Với lưu vực chiếm 87,61% diện tích toàn tỉnh Kon Tum và 20,63%
diện tích toàn tỉnh Gia Lai, sông Sê San có ảnh hưởng tới gần 500 nghìn
người dân sinh sống trên lưu vực, do đó nhiệm vụ dự báo thủy văn và nguồn
nước có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai
và chỉ đạo sản xuất của các địa phương trên lưu vực sông. Sau thời gian
nghiên cứu, luận văn về xây dựng phương án dự báo thủy văn hạn vừa trên
lưu vực sông Sê San đã hoàn thành được các nội dung chính sau:
1. Xây dựng được cơ sở dữ liệu KTTV tại các trạm thủy văn và các hồ
chứa thủy điện lớn trên lưu vực sông Sê San từ năm 1994 - 2017 và một số
năm xảy ra hạn hán, thiếu nước, các năm có lũ trái vụ
2. Phân tích, đánh giá các đặc điểm chung nhất của vực sông Sê San;
nghiên cứu, phân tích đánh giá tổng quan các phương pháp, mô hình dự báo
thủy văn hạn vừa trên thế giới, ở Việt Nam và công tác dự báo dòng chảy hạn
vừa trên lưu vực sông Sê San.
3. Nghiên cứu về khả năng, mức độ áp dụng sản phẩm dự báo mưa số trị
từ mô hình IFS và hiệu chỉnh để làm số liệu đầu vào cho mô hình dự báo
dòng chảy hạn vừa, mùa cạn cho lưu vực sông Sê San
100 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xây dựng phương án dự báo dòng chảy hạn vừa cho lưu vực sông sê san có sử dụng sản phẩm mưa dự báo của ifs, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, lượng mưa tính toán
trong mùa cạn sẽ bao gồm lượng mưa của mùa khô và lượng mưa của thời kỳ
đầu mùa mưa. Thời kỳ đầu và giữa mùa cạn trùng với thời gian mùa khô nên
lượng mưa rất bé, chỉ chiếm từ 10 - 15% lượng mưa năm. Tuy nhiên, trong 2
tháng cuối mùa (tháng 5, tháng 6) khi trên hầu hết lưu vực đã bước vào mùa
mưa thì lượng mưa tăng mạnh; tổng lượng mưa 2 tháng này chiếm hơn 80%
lượng mưa của mùa cạn.
Để đảm bảo nhận được bộ thông số mô hình MIKE - NAM đại biểu có
sự ổn định, thể hiện đúng quy luật dòng chảy mùa cạn, hợp nhất mùa cạn trên
2 nhánh lưu vực sông, cũng như theo đúng phân mùa mùa cạn theo Quy trình
vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Sê San, học viên lựa chọn mùa cạn trên
50
toàn lưu vực sông Sê San từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau và thực hiện tuyển
chọn số liệu để xác định bộ thông số của mô hình MIKE -NAM như sau:
- Số liệu mưa, bốc hơi, dòng chảy dùng trong tính toán hiệu chỉnh và
kiểm định mô hình là số liệu thực đo mùa cạn và số liệu của một số trận
mưa lũ trái vụ.
- Đối với các trạm thủy văn chọn các năm cạn nhất, năm có lượng
dòng chảy trung bình nhỏ hơn và năm có lượng dòng chảy trung bình lớn
hơn lượng dòng chảy trung bình các mùa cạn.
Bảng 3.7: Một số mùa cạn và trận lũ trái vụ tại các trạm được dùng để hiệu
chỉnh bộ thông số mô hình Mike - Nam
Trạm Trận lũ Mùa cạn Trạm Trận lũ Mùa cạn
Kon
Tum
17-22/06/2012 2010-2011
Đăk
Mốt
23-25/6/2011 2010-2011
24-28/12/2012 2011-2012 26-27/6/2016 2011-2012
01-03/12/2014 2012-2013 24-26/6/2004 2012-2013
Kon
Plông
18-20/5/2011 2010-2011
Đăk
Tô
23-25/6/2011 2010-2011
03-06/05/2014 2011-2012 14-16/11/2010 2011-2012
16-18/5/2008 2012-2013 21-22/6/2013 2012-2013
Bảng 3.8: Một số mùa cạn và trận lũ trái vụ tại các trạm được dùng để kiểm
định bộ thông số mô hình Mike-Nam
Trạm Trận lũ Mùa cạn Trạm Trận lũ Mùa cạn
Kon
Tum
12-14/6/2004 2013-2014
Đăk
Mốt
30/6/2014 2013-2014
21-27/6/2013 2015-2016 17-19/6/2012 2015-2016
15-19/12/2016 21-22/6/2011
Kon
Plông
12-16/6/2004 2013-2014
Đăk
Tô
13-14/6/2008 2013-2014
17-19/12/2011 2015-2016 16-21/2012 2015-2016
15-19/12/2016 01-06/6/2003
51
- Đối với các hồ chứa: Chọn các mùa cạn từ khi hồ chứa đi vào hoạt
động, và chọn các năm cạn nhất, năm có lượng dòng chảy trung bình nhỏ hơn,
năm có lượng dòng chảy lớn hơn lượng dòng chảy trung bình các mùa cạn.
Bảng 3.9: Thống kê mùa cạn và các trận lũ trái vụ tại các hồ chứa trên lưu
vực sông Sê San dùng để hiệu chỉnh bộ thông số mô hình Mike - Nam
Hồ Trận lũ Mùa cạn Hồ Trận cạn Mùa lũ
Plei
Krong
16-21/6/2012 2015-2016
Sê
San 4
27-28/6/2016 2010-2011
21-27/6/2013 2014-2015 28-30/6/2011 2015-2016
26-30/6/2016 2010-2011 16-17/5/2014 2011-2012
Ialy
18-25/5/2006 2010-2011
Sê
San
4A
6-7/6/2013 2015-2016
15-16/12/2009 2011-2012 10-11/6/2014 2011-2012
28-30/6/2011 2015-2016 3-4/12/2014 2012-2013
Bảng 3.10: Thống kê mùa cạn và các trận lũ trái vụ tại các hồ chứa trên lưu
vực sông Sê San dùng để kiểm định bộ thông số mô hình Mike-Nam
Hồ Trận lũ Mùa cạn Hồ Trận lũ Mùa cạn
Plei
Krong
13-17/6/2013 2011-2012
Sê San
4
30/6/2012 2012-2013
23-25/6/2015 2012-2013 6-8/6/2012 2013-2014
11-17/6/2014 2013-2014 30-31/5/2013 2014-2015
Ialy
31/5-1/6/2011 2014-2015
Sê San
4A
9-10/6/2015 2013-2014
15-20/6/2012 2012-2013 10-11/6/2016 2014-2015
c. Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định bộ thông số mô hình lưu vực sông Sê San
mùa cạn, tại các trạm thủy văn
- Kết quả hiệu chỉnh bộ thông số: Sau khi hiệu chỉnh bộ thông số mô
hình cho mùa cạn các năm 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013. Xác định được
52
bộ thông số chung cho lưu vực sông Sê San là trung bình cộng của 3 bộ thông
số cho 3 mùa cạn nói trên.
Bảng 3.11: Bộ thông số trung bình tại các vị trí lưu vực sông Sê San
Thông số
Tiểu lưu vực
Umax Lmax CQOF CKIF CK1,2 TOF TIF
DAK MOT 16,7 265,3 0,66 903,2 21,7 0,20 0,19
PLEI KRONG 10,0 133,3 0,70 1000 23,7 0,27 0,30
THUONG KON TUM 13,7 296,0 0,88 937,2 15,0 0,20 0,20
KON PLÔNG 10,7 292,7 0,88 846,7 24,0 0,30 0,30
KON TUM 14,0 232,0 0,67 852,8 15,7 0,33 0,33
SESAN 4 10,0 200,0 0,80 1000 17,3 0,0 0,20
SESAN 4A 10,0 212,0 0,65 765,9 19,3 0,23 0,20
DAK HODRAI 10,0 100,0 0,60 1000 14,0 0,30 0,30
IALY 10,0 100,0 0,70 1000 25,0 0,20 0,20
SESAN 3A 10,7 246,7 0,58 1000 15,7 0,20 0,23
SESAN 3 11,0 266,7 0,68 1000 17,0 0,23 0,23
DAK TO 11,7 232,7 0,77 878,7 18,0 0,20 0,20
Kết quả mô phỏng, xác định bộ thông số mô hình MIKE - NAM với 3
mùa cạn điển hình số liệu cho các trạm Kon Plông, Kon Tum, Đăk Mốt và
Đăk Tô cho kết quả đạt về tổng lượng và quá trình.
Đường quá trình dòng chảy mùa cạn tính toán tương đối đồng dạng với
đường thực đo. Tổng lượng mùa cạn chênh lệch không quá lớn, tổng lượng
dòng chảy mùa cạn tại trạm Đăk Mốt, Kon Plong, Đăk Tô thiên thấp. Chênh
lệch tổng lượng mùa cạn trung bình tại Đăk Mốt: 43,6 triệu m3, Đăk Tô: 3
triệu m3, Kon Plông: 7,1 triệu m3, Kon Tum là 16,2 triệu m3. Lưu lượng dòng
chảy lớn nhất chênh lệch nhau không nhiều, trung bình tại trạm Đăk Mốt là
1,4% (lớn nhất là 5%), Đăk Tô: 3,8% (lớn nhất là 7,3%), Kon Plông là 0,2%
(lớn nhất là 2,9%), Kon Tum: 1,1% (lớn nhất là 8,1%). Hệ số Nash trung bình
khá cao dao động từ 0,75-0,85%, tại Đăk Mốt: 0,81%, Đăk Tô: 0,79%, Kon
Plông 0,83%, tại Kon Tum là 0,80%.
