Luận văn Nghiệp vụ bao thanh toán factoring) và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hoạt động bao thanh toán phải bảo đảm các quy định về an toàn tại Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. 2. Tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài. 3. Số dư các khoản phải thu mà đơn vị bao thanh toán nhập khẩu bảo lãnh thanh toán cho 01 bên nhập khẩu phải nằm trong giới hạn tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho 01 khách hàng theo quy định tại Quy chế Bảo lãnh ngân hàng. 4. Trường hợp nhu cầu bao thanh toán của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán thì các đơn vị bao thanh toán được thực hiện đồng bao thanh toán cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

pdf118 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4933 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiệp vụ bao thanh toán factoring) và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho những người quyết sách, người thừa hành 87 nhiệm vụ đối với rủi ro và tổn thất do quyết sách và hành động của họ gây ra. Các hoạt động của NHTM đều có rủi ro, nhất là tín dụng ngân hàng sẽ bị tăng độ rủi ro rất lớn nếu không có những quy định trách nhiệm rõ ràng của từng cấp xem xét giải quyết cho vay đối với các doanh nghiệp. Để nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ trong hoạt động ngân hàng, các NHTM phải xây dựng quy trình nghiệp vụ trong cho vay, huy động vốn, dịch vụ … trong đó quy định rất cụ thể đối với trách nhiệm của từng người đối với từng mặt của ngân hàng. Trên cơ sở đó, các địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể để xây dựng quy trình cho phù hợp. Ví dụ, trong quá trình cho vay quy định cụ thể trách nhiệm trong tất cả các khâu thẩm định, ký duyệt cho vay, giải ngân từng lần, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, kiểm soát nội bộ … Có như vậy quá trình thực hiệm mới được nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn tài sản cho NHTM . Thứ tư, cơ chế phân phối thu nhập (cơ chế cân bằng lợi ích). Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động trong sản xuất kinh doanh đều thực hiện được mục tiêu cuối cùng là lợi ích, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Nếu các lợi ích này được phân phối một cách công bằng, hợp lý sẽ thúc đẩy từng cá nhân, từng tập thể làm tốt, dẫn đến toàn bộ nền kinh tế phát triển tốt. Như vậy động lực đầu tiên là chế độ phân phối đến người lao động một cách cân bằng hợp lý sẽ thúc đẩy họ làm tốt hơn, sau đến lợi ích tập thể. Các NHTM hoạt động trong cơ chế thị trường, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước, vừa phải tích cực tăng huy động vốn, vừa phải tích cực cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả để đem lại lợi nhuận cao cho các NHTM . Tất cả đều cần đến người lao động làm tốt, mang lại hiệu quả cao cho NHTM. Ví dụ, đối với người làm công tác huy động nguồn vốn, nếu không có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, sáng tạo sẽ không thể huy động tốt tiền gửi nhàn rỗi của dân cư trong nền kinh tế thị trường có 88 tính cạnh tranh gay gắt. Nếu không có cơ chế phân phối thu nhập công bằng thì không những không phát huy được mặt tích cực của toàn bộ tập thể, kết quả huy động vốn sẽ không cao. Hay đối với nghiệp vụ cho vay có tính phức tạp hơn nhiều, thì những người làm công tác này còn phải có thêm trình độ hiểu biết sâu rộng và tính nhạy cảm đối với nền kinh tế. Vì vậy các NHTM phải hoàn thiện cơ chế phân phối tiền lương, tiền thưởng .. để dần đảm bảo người có cống hiến lớn, hiệu quả lao động cao sẽ có thu nhập cao, người có cống hiến ít, hiệu quả lao động thấp thì lương thấp, tránh tình trạng tăng lương theo thời gian “đến hẹn lại lên” . Đây là một vấn đề hết sức khó khăn, các NHTM phải phối hợp sự đồng tình tập thể trên cơ sở cụ thể hoá hiệu quả kinh tế do từng nghiệp vụ đem lại để có sức thuyết phục cao . Thứ năm, cơ chế quản lý tài sản : Các NHTM hoạt động theo hệ thống phân cấp quản lý, cần phải được giao cụ thể cả tài sản , cả nguồn để chi nhánh các cấp được dần tự chủ tính toán nâng cao hiệu quả kinh doanh thực. Ví dụ, có những chi nhánh ngân hàng có cơ sở vật chất rất lớn, nếu tính đủ giá trị tài sản cố định trong nguồn vốn kinh doanh và khấu hao đầy đủ thì hiệu quả thấp, nhưng tính chung cả chi nhánh, hệ thống thì kinh doanh có lãi từ đó họ không có ý chí phấn đấu mở rộng huy động, cho vay vốn và phát triển các dịch vụ khác để tăng hiệu suất sử dụng tài sản, giảm chi phí và tăng lợi nhuận . Tóm lại , các cơ chế này trong hệ thống cơ chế kinh doanh hợp thành một chỉnh thể thống nhất , các cơ chế nhánh vừa có tác dụng độc lập, vừa gắn bó, chế ước lẫn nhau.... Các cơ chế này được xây dựng một cách cân đối, hợp lý, hài hoà sẽ thúc đẩy quá trình kinh doanh của các NHTM ngày một phát triển hơn, nâng dần vị thế của mình trong xu thế hội nhập . 89 3.3.5. Một số giải pháp khác nhằm củng cố và phát triển bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam NHTM là một tổ chức trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, nên đây cũng có thể được coi là trung tâm chứa đựng rủi ro của nền kinh tế, với rất nhiều loại rủi ro phức tạp luôn luôn đi kèm với các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Trong các loại rủi ro ngân hàng, rủi ro trong bao thanh toán được biểu hiện là việc ngân hàng đã ứng vốn cho vay trên mua lại các khoản phải thu nhưng không thu hồi đủ nợ gốc và lãi khi đến hạn, phát sinh chi phí lớn hay thu được lãi thấp ngoài dự kiến, bị mất vốn, kinh doanh kém hiệu quả thậm chí bị thua lỗ, phá sản... Rủi ro trong bao thanh toán ảnh hưởng trực tiếp đến tính lành mạnh và an toàn về tài chính của ngân hàng. Do không thu hồi được nợ, ngân hàng sẽ không bảo đảm được vốn cho hoạt động kinh doanh, từ đó làm xấu đi các chỉ tiêu về năng lực tài chính như chỉ tiêu tỉ lệ vốn tự có/ tổng