Luận văn Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước

Thứ nhất, về mặt nhận thức tư tưởng, cần phải khẳng định nhà nước là của một giai cấp thống trị trong xã hội. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, nhà nước ấy là nhà nước của giai cấp công nhân song có sự liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp trí thức, tức là ý chí nguyện vọng của giai cấp công nhân phù hợp với ý chí nguyện vọng của toàn thể nhân dân lao động trong xã hội. Do đó trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước phải giữ vững và phát huy bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, phải xây dựng nhà nước thực sự là nhà nước của dân do dân và vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhà nước ấy phải thể hiện và bảo vệ ý chí, lợi ích và nguyện vọng chính đáng của toàn thể nhân dân lao động.

pdf31 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4260 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hống trị không hạn chế của đàn ông đối với đàn bà, coi đó là luật cơ bản của xã hội" [Sđd, tr.106]. Ngay ở trong người đàn ông cũng nắm lấy quyền cai quản còn người đàn bà nô dịch, bị biến thành nô lệ cho sự dâm đãng của đàn ông, thành công cụ sinh đẻ đơn thuần. Cùng với hình thức gia đình một vợ một chồng, trong chế độ tư hữu vẫn còn chế độ nhiều vợ đối với đàn ông (quan hệ tính giao ngoài quan hệ vợ chồng, ở bên rìa chế độ hôn nhân cá thể) mà "hình thức của nó là mại dâm" [Sđd, tr.106]. Nó duy trì sự tự do tính giao và có lợi cho đàn ông và vì thế xuất hiện người tình thường xuyên của người vợ và người chồng bị cắm sừng. Ph.Ăngghen đã viết: "Bên cạnh hôn nhân cá thể và chế độ hệ taia, tệ ngoại tình đã trở thành một thiết chế xã hội không thể nào xóa bỏ được" [Sđd, tr.95], "quyền ngoại tình của người chồng vẫn được bảo đảm cho đến tận ngày nay" [Sđd, tr.99]. Ph.Ăngghen phân tích mâu thuẫn trong gia đình là hình thức thu nhỏ của các mặt đối lập, các mâu thuẫn tồn tại trong xã hội. Có phân chia giai cấp. Sở dĩ có những mâu thuẫn tồn tại trong gia đình bởi địa vị người đàn bà là: "... buộc phải phục tùng quyền lực tuyệt đối của người chồng. Người phụ nữ, người đàn bà trong gia đình dưới chế độ tư hữu xét cho cùng chỉ là mẹ của những đứa con kế thừa chính thức tài sản dòng dõi của chồng, là người quản gia chính của nhà chồng và là người cai quản các tì thiếp của chồng. Vì vậy chế độ một vợ một chồng có tính chất khá đặc biệt "mộtvợ một chồng chỉ riêng đối với người đàn bà, chứ không phải đối với đàn ông" [ Sđd, tr.101]. Nếu người vợ có muốn vượt ra ngoài khuôn khổ ấy thì lập tức họ sẽ bị lên án và sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc hơn ở bất kỳ thời đại nào trước kia. Họ chỉ là một vật để lo việc gia đình, đẻ con và họ chỉ là một đầy tớ chính. Gia đình cá thể "... biểu lộ rõ mối mâu thuẫn giữa người đàn ông với người đàn bà, kết quả của sự thống trị độc nhất của người chồng là một hình ảnh thu nhỏ của những mặt đối lập và mâu thuẫn trong đó, từ đầu thời đại văn minh. Xã hội chia thành giai cấp vẫn vận động, nhưng không thể nào giải quyết và khắc phục được những mâu thuẫn và những sự đối lập ấy" [Sđd, tr.107]. Nền văn minh tư sản cũng không thể nào giải quyết và khắc phục được những mâu thuẫn và những sự đối lập trong gia đình bởi lẽ "Sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử và trùng với sự phát triển của sự đối kháng giữa chồng và vợ trong hôn nhân cá thể, và sự áp bức giai cấp đầu tiên là trùng với sự nô dịch của đàn ông đối với đàn bà" [Sđd, tr.104]. Khi phân tích hôn nhân trong gia đình tư sản, Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng trong tất cả các giai cấp chủ động trong lịch sử (không loại trừ giai cấp tư sản) - các giai cấp thống trị - việc quyết định một cuộc hôn nhân là một việc có tính toán lợi hại, do cha mẹ thu xếp, kể cả trong môi trường đạo thiên chúa hay đạo Tin lành thì hôn nhân trong chế độ tư sản "... đều dựa trên địa vị giai cấp của đôi bên, vì vậy hôn nhân luôn l uôn là hôn nhân có tính toán... hôn nhân có tính toán đó thường thường biến thành sự mãi dâm tư liệu nhất - có khi là của cả đôi bên, nhưng thông thường nhất là về phía người vợ. Nếu ở đây người đàn bà có khác với gái đĩ thường thì chỉ là vì người đó không bán thể xác mình từng thời gian một như người nữ công nhân làm thuê bán sức lao động của mình, mà là bán mãi mãi, như một nữ nô lệ" [Sđd, tr.112]. Ngay trong đạo thiên chúa cha mẹ vẫn tìm vợ cho con, lựa chọn người vợ xứng đáng và vì thế đã dẫn đến kết quả "làm cho mâu thuẫn chứa đựng trong chế độ một vợ một chồng phát triển đầy đủ nhất: chế độ hệ ta-ia về phía người chồng là chế độ hệ ta-ia bừa bãi, về phía vợ là ngoại tình lu bù" [Sđd, tr.111]. Hoặc như trong đạo Tin lành, việc người con trai ít nhiều đều lựa chọn vợ trong cùng giai cấp thì chế độ hệ ta-ia của người chồng được thực hành ít kiên quyết hơn, và tệ ngoại tình của vợ cũng ít thành lệ hơn song "cũng chỉ mang lại cho cuộc sống chung một nỗi buồn nặng chĩu mà người ta gọi là hạnh phúc gia đình" [Sđd, tr.112]. Theo quan niệm của giai cấp tư sản, hôn nhân là một hợp đồng, một công việc có tính pháp lý. Không chỉ lên án xã hội tư sản và những thối nát của giai đoạn do chế độ tư bản sinh ra, Ph.Ăngghen còn nêu ra những quan điểm về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong xã hội tương lai "... lần đầu tiên... chúng ta có được tình yêu cá thể, hiện đại giữa trai và gái trước kia chưa hề thấy trên thế giới" [Sđd, tr.120]. Tình yêu ấy là sự tự nguyện của cả người đàn ông và người đàn bà. Đó chính là điều kiện cho sự bình đẳng nam nữ trong mối quan hệ này. "Về mặt này người đàn bà là người ngang hàng với người đàn ôgn" [Sđd, tr.109]. Tình yêu nam nữ ấy phải được thử thách qua thời gian và nó tạo ra sức mạnh vượt qua những khó khăn cản trở trên con đường đi tới hôn nhân. Và một khi không tiến hành được hôn nhân thì đó "là một điều đau khổ lớn" [Sđd, tr.120]. Với bản chất không chia sẻ, tình yêu là cơ sở cho hôn nhân một vợ một chồng, và cũng chỉ có hôn nhân như vậy thì tình yêu mới được duy trì và tình yêu như thế, hôn nhân như thế mới là hợp đạo đức. Trong xã hội tương lai ấy, thế hệ mới sẽ lớn lên, họ được tự do yêu đương chính đáng, tự lựa chọn bạn đời: "Một thế hệ đàn ông không bao giờ phải dùng tiền hoặc dùng những phương tiện quyền lực xã hội khác để mua sự hiến thân của người đàn bà, và một thế hệ đàn bà không bao giờ phải hiến mình cho đàn ông vì một lý do nào khác ngoài tình yêu chân chính, hoặc phải từ chối không dám hiến mình cho người yêu vì sợ những hậu quả kinh tế của sự hiến thân đó" [Sđd, tr.120]. Thế hệ mới ấy sẽ vứt bỏ tất cả những điều mà theo quan niệm của xã hội cũ buộc họ phải làm bởi họ tự biết cần phải làm thế nào để chọn lựa người bạn đời để tạo ra một gia đình một vợ một chồng đúng với nghĩa của nó. Như vậy, rõ ràng là kết hôn và tình yêu là quyền của con người, hơn nữa không những là quyền của đàn ông mà còn là quyền của đàn bà - sự bình đẳng trong hôn nhân giữa nam và nữ. Trong quá trình phân tích bản chất tình yêu và gia đình một vợ một chồng xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, Ph.