợ là rất
ít (khoảng 5%) do chất lượng không ổn định và khách hàng cũng ít chọn loại
nguyên liệu này.
Tại các cơ sở tái chế nhựa:
Ngoài các cơ sở thu mua phế liệu cung cấp cho các cơ sở tái chế nhựa thì các cơ
sở tái chế nhựa cũng tự mình thu mua phế liệu. Nguồn cung cấp phế liệu cho các cơ
sở tái chế nhựa, ngoài những nguồn từ các cơ sở thu mua lớn, họ còn lấy từ những
người thu mua phế liệu bán lẻ. Mặc dù không hình thành hệ thống chân rết thu gom
phế liệu như các cơ sở thu mua nhưng các cơ sở tái chế nhựa cũng có một thế mạnh
riêng là giá thu mua lại cao hơn và do hiểu rõ được bản chất của chất thải (nguyên
liệu đầu vào) nên việc mua phế liệu cũng dễ dàng hơn. Do vậy, lượng phế liệu nhựa
được bán cho các cơ sở tái chế nhựa cũng nhiều hơn so với các cơ sở thu mua. Các
cơ sở thu mua và các cơ sở tái chế nhựa có thu mua đều phát huy thế mạnh riêng của
mình để có được nguồn phế liệu cần thiết.
3.6.3. Công nghệ tái chế nhựa phế liệu
Kết quả khảo sát hoạt động tái chế nhựa phế thải cho thấy: tùy theo khả năng, các
cơ sở đầu tư máy móc sản xuất nhiều hay ít. Do qui mô sản xuất đa phần là vừa và
nhỏ nên chưa có một đơn vị tư nhân nào đầu tư đầy đủ cho qui trình tái chế hoàn
chỉnh. Thông thường, mỗi cơ sở sản xuất chỉ đầu tư sản xuất một hoặc hai công đoạn
của qui trình tái chế như: phân loại, bằm, phơi khô, đùn tạo hạt...
Qui trình đùn tạo hạt
(10 cơ sở/20 cơ sở)
Nhựa phế liệu Phân loại Máy xay
Bùn, đất
Nước giếng
Rửa Phơi Máy đùn tạo hạt Sản phẩm
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 62
Ở qui trình này, nhựa phế liệu sau khi được đưa đến sẽ được phân loại lại một lần
nữa. Sau khi phân loại xong, nhựa phế liệu sẽ được đưa qua máy xay để xay nhỏ và
đưa vào một bể nước để ngâm và rửa sạch chất bẩn. Sau đó sẽ được phơi khô và đưa
vào máy đùn tạo hạt để sản xuất ra sản phẩm.
Phân loại: có nhiệm vụ làm sạch đất, cát khỏi nhựa phế liệu, giảm tỷ lệ chất bẩn
trong hạt nhựa. Công đoạn này rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hạt nhựa vì
nếu tỷ lệ chất bẩn cao sẽ khó có thể kéo sợi hoặc thổi tạo bọc...
Máy đùn tạo hạt: mục đích là ổn định nhiệt và tạo độ chín cho nhựa trước khi
kéo. Thường công đoạn này tỷ lệ hao hụt khoảng 10 - 20% nguyên liệu sản xuất.
Nguyên nhân do kéo sợi không đều, làm đứt dây. Tuy nhiên, phế thải từ công đoạn
này được tận dụng lại để kéo sợi.
Qui trình bằm nhuyễn - ó keo
(3 cơ sở/20 cơ sở)
Máy bằm nhuyễn: nhựa phế liệu được bằm nhuyễn nhằm giúp quá trình gia nhiệt
dễ dàng hơn và là công đoạn cuối cùng làm bốc hơi nước có trong nhựa.
Ó keo: sau khi qua máy bằm nhuyễn, nhựa phế liệu sẽ được pha màu theo yêu cầu
sản xuất.
Qui trình bằm – rửa
(3 cơ sở/20 cơ sở)
Nhựa phế liệu Máy bằm nhuyễn Phân loại
Ó keo Hạt nhựa
Bao nylon bẩn
Phân loại
Bùn, đất, kim
loại, giấy
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 63
Bao nylon bẩn: có nguồn gốc từ rác sinh hoạt, được thu gom nhiều nhất từ hệ
thống thu gom rác dân lập hoặc tại các bô rác.
Phân loại: đây là công đoạn quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm hạt nhựa.
Người ta phân thành 2 loại: bao nylon dẻo (PE) và bao nylon xốp (HDPE, PP) và tiếp
tục phân loại theo màu sắc của bao nylon như: trắng, vàng, xanh, đen.
Do chất lượng bao nylon không cao và sản phẩm từ hạt nhựa tái chế không đòi hỏi
chất lượng tốt nên người ta chủ yếu phân thành bao nylon dạng dẻo và dạng xốp. Giá
thu mua bao nylon dẻo cao hơn khoảng 1.5 lần so với bao nylon xốp. Thường cứ một
tấn bao nylon dơ lấy ra từ bô rác có khoảng 20 - 40% là nylon dẻo, còn lại là xốp.
Công đoạn bằm và rửa: sử dụng máy bằm bao nylon thành dạng mảnh, sau đó
qua công đoạn rửa bằng thủ công. Công nhân đứng trực tiếp trong các hồ súc rửa bao
nylon bằng hoá chất. Sau đó được để ráo và đem phơi khô. Công đoạn này gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng do nước từ các bể rửa không được xử lý, được thải
trực tiếp ra môi trường xung quanh.
Qui trình Xay – Ép
(4 cơ sở/20 cơ sở)
Nhựa phế liệu Máy xay Máy ép
Sản phẩm
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 64
Chất thải phát sinh:
Sắt, thép: được loại ra trong quá trình sơ chế, có thể đem đi bán phế liệu.
Đất, cát: phát sinh trong quá trình rửa bao bì thì đem thải bỏ.
Xỉ tro: phát sinh trong quá trình đưa bao bì vào máy ó, đem thải bỏ.
Nhớt đốt lò: chảy tràn do không quản lý hợp lý, làm ô nhiễm môi trường đất.
Nước thải: không tuần hoàn, xả chung với nước sinh hoạt.
Khói, bụi, mùi hôi của nhựa: do cơ sở sản xuất không có ống khói, quạt hút
gió, gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.
Vệ sinh môi trường nơi sản xuất: nhiệt độ trong cơ sở sản xuất 38 - 40oC. Nền
sàn lầy lội, dơ bẩn. Không được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy và các
qui định về an toàn lao động.
Có thể đánh giá công nghệ tái chế nhựa như sau:
Đối với các cơ sở tái chế thực hiện một phần của qui trình tái chế nhựa thì đa
phần sử dụng công nghệ cũ và thô sơ. Nhiều thiết bị máy móc đã sử dụng hàng chục
năm và chủ yếu vận hành bằng sức người.
Đối với một số cơ sở có qui mô và sản xuất một số mặt hàng cao cấp thì công
nghệ tương đối hiện đại. Những cơ sở này đã đầu tư thiết bị mới sản xuất trên cơ sở
kết hợp giữa nguyên liệu tái chế và nguyên liệu chính phẩm nhằm giảm giá thành sản
phẩm nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
3.6.4 Thị trường tiêu thụ các sản phẩm nhựa tái chế
Tùy theo qui mô của cơ sở, sản phẩm tái chế tạo thành có hai cấp độ chính:
nguyên liệu hạt nhựa tái chế cho các cơ sở khác và sản phẩm nhựa tái chế hoàn thiện.
