Quản lý quan hệ khách hàng là một chiến lược đã được công nhận và ứng dụng rộng
rãi, nó được ứng dụng để quản lý và nuôi dưỡng sự tương tác của công ty với khách hàng
và tiềm năng bán hàng trong tương lai. Nó bao gồm việc sử dụng công nghệ để tổ chức, tự
động hoá, và đồng bộ hóa quy trình kinh doanh, và các hoạt động liên quan đến bán hàng.
75 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3441 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản trị khách hàng dựa trên phần mềm mã nguồn mở (2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp hơn so với một khách hàng mới [3]
Đạt được sự thỏa mãn và trung thành của khách hàng: Điều này rất có lợi vì
những khách hàng trung thành thường có xu hướng quay trở lại mua, họ thường ít
quan tâm chú ý đến giá cả và cũng dễ dàng phục vụ hơn khách hàng mới. Bên
cạnh đó những khách hàng hài lòng với công ty sẽ khen ngợi công ty với nhiều
người khác, qua đó giúp công ty có thêm những khách hàng mới và trở thành
kênh tuyên truyền hiệu quả với các đối tượng tiềm năng khác.
Tăng lợi nhuận: Theo thống kê một công ty cứ tăng thêm 5% khách hàng trung
thành thì có thể tăng tới 25% đến hơn 100% lợi nhuận tùy thuộc theo ngành nghề
kinh doanh [5].
Tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý công ty: Đó là nhờ hệ thống quy trình
rõ ràng trong CRM bắt buộc các nhân viên phải tuân thủ quy định về báo cáo tình
hình của từng bộ phận.
Bài học và những thành công của các tập đoàn lớn trên thế giới như Garter,
Sap,Oracle,… khi ứng dụng CRM cho thấy đây là giải pháp hợp lý và tiết kiệm nhất cho
công ty trong việc quản trị khách hàng. Khi áp dụng CRM các đối tượng tham gia vào quá
trình trên đều có những lợi ích như sau [7]:
Đối với khách hàng: CRM góp phần thúc đẩy mối quan hệ lâu dài giữa khách
hàng và doanh nghiệp, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, được phục
vụ chu đáo hơn, khách hàng cảm thấy được quan tâm hơn từ những điều rất nhỏ
như ngày sinh, sở thích, nhu cầu …
Đối với doanh nghiệp: CRM giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng, lắng nghe
ý kiến khách hàng, dễ dàng quản lý tình hình kinh doanh và phát triển của doanh
nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai. Giúp doanh nghiệp quảng bá
sản phẩm, thương hiệu nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm chi phí. CRM là công
cụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp quản lý nhân viên kinh doanh một cách hiệu quả
nhất và tập trung nhất.
Đối với nhà quản lý: CRM cung cấp cho nhà quản lý nhiều công cụ hỗ trợ đắc
lực như: giúp thống kê, phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh nhanh nhất.
8
Giúp doanh nghiệp so sánh tình hình kinh doanh từ quá khứ, hiện tại và dự đoán
tương lai. Doanh nghiệp dễ dàng phát hiện khó khăn, những rủi ro tiềm ẩn để kịp
thời đưa ra các giải pháp thích hợp. CRM cũng giúp doanh nghiệp đánh giá tình
hình kinh doanh và hiệu quả công việc của từng nhân viên để đưa ra các chính
sách khen thưởng hoặc ký luật hợp lý.
Đối với nhân viên kinh doanh: CRM cho phép nhân viên quản lý thời gian và
công việc hiệu quả, đồng thời giúp nhân viên quản lý và nắm bắt thông tin của
từng khách hàng để có thể tiện lợi cho việc liên hệ và chăm sóc khách hàng kịp
thời, tạo uy tín cho khách hàng và giữ chân khách hàng lâu dài. Bên cạnh đó
nhân viên kinh doanh dễ dàng nhận ra nhiều đối tượng khách hàng, phối hợp với
các bộ phận kỹ thuật khác trong công ty thực hiện các hoạt động marketing, bán
hàng và cung cấp dịch vụ phù hợp, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và mang lại sự
thỏa mãn cao nhất cho khách hàng.
Nếu nói về lợi ích của CRM mang lại thì thật khó thể hiện bằng những con số hữu
hình và nó không thể hiện bằng những con số đó. Nhưng nó lại có vai trò to lớn thể hiện
bằng những kết quả thu nhận và những lợi ích trong một thời gian lâu dài giúp công ty
phát triển trường tồn.
2.3. Khả năng phát triển của hệ thống CRM
Trong 10 năm trở lại đây, có ít nhất hai hệ thống quản lý được quan tâm triển khai
trong doanh nghiệp là: hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP và hệ thống
quản lý quan hệ khách hàng CRM.
9
Bảng (1) so sánh giữa CRM và ERP dưới đây phân biệt rõ hai hệ thống [8]:
So sánh giữa hai hệ thống
ERP CRM
Mục đích Hoạch định các nguồn lực đang
có, làm tăng hiệu quả kinh doanh
Duy trì và tìm kiếm mới các nguồn
lực và khách hàng
Đối tượng Các nguồn lực của doanh nghiệp
như: tài chính, vật tư, hàng hóa,
tài sản, nhân công…
Khách hàng chưa mua, đã mua,
đang mua và sẽ mua sản phẩm
Định hướng Tới các mối quan hệ giữa các
nguồn lực bên trong của doanh
nghiệp
Tới các mối quan hệ giữa các
nguồn lực và khách hàng của
doanh nghiệp
Công cụ thực
hiện
CNTT CNTT
Thủ tục, quy
trình
Do nhà quản lý xây dựng và được
thực hiện tự đồng bằng phần mềm
Do nhà quản lý xây dựng và được
thực hiện tự động bằng phần mềm
Đánh giá, kết
quả
Hiệu quả kinh doanh bằng định
lượng
Lợ ích của doanh nghiệp bằng định
lượng và định tính
Một nhược điểm của hệ thống ERP là hệ thống chú trọng quá vào quản lý nội bộ của
doanh nghiệp, còn những thành phần giao tiếp với bên ngoài như: hệ thống quản lý khách
hàng, thương mại điện tử thì không được coi là những thành phần cơ bản. Trong khi đó
càng ngày việc quan tâm đến mối quan hệ với khách hàng càng được chú trọng, số lượng
khách hàng và lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp sẽ là yếu tố quyết định
đến thành công của một doanh nghiệp. Và đó là những điểm mạnh của hệ thống CRM
Việc triển khai cả 2 hệ thống này trên cùng một doanh nghiệp đã được tính đến
nhưng không khả thi do các lý do sau:
10
Dữ liệu giữa 2 hệ thống có thể bị xung đột
Nhân viên thực hiện phức tạp và không thống nhất giữa 2 hệ thống
Chi phí cho việc thực hiện cả 2 hệ thống là rất tốn kém.
Vậy trong điều kiện chỉ có thể triển khai được một hệ thống thì nên triển khai hệ
thống nào? Các phần mềm hiện nay đang hướng tới việc áp dụng đồng thời cả hai hệ
thống và tập trung nhiều vào hướng quản lý quan hệ với khách hàng.
Trên thực tế, việc mở rộng hoặc bổ sung tính năng CRM cho hệ thống ERP đã triển
khai là việc khó thực hiện hơn là triển khai một hệ thống CRM độc lập hoặc triển khai
một hệ thống CRM có áp dụng ERP. Vì ngay khi xây dựng hệ thống ERP, các doanh
nghiệp đã xác định xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung của toàn doanh nghiệp trên cơ cấu tổ
chức hiện có, gồm cả các bộ phận tiếp xúc với khách hàng. Do đó, việc lựa chọn CRM là
đúng đắn cho tương lai.
11
Chương 3. Kiến thức cơ sở về SugarCRM
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các giải pháp CRM, ví dụ như: SugarCRM,
SplendidCRM, SageCRM, Microsoft Dynamic CRM, Vtiger CRM… Nổi trội hơn hết là
SugarCRM – là giải pháp quản lý quan hệ khách hàng mã nguồn mở dẫn đầu trên thế giới
hiện nay [3].
