Khảo sát, đánh giá về nhận thức, thái độ và hành vi của CBLĐQL ở tỉnh Yên
Bái đối với PLDS cho thấy, phần đông CBLĐQL đã tiếp thu, quán triệt khá tốt
những quy định của PLDS. Thái độ của CBLĐQL đã hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan
tr ọng và những quy định cơ bản của PLDS. Do đó họ có thái độ hành vi đúng trong
th ực hiện và tuyên truyền thực hiện PLDS. Tuy nhiên PLDS còn một số điểm chưa
rõ ràng. Quy định quyền và nghĩa vụ ch ưa gắn kết chặt chẽ với nhau, do vậy một
bộ phận CBLĐQL còn hiểu lầm hoặc cố ý hiểu lầm.
95 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2625 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ lãnh đạo - Quản lý đối với pháp lệnh dân số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c bộ, ngành,
địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, đảng viên
công chức Nhà nước sinh con thứ 3 trở lên [7, tr. 8].
Thứ ba, thái độ của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với quy định nghiêm cấm lựa
chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.
Thực tế khảo sát cho thấy, số CBLĐQL được hỏi đều có thái độ tán thành quy định
“nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức”. Trong đó tỷ lệ “rất đồng ý và
đồng ý” chiếm tới 86,3% ý kiến cán bộ được hỏi. Tuy nhiên, vẫn còn 13,7% ý kiến
CBLĐQL “không đồng ý” với quy định này.
Điều này cho thấy, dù ở Việt Nam, điều kiện kỹ thuật cho việc chọn giới tính thai
nhi chưa nhiều. ảnh hưởng của tình trạng mất cân bằng về giới tính trong sinh sản chưa
cao. Song đã có một bộ phận dân cư là CBLĐQL đồng tình với việc cho phép một bộ
phận dân cư được chọn giới tính thai nhi. Đây là một quan niệm xã hội ít nhiều lạc hậu
cần đấu tranh gạt bỏ. Bởi nó vi phạm cả quy luật sinh sản tự nhiên của con người.
Qua phỏng vấn sâu một số CBLĐQL cũng đồng tình với quy định này cho biết:
“Theo tôi, hiện nay siêu âm là để xem tình trạng thai nhi đó phát triển có bình
thường hay không bình thường để người ta tìm ra một số dự báo về tai biến
cho mẹ, tôi nghĩ cái đó thì cũng nên nhưng siêu âm để lựa chọn giới tính thai
nhi thì không nên” (PVS, LĐ sở y tế, thành phố Yên Bái).
Khi xem xét thái độ của CBLĐQL có trình độ học vấn khác nhau về quy định
nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi trong PLDS, kết quả khảo sát cho thấy, người có
trình độ học vấn cao, tỏ thái độ ủng hộ cao hơn với quy định nghiêm cấm lựa chọn giới
tính thai nhi dưới mọi hình thức. Có thể thấy điều này qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8: Thái độ của CBLĐQL đối với quy định nghiêm cấm lựa chọn giới
tính thai nhi dưới mọi hình thức phân theo trình độ học vấn.
Đơn vị tính: %
Thái độ Trung học phổ thông Trung cấp Cao đẳng trở lên
Rất đồng ý 48,2 54,3 67,0
Đồng ý 31,2 33,5 22,6
Không đồng ý 20,6 12,2 10,4
Bảng số liệu trên cho thấy, nhóm có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên có thái độ
“rất đồng ý và đồng ý” chiếm tỷ lệ cao nhất 89,6%. Trong khi đó, nhóm có trình độ học
vấn trung học phổ thông có tỷ lệ đồng ý thấp nhất chỉ 79,4% (chệnh lệch 10%). Điều này
cũng dễ hiểu bởi người có trình độ học vấn cao, nhận thức càng tiến bộ. Họ càng ý thức
được rõ ràng những ảnh hưởng to lớn về cả sinh học và xã hội của việc lựa chọn giới tính
thai nhi đối với sự phát triển bền vững của toàn xã hội.
Thứ tư, thái độ của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với quy định các biện pháp thực
hiện kế hoạch hoá gia đình.
Ngoài những quy định về quyền sinh sản, nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi,
PLDS còn đưa ra quy định các biện pháp thực hiện KHHGĐ. Trong PLDS, Điều 9,
khoản 2, quy định “Các biện pháp thực hiện KHHGĐ” như: Tuyên truyền, tư vấn, giúp
đỡ, bảo đảm để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện thực hiện KHHGĐ;
Cung cấp các dịch vụ KHHGĐ bảo đảm chất lượng, thuận tiện, an toàn và đến tận người
dân; Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần, thực hiện các chính sách bảo hiểm để tạo
động lực thúc đẩy việc thực hiện KHHGĐ sâu rộng trong nhân dân.
Trên thực tế với quy định này CBLĐQL có thái độ rất khác nhau: có người cho
rằng đây là quy định mang tính “giáo dục, thuyết phục”, có người hiểu quy định đó là
“bắt buộc bằng biện pháp hành chính” hoặc “vừa giáo dục thuyết phục, vừa cưỡng bức
hành chính”. Kết quả cuộc khảo sát đánh giá thái độ của CBLĐQL, có 69% cán bộ cho
rằng quy định này mang tính giáo dục thuyết phục, 4,3% quy định này mang tính bắt
buộc bằng biện pháp hành chính, 23,7% quy định này mang tính vừa giáo dục, thuyết
phục, vừa bắt buộc bằng biện pháp hành chính và chỉ có 3% là không biết.
Điều này cho thấy, phần lớn số người được hỏi cho quy định này mang tính giáo
dục thuyết phục là cao nhất. Trong khi đó số người cho quy định này chỉ mang tính bắt
buộc bằng biện pháp hành chính chiếm tỷ lệ thấp. Việc thực hiện KHHGĐ là quyền của
mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng. Luật pháp Việt Nam đặt ra những quy định, nhưng đó là
quy định mang tính tự nguyện, khuyến khích, giáo dục thuyết phục. Đó là những quy
định mang tính định hướng, việc thực hiện các biện pháp KHHGĐ là do đối tượng tự lựa
chọn chúng ta không được ép các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp KHHGĐ. Các
nghiên cứu định tính cũng cho kết quả tương tự. Nghĩa là CBLĐQL được hỏi đa số cho
rằng, các biện pháp KHHGĐ được quy định trong PLDS sẽ do mỗi người, mỗi cặp vợ
chồng tự giác thực hiện cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và sức khoẻ của mình. ý
kiến phỏng vấn sâu một cán bộ lãnh đạo cấp xã sau đây thể hiện điều đó:
Theo tôi việc thực hiện các biện pháp KHHGĐ là do mỗi cá nhân tự quyết
định. Nếu bắt buộc thực hiện thì chưa chắc có hiệu quả. Để mọi người
thực hiện tốt thì cách tốt nhất là giáo dục, tuyên truyền rồi vận động. (PVS,
LĐ xã, xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái).
Thứ năm, thái độ của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với quy định các biện pháp
nâng cao chất lượng dân số.
Hiện nay, chất lượng dân số nước ta còn thấp. Người Việt Nam còn yếu về thể lực.
Chiều cao, cân nặng vẫn còn kém một số nước trong khu vực. Học vấn còn chưa cao,
chất lượng đào tạo thấp. Chất lượng dân số Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu xây dựng
nguồn nhân lực cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, định
hướng của PLDS đối với chất lượng dân số là nâng cao chất lượng dân số về cả thể chất,
trí tuệ và tinh thần cho mỗi người dân và cho cả cộng đồng.