Tuy nguồn nguyên liệu nhựa sử dụng cho sản xuất là các loại chất thải nhưng
những sản phẩm nhựa tạo thành rất phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu dáng,
nhiều về khối lượng và chất lượng. Kết quả khảo sát các cơ sở tái chế nhựa đã cho
thấy các sản phẩm nhựa dân dụng có giá trị thấp rất có tiềm năng. Như là: nẹp nhựa,
ca nhựa, dây nylon, túi xốp, vỏ bình acquy, ống PVC, ống chỉ …
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 65
Theo kết quả khảo sát thì đa số các sản phẩm nhựa tái chế hoàn chỉnh đều được
tiêu thụ ở thị trường các tỉnh và vùng ven Tp.HCM do chất lượng sản phẩm thấp, có
tính cạnh tranh cao về giá. Một số loại sản phẩm đã có chỗ đứng nhất định trong thị
trường như ống nhựa PVC, simili, chai lọ nhựa đựng dược phẩm …
3.6.5 Vấn đề về môi trường tại các cơ sở tái chế nhựa
Thực tế cho thấy tất cả các cơ sở thu gom, phân loại và xay nhựa đều có qui mô
nhỏ, diện tích sản xuất nhỏ (từ 10 - 100m2), mặt bằng sản xuất được tận dụng ở tầng
trệt hoặc các khoảng trống trong nhà ở. Nhựa phế liệu được thu gom từ các vựa ve
chai về chất ngay trong nhà ở và các khoảng trống trên lối đi. Vì vậy, không gian
sinh hoạt hết sức chật chội và ô nhiễm. Với công nghệ sản xuất cũ kỹ và lạc hậu như
trên, tình trạng ô nhiễm môi trường sống rất lớn và nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ
cũng có thể xảy ra.
Ô nhiễm không khí
Nhựa phế liệu được thu gom từ các vựa ve chai thực chất là rác thải. Vì vậy,
chúng có đặc trưng của rác thải như mùi, vi trùng gây bệnh. Rác được chất đầy trong
môi trường sống, gây ô nhiễm không khí do mùi. Ngoài ra, quá trình xay, tạo hạt làm
phát bụi, tiếng ồn .... Quá trình tạo hạt phát sinh mùi do các khí bay hơi, các chất hữu
cơ phân hủy do nhiệt độ. Trong quá trình tạo hạt, nhựa dẻo phải đi qua một vỉ lọc và
vỉ lọc này luôn bị bịt kín bởi chất bẩn (thường hai tiếng phải thay một vỉ, nhưng để
tiết kiệm, các cơ sở này thường tập trung các vỉ này lại và đốt cho cháy hết phần chất
bẩn. Việc đốt vỉ này tạo ra những luồng khói đầy bụi và khí độc)
Môi trường sản xuất bị ô nhiễm, công nhân thường bị các bệnh về phổi, mắt,
bệnh ngoài da... Hầu hết công nhân đều không được trang bị đồ bảo hộ lao động.
Môi trường không khí (đặc biệt là mùi) xung quanh các cơ sở này bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Ô nhiễm không khí là đặc trưng chính của ngành nghề tái chế nhựa.
Ô nhiễm đất, nước
Các cơ sở sản xuất nhựa đều có phát sinh nước thải ô nhiễm. Nước thải chứa các
chất bẩn dính bám trên nhựa là đất, cát, các chất hữu cơ, vi trùng gây bệnh. Ngoài ra,
trong phế liệu thường lẫn các chất thải nguy hại như bao hoặc túi đựng hoá chất cũng
được tái chế. Các chất nguy hại được hoà tan vào môi trường nước (quá trình rửa) là
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 66
một nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng và nghiêm trọng đến sức khỏe công nhân cũng như
cộng đồng dân cư xung quanh. Về lâu dài, môi trường đất, nước bị ô nhiễm làm cho
khu vực đó không thể phục hồi.
Nguy cơ cháy nổ
Đây là điều đáng lo ngại nhất vì hầu hết các cơ sở tái chế nhựa đều nằm trong
hẻm sâu, chật chội. Các thiết bị ép tạo hạt, gia công các sản phẩm nhựa đều có sử
dụng điện để gia nhiệt và vận hành motor. Mạng điện sản xuất được thiết kế chung
với mạng điện sinh hoạt nên nguy cơ cháy nổ rất cao.
Bảng 24: Bảng phân tích mức độ tác động môi trường
Công đoạn Nguồn ô nhiễm Nguyên nhân Mức độ
Phân loại Mùi;
Nước thải;
Chất thải hữu cơ.
Quá trình trữ nhựa phế liệu làm cho
chất hữu cơ phân hủy tạo mùi.
2
Xay Tiếng ồn;
Bụi
Các máy bằm đã cũ kỹ và lạc hậu 0
Rửa Chất thải rắn;
Nước thải.
Quá trình phân loại không làm sạch
kỹ nhựa phế liệu.
Nước thải không được xử lý khi xả
ra môi trường.
2
Phơi Chất thải rắn
(nylon)
Gió làm nhựa bằm phát tán ra khu
vực xung quanh.
1
Giũ Bụi do cát;
Nhựa vụn.
Máy giũ không kín làm khuyếch
tán bụi vào không khí.
1
Đùn tạo hạt Mùi Quá trình nung chảy nhựa phế liệu
(các chất hữu cơ dính trên phế liệu
nhựa bị phân hủy do nhiệt độ).
2
Ép Hơi độc;
Nhiệt độ cao
Sự bay hơi các hoá chất trong quá
trình pha trộn nguyên liệu.
Sử dụng các máy ép nhiệt cũ kỹ,
không thể hút các hơi độc, nhiệt độ
trong khu vực sản xuất tăng.
2
Trong đó:
0: không ô nhiễm hoặc ô nhiễm ít không đáng kể.
1: có thể nhận biết bằng mắt, gây ô nhiễm nếu tiếp xúc lâu dài.
2: ô nhiễm nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 67
Từ kết quả trên cho thấy qui trình tái chế nhựa phế liệu đặc biệt gây ô nhiễm ở
công đoạn phân loại, rửa, ép và đùn tạo hạt. Hầu hết các cơ sở tái chế nhựa đều gây ô
nhiễm mùi. Vấn đề trên là một thực trạng mà hầu hết các quận huyện có cơ sở tái chế
nhựa đều gặp phải và chưa có giải pháp giải quiết triệt để hữu hiệu.
3.7 NHẬN XÉT VỀ ƯU – KHUYẾT ĐIỂM CỦA NGÀNH NHỰA TÁI CHẾ
Qui mô đầu tư
Hầu hết các cơ sở tái chế nhựa đều là qui mô vừa và nhỏ (căn cứ vào vốn đầu
tư, diện tích sử dụng và số lao động). Vì vậy điều đương nhiên là việc đầu tư cho
công nghệ là quá ít và không tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao. Mặt
khác đây lại là một ưu điểm của các cơ sở tái chế nhựa hiện nay, thể hiện ở tính linh
hoạt cao, mạng lưới thu mua nhựa phế thải rộng khắp, sản phẩm đa dạng có khả năng
thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường và vì vậy vẫn và đang tồn tại với
những biến đổi và phát triển của thị trường.
