Luận văn Nguy cơ trầm cảm ở một số khối sinh viên đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010 - 2011 và một số yếu tố liên quan

Nguy cơ trầm cảm và đặc điểm chung: tỷ lệ sinh viên nữ có nguy cơ trầm cảm cao gấp 0,51 lần sinh viên nam - Nguy cơ trầm cảm và mối quan hệ cá nhân với gia đình, bạn bè, xã hội: khi gặp khó khăn trong việc tìm bạn mới sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,7 lần sinh viên không gặp khó khăn trong việc tìm bạn mới. - Nguy cơ trầm cảm và yếu tố thuộc về bản thân sinh viên: sinh viên giảm sút sức khỏe có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,62 lần sinh viên khỏe mạnh. - Nguy cơ trầm cảm và đặc điểm liên quan đến học tập: khi tăng áp lực học hành sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,2 lần những sinh viên khác. - Nguy cơ trầm cảm và yếu tố stress từ môi trường sống và làm việc: khi môi trường sống lộn xộn, bừa bãi thì tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,91 lần những sinh viên khác.

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6819 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nguy cơ trầm cảm ở một số khối sinh viên đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010 - 2011 và một số yếu tố liên quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu của Niemi, lo lắng, căng thẳng và khó chịu cũng như nhức đầu và đau ở cổ và vai rất phổ biến trong suốt 6 năm học ở trường Y. Trầm cảm thường gặp ở thời điểm tốt nghiệp hơn so với lúc bắt đầu đi lâm sàng (36% so với 17%). Vào cuối thời gian đào tạo tiền lâm sàng, 47% sinh viên được phỏng vấn cảm thấy căng thẳng rất mạnh. Tổng cộng có 36% sinh viên cảm thấy căng thẳng rất nhiều vào đầu và 40% sinh viên cảm thấy rất căng thẳng vào cuối thời gian đào tạo lâm sàng [13]. Trong nghiên cứu ở sinh viên một trường trung cấp Y Thái Lan 61,4% sinh viên cảm thấy có căng thẳng; 59% thấy căng thẳng nhẹ; 2,4% cảm thấy rất căng thẳng [16]. Trong nghiên cứu sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy 39,6% sinh viên có triệu chứng trầm cảm và 60,4% sinh viên không có triệu chứng trầm cảm [14]. Trường Đại học Y Hà Nội là một trong số ít các trường đại học lớn có điểm chuẩn đầu vào rất cao, sinh viên thi đỗ vào trường thường có học lực khá giỏi và họ tự đặt ra cho mình mục tiêu thành công trong học tập rất lớn. Trong 2 năm đầu sinh viên được học các môn cơ sở và một số môn tiền lâm sàng. Từ năm thứ 3 sinh viên bắt đầu đi lâm sàng tại các bệnh viện. Năm thứ 4 sinh viên vẫn tiếp tục đi bệnh viện và đi trực. Năm thức 5 sẽ học các chuyên khoa lẻ và năm thứ 6 chuẩn bị cho tốt nghiệp. Vì vậy mà áp lực học tập ở những sinh viên trường Đại học Y là rất lớn. Mặc dù chưa có các nghiên cứu về trầm cảm ở sinh viên Đại học Y Hà Nội, nhưng đã có một số khảo sát về tình hình sức khỏe được tiến hành trên sinh viên trường Y. Theo kết quả nghiên cứu: “Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh viên và khả năng đáp ứng của trạm y tế trường Đại học Y Hà Nội năm 2009” [4]. Tỉ lệ sinh viên bị ốm trong vòng 4 tuần là 48,8%; trong vòng 12 tháng là 49,7%. Mức độ ốm và các nhóm bệnh thường gặp: 78,2% ốm ở mức độ nhẹ và nguyên nhân chủ yếu là bệnh cấp tính (81,8%). Tỉ lệ mắc tật khúc xạ: 59,5% phần lớn là cận thị. Các loại bệnh sinh viên mắc trong vòng 12 tháng qua chủ yếu tập trung vào nhóm bệnh: sốt, cảm lạnh, cảm cúm chiếm tới 24,5%; sau đó là viêm họng (11,4%), các loại sốt virus, sốt phát ban (9,7%), viêm loét dạ dày cúng chiếm một tỉ lệ (5,7%). Trả lời câu hỏi về mức độ quan tâm tới sức khỏe của bản thân thì 55,3% sinh viên trả lời muốn kiểm tra sức khỏe nhưng không có tiền, không có thời gian, chỉ có 1,7% sinh viên không quan tâm tới sức khỏe. 1.5. Khung lý thuyết Yếu tố từ môi trường sống và làm việc Đặc điểm liên quan học tập Yếu tố thuộc về bản thân sinh viên Mối quan hệ cá nhân với gia đình, bạn bè, xã hội Đặc điểm chung Nguy cơ trầm cảm CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa Trường Đại học Y Hà Nội. Lý do lựa chọn các khối sinh viên này là vì nhóm Y2 là sinh viên giai đoạn tiền lâm sàng, Y4 là nhóm sinh viên đã học lâm sàng được 1 năm và đã tiếp xúc với các chuyên khoa chính, và Y6 là nhóm sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường và đứng trước quyết định quan trọng liên quan đến công việc và cuộc sống. Tiêu chuẩn lựa chọn: Sinh viên đang học năm thứ 2, 4, 6 đa khoa của Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010 - 2011. Có thoả thuận đồng ý tham gia vào nghiên cứu 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu Thời gian: Tháng 3/2010 đến tháng 10/2011. Địa điểm: Trường Đại học Y Hà Nội 2.3. Phương pháp nghiên cứu: 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Cỡ mẫu được tính theo công thức của cỡ mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo 3 khối sinh viên sử dụng phần mềm WHO Sample Size 2.0: Với α là ý nghĩa thống kê ở mức α = 0,05 và giá trị Z tương ứng là 1,96 (với α=0,05) d : Mức độ sai trệch tuyệt đối mong đợilà 0,03 L: Số tầng là 3 Ph: Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm ở tưng khối (Lấy đều bằng 0,396 theo nghiên cứu ở sinh viên năm nhất trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh) Theo công thức trên thì cỡ mẫu nghiên cứu được tính và cỡ mẫu thực tế như sau: Bảng 2.1: Bảng phân bổ cỡ mẫu điều tra theo khối STT Khối sinh viên Kích thước quần thể Tỷ lệ p và giá trị d giả định Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết Sô lượng sinh viên thực tế điều tra 1 Y2 567 0,396/0,07 243 232 2 Y4 451 0,396/0,07 195 192 3 Y6 343 0,396/0,07 146 170 Tổng số 1361 585 594 Phương pháp và kỹ thuật chọn mẫu: Lấy danh sách sinh viên Y2, Y4 và Y6 đa khoa từ phòng Đào tạo Đại học của trường. Phân danh sách này thành hai nhóm nam và nữ, sau đó chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ nam nữ tương ứng ở từng khối. 2.3.3. Các biến số nghiên cứu: Bảng 2.2: Bảng các biến số nghiên cứu Nhóm biến số Biến số Phân loại biến Thông tin chung: Các đặc điểm của sinh viên đa khoa Y2, Y4, Y6 năm học 2010 – 2011: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Tuổi (tính theo tuổi dương lịch) Giới Dân tộc Tôn giáo Nơi ở Sống cùng ai Định lượng Định tính (Nhị phân) Định tính (Danh mục) Định tính (Nhị phân) Định tính (Danh mục) Định tính (Danh mục) Mục tiêu 1: Mô tả tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011. Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm theo khối Mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011. Đặc điểm chung Giới Dân tộc Tôn giáo Xử lý khi gặp khó khăn Mức độ hài lòng với sự hỗ trợ Mối quan hệ cá nhân với gia đình, bạn bè, xã hội Khó khăn trong việc tìm bạn mới Phải làm việc với người không quen biết Mâu thuẫn với bạn cùng phòng Khó khăn trong thay đổi các hoạt động tham gia bên ngoài xã hội Đánh nhau với bạn Gặp rắc rối với ba mẹ Yếu tố thuộc về bản thân sinh viên Nhiều trách nhiêm mới Bắt đầu khóa học đại học và theo cách học mới Thay đổi thói quen ngủ Thay đổi thói quen ăn uống Đạt thành tích học tập xuất sắc Khó khăn về tài chính Phát biêu trước công chúng Thay đổi niềm tin tôn giáo Vi phạm lỗi nhỏ của bất kỳ luật nào Giảm sút sức khỏe Có việc làm Thay đổi trong hành vi uống rượu Đính hôn hoặc kết hôn Người thân trong gia đình qua đời Bạn thân qua đời Chấn thương nặng Đặc điểm liên quan đến học tập Tăng áp lực học hành Điểm thấp hơn mong đợi Thay đổi chuyên ngành Tìm công việc hoặc trường học (chuẩn bị cho sau khi tốt nghiệp) Bỏ nhiều tiết học Chuẩn bị, mong đợi tốt nghiệp Tranh cãi (bất đồng, xích mích) với thầy cô Các yếu tố stress từ môi trường sống và làm việc Tăng áp lực học hành Điểm thấp hơn mong đợi Thay đổi chuyên ngành Tìm công việc hoặc trường học (chuẩn bị cho sau khi tốt nghiệp) Bỏ nhiều tiết học Chuẩn bị, mong đợi tốt nghiệp Tranh cãi (bất đồng, xích mích) với thầy cô Chuyển trường 2.3.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin: 2.3.4.1. Công cụ thu thập số liệu: Để đánh giá về trầm cảm của sinh viên chúng tôi sử dụng thang đo CES-D20 đã được chuẩn hóa qua nghiên cứu của tác giả Đỗ Đình Quyên ở nhóm sinh viên Y khoa năm thứ nhất Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh [14]. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Bảng 2.3 : Độ tin cậy của thang đo CESD-20 N items Hệ số Cronbach’s α Hệ số tương quan giữa các item TB Item TB tổng ±SD 20 0,765 0,153 1,07 21,4±6,8 Bộ câu hỏi sử dụng thang điểm 4 mức từ 0-3 với Thang đo được mã hóa: 0) Không bao giờ hoặc hiếm khi 0,7 ; tuy nhiên tương quan giữa 20 câu hỏi là tương quan yếu vì nhỏ hơn 0,3. 2.3.4.2. Quy trình thu thập số liệu: Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên các biến số nghiên cứu. Sau khi đã hoàn thành bộ câu hỏi sẽ được tập huấn và điều tra thử trên sinh viên nhằm kiểm tra tính logic, phù hợp của bộ câu hỏi. Sau khi chọn sinh viên vào nghiên cứu, liên hệ phòng Đào tạo Đại học để xem lịch học của sinh viên. Trên cơ sở lịch học, chọn thời điểm phù hợp nhất với sinh viên để ít ảnh hưởng đến thời gian học tập của sinh viên. Những sinh viên tham gia nghiên cứu sẽ được gửi giấy mời tham gia nghiên cứu, gửi mã cá nhân, giải thích đầy đủ mục đích, tính bảo mật của nghiên cứu, thời gian cần thiết để hoàn thành một phiếu điều tra, và trên cơ sở đó quyết định có tham gia nghiên cứu hay không. Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu được tổ chức điều tra theo lớp. Phiếu điều tra không thu thập các thông tin để nhận diện đối tượng nghiên cứu. 2.3.5. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được làm sạch trước khi nhập liệu. Số liệu điều tra được nhập vào máy tính với phần mềm EPI-DATA. Việc phân tích được tiến hành dựa trên phần mềm SPSS16. 2.3.6. Các khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Đại học và các phòng, ban liên quan. Việc tham gia của sinh viên hoàn toàn trên cơ sở mong muốn tự nguyện tham gia sau khi đã được giải thích rõ về mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu. Đảm bảo bí mật các thông tin mà đối tượng tham gia nghiên cứu cung cấp. Thông tin thu thập trung thực, khách quan. Thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu: Bảng 3.1: Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu Các đặc điểm chung SVY2 N=232 n(%) SVY4 N=192 n(%) SVY6 N=170 n(%) Chung N=594 n(%) χ2 Giới Nam 139(59,9) 105(54,7) 80(47,1) 324(54,5) 6,54* Nữ 93(40,1) 87(45,3) 90(52,9) 270(45,5) Tuổi trung bình 20,0±1,0 22,0±1,0 24,0±1,0 22,03±1,91 (Min-Max) (19-29) Dân tộc Kinh 231(99,6) 191(99,5) 168(98,8) 590(99,3) 0,91 Khác 1(0,4) 1(0,5) 2(1,2) 4(0,7) Tôn giáo Có 14(6,0) 4(2,1) 6(3,5) 24(4,0) 4,95 Không 218(94,0) 188(97,9) 164(96,5) 570(96,0) Nơi ở Sống ở nhà bố mẹ 31(13,4) 34(17,8) 56(32,9) 121(20,4) 24,1*** Sống ở nhà riêng 5(2,2) 7(3,7) 3(1,8) 15(2,5) 1,5 Ký túc xá 72(31,2) 63(33,0) 61(35,9) 196(33,1) 1,0 Nhà trọ 97(42,0) 75(39,3) 42(24,7) 214(36,1) 13,9*** Ở nhà người quen, họ hàng 26(11,3) 12(6,3) 8(4,7) 46(7,8) 6,7* Sống với ai Một mình 11(4,8) 9(4,7) 5(3,0) 25(4,3) 0,9 Bạn bè 141(61,0) 108(56,5) 77(46,7) 326(55,5) 8,2* Người quen 5(2,2) 4(2,1) 2(1,2) 11(1,9) 0,6 Họ hàng 27(11,7) 9(4,7) 8(4,8) 44(7,5) 9,7** Gia đình 47(20,3) 61(31,9) 73(44,2) 181(30,8) 25,9*** Nơi sinh Hà Nội 29(12,5) 42(21,9) 54(31,8) 125(21,0) 22,0*** Khác 203(87,5) 150(78,1) 11668,2) 469(79,0) *: p<0,05; ** :p<0,01; ***: p<0,001 Nhận xét: Có xu hướng tỷ lệ nam giảm ở Y4, Y6 và tỷ lệ nữ ngược lại, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (χ2=6,54; p=0,038). Tuổi trung bình sinh viên là 22,03 tuổi ít nhất là 19 cao nhất 29. Hầu hết sinh viên là dân tộc Kinh (99% ) và không theo tôn giáo nào (96%). Chủ yếu sinh viên sống ở kí túc xá (33,1%) và nhà trọ (36%). Xu hướng sống cùng bố mẹ tăng lên ở Y4 (17,8%) và Y6 (32,9%); sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2=24,1; p=0,001). Tỷ lệ sinh viên sống ở nhà trọ giảm ở Y4 (39,3%) và Y6 (24,7%) (χ2=13,9; p=0,001). Sinh viên sống ở Hà Nội có sự khác biệt giữa 3 khối (χ2=22,0; p=0,001). 3.2. Nguy cơ trầm cảm sử dụng công cụ CES-D 20 Bảng 3.2 : Tỷ lệ có dấu hiệu/ hành vi theo thang đo CESD 20 Dấu hiệu/ hành vi¥ Tỷ lệ có dấu hiệu/hành vi n(%) Giá trị trung bình* 95%CI của giá trị trung bình CES-D1.Tôi cảm thấy khó chịu,bực mình với những điều mà trước đây bình thường đối với tôi 282(47,4) 0,6 0,53-0,65 CES-D2.Tôi cảm thấy không thèm ăn hoặc ăn không thấy ngon miệng 328(55,2) 0,7 0,68-0,8 CES-D3.Tôi cảm thấy không thể thoát khỏi nỗi buồn dù gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ 265(44,6) 0,6 0,56-0,69 CES-D4.Tôi cảm thấy mình tốt bình thường như bao người khác 546(91,9) 2,3 2,24-2,4 CES-D5.Tôi cảm thấy khó khăn khi kiểm soát suy nghĩ của mình (khó tập trung) 470(79,1) 1,3 1,18-1,32 CES-D6.Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng 367(61,8) 0,8 0,74-0,87 CES-D7.Tôi cảm thấy mình đã phải cố gắng để hoàn tất mọi việc 541(91,0) 1,7 1,65-1,8 CES-D8.Tôi hy vọng về tương lai 576(96,9) 2,3 2,2-2,33 CES-D9.Tôi nghĩ cuộc sống mình chỉ toàn là thất bại 229(38,5) 0,5 0,42-0,53 CES-D10.Tôi cảm thấy lo lắng, sợ hãi 337(56,7) 0,7 0,63-0,74 CES-D11.Tôi ngủ không yên giấc 279(46,9) 0,6 0,57-0,7 CES-D12.Tôi cảm thấy mình hạnh phúc 566(95,2) 2,1 2,03-2,17 CES-D13.Tôi cảm thấy mình nói ít hơn bình thường 407(68,5) 1,1 0,96-1,1 CES-D14.Tôi cảm thấy cô đơn 355(59,7) 0,8 0,75-0,88 CES-D15.Mọi người không thân thiện với tôi 257(43,2) 0,6 0,49-0,6 CES-D16.Tôi được tận hưởng cuộc sống 549(92,4) 1,9 1,79-1,94 CES-D17.Tôi đã có lúc khóc lóc 318(53,5) 0,7 0,64-0,76 CES-D18.Tôi cảm thấy buồn 494(83,1) 1,1 1,0-1,11 CES-D19.Tôi cảm thấy mọi người không thích mình 327(55,0) 0,7 0,6-0,71 CES-D20.Tôi đã không thể tiếp tục điều gì, haychán nản (bỏ việc giữa chừng) 258(43,4) 0,5 0,47-0,57 ¥Dấu hiệu hành vi được coi là “có” nếu xuất hiện với tần suất từ “Đôi khi” đến “Rất hay xảy ra” ; *TB: Trung bình của mỗi câu,có thang điểm từ 0-3. Nhận xét: Trong 20 dấu hiệu/ hành vi, 4 câu CES-D7, 8, 12 và 16 có tỷ lệ xuất hiện trên 90%.Từ bảng số 3.2 trong 20 câu hỏi thang đo, đa số sinh viên có tỷ lệ xuất hiện dấu hiệu/ hành vi là như nhau giữa 3 khối Y2, Y4, Y6 (13/20 câu hỏi). Sự khác nhau giữa 3 khối ở 7 câu hỏi đó là: CES-D1 “Tôi cảm thấy khó chịu,bực mình với những điều mà trước đây bình thường đối với tôi” (χ2=12,69; p=0,002); CES-D2 “ Tôi cảm thấy không thèm ăn hoặc ăn không thấy ngon miệng” (χ2=6,41; p=0,04); CES-D3 “Tôi cảm thấy không thể thoát khỏi nỗi buồn dù gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ” (χ2=6,98; p=0,03); CES-D4 “Tôi cảm thấy mình tốt bình thường như bao người khác” (χ2=6,08; p=0,04); CES-D9 “Tôi nghĩ cuộc sống mình chỉ toàn là thất bại” (χ2=8,56; p=0,014); CES-D13 “Tôi cảm thấy mình nói ít hơn bình thường” (χ2=10,25; p=0,006); CES-D14 “Tôi cảm thấy cô đơn” (χ2=6,03; p=0,049). (Nội dung so sánh giữa các khối được trình bày chi tiết trong phần phụ lục) 3.3. Nguy cơ trầm cảm và các yếu tố liên quan 3.3.1. Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm : Bảng 3.3 : Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm theo khối Sinh viên Y2 N=232 Y4 N=192 Y6 N=170 Chung N=594 χ2 Có nguy cơ trầm cảm 119(51,3) 96(50,0) 68(40,0) 283(47,6) 5,7 Không có nguy cơ trầm cảm 113(48,7) 96(50,0) 102(60,0) 311(52,4) Phân loại trầm cảm dựa theo tổng điểm của bộ câu hỏi CES-D20: tổng điểm < 22: Không có nguy cơ trầm cảm. Tổng điểm ≥ 22: Có nguy cơ trầm cảm. Nhận xét: Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao 47,6%, Y2 và Y4 chiếm trên 50%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm giữa 3 khối (χ2=5,7; p=0,059). 3.3.2. Nguy cơ trầm cảm và đặc điểm chung Bảng 3.4 : Nguy cơ trầm cảm và đặc điểm chung Đặc điểm chung SV có trầm cảm N=283 n(%) SV không có trầm cảm N=311 n(%) χ 2 Giới Nam 134(47,3) 190(61,1) 11,3*** Nữ 149(52,7) 121(38,9) Dân tộc Kinh 281(99,3) 309(99,4) 0,01 Khác 2(0,7) 2(0,6) Tôn giáo Có 10(3,5) 14(4,5) 1,2 Không 272(96,1) 294(94,5) Xử trí khi gặp khó khăn Tự giải quyết bằng các cách khác nhau Có 208(73,5) 246(79,1) 2,6 Không 75(26,5) 65(20,9) Tâm sự, nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ Có 98(34,6) 96(30,9) 0,95 Không 185(65,4) 215(69,1) Tâm sự, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè Có 130(45,9) 130(41,8) 1,03 Không 153(54,1) 181(58,2) Tâm sự, nhờ sự giúp đỡ của người yêu,vợ,chồng Có 38(13,4) 36(11,6) 0,47 Không 245(86,6) 275(88,4) Tâm sự, nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan tổ chức đoàn thể Có 6(2,1) 8(2,6) 0,13 Không 277(97,9) 303(97,4) Đi chùa, nhà thờ Có 30(10,6) 12(3,9) 10,3 Không 253(89,4) 299(96,1) Uống bia, rượu, hút thuốc Có 8(2,8) 5(1,6) 1,03 Không 275(97,2) 306(98,4) Mức độ hài lòng với sự hỗ trợ Hài lòng 262(92,6) 297(95,5) 2,3 Không hài lòng 21(7,4) 14(4,5) * : p< 0,05 **: p< 0,01 ***: p< 0,001. Nhận xét: Có sự khác biệt về giới giữa tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm và không có nguy cơ trầm cảm (χ2=11,3; p=0,001). Khi gặp khó khăn, sinh viên tự giải quyết bằng các cách khác nhau có nguy cơ trầm cảm cao (73,5). Những sinh viên hài lòng với sự giúp đỡ có nguy cơ trầm cảm thấp hơn những người cảm thấy không hài lòng (46,9% và 60%). 3.3.3. Nguy cơ trầm cảm và mối quan hệ cá nhân với gia đình, bạn bè, xã hội Bảng 3.5 : Nguy cơ trầm cảm và mối quan hệ cá nhân với gia đình, bạn bè, xã hội Mối quan hệ cá nhân với gia đình, bạn bè, xã hội SV có nguy cơ trầm cảm N=283 n(%) SV không có nguy cơ trầm cảm N=311 n(%) χ2 F1 Khó khăn trong việc tìm bạn mới Có 103(42,2) 64(23,0) 22,0*** Không 141(57,8) 214(77,0) F2 Phải làm việc với người không quen biết Có 157(59,2) 156(52,3) 2,7 Không 108(40,8) 142(47,7) F3 Mâu thuẫn với bạn cùng phòng Có 108(39,6) 66(22,1) 20,4*** Không 165(60,4) 232(77,9) F4 Khó khăn trong thay đổi các hoạt động tham gia bên ngoài xã hội Có 145(55,1) 110(38,1) 16,1*** Không 118(44,9) 179(61,9) F5 Đánh nhau với bạn Có 4(1,4) 6(2,0) 0,3 Không 274(98,6) 296(98,0) F6 Gặp rắc rối với ba mẹ Có 103(37,6) 69(22,8) 14,9*** Không 171(62,4) 233(77,2) * : p< 0,05 **: p< 0,01 ***: p< 0,001. Nhận xét: Trong các mối quan hệ cá nhân với gia đình, bạn bè, xã hội: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm khi sinh viên gặp khó khăn: trong việc tìm bạn mới (χ2=22,0; p=0,001) hay thay đổi các hoạt động tham gia bên ngoài xã hội (χ2=16,1; p=0,001). Mâu thuẫn với bạn cùng phòng, hay gặp rắc rối với bố mẹ thì tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm cao hơn tương ứng (χ2=20,4; p=0,001) và (χ2=14,9; p=0,001). 