53
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá mô hình cho các mùa cạn 2010-2011, 2011-
2012, 2012-2013
Trạm Năm
Nash
(%)
Qmax tđ
(m3/s)
Qmax tt
(m3/s)
ΔQ/
Qmaxtđ
(%)
Wtđ
(106m3)
Wtt
(106m3)
∆W/Wtđ
(%)
Đăk
Mốt
2010-2011 0,79 540,4 567,2 5,0 853 817 -4,22
2011-2012 0,82 376,4 386,6 2,7 1178 1146 -2,72
2012-2013 0,82 269,2 259,5 -3,6 905 842 -6,96
Đăk Tô
2010-2011 0,84 56 51,9 -7,3 133 126 -5,26
2011-2012 0,75 40 41,1 2,9 143 146 2,10
2012-2013 0,86 24,8 23 -7,1 109 104 -4,59
Kon
Plông
2010-2011 0,81 198,8 193 -2,9 806 747 -7,32
2011-2012 0,85 205,6 204,4 -0,6 758 727 -4,09
2012-2013 0,84 330,8 340,3 2,9% 1977 2046 3,49
Kon
Tum
2010-2011 0,71 414 447,5 8,1 806 774 -3,97
2011-2012 0,83 307,7 299,5 -2,7 1773 1780 0,39
2012-2013 0,77 470.2 460 -2,2 2517 2591 2,94
Hình 3.3: Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái) và tổng lượng nước
(hình phải) thực đo và tính toán mùa cạn tại trạm thủy văn Đăk Mốt
54
Hình 3.4: Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái) và tổng lượng nước (hình
phải) thực đo và tính toán mùa cạn tại trạm thủy văn Đăk Tô
Hình 3.5: Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái) và tổng lượng nước (hình
phải) thực đo và tính toán mùa cạn tại trạm thủy văn Kon Plong
Hình 3.6:Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái) và tổng lượng nước (hình
phải) thực đo và tính toán mùa cạn tại trạm thủy văn Kon Tum
55
- Kết quả kiểm định bộ thông số mô hình: Kết quả kiểm định bộ thông số
mô hình từ tài liệu 2013 – 2014 và 2015 – 2016 cho thấy đường quá trình
dòng chảy tính toán tương đối đồng dạng với đường thực đo. Tổng lượng mùa
cạn chênh lệch không quá lớn, tổng lượng dòng chảy mùa cạn tại trạm Kon
Plông thiên thấp. Chênh lệch tổng lượng mùa cạn trung bình tại Đăk Mốt: 16
triệu m3, Đăk Tô: 3,8 triệu m3, Kon Plông: 70,1 triệu m3, Kon Tum là 18,6
triệu m3. Lưu lượng dòng chảy lớn nhất mùa cạn thiên thấp cho tất cả các
trạm, chênh lệch trung bình tại trạm Đăk Mốt là 5,2% (lớn nhất là 7,5%), Đăk
Tô: 1,1% (lớn nhất là 3,5%), Kon Plông là 6,7% (lớn nhất là 9,5%), Kon
Tum: 4,6% (lớn nhất là 7,3%). Hệ số Nash trung bình tại Đăk Mốt: 0,79%,
Đăk Tô: 0,79%, Kon Tum 0,71%, tại Kon Plông là 0,73%.
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định mô hình mùa cạn tại các trạm thủy văn
Trạm Năm
Nash
(%)
Qmax tđ
(m3/s)
Qmax tt
(m3/s)
ΔQ/
Qmaxtđ
(%)
Wtđ
(106m3)
Wtt
(106m3)
∆W
(106m3)
Đăk
Mốt
2013-2014 0,78 313,9 290,3 -7,50 1162 1217 54,9
2015-2016 0,79 244,1 237,2 -2,80 669 646 -22,9
Đăk
Tô
2013-2014 0,89 22,2 22,5 1,40 215 224 9,5
2015-2016 0,77 18,5 17,9 -3,50 28,2 26,3 -1,9
Kon
Plông
2013-2014 0,85 205,6 186 -9,50 1512 1445 -67,3
2015-2016 0,61 400, 384,1 -4.20 1109,6 1036,5 -73
Kon
Tum
2013-2014 0,85 269,9 265 -1,80 1623 1664 41,1
2015-2016 0,74 210,3 195 -7,30 1322 1244 -78.4
56
Hình 3.7: Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái) và tổng lượng nước
(hình phải) thực đo và tính toán trạm TV Đăk Mốt
Hình 3.8:Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái) và tổng lượng nước
(hình phải) thực đo và tính toán trạm TV Đăk Tô
Hình 3.9:Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái) và tổng lượng nước
(hình phải) thực đo và tính toán trạm TV Kon Plong
Hình 3.10: Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái) và tổng lượng nước
(hình phải) thực đo và tính toán trạm TV văn Kon Tum
57
Kết quả mô phỏng và kiểm định mô hình MIKE - NAM trên cơ sở các
số liệu của 5 mùa cạn từ năm từ 2010-2016 đã nhận được bộ thông số tương
đối ổn định, có khả năng mô phỏng tốt quá trình dòng chảy mùa cạn trên các
lưu vực bộ phận. Mô hình đã mô phỏng tổng lượng tương đối tốt, chênh lệch
tổng lượng không lớn. Chỉ số Nash, sai số dòng chảy lớn nhất mùa đều đạt
giới hạn cho phép, vì vậy có thể áp dụng bộ thông số này để mô phỏng dòng
chảy mùa cạn hạn vừa cho lưu vực sông Sê San.
d. Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định bộ thông số mô hình Nam các trận lũ trái
mùa tại các trạm thủy văn:
- Kết quả hiệu chỉnh bộ thông số: Bộ thông số của mô hình Mike Nam
tương ứng với các trận lũ khác nhau được xác định cho từng tiểu lưu vực khác
nhau. Hầu hết các trận lũ hiệu chỉnh cho sông Sê San đều xảy ra vào đầu và
cuối mùa cạn, tuy nhiên mỗi trận lũ có những đặc trưng hình thành dòng chảy
khác nhau nên các thông số cũng không giống nhau. Trận lũ từ ngày 24-
26/6/2004, 16-18/5/2008, 18-20/5/2011, 17-22/06/2012, 23-25/6/2011, 03-
06/05/2014 có điều kiện hình thành dòng chảy khó khăn hơn do bề mặt lưu
vực trước khi xảy ra lũ khô hạn, khi mưa xuống tổn thất thấm sẽ chiếm một
lượng đáng kể sau đó mới hình thành dòng chảy trong khi các trận lũ 24-
28/12/2012, 01-03/12/2014 hình thành khi trước đó đã có nhiều trận lũ xảy ra
trên lưu vực, bề mặt lưu vực đã tương đối bão hòa, điều kiện hình thành dòng
chảy tràn trên lưu vực rất thuận lợi để sinh lũ nên các thông số đặc trưng cho
quá trình hình thành lũ sẽ được đưa về giá trị thuận lợi nhất.
Bộ thông số chung cho lưu vực sông Sê San là trung bình cộng của 3 bộ
thông số cho 3 trận lũ trái vụ tại các trạm trên lưu vực sông Sê San.