SugarCRM là sản phẩm nổi tiếng nhất của công ty SugarCRM – là công ty hàng đầu
trong lĩnh vực nghiên cứu và cung cấp các giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý các mối
quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Đây là giải pháp mã nguồn mở (sử dụng ngôn
ngữ PHP và hỗ trợ cơ sở dữ liệu MySQL) dành cho doanh nghiệp, được xây dựng trên
công nghệ LAMP/WAMP (Linux/Windows, Apache, MySQL và PHP). Phần mềm có thể
cài đặt trên mạng LAN trong nội bộ danh nghiệp hoặc trên mạng WAN tương tự như một
trang website quản trị khách hàng được áp dụng cho mô hình đơn vị phân tán, mô hình
tổng công ty [1].
Các phiên bản của SugarCRM [3]:
12
Hình 1. Các phiên bản của SugarCRM
Sugar Community Edition: Là phiên bản miễn phí với đầy đủ các tính năng cần
thiết của 1 chương trình quản lý quan hệ khách hàng.
Sugar Professional: Bổ sung thêm các tính năng dành cho công ty quản lý
marketing chuyên nghiệp như đồng bộ Outlook, word, báo giá, quy trình… cung
cấp cho người dùng một công cụ thống nhất để quản lý khách hàng qua cả 3
nghiệp vụ lớn: bán hàng-marketing-dịch vụ.
Sugar EnterPrise: Tạo báo cáo động, sử dụng hệt quản trị dữ liệu Oracle. Nếu
công ty người dùng là tập đoàn thì đây là phiên bản phù hợp nhất.
3.1. Tại sao lại chọn SugarCRM?
SugarCRM là sản phẩm thương mại với tiêu chuẩn cao của cộng đồng mã nguồn mở
khắp thế giới. Việc lựa chọn SugarCRM để nghiên cứu, phát triển và sử dụng là đúng đắn
bởi:
13
SugarCRM là một phần mềm mã nguồn mở: Vì Sugar là một phần mềm mã
nguồn mở, nên bạn có toàn quyền quản lý mã nguồn mở, hơn nữa Sugar được
lập trình bằng ngôn ngữ PHP, một ngôn ngữ lập trình chuẩn, phổ biến và dễ sử
dụng. Do đó bạn có thể thay đổi, tích hợp vào các hệ thống, giao diện để phù
hợp với các đặc trưng của từng doanh nghiệp. Mặt khác, vì là phần mềm mã
nguồn mở nên doanh nghiệp không phải lo lắng về chi phí cho phần mềm [12].
SugarCRM là một phần mềm mã nguồn mở có tính tùy chỉnh cao:
o Với người dùng bình thường thì họ có thể chỉnh sửa giao diện, bố cục theo
phong cách riêng của mình, tạo môi trường thoải mái khi làm việc với phần
mềm
o Với người phát triển thì họ có thể chỉnh sửa hệ thống trong code và tạo thêm
những ứng dụng cho riêng mình, từ đó có thể có được một hệ thống quản lý
quan hệ khách hàng theo nhu cầu riêng và phù hợp nhất với doanh nghiệp
cần nó.
SugarCRM luôn được cập nhật những version mới, module mới trên
www.sugarCRM.com: Phần mềm được cùng phát triển bởi một cộng đồng lớn
mạnh về mã nguồn mở. Do vậy, sugarCRM luôn được cập nhật những tính năng
mới, hữu ích cho người dùng. SugarCRM forum hỗ trợ rất tốt cho người dùng
và người phát triển. Do đó, phần mềm ngày càng được phát triển và sử dụng
rộng rãi.
3.2. Mô hình dữ liệu của SugarCRM
3.2.1. Mô hình tổ chức dữ liệu
CSDL được thiết kế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp, các đơn vị thành
viên trao đổi dữ liệu thông qua mạng truyền thông diện rộng (WAN) [2]:
14
Hình 2. Mô hình tổ chức dữ liệu hệ thống CRM
Cơ sở dữ liệu được thiết kế theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ với tệp chủ bao gồm
các thông tin cơ bản chứng từ hệ thống CRM, các tệp liên kết lưu trữ các thông tin về tài
khoản kế toán, thông tin khách hàng, bảo hành sản phẩm, hàng hoá,... hệ thống CRM bao
gồm nhiều phân hệ được tích hợp chặt chẽ với nhau trong một hệ thống nên các file dữ
liệu được thiết kế rất phức tạp. Mỗi một tệp dữ liệu chủ đảm nhận việc cập nhật dữ liệu
cho một chức năng trong một phân hệ, các phân hệ tích hợp chặt chẽ với nhau theo sơ đồ
sau:
Hình 3. Mô hình hệ thống CRM
3.3. Các chức năng trong SugarCRM
15
3.3.1. Các chức năng chung
CRM cho phép người sử dụng quản lý, theo dõi và phân tích các thông tin về [5]:
Tiềm năng: Thông tin về những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp
Tổ chức: Thông tin về các công ty khách hàng của doanh nghiệp cũng như những
công ty đối tác hay đối thủ cạnh tranh
Liên hệ: Thông tin về người liên hệ của công ty khách hàng
Cơ hội: Những cơ hội bán hàng cần theo dõi
Hoạt động: Tất cả các công việc về cuộc hẹn, tiếp xúc khách hàng do người dùng
cài đặt nhằm quản lý, theo dõi thời gian và công việc của mình
Lịch làm việc: Những công việc mà nhân viên phải làm trong thời gian gần giúp
nhân viên dễ dàng quản lý và thực hiện, những biểu đồ/đồ thị tổng hợp dữ liệu
báo cáo hoạt động kinh doanh và những nhắc nhở về lịch hẹn/nhiệm vụ cần thực
hiện của cá nhân
Chiến dịch: Thông tin về các chương trình tiếp thị
Hợp đồng: Hợp đồng hay những thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng
Tính huống: Thông tin về phản hồi, thắc mắc của khách hàng và giải pháp cho
các vấn đề đó
Tài liệu: Nơi lưu trữ thông tin dùng chung cho cả doanh nghiệp
Báo cáo: Là những phân tích về dữ liệu của từng nhân viên, từng nhóm hay của
toàn thể công ty
Email: Hộp thư điện tử cá nhân cho mỗi người sử dụng
Sản phầm: Những mặt hàng doanh nghiệp cung cấp, đơn giá, diễn giải cho
những mặt hàng đó…
Báo giá: Những báo giá của doanh nghiệp cho khách hàng
Đơn hàng: Đơn đặt hàng của khách hàng với doanh nghiệp
RSS: Lấy tin tức tự động giúp doanh nghiệp biết được nhiều thông tin về thị
trường kinh doanh…
16
Dự án: Giúp quản lý những dự án và các công việc liên quan đến dự án
Bảo mật: nơi quản lý các quy định về các thông tin bảo mật, vai trò và quyền hạn
người sử dụng trong hệ thống, nhật ký truy cập hệ thống…
3.3.2. Các Chức năng con của hệ thống SugarCRM
SugarCRM có các chức năng chính sau [9]:
Chức năng giao dịch: SugarCRM hoạt động tương tự như với chương trình
Outlook. Nó cho phép bạn có thể giao dịch như thư điện tử trong mạng lưới
người sử dụng SugarCRM, đồng thời giao dịch như thư tín với bên ngoài nhờ
khai báo các tài khoản POP3.
Chức năng phân tích: SugarCRM cho phép công ty tạo lập và phân tích thông
tin để quản lý, theo dõi những việc cần làm, chẳng hạn: Công việc diễn ra với
khách hàng nào? Trong bao lâu? Thuộc dự án hay đề tài nào? Do ai đảm
nhiệm?...
Chức năng lập kế hoạch: SugarCRM giúp bạn lập kế hoạch và bố trí lịch làm
việc cho cá nhân, hay cho tập thể bao gồm cả lịch theo ngày, theo tuần hay theo
tháng.