3.3.4. Nguy cơ trầm cảm và yếu tố thuộc về bản thân sinh viên Bảng 3.6 : Nguy cơ trầm cảm và yếu tố thuộc về bản thân sinh viên Yếu tố thuộc về bản thân sinh viên SV có nguy cơ trầm cảm N=283 n(%) SV không có nguy cơ trầm cảm N=311 n(%) χ2 F7 Nhiều trách nhiêm mới Có 218(80,1) 233(76,4) 1,2 Không 54(19,9) 72(23,6 F8 Bắt đầu khóa học đại học và theo cách học mới Có 208(75,6) 191(63,9) 9,3** Không 67(24,4) 108(36,1) F9 Thay đổi thói quen ngủ Có 198(70,7) 192(62,3) 4,6* Không 82(29,3) 116(37,7) F10 Thay đổi thói quen ăn uống Có 185(65,6) 160(51,9) 11,3*** Không 97(34,4) 148(48,1) F11 Đạt thành tích học tập xuất sắc Có 55(21,4) 54(18,8) 0,6 Không 202(78,6) 234(81,2) F12 Khó khăn về tài chính Có 159(57,6) 153(50,7) 2,8 Không 117(42,4) 149(49,3) F13 Phát biêu trước công chúng Có 109(39,5) 99(32,8) 2,8 Không 167(60,5) 203(67,2) F14 Thay đổi niềm tin tôn giáo Có 15(5,5) 8(2,7) 3,0 Không 258(94,5) 293(97,3) F15 Vi phạm lỗi nhỏ của bất kỳ luật nào Có 114(41,0) 115(37,8) 0,6 Không 164(59,0) 189(62,2) F16 Giảm sút sức khỏe Có 185(66,8) 138(45,4) 26,9*** Không 92(33,2) 166(54,6) F17 Có việc làm Có 63(23,0) 50(16,8) 3,4 Không 211(77,0) 247(83,2) F18 Thay đổi trong hành vi uống rượu Có 39(14,7) 51(17,1) 0,6 Không 227(85,3) 247(82,9) F19 Đính hôn hoặc kết hôn Có 8(2,9) 5(1,6) 1,0 Không 271(97,1) 301(98,4) F20 Người thân trong gia đình qua đời Có 70(25,1) 56(18,2) 4,1* Không 209(74,9) 252(81,8) F21 Bạn thân qua đời Có 25(9,0) 14(4,6) 4,5* Không 254(91,0 292(95,4) F22 Chấn thương nặng Có 22(7,9) 10(3,3) 6,0* Không 258(92,1) 297(96,7) * : p< 0,05 **: p< 0,01 ***: p< 0,001. Nhận xét: Khi sinh viên bị giảm sút sức khỏe tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm cao hơn (χ2=26,9; p=0,001). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong nhóm có nguy cơ trầm cảm và không có nguy cơ trầm cảm khi bắt đầu khóa học đại học và theo cách học mới (χ2=9,3; p=0,001). Khi thay đổi thói quen ngủ, thói quen ăn uống tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao hơn tương ứng (χ2=4,6; p=0,032) và (χ2=11,3; p=0,001). Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm có sự khác biệt khi người thân hoặc bạn thân qua đời; tương ứng (χ2=4,1; p=0,042) và (χ2=4,5; p=0,034). 3.3.5. Nguy cơ trầm cảm và các đặc điểm liên quan đến học tập Bảng 3.7 : Nguy cơ trầm cảm và các đặc điểm liên quan đến học tập Các đặc điểm liên quan đến học tập SV có nguy cơ trầm cảm N=283 n(%) SV không có nguy cơ trầm cảm N=311 n(%) χ2 F23 Tăng áp lực học hành Có 265(94,0) 247(80,7) 22,9*** Không 17(6,0) 59(19,3) F24 Điểm thấp hơn mong đợi Có 241(86,4) 237(77,2) 8,2** Không 38(13,6) 70(22,8) F25 Thay đổi chuyên ngành Có 53(19,9) 53(17,6) 0,5 Không 214(80,1) 248(82,4) F26 Tìm công việc hoặc trường học (chuẩn bị cho sau khi tốt nghiệp) Có 94(34,6) 94(31,0) 0,8 Không 178(65,4) 209(69,0) F27 Bỏ nhiều tiết học Có 112(41,3) 89(29,7) 8,5** Không 159(58,7) 211(70,3) F28 Chuẩn bị, mong đợi tốt nghiệp Có 89(33,3) 118(39,1) 2,0 Không 178(66,7) 184(60,9) F29 Tranh cãi (bất đồng, xích mích) với thầy cô Có 7(2,5) 6(2,0) 0,2 Không 270(97,5) 300(98,0) F30 Chuyển trường Có 4(1,4) 5(1,6) 0,04 Không 276(98,6) 301(98,4) * : p< 0,05 **: p< 0,01 ***: p< 0,001. Nhận xét: Trong các yếu tố liên quan đến học tập: Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm cảm thấy tăng áp lực học hành cao hơn (χ2=22,9; p=0,001); sinh viên có điểm thấp hơn mong đợi cũng có sự khác biệt về tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm (χ2=8,2; p=0,004); khi sinh viên bỏ nhiều tiết học tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm cao hơn so với những sinh viên không bỏ nhiều tiết học (χ2=8,5; p=0,004). 3.3.6. Nguy cơ trầm cảm và các yếu tố stress từ môi trường sống và làm việc Bảng 3.8 : Nguy cơ trầm cảm và các yếu tố từ môi trường sống và làm việc Các yếu tố stress từ môi trường sống và làm việc SV có nguy cơ trầm cảm N=283 n(%) SV không có nguy cơ trầm cảm N=311 n(%) χ2 F31 Ngày nghỉ, ngày lễ quá ngắn Có 70(26,5) 85(28,1) 21,0 Không 194(73,5) 217(71,9) F32 Xếp hàng chờ đợi Có 158(57,2) 136(45,0) 8,6** Không 118(42,8) 166(55,0) F33 Được đặt vào nhiều tình huống khác nhau Có 177(65,8) 170(57,2) 4,4* Không 92(34,2) 127(42,8) F34 Thay đổi môi trường sống Có 141(50,5) 118(38,2) 9,1** Không 138(49,5) 191(61,8) F35 Vấn đề rắc rối về xe cộ Có 146(52,1) 118(38,1) 11,8*** Không 134(47,9) 192(61,9) F36 Vấn đề rắc rối về máy tính Có 143(50,9) 123(39,7) 7,5** Không 138(49,1) 187(60,3) F37 Môi trường sống lộn xộn, bừa bãi Có 123(45,6) 79(25,8) 24,5*** Không 147(54,5) 227(74,2) F38 Chờ đợi 1 điều gì đó mà không biết bao giờ xảy ra Có 174(65,2) 138(46,0) 21,0*** Không 93(34,8) 162(54,0) F39 Bỏ việc làm Có 6(2,2) 4(1,3) 0,6 Không 271(97,8) 300(98,7) F40 Bố mẹ li dị Có 2(0,7) 4(1,3) 0,5 Không 277(99,3) 300(98,7) *: p< 0,05 **: p< 0,01 ***: p< 0,001. Nhận xét: Trong số những sinh viên phải chờ đợi thì tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm là 57,2%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (χ2=8,6; p=0,03). Khi được đặt vào nhiều tình huống khác nhau hoặc khi thay đổi môi trường sống có sự khác biệt về tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm (χ2=4,4; p=0,037) và (χ2=9,1; p=0,03). Sinh viên gặp vấn đề rắc rối về xe cộ có nguy cơ trầm cảm cũng tăng lên (χ2=7,5; p<0,05). 3.4. Phân tích đa biến Bảng 3.9: Phân tích hồi quy logicstic đa biến hiệu chỉnh các yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm Yếu tố liên quan SVY2 N=232 OR(95%CI) SVY4 N=192 OR(95%CI) SVY6 N=170 OR(95%CI) Chung N=594 OR(95%CI) Giới tính 0,46(0,21-0,98)* 0,27(0,1-0,78)** 0,51(0,3-0,8)** F37 Môi trường sống lộn xộn, bừa bãi 2,2(1,02-4,71)* 4,49(1,6-12,3)** 1,91(1,2-3,1)** F1 Khó khăn trong việc tìm bạn mới 2,36(1,1-5,19)* 1,7(1,1-2,8)* F16 Giảm sút sức khỏe 2,13(1,0-4,54)* 1,62(1,0-2,5)* F23 Tăng áp lực học hành 2,2(1,0-4,6)* F35 Vấn đề rắc rối về xe cộ 3,8(1,35-10,7)** * : p< 0,05 **: p< 0,01 ***: p< 0,001. Nhận xét: Lựa chọn những yếu tố có liên quan đến biểu hiện trầm cảm ở sinh viên trong các phân tích nhị biến với p<0,05, để đưa vào mô hình phân tích hồi quy logicstic đa biến. Kết quả cho thấy những yếu tố giới tính, sự khó khăn trong việc tìm bạn mới, giảm sút sức khỏe, tăng áp lực học hành, môi trường sống lộn xộn, bừa bãi thực sự có mối liên quan đến nhóm sinh viên Y có triệu chứng trầm cảm.. Những khác biệt này có ý nghĩa thông kê. Cụ thể là: ở những sinh viên có trải nghiêm môi trường sống lộn xộn trong một năm qua thì nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,91 lần so với sinh viên không có trải nghiệm này (95%CI: 1,2-3,1 và p=0,01); sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,2 lần với những sinh viên có tăng áp lực học hành; gặp khó khăn trong tìm bạn mới và giảm sút sức khỏe tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm cao hơn tương ứng 1,7 lần và 1,62 lần. Riêng với Y2 tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm tăng lên khi môi trường sống bừa bộn gấp 2,2 lần. Với sinh viên Y4 nguy cơ trầm cảm gấp 2,36 lần (gặp khó khăn trong việc tìm bạn mới) và 2,13 lần (giảm sút sức khỏe). Cũng ở sinh viên Y6 thì tỷ lệ nguy cơ trầm cảm lại cao hơn khi môi trường sống bừa bộn (4,49 lần) và gặp rắc rối về xe cộ (3,8 lần). CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Tổng số sinh viên cả 3 khối Y2, Y4, Y6: 1361và trong nghiên cứu này là: 594. Tuổi trung bình của sinh viên là 22 tuổi, cao nhất: 29 tuổi và thấp nhất: 19 tuổi. Có sự chênh lệch về tuổi có thể do các nguyên nhân: đi học trước tuổi, đi học muộn, thi trượt đại học, xuống khóa do không đủ điều kiện lên lớp. Tỷ lệ sinh viên nam tham gia nghiên cứu có xu hướng giảm ở Y4 và Y6, ngược lại tỷ lệ sinh viên nữ có xu hướng tăng lên (do sinh viên nam không quan tâm đến nghiên cứu). Tỷ lệ sinh viên sống ở nhà trọ và kí túc xá cao hơn tỷ lệ sống cùng gia đình, nhà riêng trong những năm đầu. Đến Y4, Y6, tỷ lệ sinh viên sống ở nhà trọ giảm; còn tỷ lệ sống cùng gia đình tăng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,001). Có thể hiểu rằng những năm mới vào đại học thì sinh viên muốn được sống độc lập muốn được thoát khỏi sự quản lý của gia đình. Nhưng những năm về sau khi đã ở ngoài một thời gian thì muốn được ở cùng bố mẹ để tập trung học tập, ôn thi. Nguyên nhân có thể do tỷ lệ sinh viên Y4, Y6 sinh ra ở Hà Nội cao hơn ở Y2 tương ứng (21,9%; 31,8% và 12,5%). 4.2. Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và một số yếu tố liên quan 4.2.1. Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 Sinh viên có nguy cơ trầm cảm ở 3 khối chiếm 47,6%, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Đình Quyên (39,6%) [14], sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,001. Tuy nhiên không có sự khác biệt giữa 3 khối. Trong nghiên cứu của Niemi thì trầm cảm thường gặp ở thời điểm tốt nghiệp hơn so với lúc bắt đầu đi lâm sàng (36% so với 17%) [13]. Khi so sánh theo cặp giữa các khối: Y2 và Y4, Y2 và Y6, Y4 và Y6 thì tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm giữa Y2 và Y6 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,025 (phụ lục). Vì năm Y2 sinh viên chủ yếu tập trung vào học ít va chạm ngoài xã hội, còn sinh viên Y6 chuẩn bị tốt nghiệp có nhiều mối lo lắng về thi tốt nghiệp hay làm khóa luận, về điểm tổng kết 6 năm học, về công việc và gia đình. Sinh viên có nguy cơ trầm cảm ở nữ cao gấp 0,51 lần ở nam. Trong một nghiên cứu ở Mỹ thì tỷ lệ gặp ở nữ cao gấp gần 2 lần nam giới (12% so với 6.6%)[11]. Do đa phần tính cách nữ yếu đuối hơn nam nên thường bị ảnh hưởng tâm lí và suy nghĩ nhiều hơn khi gặp khó khăn. 4.2.2. Nguy cơ trầm cảm và một số yếu tố liên quan Sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao hơn khi gặp khó khăn: trong việc tìm bạn mới, khi mâu thuẫn với bạn cùng phòng, tham gia các hoạt động xã hội, hay khi gặp rắc rối trong gia đình. Vì khi mâu thuẫn với bạn cùng phòng, sinh viên trở nên mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng, nếu mâu thuẫn kéo dài không được giải quyết dễ dẫn đến trầm cảm. Khi tham gia vào các hoạt động xã hội sinh viên cần phải năng động, hòa đồng và cần có cách giải quyết công việc thích hợp; nếu không dễ rơi vào trạng thái cô lập thất vọng và có suy nghĩ tiêu cực về xã hội, điều này làm tăng nguy cơ trầm cảm. Với những sinh viên gặp khó khăn trong việc tìm bạn mới thì nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,7 lần so với những sinh viên không gặp khó khăn. Vì sẽ thiếu đi sự quan tâm, chia sẻ khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Trong 594 sinh viên được hỏi có 390 sinh viên thay đổi thói quen ngủ, 345 sinh viên thay đổi thói quen ăn uống. Có thể do không đủ thời gian: lịch học ở trường và lịch trực ở viện chồng chéo, sinh viên không thể sắp xếp hợp lí. Khi thay đổi thói quen ăn uống và ngủ tức là thay đổi nhịp sinh học, khiến cơ thể lâm vào trạng thái thường xuyên mệt mỏi, buồn chán cáu gắt điều này cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Trong số những sinh viên có nguy cơ trầm cảm thì thay đổi thói quen ăn uống 65,6% thay đổi thói quen ngủ 70,7%. Khi có vấn đề về sức khỏe sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,62 lần so với những sinh viên bình thường. Đặc biệt với sinh viên Y4, tỷ lệ nguy cơ trầm cảm cao gấp 2.13 lần. Vì khi không đảm bảo sức khỏe, sinh viên mất sự tập trung trong việc học, không thể đạt được mục tiêu học tập đã đặt ra, sợ thua kém bạn bè khiến sinh viên có cảm giác buồn chán, thất bại và bất lực dẫn đến trầm cảm. Nguy cơ trầm cảm cao hơn đối với những sinh viên mất đi người thân (25,1% so với 18,2%), bạn bè (9% so với 4,6%). Do sự mất mát tình cảm quá lớn, thiếu đi sự quan tâm chia sẻ khiến sinh viên rơi vào trạng thái tuyệt vọng, tự cô lập mình với thế giới xung quanh. Khi được hỏi về học tập, trong số những sinh viên có nguy cơ trầm cảm sinh viên có điểm thấp hơn so với mong đợi là 86,4%. Những sinh viên thi vào Đại học Y Hà Nội là những sinh viên có học lực khá trở lên và luôn đặt mục tiêu học tập cho mình thật cao vì vậy khi không đạt được mục tiêu đó khiến sinh viên cảm thấy thất vọng về bản thân, sinh ra buồn chán và không có cách giải quyết, không có cách nào đạt được mục tiêu học tập thì sinh viên rất dễ bị trầm cảm. Những sinh viên thường xuyên bỏ nhiều tiết học có nguy cơ trầm cảm cao hơn những sinh viên không bỏ tiết. Do họ không thể nắm bắt được bài học trên lớp, không thường xuyên trao đổi thông tin học tập nên đến kì thi sẽ không có kết quả học tập cao, không đạt được mục tiêu học tập; có thể bị lưu ban, cảm giác bị bạn bè coi thường, chịu áp lực lớn từ gia đình, ngày càng trở nên tự ti, xa lánh mọi người. Sinh viên được đặt nhiều kì vọng của gia đình và chính bản thân thì áp lực học tập tăng, thời gian biểu không hợp lý, giờ học kéo dài không có thời gian nghỉ ngơi, luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng dẫn đến suy giảm trí nhớ, tâm thần luôn bất an. Nhóm sinh viên này có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,2 lần những sinh viên không có tăng áp lực học tập. Trong môi trường sống lộn xộn, bừa bãi sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao (45,6%) và gấp 1,91 lần những sinh viên khác. Môi trường là nơi sinh viên diễn ra mọi hoạt động sống và học tập, do đó nếu môi trường bừa bãi, lộn xộn thì sinh viên không thể tập trung học tập, bất an và mệt mỏi, đặc biệt là sẽ xuất hiện cảm giác buồn chán kéo dài. Đặc biệt ở sinh viên Y6 mà có yếu tố stress từ môi trường thì tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm cao gấp 4,49 lần những sinh viên khác, vì Y6 phải đối mặt với nhiều vấn đề về tương lai như: tốt nghiệp, công việc, nơi ở,.... Bước vào năm học cuối, các bạn sinh viên thường phải dành rất nhiều thời gian việc học tập, thi cử và đi thực tập. Bên cạnh đó, các bạn cũng không khỏi băn khoăn và lo lắng về việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong khi đa số các nơi làm việc luôn đòi hỏi phải có phương tiện đi lại, đây là một yếu tố khiến sinh viên Y6 phải suy nghĩ. Theo nghiên cứu này tỷ lệ sinh viên Y6 có nguy cơ trầm cảm khi gặp vấn đề rắc rối về xe cộ gấp 3,8 lần các sinh viên khác trong khối. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 594 sinh viên Y Hà Nội trong đó 232 sinh viên Y2, 192 sinh viên Y4 và 170 sinh viên Y6 cho một số kết luận sau: 5.1. Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm là 47,6% Tỷ lệ sinh viên Y2 có nguy cơ trầm cảm là 51,3%; sinh viên Y4 là 50% và Y6 là 40% 5.2. Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 Nguy cơ trầm cảm và đặc điểm chung: tỷ lệ sinh viên nữ có nguy cơ trầm cảm cao gấp 0,51 lần sinh viên nam Nguy cơ trầm cảm và mối quan hệ cá nhân với gia đình, bạn bè, xã hội: khi gặp khó khăn trong việc tìm bạn mới sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,7 lần sinh viên không gặp khó khăn trong việc tìm bạn mới. Nguy cơ trầm cảm và yếu tố thuộc về bản thân sinh viên: sinh viên giảm sút sức khỏe có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,62 lần sinh viên khỏe mạnh. Nguy cơ trầm cảm và đặc điểm liên quan đến học tập: khi tăng áp lực học hành sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,2 lần những sinh viên khác. Nguy cơ trầm cảm và yếu tố stress từ môi trường sống và làm việc: khi môi trường sống lộn xộn, bừa bãi thì tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,91 lần những sinh viên khác. CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ Làm thế nào để giảm tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm là một câu hỏi lớn, xin đề xuất một số ý kiến 1. Mở phòng tư vấn tâm lí ngay tại trường nhằm giải quyết các vấn đề về tâm lí cho sinh viên khi gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống. Sinh viên có thể trao đổi và tìm được cách giải quyết khi có vấn đề về tâm lí. Mở các cuộc thảo luận nói chuyện với các chuyên gia tâm lí về “Trầm cảm và các biện pháp phòng tránh”, cũng như cách quản lí, sắp xếp thời gian 1 cách hiệu quả nhất. 2. Thường xuyên có những test tâm lý (có thể một năm một lần) nhằm sàng lọc những sinh viên có nguy cơ trầm cảm. 3. Có những buổi sinh hoạt trao đổi về phương pháp học giữa các sinh viên để sinh viên có cách học khoa học tránh căng thẳng và mệt mỏi. 4. Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, các lớp tập thể dục, yoga sau giờ học, trò chuyện tâm sự với bạn bè, người thân,…Nên duy trì trạng thái tâm lý thăng bằng và tĩnh lại trong quá trình học tập căng thẳng. 5. Ngoài ra kí túc xá là nơi 1/3 sinh viên sinh sống cần được cải thiện về cơ sở vật chất và môi trường. 6. Tổ chức các buổi nói chuyện giành riêng cho các sinh viên nữ có thể trao đổi kinh nghiệm sống và học tập cũng như cách giải quyết khi gặp khó khăn trong cuộc sống. 7. Cần có thêm các nghiên cứu cho từng khối và các nghiên cứu về cách giải quyết khi gặp trầm cảm của sinh viên. Tài liệu tham khảo Tài liệu trong nước: Bộ y tế (2004) “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam” (SAVY). Bài báo “Một số yếu tố nguy cơ và bảo vệ đối với vấn đề trầm cảm và lo âu của học sinh 2 trường Trung học cơ sở, thành phố Hà Nội” Nguyễn Thanh Hương – Tiến sỹ, Phó trưởng khoa các Khoa học xã hội. Bài báo của Thạc sĩ Trần Thị Huyền: “Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh ở một số trường trung học cơ sở thành phố Long Xuyên” Nguyễn Thùy Linh (2009) “Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh viên và khả năng đáp ứng của trạm y tế trường Đại học Y Hà Nội năm 2009”. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa 2003 – 2009. Trần Viết Nghị (2003) “ Thuốc chống trầm cảm hiện tại và tương lai ” Tài liệu báo cáo hội nghị khoa học về tác dụng của thuốc remeron – Hạ Long, trang 3. Nguyễn Triệu Phong (2011) “Áp lực học tập và một số vấn đề sức khỏe tâm thần ở sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội năm 2011”. Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa 2005 – 2011, trang 35 - 36. Nguyễn Viết Thiêm (1993) “Đặc điểm trạng thái trầm cảm trong lâm sàng tâm thần học ngày nay”, các chuyên đề về tâm thần học, Hà Nội trang 63-70. Nguyễn Minh Tuấn (2002) “Các rối loạn tâm thần chẩn đoán và điều trị”, Nhà xuất bản Y học, trang 78 - 87. Báo điện tử: “bệnh trầm cảm ở sinh viên” - khoe/Benh-tram-cam-o-HS-SV/40129000/248/ Báo điện tử: “cứ 6 thanh niên việt nam có một người bị trầm cảm” Tài liệu nước ngoài: WHO (2005) “Child and adolescent mental health policies and plans” Kaplan H.I, Sadock B.J, Grebb J.A (1994), “Mood disorders. Beha viors sciences clinical Psychiatry”, Synopsis of Psychiatry. PP. 516-532. Niemi, P. M. and Vainiomäki, P. T.(2006) “Medical students' distress - quality, continuity and gender differences during a six-year medical programme”, Medical Teacher,28:2,136 — 141. Do Dinh Quyen (2007) “Depression and among the first year medical students in university of medicine and pharmacy Ho Chi Minh city, Viet Nam”, College of Public Health Sciences, Chulalongkorn University. Radoloff, L.S (1977) “The CES-D scale: A self – report depression scale for research in the general population. Applied Psychological measurement 1977”. 1(3) pp. 385-401. Saipanish, Ratana(2003)'Stress among medical students in a Thai medical school',Medical Teacher,25:5,502 — 506. Servier (2000) “ Trầm cảm ở phụ nữ - Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh”, Hội nghị khoa học tháng 5 – 2000, Hà Nội. PHỤ LỤC 1. Phiếu điều tra sinh viên PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN SINH VIÊN Y2, Y4, Y6 ĐA KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM HỌC 2010 – 2011 ************************ Bạn có đồng ý tham gia nghiên cứu này không? Tôi đã được giải thích rõ về mục tiêu, nguy cơ và lợi ích đối với cá nhân tôi khi tham gia nghiên cứu, tôi (sinh viên đánh dấu vào ô phù hợp) Có Không => Dừng phỏng vấn Họ, tên Giám sát viên: __________________________ Chữ ký________ Ngày phỏng vấn: ____/ ____/ ____ Thời gian từ ………….