Đối với một số cơ sở qui mô lớn, vốn đầu tư cao thì công nghệ tái chế và thiết bị
máy móc tương đoi hiện đại. Các cơ sở này có khả năng sản xuất các mặt hàng nhựa
tái chế cao cấp trên cơ sở kết hợp giữa nguyên liệu tái chế va nguyên liệu chính
phẩm, vì vậy giá thành sản phẩm giảm (so với sử dụng hoàn toàn nguyên liệu mới)
nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng. Tuy nhiên các cơ sở này thường có yêu cầu cao
về chất lượng nhựa phế liệu đầu vào và phạm vi thu mua hẹp.
Hiện nay mặc dù vốn đầu tư cho ngành tái chế là rất ít, đây lại là thuận lợi rất lớn
trên phương diện thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, khi cần phải thay đổi toàn bộ thiết bị
để thay bằng một công nghệ mới thì sẽ dễ thực hiện hơn nhiều so với các trường hợp
vốn đầu tư lớn.
Qui mô đầu tư nhỏ, vốn ít là một khó khăn cho các cơ sở thực hiện công tác bảo
vệ môi trường tại cơ sở.
Công nghệ tái chế và hạ tầng sản xuất
Công nghệ tái chế lạc hậu, thô sơ là một hệ quả của mức đầu tư thap, nhỏ lẻ.
Đồng thời cũng là một lợi điểm về khả năng thay đổi dễ dàng công nghệ tái chế và về
thu hút đầu tư do yêu cầu vốn đầu tư thấp. Nhược điểm lớn nhất của công nghệ tái
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 68
chế truyền thống hiện nay là chất lượng sản phẩm nhựa tái chế thấp nhưng bù lại giá
thành sản phẩm cũng thấp (do vốn đầu tư thấp), đáp ứng được nhu cầu của thị truờng
bình dân.
Đã bắt đầu có sự nhận thức về việc đầu tư nâng cấp công nghệ tái chế để đáp ứng
nhu cầu thực tế.
Bên cạnh thiết bị sản xuất, mặt bằng sản xuất là một trong những yếu tố khó khăn
cho hoạt động tái chế nhựa. Hầu hết các cơ sở tái chế đều có diện tích nhỏ hẹp. Điều
này gây khó khăn cho nhu cầu mở rộng sản xuất cũng như thay đổi công nghệ của cơ
sở.
Lực lượng lao động
Một thuận lợi khác của ngành tái chế nhựa là giá nhân công rẻ. Điều này là một
trong những yếu tố làm cho sản phẩm tái chế nhựa có tính cạnh tranh cao về giá
thành. Tuy nhiên lực lượng lao động ngành tái chế nhựa hiện nay có nhược điểm là
số lao động ít và trình độ thấp, tay nghề chưa cao. Đây là một khó khăn quan trọng
trong việc cải thiện hiệu quả tái chế, đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất.
Năng lực quản lý
Nang lực quản lý của đội ngũ quản lý trong các cơ sở tái chế nhựa rât thấp so với
mặt bằng chung của các ngành sản xuất khác. Hầu hết đội ngũ quản lý xuất phát từ vị
trí chủ cơ sở và quản lý theo qui mô gia đình. Điều này hợp lý khi sản xuất ở qui mô
nhỏ, chúng là một trở ngại quan trọng đối với đổi mới công nghệ tái chế và mở rộng
sản xuất.
Nguyên liệu nhựa phế thải và hệ thống thu mua phế liệu
Thuận lợi
Nguồn nguyên liệu đa dạng và số lượng lớn. Giá nguyên liệu phế thải thấp. Theo
kết quả khảo sát các cơ sở thu mua và tái chế nhựa, giá nhựa phế thải dao động trong
khoảng 2.500 - 8.000 đ/kg và giá nylon phế liệu dao động trong khoảng 300 - 6000
đ/kg. So với các loại nguyên liệu chính phẩm thì nguyên liệu thứ phẩm nhất là những
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 69
nguyên liệu có nguồn gốc từ chất thải có giá rẻ hơn rất nhiều và đây chính là một
trong những lợi thế nhất định của nguyên liệu tái chế.
Hệ thống thu mua phế liệu hoạt động hiệu quả với mạng lưới chân rết đa cấp, địa
bàn thu mua rộng khắp, tính đa dạng và linh hoạt cao và thu mua triệt để các chất
thải có thể tái chế.
Khó khăn
Hệ thống thu mua nhựa phế liệu gồm nhiều cơ sở nhỏ lẻ. Đây là một thế mạnh
nhưng cũng là một nhược điểm gây khó khăn cho hoạt động tái chế chất thải nói
chung và tái chế nhựa nói riêng. Nhựa phế thải được thu mua từ rất nhiều nguồn,
thành phần và chất lượng rất khác nhau do không có sự quản lý đồng bộ, Các cơ sở
thu mua chất thải chỉ làm công đoạn phân loại mà không theo một qui định nào nên
chất lượng nguyên liệu đầu vao cho các cơ sở tái chế không đồng nhất. Điều này gây
rất nhiều khó khăn cho công đoạn tái chế vì phải điều chỉnh các điều kiện tái chế cho
phù hợp với từng loại nguyên liệu đầu vào. Quan trọng hơn, chính điều này ảnh
hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm tái chế.
Lẫn nhiều tạp chất. Nhựa và nylon phế thải, đặc biệt là từ rác sinh hoạt không
được phân loại ngay từ nguồn nên thường lẫn nhiều tạp chất, thường là lẫn rác thực
phẩm, đất cát. Điều này gây khó khăn cho công việc tái chế vì phải trải qua nhiều
công đoạn làm sạch và tách các thành phần. Nếu không được làm sạch cẩn thận, các
tạp chất này ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm nhựa tái chế. Bên cạnh đó tạp
chất trong nhựa và nylon phế thải từ rác sinh họat gây nhiều khó khăn cho quá trình
lưu trữ và vận chuyển. Quá trình phân hủy các thành phần hữu cơ gây ô nhiễm môi
trường, chủ yếu là mùi hôi và nước rỉ rác.
Nguồn cung cấp không ổn định. Nhìn chung, cũng như các loại phế thải khác
nguồn cung cấp nhựa phế thải không ổn định về số lượng và chất lượng do phụ thuộc
vào quá trình phát sinh chất thải của quá trình sản xuất và sinh hoạt. Chính sự phụ
thuộc này làm cho ngành tái chế chất thải nói chung và ngành tái chế nhựa nói riêng
khó có thể lên được kế hoạch sản xuất cụ thể và không dám mở rộng qui mô tái chế,
đây là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của ngành tái chế.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 70
Các yếu tố kinh tế
Sự cạnh tranh của các sản phẩm nhựa cùng ngành hàng là rất quyết liệt. Các mặt
hàng cùng chủng loại với mẫu mã đa dạng đạt chất lựong cao, giá cả cạnh tranh có
khả năng đè bẹp những sản phẩm nhựa tái chế nếu như các loại sản phẩm này không
có những đầu tư cải tiến phù hợp. Đây là một khó khăn cho các sản phẩm nhựa tái
chế trong việc duy trì và mở rộng thị phần. Mặt khác, nó lại là một thách thức buộc
các cơ sở tái chế nhựa có những đầu tư cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng
sản phẩm. Lợi nhuận từ sản xuất các sản phẩm tái chế không cao nên khó có khả
năng thu hút đầu tư, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm nhằm mở rộng khả năng
tiêu thụ.
