Luận văn Nghiên cứu văn hóa kinh doanh Ấn Độ

Thứ nhất: Người Việt Nam chưa hiểu nhiều về Ấn Độ. Điều này thật sự phải thay đổi. Trong mọi quan hệ, quan hệ giao thương đi trước. Doanh nhân Việt Nam phải biết quan tâm đến thị trường hơn 1 tỷ dân của Ấn Độ. Việt Nam gần cả Trung quốc nữa. Tổng cộng, chúng ta gần 2 thị trường lớn nhất thế giới với gần 3 tỷ dân. Thứ hai: Do người Việt ít giao lưu với Ấn Độ, có lẽ do nhiều nguyên do mà chúng ta chưa biết thói quen, văn hóa của họ. Nên khi làm ăn trước hết phải thật chú ý. Vì họ có rất nhiều điểm khác xa chúng ta.

pdf75 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4686 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu văn hóa kinh doanh Ấn Độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu chủ trương "xuất khẩu kiếm ngoại tệ bằng mọi giá" mà bỏ qua vấn đề làm chủ công nghệ của Việt Nam (tức là không theo hướng nào) là đúng? Khái quát chung lại: Kinh tế Ấn Độ Đơn vị tiền tệ: Rupee Ấn Độ 1 INR = 100 paise - Năm tài chính 1 tháng 4 - 31 tháng 3 - Các tổ chức thương mại tham gia WTO, SAFTA (Thương mại Tự do Nam Á) - Các chỉ số thống kê: Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 38 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế o GDP 4,042 tỷ USD (ước 2006) ( thứ 12 thế giới xét theo giá trị danh nghĩa, thứ 4 xét theo PPP o Tốc độ tăng trưởng 9,0% (2005/2006) o GDP bình quân đầu người 820 USD (danh nghĩa), 3.700 USD (PPP) o GDP theo khu vực nông nghiệp (19,9%), công nghiệp (19,3%), dịch vụ (60,7%) (ước 2006) o Tỷ lệ lạm phát (CPI) 5,3% (2006) o Tỷ lệ phần trăm dân số dưới ngưỡng nghèo 25% (ước 2002) o Lực lượng lao động 509,3 triệu người (ước 2006) o Lực lượng lao động theo khu vực kinh tế nông nghiệp (60%), công nghiệp (12%), dịch vụ (28%) o Tỷ lệ thất nghiệp 7,8% (ước 2006) - Các ngành kinh tế chính: dệt, hóa chất, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, khai mỏ, hóa dầu, cơ khí, phần mềm - Kinh tế đối ngoại o Xuất khẩu: 112 tỷ USD (ước 2006) o Các mặt hàng xuất khẩu chính: hàng dệt, đá quý, đồ trang sức, máy móc, hóa chất, đồ da o Các đối tác chính: Mỹ 18%, Trung Quốc 8,9%, UAE 8,4%, Anh 4,7%, Hong Kong 4,2% (2005) o Nhập khẩu: 187,9 tỷ USD f.o.b (ước 2006) o Các mặt hàng nhập khẩu chính: Dầu thô, máy móc, đá quý, phân bón, hóa chất o Các đối tác chính: Trung Quốc 7,2%, Mỹ 6,4%, Bỉ 5,1%, Singapore 4,7%, Áo 4,2%, Đức 4,2%, Anh 4,1% (2005) - Tài chính công o Nợ công: 132,1 tỷ USD (ước 2006) o Thu ngân sách: 109,4 tỷ USD (ước 2006) Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 39 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế o Chi ngân sách: 143,8 tỷ USD bao gồm chi đầu tư 15 tỷ USD (ước 2006) o Viện trợ kinh tế: nhận 2,9 tỷ USD (năm tài chính 1998/1999) Với sự phát triển mạnh mẽ, người dân Ấn Độ trong tương lai sẽ xây dựng một đất nước vững mạnh như những gì họ đã làm trong lịch sử. Nhiều dự báo đầy triển vọng cho nền kinh tế Ấn Độ. Chẳng hạn, Tập đoàn Citigroup (Mỹ) cho hay Ấn Độ có thể sẽ vượt Mỹ và Trung Quốc, trở thành nền kinh tế lớn nhất vào năm 2050. Đến năm 2050, GDP của Ấn Độ dự kiến đạt 85.970 tỷ USD. Báo cáo cũng cho rằng trước năm 2015, Ấn Độ sẽ thay thế Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Đằng sau số liệu GDP, báo cáo của Citigroup cũng nhận xét dân số và tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ là ưu thế đem lại tăng trưởng cho Ấn Độ. Người ta có thể dự đoán rất nhiều như thế theo tình hình hiện nay. Mấy năm trước chắc không nhiều người quan tâm nhiều đến Ấn Độ mà có lẽ chỉ chú ý chạy theo Trung Quốc. Tình hình có nhiều thay đổi thì lại có nhiều dự báo thay đổi theo. Đúng là một sự chạy theo thực tế nhưng chắc chắn một điều, hiện tại Ấn Độ vẫn là một nước lớn và có thị trường rất rộng. Nền kinh tế sẽ còn tăng trưởng cao nhiều năm nữa nên việc nhanh chóng củng cố quan hệ và nhất là quan hệ kinh doanh đối với Ấn Độ là việc Việt Nam nên làm ngay. 2.3 Quan hệ bang giao Việt Nam - Ấn Độ Việt Nam hiện nay là một quốc gia có diện tích trung bình, nằm ở trung tâm của khu vực, có cả những tuyến đường bộ, đường biển, đường không chiến lược. Nước Việt Nam hiện nay cũng là sự hợp nhất của nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa hợp thành. Quá trình này là một quá trình lịch sử lâu dài hàng trăm năm mở cõi của tiền nhân người Việt. 2.3.1 Từ trong lịch sử Nếu chỉ xét với người Việt, giai đoạn lịch sử trước khi mở rộng đất nước từ các Vương quốc Phù Nam, Chân Lạp thì có lẽ ít có ảnh hưởng từ Ấn Độ. Nếu có thì chỉ là Phật giáo. Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 40 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Phật Giáo được truyền đến Việt Nam cách nay khoảng 2000 năm, do nhà sư người Ấn Độ là Marajivaca (Ma Ha Kỳ Vực) truyền bá đạo Phật vào Việt Nam năm 188 trước Công Nguyên. Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo du nhập vào Việt Nam tại thời điểm trước sau công lịch xê dịch một, hai thế kỉ. Việt Nam có thể được coi là xứ sở tiếp nhận Phật giáo sớm hơn, là nguồn cung cấp tu sĩ và kinh sách đầu tiên cho Trung Quốc, nhưng Việt Nam lại chịu một sự truyền giáo ngược khi các văn bản kinh sách bằng tiếng Hán được truyền vào từ Trung Quốc. Như vậy, Việt Nam mọi mặt vẫn bị ảnh hưởng từ Trung Quốc rất nhiều, nhất là qua thời gian dài nô lệ, nên giao lưu văn hóa với Ấn Độ của người Việt là ít. Nói chung lịch sử mở cõi của người Việt trải qua không dưới 700 năm là một quá trình lâu dài và phức tạp. Người Việt ít giao lưu văn hóa với người Ấn Độ nhưng trong quá trình mở cõi, người Việt đã hợp nhất lãnh thổ của các vương quốc Chămpa, Chân Lạp để Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 41 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế hợp thành nhà nước Việt Nam như hiện nay. Lãnh thổ của Chămpa và Chân Lạp tương ứng với phần từ miền Trung tới Đồng bằng sông Cửu Long trên dải đất hình chữ S. Chămpa và Chân Lạp lại là những quốc gia ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Ấn Độ. Vương quốc Chân Lạp chẳng hạn, trước đó là Vương quốc Phù Nam. Ngay cả chữ viết của người Phù Nam cũng được coi là có nguồn gốc Ấn Độ. Mà không đâu xa, những di chỉ văn hóa mà ngày nay chúng ta tìm thấy như các tháp Chăm, các di tích văn hóa Óc Eo… đều có thể thấy là mang nặng ảnh hưởng của Ấn Độ. Và vì thế, người Việt dần tiếp xúc ngày một nhiều hơn với các giá trị văn hóa như thế thì việc ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ là việc có thể. Các vương quốc Chiêm Thành (Chăm) và Phù Nam thế kỷ I đến VII Như vậy việc người Việt giao lưu văn hóa và chịu ảnh hưởng của Văn hóa Ấn là việc có thật trong lịch sử. Ngày nay, vấn đề chủ quyền đã khác, cùng với sự kiên cường và không chịu khuất phục của người Việt thì ảnh hưởng của các đất nước khác lên đất nước chúng ta là có nhưng không nhiều. Ngay cả Trung quốc, Ấn Độ, thậm chí cả ảnh hưởng của Pháp, Mỹ cũng không còn. Nhưng lịch sử đã xảy ra như thế và đã có một thời kì chúng ta tiếp nhận một số giá trị văn hóa nước ngoài. Điều này không có gì là lạ nhất là khi chúng ta ở một vị trí địa lý như vậy. Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 42 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Tháp Chăm Thánh địa Mỹ Sơn-di sản văn hóa thế giới (ChămPa) (Thánh địa Mỹ Sơn là trung tâm tế lễ, là nơi giao nối giữa con người và thần linh của vương quốc Chiêm Thành xưa, giống như vai trò lễ đài của quốc gia. Đây là công trình duy nhất ở Đông Nam Á mang ảnh hưởng cuả Ấn Độ về vấn đề vấn đề này. Vì vậy công trình này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ rất sớm, biểu đạt quá trình giao lưu văn hóa lâu dài.) Ngoài ra còn phải nói đến giao lưu thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lịch sử. Con đường tơ lụa trên biển cũng đi qua Việt Nam và Hội An - ngày nay là một di sản thế giới là minh chứng. Hầu như các quốc gia Đông Nam Á khác ngoài Việt Nam thì đều chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ. Việt Nam giống như con đê ngăn lại dòng thác văn hóa Tầu. Nhưng người Việt cũng thiệt hại nhiều. Tóm lại, miền Bắc Việt Nam trước kia chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc, còn các quốc gia cổ ở miền Nam và Nam Trung Bộ thì chịu ảnh hưởng nhiều từ Ấn Độ. Sau này nước Việt Nam lại bị tác động nhiều bởi văn hóa châu Âu như Nga, Pháp, Mỹ. Nhưng nước Việt Nam này nay là một quốc gia độc lập. Trong bối cảnh đó Việt Nam vẫn chú trọng và ngày càng mạnh quan hệ với Ấn Độ. Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 43 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế 2.3.2 Thời kì sau 1945 tới nay (2011) Như đã từng nói, quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trước đây trong lịch sử cũng như hiện nay, mang tính bổ sung và hợp tác nhiều hơn. Quan hệ văn hóa hai nước mang tính dung hòa, khác hẳn cái cách Việt Nam giao lưu văn hóa với Trung quốc. Thời kỳ xung quanh năm 1945, hai nước Việt Nam và Ấn Độ, một nước thì vừa độc lập tạm thời, một nước đang còn đấu tranh. Nhưng trước đó thì luôn ủng hộ nhau trong bối cảnh cả hai nước đều bị xâm chiếm như vậy. Ấn Độ tích cực ủng hộ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập trước đây, trong công cuộc tái thiết đất nước cũng như trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế sau này. Năm 1954, Ấn Độ mở Tổng Lãnh sự quán tại Hà Nội. Năm 1956, Việt Nam lập Tổng lãnh sự quán tại Niu Đê-li. Ngày 07/01/1972, hai nước nâng quan hệ lên cấp Đại sứ. Quan hệ chính trị Trong thời kỳ hiện đại, mối quan hệ giữa hai dân tộc đã được hai vị lãnh đạo tiền bối kiệt xuất của hai nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng J. Nehru tạo dựng nền móng, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nhân chuyến thăm Ấn Độ của Người vào năm 1980 là “một mối quan hệ trong sáng như bầu trời không một gợn mây”. Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm Ấn Độ năm 1984, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm năm 1989, Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm năm 1992, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm năm 2003; Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Ấn Độ năm 1999; Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Ấn Độ các năm 1955, 1978, 1980 và 1983, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm năm 1997; Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thăm năm 1994. Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ. Tổng thống Ấn Độ R.Venkatraman thăm Việt Nam năm 1991, Phó Tổng thống K.R.Narayanan thăm năm 1993, Thủ tướng R.Gandhi thăm Việt Nam các năm 1985 và Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 44 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế 1988, Thủ tướng P.V. Narasimha Rao thăm năm 1994, Thủ tướng Ấn Độ A.B. Vajpayee thăm năm 2001, và chuyến thăm Việt Nam tháng 3-2007 của Chủ tịch Quốc hội S.Chatterjee. Tổng thống Ấn Độ Pratibha Devisingh Patil thăm Việt Nam năm 2008. Và nhiều cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo hai nước ở các diễn đàn quốc tế khác như Liên hiệp quốc, Phong trào Không liên kết, hợp tác Nam-Nam, ASEM, APEC, các cơ chế hợp tác của ASEAN như ARF, Cấp cao Đông Á và hợp tác sông Hằng - sông Mê-kông… Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đón tiếp Tổng thống Pratibha Devisingh Patil (2008) Từ năm 2003, hai nước đã thành lập cơ chế đối thoại chính trị thường niên giữa Bộ Ngoại giao hai nước. Cơ chế này đã trở thành một kênh trao đổi thường xuyên và có hiệu quả giữa hai nước về các vấn đề chính trị quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Tháng 12/1982, Uỷ ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, thương mại và Khoa học kỹ thuật đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Đến nay, hai bên đã tổ chức được 13 kỳ họp luân phiên giữa New Delhi và Hà Nội. Uỷ ban Hỗn hợp là một trong những cơ chế quan trọng và hữu hiệu, giúp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng, ngân hàng, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá, giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, bưu chính viễn thông… Về thương mại: Kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam - Ấn Độ tăng lên rõ rệt, từ mức khởi điểm khoảng 50 triệu USD vào giữa thập kỷ 1980 lên trên 1 tỷ USD năm 2006. Kim Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 45 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế ngạch thương mại giữa hai nước có tốc độ tăng trưởng khá cao, ở mức trung bình 20% mỗi năm. Những năm gần đây, Ấn Độ luôn là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. 