Quy định của PLDS là như vậy, thái độ của CBLĐQL là thế nào? Tổng hợp số liệu
cuộc điều tra tại tỉnh Yên Bái cho thấy, tuyệt đại đa số cán bộ được hỏi đồng tình với quy
định này. Cụ thể, có 100% ý kiến CBLĐQL được hỏi cho rằng nâng cao chất lượng dân số
trong điều kiện hiện nay là một chủ trương đúng, phù hợp. Trong số này, tỷ lệ cán bộ rất
đồng ý chiếm tới 58,9%. ở đây, phần đông CBLĐQL được hỏi đều nhất trí cho rằng, chất
lượng dân số phụ thuộc vào việc thực hiện các giải pháp về bảo đảm quyền cơ bản của con
người, quyền được phát triển toàn diện, quyền được tiếp cận thông tin và được tuyên truyền,
giáo dục, giúp đỡ, đa dạng hoá các loại hình cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng, đặc
biệt đối với cư dân vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Chú ý thực hiện nâng cao chất lượng
dân số thông qua việc hướng dẫn, giúp đỡ cộng đồng làm cho mọi người dân hiểu và thực
hiện tốt các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, bảo đảm điều kiện học tập, rèn luyện, vui chơi và tổ
chức cuộc sống, sinh hoạt một cách khoa học. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng dân số đòi
hỏi sự tham gia rộng lớn của toàn xã hội. Phần đông CBLĐQL đã quán triệt quan điểm này.
Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng để CBLĐQL tích cực tham gia tổ chức, thực
hiện việc nâng cao chất lượng dân số, thực hiện tốt PLDS.
2.4. Hành vi của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với việc thực hiện pháp lệnh
dân số
Nhận thức, thái độ và hành vi là quá trình có quan hệ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Nhận thức đúng sẽ định hướng đến thái độ tích cực và điều chỉnh các hành vi phù hợp. Do
vậy, khi nghiên cứu CBLĐQL với PLDS, ngoài việc tìm hiểu nhận thức, thái độ của họ cần
xem xét hành vi của họ thế nào. Thông thường hành vi được thể hiện dưới các cấp độ sau: sự
gương mẫu trong tư tưởng và hành động, sự tự giác tham gia tổ chức thực hiện một công
việc nào đó và cuối cùng là việc huy động các nguồn lực cho việc thực hiện đầu tư, phát
triển. Về hành vi của CBLĐQL ở Yên Bái với việc thực hiện PLDS, nghiên cứu cũng đã đi
sâu đề cập vấn đề theo ba yếu tố: nghiêm túc hay gương mẫu thực hiện, tham gia tổ chức
thực hiện và đầu tư nguồn lực cho việc thực hiện PLDS.
2.4.1. Sự gương mẫu thực hiện Pháp lệnh dân số của cán bộ lãnh đạo, quản lý
Trước hết cần phải khẳng định rằng ở Yên Bái trong triển khai, thực hiện PLDS,
hầu hết CBLĐQL đều nghiêm túc thực hiện các điều khoản đã được quy định trong
PLDS. Tuy nhiên, do điều 10, khoản 1, điểm a, quy định chưa rõ ràng giữa quyền và
nghĩa vụ của công dân trong sinh sản nên một số cán bộ và nhân dân còn mang nặng tư
tưởng “trọng con trai” và quan niệm “đông con, nhiều phúc” đã để “vỡ kế hoạch” sinh
thêm con thứ 3, thậm chí thứ 4, thứ 5. Ngay 6 tháng đầu năm 2006 này, theo báo của
UBDSGĐ&TE tỉnh Yên Bái, tỷ lệ sinh con thứ 3 đã tăng lên mức cao trong vòng 4 năm qua:
12,45% so với tổng trẻ sinh. CBLĐQL và đảng viên cũng có trong con số này. Điều đó chứng
tỏ rằng, tính tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện PLDS của một bộ phận CBLĐQL còn
chưa tốt. Quán triệt và thực hiện PLDS chưa nghiêm.
Trong nghiên cứu định lượng, với câu hỏi “ở địa phương đồng chí tỷ lệ sinh con
thứ 3 có tăng không?” thì được kết quả như sau: 50,3% số CBLĐQL được hỏi trả lời có
gia tăng, số ý kiến trả lời không là 43,3% và 6,3% trả lời là không rõ. Nếu xem xét chỉ
báo này theo cấp công tác, tỷ lệ CBLĐQL cấp xã, phường trả lời là có sự gia tăng dân số
chiếm tỷ lệ cao nhất (66,2%), cấp huyện (51,1%) và thấp nhất là cấp tỉnh (42%).
Bảng 2.9: ý kiến CBLĐQL đánh giá hiện tượng sinh con thứ 3 trở lên theo
cấp công tác
Đơn vị tính: %
ý kiến Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã, phường
Có 42 51,1 66,2
Không 49,3 42,6 32,4
Không rõ 8,7 6,3 1,4
Qua kết quả nghiên cứu định tính cũng nhất quán với kết quả nghiên cứu định lượng.
Hầu hết CBLĐQL được phỏng vấn đều cho rằng từ khi PLDS ra đời, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở
lên đã gia tăng ở hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này là hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai PLDS. Kết quả phỏng vấn sâu một số
CBLĐQL sau đây cho thấy rõ điều này.
“Tôi thấy tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng mạnh trong mấy năm gần đây. Đặc biệt xã
tôi là một xã vùng cao tình trạng lãnh đạo xã phụ trách công tác dân số còn
sinh con thứ 5 thì làm sao tuyên truyền người dân thực hiện tốt được” (PVS,
LĐ xã Tá Lâu, huyện Trạm Tấu).
Một ý kiến trả lời khác cũng tương tự:
“Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên tăng không chỉ ở vùng cao mà ngay cả ở thị xã,
thành phố, cán bộ lãnh đạo sinh con thứ 3. Tôi nghĩ là do họ cố tình không hiểu
PLDS để nhân cơ hội này họ sinh con thứ 3”(PVS, LĐ Uỷ ban dân số, gia đình và
trẻ em huyện Yên Bình).
Điều đáng quan tâm ở đây là nhiều CBLĐQL là người dân tộc thiểu số cũng đều
đánh giá là ở địa phương tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đang gia tăng. Nguyên nhân sâu xa
dẫn đến sự gia tăng này là tâm lý muốn có con trai để “nối dõi tông đường” và tâm lý
“đông con nhiều phúc” đã ăn sâu vào tiềm thức của cộng đồng dân cư nơi đây. Nhiều gia
đình sinh con một bề nhất là sinh toàn con gái nhân cơ hội này họ tiếp tục sinh.
Những thông tin trên cho thấy, giảm sinh ở Việt Nam vẫn chưa vững chắc. Tâm lý
lạc hậu của cư dân nông nghiệp “trọng con trai” và “đông con, nhiều phúc” vẫn còn rất
nặng nề. Ngay cả CBLĐQL và đảng viên vẫn chưa thật sự gạt bỏ được tư tưởng này.
Cuộc đấu tranh giảm sinh - KHHGĐ vẫn còn gay go, quyết liệt. Tuyên truyền vận động
CBLĐQL, trước hết là CBLĐQL chủ chốt gương mẫu thực hiện PLDS đang là nhiệm vụ
rất cần quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã
hội.