Hiện nay, đa số các cơ sở tái chế nhựa đều nằm ở Tp.HCM nhưng thị trường tiêu
thụ các sản phẩm của nganh tái chế nhựa hiện nay chủ yếu là ở các vùng ven Thành
phố và các tỉnh. Các loại sản phẩm nhựa tái chế là nguyên liện thô (hạt nhựa tái chế)
thì được tiêu thụ ngay tại thị trường thành phố nhưng các sản phẩm nhựa tái chế hoàn
chỉnh thì đa phần phải tiêu thụ ở thị trường các tỉnh. Các cơ sở tái chế nhựa có thuận
lợi về thị trường rộng khắp và chấp nhận chất lượng và giá cả sản phẩm nhựa tái chế
nhưng cũng có khó khăn về vận chuyển sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 71
Chương 4 : LỰA CHỌN VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG
NGHỆ TÁI CHẾ NHỰA KHẢ THI CHO KHU
VỰC TP.HỒ CHÍ MINH
4.1 PHAN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ LỰA CHỌN CÁC BIỆN PHÁP
TÁI CHẾ NHỰA KHẢ THI
Hiện nay, hầu hết các hoạt động tái chế phế liệu tại Tp.HCM đều do các cơ sở
tư nhân đảm trách. Đặc trưng nổi bật nhất của những cơ sở này là qui mô sản xuất
nhỏ, phân tán, mang tính chất hộ gia đình, vốn đầu tư thấp, phương tiện sản xuất đa
số là thủ công, công nghệ lạc hậu, thiết bị chắp vá. Hơn thế nữa, hầu hết các cơ sở tái
chế đều chưa có hệ thống xư lý chất thải và nhận thức của họ về bảo vệ môi trường
cũng chưa cao. Vì vậy, việc lựa chọn các công nghệ sao cho phù hợp và khả thi đối
với tình hình rác thải, điều kiện tự nhiên, khả năng đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ
môi trường và tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực Tp.HCM và khu vực lân cận phải
được cân nhắc kỹ lưỡng.
Nhìn chung, các giải pháp công nghệ đưa ra cần phải đơn giản, đảm bảo khả năng
phù hợp với trình độ dân trí và mức độ kinh tế của họ. Việc lựa chọn công nghệ thích
hợp để tuần hoàn và tái sử dụng phế liệu nhựa cho khu vực Tp.HCM phải dựa trên
một số qui tắc:
4.1.1. Về kinh tế
Công nghệ xử lý được chọn phải đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế và được
đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau :
Máy móc thiết bị phải có giá cả chấp nhận được, có thể đầu tư trong điều
kiện của Tp.HCM. Chi phí đầu tư phải ở mức thấp nhất do phần lớn lao động
trong ngành tái chế là những thành phần lao động nghèo, sản xuất ở qui mô
nhỏ với số vốn đầu tư thấp.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 72
Vốn đầu tư vào các dây chuyền công nghệ phải thấp. Hiệu suất sản xuất của
các công nghệ phải cao và giảm thiểu việc phát thải ra môi trường tới mức
thấp nhất.
4.1.2. Về kỹ thuật
Tính khả thi về mặt kỹ thuật đối với công nghệ tái chế được đánh giá thông qua
một số chỉ tiêu cơ bản sau :
Công nghệ được chọn (kể cả các công nghệ phụ trợ kem theo) phải có cấu
trúc thiết bị đơn giản, dễ vận hành … để phù hợp với trình độ còn thấp của
đa số lao động trong ngành này.
Phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng hiện tại của các cơ sở tái chế tại
Tp.HCM. Nghĩa là thiết bị máy móc phải nhỏ, gọn để phù hợp với mặt bằng
nhìn chung là chật hẹp của các cơ sở này.
Công nghệ phải đảm bảo có các thiết bị thay thế và đảm bảo khả năng cung
cấp, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị kèm theo.
Phải có hiệu suất tái chế cao cũng như chất lượng sản phẩm tái chế phải được
đảm bảo để có thể cạnh tranh được với hàng ngoại nhập có chất lượng cao
đang xâm nhập vào thị trường. Ngoài ra mức sống của người dân ngày càng
được nâng cao cũng làm thay đổi thị hiếu người tiêu dùng, dẫn đến xu hướng
hiện nay là đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng cao. Mặt khác, nguyên liệu
tái chế còn phải cạnh tranh với nguồn nguyên liệu chính phẩm dồi dào đang
được nhập với giá rẻ.
4.1.3. Về môi trường
Mục tiêu của việc tái chế chất thải là nhằm giảm thiểu lượng chất thải cần phải xử
lý và thu được lợi ích kinh tế từ việc tận dụng lại chất thải cho các mục đích khác
nhau. Vì vậy, tính khả thi về mặt môi trường đối với công nghệ tái chế chất thải
được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Không được phát sinh ra các chất thải thứ cấp có khả năng gây ô nhiễm và
tác động đến môi trường. Tức là, công nghệ tái chế chất thải phải bao hàm tất
cả giải pháp kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ nhằm xử lý triệt để và thỏa mãn
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 73
các qui định hiện hành về bảo vệ môi trường đối với các chất thải thứ cấp
sinh ra, ví dụ như:
Nước thải;
Khí thải;
Cặn bùn từ hệ thống xử lý nước thải;
Tro từ các lò đốt nhiên liệu;
Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất;
Các thành phần trơ khác sau khi được tách riêng khỏi vật liệu tái chế.
Công nghệ phải đảm bảo tính an toàn và hạn chế đến mức thấp nhất những
rủi ro, tác hại đối với sức khỏe của những người trực tiếp vận hành hệ thống.
Sản phẩm sau tái chế phải đảm bảo đạt chất lượng môi trường và an toàn đối
với người sử dụng.
4.1.4. Về chính sách
Hiện nay, trong hệ thống quản lý chất thải rắn của Thành phố chưa đề cập đến
lĩnh vực tái chế. Đây là một hoạt động kinh tế hoàn toàn độc lập vì nó nằm trong một
lĩnh vực tư nhân năng động. Mặc dù hoạt động tái chế chiếm tỷ lệ khá cao (10 - 15%)
trong xử lý chất thải rắn của Thành phố nhưng vẫn chưa nhận được sư quan tâm
đúng mức của chính quyền Thành phố. Cụ thể là thành phố chưa có chính sách, qui
chế khuyến khích và hỗ trợ thiết thực các cơ sở tái chế nhựa, và vì vậy chưa thu hút
được đầu tư của các doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế khác. Các cơ sở
tái chế hiện nay cũng không có động lực và hỗ trợ cần thiết để nâng cấp công nghệ
và mở rộng sản xuất.
Hoạt động tái chế được liệt vào danh sách các ngành nghề sản xuất, kinh doanh
không cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không cấp mới hoặc điều chỉnh
giấy phép đầu tư trong khu dân cư tập trung. Nhưng nhiều cơ sở thu mua, tái chế
nhựa vẫn mọc lên trong khu dân cư hoặc trong khu qui hoạch mà vẫn không bị quản
thúc và xử lý vi phạm bởi địa phương hay các cơ quan quản lý môi trường.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 74
4.2 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP CHO ĐIỀU KIỆN TP.HCM
4.2.1. Phân loại chất thải tại nguồn
Phân loại chất thải tại nguồn là vấn đề rất cần thiết, và có hiệu quả kinh tế và cả
vấn đề bảo vệ môi trường. Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn làm cho chất thải
trở nên sạch hơn, làm tăng hiệu quả của các quá trình tái chế, tái sử dụng các loại phế
liệu. Đồng thời làm giảm mức độ ô nhiễm tại các cơ sở phân loại và tái chế. Một lợi
ích to lớn khác của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là có thể giảm được diện
tích đất sử dụng cho các bãi chôn lấp của thành phố. Do đó, thành phố cần thực hiện
chương trình phân loại rác thải tại nguồn. Cụ thể:
Đối với người dân:
Hướng dẫn nâng cao nhận thức người dân, khuyến khích mỗi gia đình nên có ít
nhất hai thùng rác để phân chất thải rắn thành hai loại: loại có khả năng tái chế (giấy,
chai lọ thủy tinh, nhựa, lon đồ hộp…) và các chất hữu cơ dễ phân hủy (thực phẩm dư
thừa) để làm phân compost. Tốt hơn nữa thì phân chất thải rắn có khả năng tái chế
thành từng loại riêng biệt, chúng sẽ được đưa thẳng đến cơ sở tái chế mà không phải
phân loại lần hai. Công đoạn này đòi hỏi người phân loại phải hiểu biết tác hại, tính
chất và thành phần các chất đã phân loại.