tài sản có điều chỉnh theo mức độ rủi ro, chỉ tiêu về tỉ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ, các chỉ tiêu thể hiện mức độ sinh lời của ngân hàng... Hơn nữa, rủi ro tín dụng sẽ làm tăng gánh nặng cho Ban điều hành ngân hàng không thể tập trung vào công tác cải cách và hướng các nguồn lực cho việc tạo lợi nhuận lành mạnh. Vì thế, việc ngân hàng đưa ra một số giải pháp cho hoạt động kinh doanh bao thanh toán để giảm thiểu rủi ro là một vấn đề cấp thiết: Thực hiện giám sát thường xuyên: Công tác thẩm định, đánh giá và phân loại khách hàng trên cơ sở đó giám sát thường xuyên đóng vai trò quan trọng với ngân hàng với tư cách là đơn vị bao thanh toán. Khi phân tích cần đặt trọng tâm vào các chỉ tiêu sau: - Tổng các loại khoản phải thu; đánh giá năng lực của người bán - Thời gian thực hiện thanh toán (số ngày quá hạn tính trung bình) - Bảng kê thời gian các khoản phải thu 90 - Giảm giá trị, cho phép trừ vào các khoản phải thu - Số lượng tài khoản của người mua đang hoạt động - Số lượng hoá đơn - Tổng số các khoản phải trả/ số ngày phải thanh toán cho chủ nợ tính trung bình - Các khoản vay ngân hàng - Phân tích tín dụng với người mua lớn nhất Các thông tin này được lấy từ bộ phận kế toán, báo cáo kiểm toán, tham khảo từ các nguồn thương mại, quá trình lịch sử thanh toán nợ…. Việc đánh giá thẩm định phải được tiến hành định kỳ và bất thường ngay khi có dấu hiệu giảm sút đáng kể chất lượng các khoản phải thu. Công tác thẩm định luôn là nghiệp vụ quan trọng đối với bất cứ loại hình tín dụng nào. Việc thẩm định sẽ phải được tiến hành lần lượt qua các khâu, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và tổ chức hoạt động của đơn vị khách hàng. Để có kết luận xác thực, nhất thiết phải có đầy đủ các thông tin cần thiết của mọi hoạt động của đơn vị, phân tích có đối chiếu và so sánh với các số liệu báo cáo. Đặc biệt, đối với bao thanh toán, việc đánh giá đúng chất lượng khoản phải thu là điều rất quan trọng. Xác định được điều này với mục đích sẽ xác lập và ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bao thanh toán giữa các bên. Trên cơ sở các số liệu và thông tin phân tích, ngân hàng có thể:  Xây dựng các chỉ số an toàn phù hợp  Kiểm tra các khoản phải thu dưới nhiều hình thức (trên hợp đồng, sổ phụ, hoá đơn chứng từ, tài khoản tại ngân hàng, kênh thông tin C.I.C… )  Phân tích có dự báo tình hình các đối tác, tình hình thị trường có ảnh hưỏng đến mặt hàng có liên quan đến khoản phải thu  Tính toán lịch thu nợ, trả nợ liên quan đến khoản phải thu. 91 Nhằm kịp thời phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, để ngăn chặn và loại trừ, việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát thường xuyên trên nhiều khâu như: tại địa bàn khách hàng, qua sổ sách chứng từ, qua thẩm vấn… tất cả các yếu tố phải được thực hiện kỹ lưỡng và bài bản. Xác nhận tính chân thực của các giao dịch với bên mua và bên bán, nắm bắt tốt các chu trình giao dịch của các sản phẩm, từ đầu vào đến đầu ra cho đến khâu cuối cùng là thanh toán, tổ chức gặp gỡ các đối tác của bên mua hàng trong trường hợp có thể, đánh giá quy cách marketing và bán hàng của khách hàng, trong khâu này đặc biệt chú trọng công đoạn thanh toán và các vấn đề liên quan đến thanh toán. Qua đó nhận dạng và dự báo các loại rủi ro có thể xảy ra, kịp thời đề xuất các biện pháp phòng ngừa xử lý. Thiết lập mối quan hệ với các tổ chức tín dụng Lâu nay mối quan hệ giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng là cần thiết và quan trọng, tuy thế trong nghiệp vụ giám sát thường các cán bộ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng không quan tâm đến việc cần phải phối hợp chặt chẽ với các nghiệp vụ của tổ chức tín dụng. Bởi vì, qua đó, các cán bộ kiểm tra có thể phát hiện ra nhiều điểm bất thường, đặc biệt loại trừ được việc đảo nợ của khách hàng, dùng lặp các chứng từ hoá đơn và các hợp đồng để vay vốn. Do vậy khi triển khai hoạt động này, đối với khách hàng phức tạp và khó tin tưởng, cần thiết ngân hàng thực hiện bao thanh toán nên có những quan hệ thông tin cần thiết. Ràng buộc yếu tố bảo đảm Bằng các hình thức có thể, ràng buộc bảo đảm như ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, các hình thức bảo đảm khác có thể có. Việc ràng buộc tài sản trong nghiệp vụ này là gắn thêm trách nhiệm của đơn vị được bao thanh toán và bên mua hàng, làm giảm thiểu những mong muốn vụ lợi của khách hàng. 92 Xây dựng quy trình, quy chế cho hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng. Tuy nhiên, do bao thanh toán là loại hình khá mới mẻ nên việc xây dụng quy trình, quy chế chặt chẽ và đồng bộ rất cần thiết vì nó góp phần giảm thiểu rủi ro và hướng dẫn như một cẩm nang cho cán bộ ngân hàng sử dụng. Có chính sách ưu đãi về giá phí dịch vụ bao thanh toán đối với các khách hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu. Quy định rõ phương thức thu nợ: Để nhằm thu nợ kịp thời cho các khoản vay đáo hạn từ bên mua mà ngân hàng thực hiện bao thanh toán ứng trước. Khi xây dựng phương án bao thanh toán, việc xây dựng phương án bao thanh toán, phương thức thu nợ cần thiết phải quy định rõ ràng theo hình thức đa dạng nguồn thu, có tính đến xử lý tài sản khi cần thiết Bảo hiểm hàng hoá phải thu: Khi tiến hành bao thanh toán, do nguồn đảm bảo và thu nợ lại chính là khoản phải thu, do vậy việc cần thiết phải làm đó là đối với những mặt hàng có quy định mua bảo hiểm, nhất thiết khách hàng phải mua bảo hiểm kịp thời. Ngân hàng có thể mua bảo hiểm với từng danh mục cho vay với công ty bảo hiểm. Như vậy, có thể đơn vị bao thanh toán sẽ có hợp tác thoả thuận với một công ty bảo hiểm để qua đó xây dựng phương án bảo hiểm an toàn, đồng thời ràng buộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm Thực hiện tốt chính sách tín dụng: Đối với các NHTM đã xây dựng chính sách tín dụng, việc tổ chức thực hiện tốt chính