Chức năng khai báo và quản lý: SugarCRM cho phép khai báo và quản lý các
mối quan hệ với khách hàng để nắm được đó là đối tượng nào trên cơ sở những
hồ sơ hay thông tin đã lưu trữ về họ. Cũng từ đó giúp xác định được khách hàng
nào thường xuyên quan hệ với công ty, khách hàng nào liên quan tới kế hoạch
nào, khách hàng nào là đối tác cần ưu tiên…
Chức năng quản lý việc liên lạc: SugarCRM cho phép quản lý và theo dõi các
cuộc gọi điện thoại trong công ty, ghi chú lại việc bạn cần liên lạc với ai, vào thời
gian nào, bằng hình thức nào…
Chức năng lưu trữ và cập nhật: SugarCRM cho phép bạn đọc và ghi tài liệu dù
là bất kỳ dạng văn bản gì. Vì vậy thông qua SugarCRM bạn có thể chia sẻ với
nhau về các tài liệu dùng chung, các tài liệu cần cho mọi người tham khảo. Đặc
biệt theo hình thức này thì ngay cả khi bạn đi công tác và không ở tại địa điểm
làm việc của công ty bạn vẫn có thể sử dụng dễ dàng kho tài liệu của công ty
17
mình, đồng thời có thể bổ sung vào đó những tài liệu hồ sơ mới… bất chấp
khoảng cách địa lý. Như vậy có thể nói SugarCRM đã giúp loại bỏ việc gửi văn
bản đính kèm qua thư điện tử đến với mọi người một cách rời rạc như trước đây.
Chức năng hỗ trợ các dự án: SugarCRM cho phép khai báo và quản lý thông tin
cần thiết về những dự án mà công ty bạn cần lập kế hoạch và triển khai. Cùng với
những thông tin chính về dự án, bạn có thể quản lý danh sách các thành viên tham
gia dự án, họ thuộc nhóm nào, tiến trình thực hiện ra sao, các hợp đồng nào cần
ký kết, thời gian và địa điểm trao đổi thảo luận… Mặt khác với các dự án lơn có
thể chia thành các dự án nhỏ để dễ dàng cho việc quản lý
Chức năng thảo luận: SugarCRM tạo ra môi trường chung cho toàn hệ thống
nên việc giao lưu, trao đổi thông tin được công khai, mỗi người có thể đọc tin,
viết bài và trả lời tin… Đồng thời SugarCRM giúp từng nhóm người có thể trao
đổi trực tuyến để thể hiện quan điểm nhận định của mình về vấn đề nào đó.
Những ý kiến đóng góp này là rất quý giá để đi đến kết luận chung thống nhất có
tính đồng thuận cao, và nhân viên cũng được thoải mái thể hiện quan điểm của
mình để phát huy tính sáng tạo.
Chức năng quản lý hợp đồng: SugarCRM cho phép quản lý danh sách các hợp
đồng kèm theo, dù đó là những nguyên bản hợp đồng dưới dạng lưu file PDF.
Chức năng quản trị: SugarCRM cho phép các nhà quản trị công ty xác lập vai
trò và vị trí của những nhân viên bán hàng, nhân viên quan hệ khách hàng … để
từ đó quản lý và cấp quyền tương xứng với họ.
Chức năng hỗ trợ quyết đinh: Chức năng hỗ trợ quyết định của SugarCRM là
một chức năng quan trọng thể hiện sự khác biệt và ưu điểm của SugarCRM với
các phần mềm quản lý khách hàng khác
3.4. Các hoạt động nghiệp vụ của hệ thống SugarCRM
Hình vẽ miêu tả quy trình tác nghiệp của toàn hệ thống [13]
18
Hình 4. Quy trình tác nghiệp hệ thống CRM
Hình 5. Quy trình kinh doanh thực tế
19
Quy trình kinh doanh trong thực tế được xây dựng dưới dạng vòng đời bao gồm ba
quy trình con. Đó là quy trình tiếp thị, quy trình bán hàng và quy trình hỗ trợ khách hàng
sau bán hàng.
3.4.1. Quy trình tiếp thị
Hình 6. Quy trình tiếp thị
20
Đây là hoạt động khởi đầu cho một dự án kinh doanh, nhằm đưa ra sản phẩm và
thương hiệu của doanh nghiệp tới tay khách hàng, giúp cho khâu bán hàng có thể đạt
được doanh số cao nhất
SugarCRM giúp cho nhà quản lý thực hiện tác nghiệp tiếp thị thông qua các tính
năng như [5]:
Quảng cáo điện tử: SugarCRM cho phép bạn gửi email hàng loạt từ danh sách
đã lựa chọn. Do đó phần mềm giúp nhân viên có thể gửi thư quảng cáo, thư mời,
thư tiếp thị sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi đặc biệt… đến khách hàng
của mình, nhằm tiếp thị sản phẩm, công ty.
Quản lý chiến dịch: SugarCRM giúp nhà quản lý, nhân viên theo dõi hiệu quả
của chiến dịch dự trên dữ liệu khách hàng, và phần mềm có chương trình quản lý
danh sách email dựa trên dữ liệu hiện có liên quan đến khách hàng tiềm năng,
khách hàng và những liên hệ. Do đó, người quản lý có thể phân tích, hoạch định
các chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất, tiếp cận và khai thác triệt để nguồn khách
hàng tiềm năng.
Quản lý khách hàng tiềm năng: SugarCRM giúp người sử dụng phân loại và
quản lý các đối tượng khách hàng được cho là tiềm năng. Phần mềm hỗ trợ việc
chọn lọc khách hàng tiềm năng dựa theo những thông tin chi tiết đã nắm được,
nhập khách hàng từ nhiều nguồn như web, email… Từ đó nhà quản lý sẽ có
những chiến lược phục vụ tốt hơn đến các đối tượng tiềm năng này và mang lại
doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.
3.4.2. Quy trình bán hàng
21
Hình 7. Quy trình bán hàng
Bán hàng là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp
muốn vươn tới lợi nhuận cao, cơ hội nhiều cùng với những hợp đồng lớn. Nhân viên ngày
càng làm việc chuyên nghiệp hơn, nhàn hơn nhưng cũng là hiệu quả hơn. Khách hàng
ngày càng trung thành với doanh nghiệp hơn.
SugarCRM cung cấp những tính năng như quản lý khách hàng và quan hệ khách
hàng, quản lý khách hàng tiềm năng, quản lý cơ hội, quản lý bán hàng định kỳ, phân tích
bán hàng. Những tính năng này giúp đội ngũ nhân viên bán hàng có thể xác định mức độ
ưu tiên cho từng khách hàng để có thể đạt được doanh thu cao nhất, lợi nhận tối đa cho
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người quản lý cũng có thể nhìn thấy các bộ phận bán hàng
22
hay từng nhân viên bán hàng của mình đã làm việc thế nào. Cụ thể từng tính năng như
sau:
Quản lý khách hàng và quan hệ khách hàng
Quản lý khách hàng tiềm năng
Quản lý cơ hội
Quản lý bán hàng định kỳ
Phân tích bán hàng
3.4.3. Quy trình hỗ trợ khách hàng sau bán hàng
Hình 8. Quy trình tác nghiệp giai đoạn sau bán hàng
Trước đây các doanh nghiệp thường hay chú trọng đến giai đoạn tiếp thị và bán
hàng hơn việc hỗ trợ sau bán hàng cho khách hàng. Tuy nhiên, trong thời đại kinh tế thị
trường với mỗi sản phẩm thì khách hàng có thể tìm được rất nhiều các nhà cung cấp. Điều
23
đó đặt doanh nghiệp trước vấn đề là thế nào để có được những khách hàng truyền thống
và ổn định. Để góp phần vào đó, việc chăm sóc hỗ trợ sau bán hàng được tập trung nhiều
hơn, để làm hài lòng khách hàng tới mức tối đa nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp với
khách hàng.
SugarCRM cũng cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng cho doanh nghiệp như quản lý
sự cố, cổng tự phục vụ khách hàng, biểu báo, thống kê hỗ trợ khách hàng hữu ích cho lực
lượng hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp. Các module phục vụ cho giai đoạn này là:
quản lý hoạt động, lịch làm việc, quản lý liên hệ…
Giai đoạn này giúp cho việc doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Lúc
này doanh nghiệp cần quản lý các tình huống phát sinh, các vấn đề, thắc mắc hay phản
hồi của khách hàng, từ đó biết được những thông tin nào về sản phẩm chưa được phổ biến
đầy đủ đến khách hàng và có những giải pháp giải quyết tối ưu nhằm gia tăng sự hài lòng
của khách hàng đối với doanh nghiệp
3.5. Mô tả hoạt động của các module chính trong Sugarcrm
3.5.1. Quản lý khách hàng – Bán hàng
Module Quản lý khách hàng phân khách hàng ra làm 4 loại khách hàng [4]
Contact: Người đại diện của một công ty nào đó, thay mặt công ty để trao đổi,
giao dịch với doanh nghiệp
Account: Một khách hàng (công ty hoặc cá nhân) đã chính thức giao dịch với
doanh nghiệp.