Ăngghen cũng có quan điểm tán thành giải quyết ly hôn khi hạnh phúc gia đình thật sự không còn nữa. Ông coi đó là điều cần thiết cho cả người đàn ông và người đàn bà và cho cả xã hội, là biểu hiện của đạo đức và là một quy tắc trong quan hệ vợ chồng mới: "Nếu tình yêu đã hoàn toàn phai nhạt hoặc bị một tình yêu say đắm mới át đi, thì ly hôn sẽ là điều hay cho cả đôi bên cũng như cho xã hội. Chỉ cần tránh cho người ta khỏi sa chân vô ích vào vũng bùn kiện tụng để ly hôn mà thôi" [Sđd, tr.128]. Để xây dựng một chế độ hôn nhân gia đình trong xã hội mới, Ph.Ăngghen chỉ ra rằng những điều kiện kinh tế xã hội cần thiết tất yếu làm cơ sở cho chế độ một vợ một chồng được thực hiện trọn vẹn. Ông viết "hiện nay chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng xã hội, trong đó các cơ sở kinh tế từ trước tới nay của chế độ một vợ một chồgn cũng như cơ sở của điều bổ sung cho nó là nạn mại dâm đều nhất định sẽ bị tiêu diệt. Các tư liệu sản xuất mà được chuyển thành tài sản xã hội thì độ lao động làm thuê, giai cấp vô sản cũng sẽ biến mất và đồng thời cũng sẽ không còn tình trạng m ột số phụ nữ... cần thiết phải bán mình vì đồng tiền nữa. Tệ mại dâm sẽ mất đi và chế độ một vợ một chồng không những không suy tàn mà cuối cùng lại còn trở thành một hiện thực - ngay cả đối với đàn ông nữa" [Sđd, tr.118]. Ph.Ăngghen phân tích rằng cùng với việc xóa bỏ chế độ tư hữu, thực hiện công hữu hóa các tư liệu sản xuất và sự phát triển của nền đại công nghiệp sẽ tạo điều kiện giải phóng người phụ nữ, xây dựng quan hệ gia đình bình đẳng hòa thuận. Ông viết: "... đại công nghiệp đã giật được người đàn bà ra khỏi nhà, đem họ ra thị trường vận động và vào công xưởng, và thường biến họ thành cột trụ của gia đình, thì trong gia đình người vô sản, những tàn tích cuối cùng của quyền thống trị của người đàn ông đã mất mọi cơ sở..." [Sđd, tr.115]. Thật vậy , chỉ có nền công nghiệp hiện đại là nền công nghiệp không những thu nhận vận động của phụ nữ trên quy mô lớn mà còn trực tiếp đòi hỏi phải có vận động phụ nữ và ngày càng có xu hướng biến vận động tư nhân của gia đình thành vận động ngành công nghiệp công cộng. "Cái sẽ biến mất đi một cách rất chắc chắn trong chế độ một vợ một chồng chính là tất cả những đặc trưng mà những quan hệ tài sản đẻ ra nó, đã ăn lên nó. Những đặc trưng đó là: thứ nhất là sự thống trị của người đàn ông, và thứ hai là tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân" [Sđd, tr.130]. Khi gia đình một vợ một chồng phát triển hơn nữa sẽ là một bước tiến đến gần sự hoàn toàn bình đẳng về quyền lợi giữa nam và nữ, giống như điều Moóc gan đã viết: "Gia đình một vợ một chồng đã được cải tiến ngay từ khi bắt đầu thời kỳ văn minh và được cải tiến rất rõ rệt trong thời kỳ cận đại... hình thức đó còn có thể được cải tiến thêm nữa, cho tới khi đạt đến sự bình đẳng giữa nam và nữ" [Sđd, tr.132]. Quan điểm tiến bộ này của Moóc gan đã được Ph.Ăngghen tiếp nhận để phát triển quan điểm tình yêu, hôn nhân và gia đình. Hai là: Nguồn gốc ra đời và tiêu vong của chế độ tư hữu và giai cấp Trong tác phẩm "Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước". Ph.Ăngghen đã chỉ ra nguyên nhân cơ bản của quá trình ihình thành phát triển của chế độ tư hữu và giai cấp là do sự phát triển của sản xuất và sự phân công lao động xã hội. "Việc thuần dưỡng súc vật và việc chăn nuôi các bầy gia súc đã toạ ra những nguồn của cải chưa từng thấy và đã toạ ra những quan hệ xã hội hoàn toàn mới" [Sđd, tr.90]. Để chăn nuôi và phát triển đàn gia súc, người ta cần nhiều người hơn và trong lúc này những tư lệnh bắt buộc sau các cuộc chiến đã là những món "của cải" có ích. "Những của cải ấy, một khi trở thành sở hữu riêng của các gia đình riêng rẽ và một khi đã tăng lên nhanh chóng thì đánh một đòn rất mạnh vào xã hội dựa trên chế độ hôn nhân cặp đôi và trên thị tộc mẫu quyền" [Sđd, tr.92]. Chế độ phụ quyền thay thế chế độ mẫu quyền. Sản xuất phát triển, năng suất vận động tăng lên, phânghiên cứu ông lao động xã hội thay đổi, sự trao đổi sản phẩm đã làm nảy sinh tư tưởng muốn giữ làm của riêng mộtphần sản phẩm mà bản thân làm ra, muốn chiếm đoạt của cải của thị tộc và của người khác. Chế độ tư hữu ra đời, Ph.Ăngghen viết: "Chính những lợi ích thấp hèn nhất - tính tham lam tầm thường, lòng khao khát hưởng lạc thô bạo, tính bủn xỉn bẩn thỉu, nguyện vọng ích kỷ muốn ăn cắp của công báo hiệu sự ra đời của xã hội văn minh mới, xã hội có giai cấp" [Sđd, tr.150]. Sự ra đời của chế độ tư hữu làm xuất hiện tình trạng bất công về của cải giữa cácthành viên trong cộng đồng thị tộc. Trong thị tộc sinh ra những lớp người giầu nghèo khác nhau và địa vị của mỗi lớp người trong thị tộc cũng khác nhau. Sự bất công về tài sản đã tác động trở lại chế độ xã hội, tạo ra những mầm mống đầu tiên của các tầng lớp quý tộc, hình thành sự phân biệt giữa kẻ giầu và người nghèo, giữa chủ nô và nô lệ: "Sự chênh lệch về tài sản đã ảnh hưởng trở lại đến tổ chức xã hội bằng cách tạo ra những mầm mống đầu tiên của giới quý tộc thế tập và vương quyền thế tập; chế độ nô lệ, lúc đầu chỉ thi ihành đối với tù binh, đã mở ra cái triển vọng nô dịch ngay cả những thành viên cùng một bộ lạc và thậm chí cả những thành viên của chính ngay thị tộc mình nữa" [Sđd, tr.168]. "Chia toàn thể nhân dân không phân biệt thị tộc, bào tộc hay bộ lạc ra làm 3 giai cấp... quý tộc... người làm ruộng... người làm nghề thủ công và... trao cho bọn quý tộc được độc quyền đảm nhiệm những chức vụ công cộng" [Sđd, tr.172]. Xã hội đã phân chia thành giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Sự phân chia ấy cứ tồn tại suốt trong thời đại văn minh. Thực tiễn lịch sử đã cho thấy quá trình hình thành và phát triển của giai cấpgắn liền với quá trình hình thành và phát triển của chế độ tư hữu. Tư hữu làm nảy sinh giai cấp và đồng thời cũng có cùng một nguồn gốc với giai cấp. Tư hữu và giai cấp đã sinh ra khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định thì tư hữu và giai cấp cũng sẽ cùng mất đi khi xã hội phát triển tới một giai đoạn phát triển nhất định. Như vậy, ta thấy trong tác phẩm Ph.