Bảng 3.14: Bảng giá trị thông số trung bình điều kiện ban đầu của các tiểu
lưu vực trên lưu vực sông Sê San
Thông số
Tiểu lưu vực
U/Umax L/Lmax QOF QIF BF BFlow
DAK MOT 0,55 0,56 10 10 110 80
PLEI KRONG 0,6 0,5 5 15 13 0
THUONG KON TUM 0,8 0,85 10 10 27 100
KON PLÔNG 0,8 0,8 10 15 50 100
KON TUM 0,7 0,85 12 12 5 5
58
Thông số
Tiểu lưu vực
U/Umax L/Lmax QOF QIF BF BFlow
SESAN 4 0,5 0,55 12 15 21 7
SESAN 4A 0,8 0,6 14 12 12 10
DAK HODRAI 0,5 0,6 12 15 15 10
IALY 0,5 0,5 2 2 2 20
SESAN 3A 0,6 0,52 12 15 11 5
SESAN 3 0,6 0,5 10 10 10 5
DAK TO 0,6 0,57 2 2 21 100
Bảng 3.15: Bảng giá trị thông số trung bình mô hình Mike-Nam cho các lưu
vực bộ phận lưu vực sông Sê San
Thông số
Tiểu lưu vực Umax Lmax CQOF CKIF CK1,2 TOF TIF
DAK MOT 11,3 273 0,59 971 11,2 0,3 0,2
PLEI KRONG 10,0 133 0,73 1000 16,0 0,2 0,4
THUONG KON TUM 14,0 290 0,78 1000 14,4 0,2 0,1
KON PLÔNG 16,0 295 0,72 990 15,6 0,2 0,2
KON TUM 15,2 195 0,65 946 22,2 0,3 0,3
SESAN 4 10,0 131 0,73 1000 11,0 0,1 0,2
SESAN 4A 10,0 117 0,70 1000 23,0 0,3 0,2
DAK HODRAI 10,0 100 0,60 1000 14,0 0,0 0,0
IALY 10,0 100 0,90 1000 31,0 0,1 0,1
SESAN 3A 10,7 217 0,58 1000 11,0 0,0 0,1
SESAN 3 10,3 205 0,68 1000 10,0 0,1 0,0
DAK TO 11,2 173 0,65 484 14,4 0,3 0,3
Kết quả mô phỏng, xác định bộ thông số mô hình MIKE-NAM với các
trận lũ trái vụ tại các trạm Kon Plông, Kon Tum, Đăk Mốt và Đăk Tô cho kết
quả đạt về tổng lượng và quá trình. Đường quá trình dòng chảy tính toán
tương đối đồng dạng với đường thực đo. Đối với sườn lũ lên và lũ xuống, quá
trình tính toán tương đối phù hợp với thực đo. Nhưng cũng có những trận lũ
có sự sai khác giữa lưu lượng tính toán và thực đo. Chênh lệch tổng lượng
59
trung bình tại Đăk Mốt: 0 triệu m3, Đăk Tô: 0,1 triệu m3, Kon Plông: 0,3 triệu
m3, Kon Tum là 0,2 triệu m3. Lưu lượng đỉnh lũ chênh lệch trung bình tại
trạm Đăk Mốt là 3,2 % (lớn nhất là 6,6%), Đăk Tô: 0,7% (lớn nhất là 5%),
Kon Plông là 0,7% (lớn nhất là 4,1%), Kon Tum: 0,2% (lớn nhất là 2,2%). Hệ
số Nash trung bình tại các trạm cao và dao động từ 0,83-0,87%.
Bảng 3.16: Kết quả đánh giá trận lũ trái vụ tại các trạm thủy văn
Trạm Năm
Nash
(%)
Qmax tđ
(m3/s)
Qmax tt
(m3/s)
ΔQ/
Qmaxtđ
(%)
Wtđ
(106m3)
Wtt
(106m3)
∆W/Wtđ
(%)
Đăk
Mốt
23-25/6/2011 0,83 547 544 -0,55 38,6 39,0 1,04
26-27/6/2016 0,85 244 260 6,56 17,5 18,1 3,43
24-26/6/2004 0,85 280 290 3,57 25,4 24,4 -3,94
Đăk
Tô
23-25/6/2011 0,82 56 56.2 0,36 4,73 4,5 -4,86
14-16/11/2010 0,83 30 29 -3,33 3,65 3,37 -7,67
21-25/6/2013 0,83 25.8 27.1 5,04 5,01 5,13 2,40
Kon
Plông
17-22/06/2012 0,89 206 211 2,43 43,4 43,7 0,69
24-28/12/2012 0,88 183 182 -0,55 42,1 41,2 -2,14
01-03/12/2014 0,84 391 375 -4,09 31,7 31,4 -0,95
Kon
Tum
18-20/5/2011 0,82 414 423 2,17 27,1 25,9 -4,43
03-06/05/2014 0,88 238 236 -0,84 44 46,1 4,77
16-18/5/2008 0,89 254 252 -0,79 28,4 26,8 -5,63
Hình 3.11: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình phải) thực
đo và tính toán trạm Đăk Mốt trận lũ từ ngày 23-25/6/2011
60
Hình 3.12: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình phải) thực
đo và tính toán trạm Đăk Tô trận lũ từ ngày 22-25/6/2013
Hình 3.13: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình phải) thực
đo và tính toán trạm Kon Plong trận lũ 17-22/06/2012
Hình 3.14: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình phải) thực
đo và tính toán trạm Kon Tum trận lũ từ ngày 18-20/5/2011
61
- Kết quả kiểm định bộ thông số
Kết quả kiểm định bộ thông số mô hình MIKE-NAM các trận lũ trong
mùa cạn tại các trạm Kon Plông, Kon Tum, Đăk Mốt và Đăk Tô cho kết quả
đạt về tổng lượng và quá trình. Đường quá trình dòng chảy tính toán tương
đối đồng dạng với đường thực đo. Đối với sườn lũ lên và lũ xuống, quá trình
tính toán tương đối phù hợp với thực đo. Nhưng cũng có những trận lũ có sự
sai khác giữa lưu lượng tính toán và thực đo. Chênh lệch tổng lượng trận lũ
trung bình tại Đăk Mốt: 1 triệu m3, Đăk Tô: 0,4 triệu m3, Kon Plông: 0 triệu
m3, Kon Tum là 0,5 triệu m3. Lưu lượng đỉnh lũ chênh lệch trung bình tại
trạm Đăk Mốt là 5,3% (lớn nhất là 7%)
, Đăk Tô: 0,4% (lớn nhất là 0,7%), Kon Plông là 2,3% (lớn nhất là 7%),
Kon Tum: 0,8% (lớn nhất là 3,2%). Hệ số Nash trung bình tại các trạm khá
cao và đều đạt từ 0,80 - 0,84%.
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định mô hình các trận lũ trái vụ trong mùa cạn tại
các trạm thủy văn
Trạm Năm
Nash
(%)
Qmaxtđ
(m3/s)
Qmaxtt
(m3/s)
ΔQ/
Qmaxtđ
(%)
Wtđ
(106m3)
Wtt
(106m3)
∆W/Wtđ
(%)
Đăk
Mốt
30/6/2014 0,83 331 350 5,74 22,8 21,4 -6,14
17-19/6/2012 0,83 376 388 3,2 31,0 30,3 -2,26
21-22/6/2011 0,80 329 352 7,0 24,2 23,4 -3,31
Đăk Tô
13-14/6/2008 0,73 20.2 21,2 4,95 2 1,8 -10,0
16-21/2012 0,84 44 42., -4,32 7,5 7,3 -2,67
01-06/6/2003 0,82 24,2 25,1 3,72 7,1 6,39 -10,0
Kon
Plông
12-14/6/2004 0,84 643 630 -2,02 37,7 43,1 14,3
21-27/6/2013 0,85 240 257 7,08 93,6 95,3 1,82
15-19/12/2016 0,83 890 906 1,80 142 135 -4,93
Kon
Tum
12-16/6/2004 0,81 1306 1307 0,08 124 119 -4,03
17-19/12/2011 0,83 308 305 -0,97 49,9 47,5 -4,81
15-19/12/2016 0,83 1080 1115 3,24 173 182 5,20
62
Hình 3.15: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình phải) thực
đo và tính toán trạm Đăk Mốt trận lũ từ ngày 21-22/6/2011
Hình 3.16: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình phải) thực
đo và tính toán trạm Đăk Tô trận lũ từ ngày 01-06/6/2003
63
Hình 3.17: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình phải) thực
đo và tính toán trạm Kon Plong trận lũ 12-14/6/2004
Hình 3.18: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình
phải) thực đo và tính toán trạm Kon Tum trận lũ từ ngày 15-19/12/2016
Kết quả mô phỏng và kiểm định mô hình MIKE - NAM trên cơ sở các
số liệu của 5 mùa cạn từ năm 2010-2016 và các trận lũ trái vụ đã nhận được
bộ thông số tương đối ổn định, có khả năng mô phỏng được quá trình dòng
chảy mùa cạn, các trận lũ trái vụ trên các lưu vực bộ phận. Mô hình đã mô
phỏng tổng lượng tương đối tốt. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ tính toán khá phù
hợp với thực tế, nhưng trong một số trận lũ, đỉnh lũ mô phỏng còn muộn hơn
hoặc sớm hơn thực đo khoảng 0h-8h, dẫn đến chênh lệch giữa lưu lượng tính
toán và thực đo. Một số vị trí đỉnh lũ mô phỏng còn thiên cao (trận lũ 21-
27/6/2013 tại trạm Kon Plông), phần chân lũ mô phỏng chưa sát thực tế (trận
lũ 17-19/12/2011 tại trạm Kom Tum). Nguyên nhân có thể là tính toán mô
phỏng dòng chảy từ mưa ở các lưu vực sông miền núi là rất khó, vùng thượng
lưu lũ có tính chất lên xuống nhanh, biên độ lũ lớn, độ dốc và độ cao địa hình
thay đổi phức tạp; các vùng mưa thường biến động không đều cả về lượng và
cường độ, thời gian mưa. Tuy nhiên, khi sử dụng bộ thông số chung tìm được
trong quá trình mô phỏng mùa cạn các năm 2010-2016 và một số trận lũ trái
vụ để kiểm định mô hình tại các vị trí Kon Plông, Kon Tum, Đăk Mốt, Đăk
Tô cho kết quả tương đối tốt: chỉ số Nash, sai số đỉnh lũ đều đạt giới hạn cho
phép, vì vậy có thể áp dụng bộ thông số này để mô phỏng dòng chảy hạn vừa
mùa cạn cho các trạm thủy văn trên lưu vực sông Sê San.
e. Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định bộ thông số mô hình lưu vực sông Sê San
mùa cạn, tại các hồ chứa thủy điện.