11 tháng đầu năm 2010, buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 2,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt trên 863 triệu USD tăng 39% so với cùng kỳ năm trước, những con số này là minh chứng rõ nét về tác động tích cực của Hiệp định tự do Ấn Độ - ASEAN có hiệu lực từ 2010 đối với hai nước. Dưới đây là bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ một số năm gần đây: (*) Số liệu năm 2010 là số liệu của 11 tháng đầu năm. Đơn vị tính: triệu USD Năm Xuất khẩu của Việt Nam Nhập khẩu của Việt Nam Tổng kim ngạch XNK Cán cân thương mại 2006 137,84 880,28 1.018,12 -742,44 2007 179,70 1.356,93 1.536,63 -1.177.23 2008 388,99 2.094,40 2.483,39 -1.705,41 2009 420,00 1.635,00 2.055,00 -1.215,00 2010 (*) 992,00 1.762,00 2.754,00 -770,00 (Theo số liệu công bố của Tổng Cục Hải quan Việt Nam) Về đầu tư: Tính đến cuối năm 2006, Ấn Độ có 12 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký 46,4 triệu USD, đầu tư thực hiện hơn 580 triệu USD. Năm 2007 đã đánh dấu một bước chuyển lớn trong đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam. Tháng 2/2007, Tập đoàn ESSAR đã ký thỏa thuận đầu tư một dự án thép cán nóng tại Bà Rịa - Vũng Tàu trị giá 527 triệu USD. Tháng 5/2007, Tập đoàn TATA của Ấn Độ đã ký Bản ghi nhớ (MOU) với Tổng công ty thép Việt Nam để nghiên cứu xây dựng nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh, Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 46 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế khai thác mỏ sắt Thạch Khê với công suất 4,5 triệu tấn thép/năm. Hai dự án này đã đưa Ấn Độ vào nhóm 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, và Việt Nam trở thành nước nhận đầu tư lớn nhất của Ấn Độ trong các nước ASEAN. Tính đến tháng 1-2011, Ấn Độ có 50 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với vốn đăng ký hơn 212 triệu đô la Mỹ, đứng thứ 28/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Abhay Thakur, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh, vốn đầu tư từ Ấn Độ vào Việt Nam, tính cả đầu tư qua nước thứ ba, lên đến gần 500 triệu đô la Mỹ. Ngoài ra hiện nay xu hướng đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam vẫn tiếp tục. Các nghành như công nghệ thông tin, sắt thép, hàng gia dụng… có chi phí sản xuất ở Việt Nam rẻ hơn so với ở Ấn Độ. Ngoài ra, các nhà chính trị Ấn Độ cũng rất khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam, đồng thời Ấn Độ cũng cung cấp cho Việt Nam những khoản tín dụng rất quý báu. Hợp tác quân sự, khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa Về khoa học công nghệ: Ấn Độ là một trong những đối tác quan trọng trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Việt Nam. Ngoài việc thành lập Tiểu ban Hợp tác về khoa học công nghệ, hai nước cũng ký Nghị định thư đầu tiên về Công nghệ thông tin vào tháng 8/1999. Ấn Độ đang giúp Việt Nam rất có hiệu quả trong một số dự án công nghệ thông tin, trong đó có dự án Hỗ trợ Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm ở Việt Nam và dự án thành lập Trung tâm Nguồn nhân lực cao ở Hà Nội. Ngoài ra, hai nước cũng đang có quan hệ hợp tác tốt trong các lĩnh vực tiên tiến như sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình, công nghệ sinh học (lai tạo giống cây, giống con)... Về giáo dục và đào tạo: Từ đầu những năm 90, hàng năm, chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam trên 100 suất học bổng (14 suất học sau Đại học theo Chương trình trao đổi văn hoá CEP và hơn 100 suất theo Chương trình kinh tế kỹ thuật ITEC ngắn hạn) để đào tạo đại học, sau đại học trong hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, công nghệ Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 47 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế sinh học, công nghệ thông tin, y tế, nông nghiệp, thú y, ngân hàng, bảo hiểm, năng lượng hạt nhân v.v... Ngoài ra, Ấn Độ cũng cấp mới cho Việt Nam một số học bổng trong khuôn khổ hợp tác Sông Hằng - Sông Mêkông, Kế hoạch Colombo. Ấn Độ cũng giúp Việt Nam thành lập Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Việt-Ấn (VIEDC), Trung tâm đào tạo tiếng Anh tại Đà Nẵng. Ấn Độ đang và sẽ là điểm đến đầy hứa hẹn cho sinh viên Việt Nam, với học phí hợp lý, lại được đào tạo bằng tiếng Anh. Trong lĩnh vực văn hoá, hàng năm hai bên đều tiến hành trao đổi các đoàn nghệ thuật và văn hoá. Hai bên đã ký kết Chương trình Trao đổi Văn hoá giai đoạn 2007-2009. Ấn Độ cũng giúp Việt Nam trùng tu các di sản như các tháp Chăm ở mền Trung… Hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực an ninh và quốc phòng cũng có những bước phát triển tốt đẹp thông qua việc trao đổi đoàn, trao đổi thông tin, tài liệu, hợp tác đào tạo... giúp bổ trợ cho quan hệ hợp tác gắn bó và tin cậy giữa hai nước. Hiện nay quan hệ quốc phòng hai nước rất phát triển. Các chuyến thăm của lãnh đạo quân đội Ấn Độ đến Việt Nam ngày càng nhiều. Các đoàn quân sự, nhất là hải quân Ấn Độ thường xuyên ghé thăm Việt Nam. Trong bối cảnh Ấn Độ hiện nay có chính sách hướng Đông mạnh mẽ, cùng với khu vực ASEAN hiện nay đang ngày càng liên kết mạnh và trở thành khu vực năng động, là trung tâm trong hợp tác nhiều khu vực. Triển vọng quan hệ hai nước ngày càng phát triển, tạo nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh. Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 48 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Chương 3 Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác kinh doanh với người Ấn Độ 3.1 Trên góc độ vĩ mô Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Ấn Độ đã có từ lâu đời, khởi nguồn từ những mối liên hệ và giao lưu lịch sử sâu xa về văn hóa - tôn giáo - thương mại. Với sức hấp dẫn của một thị trường tiềm năng như Ấn Độ, việc tìm hiểu và tăng cường hợp tác, ngoại giao trên góc độ vĩ mô là điều hết sức cần thiết. Việt Nam và Ấn Độ vốn đã có mối quan hệ tốt đẹp từ xa xưa, do đó không lý do gì chúng ta lại không phát triển mối quan hệ cũng như việc tận dụng điều kiện thuận lợi đó để có thể tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp, doanh nhân nước nhà. Trên cấp độ vĩ mô, nhóm xin kiến nghị một số giải pháp cho việc phát triển mối quan hệ bang giao giữa hai quốc gia như sau: Tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ ngoại giao Trong quá khứ, những chuyến thăm cấp cao thường xuyên đã giúp hai nước không ngừng củng cố và phát triển một mối quan hệ chính trị gắn bó và bền chặt. Thông qua các chuyến thăm đó, rất nhiều Hiệp định, dự án, hợp đồng, thỏa thuận kinh doanh… đã được ký kết, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn tại Ấn Độ, cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư từ Ấn Độ vào Việt Nam. Hai bên cần thường xuyên trao đổi thông tin và kiến nghị với Chính phủ hai nước đưa ra những giải pháp có lợi cho doanh nghiệp mỗi bên. Đây là việc làm hết sức quan trọng, chúng ta cần phải duy trì và củng cố điều này, đồng thời có những chính sách điều chỉnh phù hợp trong nước để có thể khai thác tối đa lợi thế này. Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tìm hiểu văn hóa Ấn Độ Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 49 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Nền văn hóa Ấn Độ vô cùng đặc sắc và có nhiều khác biệt so với Việt Nam, hơn nữa tuy môi trường chính trị - kinh tế - pháp luật giữ vai trò quan trọng nhất và có tác động mạnh nhất đến môi trường thương mại và đầu tư quốc tế nhưng môi trường văn hóa đang ngày càng chứng minh tầm ảnh hưởng của nó. Nếu làm ăn kinh doanh tại Ấn Độ (hay bất kỳ nước nào khác) mà không hiểu được văn hóa dân tộc cũng như văn hóa kinh doanh nơi đây thì sẽ khó có thể đạt được hai chữ “thành công”. Ấn Độ được xác định là một thị trường hấp dẫn kể cả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, tất nhiên Việt Nam không nằm ngoài danh sách những quốc gia hướng tới khai thác thị trường này. Do đó, việc tìm hiểu văn hóa Ấn Độ là điều hết sức cấp thiết mà Chính phủ phải là người chủ động. Việc này có thể được thực hiện bằng cách tổ chức các chương trình “Trao đổi Văn hóa”, các ngày hội giao lưu ẩm thực, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao…, các buổi tọa đàm giao lưu giữa các doanh nghiệp, doanh nhân Ấn Độ với Việt Nam… Đầu tư hợp tác giáo dục Để có thể tìm hiểu tốt về văn hóa, cách hiệu quả nhất có lẽ là giáo dục. Giáo dục về văn hóa nên được đưa vào các chương trình giảng dạy trong trường đại học, cao đẳng, thậm chí cấp trung học. Trên thực tế, Việt Nam và Ấn Độ cũng đã có một số chương trình hợp tác đào tạo nhưng chưa thực sự hiệu quả và chỉ mang tính ngắn hạn. Trong tương lai chúng ta cần khắc phục điều này. Đưa chương trình đào tạo văn hóa vào trường học, nhất là cho các sinh viên khối ngành kinh tế sẽ là việc làm mang hiệu quả thiết thực, nó trang bị cho sinh viên – những doanh nhân, những chủ doanh nghiệp tương lai của đất nước một kiến thức nhất định về văn hóa, không chỉ của Ấn Độ mà bất cứ nước nào cũng thế. Một phương pháp nữa đó là mở các chương trình hợp tác quốc tế, đưa sinh viên Việt Nam sang học bên Ấn Độ, như thế sinh viên có thể tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa Ấn, và có được những trải nghiệm thực tế, phục vụ rất hữu ích cho sau này khi quay về làm việc với các doanh nghiệp, doanh nhân Ấn Độ. Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 50 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế 3.2 Trên góc độ vi mô Khi làm ăn với các đối tác nước ngoài, việc hiểu và giao tiếp với họ phù hợp theo văn hóa của họ là điều cần thiết. Mỗi quốc gia có những đặc điểm văn hóa riêng, doanh nhân của họ cũng vậy. Ví dụ thế này: tiếng Anh ở Ấn Độ rất phổ biến. Nếu bạn ở miền Bắc, nói một vài câu bằng tiếng Hindi như chào hỏi, cảm ơn thì rất có giá trị, nhưng nếu bạn nói tiếng Hindi ở miền Nam thì không hay chút nào. Lưu ý cho người Việt Nam khi kinh doanh tại Ấn Độ Khi kinh doanh tại một quốc gia ngoài lãnh thổ chính quốc, các doanh nhân tất nhiên phải lưu ý đến rất nhiều yếu tố. Tạm thời lưu ý sau đến các yếu tố được biết đến nhiều, các yếu tố này chia ra hai nhóm là vĩ mô và vi mô. Các yếu tố thuộc vĩ mô mà doanh nhân Việt cần lưu ý khi kinh doanh ở Ấn Độ là: kinh tế, chính trị, pháp luật, dân số, tự nhiên, công nghệ… Còn các yếu tố thuộc môi trường vi mô mà ta phải chú ý như: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, người sắp gia nhập nghành… Theo nguyên tắc thì cần phải phân tích một cách đầy đủ như thế. Kết hợp các công cụ như ma trận SWOT, BCG, IE… Ngoài ra công ty có thể thuê bộ phận nghiên cứu thị trường, rồi dùng các công cụ thống kê như SPSS… Nói chung là phải làm sao tìm hiểu thật kĩ môi trường vĩ mô cũng như môi trường nghành. Phân tích càng chi tiết, thông tin càng nhiều thì chúng ta càng nắm chắc thành công. Đó là đối với nghành kinh doanh cụ thể. Còn bài nghiên cứu này xét đến tính chất tổng quát. Làm sao có thể áp dụng, có thể sử dụng tham khảo cho nhiều đối tượng nên vẫn sẽ trình bày các nội dung như trên. Nhưng mang tính chung nhất và tổng quát và có thể không hoàn toàn đi theo các nội dung rành mạnh như sách dùng trong giảng dạy, có thể liên hệ giữa các phần một cách uyển chuyển. Ngoài ra thì còn có nhiều nội dung có thể được trình bày ở các phần trên nên phần sau đây chỉ chú ý đến các nội dung mà các phần trên chưa trình bày. Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 51 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế 3.2.1 Hiểu về Ấn Độ  Tìm hiểu thật kỹ chính sách: ngoại thương, đầu tư, thuế, lao động… Ấn Độ là thể chế dân chủ lớn nhất đồng thời cũng là nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới. Cơ quan hành pháp của Ấn Độ theo thể chế liên bang, có ranh giới rõ ràng giữa Chính quyền Trung ương và chính quyền các bang. Đặc điểm này có vẻ giống với Mỹ. Luật pháp của tiểu bang rất quan trọng. Mỗi tiểu bang như là một quốc gia nhỏ và khu vực này với khu vực khác có nhiều điểm khác nhau. Theo một nghiên cứu của Học viện McKinsey Global (MGI), thị trường tiêu dùng của Ấn Độ sẽ nhảy vọt từ vị trí hiện tại thứ 12 trên thế giới lên thứ 5 vào năm 2025, và tầng lớp trung lưu của Ấn Độ sẽ tăng lên gấp 10 lần, từ 50 triệu dân trong hiện tại lên 583 triệu trong năm 2025. Với hơn 70.000 chi nhánh, hệ thống ngân hàng vững mạnh của Ấn Độ là một trong những hệ thống ngân hàng lớn nhất trên toàn cầu. Tháng 6 năm 2007, tổng lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại lên tới 445 tỉ đô la Mỹ (chiếm tới 50% GDP) và tổng mức tín dụng ngân hàng đạt 320 tỉ đô la Mỹ (chiếm 36% GDP). Tỉ lệ nợ tồn đọng của các ngân hàng Ấn Độ nằm ở dưới mức 3%, gần như thấp nhất trong số các quốc gia đang phát triển.  