2.4.2. Về sự tham gia tổ chức thực hiện Pháp lệnh dân số của cán bộ lãnh đạo,
quản lý
Đánh giá hành vi của CBLĐQL không thể không xem xét những hoạt động liên
quan đến chức năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác của họ. Với PLDS, hoạt động tổ
chức thực hiện của CBLĐQL được đánh giá với những vấn đề sau: Tìm đọc, tiếp cận với
Pháp lệnh, tuyên truyền và tham gia tổ chức tuyên truyền Pháp lệnh, tổ chức thực hiện
Pháp lệnh …Điều tra trên những chỉ báo này cho bảng số liệu tổng hợp sau đây:
Bảng 2.10: Sự tham gia tổ chức thực hiện PLDS của CBLĐQL
Đơn vị tính: %
Hành vi Số lượng Tỷ lệ %
Tìm đọc PLDS 217 72,3
Tuyên truyền PLDS 190 63,3
Tổ chức tuyên truyền PLDS 128 42,7
Tổ chức thực hiện PLDS 128 42,7
Không làm gì cả 8 2,7
Kết quả khảo sát cho thấy, CBLĐQL tham gia “tìm đọc PLDS” chiếm tỷ lệ cao
nhất (72,3%). Chiếm tỷ lệ cao thứ hai (63,3%) số ý kiến trả lời tham gia “tuyên truyền
PLDS”. Trong khi đó, số ý kiến trả lời tham gia “tổ chức tuyên truyền PLDS” và “tổ
chức thực hiện PLDS” chiếm tỷ lệ bằng nhau (42,7%), chỉ có tỷ lệ rất nhỏ CBLĐQL trả
lời “không làm gì cả” chiếm 2,7%. Điều này cho thấy, đa số CBLĐQL ở tỉnh Yên Bái đã
quan tâm đến PLDS, Tuy nhiên, mức độ tham gia của CBLĐQL cũng chưa thật tích cực.
Mới chỉ có 42,7% CBLĐQL khẳng định có tham gia tổ chức tuyên truyền và thực hiện
PLDS. Đây là một chỉ báo không cao. Song cũng phải thấy rằng, ở những lĩnh vực
chuyên môn không gần với dân số, không thể đòi hỏi CBLĐQL am tường mọi mặt để
tham gia tổ chức, thực hiện thật đầy đủ công tác dân số. Phỏng vấn sâu một số CBLĐQL
sau đây cho thấy rõ thêm về vấn đề này.
“Tôi cũng được biết về PLDS nhưng cũng chỉ nghe qua loa, tôi không làm
chuyên về công tác dân số nên chưa hiểu hết nội dung của PLDS ”(PVS, LĐ
thị uỷ, thành phố Yên Bái).
Tương tự như vậy, trao đổi với lãnh đạo huyện cũng cho biết:
“Mặc dù PLDS được ban hành 3 năm nhưng công việc bận quá nên tôi không
có thời gian để nghiên cứu, với lại công việc của ngành nào, ngành ấy biết là
chính, đôi khi do tình cờ hội họp được thông báo”(PVS, LĐ huyện, Huyện Văn
Yên).
Mặc dù, UBDSGĐ&TE tỉnh có tổ chức tập huấn về PLDS cho cán bộ lãnh đạo,
song một số CBLĐQL còn tham gia chưa tích cực. Điều này được thể hiện qua ý kiến
của một lãnh đạo xã:
“Tôi có tham gia lớp tập huấn về PLDS do Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em
tỉnh tổ chức nhưng do không có thời gian nên chỉ đọc sơ qua, chưa nắm cụ thể
những nội dung quy định trong PLDS ” (PVS, LĐ xã, xã Suối Giàng, huyện
Văn Chấn).
Ngay cả khi tỉnh tổ chức lớp tập huấn về dân số hoặc về PLDS dành cho
CBLĐQL nhưng nhiều khi vì bận việc, CBLĐQL không đi mà chỉ cử chuyên viên đi
thay. Đây cũng là một yếu tố làm cho nhận thức lẫn thái độ và hành động của họ chưa
thật tích cực. ý kiến của một cán bộ Uỷ ban nhân dân tỉnh sau đây cho thấy:
“Tôi thấy tình trạng hiện nay thành phần tham dự lớp tập huấn về dân số
thường là đi không đúng yêu cầu. Công văn thì yêu cầu cán bộ LĐ, QL tham
dự nhưng thực tế toàn cử người đi thay về báo cáo lại cho lãnh đạo” (PVS, LĐ
Uỷ ban nhân dân tỉnh).
Xét vấn đề theo cấp công tác số liệu tổng hợp được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.11: Sự tham gia tổ chức thực hiện PLDS của CBLĐQL theo cấp công
tác.
Đơn vị tính: %
Tham gia tổ chức thực
hiện PLDS
Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã, phường
Số
lượng
Tỷ lệ
Số
lượng
Tỷ lệ
Số
lượng
Tỷ lệ
Tìm đọc PLDS 110 79,7 72 76,6 35 51,5
Tuyên truyền PLDS 96 69,6 58 61,7 36 52,9
Tổ chức tuyên truyền 51 37,0 41 43,6 36 52,9
PLDS
Tổ chức thực hiện PLDS 58 42,0 45 47,9 25 36,8
Không làm gì cả 3 2,2 2 2,1 3 4,4
Bảng 2.11 cho thấy, CBLĐQL đã tham gia “tìm đọc PLDS” ở cấp tỉnh chiếm tỷ lệ
cao nhất (79,7%), cấp huyện đứng thứ hai (76,6%) và thấp nhất là cấp xã, phường
(51,5%). Riêng việc tham gia “tuyên truyền PLDS” CBLĐQL cấp tỉnh khẳng định có là
69,6%, cán bộ cấp huyện 61,7% và cấp xã, phường số CBLĐQL nói có là 52,9%. Phải
chăng do CBLĐQL xã, phường phải lo nhiều việc, điều kiện tiếp cận với thông tin khó
nên số CBLĐQL xã, phường có tỷ lệ tiếp cận thông tin và tuyên truyền PLDS là thấp
nhất. Ngược lại, cấp xã, phường lại là cấp phải thực hiện mọi chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước với nhân dân nên tỷ lệ cán bộ xã, phường khẳng định có tham gia tổ
chức tuyên truyền PLDS lại nhiều nhất 52,9% so với 43,6% cấp huyện và 37% cấp tỉnh.
Đây là thực tế đáng chú ý để điều chỉnh công tác tuyên truyền và tổ chức tuyên truyền
PLDS cũng như các chủ trương chính sách khác của Đảng và Nhà nước.
Rõ ràng là CBLĐQL tham gia tổ chức thực hiện PLDS ở các cấp công tác chưa
thật cao. Điều này phản ánh thực tế còn một bộ phận CBLĐQL chưa thật hiểu đầy đủ ý
nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân số, chưa quán triệt đầy đủ PLDS - đây là điều cần
chú ý khắc phục sớm.
2.4.3. Đầu tư nguồn lực cho việc thực hiện
Nghiên cứu hành vi của đội ngũ CBLĐQL nếu không nghiên cứu về sự quan tâm
giúp đỡ, tạo nguồn lực của họ sẽ là một khiếm khuyết. Đầu tư các nguồn lực góp phần triển
khai thực hiện có hiệu quả công tác dân số trong giai đoạn vừa qua đã khá thành công. Tuy vậy,
theo báo cáo UBDSGĐ&TE Việt Nam mức đầu tư cho công tác dân số ở nước ta vẫn còn
thấp (0,35 USD/người/năm), chưa đạt yêu cầu của chiến lược dân số đề ra là 0,6
USD/người/năm.
Trong mấy năm gần đây, đầu tư kinh phí cho công tác dân số giảm chưa đáp ứng
nhu cầu. Cơ chế quản lý lại chưa thật phù hợp, quản lý phân tán và kém hiệu quả. Nguồn
lực đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia dân số không tăng trong một số năm qua.
Hơn nữa cơ chế quản lý kinh phí của chương trình có một số sửa đổi không phù hợp với
điều kiện đặc thù quản lý chương trình mục tiêu Quốc gia dân số. Vì vậy, một số tỉnh đã
cắt giảm ngân sách Trung ương đầu tư cho chương trình mục tiêu Quốc gia dân số. Năm
2002 có 41 tỉnh cắt giảm kinh phí hơn 5,6 tỷ đồng; năm 2003 có 27 tỉnh cắt giảm kinh
phí gần 8 tỷ đồng [72, tr.8].
Yên Bái là một trong 27 tỉnh cắt chuyển kinh phí của chương trình dân số do
Trung ương phân bổ sang thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội khác ở địa phương.