Do đó cần phải lập chương trình hành động, tuyên truyền cho mọi người dân hiểu
biết về cách phân loại chất thải theo thành phần, tính chất cũng như tác hại của chất
thải rắn.
Thành phố cần lồng ghép lợi ích của người dân vào trong chương trình phân loại
rác tại nguồn. Có như vậy người dân mới tích cực tham gia. Đồng thời đề ra qui định,
qui chế và biện pháp thực hiện buộc các hộ gia đình thực hiện nghiêm túc.
Đối với các xí nghiệp, nhà máy: hướng dẫn nâng cao nhận thức công nhân, lãnh
đạo nhà máy về hiệu quả của việc phân loại rác tại nguồn. Kèm theo các qui định,
hướng dẫn phân loại rác thải công nghiệp và cả các biện pháp xử lý đối với doanh
nghiệp không thực hiện việc phân loại từ nguồn.
Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng:
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 75
Thiết kế qui trình thu gom riêng cho các loại rác. Công tác này nên phối hợp với
lực lượng thu gom rác tại nhà để xây dựng qui trình phù hợp.
Thành lập ban chỉ đạo chương trình phân loại rác tại nguồn. Ban chỉ đạo họp định
kỳ để kiểm tra và xử lý quá trình thực hiện.
Xây dựng thêm trạm phân loại thứ cấp sau khi phân loại sơ cấp tại nguồn để lựa
chọn các phương pháp xử lý chất thải cho phù hợp với từng loại (đặc biệt là việc
phân loại nhựa khá phức tạp).
Xây dựng thêm các trạm tái chế nhằm thu hồi lợi nhuận phục vụ cho các công tác
khác liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn.
4.2.2. Hoạt động thu mua
Hoạt động thu mua nhựa phế liệu tại địa bàn Tp.HCM hiện nay nhìn chung cũng
khá triệt để. Tuy nhiên, việc thu hồi phế liệu tại các bãi rác của thành phố thường có
sự cạnh tranh giữa những người nhặt rác. Do đó, việc thu gom rác cũng cần có một tổ
chức quản lý.
Mỗi năm, Thành phố cần đưa ra một hợp đồng đấu thầu để thu hồi chất thải rắn
tại các bãi rác. Chủ thầu sẽ thuê những người nhặt rác, thường là phụ nữ và trẻ em,
những người nhập cư trong cùng gia đình sống cạnh các bãi rác. Họ sẽ phân loại và
gom những phế liệu có thể tái chế được ngay khi các xe thu gom rác tới đổ rác
xuống. Chủ thầu sẽ trả lương theo số lượng phế liệu mà họ thu gom được. Chủ thầu
sẽ bán phế liệu trực tiếp cho các cơ sở tái chế trong thành phố, không phải qua tay
mối lái trung gian. Số lượng phế liệu được bán ra phụ thuộc vào nguồn cung cấp phế
liệu đáp ứng được yêu cầu của các cơ sở tái chế.
4.2.3. Các công đoạn sơ chế
Phân loại Plastic
Có thể áp dụng một số cách như:
Thử nghiệm bằng nước.
Thử nghiệm bằng cách đốt và quan sát.
Thử nghiệm bằng móng tay.
(xem chi tiết ở mục 2.6.1.1 chương 2)
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 76
Vài nguyên tắc cơ bản để phân loại nhựa là:
Tất cả những loại dính nhau ( như giấy nhãn) đều bị loại bỏ.
Nhựa mỏng, xốp và nhựa cứng phải được tách riêng.
Những loại nhựa khác nhau (PP, PE, PS, PVC) cũng cần được tách riêng,
nhất là PVC.
Nhựa PE mỏng cần được phân ra thành loại có màu và loại trong suốt.
Nhựa PE cứng cũng cần phân ra thành loại có màu sáng (trong suốt, màu
trắng) và loại có màu khác.
Phơi - Sấy
Hầu hết các cơ sở tái chế trong thành phố đều có qui mô vừa và nhỏ, do đó diện
tích sân phơi thường không lớn.
Loại nhựa dạng màng mỏng có thể treo thành từng hàng. Như vậy sẽ có thể giảm
được diện tích sân phơi so với việc phải trải ra.
Đối với nhựa phế liệu (PE) đã được cắt nhỏ thì có thể dùng máy sấy. Phần nhựa
cứng thì không thể sấy bằng máy mà phải trải ra phơi để cho ráo nước.
4.2.4. Cải tiến chất lượng
Chất lượng của hạt nhựa cũng như chất lượng sản phẩm sẽ được cải thiện nếu
thực hiện thêm các bước sau:
Tỷ lệ hạt nhựa mới được thêm vào theo yêu cầu chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ nhựa
mới cho vào càng nhiều thì chất lượng sản phẩm càng cao.
Nếu các mảnh vụn nhựa cứng được sấy càng khô thì chất lượng hạt nhựa sẽ càng
tốt hơn.
Nếu chất lượng hạt nhựa chưa đạt yêu cầu, hạt nhựa có thể được cho vào máy
đùn một lần nữa và qua một vỉ lọc nhỏ hơn. Công đoạn này cũng nhằm làm giảm
độ ẩm của hạt nhựa do chúng đi qua bể nước lạnh ở lần thứ nhất.
Để làm tăng công suất của máy đùn, một trục vít được đặt thẳng đứng ở trong
phễu. Khi trục vít quay sẽ nhấn nguyên liệu xuống và đi vào các khe của máy
đùn.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 77
Máy đùn cần được gắn thêm quạt thông gió để làm thoát hơi nóng ẩm, do đó hạt
nhựa sẽ không bị xốp và chất lượng sản phẩm được cải thiện.
Tùy theo loại và chất lượng nguyên liệu thô (HDPE dạng màng mỏng hoặc sợi
LDPE) mà chúng được trộn lẫn và bằm nhỏ. Sợi LDPE là rác thải từ các quá trình
tái chế khác trong nhà máy. Hai loại PE này được trộn lẫn để tạo ra một đặc tính
vật lý khác cho sản phẩm. Sau quá trình đẩy và tạo hạt, tính dẻo và những đặc
tính khác của nguyên liệu thể hiện ở những hạt nhựa dẻo và dai.