Lead: Một khách hàng (công ty hoặc cá nhân) được đánh giá là có khả năng sẽ
giao dịch với doanh nghiệp.
24
Hình 9. Mô hình CSDL của module khách hàng[5]
25
Các thao tác trên dữ liệu khách hàng
Một khách hàng có thể được nhập vào hệ thống thông qua giao diện hoặc import
bằng file
Khi một khách hàng bị xóa đi, các dòng tin có liên quan đến khách hàng tương
ứng sẽ bị xóa theo
Có thể gắn kết các hoạt động marketing, bán hàng vào một khách hàng với các
subpanel trong một khách hàng như:
o Các hoạt động (Activites): quản lý các hoạt động của khách hàng từ ngày
hiện tại trở đi.
o History: quản lý các hoạt động của khách hàng từ ngày trước ngày hiện tại.
o Projects: quản lý các dự án mà người dùng có hiện diện
o Đơn hàng (module tự tạo trong khóa luận): hiển thị tất cả các đơn hàng mà
khách hàng đã thực hiện với doanh nghiệp
o Bảo hành (module tự tạo trong khóa luận): hiển thị tất cả các yêu cầu được
chấp nhận bảo hành sản phẩm của khách hàng
o Phản hồi (module tự tạo trong khóa luận): hiển thị tất cả các phản hồi của
người dùng này.
Hình dưới đây là giao diện của chức năng quản lý khách hàng trong phần mềm:
26
Hình 10. Giao diện chức năng quản lý người dùng
27
3.5.2. Quản lý hoạt động – Activities
Hoạt động trong SugarCRM là các nhiệm vụ cần phải thực hiện trong quá trình tiếp
xúc với khách hàng, bao gồm các loại: gửi mail, gửi fax, gọi điện, gặp mặt. Các hoạt động
được sắp xếp thực hiện theo hàng đợi (queue). Các hoạt động có thể được nhập vào hệ
thống thông qua giao diện [5].
Hình 11. Mô hình CSDL của module quản lý các hoạt động của khách hàng
E-mail: CRM cho phép người dùng soạn thảo mail gửi tới khách hàng, gửi mail
trong mạng nội bộ của doanh nghiệp, giữa các nhân viên. Người dùng có thể gắn kết một
email với một khách hàng nào đó.
Cuộc gọi, thư, fax: Người dùng có thế quản lý thông tin người gửi, người nhận cùng
với thông tin thời gian cụ thể.
28
Hoạt động tạo meeting (cuộc họp)
Tác nhân: Phòng marketing hoặc bộ phận quản lý.
Hoạt động: Tạo lịch cuộc họp gồm chủ đề, địa điểm, thời gian, mô tả cuộc họp, lịch
nhắc nhở, người khởi tạo, mời người tham gia…
Những người được mời tham gia đều được gửi các thông tin của cuộc họp trong
phần “My meeting” của mình
Người được tham gia có thể nhìn lịch cuộc họp thông qua hình ảnh trực quan ở
“Scheduling” trong lịch cuộc họp
Qua đây nhà lãnh đạo có thể tổ chức và thông báo các cuộc họp một cách nhanh
chóng, thuận tiện. Toàn bộ những người tham gia đều nhận được lịch họp và có nhắc nhở
trực quan, thường xuyên cho cuộc họp.
29
Chương 4. Giải quyết bài toán quản lý quan hệ
khách hàng cho doanh nghiệp
4.1. Tổng quát các bước thực hiện bài toán
4.1.1. Các bước thực hiện bài toán
Chuẩn bị
Đặc tả yêu cầu của bài toán
Chi tiết biểu đồ hoạt động
Chi tiết hoạt động của từng module
Chỉnh sửa với SugarCRM (thêm module, hàm, bảng…) để thực hiện theo yêu
cầu của bài toán
4.1.2. Chuẩn bị
Tải bộ mã nguồn mở SugarCRM “SugarCE-Full-6.0.0”
Cài đặt xampp-win32-1.7.1-installer
Cài đặt SugarCRM dựa theo bộ mã nguồn mở
4.2. Đặc tả yêu cầu của bài toán
4.2.1. Danh sách tác nhân
Từ mô tả hoạt động nghiệp vụ trong các giai đoạn bán hàng, ta xác định được các
tác nhân chính bao gồm:
Phòng marketing: đưa ra ý tưởng, tổ chức, lên chiến dịch rồi thực hiện chiến dịch
marketing đến từng tổ chức, khách hàng cho doanh nghiệp
Bộ phận quản lý khách hàng: là bộ phận thực hiện quản lý các nghiệp vụ liên
quan đế khách hàng như: thêm mới, cập nhật thông tin khách hàng, đánh giá tiềm
năng triển vọng khách hàng, chuyển đổi tiềm năng thành liên hệ, cơ hội, tổ chức.
30
Ban lãnh đạo: đây là tác nhân tham gia hệ thống với các công việc: định hướng
công việc, phê duyệt yêu cầu và thẩm định, đánh giá…
Bộ phận kế toán: là bộ phận quản lý các chứng từ, sổ sách, khoản thu, khoản chi
của hệ thống.
Bộ phận nhập hàng: đây là bộ phận quản lý việc nhập hàng của hệ thống, tham
gia hệ thống với các công việc như: yêu cầu nhập hàng, cập nhật danh mục loại
hàng hóa, cập nhật hóa đơn mua, cập nhật yêu cầu bảo hành…
Bộ phận bán hàng: đây là bộ phận thực hiện việc bán hàng trong hệ thống, tham
gia hệ thống với các công việc như: yêu cầu xuất hàng, bảng hóa đơn, cập nhật
khách hàng.
Phòng vật tư: là bộ phận quản lý kho, thực hiện lưu kho khi nhập hàng về và xuất
kho khi bán hàng ra.
Bộ phận bảo hành: đây là bộ phận tham gia hệ thống với các công việc cập nhật:
phiếu bảo hành, danh mục sản phẩm bảo hành, số lượng sản phẩm bị lỗi
Bộ phận tư vấn: là bộ phận tiếp nhận những phản hồi của khách hàng và xử lý
các tình huống tương ứng.
4.2.2. Chức năng của hệ thống
4.2.2.1. Các chức năng của hệ thống
Quản lý danh sách khách hàng: khách hàng quen thuộc, khách hàng tiềm năng,
khách hàng mới
Quản lý thông tin khách hàng: thông tin cá nhân, liên hệ, địa chỉ và thông tin về
thị hiếu khách hàng với các sản phẩm của doanh nghiệp. Hệ thống còn quản lý
những ý kiến phản hồi của khách hàng để có những đánh giá và đáp ứng nhu cầu
khách hàng đúng lúc.
Quản lý chi tiết thông tin về từng sản phẩm của doanh nghiệp: tên, mã, thông tin
chi tiết về sản phẩm.
Quản lý lịch hẹn với khách hàng: theo tên khách hàng, nhân viên thực hiện giao
dịch, thời gian và địa điểm, chi phí.