Điều này khiến cho UBDSGĐ&TE tỉnh không chủ động được trong việc phân bố và sử
dụng kinh phí từ Trung ương đưa xuống dành cho công tác dân số mà số kinh phí này
được đưa xuống do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. Đây là yếu tố làm cho mức đầu tư
kinh phí cho công tác dân số ở tỉnh đang ở mức thấp hơn so với giai đoạn trước đây.
ý kiến phỏng vấn sâu một cán bộ chuyên trách về dân số ở huyện Trấn Yên cho
thấy rõ điều này:
“Trong những năm qua, do thoả mãn với những kết quả đã đạt được về công
tác dân số nên kinh phí đầu tư cho công tác dân số rất thấp, không được chú
trọng như trước đây, nhất là cấp huyện” (PVS, LĐ UBDS, GĐ & TE, huyện
Trấn Yên).
Như vậy, trên thực tế việc đầu tư nguồn lực cho thực hiện công tác dân số và
PLDS của CBLĐQL trong các cơ quan, ban ngành, đoàn thể các cấp chưa thực sự được
coi trọng trong thời gian vừa qua. Điều này cho thấy dù nhận thức và thái độ của
CBLĐQL đã có chuyển biến tích cực song sự chuyển biến cụ thể trong hành vi của cán
bộ là cần có thời gian và những quy định cụ thể. Đây là điều kiện cần chú ý để các quyết
định thực sự đi vào cuộc sống.
2.5. Những yếu tố tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ lãnh
đạo quản lý đối với pháp lệnh dân số
2.5.1. Công tác tuyên truyền, vận động
Để thực hiện PLDS có hiệu quả, công tác tuyên truyền vận động là khâu rất quan
trọng. Các hình thức tuyên truyền vận động phải phù hợp với từng đối tượng, từng vùng
trong tỉnh. Thông thường những thông tin liên quan đến PLDS mà cán bộ các cấp tiếp
cận được chủ yếu là từ công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng của các ngành, các cấp.
Do đó, công tác tuyên truyền, vận động được xác định là một trong những yếu tố quan
trọng đầu tiên làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của CBLĐQL đối với PLDS.
Thực tế, trong thời gian qua, khi chưa có Nghị định 104/NĐ-CP quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của PLDS, công tác tuyên truyền vận động để thực
hiện PLDS ở Yên Bái còn những biểu hiện lúng túng do chính điểm 10, khoản 1, điểm a
và một số điểm khác còn thiếu rõ ràng, có mâu thuẫn. Hơn nữa, một số cấp, ngành trong
tỉnh chưa có sự phối hợp đồng bộ trong việc tuyên truyền và tổ chức thực hiện trong từng
cơ quan các đơn vị. Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về PLDS chưa đầy
đủ, thậm chí có phần sai lệch. Công tác thông tin giáo dục tuyên truyền còn hạn chế về
nội dung và hình thức, chưa phù hợp với một số đối tượng, chưa tập trung vào nhóm đối
tượng có nguy cơ cao làm tăng mức sinh trở lại như đối tượng sinh con một bề là gái, các
cặp vợ chồng người dân tộc thiểu số…
ý kiến trao đổi sau đây với lãnh đạo Hội đồng nhân dân cho thấy rõ điều này:
“Theo tôi công tác truyền thông của chúng ta có phần sơ hở, bất cập, chủ
quan với những thành công đã đạt được, chưa đi vào thực chất và tác động
vào nơi sâu xa của phong tục tập quán muốn sinh con trai để “nối dõi tông
đường”, tâm lý “đông con nhiều phúc”PVS, LĐ Hội đồng nhân dân tỉnh).
Đặc biệt, khi ban hành PLDS do lúng túng trong giải thích quy định về quyền
chưa gắn liền với trách nhiệm của công dân nên một số CBLĐQL còn hiểu và tuyên
truyền thiên lệch chỉ nói đến quyền mà không gắn liền với nghĩa vụ công dân. Điều này đưa
đến nhận thức sai lầm, suy diễn là quyền đồng nghĩa với thoải mái, tự do, không hạn chế
trong sinh sản. Tất cả đã tạo ra nhận thức, thái độ và hành vi sai trong cả cộng đồng và
CBLĐQL về việc thực hiện PLDS.
ý kiến một cán bộ lãnh đạo phường sau đây cho thấy điều này:
“Từ khi PLDS ban hành, tôi nghĩ là Nhà nước cho các cặp vợ chồng tự quyết
định số con nên vợ chồng tôi quyết định sinh con thứ 3 và hy vọng đó là con
trai”. (PVS, LĐ phường, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái).
Hơn nữa, sự bất cập lúng túng của chính các cơ quan chức năng và cơ quan truyền
thông, nhất là truyền thông đại chúng trong giải thích một số quy định được ghi trong
PLDS đã làm cho việc thực hiện các điều khoản của Pháp lệnh càng khó khăn. Ngay cả ở
các cơ quan Trung ương, sự thiếu nhất quán trong giải thích về điều 10, khoản 1, điểm a đã
làm cho các cơ quan chức năng và truyền thông ở cấp tỉnh, huyện và cơ sở xã, phường càng
lúng túng hơn. Điều này đã được phản ánh phần nào qua số liệu điều tra được tổng hợp sau
đây:
Bảng 2.12: Đánh giá của CBLĐQL về sự nhất quán trong tuyên truyền của
các phương tiện truyền thông về PLDS
Đơn vị tính: %
Mức đánh giá Khối Đảng
Khối chính
quyền
Khối đoàn
thể
Khối doanh
nghiệp
Có 72,9 78,4 54,7 69,2
Không 6,8 9,9 30,2 23,1
Không rõ 20,3 11,7 15,1 7,7
Bảng số liệu trên cho thấy, dù có đa phần CBLĐQL đánh giá là tuyên truyền về
PLDS đã là nhất quán, không mâu thuẫn. Nhưng tỷ lệ cao nhất đánh giá cũng mới chỉ là
78,4% ý kiến cán bộ của khối chính quyền, 72,9% khối đảng, 69,2% khối doanh nghiệp
và 54,7% khối đoàn thể. Trong khi đó, còn 30,2% ý kiến của cán bộ khối đoàn thể,
23,1% khối doanh nghiệp, 9,9% khối chính quyền và 6,8% ý kiến cán bộ khối đảng cho
là việc tuyên truyền về PLDS chưa nhất quán, thiếu đồng bộ. Phải chăng đây là một trong
những lý do khiến cho PLDS thực hiện còn chậm và nhiều khó khăn. Thực tế này một lần
nữa yêu cầu các nhà hoạch định chính sách cần phải rút kinh nghiệm để mỗi khi nhận
thức hoặc tuyên truyền thực hiện một văn bản pháp lý nào đó phải hết sức thận trọng
trong từ ngữ, câu văn, kết cấu của văn bản phải thật lôgíc, chuẩn xác. Chỉ như vậy, việc
thực hiện PLDS mới đạt hiệu quả tốt.
Vấn đề đặt ra, CBLĐQL tiếp cận và quán triệt những nội dung của PLDS qua
những nguồn thông tin nào? Nguồn thông tin nào đem lại hiểu biết cho CBLĐQL nhiều
nhất? Số liệu tổng hợp được từ khảo sát cho thấy, nguồn thông tin về PLDS mà
CBLĐQL các cấp có thể tiếp cận là tương đối phong phú. Trong đó, phải kể đến một số
nguồn thông tin như: đài; báo; tivi; hội họp; tập huấn (xem biểu 2.6).