Ăngghen đã vạch ra nguồn gốc sự phát triển của chế tư hữu và giai cấp mà còn khẳng định rằng chế độ tư hữu và giai cấp cúng nhất định sẽ mất đi. Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn mà lực lượng sản xuất đạtt ới trình độ cao, sự tồn tại của chế độ tư hữu cùng với sự tồn tại của giai cấp trở thành kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Ông viết: "Bây giờ chúng ta đang bước nhanh đến gần một giai đoạn phát triển sản xuất, trong đó sự tồn tại của những giai cấp nói trên không những không còn là một sự tất yếu nữa mà còn trở thành một trở ngại trực tiếp cho sản xuất. Những giai cấp đó sẽ không tránh khỏi biến mất, cũng như xưa kia chúng đã không tránh khỏi sẽ xuất hiện" [Sđd, tr.257- 258]. Như vậy, Ph.Ăngghen đã chỉ ra xã hội có giai cấp không tồn tại vĩnh cửu mà chỉ là một giai đoạn tất yếu của lịch sử loài người. Song đến khi nào thì không còn chế độ tư hữu, không còn giai cấp thì đó là cả một thời kỳ lịch sử lâu dài, rất lâu dài và phải trải qua nhiều bước trung gian quá độ hết sức phức tạp. Ba là: Điều kiện ra đời của nhà nước và vấn đề nhà nước tiêu vong Trong tác phẩm: "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước", khi nghiên cứu về nguồn gốc ra đời của nhà nước, trước hết ông đã tìm hiểu và mô tả chi tiết về tập tục, tục lệ tổ chức của các xã hội nguyên thủy, phân tích một cách khách quan quá trình phát sinh, phát triển của các tổ chức xã hội thị tộc Iroqua (chương 3) và tổ chức xã hội thị tộc Hy Lạp (chương 5). Ph. Ăngghen đã có những nhận định về tính ưu việt của xã hội cộng sản nguyên thủy. Đó là xã hội chưa biết tới nhà nước và uy quyền của nhà nước đối với đời sống con người, mọi người đều bình đẳng với nhau. Ông viết: "Với tất cả tính ngây tơ và giản dị của nó, chế độ thị tộc quả là một tổ chức tốt đẹp biết bao. Không có quân đội hiến binh và cảnh sát, không có quý tộc, vua chúa, tổng đốc, trưởng quan, quan tòa, không có nhà tù... Tất cả đều bình đẳng và tự do kể cả phụ nữ" [Sđd, tr.147-148]. Tuy xã hội thị tộc l à một xã hội tốt đẹp song bằng sự nghiên cứu về sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người Ph.Ăngghen đã khẳng định sự tan rã của các xã hội thị tộc và sự ra đời nhà nước là một tất yếu lịch sử - một hình thức tổ chức của xã hội mới. Khi viết về chế độ thị tộc Iroqua ở châu Mỹ, ông đã nói viết: " tổ chức ấy nhất định phải đi đến chỗ diệt vong, nó không vượt xa hơn bộ lạc được; liên minh những bộ lạc đã đánh dấu bước đầu của sự suy tàn của tổ chức ấy" [Sđd, tr.146]. Ông chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng đó là vì: "ở chỗ nào không có một hòa ước rõ ràng thì ở đó, chiến tranh xảy ra liên miên giữa các bộ lạc, và chiến tranh đó được tiến hành với một sự tàn bạo... và chỉ về sau này, do lợi ích vật chất sự tàn bạo đó mới giảm đi đôi chút" [Sđd, tr.149]. Như vậy bằng những nghiên cứu phân tích một cách biện chứng, Ăngghen đã chỉ ra nguyên nhân tan rã của xã hội thị tộc Irôqua chính là sự phát triển của chính bản thân xã hội thị tộc đó. Một xã hội chỉ có thể tồn tại được khi nó có sự phù hợp giữa nội dung và hình thức tồn tại của nó. Tức là sự vận động và phát triển của xã hội về kinh tế, xã hội, văn hóa đó chính là nội dung và hình thức là tổ chức xã hội thị tộc. Khi mà nội dung vượt quá sức chứa của hình thức tất yếu sẽ dẫn tới phát sinh mâu thuẫn và dẫn tới sự phá vỡ hình thức tồn tại cũ để chuyển sang hình thức tồn tại mới, một giai đoạn phát triển cao hơn của xã hội mà cụ thể đó là khi nền kinh tế, xã hội phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ tổ chức của một xã hội thị tộc dưới dạng xã hội cộng sản nguyên thủy thì nó sẽ tự phá vỡ hình thức tồn tại cũ, chật hẹp đó để xây dựng một tổ chức xã hội mới, cao hơn phù hợp với nội dung mà nó có. Khi nghiên cứu về tổ chức thị tộc ở Hy Lạp ở châu Âu thì Ph.Ăngghen cũng có một nhận định trong tổ chức thị tộc bộ lạc Iroqua ở châu Mỹ ở rất xa cả về không gian và thời gian so với thị tộc Hy Lạp ở châu Âu nhưng cũgn có tổ chức tương tự như nhau; nó cũgn có những tính ưu việt tương tự như tổ chức thị tộc Iroqua. Cụ thể là trong xã hội ấy cũng chưa có giai cấp, chưa có nhà nước và mọi thành viên trong xã hội đều có quyền bình đẳng, tự do nhưng tổ chức thị tộc Hy Lạp đã phát triển cao hơn so với xã hội thị tộc Iroqua mà cụ thể là quyền bình đẳng ấy "đã phát triển lên đến mức trở thành một đại hội thực sự của nhân dân". Đại hội này cũng do một hội đồng là cơ quan quyền lực thường trực triệu tập để "quyết định những công việc quan trọng.... Quyết định được thông qua bằng cách giơ tay hoặc bằng cách hoan hô. Đại hội nhân dân có quyền tối hậu quyết định" [Sđd, tr.159]. Song thị tộc ấy cũng tất yếu bị diệt vong theo quy luật.Ăngghen đã phân tích một loạt các nguyên nhân làm tan rã của xã hội thị tộc Hy Lạp đó. 1. Do sự phát triển liên kết các bộ lạc thành những bộ tộc gần như là một dân tộc có địa dư rộng, dân số tăng vượt ra ngoài phạm vi tổ chức của một thị tộc và sống trong các thành thị có thành quách bảo vệ tức là liên quan tới vấn đề biên giới và cai quản biên giới. 2. Kinh tế phát triển nhanh nhờ có sự phân công lao động, chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt, thủ công tách ra khỏi nông nghiệp và như thế, của cải sản phẩm trong xã hội tăng nhanh dẫn tới sự chênh lệch về thu nhập của cải giữa các thành viên trong xã hội và sau đó dần hình thành giai cấp quý tộc trong nội bộ thị tộc và manh nha hình thành giai cấp trong xã hội, đó chính là nguyên nhân thứ hai làm tan rã chế độ xã hội thị tộc. 3. Chiến tranh liên miên giữa các bộ lạc nhằm mở rộng bờ cõi, đất đai, cướp chiếm của cải và tù bình. Tù binh lúc đầu bị giết, bị dùng vào các cuộc tế lễ nhưng về sau quy mô chiến tranh lớn hơn, tù binh nhiều hơn và hơn nữa là do ý thức đạo đức trong xã hội phát triển hơn nên tù binh được giữ lại để phục dịch cho người bắt được và đây chính là nguyên nhân làm hình thành giai cấp mới trong xã hội tức là manh nha hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ. 