Các loại nhựa mềm (túi xách, drap trải giường..) không thích hợp để đưa vào các
thiết bị máy móc như máy bằm, máy đùn. Vì vậy phải kết tụ chúng trước khi cắt,
bằng cách làm cho nó nóng lên bằng nhiệt sau đó cho nó đông lại. Quá trình này
sẽ cải thiện chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Nguyên liệu kết tụ phải sạch, vì
các tạp chất sẽ ảnh hưởng đến tính chất của nhựa và hiển nhiên độ dẻo của nhựa
sẽ không đạt yêu cầu. Chất bẩn cần được lấy ra trong suốt quá trình này.
Polystyrene chất lượng cao (HIPS) được tạo ra bằng cách cho thêm cao su vào
Nếu cho thêm chất làm mềm dẻo vào PVC thì nó sẽ là PPVC (Plasticized
Polyvinyl Chloride). PPVC mềm, dễ uốn và ít bị gãy hơn, được dùng để làm các
sản phẩm thổi phồng như: trái banh, ống phun nước, vòi sen, giày dép, áo mưa,
vỏ bọc dây cáp……
4.2.5. Qui trình tái chế nhựa tổng hợp
4.2.5.1 Giải pháp tái chế tiết kiệm nguyên liệu
Hiện nay, công nghệ tái chế tại các cơ sơ tái chế qui mô vừa và nhỏ đã quá lạc
hậu, máy móc thiết bị quá cũ, do đó việc rò rỉ nguyên liệu trong quá trình tái chế là
không tránh khỏi. Một số cơ sở thải bỏ phế phẩm cùng với rác sinh hoạt hoặc tái chế
lại nhưng chất lượng sản phẩm không cao. Các giải pháp tiết kiệm nguyên liệu tái
chế và có thể cải thiện chất lượng sản phẩm là trộn phế phẩm với nhựa mới theo một
tỷ lệ thích hợp để tiếp tục sản xuất.
Sau đây là một số quy trình tái chế nhằm cải thiện việc rò rỉ nguyên liệu, mang lại
lợi ích kinh tế cho các cơ sở sản xuất cũng như giảm thiểu lượng chất thải ra môi
trường. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 78
Hình 14: Qui trình tái chế hạt nhựa
Nhựa hạt (qua tái chế 2-3 lần)
Trộn với hạt nhựa mới theo yêu cầu
Máy tạo khuôn thủ
công/chạy điện Sản phẩm
Chọn chất
lượng
Tỷ lệ thải
5% Loại bỏ
Thành phẩm
Đóng gói
Nghiền nhỏ bằng
máy nghiền
Trộn hạt
Thị trường
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 79
Hình 15: Qui trình sản xuất túi nhựa
Hạt nhựa
(trộn với chất thải nhựa công nghiệp)
Cấp vào máy đùn thổi
(nhiệt độ t0 = 3500C, áp suất 5 lb/m2)
Cuộn nhựa
Chọn chất lượng
Cuộn nhựa bị loại
Chuyển qua
khâu
tạo hạt
Chọn chất lượng
Loại bỏ
Cuộn nhựa
thành phẩm
Máy cắt
(hàn đáy)
Sản phẩm
Túi nhựa thành phẩm
Đóng gói
Thị trường
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 80
4.2.5.2 Thiết bị để tái chế nhựa phế liệu bằng cách hóa hạt:
Gồm: bộ nạp liệu, máy trộn và ép đùn, lưới tạo hạt (lưới này có dạng hình nón
có đỉnh hướng về bộ phận cắt), bộ phận cắt.
Ưu điểm của thiết bị này là thiết bị có lưới tạo hạt ở dạng hình nón và có đỉnh
hướng về phía bộ phận cắt sẽ tạo ra khả năng hoàn thiện điều kiện khuấy trộn và ép
đùn vật liệu, còn việc bố trí các lỗ của lưới trên các quỹ đạo riêng biệt dịch chuyển
theo hướng bán kính và chiều trục so với các lỗ kia sẽ ngăn ngừa sự dính bám lẫn
nhau của các phần polymer đã được cắt và đảm bảo thu được các hạt nhựa không bị
biến dạng.
Hình 16: Quy trình tái chế nhựa phế liệu bằng cách hóa hạt
Nguyên tắc hoạt động:
Nhựa phế liệu đã được nghiền nhỏ bằng máy nghiền đi vào bộ nạp liệu gồm có
phễu và một trục vít đặt thẳng đứng trong phễu, tại đây vật liệu được định lượng và
tẩm ướt bằng chất kết dính. Nhờ trục vít quay nên vật liệu được khuấy trộn và được
chuyển xuống máy ép đùn. Tại đây, nhựa và chất kết dính lại được trộn một lần nữa
thành một hỗn hợp đồng nhất và chúng bị ép trào qua các lỗ của lưới tạo hạt thành
dạng hình thoi. Sau đó chúng được chuyển đến bộ cắt liệu và được cắt thành từng hạt
có chiều dài cần thiết.
Nhựa phế liệu Nghiền sơ bộ Bộ nạp liệu
Chất kết dính
Máy trộn và
ép đùn Lưới tạo hạt Bộ cắt liệu
Sản phẩm
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 81
4.2.5.3 Tái chế rác thải nylon làm vật liệu xây dựng:
Lâu nay, việc tái chế nylon còn ở trình độ thấp. Họ chỉ nhặt và tái chế những
màng PE dày, to; bỏ qua phần lớn túi nylon mỏng. Phương pháp này có thể tận dụng
tối đa nguồn rác thải do ván ép là thành phẩm không kén nguyên liệu.
Với ưu điểm về khả năng chịu ẩm, nhẹ, mặt nhẵn, không dính bêtông và độ bền
cao, không tác động xấu đến sức khỏe con người… những tấm vật liệu này có thể
được dùng để sản xuất đồ gia dụng như bàn, ghế, tủ, có thể xây dựng nhà ở vùng
ngập lụt, mương dẫn nước, vật liệu cách âm, cách nhiệt…
Hình 17: Công nghệ tái chế rác thải nylon làm vật liệu xây dựng
Việc xay rửa nhằm mục đích giảm thể tích của nhựa phế thải và loại bỏ tạp chất
bẩn là công đoạn quan trọng nhất của quá trình xử lý rác thải nylon.
Công nghệ sấy rác thải nylon phải đáp ứng được yêu cầu làm khô gần như tuyệt
đối rác nylon sau khi rửa. Vì vậy, công nghệ sấy tầng sôi là phù hợp với qui trình này
vì tính hiệu quả, liên tục và năng suất sấy cao.
Sau các bước sơ chế như phân loại rác, làm sạch, cắt nhỏ, sấy khô và pha trộn với
các chất phụ gia là bột đá, sơ dừa hay sợi thủy tinh và chất keo dính… nguyên liệu
hỗn hợp trên được đưa vào máy ép để tạo thành tấm vật liệu.
Theo tính toán, để làm ra 1m2 tấm vật liệu (dày 1cm) cần 9 - 10 kg nylon.
Trộn
Máy đùn Khuôn ép Sản phẩm
Tháo khuôn
Phối liệu + phụ gia
Rác thải nylon
Xay rửa
Sấy Nghiền nhỏ
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 82
4.2.6. Công nghệ tái chế sản phẩm nhựa lai gỗ
Qua nghiên cứu và tham khảo công nghệ tái chế sản phẩm nhựa lai gỗ trên Thế
giới, tác giả nhận thấy đây là một công nghệ mới, hoàn toàn phù hợp với điều kiện
Tp.HCM. Do các vật liệu gỗ dùng để tái chế như: mạt cưa, rơm rạ, vỏ đậu phộng, vỏ
trấu… có rất nhiều ở vùng nông thôn. Công nghệ cũng khá đơn giản, có thể áp dụng
vào các cơ sở tái chế qui mô vừa và nhỏ của Thành phố.