Biểu 2.7: Nguồn cung cấp thông tin về PLDS cho CBLĐQL
81 79.3 81
45.7 41.7
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
§µi B¸o Tivi Héi häp TËp huÊn
Biểu số liệu trên cho thấy, đa số CBLĐQL đã tiếp cận thông tin về PLDS chủ yếu
từ các phương tiện truyền thông đại chúng như đài, ti vi, báo. Trong đó, đài, ti vi được
CBLĐQL đánh giá cao nhất (81%), báo chí (79,3%). Hội họp và tập huấn tuy là những
kênh thông tin đáng lý đưa lại nhiều thông tin hữu ích nhất cho CBLĐQL, song lại chính
CBLĐQL được hỏi đánh giá không cao - chỉ 45,7% và 41,7%. Đây là điều cần phải chú ý
để rút kinh nghiệm cho sự quán triệt, triển khai những văn bản có tính pháp lý về sau. Bởi
lẽ, thông thường, văn bản pháp lý của Đảng, Nhà nước thường đến với CBLĐQL tốt nhất
qua hội họp và qua lớp tập huấn. Đây là những hình thức quán triệt có hiệu quả cao.
Tóm lại, chính nhờ công tác thông tin truyền thông mà nhận thức, thái độ và hành
vi của CBLĐQL về PLDS đã có chuyển biến căn bản. Song vì những lý do khác nhau
như: Văn bản Pháp lệnh có chỗ chưa rõ ràng, tuyên truyền chưa nhất quán, phổ biến qua
hội họp, tập huấn chưa nhiều khiến cho CBLĐQL quán triệt chưa sâu, hiểu chưa hết. Một
số CBLĐQL có thái độ và hành vi thực hiện PLDS chưa rõ ràng, còn hạn chế.
2.5.2. Công tác tổ chức lãnh đạo của cơ quan chức năng
PLDS có được cán bộ các cấp nhận thức rõ hay không, thái độ có tích cực hay
không và hành vi thực hiện có tốt hay không phụ thuộc khá nhiều vào việc các cơ quan
chức năng tuyên truyền, tổ chức, chỉ đạo như thế nào.
Thực tế, trong một số năm qua, việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số của cấp uỷ,
chính quyền ở nhiều địa phương cơ sở chưa thực sự được chú trọng. Mặc dù, PLDS ban
hành từ tháng 1/2003 nhưng Nghị định 104/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của PLDS mãi tới tháng 9/2003 mới được ban hành. Do vậy, một bộ
phận CBLĐQL chậm tiếp cận với Pháp lệnh, không hiểu rõ Pháp lệnh nên thái độ và
hành vi chưa tích cực.
ở Yên Bái, việc quán triệt và thực hiện PLDS chậm trễ còn liên quan đến quá trình
sát nhập và ổn định tổ chức của Uỷ ban DS - KHHGĐ và Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ
của tỉnh. Quá trình hợp nhất kéo dài, biên chế không ổn định khiến cho nhiều Uỷ ban dân
số huyện và ban dân số xã, phường lúng túng trong tổ chức, thực hiện nhiệm vụ thường
xuyên về DS - KHHGĐ lẫn triển khai thực hiện PLDS. Hơn nữa, sau sát nhập, khối
lượng công việc của nhiều cán bộ thuộc UBDSGĐ&TE tỉnh tăng lên trong khi lương và
trợ cấp không tăng. Những yếu tố này phần nào tác động đến nhiệt tình công tác của một
số cán bộ của UBDSGĐ&TE tỉnh trong một thời gian. Đây chính là một trong những yếu
tố ít nhiều tác động đến việc triển khai thực hiện PLDS của đội ngũ CBLĐQL các cấp.
Để làm rõ những tác động của các cơ quan chức năng trong thực hiện PLDS, điều
tra còn hướng tới làm rõ trách nhiệm thực hiện PLDS của đội ngũ CBLĐQL. Thực tế,
PLDS đã quy định khá rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân và vai trò của các cơ quan,
đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện PLDS. Nhưng kết quả điều tra cho số
liệu tổng hợp sau:
Bảng 2.13: Trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện PLDS
Đơn vị tính: %
Trách nhiệm Số lượng Tỷ lệ %
Nghĩa vụ của từng công dân 263 87,3
Trách nhiệm của cơ quan chức năng như y tế, dân số 184 61,3
Trách nhiệm của các tổ chức Đảng 97 32,3
Trách nhiệm của các tổ chức chính quyền 122 40,7
Trách nhiệm của các đoàn thể 147 49,0
Bảng số liệu trên cho thấy, phần đông CBLĐQL trả lời cho rằng, thực hiện PLDS
là trách nhiệm của từng công dân chiếm tỷ lệ cao nhất 87,3%. Đây là một nhận thức đúng
đắn, thực hiện PLDS là trách nhiệm của mọi công dân, không phải riêng tổ chức hay cá
nhân nào.
Tuy nhiên, các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội phải tham gia triển khai
thực hiện công tác này. Song cơ quan có chức năng chính yếu nhất - ngành y tế, dân số
mới được 61,3% ý kiến được họ đồng tình. Các tổ chức chính quyền được 40,7%; đoàn
thể được 49% và cơ quan Đảng chỉ được 32,3% ý kiến đồng ý. Những số liệu này cho
thấy, PLDS dù ban hành đã 3 năm, tuyên truyền, vận động thực hiện đã nhiều nhưng đến
nay vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị còn chưa được đánh giá cao. Điều này
phần nào đó, đánh giá vai trò, tác động thực tế của đội ngũ CBLĐQL trong việc thực hiện
PLDS còn chưa thực sự cao.
Chương 3
một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn chỉnh
và nâng cao chất lượng thực hiện pháp lệnh dân số
3.1. Một số giải pháp
Xuất phát từ các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà
nước về công tác dân số, DSPT/SKSS; xuất phát từ thực trạng nhận thức, thái độ và hành
vi của CBLĐQL đối với PLDS ở tỉnh Yên Bái, để hoàn thiện và nâng cao chất lượng việc
thực hiện PLDS cần chú ý thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
3.1.1. Rà soát lại toàn bộ những quy định đã đưa ra trong PLDS; những điều
khoản nào chưa phù hợp, không rõ ràng, khó thực hiện thì sửa đổi cho phù hợp. Trong đó
về nguyên tắc phải thực hiện việc kết hợp giữa quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân
trong việc sinh sản.
Về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng và cá nhân trong việc thực hiện
KHHGĐ, phải sửa lại điều 10, khoản 1, điểm a cho phù hợp để mọi người hiểu một cách
thống nhất, tránh hiểu lầm. Cụ thể phải sửa điều khoản theo hướng: “Mỗi cặp vợ chồng
và cá nhân có quyền quyết định thời gian sinh con, nhưng số con phải phù hợp với mục
tiêu chính sách dân số gia đình ít con, từ 1 - 2 con”.
Sửa đổi điều 10 gắn chặt với việc quy định giữa quyền của mỗi công dân được ghi
trong PLDS với việc thực hiện nghĩa vụ công dân được ghi trong các luật khác đặc biệt Luật
công chức. Trong đó có quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh một hoặc hai con để đảm
bảo nuôi con khoẻ, dạy con ngoan.
3.1.2. Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao hiệu
quả thực hiện PLDS. Trong đó, ngoài việc tiếp tục các chương trình truyền thông qua ti
vi, đài, báo, tạp chí, internet, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền qua việc mở các lớp tập
huấn ngắn ngày hoặc phổ biến nội dung PLDS qua các cuộc họp chuyên đề hoặc họp
thường kỳ của các cơ quan đoàn thể, tổ chức trong hệ thống chính trị. Làm sao tuyệt đại
đa số CBLĐQL các cấp tiếp thu, quán triệt được những nội dung cơ bản của PLDS cùng
những văn bản khác như Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22/3/2005 về tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS - KHHGĐ; Nghị định 104/2003/NĐ-CP ngày
16/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của PLDS.