4. Về mặt tổ chức, trong bộ lạc có một cơ quan thường trực với những hoạt động tập thể và việc hình thành các quyết nghị có hiệu lực như những luật lệ chung tức dần hình thành pháp luật. Tất cả những nguyên nhân trên đã tác động vào tổ chức xã hội thị tộc, dần làm thay đổi kết cấu của tổ chức xã hội thị tộc vốn có để hình thành một tổ chức xã hội mới phát triển cao hơn buộc xã hội thị tộc phải tan rã nhường chỗ cho một thời đại mới thích ứng với một tổ chức xã hội mới mà theo Ăngghen thì: "Chỉ còn thiếu một điều thôi: đó là một thiết chế không những bảo vệ những của cải mà các cá nhân vừa mới có được, chống lại những truyền thống cộng sản của chế độ thị tộc, một thiết chế không những thần thánh hóa sở hữu tư nhân rất bị khinh rẻ, trước đây và tuyên bố sự thần thánh hóa đó là mục đích tối cao của mọi xã hội loài người, mà còn in dấu ấn của sự công nhận của xã hội nói chung lên những hình thức mới phát triển nối tiếp nhau của việc kiếm được tài sản, nói một cách khác là của việc tích lũy của cải ngày càng nhanh; một thiết chế không những kéo dài mãi sự phân chia xã hội thành giai cấp, sự phân chia này hiện mới chớm nở, mà còn kéo dài mãi mãi quyền của giai cấp có của bóc lột giai cấp không có của và quyền thống trị của giai cấp có của đối với giai cấp không có của, và thiết chế đó đã xuất hiện. Nhà nước đã được phát minh ra" [Sđd, tr.163-164]. Cùng với các nghiên cứu hết sức công phu và lập luận chặt chẽ. Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng những nguyên nhân làm tan rã xã hội thị tộc chính là những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước. Song để khẳng định một cách chắc chắn và lôgíc hơn về những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước, Ăngghen đã tiếp tục tìm hiểu, phân tích về sự ra đời và phát triển của ba hình thức nhà nước cổ là nhà nước Aten, nhà nước La mã và nhà nước Giéc manh. Theo Ăngghen, sự ra đời của nhà nước Aten: "là một ví dụ đặc biệt điển hình về sự hình thành nhà nước nói chung" [Sđd, tr.180]. Ông cho rằng đó là kết quả ra đời tất yếu khách quan của những điều kiện kinh tế - xã hội ngay trong lòng xã hội thị tộc. Đó hoàn toàn là sự phát triển tiến lên một bước cao hơn từ xã hội cộng sản nguyên thủy sang chế độ chiếm hữu nô lệ bởi vì như Ăngghen kết luận về sự phát sinh ra nhà nước Aten: "Một mặt vì nó diễn ra dưới một dạng thuần túy, không có sự can thiệp của bạo lực ở bên trong hay bên ngoài... mặt khác vì trong trường hợp này, một hình thức phát triển rất cao của nhà nước tức là chế độ cộng hòa dân chủ đã trực tiếp xuất hiện từ xã hội thị tộc..." [Sđd, tr.180]. Còn sự ra đời của nhà nước La mã thì lại hoàn toàn khác, như trên đã trình bày, tổ chức xã hội thị tộc ở La mã đã phát triển một cách tự nhiên và thuần túy đặc biệt là tính dân chủ trong xã hội đã phát triển rất cao, điều đó thể hiện ở chỗ là các cơ quan đứng đầu thị tộc có quyền hành chính đặc biệt, đều do đại hội nhân dân bầu ra và đại hội nhân dân có quyền bãi miễn, vì thế tổ chức xã hội thị tộc của người La mã được tổ chức một cách hết sức chặt chẽ và dần trở thành một thị tộc hùng mạnh và khi đó họ bắt đầu mở các cuộc chiến tranh để mở rộng bờ cõi và đây chính là những nguyên nhân sâu xa làm xã hội thị tộc Rô ma bị phá vỡ bởi vì như Ăngghen viết: "Trong lúc đó thành La mã và lãnh thổ La mã được mở rộng ra nhờ các cuộc xâm chiếm, số dân cư đã tăng dần lên, một phần do người ta di cư đến, một phần do dân cư ở các miền bị chinh phục, chủ yếu là các miền Latinh..." [Sđd, tr.192]. Tất cả những người dân mới này đều ở ngoài các thị tộc và bộ lạc cũ và họ không phải là nhân dân La mã chính cống mà họ là những người tự do về thân thể, có thể có ruộng đất, có nghĩa vụ nộp thuế và làm các nghĩa vụ quân sự nhưng họ không được nắm một chức vụ gì và cũng không được tham gia đại hội, các Curies, cũng không được tham gia việc cấp phát đất đai do nhà nước đã chiếm được trong các cuộc chinh chiến. Họ hợp thành một lớp người bình dân không có mọi quyền lợi chính trị. Song vì: "Do dân số của họ ngày càng tăng, do đó họ được huấn luyện quân sự, được vũ trang nên họ trở thành một thế lực đáng sợ đối lập với Populus cũ (tức dân La mã bản địa) là cái mà nay đã đóng hẳn cửa lại không dung nạp thêm bất cứ một người nào vào nữa" [Sđd, tr.193]. Thêm vào đó là số lượng tù binh bắt được ngày càng nhiều thông qua các cuộc chiến tranh và họ cũng không có bất cứ quyền lợi gì. Cả hai nhóm người này, người bình dân và người nô lệ hợp thành một lực lượng mới, lực lượng "ngoại lai" và lực lượng này ngày càng lớn mạnh lên trở thành lực lượng đối trọng với dân bản xứ. Khi đó tất nhiên sẽ dẫn tới xuất hiện các mâu thuẫn mà theo quy luật thì khi có mâu thuẫn tất có đấu tranh dẫn tới cuộc cách mạng mà theo Ăngghen thì: "Người ta chỉ có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng những cuộc đấu tranh giữa người bình dân và Populus là nguyên nhân cuộc cách mạng đó" [Sđd, tr.193]. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp cho ra đời nhà nước La mã. Tổ chức nhà nước La mã đã ra đời phá vỡ tổ chức xã hội thị tộc cũ, thành lập xã hội mới bằng một đại hội nhân dân mới, không có sự phân biệt dân ngoại lai với dân bản địa. Trong đại hội nhân dân mới đó người ta căn cứ vào số tài sản mà mỗi người đàn ông có nghĩa vụ cầm vũ khí có để phân chia họ thành 6 đẳng cấp trong xã hội. Trong 6 đẳng cấp đó thì 5 đẳng cấp đầu là đẳng cấp hữu sản, còn đẳng cấp cuối là đẳng cấp vô sản. Đẳng cấp vô sản được miễn thuế và các nghĩa vụ. Mỗi đẳng cấp đó cung cấp những Centurie với quân số 100 người thành một đơn vị biểu quyết và như thế quyền lực tối cao của nhà nước Rô ma là đại hội của các Centurie. Với cách tổ chức lại chặt chẽ như thế, nhà nước Lamã đã phát triển rất nhanh và thực sự trở thành một đế quốc hùng mạnh thời bấy giờ. Cuối cùng, kết luận về sự ra đời của nhà nước La Mã, Ăngghen viết: "Vậy là ở La Mã cũng thế, trước khi phá bỏ cái gọi