Luận văn Nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận

Tóm lại, những tiềm năng, thách thức, khó khăn của du lịch trong phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận là có thực. Do đó để phát triển du lịch thì lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cần quán triệt đường lối đã được chỉ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng: “ phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh”. Do vậy để phát triển du lịch, nhiều quốc gia, địa phương đã tính đến nhiều nguồn lực, trong đó văn hóa được coi là nguồn lực trọng yếu để có thể duy trì sự phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên vấn đề phát triển du lịch cần phải đầu tư du lịch đúng mức cho sự phát triển cần phải được ưu tiên nhưng cần phải tránh thương mại hóa du lịch, tác động của mặt trái cơ chế thị trường làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Làm sao phát triển du lịch mà vẫn bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, nâng cao truyền thống lịch sử, mức sống của nhân dân, đảo bảo được an ninh quốc phòng, để góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

pdf120 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 5544 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu văn hóa chăm nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Chăm nơi đây. Mặt khác, lễ hội Katê là cơ hội để người Chăm trong tỉnh giao lưu văn hóa với cộng đồng Chăm trong nước như An Giang, Tp. HCM. Bên cạnh doanh thu đạt được từ bán vé, các dịch vụ du lịch tại tháp Po Klaung Garai thì các làng nghề truyền thống ở Ninh Thuận lại được mọi người biết đến. Những làng nghề truyền thống Chăm với những thợ thủ công đã góp phần tạo nên sức thu hút đối với du khách. Việc phát triển các làng nghề có một ý nghĩa rất lớn, vừa giúp đồng bào Chăm có việc làm, tạo thu nhập, vừa giữ được nét văn hóa truyền thống dân tộc. Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á. Các sản phẩm truyền thống: lu, chum, lọ, lò, ấm, Sản phẩm gốm mỹ nghệ với nhiều kiểu dáng, họa tiết phong phú, đa dạng về chủng loại, màu sắc. Khi đến tham quan du khách được xem các nghệ nhân biểu diễn để tạo ra sản phẩm. Ngoài ra, sản phẩm gốm còn phục vụ cho nhu cầu mua sắm của du khách. Làng Mỹ Nghiệp và làng Chung Mỹ là hai làng dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm hiện nay. Các sản phẩm dệt thổ cẩm là vải tấm, vải dây, khăn tay, túi xách, chăn, ba lô Trước đây các sản phẩm làm ra chủ yếu là để trao đổi lấy lương thực và các dụng cụ sinh hoạt hằng ngày. Sau này, khi được sự hỗ trợ của địa phương thì sản phẩm đã trở thành hàng hóa thu hút du khách thông qua các hội chợ, các Nhà trưng bày. Từ đó, du khách có nhu cầu đến tham quan, tìm hiểu về làng nghề Chăm. Nhờ vậy, mà các làng nghề Chăm đã góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa Chăm phát triển. Hằng năm, lượng khách đến tham quan làng nghề Chăm càng nhiều do các sản phẩm của làng nghề đã được nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã. Điều này tạo nên hấp dẫn đối với du khách khi ghe thăm làng nghề. Tuy đạt được những kết quả đáng kể nêu trên nhưng việc phát triển du lịch văn hóa Chăm vẫn còn một số hạn chế: Các chỉ tiêu về lượng khách và thu nhập từ phát triển du lịch văn hóa Chăm chưa đạt kết quả nhưng mong muốn, chiếm tỉ trọng thấp trong toàn ngành du lịch. Các tổ chức du lịch của tỉnh và cơ quan quản lí văn hóa Chăm chưa có sự liên kết chặt chẽ trong khái thác và phát triển. Các dịch vụ du lịch văn hóa Chăm còn hạn chế, đội ngũ công tác trong ngành không có trình độ chuyên môn cao, chưa qua đào tạo bài bản để phục vụ du lịch. Việc trùng tu, quản lí khai thác hình ảnh tháp không thật hiểu quả. Cơ quan quản lí chưa hiểu rõ về văn hóa, tín ngưỡng Chăm dẫn đến công tác trùng tu, sửa chữa chưa hợp lí, làm mất đi tính nguyên bản của di tích và làm thay đổi cảnh quan vốn có của di tích. Hoạt động du lịch lễ hội của tỉnh chưa được đặc sắc, ngoài lễ hội Katê diễn ra hằng năm dưới sự hỗ trợ của địa phương còn các lễ khác như Ramưwa, lễ Rija Inưgar vẫn chưa được du khách biết đến. Hoạt động các làng nghề gốm, thổ cẩm Chăm còn mang tính tự phát, chưa được tổ chức với qui mô lớn để. Công tác quản lí, đầu tư sản phẩm tại các Nhà trưng bày còn sơ xài, thiếu sự đa dạng về chủng loại. Chưa triển khai xây dựng làng văn hóa – du lịch, hình thành các đội biểu diễn văn hóa. Hiện nay, các nhà trưng bày làng nghề dệt thổ cẩm và gốm thực hiện trưng bày sản phẩm chưa phong phú, chưa có kĩ thuật trang trí, chưa tạo điều kiện cho du khách tiếp cận quy trình sản xuất sản phẩm, văn hóa ẩm thực Chăm chưa được chú trọng Các công trình trung tu đền tháp, đầu tư cơ sở hạ tầng ở các làng nghề phụ thuộc vào nguồn vốn, đầu tư không đồng bộ làm cho tiến độ dự án triển khai chậm, thời gian hoàn thành dự án không đúng như dự kiến đã ảnh hưởng đến việc đưa vào khai thác. Khi công trình đã đưa vào khai thác thì vẫn còn chấp vá, không đồng bộ làm ảnh hưởng đến hiệu quả toàn bộ công trình. Khi các công trình đã đưa vào khai thác thì công tác quản lí, bảo dưỡng không được chú trọng dẫn đến các công trình bị xuống cấp không đúng với hình ảnh quảng bá của địa phương. Cụ thể là năm 2006, địa phương đã đưa vào hoạt động Nhà Trưng bày tại các làng nghề nhưng do công tác quản lí chưa tốt làm cho công trình bị hư hỏng nặng, các sản phẩm trưng bày còn hạn chế, không thu hút du khách. Các lễ hội Chăm truyền thống chưa thật sự thu hút khách do sự phối hợp giữa cơ quan địa phương và cộng đồng Chăm chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất trong tổ chức dẫn đến lễ hội còn đơn điệu, thiếu sự đa dạng trong văn hóa văn nghệ. Đội ngũ văn nghệ Chăm chưa được đầu tư, đào tạo chuyên nghiệp để đáp ứng như cầu thưởng thức văn nghệ của du khách. Cụ thể vào lễ hội Katê ở đền tháp khi du khách có nhu cầu thưởng thức ca múa Chăm truyền thống thì không đáp ứng được. Phát triển du lịch văn hóa Chăm chỉ mang tính ngắn hạn, không được chú trọng đầu tư để du lịch văn hóa Chăm mang tính trường tồn. Trước những vấn đề đặt ra, đòi hỏi chính quyền địa phương và Nhà nước phải có những giải pháp để góp phần đưa văn hóa Chăm đến với cộng đồng và đặt biệt, văn hóa Chăm trở thành tiềm lực trong phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch tỉnh Ninh Thuận. Vận dụng và thực hiện các chính sách thu hút vốn đầu tư, bố trí nguồn vốn một cách hiệu quả, tiếp tục hỗ trợ xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại các làng nghề, công tác trùng tu, bảo tồn các di tích đền tháp. Tăng cường hoạt động quảng bá, tuyên truyền lễ hội Chăm đến với mọi người. Khôi phục các lễ hội Chăm truyền thống trên cơ cở chọn lọc và có sự hợp tác giữa người dân với chính quyền địa phương. Đào tạo nghề và đào tạo tại chổ nguồn nhân lực tại các làng nghề, đáp ứng nhu cầu lao độngvới trình độ tay nghề cao. Xây dựng chương trình thu hút lao động có tay nghề, tăng cường công tác nắm bắt thông tin thị trường, giá cả, định hướng tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp với vùng, miền. Thường xuyên mở các hội chợ làng nghề để trưng bày sản phẩm gốm, dệt đến với người du khách. Khuyến khích người Chăm tham gia các hoạt động triển lãm, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao tay nghề và đa dạng hóa các sản phẩm thủ công truyền thống. Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CHĂM TỈNH NINH THUẬN 3.1. Định hướng phát triển du lịch văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận 3.1.1. Cơ sở đưa ra định hướng 3.1.1.1. Đánh giá chung Trên cơ sở phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, Ninh Thuận đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong hoạt động du lịch. Với lợi thế du lịch biển, đảo kết hợp với những giá trị văn hóa của địa phương, các giá trị văn hóa Chăm, lễ hội, làng nghềchắc chắn đây sẽ là điều kiện để Ninh Thuận khai thác các giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch. Kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội XI tỉnh Đảng bộ, ngành du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động nội lực và tranh thủ nguồn lực bên ngoài để nâng cao năng lực hoạt động, đạt được những thành tựu quan trọng cả trong đổi mới tư duy và đổi mới "cách làm" du lịch. Về đổi mới tư duy phát triển du lịch, các nghị quyết chuyên đề 10/NQ và 12/NQ của tỉnh ủy về phát triển kinh tế biển và thương mại dịch vụ - du lịch và sự điều hành của UBND tỉnh Ninh Thuận, cùng với nhận thức của cộng đồng dân cư, đã chỉ rõ du lịch là "là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”. Vì vậy phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Tấc cả là một chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Quy hoạch điều chỉnh tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt; tiếp tục phát triển không gian du lịch tập trung tại các địa phương ven biển. Kết quả đã tạo ra sự chuyển biến nhiều mặt, từ phát triển sản phẩm đến tuyên truyền quảng bá, từ nâng cao nhận thức về du lịch và chuyển hóa thành hành động thiết thực trong phát triển du lịch đến tăng cường năng lực quản lý du lịch, từ đào tạo phát triển nhân lực đến giáo dục du lịch toàn dân, làm cho hoạt động du lịch sôi động và phong phú thêm, hình ảnh du lịch Ninh Thuận được hình thành, củng cố và ngày một nâng cao ở cả trong và ngoài nước. Trong giai đoạn 2006 - 2010, ngành du lịch đã huy động ngày một nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực cho du lịch. Đặc biệt trong 5 năm qua, Nhà nước đã đầu tư trên 70 tỉ đồng vốn ngân sách (Trung ương lẫn địa phương) hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, mang lại hiệu quả, khuyến khích thu hút hàng nghìn tỷ đồng đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật cho du lịch nói riêng và kinh tế xã hội của tỉnh nói chung. Nhờ vậy, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú phát triển nhanh, có khả năng đón được triệu lượt du khách mỗi năm, hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế; hệ thống kinh doanh du lịch luôn được sắp xếp, đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả; nhiều hộ dân có thu nhập khá hơn nhờ biết khai thác các họat động dịch vụ phục vụ du lịch. Tuyên truyền, quảng bá du lịch tại chỗ và trong nước đã truyền tải được giá trị văn hóa dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân. Giai đoạn 2006 - 2010 có thể khẳng định là giai đoạn "bứt phá" trong tăng trưởng khách và thu nhập, tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như dịch cúm gia cầm, lạm phát, bão giá. Nhưng do đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến (trọng tâm là tổ chức thành công lễ hội Festival Ninh Thuận 2007), việc áp dụng các biện pháp tháo gỡ kịp thời nên lượng khách và thu nhập du lịch hằng năm vẫn tiếp tục tăng trưởng 2 con số. Bảng 3.1: Doanh thu toàn ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận 2006 - 2010 Đvt: triệu đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu 294.404 378.784 517.398 642.562 810.432 Tốc độ phát triển 29,34% 36,60% 24,19% 26,12 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2010 Doanh thu toàn ngành du lịch giai đoạn 2006 - 2010 đạt mức tăng trưởng bình quân 30,04 %/năm. Lượt khách chung đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 39,33%/năm, tăng hơn 2,6 lần so năm 2005. Bảng 3.2: Lượng khách đến Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2009 Đvt: người Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Lượng khách 195.712 280.500 443.374 517.000 623.258 Tốc độ phát triển 43,32% 58,06% 16,60% 20,55 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2010 Ở đây, doanh thu từ ngành du lịch là doanh thu mà ngành du lịch tạo ra trực tiếp từ các sản phẩm du lịch của địa phương và doanh thu phát sinh từ việc du khách chi tiêu cho các sản phẩm du lịch khác trong chuyến du lịch. Hình 3.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng lượng khách và doanh thu ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2010 Tốc độ tăng về lượng khách năm 2008 là 58,06% so với năm 2007 nhưng tốc đô tăng doanh thu chỉ đạt 36,60%. Điều này cho thấy, việc phát triển các sản phẩm du lịch ở Ninh Thuận chưa đạt hiệu quả cao, không thu hút nhu cầu chi tiêu của du khách. Năm 2009, tốc độ tăng lượng khách là 16,60% so với 2008 nhưng tốc độ tăng doanh thu đạt 24,19%, chứng tỏ các nhà làm du lịch đã có những hoạt động quảng bá hiệu quả hơn, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và dịch vụ kèm theo, làm tăng chi tiêu của khách trong chuyến du lịch, dẫn đến doanh thu tăng. (xem Hình 3.1) Những kết quả đạt được cự thể như sau: Về công tác phát triển không gian du lịch: Phát huy lợi thế về kinh tế biển, trong năm 2007 ngành du lịch đã tiếp tục điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Thuận đến 2010, tạo cơ sở cho việc phối hợp Viện nghiên cứu phát triển du lịch xây dựng đề án đưa Ninh Thuận vào vùng qui hoạch du lịch trọng điểm quốc gia đến 2020 theo tinh thần 29.34 36.6 24.19 26.12 43.32 58.06 16.6 20.55 0 10 20 30 40 50 60 70 2007 2008 2009 2010 Doanh thu Lượng khách % Năm thông báo số 26/TB-VPCP