Làm sao để CBLĐQL hiểu thống nhất về các quy định trong PLDS, xác định quyết tâm
tham gia tổ chức và gương mẫu thực hiện. ở đây vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm là vấn
đề quyền và nghĩa vụ trong sinh sản.
3.1.3. Với những CBLĐQL đã sinh con thứ ba trở lên sau khi có PLDS, cần
tuyên truyền, vận động để họ có thể trình bày công khai những suy nghĩ của mình
trước quần chúng nhân dân nơi sinh sống về những yếu tố tác động để họ đưa ra quyết
định sinh thêm con. Trên cơ sở này mà rút kinh nghiệm cho chính bản thân người đã
sinh con thứ ba trở lên, đồng thời lấy đó làm bài học để giáo dục, thuyết phục những
cán bộ đang có ý muốn sinh con thứ 3. ở đây quan điểm về giới cần được lấy làm cơ
sở cho việc tuyên truyền giáo dục và đấu tranh chống những quan niệm sai lầm như:
trọng nam khinh nữ, đông con nhiều phúc đang còn tồn tại trong một bộ phận
CBLĐQL và nhân dân.
Với những cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ đảng viên chủ chốt xác định chính
xác đã lợi dụng sự thiếu rõ ràng trong PLDS để sinh con thứ ba thì phải căn cứ mức
độ cố tình mà xử lý kỷ luật Đảng để lấy làm bài học giáo dục chung cho CBLĐQL.
Tất nhiên phải chú ý CBLĐQL người dân tộc ít người hoặc có theo tôn giáo tín
ngưỡng nào đó để đưa ra quyết định xử lý phù hợp.
3.1.4. Nhận thức, thái độ và hành vi là một quá trình. Quá trình này diễn ra trong
những nhóm người có học vấn, có mức sống, có vị thế xã hội khác nhau thì khác nhau.
Do đó, tuyên truyền vận động, quán triệt PLDS cho CBLĐQL ở một tỉnh có đồng bào
dân tộc sinh sống như Yên Bái phải chú ý đến những đặc trưng này. Cụ thể, trong phổ
biến quán triệt lại tinh thần, nội dung của PLDS và những văn bản hướng dẫn khác phải
tuỳ theo đặc điểm từng nhóm cán bộ về độ tuổi, nghề nghiệp, vị thế xã hội, trình độ học
vấn, dân tộc, tôn giáo, thạo tiếng kinh hay không…để mở những lớp tập huấn, họp
chuyên đề hoặc họp lồng ghép nội dung tuyên truyền, quán triệt PLDS cho phù hợp.
Với những dân tộc ít người của vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, ngoài đội ngũ
cán bộ hiện có trong hệ thống các cơ quan chức năng về dân số và hệ thống chính trị, cần
chú ý những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền vận
động về PLDS. Chuyển biến về nhận thức, thái độ của họ sẽ có tác động tích cực đến
cộng đồng.
3.1.5. Kinh nghiệm từ thực tiễn tuyên truyền vận động thực hiện PLDS những
năm vừa qua cho thấy, một trong những khó khăn trở ngại cho việc làm chuyển biến
nhận thức, thái độ và hành vi của CBLĐQL và cộng đồng trong thực hiện PLDS chính là
sự thiếu nhất quán trong việc hiểu và tổ chức tuyên truyền PLDS của các cơ quan chức
năng là hệ thống truyền thông đại chúng. Do vậy, để thống nhất cần tổ chức một hội nghị
cán bộ các cơ quan có chức năng chính trong việc thực hiện PLDS như: UBDSGĐ&TE,
Sở y tế, Sở lao động thương binh và xã hội, Sở giáo dục, Hội phụ nữ, Đoàn thanh
niên…và các cơ quan truyền thông đại chúng như: Đài phát thanh truyền hình, báo
chí…để thống nhất quan điểm, thống nhất thái độ, thống nhất cách giải thích với từng nội
dung của PLDS. Tránh tình trạng không nhất quán, thiếu rõ ràng như đã từng xảy ra.
3.2. Một số khuyến nghị
3.2.1. Với các cấp uỷ đảng
Để thực hiện tốt hơn PLDS, ở những tỉnh thành mà tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tỷ
lệ sinh con thứ ba tăng sau PLDS. Tỉnh uỷ cần ra một thông tư yêu cầu các cấp uỷ Đảng
quan tâm đến việc quán triệt lại cho cán bộ, đảng viên để họ hiểu đúng và có trách nhiệm
cao trong tổ chức, thực hiện PLDS. Trước hết, cần quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị
quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22/3/2005 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính
sách DS - KHHGĐ. Sau nữa, cần thông qua một hội nghị giao ban thường kỳ của cấp uỷ
để giới thiệu nội dung PLDS cần quán triệt. Từ đây mà chỉ đạo các cấp uỷ cơ sở lãnh đạo
việc tổ chức, triển khai tiếp tục thực hiện PLDS.
3.2.2. Với các cơ quan quyền lực Nhà nước
- Quốc hội: Cần thông qua các đại biểu quốc hội của tỉnh mà góp phần thúc đẩy
việc sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh PLDS, đặc biệt điều 10, khoản 1, điểm a. Hoặc nâng
PLDS thành Luật dân số, trong đó có điều khoản trên.
- Hội đồng nhân dân: Cần có kế hoạch chất vấn và thông qua chương trình tuyên
truyền, vận động và tổ chức thực hiện pháp lệnh dân số. Hội đồng nhân dân cần rà soát
những văn bản có tính pháp luật liên quan. Hoàn chỉnh những văn bản này chuẩn xác hoá
kế hoạch thực hiện, trên cơ sở đó mà quyết định phân bố các nguồn lực hợp lý cho từng
hoạt động của chương trình. Đây là cơ sở để hội đồng nhân dân kiểm tra giám sát việc
thực hiện chương trình dân số và PLDS có hiệu quả.
- Uỷ ban nhân dân: Phát huy vai trò nòng cốt của UBDSGĐ&TE, Uỷ ban nhân
dân tỉnh cần chỉ đạo xây dựng một kế hoạch cụ thể cho việc tuyên truyền vận động, thực
hiện PLDS và chương trình dân số quốc gia tại tỉnh. Kế hoạch này phải đảm bảo được sự
rõ ràng, nhất quán các quan điểm chỉ đạo, các vấn đề cơ bản cần thực hiện, cách thức
thực hiện và cả những điều kiện đảm bảo khác.
Kế hoạch cần cụ thể hoá ở từng cấp cho phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã
hội, văn hoá có tính đặc thù của từng vùng nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân
tộc.
3.2.3. Với các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội
Tuỳ chức năng nhiệm vụ của mỗi tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội mà huy động
tham gia tổ chức thực hiện PLDS khác nhau. Song để thực hiện tốt PLDS, mỗi tổ chức,
đoàn thể chính trị - xã hội cần có kế hoạch cụ thể tuyên truyền, quán triệt cho cán bộ và
quần chúng trong tổ chức mình hiểu một cách rõ nhất tinh thần và nội dung của Pháp
lệnh nhất là với những vấn đề nhạy cảm. Trên cơ sở này mà thuyết phục, thực hiện tốt.
UBDSGĐ&TE phải là hạt nhân gắn kết hoạt động của tất cả các cơ quan đoàn thể
xã hội này, đảm bảo tính mục đích và hiệu quả cho toàn bộ chương trình thực hiện PLDS
mà các cơ quan quyền lực nhà nước đã thống nhất thông qua.
3.2.4. Với bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý
Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ và đảng viên trước Đảng, trước
nhân dân, gương mẫu quán triệt và vận động mỗi thành viên trong gia đình, dòng tộc,
thôn xóm, cụm dân phố mà mình đang sống thực hiện nghiêm PLDS. Bản thân không
được sinh con thứ ba trở lên. Những người đã vi phạm phải kiểm điểm trước đảng và
trước quần chúng.