64
- Kết quả hiệu chỉnh
Các hồ chứa Ialy, Sê San 4, Sê San 4A là những hồ bên dưới trong hệ
thống hồ bậc thang lưu vực sông Sê San, vì vậy lưu lượng đến hồ dưới sẽ là
tổng lưu lượng xả của hồ trên và lưu lượng khu giữa.
Cụ thể:
Qđến Ialy = QXả Plei Krong + QKhu giữa (3.1)
Qđến Sê San 4 = QXả Sê San 3A + QKhu giữa (3.2)
Qđến Sê San 4A = QXả Sê San 4 + QKhu giữa (3.3)
Xác định được bộ thông số chung cho lưu vực sông Sê San là trung
bình cộng của 3 bộ thông số cho 3 mùa cạn điển hình kết quả được bộ thông
số như bảng 3.18.
Bảng 3.18: Bộ thông số trung bình tại các vị trí khi tính cho các hồ
chứa trên lưu vực sông Sê San.
Thông số
Tiểu lưu vực Umax Lmax CQOF CKIF CK1,2 TOF TIF
DAK MOT 16,7 265 0,58 870 21,3 0,31 0,39
PLEI KRONG 13 100 0,6 1000 22 0,27 0,3
THUONG KON TUM 15,7 296 0,75 937 19,8 0,32 0,3
KOM PLONG 13,7 295 0,72 913 19,2 0,3 0,31
KON TUM 14 232 0,56 986 25 0,47 0,48
SESAN 4 14 250 0,8 1000 20 0,31 0,2
SESAN 4A 15,7 259 0,57 999 22,7 0,3 0,2
DAK HODRAI 17 100 0,6 1000 17,3 0,23 0,3
IALY 15 100 0,87 1000 24,7 0,3 0,3
SESAN 3A 16,7 233 0,58 1000 21 0,37 0,3
SESAN 3 12 262 0,68 1000 20 0,27 0,35
DAK TO 14,3 173 0,64 948 18,3 0,3 0,3
65
Kết quả mô phỏng, xác định bộ thông số mô hình MIKE - NAM với 3
mùa cạn điển hình số liệu cho các hồ chứa Ialy, Plei Krong, Sê San 4, Sê
San 4A cho kết quả đạt về tổng lượng và quá trình.
Đường quá trình lưu lượng tính toán và thực đo dao động theo điều tiết
hồ chứa. Đường quá trình lưu lượng tính toán tương đối phù hợp với thực
đo. Tổng lượng mùa cạn đối với hồ Ialy thiên thấp, các hồ khác thiên cao,
chênh lệch tổng lượng mùa cạn trung bình tại hồ Plei Krong: 31 triệu m3, hồ
Ialy: 210 triệu m3, hồ Sê San 4: 23,3 triệu m3, hồ Sê San 4A: 46 triệu m3.
Lưu lượng dòng chảy lớn nhất chênh lệch không nhiều lớn nhất của hồ Sê
San 4 (2010 - 2011) 26,4%, phần lớn lưu lượng dòng chảy lớn nhất thiên
cao. Chênh lệch lưu lượng dòng chảy lớn nhất trung bình tại hồ Pleikrông là
3,1% (lớn nhất là 9,9%), hồ Ialy: 3,8% (lớn nhất là 6%), hồ Sê San 4:
15,1% (lớn nhất là 26,4%), hồ Sê San 4A: 7% (lớn nhất là 11,4%).
Chỉ số Nash tương đối cao, dao động từ 0,80-0,89%. Trung bình hồ
Plei Krông: 0,85%, hồ Ialy: 0,86%, hồ Sê San 4: 0,85%, hồ Sê San 4A:
0,83%.
Bảng 3.19: Kết quả đánh giá mô hình Nam cho dòng chảy hạn vừa mùa
cạn các hồ trên lưu vực sông Sê San
Hồ Năm
Nash
(%)
Qmaxtđ
(m3/s)
Qmaxtt
(m3/s)
ΔQ/
Qmaxtđ
(%)
Wtđ
(106m3)
Wtt
(106m3)
∆W/Wtđ
(%)
Plei
Krong
2015-2016 0,88 335 368 9,9 714 634 -11.20
2014-2015 0,88 268 250 -6,6 856 918 7.24
2010-2011 0,80 372 395 6,2 1161 1271 9.47
Ialy
2010-2011 0,86 428 402.3 -6,0 2477 2242 -9.49
2011-2012 0,85 459 449 -2,1 3670 3484 -5.07
2015-2016 0,87 378 366 -3,2 2004 1795 -10.43
Sê San 4
2010-2011 0,89 1225 1548 26,4 3058 3091 1.08
2015-2016 0,82 480 556 15,8 3752 3915 4.34
2011-2012 0,83 776 799 3,0 4781 4655 -2.64
Sê San 2015-2016 0,83 502 520 3,6% 2449 2576 5.19
66
4A 2011-2012 0,85 885 986 11,4 4949 5165 4.36
2012-2013 0,80 585 620 6,0 3998 3793 -5.13
0
100
200
300
12/01/2014 01/30/2015 03/31/2015 05/30/2015
Q TĐ
Q TT
Hồ PleiKrong
Q
t
0
200
400
600
800
1000
12/01/2014 01/30/2015 03/31/2015 05/30/2015
W TĐ
W TT
Hồ PleiKrong
W
t
Hình 3.19: Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái), tổng lượng nước (hình
phải) thực đo và tính toán mùa cạn đến hồ Plei Krông
0
100
200
300
400
500
12/01/2010 01/30/2011 03/31/2011 05/30/2011
QTĐ
QTT
Q
t
Hồ Ialy
0
400
800
1200
1600
2000
2400
12/01/2010 01/30/2011 03/31/2011 05/30/2011
WTĐ
WTT
W
t
Hồ Ialy
Hình 3.20: Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái), tổng lượng nước
(hình phải) thực đo và tính toán mùa cạn đến hồ Ialy
0
500
1000
1500
12/01/2010 01/30/2011 03/31/2011 05/30/2011
QTĐ
QTT
Q
t
Hồ Sê San 4
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
12/01/2010 01/30/2011 03/31/2011 05/30/2011
W TĐ
W TT
W
t
Hồ Sê San 4
67
Hình 3.21: Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái), tổng lượng nước (hình
phải) thực đo và tính toán mùa cạn đến hồ Sê San 4
0
100
200
300
400
500
600
12/01/2015 01/30/2016 03/30/2016 05/29/2016
QTĐ
QTT
Q
t
Hồ Sê San 4A
0
1000
2000
3000
12/01/2015 01/30/2016 03/30/2016 05/29/2016
WTĐ
WTT
W
t
Hồ Sê San 4A
Hình 3.22: Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái), tổng lượng nước
(hình phải) thực đo và tính toán mùa cạn đến hồ Sê San 4A
- Kết quả kiểm định
Kết quả kiểm định bộ thông số mô hình MIKE - NAM với các mùa cạn
điển hình số liệu cho các hồ chứa Ialy, Pleikrông, Sê San 4, Sê San 4A cho
kết quả đạt về tổng lượng và quá trình.
Đường quá trình lưu lượng tính toán và thực đo dao động theo điều tiết
hồ chứa và tương đối phù hợp với nhau. Tổng lượng mùa cạn chênh lệch
không quá lớn, tổng lượng dòng chảy mùa cạn của hồ Pleikrông, Ialy, Sê
San 4A thiên thấp, chênh lệch tổng lượng mùa cạn trung bình tại hồ
Pleikrông: 96,6 triệu m3, hồ Ialy: 261,6 triệu m3, hồ Sê San 4: 65,3 triệu m3,
hồ Sê San 4A: 382 triệu m3. Lưu lượng dòng chảy lớn nhất mùa cạn chênh
lệch không nhiều lớn nhất của hồ Sê San 4 (2012 - 2013) 19,1%. Chênh
lệch dòng chảy lớn nhất trung bình các năm tại hồ Pleikrông là 12,5% (lớn
nhất là 13,8%), hồ Ialy: 6,6% (lớn nhất là 8,8%), hồ Sê San 4: 7% (lớn nhất
là 19,1%), hồ Sê San 4A: 10,7% (lớn nhất là 10,9%). Chỉ số Nash tương đối
cao, dao động từ 0,81-0,86%. Trung bình hồ Pleikrông: 0,84%, hồ Ialy:
0,83%, hồ Sê San 4: 0,81%, hồ Sê San 4A: 0,82%.
Từ kết quả thu được sau khi chạy kiểm định 12 mùa cạn cho 4 hồ
chứa, với những nhận xét nêu trên có thể kết luận rằng bộ thông số được
xác định cho các hồ chứa lưu vực sông Sê San cho kết quả tốt, gần sát với
68
thực tế như vậy có thể áp dụng bộ thông số cho các mùa cạn khác nhau,
cũng có thể ứng dụng trong dự báo nghiệp vụ.