đến ……… Ngày nhập phiếu:____/ ____/ ____ A- ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH VIÊN Câu hỏi Nội dung trả lời Nơi điền mã trả lời A1. Bạn sinh ngày tháng năm nào? (Thông tin nào không nhớ có thể ghi 00) Ngày____Tháng_____ Năm_______ A2. Hiện nay bạn đang là sinh viên năm thứ mấy Y2 Y4 Y6 1 2 3 A3. Giới tính của bạn? Nam Nữ 1 2 A4. Dân tộc của bạn là gì? Kinh Khác (ghi rõ):……………….. Không biết 1 2 98 A5. Bạn theo tôn giáo nào? Không theo tôn giáo nào Có (ghi rõ) ………………… Không biết 1 2 98 A6. Hiện tại bạn đang sống ở đâu? (Khái niệm nơi sống là nơi thường xuyên ngủ qua đêm) Sống ở nhà bố mẹ Sống ở nhà riêng Ký túc xá Khách sạn/nhà nghỉ Nhà trọ Ở nhà người quen, họ hàng Khác (ghi rõ) ………………… Không trả lời 1 2 3 4 5 6 7 99 A7. Hiện tại bạn sống với ai? Một mình Bạn bè Sống cùng người yêu Người quen Họ hàng (cô, dì, chú, bác, ông bà ) Gia đình (bố, mẹ, anh chị em ruột) Khác (ghi rõ) ………………… Không trả lời 1 2 3 4 5 6 7 99 A8. Khi gặp khó khăn trong cuộc sống hay trong học tập bạn thường làm gì (Câu hỏi nhiều lựa chọn) Tự giải quyết bằng các cách khác nhau Tâm sự/ nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ Tâm sự/ nhờ sự giúp đỡ của bạn bè Tâm sư/ nhờ sự giúp đỡ của người yêu/ vợ/ chồng Tâm sự/ nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan tổ chức đoàn thể Đi chùa/ nhà thờ Uống bia rượu, hút thuốc Khác 1 2 3 4 5 6 7 8 B. SỨC KHỎE TÂM THẦN Câu hỏi Mã hóa câu trả lời Phần I: Xin vui lòng cho biết mức độ thường xuyên mà bạn cảm nhận các dấu hiệu/hành vi dưới đây trong tuần qua Không bao giờ hoặc hiếm khi < 1 ngày Đôi khi hoặc từ 1-2 ngày Thỉnh thoảng, đôi khi hoặc trung bình từ 3-4 ngày Rất hay xảy ra hoặc hầu hết thời gian trong hoặc hơn 7 ngày B1. Tôi cảm thấy khó chịu, bực mình với những điều mà trước đây bình thường đối với tôi 0 1 2 3 B2. Tôi cảm thấy không thèm ăn hoặc ăn không thấy ngon miệng 0 1 2 3 B3. Tôi cảm thấy không thể thoát khỏi nỗi buồn dù gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ 0 1 2 3 B4. Tôi cảm thấy mình tốt/bình thường như bao người khác 0 1 2 3 B5. Tôi cảm thấy khó khăn khi kiểm soát suy nghĩ của mình (khó tập trung) 0 1 2 3 B6. Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng 0 1 2 3 B7. Tôi cảm thấy mình đã phải cố gắng để hoàn tất mọi việc 0 1 2 3 B8. Tôi hy vọng về tương lai 0 1 2 3 B9. Tôi nghĩ cuộc sống mình chỉ toàn là thất bại 0 1 2 3 B10. Tôi cảm thấy lo lắng, sợ hãi 0 1 2 3 B11. Tôi ngủ không yên giấc 0 1 2 3 B12. Tôi cảm thấy mình hạnh phúc 0 1 2 3 B13. Tôi cảm thấy mình nói ít hơn bình thường 0 1 2 3 B14. Tôi cảm thấy cô đơn 0 1 2 3 B15. Mọi người không thân thiện với tôi 0 1 2 3 B16. Tôi được tận hưởng cuộc sống 0 1 2 3 B17. Tôi đã có lúc khóc lóc 0 1 2 3 B18. Tôi cảm thấy buồn 0 1 2 3 B19. Tôi cảm thấy mọi người không thích mình 0 1 2 3 B.20. Tôi đã không thể tiếp tục điều gì, hay chán nản (bỏ việc giữa chừng) 0 1 2 3 Câu hỏi Mã hóa câu trả lời Phần II: Xin khoanh tròn vào số thích hợp với những sự việc hoặc trải nghiệm mà bạn đã gặp phải trong năm học qua: Có Không Không biết F1. Khó khăn trong việc tìm bạn mới 1 2 99 F2. Phải làm việc với người không quen biết 1 2 99 F3. Mâu thuẫn với bạn cùng phòng 1 2 99 F4. Khó khăn trong thay đổi các hoạt động tham gia bên ngoài xã hội 1 2 99 F5. Đánh nhau với bạn 1 2 99 F6. Gặp rắc rối với ba mẹ 1 2 99 F7. Nhiều trách nhiêm mới 1 2 99 F8. Bắt đầu khóa học đại học và theo cách học mới 1 2 99 F9. Thay đổi thói quen ngủ 1 2 99 F10. Thay đổi thói quen ăn uống 1 2 99 F11. Đạt thành tích học tập xuất sắc 1 2 99 F12. Khó khăn về tài chính 1 2 99 F13. Phát biểu trước công chúng 1 2 99 F14. Thay đổi niềm tin tôn giáo 1 2 99 F15. Vi phạm lỗi nhỏ của bất kỳ luật nào (VD: luật an toàn giao thong) 1 2 99 F16. Giảm sút sức khỏe 1 2 99 F17. Có việc làm 1 2 99 F18. Thay đổi trong hành vi uống rượu 1 2 99 F19. Đính hôn hoặc kết hôn 1 2 99 F20. Người thân trong gia đình qua đời 1 2 99 F21. Bạn thân qua đời 1 2 99 F22. Chấn thương nặng 1 2 99 F23. Tăng áp lực học hành 1 2 99 F24. Điểm thấp hơn mang đợi 1 2 99 F25. Thay đổi chuyên ngành 1 2 99 F26. Tìm công việc hoặc trường học (chuẩn bị cho sau tốt nghiệp) 1 2 99 F27. Bỏ nhiều tiết học 1 2 99 F28. Chuẩn bị, mong đợi tốt nghiệp 1 2 99 F29. Tranh cãi (bất đồng, xích mích) với thầy cô 1 2 99 F30. Chuyển trường 1 2 99 F31. Ngày nghỉ, ngày lễ quá ngắn hoặc không đủ 1 2 99 F32. Xếp hàng chờ đợi (chờ đợi cái gì đó rất lâu mới đến lượt của mình) 1 2 99 F33. Được đặt vào nhiều tình huống khác nhau 1 2 99 F34. Thay đổi môi trường sống 1 2 99 F35. Vấn đề rắc rối xe cộ 1 2 99 F36. Vấn đề rắc rối về máy tính 1 2 99 F37. Môi trường sống lộn xộn, bừa bãi 1 2 99 F38. Chờ đợi một điều gì đó mà không biết bao giờ xảy ra (lâu hơn thời gian mong đợi) 1 2 99 F39. Bỏ việc làm 1 2 99 F40. Bố mẹ ly dị 1 2 99 XIN KIỂM TRA LẠI ĐỂ ĐẢM BẢO KHÔNG BỎ SÓT CÂU HỎI. CẢM ƠN BẠN ĐÃ THAM GIA NGHIÊN CỨU ! 2. Bổ sung kết quả phân tích chi tiết cho từng khối Bảng 1: Nguy cơ trầm cảm và đặc điểm môi trường sống Đặc điểm môi trường sống SVY2 SVY4 SVY6 Chung Không TC Có TC χ2 Không TC Có TC χ2 Không TC Có TC χ2 Không TC Có TC χ2 N=113 N=119 N=96 N=96 N=102 N=68 N=311 N=283 Nơi ở Sống ở nhà bố mẹ 21(18,8) 10(8,4) 5,3* 13(13,5) 21(22,1) 2,4 32(31,4) 24(35,3) 0,28 66(21,3) 55(19,5) 0,3 Sống ở nhà riêng 3(2,7) 2(1,7) 0,27 6(6,2) 1(1,1) 3,7 2(2,0) 1(1,5) 0,06 11(3,5) 4(1,4) 2,7 Ký túc xá 31(27,7) 41(34,5) 1,23 29(30,2) 34(35,8) 0,7 37(36,3) 24(35,3) 0,02 97(31,3) 99(35,1) 1,0 Nhà trọ 45(40,2) 52(43,7) 0,29 42(43,8) 33(34,7) 1,6 26(25,5) 16(23,5) 0,08 113(36,5) 101(35,8) 0,03 Ở nhà người quen, họ hàng 12(10,7) 14(11,8) 0,06 6(6,2) 6(6,3) 0,0 5(4,9) 3(4,4) 0,02 23(7,4) 23(8,2) 0,11 Sống với ai Một mình 5(4,5) 6(5,0) 0,04 7(7,4) 2(2,1) 3,0 2(2,0) 3(4,6) 0,85 14(4,6) 11(3,9) 0,16 Bạn bè 62(55,4) 79(66,4) 2,95 56(58,9) 52(54,2) 0,4 46(46,5) 31(46,9) 0,00 164(53,6) 162(57,7) 0,98 Người quen 4(3,6) 1(0,8) 2,03 3(3,2) 1(1,0) 1,0 2(2,0) 0(0,0) 1,3 9(2,9) 2(0,7) 4,0* Họ hàng 13(11,6) 14(11,8) 0,00 3(3,2) 6(6,3) 1,0 5(5,1) 3(4,6) 