Với công nghệ này, các cơ sở tái chế nhựa phế liệu qui mô vừa và nhỏ ở Tp.HCM
có đủ khả năng để trang bị mà sản phẩm tạo ra có chất lượng cao, có thể cạnh tranh
với các sản phẩm chính phẩm trong và ngoài nước.
Hình 18: Qui trình đùn hỗn hợp nhựa - gỗ
Hình 19: Qui trình chế tạo sản phẩm từ nhựa lai go
Nhựa và các
chất phụ gia Gỗ
Hơi nước
thoát ra Nước
Trục vít kép Bộ phận
truyền động
Trục vít đơn đưa
nguyên liệu vào khuôn
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 83
Nguyên tắc hoạt động:
Qui trình đùn nhựa lai gỗ gồm có hai máy đùn: một máy có trục vít kép để sấy và
trộn nguyên liệu nhựa và gỗ, một máy có trục vít đơn để đùn nguyên liệu vào khuôn.
Máy đùn có trục vít kép có hai lỗ thông khí để thoát hơi ẩm.
Đầu tiên, bột gỗ được cho vào phễu, máy đùn sẽ sấy bột gỗ và đẩy nó lên phía
trước. Hạt nhựa sẽ được cho vào phễu thứ hai. Máy đùn có trục vít kép có hai chức
năng. Chức năng thứ nhất là để sấy bột gỗ, chức năng thứ hai là nấu chảy và làm
đồng nhất hoàn toàn hỗn hợp nhựa - gỗ và các chất phụ gia.
Hỗn hợp sau đó sẽ đi xuống máy đùn có trục vít đơn để đẩy nguyên liệu vào
khuôn. Hỗn hợp này sẽ qua một cái cân để xác định chính xác khối lượng. Sau khi ra
khỏi khuôn, hỗn hợp sẽ qua một ống đo nhiệt để kiểm soát nhiệt độ và qua ống phun
nước để làm nguội. Sau đó, nó được rập khuôn thành từng tấm và đem lên bàn cắt
thành từng tấm nhỏ để làm thành sản phẩm.
Sản phẩm nhựa lai gỗ rất đa dạng như: ván lót sàn ngoài trời, ván đóng thuyền,
hàng rào, ghế trong sân vận động, đồ trang trí, khung cửa, vật dụng trong nhà và
Máy đùn
Ống làm
mát Ống đo
nhiệt
Khuôn
Nhựa Gỗ
Bàn cắt
Trục đẩy
Khuôn rập Cưa
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 84
những sản phẩm thay thế gỗ khác.
4.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔNG HỢP ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ
GIẢM THIỂU CHẤT THẢI
4.3.1. Các chương trình nâng cao nhận thức
Tổ chức việc tuyên truyền, tập huấn, giáo dục… cho người dân và công
nhân các xí nghiệp về tất cả các khí cạnh về bảo vệ môi trường.
Nâng cao nhận thức cho người dân về các lợi ích của các chương trình giảm
thiểu chất thải.
Kiểm tra giám sát các điều kiện vệ sinh môi trường tại các cơ sở.
4.3.2. Ứng dụng và bảo đảm duy trì hoạt động có hiệu quả các chương
trình giảm thiểu chất thải
Điều kiện tiên quyết được yêu cầu là mỗi cơ sở, xí nghiệp phải áp dụng ngay
một chương trình giảm thiểu ô nhiễm cho riêng mình, ví dụ như một chương trình
sản xuất sạch hơn. Một số các hoạt động như việc phân loại chất thải hữu hiệu
ngay tại nguồn phát sinh chất thải, nâng cao năng lực của quá trình thu gom chất
thải trong phạm vi xí nghiệp… nhằm mục đích “giảm thiểu chất thải” như :
Ống nước bằng vật liệu nhựa
lai gỗ
Ván lót sàn ngoài trời bằng
vật liệu nhựa lai gỗ
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 85
Giảm thiểu các nguồn thải cố định: kiểm tra ngăn ngừa sự rò rỉ và thất thoát
chất thải rắn; khắc phục tính hiệu quả của các nguyên lý và qui tắc công nghệ
đang tồn tại.
Đổi mới hay cải tiến công nghệ:
Thay đổi nguyên liệu đầu vào.
Kiểm soát tốt hơn các quá trình sản xuất.
Khắc phục các thiết bị hiện có.
Đổi mới công nghệ.
Khắc phục sản phẩm: các đặc tính của các sản phẩm có thể được khắc phục để
có thể giảm bớt các tác động của chúng lên môi trường trong suốt quá trình sản
xuất cũng như giảm thiểu các tác động của các sản phẩm này trong các quá trình
tiêu thụ và thải bỏ sau này.
4.3.3. Đóng cửa hoặc di dời các cơ sở nếu thấy cần thiết:
Đối với các cơ sở không còn khả năng xử lý ô nhiễm vì nhiều lý do thì phải tuyệt
đối dừng sản xuất ngay và tính đến khả năng thay đổi công nghệ hoặc di dời vào
các khu công nghiệp tập trung.
4.3.4. Chính sách hỗ trợ ngành tái chế nhựa
a. Hỗ trợ mặt bằng
Hỗ trợ, tư vấn tìm kiếm mặt bằng sản xuất phù hợp.
Ưu tiên bố trí mặt bằng cho các dự án tái chế nói chung và tái chế nhựa nói
riêng trong qui hoạch các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn của thành phố.
Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ
thống cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống xử lý nước thải…).
Miễn hoặc giảm tiền thuê đất trong một số năm nhất định khi dự án mới đi
vào hoạt động.
b. Hỗ trợ về tài chính
Hỗ trợ về vốn: các cơ sở được ưu tiên cho vay vốn lãi suất thấp hoặc lãi suất
bằng 0 trong một thời gian nhất định đối với các dự án đầu tư về công nghệ tái
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 86
chế nhựa, đầu tư cải thiện chất lượng sản phẩm nhựa tái chế, cải tiến hệ thống
thu mua và phân loại có hiệu quả hơn.
Ưu đãi về thuế: miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp trong một số năm nhất định.
c. Hỗ trợ kỹ thuật và thông tin
Các cơ sở tái chế nhựa được tạo điều kiện tiếp cận với công nghệ tái chế tiên
tiến, được hỗ trợ thông tin và tư vấn kỹ thuật, đặc biệt là về:
Công nghệ tái chế nhựa tiên tiến.
Các giải pháp sạch hơn cho ngành tái chế nhựa.
Kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường do hoạt động tái chế nhựa.
Thông tin về các chính sách hỗ trợ tái chế nhựa.
d. Hỗ trợ nguồn nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra
Các hình thức hỗ trợ nguyên liệu đầu vào:
Mở rộng và nâng cao chương trình phân loại rác tại nguồn cả vế phạm vi và
chất lượng.
Miễn hoặc giảm thuế đối với mua bán nhựa phế liệu.
Các hình thức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đầu ra:
Hỗ trợ các cơ sở giới thiệu, quảng bá sản phẩm nhựa tái chế.
Đẩy mạnh các chương trình khuyến khích sử dụng sản phẩm tái chế trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, nâng cao ý thức cộng đồng về ý nghĩa của
sử dụng sản phẩm tái chế.
Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các sản phẩm nhựa tái chế.