sách tín dụng là nhằm điều chỉnh hoạt động tín dụng nói chung của ngân hàng đó theo quy chuẩn Chú trọng công tác đào tạo: Coi trọng công tác đào tạo để kịp thời bổ sung kiến thức cho cán bộ, nhân viên. Việc đào tạo có bài bản sẽ góp phần thúc đẩy cho toàn hệ thống ngân hàng hoạt động có kỷ cương, hệ thống quy trình, quy chế được hoàn thiện hơn, khả năng nắm bắt tốt các chủ trương của 93 Nhà nước và chính sách pháp luật, tạo điều kiện hoạt động an toàn cho hệ thống ngân hàng đó. Trên đây là một số giải pháp có tính chất tham khảo cho các NHTM Việt Nam khi triển khai bao thanh toán, các giải pháp vi mô kết hợp với những giải phảp tổng thể tạo ra những tiền đề thuận lợi cho bao thanh toán thực sự là một phương thức tài trợ thương mại phát triển tại Việt Nam, tạo những điều kiện tốt nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam muốn sử dụng loại hình dịch vụ này. 94 KẾT LUẬN Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trước thềm gia nhập WTO, trên con đường phấn đấu để trở thành một ngân hàng đa năng hiện đại, các NHTM Việt Nam không ngừng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ để đem đến nhiều tiện ích cho khách hàng. Phát triển loại hình dịch vụ bao thanh toán cũng nằm trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng năm 2006-2010. Quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới vừa tạo ra cơ hội cho nghiệp vụ bao thanh toán của ngân hàng (mở rộng thị trường, học hỏi kinh nghiệm quản lý, minh bạch hoá thông tin…) vừa tạo ra thách thức tuân theo các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt các điều khoản của Basel II, cạnh tranh công bằng trong tất cả các lĩnh vực. Với ý nghĩa thiết thực, bài nghiên cứu đã đạt được một số kết quả sau: - Nghiên cứu về nghiệp vụ bao thanh toán, hệ thống hoá những lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán tại các tổ chức tín dụng - Đánh giá thực trạng và triển vọng nghiệp vụ bao thanh toán ở các NHTM Việt Nam - Đề xuất một số giải pháp đối với các NHTM Việt Nam trong phát triển nghiệp vụ bao thanh toán Do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, luận văn có thể chưa đánh giá được đầy đủ về nghiệp vụ bao thanh toán cũng như đề xuất những giải pháp thiết thực và cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, với một vấn đề nghiên cứu còn mới mẻ, tôi hy vọng bài luận này sẽ là cơ sở để giúp tôi có những nghiên cứu tiếp theo về nghiệp vụ bao thanh toán của hệ thống NHTM Việt Nam đầy triển vọng trong tương lai. 95 MỤC LỤC Phần mở đầu ......................................................................................................... 1 Chƣơng I: Tổng quan về Nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) của các tổ chức tín dụng ......................................................................................................... 4 1.1. Khái quát chung về nghiệp vụ bao thanh toán ...................................... 4 1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của bao thanh toán ...................... 4 1.1.2. Một số quan niệm sai lầm về bao thanh toán ............................................ 11 1.1.3. Khái niệm về bao thanh toán ..................................................................... 13 1.2. Các hình thức cơ bản của hoạt động bao thanh toán........................... 19 1.2.1. Theo loại hình dịch vụ................................................................................ 19 1.2.2. Theo địa lý .................................................................................................. 20 1.2.3. Theo tính chất bảo vệ khách hàng trước rủi ro tín dụng ........................... 21 1.2.4. Theo trách nhiệm phải thông báo cho người mua: ................................... 22 1.3. Quy trình hoạt động của nghiệp vụ bao thanh toán ............................ 23 1.3.1. Hệ thống một đơn vị của bao thanh toán................................................... 23 1.3.2. Hệ thống hai đơn vị của bao thanh toán: ................................................... 26 Chƣơng II: Thực trạng và triển vọng của nghiệp vụ bao thanh toán tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ..................................................................... 30 2.1. Vài nét về chức năng và hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam .......................................................................................... 30 2.1.2. Mở rộng tín dụng và đầu tư ...................................................................... 32 2.1.3. Hoạt động thanh toán ................................................................................ 34 2.1.4. Tài trợ thương mại .................................................................................... 34 2.1.5. Các hoạt động khác ................................................................................... 36 2.2. Thực trạng nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam .............. 36 2.2.1. So sánh ưu nhược điểm của bao thanh toán với phương thức tài trợ khác ở các NHTM Việt Nam ............................................................................ 36 96 2.2.2. Tình hình triển khai bao thanh toán tại một số NHTM Việt Nam ........... 44 2.2.3. Đánh giá thực trạng dịch vụ bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam49 2.3. Triển vọng của nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam ... 54 2.3.1. Các yếu tố nội tại của hệ thống NHTM .................................................... 54 2.3.2. Nhu cầu của khách hàng ........................................................................... 58 2.3.3. Các yếu tố bên ngoài và các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ................. 61 Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam ..................................................................................... 