là vương quyền, người ta đã phá vỡ cái trật tự xã hội cũ dựa trên sự liên hệ cá nhân và huyết thống, và thay vào đó, người ta lập ra một cơ cấu nhà nước mới thật sự dựa trên cơ sở phân chia địa vực và trên sự chênh lệch về tài sản" [Sđd, tr.194]. Khi nhà nước "Cộng hòa La mã đã trở thành một nước hùng mạnh thì nó có một sức mạnh ghê gớm, nó tổ chức các cuộc chiến tranh xâm chiếm lớn và Ăngghen nói: "... Nền thống trị thế giới của La mã giống như một cái bào, đã lướt qua khắp các nước vùng ven biển Địa trung hải trong nhiều thế kỷ" [Sđd, tr.219]. Nền cai trị đó đi tới đâu là quét sạch các tập quán địa phương, phá hủy những tổ chức thị tộc cổ xưa, đồng thời cũng hủy hoại luôn cả những vết tích cuối cùng của sự độc lập của địa phương và của dân tộc để đồng hòa những dân tộc đó trở thành những người La mã. Với lãnh thổ rộng lớn và dân số đông đảo như thế thì việc gắn kết họ lại là một trách nhiệm lớn của nhà nước La mã. Nhưng "Nhà nước này ngày càng trở thành một kẻ thù và một kẻ áp bức độc ác nhất... Nhà nước La mã trở thành một bộ máy khổng lồ, phức tạp chỉ được dùng để bóp nặn thần dân". Thuế má, khổ dịch và đủ các loại đmả phụ đã dìm quần chúng nhân dân vào cảnh bần cùng ngày càng trầm trọng, ách áp bức bị những hành vi nhũng inhiễu của các viên thống đốc, bọn thu thuế và lính tráng đẩy tới mức khiến người ta không thể chịu nổi được nữa" [Sđd, tr.220]. Trong xã hội đó, tệ bóc lột tăng, quan lại nhũng nhiễu và nguy hại hơn là có sự chia rẽ nội bộ trong các quan lại trong khi đó sản xuất lại đình đốn và cuối cùng như Ăngghen nhận xét "bần cùng hóa phổ biến: sự suy tàn của thương nghiệp, của thủ công nghiệp , của nghệ thuật, tình trạng giảm sút dân số, sự suy tàn của thành thị, tình trạng nông nghiệp quay trở lại mức thấp trước kia - Đó là kết quả cuối cùng của sự thống trị có tính chất thế giới của La mã" [Sđd, tr.221] và khi mà nhà nước La mã suy yếu, bất lực thì nó trở thành miếng mồi ngon cho "những người dã man Giéc manh". Sự ra đời của nhà nước Giécmanh là sự ra đời trong trường hợp đặc biệt, không phải là kết quả tất yếu của những biến đổi kinh tế - xã hội mà là kết quả của những hành động bạo lực. Thị tộc người Giécmanh sống ở ven sông Đannuy - Ranh, phía Bắc biển Ban tích. Các dân tộc này có sự tiến hóa chậm hơn so với các dân tộc La mã. Thị tộc người Giéc manh được tổ chức theo chế độ mẫu quyền. Nền kinh tế được tổ chức thành những công xã gia đình lớn bao gồm nhiều thế hệ và canh tác trên những vùng đồng bằng rộng lớn với tài sản là những đàn gia súc đông nhưng giống xấu và bé. Trang phục còn thô sơ, tập quán giết người tế lễ vẫn còn thậm chí có một số bộ tộc còn có tục lệ ăn thịt người. Tóm lại, khi nhận xét về người Giéc manh, Ăngghen viết ở đây chúng ta thấy đó là một dân cư vừa mới tiến từ giai đoạn giữa lên giai đoạn cao của thời đại dã man. Tuy nhiên các nghề tiểu thủ công nghiệp như luyện kim, đúc đồng, chế tạo vũ khí bằng kim loại của họ lại phát triển cao và dần vượt hẳn người La mã. Về tổ chức thị tộc người Giécmanh cũng có cách quản lý giống như tổ chức quản lý đã phát triển của người Hy Lạp. Đó là tổ chức quản lý phát triển mà chế độ thị tộc có thể tạo nên là cách tổ chức kiểu mẫu của giai đoạn cao của thời đại dã man. Người Giéc manh có tổ chức vũ trang được chú trọng và phát triển. Cùng với đặc tính dã man của họ, người Giécmanh liên tục tiến hành các cuộc chiến tranh mở rộng bờ cõi xuống phía nam và khi mà nhà nước La mã đã đi vào chỗ suy tàn như đã nêu ở trên thì các bộ tộc Giécmanh lớn mạnh không ngừng đã dần thiết lập chế độ vương quyền thay thế dần và cuối cùng đã lật đổ nhà nước La mã, thiết lập nên nhà nước Giécmanh. Tóm lại, bằng những nghiên cứu tỉ mỉ công phu cùng những lập luận hết sức lôgíc và biện chứng trong tác phẩm, Ăngghen đã mô tả, đã dựng lại quá trình hình thành 3 nhà nước cổ điển, điển hình. Cuối cùng ông kết luận: "Trên đây, chúng ta đã nghiên cứu riêng rẽ 3 hình thức chủ yếu trong đó nhà nước đã được dựng lên trên đống hoang tàn của chế độ thị tộc. Aten là hình thức thuần túy nhất, cổ điển nhất: ở đây, nhà nước nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ những sự đối lập giai cấp đã phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc. ở La Mã, xã hội thị tộc biến thành một tầng lớp quý tộc biệt lập, giữa một đám bình dân đông đảo sống ngoài xã hội thị tộc đó và chỉ có một gánh nặng nghĩa vụ mà không có quyền lợi. Thắng lợi của giới bình dân đã làm nổ tung chế độ thị tộc cũ và trên đống hoang tàn của chế độ thị tộc đó, nó dựng lên một nhà nước, trong đó bọn quý tộc thị tộc và người bình dân không bao lâu đều sẽ hoàn toàn hòa tan mất. Cuối cùng, ở người Giécmanh chiến thắng đế quốc La mã, nhà nước nảy sinh với tư cách là kết quả trực tiếp của việc chinh phục những miền đất đai rộng lớn cuả người khác, mà muốn thống trị thì chế độ thị tộc lại không cung cấp được một phương tiện nào để thống trị những đất đai ấy" [Sđd, tr.251-252]. Và cuối cùng ông khẳng định: "Vậy, nhà nước quyết không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội. Nó cùng không phải là cái "hiện thực của ý niệm đạo đức" là "hình ảnh hiện thực của lý tính" như Hêghen khẳng định. Đúng ra, Nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định; đó là sự thú nhận rằng xã hội đó bị lúng túng trong một mối mâu thuẫn với bản thân nó mà không sao giải quyết được, rằng xã hội đó bị phân chia thành những mặt đối lập không thể điều hòa mà xã hội đó bất lực không sao từ bỏ được. Nhưng muốn cho những mặt đối lập đó những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải có một lực lượng cần thiết, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng "trật tự". Và lực lượng đó nảy sinh ra từ xã hội, nhưng lại đứng trên xã hội và ngày càng xa rời xã hội, chính là nhà nước" [Sđd, tr.252-253]. Và sau đó Ăngghen phân tích và chỉ rõ nhà nước có những đặc trưng và bản chất riêng của nó. Theo ông thì nhà nước có hai đặc trưng chủ yếu, đó là có sự phân chia dân cư theo lãnh thổ để cai quản mà Ăngghen gọi đó là sự "phân chia thần dân theo sự phân chia địa vực", bởi vì những liên minh thị tộc cũ hình thành và được duy trì bởi những quan hệ huyết tộc đều không còn thích hợp nữa và địa vực còn đó song dân cư thì đã trở nên di động hơn cho nên nhà nước phải phân chia dân cư theo