Bảng 3.20: Kết quả đánh giá mô hình Nam cho dòng chảy hạn vừa mùa
cạn các hồ trên lưu vực sông Sê San
Hồ Năm
Nash
(%)
QmaxTĐ
(m3/s)
QmaxTT
(m3/s)
∆Q/
QmaxTĐ
WTĐ
(106 m3)
WTT
(106 m3)
∆W/Wtđ
(%)
Plei
Krong
2011-2012 0,85 393 340,0 -13,5 1301 1193 -8.30
2012-2013 0,83 356 307,0 -13,8 938 857 -8.64
2013-2014 0,84 386 347,0 -10,1 1260 1159 -8.02
Ialy
2014-2015 0,81 482 458,0 -5,0 2732 2508 -8.20
2012-2013 0,83 396 361,0 -8,8 2757 2506 -9.10
2013-2014 0,86 430 404,0 -6,0 3756 3446 -8.25
Sê San 4
2012-2013 0,81 418 498,0 19,1 3529 3758 6.49
2013-2014 0,84 596 501,0 -15,9 5001 4802 -3.98
2014-2015 0,83 531 625,0 17,7 3809 3975 4.36
Sê San
4A
2013-2014 0,83 612 545,0 -10,9 5135 4711 -8.26
2014-2015 0,81 562 503,0 -10,5 5133 4793 -6.62
0
100
200
300
400
12/01/13 01/30/14 03/31/14 05/30/14
QTĐ
QTT
Q
t
Hồ PleiKrông
0
250
500
750
1000
1250
12/01/13 01/30/14 03/31/14 05/30/14
WTĐ
WTT
t
Hồ PleiKrông
W
t
Hình 3.23: Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái), tổng lượng nước (hình
phải) thực đo và tính toán mùa cạn đến hồ Pleikrông
69
0
100
200
300
400
12/01/13 01/30/14 03/31/14 05/30/14
QTĐ
QTT
Q
t
Hồ Ialy
0
1000
2000
3000
4000
12/01/13 01/30/14 03/31/14 05/30/14
WTĐ
WTT
t
Hồ Ialy
W
t
Hình 3.24: Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái), tổng lượng nước (hình
phải) thực đo và tính toán mùa cạn đến hồ Ialy
0
200
400
600
12/01/14 01/30/15 03/31/15 05/30/15
QTĐ
QTT
Q
t
Hồ Sê San 4
0
1000
2000
3000
4000
12/01/14 01/30/15 03/31/15 05/30/15
WTĐ
WTT
t
Hồ Sê San 4
W
Hình 3.25: Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái), tổng lượng nước (hình
phải) thực đo và tính toán mùa cạn đến hồ Sê San 4
0
200
400
600
12/01/14 01/30/15 03/31/15 05/30/15
QTĐ
QTT
Q
t
Hồ Sê San 4A
0
1000
2000
3000
4000
5000
12/01/14 01/30/15 03/31/15 05/30/15
WTĐ
WTT
t
Hồ Sê San 4A
W
70
Hình 3.26: Đường quá trình lưu lượng nước (hình trái), tổng lượng nước (hình
phải) thực đo và tính toán mùa cạn đến hồ Sê San 4A
f. Kết quả hiệu chỉnh bộ thông số mô hình Nam một số trận lũ trái vụ tại các
hồ chứa trên lưu vực sông Sê San:
Bộ thông số của mô hình Nam tương ứng với các trận lũ khác nhau được
xác định cho từng tiểu lưu vực khác nhau. Hầu hết các trận lũ trái vụ hiệu
chỉnh cho các hồ chứa trên lưu vực sông Sê San đều xảy ra vào đầu và cuối
mùa cạn, tuy nhiên mỗi trận lũ có những đặc trưng hình thành dòng chảy khác
nhau, sự ảnh hưởng điều tiết của các hồ thượng lưu khác nhau nên các thông
số cũng không giống nhau.
Trận lũ trong tháng 6 đến các hồ chứa như trận lũ 16-21/6/2012 (hồ Plei
Krông); 18-25/5/2006 (hồ Ialy); 28-30/6/2011 (hồ Sê San 4); 6-7/6/2013 (hồ
Sê San 4A) có điều kiện hình thành dòng chảy khó khăn do bề mặt lưu vực
trước khi xảy ra lũ khô hạn, khi mưa xuống một phần lớn lượng nước mưa bị
thấm vào đất, sau khi mặt đất bão hòa nước thì mới sinh dòng chảy lũ; thêm
vào đó sau một thời gian dài lượng dòng chảy đến hồ rất ít và gần như không
có, thì hầu hết các hồ chứa đều tích nước và việc xả nước chỉ theo yêu cầu duy
trì dòng chảy tối thiểu xuống hạ lưu theo đúng quy trình vận hành liên hồ
chứa. Trong khi các trận lũ như 15-16/12/2009 (hồ Ialy); 3-4/12/2013 (hồ Sê
San 4A) được hình thành khi trước đó là mùa lũ trên lưu vực, đã có nhiều trận
lũ xảy ra, bề mặt lưu vực đã tương đối bão hòa, điều kiện hình thành dòng
chảy tràn trên lưu vực rất thuận lợi để sinh dòng chảy lũ, thêm vào đó các hồ
trên lưu vực đã có mực nước thượng lưu đạt hoặc gần đạt mực nước dâng bình
thường thì khi đó để đảm bảo an toàn hồ đập các hồ đều xả lũ xuống hạ du.
Sau khi hiệu chỉnh bộ thông số mô hình cho các trận lũ tiến hành tính
toán bộ thông số chung cho lưu vực Sê San. Xác định được bộ thông số
chung cho các hồ chứa trên lưu vực sông Sê San là trung bình cộng của 3
bộ thông số cho 3 trận lũ trái vụ tại các hồ chứa trên lưu vực.
71
Bảng 3.21: Bảng giá trị thông số trung bình điều kiện ban đầu của các tiểu
lưu vực trên lưu vực sông Sê San
Thông số
Tiểu lưu vực
U/Umax L/Lmax QOF QIF BF BFlow
DAK MOT 0,6 0,58 10 10 95 80
PLEI KRONG 0,5 0,55 15 15 20 0
THUONG KON TUM 0,6 0,65 10 10 27 100
KOM PLONG 0,6 0,6 10 15 50 100
KON TUM 0,7 0,65 12 12 5 5
SESAN 4 0,4 0,4 12 15 21 0
SESAN 4A 0,8 0,5 14 12 12 0
DAK HODRAI 0,5 0,5 16 12 0 0
IALY 0,66 0,69 2 2 20 20
SESAN 3A 0,6 0,52 12 15 11 0
SESAN 3 0,6 0,5 10 10 10 0
DAK TO 0,4 0,4 1.0 1.5 18.9 100
Bảng 3.22: Bảng giá trị thông số trung bình mô hình Nam cho các lưu vực bộ
phận lưu vực sông Sê San
Thông số
Tiểu lưu vực
Umax Lmax CQOF CKIF CK1,2 TOF TIF
DAK MOT 10 298 0,7 903 15 0,3 0,391
PLEI KRONG 10 200 0,75 1000 15 0,3 0,3
THUONG KON TUM 10 290 0,75 1000 15 0,3 0,3
KOM PLONG 10 290 0,75 890 19 0.3 0.3
KON TUM 11 298 0,59 858 18 0,3 0,3
SESAN 4 10 100 0,8 1000 21 0,3 0,2
SESAN 4A 10 100 0,7 1000 16 0,3 0,2
DAK HODRAI 10 100 0,6 1000 15 0,3 0,2
IALY 10 200 0,79 1000 15 0,3 0,3
72
Thông số
Tiểu lưu vực
Umax Lmax CQOF CKIF CK1,2 TOF TIF
SESAN 3A 12 300 0,58 1000 21 0,3 0,2
SESAN 3 11 254 0,68 1000 20 0,2 0,3
DAK TO 11.1 298 0,68 917 17 0,3 0,3
Kết quả mô phỏng, xác định bộ thông số mô hình MIKE - NAM với một
số trận lũ trái vụ điển hình trong mùa cạn cho các hồ chứa Ialy, Plei Krông,
Sê San 4, Sê San 4A cho kết quả đạt về tổng lượng và quá trình.
Đường quá trình tính toán và thực đo dao động theo điều tiết hồ chứa.
Đối với sườn lũ lên và lũ xuống, quá trình tính toán tương đối phù hợp với
thực đo. Nhưng cũng có những trận lũ có sự sai khác giữa lưu lượng tính
toán và thực đo. Chênh lệch tổng lượng các trận lũ trung bình tại hồ Plei
Krong: 7 triệu m3, hồ Ialy: 7 triệu m3, hồ Sê San 4: 4 triệu m3, hồ Sê San 4A:
1 triệu m3. Lưu lượng đỉnh lũ phần lớn thiên cao, chênh lệch không nhiều lớn
nhất của hồ Sê San 4A (3-4/12/2013) 15,2%. Chênh lệch đỉnh lũ trung bình
tại hồ Plei Krong là 1,2% (lớn nhất là 5%), hồ Ialy: 1,1% (lớn nhất là 6,3%),
hồ Sê San 4: 2% (lớn nhất là 7,4%), hồ Sê San 4A: 5,7% (lớn nhất là 15,2%).
Chỉ số Nash tương đối cao, dao động từ 0,82-0,89%; Trung bình hồ Plei
Krong: 0,85%, hồ Ialy: 0,87%, hồ Sê San 4: 0,84%, hồ Sê San 4A: 0,85%.