Môi trường đầu tư ở Ấn Độ Đây là nước có chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) minh bạch và tự do nhất trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới. 100% vốn FDI được cấp phép theo chương trình Automatic Route, ở tất cả các lĩnh vực hoạt động, trừ một số ít khu vực cần phải có sự phê duyệt của Chính phủ trước khi đầu tư. Theo cách cấp phép tự động này, các nhà đầu tư chỉ phải trình báo với Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ trong vòng 30 ngày kể từ ngày số vốn đầu tư được chuyển vào trong nước. Ấn Độ tìm kiếm nguồn vốn FDI lớn để phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp công nghệ của ngành công nghiệp Ấn Độ, thông qua các dự án đầu tư mới vào lĩnh vực sản xuất và các dự án có khả năng tạo thêm việc làm ở qui mô Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 52 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế lớn. Chính phủ Ấn Độ đã chính thức phê duyệt 404 đặc khu kinh tế, trong số đó 187 đặc khu đã được thông báo. Các đặc khu này được hưởng một số mức miễn giảm thuế, trong đó miễn thuế doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định theo Luật về Đặc khu Kinh tế năm 2005 và các văn bản sửa đổi sau đó. Chính phủ Ấn Độ dành ưu tiên lớn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, cảng biển, đường sắt, sân bay, năng lượng và viễn thông… Hiện nay Chính phủ đang tích cực tìm kiếm nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng. Dự thảo của Kế hoạch năm năm lần thứ 11 của Ấn Độ đặt mục tiêu khu vực đầu tư tư nhân sẽ chiếm tới 30% tổng lượng vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng trong vòng năm năm tới. Chính phủ cũng đang tích cực theo đuổi mô hình đối tác Nhà nước – Tư nhân (PPPs) để bù đắp những thiếu hụt về vốn cho cơ sở hạ tầng trong nước. Một vài sáng kiến đã được đưa ra để thúc đẩy mô hình này ở những lĩnh vực như năng lượng, cảng biển, đường cao tốc, cảng hàng không, du lịch và hạ tầng đô thị. Trong năm 2002- 2004 và 2006-2007, toàn khu vực dịch vụ của Ấn Độ đã đóng góp tới 68,6% vào tăng trưởng chung của GDP. Ấn Độ cũng đã tự do hóa và đơn giản hóa cách quản lý thị trường ngoại hối. Đồng rupee có thể được tự do chuyển đổi với bất cứ tài khoản tiền gửi thanh toán nào. Nó gần như có thể chuyển đổi đầy đủ được trong tài khoản vốn của người không thường trú. Đối với lợi nhuận từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, cổ tức và tiền thu được phát sinh ngoài bán hàng của các dự án đầu tư có thể được kết chuyển đầy đủ về nước. Phần lớn các rào cản liên quan đến tài khoản vốn của dân Ấn Độ thường trú đối với các nguồn thu nhập từ Ấn Độ cũng đã được xóa bỏ, vì nguồn dự trữ ngoại hối của Ấn Độ đã tăng vọt lên. Một số website để thu thập thông tin: o o o Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 53 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Chính phủ các bang và vùng lãnh thổ thuộc Liên bang của Ấn Độ cũng cố gắng thu hút các nhà đầu tư đến địa phương mình bằng cách miễn giảm thuế và các hình thức miễn giảm khác.  Hệ thống luật pháp kinh doanh tại Ấn Độ Nói chung là phức tạp vì cũng như Mỹ, mỗi tiểu bang của Ấn Độ đền có một luật riêng, chính sách của các bang cạnh tranh nhau. Ấn Độ cũng là một nước đang phát triển nên tham nhũng cũng còn nhiều. Ngoài ra cần chú ý đến các công ước quốc tế mà Ấn Độ tham gia vì chúng cũng có vai trò điều chỉnh.  Tài nguyên và khí hậu Tài nguyên của Ấn Độ cũng phong phú. Tài nguyên đất rất lớn, xét cả về diện tích và chất lượng.Đồng bằng Ấn-Hằng là một trong những vùng đồng bằng rộng và phì nhiêu nhất thế giới. Khí hậu Ấn Độ cũng đa dạng: chênh lệch nhiệt độ tương đối cao và địa hình rất phức tạp gồm núi non, cao nguyên, sông ngòi… 3.2.2 Lưu ý khi tiếp xúc với người Ấn Độ Thiếu hiểu biết về nền văn hoá của đối tác sẽ dẫn đến những hiểu nhầm, bối rối và lúng túng trong cách ứng xử. Cho nên, việc xây dựng một mối quan hệ làm ăn thành công là một phần tất yếu trong bất kỳ sự liên kết quốc tế nào. Và những mối quan hệ như vậy cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có hiểu rõ được những mong đợi và ý định của khách hàng hay không. Có một người Việt khi sang Ấn Độ công tác kể rằng, anh ta chẳng hiểu tại sao khi mới làm việc cùng nhau trong công ty, vì chưa rõ nhiều điều, anh ta nhờ chị nhân viên đi photocopy tài liệu. Chị ta lắc mình, anh ta lấy làm lạ vì nghĩ là chị ta từ chối làm công việc nhưng lại thấy sau khi lắc chị ta cầm đống tài liệu và vui vẻ đi làm nhiệm vụ. Một thời gian sau thì biết lắc với họ là sự đồng ý. Lưu ý cho doanh nhân Việt Nam Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 54 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế  Nghi thức giao tiếp với đối tác Ấn Độ Chào hỏi, làm quen Thường lệ chỉ cần bắt tay khi chào hỏi, nhưng không quá chặt. Bắt tay quá chặt ở Ấn Độ bị coi là thiếu lịch sự. Không được chắp hai bàn tay lại như khấn vái để chào hỏi. Những tiếp xúc đầu tiên thường chỉ là chuyện không đầu không cuối vì người Ấn Độ rất đa nghi và thường để ý ngay từ đầu để đánh giá đối tác có đáng tin cậy không. Họ thường nói chuyện về gia đình. Bạn đừng ngạc nhiên khi người Ấn Độ tìm hiểu tỷ mỷ về gia đình bạn, đã kết hôn chưa hoặc có phải đã ly hôn không, con tên là gì, vợ hoặc chồng năm nay bao nhiêu tuổi. Cho nên nhiều khi đem ảnh gia đình theo lại có tác dụng tốt cho bàn bạc chuyện làm ăn. Crickê bao giờ cũng là chủ đề thích hợp cho mọi dịp tiếp xúc với người Ấn Độ vì đó là môn thể thao rất được ưa chuộng ở nước này. Giao tiếp kinh doanh Các quy tắc giao tiếp trong kinh doanh ở Ấn Độ tương tự như hầu hết các nước ở Tây Âu. Phần lớn các khách hàng Ấn Độ có trình độ về quản lý và kỹ thuật đều giao tiếp tiêng Anh rất tốt. Các lãnh đạo trong các công ty ở Ấn Độ thường mặc véc. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nên họ có thể mặc những trang phục đơn giản hơn. Các nữ doanh nhân thường mặc trang phục truyền thống. Mặc dù theo như phong tục ở Ấn Độ thì bạn có thể bắt tay nam giới khi bắt đầu cuộc họp, nhưng với phụ nữ bạn nên tránh điều này. Nên chú ý, chỉ khi người phụ nữ chủ động mời bạn bắt tay thì bạn mới nên thực hiện nghi thức này với họ. Một nghi thức chào truyền thống khác nữa là bạn chắp hai tay, để dưới cằm, mỉm cười, đầu hơi cúi nhẹ và nói “Namaste”. Bạn nên bắt đầu cuộc họp bằng những vấn đề nhỏ xung quanh mục đích chính của cuộc họp sau đó mới dần bàn phần quan trọng nhất của công việc. Trong cuộc họp, tốt nhất Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 55 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế bạn nên xưng hô với các đối tác Ấn Độ bằng các chức danh của họ như "Professor X" (Giáo sư X), "Mr. X" (Ông X) hay "Ms. X" (Cô X) kèm theo họ chứ không phải tên riêng. Danh thiếp nên được đưa ra ngay từ đầu cuộc họp. Bạn chú ý chuẩn bị đầy đủ danh thiếp cho tất cả những thành viên có mặt trong cuộc họp. Ban phải dùng tay phải để trao danh thiếp của bạn và nhận danh thiếp từ tay người Ấn Độ. Tay trái bị coi là “không sạch sẽ”. Chức danh trên danh thiếp rất quan trọng. Nếu trên đó không ghi ít nhất là “Phó Chủ tịch” hay “Giám đốc” thì thường không được coi trọng vì doanh nghiệp Ấn Độ được tổ chức theo trật tự quyền lực nghiêm ngặt, chức danh thấp hoàn toàn không có quyền quyết định. Trong cuộc họp, bạn đừng bao giờ chống tay lên hông vì hành động đó được coi như biểu hiện sự tức giận của người Ấn Độ. Giao tiếp hàng ngày Trong văn hoá Ấn Độ, sẽ không phải phép lịch sự nếu hai người khác giới ôm hôn nhau ở nơi công cộng. Quà tặng: Khi bạn muốn tặng quà cho đối tác của mình, hãy lưu ý giấy gói quà không được là màu trắng hay màu đen vì người Ấn Độ tin rằng những màu này hay mang lại điều không may. Mặt khác, những màu theo họ sẽ mang lại may mắn là màu đỏ, xanh lá, và màu vàng. Theo quan niệm của họ, bạn không nên mở quà trước sự có mặt của người tặng. Nếu họ tặng bạn một món quà, bạn hãy mở nó sau khi người tặng quà đi khỏi phòng. Người Ấn Độ thích nhận được các món quà như hoa, sôcôla, nước hoa hay những đồ điện nhỏ. Bạn nên chú ý tránh những quà tặng có liên quan đên các quan niệm tôn giáo hay đạo đức của họ. Ví dụ bạn đừng nên tặng họ một bức tranh về một chú chó vì theo họ chó là loài động vật không sạch sẽ. Một điều nữa bạn nên nhớ là người Ấn Độ không uống rượu và ăn thịt bò, thịt lợn. Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 56 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Khi được cá nhân mời thì quà tặng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Người Ấn Độ đặc biệt thích và đánh giá cao những món quà có liên quan đến quê hương của người tặng quà. Bạn nên gửi kèm theo một danh thiếp hoặc bưu thiếp vì nhiều khi quà tặng không được mở trước mặt người tặng quà. Thời gian tốt nhất trong năm để đi thăm họ là vào giữa tháng Mười và tháng Ba. Bạn không nên sắp xếp lịch làm việc với họ vào các ngày nghỉ lễ. Một điều quan trọng doanh nhân cần chú ý là ngoài các ngày nghỉ lễ lớn, người Ấn Độ còn có các lễ hội tôn giáo khác và nó không theo như đúng lịch dương mà chúng ta hay dùng. Vì vậy, hãy tìm hiếu kỹ những ngày này thông qua đại sứ quán Ấn Độ của nước mình để có được lịch hẹn phù hợp nhất. Thời gian: Có lẽ do chịu ảnh hưởng từ hơn 200 năm đô hộ của Thực dân Anh, người Ấn rất xem trọng sự đúng giờ trong các cuộc hẹn. Tuy nhiên, hiện nay điều này vẫn có thể được điều chỉnh linh hoạt - việc hẹn lại lịch là một việc cũng khá phổ biến ở đây. Những cuộc hẹn vào giữa trưa khá phổ biến ở Ấn Độ. o Như chúng ta đã biết, Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ nhì thế giới chỉ sau Trung Quốc nhưng có vẻ như chỉ có một nửa dân số trong độ tuổi lao động làm việc vì phụ nữ Ấn sau khi có chồng hầu như chỉ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái và gia đình. Nam giới thường có trách nhiệm với gia đình. Do vậy, họ có thể hẹn lại lịch vào giờ phút cuối. Đây là một thói quen khá phổ biến trong văn hoá Ấn Độ. o Giờ làm việc bắt đầu vào lúc 9h30 sáng và kết thúc lúc 5h chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Nhiều nơi còn bắt đầu làm việc vào 10h30 và làm việc liên tục 8 giờ không nghỉ trưa. Nhưng khi đã đến giờ nghỉ, nhất định họ không làm nữa, cho dù việc đó là nhẹ nhàng và thu nhập cao đi chăng nữa – câu trả lời của họ sẽ là – đã đến giờ nghỉ. Đàm phán: Các cuộc đàm phán thường bắt đầu bằng những chuyện ngoài lề, uống chè hoặc cà phê ngọt, nhiều sữa. Sau đó là những cuộc đàm phán được chuẩn bị chi tiết như thể vở diễn trên sân khấu. Doanh nhân ta có thể thẳng thắn lập luận, vặn bẻ số liệu hay đề Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 57 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế nghị mời chào của đối phương, nhưng không bao giờ được tỏ ra là mất bình tĩnh. Rất hiếm khi người Ấn Độ có chương trình nghị sự định sẵn cho cuộc đàm phán và điều quan trọng nhất bao giờ cũng được để ở cuối cùng. Đàm phán thường kéo dài và mất thời gian. Người Ấn Độ cho rằng nếu đạt kết quả nhanh thì việc đàm phán, thỏa thuận có gì đó không ổn. Đồ uống: Đồ uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin tonic và whisky. Người thuộc đẳng cấp cao nhiều khi không uống rượu. Trong bữa ăn không dùng đồ có rượu. Mời: Người Ấn Độ rất thân thiện và việc mời nhau đi dự tiệc riêng tư thường được coi là biểu hiện của mối quan hệ đối tác tốt đẹp. Bạn không đươc từ chối những lời mời như vậy. Bữa ăn thường rất muộn, sau các thủ tục và nghi lễ đón tiếp cầu kỳ và kéo dài, vì thế bạn không nên để bụng đói đến dự tiệc. Sau món tráng miệng là thời điểm phải cáo từ ra về, ở lại lâu hơn bị coi là thiếu lịch sự. Trả lời: Không phải cứ trả lời “Vâng” có nghĩa là đồng ý. “Vâng” cũng có thể có nghĩa là “Tôi không biết”. Thậm chí nếu nói “vâng” với biểu hiện ngần ngại thì còn có thể bao hàm ý “Không”. Để tránh hiểu nhầm, bạn không nên đặt những câu hỏi để có thể trả lời hoặc phải trả lời với “Yes” hoặc “No”. Phê phán: Không phải người Ấn Độ không chấp nhận bị phê phán mà họ chỉ không bao giờ phê phán trực diện thôi. Ai không hài lòng thì tốt hơn là nên hỏi đối tác xem có cách nào khác không. Từ chối hay bác bỏ thẳng thừng cũng bị coi là thiếu lịch sự - tương xứng gần bằng một cái bạt tai. Quần áo: Đối tác người Ấn Độ của bạn nhiều khi xuất hiện với áo cộc tay và không thắt cravat, nhưng người Ấn Độ lại mong chờ đối tác của họ ăn vận lịch sự. Chỉ có mùa hè là không vận comple. Nhưng bạn nên mang áo comple theo vì trong phòng làm việc của người Ấn Độ thường để nhiệt độ điều hòa rất thấp, khoảng 18 độ C để thể hiện đẳng cấp. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị cảm lạnh giữa mùa hè. Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 58 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Quan trọng nhất: Đối tác người Ấn Độ của bạn nhiều khi xuất hiện với áo cộc tay và không thắt cravat. Nhưng người Ấn Độ lại mong chờ đối tác của họ ăn vận lịch sự - Hãy hiểu theo nghĩa ẩn của câu nói này. “Họ rất cầu kì, y như văn hóa của họ vậy” - Tác giả bài tiểu luận này. Ấn Độ có rất nhiều công ty lọt top 500 thế giới nên các doanh nhân của ta rất có thể sẽ học hỏi được nhiều điều từ họ. KEÁT LUAÄN Thứ nhất: Người Việt Nam chưa hiểu nhiều về Ấn Độ. Điều này thật sự phải thay đổi. Trong mọi quan hệ, quan hệ giao thương đi trước. Doanh nhân Việt Nam phải biết quan tâm đến thị trường hơn 1 tỷ dân của Ấn Độ. Việt Nam gần cả Trung quốc nữa. Tổng cộng, chúng ta gần 2 thị trường lớn nhất thế giới với gần 3 tỷ dân. Thứ hai: Do người Việt ít giao lưu với Ấn Độ, có lẽ do nhiều nguyên do mà chúng ta chưa biết thói quen, văn hóa của họ. Nên khi làm ăn trước hết phải thật chú ý. Vì họ có rất nhiều điểm khác xa chúng ta. Thứ ba: Đối với chính phủ, phải chú trọng quan hệ vĩ mô với Ấn Độ để tạo lực cho bước tiến của doanh nhân cũng như nhân dân. Đây là mối quan hệ hai chiều, tương tác liên tục. Thứ tư: Dù là thị trường lớn, nhưng nền kinh tế hai nước cũng có nhiều điểm tương đồng. Vì vậy có thể kinh doanh sẽ diễn ra không đơn giản.Phải hết sức cẩn trọng. Nghiên cứu thị trường thật kĩ.Nếu cần phải đến các cơ quan chính quyền để hỗ trợ. Thứ năm: Ấn Độ là nước đang phát triển nên vẫn còn những tiêu cực như tham nhũng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải cẩn thận và chú ý. Kinh doanh là quá trình khám phá. Doanh nhân Việt Nam sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hai nước. Ngày nay, biết tận dụng cơ hội thị trường là yếu tố rất quan trọng quyết định thành công hay thất bại. Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 59 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế TAØI LIEÄU THAM KHAÛO  Nguyễn Tấn Đắc, 2000, Văn hóa Ấn Độ, NXB. Tp. Hồ Chí Minh.  Cao Xuân Phổ - Trần Thị Lý (chủ biên), 1997, Ấn Độ xưa và nay, NXB. Khoa học Xã hội.  Diane Morgan, 2006, Triết học và tôn giáo phương Đông, Lưu Văn Hy dịch, NXB. Tôn giáo.  Hà Nam Khánh Giao, 2010, Giao tiếp Kinh doanh, NXB. Lao động – Xã hội  Các website: o www.vanhoahoc.edu.vn o www.duhocando.com o www.wikipedia.org o www.vneconomy.vn o www.value.vn o www.clearlycultural.com o www.vietnamnet.vn Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế PHUÏ LUÏC Phụ lục: Danh sách Cơ quan Xúc tiến Đầu tư của Chính phủ các bang ở Ấn Độ Vì chính quyền Ấn Độ tổ chức theo bang, mỗi bang có luật pháp riêng tương tự như ở Mỹ, nên đây sẽ là thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp khi muốn liên hệ với các chính quyền bang để phục vụ việc kinh doanh tại đất nước này. Andaman & Nicobar (Vùng lãnh thổ thuộc Liên bang của Ấn Độ) Công ty TNHH Xây dựng vùng Andaman & Nicobar (ANIIDCO) Đảo Andaman & Nicobar Port Blair - 744101 Tel: + 91 3192 232666 Fax: + 91 3192 235098 Website: Email: aniidco@vsnl.com Bang Andhra Pradesh Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Andhra Pradesh Parishrama Bhavan, 5-9-58/B, Đường Fateh Maidan Hòm thư số 1049 Hyderabad - 500 004 DT: + 91 40 23235253-56 Fax: + 91 40 23235516, 23236756 Website: Email: apidc@ap.gov.in Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 1 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Bang Arunachal Pradesh Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp và Tài chính Arunachal Pradesh Khu C Gần cây xăng Itanagar - 791 111 DT: + 91 360 2212672, 2212673 Fax: + 91 360 2212672 Email: koyutony@yahoo.com Bang Assam Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Assam Đường RGB Guwahati - 781 024 DT: + 91 361 22003999 Fax: + 91 361 2202017 Email: aidcltd@gw1.dot.net.in Bang Bihar Công ty TNHH Đầu tư và Tín dụng Nhà nước (BICICO) Tầng 4, Tòa nhà Indira Bhawan, Đường Ram Charitra Singh Hòm thư số 204 GPO Patna - 800 001 DT: + 91 612 228552, 232277 Fax: + 91 612 234298 Website: Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 2 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Email: bicico@vsnl.net Bang Chandigarh (UT) Chandigarh Industrial and Tourism Development Corporation Ltd (CITCO) SCO 121-122 Sector 17-B, Chandigarh DT: + 91 172 2704761, 2704356 Fax: + 91 172-2705288 Website: Email: info@citcochandigarh.com Bang Chhattisgarh Chhattisgarh State Industrial Development Corporation Ltd B-4, M.R Colony Sailendra Nagar Raipur DT: + 91 771 2429024, 5055888 Fax: + 91 771 2429025 Website: Email: csidc@csidcindia.com Bang Dadra & Nagar Haveli (UT) Omnibus Industrial Development Corporation of Daman & Diu and Dadra & Nagar Haveli Ltd Paryatan Bhavan, Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 3 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Nani Daman - 396210 DT: + 91 260 2250743, 2250421, 2250903 Fax: + 91 260 2250328 Website: Email: paryatan_ad1@sancharnet.in Bang Daman & Diu (UT) Omnibus Industrial Development Corporation of Daman & Diu and Dadra & Nagar Haveli Ltd Paryatan Bhavan, Nani Daman - 396210 DT: + 91 260 2250743, 2250421, 2250903 Fax: + 91 260 2250328 Website: Email: paryatan_ad1@sancharnet.in Bang Delhi Delhi State Industrial Development Corporation (DSIDC) N Block Bombay Life Building Connaught Circus Delhi 110 001 DT: + 91 11 23312013 Fax: + 91 11 23315067 Website: Email: dsidc@nda.vsnl.net.in Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 4 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Bang Goa Goa Industrial Development