ở những nơi có cán bộ, đảng viên vi phạm nhiều, cấp uỷ Đảng phải có thảo luận
chuyên đề về thực hiện nghiêm PLDS. Trên cơ sở này mà ra nghị quyết nhằm chấn chỉnh
lại việc thực hiện Pháp lệnh, đưa việc thực hiện PLDS theo đúng yêu cầu đã đặt ra.
Kết luận
Khảo sát, đánh giá về nhận thức, thái độ và hành vi của CBLĐQL ở tỉnh Yên
Bái đối với PLDS cho thấy, phần đông CBLĐQL đã tiếp thu, quán triệt khá tốt
những quy định của PLDS. Thái độ của CBLĐQL đã hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan
trọng và những quy định cơ bản của PLDS. Do đó họ có thái độ hành vi đúng trong
thực hiện và tuyên truyền thực hiện PLDS. Tuy nhiên PLDS còn một số điểm chưa
rõ ràng. Quy định quyền và nghĩa vụ chưa gắn kết chặt chẽ với nhau, do vậy một
bộ phận CBLĐQL còn hiểu lầm hoặc cố ý hiểu lầm. Hậu quả là tỷ lệ sinh con thứ
ba tăng và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên lại có nguy cơ tái bùng phát. Đây là vấn đề
cần rút kinh nghiệm trong việc soạn thảo các văn bản có tính pháp quy để làm sao
khi ban hành văn bản mọi người đều hiểu một cách thống nhất. Các cơ quan truyền
thông nhất quán tuyên truyền theo cùng một hướng với cùng một tư tưởng, quan
điểm, nội dung các quy định mà văn bản đã đưa ra. Đây là cơ sở quan trọng để
CBLĐQL thống nhất ra hành động trong thực hiện.
Trước tiên nên sửa đổi điều 10, khoản 1, điểm a, gắn quyền sinh sản với trách
nhiệm, nghĩa vụ của người thực hiện hành vi sinh sản. Trên cơ sở này mà đẩy mạnh
tuyên truyền và quán triệt lại cho CBLĐQL và nhân dân tinh thần và nội dung của
PLDS, khuyến khích CBLĐQL gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân cùng thực
hiện nghiêm PLDS để mỗi cặp vợ chồng đảm bảo sinh một hoặc hai con, thực hiện
KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số. Đây là cách thiết thực nhất để thực hiện chiến
lược dân số Việt Nam đến năm 2010 và những mục tiêu mà Văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X đã xác định:
Tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng dân số, phấn đấu đạt chỉ tiêu về dân số trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010. Chú trọng nâng
cao chất lượng dân số và phân bố dân cư hợp lý giữa các vùng; xây dựng
các quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ
cấu dân số ở nông thôn và thành thị. Đưa công tác dân số, gia đình và trẻ em
ở các cấp đi vào nền nếp, vào từng gia đình, có chiều sâu và mang tính bền
vững [14, tr.215].
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quỳnh Anh (2003), “Pháp lệnh dân số nâng cao trách nhiệm của công dân,
gia đình và xã hội”, Tạp chí Dân số và phát triển, (27), tr.50-58.
2. Chung á (1993 - 1995), Thực trạng nhận thức và chỉ đạo của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý sau 2 năm thực hiện Nghị quyết IV Ban Chấp hành Trung ương
(khoá VII) về chính sách DS - KHHGĐ.
3. Chung á - Nguyễn Đình Tấn (1996), Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương (2005), Nghị quyết của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện chính sách DS - KHHGĐ.
5. Ban chấp hành Đảng bộ Yên Bái (2006), Văn kiện đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần
thứ XVI.
6. Đào Trọng Cảng (1995), Nhận thức, thái độ và thực hiện của đảng viên là cán bộ
lãnh đạo chủ chốt và tổ chức đảng đối với nghị quyết về chính sách DS -
KHHGĐ.
7. Liên Châu (2005), “Xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên, công chức sinh con thứ ba trở
lên”, Báo thanh niên, (47).
8. Trần Thị Trung Chiến (2003), Dân số Việt Nam bên thềm thế kỷ XXI, Nxb Thống kê,
Hà Nội.
9. Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2005), Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái.
10. Nguyễn Huy Cường (2004), Cán bộ các ban Đảng với việc thực hiện các chủ trương,
chính sách dân số phát triển/sức khoẻ sinh sản, Luận án thạc sĩ xã hội học,
Viện xã hội học, Hà Nội.
11. Bùi Quang Dũng (2004), Nhập môn lịch sử xã hội học, Nxb Khoa học xã hội.
12. Bùi Quang Dũng - Lê Ngọc Hùng (2005), Lịch sử xã hội học, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đăng Quang Điều (2004), “Cần sớm sửa đổi pháp lệnh dân số”, Báo Lao động,
(19/11).
16. G. Endrweit và G. Trommsdoff (2001), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội.
17. Giáo trình sơ thảo nhà nước và pháp quyền Việt Nam (1986), Thời đại trước phong kiến
và thời đại phong kiến, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội.
18. H.H. Gerth and C. Wright Mills (1958) From Max Weber: Essays in Sociology, New
York, Oxford University Press.
19. Ngân Hằng (2004), “Pháp lệnh Dân số 2003 có sơ hở”, Báo Lao động, (21/12).
20. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Kỷ yếu hội thảo các vấn đề ưu tiên
trong dân số và phát triển tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
21. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển
bách khoa Việt Nam, Tập 3, Nxb Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.
22. Nguyễn Thế Huệ (2004), “Vấn đề dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số
nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (9).
23. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học quốc gia, Hà
Nội.
24. Mai Kỷ (2004), “Tỷ lệ phát triển dân số tăng trở lại: Nguyên nhân và giải pháp”, Báo
Nhân dân, (22-23/11).
25. Mai Kỷ - Nguyễn Quốc Anh (2005), “Dân số tăng gấp đôi: Quá khứ và tương lai”,
Báo Nhân dân cuối tuần, (10/4).
26. Khánh Lam - Mai Hạnh (2005), “Vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh dân số”, Báo Gia
đình và xã hội, (159. 4/10).
27. Phạm Hồng Loan (2004), “Vì sao mức sinh tăng”, Tạp chí Dân số và phát triển, (11),
tr. 15-16.
28. Vũ Minh Mão - Hoàng Xuân Hoà (2004), “Dân số và chất lượng nguồn nhân lực ở
Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế”, Tạp chí Cộng sản, (9).
29. Nguyễn Đức Mạnh (Chủ nhiệm đề tài) (2005), Báo cáo kết quả đánh giá thái độ của
các nhóm đối tượng đối với các qui định của chính sách DS - KHHGĐ.
30. Nghị quyết số 47-NQ/ TW ngày 22/3/2005 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
chính sách DS - KHHGĐ của Ban Chấp hành Trung ương.
31. Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số.
32. Nguyễn Hồng Ngọc (2005), “Gia tăng dân số trở lại - nguyên nhân và giải pháp”,
Tạp chí Cộng sản, (10), tr. 65-69.
33. Patrick Gubry- Nguyễn Hữu Dũng- Phạm Thuý Hương, Dân số và phát triển ở Việt
Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
34. Pháp lệnh dân số và các văn bản hướng dẫn thi hành (2004), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
35. Phân viện Báo chí và tuyên truyền (2001), Kết quả và nhu cầu đào tạo cán bộ thông
tin - giáo dục - truyền thông dân số.
36. Hoàng Phê (1996), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
37. Nguyễn Đình Tấn (2005), Xã hội học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
38. Nguyễn Đình Tấn - Nguyễn Văn Đoàn (2004), Dân số học, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
39. Tổng cục thống kê (2002), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999.
40. Tổng Cục thống kê (2004), Điều tra biến động dân số và nguồn lao động 1/4/2003.
Những kết quả chủ yếu, Nxb Thống kê, Hà Nội.