64 3.1. Định hướng........................................................................................ 64 3.2. Kinh nghiệm ...................................................................................... 69 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam ..................................................................................... 77 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách đối với hoạt động bao thanh toán ........................................................................................... 78 3.3.2. Tăng cường năng lực hoạt động và tài chính làm cơ sở để phát triển bao thanh toán của các NHTM ....................................................................... 80 3.3.3. Hoàn thiện và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng; xây dựng phần mềm quản lý bao thanh toán .............................................................................. 83 3.3.4. Nâng cao năng lực quản trị và điều hành triển khai nghiệp vụ bao thanh toán của các NHTM ................................................................................. 85 3.3.5. Một số giải pháp khác nhằm củng cố và phát triển bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam ..................................................................................... 89 Kết luận ............................................................................................................... 94 Ngân hàng nhà nước Việt Nam CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số 1096/2004/QĐ-NHNN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2004 QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng Thống đốc ngân hàng Nhà nước - Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003; - Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004; - Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, Cơ quan ngang Bộ; - Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Quyết định Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Thống đốc ngân hàng Nhà nước Phó thống đốc Trần Minh Tuấn QUY CHẾ Hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng (Ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước) Chương I Quy định chung Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm đa dạng hoá hoạt động tín dụng, bổ sung vốn lưu động cho khách hàng, thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước và quốc tế. 2. Đối tượng áp dụng: 2.1. Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, gồm: - Ngân hàng thương mại nhà nước; - Ngân hàng thương mại cổ phần; - Ngân hàng liên doanh; - Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Công ty tài chính. 2.2. Khách hàng được tổ chức tín dụng bao thanh toán là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài cung ứng hàng hoá và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá theo thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng (sau đây được viết tắt là bên bán hàng). Điều 2. Khái niệm Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của Tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng. Điều 3. Nguyên tắc thực hiện bao thanh toán: Hoạt động bao thanh toán phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 1. Đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng được thực hiện bao thanh toán và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; 2. Đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào hợp đồng bao thanh toán và các bên có liên quan đến khoản phải thu; 3. Khoản phải thu được bao thanh toán phải có nguồn gốc từ các hợp đồng mua, bán hàng phù hợp với quy định của pháp luật liên quan. Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Đơn vị bao thanh toán: là các tổ chức tín dụng quy định tại điểm 2.1, khoản 2, Điều 1 của Quy chế này được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho thực hiện hoạt động bao thanh toán. 2. Bao thanh toán trong nước: là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua, bán hàng, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. 3. Bao thanh toán xuất- nhập khẩu: là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất - nhập khẩu. 4. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu: là đơn vị thực hiện bao thanh toán cho bên bán hàng là bên xuất khẩu trong hợp đồng xuất-nhập khẩu. 5. Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu: là đơn vị được phép hoạt động bao thanh toán tham gia vào quy trình bao thanh toán xuất-nhập khẩu. 6. Bên mua hàng: là tổ chức được nhận hàng hoá từ bên bán hàng và có nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu quy định tại hợp đồng mua, bán hàng. 7. Hợp đồng mua, bán hàng: là thoả thuận bằng văn bản giữa bên bán hàng và bên mua hàng về việc mua, bán hàng hoá theo quy định của pháp luật, trong đó bên mua hàng chưa đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 8. Chứng từ bán hàng: là các chứng từ liên quan đến việc giao hàng và việc yêu cầu thanh toán của bên bán hàng đối với bên mua hàng trên cơ sở hợp đồng mua, bán hàng. 9. Số dư bao thanh toán: là số tiền mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng theo thoả thuận tại hợp đồng bao thanh toán. 10. Khoản phải thu: là khoản tiền bên bán hàng phải thu từ bên mua hàng theo hợp đồng mua, bán hàng. 11. Hạn mức bao thanh toán: là tổng số dư tối đa của các khoản phải thu được bao thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận của đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng trong hợp đồng bao thanh toán. Điều 5. Cơ quan cho phép hoạt động bao thanh toán Các tổ chức tín dụng quy định tại Điều 1 của Quy chế này muốn được thực hiện hoạt động bao thanh toán phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. Điều 6. áp dụng các điều ước và tập quán quốc tế 1. Các điều ước quốc tế về bao thanh toán mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Quy chế này thì áp dụng quy định tại điều ước quốc tế đó. 2. Các bên có thể thoả thuận áp dụng các quy tắc, tập quán và thông lệ về bao thanh toán, nếu các quy tắc, tập quán và thông lệ đó không trái với pháp luật Việt Nam. Chương II Hoạt động bao thanh toán Mục 1 Chấp thuận hoạt động bao thanh toán Điều 7. Điều kiện để được hoạt động bao thanh toán: 1. Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động bao thanh toán trong nước khi Tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện sau: a. Có nhu cầu hoạt động bao thanh toán; b. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của 3 tháng gần nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng; c. Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm. 2. Đối với hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu: Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng xin hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Điều 8. Hồ sơ xin chấp thuận hoạt động bao thanh toán 1. Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động bao thanh toán bao gồm: a. Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng hoặc người được uỷ quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tổ chức tín dụng hoạt động bao thanh toán. Trường hợp uỷ quyền, phải có văn bản uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị; Đối với Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phải có văn bản của Tổng Giám đốc (Giám đốc) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. b. Phương án hoạt động bao thanh toán, trong đó nêu rõ nhu cầu thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, đối tượng khách hàng dự kiến và kế hoạch hoạt động; c. Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; d. Báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng năm gần nhất đã được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập; báo cáo về việc thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất theo quy định. 2. Đối với hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu: Ngoài các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ xin hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu còn bao gồm bản sao giấy phép hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước cấp. Điều 9. Trình tự và thủ tục chấp thuận hoạt động bao thanh toán Trình tự và thủ tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận lao động bao thanh toán của tổ chức tín dụng: 1. Tổ chức tín dụng cổ phần gửi 02 bộ hồ sơ xin chấp thuận hoạt động bao thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính. Trong thời gian tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét, có ý kiến bằng văn bản về điều kiện, hồ sơ xin hoạt động bao thanh toán theo quy định tại các Điều 7 và Điều 8 Quy chế này và gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng) kèm theo 01 bộ hồ sơ của tổ chức tín dụng cổ phần. 2. Các tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng cổ phần) gửi 01 bộ hồ sơ xin chấp thuận hoạt động bao thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng). 3. Trong thời gian tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng cổ phần), 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức tín dụng cổ phần do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố gửi tới, Ngân hàng Nhà nước xem xét và có ý kiến bằng văn bản về việc chấp thuận hay không chấp thuận cho phép hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng có nhu cầu hoạt động bao thanh toán. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do. Điều 10. Điều kiện để tiến hành hoạt động bao thanh toán 1. Trước khi thực hiện hoạt động bao thanh toán, tổ chức tín dụng phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh và đăng báo Trung ương, địa phương 3 số liên tiếp bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật hiện hành. 2. Tổ chức tín dụng phải gửi tới Ngân hàng Nhà nước bản đăng ký của cơ quan đăng ký kinh doanh các tài liệu khác có liên quan. Mục 2 Các quy định về hoạt động bao thanh toán Điều 11. Loại hình bao thanh toán 1. Đơn vị bao thanh toán được thực hiện các hình thức bao thanh toán sau: a. Bao thanh toán có quyền truy đòi: đơn vị bao thanh toán có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. b. Bao thanh toán không có quyền truy đòi: đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên mua hàng từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng như thoả thuận tại hợp đồng mua, bán hàng hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng. 2. Đơn vị bao thanh toán được thực hiện bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất nhập khẩu Điều 12. Phương thức bao thanh toán 1. Bao thanh toán từng lần: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu của bên bán hàng. 2. Bao thanh toán theo hạn mức: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. 3. Đồng bao thanh toán: hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua, bán hàng, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán. Điều 13. Quy trình hoạt động bao thanh toán: 1. Hoạt động bao thanh toán được thực hiện theo các bước chính như sau: a. Bên bán hàng đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán các khoản phải thu; b. Đơn vị bao thanh toán thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính củ bên bán hàng và bên mua hàng; c. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán. d. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng đồng ký gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán. đ. Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. e. Bên bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán; g. Đơn vị bao thanh toán chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng theo thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán; h. Đơn vị bao thanh toán theo dõi, thu nợ từ bên mua hàng i. Đơn vị bao thanh toán tất toán tiền với bên bán hàng theo quy định trong hợp đồng bao thanh toán; k. Giải quyết các vấn đề tồn tại phát sinh khác. 2. Đối với hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu: quy trình nghiệp vụ bao thanh toán có thể được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc được thực hiện thông qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu chịu trách nhiệm phân tích khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài chính của bên mua hàng là bên nhập khẩu trong hợp đồng xuất nhập khẩu; thực hiện việc thu nợ theo uỷ quyền của đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và cam kết sẽ thanh toán thay cho bên nhập khẩu trong trường hợp bên nhập khẩu không có khả năng thanh toán khoản phải thu. Trường hợp hoạt động bao thanh toán thực hiện qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu, đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán nhập khẩu phải thoả thuận và ký kết một hợp đồng riêng phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Điều 14. Quy định về đồng tiền được sử dụng trong hoạt động bao thanh toán Các giao dịch bao thanh toán được thực hiện bằng Đồng Việt Nam. Đối với các giao dịch bao thanh toán thực hiện bằng ngoại tệ, đơn vị bao thanh toán, bên bán hàng và bên mua hàng phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. Điều 15. Lãi và phí trong hoạt động bao thanh toán Lãi và phí trong hoạt động bao thanh toán do các bên thoả thuận tại hợp đồng bao thanh toán, gồm: 1. Lãi được tính trên số vốn mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng phù hợp với lãi suất thị trường. 2. Phí được tính trên giá trị khoản phải thu để bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ sách bán hàng và các chi phí khác. Điều 16. Bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán. Các hình thức bảo đảm bao gồm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật. Điều 17. Các quy định về gia hạn thanh toán và chuyển nợ quá hạn trong bao thanh toán Các quy định về gia hạn thanh toán và chuyển nợ quá hạn trong bao thanh toán được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Điều 18. Quy định về thuế Các quy định về thuế đối với hoạt động bao thanh toán được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 19. Các khoản phải thu không được bao thanh toán Những khoản phải thu sau đây không được thực hiện bao thanh toán: 1. Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp luật cấm; 2. Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận bất hợp pháp; 3. Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận đang có tranh chấp; 4. Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi; 5. Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày. 6. Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp. 7. Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng. Điều 20. Quy định về an toàn 1. Hoạt động bao thanh toán phải bảo đảm các quy định về an toàn tại Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. 2. Tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài. 3. Số dư các khoản phải thu mà đơn vị bao thanh toán nhập khẩu bảo lãnh thanh toán cho 01 bên nhập khẩu phải nằm trong giới hạn tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho 01 khách hàng theo quy định tại Quy chế Bảo lãnh ngân hàng. 4. Trường hợp nhu cầu bao thanh toán của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán thì các đơn vị bao thanh toán được thực hiện đồng bao thanh toán cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 5. Tổng số dư bao thanh toán không được vượt quá vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Chương III Hợp đồng bao thanh toán Điều 21. Hợp đồng bao thanh toán 1. Hợp đồng bao thanh toán là văn bản thoả thuận giữa đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng về việc mua lại các khoản phải thu phù hợp với các quy định của pháp luật. 2. Hợp đồng bao thanh toán có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan có thoả thuận. Điều 22. Nội dung hợp đồng bao thanh toán Hợp đồng bao thanh toán bao gồm các nội dung chính sau: 1. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax… của các bên ký hợp đồng bao thanh toán; 2. Giá trị các khoản phải thu được bao thanh toán, quyền và lợi ích liên quan đến khoản phải thu theo hợp đồng mua, bán hàng; 3. Lãi và phí bao thanh toán; 4. Giá mua, bán khoản phải thu: được xác định trên cơ sở giá trị khoản phải thu sau khi trừ đi lãi và phí bao thanh toán. 5. Số tiền ứng trước các phương thức thanh toán; 6. Thông báo về việc bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên có liên quan; 7. Hình thức bảo đảm cho đơn vị bao thanh toán truy đòi lại số tiền đã ứng trước, giá trị tài sản làm bảo đảm; 8. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bao thanh toán; 9. Quyền và nghĩa vụ của các bên; 10. Phương thức chuyển giao hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán; 11. Quy định về việc truy đòi của đơn vị bao thanh toán; 12. Giải quyết tranh chấp phát sinh; 13. Các thoả thuận khác. Chương IV Quyền và nghĩa vụ của các bên Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bao thanh toán 1. Quyền của đơn vị bao thanh toán: a. Được yêu cầu bên bán hàng cung cấp các thông tin và tài liệu liên quan đến khoản phải thu, khả năng tài chính và tình hình hoạt động của bên bán hàng; b. Được yêu cầu bên bán hàng chuyển giao toàn bộ bản gốc hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ có liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán; c. Có quyền đòi nợ đối với bên mua hàng theo giá trị khoản phải thu được bao thanh toán và được hưởng các quyền và lợi ích khác mà người bán hàng được hưởng theo quy định tại hợp đồng mua, bán hàng: d. Được chuyển quyền đòi nợ, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng bao thanh toán có thoả thuận không được chuyển giao quyền đòi nợ. 2. Nghĩa vụ của đơn vị bao thanh toán: a. Thông báo cho bên mua hàng và bên có liên quan theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 13 của Quy chế này; b. Thanh toán cho bên bán hàng theo giá mua khoản phải thu đã được thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán; c. Chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu trong trường hợp thực hiện bao thanh toán không có quyền truy đòi. d. Thực hiện đúng và đẩy đủ các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán. Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của bên bán hàng 1. Quyền của bên bán hàng: Nhận tiền thanh toán của đơn vị bao thanh toán theo giá mua, bán khoản phải thu đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán; 2. Nghĩa vụ của bên bán hàng: a. Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực thông tin, tài liệu và báo cáo theo yêu cầu của đơn vị bao thanh toán; b. Thông báo cho bên mua hàng và các bên có liên quan theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 13 của Quy chế này; c. Chịu rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu trong trường hợp bao thanh toán có quyền truy đòi. d. Chuyển giao đầy đủ và đúng hạn cho đơn vị bao thanh toán hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ khác có liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán; e. Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán và hợp đồng mua, bán hàng. Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của bên mua hàng 1. Quyền của bên mua hàng: a. Được thông báo về việc bao thanh toán; b. Không thay đổi về quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng mua, bán hàng, ngoại trừ bên nhận tiền thanh toán khoản phải thu. Việc điều chỉnh các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng phải được bên mua hàng chấp thuận bằng văn bản. 2. Nghĩa vụ của bên mua hàng: a. Xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận được thông báo và cam kết thanh toán theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 13; trường hợp từ chối thanh toán phải có lý do xác đáng và phải thông báo bằng văn bản ngay cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán. b. Thanh toán cho đơn vị bao thanh toán theo đúng các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng. c. Không được đòi lại số tiền đã thanh toán cho đơn vị bao thanh toán trong trường hợp bên bán hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng, mua, bán hàng, trừ trường hợp đơn vị bao thanh toán cố tình thanh toán khoản chi trả của bên mua hàng cho bên bán hàng sau khi đã được bên mua hàng thông báo về việc bên bán hàng có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng. Chương V Xử lý vi phạm Điều 26. Xử lý vi phạm Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Quy chế này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Chương VI Điều khoản thi hành Điều 27. Tổ chức thực hiện 1. Trách nhiệm của đơn vị bao thanh toán: Căn cứ vào Quy chế này và các quy định của văn bản pháp luật có liên quan, đơn vị bao thanh toán ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ bao thanh toán cụ thể phù hợp với điều kiện, đặc điểm và Điều lệ của mình. 2. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước: a. Vụ Các Ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố: - Tiếp nhận hồ sơ xin phép hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng theo đúng trình tự và thủ tục được quy định tại Chương III mục 1 của Quy chế này. - Phối hợp với các Vụ có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước xem xét trình Thống đốc quyết định việc cho phép tổ chức tín dụng được thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. b. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước: - Phối hợp và cung cấp cho Vụ Các Ngân hàng về tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng để trình Thống đốc ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định cho phép Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. - Tổ chức thanh tra, giám sát việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán; Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị Thống đốc ngân hàng Nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm các quy định tại Quy chế này. c. Vụ Chính sách tiền tệ: - Hướng dẫn các quy định về gia hạn thanh toán và chuyển nợ quá hạn trong bao thanh toán của Tổ chức tín dụng. - Quy định chế độ báo cáo định kỳ về hoạt động bao thanh toán cho các đơn vị có thẩm quyền thuộc Ngân hàng Nhà nước. d. Vụ Kế toán - Tài chính: hướng dẫn hạch toán kế toán nghiệp vụ bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. e. Vụ Tín dụng: hướng dẫn các đơn vị bao thanh toán thực hiện đồng bao thanh toán. Điều 28. Sửa đổi, bổ sung Quy chế Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc ngân hàng Nhà nước quyết định. Thống đốc ngân hàng Nhà nước Phó thống đốc Trần Minh Tuấn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số 676/NHNN-CSTT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2005 V/v cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng Kính gửi: - Các ngân hàng thương mại - Các ngân hàng liên doanh - Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam - Các công ty tài chính Thực hiện quy định tại Điều 17 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các công ty tài chính (gọi chung là tổ chức tín dụng) thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán, chuyển nợ quá hạn đối với các hợp đồng bao thanh toán như sau: 1. Các tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán đối với các hợp đồng bao thanh toán theo hai phương thức sau đây: - Điều chỉnh kỳ hạn thanh toán là việc tổ chức tín dụng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ trong phạm vi thời hạn thanh toán đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng bao thanh toán, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. - Gia hạn thanh toán