của Thủ tướng chính phủ. Tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp với tỉnh để hoàn thiện đề án. Về tiến độ phát triển các dự án đầu tư - cơ sở vật chất ngành du lịch giai đoạn 2006 - 2010 phát triển năng lực tăng thêm gồm 1 khách sạn Sài gòn – Ninh Chữ, resort Long Thuận, KDL Minh Hoàng Anh, KDL Nông nghiệp và 6 khách sạn mini có tổng vốn đầu tư gần 450 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 8 dự án khác đang trong quá trình triển khai xây dựng, chờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cải tạo nâng cấpcó tổng giá trị đầu tư ước tính 1,400 tỷ đồng. Cụ thể các dự án lớn là KDL Bình Tiên, KDL sinh thái Núi Chúa, KDL sinh thái Bãi Thùng, KDL sinh thái Vĩnh Hy ở khu vực huyện Thuận Bắc và Ninh Hải, còn lại là tập trung tại khu vực bãi biển Ninh Chữ - Bình Sơn Về công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Các dự án hạ tầng du lịch đã và đang tiếp tục đầu tư như hạ tầng khu du lịch Vĩnh Hy, khu du lịch suối Lồ ồ và bãi rùa đẻ thôn Thái An, thác Chapơr, thác Sakai, đường nhánh nối Yên Ninh ra biển Ninh Chữ với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng. Đa dạng hóa các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch: Nhận thức về nhu cầu ngày càng cao của du khách, các doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài lĩnh vực du lịch trong những năm qua đã đẩy mạnh hoạt động dịch vụ lữ hành, phát triển các sản phẩm du lịch mới, cụ thể là việc xây dựng các tour trong tỉnh, tour liên tỉnh, nhiều doanh nghiệp chú trọng đến xây dựng các chương trình khuyến mại trong sử dụng các dịch vụ du lịch (tặng quà, chăm sóc sắc đẹp...), tổ chức các đêm tiệc giao lưu nhân những ngày lễ, tết, Noel vào định kỳ thứ bảy, chủ nhật với các chương trình ẩm thực tự chọn. Việc kết nối mạng Internet không dây tại các cơ sở lưu trú phục vụ khách được nhân rộng. Các hoạt động tour, tuyến được hình thành, cơ sở vật chất dịch vụ các điểm tham quan, di tích, làng nghề được nâng lên như di tích Tháp Po klongirai, Po Romê, làng dệt Mỹ Nghiệp, gốm Bàu Trúc với nhiều dịch vụ phục vụ khách đến tham quan mua sắm quà lưu niệm thuận lợi; gắn với việc phát triển lượng xe Taxi và kết nối các tuyến xe buýt đến hầu hết các điểm tham quan trong tỉnh như mũi Dinh, Vĩnh Hy, Suối Tiên - Bình Tiên, suối nóng Krongpha, các di tích - danh thắng huyện Bác Ái đã thu hút sự quan tâm của du khách, đặc biệt là du khách các địa phương giáp ranh với Ninh Thuận của 3 tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng và Bình Thuận. Thu hút lượng khách tour từ thành phố Hồ Chí minh, các tỉnh Nam Bộ và Đông Nam Bộ chiếm trên 60% tổng số khách đến Ninh Thuận, 20% là khách tour từ các tỉnh miền Nam Trung Bộ, còn lại là du khách tự tổ chức tour. Về công tác bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh trật tự: Các cấp các ngành và địa phương đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 07/2000/CT-TTg của Thủ Tướng và Chỉ thị số 02/2003/CT của Chủ tịch UBND về giữ gìn trật tự trị an các điểm tham quan du lịch, danh lam thắng cảnh, được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh và khách du lịch hoan nghênh và đồng tình, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên các địa bàn tỉnh nói chung và du lịch nói riêng. Nhìn chung, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương trong những năm qua luôn được giữ vững, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của du khách đến Ninh Thuận để nghỉ dưỡng, tham quan và đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch trong những năm tiếp theo. Về chính sách, chủ trương: Tiếp tục triển khai Quyết định số 191/2004/QĐ về ưu đãi đầu tư trong tỉnh đối với tấc cả các lĩnh vực kinh tế, quyết định số 40/2007/QĐ về tiêu chí đầu tư, thay thế các Quyết định trước đây có sức thu hút đầu tư cao. 3.1.1.2. Mục tiêu phát triển Mục tiêu tổng quát: Phát triển du lịch Ninh Thuận theo hướng phát triển toàn diện để khai thác tiềm năng và lợi thế, bao gồm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và dịch vụ phục vụ du lịch. Từng bước hình thành khu du lịch trọng điểm của cả nước và từng khu vực Đông Nam Á với loại hình du lịch độc đáo và chất lượng dịch vụ tốt nhất, sản phẩm du lịch đa dạng. Mục tiêu cụ thể: Lượt khách tăng gấp 3,5 – 4,0 lần so năm 2010 đạt 2 – 2,5 triệu lượt khách vào năm 2015. Doanh thu du lịch tăng bình quân 20% - 22%/năm, đạt 2.200 – 2.500 tỷ đồng vào năm 2015. Thu hút từ 10.000 - 15.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch. 3.1.2. Định hướng phát triển 3.1.2.1. Phát triển các tuyến – điểm du lịch Tiếp tục phát triển du lịch văn hóa Chăm gắn với làng nghề dệt và gốm Chăm, phát triển hệ thống dịch vụ tại khu vực tiếp cận với hệ thống 3 tháp Poklongarai, Poromé, Hòa Lai. Chú trọng khai thác mạnh các tuyến, điểm du lịch như: Tuyến du lịch biển, thể thao, nghỉ dưỡng, sinh thái Bình Tiên - Vĩnh Hy - Ninh Chữ - Nam Cương - Mũi Dinh - Cà Ná. Tuyến Nam Cương – Vĩnh Hy – Tháp Po Klaung Garai – Làng Bàu Trúc – Làng Mỹ Nghiệp. Tuyến Vĩnh Hy - Nam Cương - Làng Chăm - suối Thương - Cà Ná. Ngoài các tuyến trong tỉnh, Ninh Thuận còn kết hợp các tuyền liên tỉnh như: Phan Thiết (mũi Né)- Đà Lạt (Thác Prenn, Nhà thờ Domain de Marie, Dinh Bảo Đại, vườn hoa Thành Phố) – Phan Rang (Vĩnh Hy, đồi cát Nam Cương, tháp Poklông Garai, làng gốm Bàu Trúc). Đà Lạt (hồ Tuyền Lâm, cáp treo, hồ Than Thở, đồi Thông Hai Mộ) - Phan Rang (Cà Ná, làng dệt Mỹ Nghiệp, đập Nha Trinh, tháp Porôme) - Nha Trang (tháp Bà Ponagar, vịnh Vân Phong, viện Hải Dương học, suối Tiên, hồ cá Trí Nguyên). 