31
Quản lý email cho nhân viên, các hoạt động marketing như lên lịch, triển khai
một chiến dịch marketing
Quản lý mọi giao dịch mua bán: theo hợp đồng, hóa đơn, theo khách hàng, theo
nhân viên, theo ngày…
Quản lý mọi hoạt động chăm sóc khách hàng sau bán hàng: hoạt động bảo hành,
hỗ trợ khách hàng
Hệ thống hỗ trợ quyết định cho nhà quản lý: lên báo cáo, biểu đồ về khách hàng
và tình hình mua bán của doanh nghiệp
4.2.2.2. Danh sách ca sử dụng theo quy trình nghiệp vụ và chức năng
của hệ thống
1. Các ca sử dụng hiệu chỉnh ngôn ngữ
Ca sử dụng “hiệu chỉnh ngôn ngữ”
2. Hoạt động trước bán hàng
Chức năng quản lý các hoạt động với khách hàng
Ca sử dụng “Cập nhật liên hệ”
Ca sử dụng “Cập nhật cơ hội”
Ca sử dụng “Cập nhật lịch hẹn”
Ca sử dụng “Cập nhật cuộc họp”
Chức năng quản lý khách hàng và thông tin khách hàng
Ca sử dụng “Cập nhật khách hàng mới”
Ca sử dụng “Cập nhật khách hàng thường xuyên”
Chức năng quản lý sản phẩm của doanh nghiệp
Ca sử dụng “Cập nhật hàng hóa”
Ca sử dụng “xóa hàng hóa”
3. Hoạt động bán hàng
Chức năng quản lý bán hàng
32
Ca sử dụng “Cập nhật khách hàng” (nếu khách hàng chưa có trong hệ thống)
Ca sử dụng “Cập nhật đơn hàng”
Ca sử dụng “Xóa đơn hàng”
4. Hoạt động sau bán hàng
Chức năng quản lý hoạt động chăm sóc khách hàng
Ca sử dụng “Cập nhật yêu cầu bảo hành”
Ca sử dụng “Cập nhật sản phẩm bảo hành”
Ca sử dụng “Cập nhật thiết bị thay thế
Ca sử dụng “Cập nhật phản hồi khách hàng”
Ca sử dụng “Cập nhật giải quyết tình huống”
4.2.3. Mô tả chi tiết các ca sử dụng chính
4.2.3.1. Ca sử dụng “Hiệu chỉnh ngôn ngữ”
Tác nhân: tất cả các người dùng có trong hệ thống
Trạng thái khởi tạo: người dùng vào màn hình đăng nhập
Trạng thái trả về: người dùng đăng nhập vào màn hình của hệ thống bằng ngôn
ngữ được chọn.
Luồng sự kiện chính:
Hệ thống yêu cầu nhập ngôn ngữ. Nếu người dùngkhông chọn thì ngôn ngữ sẽ là
mặc định tiếng anh.
Người dùng chọn đăng nhập vào hệ thống.
33
Hình 12. Màn hình đăng nhập vào hệ thống
4.2.3.2. Ca sử dụng “Quản lý khách hàng”
Tác nhân: Bộ phận quản lý khách hàng
Cập nhật khách hàng bao gồm các ca sử dụng con là: nhập khách hàng, xóa khách
hàng, chuyển đổi khách hàng thành khách hàng thân thuộc
1. Ca sử dụng “nhập khách hàng”
Trạng thái khởi tạo: bộ phận quản lý khách hàng đăng nhập vào hệ thống
Trạng thái trả về: sau khi thao tác thành công, thông tin về khách hàng được thêm
mới vào cơ sở dữ liệu
Luồng sự kiện chính:
Hệ thống yêu cầu nhập thông tin khách hàng
Hệ thống kiểm tra mã khách hàng này đã tồn tại hay chưa
o Nếu mã khách hàng không tồn tại thì hệ thống sẽ nhập thông tin khách hàng
vào cơ sở dữ liệu
o Nếu mã khách hàng tồn tại thì hệ thống sẽ hiển thị thông báo mã khách hàng
này đã tồn tại và không thể nhập vào cơ sở dữ liệu
Bảng dữ liệu liên quan: bảng khachHang
34
Biểu đồ tuần tự
Hình 13. Sơ đồ tuần tự nhập/hiệu chỉnh khách hàng
2. Ca sử dụng “xóa khách hàng”
Trạng thái khởi tạo: bộ phận quản lý khách hàng đăng nhập vào hệ thống
Trạng thái trả về: sau khi thao tác thành công, thông tin về khách hàng bị xóa khỏi
dữ liệu
Luồng sự kiện chính
Hệ thống yêu cầu chọn mã của khách hàng muốn xóa
Hệ thống yêu cầu xác nhận hành động xóa khách hàng
Nếu người sử dụng xác nhận đồng ý, hệ thống sẽ xóa thông tin khách hàng này
và các thông tin liên quan đến khách hàng khỏi hệ thống
Bảng dữ liệu liên quan: bảng khachHang
35
Biểu đồ tuần tự
Hinh 14. Sơ đồ tuần tự xóa khách hàng
3. Ca sử dụng: “Tìm kiếm khách hàng”
Trạng thái khởi tạo: bộ phận quản lý khách hàng đăng nhập vào hệ thống
Trạng thái trả về: sau khi thao tác thành công, hệ thống sẽ trả lại thông tin khách
hàng cần tìm kiếm
Luồng sự kiện chính:
Hệ thống yêu cầu nhập thông tin của khách hàng cần tìm kiếm gồm (chọn ít nhất
một điều kiện lọc):
o Mã khách hàng
o Tên khách hàng
36
o Loại khách hàng (chọn trong combobox)
Sau khi người dùng nhập mã, hệ thống kiểm tra sự tồn tại của khách hàng
o Nếu có thì hệ thống sẽ hiển thị thông tin khách hàng (nếu tìm kiếm theo tên và
có nhiều tên, hệ thống sẽ hiển thị ra danh sách những khách hàng có tên như
yêu cầu)
o Nếu không có thì hệ thống sẽ báo không tìm thấy
Bảng dữ liệu liên quan: bảng KhachHang
4.2.3.3. Ca sử dụng “quản lý hàng hóa”
Tác nhân: bộ phận quản lý sản phẩm
Cập nhật hàng hóa bao gồm các ca sử dụng con: nhập/hiệu chỉnh sản phẩm, xóa sản
phẩm, nhập/hiệu chỉnh ý kiến khách hàng về sản phẩm, xóa ý kiến khách hàng về sản
phẩm, nhập/hiệu chỉnh thị hiếu khách hàng về sản phẩm, xóa thị hiếu khách hàng.
1. Ca sử dụng “nhập/hiệu chỉnh sản phẩm”
Trạng thái khởi tạo: bộ phận quản lý sản phẩm đăng nhập vào hệ thống
Trạng thái trả về: sau khi thao tác thành công, thông tin về sản phẩm được cập
nhật vào trong cơ sở dữ liệu
Luồng sự kiện chính
Hệ thống yêu cầu nhập mã sản phẩm và các thông tin liên quan
Hệ thống sẽ kiểm tra thông tin người dùng nhập vào: mã sản phẩm đã tồn tại
hay chưa, các thông tin bắt buộc có đươc nhập đầy đủ
Hệ thống sẽ nhập mới sản phẩm vào cơ sở dữ liệu
Bảng dữ liệu liên quan: bảng sanPham
Biểu đồ tuần tự
37
Hình 15. Sơ đồ tuần tự nhập/hiệu chỉnh sản phẩm
2. Ca sử dụng “xóa sản phẩm”
Trạng thái khởi tạo: bộ phận quản lý sản phẩm đăng nhập vào hệ thống
Trạng thái trả về: sau khi thao tác thành công, thông tin về sản phẩm bị xóa khỏi
cơ sở dữ liệu
Luồng sự kiện chính
Hệ thống yêu cầu nhập mã sản phẩm
Hệ thống sẽ kiểm tra mã sản phẩm có tồn tại hay không
o Nếu có thì xác nhận lại với người dùng trước khi xóa
o Nếu không thì hệ thống sẽ thông báo không tìm thấy
Hệ thống sẽ xóa sản phẩm khỏi cơ sở dữ liệu nếu người dùng chọn xóa
Bảng dữ liệu liên quan: bảng sanPham
38
Biểu đồ tuần tự
Hình 16. Sơ đồ tuần tự xóa sản phẩm
3. Ca sử dụng “nhập/hiệu chỉnh thị hiếu khách hàng về sản phẩm”
Trạng thái khởi tạo: bộ phận quản lý sản phẩm đăng nhập vào hệ thống
Trạng thái trả về: sau khi thao tác thành công, thị hiếu của khách hàng về sản
phẩm được cập nhật vào trong cơ sở dữ liệu
Luồng sự kiện chính
Hệ thống yêu cầu nhập mã sản phẩm thuộc thị hiếu khách hàng
39
Hệ thống sẽ nhập mới sản phẩm vào trường thị yếu của khách hàng vào cơ sở dữ
liệu
Bảng dữ liệu liên quan: bảng sanPham, khachHang
Biểu đồ tuần tự
Hình 17. Sơ đồ tuần tự Nhập/hiệu chỉnh thị hiếu khách hàng
4. Ca sử dụng: “Tìm kiếm sản phẩm”
Trạng thái khởi tạo: bộ phận quản lý sản phẩm đăng nhập vào hệ thống
Trạng thái trả về: sau khi thao tác thành công, hệ thống sẽ trả lại thông tin sản
phẩm cần tìm kiếm
Luồng sự kiện chính:
Hệ thống yêu cầu nhập thông tin của sản phẩm cần tìm kiếm gồm (chọn ít nhất
một điều kiện lọc):
o Mã sản phẩm
40
o Tên sản phẩm
o Loại sản phẩm (chọn trong combobox)
o Xuất xứ của sản phẩm
Sau khi người dùng nhập mã, hệ thống kiểm tra sự tồn tại của sản phẩm
o Nếu có thì hệ thống sẽ hiển thị thông tin sản phẩm.
o Nếu không có thì hệ thống sẽ báo không tìm thấy.