địa vực để cai quản. Mọi người dân không phân biệt họ thuộc thị tộc hay bộ tộc nào nếu ở trong lãnh thổ đó đều được hưởng quyền và nghĩa vụ công dân mà nơi họ ở và điều đó đã được tất cả các quốc gia thừa nhận. Đặc trưng thứ hai của nhà nước đó "là sự thiết lập một quyền lực công cộng, quyền lực này không còn trực tiếp ăn khớp với dân cư tự tổ chức thành lực lượng vũ trang nữa". Đây rõ ràng là một đặc trưng không có trong xã hội thị tộc. Để tăng thêm uy quyền của mình với thần dân, với xã hội, để có thể quản lý xã hội được chặt chẽ hơn thì nhà nước đã tạo ra một công cụ sắc bén là pháp luật với các cơ quan cưỡng bức là nhà tù, cảnh sát và lực lượng vũ trang. Để duy trì quyền lực công cộng đó thì nhà nước đã đẻ ra thuế má buộc thần dân phải đóng góp và khi đã có quyền lực công, có quyền thu thuế rồi thì bọn quan lại với tư cách là người đại diện cho thần dân, với tư cách là những cơ quan của xã hội đã được đặt lên trên xã hội, tựa hồ như đứng trên xã hội. Lòng tôn kính của thần dân đối với các cơ quan của xã hội thị tộc trước kia đối với quan lại ngày nay không đủ nữa nên bây giờ họ phải làm cho thần dân phải kính trọng họ bằng những đạo luật đặc biệt khiến họ đặc biệt trở nên thần thánh và bất khả xâm phạm và Ăngghen đã ví von rất hay là: "Viên cảnh sát tồi nhất của nhà nước văn minh vẫn có quyền uy hơn tất cả những cơ quan của xã hội thị tộc cộng lại, nhưng một vị vương công có thế lực nhất, một chính khách hoặc một vị chỉ huy quân sự lớn nhất của thời đại văn minh có thể ganh tị với một vị thủ lĩnh thị tộc nhỏ nhất về sự tôn kính tự nguyện và không thể tranh cãi được mà vị thủ lĩnh ấy được hưởng" [Sđd, tr.254-255]. Về bản chất, Ăngghen khẳng định: "Nhà nước là nhà nước của giai cấp có thế lực nhất, của giai cấp thống trị về mặt kinh tế, và nhờ có nhà nước, giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị và do đó có thêm được những thủ đoạn mới để đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức... Nhà nước là một tổ chức của giai cấp có của, dùng để bảo vệ giai cấp này chống lại giai cấp không có của" [Sđd, tr.255-256]. Như vậy là trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, với quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tỉ mỉ và công phu, sự phân tích vấn đề một cách biện chứng, khoa học cộng với kinh nghiệm thực tiễn hoạt động sôi động của mình, Ăngghen đã khái quát và cho chúng ta thấy nguồn gốc và quá trình hình thành, những đặc trưng và bản chất của nhà nước một cách rõ nét và sống động và cũng trên quan điểm Mác xít ấy về thế giới là vận động và biến đổi không ngừng, Ăngghen đã phân tích và đưa ra những tiên đoán của mình về nhà nước và tổ chức xã hội trong tương lai, khi mà lực lượng sản xuất đã phát triển cao, khi mà giai cấp bị áp bức tức giai cấp vô sản trưởng thành để có thể tự giải phóng mình và giải phóng cho mọi người bị bóc lột trong xã hội thì khi đó giai cấp sẽ tự tiêu vong và như thế nhà nước cũng phải tiêu vong theo. Ăngghen viết: "Nhà nước tồn tại không phải là mãi mãi từ ngàn xưa. Đã từng có những xã hội không cần đến nhà nước, không có một khái niệm nào về nhà nước và chính quyền nhà nước cả. Đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, giai đoạn tất nhiên phải gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp, thì sự phân chia đó làm cho nhà nước trở thành một tất yếu. Bây giờ chúng ta đang bước nhanh đến gần một giai đoạn phát triển sản xuất, trong đó sự tồn tại của những giai cấp nói trên không những không còn là một sự tất yếu nữa, mà đã trở thành một trở ngại trực tiếp cho sản xuất. Những giai cấp đó nhất định sẽ mất đi cũng như xưa kia, chúng nhất định phải xuất hiện. Giai cấp mất đi thì nhà nước cũng không tránh khỏi tiêu vong theo. Xã hội sẽ tổ chức lại nền sản xuất trên cơ sở liên hợp tự do và bình đẳng giữa những người sản xuất, sẽ đem toàn thể bộ máy nhà nước xếp vào cái vị trí thật sự của nó lúc bấy giờ. Tức là vào viện bảo tàng đồ cổ, bên cạnh cái xa kéo sợi và cái rìu bằng đồng" [Sđd, tr.257-258]. Bốn là: Mục đích các cuộc cách mạng trong lịch sử và công cuộc xây dựng CNXH và CNCS Theo Ph.Ăngghen, từ xã hội công xã nguyên thủy sang chế độ chiếm hữu nô lệ, xã hội loài người đã thực hiện được một cuộc cách mạng với mục đích kinh tế là xác lập quyền sở hữu - quyền tư hữu và thúc đẩy sản xuất phát triển. Cuộc cách mạng này được thực hiện dần dần từ sự phát triển của sản xuất, của kinh tế đến sự thay đổi quan hệũh, quan hệ gia đình, quan hệ thị tộc và cuối cùng là đến sự thay đổi về chính trị. Ph.Ăngghen khẳng định "từ trước tới nay, tất cả mọi cuộc cách mạng đều là những cuộc cách mạng nhằm bảo hộ một loại sở hữu này chống lại một loại sở hữu khác. Những cuộc cách mạng đó không thể bảo hộ loại sở hữu này mà lại k o làm thiệt hại đến loại sở hữu kia... Và thật vật tất cả những cuộc cách mạng gọi là những cuộc cách mạng chính trị, từ cuộc cách mạng đầu tiên đến cuộc cách mạng cuối cùng đều được tiến hành để bảo hộ sở hữu thuộc một loại nào đó và đều được thực hiện bằng cách tịch thu, cũng còn được gọi là một cách khác là ăn cắp, một loại sở hữu khác. Thật hoàn toàn đúng là từ hai nghìn năm trăm năm nay, sở hữu tư nhân chỉ có thể được duy trì bằng cách xâm phạm vào quyền sở hữu mà thôi" [Sđd, tr.273- 274]. Chế độ phong kiến ra đời, thay thế chế độ nô lệ, theo Ph.Ăngghen đó cũng là một cuộc cách mạng trong lịch sử mà nguyên nhân là do sự phát triển của kinh tế, với mục đích kinh tế. Đó cũng là một sự thay đổi từ chế độ sở hữu tư nhân này sang chế độ sở hữu tư nhân khác. Khi chế độ phong kiến ra đời nó đè nặng lên mọi giai tầng trong xã hội, trở thành rào cản sự phát triển sản xuất trong xã hội thì việc chế độ tư bản thay thế nó là một cuộc cách mạng lớn trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, là sự thay đổi chế độ sở hữu phong kiến bằng chế độ sở hữu tư sản. Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng "trong cuộc đại cách mạng Pháp, người ta hy sinh sở hữu phong kiến để cứu sở hữu tư sản" [Sđd, tr.173]. Tiếp đến ph.