41. Tổng Cục thống kê (2005), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình
1/4/2004. Những kết quả chủ yếu, Nxb Thống kê, Hà Nội.
42. Tổng cục thống kê (2002), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999.
43. Phạm Thắng (2003), “Phát triển dân số ở Việt Nam theo định hướng pháp lệnh dân
số”, Tạp chí Dân số và phát triển, (33), tr. 55-59.
44. Nguyễn Thị Vũ Thành - Lê Cự Linh (2005), “Tìm hiểu một số yếu tố ảnh huởng đến
sinh con thứ ba trở lên ở Hà Nội”, Tạp chí Dân số và phát triển, (6), tr. 22-28.
45. Lê Thi (2004), “Gia tăng dân số đột biến sẽ làm trầm trọng thêm nạn nghèo đói và sự
tụt hậu của Việt Nam”, Tạp chí Dân số và phát triển, (2), tr. 25-28.
46. Lê Thi (2004), “Tác động của những yếu tố tâm lý đến sự gia tăng mức sinh nhanh
hiện nay”, Tạp chí Dân số và phát triển, (12), tr. 6-9.
47. Lê Thi (2004), Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hoá và sự phát triển bền
vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
48. Đinh Công Thoan (2004), “Nguyên nhân làm dân số tăng nhanh trở lại”, Tạp chí Dân
số và phát triển, (10), tr. 17-20.
49. Lê Thị Thu - Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em (2005),
“Công tác dân số, gia đình và trẻ em trong chiến luợc phát triển con người”,
Báo Nhân dân, (25/12).
50. Trung tâm Dân số - Lao động và xã hội (1996), Các chính sách liên quan đến DS -
KHHGĐ Việt Nam, Dự án VIE/93/P07.
51. Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội (2001), Báo cáo kết quả- Nghiên cứu nhận
thức, thái độ và sự tham gia của các nhà lãnh đạo, quản lý và chuyên gia các
cấp trong việc hoạch định và thực hiện các chủ trương, chính sách DS - SKSS
và phát triển, Dự án- VIE/ 97/ P16.
52. Trung tâm nghiên cứu thông tin và tư liệu Dân số (1995) (Trung tâm DS-LĐ và XH).
Tuyển chọn số liệu- Một số cuộc điều tra lớn phục vụ công tác DS - KHHGĐ
(sử dụng nội bộ), Dự án MIS- P/ FP.
53. Trung tâm Xã hội học - Học viện Chính trị Quốc gia HCM (2003), Nhu cầu đào, bồi
dưỡng kiến thức và kỹ năng lồng ghép các vấn đề DS - PT/SKSS cho đội ngũ
cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc đối tượng đào tạo của hệ thống Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh (Báo cáo kết quả khảo sát).
54. Trung tâm từ điển ngôn ngữ (1992), Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội.
55. Đặng ánh Tuyết (2005), “Biến động gia tăng dân số, thực trạng và những vấn đề đặt
ra”, Tạp chí Dân số và phát triển, (1), tr. 7-11.
56. Đỗ Xuân (1998), "DS - KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển
đất nước", Tạp chí Xây dựng Đảng, (10).
57. ủy ban Quốc gia DS - KHHGĐ (1996) (NCPP), Kiểm điểm, đánh giá chính sách dân
số Việt Nam (Dự án VIE/ 93/ P07), Nxb Thanh niên, Hà Nội.
58. Uỷ ban Quốc gia DS - KHHGĐ (1997), Đánh giá nhận thức và vai trò của đội ngũ
cán bộ quản lý hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện chính sách
DS - KHHGĐ, Đề tài Viện nghiên cứu hành chính.
59. ủy ban Quốc gia DS - KHHGĐ (1999), Khảo sát, đánh giá vai trò lãnh đạo của tổ
chức Đảng và cán bộ chủ chốt các cấp trong việc thực hiện NQTW 4 (Khoá
VII) về chính sách DS - KHHGĐ ở nước ta, (Đề tài khoa học cấp bộ).
60. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em (2000), Báo cáo kết quả dự báo dân số Việt Nam
1999 - 2024, Nxb Thống kê, Hà Nội.
61. Uỷ ban dân số - Kế hoạch hóa gia đình (2000), Nghiên cứu chính sách và giải pháp
nhằm thực hiện ổn định dân số và nâng cao chất lượng dân số phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội thủ đô giai đoạn 2001 - 2010.
62. ủy ban DS - KHHGĐ (2000), Chiến lược dân số Việt Nam 2001- 2010, Hà Nội.
63. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em - Học viện Chính trị Quốc gia HCM (2003),
Nghiên cứu tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đến nhận thức,
thái độ và hành vi về SKSS/KHHGĐ của nhóm dân cư trong độ tuổi sinh đẻ.
64. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em (2003), Các báo cáo đánh giá hiệu quả của dự án
Dân số- sức khoẻ gia đình, Nxb Y học, Hà Nội.
65. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em (2003), Truyền thông thay đổi hành vi trong lĩnh vực
dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Nxb Y học, Hà Nội.
66. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em (2004), Chương trình hành động thực hiện các
chiến lược Quốc gia về dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, dinh dưỡng giai
đoạn 2003- 2007, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
67. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em (2003), Những nội dung chủ yếu của pháp lệnh
dân số, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
68. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em (2004), Báo cáo tổng kết công tác dân số, gia đình và
trẻ em năm 2004 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2005.
69. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em (2005), Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học về
dân số, gia đình và trẻ em 2002 - 2004.
70. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em (2005), Báo cáo kiểm điểm 5 năm thực hiện chiến
lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001- 2010.
71. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em - Trung tâm xã hội học (2005), Báo cáo kết quả
khảo sát kiểm điểm thực hiện chiến luợc dân số Việt Nam 2001- 2010, Hà Nội.
72. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em (2006), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện
chính sách dân số giai đoạn 2001- 2005.
73. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em (2006), Báo cáo kiểm điểm, đánh giá tình hình
thực hiện chiến lược dân số Việt Nam 2001- 2010 của các tỉnh, thành phố
(Giai đoạn 2001- 2004).
74. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em, Một số yếu tố liên quan đến chất lượng dân số
Việt Nam, Mối quan hệ giữa chất lượng dân số và dịch vụ xã hội cơ bản ở
nông thôn Việt Nam cuối thế kỷ thứ XX (Tập 1).
75. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em tỉnh Yên Bái (2005), Báo cáo kiểm điểm thực hiện
chiến lược dân số Việt Nam của Tỉnh YB giai đoạn đầu 2001 - 2005. Phương
hướng nhiệm vụ thực hiện chiến lược giai đoạn 2006 - 2010.
76. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em tỉnh Yên Bái (2002), Báo cáo công tác dân số, gia
đình và trẻ em năm 2002.
77. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em tỉnh Yên Bái (2003), Báo cáo công tác dân số, gia
đình và trẻ em năm 2003.
78. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em tỉnh Yên Bái (2004), Báo cáo công tác dân số, gia
đình và trẻ em năm 2004.
79. Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em tỉnh Yên Bái (2005), Báo cáo công tác dân số, gia
đình và trẻ em năm 2005.
80. UNF (2005), Tăng trưởng dân số Việt Nam. Thực trạng từ những con số, Hà Nội.
81. ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2003), Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc
gia chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001- 2010.
82. Uỷ ban Thường vụ quốc hội (2003), Pháp lệnh dân số.
83. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội.
84. Nguyễn Khắc Viện (1995), Từ điển Tâm lý, Nxb Thế giới, Hà Nội.
85. Viện Xã hội học và tâm lý lãnh đạo, quản lý (2005), Giáo trình dân số và phát triển,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
86. Max Weber 1925 (1978), Economy and Society. Berkeley: University of California
Press.
87. Nguyễn Như ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ lãnh đạo - quản lý đối với pháp lệnh dân số.pdf