Bảng dữ liệu liên quan: bảng KhachHang
4.2.3.4. Ca sử dụng “quản lý bán hàng”
Tác nhân: bộ phận quản lý bán hàng
Cập nhật đơn hàng bao gồm các ca sử dụng con: nhập đơn hàng, xóa đơn hàng
1. Nhập/hiệu chỉnh đơn hàng
Trạng thái khởi tạo: bộ phận quản lý bán hàng đăng nhập vào hệ thống
Trạng thái trả về: sau khi thao tác thành công, đơn hàng được nhập vào cơ sở dữ
liệu
Luồng sự kiện chính
Hệ thống yêu cầu nhập mã đơn hàng
Hệ thống kiểm tra mã đơn hàng này đã tồn tại hay chưa:
o Nếu mã hóa đơn không tồn tại thì hệ thống yêu cầu người sử dụng nhập mới
các thông tin cơ bản của đơn hàng
o Nếu mã hóa đơn đã tồn tại thì hệ thống sẽ đưa ra thông báo và yêu cầu người
sử dụng nhập lại mã đơn hàng
Khi người sử dụng nhập đầy đủ thông tin mà hệ thống yêu cầu hoặc hiệu chỉnh
xong thì
o Đối với hành động nhập mới, hệ thống sẽ thêm thông tin của đơn hàng mà
người sử dụng vừa nhập vào hệ thống
41
o Đối với hành động hiệu chỉnh đơn hàng, hệ thống sẽ cập nhật thông tin của
hóa đơn này vào hệ thống
Bảng dữ liệu liên quan: bảng khachHang, donHang
Hình 18. Mô hình ca sử dụng cập nhật đơn hàng
Biểu đồ tuần tự
42
Hình 19. Sơ đồ tuần tự nhập/hiệu chỉnh đơn hàng
2. Xóa đơn hàng
Trạng thái khởi tạo: bộ phận quản lý bán hàng đăng nhập vào hệ thống
Trạng thái trả về: sau khi thao tác thành công, đơn hàng được xóa khỏi cơ sở dữ
liệu
Luồng sự kiện chính
Hệ thống yêu cầu nhập mã đơn hàng hoặc chọn đơn hàng cần xóa trong danh
sách đơn hàng
Hệ thống kiểm tra mã đơn hàng này có tồn tại hay không
o Nếu đơn hàng không tồn tại thì hệ thống yêu cầu người sử dụng nhập lại
43
o Nếu đơn hàng tồn tại thì hệ thống sẽ đưa thông báo và yêu cầu người sử dụng
xác nhận lại yêu cầu xóa
o Hệ thống sẽ xóa đơn hàng và các thông tin liên quan đế nó
Bảng dữ liệu liên quan: bảng khachHang, donHang
Biểu đồ tuần tự
Hình 20. Sơ đồ tuần tự xóa đơn hàng
4.2.3.5. Ca sử dụng “quản lý sau bán hàng”
Tác nhân: bộ phận quản lý sau bán hàng
44
Cập nhật bảo hành bao gồm các ca sử dụng con: nhập yêu cầu bảo hành, xóa yêu
cầu bảo hành, nhập phản hồi của khách hàng, xóa phản hồi của khách hàng, nhập tình
huống giải quyết
1. Nhập yêu cầu bảo hành
Trạng thái khởi tạo: bộ phận quản lý sau bán hàng đăng nhập vào hệ thống
Trạng thái trả về: sau khi thao tác thành công, yêu cầu bảo hành được nhập vào cơ
sở dữ liệu.
Luồng sự kiện chính
Hệ thống yêu cầu nhập yêu cầu bảo hành và các thông tin liên quan
Hệ thống sẽ kiểm tra thông tin người dùng nhập vào: các thông tin bắt buộc có
đươc nhập đầy đủ
Hệ thống sẽ nhập mới yêu cầu bảo hành vào cơ sở dữ liệu
Bảng dữ liệu liên quan: bảng baoHanh, khachHang, sanPham
Mô hình ca sử dụng
Hình 21. Mô hình ca sử dụng cập nhật yêu cầu bảo hành
2. Xóa yêu cầu bảo hành
Trạng thái khởi tạo: bộ phận quản lý sau bán hàng đăng nhập vào hệ thống
45
Trạng thái trả về: sau khi thao tác thành công, yêu cầu bảo hành bị xóa khỏi cơ sở
dữ liệu.
Luồng sự kiện chính
Hệ thống yêu cầu chọn yêu cầu bảo hành cần xóa
Hệ thống xác nhận lại yêu cầu xóa của khách hàng
Hệ thống sẽ xóa yêu cầu bảo hành khỏi cơ sở dữ liệu nếu người dùng chọn đồng
ý.
Bảng dữ liệu liên quan: bảng baoHanh, khachHang, sanPham
3. Cập nhật phản hồi của khách hàng
Trạng thái khởi tạo: bộ phận quản lý sau bán hàng đăng nhập vào hệ thống
Trạng thái trả về: sau khi thao tác thành công, phản hồi của khách hàng được nhập
vào cơ sở dữ liệu.