Bảng 3.23: Kết quả đánh giá mô hình các trận lũ trái vụ về các hồ trên
lưu vực sông Sê San
Hồ Năm
Nash
(%)
QmaxTĐ
(m3/s)
QmaxTT
(m3/s)
∆Q/Qmax
TĐ
WTĐ
(106 m3)
WTT
(106 m3)
∆W/Wtđ
(%)
Plei
Krong
16-21/6/2012 0,83 683 649 -5,0 146 129 -11.64
21-27/6/2013 0,86 600 625 4,2 141 135 -4.26
26-30/6/2016 0,86 555 580 4,5 93 95 2.15
Ialy
18-25/5/2006 0,85 600 575.0 -4,2 155 144 -7.10
15-16/12/2009 0,89 1046 1112 6,,3 38.1 37,2 -2.36
28-30/6/2011 0,87 1851 1870 1,0 139 129 -7.19
73
Hồ Năm
Nash
(%)
QmaxTĐ
(m3/s)
QmaxTT
(m3/s)
∆Q/Qmax
TĐ
WTĐ
(106 m3)
WTT
(106 m3)
∆W/Wtđ
(%)
Sê San
4
27-28/6/2016 0,82 748 710 -5,1 30 27 -10.00
28-30/6/2011 0,86 1704 1767 3,7 154 148 -3.90
16-17/5/2014 0,84 925 993 7,4 37 33 -10.81
Sê San
4A
6-7/6/2013 0,85 660 627 -5,0 19 19 0.00
10-11/6/2014 0,85 675 722 7,0 29 27 -6.90
3-4/12/2013 0,84 660 760 15,2 39 38 -2.56
0
100
200
300
400
500
600
700
06/16/2012 6:00 06/17/2012 18:00 06/19/2012 6:00 06/20/2012 18:00
QTĐ
QTT
Hồ PleikrôngQ
t
0
50
100
150
06/16/2012 6:00 06/17/2012 18:00 06/19/2012 6:00 06/20/2012 18:00
WTĐ
WTT
Hồ PleikrôngW
t
Hình 3.27: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình phải) thực
đo và tính toán đến hồ Plei Krông trận lũ từ ngày 16-21/6/2012
0
500
1000
1500
2000
6/28/11 19:00 6/29/11 7:00 6/29/11 19:00 6/30/11 7:00
QTĐ
QTT
Hồ IalyQ
t
0
50
100
150
6/28/11 19:00 6/29/11 7:00 6/29/11 19:00 6/30/11 7:00
WTĐ
WTT
Hồ Ialy
W
t
74
Hình 3.28: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình phải) thực
đo và tính toán đến hồ Ialy trận lũ từ ngày 28-30/6/2011
0
200
400
600
800
1000
5/16/14 3:00 5/16/14 9:00 5/16/14 15:00 5/16/14 21:00 5/17/14 3:00
QTĐ
QTT
Hồ Sê San 4Q
t
0
10
20
30
40
5/16/14 3:00 5/16/14 9:00 5/16/14 15:00 5/16/14 21:00 5/17/14 3:00
WTĐ
WTT
Hồ Sê San 4
W
t
Hình 3.29: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình phải) thực
đo và tính toán đến hồ Sê San 4 trận lũ từ ngày 16-17/05/2014
100
300
500
700
12/3/13
3:00
12/3/13
9:00
12/3/13
15:00
12/3/13
21:00
12/4/13
3:00
QTĐ
QTT
Hồ Sê San 4AQ
t
0
10
20
30
40
12/3/13
3:00
12/3/13
9:00
12/3/13
15:00
12/3/13
21:00
12/4/13
3:00
WTĐ
WTT
Hồ Sê San 4A
W
t
Hình 3.30: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình phải)
thực đo và tính toán đến hồ Sê San 4A trận lũ 3-4/12/2013
- Kết quả kiểm định
Kết quả kiểm định bộ thông số mô hình MIKE - NAM cho các trận lũ
điển hình trong mùa cạn tại các hồ chứa Pleikrông, Ialy, Sê San 4, Sê San
4A cho kết quả đạt về tổng lượng và quá trình.
Đường quá trình dòng chảy của các hồ chứa Ialy, Sê San 4, Sê San 4A
phụ thuộc phần lớn vào lưu lượng điều tiết xuống hạ lưu của các hồ chứa
phía trên. Đường quá trình dòng chảy tính toán tương đối đồng dạng với
đường thực đo. Đối với sườn lũ lên và lũ xuống, quá trình tính toán tương
đối phù hợp với thực đo. Nhưng cũng có những trận lũ có sự sai khác giữa
lưu lượng tính toán và thực đo. Chênh lệch tổng lượng dòng chảy trung
75
bình tại hồ Pleikrông: 4 triệu m3, hồ Ialy: 5,9 triệu m3, hồ Sê San 4: 3,5 triệu
m3, hồ Sê San 4A là 1,8 triệu m3. Lưu lượng đỉnh lũ chênh lệch trung bình
tại hồ Pleikrông là 2,1% (lớn nhất là 14%), hồ Ialy: 1,4% (lớn nhất là
4,7%), hồ Sê San 4 là 0,2% (lớn nhất là 8%), hồ Sê San 4A: 8,2% (lớn nhất
là 8,9%). Thời gian xuất hiện đỉnh lũ tính toán tại các hồ lệch nhau 0-5h
(lớn nhất hồ Pleikrông trận lũ 11-17/6/2014 (14h)). Hệ số Nash trung bình
tại các trạm đều đạt từ 0,82 - 0,85%.
Bảng 3.24: Kết quả kiểm định mô hình các trận lũ trái vụ lưu vực sông Sê San
Hồ Năm
Nash
(%)
QmaxTĐ
(m3/s)
QmaxTT
(m3/s)
∆Q/Qmaxtđ
(%)
WTĐ
(106 m3)
WTT
(106 m3)
∆W/Wtđ
(%)
Plei
Krong
13-17/6/2013 0,83 399 455 14,0 76,5 83,0 8,50
23-25/6/2015 0,81 342 325 -5,0 40,6 38,7 -4,68
11-17/6/2014 0,85 437 425 -2,7 76,7 82,6 7,69
Ialy
31/5-1/6/2011 0,83 1447 1487 2,8 23,9 22,6 -5,44
15-20/6/2012 0,84 520 509 -2,1 159 145 -8,81
2-3/12/2009 0,86 1130 1183 4,7 48,9 48,5 -0,82
Sê San 4
30/6/2012 0,85 1116 1089 -2,4 55,9 51,0 -8,77
6-8/6/2012 0,85 1038 1121 8,0 97,4 91,9 -5,65
30-31/5/2013 0,84 808 758 -6,2 24,3 24,2 -0,41
Sê San
4A
9-10/6/2015 0,83 660 601 -8,9 21,8 23,6 8,26
10-11/6/2016 0,82 690 639 -7,4 22,2 24,0 8,11
-
100
200
300
400
500
6/11/14
1:00
6/12/14
1:00
6/13/14
1:00
6/14/14
1:00
6/15/14
1:00
6/16/14
1:00
QTĐ
QTT
Hồ PleikrôngQ
t
0
20
40
60
80
6/11/14
1:00
6/12/14
1:00
6/13/14
1:00
6/14/14
1:00
6/15/14
1:00
6/16/14
1:00
WTĐ
WTT
Hồ Pleikrông
W
t
76
Hình 3.31: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình phải) thực
đo và tính toán đến hồ Plei Krông trận lũ từ ngày 11-17/6/2014
100
200
300
400
500
600
06/15/2012 0:00 06/16/2012 12:00 06/18/2012 0:00 06/19/2012 12:00
QTĐ
QTT
Hồ IalyQ
t
0
50
100
150
200
06/15/2012 0:00 06/16/2012 12:00 06/18/2012 0:00 06/19/2012 12:00
WTĐ
WTT
Hồ Ialy
W
t
Hình 3.32: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình phải) thực
đo và tính toán đến hồ Ialy trận lũ từ ngày 15-20/6/2012
0
300
600
900
5/30/13
5:00
5/30/13
11:00
5/30/13
17:00
5/30/13
23:00
5/31/13
5:00
QTĐ
QTT
Hồ Sê San 4Q
t
0
10
20
30
5/30/13
5:00
5/30/13
11:00
5/30/13
17:00
5/30/13
23:00
5/31/13
5:00
WTĐ
WTT
Hồ Sê San 4
W
t
Hình 3.33: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình phải)
thực đo và tính toán đến hồ Sê San 4 trận lũ 30-31/5/2013
100
300
500
700
6/9/15
3:00
6/9/15
9:00
6/9/15
15:00
6/9/15
21:00
6/10/15
3:00
QTĐ
QTT
Hồ Sê San 4AQ
t
0
10
20
30
6/9/15
3:00
6/9/15
9:00
6/9/15
15:00
6/9/15
21:00
6/10/15
3:00
WTĐ
WTT
Hồ Sê San 4A
W
t
Hình3.34: Đường quá trình lưu lượng lũ (hình trái), tổng lượng lũ (hình phải) thực
đo và tính toán đến hồ Sê San 4A trận lũ từ ngày 9-10/6/2015
77
Từ kết quả thu được sau khi chạy kiểm định 11 trận lũ trái vụ cho 4 hồ
chứa, với những nhận xét nêu trên có thể kết luận rằng bộ thông số cho các
trận lũ trái vụ được xác định cho các hồ chứa lưu vực sông Sê San cho kết
quả tốt và gần sát với thực tế như vậy có thể áp dụng bộ thông số cho các
trận lũ trái vụ khác nhau, cũng có thể ứng dụng trong dự báo nghiệp vụ.