0,02 21(6,9) 23(8,2) 0,37 Gia đình 28(25,0) 19(16,0) 2,9 26(27,4) 35(36,5) 1,8 44(44,4) 29(43,9) 0,00 98(32,0) 83(29,5) 0,43 Bảng 2: Nguy cơ trầm cảm và mối quan hệ cá nhân với gia đình, bạn bè, xã hội Yếu tố giữa các cá nhân SVY2 SVY4 SVY6 Chung Không TC Có TC χ2 Không TC Có TC χ2 Không TC Có TC χ2 Không TC Có TC χ2 N=113 N=119 N=96 N=96 N=102 N=68 N=311 N=283 Khó khăn trong việc tìm bạn mới 35(35,0) 52(50,5) 4,96* 19(22,1) 32(42,1) 7,49** 10(10,9) 19(29,2) 8,5** 64(23,0) 103(42,2) 22,0*** Phải làm việc với người không quen biết 59(54,1) 70(61,4) 1,20 51(57,3) 49(55,7) 0,05 46(46,0) 38(60,3) 3,2 156(52,3) 157(59,3) 2,7 Mâu thuẫn với bạn cùng phòng 30(28,3) 51(45,1) 6,6** 16(17,2) 38(40,9) 12,6*** 20(20,2) 19(28,4) 1,5 66(22,1) 108(39,6) 20,4*** Khó khăn trong thay đổi các hoạt động tham gia bên ngoài xã hội 56(52,8) 72(66,7) 4,3* 28(31,5) 44(48,4) 5,34* 26(27,7) 29(45,3) 5,2* 110(38,1) 145(55,1) 16,1*** Đánh nhau với bạn 1(0,9) 1(0,9) 0.002 3(3,2) 2(2,1) 0,23 2(2,0) 1(1,5) 0,1 6(2,0) 4(1,4) 0,3 Gặp rắc rối với ba mẹ 27(24,8) 49(42,6) 7,94** 23(24,5) 34(35,8) 2,88 19(19,2) 20(31,3) 3,1 69(22,8) 103(37,6) 14,9*** Bảng 3: Nguy cơ trầm cảm và yếu tố thuộc về bản thân sinh viên Yếu tố thuộc về bản thân sinh viên SVY2 SVY4 SVY6 Chung Không TC Có TC χ2 Không TC Có TC χ2 Không TC Có TC χ2 Không TC Có TC χ2 N=113 N=119 N=96 N=96 N=102 N=68 N=311 N=283 Nhiều trách nhiêm mới 88(80,7) 98(86,0) 1,1 70(74,5) 66(71,0) 0,3 75(73,5) 54(83,1) 2,05 233(76,4) 218(80,2) 1,2 Bắt đầu khóa học đại học và theo cách học mới 99(88,4) 106(89,1) 0,02 51(56,7) 69(74,2) 6,2* 41(42,3) 33(52,4) 1,6 191(63,9) 208(75,7) 9,3** Thay đổi thói quen ngủ 74(66,7) 84(71,2) 0,54 67(69,8) 72(75,8) 0,9 51(50,5) 42(62,7) 7,0** 192(62,3) 198(70,7) 4,6* Thay đổi thói quen ăn uống 59(53,2) 79(66,4) 4,2* 62(65,3) 66(69,5) 0,4 39(38,2) 40(58,8) 0,04 160(51,9) 185(65,6) 11,3*** Đạt thành tích học tập xuất sắc 17(16,5) 26(23,6) 1,7 15(16,7) 16(18,4) 0,1 22(23,2) 13(21,7) 1,9 54(18,8) 55(21,4) 0,6 Khó khăn về tài chính 50(46,7) 72(62,1) 5,3* 52(55,3) 46(49,5) 0,6 51(50,5) 41(61,2) 4,3* 153(50,7) 159(57,6) 2,8 Phát biêu trước công chúng 35(32,7) 50(43,1) 2,5 39(41,5) 33(34,7) 0,9 25(24,8) 26(40,0) 1,8 99(32,8) 109(39,5) 2,8 Thay đổi niềm tin tôn giáo 3(2,7) 5(4,4) 0,5 2(2,2) 5(5,3) 1,2 3(3,0) 5(7,6) 0,3 8(2,7) 15(5,5) 3,0 Vi phạm lỗi nhỏ của bất kỳ luật nào 42(38,2) 44(37,6) 0,01 36(38,3) 43(45,3) 0,9 37(37,0) 27(40,9) 9,7** 115(37,8) 114(41,0) 0,6 Giảm sút sức khỏe 49(44,5) 77(67,0) 11,5*** 47(51,1) 64(67,4) 5,1* 42(41,2) 44(65,7) 2,07 138(45,4) 185(66,8) 26,9*** Có việc làm 18(17,1) 28(24,1) 1,6 19(20,2) 21(22,3) 0,1 13(13,3) 14(21,9) 0,09 50(16,8) 63(23,0) 3,4 Thay đổi trong hành vi uống rượu 24(22,0) 21(18,9) 0,3 15(16,9) 11(12,5) 0,7 12(12,0) 7(10,5) 4,4* 51(17,1) 39(14,7) 0,6 Đính hôn hoặc kết hôn 1(0,9) 4(3,4) 1,7 4(4,2) 1(1,1) 1,8 0(0,0) 3(4,4) 1,8 5(1,6) 8(2,9) 1,0 Người thân trong gia đình qua đời 14(12,5) 25(21,4) 3,2 20(21,1) 24(25,5) 0,5 22(21,8) 21(30,9) 3,7 56(18,2) 70(25,1) 4,1* Bạn thân qua đời 5(4,5) 5(4,3) 0,01 5(5,3) 12(12,8) 3,3 4(4,0) 8(11,8) 2,8 14(4,6) 25(9,0) 4,5* Chấn thương nặng 4(3,6) 9(7,7) 1,8 3(3,2) 7(7,4) 1,6 3(3,0) 6(8,8) 4,8* 10(3,3) 22(7,9) 6,0* Bảng 4: Nguy cơ trầm cảm và đặc điểm liên quan đến học tập Đặc điểm liên quan đến học tập SVY2 SVY4 SVY6 Chung Không TC Có TC χ2 Không TC Có TC χ2 Không TC Có TC χ2 Không TC Có TC χ2 N=113 N=119 N=96 N=96 N=102 N=68 N=311 N=283 Tăng áp lực học hành 92(83,6) 113(95,8) 9,2** 75(79,8) 90(93,8) 8,1** 80(78,4) 62(91,2) 3,8 247(80,7) 265(94,0) 22,9*** Điểm thấp hơn mong đợi 93(83,0) 103(88,0) 1,2 80(85,1) 86(90,5) 1,3 64(63,4) 52(77,6) 0,3 237(77,2) 241(86,4) 8,1** Thay đổi chuyên ngành 5(4,6) 10(9,4) 1,8 22(23,7) 23(24,7) 0,03 26(26,0) 20(29,9) 0,3 53(17,6) 53(19,9) 0,5 Tìm công việc hoặc trường học (chuẩn bị cho sau khi tốt nghiệp) 17(15,5) 23(20,9) 1,1 24(26,4) 22(23,4) 0,2 53(52,0) 49(72,1) 6,7** 94(31,0) 94(34,6) 0,8 Bỏ nhiều tiết học 39(36,4) 57(50,9) 4,6* 27(29,0) 27(29,0) 0,00 23(23,0) 28(42,4) 7,04** 89(29,7) 112(41,3) 8,5** Chuẩn bị, mong đợi tốt nghiệp 14(12,7) 21(19,4) 1,8 21(23,1) 21(22,6) 0,01 83(82,2) 47(71,2) 2,8 118(39,1) 89(33,3) 2,0 Tranh cãi (bất đồng, xích mích) với thầy cô 0(0,0) 4(3,5) 4,1* 4(4,3) 0(0,0) 4,3* 2(2,0) 3(4,4) 0,8 6(2,0) 7(2,5) 0,2 Chuyển trường 1(0,9) 2(1,7) 0,3 1(1,1) 1(1,0) 0,001 3(3,0) 1(1,5) 0,4 5(1,6) 4(1,4) 0,04 Bảng 5: Nguy cơ trầm cảm và yếu tố stress từ môi trường sống Yếu tố stress từ môi trường SVY2 SVY4 SVY6 Chung Không TC Có TC χ2 Không TC Có TC χ2 Không TC Có TC χ2 Không TC Có TC χ2 N=113 N=119 N=96 N=96 N=102 N=68 N=311 N=283 Ngày nghỉ, ngày lễ quá ngắn 29(26,6) 32(28,3) 0,1 35(37,6) 24(27,0) 2,4 21(21,0) 14(22,6) 0,06 85(28,1) 70(26,5) 0,2 Xếp hàng chờ đợi 61(55,0) 68(57,6) 0,2 41(43,6) 50(54,4) 2,1 34(35,1) 40(60,6) 10,3*** 136(45,0) 158(57,3) 8,6** Được đặt vào nhiều tình huống khác nhau 71(65,1) 77(68,1) 0,2 45(50,0) 51(57,3) 1,0 54(55,1) 49(73,1) 5,5** 170(57,2) 177(65,8) 4,4* Thay đổi môi trường sống 65(57,5) 82(69,5) 3,6 35(37,2) 36(38,3) 0,02 18(17,6) 23(34,3) 6,1** 118(38,2) 141(50,5) 9,1** Vấn đề rắc rối về xe cộ 47(41,6) 68(57,6) 5,9 43(45,3) 40(42,6) 0,1 28(27,5) 38(55,9) 13,9*** 118(38,1) 146(52,1) 11,7*** Vấn đề rắc rối về máy tính 42(37,2) 55(46,6) 2,1 44(46,3) 45(47,4) 0,02 37(36,3) 43(63,2) 11,9*** 123(39,7) 143(50,9) 7,5** Môi trường sống lộn xộn, bừa bãi 31(27,7) 56(50,5) 12,2*** 27(28,4) 34(37,0) 1,55 21(21,2) 33(49,3) 14,3*** 79(25,8) 123(45,6) 24,5*** Chờ đợi 1 điều gì đó mà không biết bao giờ xảy ra 62(56,9) 77(70,0) 4,1* 38(41,8) 51(56,0) 3,7 38(38,0) 46(69,7) 16,0*** 138(46,0) 174(65,2) 21,0*** Bỏ việc làm 2(1,8) 2(1,7) 0,0 1(1,1) 3(3,2) 1,0 1(1,0) 1(1,5) 0,1 4(1,3) 6(2,2) 0,6 Bố mẹ li dị 0(0,0) 1(0,9) 1,0 1(1,1) 0(0,0) 1,0 3(3,0) 1(1,5) 0,4 4(1,3) 2(0,5) 0,5 3. Một số hình ảnh minh họa 3.1. Quang cảnh kí túc xá Đại học Y Hà Nội “Thiếu không gian riêng ở kí túc xá” 3.2. Một số hình ảnh minh họa về lịch học và lịch trực của sinh viên “Thời khóa biểu sinh viên Y2 đa khoa” “Sinh viên Trang trực trung bình 2 buổi một tuần” 3.3. Một số hình ảnh ôn thi của sinh viên “ Giảng đường và thư viên trường Y thường xuyên thiếu chỗ cho sinh viên học vào mùa thi”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc_nguy_co_tram_cam_o_mot_so_khoi_6005.doc
Luận văn liên quan