Corporation (GIDC) Patto, Next to Passport Office Panaji, Goa 403 001 DT: + 91 832 2437470 to 73 Fax: + 91 832 2228012 Website: Email: goaidc@sancharnet.in Bang Gujarat Gujarat Industrial Development Corporation (GIDC) Block # 4, 2nd Floor Udyog Bhavn, Sector 11 Gandhinagar - 382 017 DT: + 91 79 23225811, 23225805, 23225816 Fax: + 91 79 23221191, 23225815 Website: Email: info@gidc.gov.in Bang Haryana Haryana State Industrial Development Corporation (HSIDC) Plot No.13-14, Institutional Area, Sector 6 Panchkula-134109 Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 5 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế DT: + 91 172 2590481-83 Fax: + 91 172 2590474 Website: Email: hsidc@chd.nic.in Bang Himachal Pradesh The Himachal Pradesh State Industrial Development Corporation (HPSIDC) New Himrus Building Circular Road Shimla-171001 DT: + 91 177 2624751, 2624752, 2624754, 2625422 Fax: + 91 177 2624278 Website: Email: hpsidc@sancharnet.in Bang Jammu & Kashmir J & K State Industrial Development Corporation Ltd Drabu House Ram Bagh, Shere Kashmir Bhavan Vir Marg, Srinagar,J&K - 190001 Jammu, J&K -180001 DT: + 91 194 430036 Fax: + 91 194 430036 Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 6 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Bang Jharkhand Directorate of Industry Nepal House, 3rd Floor Doranda, Ranchi DT: + 91 651 2491844 Fax: + 91 651 2491884 Email: doijharkhand@doijharkhand.net Bang Karnataka Karnataka State Investment and Industrial Development Corporation (KSIIDC) MSIL House No 36 Cunningham Road Bangalore - 560 052 DT: + 91 80 2258131 Fax: + 91 80 2255740 Website: Email: ksiidc@bir.vsnl.net.in Bang Kerala Kerala Industrial Infrastructure Development Corporation (KINFRA) TC 31/2312 , KINFRA House Sasthamangalam Trivandrum - 695 010 Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 7 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế DT: + 91 471 2726585 Fax: + 91 471 2724773 Website: Email: kinfra@vsnl.com Bang Lakshadweep (UT) The Director, Department of Industries UT of Lakshadweep, Kavaratti - 682 555 DT: + 91 4896 262325 Fax: + 91 4896 263132 Website: Email: lk-doi@hub.nic.in Bang Madhya Pradesh Madhya Pradesh State Industrial Development Corporation Ltd (MPSIDC) AVN Towers, 192 Zone-1 M.P Nagar Bhopal - 462011 DT: + 91 755 5270370/246/247 Fax: + 91 755 5270280, 5203106 Website: Email: mpsidc@sancharnet.in Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 8 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Bang Maharashtra Maharashtra Industrial Development Corporation Ltd (MIDC) Udyog Sarathi Mahakali Caves Road, Andheri (E), Mumbai - 400 093 DT: + 91 22 26870052 / 54 / 73, 26870800 Fax: + 91 22 26871587 Website: Email: feedback@midcindia.org Bang Manipur Manipur Industrial Development Corporation Ltd Industrial Estate Takyelpat, P.B 46 Imphal - 795001 DT: + 91 385 2223624, 2221967 Bang Meghalaya Meghalaya Industrial Development Corporation Ltd "Kismat", Upland Road Laitumkhrah Shillong - 793 001 DT: + 91 364 224965, 224763, 226941, 226893 Fax: + 91 91 364 224763 Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 9 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Website: Email: midc@shillong.meg.nic.in Bang Mizoram Zoram Industrial Development Corporation M.G Road Upper Khatla Aizawal 796001 DT: + 91 389 2323217, 2326240 Email: zidco@sancharnet.in Bang Nagaland Nagaland Industrial Development Corporation (NIDC) IDC House P.B No 5 Dimapur 797 112 DT: + 91 3862 226473 Fax: + 91 3862 226473 Bang Orissa Orissa Industrial Infrastructure Development Corporation Ltd. IDCO Tower, Janpath Bhubaneswar - 751007 DT: + 91 674 2540820, 2542784 Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 10 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Fax: + 91 2542956 Website: www.idcoindia.com Email: cmd@idcoindia.com Bang Pondicherry (UT) Pondicherry Industrial Promotion Development and Investment Corporation Ltd Post Box. No. 190 60, Romain Rolland Street Pondicherry - 605 001 DT: + 91 413 2334606, 2335116, 2334361, 2336842 Fax: + 91 413 336842 Website: Email: md@pipdic.com Bang Punjab The Punjab State Industrial Development Corporation Ltd Udyog Bhawan 18, Himalaya Marg Sector - 17 Chandigarh DT:+ 91 172 2702881-84, 2702791 Fax:+ 91 172 2704145 Website: Email: psidc@sancharnet.net.in Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 11 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Bang Rajasthan Rajasthan State Industrial Development Corporation Ltd Udyog Bhawan Tilak Marg Jaipur - 302005 DT:+ 91 141 5113201, 2227751 Fax:+ 91 141 5104804 Website: Email: riico@riico.co.in Bang Sikkim Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp và Đầu tư Sikkim (SIDICO) Tashiling Secretariat Gangtok - 737103 DT:+ 91 3592 202530 Fax:+ 91 3592 202851 Website: Bang Tamil Nadu Công ty TNHH phát triển công nghiệp bang Tamil Nadu (TIDCO) 19-A, Rukmani Lakshmipathy Salai Egmore Thành phố Chennai - 600008 DT:+ 91 44 28554421 Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 12 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Fax:+ 91 44 28553729 Website: Email: cmdtidco@vsnl.com Bang Tripura Công ty TNHH phát triển công nghiệp bang Tripura (TIDC) Khu phức hợp văn phòng Gorkha basti PO: Kunjaban Thành phố Agartala - 799006 DT:+ 91 381 220342 Website: Bang Uttar Pradesh Công ty phát triển công nghiệp bang Uttar Pradesh UPSIDC Complex, A-1/4 Lakhanpur Thành phố Kanpur DT:+ 91 512 2582851, 2582852, 2582853 Fax:+ 91-512-2580797 Website: Email: feedback@upsidc.com Bang Uttaranchal Công ty phát triển công nghiệp bang Uttaranchal (SIDCUL) 2, Đường New Cantt Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ] 13 | P a g e Q u ả n t r ị K i n h d o a n h Q u ố c t ế Thành phố Dehradun 248001 DT:+ 91 135 2743292/97, 2743838 Fax:+ 91 135 2743288 Website: Email: sidcul@sidcul.com Bang Tây Bengal Công ty phát triển công nghiệp bang Tây Bengal (WBIDC) 5, Council Street House Kolkata 700001 DT:+ 91 33 22435343 Fax:+ 91 33 22483747 Website: Email: chairman@wbidc.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvanluong_blogspot_com_qtkdq123_1612.pdf
Luận văn liên quan