Kết quả mô phỏng mô hình MIKE-NAM trên cơ sở các số liệu của các
mùa cạn và các trận lũ trái vụ đã nhận được bộ thông số tương đối ổn định,
có khả năng mô phỏng được quá trình lũ trên các lưu vực bộ phận. Mô hình
đã mô phỏng tổng lượng tương đối tốt. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ tính toán
khá phù hợp với thực tế, nhưng trong một số trận lũ, đỉnh lũ mô phỏng còn
muộn hơn hoặc sớm hơn thực đo khoảng 0h-2h, dẫn đến chênh lệch giữa lưu
lượng tính toán và thực đo. Một số vị trí đỉnh lũ mô phỏng còn thiên cao
(trận lũ 3-4/12/2013, hồ Sê San 4A), phần chân lũ mô phỏng chưa sát thực tế
như trận 27-28/6/2016, hồ Sê San 4, 28-30/6/2011 hồ Ialy.... Nguyên nhân
có thể là tính toán mô phỏng dòng chảy từ mưa ở các lưu vực sông miền núi
là rất khó, vùng thượng lưu lũ có tính chất lên xuống nhanh, biên độ lũ lớn,
độ dốc và độ cao địa hình thay đổi phức tạp; các trạm mưa chưa đại biểu cho
lưu vực lớn, các vùng mưa thường biến động không đều cả về lượng và
cường độ, thời gian mưa; thêm vào đó việc xả lũ của các hồ còn chưa theo
quy trình đã quy định. Tuy nhiên, khi sử dụng bộ thông số chung tìm được
trong quá trình mô phỏng dòng chảy mùa cạn và một số trận lũ đặc trưng tại
các vị trí hồ cho kết quả tương đối tốt: chỉ số Nash, sai số đỉnh lũ đều đạt
giới hạn cho phép.
3.2.2 Dự báo thử, đánh giá phương án dự báo:
Luận văn lựa chọn số liệu mùa khô 2017 - 2018 để dự báo thử và đánh
giá phương án dự báo.
Để đánh giá kết quả thử nghiệm dự báo mực nước, lưu lượng đến các
trạm Đăk Môt, Đăk Tô, Kon Plong, Kon Tum và lưu lượng đến các hồ
PleiKrông, Yaly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A, học viên sử dụng
sai số cho phép của dự báo đang được dùng trong nghiệp vụ như sau:
Sai số mực nước TB ngày tại Kon Plong: 22cm
Sai số mực nước TB ngày tại Kon Tum: 26cm
78
Sai số mực nước TB ngày tại Đăk Môd: 29cm
Sai số mực nước TB ngày tại Đăk Tô: 10cm
Với dự báo dòng chảy đến các hồ chứa, sai số lấy bằng 20% dòng chảy
thực tế đến hồ.
Sử dụng sản phẩm dự báo mưa số trị 10 ngày, dự báo mực nước trung
bình hàng ngày trong thời gian dự kiến là 10 ngày đến các trạm Đăk Môt, Đăk
Tô, Kon Plong, Kon Tum và lưu lượng trung bình 10 ngày đến các hồ
PleiKrông, Yaly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A,
Đối với dự báo dòng chảy lũ trái vụ đã tiến hành dự báo thử nghiệm quá
trình mực nước lũ cho các vị trí chính Đăk Mốt, Đăk Tô, Kon Plong, Kon
Tum và lưu lượng lũ đến các hồ PleiKrông, Yaly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê
San 4, Sê San 4A với thời gian dự kiến 10 ngày.
Các bước tiến hành tính toán dự báo các đặc trưng lưu lượng, mực nước
hạn vừa (10 ngày) đến các trạm thuỷ văn và hồ chứa thuỷ điện được thực hiện
như các sơ đồ dưới đây:
Hình 3.35: Sơ đồ dự báo 10 ngày đến trạm thuỷ văn (TV).
Số liệu mưa dự báo
từ IFS thời đoạn 6
giờ trong 10 ngày
Số liệu E dự báo
thời đoạn 6 giờ
trong 10 ngày
Cập nhật số liệu vào
Mô hình
Tính H tại trạm TV thời đoạn 6 giờ
trong thời gian dự báo 10 ngày. Kết
xuất các giá trị đặc trưng
Số liệu X, H, E
thực đo thời đoạn 6
giờ trong 10 ngày
Hiệu chỉnh số liệu
mưa dự báo
Chạy mô hình, tính Q dự báo tại
trạm TV thời đoạn 6 giờ trong
10 ngày
Xuất bản bản tin
dự báo
79
Hình 3.36: Sơ đồ dự báo 10 ngày đến hồ thuỷ điện.
Kết quả dự báo thử như bảng 3.25 dưới đây.
Bảng 3.25: Đánh giá kết quả dự báo thử
TT Trạm, Hồ
Tổng số
điểm
dự báo
Số lần
dự báo
đúng
Mức
đảm
bảo PA
Ghi chú
1 Đăk Mốt 171 131 76,6
2 Đăk Tô 171 101 59,1
3 Kon Plong 171 137 80,1
4 Kon Tum 171 140 81,9
5 Plei Krông 151 102 68,0
6 Ia ly 151 120 79,0
7 Sê San 4 151 105 70,0
8 Sê San 4A 151 108 72,0
Số liệu mưa dự báo
từ IFS thời đoạn 6
giờ trong 10 ngày
Số liệu E dự báo
thời đoạn 6 giờ
trong 10 ngày
Cập nhật số liệu vào
Mô hình.
Số liệu X, H, E thực
đo thời đoạn 6 giờ
trong 10 ngày
Hiệu chỉnh số liệu
mưa dự báo
Chạy mô hình, tính Q dự báo tại
trạm TV và hồ trên, thời đoạn
6giờ trong 10 ngày
Xuất bản bản tin
dự báo
Số liệu Q (dự kiến trong
thời gian 10 ngày ) vận
hành hồ trên
Diễn toán, tính tổng Q đến hồ
dưới
80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Với lưu vực chiếm 87,61% diện tích toàn tỉnh Kon Tum và 20,63%
diện tích toàn tỉnh Gia Lai, sông Sê San có ảnh hưởng tới gần 500 nghìn
người dân sinh sống trên lưu vực, do đó nhiệm vụ dự báo thủy văn và nguồn
nước có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai
và chỉ đạo sản xuất của các địa phương trên lưu vực sông. Sau thời gian
nghiên cứu, luận văn về xây dựng phương án dự báo thủy văn hạn vừa trên
lưu vực sông Sê San đã hoàn thành được các nội dung chính sau:
1. Xây dựng được cơ sở dữ liệu KTTV tại các trạm thủy văn và các hồ
chứa thủy điện lớn trên lưu vực sông Sê San từ năm 1994 - 2017 và một số
năm xảy ra hạn hán, thiếu nước, các năm có lũ trái vụ
2. Phân tích, đánh giá các đặc điểm chung nhất của vực sông Sê San;
nghiên cứu, phân tích đánh giá tổng quan các phương pháp, mô hình dự báo
thủy văn hạn vừa trên thế giới, ở Việt Nam và công tác dự báo dòng chảy hạn
vừa trên lưu vực sông Sê San.
3. Nghiên cứu về khả năng, mức độ áp dụng sản phẩm dự báo mưa số trị
từ mô hình IFS và hiệu chỉnh để làm số liệu đầu vào cho mô hình dự báo
dòng chảy hạn vừa, mùa cạn cho lưu vực sông Sê San.
4. Ứng dụng mô hình MIKE - NAM tính toán xây dựng phương án dự
báo dòng chảy hạn vừa mùa cạn (10 ngày) cho các trạm thủy văn và hồ chứa
thủy điện lớn trên lưu vực sông Sê San.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn là đủ điều kiện để sử dụng cho
một phương án dự báo thuỷ văn hạn vừa trong mùa cạn. Sau khi tiến hành các
bước dự báo kiểm tra, phương án sẽ được áp dụng vào tác nghiệp dự báo thuỷ
văn hạn vừa, mùa cạn tại các điểm trạm thuỷ văn trên lưu vực sông Sê San.
Riêng đối với các hồ chứa, do khuôn khổ của luận văn mới chỉ dừng lại ở tính
toán dòng chảy đến hồ trực tiếp từ mưa bằng mô hình Mike – Nam nên học
viên sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng phương pháp Muskingum để diễn toán
dòng chảy đến các hồ nhằm hoàn thiện phương án dự báo trước khi đưa vào
dự báo kiểm tra và dự báo tác nghiệp thuỷ văn hạn vừa mùa cạn tại các điểm
hồ chứa thuỷ điện.
81
KIẾN NGHỊ
Trong khuôn khổ của đề tài luận văn cao học với thời gian có hạn, học
viên đã tập trung thực hiện các nội dung cơ bản nhất của việc xây dựng một
phương án dự báo thủy văn hạn vừa. Các kết quả của luận văn có thể sử dụng
trong nghiệp vụ dự báo như là một công cụ dự báo nguồn nước và cảnh báo lũ
trái vụ cho sông Sê San. Tuy nhiên, để kết quả nghiên cứu của luận văn có thể
sử dụng một cách đầy đủ, thuận tiện và hiệu quả cao khi đưa vào tác nghiệp
dự báo thì cũng cần có những những bước bổ sung, hoàn thiện một cách đầy
đủ hơn. Do vậy học viên kiến nghị:
1. Cần nghiên cứu bổ sung đánh giá chất lượng mưa dự báo, phương
pháp tiền xử lý mưa dự báo để nâng cao chất lượng dự báo.