Luồng sự kiện chính
Hệ thống yêu cầu nhập thông tin phản hồi vào form nhập phản hồi khách hàng
Hệ thống sẽ kiểm tra thông tin người dùng nhập vào: các thông tin bắt buộc có
đươc nhập đầy đủ
Hệ thống sẽ nhập mới phản hồi của khách hàng vào cơ sở dữ liệu
Bảng dữ liệu liên quan: bang phanHoi, khachHang
Mô hình ca sử dụng
46
Hình 22. Mô hình ca sử dụng cập nhật phản hổi
Biểu đồ tuần tự
47
Hình 23. Sơ đồ tuần tự xóa thông tin phản hồi
4.2.4. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý
1. Bảng (2) sanPham
48
STT Tên trường Diễn giải Kiểu dữ liệu Khóa Ràng
buộc
1 ID Mã sản phẩm Char PK Not Null
2 Ten Tên sản phẩm Char
3 Loai Thể loại sản
phẩm
Drop down
4 Ngay_SX Ngày sản xuất Date
5 Ngay_het_han_
BH
Ngày hết hạn
bảo hành
Date Not Null
6 Thoi_gian_bh Thời gian bảo
hành
Integer
7 Tinh_trang Yes: còn hàng
No: hết hàng
Drop down
8 Luong_hang Số lượng hàng
còn trong kho
Integer
9 Xuat_xu Xuất xứ của sản
phẩm
Char
10 Mieu_ta Miêu tả chung
về sản phẩm
Text area
Mối quan hệ với các bảng trong cơ sở dữ liệu:
sanPham và khachHang: many to many
sanPham và donHang: many to many
49
2. Bảng (3) donHang
STT Tên trường Diễn giải Kiểu dữ liệu Khóa Ràng
buộc
1 ID Mã đơn hàng Char PK Not Null
2 Ten Tên đơn hàng Char
3 Khach_hang_ID Đơn hàng của
khách hàng có
ID
Char FK Not Null
4 Nhan_vien Người lập đơn
hàng
FK
5 Ngay_ban Ngày bán sản
phẩm (lập hóa
đơn)
Date
6 File File chứa đơn
hàng .xls
File
7 Tien Tổng giá tiền
của đơn hàng
integer
Mối quan hệ với các bảng trong cơ sở dữ liệu:
donHang và khachHang: many to many
donHang và sanPham: many to many
3. Bảng (4) baoHanh
50
STT Tên trường Diễn giải Kiểu dữ liệu Khóa Ràng
buộc
1 ID Mã bảo hành Char PK Not Null
2 Ten_don_hang Tên đơn hàng có
hàng bảo hành
Char
3 Khach_hang_ID Bảo hành cho
khách hàng
Char FK Not Null
4 Nhan_vien Người nhận bảo
hành
FK
5 San_pham Sản phẩm được
bảo hành
Char FK Not null
6 Ngay_BH Ngày nhận hàng
bảo hành
Date
7 Ngay_tra_BH Ngày trả bảo
hành
Date
8 Nguyen_nhan Tình trạng khi
đến bảo hành
Text area
9 Ket_qua Tình trạng sau
khi bảo hành
xong
Text area
10 Tinh_trang Tình trạng: đang
bảo hành hay
bảo hành xong
Drop down
Mối quan hệ với các bảng trong cơ sở dữ liệu:
51
baoHanh và khachHang: many to one
baoHanh và sanPham: one to many
baoHanh và donHang: one to one
4. Bảng (5) phanHoi
STT Tên trường Diễn giải Kiểu dữ liệu Khóa Ràng
buộc
1 ID Mã phản hồi của
khách hàng
Char PK Not Null
2 Ten Tiêu đề phản hồi Char
3 Khach_hang_ID Mã khách hàng
có phản hồi
Char FK
4 Nhan_vien Nhân viên nhập
phản hồi của
khách hàng
Char FK Not null
5 Ngay Ngày nhập Date
6 Tinh_trang Active: đã xử lý
Noactive: chưa
xử lý
Drop down
Mối quan hệ với các bảng khác trong cơ sở dữ liệu
Bảng phanHoi – bảng khachHang: many to one
Bảng phanHoi – bảng nhanVien: many to one
52
Chương 5. Thực nghiệm
5.1. Chỉnh sửa SugarCRM để thực hiện theo yêu cầu của
bài toán
Các chức năng có sẵn trong gói sugarCRM mã nguồn mở
Chức năng quản lý các hoạt động
Chức năng quản lý khách hàng
Các chức năng cần thêm mới
Chức năng quản lý sản phẩm
Chức năng quản lý bán hàng: Cập nhật sản phẩm, cập nhật đơn hàng.
Chức năng quản lý các hoạt động sau bán hàng: Cập nhật yêu cầu bảo hành, cập
nhật sản phẩm bảo hành.
Chức năng quản lý hoạt động tư vấn khách hàng: Cập nhật phản hồi của khách
hàng, cập nhật tình huống giải quyết.
5.1.1. Môi trường phần cứng và phần mềm
Môi trường phần cứng (6)
Thành phần Thông số
CPU
Intel Core 2 Duo T7600
2.0GHz
RAM 2GB
OS WinXP
Bộ nhớ ngoài 120GB
53
Môi trường phần mềm (7)
STT
Tên phần
mềm
Nguồn
1 XamPP1.7.1
2
Gói mã nguồn
mở
SugarCRM
6.0.0
3
Google
chrome 5.0
5.1.2. Chuyển đổi ngôn ngữ thành tiếng việt
Các bước thực hiện:
Dowload gói ngôn ngữ tiếng việt trên :
vietnamesepack.zip
Giải nén và copy toàn bộ file và thư mục vào thư mục chứa
Thay đổi db_user_name và db_password để đăng nhập vào cơ sở dữ liệu
(MySQL) trong file /include/database/MysqliManager.php
$this->database =
mysqli_connect($dbhost,$configOptions['db_user_name'],$configOptions['db_password'
],$configOptions['db_name'],$dbport)
or sugar_die("Could not connect to server ".$dbhost." as
".$configOptions['db_user_name'].". port " .$dbport . ". " . mysqli_connect_error());
Chọn ngôn ngữ trước khi đăng nhập vào hệ thống
54
Hình 24. Giao diện chính của SugarCRM
Muốn tỷ lệ việt hóa trên SugarCRM được nâng cao hoặc để phù hợp với yêu cầu sử
dụng của doanh nghiệp, người phát triển có thể việt hóa thêm bằng cách:
Chỉnh sửa code mã nguồn mở của SugarCRM: vào các file .lang trong từng
module /modules//language/
Chỉnh sửa nhãn (lable) của các trường hiển thị của từng module: sử dụng tool
“Studio” của SugarCRM admin.
5.1.3. Tạo thêm module mới
Các bước tạo mới một module sử dụng tool “Module Builder” với sugarCRM
Khởi tạo module mới với: tên, nhãn, loại (cơ bản, công ty, file, lỗi, người, bán
hàng)
55
Tạo thêm các thuộc tính cho bảng mới được tạo với: kiểu dữ liệu tương ứng,
tên, nhãn, giá trị mặc định…
Thêm quan hệ với các bảng khác trong hệ thống
Chỉnh sửa việc hiển thị của module mới trong hệ thống: hiển thị các trường mới
tạo trên giao diện và chỉnh sửa layout.
Chỉnh sửa việc tìm kiếm cho module mới tạo ra: thêm các trường muốn tìm
kiếm, xóa trường không phù hợp…
Đặc biệt sau khi tạo xong module mới, người phát triển có thể tạo module này thành
một file .zip. File mới được tạo này có thể được cài đặt vào hệ thống của sugarCRM bằng
chức năng “module loader”
5.1.3.1. Tạo thêm module quản lý sản phẩm
Tạo mới sản phẩm
Hình 25. Chức năng tạo mới sản phẩm
Tìm kiếm sản phẩm
56
Hình 26. Chức năng tìm kiếm sản phẩm
Chức năng tìm kiêm sản phẩm theo: Tên, xuất xứ, tình trạng còn hàng hay hết hàng
5.1.3.2. Tạo thêm module quản lý bán hàng
Tạo đơn hàng
Hình 27. Chức năng tạo mới đơn hàng
57
Tìm kiếm đơn hàng
Hình 28. Chức năng tìm kiếm đơn hàng
Chức năng tìm kiêm đơn hàng theo: Tên đơn hàng, nhân viên tạo đơn hàng, khách
hàng của đơn hàng, ngày tạo.
5.1.3.3. Tạo thêm module quản lý các hoạt động sau bán hàng
Tạo mới tiến trình nhận bảo hành
58
Hình 29. Chức năng tạo mới yêu cầu bảo hành
Tìm kiếm tiến trình bảo hành
Hình 30. Chức năng tìm kiếm yêu cầu bảo hành
Chức năng tìm kiêm sản phẩm theo: Tên, ngày tạo, ngày trả, tình trạng đã trả hay
chưa trả
5.1.3.4. Tạo thêm module quản lý các hoạt động hỗ trợ khách hàng
59
Chức năng tạo mới ý kiến phản hồi của khách hàng
Hình 31. Chức năng tạo mới phản hồi của khách hàng
Chức năng tìm kiếm ý kiến phản hồi của khách hàng
Hình 32. Chức năng tìm kiếm phản hồi của khách hàng
5.1.4. Tạo cơ cấu tổ chức cho doanh nghiệp
60
Hình 33. Form tạo mới người dùng
Hình 34. Tùy chỉnh chức năng hiển thị cho người dùng mới
Administrator – ban lãnh đạo: người dùng này được tạo ra khi cài đặt hệ thống
và có quyền cao nhất trong hệ thống: tạo mới người dùng, tùy chỉnh chức năng
cho người dùng, quản lý các hoạt động của người dùng, khách hàng.
61
Người dùng là nhân viên marketing được tạo ra có những chức năng (Tab) được
hiển thị sau: tab home (về trang chủ), dashboard, Calendar, các hoạt động
(Activities), quản lý dự án (Campaigns)
Người dùng là nhân viên quản lý khách hàng: home, dashboard, calendar, quản
lý khách hàng.
Người dùng là nhân viên bán hàng: home, calendar, quản lý bán hàng, quản lý
khách hàng.