3.1.2.2. Phát triển các loại hình du lịch văn hóa Chăm Kết hợp giữa tiềm năng di lịch văn hóa chăm với các điều kiện thiên nhiên sẵn có, các nhà làm du lịch đã cho ra nhiều chương trình du lịch khám phá miền trung với những tên gọi khác nhau như “Hành trình di sản miền Trung”, “Miền Trung – những nét tiềm ẩn”đã thu hút du khách trong nước và quốc tế đến đây. Trên cơ sở phát trển mạnh loại hình du lịch văn hóa gắn với các di tích Chăm và các làng nghề truyền thống. Tỉnh Ninh Thuận nổi tiếng với những làng nghề Chăm cổ, các đền tháp, di tích Chăm. Đó là thế mạnh rất lớn để Ninh Thuận khai thác một cách hiệu quả trong du lịch. Hiện nay, Ninh Thuận đã từng bước khẳng định vị thế của mình trong phát triển du lịch với các tỉnh trong khu vực. Điển hình là Ninh Thuận đã xây dựng thành công các tour – tuyến điểm du lịch với đầy đủ các loại hình. Du lịch lễ hội: Lễ hội Chăm đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận. Nét tín ngưỡng kết hợp với những lễ nghi, tập quán sinh hoạt của người Chăm đã tạo nên cho bản sắc văn hóa hấp dẫn cho du khách. Tiêu biểu là tín ngưỡng phồn thực thờ Linga – Yoni tại các đền tháp. Các du khách đến đây để bày tỏ lòng tôn kính đến các vị thần linh để cầu mong may mắn, con cháu đầy đàn. Hàng năm vào các dịp lễ, du khách thập phương đến các đền tháp ngày càng đông. Tháp Po Klaung Garai vào dịp lễ Katê đón hàng ngàn lượt khách về tham gia lễ hội. Từ đồng bào Chăm đến người dân ở các vùng lân cận về dự lễ. Hiểu được nhu cầu của du khách nên các nhà làm du lịch đã khai thác lễ hội Chăm trong lĩnh vực du lịch với các tour tham quan kết hợp với chương trình dự lễ tại các đền tháp. Đây là hoạt động rất độc đáo để du khách có thể vừa tham quan di tích vừa tận hưởng không khí lễ hội, hòa mình vào yếu tố tâm linh để cầu mong an lành trong cuộc sống. Du lịch tham quan nghiên cứu: Bên cạnh bản sắc văn hóa, các công trình kiến trúc, đền tháp Chăm luôn là tâm điểm chú ý của mọi người. Đã có rất nhiều chương trình du lịch được tổ chức cho những du khách là những đối tượng thích tham quan nghiên cứu kiến trúc độc đáo của hệ thống đền tháp Chăm. Những huyền thoại về những đền tháp từ thời các vua Chăm luôn là điều bí ẩn đối với khách tham quan nghiên cứu. Những bia kí trên đền tháp đến những hình mẫu, tượng thờ luôn là điểm hút đối với những ai muốn tìm hiểu về Champa. Chính vì vậy, bên cạnh việc đón du khách tham quan thì nhu cầu nghiên cứu luôn là mục tiêu để du khách đến với Ninh Thuận, đến với tháp Chăm. Du lịch cộng đồng: Hiện nay, xã hội càng phát triển thì nhu cầu vui chơi, giải trí của con người càng cao. Du lịch cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu của du khách thì đòi hỏi ngành du lịch phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Không những phục vụ cho du khách ở xa mà mục tiêu là phục vụ cho cả một cộng đồng xã hội trong và ngoài nước. Việc phát triển các làng nghề truyền thống như làng gốm, làng dệt, đến các dịp lễ hội là điều kiện để phát triển du lịch văn hóa Chăm trong cộng đồng. Điều này góp phần nâng cao cuộc sống của cộng đồng Chăm và tạo cho họ sự hòa đồng, thoải mái hơn khi giao tiếp và hướng dẫn du khách. Thiết nghĩ sự gắn kết cộng đồng với du khách sẽ là lời quảng cáo chân thành nhất về văn hóa dân tộc Chăm đến với du khách gần xa. 3.1.2.3. Phát triển các sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch Tiếp tục phát triển các làng nghề du lịch - văn hóa nhằm khuyến khích, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng hàng lưu niệm. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng và phát triển các tuyến du lịch làng nghề. Hình thành các điểm thông tin du lịch tại các nơi công cộng như nhà ga, bến xe, trung tâm thương mại, các khu du lịch trọng điểm, các trung tâm đô thị, thị trấn, huyện lị. Muốn biến một di sản văn hóa thành sản phẩm du lịch văn hóa là một điều không dễ thực hiện. Trước hết chúng ta cần tạo ra “sản phẩm văn hóa”. Văn hóa với tư cách là giá trị văn hóa, hoạt động văn hóa xuất phát từ hoạt động dân cư của cộng đồng dân tộc Chăm nhằm phục vụ du lịch. Để di sản văn hóa trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn thì cần phải có một chương trình tổ chức, quy hoạch cụ thể, thiết kế và quảng bá cho mọi người đều biết. Phải nói rằng một trong những hạn chế trong hoạt động du lịch các tỉnh miền Trung và cả Ninh Thuận là chưa xác định rõ sản phẩm du lịch văn hóa, chưa khai thác tốt lợi thế văn hóa của địa phương mình. Điển hình là nhiều di sản văn hóa vẫn còn tồn tại dưới dạng tiềm năng chưa được phát huy hiệu quả. Các ngôi nhà truyền thống của người Chăm, các món ăn đến những di tích lịch sử đều là những giá trị văn hóa cần được quan tâm hơn nữa. Lễ hội Chăm là hoạt động thường niên của làng, tuy nhiên để biến thành sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch lễ hội thì phải được tổ chức một cách quy mô, có sự quan tâm, phối hợp chỉ đạo của địa phương để tăng tính hiệu quả. Một di sản văn hóa thì cần đảm bảo tính chân thực, nguyên bản của di sản. Để đạt được đó thì cần thực hiện công tác quản lí, trùng tu một cách khoa học và hiệu quả. 3.2. Giải pháp phát triển 3.2.1. Thu hút đầu tư, phát triển cơ sợ hạ tầng - kĩ thuật phục vụ du lịch Tổ chức và tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị về phát triển du lịch Ninh Thuận, liên hoan du lịch, các sự kiện lớn về du lịch trong nước; tổ chức các đoàn khảo sát cho các nhà đầu tư, các hiệp hội du lịch, báo chí trong và ngoài nước, nhằm tuyên truyền quảng bá điểm đến Ninh Thuận và thu hút đầu tư. Đối với du lịch văn hóa Chăm, cần chú trọng đầu tư các trung tâm du lịch cộng đồng người Chăm. Cụ thể tại các điểm di tích tháp hay các làng nghề truyền thống Chăm cần xây dựng các nhà nghỉ nhỏ, mini đến những khách sạn, nhà hàng, các khu giải trí, các gian hàng ăn uống để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách. Qua đó chúng ta có thể kéo dài thời gian lưu trú của khách bằng các hoạt động văn nghệ tại các làng nghề, các đền tháp để tăng thêm sức hấp dẫn. Bên cạnh đó, chúng ta cần xây dựng những công trình theo lối kiến trúc như những ngôi nhà Chăm để du khách có thể hòa mình và tận hưởng không gian văn hóa Chăm một cách tốt nhất và tạo dấu ấn trong quá trình tham quan. Tuy nhiên, việc đầu tư cần chia ra từng giai đoạn, đầu tư đúng hướng. Trước tiên là xây dựng cơ bản: hệ thống giao thông, điện, nước và hệ thống viễn thông Bên cạnh đó, cần đầu tư tôn tạo các di tích theo từng hạng mục ở các tháp Po Klaung Garai, Po Rame và cụm tháp Hòa Lai. Ngoài ra, cần phải tổ chức lại các lễ hội truyền thống, kết hợp với các hoạt động văn nghệ, văn hóa dân gian để kéo dài thêm lễ hội Katê tại các đền tháp. Các làng nghề thủ công truyền thống của người Chăm cần được chú trọng đầu tư khai thác hơn nữa như làng Bàu Trúc, Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ. Kết hợp các di tích văn hóa ven làng để hình thành các tour mới. Tuy nhiên, một đều quan trọng là cần phải bảo tồn nguyên vẹn những giá trị văn hóa truyền thống của làng Chăm như việc xây dựng cổng làng, hàng rào, căn nhà, cách sinh hoạt đều mang đặc trưng của người Chăm. Làng phải được sửa sang đường ngõ sạch đẹp, tiến tới xây dựng làng Chăm hoàn chỉnh và là điểm du lịch điền dã hấp dẫn của du khách. Tại làng cần tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng hướng tới việc thể hiện một số sinh hoạt văn hóa dân gian thu hút du khách. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vì thế đòi hỏi các ngành các cấp phải có sự phối hợp chặt chẽ, tránh sự chồng chéo nhằm khai thác tấc cả các nguồn lợi để phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó, cần huy động mọi nguồn lực trong nước cũng như nước ngoài để đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển vượt trội trong tương lai gần. 3.2.2. Giữ gìn và tôn tạo những giá trị văn hóa của dân tộc Chăm Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao ý thức của toàn dân về tôn tạo và bảo vệ các tài nguyên du lịch, ý thức bảo vệ văn hóa truyền thống nói chung và các di sản của tỉnh nói riêng, tổ chức các cuộc vận động về bảo vệ di tích văn hóa, lịch sử và cảnh quan môi trường; xây dựng các quy định về môi trường tại các khu du lịch, sử dụng làm tài liệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường, hỗ trợ công tác môi trường tại các khu điểm du lịch trọng điểm. Hằng năm tổ chức “Tuần lễ môi trường du lịch”, động viên toàn xã hội quan tâm đến bảo vệ môi trường, tạo điều kiện phát triển du lịch bền vững. Ninh Thuận được biết đến bởi những đền tháp Chăm, các làng nghề thủ công truyền thống của người Chăm. Tấc cả tạo nên một giá trị văn hóa to lớn để Ninh Thuận khai thác phục vụ trong quá trình phát triển. Đó là nguồn tài sản vô cùng quý giá, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nước nhà, tạo điểm nhấn cho du khách mỗi khi đặt chân đến Ninh Thuận. Văn hóa là nền tảng của xã hội, các di sản văn hóa được hình thánh và gắn liền với quá trình phát triển của xã hội. Di sản văn hóa càng đặc sắc, độc đáo thì càng có giá trị to lớn trong sự nghiệp phát triển của địa phương. Trong phát triển du lịch, các di sản văn hóa càng có vai trò quan trọng hơn, nó quyết định sự hình thành các sản phẩm du lịch văn hóa – sản phẩm mang dấu ấn truyền thống của dân tộc. Di sản văn hóa Chăm hiện nay được du khách trong nước và ngoài nước quan tâm. Vương quốc Champa cổ gắn liền với những huyền thoại, những sự tích mà cho đến nay vẫn còn là bí ẩn. Hiện nay, những di tích đền tháp Chăm như thánh địa Mỹ Sơn, tháp bà Po nagar, đến các làng Chăm ở Ninh Thuần đều gây sức hút rất lớn với di khách và và các nghiên cứu. Dọc dải đất miền trung là các nôi của nền văn hóa Chăm độc đáo. Với đặc điểm tự nhiên và yếu tố lịch sử đã tạo điều kiện hình thành một nền văn hóa Chăm mà cho đến nay vẫn là đề tài của các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Từ thánh địa Mỹ Sơn đến hệ thống tháp Chăm ở Ninh Thuận đều là thành quá trong quá trình phát triển của vương quốc Champa. Vì vậy, việc giữ gìn, tôn tạo các di tích là một vấn đề rất quan trọng đòi hỏi phải có một kế hoạch thật chi tiết. Những phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ đến những nghi lễ, tín ngưỡng cùng nghệ thuật ca múa dân gian đều phải được giữ gìn và phát huy một cách có hiệu quả. Tấc cả đều mang đậm dấu ấn của một nền văn hóa độc đáo. Những làng nghề Chăm với sản xuất thô sơ, làng thủ công là điểm thu hút khách mỗi khi đến tham quan. Tuy nhiên, việc phục hồi các hoạt động sản xuất nơi đây đòi hỏi cần có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Bằng việc đầu tư vốn, cơ sở hạ tầng để người dân trở lại làng và khôi phục hoạt động kinh tế của dân tộc đều cần có thời gian và sự chỉ đạo kịp thời của các cấp chình quyền. Tuy nhiên, do trình độ dân trí của người Chăm trong làng còn thấp nên công tác đào tào tay nghề còn gặp khó khăn. Các cấp địa phương đã từng bước mở các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề của Chăm tại các làng nhằm nâng cao tính hiệu quả và chất lượng của các sản phẩm làm ra và bước đầu đã có sự cải tiến trong mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Đều này đã góp phần đa dạng sản phẩm và bảo tồn được nghề thủ công truyền thống của dân tộc Chăm đứng trước sự mai một và có nguy cơ biến mất. 3.2.3. Tiếp thị, quảng bá du lịch Cần đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo về du lịch văn hóa Chăm để du khách biết đến và có nhu cầu tham quan, tìm hiểu. Trong các dịp lễ hội lớn của người Chăm như lễ Katê, lễ Ramưwa cần tạo nên điểm nôi bật trong công tác quảng cáo, giới thiệu cụ thể thời gian, địa điểm thật chính xác để du khách dễ dàng tham gia lễ hội. Qua công tác quảng cáo, tạo thêm cơ hội dể địa phương nhận được sự hỗ trợ chương trình thực hiện hoặc được đầu tư bảo tồn, tôn tạo những di tích văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc. Thông qua hình thức quảng bá để kết nối chương trình du lịch với các tỉnh bạn nhằm làm tăng tính đặc sắc và hiệu quả trong hoạt động du lịch của địa phương. Đối với sản phẩm các làng nghề truyền thống của người Chăm, cần có những chính sách hỗ trợ, quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao giá trị cạnh tranh các sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực với tay nghề cao. Tổ chức các hình thức xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thuê đất, lập các cơ sở sản xuất tư nhân tại chổ. Tóm lại, công tác quảng bá, tiệp thị là rất quan trọng, là một hình thức tuyên truyền những hình ảnh đẹp của địa phương đến với cộng đồng các dân tộc. Từ đó, phát huy hiệu quả lợi thế văn hóa của mình trong các hoạt động kinh tế và du lịch. 3.2.4. Nâng cao nhận thức và đời sống của cộng đồng địa phương Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010: “phát triển du lịch bền vững, theo định hướng du lịch văn hóa – lịch sử và du lịch sinh thái, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, góp phần tích cực cho việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm su lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới”. Trong thời gian sắp tới, những hoạt động cần tiến hành để nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong ngành du lịch gồm: Tăng cường phổ biến thông tin về nâng cao nhận thức, ý thức và cung cấp kiến thức về bảo vệ môi trường du lịch tại các điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch. Giáo dục cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch từ đó hướng dẫn khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường. Áp dụng những biện pháp, kinh nghiệm hay của các quốc gia trong bảo vệ môi trường du lịch. Tăng cường quản lí công tác bảo vệ môi trường thông qua kiểm tra, hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn. Đối với khách sạn Việt Nam, Tổng cục Du lịch sẽ tiến hành xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện cấp nhãn sinh thái, giúp hướng dẫn quản lí công tác bảo vệ môi trường trong cơ sở lưu trú du lịch, phù hợp với nhu cầu và xu hướng quốc tế. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Tổng cục Du lịch, UBND các cấp, các bộ hành hữu quan để thực hiện kế hoạch và quản lí môi trường du lịch, nâng cao chất lượng môi trường nhằm phát triển du lịch bền vững. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm duy trì nề nếp trong công tác bảo vệ môi trường, kịp thời khuyến khích, khen thưởng những đơn vị thực hiện tốt. Như vậy, để phát triển du lịch bền vững cần phái có chiến lược và quy hoạch phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, phù hợp với xu hướng du lịch quốc tế. Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường tài nguyên (tự nhiên và nhân văn). 3.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong mọi lãnh vực kinh tế - xã hội. Du lịch là một ngành dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người. Vì vậy, vai trò của các người làm du lịch là thổi hồn vào các sản phẩm du lịch, mang đến sức sống cho những công trình kiến trúc, đền tháp hay những di tích lịch sử để du khách cảm nhận các giá trị văn hóa không chỉ bằng mắt mà còn là cả một thế giới quan sinh động về các sản phẩm du lịch mà họ tiếp nhận từ những người làm du lịch. Ngoài ra, đối với hoạt động du lịch văn hóa Chăm thì đòi hỏi người hướng dẫn viên phải nắm rõ kiến thức về dân tộc Chăm, về cách nghi thức, phong tục tập quán để giới thiệu cho du khách một cách chính xác và thiết thực. Từ đó, mọi người sẽ hiểu thêm về văn hóa Chăm, về con người Chăm và có sự ấn tượng trong lòng du khách. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng Chăm trong công tác quảng bá du lịch của địa phương mình. Bởi vì họ có thế mạnh là am hiểu về văn hóa dân tộc mình một cách sâu sắc. Họ sẽ giới thiệu với du khách về dân tộc mình bằng cả niềm tự hào và lòng nhiệt huyết. Để làm được đều đó, chúng ta cần cho người Chăm thấy được lợi ích của hoạt động du lịch đối với dân tộc và cuộc sống của mình. Có như vậy, họ mới chịu khó học hỏi, nâng cao trình độ văn hóa, tham gia các chương trình đào tạo và nghiệp vụ du lịch. Ngoài ra, chúng ta cần đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên lành nghề, yêu nghề và có kiến thức vững vàng. Bồi dưỡng đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật, văn nghệ tại các đền tháp, các làng Chăm để làm sống lại những loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc. Đào tạo những thợ giỏi chuyên làm những món ăn Chăm để phục vụ du khách tại các nhà nghỉ, các điểm tham quan. Bên cạnh đó, tại các làng nghề cần thường xuyên đào tạo nghề tạo chổ cho các lao động tại làng Chăm, đổi mới chương trình đào tạo nghề phù hợp với ngành nghề và lứa tuổi lao động. Phát triển nghề thủ công truyền thống tai địa phương, nhằm giúp người dân có việc làm thường xuyên, tăng thu nhập. Vận động các nguồn tài trợ, các nhà đầu tư trong và ngoài nước để hỗ trợ đào tạo nghề tại các làng nghề truyền thống, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho các nghệ nhân tại làng, tổ chức các lớp tập huấn, giới thiệu sản phẩm thổ cẩm để người lao động có cơ hội tham gia. 3.2.6. Phát triển du lịch văn hóa gắn với phát triển cộng đồng Phát triển du lịch văn hóa tại Ninh Thuận gắn chặt với phát triển cộng đồng bởi đây là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa. Trong nhiều trường hợp, cộng đồng chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản và lợi ích có được từ du lịch di sản phải được chia sẻ với cộng đồng. Cộng đồng là nhân tố tích cực góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trên quê hương của họ. Trong những năm qua, tỉnh ninh Thuận đã tổ chức thành công các chương trình, chính sách nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điển hình là Lễ hội Katê của người Chăm hàng năm thu hút rất đông khách tham quan. Du khách đến đây ngoài mục đích tận mắt chính kiến những nghi lễ thờ cúng của người Chăm tai các đền tháp, các hoạt động văn hóa nghệ thuật để hiểu thêm về văn hóa và con người của dân tộc Chăm. Chính vì vậy, chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện để người Chăm tham gia đầy đủ vào các dịp lễ hội truyền thống như đứng ra tổ chức, quảng bá lễ hội, thành lập chương trình và tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự để mọi người cùng tham gia đón lễ. Tại các làng nghề, bằng chính sách đầu tư cơ sở, nguyên liệu và kĩ thuật để người Chăm khôi phục nghề truyền thống. Từ đó tuyên truyền cho cộng đồng biết những hoạt động nhằm thu hút khách khi đến tham quan tại làng như biểu diễn văn nghệ tại Nhà trưng bày, cho du khách tham quan cơ sở sản xuất và sẵn sàng giải thích mỗi khi khách có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa của mình. Đây là biểu hiện đáng mừng trong phát triển tổng thể kinh tế với văn hóa Chăm. KẾT LUẬN- ĐỀ XUẤT 1. Đứng trước vận hội mới và thách thức mới của làn sóng du lịch, Nam Trung Bộ nói chung và Ninh Thuận nói riêng cần có những bước đột phá trong đầu tư và phát triển du lịch, để hòa mình vào nhịp độ phát triển của cả nước. Ninh Thuận với sự độc đáo trong các lễ hội truyền thống như Katê, mà còn ở du lịch văn hóa bởi vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú, có biển, núi đầy ắp ánh nắng; các di tích đền tháp và kho tàng văn hóa dân gian Chăm đặc sắc ở Ninh Thuận thực sự là tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Ngày nay du lịch quốc tế có nhiều loại hình: du lịch “4S” (Sun, Sea, Sand, Sight), du lịch sinh thái (ecological tourist), du lịch văn hóa (cultural tourist) Loại hình du lịch văn hóa hiên nay đang được du khách ưa chuộng. Theo ước tính trong những năm gần đây, loại khách du lịch quốc tế đang chuyển dần từ thị trường du lịch châu Âu đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngày một nhiều. Khách du lịch chủ yếu là cư dân của các nước công nghiệp phát triển, cư dân đô thị sống trong môi trường văn hóa công nghiệp. Khi đi du lịch tiếp xúc với nền văn hóa “khác lạ”, đặc biệt là văn hóa dân gian của làng (palei), cộng đồng của cư dân nông nghiệp, du lịch luôn cảm thấy sự mới lạ, bất ngờ trong quá trình tham quan, tìm hiểu. Vì vây, văn hóa dân gian tạo ra sức hấp dẫn, tạo sức hút với khách. Du lịch văn hóa của người Chăm rất phong phú và đa dạng. Nơi đây người Chăm vẫn còn lưu giữ tính truyền thống và tập tục sinh hoạt của mình. Ngoài di tích đền tháp, người Chăm còn có gần 100 lễ hội khác nhau. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng thường xuyên diễn ra trong năm. Nhiều lễ hội dân gian còn gắn với đền tháp, thành đường Hồi giáo; các lễ cưới, mừng nhà mớitrong đó nổi bật là lễ hội Katê hàng năm. Đến dự lễ hội, du khách sẽ được tắm mình trong ngọn nguồn truyền thống của người Chăm. Cùng chiêm ngưỡng những lời ca, tục cúng tế, thức ăn truyền thống, sản vật trăm hoa, trăm quả, trăm nghề và quần áo ngũ sắc của người Chăm, thể hiện sắc thái, tinh hoa văn hóa trong ngày hội. Qua lễ hội, du khách sẽ bất ngờ vì phát hiện ra nhiều điều mới lạ có sức hấp dẫn về sự độc đáo, những giá trị nhân văn trong văn hóa dân gian người Chăm. Mặt khác, Ninh Thuận không chỉ có lễ hội Katê, mà nơi đây người Chăm đã bảo tồn nhiều đền tháp Chăm như Hòa Lai (thế kỉ IX), tháp Po Klaung Garai (thế kỉ XIII). Tháp Po Rame (thế kỉ XVII). Mỗi đền tháp Chăm là một tác phẩm tuyệt vời vô giá. Đó là nơi ngưng đọng giá trị kỹ thuật, mỹ thuật, đỉnh cao của nền văn hóa vật chất người Chăm một thời phát triển rực rỡ mà đến nay vẫn còn chứa đựng những điều bí ẩn. Những đền tháp của người Chăm ở Ninh Thuận có đặc điểm khác những ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn, Bình Định, Nha Trang. Đền tháp Chăm ở Ninh Thuận không đổ nát, hoang tàn mà vẫn còn gắn với người Chăm, gắn với lễ hội, gắn với những sự tích huyền thoại. Cùng với di tích đền tháp, văn hóa dân gian còn tạo ra sự hấp dẫn cho du khách bởi các sự tích, địa danh, sự vật, di tích gắn với điểm, với tuyến du lịch gần nhau rất thuận lợi cho tour du lịch. Đến tháp Hòa Lai (Ba Tháp – Ninh Hải) du khách có thể nghe về truyền thuyết vua Chăm và vua Khmer (Campuchia) từ xa xưa thi tài xây tháp như thế nào? Lên tháp Po Klaung Garai có thể nghe kể về truyền thuyết Po Klaung Garai lên làm vua, xây tháp, đắp đê, ngăn sông. Đến tháp Po Rame (Hậu Sanh) du khách có thể chiêm ngưỡng ngôi tháp cuối cùng trong nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc Champa. Ở đây du khách có thể nghe về một thiên tình sử đầy cảm động giữa vua Chăm Po Rame với công chúa Ngọc Hoa nước Việt; giữa Po Rame và công chúa Ê đê. Tấc cả sự tích đó đã phủ bề dày của nhiều lớp văn hóa, tô đậm thêm các di tích, địa danh cùng với nhiều yếu tố văn hóa dân gian khác tạo nên sự hấp dẫn cho du khách. Người Chăm ở Ninh Thuận còn bảo lưu nhiều nghề thủ công truyền thống nổi bật là nghề đệt và nghề gốm. Các nghề nhân biểu diễn cho du khách xem kĩ năng lao động bằng tay đã đến độ điêu luyện mà quan trọng là sản xuất ra sản phẩm thủ công làm đồ lưu niệm mang sắc thái riêng từng vùng. Điều hấp dẫn ở mặt hàng thủ công Chăm không phải là đồ lưu niệm trưng bày trong tủ kính như các thành phố lớn mà mặt hàng được sản xuất ra ngay tại làng (paley) Chăm. Du khách được xem trực tiếp thợ dệt vải, nhuộm chàm, quay xa, làm gốm Những thao tác lao động cách đây gần 2 - 3 thế kỉ nhưng vẫn đạt đến trình độ sắc xảo trong sản phẩm. Văn hóa ẩm thực, một thành tố của văn hóa dân gian, là đối tượng được du lịch chú ý khai thác. Người Chăm thường tổ chức nhiều lễ hội và đây là dịp để họ dâng cúng những món ăn vật lạ cho thần thánh. Mỗi loại lễ, mỗi vị thần được người Chăm dâng cúng những lễ vật khác nhau. Do vây, văn hóa ẩm thực người Chăm đa dạng, đặc biệt là món bánh (sakaya), rượu chưng cất từ gạo nếp (tape thanh). Các món bánh gói, lót bằng lá chuối và các đặc sản trái cây của vùng nhiệt đới. Các món ăn trên thường chế biến theo cách riêng phù hợp với đặc điểm dân tộc Chăm nên sẽ lạ miệng và hấp dẫn du khách. Những món ăn của người Chăm còn được trưng bày trên các mâm cao, cỗ đầy, mỗi loại bánh đều mang một biểu tượng, một triết lý riêng. Các món ăn này sẽ có ý nghĩa nếu được du khách thưởng thức trong không gian kiến trúc nhà cửa Chăm ngồi ăn theo kiểu Chăm. Và còn có ý nghĩa hơn khi món ăn được thưởng thức trong ngày hội với những nghi lễ mời chào theo phong cách tiếp khách riêng của người Chăm. Bên cạnh văn hóa ẩm thực, người Chăm còn có một nền nghệ thuật ca múa nhạc dân gian giàu bản sắc dân tộc. Những điệu dân ca sẽ hòa vào với 76 điệu trống giăng, Paranưng, kèn Saranai chắc chăn sẽ làm hấp dẫn và say mê lòng người. Nói chung người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay vẫn còn bảo lưu một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc. Kho tàng văn hóa ấy rất phong phú, đa dạng vừa sống động và có bản sắc riêng độc đáo, thực sự là nguồn lực dồi dào để phát triển du lịch. 2. Văn hóa dân gian Chăm ở Nam Trung Bộ, tiềm năng du lịch to lớn chưa được đánh thức. Việc phát triển du lịch văn hóa các dân Chăm bên cạnh những tiềm năng văn hóa vẫn có thì cần có sự giữ gìn, bảo tồn những công trình kiến trúc, di tích lịch sử và tạo điều kiền để phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Chăm. Tuy nhiên, cùng với chiều hướng phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế, việc phát triển mà không đi cùng sự bảo vệ dẫn đến một vài công trình đền tháp đang xuống cấp và mất đi tính nguyên thủy vốn có của nó trước đây. Điển hình là tại các địa danh văn hóa Chăm ở Ninh Thuận như tháp Chàm Phan Rang (Tower Phan Rang), “Làng Chăm Tuấn Tú” (Tuấn Tú Village), “Bảo tàng trung tâm văn hóa Chăm Ninh Thuận” (Chăm Culrural Museum of Ninh Thuận) đã được các công ty du lịch quốc tế giới thiệu, in trong sách hướng dẫn du lịch. Đặc biệt các tháp Chăm ở miền Trung đã trở thành địa chỉ đỏ của các công ty du lịch lữ hành uy tính ở Việt Nam như Việt Nam tourist, Saigon tourist, Pear tourist. Đó là những điều kiện thuận lợi để quảng bá du lịch Ninh Thuận với du khách trong nước và quốc tế. Tuy vậy, hiện nay du lịch Ninh Thuận (du lịch văn hóa Chăm) vẫn vắng khách, chỉ có rải rác vài khách nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu văn hóa Chăm trong những dịp lễ hội Chăm và tiếp cận thị trường thổ cẩm. Sản phẩm dệt thổ cẩm người Chăm mấy năm gần đây phục vụ du lịch tuy có cải thiện nhưng đó chỉ là hoạt động tự phát, chưa được tổ chức có quy mô để thu ngoại tệ. Nhiều điểm di tích, danh lam thắng cảnh văn hóa có giá trị chưa được tiếp cận khai thác đúng hướng. Thủ tục hành chính đối với khách nước ngoài còn rườm rà. Một khó khăn thực sự đối với du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận hiện nay là du lịch còn là ngành mới, xa lạ trong hoạt động kinh tế. Riêng Ninh Thuận chưa có kế hoạch phát triển du lịch rõ nét. Do đó, môi trường văn hóa cho phát triển chưa được xác lập. Muốn du lịch Ninh Thuận phát triển cần thực hiện đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các địa phương, Trung ương và việc tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch tại các điểm du lịch. 3. Trước thực trạng như vậy, một vấn đề đặt ra là cần chủ động qui hoạch, khai thác tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian Chăm phục vụ du