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 87
Chương 5 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.8 NHẬN XÉT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG TÁI CHẾ PHẾ LIỆU NHỰA
TẠI TP.HCM
Hoạt động xử lý – thu hồi và tái sử dụng chất thải rắn nói chung và phế liệu
nhựa nói riêng ở Tp.HCM còn đang vướng phải nhiều vấn đề:
Chính sách khuyến khích phân loại chất thải rắn tại nguồn chưa được phát
huy hiệu quả. Tại khu xử lý chất thải rắn chưa có phương tiện và thiết bị phân
loại nên chưa có thể phát triển các phương tiện xử lý có qui mô lớn và hiện đại.
Chất thải sinh hoạt bị chôn lẫn với chất thải nguy hại.
Tỷ lệ chất thải rắn được thu hồi để tái chế, tái sử dụng vào khoảng 20 -
40%, chủ yếu do những người chuyên bới rác thu nhặt. Tuy nhiên hoạt động
thu thập chất thải rắn - phế liệu là hoàn toàn tự phát, không được tổ chức và
quản lý.
Hiện trạng các cơ sở tái chế ở qui mô vừa và nhỏ, đa phần là các hộ sản
xuất cá thể với công nghệ và dây chuyền sản xuất tái chế lạc hậu, trang thiết bị
thô sơ, thủ công. Chưa có sự quan tâm đúng mức của Nhà Nước và các ban
ngành chức trách.
Vấn đề an toàn lao động cho công nhân cũng như an toàn lao động của nhà
xưởng chưa đảm bảo. Vệ sinh môi trường nhà xưởng và môi trường xung
quanh khu vực sản xuất đang là vấn đề nóng bỏng như: ô nhiễm môi trường
nước mặt, môi trường đất do sự cố kỹ thuật trong sản xuất, hóa chất và nguyên
vật liệu chảy tràn - rò rỉ… Ngoài ra còn gây ô nhiễm môi trường không khí từ
các lò đốt, khí thải, ô nhiễm mùi…
Nhiên liệu đốt tại các cơ sở tái chế hiện nay chủ yếu là dùng nhớt cặn và
củi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Phương pháp chôn lấp rác hợp vệ sinh như hiện nay chưa đạt yêu cầu
trong vấn đề đặt hệ thống thu nước rác rò rỉ cũng như thu khí gas sinh ra.
Việc tái chế phế liệu đem lại khá nhiều tích cực, đó là:
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 88
Công ngệ tái chế nhựa hiện tại có thể tái chế được tất cả các loại nhựa phế liệu
hiện có từ bao bì nylon, ống nước PVC hư hỏng, nhựa từ các vật dụng như:
thau, rổ, chai, ly, ca nhựa…
Đối với nhà sản xuất, việc tái chế phế liệu giúp đem lại lơi nhuận từ việc bán
phế liệu, tiết kiệm được một lượng kinh phí đáng kể trong việc nhập nguyên
liệu cũng như chi phí xử lý chất thải.
Hơn nữa nó còn giải quyết công ăn việc làm cho một số lớp lao động đang
thất nghiệp tại Thành phố.
Về mặt môi trường, việc tái chế phế liệu giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
do các hoạt động sản xuất. Đồng thời giúp tiết kiệm được diện tích xây dựng
cũng như kéo dài tuổi thọ các bãi chôn lấp rác.
Tuy vậy, hiện nay hầu hết các hoạt động tái chế phế liệu tại Tp.HCM đều do các
cơ sở tư nhân đảm trách. Đây là những cơ sở nhỏ, vốn đầu tư thấp, hoạt động chủ
yếu mang tính tự phát, phương tiện sản xuất đa số là thủ công. Do vậy, vấn đề gây ô
nhiễm cho môi trường do hoạt động sản xuất của các cơ sở này là một bài toán khó
cho các nhà môi trường.
3.9 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TÁI CHẾ NHỰA
Dựa trên những ưu - nhược điểm và thuận lợi - khó khăn, ngành tái chế nhựa
cần được phát triển theo hướng tồn tại song song các dự án tái chế nhựa qui mô lớn
với qui trình khép kín và công nghệ hiện đại bên cạnh các cơ sở vừa và nhỏ với công
nghệ truyền thống.
Với tốc độ phát sinh rác thải không ngừng gia tăng hiện nay, lượng nhựa phế
thải cần được tái chế được đánh giá là đã vượt quá năng lực của các cơ sở tái chế nhỏ
lẻ. Bên cạnh đó, với công nghệ thô sơ truyền thống, các cơ sở này đang dần không
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường cả về chất lượng và số lượng và
là các nguồn gây ô nhiễm quan trọng trong các khu dân cư. Vì vậy công nghiệp hóa
ngành tái chế nói chung và tái chế nhựa nói riêng là việc làm cần làm ngay. Cần phải
có sự đầu tư phát triển các dự án tái chế nhựa qui mô công nghiệp, với dây chuyền tái
chế nhựa hiện đại. Các dự án này sẽ đáp ứng được các yêu cầu quan trọng sau:
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học GVHD : Th.S Nguyễn Khoa Việt Trường
SVTH : Hoàng Anh Trang 89
Tái chế nhựa với sản lượng lớn và hiệu quả tái chế cao.
Đảm bảo vấn đề môi trường.
Chất lượng sản phẩm tái chế cao, cạnh tranh được với sản phẩm từ nhựa
nguyên liệu mới.
Tuy nhiên, các cơ sở tái chế qui mô lớn hiện nay vẫn còn hạn chế về phạm vi thu
gom. Ngoài ra, các cơ sở tái chế này còn có yêu cầu cao về số lượng và chất lượng
nguyên liệu nhựa phế thải đầu vào. Trong tình hình hiện nay, đây sẽ là những nguyên
nhân làm hạn chế khả năng xử lý triệt để lượng nhựa và nylon phế thải cần tái chế
phát sinh trên địa bàn thành phố.
Vì vậy, trong giai đoạn sắp tới vẫn rất cần duy trì hoạt động của các cơ sở tái chế
qui mô vừa và nhỏ, hoạt động như những vệ tinh thu mua và phân loại nhựa và nylon
phế thải cho các cơ sở tái chế nhựa qui mô công nghiệp. Các cơ sở qui mô vừa và
nhỏ này đồng thời cũng góp phần đáp ứng thị trường sản phẩm nhựa tái chế giá rẻ
vốn bị các cơ sở qui mô công nghiệp bỏ ngỏ. Các cơ sở vừa và nhỏ này với những ưu
điểm riêng, đặc biệt là mạng lưới thu mua rộng đã được thiết lập lâu năm có khả
năng thu mua nhựa phế liệu với hiệu quả cao và triệt để.
Tuy nhiên, cần phải có sự quản lý thống nhất mạng lưới các cơ sở này và chúng
phải từng bước được nâng cấp thành hệ thống thu mua, phân loại và tái chế chuyên
nghiệp hơn vừa đảm bảo mục tiêu sản xuất vừa đảm bảo không tác động xấu đến môi
trường. Duy trì chính sách di dời các cơ sở tái chế nhựa gây ô nhiễm nằm trong khu
vực dân cư. Các cơ sở này nên được bố trí lại ở các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn
đã được nhà nước qui hoạch như:
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Tp.HCM (xã Phước Hiệp, huyện Củ
Chi).
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn ở Thủ Thừa, Long An.
Đặc biệt, khu liên hợp xử lý chất thải rắn ở Thủ Thừa, Long An được định hướng
qui hoạch theo mô hình khu công nghiệp tái chế sinh thái.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung_luan_van_ha_0977.pdf