Người dùng là nhân viên quản lý sản phẩm: home, calendar, quản lý sản phẩm
Người dùng là nhân viên hỗ trợ khách hàng: home, calendar, quản lý bảo hành,
phản hồi của khách hàng
5.2. Đánh giá phần mềm
5.2.1. Nhận xét chung về phần mềm
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các phần mềm quản lý quan hệ khách hàng khác
nhau nên việc lựa chọn phần mềm CRM nào thích hợp nhất với doanh nghiệp là vấn đề
quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp. SugarCRM được đánh giá là phần mềm
quản lý quan hệ khách hàng tuyệt vời cho các công ty tầm cỡ vừa và nhỏ. Riêng đối với
thị trường Việt Nam, giá của các giải pháp phần mềm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu
thì SugarCRM thực sự là giải pháp tốt không chỉ đối với công ty vừa và nhỏ, mà còn thiết
thực cho cả các công ty lớn. Mặt khác, đây là phần mềm viết bằng mã nguồn mở chạy
trên môi trường Web sử dụng trình duyệt Internet Explorer, Firefox hoặc Safari, có thể cài
đặt trên mạng LAN, WAN hoặc Internet. Chính vì vậy, việc chương trình thực nghiệm
của luận văn này được phát triển dựa trên phần mềm SugarCRM với phiên bản mới nhất
sẽ có tính thực dụng cao, đáp ứng những yêu cầu về quản lý quan hệ khách hàng cả về
nghiệp vụ lẫn chi phí.
Cũng như đa số các ứng dụng CRM khác, phần mềm thực nghiệm này đáp ứng được
việc theo dõi các tài khoản khách hàng, các cuộc hẹn và những cơ hội bán hàng, … Nổi
bật nhất, nó có khả năng đưa ra các kết quả dưới dạng biểu đồ để nhà quản lý có khả năng
theo dõi và so sánh những tiến trình bán hàng được tốt hơn. Mặt khác người dùng cũng có
62
thể dễ dàng thay đổi các thuật ngữ để dễ dàng dùng cho đến khi nó phù hợp với công việc
kinh doanh của doanh nghiệp.
5.2.2. Ứng dụng và lợi ích của phần mềm
Phần mềm có nhiều ứng dụng như cập nhật và quản lý thông tin khách hàng,
thông báo cuộc hẹn, lịch công việc và nhắc việc, báo cáo kết quả kinh doanh,
báo giá, doanh thu, quảng cáo…
Phần mềm tạo ra một quy trình quản lý cho doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng
đến quản lý quan hệ với khách hàng.
Phần mềm có tích hợp với Word, Excel để đưa ra các báo cáo. Tính năng
nhúng vào của Word và Excel, cung cấp cho người dùng những văn bản của
Word hay những bảng báo cáo và phân tích mẫu của Excel từ những dữ liệu của
công ty.
Phần mềm có khả năng mềm dẻo đặc biệt, giao diện đẹp và dễ sử dụng. Người
dùng có thể thay đổi giao diện của ứng dụng, tạo ra những chỉnh sửa nho nhỏ
như màu sắc hay font chữ, hoặc thay đổi những nét chính của nó như thay đổi
toàn bộ giao diện từ bên ngoài đến các nút bấm. Người dùng cũng có thể tự
quyết định các thành phần, các thao tác trên màn hình hiển thị. Và cũng như có
thể thay đổi các trường dữ kiệu cho phù hợp hơn với doanh nghiệp. Việc chỉnh
sửa dữ liệu và trích xuất kết quả dưới dạng biểu đồ giúp nhà quản lý có thể theo
dõi và so sánh các bước kinh doanh một cách hiệu quả. Ngoài ra, công cụ này
còn cho phép lập kế hoạch kinh doanh, dự báo kết quả kinh doanh, tạo kế hoạch
cho từng nhóm kinh doanh…
Phần mềm có khả năng kết nối, đồng bộ hóa dữ liệu với nhiều chương trình
khác. Đa số các doanh nhân đều cần theo dõi được khách hàng của mình trên
máy tính cá nhân và không bỏ sót bất kể thông tin nào của họ. Phần mềm thực
nghiệm có thể nhập tự động các dữ liệu từ những chương trình phổ biến như
Outlook, Act và dịch vụ CRM trực tuyến từ Saleforce.com. Việc tự động đồng
bộ hóa với Outlook cũng được hỗ trợ, cho phép người dùng có khả năng chỉnh
sửa thông tin trong danh bạ và lịch hẹn ở cả phần mềm hoặc Outlook và trao đổi
với ứng dụng khác.
63
Phần mềm này giúp nhà quản lý đánh giá được hiệu quả của từng chiến dịch
quảng cáo, marketing, theo dõi chặt chẽ chi phí và doanh thu đem lại. Từ đó,
giúp nhà quản lý phân tích được nguồn khách hàng tiềm năng và kênh quản cáo
hiệu quả.
5.2.3. Những hạn chế của phần mềm
Hệ thống các báo cáo chưa hoàn thiện, ít mẫu báo cáo, chưa có báo cáo với
những yêu cầu phức tạp.
Chưa phát triển tính năng tính toán hóa đơn.
Chưa phát triển tính năng đồng bộ dữ liệu giữa các máy trạm.
Chưa hỗ trợ cơ sở dữ liệu Oracle.
5.2.4. Hướng phát triển
Đây là một đề tài có tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Cùng với sự hỗ trợ của cộng
đồng mã nguồn mở phong phú, luận văn sẽ định hướng mở rộng như sau:
Hoàn chỉnh hệ thống bằng cách thêm các module như: lập hóa đơn, tự động tính
tiền hóa đơn, cập nhật số lượng hàng tồn, nhập kho hàng…
64
Kết luận
Quản lý quan hệ khách hàng là một chiến lược đã được công nhận và ứng dụng rộng
rãi, nó được ứng dụng để quản lý và nuôi dưỡng sự tương tác của công ty với khách hàng
và tiềm năng bán hàng trong tương lai. Nó bao gồm việc sử dụng công nghệ để tổ chức, tự
động hoá, và đồng bộ hóa quy trình kinh doanh, và các hoạt động liên quan đến bán hàng.
Các mục tiêu tổng thể là để tìm kiếm, thu hút, và giành được khách hàng mới, nuôi dưỡng
và giữ lại những khách hàng hiện tại, lôi kéo khách hàng cũ trở lại, và giảm các chi phí
tiếp thị và dịch vụ khách hàng.
Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về CRM và ứng dụng phát triển hệ thống quản lý
quan hệ khách hàng của doanh nghiệp dự trên bộ mã nguồn mở SugarCRM, luận văn đã
đạt được một số kết quả như sau:
Hiểu biết sâu sắc về hệ thống quản lý quan hệ khách hàng
Cài đặt và sử dụng phần mềm SugarCRM
Phát triển SugarCRM theo hướng tùy chỉnh giao diện, ngôn ngữ, thêm chức
năng cho hệ thống
Tạo một quy trình làm việc cho doanh nghiệp trên SugarCRM với các chức
năng có sẵn và thêm mới cho phù hợp.
Ngày nay với việc tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa nền kinh tế, các công ty
cần phải quản lý nhiều hơn các khách hàng. Hơn nữa, tin học hóa doanh nghiệp cũng
đang trở nên phổ biến và như vậy, ứng dụng CRM là một công cụ hữu ích cho các công ty
nhằm trợ giúp họ lái con thuyền doanh nghiệp đi đúng định hướng.
65
Tài liệu tham khảo
[1]. Dr. Chris Todman, Designing A Data Warehouse Supporting Customer
Relationship Management, Prentice Hall PTR, 2000, tr 10-30
[2] Karen S.Fredricks, SugarCRM For Dummies, Wiley publishing, 2009, tr 10-100
[3] SugarDeveloperGuide_v5.2, SugarCRM Inc, 2008-2009, tr 98-150
[4] SugarDeveloperGuide_v5.5, SugarCRM Inc, 2009-2010, tr 90-100
[5]. Sugar_ER_Diagram_5.2, SugarCRM Inc, 2009, tr 1-17
[6]. www.sugarcrm.com
[7]. www.sugarforge.org/
[8]. www.sugarCRM.org
[9]. www.abviet.com
[10]. www.crmvietnam.com
[11]. www.misa.com.vn
[12]. www.solutions.eqvn.net
[13]. www.tuanvietnam.net
[14]. www:vi.wikipedia.org/
[15]. www: wikipedia.org/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ KHÁCH HÀNG DỰA TRÊN PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ (2).pdf