Ăngghen phân tích chế độ tư sản với những mâu thuẫn ikt, giai cấp, xã hội đang diễn ra. Trong xã hội đó con người đã trở thành hàng hóa, sức vận động của con người được đem trao đổi và tiêu dùng, người lao động vẫn là con người nô lệ chỉ khác trước kia là nô lệ hiện đại mà thôi. Cùng với sự khủng hoảng về kinh tế, tình trạng m âu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc và đấu tranh giai cấp không ngừng tăng lên. Nhà nước tư sản hiện đại dù được ngụy trang khéo léo dưới hình thức "nền cộng hòa dân chủ", phổ thông đầu phiếu, bình đẳng bắc ái thì nhà nước tư sản vẫn không thể che đậy bản chất giai cấp của nó. Đó là nhà nước tư sản, là cơ quan quyền lực của giai cấp tư sản và nền dân chủ hình thức, giả hiệu của nó không xóa bỏ được những mâu thuẫn đối kháng vừa có vừa có làm trong giữa đa số nhân dân lao động và giai cấp tư sản. Ăngghen khẳng định tính tất yếu của cuộc cách mạng mới là cuộc cách mạng vô sản, cách mạng XHCN trên cơ sở sức sản xuất phát triển cao, là sự thay đổi trật tự cũ, xóa bỏ chế độ tư hữu và phân chia giai cấp, Nhà nước tự tiêu vong, quan hệ người với người thay đổi và chỉ còn bình đẳng hữu ái sẽ thực hiện dân chủ trong quản lý, hữu ái trong xã hội, bình đẳng hoàn toàn trong xã hội đó là những tiêu chí biểu hiện cao trong xã hội tương lai, là sự hồi sinh. Song dưới hình thức cao hơn của tự do, bình đẳng, bắc ái của xã hội công xã nguyên thủy thời cổ. Khắc họa xã hội mới đó ông nhắc lại lời của Moóc gan: ".. Nếu như sự tiến bộ vẫn là quy luật của tương lai, cũng như nó đã từng là quy luật của quá khứ thì việc chỉ đơn thuần tìm kiếm của cải không phải là mục đích cuối cùng của nhân loại... Dân chủ trong công việc quản lý, hữu ái trong xã hội, bình đẳng về quyền lợi, giáo dục phổ thông, tất cả những thứ đó sẽ thần thánh hóa giai đoạn cao sắp tới của xã hội mà kinh nghiệm, lý tưởng và khoa học đang không ngừng vươn tới" [Sđd, tr.264-265]. 2.3. ý nghĩa của tác phẩm và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam Tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" của Ăngghen ra đời đã có những ý nghĩa sâu sắc không chỉ cho phong trào cộng sản quốc tế khi đó mà vẫn còn đầy ắp giá trị cho tới ngày nay. Một là, khi nghiên cứu tác phẩm cho chúng ta những căn cứ khoa học để hiểu lý luận về CNXH khoa học và bảo vệ nó. Giai cấp tư sản tuyên truyền rằng chế độ tư hữu là cái thiêng liêng vốn có từ khi có xã hội loài người và nó sẽ tồn tại vĩnh viễn với xã hội loài người; rằng gia đình tư sản là hình thức gia đình vốn có từ khi có xã hội loài người và đó là gia đình bình đẳng, hạnh phúc, tự do; rằng nhà nước là cơ quan điều hòa quyền lợi giữa các giai cấp cùng tồn tại trong một thiết chế xã hội và nhà nước tư sản là nhà nước có chế độ dân chủ tốt đẹp nhất cần được bảo vệ vĩnh viễn. Nội dung tác phẩm cung cấp cho cúng ta cơ sở khoa học để vạch trần những quan điểm phản khoa học của các nhà lý luận tư sản. Xây dựng cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động những quan điểm đúng đắn nhằm lật đổ giai cấp tư sản, xây dựng chế độ xã hội mới, xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nhà nước mới - nhà nước chuyên chính vô sản - xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn với các quan hệ tình yêu hôn nhân và gia đình hoàn toàn trong sáng. Hai là, tác phẩm "Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước" đã bổ sung và làm phong phú những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản khoa học, về cuộc cách mạng vô sản tác phẩm đã chỉ ra rằng cuộc cách mạng vô sản tất yếu sẽ xảy ra trên cơ sở sức sản xuất trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa đã phát triển cao. Cuộc cách mạng vô sản sẽ xóa bỏ quan hệ sản xuất TBCN đang là vật cản sự phát triển của lực lượng sản xuất, xóa bỏ chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Cuộc cách mạng vô sản là cuộc cách mạng thực sự giải phóng con người, xây dựng xã hội mới bình đẳng và bắc ái. Về những điều kiện kinh tế - xã hội để xây dựng CNXH và CNCS, tác phẩm đã cho chúng ta thấy rõ vai trò của sản xuất trong tiến trình phát triển xã hội nói chung, xã hội XHCN, xã hội cộng sản chủ nghĩa nói riêng. Vai trò của việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, vai trò của công nghiệp hóa đối với toàn bộ nền kinh tế và đời sống xã hội XHCN. Mặt khác tác phẩm giúp chúng ta xây dựng những quan điểm đúng đắn về tình người, hôn nhân và gia đình trong CNXH, quan điểm đạo đức mới về vận động, về bình đẳng, bắc ái giữa các dân tộc, về sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng được tình cảm cách mạng, lòng tin vào sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân. Ba là, Khi nghiên cứu tác phẩm chúng ta học tập được một mẫu mực về phương pháp nghiên cứu khoa học. Ăngghen đã kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử, sử dụng tài liệu một cách chính xác để dựng lại hết sức tài tình, sinh động quá trình p8t của xã hội loài người qua các thời đại trên cơ sở của sự phát triển của sản xuất. Ăngghen còn cho chúng ta một mẫu mực về thái độ khách quan của người nghiên cứu khoa học. Đó là sự trân trọng đối với thành quả của các nhà khoa học đương thời (Bocophen, Maclenan, Moóc gan...) tiếp thu có phê phán những kết quả của họ. Trong giai đoạn hiện nay, tác phẩm v ẫn còn là một tài liệu rất quý đối với chúng ta, lnó khẳng định con đường phát triển tất yếu của lịch sử là chế độ mới - chế độ XHCN, cộng sản chủ nghĩa văn minh nhất định sẽ được thiết lập, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giải phóng loài người, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Xây dựng lòng tin vào sự tất thắng của sự nghiệp đổi mới, của nước ta do Đảng ta lãnh đạo đúng như Lênin đã khẳng định: Tác phẩm này là cuốn sách gối đầu giường của những người cộng sản giác ngộ. Trong điều kiện hiện nay khi mà CNXH đang lâm vào thoái trào, công cuộc đổi mới ở nước ta đang trong giai đoạn khó khăn với nhiều thách thức và nguy cơ thì tác phẩm đã giải thích và khẳng định con đường phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại là đi lên CNXH. Tác phẩm đã hướng dẫn cuộc cách mạng, xây dựng lòng tin vào sự thắng lợi tất yếu của cách mạng vô sản, giúp chúng ta vững tin và bước tiếp trên con đường cách mạng mà chúng ta đã lựa chọn. Trong thời đại mới với điều kiện hoàn cảnh mới với nhiều khó khăn, nguy cơ và thách thức thì việc Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu xây dựng xã hội ta trở thành một xã hội: "Công bằng, dân chủ, văn minh" chính là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng lý luận trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" nói riêng. Bởi vì chỉ khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên đất nước ta thì mới thực sự hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng con người, xây dựng một xã hội thực sự bình đẳng, bác ái. Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, khi mà trình độ phát triển kinh tế còn hạn chế thì tất yếu còn tư hữu, còn giai cấp và vì thế muốn phát triển kinh tế xã hội thì Đảng Cộng sản Việt Nam xác định còn phải tồn tại nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong suốt thời kỳ quá độ. Vấn đề Đảng ta xác định nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bởi vì như Ăngghen đã chỉ ra trong tác phẩm là sự phát triển của xã hội chính là sự phát triển của sản xuất. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là việc xây dựng lực lượng sản xuất phát triển, tiên tiến nhằm tạo năng suất lao động tăng cao để thúc đẩy xã hội phát triển. Đây là điều kiện tiên quyết để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng ta xác định cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay là còn rất lâu dài và phức tạp. Cuộc đấu tranh ấy đang diễn ra trong điều kiện mới, bằng những hình thức mới với: "Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc" [Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.86]. Đảng ta xác định: "Gia đình là tế bào xã hội" và đã không ngừng chăm lo cho sự phát triển bền vững gia đình với những mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa mới, đó là gia đình một vợ một chồng được xây dựng trên cơ sở tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, đó là gia đình dân chủ, hòa thuận và văn minh, tiến bộ. Mặt khac,s Đảng ta xác định đặt con người ở vị trí trung tâm, nhằm phát huy nhân tố con người để thực hiện tiến bộ xã hội, thực hiện bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, bảo đảm quyền con người trong xã hội bởi vì con người là nguồn lực cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, con người là yếu tố động, yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất. Từ những yếu tố trên nên Đảng Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục khẳng định giữ gìn và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của nhà nước trong quá trình cải cách và hoàn thiện bộ máy nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Phần kết luận Trong giai đoạn cách mạng ở nước ta hiện nay, chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt là trong việc cải cách tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân thì việc tìm hiểu và vận dụng những tư tưởng, quan điểm của Ăngghen trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" là một việc làm cần thiết. Bởi vì: Thứ nhất, về mặt nhận thức tư tưởng, cần phải khẳng định nhà nước là của một giai cấp thống trị trong xã hội. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, nhà nước ấy là nhà nước của giai cấp công nhân song có sự liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp trí thức, tức là ý chí nguyện vọng của giai cấp công nhân phù hợp với ý chí nguyện vọng của toàn thể nhân dân lao động trong xã hội. Do đó trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước phải giữ vững và phát huy bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, phải xây dựng nhà nước thực sự là nhà nước của dân do dân và vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhà nước ấy phải thể hiện và bảo vệ ý chí, lợi ích và nguyện vọng chính đáng của toàn thể nhân dân lao động. Thứ hai, là phải xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ vì pháp luật là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững kỷ cương tạo môi trường trong sạch lành mạnh trong xã hội, tạo điều kiện để mọi người dân lao động cùng tham gia hoạt động xây dựng pháp luật. Thứ ba, là phải phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa vì nhà nước ta là nhà nước của dân do dân và vì dân, nâng cao chất lượng dân chủ đại diện, mở rộng và thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện cho nhân dân lao động cùng tham gia hoạt động quản lý của nhà nước. Nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm tra giám sát của nhà nước và của nhân dân đối với hoạt động của nhà nước, phải xây dựng nhà nước Việt Nam theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Thứ tư là phải xây dựng những điều kiện kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm cho sự thắng lợi của công cuộc xây dựng XHCN đó ở Việt Nam, phải tiếp tục công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, từng bước thực hiện công bằng trong xã hội, xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Trong quá trình đó phải thấy vai trò quan trọng, quyết định của lực lượng sản xuất, phải tiếp tục xây dựng lực lượng sản xuất, coi đó là yếu tố quyết định cho sự thành công của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa mà yếu tố quan trọng, yếu tố trung tâm là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, con người của bình đẳng bác ái, yêu lao động, căm ghét bóc lột, bất công, con người với tình cảm cách mạng trong sáng lành mạnh và tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới mà Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, con người với tinh thần nghiêm túc, mẫu mực trong nghiên cứu khoa học luôn cầu thị, có chí tiến thủ luôn sống với phương châm mình vì mọi người, biết yêu với tình yêu trong sáng, trân trọng những giá trị đích thực của nhân loại. Thứ năm là phải tiếp tục gìn giữ và xây dựng những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam - tế bào của xã hội. Gia đình phải được xây dựng trên cơ sở hôn nhân tự nguyện tiến bộ, trên cơ sở tình yêu nam nữ trong sáng lành mạnh. Chỉ có thế mới thực hiện được tốt hơn sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bảo đảm bình đẳng nam nữ, thực hiện tốt việc xây dựng "Gia đình văn hóa mới" tạo cơ sở quan trọng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa cho xã hội tương lai. Đó là những công việc lớn mà chúng ta cần phải làm để xây dựng xã hội ta trở thành xã hội dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, đưa đất nước ta đi lên xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf153_1546.pdf
Luận văn liên quan