3. Ngoài việc sử dụng mưa dự báo số trị từ mô hình IFS làm số liệu đầu
vào, nên kết hợp sử dụng các dự báo mưa từ ảnh vệ tinh, rada, số liệu đo mưa
tự động để nâng cao chất lượng số liệu mưa đầu vào của mô hình.
4. Bộ thông số mô hình cần tiếp tục được hiệu chỉnh, đảm bảo độ ổn
định trong mọi trường hợp. Sử dụng thêm số liệu của các trạm đo KTTV mới
có trên lưu vực để tiếp tục hiệu chỉnh bộ thông số.
5. Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung công nghệ dự báo để hoàn chỉnh
phương án theo hướng tự động hoá các bước cập nhật và hiệu chỉnh số liệu
đầu vào và xuất ra dữ liệu dự báo,
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Quyết định số 341/QĐ-BTNMT
về việc ban hành Danh mục lưu vực sông nội tỉnh.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017) Thông tư số 41/TT/BTNMT
Quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017) Thông tư số 42/TT/BTNMT
Quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo Thủy văn
4. Chính phủ (2010) Quyết định số 1989/QĐ-TTg về việc ban hành
Danh mục lưu vực sông liên tỉnh.
5. Chính phủ (2018). Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông
Sê San, ban hành kèm theo Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm
2018 của Thủ tướng Chính phủ.
6. DHI (2009). Reference Manual MIKE 11.
7. DHI (2009). User Manual MIKE 11
8. Đặng Đình Đoan (2015) Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt vùng
hạ du sông Đăk Bla. Báo cáo tổng hợp đề tài NCKHCN cấp Tỉnh.
9. Đặng Thanh Mai (2017). Nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo lũ
và cảnh báo ngập lụt cho các sông chính ở Bình Định và Khánh Hoà. Báo
cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
10. Nguyễn Văn Bản (2014). Nghiên cứu thực trạng và nguy cơ lũ lụt,
sạt lở đất tỉnh Kon Tum; các giải pháp phòng, chống nhằm giảm thiểu thiệt
hại do lũ lụt, sạt lở đất gây ra để phát triển bền vững về kinh tế - xã hội – môi
trường tỉnh Kon Tum, Báo cáo tổng hợp đề tài NCKHCN cấp Tỉnh.
11. Nguyễn Văn Huy (2017). Đặc điểm khí tượng Thủy văn tỉnh Kon
Tum, Báo cáo chuyên đề phục vụ cập nhật, bổ sung thông tin về điều kiện tự
nhiên, kinh, tế xã hội tỉnh Kon Tum.
12. Nguyễn Văn Huy (2017) Xây dựng phương án phòng, chống lũ lụt
vùng hạ du đập thuỷ điện Đăk Bla 1, sông Đăk Bla và đập thuỷ điện Đăk Pô
Cô, sông Pô Kô. UNND tỉnh Kon Tum phê duyệt tháng 12 năm 2017.
13. Niên giám thông kê tỉnh Kon Tum năm 2016.
83
14. Niên giám thông kê tỉnh Gia Lai năm 2016.
15. Phùng Tiến Dũng (2016). Nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo
thủy văn hạn vừa, hạn dài mùa cạn phục vụ quy trình vận hành liên hồ chứa
cho các sông chính ở khu vực Tây Nguyên, Báo cáo thuyết minh đề cương Đề
tài NCKHCN cấp Bộ.
16. Tạ Đăng Hoàn (2015). Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý Gis xây
dựng cơ sở dữ liệu Khí tượng thủy văn, phân vùng khí hậu thủy văn tỉnh Gia
Lai, Báo cáo tổng hợp đề tài NCKHCN cấp Tỉnh.
17. Trịnh Thu Phương (2017). Nghiên cứu xây dựng công nghệ nhận
định lũ lớn và dòng chảy mùa cạn trên lưu vực sông Hồng nhằm nâng cao
hiệu quả vận hành liên hồ chứa. Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ.
18. UBND tỉnh Kon Tum (2012). Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020. Kon Tum tháng 5 năm 2012.
84
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG
Họ và Tên: Nguyễn Văn Huy
Ngày tháng năm sinh: 10 tháng 12 năm 1971.
Nơi sinh: Xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Địa chỉ liên lạc: Số 02 Nguyễn Sinh Sắc, Phường Quang Trung, TP Ko
Tum, tỉnh Kon Tum.
Quá trình đào tạo:
Tên trường
Chuyên ngành
đào tạo, bồi
dưỡng
Từ tháng, năm-đến
tháng, năm
Hình thức
đào tạo
Văn bằng, chứng
chỉ, trình độ gì
CB Khí
tượng Thủy
văn TP Hồ
Chí Minh
Thủy văn 9/ 96 - 5/ 1999 Chuyên tu Kỹ sư Thủy văn
Trung tâm
tin học và
ngoại ngữ
tỉnh Gia Lai
Anh Văn
6/ 2000 - 6/ 2001
Thi lại lấy chứng chỉ
mới năm 2012,
Tại chức Chứng chỉ B
Trung tâm
Ngoại ngữ
và tin học
tỉnh Gia Lai
Tin học 5/2002 - 9/2002 Tại chức Chứng chỉ B
Trường
Chính trị
tỉnh Kon
Tum
Lý luận chính trị,
hành chính
6/ 2010- 8/ 2011 Tại chức
Trung cấp lý
luận chính trị,
hành chính
Đại học Tài
nguyên và
Môi trường
Hà nội
Lớp Kinh tế kỹ
thuật – dự báo
viên chính
3/ 2012- 5/ 2012 Bồi dưỡng Chứng nhận
Đảng ủy TT
KTTV QG
Nghiệp vụ công
tác Đảng
5/2016. Bồi dưỡng
tập trung
Chứng nhận
Đại học Tài
nguyên và
Môi trường
Hà nội
Thạc sỹ thủy văn 2016-2018 Tại chức Đang học
85
Trung Tâm
Ngoại ngữ
Galaxy
Tiếng Anh trình
độ B1
(Thi tại Trường
Đại học Thái
Nguyên)
2017 Tại chức B1
Trường Đào
tạo, bồi
dưỡng Tài
nguyên và
Môi trường
Đào tạo, bồi
dưỡng lãnh đạo
cấp Phòng
7/5-10/6/2018 Tại chức Chứng nhận
Quá trình công tác:
Từ tháng, năm-đến
tháng, năm
Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính quyền, đoàn
thể, tổ chức xã hội) kể cả thời gian được đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ,..
9/1993 - 6/ 1995
Quan trắc viên trạm Thủy văn EaH’leo, thuộc Đài KTTV Đăk
Lăk, tỉnh Đắk Lắk.
7/1995 - 9/1996
Quan trắc viên Trạm Thủy văn EaSup, thuộc Đài KTTV KV Tây
Nguyên.
10/1996 - 5/1999
Học chuyên tu đại học tại Trường CB KTTV TP Hồ Chí Minh, Bí
thư Đoàn trường.
6/1999 - 3/2006
Dự báo viên, phòng dự báo. Bí thư Đoàn cơ sở Đài KTTV khu
vực Tây Nguyên; Chi ủy viên chi bộ Văn phòng; Ủy viên BCH
Đảng bộ Đài; Ủy viên BCH công đoàn cơ sở Đài KTTV KV Tây
Nguyên.
4/2006 - 8/2009
Dự báo viên, trung tâm dự báo KTTV tỉnh Đắk Nông - Ủy viên
BCH Đảng bộ Đài; Ủy viên BCH công đoàn cơ sở Đài KTTV
KV Tây Nguyên; Bí thư chi bộ KTTV; Chủ tịch Công đoàn cơ sở
thành viên KTTV tỉnh Đắk Nông
9/2009 - 4/2010
P. Giám đốc trung tâm KTTV tỉnh Đắk Nông, Ủy viên BCH
Đảng bộ Đài; Ủy viên BCH công đoàn cơ sở Đài KTTV KV Tây
Nguyên; Bí thư chi bộ KTTV; Chủ tịch công đoàn cơ sở thành
viên KTTV tỉnh Đắk Nông.
5/2010 – 14/5/2012
P. Giám đốc phụ trách Trung tâm KTTV tỉnh Kon Tum; Ủy viên
BCH Đảng bộ Đài; Bí thư chi bộ KTTV tỉnh Kon Tum; ủy viên
BCH hội bảo vệ thiên nhiên, môi trường tỉnh Kon Tum.
15/5/2012 - 3/2014 Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm Khí tượng
Thủy văn tỉnh Kon Tum.
4/2014 – 7/2017 Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum.
7/2017 đến nay Bí thư chi bộ, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum.
86
XÁC NHẬN QUYỂN LUẬN VĂN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NỘP LƯU CHIỂU
CHỦ NHIỆM KHOA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
87
2,7,14,24,28,41,46,49,53-56,59-60,62,63,66-69,73,76
1,3-6,8-13,15-23,25-27,29-40,42-45,47-48,50-52,57-58,61,64-65,70-72,77-86
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_van_huy_0022_2084043.pdf