lịch. Việc đầu tư, qui hoạch cụ thể trước tiên là phải gấp rút tôn tạo di tích văn hóa du lịch như tháp Po Klaung Garai, Po Rame, Hòa Lai. Bên cạnh đó tổ chức lại các lễ hội truyền thống, tổ chức các chương trình văn nghệ nhằm kéo dài thêm lễ hội Katê ở tháp với nhiều loại hình văn hóa dân gian đa dạng làm điểm chính để thu hút du khách. Về làng văn hóa cổ truyền, trước hết cần qui hoạch 2 làng: nghề dệt (Mỹ Nghiệp), làng gốm (Bầu Trúc) và kết hợp các di tích văn hóa ven làng để hình thành tour, mở rộng thêm tuyến du lịch. Làng Chăm phải được bảo tồn nguyên vẹn những giá trị văn hóa truyền thống như mỗi căn nhà, hàng rào, cách sinh hoạt mang đặc trưng tộc người. Làng cần nên sửa sang đường ngõ sạch đẹp, tiến tới xây dựng làng Chăm hoàn chỉnh, làm điểm du lịch điền dã, du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc. Ở làng sẽ tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hướng tới việc thể hiện một số sinh hoạt văn hóa dân gian theo nhu cầu của khách. Sở Văn hóa Thông tin nên duy trì đoàn nghệ thuật bán chuyên Chăm nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Chăm, đồng thời sẽ là đội văn nghệ phục vụ khách du lịch. Đoàn sẽ biểu diễn các điệu múa, dân ca, nhạc cụ và có thể trích đoạn biểu diễn lễ hội Katê, lễ cưới, hát giao duyên khi du khách có yêu cầu. Ngoài ra, bên cạnh nền văn hóa dân gian Chăm chúng ta còn phải triệt để khai thác tối đa nguồn lợi du lịch khác như biển – núi (Cà Ná, Ninh Chữ). Đây là điểm du lịch biển hấp dẫn du khách. Kết hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện với nhưng khu resort cao cấp đến những khu nhà nghỉ, vui chơi giả trí. Tấc cả tạo điểm nhấn và sự đa dạng các loại hình du lịch ở Ninh Thuận. Bên cạnh đó, cần có công tác kiểm soát, bảo vệ du khách trong quá trình tham quan, vui chơi tại các khu du lịch, tránh tình trạng mốc túi, ăn xin, lôi kéo khách tại các điểm du lịch. Phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường tại các địa điểm du lịch nhằm đem đến sự thoải mái, sạch sẽ trong lòng du khách. Các cơ quan quản lí các điểm du lịch cần có biện pháp thu nhặt rác thải ở ven biển, ven khu vui chơi giải trí tránh tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn tại các khu du lịch. Tóm lại, những tiềm năng, thách thức, khó khăn của du lịch trong phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận là có thực. Do đó để phát triển du lịch thì lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cần quán triệt đường lối đã được chỉ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng: “phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh”. Do vậy để phát triển du lịch, nhiều quốc gia, địa phương đã tính đến nhiều nguồn lực, trong đó văn hóa được coi là nguồn lực trọng yếu để có thể duy trì sự phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên vấn đề phát triển du lịch cần phải đầu tư du lịch đúng mức cho sự phát triển cần phải được ưu tiên nhưng cần phải tránh thương mại hóa du lịch, tác động của mặt trái cơ chế thị trường làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Làm sao phát triển du lịch mà vẫn bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, nâng cao truyền thống lịch sử, mức sống của nhân dân, đảo bảo được an ninh quốc phòng, để góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Xuân Biên (cùng nhóm tác giả, 1989), Người Chăm ở Thuận Hải, Sở VHTT Thuận Hải. 2. Phan Xuân Biên (cùng nhóm tác giả, 1991), Văn hóa Chăm, Nxb Khoa học xã hội. 3. Cục thống kê Ninh Thuận (2010), Niên giám thống kê. 4. Ngô Văn Doanh (1994), Tháp Chăm sự thật và huyền thoại, Nxb Văn hóa thông tin. 5. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Luận (1974), Người Chăm Hồi giáo miền tây nam phần Việt Nam, Bộ văn hóa giáo dục và thanh niên. 7. Phan Đăng Nhật (2003), Luật tục người Chăm và Raglai, Nxb Văn hóa dân tộc. 8. PGS. Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS. Vũ Tuấn Cảnh, PGS.TS. Lê Thông, PGS.TS. Phạm Xuân Hậu, PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lí du lịch, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 9. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. 10. Lê Thông (2006), Địa lí các tỉnh, thành phố Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Trần Văn Thông (2006), Tổng quan du lịch, Nxb Giáo dục. 12. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch - những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo Dục.. 13. Bá Trung Phụ (?), Gia đình hôn nhân của người Chăm ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 14. Trần Kỳ Phương (1987), Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Nxb Ngoại Văn Hà Nội. 15. Sakaya (2001), Nghề gốm cổ truyền của người Chăm, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 16. Sakaya (2003), Lễ hội người Chăm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 17. Sakaya (2003), Nghề dệt cổ truyền của người Chăm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 18. Sakaya (2010), Văn hóa Chăm: Nghiên cứu và Phê bình, Tập 1, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 19. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010), Báo cáo hoạt động của Bảo tàng giai đoạn 2005 – 2010, Ninh Thuận. 20. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010), Kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2010 – 2015, Ninh Thuận. 21. Tạ Quang Trung (2009), Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, Luận án Thạc sĩ khoa học Địa lý, ĐHSP Tp.HCM. 22. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2010), Đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Ninh Thuận đến 2020. 23. Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận: URL: 24. Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bình Thuận. URL: 25.Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận: URL: PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Hình 2.2. Tháp Hòa Lai Hình 2.1. Tháp Po Klaung Garai Hình 2.11. Lễ tảo mộ Chăm Bàni trong lễ Ramưwa Hình 2.4. Lễ hội Katê tại tháp Po Rame Hình 2.5. Biểu tượng Linga - yoni Hình 2.6. Tượng thần Siva tại tháp Po Klaung Garai Hình 2.8. Nhà trưng bày sản phẩm Chăm Hình 2.7. Sản phẩm thổ cẩm Chăm làng Mỹ Nghiệp Hình 2.10. Nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc Hình 2.9. Cổng làng gốm Bàu Trúc Hình 3.2. Vịnh Vĩnh Hy Hình 3.1. Lễ Katê tại tháp Po Klaung Garai Hình 3.3. Bãi biển Ninh Chữ Hình 3.4. Bãi biển Cà Ná

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_van_hoa_cham_nham_phuc_vu_phat_trien_du_lich_tinh_ninh_thuan_1007.pdf
Luận văn liên quan