là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ tiền bao thanh toán vượt quá thời hạn thanh toán đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng bao thanh toán. 2. Các tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán, chuyển nợ quá hạn đối với các hợp đồng bao thanh toán mà tổ chức tín dụng ứng trước tiền cho bên bán hàng như sau: a. Các tổ chức tín dụng tự quyết định việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng đối với các trường hợp: - Khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng kỳ hạn thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán có ứng trước tiền cho bên bán hàng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền bao thanh toán. - Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn trả nợ đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán có ứng trước tiền cho bên bán hàng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn bao thanh toán, thì tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc gia hạn thời hạn thanh toán gốc và/hoặc lãi tiền bao thanh toán. b. Trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn đã thoả thuận trong các hợp đồng bao thanh toán nêu tại điểm 2 công văn này và tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn trả nợ, không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn thanh toán, thì số dư nợ gốc của hợp đồng bao thanh toán đó là nợ quá hạn; tổ chức tín dụng phân loại toàn bộ số dư nợ gốc tiền bao thanh toán của khách hàng vào các nhóm nợ thích hợp, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3. Đối với hình thức bao thanh toán nhập khẩu mà tổ chức tín dụng phải trả nợ thay cho bên nhập khẩu, thì tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán, chuyển nợ quá hạn đối với số tiền mà tổ chức tín dụng đã trả nợ thay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về bảo lãnh ngân hàng. 4. Các tổ chức tín dụng phân loại toàn bộ số dư nợ gốc tiền bao thanh toán của khách hàng có khoản nợ cơ cấu lại thời hạn thanh toán vào các nhóm nợ thích hợp, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 5. Các tổ chức tín dụng phải có quy trình về gia hạn thanh toán phù hợp với quy định của công văn này, của pháp luật có liên quan về hoạt động bao thanh toán và gửi cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước ngay sau khi ban hành. 6. Đối với các hợp đồng bao thanh toán được gia hạn thanh toán, tổ chức tín dụng phải báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng./. Kt. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, Hà Nội 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Quyết định số 1117/2004/QĐ- NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động thông tin tín dụng, Hà Nội 3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006-2010, Hà Nội 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Văn bản hướng dẫn số 676/NHNN-CSTT về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, Hà Nội 5. Đào Văn Chung (2005), “Rủi ro trong hoạt động bao thanh toán và biện pháp phòng ngừa”, Tạp chí Tài chính tiền tệ 15.07.2005, tr 26-27 6. Trương Thị Thu Giang (2004), “Lợi ích và rủi ro của nghiệp vụ bao thanh toán”, Tọa đàm khoa học: Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, tr. 13-17 7. Nguyễn Hải Hà (2004), “Rủi ro trong hoạt động bao thanh toán”, Tọa đàm khoa học: Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, tr. 22-26 8. Đặng Thị Hồng Hải (2004), “Hoạt động Bao thanh toán và khả năng triển khai tại các Công ty tài chính trong Tổng Công ty”, Tọa đàm khoa học: Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, tr. 27-30 9. TS. Phí Trọng Hiểu (2005), “Hình thành giá dịch vụ: bài toán về hiệu quả kinh doanh cho các ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng số tháng 12/2005 10. Trần Thị Hoà (2004), “Mô hình hoạt động bao thanh toán đối với ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Tọa đàm khoa học: Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, tr. 18-21 11. Phạm Xuân Hoè (2005), “Phát triển theo chiều sâu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại”, Tạp chí khoa học đào tạo Ngân hàng số 12 tháng 12/2005 12. Trần Kiên (2006), “Đã có mua nợ trả chậm”, Báo Đầu tư số 58 15.05.2006 13. Lê Trung Kiên (2004), “Hoạt động bao thanh toán và các vấn đề cần quan tâm”, Tọa đàm khoa học: Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, tr. 01-12 14. ThS. Nguyễn Quỳnh Lan (2006), Nghiệp vụ bao thanh toán - Factoring, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 15. GS. Đinh Xuân Trình (2002), Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Nguyễn Chí Trung (2005), “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng”, Tạp chí khoa học đào tạo Ngân hàng số 12 tháng 12/2005 Tiếng Anh 17. Unidroit Convention on International Factoring, Ottawa (Canada), 1998 18. Barbara Summers, Nicolas Wilson (1998). “Why do firms use factoring?” Credit Management, ABI/INFORM Research. Pg 26-28 19. Charpentier, D. (2003). “Factoring and Credit Insurance: Competitors or Complements?”. Paper presented at the World Bank Conference on the Factoring Industry as a key tool for SME Development in EU Accession Countries, 23-24 October, Warsaw, Poland 20. Michael Rowe (2004). “International Factoring takes off”. DC Insight. 10(4).pg 8-12 21. Ronald L. Kissling (2005). “Factoring: A Global View”. Paper presented at the IFC Conference on the Development of Factoring in Serbia, 24 February, Belgrade, Serbia 22. Sharon Lin (2004). “An Introduction for Factoring”. Paper presented at the Far East National Bank Conference on the Factoring Industry as a key tool for SME Development in Vietnam, 14-15 December, Hanoi, Vietnam 23. Sidney Rutberg (1989). “Banks Enter Factoring”. The Secured Lender.45 (3), pg. 6-8 -----------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3057_0832.pdf
Luận văn liên quan